Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
2,73 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HƯỜNG KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH TRUE MILK KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Công nghệ Thực phẩm Khoa : CNSH - CNTP Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên – 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HƯỜNG Tên đề tài: KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH TRUE MILK KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Công nghệ Thực phẩm Lớp : K46 - CNTP Khóa học : 2014 – 2018 Khoa : CNSH - CNTP Người hướng dẫn 1 : ThS Đinh Thị Kim Hoa Người hướng dẫn 2 : KS Lương Quốc Hoàn Thái Nguyên – 2018 i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ Sinh học và công nghệ Thực phẩm, cùng toàn thể quý thầy cô giáo trong Khoa Công nghệ Sinh học và công nghệ Thực phẩm đã giảng dạy, hướng dẫn để em có được kiến thức như ngày hôm nay Em cũng xin chân thành cảm ơn KS Lương Quốc Hoàn đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, giúp em hoàn thành khóa luận Và em xin đặc biệt cảm ơn Th.S Đinh Thị Kim Hoa đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình Cuối cùng em xin được cảm ơn quý cô, chú, anh chị làm việc tại nhà máy sữa TH True Milk và gia đình, các bạn sinh viên lớp K46 - CNTP đã giúp đỡ động viên và tạo điều kiện về mặt tinh thần cho em để hoàn thành luận văn tại trường Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,song do cá nhân em còn chưa có đủ kinh nghiệm đối với công tác nghiên cứu, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như những hạn chế về kiến thức chuyên môn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Vì vậy, em rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2018 Sinh viên Trần Thị Hường ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CIP Cleaning In Plance HACCP Hazard Analysis and Critical Contro Points ISO International Organisation for Standardisation OPRP Operational Prerequisite Programme QA Quality Assurance UHT Ultra Hight Temperature 5S Seri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke GMP Good Manufacturing Practices QC Quality Control SBR Sequencing Batch Reactor 3 4 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Trang Bảng 2.1: Thành phần sữa tươi nguyên liệu 11 Bảng 2.2 Độ hòa tan trong nước của lactoza (g/100mlH2O) 14 Bảng 2.3 Thành phần các vitamin trong sữa 16 Bảng 2.4 Thành phần các nguyên tố khoáng trong sữa 17 Bảng3.1: Phân loại sữa dựa vào thời gian mất màu của xanh metylen 21 Bảng 4.1: Chỉ tiêu sữa tươi nguyên liệu 23 Bảng 4.2: Tiêu chuẩn Việt Nam 6958:2001 về đường RE .24 Bảng 4.3: Chỉ tiêu chất lượng chất ổn định trong sản xuất .24 Bảng 4.4: Chỉ tiêu chất lượng nước sản xuất 25 Bảng 4.5: Chỉ tiêu sữa tươi nguyên liệu 33 Bảng 4.6: Công thức phối trộn sữa tươi tiệt trùng có đường loại 180,110 ml 35 Bảng 4.7: Công thức phối trộn sữa tươi tiệt trùng có đường loại 220,1000ml 36 Bảng 4.8: chỉ tiêu sữa thành phẩm UHT 38 Bảng 4.9: Tiêu chuẩn nước thải sau khi xử lý 44 Bảng 