Có những phó từ chỉ kết hợp được với vị từ này mà không thể kết hợp được với vị từ kia.Ví dụ: Chúng ta chỉ có thể nói Anh hãy đứng lên mà không thể nói Anh rất đứng lên, chỉ có thể nói
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
======
TRẦN THANH HUYỀN
KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA PHÓ TỪ VỚI VỊ
TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Kim Phượng
Hà Nội, 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Kim Phượng – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn đã góp ý, bổ sung cho luận văn được hoàn thiện.Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong bộ môn Ngôn ngữ, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lý Sau đại học – trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên, khích lệ để tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Thanh Huyền
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các tiền phó từ tiếng Việt 25Bảng 2.2: Khả năng kết hợp của phó từ thời gian với vị từ hành động 27Bảng 2.3: Khả năng kết hợp của phó từ tiếp diễn, đồng nhất với vị từ
37Bảng 2.9: Khả năng kết hợp của phó từ tiếp diễn đồng nhất với vị từ
Bảng 2.14: Phân loại vị từ trạng thái 43Bảng 2.15: Khả năng kết hợp của phó từ thời gian với vị từ trạng thái 44Bảng 2.16: Khả năng kết hợp của phó từ tiếp diễn đồng nhất với vị từ
Trang 5Bảng 2.17: Khả năng kết hợp của phó từ mệnh lệnh với các vị từ
Trang 6Bảng 3.1: Các hậu phó từ tiếng Việt 60Bảng 3.2: Khả năng kết hợp của phó từ mệnh lệnh với vị từ hành
Bảng 3.8: Khả năng kết hợp của phó từ kết quả với vị từ quá trình 66Bảng 3.9: Khả năng kết hợp của phó từ cách thức với vị từ quá trình 67Bảng 3.10: Khả năng kết hợp của phó từ mức độ với vị từ quá trình 68Bảng 3.11: Khả năng kết hợp của phó từ mệnh lệnh với vị từ quá
Trang 7Bảng 3.19: Khả năng kết hợp của phó từ mức độ với các vị từ tư thế 74Bảng 3.20: Khả năng kết hợp của phó từ mệnh lệnh với các vị từ tư
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
0.1 Lí do chọn đề tài
a, Trong tiếng Việt, để phân định các từ loại, các nhà ngôn ngữ học đều
có xu hướng căn cứ vào ba tiêu chuẩn, đó là: ý nghĩa ngữ pháp khái quát, khả
năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu
một tiêu chuẩn nào đó để phân định từ loại tiếng Việt thì thực sự chưa có công trình cụ thể nào
Trong ba tiêu chuẩn trên, khả năng kết hợp là một tiêu chuẩn vô cùng
quan trọng Vì khi xác định một từ là động từ, tính từ hay một từ loại nào đó, thì khả năng kết hợp là tiêu chuẩn dễ nhận biết và dễ áp dụng nhất Có thể hiểu một cách đơn giản rằng: Hai yếu tố ngôn ngữ chỉ có thể kết hợp được với nhau khi giữa chúng có sự thống nhất về phương diện ngữ nghĩa; nếu giữa hai yếu tố có một khía cạnh ngữ nghĩa nào đó không thống nhất hay mâu thuẫn nhau thì chúng không thể kết hợp với nhau được
b, Phó từ là một từ loại nằm trong hệ thống phụ từ tiếng Việt Phó từ có tần số xuất hiện khá cao trong tiếng Việt Chúng có khả năng hoạt động rất
linh hoạt, đồng thời mối quan hệ giữa các phó từ với vị từ trong tiếng Việt
cũng khá phong phú và thú vị
Trong Việt ngữ học đã có nhiều công trình nghiên cứu riêng về phó từ hoặc vị từ Tuy nhiên, từ trước đến nay, vẫn chưa có một công trình khoa học
riêng biệt nào miêu tả, lí giải chuyên sâu, chi tiết và đầy đủ về khả năng kết
hợp giữa phó từ với vị từ mà chỉ đi vào một khía cạnh riêng lẻ nào đó Cho
nên điều này còn khá mới mẻ đối với những người đi sau muốn tìm hiểu một cách thấu đáo
Khi nói về khả năng kết hợp của phó từ với vị từ hay ngược lại (vị từ với phó từ), các nhà ngôn ngữ học thường cho rằng vị từ có khả năng kết hợp với phó từ Tuy nhiên, không phải tất cả các vị từ đều có khả năng kết hợp với tất
Trang 9cả các phó từ Có những phó từ chỉ kết hợp được với vị từ này mà không thể kết hợp được với vị từ kia.
Ví dụ: Chúng ta chỉ có thể nói Anh hãy đứng lên mà không thể nói Anh
rất đứng lên, chỉ có thể nói Nước đã chảy rồi mà không thể nói Nước đã chảy xong, chỉ có thể nói Nó tự mặc lấy quần áo mà không thể nói Nó tự buồn,…
Qua đó, chúng tôi nhận thấy việc giải thích khả năng kết hợp của phó từ với
vị từ trong tiếng Việt (tại sao kết hợp được với nhau, tại sao không kết hợp được…) là một nội dung chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện
Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Khả năng kết
hợp của phó từ với vị từ trong tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
của mình
0.2 Lịch sử vấn đề
Phó từ tiếng Việt đã được nhiều nhà ngữ pháp nghiên cứu từ rất lâu Hầu hết các công trình ngữ pháp tiếng Việt đều có đề cập đến lớp từ này Trong
“Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” (1988), Nguyễn Anh Quế đã khái quát: “Phó
từ là một từ loại hết sức phức tạp cả về ý nghĩa lẫn về chức năng”
Do tính phức tạp của phó từ cho nên các nhà Việt ngữ đã có khá nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi của chúng Sử dụng tên gọi “trạng từ” chúng ta có thể kể đến tác giả Trần Trọng Kim; sử dụng tên gọi “phó từ” có các đại diện tiêu biểu: Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Anh Quế; tên gọi
“phụ từ” với đại diện Lê Biên hay “tiểu từ” với đại diện Hoàng Tuệ
Chúng tôi theo quan điểm gọi những từ phụ trợ cho vị từ là phó từ, và
xếp chúng vào phạm vi của hư từ
Ví dụ: thường, quá, hãy, v.v…
+ Nó thường không nghe lời người lớn.
+ Cậu hãy đứng đấy cho tôi!
Trang 10+ Cái váy này đẹp quá!
