Trong vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ trung bình năm giảm chậm và biên độ nhiệt năm tăng chậm còn vùng vĩ độ cao có nhiệt độ trung bình năm giảm nhanh và biên độ nhiệt năm tăng nhanh là do n
Trang 1NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN
TRONG THI HỌC SINH GIỎI
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiệt độ không khí là một trong các yếu tố cơ bản của khí hậu và là một trong những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến tự nhiên Sự thay đổi của yếu tố nhiệt kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác (theo qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí) Nhiệt độ không khí cũng là yếu tố tự nhiên có tác động sâu sắc
đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
Đối với thi học sinh giỏi: nhiệt độ không khí là một trong những nội dung khó Nội dung này có thể xuất hiện trực tiếp trong 3/7 câu của đề thi (câu 1, câu 3 và câu 4) và
có thể có liên quan gián tiếp đến các câu còn lại
Đây là nội dung dài và tương đối khó Nhóm địa lý của trường xin trình bày nhiệt
độ không khí và các dạng bài tập liên quan của phần đại cương và Việt Nam
Trang 2PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN
PHẦN ĐẠI CƯƠNG
A KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
I Khái niệm và cách đo nhiệt độ không khí
Nhiệt độ ở một nơi là nhiệt độ của không khí ở nơi ấy nhưng là của lớp không khí
cách mặt đất 2m
Người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm ở các trạm khí tượng người ta thường đo nhiệt độ không khí mỗi ngày ít nhất ba lần lúc 5h, 13h và 21h rồi tính nhiệt độ trung bình
ngày
Từ đó người ta tính toán được các trị số: nhiệt độ trung bình tháng, nhiệt độ trung
bình năm và biên độ nhiệt Biên độ nhiệt năm là sự chênh lệch giữa tháng có nhiệt độ lớn
nhất với tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm Biên độ nhiệt ngày là sự chênh lệch giữa
thời điểm có nhiệt độ cao nhất và thời điểm có nhiệt độ thấp nhất trong ngày Biên độ nhiệt tuyệt đôi là sự chênh lệch giữa nhiệt độ tối cao tuyệt đối và nhiệt độ tối thấp tuyệt
đối
II Nguồn cung cấp nhiệt cho không khí
Nhiệt độ cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt độ của bề mặt Trái Đất sau khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng và yếu tố mặt đệm (góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng thay đổi theo yếu tố bề mặt đệm)
III Cách biểu hiện nhiệt độ không khí trên bản đồ
Trang 3Trong khoảng từ vĩ độ 0 0 đến 30 0 nhiệt độ trung bình năm có xu hướng giảm chậm
và biên độ nhiệt độ năm thì tăng chậm Trong khoảng từ vĩ độ 30 0 đến cực nhiệt độ trung bình năm có xu hướng giảm nhanh hơn và biên độ nhiệt độ năm thì tăng nhanh hơn
Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng giảm dần từ O 0 đến 900 chủ yếu là do góc nhập xạ giảm dần khiến cho lượng nhiệt mà bề mặt Trái đất nhận được từ Mặt Trời cũng
giảm dần Vĩ độ thấp có góc chiếu sáng lớn quanh năm nên nhiệt độ trung bình năm cao;
vùng vĩ độ cao có góc chiếu sáng nhỏ nên nhiệt độ trung bình năm thấp
Biên độ nhiệt độ năm có xu hướng tăng dần là do chênh lệch về thời gian chiếu sáng và góc chiếu sáng trong năm tăng dần từ O 0 đến 90 0 Càng ở vĩ độ thấp mức chênh lệch giữa các tháng trong năm càng ít nên biên độ nhiệt nhỏ Càng lên vĩ độ cao mức chênh lệch càng lớn nên biên độ nhiệt lớn
Trong vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ trung bình năm giảm chậm và biên độ nhiệt năm tăng chậm còn vùng vĩ độ cao có nhiệt độ trung bình năm giảm nhanh và biên độ nhiệt năm tăng nhanh là do nhiệt độ và biên độ nhiệt phụ thuộc vào cường độ bức xạ Mặt
