Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
23,3 KB
Nội dung
MỘT SỐKIẾNNGHỊVÀGIẢIPHÁP HOÀN THIỆNCÔNGTÁCĐÁNHGIÁRỦIROTRONGTHẨMĐỊNHDỰÁNCHOVAYVỐNTẠINGÂNHÀNGĐẦUTƯ & PHÁTTRIỂNCẦUGIẤY 1 Định hướng pháttriển chung của ngânhàng 1.1 Định hướng pháttriển chung ngânhàngtrong 5 năm tới - Tronggiai đoạn 2010-2015 tín dụng vẫn là hoạt động sinh lời chủ yếu của BIDV, đáp ứng có hiệu quả theo các chương trình mục tiêu phục vụ tăng trưởng kinh tế góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô của đất nước. - Gắn với quá trình chuyển đổi cổ phần hoá và xây dựng BIDV trở thành Ngânhàng thương mại hiện đại hàngđầu về quy mô, thị phần, chất lượng tronggiai đoạn 2010-2015. - Đáp ứng đầy đủ đồng bộ các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế trong hoạt động Ngânhàng đến năm 2015. - Nâng cao sức cạnh tranh trên các bình diện: Thị trường, thị phần, sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng gắn với cơ cấu tín dụng, khách hàng, nguồn thu. - Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng bán lẻ, duy trì vị trí hàngđầu về quy mô, thị phần bán lẻ trên thị trường. - Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. - Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tiếp tục bổ sung hoànthiện hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, mô hình tổ chức, cơ chế, quy trình nghiệp vụ nhằm tăng cường côngtác quản lý rủiro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng. 1.2 Định hướng hoạt động năm 2010 Trong năm 2010, hoạt động của hệ thống Ngânhàng thương mại nói chung và của BIDV CầuGiấy nói riêng sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn thách thức do hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009. Nhằm phấn đấuhoàn thành mục tiêu kế hoạch kinh doanh được giao. Chi nhánh đã xác định hướng pháttriểnmộtsố hoạt động chủ yếu của Chi nhánh cụ thể như sau: - Huy động vốn: Chi nhánh xác địnhcôngtác huy động vốn là trọng điểm, nhiệm vụ hàngđầuvà xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành hoạt động tại Chi nhánh, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của Chi nhánh. Khai thách tối đa tiền gửi của các khách hàng hiện tại, tiếp tục tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng gửi tiền mới; đẩy mạnh hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân nhằm tăng tính ổn định, bền vững của nguồn vốn, đồng thời tiếp tục tăng cường huy động vốntừ các khách hàng tổ chức kinh tế, các định chế tài chính. Từng bước cơ cấu lại nguồn vốn huy động giảm dần mức độ phụ thuộc vào những biến động bất thường của mộtsố khách hàng có lượng tiền gửi lớn tại chi nhánh. - Hoạt động tính dụng: tuân thủ các chỉ đạo điều hành của NHĐT&PT Việt Nam, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, theo hướng gắn liền với huy động vốnvà đảm bảo an toàn, hiệu quả. Phù hợp với định hướng pháttriển tín dụng trong năm 2010 của BIDV; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của BIDV đảm bảo các hệ sốan toàn trong hoạt động tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, không thể phát sinh nợ xấu. - Hoạt động dịch vụ: tiếp tục khai thác triệt để các sản phẩm dịch vụ truyền thống, bên cạnh việc đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ mới, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường ngânhàng bán lẻ đang rất tiềm năng trên địa bàn. Kế hoạch kinh doanh năm 2010 trên mộtsố chỉ tiêu chính: Dư nợ tín dụng cuối kỳ:2.834 tỷ đồng Dư nợ tín dụng bình quân:2.650 tỷ đồng Huy động vốn cuối kỳ:4.550 tỷ đồng Huy động vốn bình quân: 4300 tỷ đồng Thu dịch vụ ròng: 45 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế: 84 tỷ đồng Năng suất lao động (LNTT/ bình quân đầu người): 494 triệu đồng Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ:<2% Chi tiêu doanh thu khai thác phí bảo hiểm: 3 tỷ đồng Phí hoa hồng bảo hiểm: 80 triệu đồng 2 Một sốgiảipháp nâng cao chất lượng đánhgiárủirotrongthẩmđịnhTrong cơ chế thị trường, hoạt động tín dụng ngânhàng luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro. Vì vậy, vấn đề đặt ra là quản trị rủiro như thế nào để hạn chế rủiro đến mức thấp nhất nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu mở rộng vàpháttriểncho vay. Để đạt mục tiêu đó, yêu cầu được đặt ra là không ngừng nâng cao chất lượng côngtác quản trị rủirotrong hoạt động tín dụng và phải có những