Các thách thức đó là năng suất, chất lượng thấp; chi phí đầu vào cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp; nguồn tài nguyên đất, nước bị cạn kiệt không đáp ứng đủ cho cây cà phê; môi trường sốn
Trang 1VÕ THỊ NHÃ VY
ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG
ĐẾN NÔNG HỘ TRỒNG CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
TP.Hồ Chí Minh, năm 2015
Trang 2VÕ THỊ NHÃ VY
ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG
ĐẾN NÔNG HỘ TRỒNG CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN TIẾN KHAI
TP.Hồ Chí Minh, năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu tại huyện CưM'gar, tỉnh Đắk Lắk” là do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Tác giả luận văn
Võ Thị Nhã Vy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên,tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Tiến Khai đã giúp tôi định hướng đề tài và tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn
Bên cạnh đó, tôi chân thành cảm ơn các anh chị đang công tác tại các cơ quan nhà nước trong tỉnh Đắk Lắk gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện Cư M’gar, UBND xã Ea Kiết, UBND xã Ea Kpam, UBND thị trấn Quảng Phú… và các anh chị đang công tác tại các doanh nghiệp cà phê trên địa bàn tỉnh đã trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin, số liệu để tôi thực hiện đề tài
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các anh chị đang công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Lắk, các bạn học viên MPP6 đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Ngành cà phê có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk Hàng năm, cà phê là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và giải quyết việc làm cho khoảng 300.000 lao động trực tiếp và hơn 200.000 lao động gián tiếp Đắk Lắk có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây
cà phê, nguồn nhân lực dồi dào và có nhiều kinh nghiệm, do đó diện tích, sản lượng, năng suất cà phê cao nhất cả nước
Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức trong tương lai xuất phát từ việc sản xuất cà phê của nông dân Các thách thức đó là năng suất, chất lượng thấp; chi phí đầu vào cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp; nguồn tài nguyên đất, nước bị cạn kiệt không đáp ứng đủ cho cây cà phê; môi trường sống của nông dân bị giảm sút…
Hiện nay, để giải quyết những tồn tại trong quá trình sản xuất cà phê của nông dân, 52% diện tích cà phê của tỉnh đã liên kết với doanh nghiệp thực hiện sản xuất cà phê theo các chương trình cà phê có chứng nhận/xác nhậngồm 4C, UTZ, RA, FT nhưng tỉnh Đắk Lắk hiện chưa có các báo cáo, đánh giá phân tích ảnh hưởng của chương trình CPBVtrong việc sản xuất cà phê của người nông dân
Nhằm góp phần tìm câu trả lời cho vấn đề trên, luận văn áp dụng khung phân tích quản trị chuỗi tìm hiểu quyền lợi, nghĩa vụ, cách thức thực hiện của nông dân từ đó đánh giá tác động của chương trình CPBV mang lại cho nông dân, đồng thời phát hiện những khó khăn khi thực hiện để đưa ra các khuyến nghị chính sách
Kết quả phân tích cho thấy, Chương trình CPBV đã mang lại tác động tích cực đối với các nông hộ Về kinh tế, năng suất hàng năm được giữ ổn định, chất lượng cà phê tăng, tiết kiệm chi phí đầu vào từ 5,9-8,4%, ngoài ra khi bán sản phẩm nông hộ được nhận thêm giá thưởng Về môi trường, các nông hộ có ý thức bảo vệ môi trường tốt và đã góp phần cải thiện môi trường tại địa phương như nguồn tài nguyên nước đã được tiết kiệm, không vứt rác thải lung tung, cải thiện độ phì nhiêu cho đất Về xã hội, các nông hộ đều được tiếp cận với các TBKHKT mới, sức khỏe và an toàn của nông hộ được đảm bảo Tuy nhiên, nguồn lực để phát triển chương trình CPBV hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp nhưng nguồn lực này không tồn tại lâu dài Vì vậy, luận văn đề xuất một số chính sách để tất cả nông dân đều được tiếp cận, tập huấn các TBKHKT nhằm tuân thủ đúng các bộ quy tắc, bộ tiêu chuẩn của các chương trình CPBV
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC HỘP ix
DANH MỤC PHỤ LỤC x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 6
1.4 Đối tượng và nội dung nghiên cứu 6
1.5 Phương pháp nghiên cứu 6
1.6 Nguồn thông tin 7
1.7 Cấu trúc luận văn 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 8
2.1 Chương trình chứng nhận/ xác nhận cà phê bền vững 8
2.1.1 Khái niệm 8
2.1.2 Tổng quan các chương trình CPBV 8
2.2 Chuỗi giá trị 12
2.2.1 Khái niệm 12
2.2.2 Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 13
2.2.3 Chuỗi giá trị cà phê Việt Nam 13
2.3 Các nghiên cứu có liên quan 15
2.3.1 Tác động của chứng nhận UTZ đến nông dân ở Columbia 15
2.3.2 Tác động của các chương trình CPBV đến nông dân ở Braxin 15
2.4 Khung phân tích 15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
Trang 73.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 17
3.2 Các chính sách, hỗ trợ của nhà nước trong việc phát triển cà phê bền vững 19
3.3 Các thể chế Nhà nước và xã hội hỗ trợ chương trình CPBV 20
3.3.1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT) 20
3.3.2 Trung tâm khuyến nông tỉnh 20
3.3.3 Hội nông dân, khuyến nông xã 21
3.3.4 UBND huyện Cư M’gar 22
3.3.5 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) 22
3.4 Kết quả triển khai các chương trình CPBV tại Việt Nam và Đắk Lắk 23
3.4.1 Kết quả chương trình CPBV 4C 23
3.4.2 Kết quả chương trình CPBV UTZ 24
3.4.3 Kết quả chương trình CPBV RA 26
3.4.4 Kết quả chương trình CPBV FT 26
3.5 Cách thức triển khai chương trình CPBV tại điểm nghiên cứu 27
3.5.1 Các bước tiến hành để được chứng nhận 27
3.5.2 Hình thức hợp tác, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi liên kết tham gia chương trình CPBV 27
3.6 Một số phát hiện từ các doanh nghiệp liên kết tham gia chương trình CPBV 29
3.7 Vai trò của chương trình CPBV đối với nông hộ thông qua khảo sát tại điểm nghiên cứu 30
3.7.1 Đặc điểm của các hộ được khảo sát 30
3.7.2 Tiếp nhận và áp dụng thông tin khoa học kỹ thuật 31
3.7.3 Thực hành các biện pháp KHKT 35
3.7.4 Chất lượng, năng suất 43
