XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ diễn ra rất đa dạng và đã được các tác giảnghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, như: học tập, vui chơi, giải trí, quan hệ bạn bè, sinhhoạt hằng ngày… Tuy nhiên,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS DƯƠNG THỊ DIỆU HOA
HÀ NỘI - 2013
Trang 2Tiến sĩ Dương Thị Diệu Hoa, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tìnhchỉ bảo, động viên và giúp đỡ em về kiến thức cũng như phương pháp luận trongsuốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em thiếu niên tạitrường Trung học cơ sở Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trongquá trình tiến hành điều tra và nghiên cứu tại trường
Trong quá trình nghiên cứu, do điều kiện và khả năng còn có những hạnchế nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót Em kính mong được sự bổ sung,đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2013
Trần Thị Tuyết Mai
Trang 3MỤC LỤC
25 Conflict with Friends and Family Impairs Teens' Social Functioning September 14th,
2012, http://www.goodtherapy.org 112
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 5DANH MỤC BẢNG
25 Conflict with Friends and Family Impairs Teens' Social Functioning September 14th,
2012, http://www.goodtherapy.org 112
Trang 6Lứa tuổi thiếu niên thường được bắt đầu từ 11, 12 tuổi và kết thúc vào lúc
14, 15 tuổi Tuổi thiếu niên có vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong suốt quá trình pháttriển của cả đời người Đây là giai đoạn quá độ chuyển từ trẻ con sang người lớn Ởgiai đoạn này, ý thức và tự ý thức phát triển, tính tích cực xã hội cũng tăng lên.Thiếu niên bắt đầu xuất hiện cảm giác mới lạ, cảm giác mình đã trở thành người lớn
do sự phát triển của cơ thể và trí tuệ đem lại Các em tò mò muốn khám phá thếgiới, muốn độc lập và bình đẳng với người lớn nhưng các em vẫn sống phụ thuộcvào cha mẹ và chịu chế ước bởi những người lớn xung quanh các em Sự mâu thuẫngiữa nhu cầu vươn lên làm người lớn với địa vị thực tế của các em đã tạo nên khủnghoảng tâm lý trong tâm hồn trẻ và làm nên những nét tâm lý nổi bật so với các lứatuổi khác và vì thế ở lứa tuổi này rất dễ dẫn đến XĐTL
1.2 Cơ sở thực tiễn
Thực tế cho thấy, hiện nay đạo đức của học sinh tuổi thiếu niên đang xuốngcấp nghiêm trọng Hiện tượng con cãi lại cha mẹ, chống đối thầy cô, bỏ học, bạolực học đường ngày càng gia tăng… Thực trạng về đạo đức của thiếu niên nhưtrên một phần do người lớn chưa hiểu được đặc điểm tâm lý của các em
Bên cạnh đó, thiếu niên càng lớn càng mong muốn cha mẹ không can thiệpmột cách tỉ mỉ vào đời sống riêng tư của các em Tuy nhiên hầu hết các bậc cha mẹ
Trang 7vẫn xem các em là “còn nhỏ, còn dại dột” nên họ phải chăm sóc, điều khiển cũngnhư kiểm soát con cái một cách tỉ mỉ Mặt khác, lòng thương con càng khiến cha
mẹ khó từ bỏ thói quen quan tâm chăm sóc con thường xuyên, sâu sát với mọi hoạtđộng của con Thói quen chăm sóc con quá mức của cha mẹ có thể dẫn đến việcthiếu niên không muốn trò truyện, gần gũi cha mẹ thậm chí cãi lại cha mẹ Đó làmột nguyên nhân dẫn đến XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ
XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ diễn ra rất đa dạng và đã được các tác giảnghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, như: học tập, vui chơi, giải trí, quan hệ bạn bè, sinhhoạt hằng ngày… Tuy nhiên, XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ trong các GĐ cóquy mô khác nhau vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu
Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ trong các GĐ có quy mô khác nhau”.
2 Mục đích nghiên cứu
Phát hiện XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ trên các lĩnh vực hoạt động củatrẻ trong các GĐ có quy mô khác nhau và những nguyên nhân dẫn đến hiện tượngXĐTL Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế XĐTL giữa thiếu niên vớicha mẹ, giúp thiếu niên phát triển nhân cách lành mạnh
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ
3.2 Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 105 GĐ có con ở độ tuổi thiếu niên, trongđó: 35 thiếu niên trong GĐ 1 con; 35 thiếu niên trong GĐ 2 con; 35 thiếu niên trong
GĐ 3 con trở lên và 105 phụ huynh (cha hoặc mẹ) của các em
Hiện tại các em đang là học sinh của trường THCS Cổ Nhuế - Huyện TừLiêm, Hà Nội Trong tổng số thiếu niên được nghiên cứu có 48 em thiếu niên lànam (45,7%) và 57 em thiếu niên là nữ (54,3%)
4 Giả thuyết khoa học
Có XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ trong các GĐ có quy mô khác nhau.Mức độ XĐTL trong những GĐ có quy mô khác nhau là khác nhau Nguyên
Trang 8nhân chủ yếu dẫn đến XĐTL là do phong cách, phương pháp, nội dung ứng xử,giao tiếp của cha mẹ với con, do sự khác nhau về tính cách, cá tính, sự thiếu hiểubiết của cha mẹ về các đặc điểm tâm sinh lý của con ở tuổi thiếu niên.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu như:
XĐ, XĐTL và XĐTL ở tuổi thiếu niên, quy mô GĐ
- Nghiên cứu thực trạng XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ trong các GĐ cóquy mô khác nhau; Xác định nguyên nhân và đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắcphục XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ
6 Giới hạn nghiên cứu
XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực vàtheo những khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trungnghiên cứu XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ trong các GĐ có quy mô khác nhau
7 Các phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.3 Phương pháp quan sát
7.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
7.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.6 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
7.7 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Trang 9Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XĐTL GIỮA THIẾU NIÊN VỚI CHA MẸ
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
XĐ có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vàobản chất và cường độ của XĐ và cách giải quyết XĐ Thực tế, XĐ đã và đang ảnhhưởng tới sự phát triển của mỗi cá nhân và cũng làm ảnh hưởng tới sự phát triểnchung của toàn xã hội Vì thế, đây là một trong những vấn đề đã và đang thu hútnhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
1.1.1 Ở nước ngoài
Như chúng ta biết, C Mac và Ph Ăng ghen có những công trình nghiên cứu
đồ sộ về chính trị - xã hội, trong đó có học thuyết về các quy luật phát triển của tựnhiên và xã hội với hàng loạt phạm trù khoa học, như: mâu thuẫn, vận động, ý thức
xã hội và tồn tại xã hội… đã trở thành những nền tảng về lý luận quý báu cho cáctác giả khi nghiên cứu về XĐ
Tomas Pasdel quan niệm XĐ được đề cập từ khi tâm lý học thực nghiệmxuất hiện và từ đó đến nay vấn đề này vẫn được các tác giả quan tâm nghiên cứu
Cụ thể có các hướng nghiên cứu sau:
* Hướng nghiên cứu XĐ trong nhóm nhỏ, XĐ trong tập thể
Một trong những khía cạnh mà các tác giả tập trung nghiên cứu từ trước đếnnay đó là XĐ trong nhóm nhỏ, XĐ trong tập thể và ảnh hưởng của nó tới bầu khôngkhí tâm lý nói chung Tiêu biểu như các tác giả:
- E Mayo (1880 – 1949) trong cuốn “Các vấn đề xã hội của nền văn minh công
nghiệp” đã chỉ ra sự XĐ giữa các nhóm và của các cá nhân trong nhóm Đó là sự căm
ghét, bất hòa, nghi kỵ và thù địch được thay thế bằng hợp tác
- Kurt Lewin (1935) quan niệm nhóm không bao giờ ở trạng thái cân bằng
ổn định mà ở trạng thái “không ngừng thích nghi lẫn nhau” Quá trình hình thànhnhóm được quyết định bởi 3 yếu tố cơ bản là: đồng nhất về lợi ích; Gần gũi vềkhông gian; Nhu cầu đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các cá nhân hoạt động
Trang 10Quan điểm về động cơ XĐ nhóm (M.Deutsch, Mc.Clintock, C.G, Mr.Granth…)gợi ra ý tưởng về sự trái ngược, đối lập những mong muốn, mục đích, dự kiến của cácthành viên Sự trái ngược trong hệ thống động cơ này tạo cơ sở cho hành vi cạnh tranh,trong đó các thành viên cản trở lẫn nhau trong việc đặt ra mục đích, nghi kỵ lẫn nhau khitrao đổi, tiếp nhận thông tin, hình thành tâm thế tiêu cực đối với nhau Dù sự cạnh tranhnày không nhất thiết dẫn đến XĐ nhưng việc nghiên cứu hành vi cạnh tranh cho phépcung cấp những tư liệu kinh nghiệm để giải quyết XĐ trong nhóm [Dẫn theo 24, tr146].
