1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

THEN tày từ góc NHÌN văn hóa

196 679 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 772 KB

Nội dung

Như vậy, nghiên cứu then Tày là nhiệm vụ khoa học có tính thời sự đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu văn hóa dân tộc hiện nay...1Là người con của dân tộc Tày, được sinh ra và l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Mạnh Tiến

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

Cảm ơn Mẹ và các anh chị, những người thân yêu đã ủng hộ và động viên tôi trong quá trình học tập của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Vi Khánh Tuyết

Trang 3

MỤC LỤC

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 Then là một loại hình nghệ thuật dân gian sản phẩm văn hóa độc đáo của cộng đồng cư dân Tày, cộng đồng có số dân chỉ đứng sau dân tộc Kinh, sinh sống tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Cùng với nhiều sản phẩm văn hóa khác, then Tày góp vào di sản văn hóa tinh thần đất nước các giá trị

có tầm quan trọng nhiều mặt, vừa khẳng định phẩm chất văn hóa đa bản sắc của Việt Nam, vừa thể hiện sâu sắc những trải nghiệm của cộng đồng văn hóa đặc biệt này 1 Với tư cách là một sản phẩm tinh thần, then gắn liền với các quan niệm về tâm linh, về kinh nghiệm sống và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian khác của cộng đồng dân tộc Tày, đã và đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học nói chung và giới nghiên cứu văn hóa dân gian nói riêng Những định kiến hay thành kiến ấu trĩ một thời khi coi then là sản phẩm của tín ngưỡng mê tín hay của những tập tục lạc hậu đang được khắc phục ngày càng mạnh mẽ trong giới nghiên cứu về then nói riêng và về văn hóa dân gian nói chung, trả lại cho then cũng như cho nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng khác những giá trị đích thực của chúng Việc nghiên cứu then cũng như việc tổ chức hoạt động hát Then đang hồi sinh mạnh mẽ bằng chính những giá trị đích thực của nó Vì thế, các tổ chức

nghiên cứu và bảo vệ văn hóa các cấp của Việt Nam cũng như giới nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam đang tập trung xây dựng đề án đề nghị

UNESCO công nhận nghệ thuật Then, gồm nghi thức biểu diễn và nội dung của các bài then, là di sản văn hóa của nhân loại, như hát quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, đờn ca tài tử Nam Bộ Việc nghiên cứu then trong mấy chục năm qua mà kết quả nghiên cứu bước đầu được tập hợp sớm nhất trong công trình Mấy vấn đề về Then Việt Bắc (NXB Văn hóa dân tộc- Hà Nội- 1978) cũng như loạt công trình của Viện Nghiên cứu Hán Nôm trực thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho thấy qui mô và tầm vóc của then Tày, cho dù việc nghiên cứu này vẫn chỉ mới là bước đầu và đang đòi hỏi một sự nỗ lực mới mang tính chất liên ngành đa ngành để chứng minh rằng: “Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, trở thành những nét đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam", như đã chỉ ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII

về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998), nhằm: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại” mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng

Trang 4

định Đặc biệt trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Như vậy, nghiên cứu then Tày là nhiệm vụ khoa học có tính thời sự đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu văn hóa dân tộc hiện nay 1

Là người con của dân tộc Tày, được sinh ra và lớn lên trong văn hóa hát Then, với lòng yêu mến và trân trọng giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình, tôi chọn đề tài Then Tày từ góc nhìn văn hóa để nghiên cứu, nhằm góp thêm tiếng nói về giá trị của loại hình nghệ thuật then mà tổ tiên đã để lại như một sự tri ân dân tộc mình Việc nghiên cứu Then Tày ngoài tính chất thời sự của nó, còn góp phần bổ sung nguồn tri thức văn học dân gian cho công việc giảng dạy văn học địa phương trong nhà trường miền núi và trường phổ thông dân tộc nội trú, phục vụ các sinh hoạt lễ hội, và làm phong phú hoạt động tham quan du lịch ở miền núi phía Bắc 2

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3 Mặc dù, Then đã có mặt từ rất lâu dưới nhiều hình thức như: truyền khẩu, ghi chép thành văn bản chữ Nôm, diễn xướng thông qua các nghi thức tín ngưỡng dân gian (cầu an, cầu mùa, ăn mừng, chúc tụng…) trong đời sống tâm linh của dân tộc Tày và cho tới nay vấn đề then Tày xuất hiện từ bao giờ vẫn còn

là vấn đề bỏ ngỏ, cũng như sự tồn tại của Then dưới hình thức diễn xướng dân gian phổ biến quen thuộc dưới cái tên Hát Then, thì thực tiễn nghiên cứu Then vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ mà thành quả nghiên cứu đến nay vẫn chưa phải là nhiều so với các lĩnh vực văn hóa hay văn hóa văn nghệ dân gian khác Phù hợp với thực tiễn đó và để nhìn nhận rõ hơn, việc tổng thuật vấn đề nghiên cứu then Tày sẽ được chúng tôi khảo sát trên cấp độ thời gian với mốc giới phân định là các nghiên cứu trước 1945 và sau 1945 nên còn được gọi bằng cái tên phổ biến là Hát Then, việc nghiên cứu của chúng tôi phải đồng thời kết hợp các văn bản truyền miệng đã sưu tầm và các văn bản khảo cứu bằng chữ Nôm được dịch ra Tiếng Việt, cho nên chúng tôi thống nhất gọi loại hình thơ ca dân gian trong nghi lễ hát Then của đồng bào Tày này là Then Tày Tuy sinh hoạt hát Then ra đời từ lâu trong lịch sử, nhưng việc nghiên cứu về các giá trị tiềm tàng trong loại hình nghệ thuật này còn mới mẻ 3 2.1 Các nghiên cứu về Then Tày trước 1945 3

Có thể coi, Lan Khai (bút danh Lâm Tuyền Khách) là người đầu tiên quan tâm nghiên cứu trước 1945 Các sưu tầm và khảo chú của Lan Khai được trình bày trong công trình Những câu hát xanh công bố trên Tạp chí Tao Đàn

Trang 5

năm 1937 Từ các bài ca của dân tộc Tày được sưu tầm ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, ông đã nhận xét về then như sau: “Trong xã hội người Thổ (Tày) có một hạng người đứng làm trung gian cho nhân sự với thần minh Hạng người ấy là các ông Tạo, ông Bụt, ông Then, bà Then hay cô Then Bà Then hay cô Then cũng như các bà đồng, cô rí ở trung châu Bất hạnh nhà ai

có người ốm, người ta bèn đi mời bà hay cô Then đến để lập đàn cúng lễ Bà Then đến Sau khi đàn tràng đã lập, bà ngồi vào hành lễ Khi “cái ma then” đã

“xuống” nghĩa là đã ốp vào bà Then thì bà có thể nói chuyện với gia chủ, Thổ công đất nước, và hơn nữa, hồn du lên tới điện Ngọc hoàng thượng đế để hỏi

về nguyên nhân sự ốm đau Trong khi hành lễ, tay bà gẩy đàn, mồm bà đọc những câu hát Then một điệu rất âm thầm”[109/15] Thực ra, khái niệm về Then còn rộng rãi hơn nhiều Công trình sưu tầm khảo cứu của Lan Khai bước đầu giải thích về Then giải hạn, và cũng là những kết quả đáng trân trọng của giai đoạn nghiên cứu then trước 1945 3 Hình thức sinh hoạt hát Then còn được tái hiện trong một số truyện đường rừng của Lan Khai qua việc trích dẫn những bài dân ca Tày như những bộ phận cấu thành văn bản được đan cài trong Rừng khuya, Dấu ngựa trên

sương, Tiếng gọi của rừng thẳm, Có thể thấy rõ hơn điều này qua nhân vật

cô then mang tên Ẻn trong Suối đàn; cuốn tiểu thuyết, ở đó Lan Khai dành nhiều trang mô tả khá chi tiết nghi lễ Then cầu mùa sinh động qua cách hành

lễ của cô Then này Tuy nhiên ở tác phẩm này sự đan cài giữa then và cọi được thể hiện khá rõ, và đây là tiểu thuyết hư cấu trong đó tác giả vận dụng các hiểu biết của mình về then, về cọi để tạo ra không gian và nhân vật cho câu chuyện chứ không phải là một nghiên cứu về then hay về cọi trên bình diện nghiên cứu văn hóa Bài viết thực sự có tính nghiên cứu về văn hóa Tày nói chung và về then nói riêng của Lan Khai, lúc đó lấy tên là Nguyễn Văn Huyên, đăng trên báo Đông Pháp 1934 có tiêu đề Những giống người và chế

độ thổ ty ở châu Chiêm Hóa Trong bài này, Lan Khai chỉ rõ: “Những người

đi hầu đồng ông vải, nghĩa là có thể nói chuyện với các “phí lườn” của mọi nhà là những “ông bụt”, “bà then” [41/18]; hay “Ông “Mo” chiếm một địa vị khá cao trong làng cũng như tiên thứ chỉ các làng ở trung châu vậy” [41/20]

“Việc thờ cúng đó nó là tập quán riêng của một nhà, một đạo phái mà thôi, nó

là công việc của người đi cúng như Tạo, Bụt, Then, cha truyền con nối “đi cầu đầu ma” đi cúng chữa bệnh nhân (Bụt, Then) Họ có lập điện riêng nên thời cũng có “con hương, cái bán” như các điện của tư gia dưới trung châu Ông Tạo thì thờ Lão Tử, ông Bụt thờ “ma Bụt”, ông Then thờ “ma Then” Ma Then, ma Bụt là riêng của từng nhà, từng họ, cũng có tính cách di truyền” [41/21] Khi hành lễ, “nếu thầy cúng là bà Then hay ông Then, thì không đập xúc xích, không lắc lư cái đầu, nhưng ngài phe phẩy cái quạt, ngồi uy nghi như một vị tiên ông tiên bà chi đó Ngài vừa phe phẩy quạt vừa đánh một cái đàn làm theo lối đàn nguyệt Theo nhịp đàn ngài đọc những câu thơ phụ đồng,

Trang 6

âm thầm réo rắt, thính giả có khi phiên động thần hồn ” [41/23] Tác giả cũng nhắc tới sách Bách hoa Bách điểu, theo đó: “Trong sách “Bách hoa, Bách điểu” có đoạn tả cái tình nhớ mong ý trung nhân như sau này, tưởng không phải là không có văn chương: “Hồng nhan lo khát khảy như tơ/ Tư

mạ luốc vằn xưa giao vân ” [41/33] Bài viết này kết thúc với phần viết về lễ hội Lồng tồng với tiêu đề Ngày “xuống đồng” hay ngày hội Lim của người Thổ 4 Như vậy, việc nghiên cứu then trước 1945 chỉ xuất hiện như một hiện tượng

cá nhân nhỏ lẻ, nhưng dù sao cũng là những gợi ý lí thú bởi vì việc tìm hiểu then lại gắn với hoạt động sáng tạo văn chương Nhà văn Lan Khai xuất hiện

ở đây như nhà sưu tầm văn học dân gian Những gì ông làm được và để lại chưa phải là nhiều trong lĩnh vực này nhưng đều là những ý kiến quí giá 5 2.2 Các công trình nghiên cứu về Then từ 1945 đến nay 5

Từ Sau 1945 cho đến nay, mặc dù đã giành được độc lập tự do nhưng đất nước phải gồng mình lên với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ Trong thời kì này hoạt động hát Then vẫn tồn tại trong các bản làng dân tộc Tày, Nùng, nhưng chưa trở thành mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực văn học dân gian nói chung và nghiên cứu văn học dân gian miền núi nói riêng Tuy nhiên, từ các làn điệu Then truyền thống được một số nghệ sĩ cải biên thành nội dung mới, nội dung thành lời Then mới, làm phong phú cho sân khấu các tỉnh miền núi phía Bắc Tuy nhiên, trong thời kỳ chống Pháp đến đầu thời kỳ chống Mĩ vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về Then được công bố, ngoài bài viết của Lã Văn Lô với tiêu đề: Quanh vấn đề An Dương Vương Thục Phán hay là truyền thuyết Cẩu Chúa Cheng Vùa của đồng bào Tày, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 50/1963, với nội dung minh chứng cho sự hội nhập giao thoa văn hóa giữa miền núi và miền xuôi, giữa các dân tộc miền núi nói chung, dân tộc Tày nói riêng với dân tộc Kinh ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ 5 Việc nghiên cứu Then thực sự bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ XX đã thu hút sự quan tâm của nhiều giới nhiều ngành, của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau mà kết quả nghiên cứu được công bố trên hai Hội thảo cấp quốc gia: Hội thảo toàn quốc về hát Then tổ chức năm 1978 tại khu tự trị Việt Bắc hay Hội thảo về Then được tổ chức tháng 6/2014 tại Tuyên Quang, đã cho thấy điều đó 5 Công trình Mấy vấn đề về Then Việt Bắc xuất bản năm 1978, “tập hợp trên

cơ sở những bản báo cáo của các đồng chí ở Viện dân tộc, Viện văn học, Viện nghệ thuật, Cục biểu diễn, Hội văn nghệ dân gian, Trường múa Việt Nam, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, các cơ quan văn hóa của khu Việt Bắc (cũ) và Ty văn hóa các tỉnh đọc tại hội nghị sơ kết công tác sưu tầm, nghiên cứu Then Việt Bắc cuối 1975, do Sở văn hóa khu Việt Bắc tổ chức, cùng với những bài viết của nhiều đồng chí đã nghiên

Trang 7

cứu về then từ nhiều năm trước đây”[61/5] đánh dấu một thời điểm mới trong lĩnh vực nghiên cứu then, cho dù tập sách này, như một hình thức kỉ yếu khoa học, chỉ mới bàn luận trao đổi bước đầu về một số đặc điểm loại hình then Cách đánh giá coi then thuần tuý là hình thức tín ngưỡng bói toán cầu

hồn và bị đánh đồng với hoạt động mê tín, dị đoan, đã được khắc phục trong các bài nghiên cứu từ thập niên 80 đến nay Toan Ánh trong Nếp cũ tín

ngưỡng Việt Nam (quyển thượng, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1992), với nhiều kiến giải về văn hóa tâm linh liên quan đến loại hình ca lễ dân tộc thiểu số cũng tạo thành cơ sở lí luận giúp chúng tôi khi tiến hành khảo sát các văn bản then 6 Trong Lời hát then, tác giả Dương Kim Bội khi nói về lời then đã nhận định:

“Bàn tay sáng tác của một nghệ nhân nào đó ở đây đã đạt tới mức độ điêu luyện một cách kì lạ về mặt nghệ thuật Phải chăng xuất phát từ lòng yêu quí con người, coi con người là vốn quí, là “hoa của đất” nên đã tạo được nguồn cảm hứng dồi dào, sâu xa để tác giả có những vần thơ đẹp đẽ và trau chuốt như vậy” [8/145] Cách quan niệm này mang trong nó tính chất kiến giải liên văn hóa, cho phép nhìn nhận then Tày từ góc nhìn văn hóa và cũng là mục tiêu mà luận văn chúng tôi hướng tới 6 Công trình Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam (Nhiều tác giả, 1992, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện dân tộc học), tập trung giải quyết vấn đề dân tộc học, nhưng khi bàn tới đặc điểm văn hóa Tày - Nùng, các tác giả có đề cập sơ lược về hát then mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống Nhà văn Vi Hồng trong công trình Khảm Hải- Vượt biển, cho thấy bên cạnh sự tâm huyết về thể loại thơ ca dân gian Tày là các kiến giải về đặc sắc nghệ thuật của loại hình văn học dân gian này Theo ông, Khảm hải là một trong các tác phẩm then tiêu biểu được nhiều nghệ nhân hát Then tiếp thu và vận dụng linh hoạt trong nghi lễ hát then Quan điểm của ông là sự nối tiếp những kiến giải mà ông đưa ra trong bài Thử tìm hiểu cảm xúc cội nguồn của Then (in trong tập Mấy vấn đề về Then Việt Bắc), theo đó: “Then là một sự lộn ngược giữa cõi âm và cõi dương, cái xã hội trong then chính là một phiên bản của xã hội thực, là xã hội của người Tày- Nùng xa xưa“ [61/272], mà qua lời then "trong cái hư vô đã có cái thực, trong cái xa xăm đã có cái gần gũi Dù then có nói về cõi hư vô nhưng vẫn hướng về cuộc đời thực” [61/ 274] 6 Tác giả Nguyễn Thị Yên trong chuyên luận Then Tày (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000), một công trình nghiên cứu tổng hợp và tiêu biểu về then Tày Cao Bằng đã đưa ra nhiều kiến giải xác đáng, và những nhận xét, đánh giá về sự phong phú đa dạng cũng như giá trị nhiều mặt của loại hình nghệ thuật Then Những ý kiến của nhà nghiên cứu này giúp chúng tôi có được định hướng đúng đắn khi xử lí đề tài của luận văn Nhà nghiên cứu này cũng công bố vào năm 2003, chuyên khảo Lễ hội nàng Hai của người Tày Cao Bằng (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội) trong đó tác giả miêu tả tường tận

