1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội

122 741 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

NHTM là loại hình ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1.Khái niệm và vai trò của Ngân hàng thương mại 3

1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại: 3

1.1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại 4

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 4

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 4

1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 5

1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 5

1.1.2.4 Các hoạt động khác 6

1.2 NGHIỆP VỤ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.2.1 Vai trò thẩm định dự án 6

1.2.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư: 7

1.2.3 Quy trình và phương pháp thẩm định 10

1.2.3.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư 10

1.3 RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG 11

1.3.1 Các loại rủi ro có thể có trong thẩm định dự án xin vay vốn 11

1.3.1.1 Rủi ro tín dụng 12

1.3.1.2 Rủi ro dự án đầu tư 14

1.3.1.3 Nguyên nhân rủi ro đối với các dự án cho vay vốn 15

1.3.2 Công tác đánh giá rủi ro 17

1.3.2.1 Nội dung đánh giá rủi ro 17

1.3.2.2 Qui trình đánh giá rủi ro 22

1.3.2.3 Phương pháp đánh giá rủi ro 24

Trang 2

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro 27

1.3.3.1 Nhân tố khách quan 27

1.3.3.2 Các nhân tố từ phía Khách hàng 27

1 3.3.3 Các nhân tố từ phía Ngân hàng 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 29

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 29

2.1.1.1 Thời kỳ 1957 – 1989 29

2.1.1.2 Thời kỳ 1990 – 2005 30

2.1.1.3 Thời kỳ 2006 – nay 31

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 31

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Quản lý rủi ro 34

2.1.4 Tình hình hoạt động của Ngân hàng 35

2.2.4.1 Tình hình hoạt động huy động vốn 35

2.2.4.2 Tình hình hoạt động tín dụng 38

2.2.4.3 Các hoạt động khác 42

2.2.4.4 Đánh giá về tình hình hoạt động của Ngân hàng 44

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 45

2.2.1 Tổng quan tình hình thẩm định dự án cho vay vốn 45

2.2.2 Công tác đánh giá rủi ro trong thấm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng BIDV Hà Nội 47

2.2.2.1 Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay 47

2.2.2.2 Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay 71

2.2.2.3 Phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay 74

2.2.3 Ví dụ minh hoạ cho công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội 82

Trang 3

2.2.3.1 Giới thiệu chủ đầu tư và dự án vay vốn 82

Trang 4

2.2.3.2 Đánh giá rủi ro 84

2.2.4 Đánh giá công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội 96

2.2.4.1 Những kết quả đạt được trong thời gian qua 96

2.2.4.2 Hạn chế 99

2.2.4.3 Nguyên nhân 100

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 101

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG 5 NĂM TỚI 101

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng trong 5 năm tới 101

3.1.2 Định hướng phát triển của phòng quản lý tín dụng và quản lý rủi ro của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội trong 5 năm tới 103

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 104

3.2.1 Nâng cao chất lượng thông tin 104

3.2.2 Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro 105

3.2.3 Đa dạng hóa các phương pháp đánh giá rủi ro 106

3.2.4 Đào tạo cán bộ cả về chất lượng và số lượng 109

3.2.5 Cơ sở vật chất, hạ tầng 110

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TẠO ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA 111

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 111

3.3.1.1 Nâng cao chất lượng quản lý điều hành 111

3.3.1.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát 112

3.3.1.3 Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) 113

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ 114

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Nội dung thẩm định dự án đầu tư theo chủ thể Ngân hàng 7

Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư 10

Sơ đồ 3: Các loại rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn 12

Sơ đồ 4: Nội dung đánh giá rủi ro về khách hàng 17

Sơ đồ 5: Nội dung đánh giá rủi ro dự án xin vay vốn 18

Sơ đồ 6: Sơ đồ quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại ngân hàng 22

Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hà Nội 32

Sơ đồ 8: Quy trình đánh giá rủi ro tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội 72

Sơ đồ 9: Mô hình ma trận SWOT 107

Sơ đồ 10: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 108

Bảng 1: Các nội dung chính khi thẩm định dự án đầu tư 8

Bảng 2: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 5 năm 2004 - 2008 36

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2004 - 2008 37

Bảng 4: Tình hình cho vay tại Ngân hàng trong giai đoạn 2004 - 2008 39

Bảng 5: Cơ cấu sử dụng vốn giai đoạn 2004 – 2008 40

Bảng 6: Tình hình thanh toán trong nước tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội 43

Bảng 7: Số lượng các dự án đầu tư được thẩm định và cho vay tại chi nhánh BIDV Hà Nội 45

Bảng 8: Số lượng các loại hồ sơ được thẩm định trong giai đoạn 2004-2008 của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội 46

Bảng 9: Bảng tính lợi nhuân thu được của Ngân hàng từ khách hàng 51

Bảng 10: Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng 53

Bảng 11: Phân loại mức xếp hạng tín dụng 75

Bảng 12: Tình hình sản xuất khinh doanh của khách hàng 87

Bảng 13: Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng 97

Bảng 14: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án trong trường hợp thời gian thực hiện dự án thay đổi 109

Trang 6

Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển

Hà Nội giai đoạn 2004 - 2008 36Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2004 – 2008 37Biểu đồ 3: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội 40

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Xu hướng một nền kinh tế toàn cầu hóa đã tạo động lực phát triển cho ViệtNam chuyển đổi nền kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Tronghơn 20 năm đổi mới, hòa cùng sự phát triển chung của toàn nền kinh tế là sự pháttriển của hệ thống các Ngân hàng ở Việt Nam

Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi, tiến hành các hoạtđộng cho vay và đầu tư Các ngân hàng đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xãhội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trìnhsản xuất kinh doanh Ngân hàng còn đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng vàthanh toán của các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế

Tuy nhiên, ở nước ta bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của các Ngân hàng thìvấn đề rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và vấn đề đánh giá, quản lý nó lại còn khámới mẻ Với sự non yếu về nghiệp vụ ngân hàng cùng với một môi trường hoạtđộng đầy rủi ro thì vấn đề đánh giá và quản lý rủi ro ngân hàng đang là vấn đề cấpbách trong hệ thống ngân hàng cả nước Bộ máy ngân hàng kém năng động, rủi rocàng dễ phát sinh khiến nó không thể hiện được chức năng vốn có của mình, thiệthại cho nền kinh tế sẽ xảy ra Đặc biệt, trong các hoạt động kinh doanh của ngânhàng thì hoạt động tín dụng cho vay vốn là hoạt động có độ rủi ro cao nhât Vì vậy,việc đánh giá kịp thời, chính xác các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nhất làtrong thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cho ngân hàng lường trước được những bấtngờ sẽ xảy ra từ đó có biện pháp xử lý phù hợp để ngân hàng không bị tổn thất, thiệthại Vấn đề đặt ra là các Ngân hàng thương mại cần phải có các giải pháp nâng caochất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn để giúp chongân hàng hoạt động ổn định, phát triển và thu được lợi nhuận cao

Trên cơ sở lý luận chung và thực tế công tác đanh giá rủi ro trong thẩm định

dự án cho vay vốn ở Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội Theo em, việc nângcao chất lượng công tác đánh giá rủi ro ở chi nhánh Hà Nội rất cần thiết để pháttriển thành một Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hàng đầu Việt Nam.Vì vây, emchọn đề tài:

Trang 8

“ Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng

Đầu tư & Phát triển Hà Nội” để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập của mình.

