Từ kiến thức về lĩnh vực định giá BĐS đã được học trên trường lớp, cùng với thời gianhọc hỏi, thực tập tại Công ty CP Thẩm Định Giá KV I, với mong muốn chất lượng công tác định giá BĐS t
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Trần Thị Thu Hương người đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn nghiên cứu và giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Đồng thời, em xin cảm ơn các cô/chú, anh /chị và ban lãnh đạo công ty
cổ phần thẩm định giá Khu Vực I đã tạo điều kiện cho em được thực tập để
có dữ liệu hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thùy Dung
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của chuyên đê: “Hoàn thiện phương pháp so sánh trong định giá bất động sản tại công ty cổ phần thẩm định giá khu vực 1” được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi Các
số liệu và kết quả có được trong chuyên đề tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực, phản ánh đúng thực trạng hiện tại của công ty.
Hà nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thùy Dung
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương 1 4
Cơ sở lý luận về định giá bất động sản và phương pháp so sánh trong định giá bất động sản: 4
1.1 Tổng quan chung về bất động sản 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về bất động sản 4
1.1.2 Phân loại bất động sản 7
1.2 Tổng quan về định giá bất động sản 7
1.2.1 Giá trị bất động sản 7
1.2.2 Định giá bất động sản 9
1.2.3 Nguyên tắc định giá BĐS 11
1.2.4 Quy trình định giá bất động sản 13
1.3 Phương pháp so sánh trực tiếp trong định giá bất động sản 17
1.3.1 Khái niệm 17
1.3.2 Cơ sở của phương pháp 17
1.3.3 Nguyên tắc ứng dụng 17
1.3.4 Điều kiện thực hiện 17
1.3.5 Các bước tiến hành 17
1.3.6 Các trường hợp áp dụng 20
1.3.7 Đánh giá phư ơng pháp 20
Chương 2 21
Thực trạng áp dụng các phương pháp định giá bất động sản tại công ty cổ phần thẩm định giá Khu Vực I 21
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần định thẩm định giá Khu Vực I 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thẩm định giá Khu Vực 1 21
Trang 52.1.2Kết quả hoạt động kinh doanh 23
2.1.3Phòng thẩm định giá bất động sản 25
2.2 Thực trạng áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá bất động sản được áp dụng tại công ty CP thẩm định giá KV I 25
2.2.1 Quy trình thẩm định giá bất động sản tại công ty cổ phần thẩm định giá khu vực I 25
Các văn bản pháp quy về thẩm định giá 28
Các văn bản pháp quy về Đất đai, kinh doanh Bất động sản, xây dựng 29
Các căn cứ khác 30
2.3 Đánh giá về thực trạng áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tại công ty CP thẩm định giá Khu Vực I 37
2.3.1 Kết quả đạt được 37
2.3.2 Những điểm hạn chế 38
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 39
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện phương pháp so sánh trong định giá bất động sản tại công ty cổ phần thẩm định giá Khu Vực I 43
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty 43
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện các phương pháp định giá bất động sản 44
3.2.1 Hoàn thiện quy trình phương pháp so sánh trong định giá bất động sản: 44 3.2.2 Hoàn thiện cở sở và điều kiện thẩm định giá bất động sản 48
3.2.3 Một số đề xuất với cơ quan nhà nước 50
KẾT LUẬN 54
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động thẩm định giá xuất hiện trên thế giới từ những năm 1940 và được thừanhận có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Nghề thẩm định giá bắt đầu xuất hiện ởViệt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XIX – giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạchhóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, giai đoạn này nghề thẩmđịnh giá ở Việt Nam chủ yếu phục vụ mục đích chi tiêu của nhà nước, đến khoảng giữa năm
2005, khi mà nghề thẩm định giá phát triển mạnh mẽ trên thế giới thì nghề thẩm định giá ViệtNam mới dần dần chuyển sang mô hình doanh nghiệp vào đầu năm 2008 theo quy định tạiThông tư 67/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính
Trong những năm gần đây, thẩm định giá tài sản nói chung và thẩm định giá BĐSnói riêng đã bắt đầu phát triển và trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế thịtrường Thẩm định giá BĐS là một hoạt động quan trọng và rất cần thiết phục vụ các hoạtđộng như: mua bán, cho thuê, thế chấp, bảo hiểm, bán đấu giá.Trước đây,công việc thẩmđịnh giá ở nước ta trực thuộc hai trung tâm thẩm định giá của bộ tài chính là trung tâm thôngtin và thẩm định giá miền nam,và trung tâm thẩm định giá bộ tài chính.Tuy nhiên,hiện nay đãxuất hiện nhiều doanh nghiệp hoạt động t rong lĩnh vực thẩm định giá và một trong số đó là
Công ty cổ phần thẩm định giá Khu Vực I.
Từ kiến thức về lĩnh vực định giá BĐS đã được học trên trường lớp, cùng với thời gianhọc hỏi, thực tập tại Công ty CP Thẩm Định Giá KV I, với mong muốn chất lượng công tác
định giá BĐS tại công ty ngày càng được nâng cao, cải thiện, em lựa chọn đề tài “Hoàn thiện phương pháp so sánh trong định giá bất động sản tại công ty cổ phần thẩm định giá khu vực 1” để nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình
2,Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu phương pháp so sánh trong thẩm định giá bất động sản tại công ty cổ phần thẩm định giá Khu Vực 1 từ đó đề xuất kiến nghịn nhằm hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại công ty TĐG Khu Vực 1
Cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý luậ của thẩm định giá bất động sản nói chung và thẩm định bất
động sản bằng phương pháp so sánh nói riêng
- Tìm hiểu,phân tích thực trạng cụ thể về việc vận dụng phương pháp so trong thẩm
định giá bất động sản tại công ty cố phần TĐG Khu Vực 1
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp so sánh trong thẩm định
giá bất động sản tại công ty TĐG Khu Vực 1
3,Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 7 Đối tượng nghiên cứu:
- Phương pháp so sánh trong thẩm định giá bất động sản.
- Quy trình thẩm định giá bất động sản.
- Ví dụ thực tế.
