LỜI CAM ĐOAN 2 LỜI CẢM ƠN 3 TIỂU LUẬN 4 I.MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài: 4 2. Mục đích nghiên cứu: 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6 3.1 Đối tượng nghiên cứu: 6 3.2 Phạm vi nghiên cứu: 6 4. Nhiệm vụ đề tài: 6 5. Phương pháp nghiên cứu: 6 II.NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 9 1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu: 9 1.1 Một số khái niệm cơ bản: 9 1.1.1 Giáo dục là gì? 9 1.1.2 Kỹ năng thực hành xã hội là gì? 9 1.1.3 Giáo dục kỹ năng thực hành xã hội là gì ? 10 2. Một số kỹ năng thực hành xã hội cần giáo dục cho học sinh tiểu học : 10 3. Lý do chọn đề tài : 12 4. Cơ sở thực tiễn : 13 5. Nhu cầu thực tế tại cơ sở: 15 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17 1. Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu: 17 1.1Thực trạng ở đơn vị: 17 1.2 Những khía cạnh đạt được và chưa đạt được cùng những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện: 20 2. Giải pháp thực hiện: 21 2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của kỹ năng sống và công tác giáo dục kỹ năng sống 21 2.2 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, các chuyên đề tham quan thực tế và các hoạt động xã hội 23 2.3 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 24 2.4 Nâng cao vai trò của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chi Minh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 25 2.5 Kết hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 27 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 32 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 35 1. Kết luận: 35 2. Kiến nghị lên các cấp lãnh đạo: 35 PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 37
Trang 1TRƯỜNG ĐOÀN LÝ TỰ TRỌNG
LỚP ĐÀO TẠO CHỨC DANH TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI D21
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
“GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIÁO DỤC KĨ NĂNG THỰC HÀNH XÃ HỘI CHO ĐỘI VIÊN, HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRỌNG TUYỂN – QUẬN BÌNH THẠNH”
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Minh Hoàng Hải Học viên: Nguyễn Đức Quân
Đơn vị: Liên đội tiểu học Nguyễn Trọng Tuyển
Thủ Đức, tháng 10 năm 2016
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
LỜI CẢM ƠN 3
TIỂU LUẬN 4
I.MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài: 4
2 Mục đích nghiên cứu: 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu: 6
4 Nhiệm vụ đề tài: 6
5 Phương pháp nghiên cứu: 6
II.NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 9
1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu: 9
1.1 Một số khái niệm cơ bản: 9
1.1.1Giáo dục là gì? 9
1.1.2Kỹ năng thực hành xã hội là gì? 9
1.1.3Giáo dục kỹ năng thực hành xã hội là gì ? 10
2 Một số kỹ năng thực hành xã hội cần giáo dục cho học sinh tiểu học :10 3 Lý do chọn đề tài : 12
4 Cơ sở thực tiễn : 13
5 Nhu cầu thực tế tại cơ sở: 15
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17
1 Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu: 17
1.1Thực trạng ở đơn vị: 17
1.2 Những khía cạnh đạt được và chưa đạt được cùng những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện: 20
2 Giải pháp thực hiện: 21
2.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của kỹ năng sống và công tác giáo dục kỹ năng sống 21
Trang 32.2 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa,
các chuyên đề tham quan thực tế và các hoạt động xã hội 23
2.3 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học 24
2.4 Nâng cao vai trò của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chi Minh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 25
2.5 Kết hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 27
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 32
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 35
1 Kết luận: 35
2 Kiến nghị lên các cấp lãnh đạo: 35
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 37
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan, tiểu luận “ Giải pháp thực hiện giáo dục kĩ năng thực hành xã hội cho đội viên, học sinh bằng mô hình Sân chơi kĩ năng sống là của riêng tôi Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong tiểu luận này, tôi xin cam đoan toàn bộ hay từng phần của tiểu luận này chưa từng được công
bố hay sử dụng để nhận bằng cấp ở bất cứ đâu
- Toàn bộ trích dẫn từ tiểu luận khác được sử dụng trong tiểu luận này điềutuân thủ đúng theo quy định Tiểu luận này chưa từng nộp để nhận bằng cấp nào tại các trường hoặc cơ sở nào khác
Trang 5để em thực hiện bài tiểu luận này.