3.7.5 Chi phí, lợi nhuận 45
3.7.6 Thông tin về bán sản phẩm 46
3.7.7 Khó khăn của các nông hộ 47
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
4.1 Kết luận 48
4.2 Kiến nghị 49
4.3 Hạn chế của đề tài 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 54
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
4C Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng
cà phê
Common Code for the Coffee Community
CAFECONTROL Công ty cổ phần Giám định cà phê
và hàng hóa xuất nhập khẩu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
FLO Tổ chức dán nhãn công bằng quốc tế Fairtrade Labelling
Organization International
NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
SAN Mạng lưới nông nghiệp bền vững Sustainable Agriculture
Network
TBKHKT Tiến bộ khoa học kỹ thuật
WASI Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm
nghiệp Tây Nguyên
The Western Highlands Agriculture Forestry Science Institue
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng, lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk từ
năm 2010-2014 4
Bảng 1.2: Tình hình thực hiện chương trình CPBV tại tỉnh Đắk Lắk đến năm 2014 5
Bảng 2.1: Sự khác biệt cơ bản của các chương trình CPBV 10
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê chứng nhận/xác nhận toàn cầu năm 2010 12
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê chứng nhận/xác nhận toàn cầu năm 2013 12
Bảng 3.1: Sản lượng chứng nhận 4C và sản lượng bán 4C tại Việt Nam từ năm 2009-2014 24
Bảng 3.2: Sản lượng chứng nhận UTZ và sản lượng bán UTZ tại Việt Nam từ năm 2009-2014 26
Bảng 3.3: Tình hình bón phân cho cây cà phê (% số hộ điều tra) 35
Bảng 3.4: Định lượng phân bón thương phẩm cho 1 ha/năm, năng suất 3 tấn, đất bazan 36
Bảng 3.5: Tình hình tưới nước cho cây cà phê (% các hộ) 37
Bảng 3.6: Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (% các hộ) 38
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng Giống (% các hộ) 39
Bảng 3.8: Tình hình tỉa cành (% các hộ) 40
Bảng 3.9: Tình hình thu hoạch sản phẩm cà phê 41
Bảng 3.10: Tình hình xử lý rác thải 42
Bảng 3.11: Hiệu quả sản xuất của chương trình CPBV 45
Bảng 3.12: Tình hình bán sản phẩm của các nông hộ (% sản lượng) 47
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tỷ trọng một số mặt hàng trong tổng xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản năm 2013 1
Hình 1.2: Tỷ lệ sản lượng cà phê Việt Nam so với các nước năm 2014 2
Hình 1.3: Tỷ lệ sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam so với các nước năm 2014 2
Hình 1.4: Diện tích trồng cà phê của các tỉnh Tây Nguyên năm 2014 3
Hình 2.1: Cấp độ của các chương trình CPBV 11
Hình 2.2: Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 13
Hình 2.3: Tỉ lệ xuất khẩu các loại cà phê của Việt Nam 13
Hình 2.4: Chuỗi giá trị cà phê tại Việt Nam 14
Hình 2.5: Chuỗi giá trị cà phê trong chương trình CPBV tại Đắk Lắk 14
Hình 2.6: Phương pháp phân tích quản trị chuỗi 16
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk 17
Hình 3.2: Diện tích các cây lâu năm trên địa bàn huyện Cư M’gar 18
Hình 3.3: Phát triển thành viên của 4C tại Việt Nam từ 2007-2014 23
Hình 3.4: Diện tích cà phê tham gia chương trình CPBV 4C từ năm 2009-2014 tại Việt Nam 24 Hình 3.5: Phát triển thành viên của UTZ tại Việt Nam và Đắk Lắk từ 2009-2014 25
Hình 3.6: Diện tích cà phê tham gia chương trình CPBV UTZ từ năm 2009-2014 tại Việt Nam và Đắk Lắk 25
Hình 3.7: Thu nhập chính của các hộ khảo sát (%) 31
Hình 3.8: Số lần tiếp xúc với cán bộ khuyến nông của huyện, xã và công ty (%) 32
Hình 3.9: Các nguồn tiếp thu KHKT của nông dân để trồng (%) 32
Hình 3.10: Các biện pháp kỹ thuật các hộ không tham gia chương trình CPBV được tiếp cận (%) 33
Hình 3.11: Các hộ áp dụng kiến thức kỹ thuật đã học vào thực tế sản xuất (%) 34
Trang 11DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Tình hình tập huấn TBKHKT tại xã Ea Kiết 21 Hộp 2: Tình hình tập huấn TBKHKT tại xã Ea K’pam 22 Hộp 3: Tiêu chuẩn chất lượng 7.2 của Nestle 44
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát quá trình sản xuất cà phê của nông hộ 54
Phụ lục 2: Danh sách các đơn vị cung cấp thông tin, phỏng vấn 65
Phụ lục 3: Phương pháp nghiên cứu 66
Phụ lục 4: Bộ quy tắc của các chương trình CPBV 69
Phụ lục 5: Chi phí sản xuất cà phê trong thời kỳ kinh doanh 76
Phụ lục 6: Phiếu tham gia tự nguyện 80
Phụ lục 7: Sổ nông hộ 82
Phụ lục 8: Hình ảnh các buổi tập huấn của doanh nghiệp 83
Phụ lục 9: Hình ảnh thực địa của tác giả 84
Trang 13CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam, trong nhóm xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2013 tỷ trọng xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 (sau gạo)1(Hình 1.1) Đồng thời, sản lượng và lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng hiện đứng thứ 2 thế giới (sau Braxin)2 (Hình 1.2 và 1.3) Năm 2014 sản lượng cà phê đạt 1,4 triệu tấn3, xuất khẩu cà phê đạt trên 1,66 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu trên 3,4 tỷ USD4 Vì vậy, ngành cà phê có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam
Hình 1.1: Tỷ trọng một số mặt hàng trong tổng xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản năm 2013
Nguồn: Cục xuất nhập khẩu (2014)
Trang 14Hình 1.2: Tỷ lệ sản lượng cà phê Việt Nam so với các nước năm 2014
Hình 1.3: Tỷ lệ sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam so với các nước năm 2014
Nguồn: ICO, 2015, trích trong Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam,2015
Hiện nay, cà phê nước ta được trồng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên với diện tích 573.401
ha5, chiếm 90% diện tích cà phê của cả nước (641.700 ha)6 Trong đó, tỉnh Đắk Lắk có diện tích cà phê lớn nhất 204.390 ha chiếm 35,7% diện tích cà phê của các tỉnh Tây
5
Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2015)
6 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015)
Ấn Độ Peru Honduras Mêhicô Uganda Các nước khác
Ấn Độ Peru Honduras Mêhicô Uganda Các nước khác