giảipháp phù hợp, vừa có tính khả thi, vừa thống nhất với cả hệ thống của ngânhàngĐầutưvàPháttriển Việt Nam, vừa mang nét đặc trưng của ngânhàngĐầutưvàPháttriểnCầuGiấy 2.1 Nâng cao chất lượng thông tin Trong hoạt động tín dụng, thông tin về khách hàngvayvốn của các ngânhàng rất quan trọng, mục đích ngăn ngừa rủirovà góp phần ổn định hệ thống ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngânhàng thương mại là chovay với lòng tin khách hàng sẽ hoàn trả theo thoả thuận. Muốn chovay đảm bảo được an toàn, ngânhàng phải nắm đầy đủ các thông tin khách hàng để xem xét, quyết địnhchovayvà giám sát sau khi vay như thông tin hồ sơpháp lý, tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, tài sản bảo đảm, khả năng hoàn trả và các thông tin cần thiết khác của khách hàng vay. - Thông tin về hồ sơpháp lý như tên khách hàng, địa chỉ, quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, các chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc, họ tên và trình độ người lãnh đạo, nghề nghiệp kinh doanh, mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu, thị trường tiêu thụ sản phẩm . - Thông tin về tình hình tài chính bao gồm tình hình vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, qua đó ngânhàng có thể đánhgiá khả năng tài chính, hoạt động vàpháttriển của khách hàng. - Thông tin về tình hình quan hệ tín dụng gồm các khoản vaytại các tổ chức tín dụng, tổ chức khác, thời hạn trả của các khoản vay đó, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng đã chovay - Thông tin về xếp loại tín dụng của khách hàngtừ các cơ quan xếp loại bên ngoài và kết quả xếp loại nội bộ của ngânhàng thương mại. - Thông tin liên quan đến dựán xin vay của khách hàng, ngânhàng cần xem xét khả năng trả nợ của khách hàngtừ việc thực hiện dựánvà các thông tin khác liên quan đến tính khả thi của dự án. - Thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng, thông tin kinh tế, thị trường, xu thế phát triển, tiềm năng của ngành. Để có thể cung cấp các thông tin đó chongânhàng thương mại một cách đầy đủvà có hiệu quả, cần phải có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế, việc cung cấp thông tin này còn hạn chế và thiếu minh bạch chính xác. Mặc dù đã có nhiều kênh cung cấp thông tin, nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót như tình hình dư nợ, vay nợ của khách hàng, tình trạng thế chấp bất động sản ở nhiều nơi,… Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác là rất cần thiết và hữu ích, các kênh cung cấp thông tin cần phải cập nhật thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả. Chính phủ cần có các biện pháp, ban hành luật định xử lý nghiêm các đơn vị cố tình che giấu, khai báo, cung cấp sai sự thật ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các ngânhàng thương mại. 2.2 Hoànthiện phương phápđánhgiárủiroNgânhàng cần có những quy định cụ thể, thống nhất trong toàn hệ thống về các phương phápđánhgiárủi ro. Quy định này cũng nên linh hoạt, tuy theo tính chất, quy mô, mức độ phức tạp của dựán để lựa chọn các phương phápthẩmđịnh thích hợp. Khi phân tích độ nhạy của dự án, Ngânhàng cần đưa ra nhiều giá trị mà một yếu tố ảnh hưởng tới dựán có khả năng thay đổi để việc đánhgiárủiro trở nên toàn diện hơn. Ngânhàng cũng cần đánhgiádựántrong trường hợp có sự thay đổi của hai hoặc ba yếu tố cùng lúc để có được nhận định chính xác về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dựán khi các biến động cùng xảy ra. Đối với những dựán có quy mô lớn, phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động bất thường nên tiến hành cả phân tích tình huống và mô phỏng. Để làm được điều đó, Ngânhàng cần có phần mềm chuyên dụng điều hành chạy chương trình 2.3 Nâng cao chất lượng nội dung đánhgiárủiro Nội dung đánhgiárủiro là căn cứ chính để Ngânhàng đưa ra quyết địnhdựán có được quyết địnhchovayvốn hay không. Ngânhàng có những biện pháphoànthiện nội dung đánhgiárủiro đầy đủ, khoa học, chính xác giúp choNgânhàng có cái nhìn chính xác nhất về hiêu quả tài chính của dựán như sau: - Xây dựng một bảng giáđịnh mức trong từng lĩnh vực cụ thể để làm căn cứ cho việc đánhgiárủi ro. Xác định lại nhu cầuvốnđầutư của dựán - Xác định lại các yếu tố về doanh thu và chi phí. Doanh thu của dựán có thể xác định thông qua công suất của máy móc, thiết bị, giá bán sản phẩm, dịch vụ. Giá sản phẩm dịch vụ có thể thay đổi tùy theo nhu cầu thị trường vì vậy đòi hỏi cán bộ quan hệ khách hàng/tín dụng cần có đầy đủ thông tin về tình hình thị trường và có sự phân tích nhạy bén đối với những thay đổi của thị trường. - Việc xác định lại chi phí của dựán gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào thường xuyên thay đổi. Do vậy, Ngânhàng cần phải xây dựng một bảng các định mức để xác định chi phí của dự án. Định mức này cần phải được xây dựng dựa trên các quy định của ngành và Nhà nước. Vì vậy mà cán bộ quan hệ khách hàng/tín dụng cần phải liên tục cập nhật các quy định của Nhà nước có liên quan đến dự án, định mức chi phí. Nôi dung đánhgiá kỹ thuật khó khăn với hầu hết cán bộ tốt nghiệp từ khối ngành kinh tế, nên chuyên môn và nghiệp vụ kỹ thuật còn hạn chế. Đối với những dựán mới về công nghê, kỹ thuật phức tạp vốn lớn ngânhàng có thể thuê các chuyên gia kỹ thuật để đánhgiá nội dung rủiro kỹ thuật vận hành dựán để có đánhgiá chính xác hơn - Khi tính toán hiệu quả tài chính của dựán cần tính đến các yếu tố lạm phát, trượt giá - Ngânhàng cần quan tâm hơn nữa đến côngtáctáithẩmđịnh lại dựán sau khi vay vốn. 2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dựánđầutưchovayvốn Kiểm tra là mộttrong các bước trong quá trình quản lý khoản vayvà là một bước quan trọng nhằm kiểm tra việc sử dụng vốnvay của người đi vay có đúng với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thực hiện khách hàng/tín dụng phải kiểm tra trước, trongvà sau khi cho vay. - Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra các điều kiệnvayvốn của khách hàng như: hồ sơpháp lý, tình hình tài chính, nhu cầuvay vốn. - Kiểm tra trong khi chovay giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng/tín dụng chovay đúng đối tượng, nhu cầuvay của khách hàng, việc kiểm tra thông thường dựa trên hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế… - Kiểm tra sau khi cho vay: cán bộ cần quản lý xem khách hàng có sử dụng khoản vay đúng mục đích đề nghịvay không, nếu có những dấu hiệu nào cho thấy người vay sử dụng vốnvay sai mục đích thì cán bộ ngânhàng sẽ có biện pháp xử lý (nhắc nhở hoặc thu hồi vốnvay trước hạn). Thường kiểm tra thực tế tài sản sau khi vay để tránh việc khách hàng ký hợp đồng và hóa đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng rồi rút tiền mặt không có tài sản thực tế. Ngoài ra trong quá trình chovay phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng/tín dụng đánhgiá được chính xác hoạt động kinh doanh của khách hàngvà tránh được sự bố trí khi có sự kiểm tra từ phía Ngân hàng. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng cá nhân vay lớn đều phải thông qua Hội đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính, kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro. 2.5 Tăng cường côngtác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Bộ phận này cần phải được hoạt động độc lập với ban lãnh đạo, đảm bảo tính độc lập và khách quan trongcôngtác kiểm soát, đồng thời hoànthiện phương pháp kiểm soát và kiểm tra nội bộ theo chuẩn mực quốc tế. Côngtác kiểm tra phải được thực hiên thường xuyên hơn đối với các hoạt động tín dụng tại BIDV Cầu Giấy, các khoản vay có giá trị lớn cẩn phải thông qua bộ phận kiểm soát nội bộ, góp phần hạn chế rủi ro. Côngtác kiểm tra, kiểm soát là nhiệm vụ rất quan trọng để đảm bảo chất lượng đánhgiárủi ro. Mục đích là phát hiện ra những thiếu sót của cán bộ quan hệ khách hàng /tín dụng và các bộ phận khác có liên quan trong việc đánhgiárủiro của dựán đó có biện pháp xử lý kịp thời. Để nâng cao hiệu quả của côngtác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro, cần thực hiện mộtsố biện pháp sau: Quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích hợp lý 2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận. Đội ngũ cán bộ thẩmđịnhvàđánhgiárủiro là những người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lượng thẩmđìnhvàđánhgiárủiro cũng như hiệu quả. Trong khi công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài rất hiện đại và tính tiện ích cao nhưng hiện nay, cán bộ chi nhánh chưa khai thác hết tính năng của nó. Ngânhàng nên có những biện pháp để nâng cao và bồi dưỡng kiến thức thẩm định, đánhgiárủiro như: - Có chính sách ưu đãi thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi, mời về làm cố vấn hoặc cộngtác viên, khuyến