Phạm vi nghiên cứu:
- Lý luận và thực tiễn về phương pháp so sánh trong thẩm định giá bất động
sản tại công ty TĐG Khu Vực 1
- Dùng số liệu của khách hàng yêu cầu thẩm định giá bất động sản.
4,Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra,thu thập.
- Phương pháp phân tích ,đánh giá.
Trang 8Cho đến nay, khái niệm về BĐS vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
Theo bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội ChủNghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005 thì BĐS là các tài sản bao gồm đất đai;nhà,côngtrình xây dựng đó;các tài sản khác gắn liền với đất đai;các tài sản khác do pháp luật quy định Theo Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá Quốc tế (IVSC) 2005 thì BĐS được định nghĩađất đai và những công trình do con người tạo nên gắn liền với đất
Theo thông thường BĐS là đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất đó(những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là: nhà cửa, gara, kiến trúc ở trên hoặc dầukhí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó
1.1.1.2 Đặc điểm bất động sản
BĐS ngoài việc mang các đặc điểm chung của một hàng hóa thông thường như: đốitượng của các giao dịch mua bán, chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu, quy luật cạnhtranh, quy luật giá trị, bất động sản còn có một số đặc điểm nổi trội và khác biệt sau:
Tính cố định về vị trí địa lý,về địa điểm và không có khả năng di dời được.
BĐS luôn gắn liền với đất đai,mà đất đai có đăc điểm là có vị trí cố định và có giới hạn
về diện tích không gian.Chính vì vậy giá trị và lợi ích của bất động sản gắn liền với từng vịtrí cụ thể:yếu tố vị trí địa lý sẽ quyết địnhgiá trị và lợi ích mang lại của bất động sản.Yếu tố vịtrí sẽ không phải chỉ xác định bằng các tiêu thức đo lường địa ký thông thường mà nó đánhgiá chủ yếu bởi khoảng cách đến các trung tâm ,các điểm du lịch công cộng,các công trìnhcông cộng như thuơng mại,văn hóa,y tế,giáo dục và phụ thuộc và khả năng tiếp cận.Khinhững yếu tố này thay đổi thì tính vị trí của bất động sản cũng thay đổi.Do vậy,một mặt,khi
Trang 9đầu tư kinh doanh phát triển hoặc định giá BĐS phải dự tính trước các thay đổi này.Đồngthời,đầu tư các công trình bất động sản phải đi đôi với việc phát triển các yếu tố tiếp cận vàgiảm khoảng cách đến các trung tâm bằng việc phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng giaothông,điện nước,điện thoại,y tế, giáo dục.
Cũng do BĐS có tính cố định về vị trí và gắn liền với vị trí nhất định nên giá trị và lợiích mang lại của bất động sản chịu tác động của yếu tố vùng và khu vực rất rõ rệt.Những yếu
tố đó là:những yếu tố tự nhiên,điền kiện kinh tế,tính chất xã hội,điền kiện môi trường…
Tính bền vững
Bất động sản có tính bền vững cao, đặc biệt là đất đai Do đất đai là tài sản mà thiênnhiên ban tặng, một loại tài nguyên được xem như không thể bị huỷ hoại (trừ trường hợpđặc biệt).Đồng thời, các vật kiến trúc và công trình xây dựng trên đất có thời gian tồn tạikéo dài, có thể hàng trăm năm, hình thái vật chất bị thay đổi không đáng kể, trải qua thờigian dài mới rõ rệt Tuy nhiên, khi định giá và đầu tư bất động sản cần tính đến cả hai yếu
tố là: tuổi thọ kinh tế và tuổi thọ vật lý Căn cứ vào tuổi thọ nào ngắn hơn thì quyết định sựtồn tại, thời gian sử dụng của bất động sản đó Thông thường độ trễ về tuổi thọ vật lý lớnhơn độ trễ về tuổi thọ kinh tế Trong mối quan hệ giữa tuổi thọ kinh tế và tuổi thọ vật lýcủa bất động sản, lợi ích kinh tế mang lại có xu hướng giảm dần đến cuối chu kỳ kinh tế
do các chi phí duy trì tăng và nguồn thu nhập có xu hướng giảm Do vậy, khi đầu tư nên
dự tính tuổi thọ kinh tế để quyết định tuổi thọ vật lý, tránh đầu tư lãng phí hoặc đầu tư làmnhiều lần
Tính khác biệt
Các bất động sản là các tài sản riêng biệt,không hoàn toàn giống nhau, chỉ có một sốbất động sản giống nhau tương đối Sự khác biệt đó do: khác nhau về vị trí, về hướng, vềkết cấu và kiến trúc, khác nhau về quyền, về quang cảnh, môi trường…Sự khác biệt củamỗi bất động sản tạo nên sự khác biệt về giá trị của từng bất động sản đó Vì vậy, khi địnhgiá bất động sản cần tiến hành điều chỉnh giá trị của sự khác biệt đó Ngoài ra, khi đầu tưcần chú ý đến cầu tiêu dùng về tính khác biệt của bất động sản để làm tăng giá trị các bấtđộng sản
Tính khan hiếm
Tính khan hiếm của đất đai là do giới hạn về diện tích bề mặt trái đất, giới hạn về quỹđất của từng đất nước, khu vực, vùng, địa phương…Nguồn lực bất động sản là khan hiếm,không tự nảy nở, mở rộng và tái tạo lại được Diện tích đất đai giới hạn nên diện tích dànhcho công trình xây dựng cũng bị hạn chế Cung về bất động sản kém co giãn, dư cung nhỏhơn dư cầu do tốc độ tăng trưởng dân số cao, đô thị hóa nhanh nên xét trong dài hạn giá bất
Trang 10động sản thường có xu hướng tăng theo thời gian Vì vậy, khi định giá bất động sản cần phảiquan tâm đến mối quan hệ cung – cầu bất động sản Hơn nữa, giá bất động sản có xu hướngtăng nên cần chú trọng các chính sách chống hiện tượng đầu cơ, điều tiết thị trường bất độngsản.
Chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa – xã hội.