Trang 8

cách thức tổ chức nghi lễ cũng như các giá trị của then trong lễ hội Nàng

Hai-lễ hội nàng Trăng của người Tày Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Yên cùng các cộng sự Nguyễn Thị Thương Huyền, Nguyễn Thiên Tứ và Nông Vĩnh Tuân đã công bố công trình Then chúc thọ của người Tày (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội), một công trình vừa có tính chất sưu tầm vừa có tính chất nghiên cứu 7 Trong Then Tày những khúc hát (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003), một công trình khảo cứu mang tính chất liên ngành đi từ văn bản Then tới làn điệu then, tác giả Triều Ân, người dân tộc Tày đã đưa ra một cách nhìn sát thực về tính chất ca lễ trong then, góp phần soi sáng nghệ thuật diễn xướng Then 8 Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam, là công trình tập thể

có qui mô đồ sộ nhất từ trước đến nay của Viện Hán Nôm thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, trong đó, tập 12 có tiêu đề cụ thể Then Tày giải hạn (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012), và công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Thiên Tứ với tiêu đề Lễ kỳ yên khai xuân giới thiệu hệ thống văn bản Then Tày theo chủ đề giải hạn cầu an Với hơn 900 trang sách trong hai công trình này bao gồm các phần sưu tầm, dịch nghĩa và văn bản Hán Nôm, cho thấy Then giải hạn cầu an chiếm một khối lượng lớn trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày 8 Chuyên khảo Nét chung và riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày Nùng (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004) của tác giả Nông Thị Nhình, nghiên cứu sức sống mạnh mẽ, độc đáo của then qua hình thức diễn xướng, tái hiện cách thức và đặc trưng trình diễn then của các vùng miền khác nhau 8 Các công trình sưu tầm và nghiên cứu mà chúng tôi đã lược thuật ở trên, cho thấy tính độc đáo của hát Then từ các góc nhìn khác nhau, trở thành nguồn tư liệu bổ ích cho người đi sau nghiên cứu Tuy nhiên, chưa có công trình nào bao quát một cách thực sự và toàn diện về Then, cũng như chưa chỉ ra đặc trưng nghệ thuật ca lễ dân gian Then trong tương quan so sánh với ca lễ các dân tộc khác Việc nghiên cứu kết cấu của những văn bản Then và đặc điểm ngôn ngữ thơ ca dân gian Tày cũng là một vấn đề chưa được giải quyết một cách thỏa đáng Mặc dầu vậy, những kiến giải của những nhà nghiên cứu sưu tầm đi trước là cơ sở lí luận quan trọng, giúp chúng tôi triển khai nghiên cứu Then giải hạn cầu an, một chủ đề cơ bản của loại hình then Tày và có sự giao thoa với những chủ đề khác của then Tày Việc nghiên cứu của chúng tôi, do

đó, là sự kế thừa, bảo tồn và phát huy những tinh hoa giá trị hát Then trong hoàn cảnh mới 8 2.3 Các luận văn luận án, các bài báo liên quan tới đề tài luận văn 9 Trong lĩnh vực nghiên cứu then Tày thì luận án tiến sĩ đầu tiên thuộc lĩnh vực này là của Nguyễn Thị Yên, bảo vệ cấp nhà nước năm 2005 có tiêu đề Then cấp sắc của người Tày huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, mà nhiều luận điểm trong luận án này đã được công bố trong chuyên luận Then Tày cũng

Trang 9

của tác giả này năm 2000, đã được chúng tôi đã lược thuật ở trên Cũng thuộc

hệ thống luận văn luận án, còn có luận văn của Nguyễn Thanh Hiền với tiêu

đề Then bắc cầu xin hoa, được xuất bản thành sách (NXB Văn hóa dân tộc,

Hà Nội 2008) cũng dưới tiêu đề trên, trong đó tác giả khảo sát các giá trị của loại Then bắc cầu xin hoa, một loại then khá phổ biến trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc Tày Các luận văn luận án này giúp chúng tôi có được cách nhìn nhận và thao tác khoa học trong bước đầu nghiên cứu của mình 9 Ngoài các bài viết và báo cáo khoa học về then được tập hợp trong Mấy vấn

đề về Then Việt Bắc như đã nói ở trên, còn có một số bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành Trước hết là bài của tác giả Cung Khắc Lược nhan

đề Tìm hiểu đặc điểm của hát then qua một số văn bản then viết bằng chữ Nôm Tày-Nùng, đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian số 1/1976, trình bày các

ý kiến liên quan đến các văn bản then Tày được ghi chép bằng thứ chữ Nôm Tày- Nùng Trên Tạp chí Văn học số 3/1977, có bài của Nông Quốc Thắng, nhan đề Quá trình chuyển hóa của then và yếu tố hiện thực trong then, theo đó tác giả nhấn mạnh: “Then phản ánh hiện thực một cách quanh co, dấu ấn hiện thực cuộc sống được thông qua then bằng con đường hương khói, bằng thế giới khác, nhưng thực ra đó là cuộc sống của con người Trong then mối quan

hệ giữa nội dung hiện thực và tín ngưỡng có gắn bó chặt chẽ với nhau, tín ngưỡng là cái áo khoác ngoài cho yếu tố hiện thực bên trong được bộc lộ một cách dễ dàng”[89/35] Vì thế: “Then mang đến cho người Tày, một nguồn vui Một niềm an ủi trong cuộc sống gặp muôn vàn tủi nhục đọa đầy Then đã chắp cho người đời đôi cánh ước mơ, xoa dịu bao nỗi đau ở đời” [89/36] Bài Then Bách va của Lục Văn Pảo đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4/1993, khảo sát trực tiếp loại then nói về trăm thứ hoa, một loại then độc đáo trong kho tàng then Tày Tác giả Nguyễn Hữu Thu trong bài Hát then- một hình thức âm nhạc, lễ nghi của đồng bào Tày-Nùng Việt Bắc, đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 2/1994 cũng tập trung khảo sát then Tày từ dạng thức nghi lễ dưới hình thức diễn xướng dân gian Trên tạp chí Văn hóa dân gian số 5/2001, tác giả Nguyễn Thị Yên có bài Thờ mẫu trong tín ngưỡng của người Tày, Nùng cũng chỉ ra mối quan hệ nhiều chiều giữa tín ngưỡng này với các bài then Đặc biệt, tác giả Ngô Đức Thịnh, với bài Then-một hình thức

Shaman của dân tộc Tày ở Việt Nam, đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 3/2002, đã cho thấy hướng nghiên cứu so sánh khi chỉ ra yếu tố shaman trong nghi lễ diễn xướng then Tày Nội san Khoa học của trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương số 6/2008, có bài của Trần Hoàng Tiến nhan đề Tiệm cận tín ngưỡng người Tày qua nghi lễ hát then, trong đó tác giả trình bày các thành tố diễn xướng của nghi lễ hát then Trên tạp chí Văn hóa Nghệ An số 4/2011, tác giả Nguyễn Thị Yên công bố bài nghiên cứu có nội dung khá bao quát về nhiều mặt giá trị của then Tày với tiêu đề Giá trị của Then trong đời sống tinh thần của người Tày 9

Trang 10

Trong Tạp chí Văn hóa các dân tộc số 4/2013 có bài: Then Bách điểu trong

“Hành trình ca” của thơ ca dân gian Tày của tác giả Trần Mạnh Tiến, đề cập tới bài Then Tày tiêu biểu Trăm chim tranh làm chúa Bài ca này phê phán thói háo danh, tham lam, độc ác của xã hội xưa thông qua loài vật, đồng thời mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, được trình diễn trong lời Then sống động, khiến người ta liên tưởng về bài học và lẽ sống ở đời mang tính thời sự xã hội Trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian tháng 6/2013, Trần Mạnh Tiến công

bố bài: Hát Then với hát Chầu văn trong đời sống Văn hóa tâm linh, trong đó tác giả bài viết đã so sánh hát Then (Tày) với hát Chầu văn (Kinh) trong loại hình dân ca nghi lễ của đời sống tâm linh Theo tác giả: hát Then và hát Chầu văn có những mối tương đồng về cảm hứng như cùng hướng tới thế giới linh thiêng, nhưng cũng có nhiều nét khác biệt về diễn xướng và văn hóa truyền thống giữa hai cộng đồng dân tộc Kinh và Tày Tác giả đã so sánh văn bản Nôm Tày “So cầu phúc” (Xin cầu phúc) với văn bản Nôm “Phụng Mẫu

văn”(Văn tế Mẫu) của người Kinh và chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của hai thể hát then và hát chầu văn Đồng thời, tác giả đã đánh gíá cao giá trị nhân bản sâu sắc, hồn nhiên của nghệ thuật hát Then Trên tạp chí Nguồn sáng dân gian tháng 6/2013 đó còn có bài: Then – Từ cái nhìn văn nghệ dân gian của Hoàng Nam Trong bài này, Hoàng Nam đã trình bày cách hiểu về thuật ngữ Then, vị trí của hát Then trong đời sống văn hóa tâm linh Tày, Nùng, Thái và những kiến giải về quá trình phát triển…, nhưng chưa đi sâu vào các chủ đề, cảm hứng nghệ thuật và kết cấu đa dạng của Then Tày 10 Trên báo điện tử của Đại học Văn hóa Hà Nội, 8/2014 có bài viết: Hát Then trong đời sống cộng đồng Tày Nùng của tác giả Hoàng Chiến Thắng Phần đầu bài viết, tác giả nêu nguồn gốc của Then và sự phong phú của các loại hình Then: “Hát Then là loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp gồm: ca, nhạc, múa và diễn trò Theo người Tày, Then được hiểu là Thiên, chỉ trời Về nguồn gốc có nhiều ý kiến khác nhau song đa phần có cùng nhận định: Hát Then có xuất xứ từ Cao Bằng, khi nhà Mạc bị thất sủng Hầu hết trong các lễ cúng của người Tày đều có hát Then, hát Then không chỉ đơn thuần là một loại hình âm nhạc hay diễn xướng dân gian mà có sự gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng” Đồng thời tác giả cũng đề cao vai trò của người diễn xướng Then:

“Trong cộng đồng Tày, các ông Then, Tào, Pụt, Mo là những người có khả năng liên hệ với thần linh, tiếp cận với thế giới siêu nhiên, là cầu nối giữa người trần với các đấng tự nhiên Ông Then là người thuộc nhiều đường Then và có căn Then Người làm Then phải là người có Mình pang Then thích hợp cho việc làm thầy cúng, được cộng đồng tín nhiệm, nể trọng Trong Then có nhiều đường then như: Pang Khoăn, Thống Đẳm, Cấp Sắc hay Cầu Hoa… Về dạng Then cũng lắm, trong mỗi dạng lại có nhiều điệu hát khác nhau ví như cúng lễ có: Như điệu tàng bốc (Cao sơn), điệu tàng nặm (Lưu thủy) Điệu khẩu tu (vào cửa trời); Pây mạ (đi ngựa); Điệu đông mèng

Trang 11

đông quảng (vào rừng ve); gọi vía; chèo thuyền vượt khái… dùng trong các buổi Then chữa bệnh, hát hái hoa, nối số, tiêu hao tàn (dành cho người chết), Then kỳ yên giải hạn…” Đó cũng là những nhận xét bám sát vào thực tiễn của sinh hoạt hát Then là nguồn tài liệu để chúng tôi tham khảo Riêng thời điểm ra đời của Then (Thời Mạc) như ý kiến trên đây, chúng tôi thấy cần phải tranh luận Là một loại hình nghệ thuật cổ sơ gắn với nghi thức tôn giáo, Then không thể ra đời muộn như vậy được, mà sự hình thành Then phải gắn bó với thần thoại và truyền thuyết Chúng tôi sẽ kiến giải rõ hơn trong nội dung luận văn 11 Trên Tạp chí Văn hóa các dân tộc tháng 10/2014 có bài viết Then Tày kết tinh nhiều giá trị nhân văn của Vi Khánh Tuyết (tác giả luận văn) Trong bài viết này, chúng tôi đã chứng minh Then Tày là loại hình nghệ thuật thơ ca dân gian gắn liền với nghi lễ diễn xướng và đó là kết tinh của tâm hồn, tình cảm, của khát vọng trong hiện thực muôn màu muôn vẻ của dân tộc Tày trên bước đường phát triển lịch sử Bài viết là những suy nghĩ bước đầu và là kết quả của sự khảo sát thực tế về hát Then trên chính quê hương mình Bài viết, do

đó, góp thêm tiếng nói vào luận văn để làm sáng tỏ hơn những giá trị nghệ thuật của then Tày 12 2.4 Một số ý kiến bàn về nghiên cứu văn học trong văn hóa 12 Việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa đang được giới nghiên cứu phê bình quan tâm chú ý như là một vấn đề thời sự, vì đây là một khuynh hướng nghiên cứu mở, cho phép mở rộng biên độ nghiên cứu Liên quan tới vấn đề lí thuyết nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi dựa vào các công trình và quan điểm sau đây: 12 Trong công trình Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa (NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2014), tác giả Lê Nguyên Cẩn chỉ rõ : „Tính văn hóa (la

culturalité) của tác phẩm văn học là tính chất đặc thù gắn liền với mỗi tác phẩm văn học, nó cho thấy tác phẩm văn học không chỉ toát lên vẻ đẹp ngôn

từ mà còn cả vẻ đẹp tâm hồn qua cách ứng xử và cách tiếp nhận, xử lý cuộc sống của mỗi dân tộc hay một cộng đồng người nhất định Nó không chỉ là quan niệm về con người được thể hiện qua sự khéo léo của nghệ thuật ngôn từ

mà còn cả chuẩn mực ứng xử của cộng đồng, dân tộc trong một thời kì lịch sử nhất định Mỗi tác phẩm văn học nhất định đều mang trong nó tính văn hóa đặc trưng của dân tộc, đất nước mà nơi đó tác phẩm được sinh ra Không có tác phẩm văn chương nào mà lại không mang trong nó chí ít một đặc trưng văn hóa của dân tộc mình hoặc qua cách nói, cách diễn đạt hoặc qua cách xây dưng, cách khái quát hình tượng Tính văn hóa trong tác phẩm văn chương cho phép hiểu rộng hơn giá trị của tác phẩm qua hệ thống hình tượng, hình ảnh; tạo ra những suy tư liên hệ so sánh với các loại hình nghệ thuật khác cũng như với các nền văn hóa khác“ [12/3] Cũng trong công trình đó, tác giả nhấn mạnh: „Tính văn hóa trong tác phẩm văn học, vì gắn liền với văn hóa

Trang 12

nên sẽ được xem xét ở các góc độ: văn hóa nhận thức tức thế giới quan; văn hóa tổ chức tức nhân sinh quan và văn hóa ứng xử tức quan hệ nhân-thế Có thể hiểu ở góc độ chung nhất: văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tính thần mà con người sáng tạo ra trong suốt trường kì lịch sử của đó để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người Tương tự, khi xét về văn học nói chung và tác phẩm văn học nói riêng thì văn học hay tác phẩm văn học cũng mang những giá trị văn hóa ấy Mỗi tác phẩm văn chương đều là sản phẩm của một nền văn hóa nhất định, gắn với nền văn hóa ấy Nó bị qui định bởi thế giới quan và nhân sinh quan đã sản sinh ra nền văn hóa ấy Tính văn hóa cũng thể hiện qua hình thức các mã và bao gồm trong nó tính chất các mã như các khái quát của R.Barthes hay P.Guiraud, cho nên xem xét tính văn hóa của tác phẩm văn chương thực chất có thể dựa vào các hệ thống mã này để phân tích tìm hiểu Việc nghiên cứu tính văn hóa trong tác phẩm văn học không thể không tách rời thế giới quan và nhân sinh quan, cũng như việc tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa, đều gắn với phạm vi văn hóa tinh thần nên chúng tôi sẽ điểm qua một số lĩnh vực của văn hóa tinh thần và xem xét sự khác biệt của triết học Đông –Tây để hiểu sự khác biệt Đông Tây trên bình diện văn chương” [12/6] 12 Trên bình diện quốc tế, xu hướng nghiên cứu văn học trong quan hệ với văn hóa, có thể coi quan điểm của Bakhtin là tiêu biểu Ông chỉ rõ:“Cần phải nghiên cứu văn học và tác phẩm văn học như những hệ thống chỉnh thể ở hai cấp liên đới Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn học; hệ thống chỉnh thể của văn học, đến lượt nó, lại gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn hóa; và chỉ có hệ thống văn hóa mới quan hệ trực tiếp với những lĩnh vực khác của đời sống xã hội “ [dẫn lại từ 112/182] 13 Nguyễn Bích Hà trong Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian (NXB Đại học Sư phạm, 2014) đã đem đến nhiều kiến giải mới mẻ về phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian từ một góc nhìn riêng của văn hóa, trong đó có nhận định: “Văn học dân gian là một bộ phận trong chỉnh thể văn hóa dân gian, lấy ngôn từ làm phương tiện chủ yếu để sáng tạo hình tượng nghệ thuật và thể hiện quan niệm về nhiều mặt của nhân dân [22/19] Các quan điểm trên đây giúp chúng tôi có cái nhìn xa hơn về việc nghiên cứu Then Tày, một loại hình thơ ca nghi lễ dựa trên các mô típ và biểu tượng văn hóa cộng đồng dân tộc Tày Việc nghiên cứu Then Tày từ góc nhìn văn hóa,

do đó, đáp ứng thực tiễn hoạt động nghiên cứu văn học hiện nay 14 Then Tày là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng sự nghiên cứu về Then chưa liên tục và hệ thống, chưa quan niệm đầy đủ về giá trị tinh thần của then Mặc

dù một số công trình nghiên cứu có đề cập đến loại hình hát Then, nhưng chủ yếu là sưu tầm và giới thiệu, và có nhiều ý kiến khái quát một vài phương diện của Then, nhưng vẫn cần có những công trình nghiên cứu Then Tày từ

Trang 13

góc nhìn văn hóa một cách hệ thống và toàn diện, có phương pháp khoa học

để làm nổi rõ giá trị của loại hình nghệ thuật ca lễ đặc sắc này 14 Tóm lại, với một loạt bài nghiên cứu về then được công bố trên các tạp chí, cũng như qua hai đề tài luận văn luận án về then, đã cho thấy sức sống của then, các giá trị nghệ thuật của then Tất cả các ý kiến của các nhà nghiên cứu

đi trước sẽ được chúng tôi tiếp thu và xử lí trong khi thực hiện nhiệm vụ mà

đề tài luận văn đã đặt ra Tuy nhiên, vì đề tài có liên quan tới vấn đề văn hóa

và nghiêng về hướng tiếp cận theo văn hóa, cho nên chúng tôi trình bày dưới đây cơ sở lí luận liên ngành về văn hóa như là chỗ dựa về lí thuyết cho luận văn của chúng tôi 15

