Các phương thức giải quyết xung đột tâm lý của học sinh THPT trong quan hệ với cha mẹ...44 Tiểu kết chương 1...47 Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA XĐTL TR
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-
♣♣ -ĐẶNG THỊ HẠNH
XUNG §éT T¢M Lý TRONG QUAN HÖ VíI CHA MÑ
CñA HäC SINH TRUNG HäC PHæ TH¤NG
CHuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60.31.04.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ HẠNH PHÚC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lờicảm ơn đến PGS.TS Đỗ Thị Hạnh Phúc người đã trực tiếp hướng dẫn, tậntình chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthành luận văn Thạc sĩ
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Tâm lý – Giáo dụcTrường Đại học Sư phạm Hà nội đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ em hoànthành khóa học này
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo,các bậc phụ huynh và các em học sinh Trường THPT Nguyễn Du – NamĐịnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình điều tra vànghiên cứu tại trường
Trong quá trình nghiên cứu đề tài do điều kiện và năng lực còn hạn chếnên đề tài của em còn nhiều thiếu sót Em kính mong nhận được sự bổ sung,đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 08 tháng 07 năm 2014
Tác giả
Đặng Thị Hạnh
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Dự kiến của luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT, XĐTL VÀ XĐTL TRONG QUAN HỆ VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH THPT 5
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về vấn đề xung đột tâm lý 5
1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về vấn đề xung đột tâm lý 10
1.2 Một số khái niệm cơ bản về xung đột và xung đột tâm lý 13
1.2.1 Xung đột 13
1.2.2 Xung đột tâm lý 17
1.3 Bản chất, cơ chế, mức độ và các loại xung đột tâm lý 18
1.3.1 Bản chất của xung đột tâm lý 18
1.3.2 Cơ chế của hiện tượng xung đột tâm lý 19
1.3.3 Phân loại xung đột tâm lý 20
1.3.4 Các mức độ và biểu hiện của xung đột, xung đột tâm lý 23
1.4 Xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của học sinh THPT 25
1.4.1 Một số đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT 25
1.4.2 Một số đặc điểm tâm lý đặc trưngcủa lứa tuổi học sinh THPT 26
1.4.3 Quan hệ của thanh niên học sinh với cha mẹ 34
1.4.4 Xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của thanh niên học sinh 36
Trang 51.4.5 Những hình thức biểu hiện XĐTL của học sinh THPT trong quan hệ
với cha mẹ 38
1.4.6 Các mức độ xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của thanh niên học sinh 39
1.4.7 Nguyên nhân dẫn đến xung đột tâm lý của học sinh THPT trong quan hệ với cha mẹ 40
1.4.8 Các phương thức giải quyết xung đột tâm lý của học sinh THPT trong quan hệ với cha mẹ 44
Tiểu kết chương 1 47
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA XĐTL TRONG QUAN HỆ VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH THPT 48
2.1 Khách thể và địa bàn nghiên cứu 48
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 48
2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu 49
2.2 Tổ chức nghiên cứu 49
2.2.1 Tiến trình nghiên cứu 49
2.2.2 Nội dung nghiên cứu 50
2.3 Các phương pháp nghiên cứu 50
2.3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 50
2.3.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 51
Tiểu kết chương 2 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1 Những hình thức biểu hiện xung đột tâm lý của học sinh THPT trong quan hệ với cha mẹ 56
3.1.1 Cảm nhận của học sinh THPT và phụ huynh về mối quan hệ hiện tại của họ trong gia đình 56
3.1.2 Biểu hiện XĐTLcủa học sinh THPT trong quan hệ với cha mẹ trên các lĩnh vực 59
Trang 63.1.3 Một số hình thức biểu hiện hành vi XĐTL ở học sinh THPT trong
quan hệ với cha mẹ 69
3.2 Các mức độ biểu hiện XĐTL của học sinh THPT trong quan hệ với cha mẹ 74
3.3 Những nguyên nhân dẫn đến XĐTL ở học sinh THPT trong mối quan hệ với cha mẹ 78
3.4 Ảnh hưởng của xung đột tâm lý ở học sinh THPT trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái 85
3.5 Các biện pháp khắc phục hạn chế XĐTL của học sinh THPT trong mối quan hệ với cha mẹ 88
3.5.1 Các phương thức giải quyết XĐTL từ phía học sinh 88
3.5.2 Nhận thức của phụ huynh về các phương thức giải quyết xung đột tâm lý ở học sinh THPT trong mối quan hệ với cha mẹ 93
3.6 Kỳ vọng mong muốn của học sinh THPT khi có XĐTL nảy sinh ở các em trong mối quan hệ với cha mẹ 96
3.7 Thực trạng biểu hiện xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của học sinh THPT Nguyễn Du Nam Định thông qua một số trường hợp điển hình 104
Tiểu kết chương 3 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số thông tin về học sinh 49 Bảng 3.1 Cảm nhận của học sinh và phụ huynh về mối quan hệ hiện tại của họ
56 Bảng 3.2a Biểu hiện XĐTLcủa học sinh THPT trong quan hệ với cha mẹ trên
các lĩnh vực 60 Bảng 3.2b Biểu hiện XĐTLcủa học sinh THPT trong quan hệ với cha mẹ trên
các lĩnh vực xét theo số lượng con trong gia đình 64 Bảng 3.3a Các phương thức biểu hiện hành vi XĐTL ở học sinh THPT trong
quan hệ với cha mẹ 69 Bảng 3.3b Các phương thức biểu hiện hành vi XĐTL của phụ huynh khi có
xung đột tâm lý với con 72 Bảng 3.4a Đánh giá của học sinh THPT về các mức độ biểu hiện XĐTL
trong quan hệ với cha mẹ trong các lĩnh vực hoạt động 75 Bảng 3.4b Đánh giá của phụ huynh về các mức độ biểu hiện XĐTL ở học
sinh THPT trong quan hệ với cha mẹ trong các lĩnh vực hoạt động 77 Bảng 3.5: Đánh giá của học sinh và phụ huynh về những nguyên nhân dẫn
đến XĐTL trong mối quan hệ giữa họ 79 Bảng 3.6: Tương quan giữa nguyên nhân chủ quan và khách quan với các
lĩnh vực hoạt động của học sinh THPT 83 Bảng 3.7a: Đánh giá của học sinh và phụ huynh về ảnh hưởng của xung đột
tâm lý ở học sinh THPT trong quan hệ với cha mẹ 85 Bảng 3.7b: Sự ảnh hưởng của xung đột tâm lý trong mối quan hệ với con cái
đến các bậc phụ huynh 87 Bảng 3.8a Các phương thức giải quyết XĐTL của học sinh THPT trong mối
quan hệ với cha mẹ 89 Bảng 3.8b: Sự khác biệt trong đánh giá của học sinh nam và học sinh nữ về
các phương thức giải quyết xung đột tâm lý 92 Bảng 3.8c Các phương thức giải quyết XĐTL của phụ huynh trong mối quan
hệ với các con 94 Bảng 3.9 Kỳ vọng mong muốn của học sinh THPT khi có XĐTL nảy sinh ở
các em trong mối quan hệ với cha mẹ 96 Bảng 3.10 Nhận thức của học sinh THPT về các yếu tố cần tránh để không
xảy ra XĐTL trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái 102
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh cảm nhận của học sinh và phụ huynh về mối
quan hệ hiện tại của họ 59 Biểu đồ 3.2: Đánh giá của học sinh về biểu hiện XĐTL trong quan hệ với cha
mẹ trên các lĩnh vực 69 Biểu đồ 3.3: So sánh đánh giá của học sinh và phụ huynh về các nguyên nhân
gây xung đột tâm lý ở học sinh THPT 82 Biểu đồ 3.4: Biểu đồ so sánh sự tự đánh giá của học sinh và phụ huynh về
những ảnh hưởng của XĐTL ở các em trong quan hệ với cha mẹ 87
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
Gia đình là tế bào của xã hội, nó giữ một chức năng vô cùng quan trọng
đó là chăm sóc và giáo con cái Sự hình thành và phát triển nhân cách đứa trẻnhư thế nào phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của chúng với các thànhviên trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ chúng Thực tế, trong triết học duy vậtbiện chứng đã chỉ ra rằng: Nguồn của của sự phát triển chính là sự thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập.Vậy có nghĩa là, trong quá trình phát triểnthì không thể tránh khỏi những xung đột và xung đột thường mang lại nhữnghậu quả mang tính tiêu cực,chẳng hạn như: bầu không khí tâm lý căng thẳng,khoảng cách giữa các thành viên càng xa, cảm giác hụt hẫng, buồn chán…
Đặc biệt là quan hệ giữa học sinh THPT với bố mẹ lại càng phức tạphơn, khi các em đang bước vào giai đoạn có nhiều chuyển biến về tâm lý.Chính vì vậy, ở các em nảy sinh nhiều mong muốn với cha mẹ như là:mong muốn cha mẹ chỉ là người cố vấn, các em muốn được độc lập… Tuynhiên thực tế cuộc sống lại không như các em mong muốn, các em vẫn phảiphụ thuộc, chịu sự chế ước từ bố mẹ… Điều đó làm nảy sinh xung độttrong quan hệ của các em với cha mẹ Xung đột đó có thể xảy ra ở nhiềulĩnh vực như: học tập, giao tiếp ứng xử, lựa chọn nghề , tình cảm bạn bè,hay các vấn đề xã hội…
Khi xung đột tâm lý xảy ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái,
nó có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng sức khỏe, kết quả hoạt động, giao tiếpcủa cả cha mẹ và con cái Nếu XĐTL được giải quyết ổn thỏa, tốt đẹp sẽ tạo
ra động lực cho quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh nói riêng
và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái nói chung Ngược
Trang 10lại, nếu không được giải quyết hoặc giải quyết không triệt để sẽ ảnh hưởng rấttiêu cực đến cuộc sống và hoạt động của cha mẹ và con cái.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Ngày nay dưới sự phát triển mạnh mẽ của đất nước cũng như sự tácđộng của nhiều yếu tố đã làm cho suy nghĩ và quan điểm của mỗi người ngàycàng thay đổi, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Các em đang sống trong thời đạimới – thời đại của sự bùng nổ công nghệ thông tin Chính vì vậy các emnhanh nhạy hơn, nhạy bén hơn trong việc tiếp xúc, nắm bắt thông tin Điềunày đẫn đến cách nhìn nhận, suy nghĩ thậm chí là quan điểm của các em vềnhững vấn đề trong cuộc sống cũng mạnh dạn và tự tin hơn thanh niên thờitrước Trước sự thay đổi đó, đã tạo nên tâm lý đối nghịch giữa các em và cha
mẹ, giữa một bên là muốn tự khẳng định mình, tự tin trải nghiệm cuộc sốngcòn bên là băn khoăn lo lắng, luôn muốn kiểm soát và điều khiển con cái.Chính điều này đã tạo nên khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ, nảy sinh nhữngmâu thuẫn và xung đột trong gia đình
Xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của học sinh THPT tưởngnhư rất bình thường, nhưng thực tế thì những xung đột tâm lý đó lại ảnhhưởng rất nhiều đến sự phát triển nhân cách của các em, thậm chí là đem lạinhững hậu quả khôn lường mà chúng ta chưa nghĩ tới Thực tế cuộc sống chothấy, có nhiều em học sinh bỏ nhà đi lang thang hay sa ngã vào các tệ nạn xãhội,chỉ vì những xung đột tâm lý nảy sinh với cha mẹ chưa được giải quyết.Vìvậy, việc nghiên cứu xung đột tâm lý trong quan hệ vớiTHPT là rất cần thiết,
có ý nghĩa to lớn giúp các bậc cha mẹ hiểu biết rõ hơn về suy nghĩ, mongmuốn của con cái về các vấn đề tâm lý nảy sinh của lứa tuổi cũng như các vấn
đề các em gặp phải trong cuộc sống.Từ đó biết cách điều chỉnh, khắc phụccác xung đột tâm lý nảy sinh trong quan hệ với các em Xuất phát từ những lý
do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của
học sinh THPT”
Trang 112 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của họcsinh THPT và nguyên nhân cơ bản dẫn đến xung đột đó Trên cơ sở đó đềxuất một số biện pháp khắc phục và hạn chế các xung đột tâm lý trong quan
hệ với cha mẹ của học sinh THPT
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của học sinh THPT
3.2 Khách thể nghiên cứu
- 160 học sinh trường THPT Nguyễn Du – Nam Định (học sinh khối 11
và khối 12)
- 160 phụ huynh của các em học sinh được nghiên cứu
4 Giả thuyết khoa học
Xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của học sinh THPT thườngbiểu hiện trong cuộc sống hàng ngày và diễn ra ở các mức độ khác nhau Có rấtnhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của họcsinh THPT Nếu tìm ra biện pháp tác động tích cực sẽ góp phần nâng cao sựhiểu biết lẫn nhau từ hai phía, sẽ giúp hạn chế những XĐTL nảy sinh trong họ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xung đột tâm lý nói chung và xung
đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của học sinh THPT
5.2 Khảo sát thực trạng xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của học
sinh THPT
5.3 Đề xuất một số biện pháp tác khắc phục, hạn chế những xung đột tâm lý
trong quan hệ với cha mẹ của học sinh THPT
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trang 12XĐTL là một vấn đề rộng và phức tạp Vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiêncứu một số biểu hiện của XĐTL trong quan hệ với cha mẹ của học sinh THPTNam Định trong năm học 2013- 2014 như:
+ Ở lĩnh vực học tập
+ Ở lĩnh vực sinh hoạt
+ Ở lĩnh vực giao tiếp ứng xử
+ Ở lĩnh vực định hướng giá trị (nghề nghiệp, lối sống )
6.2 Địa bàn nghiên cứu
Trường THPT Nguyễn Du – huyện Nam Trực – Nam Định
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.3 Phương pháp phỏng vấn và phỏng vấn sâu
7.4 Phương pháp quan sát
7.5 Phương pháp chuyên gia
7.6 Phương pháp thống kê toán học
8 Dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Nội dungluận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xung độ, xung đột tâm lý và xung đột tâm
lý trong quan hệ với cha mẹ của học sinh THPT
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT, XĐTL VÀ XĐTL TRONG
QUAN HỆ VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH THPT
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về vấn đề xung đột tâm lý
Trong triết học xung đột được hiểu như là sự biểu hiện của mâu thuẫnvốn luôn được tồn tại trong các sự vật hiện tượng mà nếu giải quyết nó đượcbằng “sự đấu tranh”, giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập của “mâu thuẫnđó”, thì sẽ tạo ra được sự vận động và phát triển Ở đây xung đột được xemxét, nghiên cứu ở tất cả các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan
Trong TLH và xã hội học: Xung đột luôn được nghiên cứu, xem xét ởnhững con người cụ thể, những mối quan hệ liên nhân cách, liên nhóm cụ thể.Chính vì vậy phạm vi nghiên cứu xung đột trong tâm lý học hẹp hơn trongtriết học và xung đột có những sắc thái đặc trưng riêng hết sức độc đáo
Trong TLH có hai hướng nghiên cứu chủ yếu về XĐTL
- Hướng thứ nhất đi sâu nghiên cứu XĐTL bên trong nhân cách với các
tác giả tiêu biểu như: S.Freud, N.Miller, Erich Fromn…
- Hướng thứ hai lại quan tâm nghiên cứu XĐTL liên nhân cách và
XĐTL giữa các nhóm xã hội mà tiêu biểu là các nhà TLH: K.Leewin, L.Coser,E.Mayo, J.P.Chaplin, Watson Goodwin, A.V.Petrovxki, L.U.Umanxki,B.F.Lomov, A.G.Kovaliop…Có nhiều trường phái quan điểm khác nhau vềvấn đề XĐTL liên nhân cách nhưng nhìn chung, các nhà TLH đều cho rằng:nguyên nhân sâu xa của quá trình XĐ là dó có sự khác biệt, đối lập về nhiềumặt giữa các thành viên đang sống, hoạt động trong các loại nhóm khác nhau.Chính từ sự khác biệt, đối lập về nhận thức, động cơ, thái độ, nhu cầu, hứngthú, hành vi…như vậy sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột khi có sự va chạm về
Trang 14mục đích, quyền lợi, danh dự giữa các thành viên trong nhóm Tuy nhiên còn
ít tác giả quan tâm nghiên cứu đến các giai đoạn của một quá trình XĐTL liênnhân cách và một số cách chia cũng còn nhiều điểm chưa hợp lý Nhiều tácgiả đã tìm kiếm các biện pháp giải quyết XĐTL nhưng ở từng loại nhóm khácnhau, các biện pháp này là không giống nhau
Sau đây xin đề cập đến một số trường phái và tác giả tiêu biểu đãnghiên cứu những vấn đề cơ bản của XĐTL nói chung và XĐTL trong một sốnhóm nhỏ nói riêng
a Các nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của XĐTL
- Theo S.Freud thì: Xung đột chủ yếu do những xung lực bản năng vấpphải thực tế không thể thỏa mãn trực tiếp và đầy đủ Đó là nguồn gốc của mọihành vi, mà mọi hành vi là do thỏa hiệp giữa các xung năng và thực tế [15]
- Theo J.Piaget (1997) thì sự phát triển tâm lý ở trẻ em là sự pháttriển của những sơ đồ nhận thức:Sự phát triển nhận thức bắt nguồn từ sựđan xen thường xuyên giữa đồng hóa và điều ứng Đồng hóa duy trì và bổsung cho các năng lực hữu hiệu và các bài học đã học được Còn điều ứngthì bắt nguồn từ những vấn đề mới là môi trường đặt ra Nhưng sự khôngthống nhất giữa những ý tưởng cũ với những trải nghiệm mới của đứa trẻ làmột tác nhân, động lực quan trọng tạo thành những thay đổi trong quá trìnhphát triển nhận thức [15]
- Một số nhà TLH Phương Tây thuộc trường phái “động thái nhóm”cho rằng cấu trúc của nhóm là một sự cân bằng tương đối Cuộc sống củanhóm biểu hiện qua quá trình lần lượt thay đổi các trạng thái cân bằng và pháhủy sự cân bằng đó Đặc biệt các nhóm không chính thức ít có tính bền vững,không có tính cân bằng tương đối và ổn định trong hoạt động Tác giảK.Lewin(1953) nhấn mạnh: Nhóm không bao giờ ở trang thái cần bằng, ổnđịnh mà ở trạng thái “không ngừng thích nghi lẫn nhau” Còn xung đột nhóm
Trang 15là trạng thái thay đổi cơ bản, gây rối loạn về tổ chức đối với sự cân bằng trước
đó của nhóm, XĐ nhóm là động lực, là nguyên nhân dẫn đến thay đổi cấu trúccủa nhóm
- Trường phải tâm lý học nhận thức ở Phương Tây mà A.Kauzer (1956)đại diện cho rằng: nguyên nhân của xung đột là sự không tương hợp trongnhận thức, quan niệm, tri thức của các chủ thể tham gia xung đột Trườngphái này cho rằng, XĐ chỉ xảy ra khi nó được các thành viên tham gia tiếpnhận và hiểu rõ A.Kauzer cho rằng: XĐ là một bộ phận không thể tách rờicủa tồn tại xã hội và của sự tác động qua lại giữa các cá nhân và các nhóm
Một số tác giả tiêu biểu khác như:
- L.Coser cho rằng: XĐ theo đúng nghĩa của từ này chính là “sự đấutranh” Nguyên nhân dẫn đến xung đột là do có “sự thiếu hụt quyền lực, vị tríhay công cụ cần thiết để thỏa mãn những đòi hỏi, kỳ vọng” và một khi cuộctranh đấu đó diễn ra sẽ làm cô lập, lấn át, dập tắt, ý đồ, mục đích của đốiphương
- K.Frink thì nhấn mạnh đến “ hình thức đối kháng tâm lý và đối khánghành động” giữa các bên tham gia xung đột ở các tình huống cụ thể nào đó.Những trạng thái cảm xúc: bực bội, khó chịu, phẫn nộ… chính là sự đốikháng tâm lý Còn sự tác động qua lại nhằm xâm nhập, can thiệp vào cáccông việc của đối phương được gọi là đối kháng hành động
- Một tác giả đã bỏ nhiều công đi sâu tìm hiểu nguyên nhân gây ra xungđột giữa các nhóm và các cá nhân trong nhóm đó là E Mayo[8] Chính sự bấthòa, nghi ngờ, đố kị, căm ghét và thù địch giữa các bên tham gia đã làm bùng
nổ xung đột Chính vì vậy chúng ta phải luôn chú ý đặc biệt đến đời sống vàhoạt động của nhóm để thay thế sự bất hòa bằng sự hợp tác
- Còn Follet thì cho rằng không nên xem như một tranh chấp, mà nênxem như sự khác biệt ý kiến và lợi ích, do vậy tự bản thân mâu thuẫn không
Trang 16xấu mà cũng chẳng tốt Follet đã đưa ra một ví dụ rất hình tượng rằng: mâuthuẫn giống như ma sát của con người và không phải tất cả các ma sát đều cóhại Về những phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong nhóm, nhà nghiêncứu đã đưa ra ba phương pháp chủ yếu là: áp chế, thỏa hiệp và thống nhất.Tuy nhiên muốn thống nhất thì cần có sự nhạy cảm, trí thông minh cao độcùng với khả năng xem xét, phán đoán tuyệt vời “ trên tất cả, nó đòi hỏi tínhsáng tạo lỗi lạc”.
