1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV NAM HÀ NỘI

15 497 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 39,39 KB

Nội dung

/ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV NAM NỘI 2.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng BIDV Nam Nội giai đoạn 2010-2015 2.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng BIDV Nam Nội Xây dựng kế hoạch phát triển tín dụng cho từng giai đoạn phát triển theo từng chỉ tiêu. Định hướng trong 5 năm tới: ­ Tăng trưởng tín dụng bình quân: 20% - 25% ­ Tỷ lệ nợ xấu: kiểm soát ở mức dưới 3%/ tổng nợ ­ Nợ quá hạn: 2.5% tổng nợ ­ Tỷ lệ nợ nhóm II/tổng nợ: 17% ­ Tỷ trọng nợ trung dài hạn: 55% tổng nợ 2.1.2.Định hướng đối với công tác quản rủi ro của Ngân hàng Công tác quản rủi ro được ngân hàng định hướng khá chi tiết và đầy đủ cho giai đoạn tới. Việc định hướng được tập trung vào hai nội dung chủ yếu là khẳng định tầm quan trọng của công tác quản rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng và mục tiêu mà phòng quản rủi ro cần đạt được trong thời gian tới.  Ngân hàng quán triệt tinh thần, trách nhiệm với công tác quản rủi ro tới các phòng ban và từng cán bộ nhân viên trong hệ thống. Theo quy định chung của cả hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Hệ thống các ngân hàng chi nhánh, trong đó có chi nhánh BIDV Nam Nội luôn chú trọng quan tâm đặc biệt tới công tác định hướng tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ công nhân viên chi nhánh đặc biệt là các cán bộ phòng quản rủi ro trong việc thực hiện tốt, đảm bảo hiệu quả cao công tác quản rủi ro tài trợ vốn theo dự án đầu tư. Trong thời gian tới, thời kỳ hậu suy thoái nền kinh tế sẽ có những bước chuyển mình bức phá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm được dự báo là khá cao, nhu cầu vay vốn đầu tư sẽ gia tăng nhanh chóng, số dự án xin tài trợ sẽ rất cao. Trong số đó sẽ có những dự án hàm chứa nhiều nguy cơ rủi ro vì sẽ có rất nhiều dự án mới thuộc nhiều lĩnh vực mới trong khi đó ngân hàng ít hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp định những lĩnh vực này. Vì vậy việc nâng cao tinh thần, ý thức tầm quan trọng cũng như trách nhiệm đối với công tác thẩm định nói chung và công tác quản rủi ro nói riêng được ngân hàng đưa lên hàng đầu.  Ngân hàng tăng cường củng cố, phát triển và hoàn thiện các phương pháp và quy trình quản rủi ro Hiện tại quy trình quản rủi ro được hội sở chính quy định chung cho cả hệ thống. Các chi nhành hầu như không được phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác quản lý, vì vậy để đảm bảo hiệu quả của công tác quản rủi ro. Thời gian tới ngân hàng sẽ tập trung hoàn thiện quy trình quản rủi ro dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung đã quy định, nhưng hiệu quả mang lại cao hơn, chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó hệ thống các phương pháp sẽ có nhiều đổi mới, đa dạng hơn phù hợp với bối cạnh mới. Các phương pháp sẽ mang giá trị công nghệ nhiều hơn, đạt chuẩn quốc tế theo công nghệ của các quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng như Đức, Mỹ, Anh …  Tăng cường hoạt động giám sát việc sử dụng vốn vay của các chủ đầu tư Công tác giám sát việc sử dụng vốn đang là vấn đề đáng lo ngại với ngân hàng. Thực hiện tốt việc giám sát sẽ giúp ngân hàng ngân hàng loại trừ được nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức, kèm theo đó từ hoạt động thực tiễn ngân hàng sẽ có nhiều kinh nghiệm cũng như những phát hiện mới bổ trợ cho công tác quản rủi ro với các dự án sau này. Giai đoạn tới ngân hàng sẽ bổ sung thêm nhân lực và kinh phí cho khâu giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích của chủ đầu tư.  Mục tiêu đặt ra với phòng quản rủi ro Trưởng phòng quản rủi ro thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các thành viên trong phòng thực hiện tốt mọi quy định về quản rủi ro mà hội sở đã quy định. Đảm bảo việc thực hiện công tác quản rủi ro được linh hoạt, hiệu quả. Bên cạnh đó việc phối hợp thực hiện với các phòng ban khác như phòng quan hệ khách hàng, phòng tín dụng, phòng kế toán phải đem lại hiệu quả cao nhất. Sử dụng tối ưu các nguồn lực, phát huy tính sáng tạo của các thành viên trong phòng. 