Về văn hóa, Huyện Mai Sơn được biết đến là mảnh đất có nhiều nétvăn hóa thống độc đáo của các dân tộc anh em miền núi Tây Bắc, đó là điệuđiệu múa xòe của dân tộc Thái, H’Mông với thổi kh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Sơn
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơnPGS.TS Nguyễn Thị Sơn - đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và động viên trongsuốt quá trình làm đề tài luận văn tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các thầy cô đãtrực tiếp giảng dạy và các phòng ban liên quan của trường Đại học sư phạm
Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và làm đềtài luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND và các phòng ban của huyện MaiSơn, cục thống kê tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên môi trường, Sở Kế hoạch vàđầu tư đã tạo điều kiện cho tác giả trong việc thu thập thông tin liên quan đểhoàn thiện đề tài
Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập và làm đề tài luận văn
Hà Nội, tháng 08 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Phượng
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
TTCN : Tiểu thủ công nghiệpGTSX : Giá trị sản xuấtĐBSH : Đồng bằng Sông hồngTHPT : Trung học phổ thôngKVI : Nông – lâm – ngư nghiệpGTVT : Giao thông vận tải
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.VLXD : Vật liệu xây dựng
ĐBKK : Đặc biệt khó khănMĐDS : Mật độ dân số
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ hành chính huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La
Bản đồ nguồn lực phát triển kinh tế huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn LaBản đồ hiện trạng phát triển kinh tế huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La
Trang 6DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trên đường Đổi mới toàn diện để đưa đất nước thoátkhỏi sự lạc hậu, khủng hoảng về kinh tế - xã hội, để tiến kịp với các bè bạnnăm châu Ngay từ Nghị quyết TW IV – Đại hội Đảng VIII, Đảng ta đã đề ramục tiêu đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước nhằm đến năm 2020 “Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp” Để đạt được mục tiêu đótrước hết cần thực hiện giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân,phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng, hỗ trợ và đầu tư hơn nữa cho cácvùng trung du và miền núi
Sơn La là một tỉnh phía Tây Bắc của vùng Trung du miền núi phíaBắc, nhìn chung kinh tế còn phát triển chậm Trong những năm gần đây,được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ vềvốn, hoàn thiện CSVCKT và CSHT nên bộ mặt kinh tế tỉnh Sơn La đã cónhiều thay đổi rõ nét Đóng góp đáng kể vào những thành tựu chung củatỉnh phải kể đến kinh tế huyện Mai Sơn, là một trong những địa bàn kinh tếtrọng điểm của tỉnh
Về văn hóa, Huyện Mai Sơn được biết đến là mảnh đất có nhiều nétvăn hóa thống độc đáo của các dân tộc anh em miền núi Tây Bắc, đó là điệuđiệu múa xòe của dân tộc Thái, H’Mông với thổi khèn,… Về kinh tế, MaiSơn là vùng đất giàu tiềm năng phát triển cơ cấu ngành đa dạng, trong côngcuộc CNH, HĐH kinh tế của huyện ngày càng được chú trọng đầu tư, pháthuy có hiệu quả các thế mạnh của mình, có thể khẳng định vị thế của mìnhhơn nữa trong sự phát triển của tỉnh
Trang 9Với mong muốn góp phần xây dựng một tài liệu khoa học có hệ thốngphục vụ cho công tác giảng dạy địa lí địa phương trong nhà trường, tác giả
chọn đề tài nghiên cứu “ Phát triển kinh tế huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La”.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ chính của đề tài:
- Tổng quan cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế, ápdụng vào địa bàn nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá nguồn lực phát triển kinh tế huyện Mai Sơn
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế huyện Mai Sơn giai đoạn 2002-2012
- Đề xuất các giải pháp cơ bản phát triển kinh tế huyện Mai Sơn theohướng CNH
3 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nguồn lực, thực trạng kinh
tế huyện Mai Sơn, cơ cấu kinh tế theo ngành (trong đó tập trung chủ yếu vớihai ngành sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng) và công nghiệp, ngành dịch
vụ chỉ phân tích một số lĩnh vực: giao thông, thương mại) và đề cập khái quát
cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
- Về lãnh thổ: Nghiên cứu kinh tế trên toàn bộ huyện Mai Sơn với sựphân hóa lãnh thổ đến cấp xã, thị trấn, đặt trong mối quan hệ với cấp tỉnh
- Về thời gian: Đề tài sử dụng nguồn số liệu trong giai đoạn 2002-2012
Trang 104 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu phát triển KTXH là một nội dung rất quan trọng của Địa líhọc và Kinh tế học Trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu của các nhà giáo giàu kinh nghiệm, nhà khoa học và các chuyêngia kinh tế
Giáo trình “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam” của GS.TS Nguyễn Viết
Thịnh và PGS.TS Đỗ Thị Minh Đức đã nghiên cứu chung về thực trạng kinh
tế Việt Nam, trong đó nổi bật là các vùng chuyên môn hóa trong nông nghiệp
Cuốn sách “Bàn về phát triển kinh tế ” của tác giả Ngô Doãn Vịnh đã
đề cập một số vấn đề kinh tế trong đó cung cấp một hệ thống các khái niệm,tiêu chí đánh giá nền kinh tế
Giáo trình “ Địa lí kinh tế - xã hội đại cương” do PGS.TS Nguyễn
Minh Tuệ chủ biên có những lí luận cơ bản về nguồn lực phát triển kinh tế, cơcấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tếđược trình bày xúc tích và dễ hiểu
Giáo trình “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam” do GS.TS Lê Thông chủ
biên đã nghiên cứu chung về thực trạng kinh tế và tổ chức lãnh thổ các vùngkinh tế Việt Nam Bức tranh tổng quát về kinh tế vùng Tây Bắc khá sâu sắc
và rõ nét
Nghiên cứu về địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam rất cụ thể trong cuốn
“ Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam” của GS Lê Thông Nguồn lực và tìnhhình phát triển kinh tế tỉnh Sơn La được thể hiện rõ qua Tập 3 – Các tỉnhvùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Về huyện Mai Sơn đã có một số báo cáo, nhiều chương trình nói vềtình hình phát triển kinh tế của huyện Những thông tin về tình hình pháttriển kinh tế huyện Mai Sơn có thể tham khảo trong một số tài liệu đáng tin
cậy sau:
Trang 11Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mai Sơn đến năm
2020 Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn; Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH hàng năm và các mục tiêu, giải pháp
và các kế hoạch năm sau.Và một số thông tin từ các nguồn khác như: Địa lí tỉnh Sơn La, Niên giám thống kê huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La một số năm.