Khi nghiên cứu về phó từ tiếng Việt, các tác giả đều cho rằng trong kết hợp với thực từ, phó từ không có khả năng làm trung tâm ngữ nghĩa hay ngữ pháp và không có khả năng làm thành phần chính trong câu Chúng xuất hiện phổ biến ở vị trí thành tố phụ trong kết cấu động ngữ và trong cấu tạo thành phần câu
Các nhóm phó từ thường gặp trong tiếng Việt hiện đại được khá nhiều nhà Việt ngữ nghiên cứu, có thể kể tới như: nhóm phó từ thời gian, nhóm phó
từ chỉ tiếp diễn - đồng nhất, nhóm phó từ phủ định - khẳng định, nhóm phó từ chỉ tần số, nhóm phó từ chỉ mức độ,.v.v…
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu về phó từ tiếng Việt mới dừng lại ở việc miêu tả và phân loại phó từ, chưa đi sâu vào nghiên cứu khả năng kết hợp của phó từ với vị từ trong tiếng Việt
Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1,
2006) dựa vào tiêu chí ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú
pháp để phân định vốn từ tiếng Việt thành hai nhóm Nhóm I gồm danh từ,
động từ, tính từ, số từ, đại từ Nhóm II gồm phụ từ (định từ, phó từ), kết từ, tiểu từ (trợ từ, tình thái từ) Theo tác giả, phó từ cũng như các hư từ thuộc
nhóm II là lớp từ không có khả năng làm thành tố chính trong tổ chức đoản ngữ và làm thành phần câu, chuyên dùng làm thành tố phụ đi kèm thực từ, hoặc dùng để liên kết từ trong câu Và khi nghiên cứu về phó từ, tác giả mới chỉ quan tâm tới việc phân loại và miêu tả từng nhóm cụ thể
Tác giả Lê Biên trong công trình nghiên cứu “Từ loại tiếng Việt hiện
đại” (1996) cũng đã chia vốn từ tiếng Việt thành hai mảng lớn là thực từ và
hư từ Theo tác giả, thực từ gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ; hư từ gồm phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ (trợ từ, tiểu từ tình thái), thán từ Trong đó, tác
Trang 11giả đã đề cập đến khả năng kết hợp của những từ trong nội bộ một số nhóm phụ từ nhưng mới dừng lại ở việc nêu ra mà chưa đi vào chi tiết
Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại I&II” (2015) căn
cứ vào tập hợp tiêu chuẩn về ý nghĩa, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp
để làm căn cứ phân loại Tác giả chia từ loại tiếng Việt thành ba tập hợp cơ
bản, đó là: các thực từ, các hư từ, các tình thái từ Theo tác giả, thực từ gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ; hư từ gồm từ phụ và từ nối; tình thái từ gồm tiểu từ và trợ từ Theo Đinh Văn Đức, phó từ nằm trong hệ
thống từ phụ thuộc phạm vi hư từ hay hư từ từ pháp Và tác giả cũng chưa phân tích cụ thể về khả năng kết hợp của phó từ với vị từ tiếng Việt trong công trình nghiên cứu của mình
Trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học” (tập 1, 2001), Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán cũng đã đề cập tới các nhóm phó từ nhưng chỉ là những nhận xét khái quát về các hư từ tình thái
Tiếp đó là các công trình nghiên cứu về một số nhóm phó từ cụ thể như:
Khóa luận Nhóm phụ từ có ý nghĩa đồng nhất (2003) của Bùi Thị Trúc
Quỳnh; Hoạt động ngữ pháp – ngữ nghĩa của hai từ có và không trong
tiếng Việt (2008) của Hoàng Thị Bốn; Tìm hiểu nhóm từ chỉ sự tiếp diễn
đồng nhất (cũng, còn, lại, vẫn, cứ, đều) trên ba bình diện kết học, nghĩa
học, dụng học (2013) của Nguyễn Thị Vân Anh; Luận án Đồng nghĩa của
hư từ tiếng Việt (2012) của Bùi Thanh Hoa; Luận văn Từ có và còn trong
tiếng Việt trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học (2014) của
Nguyễn Thị Huế Các công trình đã có những bước đầu nghiên cứu khái quát về nhóm từ, tìm hiểu vai trò, hoạt động ngữ pháp - ngữ nghĩa, sự kết hợp của các phó từ nhưng chưa có sự chuyên sâu về khả năng kết hợp của toàn bộ phó từ với vị từ tiếng Việt
Trang 12Trên cơ sở điểm qua các công trình nghiên cứu về một số nhóm phó từ tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy các tác giả thường chỉ tập trung vào mặt từ loại, miêu tả từng từ hoặc nhóm từ mà chưa có sự tổng kết về khả năng kết hợp của phó từ tiếng Việt trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Dựa trên những nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, chúng tôi tiến
hành khảo sát, tìm hiểu về khả năng kết hợp của phó từ với vị từ trong tiếng
Việt, với mong muốn có được cái nhìn toàn diện hơn về chúng
0.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc làm rõ khả năng kết hợp giữa phó từ với vị từ trên các bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa, luận văn đưa ra cái nhìn bao quát về hoạt động kết hợp của phó từ tiếng Việt Từ đó giúp cho việc hiểu phó từ tiếng Việt sâu sắc
và toàn diện hơn, và thông qua đó cũng hiểu hơn về vị từ tiếng Việt
0.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nói trên, chúng tôi đặt ra cho mình những nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Làm rõ khả năng kết hợp của phó từ với các nhóm vị từ tiếng Việt theo hai vấn đề: các nhóm phó từ kết hợp được với vị từ và các nhóm phó từ không kết hợp được với vị từ trong tiếng Việt
- Lí giải vì sao có những nhóm phó từ kết hợp được với vị từ, có những nhóm không thể kết hợp được, từ đó tìm ra yếu tố chi phối chúng
0.4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tư liệu khảo sát
0.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khả năng kết hợp của phó từ với vị từ trong tiếng Việt.
0.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 13Luận văn không tập trung vào việc miêu tả riêng rẽ phó từ hay vị từ mà
tập trung xác định và lí giải khả năng kết hợp giữa chúng Các phó từ sẽ
được phân loại thành 12 nhóm (dựa trên quan điểm của Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị Lương) Còn các vị từ thì được chia làm bốn nhóm (theo lý
thuyết phân loại vị từ của S.C.Dik), đó là vị từ hành động, vị từ quá trình, vị
từ trạng thái và vị từ tư thế
0.4.3 Tư liệu khảo sát
Tư liệu phục vụ cho đề tài luận văn chủ yếu được lấy từ hai nguồn: (1) các tác phẩm văn học với các thể loại truyện ngắn, truyện dài… được xuất bản qua các thời kì khác nhau và (2) lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt
mà chúng tôi quan sát được
Ngoài ra, luận văn có dựa vào sự giải thích của “Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt” [26], “Từ điển tiếng Việt” [23] như một cơ sở tham chiếu để phân tích, lí giải khả năng năng kết hợp của phó từ với vị từ trong tiếng Việt
0.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này dùng để miêu tả chi tiết hoạt
động ngữ pháp, ngữ nghĩa của đối tượng nghiên cứu trong những vai trò, vị trí hay ngữ cảnh cụ thể
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được sử dụng để khảo sát,
thu thập nguồn ngữ liệu, từ đó tiến hành phân loại, đánh giá tần số xuất hiện của chúng và đưa ra kết luận
0.6 Đóng góp của luận văn
0.6.1 Về mặt lí luận
Trang 14Thực hiện đề tài này, luận văn góp phần hoàn thiện lí thuyết về khả năng
kết hợp của phó từ tiếng Việt Khả năng kết hợp là vấn đề thuộc lĩnh vực
ngữ pháp nhưng việc lí giải nó (kết hợp được hay không) lại thuộc địa hạt ngữ nghĩa Hy vọng việc phối hợp hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của phó từ và vị từ tiếng Việt
0.6.2 Về mặt thực tiễn
Kết luận của luận văn có thể đáp ứng được một phần nhu cầu tìm hiểu
về phó từ tiếng Việt của những người quan tâm Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và áp dụng vào việc dạy và học từ loại, dạy và học câu tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay
0.7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nguồn ngữ liệu, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Khả năng kết hợp của các tiền phó từ tiếng Việt với vị từ Chương 3: Khả năng kết hợp của các hậu phó từ tiếng Việt với vị từ
Sở dĩ có sự phân chia như vậy là vì những vấn đề về lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận văn được chúng tôi trình bày riêng trong một chương, và được sắp xếp ở vị trí đầu tiên Vì số lượng phó từ là tương đối lớn nên chúng tôi sẽ phân thành hai loại, phó từ đứng trước vị từ (tiền phó từ) và phó từ đứng sau vị từ (hậu phó từ) Mỗi loại phó từ trong sự kết hợp với vị từ
sẽ được nghiên cứu trong một chương riêng (chương 2 và 3)
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày ba vấn đề cơ bản làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu các chương đi sau Đó là (1) Khả năng kết hợp của từ, (2) Khái quát về phó từ tiếng Việt và (3) Khái quát về vị từ tiếng Việt
1.1 Khả năng kết hợp của từ
Khả năng kết hợp của một từ là năng lực tiềm tàng của từ đó, xuất
hiện trong một tổ hợp từ có nghĩa, với tư cách một yếu tố thường trực trong tổ hợp từ đó
Xét khả năng kết hợp của một từ là xét xem:
(a) Từ đó có khả năng làm thành tố chính hay thành tố phụ trong một cụm từ chính phụ,
(b) Từ đó có khả năng kết hợp với những từ nào
Ví dụ, thực từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ chính phụ,
còn hư từ thì không; danh từ có khả năng kết hợp với phụ từ những, các…,
động từ và tính từ thì không…
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ xem xét khả năng kết hợp của từ ở nội
dung thứ hai, tức là xét xem từ đó có khả năng kết hợp với những từ nào Bởi nội dung thứ nhất đã rất rõ ràng: Phó từ không làm thành tố chính trong cụm từ mà
chuyên làm thành tố phụ cho vị từ, nên chúng tôi không đề cập tới nữa.