- Kurt Lewin (1953) trong công trình nghiên cứu của mình cũng nhấn mạnhđến động cơ Ông cho rằng: XĐ là sự đối lập của các lực lượng tương đồng Theoông có ba trường hợp cơ bản của XĐ như sau:
+ Đứa trẻ đứng giữa hai hóa trị dương, tức là những điều cùng muốn thực hiện.+ Trẻ đối mặt với những điều cùng một lúc có cả hai hóa trị dương và âm,tức là những điều vừa muốn và những điều vừa không muốn
+ Trẻ đứng giữa hai hóa trị âm, tức là giữa những điều không muốn nhưngphải chọn lấy một
Đây chính là đóng góp lớn của K.Lewin trong nghiên cứu về XĐ Căn cứvào đây người ta có thể tìm hiểu về nguồn gốc và những nguyên nhân gây ra XĐ
- Theo A Kauzer (1956), XĐ là một bộ phận không thể tách rời của tồn tại
xã hội và tác động qua lại giữa các cá nhân và của nhóm
- Các nhà tâm lý học như A Rapport (1974), JaCob Becrôvich (1984) đisâu nghiên cứu ảnh hưởng của XĐ tới bầu không khí tâm lý của tập thể Đối vớitập thể phát triển nhanh, có tính ổn định thì XĐ ít xuất hiện hơn Ngược lại, đốivới tập thể đang trong giai đoạn hình thành và phát triển thì mâu thuẫn kết thúcbằng XĐ xảy ra không ít
Cùng với hướng nghiên cứu đó, các tác giả như: Rachard D Rende (1992),D.A.Humburg (1994), đã cho rằng: Khi nảy sinh tình huống XĐ trong nhóm và tậpthể thì những quan hệ có tính chất công việc và liên nhân cách thường bị ảnh hưởngqua lại đến nhau
Bên cạnh đó, XĐ không chỉ xuất hiện giữa các cá nhân trong hoạt động cùngnhau trong nhóm, tập thể mà nó còn xuất hiện ngay trong bản thân mỗi chủ thể vàlàm ảnh hưởng tới đời sống tâm lý, tinh thần của con người
Trang 11* Hướng nghiên cứu ảnh hưởng của XĐTL đến đời sống tình cảm con người
Mặt khác, có nhiều tác giả đã đi theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng của XĐđến đời sống tình cảm của con người Mandler (1979) đã đi theo các lý thuyết XĐ vềcảm xúc mà bắt đầu bằng những tên tuổi: Herbart Deway, S Freud và sau cùng làD.Hebb và Mandler Tư tưởng cốt lõi đó là: Khi một hoạt động của cơ thể bị cản trởthì cảm xúc cũng bị ảnh hưởng theo [Dẫn theo 1]
* Hướng nghiên cứu về nguồn gốc, cấu trúc XĐTL
Đồng thời, trong nhiều công trình nghiên cứu lý luận của các nhà tâm lý học pháttriển và khoa học xã hội thì XĐ cũng được xem như là những vấn đề hạt nhân Dướihình thức này hay hình thức khác Sigmund Freud, B.F Skinner, Jean Piaget, DonnaldHebb và Kurt Lewin đã đề cập tới XĐ trong những mô hình lý thuyết khác nhau
- Theo S Freud thì XĐ chủ yếu do những xung lực bản năng vấp phải thực tế(Những sự vật bên ngoài và sự ràng buộc của xã hội) không thể thỏa mãn trực tiếp
và đầy đủ Đó là nguồn gốc và hành vi mà là các hành vi thỏa hiệp giữa các XĐ vàthực tế XĐ là tình trạng thường xuyên xảy ra trong thực tế Đối với lứa tuổi thiếuniên thì đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng cũng xuất hiện nhiều XĐ nhất.Trẻ bắt đầu thấy bố mẹ không hoàn hảo trong GĐ, trẻ phát hiện những nhược điểmcủa bố hoặc mẹ và nó xuất hiện cảm giác thất vọng về GĐ mình Đó là nguyên nhândẫn đến các chứng bệnh như: tự kỉ, trầm cảm, hung tính…Theo ông, trẻ có mặc cảm
Ơ đip cũng dễ dẫn đến XĐ trong GĐ
- Theo J Piaget khẳng định sự phát triển tâm lý của trẻ em chính là sự pháttriển của các quá trình nhận thức Trong đó, XĐ có ý nghĩa quan trọng đối với sựphát triển nhận thức nói riêng và nhân cách nói chung của trẻ em Trong quá trìnhphát triển nhận thức, XĐ sẽ xảy ra khi có sự không phù hợp giữa những biểu tượng
đã có trong kinh nghiệm của trẻ với những hoạt động trên thực tế Vấn đề điềuchỉnh và giải tỏa XĐ là vấn đề cần thiết trong sự phát triển tâm lý của trẻ, [14]
Theo Stulberg có 5 nhân tố cấu thành XĐ, ông gọi là “Five-P of conflictmanagement”, đó là: Nhận thức - Perceptions; Vấn đề - Problems; Quá trình-Processes; Nguyên tắc - Processes; Hoàn cảnh thực tế - Practices Cụ thể như sau:
Trang 12+ Nhận thức: Con người thường nhận thức về XĐ theo hướng tiêu cực, do đó
phản ứng tiêu cực với XĐ phát sinh Khi cố gắng loại trừ những yếu tố gây ra XĐvới quan điểm này, ta vô tình kích thích XĐ
+ Vấn đề: Bất kỳ ai cũng có thể bị cuốn vào XĐ Bao gồm những người
trực tiếp có lợi, những người chịu ảnh hưởng gián tiếp, những người tham giagiải quyết
+ Quá trình: Giải quyết XĐ cần tuân theo một quy trình thích hợp.
+ Nguyên tắc: Xác định các bước tiến hành, việc ưu tiên xử lý với mỗi XĐ
cũng không kém phần quan trọng, xác định cần dựa trên các cơ sở hiệu quả, mức độ
và các bên tham gia, công bằng và độ phức tạp
+ Hoàn cảnh thực tế: Quyền lực, lợi ích cá nhân và các tình huống nhất định là
các nguyên nhân trực tiếp đưa đến cách giải quyết XĐ của mỗi bên [23]
* Hướng nghiên cứu XĐTL ở lứa tuổi thiếu niên
- A.I Arginanova (1951) nghiên cứu về khó khăn trong quan hệ của trẻ và đầutiên là hiện tượng không cởi mở của trẻ (biểu hiện của XĐTL) Đây là sự phá vỡ sâu sắcquá trình giao tiếp Theo bà, việc XĐ này là do các nguyên nhân sau:
+ Điều kiện giáo dục không thuận lợi trong GĐ (sự dọa nạt và hình phạt, sựkhông cởi mở và ít giao tiếp của cha mẹ)
+ Sự tổn thương tâm lý khác nhau (mất cha mẹ, sự quá sợ hãi, những trườnghợp bất hạnh)
+ Sự trêu chọc của những người xung quanh do trẻ bị khuyết tật gì đó vềthân thể
+ Do sự giáo dục không đầy đủ của nhà trường
- D.E Way (1953), Brett Laursen (1989) cũng nghiên cứu về XĐ ở trẻ emtrong đó có lứa tuổi thiếu niên Theo các tác giả này, những biểu hiện XĐ của trẻ rất
đa dạng và phong phú Cùng xuất phát từ một nguyên nhân nhưng biểu hiện hành vi
XĐ lại rất khác nhau, như: cãi lại, lý sự, bỏ đi lang thang hoặc chứng trầm cảm…
- B Laursen (1989), Van dell, Bailey và Hurtup W.W (1992) đã nghiên cứu vềảnh hưởng của XĐ đến đời sống của trẻ Các tác giả này cho rằng, không phải bất cứ
XĐ nào trong các mối quan hệ của trẻ cũng mang ý nghĩa tiêu cực XĐ không những
Trang 13làm cho các mối quan hệ bị phá vỡ mà XĐ được xem như là rất cần thiết đối với việchình thành và duy trì việc gắn bó giữa các cá nhân.
- Các nhà tâm lý học Xô Viết có xu hướng nghiên cứu XĐ thông qua tínhquy định của các nhân tố lịch sử - xã hội Họ đã có những đóng góp nhất định choviệc lý giải vấn đề phức tạp này Tiêu biểu là tác giả A.V.Petrovxki (1982) Ông đã
đi sâu nghiên cứu XĐ lứa tuổi thiếu niên với người lớn Ông cho rằng nguyên nhân
XĐ là do người lớn không biết cách và không muốn tìm cho thiếu niên một vị tríbên cạnh mình, [13, tr141]
Như vậy, có nhiều tác giả nước ngoài với những công trình nghiên cứu về
XĐ đã đưa ra các quan điểm hết sức đa dạng và phong phú Các tác giả chủ yếunghiên cứu về XĐ tập thể, nhóm, các trường hợp xảy ra XĐ và nguồn gốc sâu xanảy sinh XĐ chứ chưa đi sâu nghiên cứu các XĐTL diễn ra trong các GĐ có quy
- Tác giả Trần Trọng Thủy (1987) với công trình nghiên cứu: “XĐ và
không khí tâm lý trong tập thể” đã chỉ rõ: XĐ là hiện tượng nảy sinh trong hoạt
động cùng nhau của các cá nhân trong tập thể Nó liên quan đến bầu không khítâm lý trong tập thể
- Tác giả Hồ Ngọc Đại (1991) có những kiến giải sâu sắc về nguồn gốc, bảnchất của XĐ đó là mâu thuẫn giữa ý thức cá nhân và ý thức vợ chồng, sự không ănkhớp giữa hai khái niệm GĐ và cá nhân, [3]
- Tác giả Ngô Công Hoàn (1993) đã nghiên cứu về XĐ giữa các thế hệ, XĐgiữa các thành viên trong GĐ Trong đó, ông tập trung nghiên cứu XĐ giữa ông bàvới cha mẹ và XĐ trong quan hệ vợ chồng, [7]
Trang 14- Tác giả Nguyễn Ngọc Phú (2000) đã đề cập đến vấn đề XĐTL và giảiquyết XĐTL trong lãnh đạo, quản lý bộ đội nhằm xây dựng quân đội vững mạnh.Các tác giả Ngô Minh Tuấn và Nguyễn Văn Tuân cũng đã tiến hành tìm hiểu nhữngbiểu hiện XĐ giữa các cá nhân trong tập thể quân nhân và ảnh hưởng của XĐ đếnbầu không khí tâm lý tập thể.