trời mà cường độ bức xạ Mặt Trời lại phụ thuộc vào góc chiếu sáng; Lượng nhiệt mà bề
mặt Trái đất nhận được : I = I 0.sin ( với là góc chiếu sáng; I0 là lượng nhiệt lớn nhất
và không đổi) nên I phụ thuộc vào sin
2 Lục địa - đại dương
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn Nhiệt độ cao nhất và
thấp nhất đều ở trên lục địa
Nguyên nhân: do sự hấp thụ nhiệt của lục địa và đại dương khác nhau Lục địa hấp
thụ nhiệt nhanh, tỏa nhiệt nhanh còn đại dương thì ngược lại Nhiệt dung riêng của đất lớn hơn nước
nhìn thấy Không khí không hấp thu các tia có bước sóng ngắn, khi các tia này xuống mặt
đất được mặt đất hấp thu làm mặt đất nóng lên rồi bức xạ trở lại vào không khí với các tia
Trang 4bước sóng dài khoảng 4-40 Chính các tia này đã được không khí hấp thu và làm cho
nó nóng lên -> càng lên cao cách xa mặt đất thì nhiệt độ không khí càng giảm
Hướng sườn: nhiệt độ khác nhau ở các hướng của sườn núi Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng
Độ dốc khác nhau có nhiệt độ khác nhau Nơi có độ dốc nhỏ sẽ có nhiệt độ cao
hơn nơi có độ dốc lớn vì lớp không khí được đốt nóng có độ dày lớn hơn
Bề mặt địa hình: biên độ nhiệt trong ngày thay đổi theo địa hình Nơi đất bằng nhiệt độ ít thay đổi hơn nơi đất trũng vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao, ban
đêm khí lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ hạ thấp Trên mặt các cao nguyên, không khí loãng hơn ở đồng bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở các đồng bằng
lại Nguyên nhân do ảnh hưởng của dòng biển ven bờ
Vùng nội thành của các thành phố lớn, do dân cư tập trung với mức độ cao, hoạt động giao thông vận tải và công nghiệp thải ra khí quyển nhiều khí CO 2, mức độ bê tông
hóa cao cũng góp phần làm nhiệt độ cao hơn các vùng lân cận
Biến đổi khí hậu toàn cầu làm nhiệt độ của Trái Đất và Việt Nam tăng lên
V Phân bố nhiệt độ không khí
Các đường đẳng nhiệt trên bề mặt Trái Đất thể hiện tình hình phân bố nhiệt, các đường đẳng nhiệt không trùng với các vòng vĩ tuyến vì Trái Đất không có sự đồng nhất giữa lục địa và đại dương Nhiệt độ phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất và hai nửa cầu
Nhiệt độ cao nhất không phải ở xích đạo do mặt đệm chủ yếu là biển, đại dương,
rừng rậm, mây, sự bốc hơi nước khiến khả năng tiếp nhận nhiệt không khí gần mặt đất bị
giảm, lượng mưa quanh năm lớn cũng góp phần làm giảm nhiệt độ ở đây
Nhiệt độ cao nhất là ven chí tuyến Bắc (Xahara) và chí tuyến Nam vì đây là khu vực áp cao động tính, không khí giáng xuống gây chèn ép, đây là khu vực lục địa rộng lớn, bị ngăn cách với biển bởi các cao nguyên đồ sộ, khả năng hấp thụ nhiệt độ và phản
xạ của bề mặt đất mạnh
Nhiệt độ trong vùng nội chí tuyến cao và ổn định, ít thay đổi trong năm, nhìn chung là các đường đẳng nhiệt 20-25 0 thống trị, ngoài ra còn có cả đường 30 0C vì đây là khu vực có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm, góc nhập xạ lớn, sự chênh lệch ngày
và đêm không lớn
Khu vực ngoại chí tuyến nhiệt độ giảm nhanh vì không có hiện tượng Mặt trời lên
thiên đỉnh
Trang 5Nhiệt độ thấp nhất là ở các vùng lục địa ôn đới gần cực (Xibia, Grơnlen) và cận cực Bắc, đường đẳng nhiệt 0 độ C thống trị vì góc nhập xạ nhỏ, chênh lệch ngày đêm lớn,
băng tuyết bao phủ làm giảm hấp thụ nhiệt của mặt đất trong khi phản xạ nhiều và phải chi nhiệt cho tan băng
Đường đẳng nhiệt ở Nam bán cầu đơn giản hơn do bề mặt đồng nhất hơn, còn Bắc
bán cầu dày và phức tạp hơn do ít đồng nhất về mặt lục địa đại dương