Trang 15Nguyên và chiếm 32% diện tích cà phê của cả nước; tiếp theo là các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum (hình 1.4)7
Hình 1.4: Diện tích trồng cà phê của các tỉnh Tây Nguyên năm 2014
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên, 2014, trích trong Ban chỉ đạo Tây Nguyên, 2015
Với diện tích cà phê lớn nhất cả nước, hàng năm ngành sản xuất cà phê tại Đắk Lắk đã tạo việc làm ổn định cho 300.000 người trực tiếp sản xuất và 200.000 người có liên quan8; đồng thời với sản lượng và lượng xuất khẩu hàng năm (Bảng 1.1),“Cà phê là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của đại đa số người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh” (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, 2014) Năm 2014 sản lượng cà phê của Đắk Lắk đạt 453.441 tấn, lượng xuất khẩu cà phê đạt 229.988 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 479,775 triệu USD9 Với những kết quả mà ngành cà phê mang lại, tỉnh Đắk Lắk đã xác định cây cà phê là cây trồng chủ lực giúp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Trang 16Bảng 1.1: Sản lượng, lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010-2014
Sản lượng (tấn) 399.098 487.748 412.182 462.433 453.441
Lượng xuất khẩu (tấn) 356.937 311.096 298.181 223.909 229.988
Kim ngạch (1.000 USD) 502.367 650.098 621.570 465.216 479.755
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (2015)
Như vậy, ngành cà phê có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam
nói chung cũng như địa phương có diện tích trồng cà phê lớn như Đắk Lắk nói riêng
Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức trong tương lai xuất phát từ việc sản xuất cà phê của nông dân Các thách thức được chỉ ra một cách tóm lược là “1) Diện tích trồng cà phê vượt xa quy hoạch; 2) Nhiều diện tích cà phê được trồng trên chân đất dốc, xói mòn, bạc màu, hoặc thiếu nguồn nước tưới, dẫn đến năng suất và chất lượng thấp, hiệu quả kinh tế không cao; 3) Nông hộ thường sử dụng nước ngầm để tưới cà phê trong mùa khô, góp phần dẫn đến tình trạng suy thoái nước ngầm nghiêm trọng
ở vùng Tây Nguyên; 4) Nông dân có xu hướng thâm canh quá mức, và sử dụng sai cách các hóa chất nông nghiệp như dùng quá nhiều phân bón hoặc bảo vệ thực vật không hợp
lý, dẫn đến chi phí sản xuất quá cao; và 5) Thu hái khi tỷ lệ cà phê chín mới khoảng 70%
đã làm giảm chất lượng cà phê nhân trong quá trình phơi, xay xát và bảo quản” (Trần Tiến Khai, 2013) Vì vậy, làm thế nào để giải quyết những tồn tại trong quá trình sản xuất cà phê của nông dân là một vấn đề cần phải nghiên cứu
Hiện nay, cùng với mục tiêu mang lại lợi nhuận kinh tế, việc đối xử có trách nhiệm với môi trường để duy trì tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm các điều kiện xã hội và làm việc phù hợp với các chuẩn mực quốc tế đồng thời đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thế giới, đối với sản xuất cà phê đã hình thành nhiều chương trình cà phê có chứng nhận/xác nhận sau đây gọi tắt là chương trình cà phê bền vững (CPBV) Tại Việt Nam đã xuất hiện 4 chương trình CPBV bao gồm: Thương mại công bằng (Fairtrade - FT); Liên minh rừng mưa (Rainforest Alliance - RA); UTZ Certified và Bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà phê (Common Code for the Coffee Community - 4C) Với lợi ích mà chương trình CPBV mang lại, nhiều địa phương đã triển khai áp dụng các bộ quy tắc, tiêu chuẩn
Trang 17của các chương trình CPBV nhằm giải quyết các tồn tại trong quá trình sản xuất cà phê của nông dân, đặc biệt là tỉnh Đắk Lắk Đến nay diện tích sản xuất cà phê theo chương trình CPBV trong toàn tỉnh là 104.425 ha, chiếm 52% diện tích toàn tỉnh, trong đó cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ Certified có diện tích 26.625 ha; cà phê xác nhận 4C có diện tích 70.000 ha; cà phê chứng nhận RA có diện tích 7.400ha; cà phê chứng nhận FT có diện tích hơn 400 ha (Bảng 1.2)
Bảng 1.2: Tình hình thực hiện chương trình CPBV tại tỉnh Đắk Lắk đến năm 2014
Nguồn: UBND tỉnh Đắk Lắk (2014), Văn phòng đại diện 4C và UTZ tại Việt Nam (2015)
Mặc dù, diện tích cà phê tại tỉnh Đắk Lắk thực hiện theo chương trình CPBV đã chiếm 52% diện tích cà phê và tỉnh đang thực hiện chính sách tái canh cà phê nhưng tỉnh Đắk Lắk hiện chưa có các báo cáo, đánh giá phân tích ảnh hưởng của chương trình CPBVcũng như các khó khăn khi triển khai chương trình CPBV trên diện rộng để đưa ra các giải pháp xóa
bỏ các tồn tại trong việc sản xuất cà phê của người nông dân Để nghiên cứu vấn đề này tác giả chọn huyện Cư M’gar
Trong các huyện trồng cà phê ở Đắk Lắk, huyện Cư M’gar là huyện có diện tích trồng cà phê lớn nhất tỉnh với tổng diện tích cà phê là 35.922 ha chiếm 18% diện tích cà phê toàn tỉnh và là địa phương duy nhất triển khai đầy đủ 4 chương trình CPBV với diện tích 15.071
ha, chiếm 45,7% trên tổng diện tích cà phê kinh doanh gồm 9.081 hộ tham gia chương trình CPBV 10
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu tại huyện CưM'gar, tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu sự ảnh hưởng của chương trình CPBV trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong quá trình sản xuất của người nông dân, đồng thời qua đó đưa ra các khuyến nghị chính sách giúp nông dân phát triển cà phê theo hướng bền vững
10
UBND huyện Cư M’gar (2015)
Trang 181.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của chương trình CPBV đến các nông hộ trên phương diện kinh tế, xã hội, môi trường thông qua phân tích, đánh giá các khía cạnh: 1) kỹ thuật canh tác; 2) bảo vệ môi trường sinh thái; 3) năng suất và chất lượng hạt cà phê; 4) chi phí sản xuất; và 5) lợi nhuận Đồng thời, nghiên cứu cũng muốn phát hiện ra các khó khăn khi triển khai chương trình CPBV để khuyến nghị các chính sách hỗ trợ phù hợp
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Chương trình CPBV tác động như thế nào đến các nông hộ trồng cà phê trên ba
phương diện kinh tế, xã hội, môi trường? Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai chương trình?
Câu 2: Giải pháp chính sách nào giúp nông hộ trồng cà phê phát triển cà phê theo hướng
bền vững?