khích cán bộ phát huy sáng kiến, tổ chức các đợt thi đua trong từng năm và tổng kết khen thưởng kịp thời trong từng đợt - Ngânhàng áp dụng chế độ ưu đãi thưởng phạtrõ ràng, làm trong sạch hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên bằng nhiều biện pháp như tăng cường côngtác quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình cấp tín dụng; rà soát chấn chỉnh côngtác tổ chức cán bộ, chọn người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt bố trí vào các bộ phận thiết yếu quan trọng, giao dịch trực tiếp với khách hàng. - Ngânhàng phải luôn coi trọngcôngtác tín dụng và phẩm chất cán bộ tín dụng. Có chính sách tín dụng chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể, quy địnhrõ chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan đến việc cho vay, thu nợ thậm chí là xử lý nợ . - Luôn nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị rủiro tín dụng. Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến côngtácchovay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất thực sự. Việc bố trí cán bộ tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như lĩnh vực công việc được phân công. - Coi trọngcôngtác đào tạo, đào tạo lại cán bộ: từ nghiệp vụ chuyên môn tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Cử cán bộ, chuyên viên tiếp tục học tập để nâng cao kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ, học hỏi những cái hay tiên tiến của ngânhàng nước ngoài hoặc ngânhàng khác - Mộttrong những giảipháp hữu hiệu là bản thân cán bộ liên quan đến côngtácchovay phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp. 3 Kiếnnghị 3.1 Kiếnnghị với chính phủ Đảm bảo môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định: Môi trường kinh tế chính trị xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Hoạt động đầutư mang tính phức tạp, dài hạn và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Trong điều kiện Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cạnh tranh càng cao, nền kinh tế dễ biến động, doanh nghiệp dễ có nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản. Hơn nữa, hiện nay có nhiều ngânhàng mới được thành lập, trong khi thị trường có hạn nên cạnh tranh ngày càng khốc liệt, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm thấp. Đảm bảo các môi trường này ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp cũng như khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, khả năng hoàn trả nợ vayngânhàng cao. Để đảm bảo môi trường ổn định có nhiều cách, trong đó không thể không có sự can thiệp của Chính phủ như đề ra các quy định về vốn điều lệ, nhân sự,… giảm thiểu sự thành lập các ngân hàng, nâng cao chất lượng ngân hàng, cũng như điều tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị trường gây ra tác động lên các doanh nghiệp. Nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác: Thông tin về khách hàngvayvốn của ngânhàng rất quan trọng, mục đích ngăn ngừa rủirovà góp phần ổn định hệ thống ngân hàng. Muốn chovay đảm bảo được an toàn, ngânhàng phải nắm đầy đủ các thông tin khách hàng để xem xét, quyết địnhchovayvà giám sát sau khi vay như thông tin hồ sơpháp lý, tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, tài sản bảo đảm, khả năng hoàn trả và các thông tin cần thiết khác của khách hàng vay. Để có thể cung cấp các thông tin đó chongânhàng thương mại một cách đầy đủvà có hiệu quả, cần phải có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng. Mặc dù đã có nhiều kênh cung cấp thông tin, nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót như tình hình dư nợ, vay nợ của khách hàng, tình trạng thế chấp bất động sản ở nhiều nơi,… Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác là rất cần thiết và hữu ích, các kênh cung cấp thông tin cần phải cập nhật thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả. Chính phủ cần có các biện pháp, ban hành luật định xử lý nghiêm các đơn vị cố tình che giấu, khai báo, cung cấp sai sự thật ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Ngânhàng thương mại với chức năng trung gian tài chính, luôn phải gánh chịu những khoản nợ tồn đọng là tất nhiên. Việc áp dụng các giảipháp khai thác và thanh lý đối với các khoản nợ chuyển quá hạn đều là giảipháptác động của ngânhàng lên khách hàng khi mọi việc đã rồi, vì thế ngânhàng luôn ở trạng thái bị