- A.V.Petrovxki [18] cho rằng nhóm luôn được hình thành tồn tại, pháttriển trên cơ sở của hoạt động chung Trong quá trình hoạt động chung, nhómcũng thay đổi, trải qua các giai đoạn phát triển trở nên ổn định, bền vững Ông làngười có những công trình nghiên cứu cụ thể về XĐTL trong nhóm Khi nghiêncứu về XĐTL giữa học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, ông khẳng định rằngcác em thường không tuân thủ những yêu cầu mà trước đây nó vẫn chấp hànhmột cách tự nguyện Ở tuổi này các em rất hay tự ái và phản kháng lại khi ngườilớn không hiểu và hạn chế nhu cầu độc lập của chúng Chính vì vậy người lớncần phải hình thành mối quan hệ mới với học sinh trung học cơ sở
- L.U.Umanxki và A.G.Kirpitrnhich, [18] khi nghiên cứu về nhóm, sựphát triển của các mâu thuẫn trong nhóm đã quan tâm đến mâu thuẫn giữanhững khả năng ngày một tăng trong nhóm cũng như hoạt động hiện tại của
nó Theo các nhà nghiên cứu sự cố gắng của các thành viên tự thể hiện, tựkhẳng định mình và khuynh hướng ngày càng mạnh mẽ hơn của họ muốn hòanhập nhân cách vào cấu trúc nhóm cũng là mâu thuẫn cần chú ý Chính việcgiải quyết các mâu thuẫn ngày càng căng thẳng này sẽ tạo ra chuyển biến từcấp độ phát triển này sang cấp độ khác, một cách nhảy vọt
b Các nghiên cứu về XĐTL trong những nhóm nhỏ
- Các nghiên cứu về XĐTL trong quan hệ vợ chồng:
Ở đây chúng ta phải kể đến các tác giả tiêu biểu như: M.Zamses,
Trang 17J.Gonmen, B Herring, H.Wessel,Jacques, Gauthier, Todor Ghêghisanop….Trong các nghiên cứu của mình họ đã phân tích và chứng minh: tính phổ biếncủa XĐTL trong quan hệ vợ chồng, các nguyên nhân gây ra nó cũng nhưcách giải quyết hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt này Bằng nhiều phươngpháp tiếp cận và nghiên cứu khác nhau, mỗi tác giả đều có cách phân tích và
lý giải riêng về quá trình XĐTL liên nhân cách giữa người vợ với ngườichồng Tuy nhiên chúng ta dễ dàng nhận thấy các nhà nghiên cứu đều thốngnhất cho rằng nguyên nhân sâu xa của quá trình XĐ chính là sự khác biệt, đốilập giữa hai người về nhiều mặt từ nhận thức, quan điểm, thái độ, hành vi chođến nhu cầu, hứng thú, tính cách, khí chất, giới tính, tình dục…Từ đó, họkhuyên mọi người để tránh xung đột trước hết cần phải hiểu rõ chính bản thânmình để có thể tiến tới hiểu được người bạn đời của mình Còn một khi xungđột xảy ra thì phương cách giải quyết tốt nhất là giảng hòa bằng đối thoại saukhi hai người đã bình tâm hơn
- Những nghiên cứu về XĐTL trong các nhóm trẻ em:
D.E.May [7] đã đi sâu nghiên cứu về trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo.Những nhóm trẻ em ở lứa tuổi này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hìnhthành những phẩm chất đạo đức nhân cách của từng thành viên.Trong quátrình giao lưu, tiếp xúc cùng hoạt động trong nhóm thường nảy sinh xung đột.Nguyên nhân gây ra XĐ rất đa dạng và những biểu hiện của hành vi XĐ củatrẻ cũng rất phong phú XĐ được biểu hiện ra ngoài thông qua các hành vi,song có thể nhiều hành vi khác nhau lại là biểu hiện của cùng một nguyênnhân nào đó mà thôi.Tính ích kỉ ở trẻ là một nguyên nhân rất quan trọngthường gây ra XĐ trong nhóm Khi quan sát, nghiên cứu chúng ta thấy, nóthường bộc lộ ở thái độ thù địch hay gây gổ và chỉ biết đến mình, tuy nhiênnhiều khi nó lại thể hiện ở sự xa lánh bạn bè, không tham gia hoạt động và
Trang 18luôn coi mình là nhất.