1.4 Đối tượng và nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của chương trình CPBV tại điểm nghiên cứu và vai trò của chương trình CPBV đối với việc cải thiện năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái cho ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk
Nội dung nghiên cứu: Cách thức triển khai chương trình CPBV của các doanh nghiệp cụ thể hình thức liên kết với nông dân, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, khó khăn của doanh nghiệp; nông dân thực hiện các chương trình CPBV như thế nào cụ thể nông dân có đáp ứng được các yêu cầu không, thực hiện đúng theo các yêu cầu giúp nông dân giải quyết được những vấn đề gì, nông dân gặp khó khăn gì trong quá trình tham gia chương trình CPBV
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định tính Sử dụng thống kê mô tả và thống kê so sánh cùng với kết quả phỏng vấn để đưa ra bằng chứng và dữ liệu định tính cho nghiên cứu
(Phương pháp điều tra và lý do chọn điểm nghiên cứu được trình bày cụ thể trong Phụ lục 3)
Trang 191.6 Nguồn thông tin
Dữ liệu thứ cấp: Tổng hợp số liệu từ UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND huyện Cư M’gar, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi), Văn phòng đại diện UTZ, 4C, các cơ quan liên quan và sách báo, tạp chí
Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn các doanh nghiệp, các nhóm trưởng và thông tin từ phiếu điều tra các hộ nông dân
1.7 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Nêu bối cảnh nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng
và nội dung nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Giới thiệu tổng quan các chương trình CPBV, lý thuyết về chuỗi giá trị và khung phân tích để thực hiện nghiên cứu
Chương 3: Trình bày kết quả triển khai các chương trình CPBV tại Việt Nam và Đắk Lắk; phân tích sự hỗ trợ cuả nhà nước cho chương trình CPBV; phân tích mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong việc sản xuất cà phê có chứng nhận; phân tích tác động của chương trình CPBV trong sản xuất cà phê đến nông hộ
Chương 4: Đưa ra một số kết luận quan trọng trên cơ sở phân tích chương 3 và khuyến nghị chính sách
Trang 20CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1 Chương trình chứng nhận/xác nhận cà phê bền vững
2.1.1 Khái niệm
Theo Cao ủy Thế giới về Môi trường và Phát triển Liên Hợp Quốc,1987, trích trong Châu Văn Thành, 2013 “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không đánh đổi khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”
Tại hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg Cộng hoà Nam Phi, 2002, trích trongTừ Thái Giang, 2012 các nhà khoa học đã thống nhất xác
định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế
ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống”
Từ các định nghĩa về phát triển bền vững và hiểu biết về các chương trình CPBV hiện nay, theo tác giả chương trình CPBV là chương trình yêu cầu các sản phẩm cà phê phải được sản xuất theo các bộ tiêu chuẩn đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường để đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không đánh đổi khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ
2.1.2 Tổng quan các chương trình CPBV
2.1.2.1 Chương trình CPBV4C
Hiệp hội 4C ra đời năm 2003 dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Cà phê Đức và Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kỹ thuật Đức Mục tiêu của Hiệp hội là cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường dựa trên Bộ quy tắc 4C (Phụ lục 4) để phát triển bền vững cà phê đại trà Bộ quy tắc 4C quy định những thực hành bền vững bắt buộc các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê khi tham gia chương trình xác nhận CPBV 4C phải tuân theo Theo Hiệp hội 4C
Trang 21 Kinh tế: phát triển kinh tế là cơ sở cho phúc lợi xã hội cũng như bền vững Phát triển kinh tế bao gồm thu nhập hợp lý cho tất cả các thành viên trong chuỗi cà phê, tiếp cận thị trường cà phê và sinh kế bền vững”
2.1.2.2 Chương trình CPBV UTZ
UTZ là chương trình chứng nhận đem đến sự đảm bảo về kinh tế, xã hội, môi trường trong sản xuất cà phê, ca cao, chè UTZ có nghĩa là “T T” theo ngôn ngữ Maya của nước Guatemala Chứng nhận UTZ ra đời năm 1997, do Công ty cà phê Ahold (Hà Lan) và những người sản xuất cà phê Guatemala sáng lập Ban đầu tổ chức này mang tên là UTZ Kapek, đến năm 2008 đổi tên là UTZ Certified-Good inside Nhiệm vụ của UTZ là tạo ra một nền nông nghiệp bền vững thông qua các biện pháp canh tác bền vững dựa trên Bộ tiêu chuẩn UTZ (Phụ lục 4) với phươngchâm “Canh tác tốt hơn, tương lai tốt hơn” Theo UTZ, nông nghiệp bền vững giúp nông dân, người lao động và gia đình họ thực hiện những mong muốn của mình và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới trong hiện tại và tương lai Thế giới sản xuất nông nghiệp bền vững là một thế giới mà người nông dân thực hiện các thực hành nông nghiệp tốt, quản lý trang trại chuyên nghiệp quan tâm đến con người và hành tinh, đầu tư công nghiệp vào sản xuất bền vững, người tiêu dùng có thể thưởng thức và tin tưởng vào sản phẩm mà họ mua
2.1.2.3 Chương trình CPBV RA
Liên minh rừng mưa được thành lập vào năm 1987, là tổ chức chứng nhận cho cà phê thân thiện môi trường Mục tiêu của Liên minh rừng mưa là thúc đẩy tính hiệu quả nông nghiệp, bảo tồn sinh thái và phát triển con người Thông qua Bộ tiêu chuẩn (Phụ lục 4) gồm 10 nguyên tắc được xây dựng dựa trên các chủ đề môi trường lành mạnh, công bằng xã hội và khả năng kinh tế, các thành viên tham gia chứng nhận RA sẽ góp phần làm giảm nhẹ rủi ro đối với môi trường và xã hội do các hoạt động nông nghiệp gây ra thông qua tiến trình cải thiện liên tục Chứng nhận RA được quản lý bởi tổ chức Mạng lưới nông nghiệp bền vững (Sustainable Agriculture Network - SAN)
2.1.2.4 Chương trình CPBV FT