- Tác giả Cao Thị Huyền Nga (2000) nghiên cứu về “Sự XĐ tâm lý trong
quan hệ vợ chồng” đã chỉ rõ những biểu hiện của XĐ tâm lý trong quan hệ vợ
chồng ở những GĐ khác nhau Theo tác giả một trong những nguyên nhân dẫnđến việc ly hôn giữa các cặp vợ chồng là bắt nguồn từ những XĐTL
- Tác giả Đinh Thị Kim Thoa (2002) với công trình nghiên cứu về “XĐ tâm
lý của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi” đã làm nổi bật được ý nghĩa của
XĐTL trong sự phát triển của trẻ
- Tác giả Nguyễn Thị Hiền (2009) với nghiên cứu “XĐTL của các cặp vợ
chồng trẻ trong ba năm đầu kết hôn”, đã chỉ ra được những biểu hiện XĐ của các
cặp vợ chồng, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến XĐ và một số biện pháp tác độngnhằm làm giảm thiểu XĐ, để tạo ra sự hòa thuận trong GĐ
* Ở Việt Nam, vấn đề XĐ ở lứa tuổi thiếu niên cũng có một số tác giả nghiên cứu:
- Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (1997), trong tác phẩm “Khi con đến tuổi dậy
thì” đã cung cấp cho cha mẹ một số biểu hiện về lứa tuổi thiếu niên và đưa ra một
số câu chuyện về sự XĐ giữa thiếu niên với cha mẹ nhằm giúp cha mẹ có kinhnghiệm thêm trong giáo dục con cái
- Tác giả Ngô Thị Kim Dung (2003) trong luận văn thạc sĩ “Một số biểu hiện
XĐTL của thiếu niên trong quan hệ với cha mẹ” đã chỉ ra được những biểu hiện
XĐTL trên các lĩnh vực: học tập, quan hệ bạn bè, sinh hoạt hằng ngày, những nguyênnhân và biện pháp khắc phục những XĐTL của thiếu niên trong quan hệ với cha mẹ
- Tác giả Lê Minh Nguyệt (2004) trong luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu XĐTL
của thiếu niên với thiếu niên trung học cơ sở” đã tập trung nghiên cứu về những
XĐTL của thiếu niên với thiếu niên, hình thức biểu hiện, mức độ, nguyên nhân dẫnđến các XĐTL của các em Từ đó, tác giả đưa ra các phương thức giải quyết XĐTL
Trang 15giữa thiếu niên với thiếu niên, để các em có thể hòa đồng với nhau trong quá trìnhhọc tập và hoạt động.
- Tác giả Nguyễn Thị Tế (2005) với luận văn thạc sĩ “Một số biểu hiện
XĐTL trong quan hệ cha mẹ với con cái tuổi thiếu niên về nhu cầu độc lập” đã chỉ
ra những biểu biện cụ thể của XĐTL giữa cha mẹ với con về nhu cầu độc lập trongcác lĩnh vực: học tập, quan hệ bạn bè, quan hệ với các thành viên khác trong GĐ…
và đưa ra các biện pháp tác động phù hợp nhằm khắc phục những XĐTL trên
- Tác giả Đặng Thị Mai Hiên (2011) với luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu một số
biểu hiện XĐTL của học sinh trung học cơ sở trong quan hệ với cha mẹ” đã tập
trung nghiên cứu XĐTL ở hai góc độ: hình thức và mức độ biểu hiện XĐTL ở họcsinh trung học cơ sở trong quan hệ với cha mẹ Từ đó xác định nguyên nhân vàphương thức giải quyết các XĐTL của thiếu niên với cha mẹ
Như vậy, các công trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy XĐ là tất yếu trongquá trình trẻ tham gia vào các hoạt động đa dạng và các mối quan hệ liên nhân cách
Từ đó các tác giả chỉ ra nguyên nhân và phương thức giải tỏa XĐ để thúc đẩy sựphát triển của trẻ Tuy nhiên, lĩnh vực XĐ của thiếu niên với cha mẹ thì còn ít cáctác giả quan tâm nghiên cứu, chủ yếu nghiên cứu những khó khăn của mối quan hệnày ở thiếu niên mà chưa chú ý nghiên cứu trong các quy mô GĐ khác nhau thì XĐbiểu hiện như thế nào Để giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về thiếu niên và các XĐthường xuyên xảy ra trong thế giới nội tâm của các em, cách thức để giải tỏa nó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ trong các GĐ có
quy mô khác nhau”.
1.2 Khái niệm XĐ và XĐTL
“XĐ” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Conflictus”: đó là sự va chạm, bất
hòa, sự tranh cãi, đụng độ, xô xát, chống đối giữa những khuynh hướng đối lậpnhau, không tương hợp nhau trong ý thức của các cá nhân riêng biệt, trong sự tácđộng qua lại liên nhân cách của các cá nhân hay nhóm người gắn liền với các trạngthái cảm xúc tiêu cực hay gay gắt
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, XĐ được hiểu theo 2 nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất, XĐ là sự đánh nhau của các lực lượng đối địch
- Nghĩa thứ hai, XĐ là sự va chạm, chống chọi nhau do có mâu thuẫn gay gắt, [15]
Trang 16Như vậy, dưới từng góc độ thì XĐ được định nghĩa theo những khía cạnhkhác nhau.
1.2.1 Khái niệm XĐ dưới góc độ Triết học
Theo quan điểm duy vật biện chứng, thế giới vật chất không tự nhiên sinh ra
và cũng không tự nhiên mất đi mà nó luôn vận động, biến đổi và phát triển khôngngừng Điều này có nghĩa là trong bản thân mọi sự vật, hiện tượng đều chứa nhữngcác mâu thuẫn nội tại và nó trở thành động lực cho sự phát triển của sự vật đó Khi
có đấu tranh của hai mặt đối lập của mâu thuẫn ấy sẽ tạo ra sự chuyển biến mới vềchất của sự vật
XĐ nảy sinh trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Nó xuất hiện khi hai mặt đối lập có sự va chạm hay có sự đấu tranh với nhau.Những mâu thuẫn không đối kháng, không cơ bản không dẫn đến XĐ Còn nhữngmâu thuẫn đối kháng, mâu thuẫn cơ bản sẽ dẫn đến XĐ XĐ như một cấp độ pháttriển, một biểu hiện của mâu thuẫn và như một cách để giải quyết mâu thuẫn
Theo “Từ điển Triết học”: XĐ là “sự va chạm”, “xúc phạm nhau”, “đánh
nhau” [18] XĐ là sự tranh chấp giữa những xu hướng, lợi ích trong chủ thể thấy mình
bị giằng xé giữa những sức mạnh ngược chiều và ngang hay XĐ là sự va chạm giữahai mục đích, quyền lợi, địa vị, ý kiến, quan điểm của thành viên hay chủ thể tronghoạt động cùng nhau Tình huống XĐ cũng chứa đựng chủ thể XĐ và đối tượng của
nó Để XĐ xảy ra thì một bên bắt đầu hành động và lấn át quyền lợi của đối phương
Như vậy, theo góc độ triết học duy vật biện chứng, XĐ được hiểu là đỉnh caocủa mâu thuẫn đối kháng, là sự đấu tranh sống còn của những khuynh hướng,những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản trái ngược nhau không điều hòa được
XĐ là phương thức giải quyết mâu thuẫn và tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển
đi lên của xã hội
1.2.2 Khái niệm XĐ dưới góc độ Tâm lý học
Dựa trên những tư tưởng triết học về XĐ, các nhà Tâm lý học đi sâu nghiên cứu
XĐ dưới góc độ tâm lý học và đưa ra những quan điểm riêng về vấn đề này Khái niệm
XĐ được rất nhiều tác giả đề cập đến mặc dù còn rất nhiều ý kiến khác nhau
- U Lehrova cho rằng: XĐ phần lớn để chỉ tình thế mà cá nhân quyếtđịnh lựa chọn
Trang 17- J.Nuttin, nhà Tâm lý học người Bỉ quan niệm: XĐ là trạng thái xáo trộn về
tổ chức đối với sự cân bằng trước đó về nhóm
- Theo Follet thì XĐ như là biểu hiện sự khác biệt ý kiến và lợi ích chứkhông phải là sự tranh chấp
Xuất phát từ những quan điểm trên, ta có thể khái quát XĐ dưới góc độ Tâm
lý học như sau:
* XĐ được hiểu như chủ thể đứng trước một tình thế có nhiều khả năng đòihỏi phải chọn lấy một
* XĐ để chỉ tình thế xuất hiện những khuynh hướng đối lập
* XĐ được hiểu một cách khác là sự phản ánh rối loạn tổ chức của hành vi
* XĐ như là sự mất định hướng hay là tình thế thất vọng
* XĐ còn được hiểu như là sự mất định hướng trong đó cá nhân phải trải qua
sự căng thẳng quyết định hay lựa chọn
Có thể thấy khái niệm XĐ dưới góc độ Tâm lý học khác với góc độ Triết học ở chỗ:
- Nếu triết học gắn XĐ với tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới tựnhiên cũng như trong xã hội thì trong Tâm lý học, XĐ luôn gắn với hiện tượng có ởcon người Vì thế, XĐ luôn mang màu sắc tâm lý và diễn ra dưới các mức độ khácnhau Khái niệm XĐ trong Tâm lý học có phạm vi hẹp hơn XĐ trong Triết học
- Mâu thuẫn dẫn đến XĐ không nhất thiết phải là mâu thuẫn đối kháng, điềuhòa được mà những mâu thuẫn không đối kháng có thể điều hòa đươc cũng có thểdẫn đến XĐ Mỗi con người có một nhân cách riêng, có nhận thức, quan điểm, thái
độ, niềm tin riêng, có những nhu cầu, lợi ích riêng không giống với người khác vàđôi khi đối lập lại với người khác Những XĐ đó thường chỉ là sự khác biệt về ýkiến và lợi ích mà thôi và mâu thuẫn dẫn đến XĐ này có thể điều hòa được Xuấtphát từ những quan điểm trên, khái niệm XĐ dưới góc độ Tâm lý học được hiểu:
XĐTL là sự va chạm hay đấu tranh giữa những xu hướng tâm lý khác nhau trong một cơ cấu thống nhất của các cá nhân khác nhau hay trong bản thân một chủ thể.
Đồng thời, khái niêm XĐTL của thiếu niên trong quan hệ với cha mẹ cũngđược đưa ra như sau:
Trang 18XĐTL của thiếu niên trong quan hệ với cha mẹ là sự va chạm, đụng độ, chống đối lại cha mẹ khi giữa thiếu niên với cha mẹ xuất hiện những khuynh hướng đối lập nhau, không tương hợp nhau, do sự khác biệt về định hướng giá trị, nhu cầu, sở thích, tình cảm và thói quen của các em với cha mẹ trong cuộc sống Những XĐTL ngày thường dẫn đến làm cho trẻ ít cởi mở, có xu hướng thu mình hay những hành vi gây hấn trong quan hệ với mọi người xung quanh, làm cho quá trình xã hội hóa của các em diễn ra khó khăn.