- Những nghiên cứu về XĐTL giữa cha mẹ và con cái:
Các tác giả tiêu biểu về lĩnh vực này là: Montemayo và Hanson,Steinberg, Caplow, Hill và Hombeck, Galambos và Almeida, Patterson….Bằng những kết quả nghiên cứu cụ thể, các nhà nghiên cứu đã đi sâu phântích nguồn góc, bản chất, nguyên nhân dẫn đến XĐTL giữa các bậc cha mẹvới con cái Đặc biệt nhiều nhà TLH đã tập trung nghiên cứu về XĐTL giữatrẻ em giai đoạn thiếu niên với các bậc phụ huynh Theo họ, học sinh lứa tuổithiếu niên dễ xảy ra XĐ với cha mẹ về nhu cầu độc lập Thực ra, nhữngnguyên nhân cụ thể dẫn đến XĐ không có gì là to tát, nguy hiểm mà thườngchỉ là do các em tham gia vào việc nhà như thế nào? Có nghe lời người lớnhay không? Bài tập về nhà làm ra sao? Các em đã lựa chọn hoạt động, bạn bènhư thế nào? Có đánh nhau với anh chị em hay không? Tuy nhiên nhữnghành vi, thái độ vi phạm vào yêu cầu, đòi hỏi này của cha mẹ nhiều khi làmcho các bậc phụ huynh không thể chịu nổi và xảy ra XĐ
Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về xung đột tâm lý Đặc
biệt trong nhóm các nghiên cứu về XĐTL trong những nhóm nhỏ như: nghiêncứu về XĐTL trong quan hệ vợ chồng; nhóm trẻ em; cha mẹ và con cái.Trong đó, kết quả của những nghiên cứu về XĐTL trong quan hệ giữa cha mẹ
và con cái thực sự có ý nghĩa và là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôinghiên cứu về XĐTL trong quan hệ với cha mẹ ở học sinh THPT
1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về vấn đề xung đột tâm lý
Cùng các nhà khoa học trên thế giới, các nhà tâm lý học Việt Nam cũngquan tâm rất nhiều đến vấn đề xung đột và đi sâu nghiên cứu vấn đề này
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, vấn đề XĐTL đã được các nhà TLHViệt Nam quan tâm nghiên cứu Những tác giả tiêu biểu là: Phạm Tất Dong,Trần Trọng Thủy, Đỗ Long, Vũ Dũng, Bùi Văn Huệ, Mai Hữu Khuê, Trần
Trang 19Hiệp Từ năm 2000 đến nay, do tính cấp thiết của nó nên đã có 4 luận án tiến
sĩ tập trung nghiên cứu vấn đề XĐTL liên nhân cách ở các loại nhóm khácnhau của các tác giả: Cao Thị Huyền Nga, Nguyễn Văn Tuân, Đinh Thị KimThoa, Đỗ Hạnh Nga
- Những nghiên cứu về XĐTL liên nhân cách ở các laoi nhóm cụ thể (nhóm gia đình, tập thể, trẻ em…)
+ Tác giả Trần Trọng Thủy [24] với công trình nghiên cứu: “ Xung đột
và không khí tâm lý trong tập thể” đã chỉ rõ: xung đột là một hiện tượng nảysinh trong hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân trong tập thể Nó liên quanđến bầu không khí tâm lí trong tập thể
+ Tác giả Lê Thị Bừng [5] khi khẳng định tầm quan trọng của sự cầnthiết phải giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em từ trong gia đình, đã cảnh báo vềnhững XĐTL và bạo lực trong các mối quan hệ giữa vợ với chồng, giữa cha
mẹ với con cái…Tác giả đã dẫn ra những thống kê của các cơ quan hình sự,thì từ 5 đến 7 năm gần đây chuyện vợ chồng, bố con, anh em trong nhà vìnhiều lý do đã giết hại, đánh đập tàn bạo lẫn nhau đang có xu hướng gia tăng
Trước thực trạng đó nhà nghiên cứu khẳng định: muốn ngăn chặn vàloại bỏ vấn đề XĐ, vấn đề bạo lực trong gia đình thì bố mẹ cần phải nêu tấmgương tốt cho các con
+ Tác giả Nguyễn Khắc Viện (1983)[25] cũng quan tâm đến hiệntượng xung đột Ông đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm xung đột, nêu raảnh hưởng của xung đột đối với những tâm bệnh của trẻ em và chứng nhiễutâm ở người lớn
+ Tác giả Ngô Công Hoàn (1993) [16] đã nghiên cứu về xung đột thế
hệ, xung đột giữa các thành viên trong gia đình nhưng ông chỉ tập trungnghiên cứu chủ yếu giữa thế hệ ông bà với cha mẹ, xung đột trong quan hệ
vợ chồng
Trang 20+ Tác giả Cao Thị Huyền Nga (2000) [17] với công trình nghiên cứu: “
Sự xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng” cũng đã làm rõ được những biểuhiện của xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng ở các gia đình Tác giả đãcho rằng, xung đột tâm lý là nguyên nhân chính dẫn đến việc ly hôn giữa cáccặp vợ chồng
+ Tác giả Đinh Thị Kim Thoa (2002) [19] với công trình nghiên cứu vềxung đột tâm lý của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi đã làm nổi bậtđược ý nghĩa của xung đột tâm lý đối với sự phát triển của trẻ em
+ Tác giả Lê Minh Nguyệt (2004) [16] đã nghiên cứu về sự xung độttâm lý của học sinh THCS
+ Tác giả Đặng Thị Mai Hiên (2011) [12] đã nghiên cứu về một số biểuhiện xung đột tâm lý của học sinh THCS trong quan hệ với cha mẹ
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về xung đột tâm lý của các tác giảViệt Nam cho thấy XĐTL là một vấn đề quan trọng và chứa đựng những ýnghĩa sâu sắc, là nguồn tài liệu phong phú cho các công trình nghiên cứu saunày về vấn đề XĐ liên nhân cách
Tuy nhiên chúng tôi trở lại nghiên cứu vấn đề này, bởi vì theo chúngtôi những công trình nghiên cứu của các tác giả trên đây phần lớn đề cập đếnxung đột tâm lý trong mối quan hệ vợ chồng và đề cập đến xung đột tâm lýcủa học sinh THCS trong quan hệ với cha mẹ Một điểm nổi bật ở lứa tuổihọc sinh THPT đó chính là sự lựa chọn nghề và xây dựng kế hoạch đườngđời, chính điều này đã gây ra mâu thuẫn, xung đột giữa các em và cha mẹ,giữa một bên là: dự định nghề nghiệp của con cái rất đa dạng, phong phú, dựđịnh học tiếp tục sau THPT chiếm tỷ lệ cao, các em lựa chọn nghề theo cảmtính ít chú ý đến yêu cầu xã hội… Trong khi đó cha mẹ lại là người có cáinhìn rõ nét hơn về lựa chọn nghề nghiếp đối với các em, thậm chí có nhữngphụ huynh lại muốn con cái phải theo nghề của mình hoặc theo nghề mà cha
Trang 21mẹ có thể nhờ cậy xin việc cho các em sau này mà không quan tâm đến sởthích, niềm đam mê của con Chính sự không thống nhất về mục tiêu, quanđiểm, sở thích về việc lựa chọn nghề nghiệp đã tạo nên khoảng cách giữa cha
mẹ và con cái và khi không tìm được tiếng nói chung thì sẽ dẫn đến mâuthuẫn, xung đột
Và một nguyên nhân quan trọng làm nảy sinh XĐTL trong quan hệ vớicha mẹ của học sinh THPT là: khi bước vào lứa tuổi học sinh THPT, đây là
kỳ giải phóng đứa các em ra khỏi cha mẹ, sự giải phóng có thể là về mặt cảmxúc, có thể là về mặt hành vi hoặc có thể là về mặt chuẩn mực Chính sự giảiphóng này đã một phần làm hạn chế chức năng quyền lực của cha mẹ đối vớicon cái dẫn đến mâu thuẫn và dễ gây xung đột Điều này dẫn đến cha mẹ cầnphải có phương pháp giáo dục phù hợp Do vậy theo chúng tôi khi nghiên cứu
đề tài này cần thấy rằng việc nảy sinh XĐTL trong quan hệ với cha mẹ củahọc sinh THPT là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột không hoàn toàn tiêucực, ngược lại nó mang đến những ý nghĩa và động lực hết sức tích cực đốivới cả các em học sinh và phụ huynh Nhưng cần thấy được vai trò của cha
mẹ trong việc giáo dục con cái làm thế nào vừa giúp con cái nhận thức đúngđắn vấn đề của mình, mà không xâm phạm đến nhu cầu độc lập, xu hướngthoát ly gia đình mới xuất hiện ở lứa tuổi này Chúng tôi cho rằng cách ứng
xử của cha mẹ đối với con cái trong lứa tuổi này nếu khéo léo và đúng đắn sẽlàm hạn chế rất nhiều XĐTL giữa các bậc cha mẹ và học sinh THPT
Khách thể chúng tôi lựa chọn là trường THPT Nguyễn Du – NamĐịnh là trường có nhiều học sinh nghịch ngợm hơn các trường THPT kháctrong địa bàn huyện Nam Trực – Nam Định
1.2 Một số khái niệm cơ bản về xung đột và xung đột tâm lý
1.2.1 Xung đột
Thuật ngữ xung đột (từ gốc la tinh – conflictus) được hiểu như là sự va
Trang 22chạm, sự xung đột, sự xô xát, chống đối giữa những khuynh hướng đối lậpnhau, không tương hợp nhau trong ý thức của một cá nhân riêng biệt, trong sựtác động liên nhân cách của cá thể hay các nhóm người, gắn liền với nhữngthể nghiệm xúc cảm tiêu cực, gay gắt.
Theo cuốn: ‘Từ điển Tiếng Việt” do G.S Hoàng Phê chủ biên (1997)[21] thì xung đột được hiểu theo hai nghĩa:
- Một là: Xung đột là đánh nhau giữa các lực lượng đối nghịch
- Hai là: Xung đột là va chạm, chống chọi nhau do có mâu thuẫn gay gắt.Cách hiểu thứ nhất được hiểu theo góc độ triết học còn cách thứ haihiểu theo góc độ tâm lý học
1.2.1.1.Quan điểm của các nhà triết học về vấn đề xung đột
Theo quan điểm duy vậy biện chứng, sự liên hệ tác động qua lại, làmcho các sự vật vận động, phát triển và nguồn gốc của sự phát triển nằm ngaytrong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của sự vật quy định Động lực của sựphát triển chính là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật cơbản của phép biện chứng Nó chỉ ra nguồn gốc bên trong của sự vận động vàphát triển Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng: mọi sự vật hiện trongthế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong Trong suốt quá trình phát triển củachúng, không có một sự vật hiện tượng nào không có mâu thuẫn, không cómột giai đoạn phát triển nào của sự vật hiện tượng lại không có mâu thuẫn.Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành Ngược lại, khi hai mặtcủa mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi thì haimặt đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết Kết quả là sựthống nhất của hai mặt đối lập cũ bị phá hủy, sự thống nhất của hai mặt đốilập mới được hình thành với mâu thuẫn mới Mâu thuẫn mới này lại triểnkhai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện
Trang 23thay thế sự vật cũ.