Do có tính cố định về vị trí nên bất động sản chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trườngxung quanh nó, tạo nên sự khác biệt nổi trội hơn đối với các hàng hóa thông thường khác.Mỗi vùng miền, khu vực có nhu cầu về BĐS là khác nhau, phụ thuộc vào yếu tố tâm lý xãhội, thị hiếu, tín ngưỡng, tôn giáo,tập quán… của người tiêu dùng tại đó Vì vậy, giá trịcủa bất động sản chịu ảnh hưởng của đặc trưng môi trường văn hóa- xã hội tại nơi đó
Tính ảnh hưởng lẫn nhau.
Các bất động sản chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn Sự xuất hiện hay mất đi của bấtđộng sản này sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị của các bất động sản khác Ví dụ: sự xuất hiệncủa trung tâm thương mại, công trình xây dựng quy mô, đẹp mới sẽ làm tăng sự hấp dẫncủa các bất động sản kề cận và từ đó làm tăng giá trị của các bất động sản xung quanh nó
Do vậy khi đầu tư xây dựng, đánh giá BĐS phải tính đến yếu tố ảnh hưởng giữa các côngtrình với nhau Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải chú trọng đến vai trò quản lý và điều tiếtthị trường BĐS
Có giá trị cao.
BĐS có giá trị lớn do giá trị của đất đai cao, chi phí đầu tư xây dựng lớn, khả năngsinh lợi cao Vì vậy, đầu tư kinh doanh BĐS phải có vốn lớn nhưng rủi ro cao, thời giandài và có tính chất quay vòng nên trong một số trường hợp cần có sự giúp đỡ của các ngânhàng, các tổ chức tín dụng
Chịu sự quản lý của nhà nước
BĐS là loại tài sản quan trọng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Bất động sản gắnliền với đất đai mà đất đai là tài nguyên quốc gia, gắn liền với chủ quyền, an ninh, quốcphòng và phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hànhcác văn bản pháp quy nhằm quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực BĐS
Giá trị và công năng,khả năng khai thác hàng hóa BĐS phụ thuộc nhiều vào năng lực quản lý.
Bất động sản thường có giá trị lớn,bao gồm nhiều chủng loại nên việc quản lý chúng khá phức tạp,do đó, đòi hỏi người quản lý phải có năng lực cao và chi phí quản lý cũng phải cao hơn so với các hàng hóa thông thường.Đặc biệt vấn đề đầu xây dựng các công trình xây
Trang 11dựng rất phức tạp,vấn đề kinh doanh hay cho thuê đất đai,các công trình xây dựng,nhà ở,văn phòng, cũng đòi hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể và chi phí quản lý cũng rất cao.
Lô đất trống,lô đất có công trình hoặc tài sản gắn liền nói chung
Theo quyền tài sản
Có giấy chứng nhận(quyền sử hữu nhà ở,quyền sử dụng đất),có hợp đồng (cho
thuê,góp vốn,thế chấp,hứa mua-hứa bán),chưa có giấy chứng nhận
Theo chức năng sử dụng
Đất,nhà ở,BĐS thương mại- dịch vụ,BĐS sản xuất,BĐS công,BĐS đặc biệt
1.2 Tổng quan về định giá bất động sản.
1.2.1 Giá trị bất động sản
1.2.1.1 Khái niệm giá trị bất động sản
Giá trị BĐS là biểu hiện bằng tiền về những lợi ích mà BĐS mang lại cho chủ thể nào đótại một thời điểm nhất định
Giá trị BĐS không phải là một thực tế tồn tại, một dữ kiện mà chỉ là một sự ước tính về sựđánh giá có khả năng nhiều nhất sẽ được thanh toán cho một BĐS được đáp ứng cho muabán, trao đổi tại một thời điểm nhất định
1.2.1.2 Các loại giá trị bất động sản
Định giá BĐS thực hiện trên cơ sở 2 loại giá trị là: giá trị thị trường và giá trị phi thịtrường Việc vận dụng giá trị nào làm cơ sở để định giá phụ thuộc vào năng lực của TĐV, dữliệu thu thập được liên quan đến BĐS định giá và trạng thái thị trường tại thời điểm có giá trịhiệu lực
Giá trị thị trường là số tiền trao đổi ước tính về tài sản vào thời điểm thẩm định giá, giữa
một bên là người bán sẵn sàng bán với một bên là người mua sẵn sàng mua, sau một quátrình tiếp thị công khai mà tại đó các bên hành động một cách khách quan, hiểu biết và không
bị ép buộc
Định giá dựa trên cơ sở giá trị thị trường phải gắn liền với việc xác định phương án sửdụng tốt nhất và hiệu quả nhất của BĐS, đây là yếu tố mang tính chất quyết định đến giá trịthị trường của BĐS
Trang 12Giá trị phi thị trường là số tiền ước tính của một tài sản dựa trên việc đánh giá yếu tố chủ
quan của giá trị nhiều hơn là dựa vào khả năng có thể mua bán tài sản trên thị trường
Có thể hiểu: giá trị phi thị trường là mức giá ước tính có căn cứ chủ yếu vào công dụngkinh tế, kỹ thuật, các chức năng của tài sản hơn là căn cứ vào khả năng có thể mua bán trênthị trường của tài sản đó
Một số khái niệm giá trị phi thị trường như: giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng, giátrị đầu tư, giá trị bảo hiểm, giá trị tài sản chuyên dùng, giá trị bảo hiểm, giá trị đặc biệt, giá trịthanh lý…
1.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản
Các yếu tố mang tính vật chất: là các yếu tố thể hiện tính hữu dụng của tự nhiên, vốn có
