TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KINH TẾ VỎ THỊ THANH TIỀN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI KÝ TÚC XÁ A, B TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Quản trị kinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
VỎ THỊ THANH TIỀN
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI KÝ TÚC XÁ A, B
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 52340101
08/2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
VỎ THỊ THANH TIỀN MSSV: B1412348
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI KÝ TÚC XÁ A, B
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 52340101
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS.Nguyễn Văn Duyệt
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS.Nguyễn Văn Duyệt,người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo cơ hội cho em hoàn thànhluận văn này
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả Thầy Cô trong khoa Kinh Tế, trườngĐại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốtthời gian em teo học tại trường
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡkhuyến khích, động viên và nhiệt tình giúp đỡ tốt nhất cho em trong suốt quátrình học tập và hoàn thành luận văn này
Bài làm không tránh khỏi những sai sót do hạn chế về mặt kiến thứcnhưng em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất Em rấtmong nhận được sự góp ý quý báu từ Thầy Cô, bạn bè để nghiên cứu có thểhoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
Vỏ Thị Thanh Tiền
Trang 4TRANG CAM KẾT
Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thuthập và kết quả phân tích trong đề tài đều là trung thực, đề tài không trùng vớibất cứ đề tài khoa học nào
Cần Thơ, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
Vỏ Thị Thanh Tiền
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Giáo viên hướng dẫn
ThS.Nguyễn Văn Duyệt
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Giáo viên phản biện
Trang 7TÓM TẮT
Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đếnmức độ hài lòng của sinh viên đối với ký túc xá A, B trường Đại học Cần Thơ.Nghiên cứu thực hiện phân tích từ ý kiến tham gia đánh khảo sát của 160 sinhviên đang sống tại ký túc A,B trường Đại học Cần Thơ Các phương phápđược sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả, sử dụng kiểm định thang đothông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phântích hồi quy nhị phân Binary Logistic Kết quả cho thấy các nhân tố có ảnhhưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên dẫn đến quyết định tiếp tục chọn ở
ký túc xá là giá, năng lực phục vụ và khả năng đáp ứng.
Từ đó, nghiên cứu đề xuất 3 nhóm giải pháp để nhằm nâng cao mức độhài lòng của sinh viên đối với ký túc xá A, B trường Đại học Cần Thơ và đểtạo sự thu hút đến lựa chọn nơi ở của sinh viên tại trường Ba nhóm giải pháp
là: điều chỉnh giá hợp lý, nâng cao dịch vụ và tiện nghi, nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên ký túc xá.
Trang 8MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.5.1 Phạm vi không gian 3
1.5.2 Phạm vi thời gian 3
1.5.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
2.1.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 7
2.1.2 Đặc điểm của ký túc xá 8
2.1.3 Sự hài lòng của khách hàng 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 11
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 12
2.2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 13
2.2.5 Xây dựng thang đo sơ bộ 14
Trang 9VÀ THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG SINH VIÊN Ở KÝ TÚC XÁ 18
3.1 TỔNG QUAN VỀ KTX ĐẠI HỌC CẦN THƠ 18
3.1.1 Giới thiệu về Trung tâm Phục vụ Sinh viên 18
3.1.2 Cơ sở vật chất ký túc xá 19
3.1.3 Những tiện ích dành cho sinh viên ở ký túc xá 20
3.2 THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG SINH VIÊN Ở KÝ TÚC XÁ 21
3.2.1 Phân tích số lượng sinh viên ở ký túc xá A, B 21
3.2.2 Thông tin nhận biết thực trạng sinh viên ở ký túc xá A, B trường Đại học Cần Thơ 22
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI KÝ TÚC XÁ A, B TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 25
4.1 GIỚI THIỆU 25
4.2 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT 25
4.3 PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI KÝ TÚC XÁ A, B TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 27
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo của biến độc lập 27
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 32
4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với ký túc xá A, B trường Đại học Cần Thơ 36
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 40
5.1 KẾT LUẬN 40
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 40
5.2.1 Căn cứ đề xuất 40
5.2.2 Đề xuất giải pháp 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 10DANH MỤC BIỂU BẢNG
Tran
Bảng 1.1 Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu từ các nghiên cứu trước 5 Y
Bảng 2.1 Tổng hợp số lượng bảng câu hỏi phỏng vấn 12
Bảng 2.2 Thang đo về năng lực phục vụ 15
Bảng 2.3 Thang đo về cơ sở vật chất 15
Bảng 2.4 Thang đo về giá 16
Bảng 2.5 Thang đó khả năng đáp ứng 16
Bảng 2.6 Thang đo sự tin cậy 17
Bảng 2.7 Thang đo sự cảm thông 1 Bảng 3.1 Thống kê đối tượng khảo sát theo giới tính 22
Bảng 3.2 Thống kê đối tượng khảo sát theo khóa học 22
Bảng 3.3 Số lượng sinh viên ở từng loại phòng 23
Bảng 3.4 Số lượng người ở thực tế của từng loại phòng 23
Bảng 3.5 Giá phòng của từng loại phòng 2 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát 26
Bảng 4.2 Kết quả thang đo Cronbach’s Alpha thang đo về năng lực phục vụ 27 Bảng 4.3 Kết quả thang đo Cronbach’s Alpha thang đo về cơ sở vật chất 28
Bảng 4.4 Kết quả thang đo Cronbach’s Alpha thang đo về Cơ sở vật chất sau khi loại biến 29
Bảng 4.5 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo về giá 29
Bảng 4.6 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo về khả năng đáp ứng 30
Bảng 4.7 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo về khả năng đáp ứng 30
Bảng 4.8 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo về sự tin cậy 31
Bảng 4.9 Kết quả Cronbach’sAlpha thang đo về sự cảm thông 31
Bảng 4.10 Kết quả Cronbach’sAlpha thang đo về sự cảm thông 32
Trang 11Bảng 4.12 KMO and Barlett’s Test 33
Bảng 4.13 Bảng ma trận xoay nhân tố 34
Bảng 4.14 Ominibus Tests of Model Coefficients 37
Bảng 4.15 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 37
Bảng 4.16 Classification Table 37
Bảng 4.17 Tóm tắt kết quả phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic 3 Bảng 5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 41
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Tran
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 14YHình 3.1 Số lượng sinh viên ở ký túc xá A, B từ học kỳ 2 năm học 2014 -2015đến học kỳ 1 năm học 2016 - 2017 2
Hình 4 1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 36
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội hiện này càng ngày càng phát triển, đối với việc trang bị tri thức
là một trong những điều cần thiết để bước vào cuộc sống, mọi người ai ai cũngkhông ngừng học hỏi, đặc biệt là đối với sinh viên – tầng lớp tri thức trẻ, thế
hệ trẻ của Việt Nam Đối với đa số các trường Đại học, Cao đẳng của ViệtNam mức độ tập trung chủ yếu là ở các thành phố lớn nên việc sinh viên từcác tỉnh lẻ đa số đều phải chấp nhận sống xa gia đình, di chuyển lên các thànhphố để học tập và sinh sống Để có thể có một kết quả học tập tốt thì đầu tiên
là việc các nhu cầu về: ăn, ở, phải được đáp ứng Nên đối với việc đáp ứngchổ tạm trú cho sinh viên là một vấn đề quan trọng và rất cần được giải quyếtmột cách có hiệu quả và triệt để Đối với việc lựa chọn chổ ở sinh viên hiện tại
có nhiều sự lựa chọn như: thuê trọ, ở ký túc xá, ở nhà người thân, Trong đóviệc lựa chọn ở ký túc xá là một trong những lựa chọn của nhiều sinh viên.Đối với các trường Đại học,Cao đẳng của Việt Nam đa phần đều xây dựng kýtúc xá để hỗ trợ sinh viên trong nhu cầu nơi ở
Ký túc xá trường Đại học Cần Thơ với sức chứa khoảng 10000 sinh viêntọa lạc tại khu 2 và khu Hòa An là nơi rất thuận tiện cho việc sinh hoạt và họctập của sinh viên học tập tại trường Việc sinh viên ở ký túc xá có rất nhiều ưuđiểm: chi phí thấp, gần trường học, môi trường giao lưu và học tập thuận lợi.Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều ý kiến phản ánh của sinh viên về sự không hàilòng khi sinh hoạt tại các khu ký túc xá tại trong trường Vậy có những vấn đề
gì đang tồn tại cần khắc phục và những ưu điểm nào cần phát huy và duy trì?