Tổ chức dán nhãn công bằng quốc tế (Fairtrade Labelling Organization International - FLO) được thành lập vào năm 1997 tại Đức Thương mại công bằng là chương trình cấp chứng chỉ do FLO lập ra nhằm cải thiện tình trạng kinh tế, xã hội của những người sản
Trang 22xuất nhỏ, giúp họ tăng vị thế và góp phần tạo ra sự bền vững về môi trường thông qua việc tuân thủ các nguyên tắc trong Bộ Tiêu chuẩn chung về Thương mại công bằng (Phụ lục 4) dành cho các Tổ chức của người sản xuất nhỏ
Bảng 2.1: Sự khác biệt cơ bản của các chương trình CPBV
Trọng tâm bộ
quy tắc Cà phê đại trà Chất lượng
Người sản xuất nhỏ Môi trường
Đơn vị
Yêu cầu gia
nhập đối với
nông dân
Không có yêu cầu
Không có yêu
cầu
Nông dân phải thuộc hợp tác xã hoặc tổ hợp tác
Giá thưởng và quảng cáo
Các sản phẩm cà phê tham gia chương trình CPBV sẽ nhận được giá cộng thưởng thêm, giá cộng thưởng tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên; riêng FT quy định giá tối thiểu tại cảng (FOB) đối với cà phê vối chế biến khô là 2.226,63 USD/tấn, cà phê vối chế biến ướt là 2.314,80 USD/tấn và tiền phúc lợi xã hội là 440,9 USD/tấn Ngoài ra, sản phẩm cà phê đã được chứng nhận sẽ được gắn logo của các chương trình ngoài bao bì sản phẩm, riêng 4C không áp dụng
Mối quan hệ giữa các chương trình CPBV
Chương trình 4C là chương trình khởi điểm để nâng cấp lên các chương trình bền vững
có yêu cầu cao hơn như UTZ, RA, FT Hiện nay chương trình 4C và RA đã liên kết thực
Trang 23hiện chương trình “đối sánh” tức là sản phẩm cà phê đã được cấp chứng nhận RA sẽ được xác nhận tuân thủ theo 4C
hộ không tham gia chương trình CPBV chứ không tách biệt từng chứng nhận
2.1.2.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các chương trình CPBV
Theo Coffee Barometer (2014), năm 2013 sản lượng cà phê chứng nhận/xác nhận chiếm 40% sản lượng cà phê toàn cầu nhưng chỉ tiêu thụ được 15% Trong đó, sản phẩm cà phê chứng nhận/xác nhận 4C, UTZ, RA, FT được tiêu thụ không quá 40% sản lượng sản xuất (Bảng 2.3) Trong 4 năm, từ năm 2010 đến năm 2013 lượng tiêu thụ sản lượng cà phê chứng nhận/xác nhận vẫn không có sự thay đổi khả quan hơn Cà phê 4C tiêu thụ được 7,42% năm 2010 nhưng đến năm 2013 cũng chỉ đạt 19,74%; cà phê UTZ vẫn giữ nguyên
Trang 24lượng tiêu thụ được là 31%; cà phê RA năm 2010 tiêu thụ 52,51% nhưng đến năm 2013 giảm xuống còn 36,92%; cà phê FT năm 2010 tiêu thụ 26,7% đến năm 2013 chỉ tăng lên 33% (Bảng 2.2 và 2.3) Sản lượng tiêu thụ thấp hơn nhiều so với sản lượng sản xuất đang dẫn đến tình trạng một lượng lớn cà phê chứng nhận/xác nhận được bán ra như sản phẩm
cà phê thông thường Như vậy, đây sẽ là thách thức đối với nông dân tham gia chương trình CPBV
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê chứng nhận/xác nhận toàn cầu năm 2010
Nguồn: Coffee Barometer (2012), trích trong Wasi (2013)
Bảng 2.3:Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê chứng nhận/xác nhận toàn cầu năm 2013
2001, trang 4)
Theo nghĩa hẹp, chuỗi giá trị là tất cả các hoạt động được thực hiện trong một công ty để sản xuất ra sản phẩm nhất định Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối
Trang 25người sản xuất với người tiêu dùng Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng (M4P, 2008)
Theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuấtsơ cấp, người chế biến, thương nhân,…) nhằm biến một nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng được bán lẻ (M4P,2008)
2.2.2 Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Chuỗi giá trị cà phê được hình thành dựa trên sự gắn kết của các tác nhân có chức năng sản xuất trực tiếp bao gồm: người trồng, người thu mua, nhà xuất khẩu, nhà rang xay (Hình 2.2)
Hình 2.2: Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Nguồn: Lấy từ Coffee Barometer (2014), hình 2, trang 2
2.2.3 Chuỗi giá trị cà phê Việt Nam
Cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân xô (Hình 2.3) Do đó, chuỗi giá trị
cà phê được hình thành dựa trên sự gắn kết của các tác nhân có chức năng sản xuất trực
tiếp bao gồm: người trồng, đại lý thu mua, nhà xuất khẩu (Hình 2.4)
Hình 2.3: Tỉ lệ xuất khẩu các loại cà phê của Việt Nam
Trang 26Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2014, trích trong Viện chính sách và chiến lược phát triển
nông nghiệp nông thôn, 2014.
Hình 2.4: Chuỗi giá trị cà phê tại Việt Nam
Hiện nay, để có được nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao, các doanh nghiệp tại Đắk Lắk đã liên kết với các hộ nông hộ trồng cà phê theo các chương trình CPBV Theo liên kết này, chuỗi giá trị cà phê tại Đắk Lắk được hình thành chỉ dựa trên sự gắn kết của 2 tác nhân chính là người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu (Hình 2.5) Riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đại lý thu mua CPBV là đơn vị doanh
nghiệp liên kết để thu mua cà phê có chứng nhận/xác nhận từ các nông hộ
Hình 2.5: Chuỗi giá trị cà phê trong chương trình CPBV tại Đắk Lắk
Đối với doanh nghiệp trong nước
Đối với doanh nghiệp FDI
Cà phê hòa tan và các loại đã chế biến 7% quả, vỏ lụa) 0% Loại khác (vỏ
Cà phê nhân xô 93%
mua
Doanh nghiệp xuất khẩu
xuất khẩu
Trang 272.3 Các nghiên cứu có liên quan
2.3.1 Tác động của chứng nhận UTZ đến nông dân ở Columbia
Theo Crece (2014) việc áp dụng chứng nhận UTZ tại Columbia đã mang lại kết quả tích cực Về khía cạnh xã hội, sức khỏe gia đình, chất lượng cuộc sống đã tăng lên; về môi trường, nông dân đã tiêu thụ nước ít hơn, nước thải đã được xử lý an toàn, các bệnh sâu đục phá hoại cà phê và rỉ lá đã giảm đáng kể; về kinh tế năng suất tăng trong khi chi phí đầu vào giảm
2.3.2 Tác động của các chương trình CPBV đến nông dân ở Braxin
Theo Tổ chức tiêu dùng thế giới (2005) tác động của cà phê chứng nhận trên thế giới rất đa dạng nhưng nhìn chung chỉ có chứng nhận Fairtrade là mang lại tác động tích cực, còn những chứng nhận khác còn tùy thuộc vào từng địa phương và biện pháp canh tác của người nông dân trước khi tham gia chứng nhận Điển hình là những nông dân ở El Salvador rất thất vọng với giá bán và giá thưởng thấp (theo Pagiola, S and Ruthenberg, M,