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn 2.2.1. Nhóm giải pháp chung 2.2.1.1. Nâng cao chất lượng thông tin Thông tin và chất lượng thông tin đang là vấn đề khó khăn của ngân hàng trong cả 2 SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C 2 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hoạt kinh doanh lẫn hoạt động quản rủi ro. Để giải quyết tình trạng nguồn thông tin khan hiếm, nguồn gốc không ràng và độ tin cậy không không cao. Ngân hàng đã đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới như sau: ­ Nâng cấp hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng ­ Xây dựng phòng chuyên trách thu thập và sử thông tin cung cấp cho các phòng ban chức năng của ngân hàng ­ Tăng cương liên kết trao đổi thông tin trong hệ thống liên ngân hàng ­ Mở rộng thêm mạng lưới các phòng giao dịch vừa mở rộng kinh doanh vừa là kênh thu thập thông tin sát thực nhất ­ Tăng cường công tác thực chứng nguồn thông tin thông qua các công ty thu thập và phân tích thông tin cũng như các công ty kiểm toán trong và ngoài nước 2.2.1.2. Nâng cao các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật - Trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới Ngân hàng sẽ buộc phải đầu tư vốn thích đáng để hướng tới một Ngân hàng điện tử trực tuyến. - Yêu cầu đạt được trong đầu tư ứng dụng công nghệ Ngân hàng: giao dịch tức thời và trực tuyến (online) trên toàn hệ thống, chất lượng xử nghiệp vụ tại Hội sở và các chi nhánh là như nhau, triển khai giao dịch một cửa, hiện đại hoá hệ thống kế toán và thanh toán, xử giao dịch tự động, tập trung dữ liệu khách hàng làm cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ. Phục vụ tốt việc quản trị hệ thống, quản trị rủi ro, quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động của Ngân hàng. Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ tốt để quản lý, vận hành hệ thống mạng vi tính thông suốt, an toàn - Hoàn chỉnh core banking (phần mềm lõi Ngân hàng) theo chương trình Smart Bank hiện nay. Bước tiếp theo là đầu tư core banking mới hiện đại hơn, mạnh hơn, đa năng hơn và chủ động hơn trong việc ứng dụng phát triển các sản phẩm dịch vụ. Vận hành và ứng dụng, phát triển các sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng của công nghệ mới, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng, tham gia mạng SWIFT, EPOS, triển khai dịch vụ phone banking, mobile banking, internet banking, home banking, call – center - kết nối đa phương tiện. 2.2.1.3. Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro Ngân hàng đang tững bước hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro với tiêu chí tinh 3 SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C 3 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gọn, nhanh chóng và hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu đó ngân hàng chú trọng tới các nhóm giải pháp sau: ­ Tập trung hoàn thiện báo cáo đề xuất tín dụng trong thời gian ngắn nhất. Với phương châm ngân hàng cùng khách hàng cùng hợp tác ­ Đảm bảo chất lượng thông tin ngay từ khâu đầu tiên tiếp nhận dự án từ khách hàng ­ Lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng cùng phó giám đốc quan hệ khách hàng cùng phối hợp phê duyệt đề xuất tín dụng ­ Cán bộ phòng quản rủi ro cùng phối hợp với phòng quan hệ khách hàng thực hiện đánh giá rủi ro để đảm bảo tính thống nhất và rút ngắn thời gian phê duyệt dự án. ­ Rút ngắn tới mức tối đa có thể thời gian phê duyệt dự án của các cấp có thẩm quyền. ­ Tăng cường nâng cao tính khoa học trong quy trình đánh giá rủi ro 2.2.1.4 . Đa dạng hóa các phương pháp đánh giá rủi ro Hiện tại cả hệ thống cũng như ngân hàng BIDV Nam Nội mới chỉ đánh giá rủi ro thông qua hai phương pháp chính là chấm điểm tín dụng, phân tích SWOT ( phương pháp định tính) và phân tích độ nhạy ( phương pháp định lượng). việc đơn điệu trong phương pháp đánh giá rủi ro đã làm giảm hiệu quả rất nhiều trong công tác đánh giá rủi ro. Từ thực tế đó yêu cầu đa dạng hóa phương pháp đánh giá rủi ro đang được ngân hàng triển khai nghiên cứu và phát triển sử dụng các phương pháp mới tiên tiến đạt chuẩn quốc tế như: phân tích theo kịch bản, đối chiếu theo các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, thuê tổ chức tư vấn quốc tế đánh giá… nhưng thực tế để triển khai các phương pháp này là rất khó khăn và tốn kém chi phí. Bên cạnh đó ngân hàng cố gắng phát huy sự sáng tạo của mỗi cán bộ ngân hàng trong công