Và để làm rõ vấn đề nêu trên tác giả thực hiện đề tài “Đánh giá mức độ hài
lòng của sinh viên đối với ký túc xá A, B trường Đại học Cần Thơ ” để
nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinhviên đối với dịch vụ ký túc xá và từ đó xuất một số giải pháp để nâng cao cáchoạt động phục vụ sinh viên của ký túc xá để thu hút thêm nhiều sinh viên đến
Trang 141.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng về hoạt động ký túc xá A, B trường Đại học Cần Thơ là nhưthế nào?
-Mức độ hài lòng của sinh viên đối với ký túc xá A, B trường Đại họcCần Thơ là như thế nào?
- Các giải pháp nào giúp nâng cao các hoạt động phục vụ sinh viên của
ký túc xá và thu hút thêm nhiều sinh viên đến ở ký túc xá?
1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
H1: Năng lực phục vụ được sinh viên đánh giá càng cao thì sự hài lòngcủa sinh viên đối với ký túc xá càng cao Mối quan hệ giữa thành phần nănglực phục vụ và sự hài lòng của sinh viên là thuận chiều
H2: Cơ sở vật chất được sinh viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng củasinh viên đối với ký túc xá càng cao Mối quan hệ giữa thành phần cơ sở vậtchất và sự hài lòng của sinh viên là thuận chiều
H3: Giá được sinh viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng của sinh viênđối với ký túc xá càng cao Mối quan hệ giữa thành phần giá và sự hài lòngcủa sinh viên là thuận chiều
H4: Khả năng đáp ứng được sinh viên đánh giá càng cao thì sự hài lòngcủa sinh viên đối với ký túc xá càng cao Mối quan hệ giữa thành phần khảnăng đáp ứng và sự hài lòng của sinh viên là thuận chiều
H5: Sự tin cậy được sinh viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng của sinhviên đối với ký túc xá càng cao Mối quan hệ giữa thành phần sự tin cậy và sựhài lòng của sinh viên là thuận chiều
H6: Sự cảm thông được sinh viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng củasinh viên đối với ký túc xá càng cao Mối quan hệ giữa thành phần sự cảmthông và sự hài lòng của sinh viên là thuận chiều
Trang 151.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện ở trường Đại học Cần Thơ Vì thời gian có hạn và
ký túc xá của trường với số lượng sinh viên khá lớn nên chỉ có thể lấy ý kiếncủa một số sinh viên làm đại diện
1.5.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ khoảng tháng 8 đến tháng đầu tháng 11 năm2017
Số liệu thứ cấp được thu thập từ 1/2015 đến 6/2017
Số liệu sơ cấp được thu thập từ 10/10/2017 đến 30/10/2017
1.5.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài các vấn đề liên quan đến mức độ hàilòng của sinh viên đối với ký túc xá A, B trường Đại học Cần Thơ
Đối tượng khảo sát là những sinh viên (trừ K43) hiện đang sử dụng dịch vụ
ký túc xá của trường Đại học Cần Thơ
1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tống Văn Toàn và Nguyễn Thị Hiền, 2014 “Cải thiện chất lượng dịch vụ khu nội trú tại trường Đại học Nha Trang” Tạp chí Khoa học –
Công nghệ Thủy sản, số 3/2014 Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích
các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên nội trú tại trường Đại họcNha Trang bằng việc sử dụng lý thuyết về dịch vụ được vận dụng vào chấtlượng dịch vụ ở nội trú của nhà trường thông qua điều tra 600 sinh viên Tácgiả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với: 1 - hoàn toàn không đồng ý cho đến
5 - hoàn toàn đồng ý cho 37 biến quan sát Thang đo được kiểm định qua việc
sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá Kiểm định
mô hình thông qua việc sử dụng phân tích hồi qui đa biến Kết quả nghiên cứucho thấy trong 6 yếu tố nghiên cứu thì cả 6 yếu tố đều ảnh hưởng có ý thống
kê đến sự hài lòng là: (1) Sự tin cậy, (2) Đảm bảo, đáp ứng, (3) Thái độ nhiệttình, cảm thông, (4) Năng lực phục vụ, (5) Chi phí cảm nhận và (6) Phươngtiện hữu hình Trong đó yếu tố Đảm bảo, đáp ứng và Thái độ nhiệt tình, cảmthông là những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất Mức độ giải thích của các yếu tốnày đến sự hài lòng của sinh viên nội trú tại Đại học Nha Trang là 85,5%
Lê Anh Tuấn, 2015 “Đánh giá sự hài lòng cả sinh viên đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá tại cơ sở chính trường Đại học Hồng Đức” Đề tài
nghiên cứu chính thức thông qua bảng câu hỏi thăm dò trực tiếp ý kiến sinhviên tại ký túc xá cơ sở chính Đại học Hồng Đức với một mẫu kích thước
Trang 16n=165 quan sát để kiểm định mô hình thang đo và mô hình lý thuyết Thang
đo được kiểm định thông qua phân tích độ tin cậy Crombach’s Alpha và phântích nhân tố EFA Mô hình lý thuyết được kiểm định thông qua phân tích hồiquy đa biến Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của sinh viên bao gồm 6yếu tố: (1) Năng lực phục vụ; (2) Cơ sở vật chất; (3) Khả năng đáp ứng; (4)Giá cả; (5) Mức độ tin cậy; (6) Sự cảm thông với 24 biến quan sát Trong đó 4yếu tố: Năng lực phục vụ; Mức độ tin cậy; Giá cả; Sự cảm thông, được sinhviên đồng ý là góp phần tạo nên sự hài lòng của họ đối với chất lượng dịch vụ
ký túc xá
Lê Quốc Dũng, 2013 “Đánh giá thực trạng nhà trọ sinh viên làm cơ
sở quy hoạch nhà ở sinh viên trên nền tảng phát triển đô thị Thành Phố cần Thơ”.Đề tài điều tra 500 trường hợp ở 3 quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái
Răng theo hiện trạng vị trí của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyênnghiệp Trong đó, 100 quan sát cho quận Cái Răng, 100 quan sát cho quậnBình Thủy, 300 quan sát cho quận Ninh Kiều Đối tượng là các sinh viên ở trọtrên địa bàn nghiên cứu của đề tài, nhằm thu thập thông tin về điều kiện, vị trí,tình trạng của sinh viên, ý kiến sinh viên về nhu cầu chổ ở tại các khu nhà trọ