Nhiệt độ phân hóa đa dạng giữa bờ lục địa và đại dương: Khu vực gần xích đạo các đường đẳng nhiệt 20-25 độ thì bở Tây lục địa các đường xuống thấp về xích đạo còn
bờ đông lục địa thì lên cao về phía cực-> Ở vĩ độ thấp bở đông lục địa lạnh hơn bờ tây do
dòng biển lạnh chảy ở bờ Đông còn dòng biển nóng chảy bờ Tây
Ở vĩ độ ôn đới phân bố nhiệt ở Nam bán cầu đơn giản hơn do mặt đệm chủ yếu là
đại dương còn ở BBC bờ Tây lục địa đường đẳng nhiệt lên cao về phía cực còn bờ đông
xuống thấp về phía xích đạo -> bờ Tây ấm hơn bờ Đông do dòng biển lạnh thống trị ở bờ
đông, nóng ở bờ Tây
Các đường đẳng nhiệt di chuyển theo mùa: mùa đông di chuyển về phía Xích đạo,
mùa hạ di chuyển về phía cực
VI Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến tự nhiên và kinh tế xã hội
1 Tự nhiên
Căn cứ vào nhiệt độ: chia thành khối không khí nóng, khối không khí lạnh Khối không khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao Khối không khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
Về mùa hạ, các frông chuyển dịch về phía cực; ngược lại về mùa đông, chuyển dịch về phía xích đạo Nguyên nhân là do sự thay đổi của nhiệt độ không khí Mùa hạ, nhiệt độ cao không khí nóng mở rộng và bành trướng, khối khí lạnh co lại về phía cực làm cho frong có xu hướng dịch chuyển về phía cực Mùa đông, hiện tượng ngược lại
Sự phân bố các đai khí áp gắn với sự phân bố các vòng đai nhiệt (sự hình thành các đai áp thấp và áp cao để thấy có hai nguyên nhân hình thành đai khí áp là do nhiệt lực
và động lực, nguyên nhân động lực liên quan đến nhiệt lực)
Nhiệt độ của không khí giảm, sức trương hơi nước bão hòa giảm làm cho không khí bị bão hòa hơi nước và dẫn đến sự ngưng đọng hơi nước trong khi quyển, sinh ra các
hiện tượng sương mù, mây, mưa (mưa đá, mưa tuyết đều liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ
này nhiệt độ mặt đất cao, quá trình đối lưu mạnh, các chất ô nhiễm (tro, bụi, hơi nước…)
bị đẩy lên các tầng cao hơn Sau 16h đến trước 10h đặc biệt là vào ban đêm mặt đất mất
nhiệt, quá trình đối lưu giảm nên các phẩn tử dây ô nhiễm (khói bụi, tro, hơi nước, phấn
hoa,…) tập trung nhiều ở lớp không khí gần mặt đất
Trang 6Nhiệt độ không khí là cơ sở để phân chia các kiểu khí hậu
Sinh vật chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ vì mỗi loài chỉ có thể sống trong một
điều kiện nhiệt độ nhất định
2 Các hoạt động kinh tế xã hội
Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ cấu, năng suất sinh học của cây trồng vật nuôi nông nghiệp Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến máy móc công nghiệp, đến hoạt động xây dựng và nhiều ngành dịch vụ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh hoạt như trang phục, làm nhà ở,
B CÁC DẠNG BÀI TẬP
I Bài tập lí thuyết
1 Câu hỏi biết, hiểu
Câu 1: Chứng minh rằng nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất thay đổi theo qui luật
địa đới?
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Xích đạo về cực
- Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo về cực
- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên trái Đất Từ Bắc cực đến Nam cực có 7 vòng
+ Biên độ nhiệt năm của Trái Đất có xu hướng tăng dần từ Xích đạo về hai cực
+ Biên độ nhiệt ngày là sự chênh lệch giữa thời điểm có nhiệt độ cao nhất và thời điểm có nhiệt độ thấp nhất trong ngày
+ Biên độ nhiệt ngày trên Trái Đất có xu hướng giảm dần từ xích đạo về hai cực
Câu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí
Câu 4: Nêu đặc điểm phân bố nhiệt trên bề mặt Trái Đất?