3 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 15 3.1 Mục đích nghiên cứu 15 Việc nghiên cứu Then Tày từ góc nhìn văn hóa hướng tới mục đích giải quyết một vấn đề, đó là nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống, theo phương pháp tiếp cận văn hóa học lịch sử về mảng Then Tày giải hạn trong di sản Then Tày đang còn lưu giữ được cho đến nay 15 3.2 Đối tượng nghiên cứu 15 Công trình của chúng tôi tập trung vào vấn đề Then Tày dưới hình thức văn bản đã được sưu tầm và công bố, nhưng vì Then Tày có qui mô và khối lượng lớn, nhiều chủ đề khác nhau cho nên chúng tôi chủ trương tập trung nghiên cứu mảng Then Tày giải hạn, vì chủ đề Then giải hạn có tính bao trùm và giao thoa với các chủ đề Then khác như Then cầu mùa, cầu thọ, cầu tài, cầu lộc, cầu an Những tài liệu này đã được tập hợp trong tập 12 của cuốn sách Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 2012, và cuốn Then Kỳ Yên Khai Xuân của Nguyễn Thiên Tứ, (Nxb Văn hóa Thông tin) Đồng thời bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành khảo sát thực

tế ở các địa phương khu vực miền núi phía Bắc có cư dân Tày như Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn… nơi có truyền thống hát Then 15 3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 16

Do khuôn khổ của luận văn cao học, công trình nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào mảng Then cầu an giải hạn của dân tộc Tày mà không đi sâu nghiên cứu loại hình Then của các dân tộc khác như Then của dân tộc Nùng

và dân tộc Thái Trong quá trình khảo sát, khi cần thiết chúng tôi sẽ tiến hành

so sánh Then Tày với loại hình nghệ thuật ca lễ của các dân tộc khác như Mông, Nùng, Dao, Kinh… 16 3.4 Nhiệm vụ của luận văn 16 Luận văn của chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm Then Tày trong nền văn hóa truyền thống của đồng bào Tày Đồng thời chúng tôi cũng kiến giải về cơ sở, nguyên nhân hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật dân gian này trong lịch sử văn hóa của đồng bào Tày Chúng tôi sẽ dựa trên những văn bản

Trang 14

nghệ thuật Then Tày đã xuất bản và những kết quả do chúng tôi trực tiếp sưu tầm điền dã, tập trung vào chủ đề cầu an giải hạn từ đó phân tích và chỉ ra các giá trị nghệ thuật về nội dung và hình thức của nó trong nền văn nghệ dân gian, từng có sức sống lâu bền trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Tày, nhiệm vụ cụ thể sẽ được triển khai theo nội dung của từng chương luận văn 16

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ trương đặt Then Tày trong nền văn hóa dân tộc Tày nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung để khảo sát Đồng thời phối hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 16 4.1 Phương pháp lịch sử - văn hóa: Chúng tôi đặt Then Tày trong tiến trình lịch sử văn hóa của dân tộc Tày và xem xét Then Tày như là một sản phẩm nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc Tày 16 4.2 Phương pháp hệ thống: Nhằm tập hợp các tác phẩm gần nhau về chủ đề cầu an giải hạn trong ca lễ của loại hình nghệ thuật hát Then Đó là những tác phẩm thơ ca dân gian tiêu biểu thường xuyên được các thày Tạo, ông Then,

bà Then sử dụng trong ca lễ và được nhân dân lưu truyền, hưởng ứng và nuôi dưỡng trong đời sống dân gian 16 4.3 Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Để nghiên cứu những biểu hiện của loại hình thơ ca dân gian đặc biệt này, chúng tôi sẽ làm rõ đặc trưng kết cấu của những câu thơ, bài ca, những hình thức tổ chức lời thơ, lời thoại của truyện thơ, một số các biểu tượng dân gian liên quan tới nghi lễ giải hạn 17 4.4 Phương pháp liên ngành: Để làm rõ đặc trưng của lọa hình Then chúng tôi đồng thời khảo sát hình thức hát và múa Then, quan hệ giữa lời ca, nhịp điệu với các đạo cụ trong quá trình hành lễ Qua đó cho thấy, từ văn bản tác phẩm Then đến bài ca Then trong diễn xướng là một qui trình vận động biến đổi, phát triển của văn bản nghệ thuật 17 Ngoài các văn bản đã được sưu tầm xuất bản, chúng tôi sẽ kết hợp vừa khảo sát vừa tiến hành điền dã tìm hiểu thêm các văn bản Then khác và các sắc màu văn hóa ở các địa phương miền núi có cộng đồng dân tộc Tày sinh sống .17

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 17

1 Đây là công trình đầu tiên nêu vấn đề nghiên cứu Then Tày dưới góc nhìn văn hóa với cách tiếp cận riêng nhằm làm nổi bật các giá trị văn hóa truyền thống của của Then Tày từ nội dung và hình thức biểu hiện của Then 17

2 Luận văn tiến hành đối chiếu văn bản Then Tày từ nguyên tác với bản dịch

và chỉ ra một số phương thức biểu hiện nghệ thuật của Then Tày từ ngôn từ nghệ thuật và một số hình thức biểu hiện trong nguyên bản thơ ca dân gian của đồng bào Tày 17

3 Từ kết quả nghiên cứu của mình, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị về việc bảo tồn và lưu giữ giá trị văn hóa của Then Tày như là một di sản văn

Trang 15

hóa mang đậm bản sắc dân tộc, góp thêm tiếng nói trong việc đề nghị

UNESCO công nhận Then nói chung và Then Tày nói riêng là di sản văn hóa

phi vật thể của nhân loại 17

6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 17

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi được triển khai thành 3 chương như sau: 17

Chương 1 Khái quát về văn hóa dân gian Tày và Then Tày 17

Chương 2 Thế giới hiện thực muôn màu trong Then Tày 17

Chương 3 Một số phương thức biểu hiện của Then Tày 17

Chương 1 18

KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA DÂN GIAN TÀY VÀ THEN TÀY 18

Dựa trên các quan niệm về văn hóa đã tổng thuật, kết hợp với thực tiễn khảo sát điền dã về truyền thống văn hóa Tày, chúng tôi đi đến khái niệm văn hóa dân gian Tày như sau: Văn hóa dân gian Tày là một nền văn hóa có truyền thống lâu đời trong lịch sử được kết tinh bởi những giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Tày trong mối quan hệ gắn bó với thiên nhiên, xã hội, phong tục tập quán, hình thành trong quá trình lịch sử cư trú, đấu tranh sinh tồn, lao động sản xuất và sáng tạo mang tính đặc thù dân tộc, là một phần tinh hoa và bản sắc văn hóa Việt Nam.Văn hóa dân gian Tày là một nền văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn phong cách của dân tộc Tày và cũng là một di sản quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa đa sắc tộc của Việt Nam Trong di sản văn hóa đó, Then Tày là một bộ phận quan trọng mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây 35

Tác giả Nông Văn Hoàn trong bài Bước đầu nghiên cứu về Then Việt bắc in trong tập Mấy vấn đề về then Việt Bắc, cho biết: "Then là Tiên (được gọi là sliên) là người của trời Họ là người giữ mối liên hệ giữa người trần gian với Ngọc Hoàng và Long Vương Khi họ làm then là họ đại diện cho người của trời giúp cho người trần gian cầu mong được sự tốt lành, được tai qua nạn khỏi v.v tức là then chỉ làm điều thiện cứu giúp người trần gian"[61/14] 36 Theo nhà nghiên cứu Lục Văn Pảo người viết mục từ Then trong Từ điển Văn học bộ mới, thì :"Then là một trong những hình thức cúng bái của dân tộc Tày

ở Việt Nam, then giống Pụt ở nhiều mặt: loại sinh hoạt Tày, cúng quỉ trừ tà chữa bệnh cho người ốm, cầu phúc như kỳ yên; người hành nghề cũng phải được sắc phong cấp bằng Chính vì thế mà xưa nay giới nghiên cứu thường ghép chung Pụt Then vào làm một Thực ra hai loại này có những chỗ giống nhau nhưng cũng có những chỗ khác biệt đáng kể, bởi thế mới có tên khác nhau." [141/1657] Cách hiểu này cho thấy Then là một loại hình sinh hoạt văn hoá tâm linh của dân tộc Tày Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên lại phân biệt cụ thể hơn: "Pụt đầu tiên là của người Nùng được người Tày tiếp thu và chuyển hoá thành Pụt của người Tày." [138/58] Chữ “Pụt” là cách đọc biến

âm của chữ “Phật” mà ra Chữ Pụt này cũng như chữ Phật của người Kinh và

Trang 16

có thể đều bắt nguồn từ chữ Budda mà trong tiếng Việt thường gọi là Bụt mà xét từ góc độ này thì Then hay là Pụt đều trực tiếp hoặc là gián tiếp liên quan đến Phật giáo, liên quan đến Phật tính vị tha của Phật giáo, nói rộng ra Then

và Pụt đều là đấng linh thiêng 36 Tác giả Nguyễn Thị Yên trong chuyên luận Then Tày đề xuất "Xem xét khái niệm Then, Pụt dựa trên ba thành tố chính: Nghệ nhân, nghi lễ và hình thức nghệ thuật mà nghệ nhân sử dụng để thực hành nghi lễ…Then chịu ảnh

hưởng nhiều các yếu tố dân gian người Kinh còn Pụt chịu ảnh hưởng nhiều các yếu tố dân gian vùng Nam Choang, lời hát then pha trộn nhiều tiếng kinh

và âm Hán Việt trong khi lời Pụt nhiều chất bản địa hơn" [138/58] Nhận định này dựa trên sự giao lưu văn hóa trong quá khứ lịch sử 37 Nhà nghiên cứu Triều Ân cho biết trong chữ Nôm Tày có tới mười cách viết

và biểu hiện khác nhau về “Then”, “Pụt” Một nhận xét quan trọng của nhà nghiên cứu này trong cách viết các chữ Then, Pụt thì có 6 chữ Thiên để biểu thị Then hàm ý biểu nghĩa Trời và 7 chữ “nhân” đi kèm theo chữ Thiên (天), tạo ra ý niệm người nhà trời, ngụ ý là các bậc thần linh Như vậy khái niệm Then có gắn liền với quan niệm về Thiên đây là cách đọc biến âm của chữ Thiên (天) 37 Nhà nghiên cứu Trịnh Khắc Mạnh trong lời nói đầu tập 11 bộ Tổng tập truyện thơ Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam- Then Tày khẳng định: "Then là những khúc hát là hình thức biểu diễn tổng hợp văn học nghệ thuật dân gian của người Tày phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử và tồn tại cho đến ngày nay Then phản ánh hiện thực xã hội ở các giai đoạn lịch sử, phản ánh thế giới tâm linh của cộng đồng, đồng thời còn phản ánh rõ giá trị văn hoá đặc sắc của người Tày, tiêu biểu là nghệ thuật biểu diễn cùng với môi trường diễn xướng mang đậm màu sắc dân gian thông qua các thể loại độc tấu, song tấu, hoà tấu, hỗn tấu cùng cây đàn tính"[5/6] 37 Trong bài viết: Then – cái nhìn từ văn nghệ dân gian đăng trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian của tác giả Hoàng Nam cho hay: “Then là thuật ngữ của tiếng Tày, Nùng, Thái ở nước ta và của người Choang ở Trung Quốc” [63/3] Từ các nguồn tài liệu khác nhau, tác giả cho biết Then còn được giải thích bằng nhiều cách: Then là Sliên (Tiên) con trời; Then là con người được trời đầu thai là con trời Hát Then là thực hiện những bài hát về nghi lễ linh thiêng để giúp người dân Là một loại hình thơ ca dân gian đặc biệt dùng trong nghi lễ tín ngưỡng, trước khi thành lời ca tiếng hát, Then trước hết cũng là một tác phẩm thơ ca Then Tày là hệ thống tổng hợp các bài Then của đồng bào Tày nói chung mà các bài then này tự thân đã là các tác phẩm văn học Để dễ dàng nắm bắt tính chất của then, chúng tôi dựa vào chủ đề, nội dung của các bài Then và trên cơ sở tổng hợp tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước kết hợp với thực tế khảo sát điền dã, chúng tôi chia Then thành 6 loại (Xem phần phụ lục) như sau: 37

Trang 17

a.Then kỳ yên giải hạn hay Then cầu an giải hạn: Cảm hứng trong các bài Then là cầu mong sự bình an, hạnh phúc, trường thọ, giải thoát vận hạn, tai ương cho con người; 38

b Then bói toán: tìm hiểu những bí ẩn liên quan đến bệnh tật, tai nạn, tình duyên; 38

c Then tống tiễn, hay Then slống viác then tiễn hoa héo: được sử dụng như là hình thức đưa tiễn những trẻ yểu mệnh, hay các tảo sa, tảo lạc; 38

d Then cầu mùa, cầu đảo diệt trùng, mang ý nghĩa mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt ít sâu bệnh; 38

e Then chúc tụng, ca ngợi: được sử dụng khi gặp vận may hay gắn với những thời điểm vui vẻ khi gia đình có niềm vui lớn; 38

f Then trung lễ, đại lễ hay là then khao mạ, lẩu then: có đặc trưng gắn với nghi thức liên quan đến việc hành nghề của Then 38 Việc phân chia Then thành sáu loại trên đây xuất phát từ thực tiễn cuộc sống Con người hàng ngày phải đối mặt với nhiều nghịch cảnh như thiên tai, địch họa, bệnh tật, mất mùa, vui, buồn , dưới hình thức một hiện thực muôn màu muôn vẻ, theo đó niềm vui cần được nhân lên, nỗi buồn cần được xoa dịu hay

an ủi Vì thế, cần có những diệu pháp tinh thần kịp thời để con người vượt qua trở ngại có niềm tin đi tới tương lai, dẫn tới sự ra đời của các loại Then khác nhau Tuy nhiên, ranh giới các loại Then Tày là tương đối, bởi các sự vật

và hiện tượng trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ hòa trộn lẫn nhau, các chủ

đề nổi lên trong cuộc sống đời thường cũng có sự giao thoa chồng chéo lẫn nhau: Cầu an đi kèm với giải hạn; chúc tụng ngợi ca đi với lẩu then; bói toán gắn với với Then tống tiễn Then Tày là một bộ phận quan trọng của nền văn nghệ dân gian Tày 38 Như vậy, mặc dù các quan niệm trên đây có những điểm chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng chúng ta thấy các nhà nghiên cứu đều coi: Then là những bài ca dân gian gắn liền với đời sống tâm linh hình thành và phát triển trong sinh hoạt dân gian, xuất phát từ những nhu cầu, khát vọng của con người muốn giải thoát mọi tai ương, nhờ thế giới linh thiêng trợ giúp được sống bình yên, hạnh phúc, ấm no Then như vậy sẽ gắn với nghi lễ diễn xướng dân gian và tồn tại trong không gian diễn xướng này 39 2.2.Then Tày trong nền văn nghệ dân gian Tày 39 Then là văn bản những bài ca dân gian được dùng trong ca lễ với nhiều chủ

đề khác nhau gắn với đời sống tâm linh Chủ đề cầu an giải hạn là cảm hứng chủ đạo, đó là một phần trong chỉnh thể hữu cơ của Then Tày nói chung Hình thức diễn xướng này gắn với âm nhạc, vũ đạo, ngoài nghi lễ còn bao gồm các hiện tượng văn hoá khác nhau biến không gian biểu diễn vốn quen thuộc thành không gian thiêng liêng Vì thế Then ngoài tính chất là một loại hình nghệ thuật ngôn từ thể hiện qua các văn bản và lời hát thì còn là một loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp, tức là kết hợp giữa hát- múa, giữa âm

Trang 18

nhạc và vũ điệu, giữa nhịp của lời thơ, lời văn, giữa nhịp của ngôn từ với nhịp của động tác Cách biểu diễn vừa mang tính xã hội vừa mang tính tôn giáo Theo Nguyễn Thị Yên, Then có 4 hình thức diễn xướng: Một là diễn xướng Then chúc tụng hay còn gọi là Then chúc phúc; hai là diễn xướng Then bói

mà quan trọng nhất là “Then Hỉn én du xuân”, một trò chơi giải trí dưới sự chủ trì của thầy Then dự đoán số phận và tình duyên, gắn với không khí của ngày tết, và ngày lễ; thứ ba là diễn xướng Then đi hành nghề: theo yêu cầu của từng gia đình; thứ tư là diễn xướng hội then (Lẩu Then) gắn với các nghi

lễ cấp sắc hay nghi lễ tiễn thầy Then về trời 39

Về sự tích cây đàn tính, truyền thuyết của người Tày cho biết cây đàn tính được con gái của Pụt luông làm ra Con gái Pụt luông dạy cho người Tày các điệu lượn và cách gảy đàn tính Truyền thuyết này thiêng liêng hóa cây đàn đồng thời cho thấy âm nhạc đàn tính gần gũi với âm nhạc Phật giáo Bên cạnh

đó là câu chuyện về chàng Xiên Câm, người đã nuôi tằm bằng cây dâu mà anh ta lấy được trên trời đem về nuôi tằm lấy sợi, rồi từ những sợi tơ tằm anh tạo ra sợi dây đàn Xiên Câm trồng bầu để lấy quả bầu làm thành bầu đàn còn cán đàn, sừng đàn được làm từ những cây quý, những loại cây có hương thơm như cây khảo hương hay cây lý, cây dâu Đó là những loại cây nở hoa bốn mùa và có mùi hương thơm kỳ lạ Các truyền thuyết đó cho thấy vẻ đẹp văn hóa của cây đàn tính Dây đàn tính truyền thống thường dùng tơ tằm làm sợi dây đàn cũng cho thấy người Tày đã thành công trong việc nuôi tằm lấy sợi