2002, trích trong Tổ chức tiêu dùng thế giới, 2005)
Về kinh tế, kết quả điều tra của Tổ chức tiêu dùng thế giới (2005) tại Braxin cho thấy đa phần phù hợp với bức tranh toàn thế giới Doanh thu của những người trồng cà phê có chứng nhận tăng lên về tổng thể như là kết quả của việc chứng nhận và sự tiếp cận với thị trường xuất khẩu thuận tiện hơn Đây thực sự là một kết quả hấp dẫn dành cho những người trồng
cà phê theo hệ thống chứng nhận Fairtrade Kết quả từ hiệp hội Poco Fundo, 1 trong 6 tổ chức hợp tác của nông dân trồng cà phê qui mô nhỏ được chứng nhận Fairtrade, cho thấy việc đạt được chứng nhận này đã và đang tạo ra sự cải thiện đáng kể cho đời sống của họ
Về môi trường, tất cả các chương trình CPBV đều mang lại lợi ích cho môi trường đặc biệt liên quan đến việc giảm hoặc quản lý tốt hơn việc sử dụng hóa chất nông nghiệp Ngoài ra,
để đáp ứng yêu cầu của chứng nhận, nông dân trồng cà phê theo các chương trình CPBV
đã cải thiện xử lý và tái tạo nước thải trong quá trình xử lý cà phê Điều này đã tác động đến ý thức và hành động của các nông dân cà phê lân cận trong việc bảo vệ môi trường
2.4 Khung phân tích
Từ mô hình chuỗi giá trị CPBV đang diễn ra tại điểm nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích quản trị chuỗi như hình 2.6 để trả lời các câu hỏi nghiên cứu
Trang 28Hình 2.6: Phương pháp phân tích quản trị chuỗi
Nguồn: M4P (2008)
Trang 29CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk
Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2013
Vị trí địa lý: Huyện Cư M’gar nằm ở vị trí cửa ngõ của Thành phố Buôn Ma Thuột, cách
Thành phố Buôn Ma Thuột 16km về phía Bắc
Phía Bắc giáp huyện Ea H’leo
Phía Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột
Trang 30Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn
Phía Đông giáp huyện Krông Buk
Điều kiện tự nhiên: tổng diện tích toàn huyện 82.443 ha, trong đó diện tích đất đỏ bazan chiếm
70% nên thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đặc biệt là cây cà phê
Xã hội: toàn huyện có 170.000 người với 24 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số
(DTTS) chiếm 36% Toàn huyện có 17 xã, thị trấn gồm: Quảng phú, Quảng Tiến, Ea Pốc,
Cư Suê, Ea M’nang, Ea Tul, Cư ĐliêM’nông, Ea K’pam, Ea Đrơng, Cuốc Đăng, Ea H’đing, Ea Tar, Ea Kiết, Quảng Hiệp, Ea M’droh, Ea H’ding, Ea Kueh
Kinh tế: Trong cơ cấu kinh tế của huyện giá trị sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng
cao nhất 51,4% Diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 62.103 ha, chiếm 75,3% diện tích tự nhiên Là địa bàn có diện tích đất đỏ bazan lớn nên thu nhập chính của người dân trên địa bàn huyện chủ yếu từ cây công nghiệp lâu năm gồm cà phê, tiêu, cao su Tổng diện tích cây lâu năm 48.561 ha, chiếm 78,19% tổng diện tích đất nông nghiệp Trong đó, diện tích cà phê là 35.922 ha, hồ tiêu là 2.362 ha (trồng thuần 1.012 ha, trồng xen cà phê 1.350 ha), cao su là 8.737 ha, điều là 2.890 ha (Hình 3.2) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã khai thác tối đa, không thể mở rộng thêm Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu phân tán và quy mô nhỏ
Hình 3.2: Tỷ lệ diện tích các cây lâu năm trên địa bàn huyện Cư M’gar
Nguồn: UBND huyện Cư M’gar (2015)
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của huyện còn thiếu Hệ thống thủy lợi của huyện chỉ bảo
đảm nước tưới cho 78% diện tích cây trồng cần tưới, do đó vào mùa hạn diện tích cà phê
Trang 31thiếu nước tưới sẽ bị giảm năng suất, chất lượng ảnh hưởng đến giá bán và lợi nhuận của người trồng cà phê Hạ tầng giao thông chỉ có 88% đường huyện, 56% đường đô thị, 44% đường xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa nên vào mùa mưa gây ra rất nhiều trở ngại cho nông dân trong việc đi lại, thu hoạch cũng như vận chuyển sản phẩm
3.2 Các chính sách, hỗ trợcủa nhà nước trong việc phát triển cà phê bền vững
Chính sách của Trung ương
Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Để đảm bảo mục tiêu của quy hoạch, Bộ NNPTNT yêu cầu các bộ phận liên quan tập trung chuyển giao tiến bộ kĩ thuật sản xuất cà phê theo các chương trình 4C, UTZ
Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) phê duyệt đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020 Theo đề án đến năm 2020 diện tích cà phê được áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo các chứng nhận/xác nhận đạt 80% diện tích cà phê cả nước
Chính sách của tỉnh Đắk Lắk
Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 17/11/2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk về phát triển
cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Theo đề án phải phổ biến các bộ nguyên tắc của 4C, UTZ và các bộ tiêu chuẩn khác
Chính sách hỗ trợ của huyện Cư M’gar
Từ năm 2012-2014, huyện Cư M’gar đã kết hợp với Công ty TNHH Nestle hỗ trợ giống cho các hộ nông dân trồng cà phê tái canh theo đó huyện hỗ trợ 50%, Nestle hỗ trợ 50% Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ men vi sinh cho hộ nghèo, DTTS để làm phân vi sinh
Tiểu kết:
Các chính sách phát triển CPBV của nhà nước trong thực tế chưa mang các tiến bộ khoa học kĩ thuật (TBKHKT) của chương trình CPBV đến với tất cả nông hộ mà chỉ góp phần tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài dễ dàng tiến hành các thủ tục liên kết với nông hộ theo chương trình CPBV; đồng thời, giúp nông hộ đã tham gia chương trình CPBV được tiếp cận với các TBKHKT
từ các doanh nghiệp