mà BĐS có thể mang lại cho người sử dụng như: vị trí, kích thước, diện tích…Thuộc tínhhữu dụng hay công dụng của BĐS càng cao thì giá trị BĐS càng lớn Tuy nhiện, tính hữudụng lại phụ thuộc vào khả năng khai thác của từng chủ thể đối với BĐS đó TĐV cần phảixem xét đến mục tiêu, quan điểm giá trị của khách hàng để tiến hành tư vấn và lựa chọn loạigiá trị cần định giá cho phù hợp
Các yếu tố mang tính pháp lý: Tình trạng pháp lý của BĐS quy định quyền của chủ thể đối
với việc khai thác các thuộc tính của BĐS trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng rất lớn đến giátrị BĐS Hai BĐS có các yếu tố vật chất hay công dụng như nhau, nhưng khác nhau về tìnhtrạng pháp lý thì giá trị cũng khác nhau Thông thường, quyền khai thác các thuộc tính của tàisản càng rộng thì giá trị tài sản càng cao và ngược lại
Để xác định giá trị BĐS một cách đúng đắn đòi hỏi TĐV phải nắm được những quy định
có tính pháp lí về quyền của các chủ thể đối với từng giao dịch cụ thể có liên quan đến BĐScần định giá TĐV cần phải dựa vào các văn bản pháp lý hiện hành, các loại giấy tờ bằngchứng kèm theo tài sản …
Các yếu tố mang tính kinh tế: Đó là cung và cầu trên thị trường Hai yếu tố này tạo nên
tính khách quan của giá trị hay là tính kinh tế của giá trị BĐS Một BĐS được mua bán trênthị trường, tại một thời điểm nhất định, nếu các yếu tố khác cố định, giá trị BĐS phụ thuộcvào quan hệ cung – cầu Giá trị BĐS càng cao khi dư cầu lớn hơn dư cung BĐS
Các yếu tố khác: như tập quán dân cư, tâm lý tiêu dùng ảnh hưởng đến giá trị BĐS Ví dụ:
với cùng một mảnh đất, người A đánh giá cao hơn người B do sự ưa thích về hướng, phong thủy…Vì vậy, TĐV cần có sự am hiểu về tập quán dân cư, tâm lý xã hội để lựa chọn cơ sở giá trị của BĐS
Trang 131.2.2 Định giá bất động sản
1.2.2.1 Khái niệm định giá bất động sản
Theo Giáo sư W Seabrooke – Viện Đại học Portsmouth Anh Quốc : “ Thẩm định giá là
sự ước tính về giá trị các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích
đã được xác định rõ”
Theo Pháp lệnh giá Việt Nam số 40/2002/PL : “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặcđánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với giá trị thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhấtđịnh theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”
Theo giáo sư Lim Lan Yuan - Trường Xây Dựng và Bất Động Sản, Đại học Quốc giaSingapore: “Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mụcđích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểmcủa tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường BĐS”
Theo Điều 4, Luật Kinh doanh BĐS Việt Nam: “Định giá BĐS là hoạt động tư vấn,xác định giá của một BĐS cụ thể tại một thời điểm xác định”
Tóm lại :
“ Định giá BĐS là việc ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về lợi ích mà BĐS có thểmang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định”
1.2.2.2 Vai trò của định giá bất động sản trong nền kinh tế.
Thị trường BĐS có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩynền kinh tế phát triển Thị trường BĐS phát triển khi các giao dịch BĐS trở nên phổ biến
và dễ dàng, hay giá trị của hàng hóa trên thị trường BĐS được ước tính một cách đáng tincậy Vì vậy, định giá BĐS là một công việc hết sức cần thiết, quan trọng, thúc đẩy sự pháttriển của thị trường BĐS và qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Việc ước tính giá trị BĐS nhằm giúp chủ sở hữu, người quản lý có đầy đủ thông tinhơn, minh bạch hóa các giao dịch kinh tế Với vai trò là bên thứ ba, tổ chức định giá BĐSxác định giá trị khách quan của BĐS giúp tránh được các vụ tranh chấp, bất đồng, khôngthống nhất giữa các bên tham gia hợp đồng trong kinh doanh, trao đổi, thừa kế, bảohiểm…
Định giá BĐS có vai trò quan trọng trong tất cả các quyết định kinh tế Xác định giátrị BĐS quan trọng trong việc đánh giá lại giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, mua bándoanh nghiệp, liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp Ước tính giá trị BĐS sátvới giá thị trường làm cơ sở để người quản lý, chủ sở hữu đưa ra các chính sách, quyếtđịnh nhằm quy hoạch đầu tư, khai thác, sử dụng BĐS hợp lý hơn, hiệu quả hơn, giúp ngânsách nhà nước không bị thất thoát lớn
Trang 14Một lý do quan trọng của định giá đúng giá trị đất đai là giúp cho việc phân bổ đấtđai một cách hiệu quả nhất Định giá BĐS sát với giá trị thị trường giúp cho các giao dịchnhư: đánh thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất, thế chấp được thực hiện tốt.Xác định giá trị BĐS tác động tích cực đến công tác quản lý Nhà nước như xử lý, đền bù,bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo tính công bằng, minh bạch hơn trong quá trìnhthực hiện, tranh chấp liên quan đến đất đai, tránh thất thoát vốn của Nhà nước.