4.10: Kiểm soát thông số CIP 47 DANH MỤC CÁC HÌNHTRONG KHÓA LUẬN Trang Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty 5 Hình 2.2: Trang trại bò sữa TH True Milk 6 Hình 2.3: Sữa tươi thanh trùng nguyên chất .7 Hình 2.4: Sữa tươi thanh trùng ít đường 7 Hình 2.5: Sữa ít đường 7 Hình 2.6: Sữa có đường 7 Hình2.7: Sữa nguyên chất 7 Hình 2.8: Sữa ít đường 180ml & 110ml .7 Hình 2.9: Sữa nguyên chất 180ml & 110ml .7 Hình 2.10: Sữa có đường 180ml & 110ml 7 Hình 2.11: Sữa hương socola 180ml & 110ml 8 Hình 2.12: Sữa hương dâu 180ml & 110ml 8 Hình 2.13: Sữa bổ sung Phytosterol 180ml 8 Hình 2.14: Sữa bổ sung canxi 180ml 8 Hình 2.15: Sữa bổ sung collagen 180ml .8 Hình 2.16: TOP KID vị vanilla 180ml 8 Hình 2.17: TOP KID vị kem dâu 180ml .8 Hình 2.18: TOP KID vị kem socola 180ml 8 Hình 4.1: Lưu đồ sản xuất sữa tươi tiệt trùng nguyên chất .26 Hình 4.2: Lưu đồ sản xuất sữa tươi tiệt trùng (sản phẩm bổ sung hương, màu) 27 Hình 4.3: Nhân viên lấy mẫu sữa từ xe bồn để kiểm tra hóa lý 32 Hình 4.4: Hệ thống thanh trùng .34 Hình 4.5: Thiết bị trộn .35 Hình 4.6: Bồn trộn mixing 35 Hình 4.7: Hệ thống tiệt trùng UHT 37 Hình 4.8: Thiết bị tiệt trùng dạng ống lồng ống 37 Hình 4.9: Thiết bị gia nhiệt .39 Hình 4.10: Cấu tạo thiết bị 39 Hình 4.11: Thiết bị ly tâm 40 Hình 4.12: Cấu tạo thiết bị đồng hóa 41 Hình 4.13: Máy rót tetra pak .42 Hình 4.14: Xử lý chất thải 45 Hình 4.7: Hệ thống tiệt trùng UHT - Thiết bị : Ống lồng ống Hình 4.8: Thiết bị tiệt trùng dạng ống lồng ống - Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiệt trùng - Nhiệt độ và thời gian tiệt trùng: Nhiệt độ càng cao, thời gian càng dài sẽ làm tăng hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật nhưng cũng có thể làm biến đổi tính chất sản phẩm, màu sắc… - Hệ vi sinh vật trong sữa: Số lượng tế bào vi sinh vật có trong sữa nguyên liệu ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhiệt độ và thời gian xử lí nhiệt Nhất là các vi sinh vật chịu nhiệt và một số bào tử chịu nhiệt sẽ làm giảm hiệu quả tiệt trùng - Sự cố và cách khắc phục - Mất điện: Vệ sinh lại thiết bị, khởi động lại thiết bị - Đầu dò nhiệt độ hỏng dẫn đến không kiểm soát được chính xác nhiệt độ tiệt trùng sữa, cần thay đầu dò mới - Bơm hỏng làm sữa không được bơm vào thiết bị tiệt trùng, cần thay bơm mới hoặc bảo trì Bảng 4.8: Chỉ tiêu sữa thành phẩm UHT Thành phẩm UHT Khô ≥ 15,30 Béo 3,14 Protein ≥2,7 Tỷ trọng ≥1,037 ph 6,55-6,95 4.4 Khảo sát một số thiết bị trong dây chuyền sản xuất 4.4.1 Khảo sát thiết bị gia nhiệt - Mục đích: Nhằm nâng nhiệt độ của sữa lên để tăng hiệu quả của quá trình đồng hóa, giảm độ nhớt của khối sữa và tiêu diệt một phần vi sinh vật - Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Sữa đi từ dưới lên trao đổi nhiệt với dòng nước nóng đi trên xuốngđể nâng nhiệt độ của sữa lên nhiệt độ 53 - 58ºC đểthuận quá trình ly tâm sữa Sau khi ly tâm xong sữa tiếp tục vào ở khoang 3 để nâng nhiệt lên 60 - 80ºC để bài khí và đồng hóa, sau khi đồng hóa xong sữa được nâng nhiệt độ lên 75ºC lưu nhiệt trong 15 giây Sau đó làm lạnh hạ nhiệt độ sữa xuống 2 – 5ºC Nếu nhiệt độ gia nhiệt không đạt, thì sữa sẽ về lại bồn cân bằng thực hiện lại quá trình thanh trùng Hình 4.9: Thiết bị gia nhiệt Hình 4.10: Cấu tạo thiết bị 4.4.2 Khảo sát thiết bị ly tâm - Thông số kỹ thuật Nhiệt độ: 53 – 58ºC Tốc độ: Cài đặt 6620 –6626 vòng/phút Xả cặn: 25 phút/lần - Nguyên lý hoạt động Nguyên tắc hoạt động của thiết bị ly tâm dựa vào sự chênh lệch về khối lượng riêng của các cấu tử trong sữa Sữa được đưa vào qua ống trục giữa, chảy theo các rãnh khe của các đĩa rồi phân bố thành lớp mỏng giữa các đĩa Khi trục quay tạo ra một lực ly tâm làm cho các cấu tử có trọng lượng riêng lớn hơn sẽ có xu hướng tách ra xa trục ly tâm, các cấu tử có trọng lượng riêng bé nhấtdưới tác dụng của gia tốc hướng tâm sẽ chuyển động về phía trục quay và tập trung xung quanh trục giữa Các tạp chất trong sữa có khối lượng riêng lớn được tách ra khỏi sữa và bám vào thành của trục ly tâm Sau đó cặn bám vào thành theo chu kỳ được xả ra ngoài qua lỗ tháo cặn và tháo ra môi trường Sữa gầy có khối lượng riêng trung bình nằm khoảng giữa của trục quay qua các lỗ trên đĩa và đi lên phía trên rồi ra ngoài, các chất béo có khối lượng riêng bé nhất sẽ tập trung gần trục của thiết bị ly tâm (càng gần trục thì hàm lượng chất béo càng cao) Sữa gầy và cream được tháo ra ngoài ở trên đỉnh của trục ly tâm nhờ vào lực hướng tâm trong quá trình hoạt động và áp lực bơm đẩy sữa nguyên liệu liên tục Hình 4.11: Thiết bị ly tâm - Sự cố và cách khắc phục - Số vòng quay không đạt, cần kiểm tra và cài đặt lại máy - Ống dẫn tắc do cặn, cần vệ sinh ống dẫn và các bộ phận khác của máy thường xuyên - Thời gian xả cặn xớm hơn cài đặt, cần kiểm tra lại các thông số cài đặt của máy 4.4.3 Khảo sát thiết bị đồng hóa - Thông số kỹ thuật Nhiệt độ: 60 – 80ºC Áp suất pit tông 200 bar Áp suất cấp 1: 150-160 bar Áp suất cấp 2: 50-40 bar - Nguyên tắc hoạt động: Sữa từ bồn bài khí được chuyển đến thiết bị đồng hóa để tiến hành đồng hóa sữa Tại đây sữa được đồng hóa ở 2 cấp Sữa vào đồng hóa cấp 1 với áp suất 150 – 160 bar, ở áp suất cao đẩy sữa qua khe hẹp với vận tốc lớn, tại đây các hạt cầu béo có kích thước lớn được xé thành những cầu béo nhỏ Những cầu béo này chưa tách ra mà có xu hướng gắn lấy nhau Sau đó sữa được đẩy qua khe hẹp đồng hóa cấp 2 với áp suất 50 – 40 bar đẩy sữa Ở áp suất đồng hóa cấp 2 các cầu béo đã được xé nhỏ sẽ tách ra và phân tán đều trong sữa, giúp cho các cầu béo không bị xích lại gần nhau Hình 4.12: Cấu tạo thiết bị đồng hóa - Cấu tạo: 1.Mô tơ chính ; 2 Bộ truyền đai; 3 Đồng hồ đo áp suất;4 Trục qua; 5 Piston; 6 Hộp piston; 7 Bơm ;8 Van ; 9 Bộ phận đồng hoá; 10 Hệ thống tạo áp suất - Sự cố và cách khắc phục: - Do quá trình vận hành người vận hành không chú ý để cho hụt sữa ở bơm cấp đồng hóa hay bơm cấp đồng hóa bị hư hỏng làm máy đồng hóa bị hụt sữa áp suất trong thiết bị tăng nhanh dẫn đến máy bị rung mạnh rất nguy hiểm và làm giảm tuổi thọ của máy rất nhanh Nếu gặp sự cố này phải cấp sữa lại cho hệ thống liền, nếu bơm hụt ta tắt máy và báo ngay cho tổ trưởng để có