1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

LUAN VAN giám hộ cho người chưa thành niên một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện

50 398 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 325 KB

Nội dung

Bộ luật hình sự 1999 ra đời đánh dấu bước một bước phát triển mới cao hơn của hoạt động lập pháp hình sự nước ta trong suốt hơn năm mươi năm qua, vì nó được hình thành không chỉ trên cơ sở tổng hợp những kinh nghiệm, thành tựu của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và các tri thức về khoa học hình sự trong nước, mà còn có sự lĩnh hội những thành tựu của khoa học Luật hình sự tiên tiến trên thế giới. Pháp luật hình sự là một công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống tội phạm. Vì vậy, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu để thấy rõ khái niệm, các đặc điểm, bản chất cơ bản của Tội cướp tài sản, nhằm hoàn thiện điều luật, về mặt tư pháp còn nhiều bất cập trên thực tế xét xử và quá trình tố tụng dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm hay oan sai loại tội phạm này. Vì những nguyên nhân trên, người viết đã đi sâu nghiên cứu “Tội cướp tài sản” quy định tại Điều 133 BLHS Việt Nam năm 1999.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

- -LỜI NÓI ĐẦU 

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong bối cảnh chung của đất nước Đảng và Nhà nước ta đang chuẩn bị cácchiến lước phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và định hướng chiến lược chămsóc và bảo vệ trẻ em Các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với côngtác chăm sóc và giáo dục trẻ em không tách rời các quan điểm chỉ đạo của Đảng,Nhà nước

Trẻ em là những người làm chủ đất nước trong tương lai Đảng và Nhànước ta luôn muốn tạo cho trẻ em cuộc sống vật chất và tinh thần tốt nhất, chuẩn

bị cho trẻ em hành trang đầy đủ cả về tri thức và sức khoẻ từ khi còn trong bàothai đến khi trưởng thành Muốn cho giống nòi ngày càng tốt thì phải quan tâmđặc biệt đến sự phát triển của trẻ em Tình trạng nghèo đói, mồ côi, trẻ em langthang không nơi nương tựa hoặc trẻ em không được cha mẹ chăm sóc (do hạn chếhoặc mất năng lưc hành vi dân sự) và chậm phát triển kinh tế xã hội của đất nướccản trở lớn đến điều kiện phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em Ngược lạimột thế hệ trẻ em kém phát triển cả về trí lực và thể lực thì sẽ không thúc đẩyđược sự phát triển của đất nước mà còn làm chậm tốc độ phát triển, do đó phải cómột chế định giám hộ cho những người chưa thành niên và trẻ em mồ côi

Thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người chưa thành niên vàtrẻ em mồ côi vừa là bản chất nhân đạo, vừa giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa của đất nước ta trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chếthị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong khi các thành phố lớn, các khu vực có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh

tế xã hội, người chưa thành niên và trẻ em mồ côi được chăm sóc và giáo dục tốt

Trang 2

thì tình trạng thiếu ăn, suy dinh dưỡng, thất học hiện nay tập trung chủ yếu tại cácvùng nghèo, vùng sâu, vùng xa là những nơi khó tiếp cận, điều kiện kinh tế cònnghèo nàn, lạc hậu, người chưa thành niên và trẻ em mồ côi không được giám hộmột cách tốt nhất Bằng các cơ chế, chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễnphát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng tạo mọiđiều kiện để tất cả người chưa thành niên đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctốt cả về mặt pháp lý Vấn đề đặt ra là việc bảo vệ về mặt pháp lý cho người chưathành niên như thế nào? Việc chăm sóc, giáo dục ra sao? Để góp phần vào sựquan tâm chung của các chủ thể về vấn đề đặt ra Đó cũng là lý do người viết

chọn đề tài “Giám hộ cho người chưa thành niên Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện”.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống cácquy định hiện hành của pháp luật về giám hộ cho người chưa thành niên, cũng nhưthực tiễn thi hành các quy định đó nhằm hiểu thêm về quyền được giám hộ củangười chưa thành niên đối với thực tế áp dụng trong cuộc sống hằng ngày Từ đótìm ra những thiếu sót, bất cập trọng các quy định của pháp luật về giám hộ chongười chưa thành niên và các vấn đề có liên quan, sau cùng là đề xuất phươnghướng nhằm góp phần xây dựng pháp luật về giám hộ cho người chưa thành niênngày càng hoàn thiện hơn

3 Phạm vi nghiên cứu

Chế định giám hộ quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 là một quy địnhkhá rộng so với kiến thức của người viết, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, thờigian nghiên cứu đề tài có hạn nên người viết chỉ nghiên cứu các quy định về giám

hộ đối với người chưa thành niên được quy định từ Điều 58 đến Điều 73 của Bộluật dân sự năm 2005, quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghịđịnh số 158/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ về hộ tịch và quản lý hộ tịch

Cụ thể là đối tượng giám hộ, người giám hộ, giám sát việc giám hộ, quyền vànghĩa vụ của người giám hộ và các trường hợp thay đổi, chuyển giao, chấm dứtviệc giám hộ Người viết không nghiên cứu các quy định về việc giám hộ đối vớingười mất năng lực hành vi dân sự và các quy định về giám hộ người chưa thànhniên trong quá trình tố tụng hình sự, được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự

Trang 3

Ngoài việc nghiên cứu các quy định của luật viết, người viết còn tìm hiểuthực trạng việc áp dụng chế định giám hộ, những bất cập thiếu sót của pháp luật

mà các cơ quan tư pháp áp dụng và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật vàphòng ngừa những hành vi xâm phạm đến quyền của trẻ em

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu người viết có sự phân tích, tổng hợp, liệt kê cácquy phạm của pháp luật về chế định giám hộ cho người chưa thành niên Tìm hiểuthực trạng việc áp dụng các quy định của pháp luật về giám hộ, đưa ra một sốkiến nghị và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

5 Kết cấu luận văn

Cơ cấu đề tài gồm có:

 Mục lục

 Lời nói đầu

 Chương I: Khái quát chung về giám hộ người chưa thành niên trong luậtdân sự Việt Nam (từ mục 1.1 đến mục 1.4) Trong chương này người viết

sẽ trình bày phần lịch sử phát triển của chế định giám hộ người chưa thànhniên, một số khái niệm và sự cần thiết của chế định giám hộ và ý nghĩa củaviệc giám hộ người chưa thành niên

 Chương II: Chế độ pháp lý về giám hộ người chưa thành niên (từ mục 2.1đến mục 2.7) Trong chương này người viết sẽ trình bày các vấn đề sau:thế nào là người được giám hộ, người giám hộ, các hình thức của việcgiám hộ, đăng ký việc giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ,giám sát việc giám hộ, những trường hợp thay đổi, chuyển giao và chấmdứt việc giám hộ

 Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện về giám hộ cho ngườichưa thành niên trong luật dân sự Việt Nam (từ mục 3.1 đến mục 3.2).Trong chương này người viết sẽ đưa ra một số thực trạng trong việc ápdụng các quy định về giám hộ, một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiệnchế định này

Trang 4

 Kết luận.