tác đánh giá rủi ro. Động viên, khen thưởng cho những ý tưởng mới, sáng tạo và hữu ích cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác quản rủi ro nói riêng 2.2.1.5. Sau khi cho vay, bộ phận QHKH cần:  Theo dõi tình hình SXKD của doanh nghiệp, bám sát dòng tiền của khách hàng để tích cực thu nợ, đảm bảo thu nợ theo đúng lộ trình đã được ban 4 SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C 4 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lãnh đạo thông qua  Thường xuyên đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, đánh giá và theo dõi dòng tiền của dự án, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn 2.2.1.6. Chính sách tiếp thị khách hàng. a) Khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng tại BIDV: - Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: BIDV xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, không ngừng tăng cường mở rộng để phát triển bền vững mối quan hệ giữa khách hàngBIDV với “Chính sách mở rộng, phát triển” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. - Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB và BB: BIDV duy trì tích cực mối quan hệ giữa khách hàngBIDV với “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng. b) Khách hàng mới quan hệ tín dụng tại BIDV: - Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: BIDV xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, thường xuyên quan tâm, tiếp thị khách hàng nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng có mức xếp hạng này. Các khách hàng có mức xếp hạng này, ngay sau khi có quan hệ với BIDV sẽ được áp dụng toàn diện Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại. - Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB: BIDV xác định chính sách tiếp thị có chọn lọc đối với khách hàng có mức xếp hạng này, phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của BIDV trong thời kỳ tới. Các khách hàng có mức xếp hạng BBB mới quan hệ tín dụng với BIDV được áp dụng chính sách tương đương với khách hàng xếp hạng BB đã và đang có quan hệ tín dụng tại BIDV trong thời gian thử thách tương đương 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối thiểu là 06 tháng. Sau thời gian trên, nếu khách hàng thực hiện vay trả sòng phẳng, tín nhiệm, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng, bảo lãnh thì được BIDV xem xét áp dụng toàn diện chính sách đối với khách hàng xếp hạng BBB tại. 5 SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C 5 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.2.1.7. Công tác tín dụng.  bám sát và chấp hành nghiêm gới hạn tín dụng cuối mỗi kỳ, mỗi năm  Các phòng QHKH, phòng giao dịch bám sát dòng tiền của khách hàng để tích cực thu nợ, đảm bảo thu nợ theo đúng lộ trình đã được ban lãnh đạo thông qua  Cuối mỗi quý, mỗi năm phòng QHKH, phòng giao dịch phải lập kế hoạch giải ngân thu nợ cho từng tháng để báo cáo cho Giám Đốc  Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, không để xấu phát sinh. Tập chung phục vụ khách hàng có tình hình tài chính tốt  Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu, tiếp tục kiên quyết sử TSĐB có nợ nhóm 5  Tiếp tục thu nợ hạch toán ngoại bảng 2.2.1.8. Huy động vốn  Các phòng tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn bằng VNĐ, chủ động và tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng kể cả các khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng cá nhân đảm bảo đạt mức kế hoạch được giao giai đoạn 2010 – 2015  Tiếp tục triển khai các chương trình khuyến khích huy động vốn thông qua các cơ chế động lực, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong công tác huy động vốn  Cần tính toán hiệu quả tổng thể nhằm có chính sách hợp trong việc huy động vốn từ các khách hàng lớn và sử hài hoà giữa khách hàng tiền vay và khách hàng tiền gửi  Đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn vì nền vốn huy động trung vài dài hạn đang mỏng và đứng trước nguy cơ tiếp tục sụt giảm trong những năm sắp tới, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn rất lớn  Điều chỉnh kịp thời và linh hoạt lãi suất huy động vốn đảm bảo tính cạnh tranh của các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh trên địa ban và hiệu quả kinh doanh của cho nhánh 2.2.1.9. Dịch vụ  Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng dịch vụ, phấn đấu thu dịch vụ ở mức cao nhất  Đẩy mạnh công tác quảng bá các sản phẩm dịch vụ, tiện ích của BIDV trên các phương tiện thông tin và chú trọng đến công tác bán hàng và cung ứng 6 SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C 6 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp dịch vụ  Cung ứng ngoại tệ một cách tốt nhất theo khả năng của chi nhánh đáp ứng nhu cầu khách hàng hàng trả nợ vay và thanh toán quốc tế  Tập chung khai thác triệt để thế mạnh của các sản phẩm dịch vụ hiện có 2.2.1.10. Một số chỉ tiêu chính phấn đấu đạt đến hết tháng 12/2010 Bảng 6: Nhóm chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của BIDV Nam Nội Đv. Tỷ vnđ Chỉ Tiêu TH/đến 30/9/2009 KH/đến hết 12/2010 Còn phải thực hiện Dự kiến thực hiện %HT KH C/Lệch thu chi 28 86 58 80 93% Huy động vốn 2874 6706 3832 3550 92,6% Giới hạn tín dụng 1845 5035 3190 4560 90% Thu dịch vụ 12,56 29,3 16,74 27 92,15% Doanh thu khai thác phí bảo hiểm O,455 1.06 0,605 1 94,3% Thu nợ ngoại bảng 1,7 4 2,3 3,5 87,5% NGuồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Nam Nội 2.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản rủi ro tại ngân hàng BIDV Nam Nội 2.2.2.1. Đối với quản rủi ro từ khách hàng vay vốn a) Khách hàng được cung cấp các sản phẩm tín dụng hiện có của BIDV phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng. b) Khách hàng là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí dưới đây thì được BIDV xem xét cấp tín dụng: 7 SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C 7 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Khách hàng đáp ứng được các điều kiện vay vốn quy định tại Quy chế cho vay đối với khách hàng giai đoạn tới của BIDV. - Khách hàng có mức xếp hạng từ BBB trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV. Trường hợp, khách hàng có mức xếp hạng BB trở xuống, BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng theo hướng giảm dần nợ đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại BIDV và xem xét cấp tín dụng có điều kiện đối với khách hàng xếp hạng BB mới quan hệ tín dụng tại BIDV. - Khách hàng phải có Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm tài chính theo Báo cáo tài chính năm gần nhất đáp ứng một mức nhất định, tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của khách hàng quy định tại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, cụ thể: + Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 5 áp dụng với các ngành: Nhiệt điện; Hoá dầu; Phần mềm; Vận tải hàng không; Sản xuất thiết bị viễn thông và điện gia dụng; Kinh doanh bất động sản giai đoạn đầu tư; Kinh doanh bất động sản giai đoạn thu hồi; Dịch vụ vui chơi giải trí; Kinh doanh khách sạn; Dịch vụ y tế giáo dục công ích. + Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 6 áp dụng với các ngành: Chăn nuôi chế biến thức ăn; Chế biến thuỷ hải sản; Sản xuất gia công hàng da giầy, dệt may; Sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, thiết bị y tế. + Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 7 áp dụng đối với các ngành còn lại. Lưu ý: • Đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty Nhà nước, Công ty nhà nước độc lập hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ không vượt quá 3 lần; trên mức này thì phải báo cáo đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốnhiệu quả. (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản tài chính của công ty nhà nước và quản vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp). • Một số ngành, khách hàng đặc thù sẽ được hướng dẫn riêng. • Đối với vay vốn đầu tư dự án, khách hàng phải có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia tối thiểu 15% tổng mức đầu tư của dự án, BIDV 8 SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C 8 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cung cấp vốn tín dụng tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu tham gia của khách hàng phải được giải ngân trước và/hoặc đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn của dự án. • Đối với khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập: khách hàngvốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 20% dự án/phương án sản xuất kinh doanh và tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 70%. • Trường hợp khách hàng bị xuống