để dệt vải hay để làm các vật dụng khác Sợi dây đàn bằng tơ tằm được các nghệ nhân chuốt đi chuốt lại bằng sáp ong hoặc nhựa củ nâu để tạo ra độ bền

và âm thanh đồng điệu Có hai loại đàn tính: đàn hai dây và loại đàn ba dây Mỗi loại có những hợp âm nhất định tạo ra âm thanh ấm áp, hơi trầm phù hợp với âm điệu của lời then, với không gian diễn xướng Cây đàn tính trở thành loại nhạc cụ mang đậm bản chất dân tộc Tày Cây đàn tính cho dù hai dây hay

ba dây thì cũng nằm trong bộ nhạc cụ bằng dây rất tiêu biểu của văn hoá Việt Nam 42 Như đã trình bày ở chương một, lời Then phản ánh một thế giới hiện thực đa dạng, muôn màu muôn sắc, kể cả Then cầu an giải hạn Vấn đề cầu an giải hạn là chủ đề lớn nhất trong Then Tày bởi vì giữa cầu an và giải hạn có mối quan hệ nhân quả, thống nhất với nhau Nói đến tai ương và ước muốn giải thoát của con người là nói đến trạng thái nhân sinh thường trực của đời người, trong đó có không ít trở ngại nằm ngoài hiểu biết của con người, cần có

những diệu pháp tinh thần thích ứng để con người gửi gắm niềm tin và hy vọng 46

1 Quan niệm về vận hạn của người Tày trong Then 46 Trước hết, tính chất cầu yên giải hạn có mặt trong cả 6 loại Then Số lượng các bài Then gắn liền với chủ đề cầu an giải hạn phụ thuộc vào các nghi lễ then Cụ thể ít nhất là ba bài nhiều nhất nhất là 36 bài, bình quân từ 10 cho

Trang 19

đến 23 bài Số lượng như vậy cho thấy việc cầu an giải hạn là một đặc trưng trong đời sống tinh thần của người Tày, đó chính là quan niệm về con người .46 Người Kinh quan niệm:"Người ta là hoa của đất" thì người Tày cũng coi con người là sản phẩm của Mẹ Bjoóc- Mẹ hoa tạo ra: "Nhờ then lên bắc cầu thiên nhan/ Nhờ then lên cầu nam cầu nữ/ Cầu nữ được ngọc nữ dương gian/ Hôm nay được giải xung giải khắc/ Giải đông tây nam bắc đủ khoa/ Lên xin nụ với

cô, xin hoa với mẹ/ Nụ được xuống dương gian bình an/ Hoa mẹ xuống

dương gian được trụ" (Sưu tầm của tác giả luận văn) Theo đó, con người là sản phẩm của thần linh, là kết tinh của trời đất Con người được hiểu như là một vẻ đẹp tinh khiết nhưng đồng thời cũng là một sinh linh bé bỏng mỏng manh Vì thế, việc cầu yên giải hạn là đương nhiên; chẳng hạn, đối với việc cầu con thì không chỉ đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn mà còn là khát vọng chung Vì thế, việc cầu con và giải hạn cho con trở thành những hình thức nghi lễ quan trọng đối với người Tày Đối với người Tày trẻ con dưới 12 tuổi thì chưa phải là người vì thế trong giai đoạn trẻ từ 1 đến 12 tuổi người ta phải làm lễ giải hạn nhiều lần Số nghi lễ giải hạn dành cho trẻ con là rất nhiều Nếu ở người Kinh các nghi lễ gắn với trẻ con thường là lễ chẵn tháng, chẵn năm, lễ thôi nôi, lễ mừng thọ thì ở người Tày các nghi lễ gắn với con người, gắn với trẻ em bắt đầu từ thời mang thai của người mẹ Cụ thể là lễ bắc cầu xin hoa để xin Mẻ Bjoóc ban tặng cho mình theo đó hoa vàng là con trai, hoa bạc là con gái, tiếp đó là lễ an va, mục đích là cầu an cầu phúc được tổ chức khi người mẹ mang thai tháng thứ ba đến tháng thứ tám nhằm báo tin mừng cho Mẻ Bjoóc và cầu xin mẹ tiếp tục phù hộ Một lễ nữa cũng rất quan trọng vào tháng thứ bẩy là lễ giải khoăn bắc báng tức là giải thiên la địa võng được tiến hành khi thai nhi bị sa vào lưới trời, lưới đất Lễ giải hạn này nhằm giúp cho việc sinh nở thuận lợi Sau khi, sinh được ba ngày thì người Tày lập bàn thờ Mẻ Bjoóc mục đích báo tin và tạ ơn đồng thời cầu xin bà phù hộ cho đứa trẻ khoẻ mạnh 46 Người Tày rất quan tâm tới vận hạn của con người, phổ biến trong dân gian dưới các hình thức như gặp hạn, rơi vào hạn hay thoát hạn mà những cái đó thường được tổng kết lại dưới hình thức các câu tục ngữ hoặc thành ngữ chẳng hạn trong văn hoá người Kinh có câu." Bốn chín chưa qua, 53 đã tới."; bảy mươi ba khiêng ra rú (rừng)”, hay các chu kỳ liên quan đến nhịp sinh học của con người mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn hoặc gắn với các linh tính, linh cảm để từ đó người ta thường an ủi nhau một cách đơn giản là "của

đi thay người" Tất cả những ám ảnh như vậy được gọi chung là hạn, điều đó

có nghĩa: hạn (hay vận hạn) là một cái gì đó được con người nhìn nhận và thừa nhận và được con người cảnh giác đề phòng bằng cách cầu khẩn, để từ

đó nghi lễ cầu yên giải hạn ra đời, mà nghi lễ này nói chung cộng đồng các dân tộc đều có Người Tày quan niệm cuộc đời con người như một cái cây

Trang 20

mệnh số, một bồ gạo, bồ thóc mệnh số Từ đó ta có thể hiểu hạn là những rủi

ro những cản trở, những bất trắc Cách nói năm xung tháng hạn đặc biệt gắn với những thời kỳ với các tuổi như 49, 61, 73, 85 hay 48, 60, 72, 84 tuỳ theo cách tính của mỗi thầy Then Người Kinh và người Tày đều rất quan tâm đến con số 49, con số này đánh dấu sự phân kỳ trong cuộc đời con người và cũng

vì thế lấy 49 cộng với 12 thì ta sẽ có các con số biểu thị tính quy luật tạo thành chu kỳ hạn với con người Cứ như thế nếu tính lấy mốc một tuổi thì cứ cộng với 12 thì ta sẽ có chu kỳ như vậy (hay còn gọi là chu kỳ chuyển giáp tính theo lịch Can, Chi) Cách tính tuổi hay cách tính vận hạn như vậy đều gắn liền với văn hoá nông nghiệp tức là gắn với cách tính thời lịch theo mặt trăng và được diễn giải dưới hình thức những câu thơ thể hiện trong các lời của văn bản then 47 Con người sống trong tự nhiên, chịu ảnh hưởng của tự nhiên và tất yếu, thiên nhiên tác động vào con người cũng theo chu kỳ gắn liền với tuổi tác nghĩa là gắn liến với tiềm năng sức khoẻ của con người Từ đấy, mỗi độ tuổi đều có hạn riêng và việc giải hạn là cần thiết Giải hạn là một hoạt động nằm trong sinh hoạt văn hoá tâm linh của các tộc người, với người Tày thể hiện qua Then trong nghi lễ giải hạn, lời văn tạo ra một hình thức đối thoại, cầu nguyện cho cuộc sống yên bình Ví dụ, trong “Cống sứ tìm hồn trẻ trốn bên Hác”có đoạn:“Vượt ba trăm con đường tụ/ Chín trăm con đường chụm/ Ba mươi hai đường gặp/ Chúa đến bến thuyền ngang/ Then đến đường nước sứ/ Thiên hạ cùng mọi xứ cống khoa/ Tứ hải đại quốc gia mọi chốn/ Ba năm cho một ngày cống vương/ Nước Tần Hán Tề Lương Giao chỉ/ Lỗ Yên Ngô, nước Ngụy nước Chu/ Tống Sở Việt Hung Nô Lưu Triệu/ Mười hai đường cấp yếu hành thông(…)/.Lệnh thân tại An Nam tiểu quốc/ Tại hộ mỗ tử tức bất an/ Nội giản điệp ký viên kỷ định/ Hữu kim ngân thế mệnh sinh nhân/ Phục vọng đức hoàng thiên chuẩn xá/ Niên niên thường lễ tạ đáo cung/ Bất khống lệ hoàng tông phụ mẫu… Kim niên hữu lễ lược tiến lai/ Dẫn nạp đủ cố chay ngân khố/ Mèo vàng bạc đủ số nạp chung/ Thế hộ mỗ chính thân dương thế/ Thượng vị ngự ngài vàng phán ngay/ Phó hạ cho dương đông thuộc tính/ Công lòng thành lễ tiến quốc gia/ Phó cho chữ vinh hoa phú đức/ Phong cho chữ phú túc khang ninh/ Phó cho chữ trường sinh phúc thọ/ cho mang về bản thổ quê hương…” [5/218] Lời văn mang tính kể lể hành trình đi cống sứ và các lễ vật

để đem cống nạp và cầu nguyện tìm hồn của của những người mải vui ở nơi khác bị lạc quên mất đường về dẫn tới bị ốm đau, bệnh tật… và đồng thời cũng cầu nguyện cho gia đình luôn được mạnh khỏe, bình an, và qua việc cống sứ với bách thức thơm ngon; của ngon vật lạ, vàng bạc kim ngân để thế mạng cho người lạc mất hồn và cầu xin Ngọc Hoàng ban phát cho gia chủ vinh hoa phú đức, trường sinh phúc thọ và phong cho cuộc sống luôn phú túc khang ninh 48

Trang 21

Việc giải hạn còn liên quan tới quan niệm về hồn vía ở trong con người Người Tày cũng có quan niệm ba hồn chín vía đối với nữ và ba hồn bẩy vía đối với nam như quan niệm của người Kinh, ba hồn ở đây là tinh, khí, thần

mà theo đó khi khí còn thì tinh xuất tạo nên thần sắc của con người còn khi khí kiệt thì tinh mất, thần mất và dẫn tới cái chết; hay là hồn đầu, hồn chân tay, hồn bụng trong quan niệm của người Tày mà các hồn này cũng tồn tại như những thực thể độc lập có thể rời cơ thể mà đi chu du đây đó, mải chơi không chịu về, và khi hồn vía rời xác đi chu du thì người thường mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên và ốm yếu, mức độ tùy thuộc vào số hồn vía (khoăn) bỏ đi nhiều hay ít Đây là hiện tượng mất vía, mất hồn thường gặp đối với trẻ nhỏ, người già, người ốm yếu, phụ nữ có thai Vía ở đây không phải cái gì huyền bí mà chính là các bộ phận trên cơ thể, đó là các khiếu gồm: hai

lỗ tai, hai lỗ mũi, hai con mắt, một cái miệng (tạo thành 7) và thêm hai nhũ hoa ở con gái (tạo thành 9) Như vậy, vía gắn liền với các cơ quan với các chức năng cụ thể đó là thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác Việc hồn hay vía đi ra khỏi cơ thể do nhiều tác động khác nhau có thể hồn bị phi lòi (ma thiên lôi) bắt khi đi vào rừng hay bị phi mật (ma nước) bắt khi đi ra sông suối, hoặc có thể hồn vui bạn vui bè chạy lang thang đi chơi như lời then miêu tả:

“… Mười hai đình Long Quân vui thú/ Những nam thanh nữ tú vui đùa/ Một đình thì ngâm thơ đọc truyện/ Một đình thì tiêu khiển đàn ca/ Đình này học chữ và thơ phú/ Đình này là nam nữ hẹn nhau/ Đình này là trai trẻ đánh cờ/ Đình này là lượn vui hát hội/ Đình này là đàn nhạc đàn loan…Hồn cứ thế lạc

về đình chơi/ vui với đàn với nhị quê nhà/ không còn nhớ dương gian nhà cửa ”[6/195] Cũng như người Kinh luôn tin rằng con người có số phận, người Tày cho rằng những cặp vợ chồng không có con hoặc hữu sinh vô dưỡng là do số mệnh rơi vào cung cô rần, cô sáu (nghĩa là cô độc) hay cung tiệt tự (không có con) hoặc cung slam phạ đeng (Tam thiên hồng), chất phạ đeng (Thất thiên hồng)… nói chung những cặp vợ chồng rơi vào những cung

số này là hiếm muộn con cái vì thế phải làm lễ giải hạn bắc cầu xin hoa để Mẻ Bjoóc ban hoa Mẻ Bjoóc là người trông coi việc sinh sản, ban phát sự sống cho con người, phân hoa, phân nụ xuống trần gian Mẹ phân hoa vàng thì được con trai, phân hoa bạc thì được con gái Hoa mẹ phân, bông to bông đẹp thì đứa trẻ khỏe mạnh, bông nhỏ, bông héo thì trẻ sinh ra sẽ ốm yếu Người phụ nữ lần đầu tiên mang thai hay lấy chồng gặp tuổi hạn hoặc có xung khắc nhỏ, những cặp vợ chồng lấy nhau đã lâu mà không có con, có sinh những không có dưỡng tức đẻ non hoặc đẻ ra chết không nuôi được hay con trẻ khi mới sinh đến 3 tuổi thì phải làm Then giải hạn cầu xin Mẻ Bjoóc ban hoa, ban phúc cho mình: “Chắp tay xin nụ với Thánh/ Chụm tay xin hoa với mẹ/ Tích

Đế mẹ phân về/ Tích ca liền đưa lại/ Thánh Mẫu trao hai bông vàng bạc…”

Mẹ là người ban hoa ban nụ, là người coi sóc con trẻ, mẹ là tối cao Hoa

Vương Thánh Mẫu: “Chắp tay lạy các mẹ trên cung/ Mẹ phân hoa thành

Trang 22

chùm/ Mẹ phân hoa từng bông/ Mẹ trông tã trông địu/ Mẹ trông chăn trông áo/ Cửu thiên vệ phòng Hoa Vương Thánh Mẫu” Các cặp vợ chồng muốn có con đàn cháu đống, con cái khỏe mạnh như sóc như nhím người ta phải làm Then nhờ các ông, bà Then lên mường trời gặp Thánh Mẫu xin mẹ ban hoa, ban nụ Đó là nguyên nhân ra đời của lễ an va (lễ cầu an, cầu phúc) Lễ này được làm khi con dâu có thai đến tháng thứ ba và tháng thứ tám để báo mừng tin cho Mẻ Bjoóc, cảm tạ Mẻ Bjoóc, cầu xin mẹ ban phúc lành và may mắn cho con dâu Lễ giải khoăn bắc báng (Giải thiên la địa võng) làm lễ này để việc sinh nở được thuận lợi Lễ báo Mẻ Bjoóc là lễ lập bàn thờ Mẻ Bjoóc được thực hiện khi đứa trẻ được sinh ra ba ngày với mục đích tạ ơn Mẻ Bjoóc

và cầu xin bà trông nom phù hộ cho đứa trẻ khỏe mạnh: “Cầu xin mẹ trọn tình thương/ Phù trì cho cháu lớn khôn khôn từng giờ/ Tỏa rợp như cây đa bóng mát/ Cao nhanh như cây trám ngút trời xanh/ Ngày ăn ngon đêm ngủ yên lành/ Bữa cơm bữa nước đòi ăn suốt ngày/ Ăn như con thon trong rừng/ Ngủ như con nhím lim rim đắm chìm/ Ngày lớn đến vài phân đến vài tấc/ lớn ngay trong khoảnh khắc năm canh/ Bệnh hoạn không lui tới tìm/ Tim gan không thắt không chìm kêu ran/ Lòng dạ thông minh sáng như hoa/ lớn khôn tuấn kiệt tài ba…”[6/197] 49 Khi bố mẹ đã đến tuổi 49, 61, 73, 85… tức là những tuổi hạn, tuổi chuyển giáp, người Tày gọi là năm xung tháng hạn, hay xảy ra rủi ro, hoạn nạn ốm đau, vì thế các con cháu chắt thường tổ chức lễ giải hạn cầu yên nối số cầu chúc cho ông bà, cha mẹ luôn được mạnh khỏe bình an thượng thọ vô cương Muốn vậy thì các con phải nhờ ông, bà Then làm lễ đó là Bù thóc, gạo vào bồ cho mệnh số (Pủ lường) bồ thóc, bồ gạo (dảo khảu) Thóc gạo là để nuôi sống con người khi con người sống lâu thì thì thóc gạo để nuôi họ cũng bị hao hụt,

bồ thóc sẽ bị vơi đi, cây mệnh già cỗi và cũng héo dần Vì thế, con cháu phải làm lễ để bù thêm thóc gạo vào bồ để bồ thóc lúc nào cũng đầy với ý nghĩa là

bù thêm gạo để người già, bố mẹ ông bà có đầy đủ lương thực ăn trường thọ:

“Chia thóc về bù thêm mệnh số/… Thóc đầy bồ số mệnh cao cường/ Thóc cũ mới trường sinh bất tận…” hay “Bù vựa thóc tràn đầy/ Nối cho mệnh số trường thọ thêm tăng/ Vần thóc lên người gồng người gánh/ Người trèo lên trèo xuống như nêm/ Thóc mệnh số được nâng lên bao lần/ Ngọn đầy ắp chất lên như núi/ Bù qua rồi bù lại đã tràn/ Thóc này sẽ đầy ngàn năm/ Mệnh số càng trường xuân vạn đại/ Sống trăm năm sống mãi vô cương.” [6/117] Trồng cây mệnh số: Đây là một quan niệm có tính chất biểu tượng rất quan trọng trong tư duy về con người và cuộc đời, theo đó mỗi sinh thể trên mặt đất

kể cả cây cỏ lẫn con người và động vật nói chung đều có số mệnh, đều có tuổi thọ nghĩa là không thoát ra khỏi vòng sinh tử theo chu kỳ biến dịch của tự nhiên Đồng thời, số mệnh của con người cũng được biểu trưng bằng những vật thể khác thuộc thế giới khác mà ở đây, cái cây là biểu tượng cho số mệnh con người Vì cây là số mệnh con người cho nên việc trồng cây số mệnh phải