Theo “ Từ điển triết học” thì xung đột là “sự va chạm”, “ xúc phạmnhau”, “đánh nhau” Xung đột là sự đấu tranh giữa những xu hướng, lợi íchtrong đó chủ thể thấy mình bị giằng xé giữa những sức mạnh ngược chiều vàngang sức, hay xung đột là sự va chạm giữa hai mục đích, quyền lợi, địa vị, ýkiến, quan điểm của các chủ thể trong hành động cùng nhau Tình huống xungđột bao giờ cũng chứa đựng chủ thể của xung đột và đối tượng của nó Để xungđột xảy ra thì một bên bắt đầu hành động và lấn át quyền lợi của đối phương
Như vậy ở góc độ triết học duy vật biện chứng, xung đột được hiểu làđỉnh cao của mâu thuẫn đối kháng, là sự đấu tranh sống còn của nhữngkhuynh hướng, những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản trái ngược nhaukhông thể điều hòa được Xung đột là một phương thức giải quyết mâu thuẫn
và tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội
1.2.1.2 Quan điểm của các nhà tâm lý học về xung đột và xung đột tâm lý
Một cá nhân khi mới sinh ra không phải là con người có ý thức Muốnhình thành tâm lý, ý thức, đứa trẻ phải được sống trong một xã hội cụ thể, vớinhững nhóm người cụ thể Thông qua cuộc sống trong các nhóm bằng hoạtđộng, giao tiếp của bản thân dưới sự hướng dẫn của người lớn, đứa trẻ mới cóthể dần dần tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà loài người đã sáng tạo
ra, biến nó thành kiến thức, tâm lý của bản thân.Chính trong quá trình hoạtđộng, giao tiếp ấy, các mâu thuẫn, xung đột trong bản thân mỗi cá nhân, haytrong mối quan hệ giữa cá nhân với các thành viên khác trong nhóm có thểxảy ra Như vậy khái niệm XĐTL bao giờ cũng gắn liền với con người cụ thể,đang sống, hoạt động trong các nhóm khác nhau của một xã hội nhất định Dovậy khái niệm XĐTL trong TLH hẹp hơn khái niệm XĐ trong triết học và nóphản ánh đặc trưng tâm lý của con người “Tuy nhiên cũng không nên hiểu
XĐ như là một sự tranh chấp mà xem nó như là sự khác biệt về ý kiến và lợi
Trang 24ích, XĐ là những hiện tượng TL xảy ra một cách khách quan trong quá trìnhphát triển của nhóm, chỉ có điều nó xảy ra ở mức độ nào và ảnh hưởng ra saođối với nhóm”.
Thuật ngữ xung đột (từ gốc la tinh – conflictus) được hiểu như là sự vachạm, sự xô xát, chống đối giữa những khuynh hướng đối lập nhau, khôngtương hợp nhau trong ý thức của một cá nhân riêng biệt, trong sự tác độngliên nhân cách của cá thể hay các nhóm người, gắn liền với những thể nghiệmxúc cảm tiêu cực, gay gắt
Khái niệm XĐ được rất nhiều tác giả đề cập đến mặc dù còn rất nhiều ýkiến khác nhau:
- J.Nuttin – nhà tân lý học Bỉ cho rằng: xung đột là trạng thái xáo trộn
về tổ chức đối với sự cân bằng trước đó của nhóm
- Tác giả U.Lehrova cho rằng: Xung đột phần lớn được dùng để chỉtình thế mà cá nhân phải quyết định hay lựa chọn
- Còn Follet thì cho rằng: xung đột như biểu hiện của sự khác biệt về ýkiến và lợi ích chứ không phải là sự tranh chấp
- Theo tác giả Vũ Dũng thì: xung đột là sự khác biệt về quan điểm,mục đích,động cơ… giữa các thành viên trong quá trình hoạt động chungcủa nhóm [8]
Khái niệm xung đột của A.V Petrovxki và M.G.Rosevxki: Là sự vachạm giữa các chủ thể có liên quan hay trong bản thân một chủ thể do có sựđối lập nhau về mục tiêu, quyền lợi, gá trị nhu cầu, quan niệm hay nhận thức.Khái niệm này đã nêu bật được tính chất đối kháng một cách công khai củaxung đột, nguyên nhân gây lên xung đột và chủ thể xung đột
Như vậy dưới góc độ góc độ tâm lý họ, xung đột được hiểu là:
“ Xung đột theo quan điểm tâm lý học là sự tranh chấp giữa những
xu hướng, những lợi ích trong đó chủ thể thấy mình bị giằng xé giữa
Trang 25những sức mạnh ngược chiều nhau và ngang sức nhau” Trong đó:
- Xung đột được hiểu như là chủ thể đứng trước một tình thế có nhiềukhả năng đòi hỏi phải chọn lấy một
- Xung đột để chỉ tình thế mà trong đó xuất hiện những khuynh hướngđối lập
- Xung đột như là sự phản ánh rối lọan tổ chức hành vi
- Xung đột là sự mất định hướng hay là tình thế thất bại
- Xung đột còn được hiểu là sự mất định hướng trong đó cá nhân phảitrải qua sự căng thẳng quyết định hay lựa chọn
Như vậy ở góc độ tâm lý học thì vấn đề xung đột có phần được hiểu khác so với góc độ triết học ở chỗ:
- Triết học gắn xung đột với tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới
tự nhiên cũng như trong xã hội thì tâm lý học gắn xung đột với hiện tượng có
ở con người Vì vậy xung đột luôn mang màu sắc tâm lý và diễn ra ở các mức
độ khác nhau Do đó khái niệm xung đột trong tâm lý học có phạm vi hẹp hơntrong triết học
- Mâu thuẫn dẫn đến xung đột không nhất thiết phải là mâu thuẫn đốikháng, không điều hòa được Bởi lẽ, mỗi con người có một nhân cách riêng,
có nhận thức, quan điểm, thái độ riêng… và nhiều khi đối lập với người khác
Vì thế trong hoạt động cùng nhau, sự va chạm, bất đồng giữa người này vớingười khác là điều khó tránh khỏi Những xung đột đó thường chỉ là sự khácbiệt về ý kiến, lợi ích và mâu thuẫn dẫn đến xung đột có thể điều hòa được
1.2.2 Xung đột tâm lý
Xung đột tâm lý nảy sinh vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêucực Bởi nếu xung đột được giải quyết hợp lý, triệt để sẽ trở thành động lựcthúc đẩy sự phát triển Ngược lại, nếu xung đột nảy sinh mà không được giảiquyết triệt để sẽ trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển cho mỗi cá nhân
Trang 26Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm xung đột tâm lý như sau:
Xung đột tâm lý là sự va chạm hay đấu tranh giữa những xu hướng tâm lý khác nhau trong một cơ cấu thống nhất của những cá nhân khác nhau hay trong bản thân một chủ thể.
Xung đột tâm lý gây ra sự xa cách, khó khăn, không cởi mở trongquan hệ giữa con người với con người nói chung Đối với học sinh THPT,xung đột tâm lý với cha mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý – nhâncách của các em, khiến thanh niên thu mình hoặc dễ có sự gây hấn trongquan hệ với người xung quanh, làm cho quá trình xã hội hóa của các em diễn
ra khó khăn hơn
1.3. Bản chất, cơ chế, mức độ và các loại xung đột tâm lý
1.3.1 Bản chất của xung đột tâm lý
Mọi người đều biết rằng để tồn tại và phát triển thì mỗi nhóm nhỏ trong
xã hội đều phải tạo thành một hệ thống cấu trúc ổn định, có tính chất cân bằngtương đối Đó có thể là một sự phát triển tự nhiên mang tính chất cố hữu củamột cơ thể sống, nhưng cũng có thể là một sản phẩm xã hội được tạo nên theo
mô hình nhất định nào đó Do ảnh hưởng của những nguyên nhân khách quan
và chủ quan đã dẫn tới sự phá vỡ trạng thái cân bằng của nhóm, làm thay đổicấu trúc của nhóm Yếu tố này được coi như động lực, làm xuất hiện sự căngthẳng hoặc một chuỗi căng thẳng, dẫn tới việc tìm kiếm sự cân bằng mới, tức
là làm thay đổi tổ chức của nhóm
Cuộc sống của nhóm biểu hiện qua quá trình lần lượt thay đổi các trạngthái cân bằng và phá hủy sự cân bằng đó Trong nhóm thường tồn tại hai lựcđối lập nhau: các lực của sự nhất trí có xu hướng giữ lại cấu trúc nhóm và cáclực của sự phân hóa, có chiều hướng muốn thay đổi cấu trúc đó Sự cân bằngcủa nhóm tồn tại trong trường hợp nếu các lực nhất trí của nhóm chiến thắngcác lực phân hóa Từ đó ta thấy rằng xung đột là một quá trình có tính khách
Trang 27quan trong sự phát triển của nhóm Đó là trạng thái thay đổi căn bản, gây xáotrộn về tổ chức đối với sự cân bằng tồn tại trước đó Nhóm thay đổi lại cấu trúccủa mình khi trải qua xung đột Xung đột nhóm là động lực, là nguyên nhândẫn đến sự thay đổi cấu trúc nhóm Vấn đề đáng quan tâm ở đây là xung đột đóthể hiện ở mức độ nào, ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm ra sao.