 Danh mục tài liệu tham khảo

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với sự nổ lực của bản thân nhưng donăng lực và nguồn tài liệu còn hạn chế, chưa tiếp cận nhiều với thực tiễn nên bàiviết khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự góp ý kiến của các thầy cô vàcác bạn cho bài viết được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Thị Trúc Giang đã tận tình hướng dẫn

và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Giám hộcho người chưa thành niên Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện”

Em chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁM HỘ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

1.1 Lịch sử phát triển của chế định giám hộ người chưa thành niên trong pháp luật dân sự Việt Nam

A- Giai đoạn Luật cổ

Khái niệm pháp luật dân sự được trong luật cận đại và hiện đại của ViệtNam, không tồn tại trong luật cổ, các quy tắc viết có tác dụng điều chỉnh các quan

hệ giữa cá nhân và cá nhân trong xã hội cổ thường nằm lẫn lộn trong các chương

về hình sự, hành chính, hôn nhân gia đình và ruộng đất

Pháp luật thời Lê: pháp luật chỉ có thể được hình dung thông qua sách sử,các tài liệu chuyên môn về luật đề bị thất lạc, một số sự kiện trong sách sử chophép suy đoán về sự tồn tại của các quy luật xử sự chung chi phối các quan hệ giađình tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng Giai đoạn này là thời kỳ đỉnh cao của chế độphong kiến tập quyền cũng như các lĩnh vực khác mà đặc biệt là sự quan tâm chohoạt động lập pháp nó được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển của chế độphong kiến thế kỷ thứ XV đánh dấu mốc phát triển quan trọng của lịch sử phápquyền phong kiến Việt Nam, Bộ quốc triều hình luật cũng đã giành hẳn haichương về Hộ hôn và Điền sản để nói không chỉ về hôn nhân gia đình và ruộngđất nà còn có cả về chế độ tài sản vợ chồng, thừa kế, nghĩa vụ, hợp đồng Trong

đó có các quy định về giám hộ, các quy định ở thời kỳ này được ẩn chứa trongcác quy định của hôn nhân gia đình Có thể nói, mặc dù chịu ảnh hưởng của vănhóa pháp lý Trung Quốc, các nhà làm luật của thời Lê vẫn nhận ra những đặcđiểm riêng của đời sống dân sự Việt Nam và đã xây dựng được nhiều quy tắcpháp lý thể hiện tính độc đáo và sự quan tâm đến thế hệ trẻ

Pháp luật thời Nguyễn: Ở thời kỳ này pháp luật dân sự, Bộ luật Gia Longhầu như chỉ lấy lại câu chữ trong các quy định liên quan trong Bộ luật nhà Thanh,không có ý niệm gì về dân sự Bộ luật Gia Long giải quyết các vấn đề dân sự như

Trang 6

là một phần của những vấn đề lớn hơn về gia đình, hành chính và hình sự, thờiNguyễn bổ sung thêm một số quy định về dân sự trong các lĩnh vực hôn nhân giađình, thừa kế và nghĩa vụ, những bổ sung đó không ảnh hưởng đến các nguyêntắc của Bộ luật này, các quy định về giám hộ người chưa thành niên cũng chưađược quy định rõ ràng hơn.

B- Giai đoạn Luật cận đại

Trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam trong thời kỳ này được xây dựngtheo khuôn mẫu pháp luật của Pháp, có sự cải biên cho phù hợp với bối cảnhkinh tế và xã hội của Việt Nam thời kỳ đó Luật viết thường chỉ ghi nhận nhữngquy phạm mang tính nguyên tắc và được bổ khuyết bằng các giải pháp được xâydựng trong học thuyết pháp lý và án lệ Bên cạnh đó, tục lệ đóng vai trò của mộtnguồn quan trọng của luật, chưa có một Bộ luật Dân sự hoàn chỉnh Ở thời kỳnày Dân luật ra đời năm 1883 chỉ đề cập đến các vấn đề về nhân thân không cóquy định nào về giám hộ, tuy nhiên có sự tiến bộ hơn so với các văn bản phápluật trước đó

C- Giai đoạn Luật hiện đại

Thời kỳ 1945-1995: Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, luật dân sự ViệtNam không được tách ra thành một bộ luật riêng mà được tìm thấy trong các điềukhoản của các bộ luật phong kiến như Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức),Nguyễn triều hình luật (Hoàng Việt luật lệ) Đến khi người Pháp chiếm đóng ViệtNam thì các Bộ luật Dân sự được áp dụng riêng rẽ ở ba kỳ lần lượt xuất hiện Ví

dụ ở Nam Kỳ thì Bộ luật Dân sự Nam Kỳ giản yếu ra đời năm 1883, Bộ dân luậtBắc Kỳ ra đời năm 1931 và tại Trung Kỳ là Bộ dân luật Trung Kỳ ra đời năm

1936 Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, do hoàn cảnh chiến tranh với người Phápnên chính phủ của chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh “ giữ tạm thờicác luật Bắc Kỳ- Trung Kỳ- Nam Kỳ đến khi ban hành các quy định chung chotoàn quốc ” Vì vậy, trong thời kỳ này những chế định về giám hộ người chưathành niên và bảo về quyền và lợi ích cho trẻ em khỏi bị xâm hại nên đã áp dụngpháp luật của trước đây Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh kýSắc lệnh số 97/SL để "sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật" nhằm sửađổi một số điều trong các bộ dân luật cũ này Tại Miền Bắc Việt Nam, ngày 10tháng 7 năm 1959 Tòa án tối cao ra chỉ thị số 772/TATC để "đình chỉ việc áp

Trang 7

dụng luật pháp cũ của phong kiến đế quốc" Từ thời điểm đó trở đi, tại Miền BắcViệt Nam thiếu hẳn Bộ luật Dân sự thực thụ Một số mảng của luật dân sự đượctách ra thành các bộ luật khác như Luật hôn nhân và gia đình hay các văn bảnpháp quy dưới Luật như Thông tư, Chỉ thị, Nghị định, Pháp lệnh Tuy nhiên,nhiều lĩnh vực dân sự như thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ v.v không được điềuchỉnh trực tiếp Các quy định về nghĩa vụ dân sự được quy định chủ yếu là cácvấn đề về nhà ở, vàng bạc, kim khí quý và đá quý v.v và nói chung mang nặngtính chất hành chính Có thể liệt kê một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân

sự như: Luật hôn nhân gia đình (1986), Luật Quốc tịch (1988), Pháp lệnh chuyểngiao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988), Pháp lệnh về sở hữu côngnghiệp (1989), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh về thừa kế (1990),Pháp lệnh về Hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh về nhà ở (1991) v.v Tuy cácpháp lệnh có nhiều nhưng đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn với nhau nên đã gây

ra nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật

Thời kỳ 1995-2005: Năm 1995, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996).Sau 10 năm thi hành, Bộ luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: Một sốquy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường,không rõ ràng, không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính Nhiều bộ luật mới

ra đời có các nội dung liên quan đến Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 nhưng bộluật này lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa chúng cũng nhưchưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế Tuy nhiên