Định giá BĐS phát triển tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút các nguồn vốn đầu
tư trong và ngoài nước, đầu tư vào các dự án góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hộinhập
1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá bất động sản
Trình độ, kinh nghiệm của thẩm định viên
Định giá BĐS là việc ước tính một cách đáng tin cậy nhất về giá trị của BĐS địnhgiá Vì vậy, trình độ, sự hiểu biết và kinh nghiệm của TĐV ảnh hưởng lớn đến chất lượngđịnh giá BĐS
Kết quả của định giá BĐS nhằm cung cấp thông tin cho người khác sử dụng, làm căn
cứ để ra các quyết định kinh tế nên công việc định giá cần phải được chú trọng, yêu cầucẩn thận và đòi hỏi kỹ năng chuyên môn của TĐV Vì thế, mỗi TĐV cần được đào tạo, cótrách nhiệm, năng lực, thành thạo trong lĩnh vực định giá BĐS
Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ định giá
Hiện nay, hoạt động định giá BĐS ở Việt Nam vẫn chưa phát triển nên cơ sở vật chất
và trang thiết bị phục vụ cho công tác định giá vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành
đề ra Sự phát triển của khoa học công nghệ là điều kiện cần thiết và hữu ích trong việcphục vụ hoạt động định giá BĐS
b) Yếu tố khách quan:
Trang 15 Hệ thống thông tin về bất động sản :
Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hoạt động định giá Nguồn thông tincung cấp và độ chính xác của mỗi thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác củakết quả định giá và chất lượng hoạt động định giá Vì vậy, TĐV phải biết cách thu thậpthông tin, xử lý thông tin một cách khoa học và hợp lý để đưa ra mức giá đáng tin cậy củaBĐS Thông tin có thể được TĐV thu thập từ các nguồn khác nhau, nguồn thông tin quyếtđịnh đến chất lượng, độ tin cậy của các thông tin đó TĐV có thể thu thập từ các nguồnthông tin như: từ phía khách hàng, từ cơ quan liên ngành, sàn giao dịch BĐS, công ty môigiới BĐS…
Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước:
Các yếu tố này bao gồm: môi trường kinh tế, xã hội, pháp luật, chính trị…Thị trườngBĐS hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, mang tính tự phát Nhà nước cần xây dựng các vănbản pháp luật, thiết lập cơ chế chính sách nhằm quản lý và định hướng phát triển thịtrường BĐS, hỗ trợ cho các chủ thể tham gia vào công tác định giá BĐS Để tăng tính hợp
lý, hiệu quả của công tác định giá, tăng độ tin cậy của kết quả định giá, các cơ quan nhànước cần ban hành các văn bản mang tính đồng bộ, cập nhật và phù hợp với thực trạng củahoạt động định giá trong từng thời kỳ
Yếu tố khách hàng:
Khách hàng là đối tượng yêu cầu định giá, sử dụng kết quả định giá và cũng là đốitượng cung cấp thông tin cho TĐV Do vậy, chất lượng và số lượng thông tin khách hàngcung cấp ảnh hưởng tới công việc định giá của TĐV Nếu khách hàng cố tình giả mạo giấy
tờ, cung cấp sai thông tin sẽ gây khó khăn cho TĐV khi ước tính giá trị BĐS
1.2.3 Nguyên tắc định giá BĐS
1.2.3.1 Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất
Cơ sở của nguyên tắc: Con người luôn có xu hướng tìm cách khai thác tối đa lợi ích
của tài sản
Nội dung của nguyên tắc: Giá trị của tài sản được xác định hay thừa nhận trong điều
kiện tài sản đó được sử dụng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất
Tuân thủ nguyên tắc: Việc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất là đạt được mức hữu
dụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt kỹthuật, về pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho tài sản Khi định giá cần phải chỉ
ra khả năng thực tế về việc sử dụng tài sản và những lợi ích của việc sử dụng đó, phải khẳngđịnh phương án nào là sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất
Trang 16Nguyên tắc này thường được sử dụng khi TĐV lựa chọn phương pháp định giá là: phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư.
1.2.3.2 Nguyên tắc thay thế
Cơ sở của nguyên tắc: Những người mua thận trọng sẽ không trả nhiều tiền hơn để
mua một tài sản nào đó nếu anh ta tốn ít tiền hơn nhưng vẫn có thể có một tài sản tương tự
Nội dung nguyên tắc: Giá trị của một tài sản có thể được đo bằng chi phí để có một
tài sản tương đương
Tuân thủ nguyên tắc: TĐV cần nắm được các thông tin về giá cả hay chí phi xây
dựng của các tài sản tương tự, gắn với thời điểm thẩm định, làm cơ sở để so sánh và xácđịnh giới hạn cao nhất về giá trị của các tài sản
Nguyên tắc này thường được sử dụng khi áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp,phương pháp chi phí để định giá BĐS
1.2.3.3 Nguyên tắc dự kiến các khoản lợi ích tương lai
Cơ sở của nguyên tắc: Giá trị của một tài sản được quyết định bởi những lợi ích mà nó
sẽ mang lại cho người sử dụng
Nội dung nguyên tắc: Phải dự kiến được các khoản lợi ích trong tương lai mà tài sản có
thể đem lại cho chủ thể làm cơ sở ước tính giá trị tài sản
Tuân thủ nguyên tắc: Định giá dựa trên nguyên tắc này là sự bổ sung quan trọng và
kiểm tra tính đúng đắn của sự vận dụng các nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất và nguyên tắc thay thế, vì vậy TĐV cần lưu ý:
Phải dự kiến được những lợi ích và nhất thiết phải dựa vào các khoản lợi ích đó để ướctính giá trị tài sản
Phải thu thập những chứng cứ thị trường gần nhất của các tài sản tương tự để tiến hành
so sánh, phân tích, điều chỉnh và ước tính giá trị của tài sản
Nguyên tắc này thường được sử dụng khi TĐV lựa chọn phương pháp định giá là: phương pháp thu nhập và phương pháp thặng dư
1.2.3.4 Nguyên tắc đóng góp
Cơ sở của nguyên tắc: Khi kết hợp với tài sản khác thì tổng giá trị của nó sẽ cao
hơn tổng giá trị của các tài sản đơn lẻ
Nội dung nguyên tắc: Giá trị của một tài sản hay một bộ phận cấu thành một tài sản
phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nó sẽ làm cho giá trị của toàn bộ tài sản tăng lên hay giảm đi là bao nhiêu
Trang 17Tuân thủ nguyên tắc: Tổng giá trị của các bộ phận thường không thể hiện giá trị toàn
bộ BĐS Vì vậy, khi đánh giá tổ hợp tài sản không được cộng giá trị của các tài sản riêng lẻ lại với nhau
Nguyên tắc đóng góp thường được vận dụng khi TĐV sử dụng phương pháp chi phí và phương pháp thặng dư để định giá BĐS
1.2.3.5 Nguyên tắc cung – cầu
Cơ sở của nguyên tắc: Căn cứ chủ yếu và phổ biến nhất của việc định giá tài sản là
dựa vào giá trị thị trường Giá trị thị trường của tài sản tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung
Nội dung nguyên tắc: Định giá một tài sản phải đặt nó trong sự tác động của các yếu
tố cung – cầu
Tuân thủ nguyên tắc: TĐV phải đánh giá được tác động của yếu tố cung – cầu đối với
các giao dịch trong quá khứ và dự báo ảnh hưởng của chúng trong tương lai, nhằm xác minh tài sản cần thẩm định nên được định giá trên cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường Khi lựa chọn sử dụng phương pháp thu nhập để định giá BĐS, TĐV vận dụng nguyên tắc cung – cầu để xác định giá trị của BĐS định giá
1.2.4 Quy trình định giá bất động sản
Quy trình định giá BĐS là một quá trình có tính hệ thống, tính trình tự nhằm giúpcông việc định giá và các TĐV hành động một cách minh bạch và phù hợp với các quyđịnh, nguyên tắc định giá Tùy từng điều kiện, trường hợp cụ thể mà TĐV có thể sắp xếp
và lựa chọn quy trình định giá phù hợp và đạt hiệu quả nhất Nhìn chung, quy trình địnhgiá bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định các vấn đề cơ bản
Đây là bước đầu tiên của quá trình định giá, là căn cứ chi tiết hóa các nội dung trong kếhoạch định giá, bước này cần xác định tổng quát các vấn đề:
- Các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế kỹ thuật của BĐS định giá
- Mục đích của định giá: sử dụng để mua bán, cho thuê, bảo hiểm, thế chấp, đánh thuế….
