TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KINH TẾ VỎ THỊ THANH TIỀN MSSV: B1412348 ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH CHUYÊN ĐỀ Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 52340101 CÁN BỘ HƯỚNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Mã số ngành: 52340101
03/2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
VỎ THỊ THANH TIỀN MSSV: B1412348
ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH
CHUYÊN ĐỀ Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 52340101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
03/2017
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với thầy cô của trường Đại họcCần Thơ đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế của trường đã tạo điều kiện cho emhoàn thành chuyên đề Quản trị kinh doanh Và em cũng xin chân thành cám
ơn cô Nguyễn Thị Kim Phượng đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoànthành tốt chuyên đề học kỳ này
Trong quá trình thực hiện chuyên đề khó tránh khỏi sai sót, rất mongthầy, cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễncòn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mongnhận được ý kiến đóng góp từ thầy, cô để em học thêm được nhiều kinhnghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài luận văn tốt nghiệp sắp tới
Cần Thơ, ngày 09 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện
Vỏ Thị Thanh Tiền
Trang 4CAM KẾT
Tôi xin cam kết chuyên đề này được hoàn thành dựa trên các kết quả thuthập của tôi và các số liệu trong chuyên đề là trung thực đã được công bố đúngquy định Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về chuyên đề của mình
Cần Thơ, ngày 09 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện
Vỏ Thị Thanh Tiền
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 6
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Giới hạn về không gian 2
1.3.2 Giới hạn về thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3
2.1.1 Giới thiệu về công ty 3
2.1.2 Nhiệm vụ 4
2.1.2.1 Tầm nhìn 4
2.1.2.2 Sứ mệnh 4
2.1.3 Sản phẩm của công ty 4
2.2 LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG 4
2.2.1 Chuỗi cung ứng 4
2.2.2 Quản lý chuỗi cung ứng 5
2.2.3 Nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng 7
2.2.4 Cơ cấu chuỗi cung ứng 8
Chương 3: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH 10
3.1 Nhà cung cấp 10
3.2 Nhà sản xuất 14
3.3 Nhà phân phối 15
3.4 Nhà bán lẻ 15
Trang 73.5 Khách hàng 17
3.6 Đối thủ cạnh tranh Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) 17
3.7 Thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng của TH 19
3.8 Đề xuất giải pháp 19
Chương 4: KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Trang
Hình 3.1: So sánh chuỗi cung ứng của TH và Vinamilk 18
Trang 9DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: 5 tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng 6Hình 2.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng 9Hình 3.1: Sự khách nhau giữa hai loại bao bì 13
Trang 10Chương 1 GIỚI THIỆU1.1 Lý do chọn đề tài
Sữa là một thực phẩm quan trọng và thiết yếu với nền kinh tế đang phát
triển, thu nhập tăng cùng với việc hiểu biết hơn về lợi ích của sữa khiến nhu cầutiêu dùng sữa ngày càng tăng cao ở Việt Nam Theo dự báo của Hiệp hội SữaViệt Nam (VDA), trong những năm tới ngành sữa sẽ tiếp tục tăng trưởngkhoảng 9%, với nhu cầu tiêu thụ đạt 27-28 lít sữa/người/ năm tính đến năm
2020 Vì vậy, thị trường sữa Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độphát triển rất nhanh với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty đaquốc gia Để có một ly sữa đến với tay người tiêu dùng không chỉ đơn giản làmột vài thao tác, một vài công đoạn mà là cả một chu trình một chuỗi các hoạtđộng đa dạng, phức tạp, liên hoàn và ẩn chứa không ít rủi ro
Tuy nhiên, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứngđược khoảng 30% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài Nhiều doanhnghiệp đã thất bại tuy nhiên cũng có nhiều công ty thu về không ít thành côngnhờ có phương pháp vận hành tốt chuỗi hoạt động hay nói đúng hơn chuỗi cungứng của mình và Công ty cổ phần sữa TH True Milk là một ví dụ điển hìnhtrong số đó Sự xuất hiện của thương hiệu sữa TH True Milk đã tạo thêm mộtđiểm sáng cho ngành sữa Việt Nam, khi một quy trình chế biến sữa tươi quy môlớn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam Sự xuất hiện của sữa TH True Milkđược người tiêu dùng đón nhận nhiệt liệt trong giai đoạn thị trường sữa gặpnhiều biến động Đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công của sữa THTrue Milk là những hoạt động cung ứng chuyên nghiệp
Vậy điều gì làm nên thành công của TH True Milk nói chung và của chuỗicung ứng sản phẩm của chuỗi cung ứng TH True Milk nói riêng?
