Nghiên cứu tình hình kinh tế của huyện Hải Hà sau hơn 1 thập kỉ tái lập,với tâm thế của một người đã gắn bó và chứng kiến sự đổi thay của huyện Hải Hàqua các thời kì, tác giả mong muốn c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thái Hà
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thị Thái Hà, người đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam; phòng Tư liệu - Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Tỉnh
ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Thư viện tỉnh Quảng Ninh; Huyện ủy,
Ủy ban nhân dân, các phòng ban của huyện Hải Hà; gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn
Khổng Thị Thu Trang
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CN - TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CN - XD Công nghiệp - xây dựng
KCN - CB Khu công nghiệp - cảng biển
KH&CN Khoa học và Công nghệ
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Trang 6BẢN ĐỒ TỈNH QUẢNG NINH
Trang 7[Nguồn: Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh]
Trang 8SƠ ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN HẢI HÀ
[Nguồn: Phòng Thống kê và lưu trữ huyện Hải Hà]
Trang 9sự hài hòa và thống nhất với nền kinh tế quốc gia.
2 Hải Hà là một trong số 14 đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Ninh, đượctái lập trên cơ sở huyện Quảng Hà từ năm 2001 Đây là một huyện có điều kiện tựnhiên, vị trí địa lí tương đối đặc thù và có nhiều tiềm năng kinh tế Nằm ở phía tâynam của thành phố Móng Cái, không chỉ là một cửa ngõ kinh tế sôi động, Hải Hàcòn đồng thời là một huyện biên cương, làm nhiệm vụ phên dậu vững chắc cho tỉnhQuảng Ninh nói riêng và cho cả nước nói chung Từ khi tái lập đến nay, Hải Hà đãphát huy vai trò của một địa phương năng động, tiên phong, có nhiều đóng góp cho
sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh
3 Nghiên cứu tình hình kinh tế của huyện Hải Hà sau hơn 1 thập kỉ tái lập,với tâm thế của một người đã gắn bó và chứng kiến sự đổi thay của huyện Hải Hàqua các thời kì, tác giả mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng thể về quá trình pháttriển kinh tế của huyện Hải Hà, tìm ra các mặt mạnh, chỉ ra các mặt yếu; những ưuđiểm và hạn chế trong hoạt động kinh tế của huyện cũng như tác động của tình hìnhkinh tế đến đời sống văn hóa - xã hội của địa phương; từ đó có thể giúp cho lãnhđạo địa phương nhìn nhận đúng đắn tiềm năng, thế mạnh của Hải Hà và sử dụnghợp lí chúng trong công cuộc dựng xây và phát triển đất nước hôm nay
Thông qua nghiên cứu này, tác giả luận văn cũng hi vọng sẽ củng cố, vunđắp thêm tình yêu, niềm tin và ý thức đóng góp công sức của cá nhân tác giả cũngnhư các thế hệ công dân tỉnh Quảng Ninh với quê hương, đất nước; làm phong phú,
Trang 10sâu sắc hơn kiến thức bộ môn, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy; đặc biệt là
về lịch sử địa phương
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề: “Kinh tế
huyện Hải Hà (Quảng Ninh) từ năm 2001 đến năm 2012” làm đề tài luận văn Thạc
sĩ của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với chủ trương, đường lối đổi mới đất nước được đề ra từ Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VI (tháng 12/1986); đến nay, sau gần 30 năm, bộ mặt đất nước cónhững chuyển biến tích cực và những đổi thay to lớn Những thành tựu trong thựchiện đường lối đổi mới đất nước, trước hết là kinh tế đã trở thành mảng đề tài phongphú, thu hút đông đảo sự quan tâm nghiên cứu của các nhà kinh tế, các nhà khoahọc trên nhiều lĩnh vực và đã có hàng loạt các tác phẩm được ra đời:
Trước hết, trong tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay” của tác giả
Trần Bá Đệ, Nxb ĐHQG, 1998 đã dành một chương để trình bày về tình hình kinh
tế, văn hóa – xã hội của Việt Nam trong thời kì đổi mới
Tác phẩm “Sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội” của đồng chí Đỗ Mười,
Nxb Sự thật, 1992; Các văn kiện, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảnglần thứ VI, VII, VIII, IX đã đưa ra những yêu cầu, định hướng về đổi mới, pháttriển kinh tế - xã hội nói chung và vạch ra đường lối đổi mới cho các địa phương
Cuốn “Kinh tế xã hội của nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam ngày
nay”, tập II, Ban Nông nghiệp Trung ương, Nxb Tư tưởng - văn hóa, Hà Nội, 1991
đã phản ánh khá rõ nét những thành tựu kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam thời kìđổi mới cũng như những hạn chế còn tồn tại đã cản trở sự phát triển kinh tế
Trong cuốn “Đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp - thành tựu vấn đề và triển
vọng” của tác giả Nguyễn Văn Bích chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
1994 đã trình bày thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trước thời kìđổi mới, quá trình đổi mới quản lí nông nghiệp, những thành tựu đạt được trongthời kì đổi mới
Các tác phẩm: “Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” của Nguyễn Hữu Vượng, Tạp chí kinh tế Hà Nội, 1996; “Dự báo kinh tế - xã hội
Trang 11Việt Nam thập kỉ 90” của Trần Hoàng Kim, Lê Thụ, Hoàng Xuân Lộc, Nxb Tổng cục
thống kê, 1991… đã đề cập đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội dưới tác động củađường lối đổi mới, vai trò của nhân tố con người trong cơ chế thị trường
Dưới góc độ địa phương, cũng đã có những tác phẩm đề cập đến tình hình kinh
tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Quảng Hà từ sau năm 1986 đến
trước năm 2001 và huyện Hải Hà từ 2001 đến nay như: Địa chí Quảng Ninh, (3 tập), Nxb Thế giới, HN, 2001; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, Nxb Thống kê, HN,
2013; Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Đảng bộ huyện Hải Hà…
Đặc biệt là các báo cáo tổng kết và thống kê tình hình thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà theo từng quý, từng năm từ năm
2001 đến 2012
Tất cả các công trình nghiên cứu, các tác phẩm, các bài viết trên đây hoặc đãnhìn nhận, đánh giá về quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung hoặc đề cập đếnmột vài góc độ cụ thể ở các cấp độ khác nhau về tình hình kinh tế - xã hội củahuyện Hải Hà giai đoạn trước và sau khi tái lập Tuy nhiên, chưa có một công trìnhnào nghiên cứu chi tiết, cụ thể có hệ thống về toàn bộ hoạt động kinh tế của huyệnHải Hà từ 2001 đến nay Vì vậy, đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các hoạtđộng kinh tế điển hình và tác động của những hoạt động kinh tế đó đến đời sốngvăn hóa - xã hội của nhân dân huyện Hải Hà kể từ khi tái lập huyện đến năm 2012
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3 1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là: Các hoạt động kinh tế và tácđộng của sự phát triển kinh tế đến mặt văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng củahuyện Hải Hà (Quảng Ninh) từ năm 2001 đến năm 2012
3 2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ hoạt động kinh tế của huyện Hải
Hà thuộc tỉnh Quảng Ninh sau khi tách huyện (bao gồm 15 xã, 1 thị trấn) Ngoài ra,
để có cái nhìn toàn diện về vấn đề, đề tài khảo sát thêm một phần thành phố MóngCái và huyện Đầm Hà
Trang 12Về thời gian: Luận văn tập trung vào giai đoạn 2001 - 2012 Tuy nhiên, trong
quá trình nghiên cứu, để làm sáng tỏ một số vấn đề, đề tài có sử dụng các tài liệu và
số liệu thuộc giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000 và cập nhật đến hết năm 2013
3.3 Nhiệm vụ đề tài
Phác họa toàn bộ hoạt động kinh tế của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh trêncác lĩnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, du lịch,dịch vụ… trong thời gian 12 năm (từ 2001 đến 2012) Từ đó chỉ ra sự phát triển vềkinh tế của huyện Hải Hà cùng với những tác động của sự phát triển đó tới đời sốngvăn hóa - xã hội của huyện trong giai đoạn mà đề tài nghiên cứu
Từ thực tiễn sinh động là sự chuyển biến cả về kinh tế và xã hội của huyện, đề tàirút ra những nhận định, đánh giá về những thành công, những tồn tại yếu kém cũng nhưbài học kinh nghiệm; đề xuất giải pháp bước đầu nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự phát triểnkinh tế của huyện trong giai đoạn tiếp theo (trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa)
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu sau:
Tư liệu thành văn: Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về
kinh tế; Giáo trình lịch sử Việt Nam hiện đại; các sách chuyên khảo viết về côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn; bàn về kinh tế địa phương;các nghị quyết, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và của tỉnh; cácbáo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh Quảng Ninh vềtình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hà nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nóichung; Báo cáo tổng kết hàng năm của huyện Hải Hà; Đề án của Ủy ban nhân dântỉnh về bổ sung một số khu công nghiệp; khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ; một
số bài viết có liên quan đăng tải trên các báo, tạp chí, nguồn tài liệu internet…
Tư liệu điền dã: Gồm những tư liệu, thông tin, số liệu, tranh ảnh… tác giả
luận văn trực tiếp thu thập ở địa phương trong quá trình thực hiện đề tài
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương phápnghiên cứu sau:
Trang 13+ Phương pháp biện chứng: Nghiên cứu hoạt động kinh tế của huyện Hải Hàtrong khoảng thời gian xác định (từ 2001 đến 2012) và trong giới hạn không gianđịa lí là toàn bộ địa giới hành chính của huyện.