Trong “Ngữ pháp tiếng Việt - tập 1” (2006), Diệp Quang Ban cũng bàn
về khả năng kết hợp như sau: “Với ý nghĩa khái quát, các từ có thể có khả năng tham gia vào một kết hợp có nghĩa: ở mỗi vị trí của kết hợp có thể xuất hiện những từ có khả năng lần lượt thay thế nhau, trong khi đó, ở các vị trí khác trong kết hợp, các từ còn lại tạo ra bối cảnh cho sự xuất hiện khả năng thay thế của những từ nói trên Những từ cùng xuất hiện trong cùng một bối cảnh, có khả năng thay thế nhau ở cùng một vị trí, có tính chất thường xuyên,
Trang 16được tập hợp vào một lớp từ Các từ tạo ra bối cảnh thường xuyên cho các từ
có thể thay thế nhau ở vị trí nhất định, được gọi là chứng tố (hay từ chứng) Khả năng kết hợp của từ trong các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, là sự phân bố trật tự và việc sử dụng các từ phụ để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp bên ngoài từ”
Ví dụ những từ: nhà, bàn, chim, cát, v.v… có thể xuất hiện và thay thế nhau trong kết hợp kiểu nhà này, bàn này, chim này, cát này, v.v…, và được
xếp vào lớp danh từ Chúng không thể xuất hiện và thay thế cho nhau trong
kết hợp kiểu: hãy ăn, hãy mua, ăn xong, mua xong v.v…, vốn là kiểu kết hợp của lớp động từ Các từ này, hãy và xong tạo ra bối cảnh ngôn ngữ đối lập và
khả năng kết hợp của hai lớp danh từ và động từ trong tiếng Việt
Khả năng kết hợp, được hiểu ở ba mức độ như sau:
1, Khả năng kết hợp của từ đang xét với một hay một số hư từ, từ đó nói được bản tính từ loại của từ đang xét Những hư từ trong trường hợp này được gọi là các chứng tố Và với chứng tố, chúng ta thường chỉ xác định được
ba lớp từ chính trong tiếng Việt là: lớp danh từ, lớp động từ và lớp tính từ Ví
dụ: những từ có thể đứng trước các chỉ định từ này, nọ thì thuộc lớp danh từ; những từ có thể đứng sau đang, vẫn thì thuộc lớp động từ; những từ đứng sau rất thường thuộc lớp tính từ.
2, Khả năng kết hợp của từ đang xét được đặt trên cơ sở cách cấu tạo của cụm từ chính phụ Với cách này, có thể xác định thêm lớp các phó từ của
động từ (có nét gần gũi với các phụ từ và một số trạng từ adverd của ngôn
ngữ châu Âu)
3, Khả năng kết hợp từ với từ, không chỉ tính đến các yếu tố không nằm trong cụm từ, thông qua các tiêu chuẩn sau: khả năng làm đầu tố trong cụm từ chính phụ; khả năng làm yếu tố mở rộng trong cụm từ chính phụ; không tham gia vào cụm từ chính phụ, chỉ xuất hiện ở bậc câu nhưng có thể có quan hệ với cụm từ chính phụ trong các trường hợp cụ thể
Trang 17Có thể nói, đặc trưng về khả năng kết hợp của từ là dấu hiệu chủ yếu về ngữ pháp, có tác dụng quyết định trong việc phân định các loại từ tiếng Việt
về mặt từ loại
Trong luận văn, chúng tôi đặt mục đích là khảo sát, tìm hiểu và lí giải khả năng kết hợp của phó từ với vị từ tiếng Việt, nghĩa là đi phân tích, giải thích sự thống nhất hay không thống nhất về phương diện ngữ nghĩa giữa hai tiểu loại từ tiếng Việt này
1.2 Khái quát về phó từ Tiếng Việt
1.2.1 Khái niệm phó từ
Theo “Ngữ pháp tiếng Việt” (Diệp Quang Ban): “Phó từ là những phụ
từ đi kèm với động từ và tính từ để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp, cách thức, mức độ hay kết quả của hành động, hoạt động…” Vẫn theo tác giả này, phó
từ tiếng Việt được hiểu là từ có tính chất hư được dùng để mở rộng động từ, tính từ, đem lại cho chúng một số nghĩa nào đó (không tính đến những từ ngữ thuộc bậc câu) [2; 540]
Tóm lại, phó từ tiếng Việt nằm trong hệ thống hư từ, là những từ chuyên đi kèm theo từ khác để bổ sung ý nghĩa cho từ đó Hay nói cụ thể hơn,
phó từ là những từ chuyên đi kèm với vị từ để bổ sung các ý nghĩa ngữ pháp cho vị từ, như ý nghĩa thời gian, mệnh lệnh, cách thức, mức độ hay kết quả,… của hành động, hoạt động.
Ví dụ: đã, rất, cũng, không còn, lắm, đừng, quá, được
1.2.2 Phân loại phó từ
Có nhiều cách phân chia phó từ tiếng Việt Diệp Quang Ban trong cuốn
“Ngữ pháp tiếng Việt - tập 1” (2006) chia phó từ thành 9 nhóm Tác giả cũng
đã phân loại thành phó từ tình thái (tình thái hóa nghĩa của động từ, tính từ)
và phó từ phi tình thái (không có tác dụng tình thái hóa) [2; 540]
Trang 18Phó từ tình thái diễn đạt nghĩa kinh nghiệm của sự việc nêu lên ở động
từ, tính từ với yếu tố thời gian, hoặc với thái độ của người sử dụng ngôn ngữ Phó từ tình thái có thể phân biệt thành hai lớp:
- Phó từ chỉ nghĩa kinh nghiệm (nghĩa biểu hiện, thuộc về tình thái khách quan)
gồm có: phó từ chỉ tính phân cực (có, không, chẳng), phó từ chỉ tính thời gian (chỉ thời gian bên ngoài: đã, từng, vừa, mới, hay, hằng, thường…, chỉ thời gian bên trong: xong, rồi), phó từ chỉ khả năng (có thể, không thể, được), phó
từ chỉ tính đồng nhất, tương tự (đều, cũng), phó từ chỉ sự chung với nhau (cùng), phó từ chỉ thang độ (rất, hơi, khí/khá).
- Phó từ chỉ nghĩa liên nhân (thuộc về tình thái trách nhiệm) gồm hai lớp nhỏ:
phó từ tình thái liên nhân tham gia kiến trúc thức (ví dụ: hãy, đừng, chớ là phó
từ tạo thức cầu khiến) và phó từ tình thái liên nhân nằm ngoài kiến trúc thức
(được, mất, phải đứng sau động từ tạo thành cặp ý nghĩa đối lập: may mắn –
không may mắn)
Phó từ phi tình thái là những từ mang nghĩa kinh nghiệm, chủ yếu là
phó từ chỉ hướng: ra, vào, lên, xuống… đứng sau động từ, tính từ.
Nguyễn Minh Thuyết coi phó từ có chức năng bổ nghĩa cho thực từ (động từ, tính từ và cả danh từ) và có ba tiểu loại:
- Phó danh từ (chuyên làm thành tố phụ trong cụm danh từ) gồm phó danh từ
số lượng: những, các, mỗi, mọi, từng…; phó danh từ đơn vị: cái, chiếc, mớ,
con, nắm, mét…; phó danh từ nhấn mạnh: cái.
- Phó thuật từ (chuyên làm thành tố phụ trong cụm động từ, cụm tính từ: cũng,
vẫn, đã, đang, không, chưa, hay, năng, ít, rồi, xong, hãy, đừng, chớ, hơi, quá, lắm…)
- Phó số từ (chuyên làm thành tố phụ trong cụm số từ): độ, chừng, khoảng.