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục bảng biểu, tài liệu thamkhảo thì nội dung chuyên đề được trình bày thành ba chương như sau:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về rủi ro và đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại các Ngân hàng thương mại.

Chương II: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội trong thời gian qua.

Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội trong thời gian qua.

Do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế, bài viết của

em không tránh khỏi những sai sót Em xin chân thành mong nhận được sự góp ý,chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo cùng các anh chị cán bộ của Chi nhánh và các bạn

đã giúp đỡ em hoàn thiện bài viết của mình

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc

biệt TS Trần Mai Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài viết

này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị công tác tại phòng Quản lý rủi ro củaNgân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội đã tận tình chỉ bảo hoàn thành tốt bàichuyên đề tốt nghiệp

Trang 9

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 K HÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1.Khái niệm và vai trò của Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại:

“ Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty,

xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên”

NHTM là loại hình ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh

tế Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đãchứng minh rằng: ở dâu có 1 hệ thống ngân hàng thương mại phát triển thì ở đó sẽ

có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế

Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 do Quốc hội khoá X thông quavào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa về Ngân hàng thương mại như sau:

“ Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiệntoàn bộ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”

(Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng)

Luật này còn định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp đượcthành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của Pháp luật để hoạtđộng kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sửdụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”

Đaọ luật ngân hàng của Cộng hòa Pháp cũng đã chỉ rõ: “Ngân hàng thươngmại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúngdưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn nhân lực

đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính

Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng

Trang 10

vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế tài chínhtrung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huyđộng, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chứckinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại

Trong khi nhiều người tin rằng các ngân hàng chỉ đóng một vai trò rất nhỏtrong nền kinh tế - nhận tiền gửi và cho vay - thì trên thực tế ngân hàng hiện đã phảithực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhucầu của xã hội Các ngân hàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau:

Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình, thành

các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tư vànhà cửa, thiết bị và các tài sản khác

Vai trò thanh toán: Thay mặy khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua

hang hoá và dịch vụ ( như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lướithanh toán điện tử, kết nối các quĩ và phân phối tiền giấy và tiền đúc)

Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất

khả năng thanh toán (chẳng hạn phát hành thư tín dụng)

Vai trò đại lý: Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát

hành hoặc chuộc lại chứng khoán (thường được thực hiện tại phòng uỷ thác)

Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ,

góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại.

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn.

Huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản, có tính chất sống còn đối với bất

kỳ một ngân hàng thương mại nào, vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu củacác NHTM

Theo luật pháp cho phép, các NHTM được phép huy động vốn bằng nhiềuhình thức sau đây:

*Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi là hinh thức huy động vốn chủ yếu của các

NHTM bao gồm:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức

Trang 11

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm) của các cá nhân, tổ chức, đoànthể xã hội

- Nhận tiền gửi các tổ chức tín dụng khác

* Phát hành giấy tờ có giá: ngân hàng thương mại được quyền phát hành giấy

tờ có giá (kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng…) để huy động vốn có kỳ hạn

và có mục đích sử dụng

* Các hình thức huy động vốn khác như vay vốn ở các NHTM khác, vay vốn

tại Ngân hàng Nhà nước

1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn.

Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động cơ bản, ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế xãhội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp một khối lượng vốntín dụng rất lớn cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mà nền kinh tế sẽ pháttriển nhanh hơn, bền vững hơn

Hoạt động tín dụng của NHTM gồm có:

- Cho vay (cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn cho vay lãi hạn…)

- Chiết khấu chứng từ có giá (cho vay gián tiếp)

- Cho thuê tài chính

- Bảo lãnh ngân hàng (tín dụng bằng chữ ký)

- Các hình thức khác (thấu chi, trả góp)

1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

Đây là hoạt động quan trọng và có tính đặc thù của NHTM, nhờ hoạt động này

mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế được thực hiện thông suốt vàthuận lợi, đồng thời qua hoạt động này mà góp phần làm giảm lượng tiền mặt lưuhành trong nền kinh tế

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ NHTM gồm:

- Mở tài khoản giao dịch cho các khách hàng là pháp nhân, hoặc thể nhântrong và ngoài nước

- Cung ứng các phương tiện thanh toán cho khách hàng

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác

Trang 12

- Thực hiện dịch vụ ngân quỹ (thu phát tiền mặt, kiểm đếm, phân loại, bảoquản vận chuyển tiền mặt…)

- Tham gia hệ thống thanh toán bù trừ trong nước, và hệ thống thanh toánquốc tế khi được phép

1.1.2.4 Các hoạt động khác.

Ngoài ba mặt hoạt động nói trên, các NHTM còn được thực hiện các hoạtđộng khác, phù hợp với chức năng nghiệp vụ của mình đồng thời không bị phápluật nghiêm cấm, các hoạt động bao gồm:

* Góp vốn, mua cổ phần

- Góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp

- Góp vốn, mua cổ phần các tổ chức tín dụng

* Thực hiện việc mua bán chứng từ có giá trên thị trường tiền tệ

* Kinh doanh ngoại hối và vàng

* Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm

* Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác và đại lý

* Cung ứng dịch vụ bảo quản, cầm đồ, cho thuê tủ két sắt

* Cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ và các dịch vụ khác có liên quan

1.2 NGHIỆP VỤ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Vai trò thẩm định dự án.

* Khái niệm thẩm định dự án đầu tư ở góc độ Ngân hàng

và đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bảnliên quan đến dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi và khả nănghoàn trả vốn đầu tư của dự án để phục vụ cho việc xem xét, quyết định chokhách hàng vay vốn đầu tư dự án

* Vai trò thẩm định dự án đầu tư đối với các Ngân hàng thương mại:

- Các ngân hàng tài trợ vốn cho dự án, quan tâm đến khả năng trả nợ của dự

án Vì vậy, việc thẩm định dự án là rất quan trọng nó giúp các ngân hàng có đượckết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khảnăng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra từ đó Ngân hàng có thể đánh giá lại toàn bộ

Trang 13

dự án và lựa chọn được dự án tốt nhất để quyết định cho vay hoặc từ chối cho vayđầu tư dự án, giảm bớt rủi ro tín dụng cho chính mình.