+ Phương pháp lịch sử: tìm hiểu về hoạt động kinh tế của huyện Hải Hàtrong một quá trình hình thành, phát triển và trong sự liên hệ với các địa phươngkhác trong tỉnh, trong nước và với bên ngoài
+ Phương pháp lôgíc: xâu chuỗi các sự kiện, phân tích tìm ra mối liên hệgiữa sự kiện này với sự kiện khác để tìm ra bản chất của vấn đề
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích,điều tra thực địa… để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra
5 Đóng góp của luận văn
Bổ sung và làm phong phú thêm bức tranh toàn cảnh của kinh tế Việt Namthời kì sau đổi mới
Phác họa lại chặng đường phát triển của kinh tế huyện Hải Hà từ khi tái lập chođến nay; quá trình thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đạihóa của Đảng và Nhà nước qua trường hợp một địa phương cụ thể là huyện Hải Hà
Làm rõ những đóng góp của huyện Hải Hà cho sự phát triển kinh tế tỉnh
Quảng Ninh nói riêng và đất nước nói chung Từ đó, hi vọng giúp ích cho các
cấp lãnh đạo của huyện Hải Hà, của tỉnh Quảng Ninh trong việc đề ra mục tiêuphát triển kinh tế một cách hợp lý cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp vớiđặc điểm, điều kiện, lợi thế và tiềm năng của huyện trong giai đoạn tiếp theo
Bổ sung những hiểu biết về lịch sử địa phương, bồi đắp thêm tình cảm và sựgắn bó với quê hương của người dân Quảng Ninh; để từ đó mỗi người sẽ có nhữnghành động thiết thực góp phần xây dựng Quảng Ninh thêm giàu mạnh
6 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Hải Hà
Chương 2: Kinh tế huyện Hải Hà từ năm 2001 đến năm 2012
Chương 3: Tác động của kinh tế tới đời sống văn hóa - xã hội
Trang 14Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẢI HÀ (QUẢNG NINH)
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí, địa hình
Hải Hà là huyện miền núi, biên giới và hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc tỉnhQuảng Ninh, có tọa độ từ 21017’ đến 21037’ vĩ độ Bắc và 107031’ đến 107049’ kinh độĐông
Về địa giới hành chính, huyện Hải Hà 1 phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhândân Trung Hoa với đường biên giới quốc gia dài 17,2 km; Phía Đông giáp thànhphố Móng Cái; Phía Tây giáp huyện Bình Liêu và Đầm Hà; Phía Nam có đường bờbiển dài khoảng 35km, nằm trọn trong vành đai Vịnh Bắc Bộ
Huyện Hải Hà có 69.031,1 ha diện tích tự nhiên với 16 đơn vị hành chínhtrực thuộc gồm 1 thị trấn và 15 xã Thị trấn Quảng Hà (tên cũ là Hà Cối 2) là trungtâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện cách thành phố Hạ Long 150 km về phíaTây và cửa khẩu quốc tế Móng Cái 40 km về phía Đông 15 xã là: Cái Chiên (xãđảo), Đường Hoa, Phú Hải, Tiến Tới, Quảng Chính, Quảng Điền, Quảng Đức,Quảng Long, Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Sơn, Quảng Thành, Quảng Thắng,Quảng Thịnh, Quảng Trung
Hải Hà là huyện có địa hình đồi, núi, sông, biển đan xen tương đối phức tạp,thấp dần từ Bắc xuống Nam, được chia thành 3 loại địa hình cơ bản sau:
Địa hình vùng núi cao: Có độ cao từ 200m đến 1.500m so với mực nước
1 Đầu thế kỉ XIX vùng đất này là tổng Hà Môn thuộc châu Vạn Ninh Tháng 6 - 1888, tổng Hà Môn tách khỏi châu Vạn Ninh thành lập châu Hà Cối Châu Hà Cối chia làm 3 tổng: Đầm Hà, Hà Cối và Mã Tế Năm
1937 thêm tổng Thanh Mòi (Tấn Mài), sau lại tách thêm 1 tổng là Hà Cối Nùng Sau cách mạng tháng Tám, châu Hà Cối chia làm hai huyện là Đầm Hà và Hà Cối Ngày 4 - 6 - 1969, hai huyện hợp nhất thành huyện Quảng Hà Ngày 10 - 8 - 1981, cắt xã Quảng Nghĩa nhập về huyện Hải Ninh nhưng lại nhập một phần xã Pò Hèn của huyện Hải Ninh về xã Quảng Đức của huyện Quảng Hà Ngày 29 - 8 - 2001, căn cứ đề án xin tách đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Ninh, Chính phủ ban hành nghị định số 59/2001/NĐ - CP chia huyện Quảng Hà thành hai huyện Đầm Hà và Hải Hà Hải Hà nguyên là huyện Hà Cối xưa.
2 Theo người dân địa phương giải thích, nghĩa Hán Việt của từ Hà Cối là: Hà nghĩa là sông, Cối là cây cối rậm rạp; Hà Cối có nghĩa là vùng đất rậm rạp cây cỏ ven sông.
Trang 15biển Kiểu địa hình này thuộc các xã Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành Đồi ởđây có tầng đất đỏ dày, màu mỡ Dưới góc độ kinh tế nông - lâm nghiệp, đất thuộc
hệ thống đồi núi như thế này thích hợp trồng các loại cây công nghiệp (quế, trẩu,thông, chè), cây ăn quả và sản xuất vật liệu xây dựng; có nhiều loại cỏ thích hợpphát triển chăn nuôi gia súc
Địa hình vùng trung du và ven biển (còn gọi là địa hình đồng bằng có nguồn gốc sông hay đồng bằng cửa sông): Là vùng đồi núi thấp có đồng bằng nhỏ xen kẽ,
thuộc địa bàn của các xã Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Điền,Quảng Phong Được hình thành bởi sự tiến triển của các thềm sông và thềm biển cổ,bởi vậy các dải đồi thấp đã trở thành đối tượng khai thác kinh tế từ lâu đời, hìnhthành các vùng chuyên canh nông nghiệp, trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ănquả, nuôi gia súc, gia cầm… Nơi đây, cư dân tập trung đông đúc với những làng, xãtrù phú và hình thành thị trấn Quảng Hà sầm uất là trung tâm kinh tế, chính trị, vănhoá của huyện
Vùng đảo: Hải Hà có một xã đảo Cái Chiên với diện tích là 2.556,78 ha, địa
hình phức tạp, giao thông gặp nhiều khó khăn, việc giao lưu với bên ngoài chủ yếu
là đường thủy Tuy nhiên, vùng bãi bồi và tuyến đảo chạy dọc bờ biển, đan xen cáccửa sông, cửa lạch, hàng năm được bồi đắp lượng phù sa màu mỡ đó lại rất thíchhợp cho việc nuôi trồng thuỷ, hải sản, nhiều bãi cát trắng để phát triển nghề muối và
là tiềm năng du lịch Từ xưa, đảo Cái Chiên đã là một bộ phận quan trọng củathương cảng Vân Đồn là cái nôi buôn bán sầm uất, trung chuyển hàng hoá của tavới nước ngoài
Có thể nói, vị trí địa lí, địa hình phong phú, đa dạng đã tạo ra tính độc đáocủa thiên nhiên và những lợi thế riêng có cho Hải Hà Song bên cạnh đó cũng manglại nhiều bất lợi:
Địa hình chia cắt và có sự chênh lệch về độ cao ảnh hưởng trực tiếp đến việc
sử dụng mặt bằng lãnh thổ vào mục đích nông nghiệp, vào việc đầu tư cải tạo đồngruộng và bố trí cơ sở hạ tầng Chất lượng đất nhiều khu vực xấu do hiện tượng thoáihóa, nhiễm mặn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp và xây dựng kết cấu
Trang 16hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội Giao thông nội huyện và với các huyệnthị khác tương đối khó khăn, ảnh hưởng tới phân phối, lưu thông, trao đổi hàng hóa
và phát triển dân trí
Nét độc đáo về tự nhiên của huyện Hải Hà so với các địa phương khác còn ởchỗ Hải Hà không chỉ là huyện miền núi, có địa thế hiểm yếu giáp biên mà còn làhuyện có vị trí giáp biển
Biển Hải Hà rộng mênh mông, được đảo phân thành 2 tuyến: Tuyến trongtạo thành vùng Vịnh, tuyến ngoài trải rộng hoà nhập với biển Đông Khu vực venbiển Hải Hà nằm trên vành đai Vịnh Bắc Bộ và 2 hành lang đi Quảng Tây, VânNam - Trung Quốc Đây là khu vực có tiềm năng rất lớn và quan trọng trong việcgiao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc, phù hợp với sự phát triển kinh tế theochiến lược: “hai hành lang, một vành đai” giữa hai nước
Vùng ven biển có gần 100 ha diện tích mặt nước rất thuận tiện cho nuôitrồng thuỷ sản Ngoài biển, ngoài xã đảo Cái Chiên còn có nhiều đảo nhỏ không cóngười ở, tạo thành cảnh quan thiên nhiên kì thú Dưới biển có nhiều hải sản quýnhư: tôm, cua, mực, sò huyết, sá sùng… Các loại cá: song, ngừ, hồng, chim, thu…với trữ lượng lớn; hàng năm cung cấp một phần không nhỏ lương thực phục vụ đờisống nhân dân và xuất khẩu Vì vậy, nó mở ra triển vọng lớn cho ngành ngư nghiệp,một ngành kinh tế mũi nhọn trong chương trình phát triển kinh tế của huyện cũngnhư chủ trương phát triển kinh tế biển của Quảng Ninh và cả nước
1.1.2 Đất đai, sông ngòi, khí hậu và giao thông
Về đất đai
Do yếu tố địa hình chi phối nên Hải Hà rất phong phú về loại hình và chấtlượng đất đai Vùng đồi núi cao chất đất phù hợp cho các loại cây công nghiệp, câylấy gỗ, cây ăn quả… vùng đồng bằng ven cửa sông và các bãi bồi tụ màu mỡ là điềukiện lí tưởng cho việc trồng lúa, ngô, canh tác các loại hoa màu có giá trị cao; vùngđất mặn ven biển, đảo lại thuận tiện cho việc trồng rừng ngập mặn, nuôi trồng thủysản Mặc dù được khai phá từ lâu đời nhưng do dân cư thưa thớt và các hoạt độngkinh tế của huyện không thuần nông nên cơ bản quỹ đất còn tương đối dồi dào, có
Trang 17triển vọng cho việc phát triển các vùng chuyên canh và mô hình trang trại.
Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc tương đối lớn, các đồng bằng không đượcbồi tụ và không có khả năng tích tụ phù sa nên có hiện tượng đất bị xói mòn, rửa
trôi (sa bồi thủy phá) Đất vùng đồi núi đang bị bạc màu, thoái hoá do các hoạt động
khai thác rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản và xây dựng …
Về sông ngòi.