Câu 5: Chứng minh rằng sự phân bố nhiệt độ trên Trái đất thể hiện quy luật phi địa đới?
- Khái niệm quy luật phi địa đới
- Biểu hiện:
+ Nhiệt độ cao nhất thuộc về vùng chí tuyến chứ không phải xích đạo
Trang 7+ Nhiệt phân bố không đều theo lục địa và đại dương (diễn giải)
+ Nhiệt phân bố không đều theo độ cao địa hình (diễn giải)
+ Nhiệt phân bố không đều theo hướng sườn (diễn giải)
+ Nhiệt độ còn thay đổi do ảnh hưởng của dòng biển (diễn giải)
2 Câu hỏi vận dụng, sáng tạo
Câu 1: Vì sao trên Trái Đất nhiệt độ trung bình năm không cao nhất ở xích đạo mà lại
hình thành ở vĩ tuyến 10 0 B?
Nếu nối liền những điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên trái đất thành 1
đường thì ta ta sẽ có đường đẳng nhiệt cao nhất Ở Bắc bán cầu đường này phân bố vào khoảng 100 vĩ tuyến
Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất vì vùng này có góc nhập xạ lớn Tuy nhiên theo thống kê tại xích đạo nhiệt độ ban ngày không quá 35 độ, trong khi đó ở xa mạc Xahara ban ngày nhiệt độ lên đến 55 độ? Tại sao?
- Vì những vùng thuộc xích đạo phần lớn đều có biển cả, mặt biển xích đạo mênh
mông, có tính chất khác hẳn lục địa: nó có khả năng dẫn truyền nhiệt lượng của Mặt Trời
xuống các lớp nước sâu, khi bốc hơi cũng tiêu hao nhiều năng lượng, nước biển có nhiệt
dung riêng rất lớn so với đất nên nhiệt độ nước tăng chậm so với đất liền -> vì thế vào mùa hè nhiệt độ mặt biển không bao giờ tăng lên đột ngột
Ở vùng chí tuyến có nhiều lục địa (nhất là Bắc bán cầu), ở đây có nhiều sa mạc, vào mùa hạ vùng này là vùng có góc nhập xạ lớn, cường độ bức xạ Mặt trời cao
Tình hình ở sa mạc thì hoàn toàn ngược lại với vùng xích đạo: ở sa mạc rất hiếm thực vật và nước, chủ yếu chỉ có cát do nhiệt dung riêng của cát rất nhỏ, nó nóng lên nhanh chóng khi hấp thụ nhiệt , lại không truyền nhiệt xuống dưới lớp sâu được Do thiếu
nước nên ở sa mạc thiếu hẳn tác dụng bốc hơi làm tiêu hao nhiệt như ở biển -> nên khi
Mặt Trời xuất hiện nhiêt độ không khí vùng sa mạc tăng lên nhanh chóng, đến giữa trưa nhiệt độ lên rất cao
Nguyên nhân khác: vùng xích đạo mây và mưa nhiều hơn hẳn vùng sa mạc Vùng xích đạo nhiều mây làm suy yếu cường độ bức xạ Mặt Trời, chiếu nào cũng có mưa nên
nhiệt độ buổi chiều không thể quá cao được Ở sa mạc trời nắng, rất ít mây và hiếm mưa,
cường độ bức xạ Mặt Trời lớn và không có yếu tố làm dịu đi
Câu 2: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12h trưa (lúc bức xạ Mặt
trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất lúc 13h trưa? Tại sao vào ngày hạ chí 22/6 không phải
là ngày nóng nhất trong năm ở Bắc bán cầu?