Bản chất của xung đột tâm lý ở học sinh THPT với cha mẹ cũng giốngnhư bản chất của sự XĐTL trong nhóm nói chung và ở các độ tuổi khác nóichung Đó là quá trình làm thay đổi trạng thái căn bản, gây xáo trộn về tổchức đối với sự cân bằng tồn tại trước đó trong cấu trúc tâm lý bên trongnhóm và của chính các em, xung đột được giải quyết sẽ là động lực cho sựphát triển tâm lý của các em
1.3.2 Cơ chế của hiện tượng xung đột tâm lý
Xung đột có thể xảy ra bên trong mỗi cá nhân hoặc xảy ra giữa các cánhân với cá nhân trong các hoạt động cùng nhau Không phải xung đột nào cũnggiống nhau, mỗi kiểu xung đột đều có cơ chế riêng và biểu hiện rất khác nhau
- Trước hết chúng ta đề cập đến cơ chế của các xung đột tâm lý bên
trong nhân cách hay còn gọi là xung đột nội tâm
Trong học thuyết phân tâm của mình S.Freud đã lý giải rằng: nhữngmâu thuẫn nội tâm không được giải tỏa bị dồn nén, ức chế dần dần tích tụ lạiđến một lúc nào đó, khi tới ngưỡng giới hạn của sự chịu đựng sẽ “ bùng nổ”,tạo thành xung đột
Chúng ta biết rằng, con người không ít lần né tránh sự thật về mình,phản ứng bằng cơ chế tự vệ, cố gắng đối phó với các vấn đề của cuộc sốngbằng cách tránh né, đau khổ, bực tức, lo âu dẫn đến tự lừa dối mình, chối bỏthực tế Con người né tránh thực tế không vui bằng cách lờ chúng đi, chỉ thấycái chúng ta muốn thấy, thay vì công nhận thực tế vốn có của nó Điều nguyhại là những mâu thuẫn nội tâm tích tụ dần dần, sức chịu đựng cạn kiệt, con
Trang 28người có thể bất ngờ bùng nổ với đầy tính gây hấn Sau đó lại day dứt, mặccảm, tội lỗi, thậm chí là buông xuôi, muốn tự hủy hoại, có khuynh hướng trầmcảm… Nói cách khác, xung đột nội tâm giống như một cái lò xo bị dồn nén,chỉ cần một tác động ngoại lực rất nhỏ bỗng bất ngờ bật tung ra với đầy đủ sức
mạnh vốn có của nó Hai phản ứng đặc trưng của xung đột nội tâm đó là gây
hấn và trầm uất Xung đột nội tâm thường là căn nguyên của bệnh tâm thần.
Qua cơ chế này chúng ta phần nào có thể lý giải được các hiện tượngxung đột nói chung và xung đột tâm lý ở học sinh THPT trong quan hệ vớicha mẹ nói riêng Tuy nhiên xung đột tâm lý ở học sinh THPT trong quan hệvới cha mẹ là một loại xung đột liên nhân cách, vì thế nếu chỉ dựa vào cơ chếcủa các xung đột nội tâm mà giải thích hiện tượng này thì chưa đủ
- Cơ chế xung đột tâm lý liên nhân cách:
Quan hệ liên nhân cách được hiểu là những mối quan hệ về mặt tâm lý– xã hội giữa các chủ thể trong một nhóm xã hội xác định Cá mối quan hệnày sẽ được thực hiện trên cơ sở của những cái chung về nhận thức, đồng cảm
và sự đồng nhất tâm trạng ở mức độ nhất định giữa mọi người.
Theo hai nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, đó là|: Hay và Shantz thìxung đột liên nhân cách là xung đột bắt đầu từ sự đối lập công khai giữa các
cá nhân và kéo dài cho đến khi sự đối lập này chấm dứt Có thể hiểu cơ chếcủa xung đột liên nhân cách là: Do sự khác nhau về nhu cầu của cá nhân, về
sự hiểu biết, định hướng giá trị, quan điểm sống giữa các cá nhân với cá nhân.Những mâu thuẫn này ban đầu có thể gây ra những tâm trạng khó chịu, bựcbội…… cho các cá nhân
1.3.3 Phân loại xung đột tâm lý
Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều loại XĐTL và mỗi loại có nhữngđặc điểm đặc trưng riêng cần phải quan tâm trong quá trình nghiên cứu.Chính vì vậy việc phân loại XĐTL đã được các nhà TLH quan tâm từ lâu
Trang 29Người ta có thể căn cứ vào chủ thể, quy mô XĐ, mức độ XĐ, nguyên nhântạo ra XĐ, hậu quả mà XĐ gây ra cho cá nhân hoặc nhóm… để phân loại Sauđây là một vài cách phân loại XĐ khá phổ biến.
- Căn cứ vào việc thỏa mãn nhu cầu thì tác giả L.loyd.Saxton cho rằng
có hai loại mâu thuẫn, xung đột cơ bản, đó là:
+ Thứ nhất là: mâu thuẫn, xung đột xảy ra bên trong cá nhân khi người
đó cùng một lúc có nhiều nhu cầu và do sự hạn chế về nguồn lực hoặc thờigian nên không thể thỏa mãn đồng thời
+Thứ hai là: loại mâu thuẫn, xung đột bên ngoài xảy ra giữa các cá
nhân trong mối quan hệ liên nhân cách hay liên nhóm Chính sự khác biệt, đốilập về nhu cầu của những người cùng hoạt động, giao tiếp…có sự tương tácqua lại trong nhóm là nguyên nhân dẫn đến XĐTL giữa họ Sự thỏa mãn nhucầu của người này sẽ ảnh hưởng, động chạm đến nhu cầu của người kia
Đây là cách phân loại tương đối phổ biến hiện nay Một số tác giả kháccũng có cách phân loại tương tự Tuy nhiên về nguyên nhân XĐ, các tác giảnày không chỉ dừng ở mâu thuẫn về nhu cầu Theo các nhà nghiên cứu, sựkhác biệt đối lập về nhu cầu, động cơ, quan điểm, hứng thú, đam mê…đều cóthể là mâu thuẫn dẫn đến XĐTL bên trong lẫn XĐTL bên ngoài
- Căn cứ vào nội dung của xung đột
Các nhà TLH Xô Viết khi nghiên cứu vấn đề này đã chọn tiêu chuẩn cơbản để phân loại là nội dung mâu thuẫn dẫn đến xung đột Chẳng hạnXmiecnop đã đưa ra cách phân loại theo nội dung các mâu thuẫn như sau:
+ Xung đột khi có cái mới và cái bảo thủ
+ Xung đột giữa lợi ích nhóm và lợi ích chung khi người ta chỉ lo đếnquyền lợi của nhóm mà khống đếm xỉa đến quyền lợi chung
+ Xung đột gắn liền với tính ích kỉ cá nhân
+ Mâu thuẫn về quan điểm chính trị xã hội
- Căn cứ vào đối tượng gây ra xung đột, có thể chia xung đột thành hai
Trang 30loại đó là: xung đột toàn bộ và xung đột riêng
+ Xung đột toàn bộ: Loại xung đột này động chạm đến mọi người trong
tập thể, lôi cuốn phần lớn tập thể vào xung đột hoặc có thể lôi cuốn từng cánhân Xung đột có thể là do mâu thuẫn giữa người lãnh đạo mới, tiến bộ sángtạo với một tập thể lạc hậu, trì trệ hoặc giữa một tập thể phát triển với ngườilãnh đạo mà phẩm chất đạo đức, tâm lý, phong cách lãnh đạo không đáp ứngđược với yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tâm lý, truyền thống tốt đẹp của tậpthể Nó ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý trong tập thể
+ Xung đột riêng: Là loại xung đột từng cặp, có thể là xung đột giữa
các thành viên trong tập thể với nhau, cũng có thể là xung đột giữa người lãnhđạo với một thành viên nào đó trong tập thể
- Căn cứ vào thời gian có thể phân chia xung đột thành hai loại:
+ Xung đột ngắn: thường là kết quả của việc hiểu lầm nhau
+ Xung đột dài: Xung đột diễn ra trong một thời gian dài
Đây là xung đột có tính chất khó khăn mà không dễ dàng giải quyếtđược Xung đột loại này có ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân và tập thể Nó cóthể gây ra sự lãnh đạm, thờ ở, tẻ nhạt trong tập thể, làm tổn hại đến tập thể
- Sự phân loại xung đột theo K.Lewin
K.Lewin hiểu xung đột theo lý thuyết trường tác động Xuất phát từquan điểm, tác động lực trong trường tác động qua lại có khuynh hướng loạitrừ nhau, ông chia xung đột làm ba loại:
+ Xung đột xuất hiện khi người ta phải chọn cho mình một trong haimục đích mà cả hai mục đích ấy đều lôi cuốn họ
+ Xung đột xuất hiện khi con người ta phải giải quyết giữa hai mụcđích, nhưng cả hai mục đích ấy con người đều không muốn
+ Xung đột xuất hiện khi chủ thể phải quyết định lựa chọn một mụcđích nhưng lại có cái khác níu kéo giữ lại làm chủ thể sự sệt không dứt khoát
Trang 31lựa chọn được mục đích.
Nhìn chung có nhiều cách phân loại xung đột khác nhau, tuy nhiên hiện nay chưa có một sự phân loại tổng hợp và điển hình nào Trong luận văn này chúng tôi chọn kiểu phân loại xung đột theo: xung đột bên trong và xung đột bên ngoài.