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá về khả năng đáp ứng chổ ởcho sinh viên của các trường Dùng phương pháp phân tích trung bình để tìmhiểu mức độ sát với thực tê, nhằm đánh giá hiện trạng và xu hướng lựa chọnnhà ở của sinh viên Từ kết quả điều tra thực tế, có 6 nhân tố tác động đến sựlựa chọn nhà ở của sinh viên: (1) số lượng sinh viên có nhu cầu ở, (2) khảnăng tài chính, (3) vị trí của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyênnghiệp, (4) ký túc xá tại các trường, (5) thời điểm nhạy cảm, (6) tâm lý sinhviên Trong đó, số lượng sinh viên có nhu cầu ở là yếu tố quan trọng, ảnhhưởng hàng đầu tới cầu bất động sản nhà ở cho sinh viên
4 Nguyễn Thị Thùy Giang, 2012 “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ ký túc xá trường cao đẳng công nghệ thông tin Việt – Hàn” Đề tài được nghiên cứu sơ bộ và xác định thang đo, bản câu hỏi chính
thức được xây dựng và phát hành để thu số liệu làm dữ liệu nghiên cứu Sửdụng phân tích thống kê mô tả giá trị trung bình, kiểm định phân tích nhân tố,kiểm định độ tin cậy của thang đo, chạy mô hình tuyến tính (SEM) Sử dụngthang đo Likert 5 mức độ (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3)Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý Số bảng câu hỏi hợp lệ được
sử dụng là 374 bảng Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng chung đốivới chất lượng dịch vụ ký túc xá là đạt khá cao, trung bình đạt từ 3,78 đến 4,10của thang đo Likert 5 mức độ Các nhân tố có ảnh hưởng là (1) nhân tố chất
Trang 17đó nhân tố chất lượng chức năng được đánh giá cao hơn hai nhân tố chấtlượng kỹ thuật và nhân tố hình ảnh và hai nhân tố này có tác động thuận chiềuđến sự hài lòng của sinh viên Ngoài ra các yếu có sự ảnh hưởng đến việc lựachọn của sinh viên ở ký túc xá thông qua việc thu thập ý kiến từ sinh viên baogồm: công tác đảm bảo an ninh trật tự, không gian tốt để học tập và rèn luyện,chính sách hỗ trợ cho sinh viên, công nghệ thông tin (mạng) và thiết kế khuvực tự nấu ăn.
Trang 18Bảng 1.1 Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu từ các nghiên cứu trước.STT nghiên cứuNội dung Tác giả,năm Phương phápnghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Kiểm địnhCrombach ‘sAlpha vàphân tíchnhân tố khámphá, hồi qui
đa biến
Có 6 yếu tố ảnh hưởng có ýthống kê đến sự hài lòng là:
Sự tin cậy; Đảm bảo, đápứng; Thái độ nhiệt tình,cảm thông; Năng lực phụcvụ; Chi phí cảm nhận vàphương tiện hữu hình
Thống kê mô
tả, kiểm địnhCrombach ‘sAlpha vàphân tíchnhân tố khámphá, hồi qui
đa biến
Có 6 yếu tố ảnh hưởng đếnmức độ hài lòng: (1) Nănglực phục vụ; (2) Cơ sở vậtchất; (3) Khả năng đápứng; (4) Giá cả; (5) Mức độtin cậy; (6) Sự cảm thông
So sánh, phântích, đánh giá,phương phápphân tíchtrung bình
Số lượng sinh viên có nhucầu ở; khả năng tài chính;
vị trí của trường đại học,cao đẳng, trung cấp chuyênnghiệp; ký túc xá tại cáctrường; thời điểm nhạycảm; tâm lý sinh viên cótác động đến sự lựa chọnnhà ở của sinh viên
Phân tíchthống kê mô
tả giá trị trungbình, kiểmđịnh phântích nhân tố,kiểm định độtin cậy củathang đo,chạy mô hìnhtuyến tính(SEM)
Các nhân tố có ảnh hưởng
là (1) nhân tố chất lượngchức năng; (2) nhân tố chấtlượng kỹ thuật; (3) nhân tốHình ảnh
Các yếu có sự ảnh hưởngđến việc lựa chọn ở ký túc
xá của sinh viên: công tácđảm bảo an ninh trật tự,không gian tốt để học tập
và rèn luyện, chính sách hỗtrợ cho sinh viên, côngnghệ thông tin (mạng) vàthiết kế khu vực tự nấu ăn
Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu lược khảo
Trang 19Ký túc xá thường được xây dựng trong một khuôn viên tương đối độc lập
và thiết kế theo dạng nhà ở tập thể với nhiều phòng và nhiều giường trong mộtphòng hoặc giường tầng, cùng với hệ thống nhà vệ sinh công cộng, nhà tắmcông cộng hoặc các công trình tập thể khác Hầu hết các trường cao đẳng vàcác trường đại học cung cấp các phòng phòng đơn hoặc phòng đại trà cho sinhviên của họ, thường là với chi phí nhất định Những công trình này bao gồmnhiều phòng như vậy, giống như một tòa nhà hay căn hộ Hầu hết các ký túc
xá rất gần với khuôn viên của nhà trường hơn so với nhà ở tư nhân Sự thuậntiện này là một nhân tố chính trong sự lựa chọn của nơi ở của sinh viên
2.1.1.2 Dịch vụ ký túc xá
Dịch vụ là sự phục vụ góp phần đáp ứng các nhu cầu cá nhân hay tập thểkhác với thể thức chuyển quyền sở hữu một thứ của cải vật chất nào đó (Theo
từ điển thuật ngữ kinh tế tài chính)
Dựa theo định nghĩa về dịch vụ của Zeithaml & Britner có thể định nghĩadịch vụ ký túc xá là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện các hoạtđộng liên quan đến ký túc xá tạo ra giá trị sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu vàmong đợi của sinh viên
Dựa theo Kotler & Armstrong có thể định nghĩa dịch vụ ký túc xá là bất
kỳ hành động hay lợi ích về các hoạt động ký túc xá mà nhà trường có thểcung cấp cho sinh viên và ngược lại mà về cơ bản là vô hình và không đem lại
sự sở hữu nào cả
Trang 202.1.2 Đặc điểm của ký túc xá
Theo Quy chế Công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Ban hành kèm theo Thông tư số 27 /2011/ TT-BGDĐT ngày 27tháng 06 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì khu nội trú hoặc ký túc xá (sau đây gọi chung là khu nội trú) phải có
các điều kiện, tiện nghitối thiểu bảo đảm nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt củaHSSV nội trú; thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường
Điều 3, chương I trong quy chế trên có nêu rõ về những quy định chungcủa một khu nội trú như sau:
1 Khu nội trú là nơi để học sinh, sinh viên tạm trú trong thời gian học tạitrường, do nhà trường tổ chức quản lý
2 Khu nội trú phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ têngọi và địa chỉ đầy đủ bằng tiếng Việt
3 Khu nội trú phải có nội quy đặt ở nơi dễ quan sát; có phòng trực, vănphòng làm việc của Ban quản lý khu nội trú; có các phương tiện để phục vụthông tin, phát thanh tuyên truyền cho học sinh, sinh viên trong khu nội trú
4 Nhà, phòng ở, phòng sinh hoạt chung phải có biển tên nhà, số phòng,biển tên các phòng sinh hoạt chung
5 Không được tổ chức hoạt động mê tín, dị đoan và các sinh hoạt tôngiáo dưới bất cứ hình thức nào trong khu nội trú
6 Có khu trông, giữ các phương tiện giao thông của học sinh, sinh viênbảo đảm an toàn, thuận tiện
7 Có các loại hình dịch vụ và các điều kiện đảm bảo sinh hoạt của họcsinh, sinh viên nội trú
Đối với các dịch vụ hỗ trợ sinh viên trong ký túc xá thì ở điều 11,chương 3 của quy chế trên nếu rõ như sau:
1 Tổ chức các dịch vụ trông giữ xe, điện thoại công cộng, Internet, khuvui chơi, giải trí, thể thao trong khu nội trú phù hợp với điều kiện cơ sở vậtchất, nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên để tạo sân chơi lành mạnh,góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên nội trú
2 Tổ chức các phòng tự học, đọc sách, báo, xem ti vi, sinh hoạt văn hóa,văn nghệ phục vụ học sinh, sinh viên nội trú
Trang 213 Tổ chức nhà ăn, trung tâm dịch vụ, căng tin phục vụ cho học sinh, sinhviênnội trú thuận tiện, phù hợp với điều kiện kinh tế của học sinh, sinh viên,bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
4 Tổ chức các hoạt động tư vấn về tâm lý, sức khoẻ, kỹ năng sống, họctập, hướng nghiệp và việc làmcho học sinh, sinh viên trong khu vực nội trú
5 Tùy điều kiện từng trường có thể tổ chức các khu vực hoặc phòng tựnấu ăn chung cho học sinh, sinh viên trong khu nội trú
6 Xây dựng quy định cụ thể về các hoạt động dịch vụ để phục vụ họcsinh, sinh viên trong khu nội trú
2.1.3 Sự hài lòng của khách hàng
2.1.3.1 Định nghĩa sự hài lòng của khách hàng
Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về sự hài lòng của khách hàng
Cụ thể nhất, sự hài lòng của khách hàng là tâm trạng, cảm giác của khách hàng
về một công ty khi sự mong đợi của họ được thõa mãn hay đáp ứng vượt mứctrong suốt vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ Khi khách hàng đạt được sựthỏa mãn sẽ có được lòng trung thành và tiếp tục mua sản phẩm của công ty.Theo Kotler (2001) thì sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác củamột người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm, dịch vụvới những kỳ vọng của người đó Kỳ vọng ở đây được xem là ước mong haymong đợi của con người Nó bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trước
đó và thông tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin truyền miệng của bạn bè,gia đình,… Trước hết, khách hàng hình thành trong suy nghĩ của mình những
kỳ vọng về những yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch mà cung cấp có thểmang lại cho họ trước khi các khách hàng quyết định mua Sau đó việc muadịch vụ và sử dụng dịch vụ đóng góp vào niềm tin khách hàng về hiệu năngthực sự của dịch vụ mà họ đang sử dụng
Sự thỏa mãn đi đến sự hài lòng của khác hàng chính là sự so sánh hiệuquả mà dịch vụ này mang lại giữa những gì mà họ kỳ vọng trước khi mua dịch
vụ và những gì mà họ đã nhận được sau khi sử dụng nó, sẽ có 3 trường hợp:
sự hài lòng được xác nhận nếu hiệu quả của dịch vụ đó hoàn toàn trùng với kỳvọng của khách hàng Sẽ thất vọng nếu hiệu quả của dịch vụ không phù hợpvới kỳ vọng, mong đợi của khách hàng Sẽ hài lòng nếu như những gì họ cảmnhận và trải nghiệm sau khi đã sử dụng dịch vụ vượt quá những gì mà họmong đợi và kỳ vọng trước khi mua dịch vụ
Trang 222.1.3.2 Mối quan hệ giữa sự hài lòng khách hàng và dịch vụ ký túc xá
Theo một số nhà nghiên cứu sự hài lòng có thể được phân loại thành 3loại và chúng có sự tác động khác nhau đến nhà cung cấp dịch vụ:
Hài lòng tích cực: đây là sự hài lòng mang tính tích cực được phản hồi
thông qua các nhu cầu sử dụng ngày một tăng lên đối với nhà cung cấp dịch
vụ Cũng như đối với dịch vụ ký túc xá nếu như sự hài lòng của sinh viên ởmức độ tích cực thì nghĩa là mối quan hệ giữa sinh viên và ban quản trị cungcấp ký túc xá là mối quan hệ tốt đẹp, có sự tín nhiệm lẫn nhau va cảm thấy hàilòng khi giao dịch Sinh viên cũng sẽ hy vọng thêm rằng ban quản trị ký túc xá
sẽ đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình về ký túc xá Chính
vì vậy, đây là nhóm khách hàng – nhóm sinh viên dễ dàng trở thành kháchhàng trung thành đối với dịch vụ ký túc xá miễn là sinh viên cảm thấy đượcnhiều cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ ký túc xá từ phía ban quản trị
Hài lòng ổn định: đối với những khách hàng có sự hài lòng ổn định, họ
sẽ cảm thấy thoải mái và hài lòng với những gì đang diễn ra và không muốn
có sự thay đổi trong cách phục vụ của doanh nghiệp Cũng như đối với nhữngsinh viên có mức độ hài lòng ổn định đối với ký túc xá thì nghĩa là sinh viên tỏ
ra dễ chịu, có sự tin tưởng cao đối với ban quản trị ký túc xá và sẳn lòng tiếptục sử dụng dịch vụ ký túc xá mà không mong muốn có sự thay đổi nào
Hài lòng thụ động: những khách hàng có sự hài lòng thụ động ít tin
tưởng vào doanh nghiệp và họ cho rằng rất khó để doanh nghiệp có thể cảithiện được chất lượng dịch vụ và thay đổi theo yêu cầu của họ Vì vậy, tương