biện pháp xử lý - Dừng máy đồng hóa: Do độ nhớt của sản phẩm quá cao hay áp suất chạy đồng hóa cao làm cho máy bị quá tải, cảm biến và tự tắt Gặp sự cố này ta chỉnh lại thông số cho phù hợp và mở lại máy đồng hóa - Các sự cố như: Bể pit tông, cháy máy phải báo lại tổ trưởng và tổ bảo trì để có biện pháp xử lý 4.4.4 Khảo sát thiết bị rót vô trùng - Thông số kỹ thuật (Điểm CCP) + CCP: Nhiệt độ H2O2: 82 – 95ºC Nồng độ H2O2: 32 – 48% Hình 4.13: Máy rót tetra pak Tiệt trùng bao bì: Là quá trình máy rót dùng H2O2 để tiệt trùng bao bì Tiệt trùng thiết bị: Được thực hiện bằng hơi nóng, khí nóng, hơi H2O2 kết hợp với khí nóng đối với các chi tiết máy có tiếp xúc với bao bì, sản phẩm Duy trì điều kiện tiệt trùng - Rót vô trùng: Là quá trình ngăn vi sinh xâm nhập vào môi trường vô trùng mà máy rót đã tạo ra, đảm bảo sản phẩm được rót trong môi trường vô trùng Hàn kín bao bì: Đảm bảo sản phẩm được bảo quản trong bao bì kín nhằm ngăn vi sinh từ bên ngoài xâm nhập vào Thời gian làm việc của máy rót không quá 24h Hộp ra khỏi máy rót được chạy qua máy gắn ống hút, in ngày, bao màng co và xếp vào hộp cacton - Nguyên tắc hoạt động: Sữa sau khi tiệt trùng có nhiệt độ 18 – 24ºC được đẩy qua máy rót Tại máy rót tiến hành rót sữa định lượng trong môi trường vô trùng Giấy trước khi tạo hộp chứa sản phẩm được tiến hành hàn Strip để tạo mối hàn dọc, sau đó được đi qua bể chứa Peroxide, tiếp đó nó được làm khô và loại bỏ Peroxide bằng hệ thống con lăn ép và dao gió, đi qua đèn UV, sau đó giấy được đi vào hệ thống đóng hộp, ở đây giấy sẽ được tạo vòm dần theo hình ống Quá trình rót được thực hiện trong môi trường vô trùng Áp dương (250 – 650 Pa) trong buồng tiệt trùng luôn được duy trì Nhiệt độ khí tiệt trùng 125 – 140ºC, nhiệt độ buồng tiệt trùng 78 – 90ºC.Sau khi ra hộp thành phẩm thì tiến hành kiểm tra thể tích, khối lượng của hộp, kiểm tra độ kín, ngoại quan bao bì theo hướng dẫn - Sự cố và cách khắc phục: Ghép nắp không đạt do nhiệt độ cao hoặc thấp quá, cần theo dõi và kiểm tra điều chỉnh nhiệt độ ép thích hợp 4.5 Khảo sát hệ thống xử lý chất thải của nhà máy - Tiêu chuẩn nước đưa vào sản xuất: Kiểm tra vi sinh tổng số: 100 CFU/ml + Coliform: Không phát hiện + Ecoli: Không phát hiện Kiểm tra hóa lý: + Clo dư: Tối đa 0,5 ppm + Sắt: Tối đa 0,1 ppm + Tổng cứng: Tối đa 50 ppm + pH: 6,5- 8,0 - Xử lý nước thải: Bảng 4.9: Tiêu chuẩn nước thải sau khi xử lý Thông số Đơn vị Đầu ra (QCVN40:2011/BTNMT, cột A) ph - 5,5 - 9 Nhiệt độ ˚C 30 COD Mg/l 75 BOD5 Mg/l 30 Thủy ngân Mg/l 0,005 Asen Mg/l 0,05 Dầu mỡ khoáng Mg/l 5 COD (Nhu cầu oxy hóa học): Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ có trong nước thải bởi các tác nhân hóa học BOD (Nhu cầu oxy sinh học): Là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật sử dụng để oxy hóa chất hữu cơ có trong nước thải Hiện nay nhà máy có khu xử lý nước thải biệt lập với khu sản xuất Nước thải từ các khu vực theo đường thoát ra hố gom của hệ thống và bơm đi xử lý Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn.Các chất thải rắn bao gồm rác sinh