động. Để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoànthiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo từ khâu đấugiá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các ngânhàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ các tài sản đảm bảo. 3.2 Kiếnnghị với ngânhàng nhà nước Hoànthiện mô hình tổ chức thanh tra Ngânhàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở, có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong bộ máy Ngânhàng Nhà nước, tuân thủ nguyên tắc kỷ luật trongcôngtác thanh tra. NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính hoànthiệnvà khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Xây dựng các giải pháphoànthiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoànthiện hệ thống giám sát ngânhàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủiro tiềm ẩntrong hoạt động của các TCTD; pháttriểnvà thống nhất cách thức giám sát ngânhàng trên cơ sở lí luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánhgiá chất lượng quản lí rủirotrong nội bộ các TCTD Ngânhàng Nhà nước cần quy định cụ thể, chặt chẽ và bắt buộc các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin như tình hình dư nợ, khả năng trả nợ, nợ xấu của khách hàngtại các tổ chức tín dụng cho Trung tâm Thông tin tín dụng Ngânhàng Nhà nước (CIC). CIC cần thường xuyên thông tin về các doanh nghiệp và cảnh báo những khách hàngvayvốn có vấn đề để các NHTM biết và phòng ngừa 3.3 Kiếnnghị với NgânhàngĐầutưvàPháttriểnCầuGiấy Hoạt động tín dụng là hoạt động chính, nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập chongân hàng, do đó việc nâng cao chất lượng, quản lý rủiro tín dụng, quản lý rủirotrongthẩmđịnh càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình hình kinh tế có nhiều biến động bất lợi và môi trường cạnh tranh gay gắt với các ngânhàng nước ngoài. Muốn thế ngânhàng cần phải: -Thống nhất nhận thức và nhất quán trong việc thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn. -Chủ động xây dựng hệ thống thông tin, các chỉ số giúp cảnh báo trước về các nguy cơ có rủiro cao cần phòng tránh, như xác định được những lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩnrủiro cao. -Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập trung chovaymột loại khách hàng, ngành hàng hay lĩnh vực nào đó mà cần mở rộng đối tượng chovay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro. -Hợp tácvà cạnh tranh hợp pháp giữa các ngân hàng. Có thể bằng hình thức chovay đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, khả năng giám sát vốnvayvà có thể chia nhỏ rủiro khi có sự cố xảy ra. -Nên tổ chức và củng cố lại bộ phận tín dụng theo hướng chuyên môn hoá các khâu trong quy trình tín dụng, không nên chomột cán bộ chuyên trách một khoản vaytừ khi bắt đầu đến khi kết thúc để giảm thiểu được rủi ro. Kết hợp với các đơn vị liến quan thường xuyên tổ chức khóa học đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đáng giá, đo lường, xử lý và kiểm soát rủirocho cán bộ. [...]... chấp nhận và đối đầu với rủiro là một điều bình thường, không tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay không có rủi ro, mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủiro ở mức chấp nhận được Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp ngânhàng quản lý rủi ro, đánhgiárủirotrongthẩmđịnhdựánđầutư chặt chẽ hơn, nhận diện được sớm những rủiro để từ... có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngânhàngtrong nước và các ngânhàng nước ngoài vào Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO Quản lý rủiro tín dụng của ngânhàng thương mại nhà nước trong thời kì hội nhập (Số 15/2007) Tạp chí ngânhàngRủirotrong hoạt động tín dụng ngânhàng - nhìn từ góc độ đạo đức (Số 16/2007) Lê Văn Hùng Tạp chí ngânhàng ... hướng toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp Thực tế đó đòi hỏi hệ thống các ngânhàng thương mại phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủiroRủiro là một điều rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tư ng cả trongtự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế, . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY 1 Định. Hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro Ngân hàng cần có những quy định cụ thể, thống nhất trong toàn hệ thống về các phương pháp đánh giá rủi ro. Quy định