tự như đối với dịch vụ ký túc xá, khi sinh viên có sự hài lòng thụ động về dịch
vụ này thì sinh viên sẽ không có những đóng góp ý kiến hay tỏ ra thờ ở vớinhững nổ lực cải tiến của ban quản trị ký túc xá
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp:
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ website trường Đại học Cần Thơ, sốliệu về thực trạng ký túc xá A, B của trường Đại học Cần Thơ từ phòng tài vụcủa trường và kết quả các nghiên cứu của các nghiên trước đây
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp:
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được thu bằng cách phỏng vấn trực tiếpsinh viên đang ở ký túc xá của trường Đại học Cần Thơ thông qua bảng câu
Trang 23hỏi soạn sẵn nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ở kýtúc xá của sinh viên Đại học Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
D: là số lượng bảng câu hỏi của từng ký túc xá
Số lượng bảng câu hỏi ở ký túc xá A: DA = (3732/7716) x 160 = 77
Số lượng bảng câu hỏi ở ký túc xá B: DB = 160 – 77 = 83
Ở mỗi ký túc xá tác giả phân loại phòng theo số lượng giường ở từngphòng và thực hiện chia bảng phỏng vấn theo công thức:
G: số lượng bảng câu hỏi của từng loại phòng
Số bảng câu hỏi ở ký túc xá A
o Loại phòng 3 giường: AG3 = (44/482) x 77= 7
o Loại phòng 4 giường: AG4 = (33/482) x 77 = 5
o Loại phòng 5 giường: AG5 = (20/482) x 77 = 3
o Loại phòng 6 giường: AG6 = (60/482) x 77 = 10
o Loại phòng 8 giường: AG8 = (325/482) x 77 = 52
Trang 24Bảng 2 1 Tổng hợp số lượng bảng câu hỏi phỏng vấn
Ký túc xá Loại phòng Số lượng bảng câu hỏi
Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Đối với số lượng bảng câu hỏi thu ở loại phòng 3,4,5,6 giường là ít.Nhưng tác giả vẫn giữ nguyên số lượng bảng câu hỏi để thực hiện thu mẫu Đểgiữ nguyên lựa chọn ban đầu là phân tầng dự theo thực trạng lựa chọn ở giữahai ký túc xá A, B của sinh viên và hiện trạng số lượng phòng ở của từng kýtúc xá trường Và đối với những sinh viên ở loại phòng này sẽ có mức độ hàilòng về phòng ở cao hơn loại phòng 8 giường Vì ở những phòng này xét về
cơ sở vật chất bố trí phòng ít giường hơn sẽ có cảm giác rộng rãi và thoải máihơn so với phòng có 8 giường, mức độ riêng tư của từng sinh viên cũng caohơn Phần lớn những sinh viên chọn ở những loại phòng này sẽ có kinh tế kháhơn và đối với việc lựa chọn ở ký túc xá những sinh viên này chưa đến ¼ sovới tổng số phòng hiện có của ký túc xá Để đảm bảo mức độ khách quan chokết quả nghiên cứu nên tác giả sẽ giữa nguyên số lượng bảng câu hỏi cần thutheo như kết quả tính toán được trình bài trong bảng 2.1
2.2.2.2 Phương pháp xác định cỡ mẫu
Đề tài sử dụng phân tích nhân tố khám phá, kích thước cỡ mẫu tối thiểu
là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1 (Theo Hair et al(2006)) Đề tài có 26 biến quan sát vì vậy số quan sát tối thiểu phải là:
26 x 5 = 130 quan sát
Do dự phòng phỏng vấn không đầy đủ cỡ mẫu nên cỡ mẫu được nâng lên
160 quan sát
Trang 252.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng excel để vẽ biểu đồ và thực hiện việc so sánh và nhận xét số liệu
về thực trạng sinh viên đang ở ký túc xá và khả năng đáp ứng chổ ở của ký túcxácủa trường Đại học Cần Thơ
Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với ký túc xá A, B trườngĐại học Cần Thơ:
- Sử dụng excel và SPSS 16.0 để thực hiện nhập số liệu và xử lý số liệu
- Sử dụng thống kê mô tả để tổng quan về mẫu điều tra: Thống kê mô tả
là phương pháp có liên quan đến thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán
và mô tả các đặc trưng khác nhau để phán ánh một cách tổng quát đối tượngnghiên cứu Các đại lượng thống kê mô tả chỉ dược tính đối với các biến địnhlượng và thường sử dụng các đại lương sai: trung bình cộng (mean), sai sốtrung bình mẫu (standard error of mean), số trung vị (median), mode, độ lệchchuẩn (standard deviation), phương sai (variance), số lớn nhất (maximum), sốnhỏ nhất (minimum)
- Sử dụng Crombach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy thang đo của cácbiến độc lập Và loại bỏ các biến không đủ tin cậy trong bước này
- Phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá độ tin cậy và giá trị củathang đó, sau đó gom các biến quan sát có ý nghĩa tuyến tính với nhau thànhnhóm nhân tố mới để hiểu chỉnh mô hình nghiên cứu
- Sử dụng phân tích hồi qui Binary Logistic để ước lượng xác suất sinhviên sẽ tiếp tục chọn ở ký túc xá A, B trường Đại học Cần Thơ
Đề xuất hàm ý quản trị giúp nhà quản trị có những giải pháp giúp ký túc
xá đáp ứng nhu cầu của sinh viên và thu hút thêm nhiều sinh viên chọn ở kýtúc xá.Sử dụng phương pháp phân tích định tính, suy luận, diễn giải để đề xuấthàm ý quản trị góp phần giúp nhà quản trị có những giải pháp giúp ký túc xáđáp ứng nhu cầu của sinh viên và thu hút thêm nhiều sinh viên chọn ở ký túcxá
2.2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sau khi lược khảo một số tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu,trên cơ sở đó tác giả nhận thấy sự hài lòng của sinh viên liên quan đến nhiềuyếu tố như sau:
- Giá: là giá trị sản phẩm hay dịch vụ được quy đổi ra tiền
- Cơ sở vật chất: nếu chất lượng của cơ sở vật chất không tốt sẽ ảnhhưởng đến tình trạng hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ
- Khả năng đáp ứng: nói vệ việc cung cấp các dịch vụ nhằm thõa mãnkhách hàng
Trang 26- Năng lực phục vụ: đề cập đến sự nhiệt tình, khả năng có thể phục vụcủa nhà cung cấp đối với khách hàng.