Bộ luật Dân sự năm 1995đã hoàn thiện tất cả các luật trước đó và chế định vềgiám hộ đã có cơ sở pháp lý và được quy định cụ thể từ Điều 67 đến Điều 83.Mặc dù vậy, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì những chế định về giám hộ của

Bộ luật 1995 bộc lộ nhiều thiếu sót, chưa chi tiết, còn mang tính tổng hợp củanhiều ngành luật, như tại Điều 46 Luật hôn nhân gia đình 1986 quy định: “Liênquan đến việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên

mà do những nguyên nhân khách quan không có sự chăm sóc của cha, mẹ haynhững người thân thích của họ”

Từ năm 2005 đến nay: Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005,

có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 Đây là Bộ luật lớn nhất của nước ta hiện nay

Trang 8

Với 777 điều luật, Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính phổ biếntrong đời sống xã hội của nhân dân ta hiện nay Về cơ bản các quy định trong chếđịnh giám hộ của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã kế thừa các quy định các quy định

về giám hộ của Bộ luật năm 1995 và quy định cụ thể từ Điều 58 đến Điều 73 và

có một số điểm sửa đổi, bổ sung chủ yếu là những quy định về thực hiện cácquyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ và một số quy định liênquan đến chế độ pháp lý về giám hộ

Tóm lại, ngành luật dân sự quy định cung cách chuẩn mực pháp lý cho cáchứng xử của các chủ thể trong giao lưu dân sự nhằm bảo đảm sự ổn định và lànhmạnh hoá các quan hệ dân sự trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Luật dân sự được coi là luật chung trong lĩnh vực luật tưbao gồm các quy định liên quan đến quyền lợi của chủ thể và về nguyên tắc cóthể thay đổi bằng sự thoả thuận của các bên

1.2 Khái niệm người chưa thành niên và năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên.

1.2.1 Khái niệm người chưa thành niên

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tại Điều 18, “Người đủ mười tám tuổi

trở lên là người thành niên, người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”

Ví dụ: Nguyễn Thanh Giang sinh ngày 08/3/1986 đến ngày 08/3/2006 là đủ

18 tuổi, các trường hợp có ngày sinh, tháng, năm sinh nhỏ hơn ngày 08/3/1986 thìchưa đủ 18 tuổi và là người chưa thành niên Ở trường hợp này đến ngày08/3/2006 Giang đã đủ 18 tuổi theo quy định trên thì là người thành niên

Người chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sựnăm 20051 thì cha, mẹ đại diện cho con xác lập tất cả các giao dịch dân sự Tuynhiên, theo điểm a khoản 2 Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định ngườichưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹđều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa ánhạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dụcngười chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu thì người chưa thành niên có

Trang 9

hai trường hợp để có người giám hộ đó là: Người giám hộ đương nhiên2 hoặcngười giám hộ được cử3.

1.2.2 Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên

Theo Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sựcủa cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền

và nghĩa vụ dân sự” Đây là chủ thể của quan hệ pháp luật đầy đủ Cũng theo quyđịnh tại Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Năng lực hành vi dân sự củangười chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi như sau:

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giaodịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằmphục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quyđịnh khác Theo quy định này ta có thể chia thành hai trường hợp sau đây:

+ Người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến dưới mười lăm tuổi: Trường hợpnày người chưa thành niên có năng lực hành vi chưa đầy đủ nên còn gặp nhiềukhó khăn trong đời sống và sinh hoạt nên cần phải được giám hộ, quan tâm chămsóc giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, ở giai đoạn này người chưa thành niên cầnngười giám hộ chăm sóc đóng vai trò như cha, mẹ của người chưa thành niên đểnuôi dạy cho người chưa thành niên phát triển một cách tốt nhất và đại diện cho

họ thực hiện một số giao dịch dân sự mà pháp luật đòi hỏi phải có người đại diện.+ Người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi:Trong trường hợp này người chưa thành niên nếu có tài sản riêng đảm bảo thựchiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập giao dịch dân sự mà không cần có sựđồng ý của người đại diện theo pháp luật, nói khác hơn thì vai trò của người giám

hộ trong trường hợp này đóng vai trò là người trợ giúp pháp lý cho người chưathành niên

Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2005 chia năng lực hành vidân sự của người chưa thành niên làm hai trường hợp là hoàn toàn phù hợp vớithực tế, trong cuộc sống những người chưa thành niên họ được pháp luật bảo vệ

để thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ Họ có thể bằng hành vi của mình tạo raquyền và nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch để phục vụ những nhu cầu thiết yếu

2 Điều 61 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Trang 10

hàng ngày phù hợp với lứa tuổi Pháp luật Việt Nam không quy định giao dịchnào là giao dịch “phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày” và giao dịch nào là giaodịch “phù hợp với lứa tuổi” nhưng chúng ta có thể hiểu đó là những giao dịch cógiá trị nhỏ, phục vụ cho nhu cầu học tập, vui chơi giải trí trong cuộc sống hàngngày và những giao dịch này phải được người đại diện hoặc người giám hộ của

họ cho phép thực hiện

Trên thực tế người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầutuyên bố những giao dịch cho người chưa thành niên thực hiện mà không có sựđồng ý của họ và các trường hợp đó được xem là giao dịch vô hiệu và nhữngtrường hợp này thì tòa án cần xem xét cụ thể để chấp nhận yêu cầu đó theo quyđịnh của pháp luật dân sự Nếu người giám hộ không yêu cầu tòa án xem xét thìnhững giao dich này mặc nhiên có hiệu lực Trong thực tế có rất nhiều trẻ em đibán vé số, trường hợp này là giao dịch có giá trị tương đối lớn nhưng pháp luậtchưa có quy định cụ thể nào để điều chỉnh vấn đề này

Theo khoản 2 Điều 20 Bộ luật Dân sự lại quy định có tính ngoại lệ củanguyên tắc là: “Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mườitám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập,thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diệntheo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác’ Với quy định này của

Bộ luật là sự cần thiết và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, vì trongthời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường đang mở của thì ở độ tuổi nêu trên họ

đã có thể tự mình tham gia vào việc xác lập các giao dịch dân sự mà cụ thể là cáchợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động Trong những trườnghợp này người chưa thành niên vẫn có thể có các tài sản riêng (do nhận được từtài sản thừa kế hoặc tặng cho) hoặc có thu nhập riêng, do đó họ có thể tự mìnhtham gia vào các giao dịch dân sự có liên quan đến bản thân mà không cần phải

có sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ

1.3 Khái niệm về giám hộ

Giám hộ là chế định quan trọng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 nhằm mụcđích để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngườichưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự Chế định giám hộ được quyđịnh ở mục 4, Chương III Phần thứ nhất Bộ luật Dân sự năm 2005 với 16 Điều (từ

Trang 11

Điều 58 đến Điều 73), với những sửa đổi bổ sung quan trọng so với các điều củatương tự của Bộ luật Dân sự 1995.