- Kết quả thẩm định cũng được làm cơ sở để tham gia góp ý, tư vấn cho Chủ đầu

tư, tạo điều kiện để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế,phòng ngừa rủi ro

- Thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc xác định giá trị cho vay, thời giancho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức độ thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạotiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngânhàng

1.2.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư:

Các nội dung chính khi thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng cần tiến hànhphân tích đánh giá được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Nội dung thẩm định dự án đầu tư theo chủ thể Ngân hàng

Ở đây, ta chỉ đi sâu vào xem xét nội dung của thẩm định dự án đầu tư Nộidung thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung, phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quảtài chính và khả năng trả nợ của dự án Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xãhội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêucầu của từng dự án.Việc thẩm định các khía cạnh và các nội dung chính của cáckhía cạnh đó có thể tóm tắt như sau:

Trang 14

Bảng 1: Các nội dung chính khi thẩm định dự án đầu tư.

TT Khía cạnh thẩm định Các nội dung chính cần thẩm định

1 Khía cạnh pháp lý Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế

-xã hội, quy hoạch phát triển xây dựng

- Xem xét tư cách pháp nhân và năng lực chủ đầu

3 Khía cạnh kĩ thuật - Đánh giá công suất của dự án.

- Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị

mà dự án lựa chọn

- Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án

- Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án

- Phân tích, đánh giá các giải pháp xây dựng: giải pháp mặt bằng, giải pháp kiến trúc, giải pháp kết cấu, giải pháp về công nghệ và tổ chức xây dựng.

- Thẩm định ảnh hưởng dự án đến môi trường.

4 Phương diện tổ chức, quản

lý thực hiện dự án

- Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án

- Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án

- Đánh giá nguồn nhân lực của dự án về số lao động, trình độ tay nghề, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng.

5 Khía cạnh tài chính - Thẩm định mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ

bỏ vốn

Trang 15

- Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án

- Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng nămcủa dự án.

- Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm của dự án

- Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án Căn cứ vào chi phí sử dụng các nguồn vốn huy động

6 Khía cạnh kinh tế - xã hội - Dự án có sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất nước

không? Đã mang lại lợi ích kinh tế gì cho đất nước?

- Dự án có tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tập quán hay không?

- Mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu của

xã hội không?

Trang 16

1.2.3 Quy trình và phương pháp thẩm định

1.2.3.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư.

Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội

* Các bước trong quy trình thẩm định dự án :

Quy trình thẩm định dự án được tiến hành theo trình tự sau:

- Bước 1; Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn:

Đưa yêu cầu, giao

hồ sơ vay vốn

Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra sơ

bộ hồ sơ

Chưa đủ điều kiện thẩm

Lập Báo cáo thẩm định

Nhận lại hồ sơ và

kết quả thẩm định Lưu lại hồ sơ/tài liệu

Đạt

Trang 17

Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tíndụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm địnhthì ký giao nhận hồ sơ, vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định

- Bước 2: Thực hiện công việc thẩm định:

Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dungyêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này,cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vayvốn Nếu cần thiết, đề nghị Cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặcgiải trình rõ thêm

- Bước 3: Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án xin vay vốn

Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án trình Trưởng phòng Thẩmđịnh xem xét

- Bước 4: Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư:

Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặcyêu cầu Cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung

- Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình

Trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơkèm Báo cáo thẩm định cho Phòng tín dụng

1.3 RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG

1.3.1 Các loại rủi ro có thể có trong thẩm định dự án xin vay vốn.

Có thể tóm tắt phân loại rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn qua sơ đồ sau:

Trang 18

Sơ đồ 3: Các loại rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn

1.3.1.1 Rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng, cho vay bao giờcũng bao gồm rủi ro và xảy ra mất mát.Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt độngcho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngânhàng như: các hoạt động bảo lãnh, cam kết, chấp nhận tài trợ thương mại, cho vay ởthị trường liên ngân hàng, những chứng khoán có giá (trái phiếu, cổ phiếu…), tráiquyền, Swaps, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ, …Ngày nay, dù có rất nhiều hìnhthức kinh doanh mới trong hoạt động ngân hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưngtín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng

Rủi ro

dự án đầu tư

Rủi ro giao dịch

Rủi ro danh mục

Rủi ro xây dựng, hoàn tất

Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toánRủi ro về cung cấp

Rủi ro kỹ thuật, vận hành, bảo trì

Rủi ro về môi trường, xã hội

Rủi ro kinh tế vĩ mô

Rủi ro tỷ giá

Trang 19

“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy

ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thựchiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

( Theo khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng

dự phòng để xử l rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

* Phân loại rủi ro tín dụng:

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thànhcác loại sau:

- Rủi ro giao dịch : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát

sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giákhách hàng Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm

và rủi ro nghiệp vụ

+ Rủi ro lựa chọn : là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích

tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyếtđịnh cho vay

+ Rủi ro bảo đảm : phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản

trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảmbảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo

+ Rủi ro nghiệp vụ : là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và

hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật

xử lý các khoản cho vay có vấn đề

- Rủi ro danh mục : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát

sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đượcphân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

+ Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính

riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuấtphát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn

+ Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều

đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùngmột ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùngmột loại hình cho vay có rủi ro cao

Rủi ro tín dụng xảy ra thường tạo ra cho ngân hàng những tổn thất về tài

Trang 20

chính Bên cạnh đó, những thiệt hại về uy tín của ngân hàng, về mất lòng tin của xãhội là những tổn thất còn lớn hơn rất nhiều Rủi ro tín dụng còn có thể là đầu mốicủa những cuộc khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế - xã hội

1.3.1.2 Rủi ro dự án đầu tư.

Một dự án đầu tư có thể gặp rất nhiều rủi ro khác nhau và ta có thể phân loạimột số nhóm rủi ro cơ bản sau đây:

Rủi ro chính trị: bao gồm tất cả những bất ổn tài chính và bất ổn chính trị

tại nơi, địa phương tiến hành dự án như: hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài, sắcthuế mới, quốc hữu hóa, tư hữu hóa, các quy định, cam kết trước đây bị xóa bỏ

 Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Là những rủi ro xảy ra do

- Hoàn tất dự án không đúng thời hạn từ đó gây ra phát sinh nhiều chi phí, ảnhhưởng đến tính khả thi của dự án

- Chi phí xây dựng vượt quá dự toán: dẫn đến làm tăng chi phí, giảm lợi nhuậnlàm ảnh hưởng xấu đến tính khả thi của dự án

- Công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án, không phù hợpvới các thông số và tiêu chuẩn thực hiện khiến cho chất lượng dự án giảm từ đó ảnhhưởng đến doanh thu và lợi nhuân của dự án