Trang 23

trở thành một nghĩa vụ và việc bảo vệ cây số mệnh là trách nhiệm bắt buộc đối với mỗi con người Từ đây chúng ta sẽ thấy văn hoá giữ rừng của các tộc người miền núi, gắn với tục thờ những khu rừng thiêng tại đó không ai được chặt cây lấy củi Nếu so sánh với dân tộc Khơ Me thì ta thấy người Khơ Me trong cuộc đời của họ thường rất hay trồng loại cây thốt nốt mặc dầu cây thốt nốt từ khi trồng đến khi có quả phải mất thời gian ít nhất là 25 năm nhưng người Khơ Me vẫn trồng là vì họ muốn để phúc lộc lại cho cho con cháu Còn đối với người Tày việc trồng cây số mệnh hay bảo vệ cây số mệnh là trách nhiệm của con cháu đối với các bậc sinh thành Các cây trồng với tư cách là biểu tượng cây số mệnh thường là những cây ngắn ngày và có ứng dụng thực tiễn chẳng hạn như cây chuối, cây tre Cây phải luôn được chăm sóc vun trống tốt tươi, đơm hoa, kết trái thì con người mới được trường thọ sống lâu cây mệnh số đó là cây chuối, cây tre hoặc cây sậy (mạy ỏ) Biểu trưng thứ ba

đó là bắc cầu mệnh số: Cây cầu phải luôn vững chắc, phải luôn được sửa chữa thì mới lưu thông được cũng như con người không có bệnh tật thì cơ thể mới khỏe mạnh Và biểu trưng nữa đó là con trâu, con gà mệnh số: Trâu, gà phải khỏe mạnh không rơi rụng, không bị bệnh tật, mất mát thì mới phục vụ đắc lực cho con người được, vì thế giải hạn cho bố mẹ đồng nghĩa với việc nối thêm số cho bố mẹ (tục nối số) mà số ở đây ngoài nghĩa là số mệnh còn có nghĩa là gia tăng số tuổi, cũng đồng nghĩa với hành động thường xuyên bổ sung bồ gạo pủ lường, biểu tượng đầu tiên của việc giải hạn Điều này, ngày nay vẫn còn được vận dụng khá phổ biến trong cộng đồng dân tộc Tày, cho thấy vẻ đẹp nghĩa tình thể hiện qua tình yêu cha mẹ của con cái cháu chắt dâu

rể, đây cũng chính là đạo hiếu sâu rễ bền cội của một nền văn hóa Đặc biệt hình thức nối số cho bố mẹ là phong tục đẹp được người Tày trường kì lưu giữ, thể hiện tình yêu cuộc sống mang giá trị nhân văn sâu sắc 50 Giải hạn trở thành một nhu cầu tinh thần cho nên người ta tiến hành giải hạn không phải chỉ khi gặp hạn mà khi gia sự bình yên, làm ăn phát đạt, gia đình con cái trên dưới trong ngoài yên ổn thì việc giải hạn vẫn được tiến hành, không chỉ là một hình thức sinh hoạt vui vẻ mà dường như còn là một hình thức giao lưu kết bạn giữa con người với các thế lực siêu nhiên Ví dụ: “… Chúc gia chủ bách tuế kỳ ri/ Sống lâu trường thọ tự như hải hà/ Thọ vô vượng toàn gia hoan hỷ/ Vững như núi thọ tỷ Nam Sơn/ Như cây đa nhiều cội nhiều cành/ Phong ba dầu dãi vững vàng không lay/Như cây si rễ bắt xuyên sâu/ Xuyên qua vahc núi cao muôn trượng…” hay “… Sống cho đến kỳ ri bách tuế/ Vững như thành thọ tỷ Nam Sơn/ Như bóng đa chín chục cành/ Phong sương không quản, cuồng phong vững vàng/Như cây si bám xuyên vách đá/ Như mai trúc trăm dóng vươn dài/ Như tùng bách trong tuyết rơi/ dầm sương dầu dãi còn cây xanh rì/ Ra đồng gặp nắng mưa không quên/ Lên nương rẫy chân cững đá mềm/ Lủi như con quốc ngoài đồng/ sải cánh như con trĩ rừng sơn xuyên/ Gối không chồn chân không mỏi…”[6/182] 52

Trang 24

Xuất phát từ quan niệm đó, giải hạn trở thành một đòi hỏi chính đáng của con người nhu cầu này quy định sự ra đời của Then Tày giải hạn Như vậy xét về bản chất then giải hạn là một loại hình nghệ thuật có tính văn hoá cao bởi vì

nó là sản phẩm của con người nó được sinh ra bởi con người và nó phục vụ cho con người, mặc dầu trong những lời cầu khấn thì có thể mở rộng ra xin giải hạn cho cả gia cầm, gia súc cho vật nuôi nói chung cho mùa màng cho nhà cửa Tục giải hạn của người Tày bao hàm cả vật nuôi cây trồng nữa Có thể thấy điều này qua lễ cúng tắm lá lúa (Toọc pổn dào bâư khẩu) với những ước mong rất chân thành: “Hồn lúa ngồi cho vững/ Vía lúa đứng cho ngay / Gió gào không chuyển / Sét đánh không đổ / Bông lúa ngập bờ trên / Gối lên kín bờ dưới” [5/25,28] “ … Cầu khất tới cửa Thần nông/ Năm nay lúa tốt mùa màng bội thu/ Cả nhà khang thái được mùa/ Ngài độ trì gió hòa mưa thuận ” [5/135] Hay lễ xo lộc (xin lộc) còn gọi là hội lên đồng (loọng khoăn vài: gọi vía trâu) thường được tổ chức vào ngày 6/6 hàng năm: “Trâu bò sớm chiều nghỉ cày bừa / Tự do chơi nhởn kiếm ăn cỏ / Ăn cỏ “mía vươn” trên vách đá / Ăn cỏ rọn, cỏ chắn bờ ruộng / Cây gì cũng cứ nuốt, cỏ gì cũng cứ ăn / Ăn để mập chân tay / Khoeo chân dày / Đùi cũng mập / Đến vụ cày bừa vững vàng…” hay “Dốc núi trâu mệnh leo qua/ Bốn chân cứng cáp vững như tường thành/ Đít tròn như quả sim chín mập/ Trong như hình quả nhót trên cành/ Ngày nghé ọ đi tìm/ Đối phương tìm húc mài sừng ngọ nga/(…) Gà mệnh vẫn đủ trọn mười phân/ Mảy may không mất một con/ Con diều con quạ không ăn không vồ/ Không có con nào què gẫy cánh/Quạ diều không bén mảng làm càn/ Gà còn nhảy ổ gọi ran/ Con sống con mái gọi đàn bên

nhau.”[6/121] Việc gọi vía cho trâu gợi nhớ tới câu tục ngữ phổ biến trong tâm thức người Tày: Pẻng tải vài phằng / Pẻng phẳng vài hảy Nghĩa là: bánh gai trâu cười, bánh chưng trâu khóc 52 Then Tày giải hạn gắn liền với đời sống tâm linh của con người đây mang dấu

ấn tín ngưỡng nguyên thuỷ như là tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ các linh vật hay tô tem giáo Then “Khảm Hải” (Vượt biển) là là tác phẩm Then tiêu biểu, bởi nó chứa đựng nhiều chức năng nghệ thuật Văn bản sử dụng trong giải hạn thường gồm nhiều bài kết nối với nhau, nếu làm đầy đủ một lễ giải thường phải dùng các bài như sau: Mời tướng, gọi hương, vào cửa tổ tiên, lệnh hương, sai hương, đón tướng, đón ngựa, khao ngựa, giải uế, dọn lễ, phân

lễ Các cuộc then giải hạn thường được thực hiện thành 21 bước hay bài Trật

tự hay thứ tự diễn xướng của 21 bài này tuỳ thuộc vào mục đích thực tế của cuộc Then hay theo yêu cầu cần giải hạn Vì thế, cấu trúc chung của Then Tày giải hạn mang tính chất động nghĩa là không theo một trật tự cứng nhắc Tuy nhiên, nếu xem xét Then Tày từ phương diện diễn xướng thì cấu trúc chung của Then Tày trong hình thức này sẽ có các bước: trước hết là cầu xin, tiếp đó

là trình bày lí do và kết thúc là phần cảm tạ Phần cầu xin bao giờ cũng gắn với lí do cụ thể, có thể là ốm đau bệnh tật, có thể là hiếm muộn con cái, có thể

Trang 25

là bắc cầu xin hoa, hay nối số cho những người được coi là đoản mệnh hay cho những người già cả đang lâm bệnh Phần này, việc trình bày đi kèm lễ vật cúng tiến theo quan niệm coi thế giới của mường Trời cũng như thế giới của con người tức mường người đều có những nhu cầu như nhau, đều chung qui luật nhưng ở mường trời sức mạnh thần linh hay sức mạnh của cái đẹp, của phẩm chất nhân văn nhiều hơn, mạnh hơn và chỉ có sức mạnh của mường trời mới có thể giúp đỡ hay cứu trợ cho mường người mà thôi Các lí do gắn với việc cầu yên giải hạn cũng mang tính nhân văn và được người Tày tổ chức tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình như là một phong tục tập quán quen thuộc và phổ biến, tới mức có những gia đình không lâm vào vận hạn nhưng cũng tổ chức giải hạn đầu năm cho từng thành viên hay cho cả gia đình Tập quán này cũng rất gần với những tập tục giải hạn của người Kinh Việc cầu yên giải hạn, do đó, cũng trở thành sinh hoạt mang tính cộng đồng

và việc giải hạn cầu yên này cũng liên quan tới người hành lễ Việc đi giải hạn cầu yên, trong thực tế, là đến những đền chùa, những ông thầy cao tay Còn trong văn chương, mà ta thấy rõ trong Then Tày, thì giải hạn là hành trình đi tới mường trời, đi tới xứ sở thần thiêng, nơi có thần thánh nói chung,

có thể có tên là Ngọc Hoàng Thượng đế, có thể là Mẻ Bjoóc (hay Mẹ Hoa) tương ứng với pháp danh Cửu thiên Thánh mẫu hay Cửu thiên huyền nữ chúa Tiên 54 Cuộc hành trình này trở thành nội dung của các bài Then nói chung và của Then giải hạn nói riêng Các bước trong cuộc hành trình này qui định cấu trúc của bài Then Cụ thể, theo các văn bản đã sưu tầm và công bố thì Then Tày giải hạn ngoài phần mở đầu ra thì được diễn ra theo thứ tự được tổ chức thành

21 bài như sau: 1.Con đường Bách điểu; 2 Xuống đương Long vương thuỷ phủ; 3 Cống sứ tìm hồn trẻ trốn sang nước Hác; 4 Đến cung mời nàng sử; 5 Cống xứ con trẻ; 6 Truyền suông dọn thuyền nặm kim; 7 Vào cửa nhà công (Nam tào Bắc Đẩu); 8 Truyền mục la ma a hương hoa, đăng trà quả thực, phụng hiến; 9 Lại phát cỗ; 10 Lập trạm thái tử; 11 Đón tướng; 12 Dựng núi

su mi; 13 Lập trạm thành nam; 14 Lập trạm môn; 15 Lập trạm phủ; 16 Mặc áo; 17 Rước su mi trước mặt vua; 18 Giã rượu,;19 Vào cửa Ngọc Hoàng;

20 Vào cửa Tướng tiến thuế; 21 Ăn phụ (lèng) ở núi Khau các, Khau cài 56 Thông qua các văn bản Then và then giải hạn chúng ta nhận ra quan niệm của người Tày về thế giới được cấu trúc thành ba tầng: Tầng thứ nhất được gọi là mường trời là thế giới của tốt lành, hạnh phúc tầng này có vị thế là ở trên cao Người Thái gọi mường trời là mường Then, mường trời của người Tày cũng giống như thiên đường của Ki Tô Giáo hay là cõi niết bàn của Phật giáo Nói tóm lại, mường trời là một cõi lí tưởng ước mơ cao đẹp nhất Hành trình giải hạn của người là hành trình đi tới mường trời, đi tới cái đẹp cái tốt lành, đi tới hạnh phúc bình yên Thế giới của mường trời cũng có mô hình tổ chức tương ứng như thế giới của mường trần tức là cũng có ruộng vườn, chợ búa cũng có

Trang 26

kỳ hoa dị thảo: " Hoa vàng bạc toả sáng thanh tân/ Bách hoa nở mùa xuân thơm ngát", biểu tượng nơi ở của Hoa vương Thánh Mẫu mà địa điểm này sẽ dẫn tới nghi thức cúng lễ Để đi tới xứ sở Hoa Vương Thánh Mẫu người ta thường cúng một con gà sống và một con vịt sống, vì thế sau này sự tích đó đi vào truyền thuyết trở thành câu chuyện vịt cõng gà vượt sông, vượt biển 56 Tầng thứ hai nằm ngay dưới mường trời là mường người nơi đó có khổ đau

có hạnh phúc, nơi đó cái thiện và cái ác lẫn lộn, nơi đó con người gặp các vận hạn khác nhau Vì thế khi ở mường người, con người gặp vận hạn họ phải cầu tới mường trời Đây chính là cơ sở của sự ra đời của Then giải hạn nói cách khác Then giải hạn là sản phẩm của niềm tin tín ngưỡng vào một thế giới linh thiêng 56 Tầng thứ ba trong quan niệm thế giới ba tầng của người Tày có tên là mường địa ngục nhưng không phải là thế giới dưới đất với Thập điện Diêm Vương theo quan điểm của Phật giáo mà là Thuỷ phủ với hệ thống sông dài biển rộng với muôn loại thác gềnh và nhiều ma lắm quỷ nhưng cũng là nơi hành xử những kẻ phạm tội ác trên mường người: “ Bắt người vào hành tội ngục môn/ Phần thì vào cối đồng chày giã/ Phần thì vào nằm ngửa bàn chông/ Phần thì đem treo lên cưa xẻ/ Phần là tội bắt chặt chân tay/ Phần là kìm đưa vào kéo lưỡi/ Phần làm bia súng bắn đêm ngày/ Ở đời làm những điều tổn đức/ Không

tu nhân tích đức một phân/ Ngày chất xuống Long Quân mới khốn/ Tội đến thân nào chốn giúp đâu…”[6/199] Mường địa ngục không phải nằm dưới mường người theo thứ tự từ cao xuống thấp mà nó nằm trung gian giữa

mường trời và mường người Vì thế mọi hành trình giải hạn hay mọi hành trình cầu an đều phải đi qua mường địa ngục để đi tới mường trời Mường địa ngục trở thành một thử thách để qua đó con người tự vượt lên chính bản thân mình 57 Quan niệm về thế giới có ba tầng của người Tày liên quan tới tư duy của người nguyên thuỷ, do tình trạng kinh tế lạc hậu, trình độ sản xuất kém phát triển, nhận thức chưa toàn diện, con người còn lệ thuộc vào thiên nhiên chưa hiểu biết những điều kỳ bí của thiên nhiên Từ nhận thức siêu hình dẫn tới những hình thức cầu an giải hạn Khi cõi thực không toại nguyện, tâm tưởng con người dựa vào cõi hư vô huyền hoặc để tự an ủi mình Chẳng hạn khi có khát vọng tình yêu hạnh phúc, các chàng trai cô gái Tày thường thể hiện cảm hứng đó thông qua các hình tượng loài chim bay lượn trên không, với các tên gọi: pây ương, pây ẻn (nghĩa là bay như én, nhạn) tức là dựa vào những dấu hiệu tình yêu do những cặp chim trời mang đến Từ đấy én ương trở thành biểu tượng dẫn đường tình yêu hạnh phúc trong các bài then Trong ba thế giới mà người Tày đề cập đến thì niềm tin được đặt vào mường trời và được tái hiện trong lời Then nhất là trong Then giải hạn Nói cách khác Then là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày ở đó các lực lượng siêu nhiên

có sức chi phối con người quan niệm này tạo thành ý thức và tín ngưỡng tâm

Trang 27

linh của người Tày Vì thế Then trở thành sản phẩm tinh thần gắn kết người với người, đảm nhiệm vai trò trung gian giữa thế giới thực và thế giới ảo, giữa đời thường và mộng mơ giữa thế giới thần linh và thực tại Cảm hứng hát Then sẽ đưa người hành lễ vào trạng thái siêu thoát, du hồn 57 Trong ba thế giới thì người Tày cũng rất quan tâm tới tín ngưỡng thờ Mẫu vốn là một truyền thống khá phổ biến của cư dân Đông Nam Á trong văn hoá nông nghiệp Mẫu của người Tày chính là Mẻ Bjoóc, sau này hoá thành nhiều Mẫu khác, và trở thành vị thần điều khiển cuộc sống con người trên mặt đất Xét trên phương diện tâm linh, Then Tày mang trong nó phẩm chất lãng mạn, một mặt, nó ca ngợi con người; mặt khác, nó cổ vũ và nhằm hoàn thiện con người trên bình diện ứng xử đạo đức Giá trị văn hóa tâm linh của Then Tày

là một thực tế phong phú không thể phủ nhận 58 2.2 Quan niệm về hiện thực trong cảm hứng của Then 58 Trong sinh hoạt dân gian miền núi, hát Then phụ thuộc vào nhu cầu gia chủ

mà ông Then, bà Then lựa chọn từ ba hoặc bốn bài trong 21 bài đã nêu trên để thực hiện Ví dụ như cần tìm hồn trẻ lạc thì sử dụng bài 3, bài 4 có thể thêm một số bài khác cho vui như con đường Bách Điểu… hoặc khi làm Then bắc cầu xin hoa, then chúc thọ lễ nối số… thì có thể sử dụng nhiều hơn các bài hát

có dung lượng ngắn, hoặc vận dụng toàn bộ các bài trên cho đáp ứng chủ đề hành lễ 58