hoạt và rác công nghiệp được tập hợp đưa ra khu chất thải rắn.Rác sinh hoạt được dọn dẹp cho vào thùng kín và chở ra bãi rác của thị xã hàng ngày Riêng các loại phế liệu như: Bao giấy, xô nhựa, thùng phi được xử lý sạch và đưa vào kho phế liệu để bán cho các đơn vị mua - Hệ thống cống thoát nước của nhà máy có 2 nhánh: Nước thải không gây ô nhiễm, không gây ô nhiễm bao gồm: Nước mưa, nước cọ rửa sân đường Đều được thải ra hệ thống thoát nước mưa của nhà máy và thải trực tiếp ra mương Các nguồn nước thải có nguy cơ ô nhiễm cao bao gồm nước trong phân xưởng sản xuất, nước khu vực vệ sinh và nhà giặt đều được thải vào hệ thống thoát nước chính, hệ thống thoát nước này dẫn tới hệ thống xử lý nước thải - Nguồn ô nhiễm chủ yếu từ nước thải trong quá trình chế biến và trong quá trình vệ sinh - Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sử dụng phương pháp sinh học, là quá trình xử lý hiếu khí bùn hoạt tính Không khí được cấp liên tục trong quá trình xử lý đảm bảo lượng oxi hòa tan trong nước đủ cung cấp cho sự hoạt động của các vi sinh vật, ngoài ra còn khuấy trộn trong bể xử lý làm tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật và các tạp chất gây ô nhiễm - Đối với chất thải rắn: - Bao gồm các loại rác thải sinh hoạt, nhà ăn và rác công nghiệp (phế liệu) như: Bao giấy bột sữa, bao xốp và bao PE (đường), nhựa vỏ sữa chua, thùng carton - Các loại phế liệu được các tổ sản xuất thu gom hàng ngày và đưa tới kho phế liệu của nhà máy để vệ sinh công nghiệp phân loại Công suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải là 500m3/ngày Thực tế nhà máy: Bình quân 1 ngày là 200m3/ngày Số liệu đầu vào và đầu ra của nước trong dây chuyền như sau Nước thải đầu vào là 200m3/ngày thì lượng nước xử lý đầu ra cũng là 200m3/ngày Hình 4.14: Xử lý chất thải - Hố bơm: Tập trung nước thải từ các hệ thống thoát nước - Bể tách dầu: Loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 2mm và loại bỏ dầu mỡ trước khi qua bể điều hòa Dầu mỡ được xả vào thùng chứa và thải bỏ theo quy định - Bể điều hòa: Ổn định, điều hòa lưu lượng và tính chất nước thải - Bể selector & SBR: Xử lý cơ chất và dinh dưỡng bằng quá trình sinh học hiếu khí, tăng trưởng lơ lửng, xáo trộn hoàn toàn từng mẻ luân phiên - Bể khử trùng: Tạo dòng ziczac tăng thời gian tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất khử trùng nhằm tiêu diệt VSV gây bệnh - Bể chứa bùn: Chứa bùn trước khi đưa vào máy ép bùn - Máy ép bùn: Tách nước ra khỏi bùn - Giai đoạn chạy CIP thiết bị - Chương trình chạy: - Nước đuổi đầu để loại bỏ lượng sữa dư còn bám lại trong đường ống và trong thiết bị sau khi kết thúc chu kỳ - Tuần hoàn xút NaOH 1,5% - 2% ở nhiệt độ 82oC, độ dẫn điện 73, trong thời gian 18 phút - Nước đuổi trung gian ở nhiệt độ 30 oC, độ dẫn điện là 0, trong thời gian 2 phút để loại bỏ dư lượng xút - Tuần hoàn axit HNO3 1% - 1,5% ở nhiệt độ 620C, độ dẫn điện 58, trong thời gian 10 phút - Nước đuổi cuối ở nhiệt độ 30 oC, độ dẫn điện là 0, trong thời gian 2 phút để loại bỏ dư lượng axit, làm sạch lại toàn