- Sự cảm thông: thể hiện sự sự quan tâm, chăm sóc đến khách hàng
- Sự tin cậy: nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thờigian ngay từ đầu
Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.2.5 Xây dựng thang đo sơ bộ
Sự hài lòng của sinh viên là một khái niệm tổng quát Khi xây dựngthang đo sự hài lòng trong quá trình nghiên cứu này được đo lường thông quamức độ hài lòng tổng quát của sinh viên đối với ký túc xá Do đó thang đo sựhài lòng chung của sinh viên tại ký túc xá được do lương thông qua 6 biếnquan sát thể hiện sự đồng tình của sinh viên đối với: năng lực phục vụ; cơ sởvật chất; giá; khả năng đáp ứng; sự tin cậy; sự cảm thông
Thang đo Likert 5 mức độ như sau: 1: rất không đồng ý; 2: không đồngý; 3: không có ý kiến; 4: đồng ý; 5: rất đồng ý
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (IntervalScale)
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) /n = (5-1)/5 = 0.8
Giá trị trung bình ý nghĩa:
Năng lực
phục vụ
Sựhài lòng của sinh viên
Trang 274 biến quan sát Thang đo gồm 4 biến từ NLPV1 đến NLPV4
Bảng 2.2 Thang đo về năng lực phục vụ
NLPV1 Bảo vệ thường xuyên đi kiểm tra tình hình trong ký túc xáNLPV2 Nhân viên nhà xe vui vẻ, nhiệt tình khi phục vụ
NLPV3 Ban quản lý làm việc tân tình với sinh viên, chuyên nghiệpNLPV4 Nhân viên căng teen, cửa hàng tiện lợi vui vẻ, nhiệt tình khiphục vụ
Nguồn: Tác giả đề xuất
2.2.4.2 Cơ sở vật chất
Sinh viên quan tâm đến sự tiện nghi, thuận tiện, đầy đủ trang thiết bịphục vụ nhu cầu hằng ngày của họ Thang đo cảm nhận của sinh viên về cở sởvật chất gồm 7 biến được ký hiệu từ CSVC1 đến CSVC7
Bảng 2.3 Thang đo về cơ sở vật chất
CSVC1 Ký túc xá có trang bị về phòng chống cháy nổ
CSVC2 Điện, nước được cung cấp ổn định
CSVC3 Hệ thống thoát nước của ký túc xá tốt
CSVC4 Vị trí và diện tích nhà vệ sinh thuận tiện và rộng rãi
CSVC5 Vị trí và diện tích phòng bếp thuận tiện và rộng rãi
CSVC6 Vị trí và diện tích nơi phơi đồ hợp lý
CSVC7 Vị trí và số lương quạt được bố trí hợp lý
Nguồn: Tác giả đề xuất
Trang 28Bảng 2 4 Thang đo về giá
G1 Giá ký túc xá phù hợp với dịch vụ mà nhà trường đưa raG2 Giá của ký túc xá hợp lý so với các nhà trọ khác
G3 Giá điện, nước, giữ xe là hợp lý
G4 Giá của hàng hóa ở căng teen và cửa hàng tiện lợi hợp lý
Nguồn: Tác giả đề xuất
4.2.4.4 Khả năng đáp ứng
Sinh viên thường quan tâm đến các nhu cầu về tiện nghi cơ bản của sinhviên có được đáp ứng hay không? Thang đo gồm 4 biến được ký hiệu từKNDU1 đến KNDU4
Bảng 2.5 Thang đó khả năng đáp ứng
KNDU1 Nơi giữ xe an toàn và rộng rãi
KNDU2 Hệ thống wifi miễn phí ổn định
KNDU3 Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho sinh viên được đáp ứng
đầy đủKNDU4 Thức ăn, đồ uống (căng teen), hàng hóa (cửa hàng tiện lợi)phù hợp với nhu cầu của sinh viên.KNDU5 An ninh được giữ vững, đảm bảo an toàn cho sinh viên
Nguồn: Tác giả đề xuất
4.2.4.5 Sự tin cậy
Đề cập đến khả năng thực hiện cam kết của nhân viên ký túc xá, sự tintưởng của sinh viên đối với ký túc xá là bao nhiêu? Thang đo gồm 3 biến kýhiệu từ STC1 đến STC3
Trang 29Bảng 2.6 Thang đo Sự tin cậy
STC1 Khi cơ sở vật chất hư hỏng thì ký túc xá sửa chữa đúng hạnSTC2 Khi có khiếu nại, phàn nàn thì ký túc xá giải quyết nhanhchóng và linh hoạt.STC3 Bạn tin tưởng và lời cam kết của nhân viên ký túc xá
Nguồn: Tác giả đề xuất
4.2.4.6 Sự cảm thông
Sự cảm thông thể hiện qua sự quan tâm của ký túc xá đối với sinh viên.Thang đo bao gồm 3 biến ký hiệu từ SCT1 đến SCT3
Bảng 7 Thang đo sự cảm thông
SCT1 Ký túc xá thường xuyên tổ chức hoạt động giao lưu, vănnghệ, sân chơi giành cho sinh viênSCT2 Thời gian đóng, mở cửa ký túc xá hợp lý
SCT3 Ban quản lý ký túc xá thường xuyên cử người đến hỏi thămvà lắng nghe ý kiến của sinh viên
Nguồn: Tác giả đề xuất
Trang 30CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ KÝ TÚC XÁ ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VÀ THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG SINH VIÊN Ở KÝ TÚC XÁ.
3.1 TỔNG QUAN VỀ KTX ĐẠI HỌC CẦN THƠ
3.1.1 Giới thiệu về Trung tâm Phục vụ Sinh viên
Trung tâm Phục vụ Sinh viên được thành lập theo Quyết định
số 1944/QĐ-ĐHCT, ngày 04/6/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học CầnThơ, thuộc Phòng Công tác sinh viên được giao nhiệm vụ quản lý sinh viênnội trú nói riêng, quản lý và điều hành mọi hoạt động của ký túc xá nói chung.Trước mắt, vận hành các hoạt động tại ký túc xá B
3.1.1.1 Vai trò, vị trí, chức năng của Trung tâm
Trung tâm thực hiện mảng công tác quản lý sinh viên nội trú, tham mưu
và đề xuất cho Phòng Công tác Sinh viên, cho Ban Giám hiệu về các công tácquản lý sinh viên nội trú, thực hiện các công tác nhằm không ngừng nâng caochất lượng chỗ ở, sinh hoạt văn hóa cho sinh viên ở ký túc xá, từng bước xâydựng ký túc xá trở thành khu nội trú an toàn, văn minh, hiện đại và thực hiện
theo định hướng “Ký túc xá không chỉ là nơi ở mà còn là nơi tự rèn luyện của sinh viên”
3.1.1.2 Nhiệm vụ của Trung tâm
- Quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị khu kýtúc xá, đề xuất xây dựng thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng ngàycàng tốt hơn nhu cầu của sinh viên; tổ chức bộ máy nhân sự, quản lý, điềuhành, vận hành hệ thống ký túc xá theo đúng quy định của nhà trường
- Triển khai các văn bản của Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo củaban ngành liên quan đến mảng công tác thuộc Trung tâm quản lý; soạn thảo,trình Hiệu trưởng ký và ban hành các văn bản liên quản đến công tác quản lý
và điều hành (nội quy, quy định…).