- Đối tượng khách hàng, yêu cầu của khách hàng, người sử dụng kết quả định giá
- Các điều kiện hạn chế, ràng buộc trong xác định đối tượng định giá
- Cơ sở của những điều kiện hạn chế, ràng buộc được đưa ra bởi TĐV
- Thời điểm định giá
Trang 18- Nguồn dữ liệu cần thiết cho định giá
- Cơ sở giá trị của BĐS
Bước 2: Lập kế hoạch định giá
Việc lập kế hoạch một cuộc định giá nhằm xác định rõ những công việc phải làm,thời gian thực hiện từng bước công việc và toàn bộ thời gian cho cuộc định giá Bao gồmcác công việc:
- Xác định các yếu tố cung – cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính, các quyền gắn liền với BĐS được mua/bán và đặc điểm thị trường.
- Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về tài sản, tài liệu so sánh
- Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng
- Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện
- Lập đề cương báo cáo kết quả định giá
Bước 3:Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin
Khảo sát hiện trường: TĐV khảo sát và thu thập số liệu về
- Vị trí thực tế của BĐS so sánh với vị trí trên bản đồ địa chính, các mô tả pháp lý liên quan đến BĐS.
- Chi tiết bên ngoài và bên trong BĐS, bao gồm: diện tích đất và công trình kiến trúc; khung cảnh xung quanh, cơ sở hạ tầng, loại kiến trúc…
- Đối với CTXD dở dang, TĐV phải kết hợp giữa khảo sát thực địa với báo cáo của chủ đầu tư, nhà thầu đang xây dựng công trình.
Để có đầy đủ chứng cứ cho việc định giá, TĐV cần chụp ảnh tài sản theo các dạng (toàn cảnh, chi tiết), các hướng khác nhau.
Thu thập thông tin: TĐV cần thu thập các thông tin sau
- Các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, thu thập của TSSS.
- Các thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua – người bán tiềm năng.
- Các thông tin về tính pháp lý của tài sản
- Các số liệu về kinh tế xã hội, môi trường, những yếu tố tác động đến giá trị
- Các thông tin về những yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của tài sản.
Trang 19TĐV thu thập thông tin từ các nguồn: khảo sát thực địa, mạng Internet, tổ chức môi giới,nhà thầu, ngân hàng, báo chí, văn bản pháp luật về các vấn đề liên quan đến BĐS TĐV cầnnêu rõ nguồn thông tin được lấy từ đâu trong hồ sơ định giá.
Bước 4: Phân tích thông tin
Là quá trình đánh giá tác động của các yếu tố đến giá của BĐS định giá, bao gồm:
- Phân tích những thông tin từ khảo sát hiện trường
- Phân tích những đặc trưng của thị trường BĐS cần định giá (bản chất và hành vi ứng xử của người tham gia thị trường, xu hướng cung – cầu trên thị trường)
- Phân tích về khách hàng (thị hiếu, nhu cầu, sức mua…)
- Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu tài sản
Bước 5: Xác định giá trị bất động sản cần định giá.
- TĐV phải nêu rõ các phương pháp được áp dụng để xác định giá trị của tài sản cần định giá.
- TĐV cần phân tích mức độ phù hợp của một hoặc nhiều phương pháp trong định giá được sử dụng với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản với mục đích định giá.
- TĐV cần nêu rõ trong báo cáo định giá phương pháp định giá nào được sử dụng làm căn cứ chủ yếu, phương pháp nào được sử dụng để kiểm tra chéo, từ đó đi đến kết luận cuối cùng về giá trị tài sản.
Bước 6: Lập báo cáo và chứng thư kết quả định giá
Báo cáo kết quả định giá là văn bản do TĐV lập để nêu rõ ý kiến chính thức của mình vềquá trình định giá, mức giá thẩm định của tài sản mà khách hàng yêu cầu Báo cáo định giá làsản phẩm cuối cùng của toàn bộ công việc định giá
Chứng thư định giá: là văn bản do doanh nghiệp, tổ chức định giá lập nhằm công bố chokhách hàng hoặc bên thứ ba về những nội dung cơ bản liên quan đến kết quả định giá BĐS.Nội dung của báo cáo định giá phụ thuộc vào bản chất và mục đích của công việc định giá.Các nội dung chủ yếu được nêu ra trong báo cáo gồm có:
- Mục tiêu của việc định giá
- Mô tả chính xác BĐS định giá
- Thời hạn ước tính giá trị
- Số liệu minh họa và phân tích
- Ước tính giá trị
- Những điều kiện hạn chế
Trang 201.3 Phương pháp so sánh trực tiếp trong định giá bất động sản
1.3.1 Khái niệm
Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giácủa các BĐS tương tự với BĐS cần định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm cần định giá hoặc gần với thời điểm cần định giá để ước tính và xác định giá trị thị trường của BĐS đó
1.3.2 Cơ sở của phương pháp
Phương pháp so sánh dựa trên lý luận cho rằng giá trị thị trường của BĐS có mối liên
hệ mật thiết với giá trị của các BĐS tương tự có thể so sánh được, đã hoặc đang được mua, bán trên thị trường.Vì thế phương pháp này quan tâm đến sự nhận biếtvà đo lường tác động của sự hiện hữu hoặc thiếu vắng hoặc một số đặc tính có trong giá cả của các tài sản có thể sosánh được
1.3.3 Nguyên tắc ứng dụng
Phương pháp so sánh áp dụng những nguyên tắc cơ bản sau:
-Nguyên tắc thay thế
-Nguyên tắc đóng góp
1.3.4 Điều kiện thực hiện
Phải thu thập được những thông tin liên quan của các BĐS tương tự được mua bán trên thị trường và phải so sánh được với BĐS định giá
Chất lượng thông tin cao: phù hợp, chính xác, kịp thời, so sánh được