Xin chân thành cảm ơn các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện tiểu luận
Tuy đã cố gằng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận của tôi còn có rất nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 6TRƯỜNG ĐOÀN LÝ TỰ TRỌNG
LỚP ĐÀO TẠO CHỨC DANH TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI D21
TIỂU LUẬN
“GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG
THỰC HÀNH XÃ HỘI CHO ĐỘI VIÊN, HỌC SINH”
I.MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của việc học tập bao gồm: Học để biết, học để làm việc, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế xã hội đang phát triển đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người
Do vậy, học sinh ngày nay có những phát triển mới hơn về “chất” trongquá trình học tập và rèn luyện, các em phải mạnh dạn hơn và tư duy tốt hơn, có những nhu cầu cao hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh niên lười học, lười lao động, chạy theo lối sống đua đòi hưởng thụ, vi phạm pháp luật
Mặt khác, sự bùng nổ của công nghệ thông tin một cách nhanh chóng
đã góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ Hàng loạt các vụ việc xảy ra có liên quan đến học sinh như bạo lực học đường, vi phạm đạo đức, có hành vi cấu thành tội phạm…
Vì vậy câu hỏi được đặt ra “ Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
?” Phải chăng do các em thiếu kiến thức, kỹ năng thực hành xã hội và hòa nhập
xã hội?
Ta nhận thấy việc đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu cần giáo dục
Trang 7đó, giúp chúng ta đề ra những giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành xã hội trong trường học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ trên cơ sở tiếp thu được kỹ năng thực hành xã hội, hội nhập xã hội một cách đầy đủ.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Chương trình giáo dục kỹ năng thực hành xã hội cho đội viên, học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: trường Tiểu học Nguyễn Trọng Tuyển
-Thời gian: năm học 2014 – 2015; 2015 – 2016
Trang 8- Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp:
+ Phân tích, tổng hợp tư liệu sẵn có
- Nghiên cứu dữ liệu sơ cấp:
+ Điều tra, phỏng vấn sâu, thực nghiệm
- Phân tích, tổng hợp kinh nghiệm
+ Quan sát giáo viên, phụ huynh và học sinh khi thực hiện mô hình cho thấy rằng sự quan tâm của đội viên học sinh, phụ huynh và giáo viên ngày càng tăng
Trang 9+ Phương pháp thống kê sau khi mô hình sân chơi kĩ năng thực hành xã hội ra đời số lượng học sinh có những chuyển biến về sự chăm ngoan,
sự đoàn kết giữa các em học sinh và tính kỉ luật được tăng lên
BIỂU ĐỒ THỂ HIÊN THAY ĐỔI
VỀ SỰ CHĂM NGOAN, ĐOÀN KẾT, KỈ LUẬT CỦA HỌC SINH
Trang 10II.NỘI DUNG CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN
1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu:
1.1 Một số khái niệm cơ bản:
Với thời đại ngày nay, khi nhắc tới giáo dục, chúng ta không còn xa
lạ gì với khái niệm này Ta có thể hiểu rằng, giáo dục là truyền đạt tri thức, kỹ năng từ người này sang người khác hay từ thế hệ này sang thế hệ khác những hiểu biết, kinh nghiệm trong cuộc sống của mình
Và khái niệm này gắn liền với trọng trách mà xã hội kỳ vọng ở
ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là ở nước ta
Trước tiên, có lẽ nên hiểu «kỹ năng » là gì ?
« Kỹ » trong từ « kỹ thuật » nghĩa là những thao tác có trình tự, lặp
Trang 11 « Kỹ năng thực hành xã hội » là gì ?
Kỹ năng thực hành xã hội là những kỹ năng cần thiết, trở thànhhành trang của mỗi người trước những thách thức của cuộc sống và những đòihỏi mới của công cuộc hội nhập Đặc biệt, lứa tuổi thanh thiếu nhi với nhữngthay đổi về mặt tâm sinh lý, suy nghĩ và hành động, phải tham gia nhiều hơn cácmối quan hệ xã hội thì kỹ năng thực hành xã hội càng cần thiết để giúp cá nhân
có thể phân tích, xử lý các tình huống khó khăn, có phương thức tiếp cận vàthích ứng với các vấn đề xã hội mới nảy sinh, tạo dựng bản lĩnh sống vững vàng,hoàn thiện và khẳng định bản thân