- Xung đột bên trong và xung đột bên ngoài
+ Xung đột bên trong (xung đột trong cá nhân): Xảy ra trong nội tâm
cá nhân Những xung đột bên trong có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triểntâm lý chung của cá nhân Có thể là xung đột trong cảm xúc, động cơ haynhận thức
+ Xung đột bên ngoài (xung đột xã hội – xung đột liên nhân cách): Làxung đột giữa hai hoặc nhiều người, xung đọt bên ngoài thường mang tínhchất tạm thời Tuy vậy xung đột bên ngoài và xung đột bên trong có mối quan
hệ nhất định với nhau Khi trẻ còn nhỏ thì có sự chuyển hóa từ xung đột bênngoài vào bên trong
XĐTL liên nhân cách trong các nhóm xã hội là một hiện tượng khá phổbiến, có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và kết quả hoạt động của ngườitrong cuộc XĐTL trong quan hệ với cha mẹ của học sinh THPT là loại XĐliên nhân cách
1.3.4 Các mức độ và biểu hiện của xung đột, xung đột tâm lý
* Các mức độ và các biểu hiện của xung đột
Nhà nghiên cứu Zăc- ke căn cứ vào cường độ căng thẳng trong quan hệđưa ra ba mức độ của xung đột và dấu hiệu kèm theo
- Mức độ 1: Thái độ tiêu cực kéo dài trong quan hệ Dấu hiệu của thái
độ này có thể là: Lo lắng, giọng nói không thân thiện, hay kêu ca, không hiểunhau, ý kiến khác nhau, muốn phê phán…
- Mức độ 2: Sự căng thẳng tiêu cực Dấu hiệu là: Lời lẽ kích động,
Trang 32quan điểm khác nhau, không bằng lòng kéo dài, chống đối nghe trộm…
- Mức độ 3: Xung đột Dấu hiệu là: Bùng nổ, cắn dứt, xúc phạm đến
nhau, dùng vũ lực, từ bỏ công việc…
Qua phân tích của Zắc – ke, có thể nhận biết rõ quá trình phát triển củaxung đột, các mức độ từ thấp đến cao của nó Điều này thực sự có ý nghĩa đốivới việc nghiên cứu trên thực tế
* Các mức độ và các biểu hiện của xung đột tâm lý
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các mức độ xung đột tâm lý Dựatrên kết quả nghiên cứu của các nhà TLH về vấn đề này, có thể đưa ra cáchphân định các mức độ như sau
- Mức độ 1: Sự đồng nhất: Giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các
cá nhân với nhóm… có sự tương đồng, thống nhất hòa hợp về nhận thức,quan điểm, thái độ, hành động Tuy nhiên, trong sự đồng nhất vẫn ẩn dấu sựkhác biệt chưa có cơ hội bộc lộ ra ngoài Chúng ta không thấy xung đột vìxung đột đang ở dạng ẩn dấu
- Mức độ 2: Sự khác nhau: Ở mức độ này, sự khác nhau về nhận thức,
quan điểm, thái độ, hành động giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cánhân với nhóm đã được bộ lộ ra ngoài Xung đột bắt đầu xuất hiện nhưngchưa gay gắt
- Mức độ 3: Sự đối lập: Giữa các cá nhân với nhau có sự ngược nhau
về nhận thức, quan điểm, thái độ, hành động Sự ngược chiều nhau được bộc
lộ và xung đột dần trở nên gay gắt
- Mức độ 4: Xung đột bùng nổ: Trong gia đoạn này, xung đột đã trở
nên rất gay gắt không thể điều hòa được giữa các nhân, giữa cá nhân vớinhóm về nhận thức, quan điểm, thái độ, hành động Có sự phản kháng mạnh
mẽ từ cả hai bên xung đột
Như vậy, mức độ biểu hiện XĐTL được chia làm 4 mức độ cơ bản: ban
Trang 33đầu là sự đồng nhất nhưng vẫn ẩn dấu sự khác biệt chưa được bộc lộ ra ngoài
và mức độ cao nhất là bùng nổ Sự phân chia các mức độ này cho thấy:XĐTL là một quá trình chứa đựng nhiều mức độ từ thấp đến cao, xung đột ởmức độ thấp thì càng dễ giải quyết, khi xung đột đã phát triển ở mức độ caohơn thì việc giải quyết nó sẽ gặp nhiều khó khăn hơn Các mức độ biểu hiệnxung đột tâm lý được trình bày khá rõ nét và đầy đủ, giúp chúng tôi áp dụngvào quá trình nghiên cứu xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của họcsinh THPT một cách dễ dàng hơn, dễ nhận biệt các mức độ xung đột tâm lýtrong quan hệ giữa thanh niên học sinh và cha mẹ để có cách giải quyết kịpthời, hiệu quả
1.4 Xung đột tâm lý trong quan hệ với cha mẹ của học sinh THPT
1.4.1 Một số đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT
1.4.1.1 Quan niệm về giai đoạn lứa tuổi học sinh THPT
Học sinh trung học phổ thông là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên ỞViệt Nam, học sinh trung học phổ thông là học sinh đang học từ lớp 10 đếnlớp 12 ở trường THPT
1.4.1.2 Một số đặc điểm phát triển sinh lýthể chất của học sinh THPT
Lứa tuổi thanh niên là thời kì hoàn thiện sự phát triển thể chất của conngười cả về phương diện cấu tạo và chức năng Từ 15, 16, 17 đến 18 tuổi làthời kì thể lực sung mãn nhất trong cả đời người, “ tuổi mười bảy bẻ gẫy sừngtrâu” Có thể nói tuổi thanh niên là mùa xuân của cuộc đời
- Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấutrúc bên trong của não phức tạp và các chức năng não phát triển Cấu trúc của
tế bào bán cầu đại não có những cấu trúc như trong cấu trúc tế bào não củangười lớn Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khácnhau của vỏ đại não lại Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạtđộng phân tích, tổng hợp… của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập
Trang 34- Đây là thời kỳ trưởng thành về giới tính Đa số các em đã vượt qua thời
kỳ phát dục, những khủng hoảng tuổi dậy thì chấm dứt để chuyển sang thời kỳ
ổn định hơn, cân bằng hơn, xét cả trên các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của
hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác của cơ thể về thể chất
Tóm lại, đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, hài hòa vàđẹp nhất trong cuộc đời
1.4.2 Một số đặc điểm tâm lý đặc trưngcủa lứa tuổi học sinh THPT
1.4.2.1 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ.
a Đặc điểm hoạt động học tập lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông.
Hoạt động học tập của học sinh THPT đòi hỏi cao về tính năng động,tính độc lập, gắn liền với xu hướng học tập lên cao hay chọn nghề, vào đời…Đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm được chương trình học một cách sâu sắcthì cần phải phát triển tư duy lý luận, khả năng trừu tượng, khái quát, nhậnthức, phát triển…
Thái độ học tập có ý thức thúc đẩy sự phát triển tính chủ động của cácquá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của học sinh sinh viêntrong hoạt động học tập
b Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh Trung học phổ thông.
Ở học sinh THPT tính chủ động được phát triển mạnh ở tất cả các quátrình nhận thức
- Tri giác:tri giác của thanh niên có độ nhạy cảm cao, tri giác có mụcđích đạt tới mức độ rất cao Quan sát trở nên có hệ thống và toàn diện hơn,quá trình quan sát đã chịu sự chi phối của hệ thống tiến hiệu thứ hai nhiều hơn
và không tách rời khỏi tư duy ngôn ngữ Thanh niên có thể điều khiển đượchoạt động của mình theo kế hoạch chung và chú ý đến mọi khâu.Tuy nhiên trigiác của học sinh THPT cần có sự hướng dẫn của giáo viên
Trang 35- Trí nhớ: Ở học sinh THPT, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạotrong hoạt động trí tuệ, mặt khác vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ
ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế trong ghinhớ Các em đã biết tài liệu nào cần nhớ chính xác, tài liệu nào chỉ cần hiểu
mà không cần nhớ…
- Chú ý: chú ý của HS THPT có nhiều sự thay đổi Thái độ lựa chọncủa học sinh đối với các môn học quyết định tính lựa chọn của chú ý Do cóhứng thú ổn định đối với môn học nên chú ý sau chủ định của các em trởthành thường xuyên hơn Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng đượcphát triển và hoàn thiện rõ rệt Các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa chépbài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn
- Tư duy: do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do
sự phát triển của các quá trình nhận và do ảnh hưởng của hoạt động học tập
mà tư duy của học sinh THPT có thay đổi quan trọng về chất
Hoạt động tư duy của các em tích cực, độc lập hơn Các em có khảnăng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo Các emthích khái quát hóa, thích tìm hiểu những quy luật và những nguyên tắc chungcủa các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu Tư duy củacác em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, tính phê phán của tư duycũng phát triển
Như vậy, ở tuổi học sinh Trung học phổ thông, những đặc điểm củacon người về mặt trí tuệ thông thường đã được hình thành và chúng vẫn cònđược tiếp tục hoàn thiện