Còn Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị Lương thì phân chia phó từ thành
12 nhóm Chúng tôi đi theo quan điểm này Các nhóm phó từ được phân chia như sau:
Trang 19(1) Nhóm phó từ thời gian: đã, từng, vừa, mới, sắp, sẽ, đang…
Nhóm này có vị trí đứng trước vị từ, bổ sung ý nghĩa thời gian (tense)
và cả ý nghĩa thể (aspect) cho vị từ Có thể tạm phân chia phó từ đã, từng,
vừa, mới biểu thị ý nghĩa thời gian quá khứ, đang biểu thị thời gian hiện tại và
sẽ, sắp biểu thị tương lai Ví dụ:
+ Mọi người đã ngồi đâu vào đấy và lắng chờ (3, 42)
+ Trời sẽ mưa trong hai ngày tới.
+ Tôi đang phân vân không biết nên nói hay không.
(2) Nhóm phó từ tiếp diễn, đồng nhất: cũng, còn, đều, vẫn, cứ, lại…
Nhóm này bổ sung ý nghĩa về sự tiếp tục, đồng nhất cho vị từ Ví dụ:
+ Cháu đã hỏi mấy lần rồi, bà cụ đều bảo bác ấy đi vắng (2, 26)
+ Chúng tôi còn đến đó thêm một lần nữa.
(3) Nhóm phó từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ (đứng trước vị từ); đi, thôi,
nào… (đứng sau vị từ) Ví dụ:
+ Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba!
+ Chúng ta hẵng ( hãy ) nghỉ một chút đã!
+ Anh đừng đùa.
(4) Nhóm phó từ mức độ: rất, hơi, khá, quá, lắm, vô cùng…
Các từ rất, khá, khí, hơi đứng trước vị từ, còn lắm thì đi sau Riêng từ
quá thì có hai khả năng: vừa đứng trước, vừa đứng sau.
Khi quá đứng trước vị từ thì nó dùng để chỉ mức độ nhưng khi đi sau vị
từ, nó còn có nghĩa như một thán từ Ví dụ:
+ Cái áo này quá chật.
+ Cảnh ở đây đẹp quá!
(5) Nhóm phó từ kết thúc hoặc hoàn thành: xong, rồi
Nhóm này chuyên đứng sau vị từ, biểu thị sự kết thúc hay hoàn thành của hành động hay trạng thái Ví dụ:
Trang 20+ Cô ấy đã viết xong luận văn.
+ Anh ta lấy vợ rồi.
(6) Nhóm phó từ khẳng định hoặc phủ định: không, chưa, chẳng, có… Trong nhóm này, có là phó từ khẳng định; không, chưa, chẳng là phó từ
phủ định Ví dụ:
+ Bài toán này em chẳng làm được.
+ Tôi không tin vào giọt nước mắt của anh ta.
(7) Nhóm phó từ tần số: hay, thường, luôn, hiếm, ít… gồm những phó
từ chỉ tần số cao (thường, hay, năng, luôn…) bổ sung ý nghĩa về số lần
(nhiều) cho nội dung hoạt động, trạng thái thể hiện ở vị từ; và những phó từ
chỉ tần số thấp (ít, hiếm…) bổ sung ý nghĩa về số lần (ít) cho nội dung hoạt động, trạng thái thể hiện ở vị từ Ví dụ:
+ Tôi thường nghĩ về lẽ vô thường và sự vô tri.
+ Cậu ta luôn đi học muộn giờ.
+ Anh ít cười và chẳng mấy khi trò chuyện.
(8) Nhóm phó từ tương hỗ: nhau
Nhóm này chỉ có một từ, đó là từ nhau Từ này có vị trí đứng sau vị từ
và luôn đòi hỏi phải đi với chủ thể là số nhiều Ví dụ:
+ Cả nhà vừa dắt díu nhau từ viện về chưa ấm chỗ thì “người ta” đã
đến (4, 41)
+ Họ tìm thấy nhau ở một nơi không ai ngờ tới.
(9) Nhóm phó từ tự lực: lấy, tự
Nhóm này gồm hai từ, trong đó, tự có vị trí đứng trước vị từ, lấy đứng
sau vị từ Chúng có thể đồng thời xuất hiện trong một cụm động từ Ví dụ:
+ Nó tự đóng lấy sách vở.
+ Chúng tôi tự làm điều đó.
Trang 21(10) Nhóm phó từ kết quả: được, mất, ra Các phó từ này đều đứng
sau vị từ để chỉ kết quả của hoạt động hay hành động Ví dụ:
+ Suýt nữa tôi quên mất.
+ Tôi nghĩ ra một cách để đuổi khéo nó.
(11) Nhóm phó từ cách thức: ngay, liền, luôn, mãi, hoài, nữa…
Nhóm này có vị trí cơ bản là đứng sau vị từ, bổ sung ý nghĩa về cách thức xảy ra của hoạt động, trạng thái được nêu ở vị từ Ví dụ:
+ Học, học nữa, học mãi.
Riêng phó từ liền có hai vị trí: đứng trước và đứng sau Ví dụ:
+ Khi nhận được câu hỏi, tôi liền trả lời ngay.
+ Chị ấy cho tôi gói bánh Tôi bóc ra ăn liền.
- Về ý nghĩa, phó từ không có tác dụng định tên gọi mà chỉ những dấu hiệu nhất định về ý nghĩa như dấu hiệu trình độ, phạm vi, thời gian…
- Về chức năng cú pháp, phó từ không thể tự mình lập thành câu mà chỉ có nhiệm vụ phụ trợ cho vị từ, vị ngữ hoặc cả câu chứ không thể làm thành phần chủ yếu của câu như chủ ngữ, vị ngữ [36, 305]
Do đó, có thể căn cứ vào tác dụng ngữ pháp của phó từ để phân loại
thành: phó từ chỉ phụ trợ cho vị từ, vị ngữ như: cũng, sẽ, rồi, còn nữa, rất, lắm;
Trang 22phó từ thường phụ trợ cho cả câu như: quả nhiên, có lẽ, chắc, bất đắc dĩ, kì thực,
dễ thường, vị tất, bỗng, bỗng chốc, bỗng dưng, thình lình, thường thường…
Các tác giả cuốn sách “Ngữ pháp tiếng Việt” của Ủy ban Khoa học xã
hội gọi phó từ là phụ từ, đó là những từ phụ trợ cho động từ và tính từ Chúng
là các hư từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp về thời gian (xe sẽ chạy), về thể trạng (xe đã đến rồi), về mức độ (xe này rất tốt)… Phụ từ “không thể đảm nhận
phần đề, phần thuyết (các thành phần chính của câu) trong nòng cốt Vai trò
mà nó có thể đảm nhiệm là làm yếu tố cấu tạo của ngữ, nhưng cũng không làm chính tố, mà chỉ làm phụ tố [42; 70-71]
Tóm lại, từ quan niệm của các tác giả về khái niệm phó từ cũng như đặc trưng của nó, chúng tôi xác định các tiêu chí nhận diện phó từ như sau:
(1) Về ý nghĩa: Phó từ có tính chất hư, chuyên biểu thị ý nghĩa ngữ pháp tình thái cho vị từ về mức độ, thời gian, phạm vi, phương thức góp phần
cụ thể hóa nghĩa biểu hiện của vị từ trong câu
(2) Về quan hệ ngữ pháp: Phó từ giữ vai trò phụ trợ cho vị từ
(3) Về vị trí so với vị từ: Phó từ có 2 vị trí cơ bản: đứng trước và đứng sau
vị từ Ngoài ra còn có những phó từ có thể vừa đứng trước, vừa đứng sau vị từ
Trang 23Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở vị từ như: mức độ, khả năng, kết
quả và hướng Ví dụ: lắm, được, quá
+ Gió mát quá.
+ Tôi lạnh người, chúng tôi cũng chết mất thôi.
- Phó từ có khả năng đứng trước và đứng sau vị từ:
+ Anh ta mất dần kí ức / Chiều dần buông.
+ Cô ấy quá đẹp / Cô ấy đẹp quá.