Hải Hà không có sông lớn nhưng có nhiều sông nhỏ, suối, lạch; toàn huyện
có hai con sông lớn là sông Hà Cối và sông Tài Chi đều chảy theo hướng Tây - Bắcxuống Đông - Nam với đặc điểm là ngắn, nhỏ, hẹp, độ dốc cao, nhiều thác ghềnh và
độ xói mòn lớn; hệ thống sông, suối có ý nghĩa trong tưới tiêu, sinh hoạt và pháttriển thuỷ điện nhỏ, góp phần đưa ánh sáng tới các bản làng xa xôi hẻo lánh
Về khí hậu
Được rừng, núi, sông, biển hoà quyện nên khí hậu ở đây êm dịu, trong lành,mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa với 2 mùa khá rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưanhiều, mùa đông lạnh, khô hanh, có gió mùa Đông Bắc, vùng núi hay có sươngmuối Nhiệt độ trung bình năm là 23,10C, nhiệt độ trung bình cao nhất 28,40C, nhiệt
độ trung bình thấp nhất 3,20C; nơi có địa hình núi cao thường có nhiệt độ thấp hơn
đồng bằng ven biển Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 3.120 mm Độ ẩm
không khí trung bình hàng năm là 83% [28, tr 64]
Gió ở Hải Hà thổi theo 2 hướng chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam.Mùa hạ thổi theo hướng Nam và Đông Nam tốc độ trung bình từ 2 - 5 m/s, mangtheo hơi nước biển gây ra mưa nhiều Mùa đông gió thổi theo hướng Bắc và ĐôngBắc, tốc độ trung bình từ 2 - 4 m/s [28, tr 64 ]
Do nằm ven biển nên Hải Hà hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Bãothường xuất hiện từ tháng 6, tháng có nhiều bão nhất là tháng 7 và tháng 8 Trungbình mỗi năm có từ 3 - 5 cơn bão đi qua, bão kèm theo mưa lớn gây lũ lụt làm thiệthại cho hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn
Giao thông
Trước đây, khi xâm lược và đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã rất coi trọng hệthống giao thông thuỷ, bộ và hàng không ở đây nhằm bảo vệ vùng Đông Bắc, án
Trang 18ngữ vùng mỏ phía đông chiến khu Việt Bắc và miền Nam Trung Quốc Đường số 4nối liền Việt Bắc với Đông Bắc nước ta trong kháng chiến chống Pháp là điểm giaotranh quyết liệt giữa ta và địch, nay đã được nâng cấp và nhựa hoá Trục đườngQuốc lộ 18A đi qua huyện cùng với các tuyến đường giáp biển, giáp biên lên điểmtựa, đường tiểu mạch, đường lâm nghiệp, đường liên xã, liên thôn đường nội đồngtạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn trên bộ Đường thuỷ toả đi khắp nơi:Móng Cái, Đầm Hà, Tiên Yên, Hòn Gai, Cô Tô… các bến bãi, kho tàng ngày càngđược mở rộng.
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Đất đai của huyện Hải Hà rất phong phú và đa dạng, gồm đất đồi núi và đấtbằng ven biển, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và là cơ sở
để đa dạng hóa cây trồng vật nuôi Nếu theo nguồn gốc phát sinh đất đai thì Hải Hà
gồm 2 loại đất chính là đất thủy thành và đất địa thành; nếu theo tính chất nông hóathổ nhưỡng thì đất đai của huyện được chia thành các nhóm đất chính sau:
Nhóm đất phù sa không được bồi hàng năm: Có diện tích khoảng 825,55 ha.
Đây là nhóm đất đã được cách ly khỏi ảnh hưởng của sự bồi đắp hàng năm của các
hệ thống sông, rất phù hợp với trồng cây công nghiệp
Nhóm đất nâu tím: Hình thành và phát triển trên sa phiến thạch tím hạt mịn.
Diện tích khoảng 2.167,60 ha, phân bố ở các xã Quảng Đức, Quảng Sơn, QuảngLong, Đường Hoa, Quảng Chính, Quảng Thịnh, Quảng Thành Nhóm đất này phùhợp với các loại cây trồng như: Hoa màu, cây lâu năm, mô hình nông - lâm nghiệpkết hợp, trồng rừng
Nhóm đỏ vàng: Có diện tích khoảng 25.580,16 ha, phù hợp với các loại cây
trồng lâu năm như: chè, cây ăn quả, các loại cây đặc sản như hồi, quế, trám vũ, câylấy gỗ như nghiến, đinh hương
Nhóm đất mùn đỏ trên núi: Hình thành và phát triển ở độ cao trên 700m, khí
hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi núi thấp Diện tích khoảng 4.674,47 ha, phân bố ở các
Trang 19xã Quảng Đức, Quảng Sơn Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trungbình, đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, phù hợp với trồng rừng phòng hộ và khoanhnuôi bảo vệ rừng đầu nguồn.
Nhóm đất cát ven sông, ven biển: Có diện tích khoảng 2.205,78 ha, được
hình thành ở khu vực ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp và hoạt động trầmtích phù sa của cả hệ thống sông, biển; thường phân bố ở địa hình thấp ngoài đêbiển và thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều Nghèo dinh dưỡng nênloại đất này phù hợp với trồng rừng ngập mặn chắn sóng
Nhóm đất mặn: Có diện tích khoảng 1.762,39 ha, được hình thành từ những
sản phẩm phù sa sông, biển, lắng đọng trong môi trường nước biển, do trầm tíchbiển hoặc ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mạch mặn ven biển Đối với vùng đấtnày ít nếu độ mặn ít, chủ động được nước sẽ phù hợp với trồng sú, vẹt, đước
Nhóm đất phèn tiềm tàng: Được hình thành dưới rừng ngập mặn và ở vùng
ngập trũng Sau khi cải tạo có thể trồng 2 vụ lúa trong điều kiện thuận lợi về nước ngọt
Nhóm đất có tầng sét loang lổ: Có diện tích khoảng 1.136,08 ha, được hình
thành do sự di chuyển mạch lên và xuống của sắt, nhôm trong đất Đất có phản ứngchua, hàm lượng chất hữu cơ trung bình, ít lân, kali, thành phần cơ giới nhẹ, thấmnước tốt, phù hợp với sản xuất nông nghiệp
Nhóm đất xám: Có diện tích khoảng 563,67 ha, hình thành trên đá cát kết
và phù sa cổ, ở địa hình bậc thang thấp, đất có phản ứng chua, hàm lượng đạmtrung bình, nghèo lân, kali Nhóm đất này ở khu vực thấp, đủ nước rất phù hợpcho trồng lúa nước
* Tài nguyên nước
Huyện có hệ thống sông, suối và hồ khá dày
Về hệ thống sông: Các con sông trên địa bàn huyện được bắt nguồn từ dãy
núi phía Nam cánh cung Đông Triều - Móng Cái ở độ cao trên 500m, sông chảytheo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển, đoạn thượng lưu có độ dốc lớn, gấpkhúc và ngắn, cửa sông mở rộng đột ngột Những đặc điểm này có ảnh hưởng lớnđến mực nước trên các con sông vì khi mưa nước dâng lên rất nhanh và sau mưamột thời gian ngắn nước sông có thể bị rút kiệt Mùa khô nước sông xuống rất thấp
Trang 20không đáp ứng đủ nước cho sản xuất nông nghiệp.
Huyện có hai con sông lớn: Sông Hà Cối có diện tích lưu vực 118,4 km2 vớichiều dài 28 km, lưu lượng dòng chảy lớn nhất 1.190 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất 2,69
m3/s; Sông Tài Chi có chiều dài 24,4 km với diện tích lưu vực 82,4 km2, lưu lượngdòng chảy lớn nhất là 1.490m3/s, lưu lượng nhỏ nhất là 2,72 m3/s [28, tr 65]
Về hệ thống hồ: Hải Hà có 3 hồ chứa nước ngọt: Hồ Chúc Bài Sơn nằm trên
địa bàn xã Quảng Sơn, có diện tích 110 ha, với dung tích thường xuyên đạt 15 triệu
m3 nước; Hồ Khe Dầu có diện tích 18 ha và Hồ Khe Đình, diện tích 5ha, đều thuộc
xã đảo Cái Chiên Đây là các hồ chứa nước ngọt lớn trên đảo
Sông và hồ của Hải Hà đã mang lại nguồn nước mặt với trữ lượng lớn, đảmbảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các xã trong huyện Kết quả quan trắccho thấy chất lượng nước sông, hồ còn tốt, nằm trong tiêu chuẩn cho phép, ảnhhưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội tới chất lượng nước không lớn Hải Hàcòn có một trữ lượng nước ngầm khá lớn, chất lượng nước tốt, đảm bảo cho nhucầu sinh hoạt của nhân dân Nguồn nước ngầm được nhân dân sử dụng qua hệthống giếng khơi
* Tài nguyên rừng và thảm thực vật
Hải Hà là huyện miền núi nên có diện tích rừng che phủ tương đối lớn
(chiếm khoảng 66% diện tích tự nhiên của huyện); chủ yếu thuộc loại rừng sản xuất
và phòng hộ Rừng sản xuất có diện tích 18.711,20 ha, phân bố hầu hết ở khu vựcđồi núi phía Bắc quốc lộ 18A, thuộc các xã Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thịnh.Rừng phòng hộ của huyện có 15.207,54 ha chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồnthuộc khu vực hồ Chúc Bài Sơn, đầu nguồn các sông lớn và rừng phòng hộ ven biểnthuộc các xã Tiến Tới, Quảng Điền, Quảng Phong
Rừng ở Hải Hà rậm rạp, có nhiều loại gỗ quý như: lim, dổi, sến… cùng cácloại sản vật và cây dược liệu quý như nấm hương, mộc nhĩ, vỏ chay, vỏ gió, ràngràng, ba kích, hồi, quế… từ lâu đã trở thành các mặt hàng đặc sản, góp phần phục
vụ đời sống và xuất khẩu, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xãhội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nguồn nước, tạo cảnh quan, giữ gìn các di tích
Trang 21lịch sử văn hóa của các dân tộc.