Theo khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Giám hộ là việc

cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

Việc giám hộ có nội dung cơ bản là người giám hộ chăm sóc và bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ và các quan hệ tài sản củangười được giám hộ Người giám hộ thực chất là người đại diện theo pháp luậtcho người được giám hộ trong các mối quan hệ với nhà nước và trong các giaodịch dân sự, trừ một số giao dịch đơn giản, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàngngày của người được giám hộ

Pháp luật quy định người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên,giai đoạn này là giai đoạn đang phát triển mạnh mẽ về mặt tâm sinh lý của ngườichưa thành niên, nó ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến quá trình hình thành vàphát triển nhân cách của một con người Ở giai đoạn này người chưa thành niênphát triển chưa đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, họ chưa thể tự mình xác lậpcác giao dịch dân sự hay thực hiện tất cả những giao dịch mà cần phải có ngườiđại diện theo pháp luật để thực hiện Từ những nguyên nhân trên Bộ luật Dân sựnăm 2005quy định một cách cụ thể, rõ ràng hơn chế độ pháp lý về giám hộ ngườichưa thành niên Còn đối với người đã thành niên thì theo quy định của pháp luật

họ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và đủ năng lực hành vi xác lậpgiao dịch bằng tài sản của chính mình mà không cần có người đại diện, cũng nhưcác giao dịch khác phục vụ nhu cầu cuộc sống cuộc sống của con người

1.4 Sự cần thiết của chế định giám hộ và ý nghĩa của việc giám hộ người chưa thành niên

1.4.1 Sự cần thiết của chế định giám hộ

Trong quá trình xây dựng đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam, đây là thời kỳ kinh tế Việt Nam đi vào ổn định và phát triển Bên cạnhcác mặt tích cực đó thì trên tất cả các lĩnh vực xã hội vẫn còn nhiều biểu hiện

Trang 12

tiêu cực như tình trạng vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội luôn xảy ra ngàycàng nhiều, mà nhất là trong những năm gần đây tình trạng trẻ em, vị thànhniên vi phạm pháp luật hình sự và tham gia vào các tệ nạn xã hội ngày càngnhiều Mặt khác một số bộ phận tha hóa về thể chất đã dụ dỗ, xúi dục trẻ emvào con đường phạm pháp gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và nền giáo dục củaViệt Nam Từ những lý do trên, việc giáo dục cho người chưa thành niên trởthành người tốt là yêu cầu cấp thiết trong việc giáo dục thế hệ trẻ, là điều kiệnđảm bảo cho sự phát triển lâu dài của đất nước Bên cạnh việc giáo dục củanhà trường, gia đình, pháp luật Việt Nam còn quy định về việc giám hộ chongười chưa thành niên nhằm giáo dục, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho họ trong trường hợp cha, mẹ họ không thể làm giám hộ đương nhiêncho họ Đặc biệt là bảo vệ về mặt pháp lý cho họ, các quy định này được cụthể từ Điều 58 đến Điều 73 Bộ luật Dân sự năm 2005 và một số văn bản phápluật khác như luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em

1.4.2 Ý nghĩa của việc giám hộ người chưa thành niên

Chế định giám hộ người chưa thành niên được quy định cụ thể trong Bộluật Dân sự năm 2005 có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục, bảo

về quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên Thể hiện sự quan tâmsâu sắc của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với người chưa thành niên trong cáctrường hợp đã phân tích ở phần trên mà họ cần sự giúp đỡ về mặt pháp lý củanhững người thân thích trong gia đình, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội từthiện để bảo vệ cho họ khi họ chưa đủ năng lực hành vi dân sự để xác lập một

số giao dịch theo quy định của pháp luật bắt buộc khi xác lập các giao dịch đóphải có người làm đại diện Ngoài ra, việc giám hộ cho người chưa thành niêncòn có ý nghĩa trong các quan hệ tài sản của người được giám hộ, các nhu cầu

và nghĩa vụ của người được giám hộ khi cần thiết phải dùng tài sản của ngườiđược giám hộ để xác lập giao dịch hoặc thực hiện một nghĩa vụ khác

CHƯƠNG 2

Trang 13

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ GIÁM HỘ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

2.1 Người được giám hộ

Theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2005 baogồm: “Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹhoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân

sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chămsóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; người mấtnăng lực hành vi dân sự” Theo quy định này thì người chưa hành niên cần phải

có người giám hộ trong những trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xácđịnh được cha, mẹ Đây là những trẻ em mồ côi cha, mẹ hay không xác định đượccha, mẹ Đặc biệt đối với người chưa đủ mười lăm tuổi thì rất dễ bị xâm hại nêncần phải có người giám hộ để quan tâm chăm sóc họ như cha, mẹ của họ Đối vớitrường hợp này thì xã hội cũng cần phải đặc biệt quan tâm, vì người chưa thànhniên không có người giám hộ, đại diện theo pháp luật cho họ thì không thể bảo vệquyền và lợi ích của họ, ở trường hợp này luật bắt buộc phải có người giám hộ.Trường hợp thứ hai: Cha, mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạnchế năng lực hành vi dân sự

Cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự: Theo quy định tại Điều 22 Bộ luậtDân sự năm 2005, người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thầnhoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình

đã bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi Người không có năng lực hành vivẫn có khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ dân sự; tuy nhiên trên nguyên tắc,luật không cho phép người này tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó, bởitrong hầu hết các trường hợp, người này không đủ khả năng nhận thức được đầy

đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của con Trong đó có việc chăm sóc, giáo dục,đồng thời cha mẹ cũng là người giám hộ đương nhiên cho con chưa thành niênxác lập các giao dịch dân sự Luật nói rằng người không có khả năng tự mìnhthực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất thiết phải được đại diện trong quátrình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ, nên trong trường hợp này bắt