hạng, Chi nhánh áp dụng ngay các Chính sách cấp tín dụng theo nhóm tương ứng với mức xếp hạng mới của khách hàng đối với các khoản cấp tín dụng mới, đồng thời Chi nhánh có kế hoạch, biện pháp lộ trình (bằng văn bản) và thực hiện các giải pháp để tiến tới thực hiện đúng quy định đối với mức xếp hạng mới của khách hàng đối với các khoản cấp tín dụng cũ. C) Chính sách về tài sản bảo đảm: BIDV xem xét cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản một phần hoặc toàn bộ hoặc không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng. c.1) Trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: - Khách hàng được BIDV xem xét cấp tín dụng khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền vay, bảo lãnh tại Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cấp bảo lãnh (gọi tắt là Tỷ lệ tài sản bảo đảm) với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo mức xếp hạng của khách hàng (Quy định cụ thể tại Điều 7- Chính sách theo nhóm khách hàng): Tỷ lệ TSBĐ = Giá trị TSBĐ Số tiền vay, bảo lãnh tại Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo lãnh Trường hợp khách hàng chưa đủ tài sản bảo đảm theo quy định, khách hàng phải cam kết lộ trình bổ sung tài sản bảo đảm và được cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng phê duyệt. Trong thời gian bổ sung tài sản, khách hàng phải đảm bảo duy trì tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm trên nợ, số bảo lãnh đã được quy đổi tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm theo quy định. 9 SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C 9 10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Quy định xác định giá trị tài sản bảo đảm: + Giá trị tài sản bảo đảm để tính Tỷ lệ tài sản bảo đảm của khách hàng được xác định bằng giá trị định giá của tài sản nhân (x) Hệ số giá trị tài sản bảo đảm. Hệ số giá trị tài sản bảo đảm được quy định tại Quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV. + Đối với tài sản hình thành từ vốn vay đã bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh khác của khách hàng, khi xác định giá trị tài sản bảo đảm để bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh mới chỉ chấp nhận các tài sản hình thành từ vốn vay đã hoàn thành và phải trừ (-) phần nợ vay còn lại của khoản vay, bảo lãnh đã được bảo đảm bằng tài sản đó. - Quy định về chuyển đổi số bảo lãnh để thực hiện chính sách về tài sản bảo đảm đối với nghĩa vụ bảo lãnh: + Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 100% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh vay vốn; (2) Bảo lãnh thanh toán; (3) Các khoản xác nhận thư tín dụng, thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán, các khoản chấp nhận thanh toán. + Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 30% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Thư tín dụng dự phòng ngoài loại thư tín dụng quy định phải tính 100% nêu trên; (2) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; (3) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; (4) Các loại bảo lãnh khác không thuộc các trường hợp quy định khác tại Điểm này. + Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi 20% là: Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm. + Các loại bảo lãnh, cam kết không bắt buộc thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh dự thầu; (2) Thư tín dụng có thể hủy ngang; (3) Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác. - Từ 1/1/2011, trường hợp khách hàng có Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu >5 phải đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 100%. c1) Trường hợp cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản. BIDV xem xét cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng đáp ứng các tiêu chí sau: 10 SVTH: Vũ Ba Duy Lớp: Kinh tế đầu tư 48 C 10 [...]... 