Thảm thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với các loại thực vật mangđặc trưng khu vực đồi núi và khu vực ngập mặn Khu vực đồi núi chủ yếu là cácloại cây tre, nứa, cây lấy gỗ (keo, bạch đàn, cây đặc sản); ngoài ra là lùm, bụi câychịu hạn như sim, mua, cỏ tranh Khu vực ngập mặn là nơi sinh trưởng chủ yếu củathông, sú, vẹt, đước Dưới ảnh hưởng của thuỷ triều, thành phần thực vật ở rừngngập mặn khá phong phú với cỏ thuỷ sinh (súng, sen, cỏ năn, rong rêu) mọc ở trên
bề mặt các vùng trũng, đầm lầy
* Tài nguyên biển
Với bờ biển dài, mở rộng và hòa nhập vào biển Đông, Hải Hà là huyện giàutiềm năng để phát triển kinh tế biển Vùng biển Hải Hà không chỉ rộng, diện tích bãitriều lớn, gần ngư trường đánh cá, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt,nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản mà còn có nhiều loại hải sản có chất lượng vàgiá trị dinh dưỡng cao như: tôm, cua, cá, sò huyết, sá sùng, ngán, hải sâm…
Hàng năm, biển Hải Hà cho phép khai thác khoảng 9.000 tấn các loại hảisản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như tôm he đuôi xanh ở ngư trường núiMiều, mực nang ở ngư trường Thoi Xanh và một số loại cá quý như cá Song, cáVược, cá Tráp…
Khu vực biển ngoài đảo Cái Chiên có những ngư trường lớn tập trung nhiềutàu thuyền đến khai thác cho sản lượng cao Ngoài khai thác các loại hải sản ở ngưtrường truyền thống ven bờ, từ đây ngư dân có thể vươn ra các ngư trường khác nhưMóng Cái, Đầm Hà, Cát Bà, Cát Hải, Cô Tô, Bạch Long Vĩ để mở mang phát triểnngành thủy sản, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương
* Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch của huyện được nghiên cứu và đánh giá thuộc loạihình du lịch tự nhiên Các điểm thu hút khách du lịch là đảo Cái Chiên, hồ ChúcBài Sơn, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn,… Đây là nhữngđiều kiện lý tưởng để Hải Hà phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái,
du lịch mua sắm, du lịch tắm biển Ngoài các điểm du lịch trong huyện, Hải Hà
Trang 22có thể mở rộng, liên kết với các địa phương khác trong tỉnh (thành phố Hạ Long,thành phố Móng Cái,….) để kết nối các tour du lịch biển và đặc biệt hơn nữa làliên kết với nước bạn Trung Quốc để hình thành các tour du lịch hấp dẫn qua cửakhẩu Bắc Phong Sinh.
* Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng
Hải Hà được thiên nhiên ưu đãi cho một số khoáng sản, đất đá quý hiếm:Caolin - pyrophilit, Inmenit - Titan, vàng, đất sét…
Mỏ Caolin – pyrophilit (Cao lanh): Trong số 3 trường quặng lớn thuộc dòng
nguyên liệu chịu lửa Alumin của tỉnh Quảng Ninh thì 2 trường quặng lớn nhất phân
bố tại Hải Hà
Thứ nhất là trường quặng Tấn Mài thuộc xã Quảng Đức có diện tích phân bốquặng khoảng 5km2 Mỏ có 6 thân quặng gồm 3 loại tự nhiên: Alumin, Caolin –pyrophilit và Quaczit cao nhôm, tiềm năng dự báo là 60.500.000 tấn Trữ lượng đãtìm kiếm thăm dò là 45.133.000 tấn Caolin - pyrophilit và 4.215.000 tấn Alumin.Đây là tài nguyên quý và là mỏ có trữ lượng lớn nhất nước ta [28, tr 155; 71, tr 10]
Thứ hai là trường quặng Chúc Bài Sơn (Pình - Hồ) có 5 thân quặng chínhtiềm năng dự báo là gần 60 triệu tấn, cũng có 3 loại quặng như ở trường quặng TấnMài [28; tr 156 ]
Hiện nay, quặng Caolin – pyrophilit Tấn Mài đang được sử dụng vào sảnxuất gạch chịu lửa Samot ở nhà máy gạch Tam Tầng (Bắc Giang), cầu Đuống,khu gang thép Thái Nguyên, sản xuất men sứ ở nhà máy gạch Thanh Thanh(thành phố Hồ Chí Minh), Tiền Hải (Thái Bình), sản xuất xi măng trắng Ngoài
ra còn ứng dụng trong sản xuất thủy tinh siêu dãn, gốm kĩ thuật, phụ gia cho sảnxuất giấy, cao su…
Quặng Pyrit Von Cóng: Là nguyên liệu khoáng, dùng trong công nghiệp hóa
chất, vật liệu kĩ thuật và làm phân bón Quặng này được phát hiện tại xã QuảngSơn, trữ lượng dự báo lên tới vài chục ngàn tấn [28, tr 167]
Inmenit - Titan: Là khoáng vật trọng sa phổ biến ở Quảng Ninh, phân bố
chủ yếu trong các bãi cát ven biển từ Đầm Hà đến Móng Cái Các điểm quặng
Trang 23này ở Hải Hà rất có triển vọng khai thác Cụ thể là ở thôn Trung (thị trấn QuảngHà) trữ lượng dự báo là 12.250 tấn; thôn Hai trữ lượng tự nhiên là 7.000 tấn; tạibãi cát ven thị trấn có một tầng cát vàng chứa 6 thân quặng Inmenit, dự báo trữlượng 170.446 tấn Quặng Inmenit hầu hết nằm lộ thiên nên khai thác dễ dàng,hợp kim của quặng này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp nên cógiá trị kinh tế cao [28, tr 150, 151].
Vàng Pình - Hồ: Khoáng hóa sunfua vàng có chiều rộng từ vài chục mét đến 300
mét Theo kết quả luyện, nung, quang phổ hấp thụ nguyên tử, hàm lượng trung bình 0,4 –0,9g/tấn, tần xuất bắt gặp vàng là 100% Trữ lượng dự báo là 44 tấn [28; tr 153]
Đất sét, đất đỏ có mặt ở khắp nơi (khoảng 43 ha đất sét, phân bố ở các xã
Quảng Minh, Quảng Chính, Quảng Trung, Đường Hoa, Quảng Long, Quảng Thành,Quảng Phong), trữ lượng lớn, độ dẻo cao, thích hợp sản xuất vật liệu xây dựng,sành sứ và đồ gốm cao cấp Đất sét là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch, ngóiphục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn huyện
Đá ốp lát, chủ yếu là đá Granit phân bố ở núi Quảng Nam châu, trữ lượng
ước khoảng 1,5 triệu m3, có màu hồng xanh khá đẹp, xếp vào loại có giá trị kinh tếcao; Ngoài ra, Hải Hà còn có một lượng than non, Feranhit, đá non, cát trắng…đáng kể cùng các loại đá cuội, sỏi, cát, đá hộc… vẫn đang được khai thác ở các lòngsông, suối của huyện và ven đảo Cái Chiên [74; tr 10]
Nằm trong vùng địa chất có lịch sử kiến tạo phong phú nên huyện Hải Hà cóđịa hình đa dạng, địa mạo độc đáo và nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá Cácnguồn tài nguyên kể trên; đặc biệt là tài nguyên biển, tài nguyên rừng và tài nguyênkhoáng sản là những lợi thế mở ra triển vọng cho ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp,thương mại, công nghiệp địa phương… và thu nguồn lợi lớn về kinh tế Bên cạnh
đó, còn những tài nguyên như cảng biển, núi đá vôi, các vùng sinh cảnh giàu độngthực vật, các sông hồ nước ngọt… sẽ được khai thác giá trị trong quá trình xây dựng
và phát triển kinh tế
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1 Điều kiện kinh tế
Cư dân sớm nhất ở Hải Hà là những người Kinh sống bằng nghề chài lưới
Trang 24ven biển, sau đó là người ở các tỉnh đồng bằng ra mở đất canh tác lập nên các làng ởvùng thấp Ở vùng núi và trung du sớm nhất là người Tày, tiếp đến là các dân tộcthiểu số từ vùng Thập Đại Vạn Sơn bên kia biên giới, sau cùng là người Hoa.
Người dân Hải Hà có truyền thống cần cù, chất phác, các xã ven biển nhưPhú Hải, Tiến Tới rất giỏi nghề biển, các xã vùng cao trồng quế lâu đời, xã ĐườngHoa giỏi trồng chè, các xã khác là cư dân đồng bằng ra khai phá, xây dựng vùngkinh tế mới đã quen với đồng đất; người dân ở thị trấn Hải Hà giỏi buôn bán, dịchvụ… đang là nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế Hải Hà
Như vậy, nguồn sống của cư dân trong huyện từ lâu đời là ngư nghiệp, nôngnghiệp, lâm nghiệp và thương nghiệp nhỏ Nằm trong đặc điểm chung của tỉnh và
cả nước, Hải Hà có thế mạnh và tiềm năng chủ yếu về lao động đất đai, đánh bắtthủy hải sản, khai thác khoáng sản, khai thác đá, làm gạch ngói, buôn bán… đểnâng cao đời sống của mình
Tới nay, Hải Hà đang phát triển kinh tế đa ngành: nông - lâm - ngư nghiệp(trồng lúa, cây hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt và nuôitrồng thủy, hải sản); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (khai thác Caolin, đá, gỗ,vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến…); thương mại (buôn bán trong huyện,tỉnh, cả nước và với Trung Quốc); du lịch sinh thái, du lịch thương mại và các loạihình dịch vụ… Đây là những ngành kinh tế có ưu thế mang tính chất mũi nhọn, cótác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, có ý nghĩa đối với nềnkinh tế của tỉnh trong việc thực hiện mục tiêu CNH, HĐH
Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án Khu công nghiệp cảng biển Hải
Hà sau khi hoàn thành sẽ kết hợp với Khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩuMóng Cái, trở thành cụm kinh tế trọng điểm thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vựcĐông Bắc tỉnh Quảng Ninh và vùng duyên hải Bắc Bộ, tạo mối liên kết phát triểnvới các trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ninh và Nam Trung Quốc Vì thế, Hải Hàđang có sự dịch chuyển mạnh về cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng côngnghiệp, thương mại và dịch vụ để chứng tỏ vị trí chiến lược quan trọng và khả năngtrở thành một vùng kinh tế mũi nhọn, trọng điểm không chỉ của tỉnh Quảng Ninh
Trang 25mà còn đối với cả nước.