Trang 14

buộc phải có người giám hộ cho con của họ khi họ bị mất năng lực hành vi dân

sự Như vậy, người chưa thành niên nào gặp phải trường hợp này phải có ngườigiám hộ khác ngoài cha, mẹ Khi cha, mẹ của họ là những người mất năng lựchành vi dân sự thì không những cha, mẹ không chăm lo, giáo dục con cái mà đôikhi gây thiệt hại về quyền và lợi ích cho con cái Để giải quyết quyền lợi cho họmột khi có sự cố xảy ra liên quan đến quyền lợi của họ thì phải có người đại diệntrong trường hợp này để bảo vệ cho họ Cũng chính vì lý do đó mà pháp luật quyđịnh những trường hợp này thì người chưa thành niên phải có người giám hộ.Cha, mẹ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Theo quy định tại khoản 1Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định người hạn chế năng lực hành vi dân

sự là “người nghiện ma túy, các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản củagia đình thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan, tổchức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lựchành vị dân sự” Nếu thuộc vào trường hợp này thì người chưa thành niên cần cóngười giám hộ khác ngoài cha, mẹ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bởi họkhông thể chăm lo, giáo dục người chưa thành niên một cách tốt nhất mà còn cóthể xâm hại hoặc ảnh hưởng không tốt về mặt tâm lý và thói quen xấu cho trẻ, cóthể dẫn trẻ em vào con đường phạm pháp

Trường hợp thứ ba:

Cha, mẹ bị hạn chế quyền: Trong trường hợp này, nếu như cha mẹ đã cóhành vi vi phạm pháp luật, bị Tòa án tước bỏ hoặc hạn chế quyền của cha mẹ (cảcha và mẹ không có điều kiện chăm sóc giáo dục con là vì họ phải thi hành ánphạt tù) thì con chưa thành niên bắt buộc phải có người giám hộ như luật định vàcũng có thể là người chưa thành niên bị cha, mẹ đánh đập hay ngược đãi gây bứcxúc trong xã hội, vi phạm luật phòng chống bạo lực gia đình được những ngườithân khác yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ vì không quan tâm chămsóc mà còn đối xử bạt đãi, trường hợp này người chưa thành niên chưa đủ mườilăm tuổi bắt buộc phải có người giám hộ

Cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc: Người chưa thành niên còn cha mẹnhưng cha mẹ không có điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục người chưathành niên, thì phải có yêu cầu của cha, mẹ Nếu một trong hai người yêu cầuhoặc cả hai không có yêu cầu có người giám hộ cho con chưa thành niên thì việc

Trang 15

giám hộ không đặc ra, bởi vì nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con cái, đại diện chocon chưa thành niên trong các giao dich dân sự trước tiên thuộc về cha, mẹ, người

đã sinh ra người chưa thành niên đó Nếu người chưa thành niên không còn chahoặc cha còn sống nhưng không có điều kiện chăm sóc con thì người mẹ phảithực hiện công việc này và ngược lại Ví dụ: cha mẹ đi công tác nước ngoàikhông có điều kiên chăm sóc, giáo dục cho con nên cần người giám hộ

Trường hợp thứ tư: Về nguyên tắc, một người có thể giám hộ cho nhiềungười, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợpngười giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặckhoản 3 Điều 62 của Bộ luật Dân sự năm 2005" Quy định này chủ yếu có tácdụng làm tăng trách nhiệm của người giám hộ đối với người được giám hộ, làmcho nghĩa vụ giám hộ được xác định một cách rõ ràng

Tóm lại, người chưa thành niên là người có năng lực hành vi không đầy đủ

là một trong những chủ thể hạn chế của pháp luật dân sự Họ không thể xác lậpcác giao dịch có giá trị lớn mà chỉ có thể xác lập các giao dịch nhỏ phục vụ chocác nhu cầu thiết yếu hàng ngày nên họ cần được pháp luật bảo vệ, Bộ luật Dân

sự năm 2005 quy định cụ thể về việc bảo vệ quyền lợi cho họ,quy định đó gọi làgiám hộ Với chế định này của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã thể hiện tính nhânđạo và truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam nói riêng và thế giớinói chung Chế định này nhằm bảo vệ người chưa thành niên và tạo điều kiện chongười chưa thành niên có một môi trường sống trong sạch và lành mạnh để pháttriển toàn diện, đây là một chế định tiến bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam Chếđịnh mới mang tính đột phá so với Bộ luật Dân sự năm 1995 và đây cũng chính là

sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với người chưa thành niên

2.2 Người giám hộ

2.2.1 Điều kiện cá nhân người làm giám hộ.

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tại điều 60 thì để một người có thể làmgiám hộ cho một người chưa thành niên cá nhân đó phải đáp ứng các điều kiệnsau đây: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có tư cách đạo đức tốt; không phải

là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án nhưng chưa đượcxóa án tích và một trong các tội xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

Trang 16

phẩm, tài sản của người khác; Có điều kiện cần thiết đảm bảo việc thưc hiêngiám hộ.

Như vậy, theo quy định của điều luật trên về nguyên tắc cá nhân để có thểlàm giám hộ cho người chưa thành niên phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Theo Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực

hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự” Đây là chủ thể của quan hệ

pháp luật đầy đủ

Cũng theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Người

từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sựphải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhucầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.Theo quy định này ta có thể chia thành các trường hợp sau đây:

Người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến dưới mười lăm tuổi: Trường hợpnày người chưa thành niên có năng lực hành vi chưa đầy đủ nên còn gặp nhiều khókhăn trong đời sống và sinh hoạt nên cần phải được giám hộ, quan tâm chăm sócgiúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, ở giai đoạn này người chưa thành niên cầnngười giám hộ chăm sóc đóng vai trò như cha, mẹ của người chưa thành niên đểnuôi dạy cho người chưa thành niên phát triển một cách tốt nhất và đại diện cho họthực hiện một số giao dịch dân sự mà pháp luật đòi hỏi phải có người đại diện.Người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi:Trong trường hợp này người chưa thành niên nếu có tài sản riêng đảm bảo thựchiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập giao dịch dân sự mà không cần có sựđồng ý của người đại diện theo pháp luật, nói khác hơn thì vai trò của ngườigiám hộ trong trường hợp này đóng vai trò là người trợ giúp pháp lý cho ngườichưa thành niên

Theo quy định trên, Luật chia năng lực hành vi dân sự của người chưa thànhniên làm hai trường hợp là hoàn toàn phù hợp với thực tế, trong cuộc sống nhữngngười chưa thành niên họ được pháp luật bảo vệ để thực hiện quyền và nghĩa vụcủa họ Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và nghĩa vụ khi tham gia cácgiao dịch để phục vụ những nhu cầu thiết yếu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi

Trang 17

Pháp luật Việt Nam không quy định giao dịch nào là giao dịch “phục vụ nhu cầuthiết yếu hàng ngày” và giao dịch nào là giao dịch “phù hợp với lứa tuổi” nhưngchúng ta có thể hiểu đó là những giao dịch có giá trị nhỏ, phục vụ cho nhu cầu họctập, vui chơi giải trí trong cuộc sống hàng ngày và những giao dịch này phải đượcngười đại diện hoặc người giám hộ của họ cho phép thực hiện.