Sự phổ biến của Then Tày giải hạn và biểu hiện của loại then này qua các sự lặp lại của các câu, các hình ảnh trong các loại Then khác cho thấy vai trò có tính thường trực và quan trọng không thể thiếu được của loại then này trong đời sống tinh thần của dân tộc Tày Then giải hạn chiếm số lượng nhiều nhất trong di sản Then còn lại Sở dĩ có hiện tượng như vậy là bởi vì nó gắn liền với nhu cầu tồn tại và phát triển của con người Các bài Then nói chung và Then giải hạn nói riêng, ngoài những văn bản viết bằng chữ Nôm Tày, số lượng còn lại được truyền lại không nhiều và việc sao chép không tránh khỏi

"chữ tác vạc thành chữ tộ" như trong các văn bản Hán Nôm của đồng bào Kinh và đồng bào Dao, Cao Lan thường gặp Các bài Then Tày chủ yếu tồn tại qua con đường truyền miệng nhập tâm cho nên cũng không tránh khỏi những sai lạc thành những dị bản khác nhau vì thế việc khảo sát giá trị nội dung của Then chỉ dừng lại trên những văn bản đã được công bố, được sưu tầm, người làm nghề Then có tín nhiệm 58 Các bài Then cũng có độ dài khác nhau chẳng hạn như bài “Khảm Hải” có độ dài là 660 câu mỗi bài Then giải hạn như vậy đều có thể tách ra thành một câu chuyện độc lập Vì thế xét trong tổng thể Then giải hạn nói riêng Then Tày nói chung là một tác phẩm gồm nhiều chương, đoạn được kết nối với nhau theo trật tự nghi lễ trong đó miêu tả con đường đi từ gian nan đến hạnh phúc bình yên Nó tạo ra một thế giới kết nối ước mơ và hiện thực, tạo ra vẻ đẹp nhân văn Cũng có thể coi các bài trong then Tày giải hạn theo trật tự tuyến

Trang 28

tính, theo đó, thời gian nghi lễ là những lát cắt của cuộc sống hiện thực gắn liền với sự hình thành, phát triển của tổ chức xã hội người Tày Điều này thể hiện qua tên riêng của các địa danh, hay tên các triều đại phong kiến được sử dụng trong ca bài Then Tày Ví dụ: nước Đại Minh, nước Hác; hay núi Su Mi; hay Đường Tăng, Khổng Minh, nước Ngô Lưu, Quảng Tây, Hậu Nghệ, Tây Trúc, Phật Bà Quan Âm… Có các tên này còn do hoàn cảnh giao lưu văn hóa vùng biên giới, giữa các dân tộc thiểu số Trung Hoa với người Tày bản địa Việt Nam Trước đây có những Thày Tạo, bà Then hoạt động hành lễ ở cả hai bên biên giới Việt - Trung, cho nên những điển tích Then Tày ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa là không tránh khỏi 59 Trong tương quan so sánh giữa then Tày nói chung và then giải hạn nói riêng chúng tôi thống nhất với ý kiến của nhà nghiên cứu Lê Chí Quế trong bài

“Bước đầu tìm hiểu những yếu tố hiện thực- sinh hoạt và tín ngưỡng - nghi lễ trong Then” như sau: " Nếu như mo lêu của dân tộc Mường được hình thành

do quá trình thu hút mỗi thần thoại truyền thuyết và lịch sử để hình thành sử thi nếu như khaln của người Ê Đê tập trung mọi chiến công của bộ lạc, thị tộc vào người anh hùng lý tưởng để thành những bản anh hùng ca thì Then của dân tộc Tày - Nùng có nét gần gũi với Cá Sa của dân tộc Thái là được hình thành do qui tụ mọi hình thức lao động, sinh hoạt vui chơi, tín ngưỡng, ca hát, trò diễn, kể chuyện, nhảy múa, tạo hình dân gian để trở thành một thứ bách khoa toàn thư về đời sống của nhân dân Tày - Nùng trong thời kỳ phong kiến." [61/261] Như vậy, là một sản phẩm của sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống và thúc đẩy cuộc sống phát triển, Then gắn liền với sinh hoạt đời thường, gắn liền với cuộc sống hiện thực của con người mà từ đó tạo ra hình thức giải hạn, cầu yên và các loại cầu cúng khác, tạo ra một thế giới khác, một thế giới mà ở đó tồn tại các thế lực vĩnh hằng, các thế lực siêu nhiên, các thế lực này mang tính thiện Từ đó, Then trở thành một loại hình nghệ thuật dân gian mang tính hiện thực và lãng mạn, dẫn tới hiện tượng mê Then đến mức: “Ké quá tàng nghìn tiểng lượn then/ mừa lườn táng piến pần báo ón.” (Già qua đường nghe tiếng lượn then/ về nhà tóc bạc biến thành đầu xanh trai trẻ) Vì vậy, bên cạnh đội ngũ then chuyên nghiệp còn có những người làm then do sở thích và cho thấy sức sống mạnh mẽ của then nói chung

và của then Tày giải hạn nói riêng Vì chừng nào còn con người thì chừng đó quan niệm về vận hạn vẫn còn và đương nhiên việc cầu yên giải hạn sẽ trở thành một nghi lễ, trở thành một sinh hoạt văn hoá vừa mang tín ngưỡng xét

từ góc độ tâm linh, vừa mang tính hiện thực xã hội xét từ việc giao lưu văn hoá và diễn xướng 59 Then Tày và Then của các dân tộc Nùng, Thái về chủ đề cơ bản gần gũi nhau,

đó đều là những bài ca, những bài cầu khấn mong cho con người được mạnh khỏe bình an, không có bệnh tật cuộc sống luôn đầm ấm yên vui Các bài và con đường hay hành trình của con đường Then cũng đều giống nhau Trong

Trang 29

quá trình phát triển Then Tày chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo mà không làm mất đi các yếu tố văn hoá bản địa trong đó hình thức biểu diễn của Then Tày dưới hình thức múa hát có tính chất sahman là một ví dụ

Ở điểm này thì Then Tày cũng giống như mo Mường hay các loại Then Thái, then Nùng và đặc biệt là với hát Chầu văn của người Kinh 60 Then Tày giải hạn đáp ứng nhu cầu hướng tới thế giới linh thiêng hiện hình qua hình tượng Ngọc Hoàng Người Trung Hoa gọi người đứng đầu thế giới cao nhất của họ là Ngọc Hoàng Thượng Đế, từ đó dẫn tới các vua Trung Hoa thường tự xưng là Thiên tử con trời, còn hình tượng Ngọc Hoàng trong then Tày giải hạn lại gần gũi với quan niệm cha trời mẹ đất của người Kinh cho dù Ngọc Hoàng tồn tại trong một thế giới riêng 60 Giữa thế giới của Ngọc Hoàng và thế giới của con người đang cầu xin giải hạn là những địa danh khác nhau mà ta có thể thấy điều đó qua các tiêu đề của các bài Then giải hạn chẳng hạn như là con đường bách điểu, hay dựng núi Su Mi Đặc biệt trong các vùng miền này có một địa danh khác biệt gắn liền với nước, tên gọi là Long Vương Thuỷ phủ Ở đây cũng cần nói rõ thêm trong quan điểm xứ thiêng của người Kinh là ba cõi bốn giới tức là thiên, địa nhân (Cõi trời, cõi người và cõi đất) và bốn giới đó là thiên giới, nhân giới, địa giới

và thuỷ giới (tức là thế giới của trời, thế giới của người, thế giới của đất và thế giới của nước) Mặc dù có sự phân tầng như vậy nhưng khoảng cách giữa trời

và đất trong quan niệm của người Kinh không phải cách biệt hoàn toàn như người Trung Hoa bởi vì trong một chừng mực nhất định, theo quan niệm dân gian của người Kinh, con người luôn có khả năng tiếp cận với bề trên:"Bắc thang lên hỏi ông trời" Tương tự, trong Then Tày, con người có khả năng tìm đường xuống Long Vương Thủy phủ “ Vượt lên đường giao nhau/ Quay ra lối ngã ba/ Đường Thủy phủ bên phải/ Đường Thiên gia bên trái/ Đường giáp giới đi ngang/ Lối ấy người dương gian hóa xác/ Đợi nhau ở đường gặp ngã ba/ Ba hồn lên Thích Ca trời cả/ Bẩy phách xuống địa hạ Long Vương/ Đếm phải đến mấy muôn mấy trăm/ Ra đón nhau đường gặp bến sống/ Kẻ xuống là người lên mạnh mẽ” [6/192] Sự xuất hiện của thuỷ giới hiện hình qua Long vương Thuỷ phủ hay trong Khảm hải một mặt gợi nhớ về ký ức lịch sử xa xưa vào thời kỳ khi địa bàn cư trú hiện nay của người Tày đang còn là một vùng biển nước mênh mông với vô số những hòn đảo Dấu ấn về biển không chỉ được ghi lại từng ký ức trong tiềm thức của con người nơi đây mà còn thể hiện qua các vách đá, hiện thực thiên nhiên phản ánh rõ ở vùng núi phía Bắc với các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên Chính nơi đây lưu giữ trong dân gian ký ức về biển cả, thể hiện trong then Tày nói riêng và trong truyền thuyết dân gian Tày nói chung, nhất là trong Then Khảm hải Ấn tượng về biển còn được thể hiện qua các phương tiện đi biển chẳng hạn như thuyền bè trong Then tày giải hạn Như vậy nếu kết nối không gian của người cầu xin giải hạn với không gian của Ngọc

Trang 30

Hoàng trong hành trình bằng thuyền bè qua các vùng miền khác nhau thì có thể thấy không gian then Tày giải hạn là một mặt phẳng, gồm có điểm đầu hay xuất phát điểm của người cầu xin như là một miền đất, như là một bờ của biển cả hay là một bờ của con sông lớn với điểm cuối là thế giới của Ngọc Hoàng vì không có bão tố mà chỉ có thác gềnh Vì thế hành trình giải hạn của con người đi từ không gian cao đến thấp, từ chỗ gồ ghề đến chỗ bằng phẳng Thực chất của việc giải hạn là cuộc hành trình của tâm linh vượt qua các ghềnh thác tưởng tượng để đi tới hạnh phúc bình yên Đương nhiên vùng biển, sông ở đây không như là sông biển trong hiện thực Vì thế, đây còn là hành trình tự vượt qua bản thân mình Điều thú vị, hành trình giải hạn không phải chỉ là hành trình đơn độc của một con người mà là hành trình đồng cam cộng khổ của một cộng đồng người với khát vọng là mang lại bình yên hạnh phúc cho nhau Đây chính là lẽ sống vị tha là lối sống nương tựa gắn kết cộng đồng từ lâu tạo nên sức mạnh, sự đoàn kết cộng đồng, nét tâm lý ấy đã tạo ra các đặc điểm trong tập quán kết thân của dân tộc Tày Quan niệm thế giới và con người thống nhất tạo nên ý thức gắn kết cộng đồng của đồng bào trong lịch sử Ở đây, ta thấy được mối quan hệ giữa thế giới quan và nhân sinh quan hình thành các sinh hoạt văn hoá tâm linh như là sự củng cố hay là bảo vệ cho cuộc sống con người 61 Then là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá phong phú tồn tại từ lâu trong đời sống tinh thần của người Tày Người Tày quan niệm rằng mỗi con người đều có hai phần thể xác và linh hồn mà hai phần đó luôn luôn kết hợp với nhau một cách chặt chẽ Phần thể xác được cấu thành từ các yếu tố đất và nước còn phần linh hồn được cấu thành từ các yếu tố lửa và gió như vậy xét trong quan niệm nguyên thuỷ này thì bản chất của con người là có tính vật chất trong đó sự kết hợp chặt chẽ giữa bốn yếu tố tạo nên sự sống, tạo nên con người vì thế cõi người sống thì được gọi là mường cần còn thế giới của người chết tức là cõi ma thì được gọi là mường phi Với quan niệm như vậy Then Tày trở thành tri thức mang màu sắc tâm linh, vì thế trong lễ hội Then vừa mang đậm tính chất tín ngưỡng vừa thể hiện sự hiểu biết thế giới trần gian muôn vẻ của người Tày, việc biểu diễn Then trở thành sinh hoạt mang tính cộng đồng, tập thể 62 Ngoài quan niệm về ba thế giới, người Tày cũng quan niệm con người là một phần của thế giới đó, con người cũng tuân theo các qui luật chung của thế giới, nghĩa là số mệnh của con người phụ thuộc vào pó phạ (ông trời) định ra theo slư minh (ngày, giờ, tháng, năm sinh), mà rõ ràng ở đây là các yếu tố năm tháng ngày giờ đều là các yếu tố mang tính vật chất Nói cách khác, con người gắn liền với thời điểm sinh ra, liên quan tới các sự kiện hay biến cố xảy

ra tại thời điểm đó Bản chất con người do đó nằm trong quan hệ và bị chi phối ràng buộc bởi các quan hệ xã hội mà theo như Mác nói thì trong tính thực tiễn bản thân ”con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” Vì mối quan

Trang 31

hệ có tính thực tiễn như vậy, cho nên việc cầu yên giải hạn cũng trở thành một sinh hoạt xã hội phổ biến Việc cầu yên giải hạn dẫn tới sự ra đời của ngôn ngữ cầu nguyện, những lời chúc phúc, những lời cầu mong và dẫn tới sự xuất hiện và tự khẳng định của Then Tày trong đời sống cộng đồng Xét từ phương diện này, Then Tày mang trong nó giá trị tinh thần, góp phần củng cố

và khẳng định niềm tin vào cuộc sống như là một sản phẩm văn hoá rất quan trọng trong cộng đồng người Tày 63 Khi nói đến hiện thực, người ta thường liên tưởng tới thế giới vật chất có thể quan sát bằng các giác quan, nhưng hiện thực ở trong then Tày giải hạn cầu

an chủ yếu là hiện thực của sự cảm nhận và tưởng tượng về thế giới khách quan, hay nói khác đi là một hiện thực của mơ ước, một hiện thực đã có thể tồn tại, một hiện thực có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng, hiện thực đó trước tiên là thể hiện qua các không gian cụ thể như nhà cửa, chợ phiên, mường bản, núi non, biển cả v.v Mỗi vùng đất như vậy đều nói lên sự khác biệt, chẳng hạn như chợ Tam Quang có 36 phố phường gồm các hàng với những mặt hàng đặc trưng khác nhau mà ta có thể liên tưởng Thành phố Hà Nội với ba mươi sáu phố phường cũng sầm uất bề thế thể hiện trong ca dao người Kinh Cảnh chợ Tam Quang trên trời được người Tày mô tả như một thành phố nguy nga với ba mươi sáu phố phường, có các cung tiên, có phố hoa nguyệt, gái tiên, trai tân, có hàng hoa bách thức bán đầy phố, có phố gấm vóc lụa là, vàng bạc như sau:“Quân quốc lọt khẩu háng Tam quan/ Lọt khẩu thâng tu tàng chợ sổ/ Slam slip xốc hàng phố nguy nga/ Lọt khẩu cung đài hoa, lầu các/ Tuyền quân bấu quá háng bjoóc háng hoa/ bấu quá háng nựa pia,

mụ slúc / Bấu quá háng slao miảc slao tiên/ bấu quá háng lụa loàn , màn bjoóc/ Bấu quá háng ngụ sắc mây slơ.” Tức là “ Quân quốc vào đến chợ Tam Quang/ Lướt qua vào đến hàng chợ phố/ ba mươi sáu hàng phố nguy nga/ Những cung điện lầu hoa đài các/ truyền quân chớ có qua phố hoa

nguyệt, nguyệt hoa/ Hàng thịt cá đừng qua phải tránh/ không mê mải ông bướm gái tiên/ Không qua hàng lục là gấm vóc/ không đến hàng ngũ sắc chỉ mây…” [123/201] Đặc biệt có không gian tiên cảnh của thế giới thần tiên mà trong thế giới này chỉ có các tiên nữ với những lời tỏ tình, lời cầu hôn hay cách thức giao tiếp của những người phu sluông Ở đây, ta có thể liên hệ với đảo các nàng tiên cá trong Ô-đi-xê qua hình ảnh các phu chèo thuyền không được nói, không được nhận những lời mời mọc ân tình của các nàng tiên Không gian của các tiên nữ này cũng là không gian của Tây Lương nữ quốc được miêu tả trong Tây du ký Trong lời hát Then và sinh hoạt dân gian, một

số sự việc hiện tượng trong đời sống thường được liên hệ đến truyền thuyết dân gian của dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc và cộng đồng dân tộc Tày 63 Tính hiện thực còn thể hiện qua hoạt động lao động của con người vì hoạt động trong then Tày giải hạn gắn liền với sự kiện đoàn quân then đi cống sứ

Trang 32

phải chèo thuyền vượt biển với đội ngũ sluông, khó khăn vất vả trong việc đi sớm về khuya, có khi phải vượt qua các thác ghềnh, sóng to gió cả Nhưng điều quan trọng hơn đấy là nỗi buồn của những người phu chèo thuyền khi đứng trước thiên nhiên với đủ các sắc màu Chẳng hạn, khi nghe tiếng chim hót trên rừng, nghe tiếng côn trùng ra rả trong đêm hay nhìn làn mây in hình trong bóng nước thì nỗi buồn tâm trạng lại được bật lên, lộ ra:“Queng quý hót mùa hạ thảm thương/ Bách trung gọi tiếng buồn ngàn núi/ Chư quân quan tự thán trong lòng/ Nhất buồn đường xứ Nùng xa lắc/ Nhì buồn tiếng ve gọi núi non/ Dai dẳng gọi tìm nhau đêm sáng/ Hay là ve trong rừng đủ đôi/ Lại xúi giục trúc mai nhớ bạn.”[6/209] Tuy buồn bã như vậy nhưng những người phu nói riêng và đoàn then nói chung đều tuân theo kỷ luật nghiêm minh Tất cả