Hải Hà còn có lợi thế về lao động, quỹ đất và cảnh quan thiên nhiên, tài nguyênlịch sử nhân văn, tiềm năng lớn trong phát triển du lịch dịch vụ, tiềm năng phát triểntrang trại, vườn đồi, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phát triển kinh tếbiển; khai thác và nuôi trồng thuỷ sản với vùng biển rộng và bãi triều lớn
Tuy nhiên, do nền kinh tế của huyện chưa có tích luỹ, đời sống đại bộ phậndân cư, nhất là dân cư nông thôn và đồng bào dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn,chủ yếu dựa vào ngân sách của tỉnh và Trung ương, khu vực dịch vụ phần lớn làdoanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển chậm, chất lượng chưa cao; sức cạnh tranh củanền kinh tế cũng như điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp so với nhiều địaphương trong tỉnh, tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng chưa đủ để tạo ra sự bứtphá
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp mới chiếm tỷ trọng 32,0% trong cơ cấu tổnggiá trị sản xuất (GTSX) và 40,3% trong tổng cơ cấu về giá trị tăng thêm (GTTT)của toàn bộ nền kinh tế trong khi được đánh giá là ngành có tiềm năng lớn Quỹ đấtnông nghiệp tuy còn khá nhưng đất xấu, bạc màu, địa hình không bằng phẳngthường ngập úng, lũ lụt vào mùa mưa, gây sạt lở ảnh hưởng đến sản xuất [38; 39]
Những năm gần đây tuy công nghiệp, dịch vụ của Hải Hà có chuyển biếntích cực nhưng vẫn chưa đủ mạnh để thu hút lực lượng lao động dư thừa ở nôngthôn; Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu nhiều nhưng chưa có cơ chế thu hút
Quá trình hội nhập đang diễn ra nhanh và toàn diện, tạo ra sự cạnh tranhngày càng gay gắt, quyết liệt trong khi nội lực của huyện chưa mạnh, sức cạnh tranhcòn thấp, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và yếu, nhất là giao thông và điện, đây là nhữnghạn chế lớn nhất cho thời kỳ đầu phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn
1.2.2 Điều kiện xã hội
Dân cư
Không chỉ huyện miền núi, biên giới, hải đảo rộng lớn đông dân của tỉnhQuảng Ninh, Hải Hà còn là huyện có nhiều dân tộc anh em đến tụ cư từ lâu đời
Trang 26Hiện tại trên địa bàn có 11 dân tộc anh em như Kinh, Tày, Hoa, Nùng, Sán Chỉ, SánDìu, Dao cùng chung sống.
Có thể nói, Hải Hà là huyện có thành phần dân tộc khá phong phú và đadạng, là địa bàn sinh tụ của 11/22 dân tộc anh em của tỉnh Quảng Ninh Trong đó,gần 80% là người Kinh; hơn 20% là các dân tộc ít người Địa bàn cư trú của các dântộc ít người là các xã vùng cao và miền núi của huyện Với bản sắc riêng và hoạtđộng kinh tế mang những nét đặc thù, các dân tộc ít người đã có những đóng góptích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cho huyện nhà; mặtkhác, tập quán cư trú và canh tác lâu đời cùng trình độ nhận thức còn hạn chế củacác dân tộc ít người là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch, khó khăn trong hoạtđộng sản xuất và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện
Sự biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội luôn kéo theo nhữngbiến động về dân cư, dân tộc Thực hiện chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới
và giãn dân vùng đồng bằng, gần đây, Hải Hà đón nhận thêm gần 2 vạn người ởcác tỉnh đồng bằng ra sinh cơ lập nghiệp, dẫn đến cơ cấu dân cư và nếp sống có
sự thay đổi cơ bản
Xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong quá trình chinh phục thiên nhiên cũngnhư chống kẻ thù xâm lược, các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn đã sớm quần
tụ bên nhau, chung lưng đấu cật để bảo tồn cuộc sống, xây dựng quê hương
Người Tày có cội nguồn quê hương từ miền rừng núi Tấn Mài, với những tậpquán văn minh lịch lãm và kho tàng truyện cổ dân gian đầy sức thuyết phục; họ đãđem sự cần cù, thông minh, sáng tạo của mình để cùng các dân tộc anh em xâydựng quê hương
Người Kinh đến cư trú từ lâu đời, chiếm số đông dân số hiện nay có cuộcsống bao dung, chan hoà, tôn trọng tập quán của các dân tộc khác, có lòng yêunước, yêu quê hương… họ là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới quêhương, đất nước
Các dân tộc ít người: Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu sống giản dị, chất phác Điềukiện sống hòa nhập với tự nhiên đã tạo cho họ những tập tục, phong thái riêng biệt
Trang 27Xưa kia họ sống du canh, du cư nhưng nay đã định canh định cư, xây dựng nên cácbản làng trù phú.
Người Hoa trước đây chiếm tỉ lệ lớn trong cư dân của huyện, họ đến định cưbằng nhiều con đường khác nhau, được các dân tộc ở đây tạo mọi điều kiện để hoànhập và làm ăn sinh sống Do bị xúi giục, kích động nên trong những năm 1954 -1955; 1967; 1978, 1979, phần lớn người Hoa đã di cư vào Nam; một bộ phận khác
về nước hoặc đi ra nước ngoài Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ người Hoa vẫn yên tâm
ở lại, gắn bó và hòa nhập một cách tự nhiên với cộng đồng các dân tộc anh em ởHải Hà Họ là lực lượng xã hội quan trọng, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xâydựng và phát triển quê hương [74, tr 15]
Được tái lập sau hơn 30 năm hợp nhất với huyện Đầm Hà nhưng ngay từ khitái lập, nhân dân các dân tộc Hải Hà đã phát huy được những giá trị truyền thốngquý báu, biết yêu thương, đoàn kết, tập trung trí tuệ và chung sức chung lòng đểphát huy hết nội lực vì mục tiêu xây dựng huyện nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh
Truyền thống văn hóa
Hải Hà là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời Tháng 11 - 1976 đã pháthiện tại Tấn Mài (nay thuộc xã Quảng Đức) nhiều hòn đá có dáng công cụ thô sơthời tiền sử Việc nghiên cứu để kết luận hiện còn đang tiếp tục nhưng rất có thể đây
là di chỉ thời đá cũ đầu tiên và duy nhất tìm thấy ở Quảng Ninh Năm 1995, trongquá trình lao động, người dân đã tình cờ phát hiện trên đồi chè Quảng Lễ, xã QuảngChính một chiếc trống đồng thuộc hệ trống đồng Đông Sơn thời đại Hùng Vương[28, tr 65; 74, tr 12]
Tương truyền năm 40, khởi nghĩa hai Bà Trưng bùng nổ, nữ tướng ThánhThiên đã dẫn đạo quân lên biên cương (Hải Hà ngày nay) để đánh giặc giữ đất.Được thổ dân ở đây giúp đỡ lương ăn và dẫn đường đã đánh tan 4 vạn quân của MãViện đang kéo vào xâm lược nước ta
Là địa bàn hiểm yếu, thời Đinh, Lí, Trần, Lê đã phái nhiều đạo binh lên đâylập trang trại, xây thành, đắp luỹ, trấn thủ vùng biên cương của Tổ quốc
Ngay khi thực dân Pháp xâm lược, hưởng ứng phong trào Cần Vương, dưới
Trang 28sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, đồng bào các dân tộc trong huyện đã vùng lênđấu tranh cứu nước, cứu nhà Trong thời gian Pháp xâm lược và chiếm đóng, HàCối bị nằm trong “khu quân sự Móng Cái” Các đội nghĩa quân gồm người Kinh vàcác dân tộc ít người đã dũng cảm tập kích vào châu lị Hà Cối giết nhiều giặc Pháp.