1.3 Vị từ tiếng Việt
1.3.1 Khái niệm vị từ
Trong tiếng Việt, “vị từ” là một thuật ngữ chỉ chung cho hai từ loại động từ và tính từ Bởi vì giữa động từ và tính từ gần gũi với nhau về nhiều phương diện:
1, Về ý nghĩa, có thể quan niệm cả hai từ loại đó đều biểu hiện ý nghĩa đặc trưng của thực thể, đối lập với danh tử là từ loại biểu hiện thực thể Ta có
sự lưỡng phân: Thực thể // Đặc trưng của thực thể -> danh từ // động từ và tính từ
2, Về khả năng kết hợp trong cụm từ, cả hai (động từ và tính từ) đều
có thể kết hợp với các nhóm phó từ, tuy rằng động từ dễ dàng kết hợp với
các phụ từ chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ) hơn, còn tính từ thì phần nhiều
dễ kết hợp với các phó từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí, khá, lắm, cực kỳ, vô
cùng…) hơn.
3, Về khả năng đảm nhiệm các thành phần câu, cả hai từ loại động từ
và tính từ đều có thể đảm nhiệm được chức năng của thành phần câu, đặc biệt
là chức năng vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ Hơn nữa cả hai đều có thể làm vị ngữ một cách trực tiếp Ví dụ: So sánh khả năng làm vị ngữ trực tiếp:
+ Con ngựa ấy // đi
Trang 24+ Con ngựa ấy // đẹp.
Chính vì sự gần gũi giữa động từ và tính từ như vậy nên trong tiếng Việt hai từ loại này được cho rằng nằm trong một phạm trù từ loại chung là vị từ
Còn danh từ không thể làm vị ngữ trực tiếp Danh từ khi làm vị ngữ phải thông qua từ “là” Nói cách khác, danh từ làm vị ngữ gián tiếp Ví dụ:
+ Tôi// là sinh viên
Theo cách hiểu phổ biến, Nguyễn Thị Quy định nghĩa vị từ như sau:
“vị từ là một từ có chức năng tự mình làm thành một vị ngữ hoặc một trung tâm ngữ pháp, hay làm hạt nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu hiện nội dung của sự thể” [32, 35]
Nói cách khác, đó là một phạm trù từ loại bao gồm cả động từ và tính
từ Chúng tôi quan niệm, trong tiếng Việt nói riêng và trong các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập nói chung, động từ và tính từ có thể xếp vào một phạm trù chung là vị từ Chúng tôi hoàn toàn tán thành với quan điểm của Diệp Quang Ban: “Khái niệm vị từ không xóa bỏ hoàn toàn sự đối lập động từ/tính từ, mà có tác dụng tập hợp chúng theo những đặc trưng chung xét trên bình diện đối lập với danh từ” [1, 106] Vì vậy, lớp từ mà chúng tôi khảo sát nghiên cứu cùng phó từ tiếng Việt là những vị từ
Nhìn chung, từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, việc phân định từ loại vị từ (động từ và tính từ) theo những tiêu chí của ngữ pháp chức năng đã tỏ ra có ưu thế hơn so với ngữ pháp hình thức, tuy mới ở bước thử nghiệm ban đầu Điều được khẳng định của ngữ pháp chức năng là dùng lý thuyết mới để soi rọi một đối tượng vốn đã cũ, vừa có tính kế thừa vừa có tính cách tân
1.3.2 Phân loại vị từ
Trang 25Theo Ngữ pháp chức năng, mỗi sự tình (sự thể, sự kiện) trong hiện
thực mà câu phản ánh tạo nên nghĩa miêu tả của câu Nội dung của mỗi sự tình đó gồm một cái lõi được biểu hiện bằng một vị từ và các tham tố (tham thể) Tuyệt đại đa số các vị từ còn được biểu hiện bằng động từ hoặc tính từ, còn các tham tố thì được biểu hiện bằng các danh từ, cụm danh từ, hoặc đại từ
Căn cứ vào nghĩa biểu hiện, người ta chia vị từ thành hai loại: vị từ biểu thị nội dung sự tình (một hành động, một trạng thái, một tư thế, một quá trình) và vị từ tình thái biểu thị thái độ của người nói đối với nội dung sự tình hoặc với tham tố của sự tình Đặc điểm của vị từ được xem xét ở nghĩa của vị
từ và các tham tố (diễn tố và chu tố) của nó Diễn tố là tham tố bắt buộc cùng với vị từ làm thành vị ngữ hạt nhân Chu tố là tham tố không bắt buộc, bổ sung cho vị ngữ hạt nhân, là thành phần mở rộng của vị ngữ hạt nhân Trong kết hợp cú pháp với vị từ, các tham tố đảm nhận một số vai nghĩa nhất định (do một ngữ danh từ, một ngữ vị từ, một tiểu cú biểu hiện) như: vai tác thể, vai hành thể, vai động thể, vai nghiệm thể, vai đương thể, vai tạo thể, vai tiếp thể, vai mục tiêu, vai mục đích, vai phương thức, vai nội dung…
Ngữ pháp truyền thống vốn xem động từ (verb) và tính từ (adjective)
là những từ loại có khả năng làm vị ngữ (ngữ vị từ) của câu Tuy nhiên,
theo Ngữ pháp chức năng, những từ tự thân làm ngữ vị từ không phải chỉ
có từ chỉ hành động (động từ), từ chỉ tính chất (tính từ) mà còn có các từ chỉ trạng thái, tư thế…
Ví dụ: Nước hết rồi Mưa đã tạnh Cửa đã mở.
Chính vì vậy, S.C.Dik (1978) đã đưa ra một cách phân loại vị từ căn cứ
vào tính [± động], [± chủ ý], theo đó vị từ có bốn loại: vị từ hành động, vị từ
quá trình, vị từ tư thế, vị từ trạng thái.
Trang 261, Vị từ hành động biểu hiện hành động của chủ thể, có thể tác động
hoặc không tác động đến đối tượng, và nó là hành động có chủ ý của người
(động vật) Các vị từ hành động: bay, chạy, đọc, đi, đánh, học, hát, kiếm,
nghĩ, viết vỡ, vẽ, làm, lao v.v…Ví dụ:
+ Cô gái chạy ra phía tôi và khóc nức nở.
+ Mặt lão đột nhiên co rúm lại.
(Lão Hạc – Nam Cao)
+ Tôi đã khóa cửa xe cẩn thận.
2, Vị từ quá trình: Theo tác giả Cao Xuân Hạo thì “Một quá trình là
một biến cố trong đó không có một chủ thể nào là có chủ ý” (Sơ thảo ngữ
pháp chức năng - Cao Xuân Hạo).
Các vị từ quá trình: bềnh, bong, bốc, chìm, co, cóng, dãn, dâng, đổ,
đông, giật mình, hứng, lăn, lặn, mòn, mờ, ngã, rơi, rụng, sập, teo, thổi, trôi, vữa, xộc, xông.v.v… Ví dụ:
+ Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa
đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc
(Vũ Bằng)
+ Cảnh vật thẫm lại (2, 16)
+ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong
sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt
(Cô bé bán diêm – An-đéc-xen)
(17) Hùng ra đường lúc trời đang mưa nặng hạt [46; 55]
3, Vị từ trạng thái là vị từ có hai nét đặc trưng [- động] và [- chủ động]
Theo Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển 1) thì “thuật ngữ trạng
thái được dùng để chỉ chung những tính chất và những trạng thái của sự vật Tính chất là một đặc trưng trường tồn của đối tượng Tình trạng là một trạng thái nhất thời Sự phân biệt này dĩ nhiên là tương đối, vì tính chất cũng có thể
Trang 27thay đổi hoặc mất đi, và ở đối tượng có thể xuất hiện những tính chất khác”
Các vị từ trạng thái: rắn, mềm, đặc, loãng, khỏe, yếu, béo, gầy, hiền, dữ,
thông minh, chậm hiểu, trung thực, gian xảo, điềm đạm, nóng nẩy, đa cảm, lạnh lùng, …Ví dụ:
+ Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa
trong thành phố đã rất yên tĩnh.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
+ Gớm, trời nóng quá nhỉ (2, 6)
+ Độ này hắn gầy quá (2, 11)
+ Thế thì may lắm, có ông đi cùng thì cũng đỡ buồn hơn.