đã trở thành một tập thể đoàn kết, gắn kết với nhau, chung sức chung lòng Tính kỷ luật đó có thể thấy:“Vâng lệnh ngài quan lang phán truyền/ Đồng lệnh bách cao quyền tướng ông/ Tiền binh còn đóng quân ăng ắc/ Tả hữu còn đóng sắp nghiêm quân/ Nghe tiếng trống trong quân giục gióng/ Tiếng chiêng

ba lần gióng điện cao/ Tấp nập quan phủ liêu chầu Hoàng/ Tả hữu xếp hai hàng văn võ/ Thao ngọc võng liệt năm kíp vàng ”[6/299] Hay trong việc đoàn quân đi vào rừng tìm gỗ thông hoắc, mộc hương để lập Trạm Thành Nam, Trạm Môn, Trạm Thái tử…, qua việc chúa Then kết bạn với tiên nữ Đây là nét đẹp của con người luôn đoàn kết gắn bó chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ “… Trời xui cho hai ta kỳ ngộ/

Gỗ em sẽ nói chúa chớ lo/ Chúa then vỗ tay cười ơn ả/ Kết nghĩa để mai sau lâu ngày/ Nói nhiều sẽ đến chiều lỡ việc/ Chúa then cùng tiên nữ hái hoa/ Tiên nữ cùng chúa then lấy gỗ/ Hai bên đều tìm được cả hai.” [6/260] Việc đoàn quân Then vào rừng lựa chọn gỗ, xẻ gỗ, chọn xà rui mè… để dựng trạm cho thấy hiện thực sinh động của người dân luôn gắn với núi rừng, với thiên nhiên và họ luôn ước mơ có được những cuộc sống ấm no, hạnh phúc:“Vườn Tiên trông cây nào cũng đẹp/ Mỗi cây cao đến hơn trăm sải/ Ngay thẳng vút lên ngọn rõ ràng/ Én nhạn cùng phường hòa làm tổ/ Sớm chiều chen cánh vỗ thú vui/ Rễ nó giữ chui sâu xuống đất/ Dáng trông tựa kỳ lân vọng nguyệt/ Ai cũng thầm yêu quý trong lòng/ Thợ mộc bèn cùng nhau sắm sử/ Kẻ rìu là người búa phân vân/ Cứ mỗi cây mười người vào chặt/ Tự nhiên gió chao đảo động rừng/ Cây nào cũng đổ phương đại lợi/ Mực đánh dấu cùng rủ nhau đo/ Dài vắn lấy đủ cho mọi cỗ/ Kẻ chặt là kẻ búa kẻ rìu/ Cột trụ từ xà ngang xà vượt/ Từ kèo rường ván lót giường châu/ Đòn tay cùng đố cửa đủ cả…/ Đá thạch bàn bát tọa phương viên/ Cứ hôm rằm có tiên xuống hội/ Chúa đến nơi xin đẽo lấy đá/… Truyền thợ mộc những thợ cung đình các thợ dậy đi ra sắm sửa/ Kẻ bào là người ghép người đo/ Cột được chạm rồng tỏa tốt tươi/ Xà ngang cột trạm đôi đường chỉ/ Từ rường ngang cho chí rường con/ Chạm đầu rồng đuôi tôm uốn khúc.” [6/261] Vì thế mặc dù phải làm rất nhiều việc khó khăn như dựng núi Su Mi, lập Trạm Thành Nam, lập Trạm Môn, Trạm Phủ

Trang 33

nghĩa là phải xây dựng những cơ sở vật chất quan trong, nhưng lực lượng của đoàn người ấy đã thực hiện thành công Những công trình họ dựng lên trên con đường đi giải hạn của họ sẽ trở thành những điểm đích đánh dấu đường đi cho những người đi sau Chính vì thế những người phu ở đây trở thành những người mở đường và hành trình mở đường của họ qua các khó khăn thử thách làm nên hành trình giải hạn cho cộng đồng Giá trị hiện thực mà họ tạo ra chính là những thành quả mang ý nghĩa kép, nghĩa là vừa mang tính tinh thần, vừa mang tính vật chất có khả năng truyền lại cho các thế hệ sau Như vậy, then Tày giải hạn là những bài ca ca ngợi con người lao động và giá trị bất diệt của lao động tạo nên bức tranh hiện thực được đan dệt bằng bằng cảm hứng linh thiêng, bằng cảm quan thần thoại 64

Sự phát triển của Then giải hạn đánh dấu sự phát triển của năng lực tư duy và năng lực lao động sản xuất gắn liền với các sinh hoạt cộng đồng Cũng như nhiều dân tộc khác, sự giao lưu tình cảm của người Tày bắt nguồn từ thời kỳ

xa xưa khi con người đang sống trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc mà từ đó tư duy nguyên thuỷ, khi được mở rộng, nó sẽ tạo thành các tín ngưỡng nguyên thuỷ thể hiện dưới hình thức cầu mùa, cầu yên giải hạn Khi có điều kiện hoà trộn giao lưu với các tôn giáo, tín ngưỡng khác như Phật giáo, Đạo giáo

và tín ngưỡng bản địa của người Kinh trên những miền đất mà họ sinh sống thì sẽ tạo ra loại hình nghệ thuật gắn liền với lao động sản xuất, các trò chơi dân gian của từng dân tộc, chẳng hạn như trò chơi ném còn, đánh đu, lễ hội lồng tồng và các trò diễn khác Then ra đời như là kết quả của sự kết hợp giữa tín ngưỡng nguyên thuỷ và các tôn giáo khác nhau được thể hiện bằng lời ca, tiếng hát, bằng điệu múa, bằng các trang phục, bằng nghi lễ cấp sắc Như vậy, Then có cội nguồn sâu xa trong văn hoá dân gian, gắn với thực tiễn sản xuất lao động và chiến đấu Then trở thành di sản tinh thần vô giá của người Tày, với qui mô phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong đời sống tinh thần của người Tày Bên cạnh đó, then còn ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa dân gian của các dân tộc khác trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, trong đời sống cộng sinh trên cùng một vùng lãnh thổ 66 Với tư cách là một loại dân ca nghi lễ phong tục, các yếu tố dân gian của Then kể cả trong then giải hạn, đều có cội nguồn từ hiện thực và được kết lại trong khuôn khổ của bài ca, hay các làn điệu dân ca và bị qui định bởi sự chặt chẽ của nhịp điệu, âm điệu, vần điệu, nhạc điệu, làn điệu, vũ điệu Tất cả tạo thành một tác phẩm nghệ thuật được trình diễn trong một không gian đặc biệt tạo thành một thực thể văn hoá sống động và lan toả trong các sinh hoạt văn hoá dân gian Như vậy, có thể nói Then tồn tại vừa dưới hình thức văn bản được ghi chép lại bằng văn tự Nôm Tày, vừa được lưu truyền qua hình thức truyền khẩu theo cách thức người Then đi trước truyền dạy cho người Then đi sau, vừa hiện hình trong các hình thức ca múa kết hợp chặt chẽ với âm nhạc của đàn tính của chùm sóc nhạc Then, do đó, mang tính chất là loại hình văn

Trang 34

học dân gian tổng hợp Điều này thể hiện khá rõ trong Then Tày giải hạn cầu an 66 Tính hiện thực còn thể hiện qua các phương tiện được dùng để tạo ra các hành trình giải hạn thể hiện qua 21 bài liên tiếp nhau thể hiện qua các phương tiện vượt biển Việc vượt biển ở đây có thể là mang yếu tố tượng trưng nhưng cũng có thể gợi lại những ký ức xa xưa về mảnh đất mà người Tày sinh sống, hành trình này gắn liền với việc vượt qua các thác gềnh nên nó gợi mở về nước, mà nước là yếu tố quan trọng không chỉ trong đời sống mà còn trong văn hoá tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp Hành trình vượt biển, vượt núi, vượt đèo, vượt sông, vượt suối chính là hiện thực chinh phục thiên nhiên để lấy ra từ thiên nhiên những cái cần thiết cho con người nghĩa là sử dụng thiên nhiên như là một hình thức giải hạn, giải nạn hay là cứu nạn Ở trong then, các phương tiện đi lại như vậy chỉ được miêu tả ở mức độ khái quát, chẳng hạn, cái tên thuyền được dùng để gọi chung cho mọi loại phương tiện chuyên chở nhưng trong cái chung đó có sự phân cấp theo tôn ti thứ bậc: thuyền vàng chở vua, chúa then, các thuyền bạc thì chở bách thức để dâng cúng các tướng

và Ngọc Hoàng qua các cửa còn những người khác có thứ bậc thấp hơn thì

đi loại thuyền khác Điều đó cũng cho thấy vị trí của then trong xã hội hay là tôn ti của then trong xã hội, đồng thời cho phép nghĩ tới những người làm then là những người tri thức của thời xưa, có chức năng sắp xếp tổ chức trật

tự xã hội theo một mô hình tôn ti thứ bậc nhất định mà họ nắm được, để tạo ra

sự thống nhất chung, để duy trì xã hội Thuyền vàng, thuyền bạc được miêu tả trong Then giải hạn cầu yên cũng cho thấy tính chất của văn minh kim loại, gắn với thời kì khi con người đã tìm ra được kim loại và biết chế tác sử dụng kim loại để gia tăng độ bền của công cụ và tăng vẻ đẹp thẩm mỹ của đồ dùng

Ta có thể thấy các thứ kim loại màu, kim loại đen qua mọi loại vũ khí hay công cụ của các sluông 67 Ngoài phương tiện là thuyền thì còn có các phương tiện khác như voi, ngựa

Sự xuất hiện ngựa và voi ở đây cũng cho thấy sự kết hợp độc đáo và sự giao thoa văn hoá rộng rãi của dân tộc Tày bởi vì ngựa là sản phẩm của văn hoá du mục của người phương bắc mà khi đi vào Việt Nam thì được dùng nhiều ở miền núi còn voi gắn liền với các vùng đất như Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, gắn liền với văn minh nông nghiệp, gắn liền với Phật giáo Mặc dù ở Trung Quốc có chữ “tượng” nghĩa là voi nhưng trong thực tế thì không có voi ở Trung Quốc Các vật phẩm đưa đi để cúng tế giải hạn cũng hàm chứa trong nó tính hiện thực, bởi vì trước hết chúng cũng là sản phẩm thuộc một cộng đồng hay do con người sáng tạo ra Ở đây, việc sản xuất trồng trọt cũng đồng nghĩa với việc sáng tạo ra thức ăn để duy trì sự tồn tại của con người: “Điểm lấy cỗ thuyền vàng đựng lễ/ Lễ vật dâng lên vua thượng đình/ Điểm các thuyền chở quan chở nàng/ Một thuyền chở bánh nổ hương hoa/ Một thuyền chở toàn là ngọc quý/ Một thuyền chở gạo ngự thơm lừng/ Một thuyền chở hương chở

Trang 35

nụ/ Một thuyền chở bao cỗ xe loan/ Một thuyền chở các nàng tiên nữ/ Một thuyền chở tài sản Phật già/ Một thuyền chở hương hoa Phật cả…” [5/32] hoặc “… Thuyền này chở quan quế sa nhân/ Thuyền này chở túi khăn trang điểm/ Thuyền này chở trà uyển xuyến trâm/ Thuyền này chở bạc vàng bảo ngọc/ Thuyền này chở the vóc lụa loàn/ Thuyền này chở mèo vàng mèo bạc/ Thuyền này chở đũa bát trống chiêng/ Thuyền này quần xiêm hài tất/ Thuyền này chở bỏng nổ hoa phù/ Thuyền này chở trân châu mã não/ Thuyền này chở súng giáo các quan/ Thuyền này chở hoa hương thượng tiến/ Thuyền này chở

én đưa đường/ Thuyền này chở trầu cau phấn sáp/ Một thuyền là chở quạt túi khăn…”[6/208] 68 Cuộc hành trình cũng mang trong nó phẩm chất kỳ vĩ hoành tráng mang tính chất sử thi chẳng hạn như: “Sluông chèo thuyền dăng hàng vô hạn/ Sluông tiên chèo thuyền khảm đã quen/ Sluông tiên chèo thuyền tiên xứng đáng/ Năm mươi con thuyền bạc bơi sang/ Năm mươi con thuyền vàng phóng lọt.” [5/31] hay phần mở đầu của Khảm hải mặt biển quang đãng bốn phương, hay những cảnh: “Chèo lên lối Hồng Thủy tề thiên/ Sluông trai chèo thuyền liền

về vội/ Hai bên lọng dù tán nghêng ngang/ Thuyền ta lướt ở trong thuyền chúa/ Tứ phía như đại lộ ơn trời / Chèo lên lối phong vân gió lộng/ Sóng nổi cồn vật lộn bốn phương/ Chúa công giải oai quyền tà quỷ/ Lệnh cấp cấp luật lệnh truyền xa/ Vẽ thẻ xuống mặt nước bến sông/ Tự nhiên nước bỗng dừng vắng lặng/ Sluông chèo thuyền vắng lặng vượt sang/ Năm trăm cỗ thuyền vàng thẳng tiến…” [8/42] Ta thấy chúa là người có pháp thuật uy quyền, sức mạnh vô cùng:“Chèo lên lối Phong vân thủy tinh/ Lối này có yêu tinh tà quỷ/ Thấy thuyền chúa đi sứ qua đường/ Thay đổi áo không màu sặc sỡ/ Toan bầy mưu cướp lấy cỗ thuyền/ Xung quanh kể hàng ngàn ẩn náu/ giả chèo thuyền lãng đãng một thân/ Chúa trai ở thuyền ngân trông tỏ/ Chúa mang gậy Giả Gỉn phép tiên/ Chúa chỉ xuống thủy uyên nước bạc/ yêu tinh chạy tan tác đi về/ Con chết con tứ bề trôi nổi/ Chết lềnh bềnh nổi vẩy bốn phương/ Vẩy đỏ thêm vẩy vàng cổ tím…”[6/43] Đây là sức mạnh của chúa, chúa có thể xua đuổi và đánh dẹp bọn yêu tinh quỷ quái 68 Tính hiện thực còn thể hiện qua qui trình chế biến lương thực và thức ăn của người Tày:“Mẹ lấy thóc lên xá để hong/ Thóc nỏ lại đem về xay giã/ Mang xuống loỏng đi giã/ Lấy mẹt về sảy cám khắc chia/ Lấy sàng về sàng thóc sót nổi lên ”[5/57] hay “… Gạo rửa trên dòng sông nước/ Thịt cá rửa phía trước dưới dòng/ Thịt cá không lẫn hoa hương/ Khi làm phải được giành riêng một vùng/… Ngọc nữ đóng lấy bánh cao/ Nấu chè, đóng hoãn, đồ xôi thơm lừng/ Người thì gói bánh chưng, bảnh ỉn/ người thì làm bánh rán, chà lam/… Người giã giò, làm nem, làm chả/ Người thì chế ba chỉ chả viên/ Chày cối rộn

rã rền vang/… Dặn ai đung bếp lửa hồng/ Đừng để lửa tắt thổi mòn dài hơi/ Đừng để trẻ đứt tay dao cứa/ Không kêu đói, kêu khổ mà phiền ” [123/142] Lương thực, thức ăn của người Tày đều lấy từ thiên nhiên và gắn bó với con

Trang 36

người hàng ngày như hoa quả, từ các con vật như lợn, trâu bò, hươu nai, gà vịt… 69 Một hiện thực nữa được phản ánh trong then là nỗi chia ly giữa người phu sluông, giữa chồng vợ, anh em giữa người đi với người ở, bằng tâm trạng buồn thương mặc dù đó là phu sluông ở trên trời nhưng nó cũng phản ảnh cuộc sống hiện thực của người trần gian:“Vợ Sluông ở trong nhà cùng bố/ Cúi mặt nước chảy ướt khăn/ Không đi việc đế quan nên chậm/ Khi đi thì biết mấy khi về/ Tay đong gạo mắt thì lặng ngắm/ mai trúc hỏi nhân tình tương tư/ Thế gian ấy có chưa hay đã/… Gạo đeo túi không rời mấy thuở/ Vợ ở nhà nên góa lẻ loi/ Y như chồng thiếu đôi không bằng” [6/233] Đây là tâm trạng của người vợ khi phải xa người chồng thân yêu, biết ngày đi nhưng không biết ngày về tâm trạng rối bời thê thảm Tình cảm của người chồng khi chia tay vợ cũng đau xót trước khi đi chàng đã dặn vợ những lời hết sức xót xa: “Anh đi

ba ngày không thấy lại sẽ tìm/ Mười ngày không thấy về sẽ đi kiếm/ Tìm anh lấy cành gai cả đi tìm/ Kiếm anh lấy cành gai mây đi kéo/ Mắc nơi nào là ta/ Vướng chỗ nào là anh/ Móc được anh kéo lên/ Đưa lên bãi phù sa phơi nắng/ Thương anh bẻ cành cây xuống che/ Coi như làm cỗ xe hoa cho anh vậy.” Không chỉ dặn vợ mà chàng trai Sluông còn quyến luyến với các đồ vật, hay con vật nuôi gần gũi hàng ngày với mình:“…Đặt chân xuống cái gỗ múc/ Dặn