Thị trường phải ổn định
1.3.5 Các bước tiến hành
Bước 1: Tìm kiếm thông tin trên thị trường về giá của những BĐS tương tự đã giao dịch
thành công hoặc đang được mua, bán trên thị trường tại thời điểm gần nhất có thể so sánh vớiBĐS định giá
Tìm kiếm các thông tin như:
Vị trí mặt bằng: kích thước, hình dáng, chiều rộng mặt tiền, chiều sâu BĐS, quy mô lô đất,kết cấu, chất lượng kiến trúc…
Đặc điểm mặt bằng: đặc trưng địa lý (tình trạng ô nhiễm, hệ thống cấp nước), đặc tính địahình (độ cao, độ dốc, lún…)
Đặc điểm các công trình liên quan: chất lượng xây dựng, kiến trúc gara, hàng rào, vườncây…
Trang 21Đặc điểm vị trí: cơ sở hạ tầng, môi trường xã hội, trung tâm kinh tế- chính trị- văn hóa…Tình trạng pháp lý: căn cứ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, quyền thuê…
Quy hoạch: sự đồng dạng với nhau về mặt phù hợp với quy hoạch của khu vực
Để thực hiện tốt bước này, cần phải làm rõ các yếu tố so sánh cơ bản:
Nhà ở dân cư: tình trạng pháp lý, các điều khoản về tài chính của giao dịch, điều chỉnh giátheo thời hạn giao đất, tính chất các giao dịch, chị phí bỏ ra ngay sau khi mua, giá trị tài sảnkhông phải là BĐS, tình hình thị trường lúc giao dịch, địa điểm, địa thế, các đặc điểm tựnhiên, quy hoạch, đặc điểm tài sản trên đất
Cửa hàng, chợ, siêu thị, khu thương mại: Giá bán, cho thuê, vị trí, khả năng sinh lời, thờigian kinh doanh, điều kiện bán, thuê mướn mặt bằng, điều kiện giao nhận và phân phối hànghóa, sự phù hợp của thiết kế với công năng làm nơi bán hàng của công trình, hệ thống phòngcháy nổ, lối thoát hiểm, dịch vụ vệ sinh, thu gom rác, sự thuận tiện cho người mua hàng, cácyếu tố khác
Văn phòng: giá thuê, diện tích sử dụng, địa điểm, vị trí, hệ thống điều hòa nhiệt độ, phòngcháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, ánh sáng, sự phù hợp của thiết kế với công nănglàm văn phòng của công trình, cầu thang máy, dịch vụ vệ sinh, hệ thống bảo đảm an ninh, chiphí và mức độ sẵn có dịch vụ quản lý
BĐS công nghiệp: địa điểm, vị trí, giá thuê, các dịch vụ cấp và thoát nước, cung cấp điện,khí hóa lỏng, điện thoại, viễn thông, xử lý nước thải, hệ thống giao thông nội bộ phục vụcung cấp vật tư, hệ thống giao thông nối liền với cảng, ga tàu hỏa, ga hàng không, đảm bảoánh sáng tự nhiên, địa hình đất, các phương tiện chống cháy nổ, hệ thống vệ sinh…
Trang trại: đất đai, mặt nước, đặc tính pháp lý, vị trí, , quy mô trang trại, năng suất, hệthống tưới tiêu, đường vào và ra, hàng rào và cổng, đường nước và điện, nhà cửa, loại, hạng,tình trạng và đặc điểm của CTXD phục vụ trang trại…
Bước 3: Lựa chọn một số BĐS có thể so sánh thích hợp nhất Thông thường, theo kinh
Trang 22Các yêu cầu khi phân tích thông tin: phân tích định tính, phân tích định lượng
Bước 4: Xác định các yếu tố khác biệt giữa BĐS so sánh và BĐS định giá, thực hiện điều
chỉnh giá của các BĐS so sánh theo sự khác biệt đó, tìm ra mức giá chỉ dẫn cho mỗi BĐS so sánh
Đối tượng điều chỉnh: giá bán hoặc giá quy đổi về đơn vị so sánh chuẩn
Căn cứ điều chỉnh: dựa vào chênh lệch các yếu tố so sánh giữa BĐS so sánh và BĐS định giá như: tình trạng pháp lý, cơ sở hạ tầng, vị trí, diện tích…
Nguyên tắc điều chỉnh: mỗi một sự điều chỉnh về các yếu tố so sánh phải được chứng minh từ các chứng cứ điều tra thu thập được trên thị trường; khi điều chỉnh giá theo chênh lệch của một yếu tố so sánh thì cố định những yếu tố so sánh còn lại; lấy TSTĐ làm chuẩn; những yếu tố ở TSSS kém hơn so TSTĐ thì điều chỉnh tăng mức giá tính theo đơn vị chuẩn của TSSS, vượt trội hơn so với TSTĐ thì điều chỉnh giảm mức giá tính theo đơn vị chuẩn TSSS; những yếu tố ở TSSS giống với TSTĐ thì giữ nguyên mức giá của TSSS
Bước 5: Ước tính giá trị của BĐS định giá
Bằng cách lấy mức giá chỉ dẫn đại diện của các TSSS, đảm bảo chênh lệch giữa các mức giá đại diện chung với các mức giá chỉ dẫn không quá 10%
TĐV cần kết hợp phân tích thêm các tiêu chí sau để quyết định chọn giá trị ước tính cuối cùng cho BĐS định giá
Trị tuyệt đối của tổng điều chỉnh nhỏ nhất
- Các tài sản có tính đồng nhất như:các căn hộ,chung cư,các dãy nhà cùng xây dựng
một kiểu,các ngôi nhà riêng biệt,các phân xưởng và các nhà kho trên một mặt bằng,các nhóm văn phòng và các nhóm cửa hiệu
- Đất trống
Trang 23- Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi cho việc thẩm định giá để
mua,bán,thẩm định giá trị thế chấp,thẩm định giá trị tài sản,thẩm định để đánh thuế tài sản ,thẩm địnhgiá cho việc mua và chuyển quyền sở hữu đất đai của nhà nước
1.3.7 Đánh giá phư ơng pháp
Ưu điểm:
Phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thực tế do:
TĐV không gặp khó khăn về mặt kỹ thuật, không áp dụng công thức hay mô hình cố định
mà căn cứ vào giá trị thị trường
Phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, dễ thực hiện, thuận lợi cho người có kinh nghiệm và kiến thức về thị trường, về kinh doanh
Kết quả của phương pháp phản ánh thực tế, đánh giá khách quan, có cơ sở vững chắc để được công nhận
Là cơ sở hay còn gọi là đầu vào của các phương pháp khác như: phương pháp chi phí, phương pháp thặng dư