Ánh sáng Mặt trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển, không khí chỉ nhận nhận được một lượng nhiệt nhỏ Sau khi mặt đất hấp thụ phần lớn nhiệt lượng của ánh sáng Mặt trời không khí mới nóng lên nhờ nhiệt của mặt đất (bức xạ mặt đất)
Không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận nhiệt từ ánh sáng Mặt trời
mà từ gián tiếp qua bức xạ mặt đất
Nếu mặt đất tích được một lượng nhiệt lớn của Mặt Trời thì nó mới nóng lên và có
khả năng bức xạ một lượng nhiệt lớn ra không gian
Trang 8Trong một ngày Mặt trời lên cao nhất lúc giữa trưa, góc chiếu trên mặt đất lớn nhất, lúc đó mặt đất sẽ hấp thụ một lượng nhiệt lớn nhất nhưng nhiệt độ không khí chưa phải lớn nhất, vì mặt đất phải tích đủ một lượng nhiệt lớn mới bức xạ nhiệt lớn nhất Do
đó vào khoảng thời gian 13 giờ nhiệt độ không khí mới đạt mức cao nhất
Trong một năm nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo lượng nhiệt của mặt đất tích
được Chính vì vậy sau ngày hạ chí, ở nửa cầu bắc mặt đất sau khi đã tích lũy nhiều nhiệt, nhiệt độ tăng cao nên nhiệt độ nóng nhất trong năm phải đợi vài tuần sau ngày hạ chí
Câu 3: Tại sao nhiệt độ trung bình của Bắc bán cầu vào thời kì Trái Đất ở xa Mặt trời
cao hơn thời kì Trái đất ở gần Mặt Trời?
- Thời kì ở xa Mặt Trời thì Bắc bán cầu chúc về phía Mặt trời
- Góc nhập xạ lớn
- Thời gian ban ngày dài hơn ban đêm
Câu 4: Giải thích sự khác nhau về quá trình giảm nhiệt theo vĩ độ và giảm nhiệt theo đai cao?
- Sự giảm nhiệt theo vĩ độ chủ yếu là do sự giảm sút bức xạ sóng ngắn của Mặt trời, liên quan đến sự giảm dần theo vĩ độ của góc nhập xạ
- Sự giảm nhiệt theo độ cao là do sự gia tăng bức xạ sóng dài của mặt đất, liên quan đến vị trí độ cao địa phương so với mực nước biển Theo độ cao, giá trị góc nhập xạ không thay đổi, cường độ bức xạ Mặt trời tăng khoảng 10% trên 1000m độ cao, nhưng bức xạ sóng dài của mặt đất tăng theo độ cao nhanh hơn Vì vậy, cân bằng bức xạ giảm nhanh và dẫn đến sự hạ thấp nhiệt độ
- Mức độ giảm nhiệt theo độ cao nhanh hơn nhiều theo vĩ độ:
+ Theo vĩ độ: bán cầu Bắc nhiệt độ giảm trung bình 0,5 0C/1 vĩ độ
+ Theo độ cao: nhiệt độ giảm trung bình 0,6 0C/100m
Câu 5: Tuy cùng vĩ độ nhưng nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt giữa bờ đông và
bờ Tây đại dương ở Bắc bán cầu khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau?
Ở Bắc bán cầu, sự khác nhau nhiệt độ trung bình ở hai bờ đại dương như sau:
- Ở vùng vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình của bờ Đông đại dương ấm hơn bờ Tây đại dương Biên độ nhiệt ở bờ đông đại dương nhỏ hơn bờ Tây đại dương
- Ở vùng vĩ độ thấp ngược lại
Giải thích: ảnh hưởng của dòng biển ven bờ
Câu 6 Tại sao ở vùng cực nhiệt độ không khí ít khi vượt lên 1-2 0 C?
- Góc nhập xạ nhỏ dẫn đến lượng bức xạ Mặt trời nhận được nhỏ
- Mặt băng, tuyết ở vùng cực phản chiếu tới 80-90% lượng bức xạ mặt trời chiếu vào nên lượng bức xạ hấp thụ nhỏ
- Phần bức xạ hấp thụ được phải chi một phần cho quá trình làm tan băng tuyết và bốc hơi nên phần năng lượng để chi cho đốt nóng không khí nhỏ
Câu 7: Tại sao vào mùa hạ (ở nửa cầu Bắc) tổng bức xạ ở Xích đạo nhỏ hơn ở cực Bắc,
nhưng nhiệt độ không khí ở đây vẫn cao?