Trong cách mạng tháng Tám, Hà Cối vẫn bị bọn Việt Cách núp bóng quânTrung Hoa Dân Quốc chiếm giữ Khi toàn quốc kháng chiến 9 năm chống thực dânPháp, Hà Cối nằm trong “xứ Nùng tự trị Hải Ninh”, cán bộ và bộ đội tỉnh Hải Ninhphải mở hai cuộc “Đông tiến”, gây dựng cơ sở kháng chiến trong vô vàn hi sinhgian khổ và đã có những đợt trừ gian, diệt tề chấn động trong vùng địch Kết thúckháng chiến, ngày 30 - 7 - 1954, Hà Cối lần đầu tiên được giải phóng [74; 110]
Sau hòa bình, Hà Cối còn vất vả đấu tranh chống bọn phản động, truy quétbọn bọn thổ phỉ và vây bắt nhiều toán biệt kích Mĩ - Ngụy và Mĩ - Tưởng Trongcuộc kháng chiến chống Mĩ, Hà Cối góp nhiều sức người, sức của cho tiền tuyến.Nhiều con em Hà Cối đã lập công xuất sắc, tiêu biểu là anh hùng Đỗ Viết Cường,đặc công nước, đánh những trận lẫy lừng ở cảng Cửa Việt Năm 1978, 1979, khichiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ, nhân dân Hà Cối tiếp tục đóng góp sứcngười, sức của cho cuộc đấu tranh bảo vệ trọn vẹn biên giới Tổ quốc
Về tín ngưỡng, toàn huyện gần như không theo tôn giáo nào Tín ngưỡngdân gian với tục thờ cúng tổ tiên là phổ biến Đám chay xưa đốt nhiều vàng mã,cúng lễ cầu kì, ăn uống tốn kém Đám cưới có hát đối giao duyên, có tục giăng ngõ.Trong lao động, những nét văn hoá đặc sắc đã hình thành: Người Kinh hát ví, ngườiTày hát then, người Dao hát sàn cố… nghệ thuật múa dâng đèn tế lễ, múa gậy, múasạp cũng hết sức độc đáo Từ 1978, Hải Hà có đông người từ đồng bằng đến thế chỗngười Hoa, đã đem theo phong tục và tập quán của vùng xuôi và trở thành “đấtchèo” [74, tr 12, 13]
Hải Hà đang chú ý nâng cao dân trí, vừa phát triển giáo dục phổ thông vừachú ý giáo dục thường xuyên Hệ thống giáo dục, y tế đã và đang đáp ứng nhu cầucủa huyện Nhiều bác sĩ, kĩ sư, giáo viên trung học là người địa phương Các lĩnhvực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cảithiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo
Trang 29Như vậy, Hải Hà không những có nền văn hoá, văn minh sớm trong lịch sử
mà còn có truyền thống tốt đẹp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Tinh thầnlao động cần cù, dũng cảm, kiên cường đã tạo ra cơ sở xã hội vững chắc cho sựnghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng
Với truyền thống lịch sử và nguồn nhân lực dồi dào, huyện Hải Hà đã vunđắp, thừa kế những giá trị vật chất, tinh thần để xây dựng con người mới có đạo đức
và lối sống văn hoá lành mạnh, khơi dậy và phát huy truyền thống bản sắc văn hoádân tộc, tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá hiện đại, nâng cao mức hưởng thụ văn hoácho các dân tộc trong huyện, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hoá khu dân cư và gia đình văn hoá mới trong toàn huyện Xây dựng Hải
Hà trở thành một huyện có nền kinh tế - văn hoá - xã hội phát triển, xứng đáng làmột trong những địa bàn chiến lược của tỉnh Quảng Ninh, là đô thị loại IV - Trungtâm kinh tế - chính trị - xã hội ở miền Đông của tỉnh chính là mục tiêu phấn đấu củatoàn huyện trong thời gian tới
1.3 Hoạt động kinh tế từ 1986 đến năm 2000
Là huyện miền núi, biên giới và hải đảo, trước năm 1986 nền kinh tế chủ yếucủa huyện Quảng Hà 3 là kinh tế nông nghiệp Tổng sản lượng lương thực quy thócmới chỉ đạt 19.300 tấn, bình quân đầu người 245 kg/năm Chăn nuôi chưa pháttriển, mặc dù là huyện ven biển và có tới 60 km bờ biển nhưng sản lượng đánh bắthải sản chỉ đạt 530 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt 600.000đ; cơ sở hạ tầngnhư đường giao thông chưa dải nhựa, chưa có điện lưới quốc gia, nhiều xã chưa cótrường học, trạm xá, tỉ lệ đói nghèo cao (chiếm trên 60%) [41]
Năm 1986, trong không khí chung của cả nước và cả tỉnh, nhân dân huyệnQuảng Hà đã triển khai đường lối đổi mới của Đảng một cách toàn diện và sâu sắc,
từ đây tình hình kinh tế - xã hội của huyện có sự khởi sắc:
Từ năm 1986 đến năm 1990, huyện thực hiện ba chương trình kinh tế, coinông, lâm, ngư nghiệp là mặt trận hàng đầu để ưu tiên vốn, lao động và kĩ thuật
3 Huyện Quảng Hà được thành lập từ năm 1969 gồm 2 châu Đầm Hà và Hà Cối Năm 2001, huyện Quảng
Hà được tách thành 2 huyện là Đầm Hà và Hải Hà trên cơ sở địa giới hành chính của 2 châu Đầm Hà và Hà Cối xưa
Trang 30Trước đó, tháng 12/1985, BCH Đảng bộ Tỉnh khoá VII ra nghị quyết về nông
nghiệp với phương hướng: “Thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh, thực hiện
khoán sản phẩm, thực hiện hạch toán kinh doanh trong nông nghiệp, tiếp tục thực hiện chỉ thị 100 Trung ương về khoán sản phẩm trong nông nghiệp” Tiếp đó,
huyện uỷ ra chuyên đề về thâm canh cây ngô, mở rộng diện tích tương, lạc, câymàu; chỉ đạo 18 hợp tác xã (HTX) đăng kí 1.200 ha vùng lúa cao sản, các HTXquyết tâm đưa giống mới vào sản xuất Năm 1987, tổng sản lượng lương thực tănglên 19.303 tấn, 119 tấn tương, lạc; hơn 3000 con trâu bò và 20 ngàn con lợn Sangnăm 1988, huyện đã đạt 22.206 tấn lương thực, 1.259 tấn tương, lạc, giữ vững đàntrâu, bò, lợn [74, tr 234, 235]
Sau 3 năm đổi mới (1986 - 1988), tổng sản lượng bình quân của huyện tăng7,35% (bằng 1.250 tấn lương thực), năng suất tăng 6,22%, đặc biệt là cây ngô tăng23,75% [74, tr 237] Thành tựu về nông nghiệp đã giúp huyện tự trang trải về lươngthực, có phần tích luỹ và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, tạo ra hướng đi mới, kinhnghiệm mới cho phát triển nông nghiệp trong những năm sau
Nghề rừng có nhiều chuyển biến trong công tác quy hoạch, trồng rừng vàgiao đất rừng, trồng cây đặc sản Thực hiện chương trình PAM và đóng cửa rừngvới phương châm “lấy rừng nuôi rừng”, sản xuất nông - lâm kết hợp đã khích lệnhân dân tích cực khai thác lâm thổ sản, sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụđời sống và tạo vốn trồng rừng, trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả Kinh doanh rừng trởthành tiềm thức trong nhân dân Trong 3 năm (1986 - 1988), huyện đã trồng được
500 ha rừng, vượt 100 ha, riêng năm 1986 trồng 401 ha rừng, đạt 125 % kế hoạch,
đã giao 5000 ha rừng và đất rừng cho các hộ kinh doanh, trồng được 163 ha quế, đạt153% kế hoạch [74, tr 245]
Ngành ngư nghiệp, trước hết là nghề cá thời kì đầu gặp nhiều khó khăn, hầuhết các hợp tác xã đang trong tình trạng tan vỡ Huyện uỷ đã kịp thời đề ra nhữngbiện pháp khắc phục Với chủ trương “Dành toàn bộ ngoại tệ của nghề cá đầu tư lạicho nghề cá”, sắm thêm ngư cụ, tàu thuyền gắn máy, tổ chức đánh bắt được 75 tấntôm và 75 tấn mực xuất khẩu Năm 1988, đánh bắt trên cả 3 tuyến (khơi, lộng vàven bờ) Năm 1987, toàn huyện đánh bắt được 210 tấn tôm, cá, mực các loại Mục
Trang 31tiêu vạch ra là tới 1989 đưa nghề cá đi vào hoạt động có nề nếp.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có nhiều thay đổi.Thực hiện Quyết định 217 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định 95 của Uỷ bannhân dân tỉnh Quảng Ninh, các cơ sở xí nghiệp sắp xếp lại quy mô sản xuất hàngtiêu dùng phục vụ đời sống và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho nhândân; nhờ đó, nghề thủ công nghiệp phát triển đều, sản phẩm tăng và khá đa dạng.Nghề đóng gạch vượt 22,5% so với trước Năm 1988, đã sản xuất nhiều hàng tiêudùng và công cụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nhân dân Sản xuất chè quốc doanhcũng khắc phục khó khăn trong chế biến và mở rộng diện tích cây chè trong cácHTX và nhân dân Năm 1986, đạt 130 tấn và năm 1987 đạt 106,7 tấn chè sơ chế.Những cố gắng trên đã đưa tổng giá trị sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệpnăm 1987 của toàn huyện lên 16 triệu đồng, năm 1988 là 19,6 triệu [74, tr 239]
Các ngành khác như: xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu điện, tàichính, thương nghiệp… đẩy mạnh hoạt động để phục vụ 3 chương trình kinh tế vàđời sống Năm 1987, xuất khẩu (chủ yếu là quế, tôm, mực) đạt 330.000 RUS, năm
1988 đạt 361.520 RUS [74]
Sản xuất phát triển tạo đà cho đời sống văn hoá, xã hội của nhân dân tronghuyện được cải thiện một bước; phong trào ngói hoá nhà ở, sắm tiện nghi đắt tiềnđược nâng lên, hộ đói nghèo đã giảm bớt
Công tác quốc phòng được triển khai, kịp thời bảo vệ sản xuất và cuộc sốngyên lành cho nhân dân Hoàn thiện phương án xây dựng “huyện pháo đài” và “củng
cố vùng cao” là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong những năm 1986 - 1988 với hai
xã miền núi là Quảng Đức và Quảng Sơn Các tổ liên ngành đã được thành lập đểtăng cường đến củng cố toàn diện cho vùng cao, gắn liền với khép chặt vùng biên,chống địch móc nối, cài cắm gián điệp, biệt kích
Có thể nói, những thành tựu đạt được trong những năm đầu sau đổi mới đãtạo động lực cho toàn huyện quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh
tế trong giai đoạn 1990 - 1992
Trong 2 năm tiếp theo (1989 - 1990), sản xuất nông nghiệp đã có chuyển
Trang 32biến tích cực Toàn huyện đã đầu tư gần 400 triệu đồng, gần 10 vạn công đào đắp,gần 5 vạn m3 đất đá, xây dựng hơn 2000 m3 kè cống, tôn trục đê, đắp đập đầunguồn, xây dựng hệ thống mương máng, hàng chục công trình thuỷ lợi đã hoànthành Đầu năm 1990, công trình thuỷ nông - thuỷ điện Chúc Bài Sơn, một trongnhững công trình lớn của tỉnh đã được đưa vào sử dụng, góp phần chủ động tướitiêu cho gần 1000 ha đất thường xuyên bị hạn và đưa ánh sáng đến với người dân[74, tr 251, 253, 255]