Bên cạnh đó, bản chất XĐTL ở lứa tuổi này cũng giống như bản chất XĐ ởcác lứa tuổi khác, đó là quá trình làm thay đổi trạng thái tâm lý căn bản, gây xáo trộn
về tổ chức đối với sự cân bằng tồn tại trước đó trong cấu trúc tâm lý bên trong của cácác em Một khi XĐ được giải quyết sẽ tạo ra sự phát triển tâm lý của thiếu niên
1.3 Bản chất, cơ chế và các mức độ của hiện tượng XĐTL
1.3.1 Bản chất của hiện tượng XĐ
Mỗi nhóm nhỏ trong xã hội, để tồn tại và phát triển tạo thành một hệ thốngcấu trúc ổn định, đều có tính chất cân bằng tương đối Đó có thể là sự phát triển tựnhiên mang tính chất cố hữu của một cơ thể sống Nhưng cũng có thể là sản phẩm
xã hội được kiến lập theo một mô hình xã hội nào đó Do ảnh hưởng của nguyênnhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự phá vỡ cân bằng của nhóm, làm thay đổicấu trúc nhóm Yếu tố này được coi như động lực, làm xuất hiện sự căng thẳng hoặcmột chuỗi căng thẳng, dẫn đến việc tìm kiếm sự cân bằng mới, tức là làm thay đổi
tổ chức của nhóm
Cuộc sống nhóm biểu hiện qua quá trình lần lượt thay đổi các trạng thái cânbằng và phá hủy sự cân bằng đó Trong nhóm thường tồn tại hai lực đối lập nhau:Các lực có sự nhất trí, có xu hướng muốn giữ lại cấu trúc nhóm và các lực có sựphân hóa, có chiều hướng muốn thay đổi cấu trúc đó Sự cân bằng của nhóm tồn tạitrong trường hợp nếu các lực nhất trí của nhóm chiến thắng các lực phân hóa Từ
đó, ta thấy rằng XĐ là một quá trình có tính khách quan trong sự phát triển củanhóm Đó là trạng thái thay đổi căn bản, gây xáo trộn về tổ chức đối với sự cânbằng tồn tại trước đó Nhóm thay đổi lại cấu trúc của mình khi trải qua XĐ
Bản chất của XĐTL tuổi thiếu niên với cha mẹ giống như bản chất của sự
Trang 19XĐTL trong nhóm nói chung và các độ tuổi khác nói riêng Đó là quá trình làmthay đổi trạng thái căn bản, gây xáo trộn về tổ chức đối với sự cân bằng tồn tạitrước đó trong cấu trúc tâm lý bên trong nhóm và của chính các em XĐ được giảiquyết sẽ là động lực cho sự phát triển tâm lý trẻ em.
1.3.2 Cơ chế của hiện tượng XĐTL
XĐ có thể xảy ra bên ngoài mỗi cá nhân hoặc xảy ra giữa các cá nhân tronghoạt động cùng nhau Mỗi loại XĐ cũng có cơ chế và biểu hiện rất khác nhau
Trước hết, chúng ta xem xét cơ chế của các XĐTL bên trong nhân cách (còngọi là XĐ nội tâm) Cơ chế của XĐ bên trong nhân cách được S Freud lý giảitương đối đầy đủ trong học thuyết của mình Theo S Freud những mâu thuẫn nộitâm không được giải tỏa dồn nén, ức chế dần dần được tích tụ lại và đến một lúcnào đó sẽ bùng nổ thành XĐ XĐ nội tâm diễn ra gay gắt chính là căn nguyên củabệnh tâm thần
Thông qua cơ chế trên chúng ta phần nào giải thích được các hiện tượng XĐnói chung và XĐTL tuổi thiếu niên nói riêng Tuy nhiên, XĐTL ở thiếu niên vớicha mẹ là một loại XĐ liên nhân cách nếu chỉ dựa vào cơ chế của XĐ nội tâm đểgiải thích thì chưa đủ mà nhiều khi có thể dẫn tới sai lầm đáng tiếc xảy ra
Theo các công trình nghiên cứu, XĐTL còn diễn ra theo cơ chế thứ hai là
cơ chế của XĐTL liên nhân cách Các nhà Tâm lý học người Mỹ Hay (1984) vàShantz (1987) cho rằng XĐ liên nhân cách thì XĐ bắt đầu từ sự đối lập công khaicủa các cá nhân và kéo dài cho đến khi sự đối lập này chấm dứt Có thể hiểu cơchế của XĐ này như sau: Do sự khác nhau về nhu cầu của các cá nhân, về sự hiểubiết, về định hướng giá trị và về quan điểm sống giữa các cá nhân trong hoạt độngcùng nhau đã tạo ra mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân Những mâu thuẫn nàyban đầu có thể gây ra những tâm trạng khó chịu, bực bội, vướng víu, khoảng cáchriêng tư bị xâm phạm Sự khó chịu này sẽ tích tụ dần cho đến một thời điểm nào
đó khi mâu thuẫn giữa các cá nhân trở nên gay gắt thì nó tạo thành những XĐmạnh như cãi lại, chống đối lại, xa lánh không muốn gặp mặt nhau Cơ chế nàygiải thích đầy đủ hơn XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ Khi nắm được rõ cơ chếcủa hiện tượng XĐ sẽ giúp cho chúng tôi giải thích một cách cụ thể, sâu sắc những
Trang 20kết quả nghiên cứu trong thực tế.
1.3.3 Các mức độ XĐTL
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các mức độ XĐTL Dựa trên kết quảnghiên cứu của các nhà tâm lý học về vấn đề này (MurrichZamses,V.A.Sysenko…)
có thể đưa ra cách phân định mức độ XĐTL như sau:
+ Mức độ 1(Sự đồng nhất): Giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cá
nhân với nhóm… có sự tương đồng, thống nhất hay hòa hợp về nhận thức, quanđiểm, thái độ, hành động Tuy nhiên, trong sự đồng nhất vẫn ẩn dấu sự khác biệtchưa có cơ hội bộc lộ ra ngoài Chúng ta không thấy XĐ vì XĐ đang ở dạng ẩn dấu(đồng nhất tiêu cực)
+ Mức độ 2: (Sự khác nhau): Ở mức độ này, có sự khác nhau về nhận thức,
quan điểm, thái độ, hành động giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cá nhânvới nhóm đã được bộc lộ ra ngoài XĐ bắt đầu xuất hiện nhưng chưa gay gắt
+ Mức độ 3 (Sự đối lập): Giữa các cá nhân với nhau có sự ngược nhau về
nhận thức, quan điểm, thái độ và hành động Sự ngược chiều nhau được bộc lộ và
XĐ dần dần trở nên gay gắt
+ Mức độ 4 (Mâu thuẫn): Đó là sự khác biệt trong nhận thức, quan điểm,
thái độ và hành vi giữa thiếu niên với cha mẹ Những mâu thuẫn này chưa đến mứcđối kháng và vẫn có thể điều hòa được
+ Mức độ 5 (XĐ gay gắt): Trong giai đoạn này, XĐ đã trở nên rất gay gắt
không thể điều hòa được giữa các cá nhân, giữa cá nhân với nhóm về nhận thức,quan điểm, thái độ và hành động Có sự phản kháng mạnh mẽ từ cả hai bên XĐ
1.4 Khái niệm GĐ và quy mô GĐ Việt Nam hiện nay
1.4.1 Khái niệm về GĐ
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về GĐ, mỗi khái niệm đều nhằm mục đíchkhái quát đến những yếu tố cơ bản, đặc thù của GĐ Qua nghiên cứu các định nghĩakhác nhau về GĐ, có thể chia làm 2 nhóm cơ bản sau:
* Quan niệm GĐ như một nhóm nhỏ xã hội, trong đó có sự liên kết tác động qua lại giữa các thành viên.
Theo T.A Phanaxêva cho rằng có ít nhất 3 quan điểm về vấn đề GĐ:
- Quan điểm thứ nhất: GĐ là nhóm xã hội nhỏ liên kết với nhau bằng chỗ ở,bằng một ngân sách chung và mối quan hệ ruột thịt
- Quan điểm thứ hai: Ngoài các yếu tố trên thì GĐ muốn tồn tại cần có sự
Trang 21giúp đỡ lẫn nhau.
- Quan điểm thứ ba: GĐ hiện đại là một nhóm xã hội nhỏ bao gồm bố mẹ vàcon cái của vài thế hệ trong đó ngân sách và chỗ ở chung không phải là điều kiện bắtbuộc Điều chủ yếu là họ cảm thấy mình là thành viên của một cơ cấu chung nhất,giữa họ tồn tại mối quan hệ vật chất và tinh thần bền vững, có những mục đích vànguyên tắc sống như nhau đối với những vấn đề chủ yếu trong sinh hoạt, cảm thấymối liên quan này ràng buộc lẫn nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau, có trách nhiệm với sốphận của từng người tham gia kế hoạch GĐ
Cùng có chung quan điểm này, dưới góc độ tâm lý học, tác giả Ngô Công Hoàn
trong cuốn “Tâm lý học GĐ” đã đưa ra định nghĩa: GĐ là một nhóm xã hội Các thành
viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, tinhthần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định, [7]
Trong cuốn “Tâm lý học tình yêu GĐ”, tác giả Nguyễn Đình Xuân đã nêu ra
định nghĩa: GĐ là một đơn vị, một nhóm nhỏ xã hội với số lượng thành viên ít nhất
là hai người: vợ và chồng Sau đó, sinh sôi nảy nở thêm con cái, trong đó mối quan
hệ vợ chồng là giường cột, [22]
* Quan điểm tiếp cận gia đình như một thiết chế xã hội:
Quan điểm này nhấn mạnh mối quan hệ giữa gia đình với xã hội GĐ đượccoi như thế thiết chế xã hội đầu tiên của con người
Đại diện cho quan điểm này là Levistrauss Ông coi GĐ là một nhóm xã hộiđược quy định bởi 3 đặc điểm nổi bật là bắt nguồn từ hôn nhân, bao gồm vợ chồng,con cái phát sinh từ sự hôn phối của đôi nam nữ và những người họ hàng, bà conhoặc con nuôi Họ gắn với nhau bằng nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất kinh tế và
về sự cấm đoán tình dục giữa các thành viên
- Trong “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê: GĐ là tập hợp những người
cùng chung sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn với nhau bằng quan
hệ hôn nhân và dòng máu, [15]
- Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Nguyễn Lân quan niệm: GĐ là một đơn vị
xã hội bao gồm cha mẹ và con cái, đôi khi có cả ông bà và con cháu GĐ là gốc củaloài người, [9]
Từ các quan niệm, định nghĩa trên, chúng tôi hiểu về GĐ như sau: GĐ là một
Trang 22thiết chế xã hội, bắt đầu bằng mối quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là quan hệ huyết thống và ràng buộc, gắn kết với nhau bằng tình cảm trách nhiệm, theo đạo lí và pháp luật và có ngân sách chung.