(Vũ Trọng Phụng)
4, Vị từ tư thế (đặc trưng cho sự việc tư thế) có số lượng không nhiều
so với các vị từ hành động Để chỉ tư thế của người tức là với thuộc tính [-
động] [+ chủ động], ngoài các động từ chỉ tư thế quen thuộc như: đứng, ngồi,
nằm, quỳ, ở… còn có các yếu tố ngôn ngữ có tính chất của động từ tư thế như lom khom, khúm núm, ngất nghểu… Ví dụ:
+ Một người phụ nữ đang nằm úp mặt xuống với bộ quần áo màu nâu
tơi tả, mái tóc xõa buông xuôi theo chiều sóng vỗ (4, 113)
+ Tôi đến thì cô ấy đã ngồi ở đó rồi.
+ Lom khom dưới núi tiều vài chú
(Qua đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan)
+ Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn
Trang 28biến cố
[- động]:
tình trạng[+ chủ ý] (“đánh”, “chạy”)Hành động (“nằm”, “ở”)Tư thế
[- chủ ý] (“rơi”, “phai”)Quá trình (“to”, “sợ”)Trạng thái
Ứng dụng cho tiếng Việt, ta cũng thấy sự phân biệt rất rõ trên bình diện ngữ nghĩa, cũng như trên bình diện ngữ pháp giữa các vị từ trên các chiều đã
nói, trong đó sự phân biệt giữa “động” và “tĩnh” được đánh dấu rõ nét nhất
Điều này luận văn “Những biểu hiện hình thức của sự phân biệt động – tĩnh trong các vị từ tiếng Việt” (2004) của Bùi Thị Mai Thanh cũng đã trình bày khá chi tiết
1.3.3.1 Đặc trưng của vị từ hành động [+ động] [+ chủ ý]
a, Một trong những đặc trưng của vị từ hành động là có khả năng đi kèm với từ tình thái hoặc phương thức có liên quan đến chiều tốc độ Tức là
các vị từ hành động có thể đi kèm với các từ tình thái như bèn, bỗng, “đột
nhiên”, “liền”, “suýt”, “vụt”, “từ từ”, ngừng… ở trước và kết hợp được với
các từ nhanh”, “chậm”, “thoăn thoắt”, “vội vàng”, “thong thả”… ở phía
sau Ví dụ:
+ Nó đột nhiên chạy vào nhà.
+ Nó đi thong thả trên con đường làng.
b, Vị từ hành động có một nét đặc trưng nữa thể hiện tính [+động] là kết hợp được với các từ chỉ âm thanh Tuy nhiên, việc kết hợp này chỉ là đặc trưng riêng của một số loại vị từ hành động mang tính [+động] Ví dụ:
+ Nó đánh bốp một cái vào lưng tôi.
+ Đánh ầm một cái.
Trang 29c, Đặc trưng [+động] của vị từ hành động thể hiện ở sự kết hợp được
với các từ tình thái đã, xong, rồi Khi kết hợp thì đã bao giờ cũng đứng trước
vị từ hạt nhân hành động còn xong/rồi thì đứng sau như là một bổ ngữ chỉ sự
hoàn thành Ví dụ:
+ Nó giặt quần áo xong.
+ Mẹ tôi đã đi ngủ từ lâu rồi.
d, Vị từ hành động kết hợp được với các từ chỉ hướng: ra, vào, lên, xuống,
… Đó cũng là một đặc trưng thể hiện [+động] của vị từ hành động Ví dụ:
+ Diều hâu tha được con gà, lao vút lên tận mây xanh.
+ Anh ta tìm ra được một điều rất thú vị.
e, Một đặc trưng thể hiện tính [+động] của vị từ hành động là vị từ hành động được sử dụng rất phổ biến trong câu phủ định và trong cách trả lời
có/không Ví dụ:
+ Nó không học bài.
+ - Em có ghi bài tập số 3 mà cô giao về nhà không?
- Có.
1.3.3.2 Đặc trưng của vị từ quá trình [+ động] [- chủ ý]
Vị từ quá trình cũng có đặc trưng cơ bản là mang tính [+động] Đặc trưng này thể hiện ở các dấu hiệu như là ở vị từ hành động
a, Có thể kết hợp với các yếu tố thuộc chiều tốc độ Ví dụ:
+ Mặt trời nhú lên dần dần.
b, Một số trường hợp xuất hiện sự có mặt của âm thanh Ví dụ:
+ Mùa đông đến, gió bấc lại thổi ào ào.
c, Các vị từ quá trình khi kết hợp với các từ tình thái Đã/ Xong/ Rồi thì
câu biểu hiện sự tình bắt đầu trước thời điểm mốc và kết thúc trước thời điểm mốc đó Ví dụ:
+ Quả mít đã rụng mất rồi.
Trang 30d, Các vị từ quá trình cũng thể hiện tính [+động] qua sự kết hợp với các
từ chỉ hướng Ví dụ:
+ Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
e, Trong câu phủ định và trong cách trả lời có / không Ví dụ:
+ - Lớp học này có đẹp không?
- Đẹp/ Không đẹp
1.3.3.3 Đặc trưng của vị từ trạng thái [- động] [- chủ ý]
Đặc trưng [- động] của vị từ trạng thái thể hiện ở việc kết hợp với các
từ chỉ mức độ như “hơi”, “đỡ” hoặc một cấu trúc tình thái “không + được + tính từ” Khi kết hợp như vậy thường biểu thị ý nghĩa tiêu cực Ví dụ:
+ Em dạo này hơi béo đấy.
+ Cô ấy lấy chồng rồi nhưng không được hạnh phúc lắm.
1.3.3.4 Đặc trưng của vị từ tư thế [- động] [+ chủ ý]
Đặc trưng [- động] của vị từ tư thế được thể hiện ở việc không kết hợp
được với các từ tình thái chỉ tốc độ như bèn, bỗng, đột nhiên, vụt, từ từ…; không kết hợp được với các từ chỉ tốc độ như nhanh, chậm, thoăn thoắt, vội
vàng…; và cũng không có mặt của âm thanh như vị từ hành động và vị từ quá
trình Ví dụ:
+ Tôi bỗng ngồi xuống ghế (-)
+ Cô ấy ngồi đôm đốp ở phản (-)
Ngoài ra, vị từ tư thế có một đặc trưng nổi bật để phân biệt với vị từ trạng thái đó là có sự can thiệp của con người Các vị từ tư thế diễn ra có sự chủ ý, có sự điều khiển của con người hay con vật Đó chính là đặc trưng [+ chủ ý] của vị từ tư thế Ví dụ:
+ Trên bậc cửa ngôi nhà, thằng bé đang quì.