- Triển khai và thực hiện các thủ tục về thu nhận và bố trí sinh viên vào
ở hàng năm; tiếp nhận, bố trí, quản lý, thanh toán…đối với học viên sau đại
học, sinh viên quốc tế, phụ huynh sinh viên vãng lai (nếu có).
- Phối hợp với các đơn vị trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, vănnghệ, thể dục thể thao, giao lưu, tư vấn y tế… không ngừng nâng cao đời sốngvăn hóa, tinh thần, sức khỏe cho sinh viên
Trang 31- Chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chức năng trong công tác giữgìn an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, phòngchống cháy nổ… trong khu vực ký túc xá.
- Chịu trách nhiệm quản lý (hoặc phối hợp quản lý) các hoạt động dịch
vụ trong khu vực ký túc xá do nhà trường phân công
- Thực hiện chế độ chính sách, xã hội đối với sinh viên về chỗ ở
- Đề xuất các chế độ khen thưởng đối với cán bộ và sinh viên có nhiềuthành tích và xử lý kỷ luật sinh viên vi phạm nội quy
- Thực hiện chế độ lưu trữ, thống kê, báo cáo theo quy định của nhàtrường
3.1.2 Cơ sở vật chất ký túc xá
Khu ký túc xá sinh viên của Trường hiện này gồm có 3 khu: Khu ký túc
A, Khu ký túc xá B và Khu ký túc xá C (Hòa An)
- Khu ký túc xá A: có vị trí trong khuôn viên khu II, Trường Đại học
Cần Thơ Cơ sở vật chất chủ yếu là các tỉnh/thành trong khu vực đồng bằngsông Cửu Long đầu tư qua nhiều năm, bao gồm: 2 dãy nhà 5 tầng; 12 dãy 2tầng; 15 dãy 1 tầng và hệ thống nhà giữ xe sinh viên, căntin, ki-ốt phục vụ ănuống, sinh hoạt cho sinh viên
- Khu ký túc xá B: Thực hiện theo Dự án Khu Nhà ở sinh viên, xây
dựng theo Quyết định số 2285/QĐ-UBND, ngày 03/08/2009 của Ủy ban nhândân Thành phố Cần Thơ, khởi công xây dựng ngày 10/10/2009, trong khuônviên thuộc khu II, Trường Đại học Cần Thơ Nguồn vốn đầu tư Dự án Khu
Nhà ở sinh viên từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (vốn chương trình nhà ở cho sinh viên Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2009 – 2010) của Chính phủ Quy mô xây dựng gồm 08 dãy nhà 5 tầng (với tổng diện tích xây dựng 6.000 m 2 (tổng diện tích sàn 35.000 m 2 ), thuộc loại công trình dân dụng cấp III Tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu gần 250 tỷ đồng).Ngoài ra, tại khu Kýtúc xá B còn có hệ thống tường rào bao quanh, hệ thống nhà giữ xe, căntin,siêu thị, viễn thông, ATM…
Để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ SV, nhà trường đầu tư các
trang thiết bị hiện đại và sử dụng tin học trong quản lý (hệ thống kiểm soát ra vào cổng ký túc xá, camera quan sát…) và sử dụng phần mềm quản
lý (online), các phương tiện phục vụ (wifi…)
- Khu KTX-C (Hòa An): Hiện tại, đang sử dụng các dãy nhà cấp 4.
Trường đang đầu tư và kêu gọi địa phương đầu tư xây dựng ký túc xá mới,
Trang 32nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho sinh viên Ngoài ra, trong Dự án xây dựngTrung tâm Quốc phòng, đang triển khai xây dựng ký túc xá phục vụ sinh viênhọc tập học phần này.
3.1.3 Những tiện ích dành cho sinh viên ở ký túc xá
Ký túc xá Trường Đại học Cần Thơ là địa chỉ tin cậy cho sinh viên antâm và thuận tiện trong việc ăn ở, sinh hoạt và học tập tại Trường Ký túc xá
có hàng rào bao quanh, có lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp 24/24
Một số tiện ích dành cho sinh viên ở ký túc xá:
- Được sử dụng miễn phí Wifi, tốc độ kết nối là 14Mbps/14Mbps, miễnphí gởi xe đạp
- Các khu ký túc xá đều có hệ thống siêu thị mini, căng-tin, nhà xe Căntin, nhà ăn: phục vụ sinh viên với nhiều mức giá cho sinh viên lựa chọn tùytheo nhu cầu, bảo đảm về dinh dưỡng và tuyệt đối về vệ sinh, an toàn thực
phẩm (được chứng nhận của cơ quan chức năng TP Cần Thơ).
- Được tham gia các câu lạc bộ học thuật, các hoạt động văn hóa, vănnghệ, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng mềm
- Khu vui chơi, luyện tập thể dục thể thao cho sinh viên
Việc lựa chọn phòng ở cũng được ký túc xá tạo điều kiện với nhiều loạiphòng khác nhau và các mức giá từ 100.000 – 250.000 đồng/sinh viên/tháng
- Khu A:
+ Loại 3 sinh viên/phòng (được phép nấu ăn)+ Loại 4 sinh viên/phòng (được phép nấu ăn)+ Loại 5 sinh viên/phòng (được phép nấu ăn)+ Loại 6 sinh viên/phòng (được phép nấu ăn)+ Loại 8 sinh viên/phòng (được phép nấu ăn)
- Khu B:
+ Loại 6 sinh viên/phòng+ Loại 8 sinh viên/phòng Sinh viên trả tiền điện, nước theo chỉ số sử dụng thực tế Mức tính giáđiện, nước theo giá tiêu dùng hộ gia đình
Nếu gửi xe gắn máy hoặc môtô phải nộp thêm khoản phí phụ thu giữ xe
Trang 333.2 THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG SINH VIÊN Ở KÝ TÚC XÁ