1.4.2.2 Sự phát triển của tự ý thức, sự tự đánh giá bản thân.
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhâncách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triểntâm lí ở lứa tuổi thanh niên Sự phát triển tự ý thức của học sinh THPT có một
Trang 36số đặc điểm sau:
Nhu cầu tự ý thức phát triển mạnh mẽ Ngay từ tuổi thiếu niên các em
đã chú ý đến hình dáng bên ngoài của mình và đến tuổi thanh niên các em vẫncòn chú ý tới hình dáng bên của cơ thể mình Hình ảnh về thân thể mình làmột thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn
Sự hình thành tự ý thức là một quá trình lâu dài và trải qua nhiều mức
độ khác nhau nhưng ở tuổi thanh niên,quá trình phát triển tự ý thức diễn ramạnh mẽ và có những nét đặc thù riêng
Thanh niên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lí củamình theo quan điểm và mục đích sống của mình Đặc điểm quan trọng trong
sự tự ý thức của thanh niên là sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu củacuộc sống và hoạt động Địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới vớithế giới xung quanh buộc thanh niên mới lớn phải ý thức được những đặcđiểm nhân cách của mình
Nội dung của tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên cũng khá phức tạp Các
em không chỉ nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhậnthức được vị trí của mình trong tương lai Phạm vi của tự ý thức cũng được
mở rộng, các phẩm chất “bên trong” được nhận thức chậm hơn những đặcđiểm “bên ngoài”, nhưng các em hay chú ý và coi trọng phẩm chất “bêntrong” của nhân cách Thanh niên ý thức rõ ràng hơn về cá tính của mình, về
sự khác biệt của mình với những người khác Các em cũng hiểu rõ nhữngphẩm chất phức tạp,biểu hiện mối quan hệ nhiều chiều của nhân cách (tinhthần trách nhiệm, lòng tự trọng…)
Để khẳng định và tự đánh giá mình, các em có xu hướng hành động theo một trong những cách sau:
- Tự nguyện nhận những nhiệm vụ khó khăn, cố gắng hoàn thành nó.Tuy nhiên, do còn hạn chế về kinh nghiệm sống, nên việc tự đánh giá gặpkhông ít khó khăn và đôi khi gây ra những ngộ nhận Ví dụ: bướng bỉnh,
Trang 37ngang tàng được hiểu lầm là gan góc, dũng cảm; sự càn quấy được xem nhưmột điều lạ, một cách thể hiện sự anh hùng…
- Ngầm so sánh với những người xung quanh, đối chiếu ý kiến củamình với ý kiến của những người lớn, nhất là những người các em ngưỡng
mộ, lắng nghe ý kiến của những người xung quanh về mình…
Đôi khi, thanh niên tự quan sát, tự xem xét bản thân mình, tự phản tỉnh
về bản thân Điều này thể hiện rõ trong việc ghi nhật kí của các em Nhữngnội dung nhật kí của các em cho thấy nhiều khi chúng rất nghiêm khắc, khắtkhe với bản thân, tự hối hận, tự xỉ vả mình về một ý nghĩ hay hành vi nào đó
mà các em cho là sai trái hoặc không được chấp nhận
Thế giới nội tâm của lứa tuổi này thường rất phong phú, phức tạp Sự tự
ý thức và đánh giá về cái tôi cũng vậy Nó không chỉ bao hàm một vài yếu tốđơn giản nào đó mà là một sự đan xen phức tạp, biện chứng và thường thay đổitheo những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, ở đầu tuổi thanh niên, sự ý thức cónhững biến chuyển và chưa thật sự ổn định Cái tôi đang có, cái tôi đang biếnđộng và cái Tôi mơ ước, lý tưởng, thậm chí cái tôi huyễn tưởng thường cùngtồn tại trong một cá nhân Điều quan trọng là xu hướng vươn lên của cái Tôi đóđược hướng dẫn, chỉ đạo bởi những điều kiện giáo dục, môi trường xã hội thếnào sẽ quyết định phẩm chất của sự tự đánh giá, tự ý thức của các em như vậy
1.4.2.3 Tính tự trọng của thanh niên
- Một trong những đặc trưng nổi bật của tuổi thanh niên so với các lứatuổi khác là sự phát triển đến mức độ cao, ổn định của tính tự trọng Tính tựtrọng là sự tin tưởng, tôn trọng và chấp nhận chính bả thân, nahan cách củamình, trên cơ sở tự đánh giá đúng đắn, khái quát về bản thân Tính tự trọng làthái độ tích cực lạc quan của cá nhân thể hiện sự đánh giá khách quan,nghiêm túc yêu cầu cao đối với bản thân mình
Tính trọng ở học sinh Trung học phổ thông phát triển mạnh Các emthường không chịu được sự xúc phạm của người khác với mình Chỉ một câu
Trang 38nói hay hành động của người khác mà các em cho là có ý xúc phạm mìnhcũng có thể là nguyên nhân gây xung đột, ẩu đả ở lứa tuổi này.
Trong xu hướng phát triển, tính tự trọng có hai chiều hướng:
- Tính tự trọng cao: thể hiện ở chỗ đánh giá mình không thấp hơn
người khác, có thái độ tích cực, đúng mực đối với bản thân và biết bảo vệnhân cách của mình một cách phù hợp trong mọi hoàn cảnh
- Tính tự trọng thấp: luôn luôn không hài lòng, tự xem thường mình,
không tin vào sức lực, khả năng của bản thân Sự tự trọng thấp làm cho biểutượng của con người về bản thân (hình ảnh bản thân) trở nên mâu thuẫn.Những cá nhân có tự trong thấp thường khó khăn trong giao tiếp và thườngtìm cách che dấu mình dưới nhiều biểu hiện khác nhau Điều này làm cản trở
sự phát triển của nhân cách
Lòng tự trọng được thanh niên thể hiện trong cả hành động thườngngày, trong cư xử, trong thực hiện các hành vi giao tiếp xã hội, và đặc biệttrong nhật kí, nơi các em thể hiện rất rõ suy nghĩ, tình cảm của mình
Tóm lại,tính trọng ở học sinh THPT phát triển mạnh Các em thường
không chịu được sự xúc phạm của người khác với mình Chính sự phát triểnmạnh mẽ của tính tự trọng của học sinh THPT đã làm ảnh hưởng đến mốiquan hệ giữa các em với người lớn, đặc biệt là ảnh hưởng của long tự trọngtới quan hệ giữa các em và cha mẹ dễ nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột
1.4.2.4 Lí tưởng sống và tính tích cực xã hội của học sinh đầu tuổi thanh niên.
* Sự hình thành lí tưởng sống và kế hoạch đường đời của thanh niên
- Lí tưởng sống được hình thành và phát triển mạnh ở thanh niên Đặctrưng trong lí tưởng của thanh niên là lí tưởng nghề và lí tưởng đạo đức cao
cả Lí tưởng này được thể hiện qua mục đích sống, qua sự say mê với học tập,nghiên cứu và lao động nghề nghiệp, qua nguyện vọng được tham gia cáchoạt động mang lại giá trị xã hội lớn lao Có sự khác nhau khá rõ về lí tưởngcủa nam thanh niên và nữ thanh niên Đối với nữ thanh niên: lí tưởng sống về
Trang 39nghề nghiệp, về đạo đức xã hội thường mang tính nữ, không bộc lộ rõ vàmạnh dạn như nam.
- Kế hoạch đường đời là một khái niệm rộng, bao hàm từ sự xác địnhcác giá trị đạo đức, mức độ kì vọng vào tương lai, nghề nghiệp, phong cáchsống Vấn đề quan trọng nhất và là sự bận tâm nhất của thanh niên học sinhtrong việc xây dựng kế hoạch đường đời là vấn đề nghề và chọn nghề, chọntrường học nghề
Bên cạnh hoạt động học tập ở học sinh đầu tuổi thanh niên xuất hiệnnhững nhu cầu, nguyện vọng, những đòi hỏi trực tiếp của một hoạt động mới
Đó là những hoạt động liên quan đến việc chọn nghề Các em đang đứngtrước một sự thúc bách đối với việc chọn cho mình một nghề cụ thể, mộtchuyên ngành nhất định cho tương lai gần sau khi tốt nghiệp Trung học phổthông Đời sống tâm lý của học sinh Trung học phổ thông bị sự chi phốikhông nhỏ của hoạt động này
Việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành một công việc khẩn thiết củahọc sinh Trung học phổ thông Càng cuối cấp thì sự lựa chọn càng nổi bật.Các em hiểu rằng cuộc sống tương lai phụ thuộc vào chỗ mình có biết lựachọn nghề nghiệp một cách đúng đắn hay không? Việc lựa chọn không chỉ
đề cập đến khía cạnh họ “sẽ là ai?” mà còn đề cập đến khía cạnh “sẽ làngười như thế nào?” Việc chọn nghề dựa trên sự cân nhắc giữa sở thích,năng lực của bản thân với yêu cầu của xã hội Nhưng bên cạnh đó, nhiều emvẫn chưa có những định hướng cụ thể, rõ ràng và đúng đắn về việc chọnnghề trong tương lai
Tuy vậy, hiện nay thanh niên học sinh còn định hướng một cách phiếndiện vào việc học tập ở đại học Đại đa số các em đều hướng vào các trườngđại học hơn là học nghề Tâm thế chuẩn bị bước vào đại học như thế sẽ dễ
có ảnh hưởng tiêu cực đối với các em, nếu dự định của các em không thực
Trang 40hiện được Điều đó cũng cho thấy các em (hoặc vô tình hay cố ý) không chú
ý đến yêu cầu của xã hội đối với các ngành nghề khác nhau và mức độ đàotạo của các ngành nghề trong khi quyết định đường lối Những điều đó phầnlớn là do công tác hướng nghiệp của gia đình, nhà trường và toàn xã hội làmchưa thật tốt
* Tính tích cực xã hội của học sinh đầu tuổi thanh niên
Tính tích cực xã hội được hình thành và phát triển khá sớm trong quátrình trưởng thành của nhân cách Song đến tuổi THPT, do vị thế của ngườihọc sinh lớn (cuối phổ thông), vị thế trong gia đình, trong xã hội được tăngcường nên tính tích cực xã hội của học sinh THPT có những đặc điểm và sắcthái mới So với các lứa tuổi trước, tuổi thanh niên có tính tích cực xã hội rấtcao và được thể hiện ở một số khía cạnh sau:
- Nhu cầu tinh thần của thanh niên rất cao.Thanh niên là tầng lớp rấtnhạy cảm với các sự kiện chính trị - xã hội, kinh tế của đất nước Họ khôngchỉ quan tâm tới hoạt động chính trị của họ (học tập và lao động sản xuất) màcòn quan tâm sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế - văn hóa xã hội trongnước và thế giới
- Hứng thú nhận thức và hứng thú tham gia các hoạt động xã hội, vănhóa, nghệ thuật, thể thao vè mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là cácvấn đề liên quan trực tiếp đến thanh niên
1.4.2.5 Đời sống tình cảm
Đời sống tình cảm của học sinh Trung học phổ thông rất phong phú.Đặc biệt của nó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứatuổi mà những hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc
và mặn nồng
Ở lứa tuổi này nhu cầu về tình bạn, tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt.Tình bạn thân thiết đã được thể hiện bắt đầu từ tuổi thiếu niên, nhưng sang tuổi