03 tháng hoặc cam kết trả nợ trước hạn 2.2.2.2 Đối với quản rủi ro dự án xin vay vốn Đối với dự án xin vay vốn ngân hàng BIDV Nam Nội tập trung chỉ đạo và định hướng các phòng ban phối hợp thực hiện với phòng quan hệ khách hàng và phòng quản trị rủi ro trong việc thu thập thông tin, thực hiện chặt chẽ các quy định khi tiếp nhận và đánh giá dự án xin vay vốn Trong giai đoạn 2010 – 2015, ngân hàng. .. LUẬN Trong thời gian thực tập tại BIDV Nam Nội dưới sự hướng dẫn của Ths Lương Hương Giang và sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ phòng quản rủi ro Em đã tìm hiểu và hoàn thành chuyên đề thực tập của mình Chuyên đề là sự tìm hiểu, phân tích, nhận định và đánh giá khá chi tiết về công tác quản rủi ro trong thẩm định dự án cho vay tại cơ sở Trong quá trình thực hiện chuyên đề đã chỉ ra cho em... 2010 – 2015, ngân hàng đưa ra dự báo về cung cầu tín dụng theo dự án đầu tư dựa trên cơ sở dự báo về kinh tế Vệt Nam và về xu hướng, cơ cấu luồng vốn đầu tư trong và ngoài nước Từ những dự báo đó ngân hàng xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức trong việc đánh giá rủi ro dự án • Về rủi ro về cơ chế chính sách Thời gian tới ngân hàng cố gắng hạn chế tới mức tối đa rủi ro xuất phát từ môi trường chính... các rủi rogiải pháp đi kèm, các cán bộ quản rủi ro cần chú ý kỹ hơn tới các hợp đồng bao tiêu và cung ứng sản phẩm của dự án trong tương lai Vì đây là yếu tố đem lại rủi ro cao và mức độ nguy hại nặng nề • Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì Giai đoạn 2010 – 2015, ngân hàng sẽ thực hiện sát xao hơn việc đánh giá, giám sát quá trính vận hành của dự án Đảm bảo tính chắc chắn của các phương án. .. hành, bảo trì đúng như hợp đồng mà dự án đã ký kết với bên cung cấp dịch vụ Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện bảo hiểm các dự kiện bất khả kháng ( nếu có), thực hiện kiểm soát chặt chẽ ngân sách và kế hoạch vận hành • Với rủi ro với môi trường xã hội Định hướng của ngân hàng về rủi ro khi dự ántác động không tốt tới môi trường, xã hội là quản chặt chẽ ngay tư khâu tiếp nhận, đánh giá dự án Ngân hàng. .. thống ngân hàng hiện đại, đủ sức cạnh tranh với ngân hàng của các nước trong khu vực và trên thế giới Hệ thống thông tin liên ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng truy cập các thông tin liên quan đến lĩnh vực ngân hàng cũng như các thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng, qua đó thúc đẩy mối liên hệ hợp tác giữa các ngân hàng với nhau Kiến nghị 2: NHNN cần có biện pháp tích cực hơn nữa đến việc nâng cao. .. tra tính hợp lệ, hợp của dự án khi nó đặc đặt trên một địa bàn cụ thể, xem xét sự đồng thuận của cấp có thẩm quyền, của người dân địa phương với việc triển khai dự án Chỉ chấp thuận cho vay với các dự án có ảnh hưởng nhiều tới môi trường khi đã có đánh giá tác động môi trường • Về rủi ro kinh tế vĩ mô Ngân hàng tăng cường nâng cao hiệu quả công tác dự báo về tình hình kinh tế trong nước, cũng như... nhiều điều mà những thuyết hay sách vở không diễn tả hết được, em thấy được về một ngân hàng nhà nước với phương thức tổ chức hoạt động linh hoạt, có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ chung, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn vững vàng, và một điểm mới mẻ nhất là công tác làm việc nhóm rất hiệu quả Em nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn, bên cạnh đó... đánh giá rủi ro đảm bảo nguyên tắc, hiệu quả và tiết kiệm tại phòng quản rủi ro Những kinh nghiệm và kiến thức từ thực tế được các cán bộ truyền đạt lại rất hiệu quảtác động mạnh tới việc phát triển nhận thức của em về công tác quản rủi ro Đây là những vốn kinh nghiệm làm việc đầu đời giúp em vững bước hơn trong giai đoạn gia nhập thị trường lao động sắp tới Một lần nữa em xin cảm ơn quý ngân. .. chức tài chính và ngân hàng quốc tế Tự hoàn thiện và nâng cấp mình là yêu cầu bắt buộc đặt ra với các ngân hàng thương mại trong nước mà đứng đầu là ngân hàng nhà nước, NHNN cần tiếp cận, học tập, chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng từ các quốc gia phát triển, tạo cơ hội cho các NHTM CP có điều kiện tiếp cận sớm, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của bản thân mỗi ngân hàng Điều này sẽ . / GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV NAM HÀ NỘI 2.1. Định hướng phát triển của Ngân. tổng hợp BIDV Nam Hà Nội 2.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội 2.2.2.1. Đối với quản lý rủi ro từ

Ngày đăng: 22/10/2013, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 6: Nhóm chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của BIDV Nam Hà Nội - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV NAM HÀ NỘI
Bảng 6 Nhóm chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của BIDV Nam Hà Nội (Trang 7)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w