1.1.3 Giáo dục kỹ năng thực hành xã hội là gì ?
« Giáo dục kỹ năng thực hành xã hội » nghĩa là từ kinh nghiệm rút
ra của người từng trải và từ những nghiên cứu thực nghiệm được công nhận mà một nhóm xã hội đứng ra truyền đạt lại cho những nhóm xã hội là những đối tượng khác nhau
2 Một số kỹ năng thực hành xã hội cần giáo dục cho học sinh tiểu học :
+Kỹ năng tự nhận thức
Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân Kỹ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân, biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như có thể cảm thông với người khác Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếpvới người khác
Trang 12+ Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cầnthiết Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác Kỹ năng nàygiúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mốiquan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình – nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống Kỹ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng
+ Kỹ năng lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp Người có kỹ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện
sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp Người có kỹ nănglắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác của họ hiệu quả hơn Lắng nghe tích cực cũng góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng
Kỹ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn
+ Kỹ năng hợp tác
Trang 13Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung Kỹ năng hợp tác là khả năng
cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm
Kỹ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột trong quan hệ với người khác Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều kỹ năng sống khác như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó với căng thẳng
+ Kỹ năng tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cáchmới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người
tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán vàthích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn những người khác, không
bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua; tư duy minh mẫn và khác biệt
xã hội
Có thể kể đến một số nghiên cứu như:
Trang 14* “Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 7 –85
tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” (nguồn : Cập
nhật 14/09/2015 bởi khophimhoathinh | 1 thảo luận
*”Giáo dục kỹ năng sống “ Tác giả: Nguyễn Xuân Thủy ( nguồn:
http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/7688520)
* Đề tài nghiên cứu Tìm hiểu về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại
học Thương mại
(nguồn:http://123doc.org/document/1217479-de-tai-nghien-cuu-tim-hieu-ve-thuc-trang-ky-nang-mem-cua-sinh-vien-dai-hoc-thuong-mai-pot.htm)
Nhìn từ thực tế những nghiên cứu đã có, tôi nhận thấy cái chung là nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng sống trong XH chúng ta và mỗi nghiên cứu đưa ra những giải pháp giúp giáo dục kỹ năng sống cho đối tượng là nhóm XH thân cận trong môi trường làm việc của mình
Nói về ngành giáo dục phổ thông, những Sáng kiến kinh nghiệm của Quý thầy cô dựa trên tình hình thực tế của trường mình là đóng góp vô cùng quý báu
và đáng trân trọng Nhưng cụ thể về mảng công tác Đội thì hầu như chưa có được nghiên cứu khoa học mang tầm sâu rộng ứng dụng việc giáo dục kỹ năng sống cho Đội viên, học sinh tại đơn vị mỗi trường
4 Cơ sở thực tiễn :
Qua báo đài và các thông tin đại chúng thì tình trạng học sinh đánh họcsinh, học sinh đánh thầy giáo và thậm chí còn có thầy giáo cũng có thái độkhiếm nhã với học sinh nữ… bên cạnh đó, có những em không biết tự phục vụbản thân luôn dựa vào ba, mẹ để thực hiện những sinh hoạt cá nhân của mìnhnhư: mặc quần áo, đánh răng… hoặc là có những em hạn chế giao tiếp ứng xửvới bạn bè, từ đó các em trở thành những đứa trẻ bị thụ động không phát triển
Trang 15toàn diện; qua đó, cho chúng ta thấy rằng các nhà trường chỉ tập trung “dạy chữ”
mà chưa quan tâm nhiều đến việc “trồng người”
Bên cạnh đó, vẫn có hiện tượng học sinh trốn học để vào các tiệminternet Có nhiều em học sinh còn tham gia vào các nhóm đánh nhau mànguyên nhân chỉ rất đơn giản như: thấy một cái nhìn thiếu thiện chí hay một câunói bâng quơ hoặc một va chạm nhỏ hoặc muốn thể hiện mình có “ sao số” trongtrường học Trước thực tế này hơn bao giờ hết, nhà trường - gia đình – xã hộiphải quan tâm tới vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, giáo dục cho các