Những nghiên cứu trên kết hợp với việc tổng hợp dữ liệu thống kê hàngnăm của huyện, báo cáo tổng kết, …sẽ là nguồn tư liệu quan trọng và hữu íchtrong quá trình hoàn thành đề tài của tác giả
5 Quan điểm nghiên cứu
5.1 Quan điểm tổng hợp
Các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan luôn có mối quan hệ mậtthiết, tác động qua lại lẫn nhau Do đó, quan điểm “tổng hợp” thực chất làviệc vận dụng quan điểm biện chứng trong địa lí Với quan điểm này đòi hỏingười nghiên cứu cần phải xem xét các sự vật hiện tượng trong mối quan hệgiữa chúng, không tách rời hoặc xem xét một mặt
Theo quan điểm tổng hợp, nghiên cứu kinh tế huyện Mai Sơn cần phảiđặt trong mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau từ điều kiện tự nhiên, tài nguyênthiên nhiên, kinh tế xã hội của địa phương trong huyện, giữa các huyện trongđịa bàn tỉnh, cả nước
5.2 Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ còn được gọi là quan điểm “vùng” và là quan điểmđặc thù của ngành địa lí Trong thực tế, các sự vật hiện tượng địa lí luôn phânhóa đa dạng theo từng lãnh thổ, tạo nên những đặc trưng cho mối lãnh thổ, đóđược gọi là “sự sai biệt lãnh thổ”
Vận dụng quan điểm lãnh thổ khi nghiên cứu kinh tế huyện Mai Sơn,người nghiên cứu cần phải tìm ra những nét đặc trưng của huyện để có thể sosánh với các địa bàn khác trong tỉnh
Trang 125.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi hiện tượng địa lí kinh tế trong một lãnh thổ nào cũng có một quátrình phát triển theo nhiều giai đoạn và không bao giờ bất biến Do đó, đòi hỏingười nghiên cứu cần phải chú ý đến sự hình thành và phát triển của các sựvật hiện tượng nghiên cứu
Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu kinh tế huyện Mai Sơn là tìmđến nguồn gốc của các sự vật hiện tượng, để lí giải được nguyên nhân và phầnnào dự báo được xu hướng phát triển
5.4 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững đang là yêu cầu và xu thế tất yếu của xã hội loàingười Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ và hàihòa giữa 3 mặt, gồm: Phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế), pháttriển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo
và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lí, khắc phục ônhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặtphá rừng; khai thac hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)
Đối với nghiên cứu phát triển kinh tế huyện Mai Sơn cũng phải đặttrong mối quan hệ giữa ba bộ phận cấu thành phát triển bền vững
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thống kê
Phương pháp thu thập tài liệu và xử lí số liệu là phương pháp phổ biến
và không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lí Trong luận văn tác giả thuthập số liệu, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau Đó là các sách đã in ấn, cácvăn kiện trong Đại hội Đảng các cấp, số liệu thống kê huyện, tỉnh,…
Trên cơ sở nguồn tài liệu đáng tin cậy, tác giả tiến hành lựa chọn, xử lítheo mục tiêu của việc nghiên cứu
Trang 136.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Các tài liệu, số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, cần đượcphân tích, tổng hợp và xử lí phù hợp với vấn đề nghiên cứu Đồng thời, cần sosánh, đối chiếu giữa các tài liệu, đặc biệt số liệu giữa các mốc thời gian vàgiữa các đơn vị lãnh thổ
6.3 Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp đặc trưng khi nghiên cứu thực tế Phương phápnày đòi hỏi người nghiên cứu cần đi khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các xã, thịtrấn trên địa bàn huyện Đồng thời, việc lấy ý kiến các nhà quản lí, nhà lãnhđạo, người dân địa phương về thực trạng nơi họ đang sống và sản xuất sẽ gópphần làm sáng tỏ nhận định về vấn đề cần nghiên cứu
6.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Bản đồ nguồn tri thức rất quan của Địa lí học, được ví như là cuốn sáchgiáo khoa thứ hai Vận dụng phương pháp bản đồ trong nghiên cứu vừa có ýnghĩa như một nguồn tư liệu vừa có ý nghĩa như phản ánh kết quả nghiên cứu.Trong luận văn tác giả sẽ biên tập một số bản đồ chính sau
7 Dự kiến đóng góp của đề tài
- Đúc kết và làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triểnkinh tế, xác định các chỉ tiêu đánh giá, vận dụng vào nghiên cứu địa bàn
- Phân tích, chỉ ra những thế mạnh và hạn chế của nguồn lực phát triểnkinh tế - xã hội của huyện Mai Sơn
- Phân tích hiện trạng kinh tế huyện Mai Sơn, làm rõ những thành tựu
và những hạn chế trong phát triển kinh tế của huyện
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những hạn chế,đẩy mạnh phát triển kinh tế huyện đến năm 2020
Trang 148 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính được trình bày trong
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế
Chương 2: Nguồn lực phát triển kinh tế huyện Mai Sơn
Chương 3: Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Mai Sơn giai đoạn
2002 - 2012
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế huyện Mai Sơnđến năm 2020
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả cácnước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạncủa các quốc gia Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc giađang phát triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nập vớicác nước phát triển
Tăng trưởng kinh tế là một thuật ngữ không thể thiếu khi nghiên cứu về
vấn đề phát triển kinh tế Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tăngtrưởng kinh tế Theo quan điểm của kinh tế chính trị, tăng trưởng kinh tế làmột phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tếcủa một quốc gia
Theo quan điểm phổ biến hiện nay, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng
về thu nhập của nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm)
Sự tăng trưởng đó được thể hiện ở cả qui mô và tốc độ Qui mô tăng trưởngphản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn qui mô tăng nhanh hay chậm hơn sovới thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Thu nhập của nền kinh tếbiểu hiện dưới 2 dạng vật chất hoặc giá trị, thu nhập bằng giá trị biểu thị quacác chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNI),hoặc GDP, GNI bình quân đầu người
Tăng trưởng kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối vớ nền kinh tế củamỗi quốc gia Nó không những là điều kiện cần thiết để mở rộng qui mô nền
Trang 16kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn là điều kiện rất cần thiết để nângcao chất lượng cuộc sống, giải quyết các vấn đề xã hội cho một quốc gia dân
số đông hơn 80 triệu người
Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốcphòng, củng cố chế độ chính trị , tăng uy tín và vai trò quản lí của Nhànước đối với xã hội
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quá cao hoặc quá thấp đều có ảnh hưởngxấu đến nền kinh tế Nếu tăng trưởng kinh tế quá cao, làm phát sẽ gia tăng làcho nền kinh tế thiếu bền vững Ngược lại, nếu tăng trưởng quá thấp thì qui
mô nền kinh tế chậm mở rộng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, cácđiều kiện về mặt xã hội sẽ chậm được cải thiện
Vì vậy, việc xác định được mức tăng trưởng hợp lí phù hợp với khảnăng của quốc gia trong mỗi thời kì là một vấn đề hết sức quan trọng
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình tăng tiến về mọi mặt củanền kinh tế Là quá trình biến đổi cả về lượng và chất; nó là sự kết hợp mộtcách chặt chẽ của hai vấn đề kinh tế và xã hội [8]
Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt củanền kinh tế trong một thời kì nhất định, gồm cả sự tăng lên về qui mô sảnlượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình biến
Trang 17đổi về cả lượng và chất của nền kinh tế và chính là tiền đề để thực hiện tiến
bộ xã hội
Do vậy, phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài và nội lực chính làyếu tố quyết định Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát qua 3tiêu thức.[6]:
Một là,sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu
nhập bình quân đầu người Đây là tiêu thức phản ánh quá trình biến đổi vềlượng của nền kinh tế
Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ Tiêu thức này
thể hiện sự biến đổi về chất của nền kinh tế của một quốc gia
Ba là, phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội Bởi mục tiêu
cuối cùng của sự phát triển đó chính là đời sống vật chất và tinh thần củacon người