Nhìn chung có nhiều quan điểm phân loại vị từ tiếng Việt, đặc điểm về tính động – tĩnh ở mỗi tiểu loại vị từ cũng khác nhau Tuy nhiên xét trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát và đánh giá khả năng kết hợp của phó từ với vị từ tiếng Việt theo quan điểm phân chia vị từ của S.C.Dik
Tiểu kết chương 1
Trang 31Trên đây là những vấn đề lý thuyết cơ bản mà chúng tôi cho rằng cần thiết trong việc thực hiện mục đích mà luận văn đề ra Nội dung cơ bản của chương này là tổng kết và khẳng định lại những kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ, trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ sử dụng những cơ sở lý thuyết này làm công cụ để triển khai các chương tiếp theo trong luận văn Có thể khái quát những khái niệm cơ bản như sau:
(1) Phó từ tiếng Việt nằm trong hệ thống hư từ, là những từ chuyên đi
kèm vị từ để bổ sung cho vị từ các ý nghĩa ngữ pháp như thời gian, mệnh lệnh, cách thức, mức độ… Phó từ gồm 12 nhóm cơ bản, được chia theo tiêu chí ý nghĩa (theo quan điểm của Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị Lương)
(2) Vị từ là một thuật ngữ chỉ chung cho hai từ loại động từ và tính từ
Vị từ có chức năng tự mình làm thành một vị ngữ hoặc một trung tâm ngữ pháp, hay làm hạt nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ, biểu hiện nội dung của sự thể Vị từ gồm bốn nhóm cơ bản, được chia theo hai tiêu chí: tính động và tính chủ ý (theo quan điểm của S.C Dik)
(3) Khả năng kết hợp của một từ được xem xét trong mối quan hệ với
các từ xung quanh: Từ đó kết hợp được những từ nào, thay thế cho những từ nào trong bối cảnh ngôn ngữ nhất định do chính từ ngữ tạo ra
Những lý thuyết trên đây sẽ giúp chúng tôi đi sâu lí giải khả năng kết hợp của phó từ với vị từ trong tiếng Việt, với mong muốn đạt được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về cả hai loại từ này
Trang 32Chương 2 KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC TIỀN PHÓ TỪ TIẾNG VIỆT VỚI VỊ TỪ
Căn cứ vào vị trí của phó từ so với vị từ, có thể chia phó từ tiếng Việt làm hai loại: phó từ đứng trước vị từ (tiền phó từ) và phó từ đứng sau vị từ (hậu phó từ) Tên gọi “tiền phó từ” đã được Nguyễn Minh Thuyết sử dụng trong bài báo của mình về từ loại phó từ “Các tiền phó từ chỉ thời, thể trong tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, Số 2”(1995) Với mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sử dụng cách gọi tên đó của Nguyễn Minh Thuyết để tìm hiểu, khảo sát về khả năng kết hợp của các phó từ đứng trước vị từ trong tiếng Việt
Dưới đây là danh sách các tiền phó từ tiếng Việt
1 Phó từ thời gian đã, đang, sẽ, từng, vừa, mới, sắp…
2 Phó từ tiếp diễn, đồng nhất cũng, đều, vẫn, cứ, lại, còn…
Bảng 2.1: Các tiền phó từ tiếng Việt
Chúng tôi sẽ khảo sát khả năng kết hợp của 9 nhóm phó từ trên với 4 nhóm vị từ phân chia theo quan điểm của S.C Dik Đó là: vị từ hành động, vị
từ quá trình, vị từ trạng thái và vị từ tư thế
Trang 332.1 Khả năng kết hợp của các tiền phó từ với vị từ hành động
Con người hay loài vật, để duy trì cuộc sống của mình, đều phải tiến hành các hoạt động Hàng ngày chúng ta thực hiện bao nhiêu hoạt động, có lẽ chưa ai thống kê được điều này một cách chính xác và đầy đủ Nhưng ta có thể khẳng định một điều rằng: đã là con người (hay vật) thì bao giờ cũng gắn mình với các hoạt động Đó có thể là các hoạt động mang tính bản năng,
nhằm duy trì sự sống cho cơ thể (như ăn, uống, ngủ, thở…) hoặc các hoạt động bằng ngôn ngữ (như viết, nói, trình bày…) hay các hoạt động của tư duy (như lo, nghĩ, buồn, vui, yêu thương, ghét, giận…) Các hoạt động này được
mô tả bằng biểu thức ngôn ngữ học Trong Ngữ pháp chức năng (2005) mà S.C.Dik đề cập đến chính là cấu trúc của kết cấu vị ngữ Trong kết cấu vị ngữ
Hành động thì vị từ hành động là yếu tố đặc biệt quan trọng Ngoài ra, một thành phần có tác động không nhỏ đến chức năng ngữ nghĩa của kết cấu đó chính là hư từ, cụ thể là yếu tố phó từ
Đặc biệt, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quy trong Ngữ pháp chức
năng tiếng Việt, vị từ hành động dựa vào tiêu chí [± tác động] được chia làm 5
loại như sau:
1 Vị từ hành động [- Tác động] [- Mục tiêu] một diễn tố: chủ thể
Bao gồm:
- Các vị từ mà đối tượng duy nhất có sự thay đổi là chủ thể hành động:
chạy, bay, nhảy, bò, trườn, bước, lao, xông, nhào, lê, lết, lăn, phi, bơi, lội, vọt…
- Các vị từ chỉ hành động ứng xử: cười, khóc, thở dài, rên, dặng hắng,
Trang 34- Các vị từ hành động [- Tác động] [- Di chuyển] [+ Mục tiêu] hai diễn
tố: nhìn, trông, ngó, xem, đọc, nghe, ngửi, sờ, nếm, quan sát, kiểm sát, giám
thị, dò xét…
3 Các vị từ tạo tác hai diễn tố: làm, đóng, xây, đúc, đắp, đào, rèn, tạo,
chế tạo, sinh, đẻ, sản xuất, đặt, vẽ, viết, sáng tác, may, đan, nặn, nấu, thổi, dựng,
…
4 Các vị từ [+ Tác động] hai diễn tố: hạ, sát, tàn sát, ám sát, tự tử, tự
vẫn, tiêu diệt, bỏ, vứt bỏ, đánh, đá, dỗ, bắt nạt, cầm, giữ….
5 Các vị từ [+ Tác động] ba diễn tố: cho, biếu, tặng, dâng, hoàn lại,
nhường, nộp, phát, phân, giao, phó (thác), phân, phân phát, bố thí, cung cấp…
Khi nghiên cứu về khả năng kết hợp của phó từ với vị từ trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy các nhóm phó từ phần lớn đều có khả năng kết hợp với vị từ hành động Tuy nhiên, khả năng kết hợp được hay không kết hợp được với vị từ hành động có sự khác biệt rõ rệt
2.1.1 Nhóm phó từ thời gian kết hợp với vị từ hành động
STT Phó từ thời gian Vị từ hành động Khả năng kết hợp
Bảng 2.2: Khả năng kết hợp của phó từ thời gian với vị từ hành động
Để lí giải cho khả năng kết hợp của nhóm phó từ thời gian với vị từ hành động, chúng tôi lựa chọn phó từ “đã” – biểu thị ý nghĩa thời gian cơ bản
là ý nghĩa quá khứ Ví dụ:
(1)U đã về ạ! (3, 28)
Trang 35(2)Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy (3, 32)
(3)Anh Tnú mà tau đã kể cho chúng mày nghe bao nhiêu lần rồi đó (3, 42)
Khi tiến hành khảo sát phiếu tư liệu về khả năng kết hợp của phó từ
“đã” với vị từ hành động và tham khảo bài viết Những nhân tố ảnh hưởng
tới ý nghĩa thể của phó từ “đã” trong tiếng Việt của Trần Kim Phượng,
chúng tôi nhận thấy rõ được ý nghĩa thể của phó từ “đã”: biểu hiện hành động, trạng thái bắt đầu và kết thúc hoàn toàn trong quá khứ của thời điểm phát ngôn Ví dụ:
Tương tự như vậy, ở ví dụ (2) và ví dụ (3), phó từ “đã” đều kết hợp được với vị từ hành động “buông” và “kể” Nhờ phó từ “đã”, phát ngôn (2) và (3) đều miêu tả được hành động diễn ra trong quá khứ và kết thúc tại thời điểm phát ngôn
Như vậy, qua khảo sát các phiếu tư liệu về khả năng kết hợp của nhóm phó từ thời gian với các vị từ hành động, chúng tôi khẳng định: nhóm phó từ này kết hợp được với vị từ hành động Sở dĩ giữa chúng kết hợp được với nhau là vì các vị từ hành động có thể xác định được thời gian diễn ra Một hành động sẽ có điểm khởi đầu, có quá trình diễn tiến theo thời gian, và có điểm kết thúc Nói cách khác, các vị từ hành động có thể được chia cắt theo
Trang 36trục thời gian như các phó từ chỉ thời gian: quá khứ (đã diễn ra), hiện tại (đang diễn ra) và tương lai (chưa diễn ra).