- Rủi ro do không giải tỏa được dân cư, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án: làmcho thời gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí tăng lên và cơ hội kinh doanh của chủ

Rủi ro về cung cấp: Dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu

vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành

dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ.Bao gồm:

- Rủi ro do giá cả nguyên vật liệu thay đổi

- Rủi ro do số lượng nguyên vật liệu thay đổi

Trang 21

- Rủi ro gây ra do chất lượng nguyên vật liệu thay đổi

 Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không thểvận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu

Rủi ro về môi trường và xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với

môi trường và người dân xung quanh như: gây ô nhiễm môi trường nước, khôngkhí, làm thay đổi điều kiện sinh thái…

Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ

mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất

Rủi ro tỷ giá: Sự khác biệt về loại tiền trong ngân lưu vào và ngân lưu ra sẽ

gây ra những rủi ro về tỷ giá cho dự án Đối với các nước đang phát triển, đồng nội

tệ ít có khả năng chuyển đổi trên thị trường thế giới, do đó các giao dịch thương mạiquốc tế (mua sắm thiết bị, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào,…) hầu như được thựchiện thông qua các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, hoặc sử dụng đồng tiền củabên bán làm đồng tiền thanh toán, Như vậy, nếu không thực hiện các biện pháp bảohiểm tỷ giá, sẽ có nguy cơ rủi ro về tỷ giá trong quá trình thực hiện dự án

1.3.1.3 Nguyên nhân rủi ro đối với các dự án cho vay vốn.

 Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay

- Trình độ của người vay: Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán cácvấn đề kinh doanh là một trong những nguyên nhân gây rủi ro cho việc cho vay.Nhiều người vay đã không tính toán kĩ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kĩ

Trang 22

lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khókhăn trong kinh doanh vì thế đã tiến hành những dự án không hiệu quả dẫn đến làm

ăn thua lỗ hoặc kém hiệu quả nên không trả được nợ cho ngân hàng

- Phẩm chất, đạo đức của người vay: Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểmvay một số tiền lớn với kì vọng thu được lợi nhuận cao Để đạt được mục đích đó,

họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai,mua chuộc… Ngoài ra, Trong nhiều trường hợp khác, người vay kinh doanh có lãisong vẫn cố ý chây lì không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn nhằm mục đích sử dụngvốn càng lâu càng tốt hoặc quỵt nợ

 Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng

- Chất lượng nhân viên Ngân hàng:

+ Trình độ của cán bộ Ngân hàng: Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độđánh giá khách hàng hoặc đánh giá sai, nhầm lẫn, cố ý bỏ qua cho khách hàng,… làmột trong ngững nguyên nhân tại nên rủi ro khi vay vốn Nhân viên phải tiếp cậnvới nhiều ngành nghề, nhiều vùng, thậm chí nhiều quốc gia Để cho vay tốt, họ phải

am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà kháchhàng sống Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề có thể xảy ra với khách hàng…Như vậy, họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo kĩ lưỡng, liên tục và toàn diện Khinhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kĩlưỡng thì sẽ dẫn tới rủi ro khi cho vay

+ Trình độ quản lý của Ngân hàng: Ngân hàng chưa có một hệ thống quản lýhoạt động cho vay tín dụng chặt chẽ, thống nhất Trình độ của các nhà quản lý kém,chưa nắm bắt được thực tế dẫn đến chưa khắc phục kịp thời các sai lầm, các khuyếtđiểm của nhân viên cấp dưới khi cho vay

+ Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên Ngân hàng: Nhiều nhânviên vì tư lợi riêng, vì các mối quan hệ cá nhân cho nên họ đã cố tình làm sai, chegiấu những sai phạm cho nên chắc chắn sẽ xảy ra rủi ro

Như vậy, chất lượng nhân viên ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghềnghiệp không đảm bảo sẽ là nguyên nhân của các rủi ro khi ngân hàng cho vay vốn

- Thông tin: Việc không tìm hiểu kỹ lưỡng, chính xác các thông tin về phíakhách hàng, không nắm bắt hết các thông tin trong hồ sơ xin vay vốn và dự án đầu

tư của khách hàng làm cho Ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi cho các khách hàngkhông có đủ khả năng trả nợ hay các khách hàng đầu tư vào các dự án không cóhiệu quả vay tiền

Trang 23

1.3.2 Công tác đánh giá rủi ro.

1.3.2.1 Nội dung đánh giá rủi ro.

1.3.2.1.1 Đánh giá rủi ro về khách hàng.

Trên cơ sở hồ sơ tín dụng, khách hàng sẽ được thực hiện đánh giá về các nộidung theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 4: Nội dung đánh giá rủi ro về khách hàng.

* Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý

sản xuất kinh doanh của khách hàng bao gồm:

- Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng

- Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý khách hàng

- Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp

- Quản trị điều hành của Ban lãnh đạo bên phía khách hàng

* Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:

- Đánh giá năng lực sản xuất

- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào

- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

- Sản lượng và doanh thu

- Tình hình xuất khẩu

* Phân tích tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng

* Phân tích tình hình tài chính của khách hàng

Nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp quaviệc tính toán và phân tích những chỉ tiêu khác nhau sử dụng những số liệu từ cácBáo cáo tài chính gần đây nhất

Các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh

Đánh giá rủi ro về khách hàng

Tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng

Tình hình hoạt động SXKD

Trang 24

doanh, thuyết minh báo cáo tài chính (bắt buộc), bổ sung báo cáo lưu chuyển tiền tệ(nếu có) và một số nguồn thông tin khác như số lượng lao động, bảng thanh toánlương/nhân công.

1.3.2.1.2 Đánh giá rủi ro dự án xin vay vốn.

Các nội dung chính khi đánh giá, thẩm định dự án xin vay vốn cần phải tiếnhành các công việc theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 5: Nội dung đánh giá rủi ro dự án xin vay vốn.

* Sự cần thiết phải đầu tư vào dự án

Đánh giá rủi ro dự

án xin vay vốn

Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án

Phân tích tính khả thi của dự án

Khả năng cung cấp nguyên vật liệu

và yếu tố đầu vào

Nhu cầu sản phẩm, hàng hóa và yếu

tố đầu ra của dự án

Đánh giá về phương diện kỹ thuật

Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn

Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Sự cần thiết phải đầu tư vào

dự án

Trang 25

* Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án

* Phân tích tính khả thi của dự án

- Đánh giá về nhu cầu sản phẩm, hàng hóa và các yếu tố đầu ra của dự án bao gồm:

+ Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án

+ Đánh giá về cung sản phẩm

+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án

+ Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

+ Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu/sản phẩm và các yếu tố đầu

vào của dự án.

- Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật

+ Địa điểm xây dựng

+Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

+ Công nghệ, dây chuyền thiết bị

+Quy mô, giải pháp xây dựng

+ Đền bù, di dân tái định cư, môi trường, phòng cháy chữa cháy

- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn.