Từ định nghĩa trên ta thấy rằng GĐ là một thiết chế của xã hội, nó gắn bó vớinhau bằng mối quan hệ hôn nhân, các thành viên trong GĐ có chung huyết thống.Không chỉ có vậy, mọi thành viên đều có trách nhiệm, bổn phận riêng và có nhữngtình cảm gắn bó keo sơn với nhau, để mỗi khi đi xa thì mỗi người vẫn nhớ về mái
ấm chung của mình Đời sống GĐ được duy trì bằng một nguồn ngân sách chung,mỗi người đều có những đóng góp riêng cho sự tồn tại và phát triển của GĐ
1.4.2 Quy mô gia đình Việt Nam hiện nay
Trên thực tế, quy mô GĐ thay đổi theo thời gian Từ chuẩn mực “Quy mô
GĐ ít con” trong giai đoạn 1961 - 1975, đến cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch với
chuẩn mực “Quy mô GĐ có từ hai đến ba con” trong giai đoạn 1975 - 1991 và sau
đó là cuộc vận động thực hiện kế hoạch hóa GĐ với chuẩn mực “Quy mô GĐ có từ
một đến hai con” trong giai đoạn từ năm 1993 - 2003 Nghị định 104/2003/NĐ - CP
của Chính phủ xác định duy trì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con để đạt quy
mô dân số, bảo đảm cơ cấu dân số và phân bổ dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng
dân số Ngày 21 - 2- 2005, Ban Bí thư đã có chỉ thị số 49 – CT/TW “Về xây dựng
GĐ thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” với mục tiêu chủ yếu là: ổn
định, củng cố và xây dựng GĐ theo tiêu chí ít con (Mỗi cặp vợ chồng chỉ một đếnhai con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để mỗi GĐVN thực sự là tổ ấm củamỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội
Kết quả đạt được của công tác dân số trong thời gian qua đã khẳng định
chuẩn mực “Quy mô GĐ ít con” đã được đông đảo nhân dân đồng tình, chấp nhận
và thực hiện Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã hiểu rằng, thực hiện mỗi
GĐ có một hoặc hai con là nhân tố quyết định để nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa từng GĐ và toàn xã hội
Thực hiện quy mô GĐ ít con không những có ý nghĩa lớn lao đối với sự pháttriển của đất nước mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với hạnh phúc GĐ Đối với mỗicặp vợ chồng, việc quyết định lựa chọn thời gian sinh con, số con và khoảng cách
Trang 23giữa các lần sinh phù hợp với sức khỏe, khả năng nuôi dạy con chính là nhằm bảođảm điều kiện cho con được học tập, chăm sóc sức khỏe đầy đủ, được vui chơi, giảitrí và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, trở thành côngdân có ích cho xã hội Đồng thời, chỉ làm như vậy vợ chồng mới có đủ sức khỏe,thời gian để lao động, công tác, học tập, xây dựng cuộc sống và phấn đấu vươn lênhoàn thiện bản thân mình.
Hiện nay có nhiều cách phân loại quy mô GĐ Cụ thể như sau:
* Theo cơ cấu số thế hệ trong GĐ:
- GĐ hạt nhân: Đây là GĐ đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta và trên thếgiới do nền sản xuất đại công nghiệp và xu hướng đô thị hóa GĐ hạt nhân bao gồmhai thế hệ chung sống là bố mẹ và con cái
- GĐ mở rộng: Gia đình này là GĐ tam, tứ…đại đồng đường khi có thêm ông
bà, cụ, kị, cô dì, chú bác dưới một mái nhà Hiện nay, kiểu GĐ này còn tồn tại phổbiến ở các đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa và một số ít ở nông thôn nước ta
* Theo sự hiện diện của cha mẹ
+ GĐ đầy đủ (có cả bố và mẹ)
+ GĐ không đầy đủ (thiếu bố, mẹ do ly hôn hoặc góa bụa)
GĐ này thường gặp khó khăn về kinh tế, tình cảm và giáo dục con cái
* Theo mức sống của GĐ
+ GĐ giàu có
+ GĐ khá giả (đầy đủ)
+ GĐ nghèo
* Theo thành phần giai cấp hoặc nghề nghiệp: GĐ công nhân, nông dân, trí
thức, GĐ quân nhân, quan chức…
* Căn cứ vào số con trong GĐ: Trong đó, GĐ có quy mô nhỏ có từ một đến
hai con, GĐ có quy mô lớn: có từ ba, bốn con trở lên
Với đề tài này, chúng tôi dựa theo cách phân loại quy mô GĐ theo số lượngcon trong GĐ để nghiên cứu về XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ Trong mỗi GĐ cóquy mô khác nhau, ít con hay đông con thì XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ sẽ cónhững biểu hiện, mức độ và những sắc thái khác nhau
1.5 XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ trong các GĐ có quy mô khác nhau
Trang 241.5.1 Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi thiếu niên
1.5.1.1 Đặc điểm sinh lý của thiếu niên
Tuổi thiếu niên là thời kì quá độ từ trẻ thơ sang tuổi trưởng thành Sự chuyểntiếp này thể hiện ở tất cả các bình diện sinh học, tâm lý và xã hội Trong đó sự pháttriển về sinh học và giải phẫu sinh lý diễn ra mạnh mẽ nhất
Ở lứa tuổi thiếu niên, cơ thể các em mạnh mẽ nhưng không cân đối Chiềucao của các em nữ mỗi năm tăng 4 – 5cm, các em nam tăng khoảng 5 – 6cm Tỷ lệthân thể của các em thay đổi hẳn so với lứa tuổi trước và làm cho các em có vẻgiống với người lớn hơn Tuy nhiên có sự phát triển không cân đối hệ xương và hệ
cơ Chính sự không cân đối này khiến thiếu niên cao, gầy và có những cử độngvụng về, lung túng…
Bên cạnh đó, hệ tim mạch của các em cũng phát triển nhưng không cân đối.Thể tích tim tăng nhanh, tim to hơn, hoạt động mạnh hơn trong khi đường kínhcác mạch máu lại phát triển chậm, dẫn đến sự rối loạn tạm thời của tuần hoàn máunên thiếu niên thường có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh
Trong hoạt động thần kinh cấp cao của thiếu niên, quá trình hưng phấnchiếm ưu thế rõ rệt, sự ức chế kém đi, hưng phấn mang tính chất lan tỏa hơn Dovậy, nhiều khi thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình và không kiềm chếđược những cơn xúc động mạnh, hay mất bình tĩnh
Do sự phát triển mạnh của cơ thể và sự phát triển khá hoàn thiện cấu tạocũng như chức năng của các cơ quan, các tuyến nội tiết như thượng thận, tuyếngiáp, tuyến yên và tuyến sinh dục mà ở thiếu niên đã xuất hiện một hiện tượng mớiđặc trưng cho lứa tuổi - hiện tượng dậy thì
Hiện tượng dậy thì là hiện tượng tương đối độc đáo mang tính chất giới tính
đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý của trẻ, trước hết là lĩnh vực tình cảm Nhiềuthiếu niên từ việc nhận thức những biến đổi mới lạ của cơ thể, của sinh lý mà xuấthiện sự ngộ nhận bản thân, cho rằng mình đã là người lớn và điều này trái lại vớiđịa vị thực tế của các em làm cho các em có sự khủng hoảng tâm lý sâu sắc, gâykhó khăn cho tiến trình xã hội hóa của các em
Như vậy, tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến đổi về mặt sinh lý Những
Trang 25biến đổi này có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ Nếu chúng ta hiểu rõcác đặc điểm sinh lý của trẻ sẽ là cơ sở quan trọng giúp chúng ta hiểu hơn về nhữngđặc trưng tâm lý của các em trong giai đoạn lứa tuổi này.
1.5.1.2 Đặc điểm tâm lý của thiếu niên
Lứa tuổi thiếu niên bắt đầu từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 tuổi Nó chiếm vị trí đặcbiệt quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ lên tuổitrưởng thành Nó có sự phát triển đặc thù về mọi mặt: là giai đoạn tuổi dậy thì, hìnhthành tính tích cực xã hội, chuẩn mực và các giá trị xã hội, xây dựng mối quan hệthỏa đáng với người lớn, bạn bè Sự biến đổi tâm sinh lý ở giai đoạn này diễn ra trongthời gian ngắn, bất ngờ, khó hiểu, làm xuất hiện những khó khăn chủ quan ở các em
Vị thế của các em trong GĐ thay đổi Trong tập thể xuất hiện những mối tương tác xãhội, hình thành nên tình bạn, đặc biệt là bạn thân để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
Hoạt động học tập cũng có sự thay đổi Đối với lứa tuổi này vấn đề quantrọng là phương pháp học nói chung, cách học các môn khoa học như thế nào chohiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các em Đối tượng học tập của thiếu niên lànhững tri thức thuộc các lĩnh vực khoa học riêng
Mặt khác, thái độ học tập ở thiếu niên đã được cấu trúc lại Ở thiếu niên có
sự phân hóa thái độ với các môn học, có môn thích, có môn không thích, có môncần, môn không cần…Thái độ khác nhau với các môn học của thiếu niên phụ thuộcvào hứng thú, sở thích của các em, vào nội dung môn học và phương pháp giảngdạy của giáo viên
Đồng thời, tính chất và hình thức hoạt động học cũng thay đổi Thiếu niênhứng thú với những hình thức học tập đa dạng, phong phú, những hình thức sinh hoạttheo chủ đề, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động ngoại khóa, hoạt độngngoài nhà trường…
Bên cạnh đó, giao tiếp là hoạt động chủ đạo của tuổi thiếu niên Trong giaotiếp với người lớn tính chủ thể của thiếu niên rất cao, đòi hỏi nhu cầu được ngườilớn tôn trọng Điều đáng nói đó là lứa tuổi thiếu niên xuất hiện cảm giác về sựtrưởng thành Các em cảm nhận mình không phải là trẻ con nhưng cũng chưa phải làngười lớn, điều này dẫn đến những hành động khác lạ ở các em Người lớn vẫn cho
Trang 26rằng các em còn bé không thay đổi thái độ với trẻ dẫn đến sự XĐ làm quan hệ giữathiếu niên và người lớn xấu đi Ở lứa tuổi này, giao tiếp với bạn ngang hang chiếm vịtrí quan trọng trong đời sống của các em Nhiều khi giá trị này cao đến mức đẩy lùihoạt động học tập xuống thứ hai và làm sao nhãng cả giao tiếp với người thân Nhu cầugiao tiếp của thiếu niên với bạn cao, có tính độc lập, thiếu niên không muốn bị ngườilớn can thiệp vào tình bạn của các em.