Do phụ thuộc: Góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng và đặc điểm bề mặt đệm…
Trang 9Mùa hạ ở Bắc bán cầu -> mặt trời di chuyển biểu kiến ở Bắc bán cầu
+ Tại cực Bắc có tổng lượng bức xạ lớn hơn ở xích đạo chủ yếu do cực Bắc có thời gian chiếu sáng dài hơn ở Xích đạo (vòng cực có ngày dài 24h, còn cực Bắc thì có
ngày dài 6 tháng, tức là trong mùa hè luôn luôn có ánh sáng Mặt trời dù góc chiếu rất nhỏ; còn Xích đạo vẫn có ngày = đêm = 12h )
+ Nhiệt độ ở cực Bắc thấp hơn ở Xích đạo do: nhiệt độ Trái Đất phụ thuộc vào tổng lượng bức xạ mặt trời (được quy định bởi góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng) và đặc điểm bề mặt đệm
Mặc dù ở cực Bắc tổng bức xạ Mặt trời nhận được khá lớn nhưng ở cực chủ yếu là
băng tuyết vĩnh cửu nên khả năng hấp thụ nhiệt nhỏ, phản hồi lại nhiệt lớn, đồng thời lượng nhiệt hấp thụ được lại dùng để làm tan băng tuyết nên không có nhiệt tích luỹ Vì vậy cán cân bức xạ âm nên nhiệt độ thấp hơn ở Xích đạo
Còn ở Xích đạo: chủ yếu là đại dương, và rừng rậm nên không khí có nhiều hơi nước, hấp thụ nhiệt nhiều hơn
II Bài tập thực hành
Câu 1: Cho bảng số liệu
Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí ở Bắc
Câu 2: Cho bảng số liệu sau:
Biên độ năm của nhiệt độ không khí ở các vĩ độ
Trang 10800 31,0 28,7 Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt của các vĩ độ trên
a Nhận xét giải thích khái quát
- Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn
Do: Càng lên vĩ độ cao thì sự chênh lệch góc chiếu sáng trong năm và độ dài ngày đêm càng lớn
- Cùng một vĩ độ: Biên độ nhiệt thay đổi theo tương quan giữa lục địa và đại dương
+ Diện tích lục địa càng lớn, biên độ nhiệt càng lớn
+ Ngược lại, diện tích lục địa càng nhỏ, biên độ nhiệt càng nhỏ
b Nhận xét và giải thích thay đổi biên độ nhiệt theo vĩ độ
- Từ 00 – 300 Bắc, Nam:
+ Vì cả hai bán cầu diện tích lục địa đều tăng nên biên độ nhiệt tăng
+ Ở Bắc bán cầu tăng nhanh hơn Nam bán cầu vì diện tích lục địa tăng nhanh hơn
- Từ 300 -500 Bắc, Nam:
+ Bắc bán cầu diện tích lục địa tiếp tục tăng nhanh, biên độ nhiệt tăng nhanh
+ Nam bán cầu diện tích lục địa giảm nhanh đến không còn, biên độ nhiệt giảm
+ Bắc bán cầu: Với sự suất hiện của Bắc Băng Dương, biên độ nhiệt giảm
+ Nam bán cầu Bắt đầu gặp lục địa Nam Cực, biên độ nhiệt tăng
Câu 3: Cho bảng số liệu sau hãy nhận xét và giải thích:
Bảng: Nhiệt độ trung bình theo vĩ độ (0C)
Biên độ nhiệt giữa tháng 1
và 7
Nhiệt
độ trung bình năm
Nhiệt
độ tháng 1
Nhiệt
độ tháng 7
Biên độ nhiệt giữa tháng 1
Trang 11Cùng một vĩ độ biên độ nhiệt thay đổi theo tương quan giữa lục địa và đại dương:
tỉ lệ này càng lớn thì biên độ nhiệt càng lớn, tỉ lệ này càng giảm thì biên độ nhiệt càng giảm
+ Nhận xét và giải thích thay đổi theo vĩ độ:
Ở Nam bán cầu
Từ 0-30 biên độ nhiệt tăng dần do diện tích lục địa tăng dần
Từ 30-50 biên độ nhiệt giảm dần do diện tích lục địa giảm dần
Từ 50-80 biên độ nhiệt tăng dần do thời gian chiếu sáng và góc chiếu sáng chênh lệch ngày càng lớn và ở đại dương đã bắt đầu xuất hiện các đảo và bán đảo lục địa Nam cực
Ở Bắc bán cầu
Từ 0-70 độ biên độ nhiệt tăng dần, tăng nhanh vì diện tích lục địa ngày càng tăng
Từ 80 độ biên độ nhiệt giảm do Bắc Băng Dương là chủ yếu
+ Bắc bán cầu biên độ nhiệt cao hơn Nam bán cầu (trừ vùng cực Bắc thấp hơn vùng cực Nam)
Câu 4: Dựa vào bản đồ đường đẳng nhiệt tháng 1, nêu nhận xét và giải thích phân bố
nhiệt dọc theo vĩ tuyến 45 0 B?