Trang 32Hiện nay chương trình CPBV đang thực hiện đều dựa vào nguồn lực từ các doanh nghiệp nhưng diện tích cà phê doanh nghiệp có khả năng liên kết với nông dân còn hạn chế Vì vậy, nhằm giải quyết các tồn tại của nông dân trồng cà phê chính sách phát triển CPBV của nhà nước cần có kế hoạch tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn cụ thể quy trình tuân thủ bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn của các chương trình CPBV để tất cả nông dân đều được tiếp cận và thực hiện đúng
3.3 Các thể chế Nhà nước và xã hội hỗ trợ chương trình CPBV
3.3.1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT)
Sở NNPTNT là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về nông nghiệp Sở là nơi lập kế hoạch cho việc phát triển cây cà phê; hướng dẫn, kiểm tra các kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp như giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…; giải quyết các dịch bệnh, thiên tai đối với việc phát triển cây cà phê; hướng dẫn các doanh nghiệp thủ tục pháp lý liên kết với nông dân trong chương trình CPBV
3.3.2 Trung tâm khuyến nông tỉnh
Trung tâm khuyến nông của tỉnh Đăk Lắk được thành lập năm 1993 với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các chương trình, đề án, dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã được phê duyệt, tham mưu ban hành các chính sách, chương trình, dự
án khuyến nông phù hợp, thực hiện tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước Thử nghiệm, khu vực hóa các lọai giống mới Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông và nông dân về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kinh tế, thông tin thị trường Tổ chức tham quan, học tập, nhân rộng mô hình Tư vấn, dịch vụ khuyến nông Thu hút và sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho công tác khuyến nông thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp11
Theo đó, Trung tâm khuyến nông có nhiệm vụ tập huấn các yêu cầu của chương trình CPBV cho tất cả nông dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận và nghiên cứu các giống mới cho nông dân thực hiện cà phê tái canh Tuy nhiên, trong thời gian qua ngân sách của tỉnh và Trung ương cấp cho trung tâm rất ít, không đủ để trang trải cho các hoạt động nên các đợt tập huấn chương trình CPBV hầu hết do các doanh nghiệp tổ chức Trung tâm khuyến nông
11 Trung tâm khuyến nông tỉnh Đắk Lắk (2013)
Trang 33Hộp 1: Tình hình tập huấn TBKHKT tại xã Ea Kiết
Theo báo cáo khuyến nông xã Ea Kiết, năm 2014 khuyến nông đã mở 18 lớp tập huấn chuyển giao TBKHKT và hội thảo gồm 7 lớp hội thảo do Phân bón Trung Việt
tổ chức; 9 lớp tập huấn về các kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê do Công ty Amajaro tổ chức; 2 lớp tập huấn về cắt tỉa cành cà phê do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp công bằng Ea Kiết tổ chức
Nguồn: Khuyến nông xã Ea Kiết (2014)
chỉ là đơn vị tập huấn, tư vấn kỹ thuậtriêng của các doanh nghiệp Như vậy, chương trình CPBV được xem là chính sách phát triển quan trọng của ngành cà phê nhưng nguồn lực từ nhà nước cho việc phát triển CPBV dường như đang bị bỏ ngõ
3.3.3 Hội nông dân, khuyến nông xã
Hội nông dân có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất kinh doanh và đời sống Khuyến nông xã có nhiệm vụ điều tra, phân tích, tổng hợp tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương và tổ chức các buổi tập huấn TBKHKT cho nông dân Với chức năng nhiệm vụ của mình, 2 tổ chức này đã hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp và nông dân liên kết thực hiện chương trình CPBV Tổ chức đã tuyên truyền, vận động nông dân trên địa bàn xã tham gia chương trình CPBV; giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm được các hộ nông dân liên kết Bên cạnh đó, họ còn vận động nông dân thay đổi tập quán, cách thức sản xuất theo TBKHKT mới đã được doanh nghiệp thực hiện chương trình CPBV tập huấn để nâng cao chất lượng và hiệu quả cây cà phê
Cũng như trung tâm khuyến nông, nguồn kinh phí để cho hội nông dân và khuyến nông xã
tổ chức hoạt động tập huấn còn hạn chế nên các buổi tập huấn TBKHKT cho nông dân diễn ra trên địa bàn xã đều do doanh nghiệp tham gia chương trình CPBV, các doanh nghiệp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tổ chức (Hộp 1, 2) Hội nông dân và khuyến nông
xã chỉ đóng vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp này tổ chức, tập hợp nông dân tham gia
Trang 343.3.4 UBND huyện Cư M’gar
Chịu trách nhiệm triển khai quy hoạch chi tiết và các đề án, dự án phát triển cà phê tập trung tại địa phương; chỉ đạo các ngành, đoàn thể của huyện hỗ trợ các đơn vị tham gia chương trình CPBV trong quá trình thực hiện
3.3.5 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi)
Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Tây Nguyên được thành lập năm 1997 là đơn vị sự nghiệp khoa học, trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên tất cả các lĩnh vực nông lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường phục vụ cho sự phát triển nông lâm nghiệp vùng Tây Nguyên12 Nhưng trong quá trình phát triển chương trình CPBV, Wasi chỉ đóng vai trò là tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tập huấn riêng của các doanh nghiệp cà phê trên địa bàn tỉnh chứ không phải là một đơn vị sự nghiệp phục vụ để phát triển chương trình CPBV
Tiểu kết:
Cơ quan nhà nước hỗ trợ cho việc phát triển chương trình CPBV đều có ở các cấp Tuy nhiên, việc triển khai tập huấn các yêu cầu của chương trình CPBV cho tất cả nông dân chưa được các cơ quan chủ động thực hiện vì không có kinh phí; đồng thời, hầu hết các cơ quan hỗ trợ kỹ thuật đều trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp
12
http://wasi.org.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=173&Itemid=181&lang=vi
Hộp 2: Tình hình tập huấn TBKHKT tại xã Ea K’pam
Theo báo cáo của hội nông dân xã Ea K’pam, năm 2014 Hội đã mở được 19 lớp tập huấn chuyển giao TBKHKT và hội thảo gồm 10 lớp tập huấn cà phê bền vững theo chứng nhận 4C do Công ty Nedcoffee Hà Lan tổ chức, 6 lớp do Công ty TNHH Amajaro tổ chức, 1 lớp hội thảo phân bón sinh học Thái Lan do Công ty Hoàng Ngọc