để cả đôi hài hai dải/… Dặn để cùng vịt ngỗng dưới sân/ Dặn để cả trâu bò trong chuồng/ Dặn để cả bát đĩa trong nhà/ Đi không biết mấy tháng trở

về?”[6/63] 69 Một hiện thực nữa là để đi được thì phải mãi lộ qua các cửa quan chính Vì thế, các cổng ở đây cũng có thể coi là một hình thức phong kiến cát cứ, cho

dù toàn bộ bức tranh là một nền chung ở đó Ngọc Hoàng là người cao nhất quyết định vận hạn của con người nhưng bản thân Ngọc Hoàng cũng không thể giải toả các cổng trong tư cách là các lãnh chúa, hay chúa đất phong kiến cát cứ Vì vậy, một điều diễn ra trong hành trình giải hạn đó là các tiền, đồ lễ cống nạp dọc đường qua các cổng Điều này trong tín ngưỡng dân gian hiện nay vẫn còn chẳng hạn như người đi lễ phải qua đền trình, qua cửa đền cửa phủ rồi mới đến các cửa khác nó thể hiện về mặt tôn ti, về mặt tín ngưỡng về mặt tôn giáo Các sản phẩm được cống nạp đều là các sản vật, các đồ vật quý báu vàng bạc châu báu, bách thức hoa thơm, các của ngon vật lạ miền núi mà nhân dân sản xuất, săn bắn, và tìm tòi khai thác được và trong đó có cả tiền bạc để thế mạng:“…Soạn đi cả mâm bánh chay/ Soạn đi ba bịch gạo/Soạn đi chín muối chín bồ/ Soạn đi cơm ba dỏ/ Soạn đi cát chín dành/ Soạn đi quả trứng mệnh/ Soạn lấy cả con chuối về trồng/ Soạn cho cống vía thêm gà vịt/ Tiền bạc về thế mạng/ Soạn lấy cả áo lúa áo là” (Tác giả luận văn sưu tầm và dịch) , hay trong cửa nhà Công, các chúa Then nộp lễ: “… Nộp đi bó hương già/ Nộp đi mẻ hương thơm/ Nộp đi hoa nở rộ/ Ba nghìn bông hoa loỏng tiến người/ Năm nghìn nụ hoa rồm tiến chúa/ Nộp đi lọ rượu to/ Nộp đi chum

Trang 37

rượu lớn/ Nộp đi sào áo đào nhà gường/ Nộp đi sào áo vàng nhà họ/ Tiến vào

mũ cả dây/ Nộp vào đai cả xuyến/ Tiến sào xiêm sào váy/ Nộp đi đĩa mâm trà mâm uyển/ Nộp đi mâm bánh mâm xôi/ Nộp đi cỗ rồng thâm/ Nộp đi mâm long đào/ Nộp đi cỗ đường đỉnh chà lam/ Nộp đi cỗ mâm bàn bánh khảo/ Lễ con hoa tiến quan/ Lễ cháu con tiến tướng/ Lễ chia ra khao binh/ Lễ này nộp cho cai môn/ Lễ này nộp Cốc gường Cai bàn thờ/ … Các lễ vào nộp hết đã xong/ Đặt lễ người trả hồn xuống cho/Thu hồn nam thu hồn nữ mõ gia/ Từ nay cho vinh hoa phú quý/ Cho bình an mát mẻ thọ tăng ” [123/242] Hoặc trong đoạn cung mời mẹ Sứ tức là giải hạn chuộc hồn vía của trẻ em bị lưu lạc hay bị rơi mất vía Các lễ vật cống cung mẹ Sứ đó là:“Mẹ sứ thu lễ khiên tín chủ/ Dẫn lễ vật nộp sứ mẫu quân/ Tiến lễ vật kim ngân bảo ngọc/ Tiến mâm bàn vải vóc lụa loan/ Nộp chiêng trống mèo mèo bạc/ Tiến đi tất đũa kim ngân/ Nộp gương lược túi khăn hài hán/ Nộp phấn sáp trưởng dưỡng huyền huân/ Nộp chè bát hương dong tửu cúc/ Tiến sa nhân quế nhục thảo cam/ Cả thức quả quýt cam hồng thị/ Bách vật những của quý tiến dâng/ Nộp lễ cống

sứ quân thôi đoạn/ Mẹ nhận lấy cỗ bàn vào cung/ Đặt lễ mẹ trả hồn/ Bỏ mâm đòn trả vía/ Mẹ sẽ lấy vía về cầm/ Soát lấy vía cho thấy/ tìm lấy hồn cho được…” [6/226] 70 Tất cả những đồ lễ, những thức cúng này cho thấy một trình độ phát triển và trình độ tổ chức xã hội đã vượt xa khỏi thời kỳ thị tộc bộ lạc và tiến vào thời

kỳ phong kiến tập trung, và cũng cho thấy sự phồn vinh của xã hội nhưng trong sự phồn vinh ấy con người vẫn nghĩ tới những điều bất hạnh mà con người phải chịu Vì thế, trong giàu sang phú quý người ta vẫn lặn lội phải vượt biển, vượt qua muôn trùng khó khăn của đèo cao, sông sâu suối dài đầy bất trắc và đầy hiểm nguy để giải hạn cầu an Trong Then Tày giải hạn con người không chỉ vượt qua những khó khăn thử thách mà tự nhiên đặt ra gắn với số phận của từng người mà con người còn phải tự tay dựng lại núi Su Mi khi núi này bị nghiêng lệch: “Nghe hiệu lệnh kéo ngay cho phẳng/ Quân nghe

ba tiếng trống giục mau/ Các đội hò reo nhau mau kéo/ Thoắt cái núi nghiêng lại đứng ngay/ Su Mi dựng cao ngất rành rành/ Thái sơn dựng rợp trời một nửa/ Ngắm đằng sau đằng trước phương viên/ Chính trực ngằm hai bên phẳng lặng/… Bốn góc bày nên hướng là xây/ Kéo Su Mi cho ngay là thế/ Vần Su

Mi cho ngay/ Xoay Su Mi cho chính/ Bốn góc bày đúng hướng/ Rễ nó quay đúng phương/ Một rễ quay về phương cung cấn/ Nơi tiên chuyển nước phun giữa núi/ Có mỏ nước kim sa vách đá/ Một rễ thì bò đến cung li/ Ngọc thạch

rễ Su Mi lộ diện/ Lý ngư được lột xác nên rồng ” [6/268] 71

Ở đây, con người không chỉ dựng lại núi Su Mi mà con xoay, còn kéo, vần, kê kích bốn góc của quả núi còn tạo rễ cho núi Các rễ núi Su Mi được bố trí theo các phương cấn, ly, đoài, biến Su Mi thành một toà lâu đài đá hùng vĩ có tới 12 cửa sổ trong đó hiện hình các tiên nữ khác nhau từ người đẹp Tây Thi cho đến tiên nữ đánh cờ, tiên nữ ngâm thơ, tiên nữ thêu thùa, tiên ngồi vãn

Trang 38

cảnh Tất cả những cái đó tạo nên hình ảnh của thế giới giấc mơ Tiếp đó là việc xây dựng các trạm khác nhau: Trạm Thành Nam, lập Trạm Môn, Trạm Phủ Núi Su Mi gợi lại hình ảnh núi Tu Di là núi cao nhất của Phật giáo, hay núi Nga Mi trong văn hoá Trung Quốc, cũng là những hình ảnh biểu trưng của cảnh tiên của cái đẹp cũng là thế giới của hiện thực ước mơ 72 Hiện thực cuộc sống được tái hiện trong Then cầu yên giải hạn nói riêng trong Then nói chung là vô cùng phong phú mà qua đó, ngoài tính chất là những lời cầu xin thì những lời Then này còn là chứng tích tin cậy để nghiên cứu tìm hiểu bản chất của đời sống người Tày trước đây 72 2.3 Then phản ánh niềm tin vào thế giới linh thiêng 72 Then tồn tại trong sinh hoạt tâm linh, đáp ứng nhu cầu giải hạn của con người trước những trở ngại, bế tắc, những bi quan thất vọng thể hiện ở trạng thái tâm lý, bệnh tật hay hoạn nạn của từng người Trong ý nghĩa này việc giải hạn

ít nhiều trở thành một liều thuốc chữa bệnh hay cách thức chữa bệnh Đây là

có thể xem là cách “chữa bệnh không dùng thuốc” của dân gian Điều này liên quan đến việc hành nghề cúng tế của người làm Then và đặc biệt khi xã hội

có nhu cầu giải thoát về tinh thần Vì thế, một bộ phận Then bị lợi dụng Bên cạnh những yếu tố tích cực của tín ngưỡng, có người hành nghề Then còn tiếp thu cả những yếu tố tiêu cực, làm mê hoặc con người, chính vì thế trong dân gian đã lưu truyền những lời cảnh báo, một mặt để dăn dạy những người quá say Then đồng thời cũng phê phán những người lợi dụng then chẳng hạn

“May tòng mà hất thuốt/ cần puột lả hất pựt” Nghĩa: Cây ngô đồng làm vung, người điên rồ mới làm pựt) hay “Mạy hẻo chắng slan dạ đo bả chắng hất then” Nghĩa: Cây héo mới đan thạ, đủ điên mới làm Then Sự ra đời lời cảnh báo này dựa trên một thực tế của nhân thân những người làm then mà Nguyễn Thị Yên đã lí giải trong Then Tày, theo đó những người làm then, phải làm then hay được làm then đều có căn số, cũng giống như trong văn hóa Kinh, những người hầu đồng được coi là có căn đồng 72 Then trước hết then là những bài ca dân gian phản ánh trạng thái nhân sinh (Sinh, bệnh, lão, tử…) Ta có thể thấy rõ điều đó qua loại Then bắc cầu xin hoa, tức là loại Then gắn với cầu tự cầu con, liên quan tới việc nối dõi truyền đời, một mặt, phù hợp với lẽ tự nhiên, mặt khác, là ảnh hưởng của Nho giáo kết hợp với tính chất của văn hoá nông nghiệp qua hình thức coi trọng dòng giống Đối với, người Tày, mỗi gia đình cần phải có con trai, nhưng cũng không hoàn toàn bắt buộc Nếu không có con trai thì có thể lấy con rể - được gọi là khươi thể - nghĩa là con rể thế con trai hay con rể đời Vấn đề hôn nhân

và con cái người Tày ít chịu ảnh hưởng Nho giáo Trong trường hợp này, con cái sẽ mang họ mẹ Hay Then bắc cầu nối số liên quan tới tập tục thờ hay đề cao bồ thóc số mệnh, con trâu số mệnh, con gà số mệnh Đặc biệt là trồng cây

số mệnh mà cây được chọn để trồng có thể là tre, trúc hay cây chuối, đặc biệt

là cây chuối với tính thực tiễn và khả năng sinh trưởng đặc biệt của nó

Trang 39

Thường thì người Tày trồng tre và chuối đi kèm với nhau Nhưng điều thú vị nhất trong các hình thức mang tính tâm linh này là việc trồng tre hay chuối do con rể thực hiện trực tiếp Việc thêm gạo vào bồ gạo số mệnh đều do con cái cháu chắt dâu rể và họ hàng tự nguyện thực hiện Then Tày ra đời đáp ứng nhu thực tiễn của đời sống cộng đồng trong như một trong các sinh hoạt văn hoá quan trọng không thể thiếu đối với xã hội có tổ chức và đang phát triển.73 Trong cuộc sống có nhiều điều bất khả giải, từ hoạt động và nhu cầu thực tiễn, con người muốn có những thế lực linh thiêng trợ giúp Điều này cũng là tập tính chung của nhân loại và là điều kiện để từ đó các tín ngưỡng xuất hiện Then giải hạn đáp ứng các nhu cầu về tinh thần của đồng bào, giải toả các bế tắc về tinh thần, bệnh tật, hoạn nạn…Then là khát vọng kèm theo mơ ước về những điều tốt đẹp, là những nhu cầu về mặt tinh thần của cộng đồng; giữa cá nhân và cộng đồng trong đời Bởi vì, giải hạn cho bản thân cũng là giải hạn cho cộng đồng, là giải hạn cho gia đình dòng họ Tính tập thể trong Then giải hạn rất cao đồng nghĩa với nó là tính chất nhân văn hay tình người tình đời của một cộng đồng dân tộc Việc Then thực hiện chức năng giải hạn cầu yên trở thành nếp sống hồn nhiên, trở thành phong tục tập quán quen thuộc trong cộng đồng dân tộc Tày Then giải hạn là một cuộc hành trình khát vọng đi từ vận hạn của con người đến đấng tối cao - Ngọc Hoàng để giải hạn như mang lại một lời giải đáp, một giải tỏa bế tắc tinh thần Tái hiện chân thực bức tranh

xã hội của con người, Then Tày miêu tả những bất công, đau khổ cần được đẩy lùi, tẩy rửa, thanh lọc, thay đổi Lực lượng có khả năng mà dân gian kỳ vọng tạo nên sự thay đổi đó chính là Ngọc Hoàng hiểu theo nghĩa là đấng tối cao, lớn hơn tất cả các lãnh chúa ở trần gian, tức là người có quyền năng làm đổi thay tạo hóa Kỳ vọng vào Ngọc Hoàng cũng là một giấc mơ có tính nhân văn 74 Đối với người cầu xin giải hạn thì việc đầu tiên họ phải làm đó là tẩy uế do ông bà Then thực hiện, tẩy uế về tinh thần lẫn tẩy uế về vật chất Điều này được thể hiện rất rõ trong tất cả các cuộc then:“Phưng phức thơm mùi cỗ/ Thơm tỏa ngát mùi hương/ Thơm mùi hoa rừng lớn/ Thơm mùi hương núi dạ/ Mời người người vào ngai/ Mời người người vào tựa/ Mời về em Thành Thơ con chúa/ Mời về em Thanh Thảo con vua/ Mời về em Thanh Thơi giải uế/ Nguyên xưa con Thượng đế thiên nhan/ Nguyên xưa con thứ ba Ngọc

Hoàng….)/ Đi lấy nước Phú Sơn về lọt/ Bát phượng nàng tháo nước như ngân/ Tay chúa tiên quét độn lộc nhâm/ Biến phép chúa quét xuống trong bát/ Chúa niệm tống về tạp ra phương/ Cái xấu ở trong nhà giải/ Tay trái cầm cành hoa/ Tay phải cầm cánh nụ/ Giải lên dưới cung, dưới quán/ Giải lên dưới phản dưới bàn…/Giải đi cán chuông lớn/ Giải đi quả trứng hồn/ Giải đi túi áo bé đón hồn/ Giải đi túi áo đen đón vía/… Giải đi ma người mới chết/Giải hết cả

gà vịt dưới sân/ Giải hết cả trâu bò dưới sàn/ Giải hươu nai về núi/Đông phương giải uế về đến/ Tay phương giải uế đi ra/ Nam phương giải uế về đến/

Trang 40

Bắc phương giải uế đi ra/ Trung ương giải uế về đến/ Ngũ phương ngũ đế giải

uế đi ra…”[140/667] Tẩy uế về tinh thần chính là làm cho cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái, tâm hồn cao đẹp Đây là môt nghi lễ cầu quan trọng của các cuộc Then nói chung và đặc biệt là Then cấp sắc Việc tẩy uế các đồ lễ cũng là một nghi thức quan trọng thể hiện sự thành kính đối với các lực lượng siêu nhiên Việc tẩy uế được kết thúc bằng nghi lễ ánh sáng gắn với hình thức tẩy uế bằng nước Biểu tượng nước ở đây cũng mang yếu tố tâm linh, mang tính triết lý của Phật giáo 74 Bên cạnh các ý nghĩa phản ánh một xã hội phân tầng phân bậc mà ở đây bao gồm hai bậc then và sluông trong quan hệ thân phận xã hội khác nhau thì Then còn cho thấy một triết lý là cái hạn của con người và hạn trong mỗi năm hay trong toàn bộ cuộc đời của nó Hạn không chỉ dành riêng cho một người

cụ thể mà hạn của người này liên quan đến những người khác, mà qua đó, cho thấy quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng là tất yếu Tính liên hạn giữa người

và người là không tránh được Nói cách khác, mỗi cá nhân trong cộng đồng

ấy, đều bị và đều được đặt trong mối quan hệ qui định của những người khác hay của những thành viên khác trong cộng đồng Cũng như vậy, cái hạn mà một cá nhân mắc phải hay cái hạn một cá nhân phải giải cũng gắn kết với vận mệnh của những người khác Do đó, việc giải hạn cho cá nhân trở thành hình thức giải hạn cho cộng đồng, cho cả các thành viên khác Việc này cho thấy vì sao các sluông cho dù khi đi phu để chèo thuyền là bị ép đi, trong thâm tâm không muốn vì phải bỏ vợ trẻ con thơ, bố mẹ già ở nhà và khi tham gia vào đội quân chèo thuyền thì hết sức vất vả khó khăn nhưng họ lại có tính kỷ luật rất cao và có tính cộng đồng rất lớn, tất cả đều đồng tâm hiệp lực, đồng cam cộng khổ đi tới nơi về tới chốn, không bỏ trốn hoặc nổi loạn Chặng đường của đoàn quân sluông phải qua 12 thác nước nguy hiểm cao vút, nước réo ầm

ầm, dòng nước chảy băng băng Thác nào cũng ghê rợn Các thác đó được miêu tả khá rõ trong Then Thác thứ nhất: “Quân sluông chèo thuyền ngân xuống thác/ Nhanh xuống thác thứ nhất/ Trước mặt không thấy bến/ Đằng sau không thấy bờ” Thác thứ hai: “Nước như trôn ốc xoay/ Trông nhiều lòng muốn đứt” Thác thứ ba:“Con gì kêu cù vắc ven sông/ Con gì kêu “ngào ùm” ven biển/ Không dễ thấy thứ này/ Thấy bàng hoàng lòng dạ” Thác thứ tư gặp phong ba Thác thứ năm Thấy tiếng ve than thở làm nao núng lòng đoàn quân Thác thứ sáu: “Sào đâm không đến bến/ Sào cắm không đến cát” Thác thứ bẩy: “Lặn xuống đáy bảy trượng tới nơi/ Đi sứ mười hai đường mới lọt” Thác thứ tám: “Trai trẻ thấy gái lạ ngẩn trông/ Người đời thấy gái trời ước kết” Thác thứ chín: “Nước xoáy trong bằng vựa/ Nước xoáy đảo bằng nhà/ Không nghĩ chi con cái/ Quên cả bốn khúc xương trong người/ đi biết mấy tháng trời mới lại” Thác thứ mười: “Thuồng luồng lên lộn xộn trong thuyền/ Vào nước mường trên hồng đổ/ Nước lẫn lộn tiết trâu Thác thứ mười một:

“Chèo xuống lối sóng xanh/ Chèo xuống dòng hạc trắng” Thác thứ mười hai:

Ngày đăng: 21/04/2017, 23:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w