Trên thực tế người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầutuyên bố những giao dịch cho người chưa thành niên thực hiện mà không có sựđồng ý của họ và các trường hợp đó được xem là giao dịch vô hiệu và nhữngtrường hợp này thì tòa án cần xem xét cụ thể để chấp nhận yêu cầu đó theo quyđịnh của pháp luật dân sự Nếu người giám hộ không yêu cầu tòa án xem xét thìnhững giao dich này mặc nhiên có hiệu lực Trong thực tế có rất nhiều trẻ em đibán vé số, trường hợp này là giao dịch có giá trị tương đối lớn nhưng pháp luậtchưa có quy định cụ thể nào để điều chỉnh vấn đề này

Theo khoản 2 Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2005 lại quy định có tính ngoại

lệ của nguyên tắc là: “Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủmười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xáclập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đạidiện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác’ Với quy địnhnày của Bộ luật là sự cần thiết và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay,

vì trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường đang mở của thì ở độ tuổinêu trên họ đã có thể tự mình tham gia vào việc xác lập các giao dịch dân sự mà

cụ thể là các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động Trongnhững trường hợp này người chưa thành niên vẫn có thể có các tài sản riêng (donhận được từ tài sản thừa kế hoặc tặng cho) hoặc có thu nhập riêng, do đó họ cóthể tự mình tham gia vào các giao dịch dân sự có liên quan đến bản thân màkhông cần phải có sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ, trừ một sốgiao dịch dân sự đặc biệt mà tại khoản 2 Điều 20 có dự liệu “Trong trường hợppháp luật có quy định khác” đó là những giao dịch có liên quan đến tài sản có giátrị lớn của người đó mà pháp luật quy định khi họ tham gia các giao dịch đó phải

có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật

Trang 18

Thứ hai: Có tư cách đạo đức tốt không phải là người đang bị truy cứu tráchnhiệm hình sự hoặc bị kết án nhưng chưa được xóa án tích và một trong các tội xâmhại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác

Có tư cách tốt là người có lập trường tư tưởng vững vàng, sống và làm việctheo Hiến pháp và không vi phạm pháp luật, được cộng đồng đánh giá là người

có đủ điều kiện, đủ tư cách đạo đức để thực hiện việc giám hộ theo đúng quyđinh của pháp luật về giám hộ Đồng thời họ phải là người có uy tín hay sự tínnhiệm tại nơi họ đang thường trú (cũng chính là nơi cư trú của người được giámhộ) và phải có sự xác nhận là người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cólối sống lành mạnh, là công dân tốt trong xã hội

Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (lừa đảo chiếmđoạt tài sản, trộm cắp tài sản….và một số tội danh khác theo Bộ luật hình sự),những người trong trường hợp này thì theo luật họ không đủ điều kiện làm ngườigiám hộ theo khoản 2 Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005 Bởi họ vi phạm phápluật không được cộng đồng đánh giá là đủ tư cách để thực hiện việc giám hộ.Nếu để họ giám hộ thì có thể người được giám hộ không được giáo dục tốt và cóthể theo bước chân của những người này vi phạm pháp luật

Những người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích và một trong các tộixâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác,trường hợp này thì pháp luật không chấp nhận họ là người giám hộ cho ngườichưa thành niên Bởi lẽ nhân thân của họ không được tốt sẽ ảnh hưởng đến việcchăm sóc, giáo dục và ảnh hưởng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người chưathành niên, có thể dẫn dắt người chưa thành niên vào con đường phạm pháp.Quy định này xuất phát từ thực tế người giám hộ khi thực hiện nghĩa vụchăm sóc giáo dục, đại diện cho người được giám hộ, người giám hộ có nhânthân, tư cách đạo đức không tốt ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngườiđược giám hộ mà đặc biệt là người chưa thành niên Đồng thời quy định nàykhông chỉ nhằm bảo vệ quan hệ thân nhân, mà còn bảo vệ quan hệ tài sản liênquan đến người được giám hộ theo Điều 69 Bộ luật Dân sự năm 2005 4

4 Thực tế khó hình dung một người có khả năng thanh toán nợ nần của bản thân lại đi quản lý tài sản của

Trang 19

Thứ ba: Điều kiện cần thiết để đảm bảo việc thực hiện việc giám hộ là vấn

đề gì pháp luật không đề cập đến và cũng không quy định cụ thể trong luật, mặc

dù chưa có quy định cụ thể trong luật nhưng theo tôi những điều kiện đó có thểlà: người giám hộ cần có chổ ở nhất định, có thu nhập ổn định, có thời gian chămsóc, giáo dục và thực hiện các công việc cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người được giám hộ

Người giám hộ theo quy định của pháp luật, cụ thể tại điều 58 khoản 1quy định là cá nhân hoặc tổ chức để chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích của ngườichưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự Quy định này có thể hiểu làngười giám hộ có thể là cá nhân, tổ chức nhưng lại không quy định là tổ chứcnhư thế nào? Thì mới được quyền giám hộ người chưa thành niên, có lẽ đây làđiểm thiếu sót mà khi soạn thảo nhà làm luật chưa dự liệu ra được hay họ chorằng ở việt Nam rất ít tổ chức làm giám hộ nên chưa cần thiết để quy định điềuluật cụ thể Mặc dù pháp luật không có quy định gì về điều kiện đặt ra đối với tổchức làm giám hộ, tuy nhiên đó một tổ chức từ thiện hoạt động xã hội, chẳnghạn: Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, trung tâm dạy trẻ mồcôi, … có thể là người giám hộ của người chưa thành niên nếu như tổ chức đónhận nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chongười chưa thành niên hoặc được Ủy ban nhân dân cấp cơ sở cử

Về nguyên tắc, theo quy định tại khoản 4 Điều 58 một người giám hộ chonhiều người nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trườnghợp giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà Pháp luật cho phép người giám hộ có thểcùng lúc giám hộ cho nhiều người, quy định này nhằm khuyến khích cá nhân, tổchức có điều kiện thì cùng lúc giám hộ cho nhiều người nhằm đáp ứng nhu cầu

xã hội ngày nay thực tế có nhiều trẻ em rất cần đến sự giúp đỡ của các tổ chức từthiện xã hội chăm sóc họ