Tình cảm của thiếu niên đã biết phục tùng lý trí Xúc cảm, tình cảm đan xen,
mâu thuẫn với nhau Do sự thay đổi sinh lý nên dẫn đến thiếu niên tính tình haythay đổi, dễ xúc động mạnh Hơn nữa thiếu niên có khả năng che dấu những biểuhiện tình cảm của mình
Tự ý thức của thiếu niên phát triển Các em bắt đầu phân tích về trạng thái,phẩm chất tâm lý, tính cách của bản thân Thiếu niên có xu hướng đánh giá độc lậpbản thân, có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng của bản thân với thái độcủa những người xung quanh mình Đánh giá của thiếu niên ban đầu dựa vào ngườikhác, thường so sánh với những người bạn mà các em yêu thích Điều này làm trẻphụ thuộc vào những đối tượng đó Sự tự đánh giá của thiếu niên có xu hướng caohơn hiện thực trong khi đó người lớn lại đánh giá thấp khả năng của các em
Động lực của tự ý thức của thiếu niên là do các em có nhu cầu về vị trí trong
GĐ, xã hội, muốn có vị trí trong nhóm bạn, được bạn bè yêu mến Thiếu niên muốn cóđược vị trí cao và luôn có xu hướng đánh giá cao bản thân
Thiếu niên coi việc giáo dục ý chí và tự tu dưỡng là một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất, đặc biệt là các em nam Thiếu niên đánh giá cao các phẩm chất
ý chí, như: tính kiên cường, tinh thần vượt khó, kiên trì…tuy nhiên không phải lúcnào các em cũng hiểu đúng về nó Các em không phân biệt được sự khác nhaubướng bỉnh với kiên trì, liều lĩnh với can đảm…
Như vậy, thiếu niên là một lứa tuổi có nhiều biến đổi lớn về tâm sinh lýnói chung Đây là giai đoạn rất khó khăn cho việc giáo dục Vì thế, các bậc cha
mẹ cần có những cách ứng xử phù hợp với các con để tránh xảy ra những bấtđồng trong đời sống GĐ
1.5.2 Một số đặc điểm tâm lý của cha mẹ có con ở lứa tuổi thiếu niên
Trang 27Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ không chỉ là nuôi dưỡng vàchăm sóc con cái mà cha mẹ còn có vai trò là người giáo dục, hướng dẫn, khuyên răn,thực hiện chức năng xã hội hóa con cái Tuy nhiên cha mẹ là chủ thể với những tínhcách, khí chất, quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề riêng Quá trình XĐTL thiếu niênvới cha mẹ cũng sẽ chịu ảnh hưởng của những đặc điểm tâm lý đó của cha mẹ.
Xét về tuổi tác của cha mẹ khi có con ở lứa tuổi thiếu niên thì phần lớn cha mẹ
đã vào tuổi từ 35 đến 50, là thời kỳ phát triển về mọi mặt của tuổi trưởng thành Xéttrên bình diện tâm lý học xã hội, theo qui luật kế thừa tâm lý tuổi trưởng thành có khảnăng tiếp nhận kinh nghiệm xã hội tốt nhất, là lứa tuổi chín chắn về mặt xã hội, nắmđược luật lệ, hiểu được các quy tắc đạo đức ứng xử trong xã hội Đây là tiền đề giúpcho con người ở tuổi trưởng thành có khả năng sinh con và nuôi dạy con cho phù hợpvới yêu cầu của xã hội để đáp ứng với chức năng giáo dục con cái của cha mẹ
Tuy nhiên, việc nuôi dạy con cái vô cùng phức tạp Nó đòi hỏi người trưởngthành phải có những kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con cái nhất định Về nghềnghiệp, ở độ tuổi 35 – 50 là tuổi chín muồi về tài năng, sự kết kinh trí tuệ, có nhiềucống hiến cho công việc Vì vậy, cha mẹ phải dành phần lớn thời gian cho công việc,cho việc kiếm thu nhập để đảm bảo kinh tế cho GĐ mà ít có thời gian quan tâm đếncon cái Hơn nữa, cha mẹ tuổi trưởng thành còn phải đối diện với những vấn đề kháccủa chính họ như sức khỏe, các mối quan hệ xã hội bên ngoài, kinh tế,… và nhữngvấn đề đó có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên mối quan hệ giữa cha mẹ vớicon tuổi thiếu niên
1.5.3 Quan hệ của thiếu niên với cha mẹ
Đối với thiếu niên, quan hệ với cha mẹ không còn mang tính chất “chỉ bảo”
và “phục tùng” như một vài năm trước đây nữa mà các em tỏ rất bướng bỉnh và khó
bảo…Đây chính là biểu hiện của tính độc lập, của ý thức muốn khẳng định mìnhcủa thiếu niên, đặc biệt là ở thiếu niên lớn
Trong quan hệ với cha mẹ, thiếu niên đòi hỏi, mong muốn cha mẹ quan hệđối xử với mình bình đẳng như đối xử với người lớn, không can thiệp tỉ mỉ vào một
số mặt trong đời sống riêng của các em
Nguyện vọng muốn được tin tưởng và độc lập hơn, muốn được quyền bình
Trang 28đẳng với người lớn có thể thúc đẩy các em tích cực hoạt động chấp nhận những yêucầu đạo đức của người lớn của cha mẹ và phương thức hành vi trong thế giới ngườilớn, khiến các em xứng đáng với vị trí xã hội tích cực Nhưng mặt khác nguyện vọngnày cũng có thể khiến các em chống đối những yêu cầu của cha mẹ, người lớn Các em
dễ tự ái khi người lớn, cha mẹ chăm sóc điều khiển kiểm tra các em tỉ mỉ mà ít chú ýđến ý kiến riêng của các em, [8]
Nhu cầu, nguyện vọng của thiếu niên là chính đáng Nhưng trên thực tế các
em vẫn là học sinh, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về kinh tế Hơn nữa, ở bản thân các
em vẫn còn những nét trẻ con trên khuôn mặt, trong dáng dấp, hành vi và trong tínhcách cho nên khi quan hệ đối với thiếu niên, nhiều bậc cha me vẫn coi các em là trẻcon và vẫn đối xử với các em như trước Một số cha mẹ thấy việc tăng quyền hạn vàtính độc lập cho thiếu niên là không hợp lí Còn một số các bậc cha mẹ khác thấyđược cần để thiếu niên độc lập hơn thì họ lại rất khó từ bỏ thói quen chăm sóc, điềukhiển con cái tỉ mỉ Chính sự không thay đổi thái độ của các bậc làm cha làm mẹđối với thiếu niên khi các em đang có nhu cầu vươn lên làm người lớn là nguyênnhân gây ra sự “đụng độ” giữa thiếu niên với cha mẹ
Trong quan hệ của cha mẹ với thiếu niên, tình bạn giữa thiếu niên với cha mẹcũng có xuất hiện và có tác dụng tích cực đối với việc giáo dục nếu tình bạn nàyđược xây dựng trên cơ sở lành mạnh thông qua sự thường xuyên tiếp xúc cởi mở,chân thành do cha mẹ biết cách hiểu tâm tư con cái mình, biết cách đối xử ân cần vàlịch thiệp với các em
Thật sự tình bạn với cha mẹ có ý nghĩa rất lớn đối với thiếu niên Nó giúpcác em dễ dàng vượt qua sự khủng hoảng của lứa tuổi Song việc xây dựng tình bạnvới thiếu niên không phải dễ dàng và không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể làmđược Muốn xây dựng tình bạn giữa cha mẹ và thiếu niên đòi hỏi các bậc cha mẹphải thực sự hiểu thiếu niên, hiểu tâm lí của các em và đồng cảm với các em
Như vậy, quan hệ của thiếu niên với cha mẹ là một mối quan hệ rất phức tạp
Nó đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có sự hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ này và biếtcách đối xử với các em để tránh những XĐTL nảy sinh làm ảnh hưởng không tốtcho quá trình phát triển tâm lí của trẻ
1.5.4 Biểu hiện XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ
Trang 29XĐTL ở thiếu niên với cha mẹ xảy ra trên mọi lĩnh vực hoạt động của trẻ như:học tập, quan hệ bạn bè và quan hệ với các thành viên khác trong GĐ.