Toàn huyện đã bố trí lại cơ cấu cây trồng và chăn nuôi hợp lí, hình thànhvùng thâm canh, chuyên canh và mở rộng vành đai thực phẩm, rau màu; phục hoá,khai hoang, rửa chua hàng trăm ha đất để mở rộng diện tích sản xuất
Do tích cực đưa giống mới vào sản xuất gắn liền với đẩy mạnh các biện pháp
kĩ thuật nên năng suất vật nuôi, cây trồng tăng khá Cuối năm 1989, toàn huyện đãchọn lọc và ổn định được một số giống lúa mới năng suất cao
Tổng sản lượng lương thực, chăn nuôi năm 1989 đạt 21.846 tấn; năm 1990, đạt23.277 tấn Sản lượng hàng năm tăng trung bình từ 6 đến 7%, đây là 2 năm có tổng sảnlượng lương thực cao nhất so với những năm trước, đàn gia súc hàng năm tăng từ 3,5đến 4,7%; đàn trâu, bò tăng 3,5% so với năm 1988 [74, tr 251, 252, 253]
Trong sản xuất lâm nghiệp, tiếp tục phương châm: “Lấy nghề rừng nuôi nghềrừng”, “Trồng cây đặc sản để đẩy mạnh xuất khẩu”… hoạt động giao đất rừng đượcđẩy mạnh Thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị “Về chủ trương chính sáchlớn phát triển kinh tế xã hội miền núi”, huyện uỷ ra chủ trương chuyển hướng hoạtđộng của lâm trường sang kinh doanh, dịch vụ lâm nghiệp
Trong hai năm 1989 - 1990, toàn huyện đã trồng được 450 ha rừng, trong đótrồng quế đạt 200 ha, đưa tổng số diện tích cây quế của toàn huyện lên 1.200 ha; thuhoạch hàng năm từ 80 đến 120 tấn vỏ quế và hàng chục vạn cây phân tán được nhândân trồng và nuôi dưỡng
Đầu năm 1989, huyện uỷ chủ trương chuyển hướng sản xuất nghề cá, đánhbắt tôm mực, cá có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu Do định hướng đúng, nghề cáchuyển mạnh sang khai thác đánh bắt trên cả ba tuyến, khơi dậy nghề câu truyềnthống Hàng năm đánh bắt trên 100 tấn hải sản có giá trị cao Trong chuyển đổi cơ
Trang 33chế, ngành ngư nghiệp đã tỏ ra nhạy bén với cơ chế mới Nghề nuôi trồng hải sản
để xuất khẩu được mở rộng trong nhân dân Sản xuất phát triển và có thị trườngtiêu thụ, đời sống ngư dân được cải thiện rõ rệt
Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đẩy mạnh thực hiện ba chươngtrình kinh tế Một số cơ sở không còn phù hợp với cơ chế thị trường được sắp xếplại hoặc cho giải thể, mở rộng các tổ chức sản xuất vật liệu, kim khí, thuỷ tinh đểsản xuất các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống Được kiện toàn lại bộ máyquản lý và đầu tư, mỏ đá Tấn Mài chuyển sang cơ chế khoán sản phẩm, tăng cườngsản xuất mặt hàng xuất khẩu mở rộng thị trường trong và ngoài nước
Thực hiện thông báo số 119 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 08 của Hội đồng Bộtrưởng về việc cho nhân dân biên giới đi lại thăm hỏi thân nhân và trao đổi hànghoá thiết yếu, vấn đề quản lí đường biên, đối tượng buôn bán trở thành nhiệm vụquan trọng Tạo điều kiện cho nhân dân vùng biên thăm hỏi người thân không chỉnhằm xây dựng tình cảm thân thiết giữa nhân dân giáp biên hai nước, giảm bớt căngthẳng và bước đầu tạo ra mối quan hệ tốt giữa chính quyền hai địa phương biên giới
mà còn là tạo điều kiện để trao đổi hàng hoá qua địa bàn huyện được đẩy mạnh hơn.Đây là một bước ngoặt quan trọng, tạo điều kiện cho thương nghiệp, dịch vụ trênđịa bàn phát triển (buôn bán qua đường tiểu ngạch)
Nhìn chung, những năm đầu sau đổi mới, dù đã bám sát chủ trương, đườnglối đổi mới và kịp thời đề ra các biện pháp thực hiện, đã đạt được những thành tựuquan trọng, đã xác định được hướng đi, ngành mũi nhọn, đã dịch chuyển cơ cấukinh tế phù hợp với thực tiễn… nhưng kinh tế huyện nhà chưa thoát khỏi tình trạngnghèo nàn, lạc hậu, mất cân đối nghiêm trọng, chưa phát huy được khả năng tiềmtàng hiện có, nhất là trong cơ chế thị trường, chính sách mở cửa đang ngày càngđược đẩy mạnh
Trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), Đảng bộ và nhân dân Quảng Hà tiếptục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000 và đã đạt được những thành tựu quan trọng
Huyện đã xác định: Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 1995:
“Xây dựng và phát triển một nền kinh tế đa dạng, phong phú nhằm ổn định và nâng
Trang 34cao đời sống nhân dân để đến năm 1995, có mức sống tăng từ 1,3 đến 1,5 lần so với mức sống năm 1990”, “hình thành nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường
có sự quản lí của Nhà nước” [74, tr 270].
Để thực hiện nhiệm vụ trên, huyện tiếp tục sắp xếp, bố trí lại sản xuất trongnông nghiệp và các thành phần kinh tế; tăng nhanh năng suất và sản lượng lươngthực, thực phẩm, tạo ra sản phẩm hàng hoá của nền sản xuất nông nghiệp toàn diệntrên địa bàn Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ, đẩy mạnh hợp tác sảnxuất và làm hàng xuất khẩu, tạo ra mũi nhọn kinh tế chủ lực cho địa phương, bướcđầu hợp tác kinh tế đối ngoại với tinh thần độc lập, tự chủ, đôi bên cùng có lợi,tranh thủ tiếp thu kĩ thuật, vốn và điều kiện thị trường rộng lớn Xây dựng có trọngđiểm cơ sở vật chất kĩ thuật; nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sảnxuất, phục vụ 3 chương trình kinh tế Giải quyết tốt phân phối, lưu thông theo quanđiểm mới, tăng cường củng cố tài chính, quản lí thị trường đảm bảo yêu cầu cân đốithu, chi trên địa bàn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thuận lợi và khó khăn, huyện đã đưa ra địnhhướng phát triển đến năm 2000 với các mục tiêu: Cải thiện và nâng cao đời sống vậtchất, văn hoá, tinh thần của nhân dân Đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc, đến năm
2000 không còn hộ đói, giảm số hộ nghèo khổ, thực hiện tốt chương trình chốngsuy dinh dưỡng ở trẻ em, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ của nhân dân Pháttriển sản xuất, mở rộng thêm ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động.Phấn đấu hạ tỉ lệ sinh 0,7% hàng năm Tập trung xoá nạn mù chữ, trẻ em đến tuổiđược đi học, thực hiện giáo dục phổ cập cấp I, cải thiện và nâng cao nhu cầu vềthông tin, đi lại Ổn định và hoàn thiện về định canh, định cư của đồng bào miềnnúi, phấn đấu đến năm 2000 thu nhập bình quân đầu người ít nhất tăng gấp 1,6 - 1,7lần so với năm 1990, tiến đến tăng gần 2 lần theo chiến lược năm 2000 của Trungương đề ra Củng cố và sắp xếp thêm một bước kinh tế tư nhân, cá thể và gia đình;đảm bảo cho sự hài hoà giữa các thành phần kinh tế để tạo ra tích luỹ trong nội bộnền kinh tế
Với tinh thần: “Đẩy mạnh đổi mới tư duy kinh tế”, tạo đà thúc đẩy và điềutiết hoạt động kinh tế thị trường, đa dạng hoá các thành phần kinh tế, từ 1991 đến
Trang 352000, các mặt kinh tế - xã hội của huyện đã có những chuyển biến tích cực.
Ngành kinh tế mũi nhọn nông nghiệp: Đã ổn định sản xuất, đi vào đẩy mạnhthâm canh, chuyên canh các loại cây, con có năng suất cao, có giá trị kinh tế, mặtkhác đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, tiền vốn bằng 3 nguồn: huyện, hợp tác xã
và nhân dân Tích cực đưa giống cây trồng mới có năng suất cao vào trồng cấy, đẩymạnh ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, mở rộng dịch vụ để thúc đẩy sản xuất phát triển.Năm 1991, toàn huyện đạt 20.266 tấn lương thực, chăn nuôi gia súc đều vượt từ 0,3
- 3% kế hoạch và vượt từ 5 - 6% cùng kì Năm 1992, năng suất lúa đạt cao nhất sovới các năm trước (54,18 tạ/ ha), đưa tổng sản lượng lương thực lên 25.467 tấn =103% kế hoạch; bình quân đầu người đạt 388 kg/ năm [74, tr 274]
Nghề cá được cơ giới hoá về phương tiện và ngư cụ, với gần 700 tàu thuyền(cơ giới hoá gần 80%), có công suất hơn 400 CV, đẩy mạnh khai thác hải sản có giátrị để xuất khẩu; mở rộng dịch vụ sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Năm 1991,
đã đánh bắt gần 200 tấn cá, gần 150 tấn tôm, mực xuất khẩu Toàn huyện có 300 ha
ao nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 80 ha ao nuôi tôm, cua, thu hoạch bước đầu đạt
35 tấn [74, tr 275] Kết quả trên đã khẳng định cơ chế mới phù hợp với điều kiện khaithác, đánh bắt và tiêu thụ của ngư dân, tạo đà cho ngành ngư nghiệp phát triển
Ngành lâm nghiệp đã giao được 2.256 ha đất rừng, đồi cho 327 hộ, trồng mới93.5 ha quế và 86 ngàn cây phân tán; huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện mô hình nông -lâm phối hợp, phát triển trồng bạch đàn cao sản và cây ăn quả có giá trị; xây dựng dự
án trồng quế, tranh thủ nguồn vốn tài trợ quốc tế Năm 1992, ngành lâm nghiệp huyệnhoàn thiện hồ sơ giao đất, giao rừng cho 2 xã Quảng Sơn và Cái Chiên [74, tr 276]
Ngành thủ công nghiệp, công nghiệp đã đi dần vào thế ổn định và phát triểntheo hướng khai thác nguyên liệu tại chỗ, phục vụ sản xuất và đời sống, làm thayđổi bộ mặt của huyện Sản xuất chè đã đạt 105 tấn chè khô xuất khẩu/năm Nhưvậy, khả năng khai thác và xuất khẩu được phát huy cao độ Công tác xây dựng các
tổ hợp, xí nghiệp nhằm tạo việc làm cho lao động tại chỗ đang được nghiên cứu và
tổ chức thực hiện
Do nhu cầu phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá và kinh tế phát triểnnên tốc độ xây dựng cơ bản của huyện được đẩy mạnh: Trong 2 năm (1991 -
Trang 361992) huyện đã đưa gần 10 công trình lớn và trường học vào sử dụng Hệ thốngđường bộ, đường thuỷ được tu bổ, các phương tiện vận tải hàng hoá và đi lạiphát triển nhanh, mạnh.