2.2.2 Điều kiện của một tổ chức làm giám hộ

Luật không quy định tổ chức như thế nào có chức năng giám hộ nhưngchúng ta có thể hiểu đó là bất kỳ tổ chức hợp pháp nào cũng có điều kiện làmgiám hộ nếu như tổ chức đó nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người chưa thành niên Theo chúng ta biết thì các tổ chức hoạtđồng với mục đích vì trẻ em và bảo vệ cho người chưa thành niên có được chổ ở

Trang 20

ổn định và được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp có thể là Trung tâm trại trẻ mồ côi, Trung tâm bảo trợ xã hội, Hội chữ thậpđỏ… Nhưng vấn đề đặt ra là các tổ chức khác có được giám hộ hay không và điềukiện như thế nào? Trước tình hình nạn buôn bán trẻ em thì các tổ chức này có thểlợi dụng việc giám hộ để buôn người qua biên giới Theo người viết thì pháp luậtcần có quy định cụ thể về điều kiện để trở thành một tổ chức có chức năng giám

hộ để bảo vệ cho người chưa thành niên và chống tội phạm buôn người

2.3 Các hình thức của việc giám hộ

Theo pháp luật hiện hành thì việc giám hộ người chưa thành niên được chia

ra làm hai hình thức đó là: Giám hộ đương nhiên và cử người giám hộ

2.3.1 Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Giám hộ đương nhiên được thiết lập khi các điều kiện về nội dung có đủ;người giám hộ đương nhiên không cần có văn bản, cũng không phải đăng ký tưcách giám hộ của mình

Theo quy định cụ thể tại Điều 61 Bộ luật Dân sự năm 2005, người giám

hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, khôngxác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹkhông có điều kiện chăm sóc người chưa thành niên đó và có cha, mẹ yêu cầuđươc xác định theo khoản 1 điều này, thì có hai cơ chế lựa chọn người giám hộđối với người chưa thành niên:

Thứ nhất: Anh, chị em ruột có thể thỏa thuận chọn ra một người làm giám

hộ cho người chưa thành niên

Thứ hai: Anh, chị em ruột không thỏa thuận được là ai là người giám hộcho em chưa thành niên, thì việc giám hộ được thực hiện theo cơ chế đươngnhiên, mang tính bắt buộc Cụ thể là anh cả, chị cả đủ 18 tuổi trở lên có năng lựchành vi dân sự đầy đủ có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám hộ, phải làgiám hộ cho em chưa thành niên, nếu anh cả hoặc chị cả không đủ điều kiện làmngười giám hộ thì anh hoặc chị tiếp theo đã thành niên đủ điều kiện theo Điều 60

Bộ luật Dân sự năm 2005 phải là người giám hộ

Trang 21

Trong trường hợp không có anh ruột hoặc chị ruột hoặc có anh ruột, chịruột không đủ điều kiện làm người giám hộ Theo quy định tại điều 60 Bộ luậtDân sự năm 2005, thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bà ngoại làm ngườigiám hộ cho cháu chưa thành niên Trong trường hợp ông, bà nội, ông, bà ngoạiđều còn sống thì hộ phải thỏa thuận cử một bên làm giám hộ trên cơ sở cân nhắcđiều kiện thực tế của mỗi bên.

Tóm lại, mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có hiệu lực và thay thế cho

Bộ luật Dân sự năm 1995, song nhưng về cơ bản các quy định trong chế địnhgiám hộ của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã kế thừa các quy định về giám hộ trong

Bộ luật Dân sự năm 1995 nhưng luật là một lĩnh vực phải xuất phát từ thực tiễntrong cuộc sống Cho nên, nhiều năm áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995 đã bộc

lộ nhiều điểm hạn chế, không phù hợp với cuộc sống thực tiễn pháp lý và xã hội.Cho nên Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời một số điểm sửa đổi bổ sung là mộtyêu cầu cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế đặt ra Các quy định về ngườilàm hộ đương hiên của người chưa thành niên nêu trên cũng được quy định tạiĐiều 70 Bộ luật Dân sự năm 1995 Bộ luật Dân sự năm 2005 còn quy định bổsung trong trường hợp không có anh ruột hoặc chị ruột hoặc có anh ruột, chị ruộtkhông đủ điều kiện làm người giám hộ, ông bà nội, ông bà ngoại đều đã mấthoặc ông bà nội, ông bà ngoại sống nhưng đã quá già yếu không đủ điều kiệnlàm người giám hộ cho cháu chưa thành niên, thì những người thân thích là bác,chú, cậu, cô, dì đủ điều kiện làm người giám hộ sẽ là người giám hộ cho cháuchưa thành niên Quy định bổ sung của Bộ luật Dân sự năm 2005 về người giám

hộ đương nhiên của người chưa thành niên là phù hợp với thực tế Đồng thờiđảm bảo cho người chưa thành niên không còn cả cha mẹ hoặc còn nhưng họmất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹkhông có điều kiện chăm sóc giáo dục và có yêu cầu được chăm sóc bảo vệ

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định chặt chẻ hơn Bộ luật Dân sự năm 1995trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên nếu không có người thânthích hoặc không cữ được thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi ngườiđược giám hộ cư trú có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức từthiện đảm nhận việc giám hộ” Với quy định này thì không thể xảy ra trường hợp

Ủy ban nhân dân xã không cử được người giám hộ

Trang 22

2.3.2 Giám hộ được cử và thủ tục cử người giám hộ

Bộ luật Dân sự năm 2005 phân biệt người giám hộ đương nhiên và giám hộđược cử, việc cử người giám hộ chỉ được tiến hành trong trường hợp không cóngười giám hộ đương nhiên Luật không quy định gì về thể thức cử người giám hộ

Điều 63 Bộ luật Dân sự năm 2005 Quy định: “Trong trường hợp người

chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ

cư trú có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ.”

Sau khi đã cử được người giám hộ thì thủ tục cử người giám hộ được thực

hiện theo quy định tại điều 64 về thủ tục cử người giám hộ: “Việc cử người giám

hộ phải lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, nghĩa vụ của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ; Việc cử người giám

hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ”.

So với điều 72 Bộ luật Dân sự năm 1995 thì điều 63 Bộ luật Dân sự năm

2005 ngoài việc thay thế cụm từ ”người mất năng lực hành vi dân sự” cho cụm

từ ”người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức

mà không thể làm chủ hành vi dân sự của mình”, còn bỏ quy định: “những người thân thích của người được giám hộ cử một người trong số họ làm người giám hộ; nếu không có ai trong số người thân thích có đủ điều kiện làm người giám hộ, thì họ có thể cử một người khác làm người giám hộ”.