Xin hãy cùng tôi tìm câu trả lời thông qua đề tài:
“Đánh giá về chuỗi cung ứng của sản phẩm TH True Milk” sau đây.
1
Trang 111.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về chuỗi cung ứng
Nghiên cứu chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần sữa TH
Đánh giá chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần sữa TH
1.3 Phạm vị nghiên cứu
1.3.1 Giới hạn về không gian
Nghiên cứu được thực hiện trên Công ty cổ phần sữa TH
1.3.2 Giới hạn về thời gian
Số liệu thực hiện cho nghiên cứu được cập nhật mới nhất tính đến hiện tại03/2017
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần sữa TH
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp lấy từ webside của Công ty đã công bố Cụ thể là từdanh mục TH True Book, Trang trại TH, Quy trình sản xuất, TH True mart,…
2
Trang 12Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1.1 Giới thiệu về công ty
Công ty cổ phần Sữa TH - Tên giao dịch: TH Joint Stock Company
Công ty CP Thực Phẩm Sữa TH thuộc Tập đoàn TH được thành lập với sự
tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Bên cạnh việc kinhdoanh các dịch vụ tài chính và các hoạt động mang tính an sinh xã hội, Ngânhàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu tư vào ngành chế biến sữa và thựcphẩm
Tập đoàn mang tên TH, viết tắt của hai từ “True Happiness”, có nghĩa là
“Hạnh phúc đích thực” Đó chính là tâm nguyện của TH mong muốn mang đếnngười tiêu dùng những dòng sản phẩm “thật” nhất từ thiên nhiên, bảo toàn vẹnnguyên tinh túy thiên nhiên và do đó “True” - “Thật” cùng với TH luôn là thành
tố quan trọng trong tên các sản phẩm của chúng tôi là Tươi - Sạch - Tinh túy thiênnhiên Đây cũng là lời cam kết bình dị vì những giá trị thật dựng xây hạnh phúc
thực sự của con người.
TH true Milk ra đời mang trong mình 3 thành tố: Nghiêm túc Kiêu hãnh Chân chính, tự hào là đơn vị đặt viên gạch đầu tiên cho ngành sữa tươi sạch tạiviệt Nam, mang trong mình tính đột phá trong ứng dụng công nghệ cao vào nôngnghiệp nông thôn, biến lợi thế đồng đất của cha ông từ ngàn đời nay thành lợi thếcạnh tranh trên thị trường TH còn mang trong mình sứ mệnh cao cả là phục vụlợi ích con người Một quốc gia chỉ vững mạnh khi con người được phát triểntoàn diện cả về thể chất và trí tuệ, trong đó yếu tố tiên quyết cho sự phát triển nàykhông những là nguồn dinh dưỡng thiết yếu như lúa gạo, thực phẩm và các sảnphẩm sữa, mà còn cần có một chế độ chăm sóc bảo vệ sức khỏe bền vững Conngười là nguồn lực của xã hội, bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ nguồn lựccủa xã hội Với TH, sản xuất ra những dòng sữa tươi sạch, vẹn nguyên hương vịthiên nhiên cũng chính là để bảo vệ người tiêu dùng Hãy yêu quý TH vì TH làniềm tự hào của Việt Nam, hãy là người tiêu dùng thông minh vì sản phẩm củachúng tôi hoàn toàn nguyên chất từ thiên nhiên
-3
Trang 132.1.2 Nhiệm vụ
2.1.2.1 Tầm nhìn
Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trongngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên Với sự đầu tư nghiêmtúc và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâmtrở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọingười yêu thích và quốc gia tự hào
2.1.2.2 Sứ mệnh
Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình đểnuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thựcphẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng
2.1.3 Sản phẩm của công ty
Danh mục sản phẩm hiện nay của công ty tính đến 3/2017 bao gồm: SữaTươi Sạch Thanh Trùng (nguyên chất, ít đường), Sữa Tươi Tiệt Trùng (nguyênchất, ít đường, có đường, hương dâu, sô cô la, bổ sung collagen, bổ sung canxi),Sữa Tươi Công Thức ( TOP KID, TH SCHOOL), Sữa Chua Tự Nhiên Ngoàidòng sản phẩm sữa TH còn có các loại sản phẩm khác: TH Phomat, Bơ lạt nhiên
2.2 LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG
2.2.1 Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay giántiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ baogồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhàbán lẻ và khách hàng
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các phòng ban và sự lựa chọn phân phốinhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệuthành bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến nơi
Thuật ngữ “Quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 1980 vàđược sử dụng rất phổ biến vào những năm 1990 Thời gian trước đó, hoạt động
kinh doanh đã sử dụng các thuật ngữ như là “hậu cần” và “quản lý hoạt động”
thay thế Nếu xét quản lý chuỗi cung ứng như là những hoạt động tác động đếnhành vi của chuỗi cung ứng và nhằm đạt được kết quả mong muốn thì chúng ta
có những định nghĩa về quản lý chuỗi cung ứng như sau:
4
Trang 14▪ “Xét trên tính hệ thống, đó là sự kết hợp chiến lược của các chứcnăng kinh doanh truyền thống và những chiến thuật xuyên suốt theo các chứcnăng đó trong những công ty riêng biệt; kết hợp những chức năng kinhdoanh truyền thống với chức năng kinh doanh trong chuỗi cung ứng; nhằmmục đích cải tiến hoạt động trong dài hạn cho nhiều công ty cũng như chotoàn bộ chuỗi cung ứng”.
▪ “Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địađiểm và vận tải giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạtđược khối lượng công việc hiệu quả nhất trong thị trường đang phục vụ”
2.2.2 Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế, kiểm soát dòng thông tin
và nguyên vật liệu của chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu của khách hàngmột cách hiệu quả nhất ở hiện tại và tương lai
Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và
giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành” Theo định nghĩa này, thông
lượng chính là tốc độ mà hệ thống tạo ra doanh thu từ việc bán cho khách hàng– khách hàng cuối cùng Tùy thuộc vào thị trường đang được phục vụ, doanhthu hay lượng hàng bán ra có nhiều lý do khác nhau Trong một vài thị trường,khách hàng sẽ chi trả cho mức độ phục vụ cao hơn Ở một số thị trường, kháchhàng đơn giản tìm kiếm các mặt hàng có giá thấp nhất
Mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thị trường và các tháchthức kinh doanh riêng nhưng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từngchuỗi Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải quyết định riêng
và chung trong 5 lĩnh vực sau:
5
Trang 15Hình 2.1: 5 tác nhân chính của chuỗi cung ứng
Sản xuất: Thị trường muốn loại s ản phẩm nào? Cần sản xuất bao nhiêu
loại sản phẩm nào và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạchsản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng
và bảo trì thiết bị
Hàng tồn kho: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho
những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm? Mục đích trước tiên của hàng tồn kho là hoạt đông như một bộ phận giảmsốc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng Tuy nhiên, việc trữ hàng tồn rất tốn kém, vì thế đâu là mức độ tồn kho và điểm mua bổ sung tối ưu?
Vị trí: Các nhà máy sản xuất và lưu trữ hàng tồn cần được đặt ở đâu? Đâu
là vị trí hiệu quả nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng tồn? Có nên sử dụng các nhà máy có sẵn hay xây mới Một khi các quyết định này đã lập cần
6
1.Sản xuất
Sản xuất cái gì, như
thế nào và khi nào?
Trang 16xác định các con đường sẵn có để đưa s ản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Vận ch uyển: Làm thế nào để vận chuyển hàng tồn từ vị trí chuỗi cung ứng
này đến vị trí chuỗi cung ứng khác? Phân phối bằng hàng không và xe tải nói chung là nhanh chóng và đáng tin nhưng chúng thường tốn kém Vận chuyển bằng đường biển và xe lửa đỡ tốn kém hơn nhưng thường mất thời gian trung chuyển và không đảm bảo Sự không đảm bảo này cần được bù bằng các mức độ trữ hàng tồn cao hơn
Thông tin : Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thông tin?