Qua nghiên cứu cho thấy, XĐTL ở thiếu niên với cha mẹ được biểu hiệndưới nhiều phương thức, nhưng nhìn chung có 5 phương thức biểu hiện chínhthường thấy ở thiếu niên như sau:
- Thứ nhất: tranh cãi Đây là hình thức XĐ biểu hiện bằng ngôn ngữ nói,
hình thức biểu hiện thường thấy nhất ở thiếu niên Khi có sự ấm ức, bất bình vớicha mẹ các em, thường phản ứng ngay lại bằng lời nói Thông thường, thiếu niêncho rằng đó là sự thanh minh, giải thích ở các em, còn cha mẹ lại cho rằng các emcãi lí với cha mẹ
- Thứ hai: phương thức chống đối lại cha mẹ Khi có XĐ với cha mẹ, thiếu
niên có thái độ ngang bướng, cứng đầu, cứng cổ, khó bảo, phủ nhận mọi uy tín vàkinh nghiệm của cha mẹ, làm ngược lại với yêu cầu của cha mẹ
Sự im lặng của thiếu niên cũng là một biểu hiện của sự chống đối Trong mốiquan hệ này, nó thể hiện ở chỗ các em lảng tránh tranh cãi khi có bất đồng ý kiến vớicha mẹ Khi cha mẹ góp ý kiến, mặc dù trong bản thân các em không phục, không chấpnhận ý kiến của cha mẹ nhưng các em vẫn cứ im lặng Sau đó các em cứ làm theo cáchriêng của mình Lúc đó, những lời khuyên của cha mẹ dù đúng, dù hay bao nhiêu cũng
bị các em bỏ ngoài tai Chống đối là biểu hiện của XĐ thiên về hành động
- Thứ ba: dọa dẫm, đòi hỏi, yêu sách Đây là hình thức mà trẻ báo trước cho
cha mẹ biết hậu quả của việc họ làm Chẳng hạn, trẻ có thể nói: “Con sẽ không đihọc nữa nếu mẹ cứ như vậy”… Hình thức này nhiều khi gây ra sự lo lắng cho cha
mẹ, khiến cho cha mẹ vì sợ mà phải làm theo các em
- Thứ tư: gây áp lực tâm lý với cha mẹ Gây áp lực tâm lý với cha mẹ là hình
thức biểu hiện của XĐTL mà ở đây trẻ dùng những cách thức như khóc lóc, dậmchân dậm tay, giận dỗi, tránh gặp mặt, bỏ ăn…tác động trực tiếp lên đối thủ (ở đây
là cha hoặc mẹ) làm cho cha mẹ bối rối, lo sợ, tạo ra sức ép tâm lý nhất định với cha
mẹ, buộc cha mẹ phải nhượng bộ và thõa mãn những yêu cầu của các em
- Thứ năm: các hành vi lệch lạc của trẻ như: Xa lánh cha mẹ, chán nản, bỏ
Trang 30nhà ra đi lang thang rơi vào các tệ nạn xã hội, nhiều em thì mắc bệnh trầm cảm, rốiloạn thách thức trong cư xử…
Đó là năm biểu hiện thường thấy khi XĐTL ở tuổi thiếu niên Tùy thuộc vàotính cách của mỗi cá nhân, của mỗi giới tính và mức độ XĐ giữa thiếu niên với cha
mẹ mà các em sẽ thiên về một số biểu hiện nào đó
* Các mức độ XĐTL ở thiếu niên với cha mẹ
Cũng như các XĐ khác, XĐTL của thiếu niên trong quan hệ với cha mẹ diễn
ra ở nhiều mức độ cơ bản từ thấp đến cao của loại XĐ này như sau:
Mức 1 (đồng nhất): Là mức độ mà ở đó cả thiếu niên và cha mẹ các em vẫn có
sự tương đồng, hòa hợp trong nhận thức, quan điểm, thái độ và hành vi ứng xử Tuynhiên, trong sự đồng nhất ẩn dấu sự khác biệt chưa có cơ hội bộc lộ ra ngoài Sự đồngnhất được chia làm hai loại: sự đồng nhất tích cực và sự đồng nhất tiêu cực
+ Đồng nhất tích cực: Là sự đồng nhất về nhận thức quan điểm thái độ hành
động của thiếu niên và cha mẹ các em Sự đồng nhất này có ý nghĩa tích cực đối với
sự phát triển tâm lí của trẻ
Ví dụ: Trong nhiều GĐ, các bậc làm cha mẹ và các em thiếu niên đều có sự
đồng nhất trong nhận thức và đánh giá, xác định đúng vị trí đích thực của các em đólà: coi các em không còn là trẻ con nữa nhưng cũng chưa phải là người lớn Do vậy,khi các em mắc sai lầm, cha mẹ chỉ bảo tận tâm cho các em nhưng không va chạmđến lòng tự trọng của các em làm cho các em tiếp thu ý kiến của cha mẹ một cáchnhẹ nhàng thoải mái, phù hợp với mong muốn của cha mẹ
+ Đồng nhất tiêu cực: Là sự đồng nhất trong cách nghĩ, cách làm… của
thiếu niên và cha mẹ Nhưng sự đồng nhất này lại có tác dụng ngược trở lại so vớiloại đồng nhất tích cực Nó kìm hãm sự phát triển tâm lí của trẻ
Ví dụ: Ở một số GĐ, trong mối quan hệ giữa cha mẹ và thiếu niên, cả cha mẹ
và con cái đều nhận thức và đánh giá những hành vi ứng xử với con ở tuổi thiếuniên như khi các em vẫn còn nhỏ và trẻ cũng vậy, trẻ không mất lòng với cách cư
xử của cha mẹ mà ngược lại còn tỏ ra rất ngoan ngoãn và lễ độ với cha mẹ Chính
sự đồng nhất này đã gây khó khăn cho sự phát triển tâm lí của thiếu niên
Mức độ 2 (khác nhau): Là mức độ mà ở thiếu niên và cha mẹ không có sự
Trang 31đồng nhất nữa Giữa các em và cha mẹ có sự khác nhau về suy nghĩ và hành động.
Sự khác nhau này dẫn đến mâu thuẫn và trở thành các XĐ
Ví dụ: Trong học tập, thiếu niên có thể thích học những môn học mà các
em ưa thích nhưng cha mẹ các em lại muốn các em hướng vào những môn học
mà họ cho là tốt hơn cho cuộc sống của con em Sự khác biệt được bộc lộ ở thái
độ và hành vi của trẻ Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành mâu thuẫn và
XĐ ở lĩnh vực này
Mức độ 3 (đối lập): Là mức độ ở thiếu niên và cha mẹ có sự đối ngược nhau,
đối lập nhau về nhận thức, quan điểm, thái độ và hành vi XĐTL ở thiếu niên xuấthiện và ngày càng phát triển lên mức độ cao hơn Quan hệ giữa thiếu niên với cha
mẹ có sự nặng nề, căng thẳng
Ví dụ: Sự đối lập về nhận thức giữa thiếu niên với cha mẹ được biểu hiện:
Thiếu niên có cảm giác mình đã trở thành người lớn trong khi đó cha mẹ vẫn xemthiếu niên là trẻ con tạo ra mâu thuẫn giữa hai thế hệ về mong muốn và nguyệnvọng của nhau tạo nên XĐ giữa thiếu niên với cha mẹ đã xảy ra
Mức độ 4 (Mâu thuẫn): Cả thiếu niên và cha mẹ có sự khác biệt về nhận
thức, quan điểm và hành động Tuy nhiên, khi mâu thuẫn xảy ra ở giai đoạn này vẫn
có thể điều hòa được
Ví dụ: Trong GĐ, trẻ nhận thấy mình đã là người lớn và mình có thể tham
gia bàn bạc các công việc GĐ và tự quyết định những việc quan trọng Tuy vậy, cha
mẹ các em nhận thấy các em là trẻ con, chưa thể tự quyết định những việc quantrọng nên thường hay áp đặt các con Từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn giữa thiếu niênvới cha mẹ Nhưng mâu thuẫn này vẫn có thể tìm ra cách giải quyết phù hợp
Mức độ 5: (XĐ gay gắt): Là giai đoạn mà thiếu niên với cha mẹ có sự bất
đồng sâu sắc về nhận thức, quan điểm, thái độ và hành vi làm cho XĐTL trở nêngay gắt, không thể điều hòa được
Ví dụ: Ở nhiều em thiếu niên do cách cư xử độc đoán của cha mẹ đã gây ra sự
bất bình ở các em Sự bất bình càng ngày càng căng thẳng, tình cảm giữa cha mẹ vàcon cái bị rạn nứt, các em không muốn gặp cha mẹ mình và tìm cách xa lánh cha mẹ
Như vậy, XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ xảy ra theo nhiều mức độ khácnhau Tùy vào mức độ XĐ ra sao mà chúng ta tìm ra những phương thức giải tỏa
XĐ phù hợp để làm thế nào hạn chế XĐ xảy ra ở mức độ cao hơn
Trang 321.5.4 Những nguyên nhân dẫn đến XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ trong các
GĐ có quy mô khác nhau
1.5.4.1 Những nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan bao gồm nhiều nguyên nhân bên trong cơ bản nhấtgây ra XĐTL ở thiếu niên với cha mẹ Đó là các nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất: Khác với XĐTL ở các độ tuổi khác, XĐTL ở thiếu niên với cha
mẹ xuất hiện do mâu thuẫn giữa sự trưởng thành đột biến của các em thiếu niêncùng với những nhu cầu, nguyện vọng mới rất chính đáng đặt ra cho các em đó lànhu cầu vươn lên làm người lớn, muốn được đứng ngang hàng với người lớn, muốn
có được sự tôn trọng của cha mẹ song lại chưa đủ kinh nghiệm để bộc lộ mongmuốn của mình, với địa vị thực tế của các em trong GĐ: không phải là trẻ connhưng cũng chưa phải là người lớn, vẫn phụ thuộc cha mẹ về tài chính Sự mâuthuẫn này sẽ lớn dần lên trong khi GĐ, cha mẹ không hiểu các em và đối xử với các
em không phù hợp, vẫn đối xử với các em như trẻ nhỏ, từ đó làm nảy sinh XĐTL ởcác em và làm cản trở quá trình xã hội hóa ở các em
Thứ hai: XĐTL ở thiếu niên với cha mẹ nảy sinh là do sự phát triển tâm sinh
lý của thiếu niên diễn ra không cân đối Trong hoạt động thần kinh cấp cao ở thiếuniên, hưng phấn của các em chiếm ưu thế nhiều khi các em không làm chủ đượccảm xúc của mình, không kiềm chế được những xúc động mạnh, vì thế chỉ một tácđộng nhỏ từ phía cha mẹ có thể gây ra xúc động ở các em
Thứ ba: Do sự hình thành và phát triển tâm sinh lý ở mỗi cá nhân được diễn