1.1.1.2 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- “Cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và sốlượng giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế trong một thời gian và trognhững điều kiện kinh tế - xã hội nhất định”.[24]
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về số lượng các nhómngành và ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa chúng, giữa cácvùng và theo các thành phần Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cơ cấu
cũ, lạc hậu thành một cơ cấu kinh tế phù hợp hơn Trong quá trình pháttriển kinh tế, tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trongGDP và trong tổng nguồn lao động đang làm việc tăng lên, trong khi tỷtrọng của N- L – TS giảm; đồng thời tỷ trọng dân cư đô thị tăng lên trongkhi tỷ trọng dân cư nông thôn giảm Sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánhmức độ thay đổi của phương thức sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại,những khu vực có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn, có tốc độ
Trang 18phát triển cao hơn và thay thế dần những khu vực sản xuất, kinh doanh cónăng suất lao động và giá trị gia tăng thấp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độnhanh, vững chắc và có khả năng hội nhập với khu vực, thế giới
1.1.1.3 Nguồn lực
Trong quá trình phát triển kinh tế việc sử dụng và phát huy các nguồnlực đóng vai trò quan trọng Adam Smith cho rằng việc khai thác các nguồnlực từ góc độ lợi thế so sánh là “ nguồn gốc của cải của dân tộc” Theo ôngnguồn lực chủ yếu của xã hội trong thời kỳ của ông là vốn, sức lao động vàđất đai Đây chính là nguồn gốc đo sự thịnh vượng của các quốc gia, là chìakhóa dẫn đến tới sự tăng trưởng kinh tế Tất cả các trường phái và các họcthuyết kinh tế cũng như chính trị sau này đều nhất trí với quan điểm củaAdam Smith nhưng tiếp tục bổ sung thêm các nguồn lực mới [5]
Theo Lê Du Phong “ Nguồn lực là tổng hợp các yếu tố vật thể và phivật thể tạo nên nền kinh tế của một đất nước và thúc đẩy nó phát triển” [6]
Như vậy nguồn lực có những đặc điểm sau:
- Nguồn lực là một dạng vật chất và phi vật chất được sử dụng để pháttriển kinh tế
- Nguồn lực phụ thuộc vào nhận thức và quan niệm của con người và
nó thay đổi vị trí, vai trò theo thời gian cũng như trình độ của người sử dụng
- Nguồn lực phụ thuộc vào trình độ phát triển của loài người, đặc biệt làtrình độ khoa học – công nghệ
1.1.2 Các nguồn lực phát triển kinh tế
1.1.2.1 Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế củamột quốc gia, bao gồm vị trí tự nhiên, kinh tế, giao thông, chính trị Sự thuậnlợi hay khó khăn của nguồn lực này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược, quy hoạch,
Trang 19kế hoạch cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy quátrình xây dựng, phát triển nền kinh tế mở, tăng cường mở rộng quan hệ kinh
tế quốc tế, hội nhập vào đời sống KT – XH của khu vực và thế giới Trong xuthế hội nhập của nền kinh tế thế giới, định hướng có lợi nhất trong phân cônglao động quốc tế
Đối với nước ta nói chung và tỉnh Sơn La cũng như huyện Mai Sơn nóiriêng, những lợi thế về vị trí địa lý mới thực sự được khai thác trong thời kỳCNH – HĐH nền kinh tế
1.1.2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một trong các nguồn lực
cơ bản của quá trình SX, là đối tượng lao động của con người và là nguồn vậtchất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên bao gồm địa hình, đất, khí hậu,nguồn nước, sinh vật, khoáng sản…Sức lao động càng cao thì phạm vi tàinguyên càng được mở rộng Tài nguyên thiên nhiên thực sự trở thành sứcmạnh kinh tế khi được con người khai thác và sử dụng một cách hợp lý vàhiệu quả Nó còn là một nguồn lực quan trọng trong việc tạo ra các mặt hàng
có giá trị xuất khẩu cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, đồng thời tạo ra sứchấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tài nguyên khoáng sản được coi như “bánh mì” trong công nghiệp Sốlượng, qui mô, chất lượng của khoáng sản ảnh hưởng lớn đến qui mô, cơ cấu
và phương thức khai thác của công nghiệp
Tài nguyên đât, nước, khí hậu và sinh vật ảnh hưởng chủ yếu đến hoạtđộng sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp Sự phong phú, đa dạng và phân hóagóp phần tạo dựng một nền nông nghiệp đa dạng về sản phẩm
Hiện nay, đối với việc phát triển KT, tài nguyên thiên nhiên là điềukiện cần nhưng chưa đủ, đặc biệt trong xu thế nền thương mại toàn cầu
Trang 20hiện nay, tài nguyên thiên nhiên chỉ là cơ sở ban đầu chứ không còn là điềukiện quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển các ngành kinh tế.Các nước không có tài nguyên nhưng vẫn hình thành các ngành kinh tế vàtrung tâm kinh tế ngành mạnh về loại tài nguyên đó trên cơ sở nhập khẩunguyên liệu.
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia, là nhân tố không thể thiếuđược của quá trình SX Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên có giới hạn mà nhucầu của con người thì vô hạn Do đó, để đảm bảo phát triển bền vững thì cầnphải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái
1.1.2.3 Kinh tế - xã hội
a Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động có vai trò quyết định đối với việc phát triển
KT Dân cư và nguồn lao động vừa là lực lượng SX trực tiếp tạo ra sản phẩm,tạo ra sự tăng trưởng cho các ngành kinh tế vừa là thị trường tiêu thụ các sảnphẩm dịch vụ tham gia tạo cầu cho nền kinh tế
Khi xét dân cư ở khía cạnh là lực lượng SX thì quy mô, cơ cấu, trình độ
và sự phân bố của dân cư là yếu tố cần quan tâm hàng đầu Quy mô dân sốđông sẽ có nguồn lao động dồi dào, dân số trẻ có khả năng lao động tốt hơn.Trình độ nguồn lao động có ý nghĩa lớn trong việc lựa chọn phát triển cácngành đòi hỏi trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao Sự phân bố dân cưtác động đến việc phân bố các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành cần nhiềulao động, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ Còn nếu xét ởkhía cạnh thị trường tiêu thụ hàng hóa thì quy mô, kết cấu trình độ và sự phân
bố của dân cư sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu các ngành, quy mô SX của các ngànhhàng khác nhau Vì vậy mỗi quốc gia trên thế giới không ngừng nâng cao chấtlượng dân cư và coi đây là một chiến lược lâu dài nhằm tạo động lực thúc đẩynền kinh tế phát triển trong tương lai
Trang 21b Khoa học và công nghệ
Trong nền kinh tế hiện nay khoa học và công nghệ trở thành lực lượng
SX trực tiếp Các ứng dụng tiến bộ khoa học tạo điều kiện mở rộng khả năngphát hiện, khai thác và nâng cao hiệu quả đưa vào sử dụng các nguồn lực.Khoa học và công nghệ cho phép tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, sốlượng lớn và giá thành thấp, do đó có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.Kết quả là biến đổi cơ cấu kinh tế thao hướng xuất khẩu thay cho nhập khẩu,hội nhập KT – XH với khu vực và trên thế giới
Nhờ vào máy móc, công nghệ, của cải vật chất làm ra ngày càng nhiều,quy mô SX ngày càng lớn đòi hỏi trình độ lao động ngày càng có chất xám,phân công lao động trở nên sâu sắc hơn, phân chia thành nhiều ngành nhỏ,xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực mới Từ đó, là thay đổi cơ cấu, vị trí giữa cácngành, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, là cho nền kinh tếdịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu
Các nước trên thế giới hiện đang có xu hướng phát triển các công nghệmới nhằm mục đích tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo mẫu
mã, chất lượng tốt hơn, đồng thời giảm chi phí SX, tiết kiệm các nguồn tàinguyên thiên nhiên, tránh ô nhiễm môi trường Từ đó hàng hóa sẽ có tínhcạnh tranh cao, tạo ra sự ổn định trong phát triển kinh tế
c Vốn đầu tư và thị trường
* Vốn đầu tư: Là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ quá
trình SX kinh doanh nào Vốn đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng,vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Tăng qua mô vốn đầu tư và
sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố quan trọng góp phần nâng caohiệu quả đầu tư, tăng năng xuất, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng CNH – HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế từ đónâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Vốn đầu tư còn có tác dụng giải
Trang 22quyết những vấn đề mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưanhững vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy đượcnhững lợi thế để phát triển nhanh hơn nhằm thu hẹp khoảng cách phát triểngiữa các vùng, miền, tạo nên sự tiến bộ chung cho cả đất nước.