tổ chức, 1 lớp hội thảo do Công ty phân bón Mùa vàng tổ chức, 1 lớp hội thảo do Công ty phân bón sinh họcNam Long tổ chức
Nguồn: Hội nông dân xã Ea K’pam (2014)
Trang 35Hiện nay các buổi tập huấn về chương trình CPBV đều do doanh nghiệp thực hiện nên chỉ
có 52% diện tích cà phê đã tham gia chứng nhận CPBV được tiếp cận các TBKHKT mới, 48% diện tích cà phê còn lại của tỉnh khả năng tiếp cận TBKHKT còn hạn chế
Như vậy, để giải quyết các tồn tại xuất phát từ tập quán canh tác của người nông dân trồng
cà phê giúp ngành cà phê phát triển bền vững, nhà nước cần có nguồn kinh phí để các tổ chức nông nghiệp có thể tập huấn, chuyển giao TBKHKT đến tất cả nông hộ đặc biệt ưu tiên các nông hộ không liên kết với doanh nghiệp
3.4 Kết quả triển khai các chương trình CPBV tại Việt Nam và Đắk Lắk
3.4.1 Kết quả chương trình CPBV 4C
Từ năm 2011-2014 thành viên 4C tại Việt Nam đã tăng từ 11 thành viên lên đến 56 thành viên (Hình 3.3) nên diện tích cà phê 4C tăng gấp 9 lần từ 20.000 ha lên đến 182.000 ha, chiếm 28% diện tích cà phê cả nước (Hình 3.4); sản lượng cà phê 4C tăng gấp 10 lần từ 66.000 tấn lên đến 660.000 tấn (Bảng 3.1), chiếm 47% sản lượng cà phê Việt Nam năm 2014 Tuy nhiên, lượng tiêu thụ cà phê 4C chỉ chiếm khoảng 40% sản lượng sản xuất (Bảng 3.1)
Tại Đắk Lắk, năm 2014 diện tích cà phê 4C là 70.000 ha chiếm 34% diện tích cà phê toàn tỉnh, sản lượng cà phê 4C 252.000 tấn chiếm 55% sản lượng cà phê toàn tỉnh
Hình 3.3: Phát triển thành viên của 4C tại Việt Nam từ 2007-2014
Nguồn: Văn phòng đại diện 4C tại Việt Nam (2015)
Thành viên
Năm
Trang 36Hình 3.4: Diện tích cà phê tham gia chương trình CPBV 4C từ năm 2009-2014 tại Việt Nam
Nguồn: Văn phòng đại diện 4C tại Việt Nam (2015)
Bảng 3.1: Sản lượng chứng nhận 4C và sản lượng bán 4C tại Việt Nam từ năm 2009-2014
Sản lượng chứng
nhận (tấn) 87.000 90.000 66.000 364.000 550.000 660.000 Sản lượng bán
Nguồn: Văn phòng đại diện 4C tại Việt Nam (2015)
3.4.2 Kết quả chương trình CPBV UTZ
Từ năm 2011-2014 thành viên UTZ tại Việt Nam đã tăng từ 23 thành viên lên đến 53 thành viên (Hình 3.5) nên diện tích cà phê UTZ tăng gấp 3 lần từ 19.905 ha lên đến 59.223 ha, chiếm 9% diện tích cà phê cả nước (Hình 3.6); sản lượng tăng gấp 3 lần từ 67.753 tấn lên đến 197.759 tấn (Bảng 3.2), chiếm 14% sản lượng cà phê Việt Nam năm 2014 Tuy nhiên, lượng tiêu thụ cà phê UTZ chiếm chưa đến 50% sản lượng sản xuất (Bảng 3.2)
Trang 37Tại Đắk Lắk năm 2014 diện tích cà phê UTZ là 26.665 ha, chiếm 13% diện tích cà phê
toàn tỉnh; sản lượng cà phê UTZ 86.553 tấn chiếm 19% sản lượng cà phê toàn tỉnh
Hình 3.5: Phát triển thành viên của UTZ tại Việt Nam và Đắk Lắk từ 2009-2014
Nguồn: Văn phòng đại diện UTZ tại Việt Nam (2015)
Hình 3.6: Diện tích cà phê tham gia chương trình CPBV UTZ từ năm 2009-2014 tại
Thành viên
Năm
Diện tích
Năm
Trang 38Bảng 3.2: Sản lượng chứng nhận UTZ và sản lượng bán UTZ tại Việt Nam từ năm 2009-2014
Sản lượng chứng
nhận (tấn) 40.690 93.634 67.753 76.973 153.096 197.759 Sản lượng bán (tấn) 20.000 22.000 22.000 38.000 48.000 70.000
Trang 393.5 Cách thức triển khai chương trình CPBV tại điểm nghiên cứu
3.5.1 Các bước tiến hành để được chứng nhận
3.5.2 Hình thức hợp tác, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi liên kết tham gia
2 Doanh nghiệp tập huấn bộ nguyên tắc sản xuất cà phê bền vững
3 Sau buổi tập huấn doanh nghiệp và nông dân ký cam kết hợp tác
4 Doanh nghiệp thành lập hệ thống quản lý nội bộ bao gồm: nhóm trưởng, tổ trưởng,
cán bộ chuyên trách phụ trách vùng nguyên liệu
5 Doanh nghiệp tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững
6 Doanh nghiệp triển khai thực hiện các tiêu chí cà phê bền vững đến từng nông hộ
7 Doanh nghiệp thực hiện đánh giá nội bộ các tiêu chí sản xuất cà phê bền vững
8 Doanh nghiệp yêu cầu các nông hộ khắc phục lỗi được phát hiện trong quá trình đánh
giá nội bộ
9 Hoàn tất hồ sơ, nộp đơn đề nghị kiểm tra chứng nhận tiêu chuẩn
10 Tổ chức đánh giá độc lập kiểm tra việc đáp ứng các tiêu chí sản xuất cà phê bền
vững và cấp chứng nhận
Trang 40- Khi bán cà phê chứng nhận nhận được thêm giá cộng thưởng so với cà phê thông thường Tùy vào từng công ty, từng chứng nhận mà giá cộng thưởng khác nhau Tại Công ty TNHH Ned coffee Việt Nam giá cộng thưởng cho 4C là 200 đồng/kg, UTZ và RA là 400 đồng/kg; Công ty TNHH Nestle (Nestle) giá cộng thưởng cho 4C là 300 đồng/kg; Công ty TNHH Amajaro (Amajaro) giá cộng thưởng cho UTZ, RA là 200 đồng/kg; Công ty TNHH Đăk Man (Đăk Man) giá cộng thưởng cho cà phê UTZ là 300 đồng/kg; Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết (Hợp tác xã) giá cộng thưởng cho cà phê FT khoảng
2000 đồng/kg và giá cà phê được đảm bảo tối thiểu là 38.000 đồng/kg, ngoài ra với 1 kg cà phê FT Hợp tác xã sẽ được nhận thêm 9.000 đồng/kg tiền phúc lợi và số tiền phúc lợi này
sẽ được đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho nông hộ
- Có quyền bán sản phẩm cho công ty, đại lý khác
+ Doanh nghiệp: có được vùng nguyên liệu khi cần thiết và sản phẩm cà phê chứng nhận theo yêu cầu của khách hàng
Nghĩa vụ
+ Nông dân: Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, các hoạt động của nhóm sản xuất cà phê; ghi chép sổ nông hộ đầy đủ (Phụ lục 7); tuân thủ các bộ nguyên tắc trong quá trình sản xuất cà phê
+ Doanh nghiệp: Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân Thông thường hàng năm các doanh nghiệp sẽ tổ chức các khóa tập huấn theo từng chuyên đề khác nhau Hầu hết các công ty đều tổ chức tập huấn TBKHKT cho nông dân tại hội trường của UBND xã, riêng Nestle tổ chức tập huấn ngay tại vườn cây và thực hành trực tiếp cho nông dân (Phụ lục 8)
Số lượng các buổi tập huấn cho nông dân tùy vào điều kiện của từng doanh nghiệp, hiện nay các công ty tổ chức trung bình 2 năm/lần