+ Tổng mức đầu tư dự án

+ Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án

+ Nguồn vốn đầu tư

- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ quan hệ khách hàng/ quản lý rủi rophải thiết lập các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việcđánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay Các bảng tính cơ bản, yêu cầu bắtbuộc phải thiết lập, hoàn chỉnh kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:

+ Báo cáo kết quả kinh doanh

+Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gia trả nợ

Sau khi xem xét, phân tích, đánh giá dự án một cách chi tiết, chặt chẽ về cácnội dung phải đề ra được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án từ đó đánh giá tính

Trang 26

khả thi của dự án Chỉ những dự án đầu tư có tính khả thi cao mới được chấp nhậncho vay vốn.

1.3.2.1.3 Rủi ro cho vay (rủi ro tín dụng).

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có qui mô lớn nhấtcủa Ngân hàng thương mại – hoạt động tín dụng

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu được đầy

đủ cả gốc và lãi của khoản thu, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳhạn

Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song ngân hàng phải quản lý rủi ro tíndụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra.Khi đánh giá rủi rotín dụng ngân hàng cần chú ý các nội dung sau:

 Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chứctín dụng và trong các nghị định của Ngân hàng Nhà nước

Các quy định nêu rõ trường hợp cấm các ngân hàng không được tài trợ, điềukiện ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ Ví dụ như khi cho vay một khách hàngkhông được vượt quá tỷ lệ phần trăm trên vốn của chủ sở hữu, không được cho vayđối với các thành viên Hội đồng quản trị của chính ngân hàng…

 Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức độ rủi ro khách nhau.Các loại khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau… sẽ có độrủi ro khác nhau.Ngân hàng cần phải thu thập thông tin của khách hàng cả trong quákhứ lẫn tương lai Tuy nhiên, khía cạnh tương lai của công ty quan trọng hơn so vớiquá khứ.Những khách hàng truyền thống, có mối liên hệ tốt với ngân hàng có mứcrủi ro thấp hơn

- Cho vay đối với người tiêu dùng: Rủi ro liên quan tới thu nhập của người vay

và khả năng kiểm soát thông tin về người vay: thông tin thường ít, ngân hàng khókiểm soát người vay và khó thu nợ, công ăn việc làm của người vay không ổn định

- Cho vay đối với các trung gian tài chính khác như các ngân hàng thươngmại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng Phần lớn các khoản vay này là không cóđảm bảo Do vậy, nếu các tổ chức đi vay bị phá sản thì ngân hàng cho vay sẽ bị mất

Vì vậy, rủi ro liên quan tới vị thế của tổ chức tài chính đi vay

- Cho vay đối với Nhà nước: Các khoản vay tín dụng đối với Nhà nước độ an

Trang 27

toàn cao Các ngân hàng khi cho Nhà nước vay không lo về việc trả nợ và thườngkhông cần có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ 3, mà việccho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng Tuy nhiên, trong khủng hoảngkinh tế toàn cầu hoặc khu vực, thì các khoản cho vay đối với Nhà nước cũng bị ảnhhưởng.

 Nợ quá hạn và nợ khó đòi

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoảnthuận ghi trên hợp đồng tín dụng

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ gia hạn

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nahu và phản ánh các mức độ rủi rotín dụng khác nhau.Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có liênquan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản: chi phí gia tăng để tìm nguồn mới đểchi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng Còn nợ khó đòi sẽ là một lời cảnh báothu lại tiền vay trở nên mong manh đối với ngân hàng Vì vậy, ngân hàng cần phảiphân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi, xác định tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ

nợ khó đòi lên tổng dư nợ, từ đó phân tích nguyên nhân, thực trạng , khả năng giảiquyết nhằm phát hiện kịp thời để có biện pháp hữu hiệu để giải quyết

Điểm của khách hàng

Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệuquả dự án, mối quan hệ và tính song phẳng… ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng,xếp loại và cho điểm Khách hàng loại A hoặc điểm cao, rủi ro tín dụng thấp, kháchhàng loại C, hoặc điểm thấp, rủi ro tín dụng cao Chỉ tiêu này được xây dựng dựatrên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng Điểm của khách hàng cho thấy rủi

ro “tiềm ẩn”

Các khoản cho vay có vấn đề

Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn, song trong quá trìnhtheo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kémlành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn Cho nên, cần xác định dấu hiệu củacác khoản cho vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hóa

- Xác định các khoản cho vay có vấn đề

- Xác định tỷ trọng các khoản cho vay khác nhau

Trang 28

- Xây dựng chiến lược đa dạng hóa

Khoản cho vay có vấn đề được xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng

1.3.2.2 Qui trình đánh giá rủi ro.

Sau khi cho các dự án đầu tư vay vốn, để tránh rủi ro xảy ra, Ngân hàng tiếnhành các hoạt động đánh giá rủi ro các dự án Đây là công việc hết sức quan trọng

do vậy các Ngân hàng đều đã tiến hành hoạt động này một cách rất chặt chẽ theoquy trình đánh giá rủi ro các dự án đầu tư như sau:

Sơ đồ 6: Sơ đồ quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại ngân hàng

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội

* Các bước quản lý rủi ro

Theo sơ đồ quản lý rủi ro trên thì các bước cần tiến hành trong quá trình quản lýrủi ro bao gồm:

Bước 1: Phân loại khoản vay

Việc xếp loại chất lượng các khoản vay được thực hiện cho tất cả các dự án

để ngân hàng có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro trong từng trường hợp

và từ đó phân tích, có phương án xử lý kịp thời Theo hệ thống đánh giá nội bộ mớicủa Ngân hàng Đầu tư & Phát triển thì phân loại rủi ro theo chất lượng khoản vay

Xếp loại khoản vay

Thu thập thông

tin

Phân tích tình hình qua các nhóm dấu hiệu

Nhận diện các dấu hiệu cảnh báo

Đưa ra biện pháp thích hợp

Phân loại khoản vay

Trang 29

được chia thành 3 nhóm lớn là A,B,C; trong đó mỗi nhóm lại chia thành 3 cấp độ:1A, 2A, 3A…Việc phân loại, đánh giá các khoản vay và khách hàng này được thựchiện bằng phần mềm đánh giá khách hàng nội bộ của Ngân hàng Đầu tư & Pháttriển Việc phân loại khoản vay sẽ do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi xuấthiện khoản vay.