em những kỹ năng sống nhất định để các em biết cách ứng phó, cư xử đúng mựcvới mọi tình huống, biết tu dưỡng, rèn luyện nhân cách một cách toàn diện đểtrở thành những người công dân có ích cho xã hội
+Những biểu hiện yếu kém về kỹ năng thực hành xã hội của học sinh
Học sinh yếu kém về kỹ năng thực hành xã hội thường có biểu hiện ngạigiao tiếp Có nhận thức về xã hội lệch lạc, thiếu niềm tin hoặc hoài nghi cuộcsống, trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, ngại thỗ lộ, bộcbạch tâm tính, những nét riêng tư, ngay cả những mặt tích cực Đôi khi có sự dichuyển niềm tin vào những người tốt, vào những lẽ sống và những lý tưởngsống tích cực, cao đẹp sang niềm tin mù quáng vào cuộc sống bụi đời, vớinhững bạn đường sống ngoài lề của cuộc sống xã hội
Một số em có những dấu hiệu bị tổn thương về mặt tình cảm gia đình, tìnhcảm bạn bè, thầy trò, thậm chí cá biệt có những em trở nên ù lì, chai sạn, phớtđời, hận đời, hằn học, có những em hận thì hỗn xược với cả những người ruộtthịt của mình Một số em sống thiếu tình cảm, mồ côi cha mẹ, thiếu người thân,khao khát muốn được sống trong tình cảm nhưng không được bù đắp thoả đángcũng làm cho các em tiêu cực, mất thăng bằng về mặt tình cảm, dễ bị kích độnghoặc trở nên nhu nhược yếu thế Một số em tỏ ra kém ý chí: Không tự kiềm chếđược hành vi tiêu cực của mình hoặc tỏ ra yếu đuối, nhu nhược, dễ bị lôi cuốn,
Trang 16cám dỗ, ngại làm những việc cần phải khắc phục khó khăn trong học tập, laođộng và công việc cụ thể.
Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh gây gổ, đánh nhaucàng nhiều, không chỉ có học sinh nam mà có cả học sinh nữ Nguyên nhân chủyếu là do xích mích trong tình bạn, tình yêu, kết bè, kết nhóm đón đường đánhtrả thù nhau, … Vấn đề đặt ra là nhà trường phải tăng cường giáo dục ý thức,động cơ học tập đúng đắn, giáo dục tình bạn, tình đoàn kết thân ái chan hoà,giáo dục tình yêu trong sáng để học sinh gắn bó thông cảm, giúp đỡ nhau tronghọc tập, sinh hoạt và trong cuộc sống
+Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về công tác quản
lý giáo dục kỹ năng thực hành xã hội
Đa số các lực lượng giáo dục (cán bộ quản lý, Đoàn thanh niên, giáo viên,phụ huynh học sinh) đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng kế hoạch và thực hiện sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
5 Nhu cầu thực tế tại cơ sở:
Trường tiểu học Nguyễn Trọng Tuyển nằm trên địa bàn khu phố I,
phường 21, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Là địa phương thuộc vùng lân cận những vùng tệ nạn xã hội, nguy cơ rình rập đối tượng học sinh là
có thể xảy ra Mặc dù chính quyền địa phương luôn có công tác phòng chống tệ nạn xã hội nhưng xét thấy trang bị cho con em mình, học sinh mình những kỹ năng thực hành xã hội để tự bảo vệ cũng là tốt hơn
Mặt khác, qua thông tin số lớp cũng như sĩ số học sinh các khối 1, 2, 3, 4,
5 qua những năm học vừa qua của trường Tiểu học Nguyễn Trọng Tuyển cho thấy những thuận lợi, khó khăn nhất định trong chương trình giáo dục kỹ năng thực hành xã hội cho Đội viên, học sinh trường
Trang 17Với thời buổi hiện nay, sự cạnh tranh trong xã hội một mặt đẩy chúng ta ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó lại tồn tại những mặt trái khôn lường Bất cứ trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng nên tự trang bị cho học sinh mình những kỹ năng cơ bản đề biết rèn luyện bản thân thành người có ích cho gia đình, cho xã hội, biết tự chịu trách nhiệm việc làm của bản thân, biết xác định hướng phấn đấu cho mình và biết cách thích nghi mọi hoàn cảnh mà không đánhmất thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
Đó là vài điểm về nhu cầu thực tế tại cơ sở tôi đang công tác
Trang 18CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu:
1.1 Thực trạng ở đơn vị:
- Tại đơn vị mình, tôi từng đưa ra mô hình “ Giáo dục kỹ năng thực hành xãhội cho học sinh Tiểu học” và áp dụng trong năm học 2014- 2015 và năm học 2015 – 2016 vừa qua
Sau đây là một số hình ảnh về sân chơi “ kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học” ở trường Tiểu học Nguyễn Trọng Tuyển :
Trang 19Học sinh thực hành kĩ năng xếp đồ – phơi đồ để có thể tự giúp đỡ ba mẹ của
mình