3.2.1 Phân tích số lượng sinh viên ở ký túc xá A, B.
Theo hình 3.1 số lượng sinh viên ở ký túc xá A và B có sự biến động quacác học kỳ của năm học Cụ thể, xét ở học kỳ 2 năm học 2014 – 2015 so vớihọc kỳ 2 năm học 2015 – 2016 số lượng sinh viên sinh viên ở ký túc xá A tănglên 218 sinh viên, với số sinh viên từ 3653 lên 3874, tương ứng với tăng5,96% Còn đối với ký túc xá B số lượng sinh viên chỉ tăng 1 người ở học kỳ 2năm học 2015 – 2016 là 3640 sinh viên so với học kỳ 2 năm học 2014 – 2015
có 3639 sinh viên
Tiếp tục, xét đến học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 so với học kỳ 1 năm học
2016 -2017 ta thấy, số lượng sinh viên ở ký túc xá A có sự giảm từ 4330xuống còn 3732, giảm 598 sinh viên, tương ứng với giảm 13,81% Nhưngngược lại ở ký túc xá B số lượng sinh viên lại tăng lên 371 sinh viên từ 3613sinh viên ở học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 tăng lên 3984 sinh viên ở học kỳ 1năm 2016 – 2017, ứng với tăng 10,27%
Nguồn: Phòng tài vụ trường Đại học Cần Thơ
Hình 3 1 Số lượng sinh viên ở ký túc xá A, B từ học kỳ 2 năm học 2014
-2015 đến học kỳ 1 năm học 2016 - 2017
Đứng dưới góc độ ở cùng học kỳ thực hiện so sánh số lượng sinh viênđăng ký ở từng ký túc xá A hoặc B cho thấy: ở học kỳ 2 năm học 2014 – 2015sinh viên ở ký túc A là 3653 nhiều hơn ký túc xá B là 3639, chênh lệch chỉ 14sinh viên, ứng với 0,38% Xét đến học kỳ tiếp theo là học kỳ 1 năm học 2015– 2016, số sinh viên ở ký túc xá A là 4330 sinh viên, số sinh viên ở ký túc xá
B là 3613 sinh viên Chênh lệch khá lớn giữ hai ký túc xá là 717 sinh viên,ứng với số sinh viên ở ký ký túc xá A nhiều hơn ký túc xá B 19,84% Tiếp đến
Trang 34234 sinh viên với số sinh viên ở ký túc xá A là 3874 và B là 3640 sinh viên,chệch lệch 6,42% Ở học kỳ 1 năm học 2016 – 2017, số sinh viên ở ký túc xá
A và B lần lượt là 3732 và 3984 sinh viên, chênh lệch 252 sinh viên, ứng với
ký túc xá B có số sinh viên nhiều hơn ký túc xá A là 6,75%
Nhìn một cách tổng quát có thể thấy từ học kỳ 2 năm học 2014 – 2015đến học kỳ 1 năm học 2016 – 2017 số lượng sinh viên ở ký túc xá A có sựbiến động khá nhiều, tăng giảm nhiều hơn so với ký túc xá B có sự biến độngnhưng không quá nhiều
3.2.2 Thông tin nhận biết thực trạng sinh viên ở ký túc xá A, B trường Đại học Cần Thơ.
3.2.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp sinh viên
Bảng 3.1 thống kê đối tượng khảo sát theo giới tính, có 70 đáp viên lànam trong tổng số 160 đáp viên trả lời phỏng vấn với tỷ lệ chiếm 43,8% và 90đáp viên là nữ trả lời phỏng vấn 56,2% Do chọn mẫu thuận tiện và dựa trênđiều kiện dễ tiếp xúc để phỏng vấn cùng với sự phân tầng trước đó ở phươngpháp chọn mẫu nên không có sự chênh lệch quá nhiều về giới tính của sinhviên được chọn phỏng vấn
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp sinh viên
Từ kết quả bảng 3.2 thống kê đối tượng khảo sát theo khóa học, ở khóa
38 và khóa 39 lần lượt có số đáp viên trả lời khảo sát rất ít là 2 và 7 trong tổng
Trang 35viên khóa 38 và khóa 39 là những sinh viên có chương trình đào tạo trên 4năm hoặc hai chuyên ngành nên chiếm tỷ lệ khá ít Các khóa còn lại chiếm tỷ
lệ cao nhất là khóa 40 với 80 đáp viên trả lời phỏng vấn chiếm 50% Tiếp đến
là khóa 41 có tỷ lệ trả lời phỏng vấn là 26,2% với 42 đáp viên Cuối cùng làkhóa 42 với 29 đáp viên trả lời phỏng vấn với tỷ lệ 18,1% Đề tài không thựchiện phỏng vấn đối với các sinh viên khóa 43 vì đây là những sinh viên nămnhất, thời gian ở ký túc xá chưa được lâu
3.2.2.2 Số lượng sinh viên ở từng loại phòng
Bảng 3 3 Số lượng sinh viên ở từng loại phòng
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp sinh viên
Bảng 3.3 thể hiện số lượng sinh viên ở từng loại phòng, trong 160 đápviên trả lời có 131 đáp viên ở loại phòng 8 giường chiếm 81,9%, đối vớinhững loại phòng còn lại tỷ lệ đáp viên chiếm dưới 9% Cụ thể là phòng 3giường có 7 đáp viên (4,4%); phòng 4 giường có 5 đáp viên (3,1%); phòng 5giường có 3 đáp viên (1,9%); phòng 6 giường có 14 đáp viên (8,8%) Có sựchênh lệch rất lớn giữa loại phòng 8 giường so với các loại phòng còn lại là vìhiện tại số lượng phòng có 8 giường ở ký túc xá A, B chiếm đa số Để tạo sựkhách quan cho mẫu, việc lựa chọn số lượng đáp viên của từng loại phòng trảlời phỏng vấn đã được phân tầng trước đó ở phương pháp chọn mẫu dựa vào
số lượng từng loại phòng so với tổng số lượng các phòng của ký túc xá
3.2.2.3 Số lượng người ở thực tế của từng loại phòng
Bảng 3 4 Số lượng người ở thực tế của từng loại phòng
Trang 36Từ số liệu bảng 3.4 số lượng người ở thực tế của từng loại phòng chothấy đối với các loại phòng 3 giường; 4 giường; 5 giường; 6 giường điều có sốlượng người ở đúng với thực tế của loại phòng qui định Riêng đối với loạiphòng có 8 giường thì có 5 đáp viên trả lời phòng của họ có số người ở thực tế
là 7 người chiếm tỷ lệ 3,1% trong tổng số 160 quan sát Riêng đối với tổng sốđáp viên trả lời về loại phòng đang ở được thống kê trong bảng 3.3 thì 5 đápviên này chiếm tỷ lệ 3,81% trong tổng số 131 đáp viên có câu trả lời ở loạiphòng 8 giường Có thể thấy, ở thời điểm hiện tại số lượng sinh viên đăng ký
ở ký túc xá vẫn còn thấp hơn khả năng đáp ứng số chổ ở cho sinh viên Vì thếBan quản lý Trung tâm Phục vụ Sinh viên cần có thêm nhiều giải pháp để thuhút thêm số lượng sinh viên đến chọn ở ký túc xá
3.2.2.4 Giá phòng của từng loại phòng
Theo bảng 3.5 cho thấy, đối với từng loại giường khác nhau sẽ có cácmức giá phòng khác nhau Đối với loại phòng 3 giường; 4 giường; 5 giườngđều có giá ở 250.000đ Đối với loại phòng 6 giường có 2 mức giá là 170.000đ
và 250.000đ Còn với loại phòng 8 giường có 2 mức giá thấp hơn là 100.000đ
và 170.000đ Có thể thấy mặc dù có sự khác nhau về số lượng giường ở từngloại phòng nhưng mức giá không phụ thuộc hoàn toàn vào số giường của từngphòng mà còn tùy vào vị trí của dãy ký túc xá xa hay gần so với cổng ký túc
xá, phòng được nấu ăn hay không nấu ăn,…tùy vào nhu cầu mà sinh viên cóthể lựa chọn ở loại phòng thích hợp
Bảng 3 5 Giá phòng của từng loại phòng