Đòi hỏi TĐV phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thị trường thì mới có thể tiến hành định giá một cách thích hợp
Việc phân tích so sánh các BĐS lớn tạo thu nhập là rất khó khăn nên sử dụng phương phápnày rất khó
Chương 2 Thực trạng áp dụng các phương pháp định giá bất động sản tại công ty cổ phần
thẩm định giá Khu Vực I
Trang 242.1 Giới thiệu về công ty cổ phần định thẩm định giá Khu Vực I
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thẩm định giá Khu Vực 1
Công ty cổ phần Thẩm định giá Khu vực 1 – AA1 là doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Luôn đảm bảo đạt chuẩn các quy định về chuẩn mực thẩm định giá của Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý khác
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ KHU VỰC 1
- Tên giao dịch quốc tế: APPRAISAL IN THE AREA OF NUMBER ONE JOINTSTOCK COMPANY
- Tên viết tắt: AA1 JSC.,
- Trụ sở chính: Số 67, đường Phạm Văn Nghị, phường Đông Thành, thành phố NinhBình
- VPGD: Đường Đào Duy Từ, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình
- Điện thoai: 0303 888 266
- Đăng ký kinh doanh số: 2700662764 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bìnhcấp lần đầu ngày 21/11/2012
Các văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện Hà Đông – Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 6, B14, khu Đấu giá đất Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0963.899.363
Văn Phòng đại diện Thanh Xuân – Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 1, nhà A, ngõ 164, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0988 362 320
Văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: B56, Nguyễn Thần Hiến, phường 18, quận 4, TP.HCM
Điện thoại: 0913.595.883
Lĩnh vực hoạt động của công ty CP thẩm định giá KV I
- Ngành nghề kinh doanh chính: Thẩm định giá
Thẩm định giá:
Thẩm định giá Bất động sản
Thẩm định giá Động sản
Trang 25 Thẩm định giá Dự án đầu tư
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
Thẩm định giá tài nguyên- khoáng sản; giá trị vô hình
Tư vấn đầu tư và tư vấn các dự án phát triển kinh tế- xã hội
Tư vấn quản trị doanh nghiệp và phát triển kinh doanh, nghiên cứu thị trường,lập kế hoạch kinh doanh
Tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp, mua bán, sáp nhập, chia tách, chuyểnnhượng doanh nghiệp và các dự án đầu tư
Trang 26Cơ cấu tổ chức
(Nguồn:hồ sơ năng lực công ty TĐG KV 1)
2.1.2Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Bảng doanh thu thực hiện năm 2014 và 2015
S
TT
1 Tổng doanh thu cung cấp
dịch vụ thẩm định giá
Triệu đồng
Doanh thu từ TĐG tài sản
thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà
nước
Doanh thu từ thẩm định giá
tài sản thuộc nguồn vốn khác
Số hợp đồng đối với tài sản
thuộc nguồn vốn ngân sách
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÒNG
TĐG BẤT ĐỘNG SẢN
PHÒNG TĐG ĐỘNG SẢN
PHÒNG TĐG GT DOANH NGHIỆP
PHÒNG KINH DOANH – QHKH
Trang 275 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động thẩm định giá
Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động thẩm định giá của Công ty gửi Cục quản lý giá-Bộ
tài chính)
2.1.3Phòng thẩm định giá bất động sản
2.1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng thẩm định giá bất động sản
- Tiếp nhận hồ sơ pháp lý của tài sản thẩm định từ phía khách hàng;
- Lên kế hoạch thẩm định giá, thực hiện thẩm định giá tài sản theo đúng
quy trình nghiệp vụ;
Trang 28- Trình Ban giám đốc xem xét; ký duyệt kết quả thẩm định giá; trước khi
bàn giao kết quả thẩm định cho khách hàng;
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức phòng thẩm định giá bất động sản
Trưởng phòng
- Điều hành công việc chung của Ban: phân công nhiệm vụ và giám sát việc thực hiện
toàn bộ các công việc trong phòng
- Xây dựng được các quy trình, quy định và thủ tục để đảm bảo việc định giá được tiến
hành một cách độc lập, khách quan, kịp thời
- Trực tiếp kiểm tra, xác nhận các biên bản định giá do các CVĐG trong phòng thực
hiện
Chuyên viên định giá bất động sản
- Định giá các BĐS theo yêu cầu của đơn vị kinh doanh
- Theo dõi diễn biến giá cả, các xu hưỡng vận động của thị trường BĐS.
- Định giá các công trình xây dựng có giá trị hoặc có tính chất phức tạp (dân dụng: biệt
thự, nhà hàng, khách sạn và công trình công nghiệp: nhà xưởng, kết cấu côngnghiệp…)
Chuyên viên định giá máy móc thiết bị
- Định giá các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải theo yêu cầu của các đơn vị
kinh doanh
- Nghiên cứu dưới góc độ công nghệ sản xuất của một số ngành trọng điểm theo yêu
cầu của ngân hàng (ngành có dư nợ lớn hoặc ngành có tiềm năng, ví dụ: công nghệ sảnxuất thép, ô tô, nhựa, bao bì, giấy…)
2.2 Thực trạng áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá bất động sản được
áp dụng tại công ty CP thẩm định giá KV I
2.2.1 Quy trình thẩm định giá bất động sản tại công ty cổ phần thẩm định giá khu vực I
Bảng 2.2:Quy trình thẩm định giá Các
Trựctiếp/ Mail/
Fax
Xác nhậnthời gian tiếpnhận
Bước 2 BP tiếp - Tiếp nhận yêu cầu thẩm - Chuyển 1h - từ khi 2