Bước 2: Nhận diện các dấu hiệu cảnh báo

Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ tín dụng luôn phảitheo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro nhằm ngăn ngừa và xử lý chúngthông qua các nhóm dấu hiệu cảnh báo sau:

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng: như trì hoãn,gây khó khăn, trở ngại đối vơi ngân hàng trong quá trình kiểm tra, theo dõi; có dấuhiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá trình quan

hệ tín dụng; không có các báo cáo hay kết quả về lưu chuyển tiền tệ…

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng:như có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến banđầu khi lập dự án, xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý; thay đổithường xuyên cơ cấu tổ chức của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành…

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến các ưu tiên trong kinh doanh: như xuấthiện dấu hiệu hội chứng “hợp đồng lớn”, “sản phẩm đẹp”…

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến các vấn đề về kỹ thuật thương mại: nhưkhó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới; thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảyra; sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao…

- Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán của khách hàng:như sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên; khă năng tiền mặt giảm;lập kế hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ,…

Các cán bộ tín dụng thu thập các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trên thông qua việc thuthập thông tin từ khách hàng và từ dữ liệu thông tin của ngân hàng

Bước 3: Xếp loại khoản vay

Khi phát hiện thấy các dấu hiệu phát sinh rủi ro.Cán bộ tín dụng phải tiếnhành ngay các bước xác định mức độ nghiêm trọng của nó và nguyên nhân gây rarủi ro, đồng thời phân loại lại ngay chất lượng khoản vay

Trang 30

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánhgiá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là

có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khảnăng trả nợ

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánhgiá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ này được tổ chứctín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá làkhả năng tổn thất cao

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụngđánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn

Bước 4: Đưa ra các biện pháp thích hợp

Sau khi đã xếp loại lại khoản vay, phòng Tín dụng sẽ cùng kết hợp với phòng Quản

lý tín dụng và phòng Quản lý rủi ro đưa ra biện pháp xử lý đối với từng dự án dựa trênmức độ rủi ro của từng dự án Biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý đối với các nhóm

dấu hiệu rủi ro của dự án đầu tư

1.3.2.3 Phương pháp đánh giá rủi ro.

1.3.2.3.1.Phương pháp định tính.

Phân tích định tính là việc mô tả tác động của mỗi loại rủi ro và sắp xếp chúngvào từng nhóm mức độ: rủi ro cao, trung bình, thấp Mục đích của phương pháp nàynhằm đánh giá tổng thể xem rủi ro tác động đến những bộ phận nào và mức độ ảnhhưởng của nó đến từng bộ phận và toàn bộ dự án

Phương pháp định tính được sử dụng đối với những rủi ro mà Ngân hàng khólượng hóa như: rủi ro cơ chế chính sách; rủi ro xây dựng, hoàn tất; rủi ro kỹthuật,vận hành, bảo trì; rủi ro cung cấp; rủi ro kinh tế vĩ mô …

Phương pháp này được sử dụng dựa trên tài liệu mà khách hàng cung cấp,kết hợp với những tài liệu khác để từ đó xác định những rủi ro có liên quan tới dựán

1.3.2.3.2 Phương pháp định lượng.

Phân tích định lượng là việc sử dụng các phương pháp toán, thống kê và tinhọc để ước lượng rủi ro về chi phí, thời gian,nguồn lực và mức độ bất định Một số

Trang 31

công cụ thường sử dụng để lượng hóa rủi ro như:phương pháp phương sai hoặc độlệch chuẩn, phân tích hệ số biến thiên, phân tích độ nhạy, phân tích nhân tố ảnhhưởng, phân tích theo kịch bản, phân tích cây quyết định, phân tích xác suất… Sauđây sẽ trình bày một số phương pháp chính:

Phương pháp xác suất

Phương pháp xác suất cụ thể hóa mức phân bố xác suất cho mỗi rủi ro và xemxét ảnh hưởng của rủi ro tác động đến toàn bộ dự án.Phương pháp này dựa vào sựtính toán ngẫu nhiên các giá trị trong các phân phối xác suất nhất định, được mô tảdưới ba dạng ước lượng là tối thiểu, trung bình, tối đa Kết quả của dự án là sự kếthợp của tất cả các giá trị được lựa chọn cho mỗi mức rủi ro

Phương pháp này được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Xây dựng phương trình cơ bản

Bước 2: Xây dựng mối quan hệ các nhân tố

Bước 3: Phân tích độ nhạy cảm để xác định nhân tố tác động mối quan hệ Bước 4: Xác định phân bố cũng như giá trị.

Tiến hành chọn ngẫu nhiên mỗi nhân tố một giá trị có xác suất kèm theo Tiếnhành phân tích theo các số liệu đã được lựa chọn (ngẫu nhiên).Việc lựa chọn đượctiến hành nhiều lần tùy theo yêu cầu về mức độ chính xác (ít nhất khoảng 100 lần).Kết quả phân tích của các lần chọn sẽ được phân tích tiếp để đưa ra một bảngphân tích xác suất như sau:

- Giá trị kỳ vọng

- Độ lệch tiêu chuẩn

- Xác suất mức độ thành công của dự án

- Giá trị kỳ vọng khi dự án thành công

- Xác suất thất bại

- Giá trị kỳ vọng khi thất bại

Phân tích xác suất là phương pháp phân tích rủi ro hiện đại Nhìn vào kết quảphân tích, Ngân hàng có thể yên tâm đưa ra quyết định cho vay vốn Đây là kết quảrất khách quan

Phân tích độ nhạy cảm

Bản chất của việc phân tích độ nhạy cảm là xác định mối quan hệ động giữa

Trang 32

các yếu tố của hoạt động đầu tư, trên cơ sở đó giúp cho Ngân hàng lường trướcđược những tình huống cân nhắc những lợi ích và chi phí có thể xảy ra với dự án,trên cơ sở đưa ra các quyết định cho vay vốn phù hợp.

Khi phân tích độ nhạy cảm, người ta thường sử dụng tiêu thức biên an toàn.Biên an toàn được xác định = % an toàn tính từ điểm an toàn

Khi xác định biên an toàn, người ta chia các tiêu thức hiệu quả ra làm 2 loại:

- “Càng lớn càng tốt” như NPV, IRR, ROE, ROI, B\C…

 

Việc phân tích độ nhạy cảm giúp ta xác định được mối quan hệ giữa các nhân

tố kết quả và hiệu quả đầu tư Những nhân tố tác động mạnh là những nhân tố mà

sự thay đổi 1% của nó sẽ làm cho kết quả và hiệu quả thay đổi lớn hơn 1%

Phân tích theo kịch bản

Phân tích theo kịch bản khắc phục được những nhược điểm của phân tích độnhạy cảm Phân tích theo kịch bản là việc xây dựng những kịch bản, những tập hợphay xảy ra với phương án đầu tư Sau đó tiến hành phân tích kịch bản để đưa raquyết định đầu tư

Việc phân tích kịch bản được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Xác định phương trình cơ bản:

Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố và xây dựng phương trình cơ

bản theo mối quan hệ giữa các nhân tố này

Trang 33

Phân tích theo các kịch bản căn cứ vào lượng phân tích để đưa ra quyết địnhđầu tư Phân tích theo kịch bản giúp Ngân hàng hình dung được những bức tranhchính đối với các phương án đầu tư trong tương lai Từ đó, đưa ra quyết định chovay vốn phù hợp.