2.1.2 Nhóm phó từ tiếp diễn, đồng nhất kết hợp với vị từ hành động
Với nhóm phó từ này, chúng tôi cũng khảo sát, phân tích các ngữ liệu
và rút ra được bảng tổng hợp về khả năng kết hợp của phó từ tiếp diễn, đồng nhất với vị từ hành động
Khi tiến hành khảo sát khả năng kết hợp của phó từ “đều” với vị từ
hành động, chúng tôi nhận thấy phó từ “đều” kết hợp được với vị từ hành động Nó biểu thị tính đồng nhất, lặp đi lặp lại, tổng thể đối tượng, hiện tượng
cùng chung hoạt động Ví dụ:
(5) Cháu đã hỏi mấy lần rồi, bà cụ đều bảo bác ấy đi vắng (2, 26)
Phó từ “đều” đứng trước vị từ hành động “bảo” để khẳng định: ở tất cả những lần được hỏi, bà cụ đều có chung một câu trả lời là “bác ấy đi vắng” Phó từ “đều” thể hiện sự tiếp diễn, đồng nhất trong hành động “bảo” với nội
Trang 37dung câu trả lời “bác ấy đi vắng” mà chủ thể “bà cụ” nói với “cháu” khi cháu
đã hỏi bà cụ tới mấy lần
(6) Bất cứ lúc nào tôi đến, nó đều học say sưa.
Phó từ “đều” kết hợp được với vị từ hành động “học” Trong ví dụ này, phó từ “đều” biểu thị ý tiếp diễn, đồng nhất ở hoàn cảnh giao tiếp “bất cứ khi nào tôi đến” thì sự việc “nó đều học say sưa” lại diễn ra
Như vậy, nhóm phó từ tiếp diễn, đồng nhất kết hợp được với vị từ hành động Bởi vì bản thân nhóm phó từ tiếp diễn, đồng nhất đã biểu hiện sự nhấn mạnh, bổ sung khía cạnh cho hoạt động nào đó của con người Ý tiếp diễn, đồng nhất của phó từ “đều” có thể xuất hiện ở nội dung phát ngôn hay ở ngữ cảnh xuất hiện phát ngôn
2.1.3 Nhóm phó từ mệnh lệnh kết hợp với vị từ hành động
Các phó từ mệnh lệnh đứng trước vị từ bao gồm hãy, đừng, chớ Các từ
này đều có khả năng kết hợp với vị từ hành động và chuyên đứng trong mô hình câu cầu khiến tiếng Việt
STT Phó từ mệnh lệnh Vị từ hành động Khả năng kết hợp
Bảng 2.4: Khả năng kết hợp của phó từ mệnh lệnh với vị từ hành động
a, Xét trường hợp phó từ “hãy” trong nhóm phó từ mệnh lệnh
“Hãy” biểu thị ý yêu cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc thuyết phục, động viên nên làm việc gì đó, nên có thái độ gì đó
Xét một số ví dụ:
(7) Chờ nó về đã, rồi anh hãy đi (2, 35)
(8) Hãy lấy thóc cho chim ăn đã, con (2, 35)
Trang 38Phó từ “hãy” đứng trước vị từ hành động “đi” trong ví dụ (7) biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh vớichủ thể “anh” là chưa được đi Tức là trong bản thân phó
từ “hãy” phải có ý mệnh lệnh đối với hành động được phát ngôn sau đó Hoạt động của con người thông qua vị từ hành động lại luôn mang đặc trưng [+ động], [+ chủ ý], cho nên phó từ mệnh lệnh có khả năng kết hợp với vị từ hành động
Ở ví dụ (8) chúng ta thấy phó từ “hãy” kết hợp được với vị từ hành động “lấy” tức là “làm cho mình có được cái vốn có hoặc có thể có ở đâu đó
để sử dụng” Như vậy, để có thể thực hiện hành động “con lấy thóc cho chim
ăn trước” rồi làm việc khác sau, chủ thể đã sử dụng phó từ “hãy” mang tính chất mệnh lệnh cho phát ngôn đó
“đừng” đứng trước vị từ “nghĩ” và kết hợp được với vị từ “nghĩ” như vậy bởi
vì giữa chúng có sự thống nhất về nét nghĩa khuyên ngăn ai đó thực hiện một hành động, tức là có sự chủ ý của con người
Tóm lại, nhóm phó từ mệnh lệnh có khả năng kết hợp với vị từ hành động Bởi vì bản thân nhóm phó từ mệnh lệnh đòi hỏi vị từ phải có tính chủ ý Nếu không sẽ không thể “ra lệnh”, “khuyên ngăn hoạt động nào đó của con người (hoặc con vật)” được
2.1.4 Nhóm phó từ khẳng định, phủ định kết hợp với vị từ hành động
STT Phó từ khẳng định/
phủ định Vị từ hành động Khả năng kết hợp
Trang 39(10) Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
- Việt Minh phải không?
- Ừ, sao nhà biết?
Tràng không trả lời Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những
người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp (3, 32)
(11) Không một buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng
không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường (3, 24)
Phó từ “không” kết hợp được với vị từ hành động “trả lời” (ví dụ 10) để phủ định hành động “trả lời” câu hỏi của anh Tràng khi nhân vật Thị đưa ra câu hỏi Hay như ở ví dụ (11), phó từ “không” có khả năng kết hợp với vị từ hành động “gặp” nhưng không phải để phủ định mà với mục đích khẳng định
sự việc là buổi sáng hôm nào cũng vậy, người trong làng đi chợ, đi làm đồng đều nhìn thấy “ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường” Sở dĩ ở ví dụ (11) phó từ “không” biểu thị nghĩa khẳng định là vì ngữ cảnh của câu văn đã biểu thị ý xác nhận sự kiện sau đó diễn ra là có thật Cho nên, chúng ta có thể rút ra một công thức ngôn ngữ: “không + không = có”
Như vậy, qua khảo sát các phiếu tư liệu về khả năng kết hợp của nhóm phó từ khẳng định hay phủ định với các vị từ hành động, chúng tôi nhận thấy rằng nhóm phó từ này kết hợp được với vị từ hành động Bản thân nhóm phó
từ này luôn có tính chất khẳng định hay phủ định một hành động nào đó của chủ thể, chúng không bị tác động bởi chủ thể phát ngôn là số ít hay số nhiều nhưng đôi khi lại chịu ảnh hưởng từ phía ngữ cảnh của lời nói, câu văn
2.1.5 Nhóm phó từ tần số kết hợp với vị từ hành động
Trang 40(13) Hàng ngày, tôi thường chạy bộ vào lúc 5 giờ sáng.
Ở ví dụ (12) phó từ “hay” đứng trước vị từ hành động “đến”, biểu thị tính thường xuyên, tần số nhiều lần của hành động “đến” tức là “có mặt tại một nơi nào đó sau một quá trình di chuyển” Cụ thể là chủ thể “tôi” xuất hiện
ở nhà Dụ nhiều Phó từ “hay” kết hợp được với vị từ hành động bởi bản thân
nó đáp ứng được yêu cầu về số nhiều của hành động được nói đến
Tương tự như vậy, phó từ “thường” kết hợp được với vị từ “chạy” (ví
dụ 13) để biểu thị tính thường xuyên, lặp đi lặp lại hành động “chạy” của chủ thể “tôi” Ở đây người viết muốn diễn tả một thói quen thường ngày của chủ thể “tôi” là “chạy bộ vào lúc 5 giờ sáng” Vì vậy nó đòi hỏi phó từ biểu thị ý lặp lại nhiều lần kết hợp và bổ sung nghĩa cho vị từ hành động “chạy”
Như vậy, qua khảo sát phân tích tư liệu, chúng tôi nhận thấy rằng nhóm phó từ chỉ tần số kết hợp được với vị từ hành động Để nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại, sự thường xuyên của một hành động nào đó, phó từ tần số đòi hỏi vị từ hành động phải xác định được tần số xuất hiện của nó
2.1.6 Nhóm phó từ tự lực kết hợp với vị từ hành động
Nhóm phó từ này có duy nhất trường hợp: tự
Khi tiến hành khảo sát phiếu tư liệu về khả năng kết hợp của phó từ
“tự” với vị từ hành động, chúng tôi nhận thấy phó từ “tự” là từ “dùng để chỉ