Vốn đầu tư được xét ở hai loại: vốn trong nước và vốn ngoài nước Đốivới các nước đang phát triển và các nước kém phát triển, nguồn vốn trong nước
có ý nghĩa quyết định chính trong phát triển kinh tế Sự phong phú và quy môlớn của nguồn vốn trong nước sẽ là điều kiện để đầu tư, xây dựng, hình thànhcác ngành kinh tế, nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài phục vụ
SX, ngoài ra còn có thể tham gia vào thị trường đầu tư quốc tế nhằm tạo ra lợinhuận cho đất nước từ bên ngoài lãnh thổ Còn với nguồn vốn từ nước ngoài( như vốn FDI, ODA ) được sử dụng để đầu tư cho phát triển, tạo điều kiện đểkhai thác hiệu quả tiềm năng của đất nước, góp phần đẩy mạnh kinh tế trongnước Việt Nam đang trong giai đoạn CNH – HĐH nên nhu cầu về vốn cho quátrình phát triển KT rất lớn Nguồn vốn tác động rất lớn đến tăng trưởng, tạonhiều việc làm, tăng tích lũy vốn cho nền kinh tế Tuy nhiên, vấn đề đặt ra làphải phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả
* Thị trường: Là cầu nối giữa SX và tiêu dùng, là yếu tố đảm bảo
khâu tiêu dùng, xuất nhập, giá cả và tạo ra nhu cầu mới, giúp cho quá trìnhtái SX diễn ra không ngừng Trong nền thương mại toàn cầu hóa hiện nay,cùng với các yếu tố khác, thị trường có vai trò quyết định đến quy mô, cơcấu loại hình hàng hóa SX của các quốc gia, khu vực trên thế giới Thịtrường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết SX cho các ngành, lĩnh vực trongnền kinh tế Thị trường được xem xét ở hai dạng: Thị trường cung cấpnguồn nguyên, nhiên liệu, vật tư phục vụ SX và thị trường tiêu thụ sảnphẩm Thực tế cho thấy, nước nào có quan hệ kinh tế rộng, hàng hóa phongphú và được tiêu thụ ở nhiều quốc gia thì quy mô SX có điều kiện mở rộng,
Trang 23tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giá trị lợi nhuận tăng,thông qua đó các giá trị văn hóa tinh thần của quốc gia này cũng có điềukiện phổ biến ra thế giới Quốc gia nào có quy mô thị trường lớn, nhu cầuhàng hóa nhiều là một lợi thế trong việc mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư,khoa học công nghệ của các nước trên thế giới.
Toàn bộ kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khácnhau dựa trên các tiêu chí khác nhau Cụ thể như:
- Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế- xã hội, thì kết cấu hạ tầng có thểđược phân chia thành: kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kết cấu hạ tầng phục
vụ hoạt động xã hội, và kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh - quốc phòng Tuynhiên, trên thực tế, ít có loại kết cấu hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế
mà không phục vụhoạt động xã hội và ngược lại
- Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì kết cấuhạtầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng trong công nghiệp, trongnông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính- viễn thông, xây dựng, hoạt độngtài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hoá- xã hội…
- Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, thì kết cấu hạ tầng cóthểđược phân chia thành: kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông thôn;Kết cấu hạ tầng kinh tế biển(ở những nước có kinh tế biển, và nhất là khi kinh
Trang 24tế biển lớn nhưở nước ta), kết cấu hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi,vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn…
Kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trongquá trình phát triển KT của mỗi quốc gia cũng như mỗi vùng lãnh thổ, tạođộng lực cho phát triển Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại
sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững, nâng caonăng suất, hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội,ngược lại một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đốivới sự phát triển
e Đường lối chính sách
Đường lối chính sách là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành cônghay không của chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của các nước trên thếgiới Trong đó, đường lối chính sách thể hiện là một yếu tố độc lập tương đối,đồng thời là một yếu tố tác động đến các yếu tố khác Chính sách có tác dụnggiải phóng và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng SX Nó tác động đến việckhai thác và phát huy có hiệu quả các nguồn lực của đất nước Các chiếnlược, chính sách hay quy hoạch phát triển KT là sự định hướng cho phát triểncác ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ Mỗi giai đoạn, trên cơ sở các điều kiệntác động, chính sách sẽ đề ra những ưu tiên phát triển kinh tế cho một sốngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ theo hướng tạo ra sự bứt phá, tạo động lựcphát triển cho các vùng và cả nước.Chính sách là một công cụ có hiệu quảtrong việc điều chỉnh sự phát triển nền KT, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý
và hiệu quả
Trên thế giới ở mỗi quốc gia, mỗi thời điểm đều có chính sách pháttriển KT riêng, không giống nhau do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội khácnhau Quốc gia nào có đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọinguồn lực ( trong và ngoài nước) phục vụ cho mục tiêu phát triển; có chính trị
Trang 25ổn định, đường lối đối ngoại rõ ràng và rộng mở sẽ tạo thuận lợi cho đất nướcphát triển kinh tế Ở nước ta bước đầu có sự thành công về đường lối chínhsách phát triển kinh tế và hiện nay đang đẩy mạnh thực hiện quá trình CNH –HĐH để đưa Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế
1.1.3.1 Các tiêu chí chung
- Tổng sản phẩm trong nước: ( GDP – Gross Domestic Product) là tổng
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo rabên trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, không phân biệt do người trongnước hay người nước ngoài làm ra trong một thời gian nhất định ( thường làmột năm tài chính)
GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ
lệ giữa các ngành trong SX, mối quan hệ giữa kết quả SX với phần huy độngvào ngân sách Chỉ tiêu này còn dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa , dịch vụ SX Ngoài ra còndùng để đánh giá trình độ phát triển và mức sống của con người
- Tổng thu nhập quốc gia: ( GNI – Gross National Income) là tổng thunhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một quốc giatạo ra trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm tài chính).GNI = GDP + thu nhập nhân tố từ nước ngoài – chi trả lợi tức nhân tố chonước ngoài
GNI lớn hay nhỏ hơn GDP tùy thuộc mối quan hệ kinh tế ( đầu tư vốn,lao động ) giữa một nước với nhiều nước khác Những quốc gia có vốn đầu
tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP Ngược lại, những nước đang tiếpnhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI
- GNI và GDP bình quân đầu người: Để so sánh mức sống của dân cư ởcác nước khác nhau, người ta thường dùng các chỉ số GDP và GNI bình quân
Trang 26đầu người GNI/đầu người và GDP/đầu người được tính bằng GNI và GDPchia cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định Chỉ số GNI/người vàGDP/người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi
là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống
- Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (%): phản ánh năng lực cạnh
tranh và phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế Duy trì tốc
độ tăng trưởng cao trong thời gian dài( 5 – 15 năm) được coi là chỉ số phảnánh sự thành công của chính sách kinh tế và sự bền vững của nền kinh tế
- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu nền kinh tế được xem xét ở 3 góc độ [6]: + Cơ cấu kinh tế theo ngành: Ở góc độ ngành được chia thành các
nhóm ngành: Nhóm ngành N - L – TS ( khu vực I), công nghiệp – xây dựng( khu vực II), và nhóm ngành dịch vụ ( khu vực III), phản ánh số lượng, vị trí,
tỷ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế
+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Góc độ lãnh thổ cho thấy cơ cấu kinh tế
theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực
KT của các vùng phục vụ cho mục đích phát triển nền kinh tế Mỗi cấp lãnhthổ đều có cơ cấu kinh tế lãnh thổ của nó Nếu được tổ chức, các mối quan hệgiữa các cấp phận vị lãnh thổ sẽ tạo nên mối quan hệ ngang rất chặt chẽ đảmbảo cho toàn bộ các hoạt động trong mỗi lãnh thổ và giữa các lãnh thổ thốngnhất, cân đối hài hòa để phát triển một cách nhịp nhàng, có hiệu quả
+ Cơ cấu thành phần kinh tế ( góc độ sở hữu): Là tương quan tỷ lệ
giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay các bộ phậnhợp thành nền kinh tế Chỉ tiêu này phản ánh khả năng khai thác năng lực tổchức SX kinh doanh của mọi thành viên xã hội Một nền kinh tế thường cónhiều hình thức sở hữu khác nhau, ở đó có loại hình kinh tế có ý nghĩa quyếtđịnh đối với nền kinh tế và từ đó thể hiện rõ quan điểm, xu hướng phát triển
Trang 27kinh tế Trong điều kiện toàn cầu hóa việc phân định các loại hình kinh tế làrất quan trọng, có tác dụng thúc đẩy, mở rộng sự phát triển kinh tế chung.
1.1.3.2 Các tiêu chí cho cấp huyện
a Quy mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
- Tổng giá trị sản xuất ( GO – Gross Output): Là tổng giá trị sản phẩm
vật chất và dịch vụ được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ cấp huyện trong mộtthời kỳ nhất định ( thường là một năm) GO được tính bằng giá trị tăngthêm(VA) cộng với chi phí trung gian
+ Giá trị sản xuất công nghiệp: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tạo ra dưới dạng sảnphẩm vật chất và dịch vụ trong thời gian nhất định Là cơ sở để đánh giáthực trạng và động thái phát triển công nghiệp của địa phương; phục vụviệc đề ra các chiến lược, qui hoạch kế hoạch phát triển công nghiệp chotừng thời kỳ Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm giá trị nguyên vật liệu,năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí dịch vụ sản xuất, khấu hao tài sản cốđịnh, chi phí lao động, thuế sản xuất và giá trị thặng dư tạo ra trong cấuthành giá trị sản phẩm công nghiệp
+ Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp: Là chỉ tiêu kinh tế tổnghợp phản ánh toàn bộ kết quả lao động trực tiếp, hữu ích của ngành nông,lâm, ngư nghiệp trong một thời kì nhất định (thường là quý, 6 tháng, 9 tháng,
1 năm) và được thể hiện bằng giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ sảnxuất ra trong thời kì đó của 3 ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp: Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợpphản ánh toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh mà ngành lâm nghiệp đã tạo
ra trong một thời gian nhất định (thường là quý, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm).Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bao gồm giá trị sản xuất của bốn nhómhoạt động sau: GTSX của hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, giá trị dịch vụ
Trang 28phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, GTSX hoạt động săn bắt, đanh bẫy và hoạtđộng dịch vụ có liên quan.
Giá trị sản xuất thủy sản: Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộkết quả sản xuất kinh doanh mà ngành thủy sản đã tạo ra trong một thời giannhất định (thường là quý, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm) GTSX ngành thủy sản baogồm: Giá trị sản phẩm khai thác dưới biển và nội địa, nuôi trồng ở biển vànuôi trồng nội địa, giá trị doanh thu các hoạt động ươm giống thủy sản nướcmặn, lợ, ngọt; chênh lệch giá trị cuối kì và đầu kì về chi phí dở dang cho sảnxuất sản phẩm thủy sản (chi phí vật tư, lao động,…)
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp: Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phảnánh toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh mà ngành lâm nghiệp đã tạo ra trongmột thời gian nhất định (thường là quý, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm) Nó baogồm: giá trị trồng mới, nuôi dưỡng, chăm sóc, tu bổ, khoanh nuôi, cải tạorừng, giá trị lâm sản khác, giá trị cây và hạt giống, giá trị các hoạt động bảo
vệ rừng và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác thực hiện trong kì, giá trịnhững sản phẩm dở dang trong nuôi trồng rừng
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX): Là giá trị đo lường, thể
hiện ở mặt định lượng tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ ở quy mô cấp huyện
và tương đương Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất được tính theo giá
so sánh mộ năm cố định gọi là năm mốc (ở nước t là năm 1994)
b Cơ cấu giá trị sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế một huyện người ta sử dụng chỉtiêu cơ cấu giá trị sản xuất thay cho cơ cấu GDP của các cấp cao hơn
- Cơ cấu giá trị sản xuất:
+ Cơ cấu GTSX theo ngành kinh tế thể hiện số lượng, tỉ trọng của từngngành (nhóm ngành) tạo nên nền kinh tế Cũng có nghĩa cơ cấu GTSX theocác ngành kinh tế là một trong các chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của
Trang 29một nền kinh tế cấp huyện Có rất nhiều ngành tạo nên nền kinh tế, về đại thểbao gồm giá trị của ba nhóm ngành: Khu vực 1 (nông – lâm – ngư nghiệp),khu vực 2 (công nghiệp và xây dựng) và khu vực 3 (dịch vụ) Bên cạnh đó,trong nội bộ từng ngành cũng có có thẻ hiện tương quan theo tỉ trọng của cáctiểu ngành, như: Trong ngành nông nghiệp là tương quan theo tỉ trọng giữatrồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Trong trồng trọt có tương quangiữa các nhóm cây trồng: lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả,…
+ Cơ cấu GTSX theo lãnh thổ (tiểu vùng) biểu thị tương quan tỷ lệ giữacác vùng, tiểu vùng trong huyện, thị Chỉ tiêu này cho phép đánh giá, so sánh
sự phát triển kinh tế giữa các tiểu vùng, từ đó xác định được các sản phẩm đặctrưng, hướng chuyên môn hóa của từng khu vực Mặt khác, cơ cấu lãnh thổtheo từng ngành kinh tế: NN, công nghiệp còn cho phép khai thác tối đanhững lợi thế so sánh của các nguồn lực trong lãnh thổ
+ Cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế: Là tương quan theo tỉ lệ giữacác thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay các bộ phận hợpthành nền kinh tế Là dạng cơ cấu phản ánh tính chất xã hội hóa về tư liệu sảnxuất và tài sản của nền kinh tế Ở Việt Nam hiện nay tồn tại 6 thành phần kinhtế: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tưnhân ; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, kinh
tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
c Giá trị sản xuất bình quân theo đầu người
- Giá trị sản xuất/người: GTSX/người được tính bằng GTSX chia
cho tổng số dân của địa phương trong cùng một thời gian ( 1 năm) Chỉ sốnày phản ánh sự phát triển kinh tế và việc nâng cao mức sống của ngườidân GTSX/người còn là công cụ để so sánh mức sống giữa các địaphương với nhau
Trang 30- Năng suất lao động: Để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, chủ
yếu phải nâng cao năng suất lao động
+ Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật: Chỉ tiêu này dùng sảnlượng bằng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu thị năng suất lao độngcủa một công nhân
Công thức:
Trong đó, W: Mức năng suất lao động
- Trong phạm vi cả toàn huyện
Q: tính bằng GDP đơn vị tiền tệ là VND
T: Tổng số công số lao động làm việc trong nền kinh tế huyện
- Trong phạm vi doanh nghiệp
Q : là giá trị tổng sản lượng, giá trị gia tăng hay doanh thu
+ Giá trị tổng sản lượng là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra đượcbao gồm cả chi phí và lợi nhuận
+ Giá trị gia tăng: là giá trị mới sáng tạo ra
+ Doanh thu là giá trị sau khi bán sản phẩm
T: người lao động trong doanh nghiệp, ngày, giờ, phút, ngày- người,giờ người
Trang 31Năng xuất lao động thể hiện kết quả hoạt động sản xuất có ích của conngười trong một đơn vị thời gian nhất định Năng suất lao động phản ánh hiệuquả sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất và được biểu hiện bằng sốlượng sản phẩm sản xuất trong một thời gian lao động hoặc bằng lượng thờigian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Quan niệm truyền thống vềnăng suất chủ yếu là hướng vào đầu vào, tập trung hướng vào các yếu tố đầuvào như lao động, vốn, trong đó lao động sống là yếu tố trung tâm Vì vậy, ởnhiều nước, nhiều khi người ta đồng nhất năng xuất với năng suất lao động.Năng suất được hiểu rộng hơn, như là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệuquả kinh tế Tăng năng suất lao động là sự thay đổi trong cách thức lao động,một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ramột hàng hóa, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất
ra nhiều giá trị sử dụng hơn
* Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình:
- Về đất đai, quy mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông
- Về vốn, đại bộ phận rất ít, quy mô thu nhập nhỏ, khả năng tích lũythấp làm hạn chế khả năng đầu tư tái SX Vật tư được mua phục vụ cho SX từtiền bán nông phẩm
- Về lao động, chủ yếu sử dụng lao động gia đình Sức lao động củanông hộ không phải hàng hóa, mà là tự phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu củagia đình
Trang 32- Kỹ thuật canh tác và công cụ sản xuất ít biến đổi, mang nặng tínhtruyền thống.
- Quy mô sản xuất ( đất đai, vốn, lao động) rất nhỏ bé
Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọngtrong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo chokinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thông quá độ tiến lên một trình độ caohơn: nông thông sản xuất hàng hóa
*Trang trại
Trang trại có nguồn gốc từ hộ gia đình được phát triển dần dần trongquá trình chuyển dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc sang nền kinh tếhàng hóa Trang trại là hình thức tổ chức SX cao hơn hộ gia đình, là sự pháttriển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa
Hoạt động của kinh tế trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thịtrường và tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh
* Các đặc điểm nổi bật của trang trại:
- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hóa theonhu cầu của thị trường Đây là bước tiến bộ từ kinh tế hộ tự cấp tự túc lên các
hộ nông nghiệp hàng hóa
- Tư liệu sản xuất ( đất đai) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụngcủa một người chủ độc lập
- Quy mô đất đai tương đối lớn, tuy có sự khác nhau giữa các nước , ởViệt Nam 6,3ha
- Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hóa, tậptrung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao hơn vàvào việc thâm canh (đầu tư tương đối lớn về vốn, công nghệ, lao động… trênmột đơn vị diện tích)
1.1.4.2 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Trang 33a Điểm công nghiệp
Điểm công nghiệp thường chỉ là một hoặc hai xí nghiệp phân bố đơn lẻ,
có kết cấu hạ tầng riêng Nó được phân bố ở gần nguồn nguyên liệu với chứcnăng khai thác và sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điểm dân cư nằm trongmột vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản nào đó
b Khu công nghiệp
Khu công nghiệp: là khu tập trung các doanh nghiệp Khu công nghiệpchuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất côngnghiệp, có ranh giới địa lý xác định không có dân cư sinh sống, do Chính phủhoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong khu công nghiệp cóthể có doanh nghiệp chế xuất và khu công nghệ cao
- Có ranh giới rõ ràng với qui mô đât đai đủ lớn, với vị trí địa lí thuậnlợi ( gần sân bay, bến cảng, đường sắt, đường ô tô, …)
- Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp công nghiệp cùng sử dụng chung
cơ sở hạ tầng sản xuất xã hội, được hưởng quy chế ưu đãi riêng khác với xínghiệp phân bố ngoài KCNTT (như giá thuê đất, thuế quan, chuyển đổi ngoạitệ…), không có dân cư sinh sống
- Có ban quản lí thống nhất để thực hiện qui chế quản lí
- Có sự phân cấp rõ ràng về quản lí và tổ chức sản xuất
c Cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sảnxuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất côngnghiệp – TTCN; có ranh giới địa lí xác định, được đầu tư xây dựng chủ yếunhằm di dời, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cánhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất kinh doanh
1.2 Cơ sở thực tiến
Trang 341.2.1 Vài nét về phát triển kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc
1.2.1.1 Các thế mạnh phát triển kinh tế
Tây Bắc là một bộ phận của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, bao gồm
4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình Vùng có diện tích 37.444km2
(chiếm 11,3 % diện tích cả nước) Dân số gần 2,74 triệu người (2009) với mật độ
73 người/ km2 Đây là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước
Vùng Tây Bắc có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và
an ninh quốc phòng của cả nước Phía Bắc của vùng giáp Trung Quốc cóđường biên giới dài 310 km, phía Tây giáp Lào với đường biên giới dài 560
km, phía Đông giáp vùng Đông Bắc và ĐBSH, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.Tây Bắc có thể giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa với các vùng bằng cáctuyến đường QL6, QL279,…
Đây là vùng có địa thế hiểm trở nhất nước ta Bao gồm có nhiều dạngđịa hình khác nhau: Địa hình núi cao và trung bình tập trung ở khu vực phíaĐông và Đông Bắc ; Địa hình núi thấp phân bố chủ yếu ở hạ lưu sông Đà, có
độ cao trung bình từ 400 đến 800 m nhưng diện tích không nhiều; Địa hìnhcao nguyên và núi đá vôi: kéo dài từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Mai Châu(Hòa Bình); Địa hình thung lũng và bồn trũng giữa núi: Là dạng địa hinhgtương đối bằng phẳng, được bồi đắp phù sa bởi các con sông suối tạo nên cáccánh đồng lúa nước giữa núi màu mỡ, như: Cánh đồng Mường Thanh (ĐiệnBiên), Mường Tấc (Phù Yên – Sơn La), Lưu vực sông Đà và sông Mã đã tạocho Tây Bắc giống như những lòng máng khổng lồ, xung quanh là núi và caonguyên, hình thành một vùng tự nhiên độc đáo với nhiều tiểu vùng khí hậu,đất đai, thực vật phong phú , thích hợp với phát triển kinh tế hàng hóa hướngtới thị trường , tiêu biểu cho vùng núi cao miền Bắc nước ta
Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 1 mùađông lạnh Tuy nhiên tính chất lạnh vào mùa đông của vùng không sâu sắc
Trang 35bằng vùng Đông Bắc Do địa hình cao nên khí hậu có sự phân hóa đai caorất rõ nét.