Đường số 4 được nâng cấp và nhựa hoá, góp phần rút ngắn chặng đường,đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, hiện thực hóa mơ ước bao đời của nhân dân Nhiềucông trình văn hoá, phúc lợi công cộng được mọc lên: Chợ trung tâm, hệ thống vi
ba phục vụ thông tin liên lạc, công trình đài truyền thanh, truyền hình thị trấn HàCối,…đã làm bộ mặt quê hương thêm tươi đẹp
Sự nghiệp văn hoá giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đẩymạnh theo tinh thần đổi mới, thực hiện phương châm “Phát huy truyền thống dântộc với tiến bộ thời đại để chăm lo toàn diện các mặt cho con người, nhất là thế hệtrẻ” Đảng bộ và nhân dân huyện tích cực chăm lo sự nghiệp giáo dục, chú trọng sửdụng tài năng nên đội ngũ cán bộ giáo dục, y tế, văn hoá, quản lí xã hội được nânglên rõ rệt Các hình thức khám chữa bệnh và phòng trừ những bệnh hiểm nghèođược đẩy mạnh Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được giữ vững; ánhsáng văn hoá mới đã góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội
Tính đến năm 2000, sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế - xã hộicủa huyện có sự thay đổi khá rõ rệt: Các ngành kinh tế nhìn chung phát triển ổnđịnh và có tiến bộ Trên một số mặt đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt 268,3 tỉ đồng, tổng sản lượng lương thựcđạt 20,250 tấn (cây có hạt), chè sơ chế 454 tấn, sản lượng khai thác thủy sản đạt4.800 tấn, giá trị xây dựng cơ bản đạt 38,2 tỉ đồng, 100% xã, thị trấn có trụ sở, trườnghọc, trạm y tế, đường giao thông đến trung tâm xã và khu dân cư, 100% xã đượccông nhận xóa mù chữ và được phổ cập giáo dục tiểu học, có 80% số hộ được sửdụng điện lưới, 88% khu vực dân cư được phủ sóng truyền hình, 70% số hộ được sửdụng nước hợp vệ sinh, 2,7 máy điện thoại/100 dân, tỉ lệ đói nghèo giảm xuống còn14% [38; 39, tr 2; 41]; kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững,chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nângcao, xứng đáng là huyện “vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng”
Tuy vậy, trên các lĩnh vực cụ thể, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém
Trang 37Tiềm năng, lợi thế, sức sáng tạo và tính chủ động của huyện vẫn chưa được pháthuy; chuyển dịch cơ cấu mùa, vụ, cây, con trong sản xuất nông nghiệp chưa đượcquán triệt tốt và đầy đủ, giống mới năng suất chưa cao, việc áp dụng phương thứcsản xuất mới và khoa học kĩ thuật còn chậm; kinh tế trang trại chưa được đầu tư.Đời sống của phần lớn nhân dân khó khăn, nghèo đói, thiếu việc làm, các tệ nạn xãhội và hủ tục mê tín dị đoan vẫn phát triển, do đó mà công tác chính trị, tư tưởng và
an ninh quốc phòng còn để xảy ra nhiều sự việc đáng tiếc… So với các địa phươngkhác trong tỉnh, Quảng Hà vẫn là huyện miền núi nghèo nàn, còn tồn tại nhiều yếu
tố lạc hậu và trì trệ
Tiểu kết chương 1
Hải Hà là huyện có vị trí địa lí, địa hình độc đáo: vừa giáp biên, vừa giápbiển lại được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn lợi; đặc biệt là về tài nguyên Do đó,
có thể ví Hải Hà giống như một “Quảng Ninh thu nhỏ” Sự hội tụ của các yếu tố
“thiên thời”, “địa lợi” cùng nguồn lao động dồi dào là cơ sở để Hải Hà phát triểnmột nền kinh tế với cơ cấu đa ngành: nông - lâm - ngư nghiệp - thương mại - du lịch
- dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hết sức năng động
17,2 km đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc ở phía Bắc và 35 kmđường bờ biển ở phía Nam nằm trọn trong vành đai Vịnh Bắc Bộ và 2 hành lang điQuảng Tây, Vân Nam - Trung Quốc chính là những lợi thế to lớn và riêng có về địa
- kinh tế để Hải Hà khai thác, phát triển kinh tế biển và kinh tế cửa khẩu Được tỉnh
và trung ương đầu tư, tổ hợp khu công nghiệp - cảng biển (KCN - CB) Hải Hà saukhi hoàn thành sẽ kết hợp với khu kinh tế (KKT) Vân Đồn và KKT cửa khẩu MóngCái để trở thành cụm kinh tế trọng điểm, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tếcủa khu vực Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh
Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn tài nguyên quí giá để pháttriển công nghiệp, trục đường quốc lộ 18A đi qua địa bàn huyện thực sự trở thànhmạch máu giao thông quan trọng có chức năng thúc đẩy, gắn kết hoạt động lưuthông, trung chuyển, vận tải hàng hóa giữa Hải Hà với các địa phương khác, nối
Trang 38thông với các trung tâm kinh tế năng động của tỉnh là thành phố du lịch Hạ Long,thành phố công nghiệp Cẩm Phả và thành phố cửa khẩu Móng Cái; tạo điều kiệncho Hải Hà phát triển kinh tế và nâng cao dân trí, phát triển văn hóa - xã hội.
Để phát huy mọi tiềm năng và sức lao động sáng tạo của nhân dân vùng biêncương, huyện Hải Hà chính thức được tái lập theo Nghị định 59 của Chính phủ(29/8/2001) Dù còn nhiều khó khăn nhưng huyện Hải Hà đã phát huy mọi nguồnlực, xứng đáng là một huyện trẻ, năng động, tiên phong về kinh tế, ổn định về chínhtrị - xã hội và là lá chắn vững vàng nơi biên cương của Tổ quốc; đóng góp thiết thựcvào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ “nâu”sang “xanh” của tỉnh Quảng Ninh, cùng hướng tới xây dựng tỉnh Quảng Ninh thực
sự “hội tụ” và “lan tỏa” với trong nước và quốc tế
Trang 39Chương 2 KINH TẾ HUYỆN HẢI HÀ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012
2.1 Hải Hà năm đầu sau tái lập
Tháng 8 - 2001, huyện Hải Hà được tái lập Trên cơ sở điều kiện tự nhiên,
dân cư và xã hội, huyện đã xác định mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ
và mạnh mẽ, động viên mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm Tăng tỉ trọng kinh tế thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp” [38; 39, tr 2]
Từ chủ trương trên, Hải Hà từng bước dịch chuyển cơ cấu kinh tế theohướng tăng tỉ trọng thương mại (TM), dịch vụ (DV) và công nghiệp (CN), giảm tỉtrọng nông - lâm - ngư nghiệp (NLNN) trong cơ cấu kinh tế; chuyển một bộ phậnlao động ở khu vực nông nghiệp sang phát triển CN - TTCN và TM - DV, thực hiệnCNH - HĐH Sự dịch chuyển thể hiện ngay trong chỉ tiêu dự kiến năm 2002:NLNN là 43,33%; CN - XD: 28,05%; TM - DV: 28,62% [39, tr 3; 40]
Đối với nông nghiệp, việc đầu tư thâm canh cây lương thực và chủ trươngđẩy mạnh trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa đãđược nông dân tích cực thực hiện Một số giống tương, lạc, rau, đậu năng suất cao,chất lượng tốt đã được trồng thí điểm và phổ biến rộng, tạo cơ hội cho nông dândịch chuyển cơ cấu giống, mùa vụ trong nông nghiệp mạnh hơn; Trong sản xuấtnông nghiệp, phân công lao động đã dịch chuyển theo hướng công nghiệp và dịch
vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn; giá trị lao động cũngtừng bước được tăng lên
Trong mô hình kinh tế VAC, chuồng trại được đầu tư nhiều hơn Cùng vớicải tạo vườn tạp, nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào chăn nuôi đạthiệu quả kinh tế cao Tính đến hết năm 2002, số lượng đàn trâu, bò, lợn đều tăngđáng kể và mang lại giá trị kinh tế cao, thể hiện qua các số liệu sau:
Trang 40Bảng 2.1: Số lượng đàn trâu, bò năm 2002
Chỉ tiêu năm 2002 8300 (con) 1250 (con) 23,600 (con)
Sản xuất ngư nghiệp: Chủ trương phát triển nghề cá nhân dân tiếp tục đượcthực hiện tốt Sau khi tách ra, trên địa bàn huyện có 188 trang trại nuôi trồng thủyhải sản, trong đó có 135 ha diện tích nuôi tôm, quy hoạch mới 75 ha nuôi tôm côngnghiệp Sản lượng thủy sản năm 2002 đạt 4.800 tấn; trong đó khai thác biển 3.560tấn, sản lượng nuôi trồng 1240 tấn [ 40, tr 2]
Sản xuất CN, TTCN đã bắt nhịp phát triển theo hướng CNH và HĐH ở nôngthôn trên cơ sở các ngành, nghề truyền thống như chế biến chè, chế biến gỗ, giacông cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực… Giá trị sản xuấtngành CN, TTCN năm đầu sau tái lập đạt 37 tỉ đồng [40, tr 3]
Có cửa khẩu biên giới trên đất liền với Trung Quốc, lại liền kề thị xã MóngCái cho nên sau khi tái lập, thương mại, dịch vụ của Hải Hà nhanh chóng ổn định
và phát triển, sự tăng trưởng và chuyển dịch của lĩnh vực thương mại trong cơ cấukinh tế là kết quả đẩy mạnh hoạt động buôn bán trong nhân dân, mở thêm các chợnông thôn và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, góp phần thúc đẩy chế biến, tiêuthụ sản phẩm trong nông nghiệp
Từ một điểm thông quan nhỏ, xuất phát từ nhu cầu qua lại thăm thân và traođổi hàng hóa của nhân dân vùng giáp biên 2 nước Việt - Trung, cửa khẩu tiểu ngạch
Bắc Phong Sinh đã được UBND huyện xây dựng thành “Đề án phát triển KTT cửa
khẩu”; kèm theo đó, cơ cấu hạ tầng kĩ thuật tại cửa khẩu được xây dựng, mở rộng,