bộ thiết bị và đường ống Nước đuổi cuối được thu hồi lại để sử dụng làm nước đuổi đầu Trong mỗi chương trình CIP, nhân viên QA lấy mẫu để kiểm tra dư lượng các hoá chất và nước đuổi xem có đạt hay không, đồng thời lấy mẫu nước đuổi vi sinh 1 lần/1 tuần Kết quả kiểm tra được ghi vào nhật ký đúng từng loại - Các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình CIP: - Nồng độ - Thời gian - Lưu lượng - Nhiệt độ - Bề mặt tiếp xúc - Các yếu tố phụ trợ: - Điện - Hơi nước - Khí nén Bảng 4.10: Kiểm soát thông số CIP TT Thông số Yêu cầu kỹ thuật 1 Nồng độ chạy CIP xút 1,5-2% 2 Nồng độ chạy CIP axit 1-1,5% 3 Dư lượng nước đuổi 4 Nhiệt độ xút ra 5 Nhiệt độ xút hồi về 6 Nhiệt độ axit ra 7 Nhiệt độ axit hồi về 60C 5 Lưu lượng chạy CIP Phụ thuộc thiết bị 6 Thời gian chạy CIP 4-30 phút 0,0001% 800C 70C 700C Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận - Nắm được quy trình và điều kiện công nghệ các công đoạn trong quá trình sản xuất - Khảo sát được các công đoạn chính: Tiếp nhận, thanh trùng, phối trộn - Khảo sát được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng: + Thiết bị gia nhiệt + Thiết bị ly tâm + Thiết bị đồng hóa + Thiết bị rót vô trùng 5.2 Kiến nghị - Đối với đơn vị thực tập: Cần tiếp tục có những nghiên cứu để đưa ra nhiều chủng loại sản phẩm phong phú hơn nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng Cải thiện điều kiện làm việc đặc biệt là những khu vực có nhiệt độ cao như lò hơi để điều kiện làm việc của công nhân được tốt hơn Đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại - Đối với nhà trường: Cần phải tạo điều kiện để cho sinh viên có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với công nghệ cũng như máy móc thiết bị TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1 Hoàng Kim Anh (2007), Hóa học thực phẩm, Nxb Khoa học và kỹ thuật 2 Báo cáo tìm hiểu sơ đồ công nghệ (2017) - Công ty Cổ Phần Thực phẩm Sữa TH 3 Quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng (2016) - Công ty Cổ Phần sữa TH True Milk 4 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần sữa TH True Milk (2017) - Công ty Cổ Phần sữa TH True Milk 5 Nguyễn Đức Doan (2007), Bài giảng công nghệ chế biến thịt trứng sữa, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 6 Lâm Xuân Thanh (2006), Giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Nxb Khoa học Kỹ thuật ... phần TH True Milk Danh mục sản phẩm sữa tươi Công ty Cổ phần sữa TH True Milk bao gồm: Sữa tươi trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi công th? ??c 2.2.1 Sữa tươi trùng Công ty Cổ phần sữa TH True Milk. .. quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng công ty cổ phần sữa TH True milk? ?? 1.2 Mục tiêu đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng qt Tìm hiểu quy trình cơng nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng công ty cổ phần sữa. .. chức công ty cổ phần sữa TH True Milk 2.1.4 Tổng quan vùng nguyên liệu sản xuất sữa tươi tiệt trùng 2.2 Các dòng sản phẩm sữa tươi công ty cổ phần TH True Milk 2.2.1 Sữa tươi trùng