Tuy nhiên, việc phân tích rủi ro theo phương pháp này cũng có nhiều hạn chếtrong đó hạn chế lớn nhất là số lượng kịch bản không đủ lớn, không đủ đại diện Vìvậy không phản ánh đầy đủ khách quan tương lai của phương án đầu tư

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro.

1.3.3.1 Nhân tố khách quan

Là những nhân tố xảy ra ở bên ngoài như thiên tai, chiến tranh hay những thayđổi bất thường về chính sách kinh tế, thay đổi về chính trị xã hội…Những nhân tốnày không nằm trong tầm kiểm soát của người vay lẫn ngân hàng

Các yếu tố về chu kỳ kinh tế, vấn đề lạm phát , thất nghiệp , vấn đề tỷ giá…gây ra sự đọng vốn có thể ảnh hưởng đến công tác đánh giá rui ro của các cán bộNgân hàng

Các chính sách, quy định của chính phủ có tác động đến nội dung, quy trìnhđánh giá rủi ro Một hệ thống pháp luật nhất quán hoàn thiện sẽ tạo điều kiện choNgân hàng trong việc phân tích, xem xét các khoản vay và trong quá trình giám sát thuhồi khoản vay Hệ thống luật pháp thường xuyên thay đổi sẽ gây khó khăn cho cảkhách hàng vay lẫn ngân hàng

1.3.3.2 Các nhân tố từ phía Khách hàng

Khách hàng vay là nhân tố hết sức quan trọng dẫn đến rủi ro trong dự án chovay vốn Với những khách hàng có thái độ hợp tác, thiện chí với Ngân hàng, cungcấp đầy đủ hồ sơ, thông tin cho khách hàng thì việc đánh giá rủi ro dự án cho vayvốn cũng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn Còn đối với những khách hàng tỏ thái

độ không hợp tác,trì trệ, không làm theo yêu cầu của Ngân hàng, cung cấp thông tinkhông đầy đủ thì sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình đánh giá rủi ro dự

án xin vay vốn của Ngân hàng, thời gian đánh giá rủi ro cũng kéo dài hơn dẫn đếnhiệu quả giảm sút

1 3.3.3 Các nhân tố từ phía Ngân hàng

Từ phía ngân hàng có các nhân tố tác động đến quá trình đánh giá rủi ro bao

Trang 34

gồm các vấn đề về chính sách đánh giá và quản lý rủi ro, quá trình thẩm định rủi ro,

đo lường rủi ro; quá trình giám sát tín dụng , trình độ và yếu tố đạo đức của cán bộđánh giá và quản lý rủi ro và việc áp dụng các công cụ phòng chống rủi ro trongNgân hàng

Ngoài ra cần chú ý đến yếu tố Bảo đảm tín dụng như sự biến động của giá cả ,định giá cho tài sản đảm bảo, tính khả mại của tài sản đảm bảo, tính chuyêndụng ;tài sản đảm bảo có bị thay đổi hiện trạng, thay đổi giá trị hay không , các vấn

đề về tranh chấp pháp lý…

Trang 35

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ &

PHÁT TRIỂN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ NỘI

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng.

Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội là chi nhánh có thời gianthành lập, tồn tại và phát triển cao nhất, gần bằng tuổi đời, tuổi nghề của Ngân hàng

mẹ Hơn 50 năm trước đây, ngày 27/05/1957 đã ký Nghị định số 233 – NĐ – TC –TCCB thành lập Chi hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội (tiền thân của Ngân hàngĐầu tư và Phát triển hành phố Hà Nội ngày nay) Nhiệm vụ của Ngân hàng là nhậnvốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tưxây dựng cơ bản

Năm 1982, Chi hàng Kiến thiết Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư vàXây dựng Hà Nội thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

Năm 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội đổi tên thành Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội

Hiện nay trụ sở chính của Ngân hàng được đặt tại số 93 – Lò Đúc – Hà Nội

2.1.1.1 Thời kỳ 1957 – 1989.

Chi hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội là một trong những chi nhánh thuộc hệthống Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính.Khi mới thành lập, chi nhánh có quy mô khá nhỏ với mô hình tổ chức chỉ có haiphòng là Phòng Cấp phát và Phòng Kế toán

Ngày 24 /06/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngânhàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam tách khỏi Bộ Tài chính, trực thuộc Ngân hàngNhà nước Việt Nam Chi hàng Kiến thiết Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư

và Xây dựng Hà Nội thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội là cấpphát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tất cả các lĩnh vực của

Trang 36

kinh tế Thủ đô theo kế hoạch của Nhà nước.

Trong giai đoạn này, Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và xây dựng thành phố HàNội cũng đã đào tạo nhiều cán bộ cho ngành, cử những cán bộ chủ chốt có năng lựcvào công tác tại các tỉnh phía nam, tiến hành xây dựng một loạt công trình quantrọng như cầu Chương Dương, đường Láng – Giảng Võ, bảo tàng Hồ Chí Minh,Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, …

2.1.1.2 Thời kỳ 1990 – 2005

Ngày 26/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng quyết định chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam theo quyết định số 401/CT Theo đó, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nộicũng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thành phố Hà Nội.Bên canh việc cung ứng vốn cho đầu tư, phát triển những công trình thenchốt phục vụ cho việc xây dựng kinh tế thủ đô thì BIDV Hà Nội được phép kinhdoanh đa năng tổng hợp và làm ngân hàng đại lý, giữ vững vị thế của Ngân hàngĐầu tư và Phát triển là vai trò chủ lực trong cho vay đầu tư phát triển trên địa bànthủ đô Cũng kể từ đây, chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanhtrong ngành ngân hàng được phân định rõ

Năm 1995 hoạt động của Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namnói chung, BIDV Hà Nội nói riêng chuyển sang giai đoạn mới: Kinh doanh đa năngtổng hợp, thực sự đã trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh, phục vụ chủyếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướngXHCN.Nhờ việc đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức và biện pháp huy độngvốn phục vụ đầu tư và phát triển của Ngân hàng

Vào ngày 16/12/1996, BIDV Hà Nội đã được Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu

tư và phát triển Việt Nam chấp thuận theo tiêu chuẩn Doanh nghiệp nhà nước hạng

I, bao gồm: 17 phòng, 04 chi nhánh trực thuộc với 12 Quỹ tiết kiệm, các điểm giaodịch ngân hàng bán lẻ tại các khu vực đông dân cư, các trọng điểm kinh tế của thủđô…