Việc bỏ quy định trên là chính xác, vì Điều 61 và Điều 62 Bộ luật Dân sựnăm 2005 đã quy định người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên vàcủa người mất năng lực hành vi dân sự trong đó quy định rõ thứ tự người thânthích của người được làm giám hộ sẽ đảm nhiệm việc làm giám hộ Hơn nữatheo quy định Điều 72 Bộ luật Dân sự năm 1995 những người thân thích củangười được giám hộ nếu không có ai có đủ điều kiện làm người giám hộ thì họ

có thể cử một người khác làm người giám hộ Quy định này không thực tế vìnhững người thân thích của người được giám hộ có quyền gì để làm người giám

hộ, xác nhận việc giám hộ và nội dung của việc giám hộ, việc cử người giám hộ

do cơ quan cấp cơ sở công nhận

Trang 23

2.4 Đăng ký việc giám hộ

Việc đăng ký được quy định cụ thể tại Điều 1 Nghị định 158/2005/NĐ-CPngày 27/12/2005 của chính phủ quy định về hộ tịch và đăng kí hộ tịch như sau:

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng thân nhân của một người từkhi sinh ra cho đến khi chết; Đăng kí hộ tịch theo quy định của Nghị định này làviệc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; xác nhận sự kiện sinh, kết hôn, tử, nuôicon nuôi, giám hộ; nhận cha mẹ con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộtịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc

Như vậy, theo quy định trên thì giám hộ được coi là những sự kiện cơ bảnxác định tình trạng nhân thân của một người theo quy định của pháp luật là phảiđăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với mục đích quy định tại Điều 2

Nghị định 158 như sau: “quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên

của chính quyền các cấp nhằm theo dõi thực trạng và biến động về hộ tịch, trên

cơ sở đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế xã hôi, an ninh quốc phòng, kế hoạch hóa gia đình” Vì tính chất quan trọng của quy định này nên Điều 3 của Nghị định

158 đã quy định cơ sở pháp lý về quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch như sau: “cá

nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch”

- Người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đăng ký hộ tịch phải tự giácđăng ký sự kiện hộ tịch, theo quy định của nghị định này Cơ quan đăng ký hộtịch có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân thực hiện quyền và nghĩa

vụ đăng ký hộ tịch Với những quy định trên ta có thể xác định giám hộ là một

sự kiện mà theo quy định của pháp luật phải được đăng ký Vậy thẩm quyền, thủtục đăng ký việc giám hộ được thực hiện như thế nào? Và nghĩa vụ đăng kýchấm dứt, thay đổi việc giám hộ được thực hiện như thế nào?

* Thẩm quyền đăng ký giám hộ: theo quy định tại điều 29 Nghị định 158

“Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi cư trú của cơ

quan, tổ chức đảm nhận giám sát thực hiện đăng kí viêc giám hộ” Tại Điều 8

Nghị định 158 quy định chung xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch do đây lànhững quy định chung nên ta có thể lấy làm cơ sở cho việc xác định thẩm quyềnđăng ký việc giám hộ Trong trường hợp này Nghị định này quy định thẩmquyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú, thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch được xác

Trang 24

định: Đối với công dân Việt Nam ở trong nước, thì việc đăng ký hộ tịch đượcthực hiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nếu không có nơi đăng ký hộ khẩuthường trú thì việc đăng ký hộ tịch sẽ được thực hiện tại nơi đăng kí tạm trú cóthời gian theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu; Đối với người nướcngoài cư trú tại Việt Nam thì việc đang ký hộ tịch thực hiện tại nơi người đóđăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì việc đăng ký hộtịch thực hiện tại nơi đăng tạm trú.

Tóm lại, Thẩm quyền đăng ký việc giám hộ là nơi cư trú (thường trú hoặctạm trú) của người giám hộ hoặc nơi có trụ sở, cơ quan, tổ chức đảm nhận việcgiám hộ

* Thủ tục đăng ký giám hộ:

Giám hộ đương nhiên không cần văn bản cũng không phải đăng ký tưcách giám hộ của mình Trong các trường hợp không có giám hộ đương nhiênviệc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cửngười giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, tình trạng tài sản củangười này theo khoản 1 điều 61 Bộ luật Dân sự năm 2005 Luật không nói rõ ai

là người lập văn bản và nội dung văn bản như thế nào mới được xem là hợp lệ,luật cũng không đòi hỏi văn bản cử người giám hộ phải được đăng ký Thếnhưng theo Điều 30 Nghị định 158 quy định về việc đăng ký giám hộ như sau:Người được cử làm giám hộ phải nộp giấy cử giám hộ Giấy cử giám hộ dongười cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ thì tất

cả phải cùng ký vào giấy cử người giám hộ

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việcgiám hộ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân xãđăng ký việc giám hộ, trường hợp cần phải xác minh, thì thời gian nói trên đượckéo dài thêm không quá 5 ngày

Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám

hộ phải có một cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký giám hộ và quyết địnhcông nhận việc giám hộ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho ngườigiám hộ, người cử giám hộ mỗi bên một bản chính quyết định công nhận việc

Trang 25

giám hộ, bản sao quyết định công nhận giám hộ được cấp theo yêu cầu củangười giám hộ và người cử giám hộ.

Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng thì người được cửgiám hô phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó có chữ ký củangười cử giám hộ và người được cử làm giám hộ Danh mục tài sản phải được lậpthành ba bản, một bản lưu lại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký giám hộ, mộtbản giao cho người giám hộ , một bản giao cho người được cử làm giám hộ

Ngoài ra Nghị định 9 Điều 158 phần quy định chung, quy định người đăng

ký giám hộ phải xuất trình các giấy tờ sau: khi đăng ký hộ tịch nếu cán bộ tư

pháp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ tư pháp hộ tịch) hoặc cán bộ tư pháp của phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đậy gọi là

cán bộ tư pháp của phòng tư pháp) hoặc cán bộ hộ tịch của sở tư pháp không

biết rõ thân nhân hoặc nơi cư trú của người đương sự, thì yêu cầu xuất trình cácloại giấy tờ sau đây:

Giấy CMND hoặc hộ chiếu của người đăng ký hộ tịch để xác định về cánhân cử người đó

Sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giáy đăng ký tạm trú cóthời hạn (đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài), thẻ thường trú, thẻ tạm trúhoặc giấy chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) đểlàm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của nghị định này

Tóm lại, việc đăng ký giám hộ, chấm dứt thay đổi giám hộ trước cơ quannhà nước có thẩm quyền là quyền và nghĩa vụ của người giám hộ và người được

giám hộ, và nó là cơ sở pháp lý để nhận kiện sự kiện hộ tịch của một cá nhân.

2.5 Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ

2.5.1 Quyền của người giám hộ

Các quyền của người giám hộ được quy định cụ thể tại Điều 68 và Điều

69 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:

Quyền sử dụng tài sản: Theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2005người giám hộ có quyền sử dụng các tài sản của người được giám hộ để chămsóc, chỉ dùng cho ngững nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ Trên nguyên

Ngày đăng: 22/04/2017, 20:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w