Đất có 2 dạng chính là đất đỏ vàng và đất bồi tụ giữa núi tương đối màu
mỡ Hơn nữa diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm tỉ trọng tương đối lớn(35,1 %) nên đây là điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng diện tích canh tác,hình thành vùng chuyên canh với qui mô lớn
Khí hậu, đất, nguồn nước dồi dào là cơ sở tạo nên cơ cấu các sản phẩmnông nghiệp của vùng tương đối đa dạng, có cả các loài nhiệt đới và cậnnhiệt, ôn đới như chè, cây ăn quả, rau đậu cận nhiệt, … phát triển rất đặctrưng Đặc biệt, vùng Tây Bắc cũng có những thế mạnh về chăn nuôi gia súcnhờ những cánh đồng cỏ rộng, khí hậu thích hợp, đặc biệt nuôi bò lấy thịt vàsữa ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La)
Tài nguyên khoáng sản là một trong những thế mạnh quan trọng nhấttrong việc phát triển công nghiệp của vùng Đáng kể nhất là: Than có trữlượng khoảng 10 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu của địa phương, các mỏ thanđáng kể như Suối Bàng, Suối Hoa, Quỳnh Nhai, Hang Mơn – Tà Văn; Niken
ở Bản Phúc, Bản Chang, Tạ Khoa; Đồng ở Vạn Sài – Suối Chát; Vàng sakhoáng phân bố dọc sông Đà với một số mỏ tiêu biểu là Bản Dứa – Hua Mon– Pi Tong, Nọng Hẻo, Sìn Hồ, Phong Thổ,…;
Đất hiếm có tiềm năng rất lớn với qui mô vào loại lớn nhất Việt Namvới các mỏ tiêu biểu Đông Pao (Phong Thổ - Lai Châu), mỏ Năm Xe Bêncạnh đó Tan và asbet là khoáng sản phi kim loại, mang đặc thù của vùng TâyBắc, phân bố ở mỏ Tà Phù, Làng Trù (Hòa Bình) được sử dụng trong côngnghiệp sản xuất vật liệu cách điện, cách nhiệt, cách âm, chóng cháy,… Đávôi, sét có trữ lượng lớn là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vật liệu xâydựng Tuy nhiên, những khó khăn về cơ sở hạ tầng, kĩ thuật và việc khai thác
Trang 36chưa triệt để gây lãng phí tài nguyên Bởi vậy việc kiểm kê, đánh giá lại cácloại tài nguyên quý giá trên là việc hết sức cần thiết.
Tây Bắc là vùng có mật độ dân cư thưa thớt, trong vùng tập trungchủ yếu là các đồng bào dân tộc ít người như: Thái, Mường, Dao, Khơ Mú,Tày, H’Mông,… Người dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác nôngnghiệp đặc biệt là canh tác nông nghiệp trên địa hình dốc như ruộng bậcthang, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Sự đa dạng về nét văn hóa,phong tục tập quán đã tạo nên một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dântộc của vùng núi Tây Bắc
Vùng có nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu vẫn là lao động nôngnghiệp, trình độ lao động còn thấp Sự phân công lao động xã hội chưa rõ rệt.Cần có kế hoạch và khai thác và sử dụng hợp lí nguồn lao động của vùngtrong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn này
1.2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm gần đây, Tây Bắc đã đạt được nhiều thành tựu trongphát triển kinh tế - xã hội Qui mô nền kinh tế lớn dần nhưng tỉ trọng GDP sovới cả nước vẫn còn chiếm tỉ lệ nhỏ, khoảng 1,8% (năm 2009) Tăng trưởngkinh tế đạt ở cả 3 khu vực kinh tế Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến songvẫn còn chậm và chủ yếu vẫn là nông – lâm - nghiệp Các ngành công nghiệp
- xây dựng và dịch vụ tăng chưa nhanh, so với cả nước thì vẫn thuộc diện lạchậu Tính đến năm 2013, tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 35,8%,công nghiệp – xây dựng 34,5%, dịch vụ 29,7% GDP của vùng Nhìn chungnông nghiệp vẫn là thế mạnh lớn nhất của vùng
- Về nông nghiệp: Là ngành giữ vai trò quan trọng nhất trong khu vực I.
Hiện nay, vùng đã tạo cho mình một cơ cấu cây trồng rất đặc trưng
Nếu như Đồng bằng sông Hồng có cây lương thực là thế mạnh thì vớiTây Bắc lại là cây công nghiệp Cây công nghiệp lâu năm tiêu biểu nhất là
Trang 37chè được trồng tập trung ở Sơn La, Lai Châu Trong những năm gần đây một
số vùng đang phát triển cà phê để xuất khẩu Cây công nghiệp hàng nămnhiều nhất là mía, vùng chuyên canh mía lớn nhất là Hòa Bình, Sơn La Cáccây công nghiệp khác như đỗ tương trồng nhiều ở Sơn La, Điện Biên; bôngchủ yếu cũng ở Sơn La và Điện Biên nhưng qui mô nhỏ
Hiện nay ở Tây Bắc nổi lên thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn, bởi lẽtrong vùng có nhiều đồng cỏ rộng lớn, người dân ở nhiều địa phương cótruyền thống chăn nuôi nổi tiếng như trâu giống ở huyện sông Mã (Hòa Bình),
bò sữa ở Mộc Châu – Sơn La; nuôi dê, ngựa ở Sơn La, Điện Biên,…
Tây Bắc đã từng bước giải quyết được vấn đề lương thực cho nội bộvùng, phát triển lúa nước trên các cánh đồng giữa núi như Mường Thanh(Điện Biên), Mường Tấc (Sơn La), Than Uyên (Lai Châu),…và phát triểnruộng bậc thang Hơn thế nữa, vùng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để pháttriển cây ngô, cây ngô đã trở thành cây lương thực chủ lực của vùng và đã trởthành cây lương thực hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóađói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc Có thể nói đây là vùng chuyêncanh ngô lớn nhất cả nước, tiêu biểu là Sơn La
Nói chung, vùng Tây Bắc đã hình thành một số sản phẩm nông nghiệpchuyên môn hóa, gắn liền với công nghiệp chế biến để tạo nên nguồn hàngxuất khẩu quan trọng như chè Lương Sơn; bò sữa, chè, cây ăn quả Mộc Châu;vùng cây ăn quả Yên Châu, vùng ngô và bông Mai Sơn (Sơn La), vùng chèTam Đường (Lai Châu),…Ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò hết sức quantrọng trong nền kinh tế
Về lâm nghiệp, do có sự đổi mới về chính sách và có sự quan tâm củacác tổ chức quốc tế , phong trào trồng rừng, phú xanh đất trống, đồi núi trọc
đã phát triển mạnh Diện tích rừng tự nhiên bắt đầu tăng nhanh Tính đến năm
Trang 382013, Tây Bắc chiếm 11,9 % diện tích rừng và 6,3% sản lượng gỗ khai tháccủa cả nước.