- Đường đẳng nhiệt 0 và 10 độ C vồng lên cao về phía cực trên các đại dương và
võng về phía Xích đạo trên các lục địa chứng tỏ địa dương có nhiệt độ cao hơn lục địa
Do: nước nhận nhiệt chậm hơn nhưng nhả nhiệt cũng chậm hơn đất liền vì vậy trên đại dương mùa hạ mát hơn còn mùa đông ấm hơn trên lục địa
- Đường đẳng nhiệt 0 và 10 độ C bờ đông đại dương vồng lên cao hơn về phía cực
so với bờ Tây chứng tỏ bờ Đông các đại dương ấm hơ các bờ Tây đại dương
Do các dòng biển nóng chảy ven bờ đông các đại dương
Trang 12Câu 5: Hãy tính nhiệt độ tại đỉnh núi cao 2700m và ở độ cao 100m bên sườn núi khuất gió ẩm biết rằng tại sườn đón gió ẩm ở độ cao 200m nhiệt độ là 27 0 C?
Một khối không khí lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6 0C
2700-200=2500m 15 0C
Vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là 27-15=120C
Không khí xuống thấp 100m thì nhiệt độ tăng 10C
2700-100=2600m 26 0C
Vậy nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tại độ cao 100m là 12+26=380C
Câu 6: Xác định độ cao h và nhiệt độ tại điểm B?
Xác định độ cao h của đỉnh núi
Ta biết ở sườn đón gió AB không khí ẩm cứ lên cao 100m giảm 0,60C
Ở sườn khuất gió BC không khí khô cứ xuống 100m thì nhiệt độ tăng 10C
Như vậy nếu núi cao 100m chênh lệch nhiệt độ giữa A và C là: 1-0,6=0,40 C Qua hình vẽ ta thấy chênh lệch nhiệt độ giữa A và C là 41-25=16 0C
Vậy h=16 x 100/0,4=4000m
Câu 7 Ở chân núi nhiệt kế chỉ 20 0 C, khi lên tới đỉnh núi nhiệt kế chỉ 8 0 C Hỏi ngọn núi
đó có độ cao tương đối là bao nhiêu mét?
Trang 13Đáp án: 2000m
(Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm trung bình 0,6 0C Nếu ở chân núi nhiệt độ là
200C, khi lên tới đỉnh núi nhiệt độ còn 8 0C, nghĩa là nhiệt độ giảm 12 0C Vậy ta có phép tính: (12*100)/0.6=2000(m) Ta biết ngọn núi này có độ cao tương đối là 2000m)
Câu 8 Một chiếc máy bay đang bay ở độ cao 10.000m Hãy tính nhiệt độ không khí bên
ngoài máy bay? (biết rằng tương ứng ở mặt đất lúc này nhiệt độ là 30 0 C)
Đáp án: - 300C
(Theo nguyên lý gradien nhiệt độ chiều thẳng đứng, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ
giảm trung bình 0,60C Nếu lên đến độ cao 10.000m thì nhiệt độ giảm: (10.000*0.6)/100=60 ( 0C) Nghĩa là nếu ở mặt đất nhiệt độ là 30 0C thì nhiệt độ không khí ngoài máy bay ở độ cao 10.000m sẽ là -30 0C)
Câu 9: Núi Kilimangiaro (Châu Phi) nằm trong miền nhiệt đới, cao 5895m Tại một thời
điểm, người ta đo được nhiệt độ trung bình dưới chân núi là 25.2 0 C Hỏi lên đến độ cao nào sẽ có băng tuyết? Giải thích?
Trang 14Câu 11: Nhận xét bản đồ đường đẳng nhiệt trung bình tháng 1? Giải thích?