Từ năm 1997, BIDV đã có quan hệ đại lý với 400 ngân hàng, đến 2005 đã lênđến 800 ngân hàng Đặc biệt nhất vào năm 2006, BIDV đã vinh dự được góp phầnnhỏ bé vào hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là nhà tài trợ chính

Trang 37

chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ chính thức phục vụ hội nghị thượng đỉnh APEC

2006, góp phần thành công rực rỡ vào hội nghị này

2.1.1.3 Thời kỳ 2006 – nay.

Tính đến 31/12/2006, nguồn vốn huy động của BIDV Hà Nội đạt 6.761 tỷđồng Tổng dư nợ đạt 4.335 tỷ đồng Hoạt động tín dụng đã cơ bản bám sát mụctiêu chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, chấp hànhnghiêm túc giới hạn tín dụng cũng như các quy định , kỷ luật điều hành Từ năm

2000 đến nay, hàng năm các chỉ tiêu huy động vốn đều tăng trưởng trên 12%, Dư

nợ tín dụng tăng trên 9% Các hoạt động bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanhtoán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và hoạt động ngân quỹ,… đều được thực hiện antoàn và có hiệu quả Tỷ lệ thu dịch vụ phí chiếm trên 60% lợi nhuận sau khi tríchDPRR Tính từ năm 1995 đến nay, BIDV Hà Nội đã mở và thanh toán được gần6.500 L/C, giá trị thanh toán quốc tế đạt trên 1,5 tỷ USD, doanh số mua bán ngoại tệcũng đạt trên 2,1 tỷ USD và phí năm sau cao hơn năm trước bình quân 30% Hiệntại, BIDV Hà Nội cũng đang triển khai thêm các dịch vụ mới như “chi trả tiềnnhanh WESTERN UNION”, “chi trả kiều hối Ngân hàng Bank Draf” …

Có thể nói rằng, với chủ trương đúng đắn, chỉ đạo quyết liệt, nhanh nhạy, kịpthời, sáng tạo, linh hoạt, phát huy sức mạnh tập thể nên BIDV Hà Nội đã hoànthành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà BIDV giao, góp phần đáp ứngnhu cầu phát triển Thủ đô trên mọi lĩnh vực Chính vì vậy, BIDV Hà Nội đã đượccông nhận là đơn vị xuất sắc toàn hệ thống BIDV trong rất nhiều năm liên tục,cùng với nhiều huân chương cao quí, bằng khen, danh hiệu thi đua xuất sắc… Đặcbiệt, BIDV Hà Nội đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao độnghạng Nhì và hạng Ba

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

Trang 38

Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hà Nội

Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội có 23 đầu mối,hơn 350 cán bộ công nhân viên Mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ phùhợp với tên gọi của chính phòng ban đó

Ban giám đốc bao gồm giám đốc, các phó giám đốc, ngoài ra còn có ủy ban

các phòng bao gồm các trưởng phòng Ban giám đốc là lãnh đạo cao cấp nhất đốivới toàn chi nhánh

Phòng kế hoạch nguồn vốn là phòng lo giải quyết xây dựng kế hoạch chung

cho toàn chi nhánh, bao gồm cả huy động lãi suất đầu vào và tất cả những gì liên

Phòng

DV khách hàng DN

Phòng kế hoạch và nguồn vốn

Phòng Tài chính

kế toán

Các phòng giao dịch

số 1,2,6,10,11,1217,18,19

Các đơn vị trực thuộc

Phòng tín

dụng 1

Phòng TTQT

Phòng

DV KH cá nhân

Phòng Kiểm tra-Kiểm toán nội bộ

Phòng quản

lý tín dụng

Phòng

Tổ chức cán bộ

Phòng Điện toán

Phòng tiền tệ và Kho quỹ

lý rủi ro

Trang 39

- Tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh từ Phòng Quan hệ khách hàng và nhập

dữ liệu đầy đủ, chính xác vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ

hồ sơ theo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc

Các phòng giao dịch có nhiệm vụ chủ yếu liên quan trực tiếp tới khách hàng

từ gửi tiết kiệm đến thanh toán…

Các phòng tín dụng có các thế mạnh cho vay khác nhau: Phòng tín dụng 1

thường cho vay đầu tư xây dựng cơ bản, cho vay xây lắp và đầu tư xây dựng Phòngtín dụng 2 thường cho vay đối với các đối tượng khách hàng xuất nhập khẩu Phòngtín dụng 3 chủ yếu cho vay đối với các khách hàng ngoài quốc doanh, khách hàng

cá nhân…

Phòng Dịch vụ khách hàng

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhậnyêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tàikhoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền ); tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuấthướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng

Phòng Thanh toán quốc tế

Thực hiện xử lý các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợ thươngmại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hồ sơ

đã được phê duyệt Thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngânhàng nước ngoài Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếu được giao)

Phòng Dịch vụ & Quản lý Kho quỹ

Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ

Trang 40

sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý; các tài sản do khách hàng

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Quản lý rủi ro.

- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnhhạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàngphù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại chi nhánh Kiểm tra việc thựchiện giới hạn tín dụng của các phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm

- Đầu mối đề xuất trình giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của kháchhàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định

- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quảphân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối

kế toán theo quy định

- Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảmbảo theo đúng quy định của BIDV

- Thu nhập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công táctín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh, lập báo cáo phân tích thực trạng tài

Ngày đăng: 12/04/2013, 15:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Nội dung thẩm định dự án đầu tư theo chủ thể Ngân hàng - Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội
Sơ đồ 1 Nội dung thẩm định dự án đầu tư theo chủ thể Ngân hàng (Trang 9)
Bảng 1: Các nội dung chính khi thẩm định dự án đầu tư. - Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội
Bảng 1 Các nội dung chính khi thẩm định dự án đầu tư (Trang 10)
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư - Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội
Sơ đồ 2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư (Trang 12)
Sơ đồ 3: Các loại rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn - Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội
Sơ đồ 3 Các loại rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn (Trang 14)
Sơ đồ 4: Nội dung đánh giá rủi ro về khách hàng. - Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội
Sơ đồ 4 Nội dung đánh giá rủi ro về khách hàng (Trang 19)
Sơ đồ 5: Nội dung đánh giá rủi ro dự án xin vay vốn. - Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội
Sơ đồ 5 Nội dung đánh giá rủi ro dự án xin vay vốn (Trang 20)
Sơ  đồ 6: Sơ đồ quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại ngân hàng - Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội
6 Sơ đồ quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại ngân hàng (Trang 24)
Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hà Nội - Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội
Sơ đồ 7 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hà Nội (Trang 34)
Bảng 2: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 5 năm 2004 - 2008 - Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội
Bảng 2 Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 5 năm 2004 - 2008 (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w