- Về công nghiệp: công nghiệp của vùng còn khá nhỏ bé, manh mún,
mới chỉ chiếm 0,3% cả nước nhưng hiện nay vùng đang đẩy mạnh việc khaithác thế mạnh của vùng hơn nữa Các ngành công nghiệp chủ yếu: Ngànhcông nghiệp có thế mạnh nhất là thủy điện, đã có nhà máy thủy điện HòaBình, Sơn La – nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã đi vàohoạt động Đây là vùng cung cấp điện chính cho cả nước thông qua đườngdây siêu cao áp 500KV Ngoài ra, vùng còn phát triển công nghiệp chế biếnđường mía ở Điện Biên, chè ở Mộc Châu (Sơn La), Tam Đường (Lai Châu),Cửu Long (Hòa Bình), chế biến sữa ở Mộc Châu, khai thác than ở Điện Biên,Sơn La
- Về dịch vụ, giao thông vận tải đang dần được cải thiện và nâng cấp
hiện đại hơn nhất là các tuyến đường huyết mạch nối liền các tỉnh trong vùng,với các vùng khác và các cửa khẩu quốc tế Trung Quốc, Lào, một số tuyếnnhư: QL 6 nối liền Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên, QL 279 từ HàKhẩu (QL 18, tỉnh Quảng Ninh) đến cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên),…
Tài nguyên du lịch của vùng Tây Bắc khá đa dạng cả về tài nguyên thiênnhiên và nhân văn tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng
1.2.2 Khái quát tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La
1.2.2.1 Nguồn lực phát triển kinh tế
Tỉnh Sơn La thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam Với diện tích 14.174.4
km2, chiếm 4,27% diện tích toàn quốc, dân số năm 2013 là 1150,5 nghìnngười chiếm 1,34% dân số cả nước, mật độ dân số là 81 người/km2 Về mặt tổchức hành chính, tỉnh Sơn La gồm 1 thành phố và 11 huyện
Tỉnh Sơn La có đường biên giới hữu nghị đặc biệt Việt – Lào dài 250
km, với các tuyến quốc lộ 6, QL37, QL 32b, QL 43, QL 279,… Tạo điều
Trang 39kiện thuận lợi cho tỉnh giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội và giaolưu quốc tế Mặt khác địa bàn của tỉnh còn có ý nghĩa quan trọng với vai tròphòng hộ đâù nguồn , bảo vệ môi trường sinh thái cũng như trong thế trậnchiến lược củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới.
Địa hình của tỉnh Sơn La bị chia cắt phức tạp, núi đá cao xen kẽ đồithung lũng, lòng chảo và cao nguyên Sơn La có độ cao trung bình 600 -700m so với mặt biển, với 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hướngTây Bắc – Đông Nam: Hệ thống núi phía tả ngạn Sông Đà gồm có các đỉnhPhu Sung Song (2587m), Phu Luông (2985m), Phu Sa Phin (2874m); Hệthống núi hữu ngạn sông Đà gồm có dãy Su Sung Chảo Trai có đỉnh Copiacao 1817m và hệ thống núi phía Tây biên giới Việt – Lào là dải Pu Sam Saocao 1897m, Phu La Lan 1840m
Khí hậu Sơn La cũng mang những nét chung của khí hậu nước ta lànhiệt đới ẩm gió mùa, có 1 mùa đông lạnh và khí hậu có sự phân hóa theo độcao rõ nét
Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Mùa đông khí hậu
có tính chất lạnh khô bởi cán cân bức xạ nhỏ, nắng, mưa ít, độ ẩm thấp, sươngmuối xuất hiện khá nhiều
Mùa hạ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 Đặc trưng khí hậu của mùa hạcán cân bức xạ lớn, mưa nhiều, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn Vào đầu mùa hạ Sơn
La còn chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng gây nhiều tác hại cho đời sống
và mùa màng
Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà
với 35 suối lớn; 2 sông lớn là sông Đà dài 280km với 32 phụ lưu và sông Mãdài 90km với 17 phụ lưu, mạng lưới sông suối ở đây khá dày đặc, nguồn nướcdồi dào, có tiềm năng về thủy điện
Trang 40Sơn La có nhiều loại đất khác nhau, phổ biến là đất feralit vàng đỏ và đỏvàng (chiếm 89,7% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) phát triển trên các loại
đá mẹ khác nhau như đá sét, đá vôi và đá biến chất Các loại đất này phân bố ởvùng đồi núi thấp nằm giữa dãy Hoàng Liên Sơn và các cao nguyên Loại đấtnày có ý nghĩa rất lớn trong việc đa dạng hóa cây trồng của tỉnh
Sơn La có nguồn nguyên tài khoáng sản khá đa dạng và phong phú.Theo thống kê, trong địa bàn tỉnh có 5 nhóm khoáng sản tập trung trong 150điểm quặng, mỏ và điểm khoáng hóa, bao gồm: nhóm khoáng sản nhiên liệu,khoáng sản kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng và nhóm nước khoáng.Trong đó, hiện Sơn La đang khai thác đang khai thác chủ yếu là nhóm khoángsản vật liệu xây dựng và nhóm khoáng sản nhiên liệu
Sơn La là tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâmnghiệp khá lớn, chiếm 73% diện tích tự nhiên Hiện nay diện tích rừng củatỉnh Sơn La là 588.8 ha, trong đó rừng tự nhiên là 567 ha Độ che phủ rừngđạt 44% Rừng Sơn La không chỉ có tác dụng cân bằng sinh thái , bảo vệ đất,cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống, mà còn là “mái nhàxanh” phòng hộ cho Đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnh nguồn nước cho thủy điện
Hà Bình, và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng vàphát triển du lịch
Sơn La có tổng số dân là 1114 nghìn người (năm 2011) chiếm 40%tổng số dân khu vực Tây Bắc Đây là địa bàn cư trú của 12 dân tộc anh em.Cộng đồng các dân tộc khá phong phú ở Sơn La đã tạo cho tỉnh những đặctrưng văn hóa đậm đà bản sắc Những phong tục tập quán, truyền thống tốtđẹp là lợi thế để Sơn La phát triển Mặc dù tốc độ tăng dân số có giảm songhàng năm vẫn bổ sung 1 lượng lớn nguồn lao động Đó là thuận lợi lớn cho sựphát triển kinh tế nhưng cũng gây sức ép không nhỏ cho vấn đề giải quyếtviệc làm nhất là tỉnh đang trong giai đoạn Đổi mới nền kinh tế