Thông tin chính xác và kịp thời sẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết định đúng hơn Có được thông tin tốt, người ta có thể có những quyết định hiệu quả
về việc sản xuất cái gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt nhất
Tổng của các quyết định này sẽ xác định công suất và tính hiệu quả của chuỗi cung ứng của công ty.Những gì mà công ty có thể làm và các cách mà nó
có thể thực hiện trong thị trường của nó đều phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của chuỗi cung ứng
2.2.3 Nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng
Có 5 nguyên tắc cốt lỗi đóng vai trò hướng dẫn chủ đạo cho những nỗ lựcđơn giản hoá và cải thiện không ngừng tất cả giai đoạn của dây chuyền cungứng
Giá trị sản phẩm: Giá trị đưa ra phải được xác định từ viễn cảnh của các
khách hàng – cho dù giá trị đó là chi phí thấp, dịch vụ tốt nhất, ch ất lượng caonhất, hay một giải pháp đơn nhất cho các yêu cầu sản phẩm, dịch vụ
Tối ưu hoá dòng giá trị: Quy trình sản xuất và hoàn thiện sản phẩm
phải được vạch ra một cách chi tiết để nắmđược mọi rào cản, qua đó nâng caogiá trị và tối ưu hoá dây chuyền cung ứng
Chuyển đổi từ các quy trình đứt đoạn s ang m ột dòng chảy kh ông ngừng Một khi các rào cản và sự lãng phí được loại bỏ, mục tiêu là để thay thế
lối suy nghĩ “đứt đoạn kế tiếp” và những đánh giá hành động có liên quan bằngmột lối tư duy “dòng chảy không ngừng” về sản phẩm và dịch vụ
Kích hoạt một sức hút nhu cầu Cùng với tư duy dòng chảy, các dây
chuyền cung ứng có thể chuyển dịch từ chỗ bị chèo lái bởi các nhu cầu dự đoántới chỗ có thể được định hướng trực tiếp theo nhu cầu của khách hàng
7
Trang 17Hoàn thiện tất cả các sản phẩm, qu y trình và dịch vụ Với bốn nguyên
tắc trên, các dây chuyền cung ứng có thể tập trung sự quan tâm chú ý của họvào việc cải thiện hiệu suất, chi phí, thời gian quy trình và chất lượng kháchhàng như số lượng giao nhận luân phiên và phương thức vận chuyển) cũngnhưtính linh hoạt (ví dụ, có khả năng tận dụng tối đa các sản phẩm, nguồn lựcbên ngoài và triển khai việc định giá và xúc tiến năng động) Trong các dâychuyền cung ứng khung, outsourcing được sử dụng để trợ giúp các điểm yếunội bộ.Cuối cùng, các dây chuyền cung ứng khung luôn tận tuỵ với những cảithiện không ngừng về con người và quy trình xuyên suốt tổng thể
2.2.4 Cơ cấu chuỗi cung ứng
Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng gồm có: nhà sản xuất, nhàphân phối, nhà bán lẻ, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ Mỗi thành phầntham gia có nhiệm vụ khác nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ thành một chuỗikhông thể tách rời
Nhà sản xuất: Là công ty làm ra sản phẩm gồm nhà s ản xuất thành phẩm
và nguyên vật liệu Họ có thể sử dụng nguyên vật liệu, bán thành phẩm từ từ nhàsản xuất khác để sản xuất ra sản phẩm
Nhà phân phối : Là công ty mua sản phầm với số số lượng lớn từ nhà sản
xuất Là trung gian trung chuyển sản phấmtừ nhà sản xuất đến khách hàng
Nhà bán lẻ: Là người mua hàng từ nhà phân phối, dự trữ hàng và bán
lại cho người tiêu dùng dựa vào nhu cầu và sở thích của họ
Khách hàng: Là người tiêu dùng cuối cùng mua hàng từ nhà bán lẻ hoặc
là người mua hàng và cung cấp lại sản phẩm
Nhà cung cấp dịch vụ : Là công ty cung cấp dịch vụ - nhu cầu chuyên
môn, kỹ năng theo yêu cầu của nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng gồm có: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ Mỗi thành phần tham gia có nhiệm vụ khác nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ thành một chuỗi không thể tách rời
8