ra trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nên mỗi em có một tính cách, một
cá tính riêng biệt Chính những nét tính cách, cá tính độc đáo của trẻ nhiều khi lạitrở thành nguyên nhân gây ra các XĐ ở tuổi thiếu niên khi các em quan hệ vớinhững người xung quanh, với cha mẹ mình
Kiểu thần kinh và tính cách của thiếu niên làm cho các em trở thành những đứatrẻ dễ xúc động, bồng bột và rất nhạy cảm Vì vậy, các em gặp khó khăn trong giao tiếpvới những người xung quanh và cha mẹ nếu họ có những nét tính cách và kiểu thầnkinh đối lập hoặc thiếu hiểu biết về các đặc điểm tâm sinh lý của thiếu niên…
Thứ tư: XĐTL nảy sinh do trình độ học vấn của cha mẹ Để giáo dục con cái
tốt, trình độ học vấn của cha mẹ đóng vai trò quan trọng Trình độ học vấn giúp cha
Trang 33mẹ hiểu biết đầy đủ và có cách đối xử với trẻ phù hợp, giúp quá trình xã hội hóa củatrẻ diễn ra thuận lợi Ngược lại, trình độ học vấn hạn chế sẽ làm cho họ có cái nhìn
và cách đánh giá không đúng mực về trẻ, làm cho XĐTL của trẻ xuất hiện và gây ranhiều khó khăn cho quá trình phát triển tâm lý của các em
Thứ năm: XĐTL của thiếu niên với cha mẹ có thể do sự không thống nhất về
phương thức giáo dục giữa cha và mẹ trong GĐ
Như chúng ta biết các em là những đứa trẻ mới lớn, tính cách thất thường,vốn kinh nghiệm sống còn hạn chế nên việc dạy bảo là hết sức cấn thiết Tuy nhiên,trong quá trình định hướng và dạy bảo cho con không phải bậc cha mẹ nào cũngthống nhất quan điểm với nhau Ở một số GĐ mỗi khi con mắc lỗi, cha có thểmắng, đánh con nhưng mẹ lại bênh vực con Điều này làm trẻ không tự nhận thứcđúng bản thân cũng như không chịu tiếp nhận lời dạy dỗ của cha và như thế XĐTLgiữa các em với cha sẽ nảy sinh và ngược lại Bên cạnh đó, khi cha mẹ có mâuthuẫn gì đó, thì cha hoặc mẹ có thể tìm cách kéo con về phía mình, nói xấu đốiphương gây ra những khoảng cách tâm lý và dẫn đến XĐTL ở trẻ
Thứ sáu: XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ là do vị thế của các em trong GĐ
và sự thiếu hụt kỹ năng giao tiếp của cha mẹ đối với trẻ
Vị thế trong GĐ và kỹ năng giao tiếp của cha mẹ đối với trẻ có ý nghĩa quantrọng trong sự phát triển tâm lý Như trong GĐ có một con, trẻ thường là tâm điểmchú ý của mọi thành viên trong GĐ và được cha mẹ quan tâm chiều chuộng hếtmức Sự thiếu hụt kỹ năng giao tiếp của cha mẹ và không hiểu được đặc trưng tâm
lý của con đã làm cho trẻ cảm thấy bực bội, khó chịu và dẫn đến những XĐTL giữathiếu niên với cha mẹ
Như vậy, có nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến các XĐTL giữa thiếu niênvới cha mẹ nhưng nguyên nhân cơ bản nhất chính là mâu thuẫn thế hệ giữa cha mẹvới con cái, giữa biến đổi mạnh mẽ của trẻ so với địa vị thực tế của các em và sựthiếu hiểu biết của cha mẹ trong cách cư xử với các em nên đã vô tình gây tổnthương tâm lý cho trẻ
1.5.4.2 Những nguyên nhân khách quan
Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan thì XĐ giữa thiếu niên với cha mẹ cũng
Trang 34do nhiều nguyên nhân khách quan mang lại.
Thứ nhất: XĐTL ở thiếu niên nảy sinh là do ảnh hưởng của truyền thống GĐ.
Sự giao tiếp với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong GĐ với những nét độc đáo riêng củatừng nhân cách đem lại cho trẻ bài học rất thực tế Một truyền thống GĐ tốt đẹp, có bầukhông khí đầm ấm với những tấm gương mẫu mực, như: ông bà, cha mẹ, anh chị em
có ý nghĩa lớn lao trong đời sống tinh thần của đứa trẻ Ngược lại, nếu trong GĐ truyềnthống giáo dục con không tốt, bầu không khí tâm lý GĐ nặng nề và căng thẳng vớinhững bậc cha mẹ có nhân cách sa đọa, lệch lạc sẽ tác động trực tiếp đến trẻ và làmxuất hiện những nét tính cách xấu hoặc làm xuất hiện XĐTL ở các em
Thứ hai: XĐTL xảy ra còn xuất phát từ quy mô GĐ (GĐ ít con hay đông con).
Chúng ta thấy GĐ ít con thường có điều kiện về kinh tế, văn hóa, thời giannhiều hơn dành để chăm sóc cũng như giáo dục của mình Cha mẹ có điều kiệnquan tâm đến con cả về đời sống vật chất và tinh thần, gần gũi và hiểu con hơn, nênXĐTL giữa cha mẹ và con có thể ít nảy sinh Ngược lại, ở GĐ đông con thì điềukiện kinh tế, văn hóa, thời gian dành cho con không nhiều, cha mẹ không thể cóđiều kiện quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần nhiều Các bậc cha mẹ ít cóthời gian tiếp xúc với các con nên không hiểu hết về con, từ đó dễ dẫn đến XĐTLnảy sinh giữa thiếu niên với cha mẹ
Tuy vậy, một thực tế cho thấy, ở các GĐ ít con cụ thể là GĐ chỉ có một con,thì thiếu niên rất được chiều chuộng, quan tâm về mọi mặt Nhưng chính vì thế cóthể dẫn đến hiện tượng cha mẹ quan tâm một cách quá mức cần thiết, kỳ vọng quácao, luôn áp đặt con làm thiếu niên cảm thấy áp lực, có thể cãi lại hay chống đối cha
mẹ Còn đối với GĐ có từ hai con trở lên thì cha mẹ có thể hợp với tính cách củangười con nào đó hơn, có sự quan tâm, ưu ái hơn những người con khác trong GĐ.Anh chị em có thể dẫn đến tị nạnh nhau, tranh giành sự quan tâm của cha mẹ Đócũng là nguyên nhân dẫn đến XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ
Thứ ba: XĐTL xảy ra là do những tác động của xã hội.
Xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tâm
lý cũng như các XĐTL ở các em Dưới ảnh hưởng của xã hội, của cơ chế thị trườngnhiều bậc cha mẹ đã bị lôi cuốn vào vòng xoáy của công việc, của nghề nghiệp, mưu
Trang 35sinh…làm cho họ ít có thời gian quan tâm, chăm sóc con cái, ít hiểu biết về con, nêntrẻ em nói chung và thiếu niên nói riêng dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội, như:mại dâm, nghiện ma túy, trộm cắp,… và các tệ nạn xã hội này làm biến dạng tínhcách, làm cho các em có nhu cầu đòi hỏi bất hợp lý và có khi rất quá đáng với cha mẹkhi họ không thỏa mãn các nhu cầu của trẻ đặt ra…Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của sựphát triển xã hội, một số bậc phụ huynh khác lại quá kì vọng về con cái mình, nên đề
ra yêu cầu quá cao, không tính đến khả năng thực tế của các em nên đã dẫn đến mâuthuẫn của các em với cha mẹ và từ đó nảy sinh XĐTL giữa cha mẹ và trẻ
Nói tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến XĐTL ở thiếuniên với cha mẹ Những nguyên nhân đó có thể là do ảnh hưởng của xã hội, dotruyền thống gia đình, do quy mô GĐ hay là sự kì vọng quá cao của cha mẹ đối vớicon của mình Dù là do nguyên nhân nào gây ra thì nếu XĐTL xảy ra sẽ mang lạinhững ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của cá nhân và xã hội Vì thế, việc hiểu rõ cácnguyên nhân để tìm cách khắc phục nó, làm hạn chế XĐTL ở thiếu niên với cha mẹ
là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết
1.5.5 Các phương thức giải tỏa XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ
Có rất nhiều cách thức để ngăn ngừa và giải quyết XĐ Nhìn chung, có thể
đó luôn là mong muốn của các bậc cha mẹ hiện nay
Một nguyên nhân khách quan dẫn đến sự XĐTL này là sự thiếu hiểu biết vàthiếu kĩ năng giao tiếp của các bậc cha mẹ trong quan hệ với các em Việc thiếu kĩnăng giao tiếp của các bậc cha mẹ đã là một yếu tố trực tiếp gây ra các XĐTL ở thiếuniên
Việc thiếu kĩ năng giao tiếp của cha mẹ với con cái là một yếu tố ngăn cảnkhông cho thiếu niên thõa mãn nhu cầu vươn lên làm người lớn ở các em Từ đó đãlàm xuất hiện XĐTL của các em trong quan hệ với cha mẹ Việc giải quyết các
Trang 36XĐTL của thiếu niên với cha mẹ sẽ chỉ thành công khi các bậc cha mẹ xây dựngcho mình một kĩ năng giao tiếp, dựa trên sự đồng cảm và hiểu biết các em.
Thực tế cho thấy, muốn thiết lập được mối quan hệ lành mạnh với một ngườikhác, điều đầu tiên có ý nghĩa quyết định là các cá nhân phải xác định đầy đủ, chínhxác, hợp lí về chính mình Thái độ, cung cách đối xử của thiếu niên với cha mẹ sẽảnh hưởng quyết định đến việc các bậc cha mẹ đánh giá bản thân Qua tương tácgiữa con cái với cha mẹ, mỗi người biết mình được yêu thương hay ghét bỏ, đượcchấp nhận hay từ chối, được tôn trọng hay khinh rẻ, có giá trị hay vô giá trị…Việcxác định đúng về bản thân giúp mỗi cá nhân thành công trong giao tiếp Từ việcnhận thức về bản thân trong mối quan hệ giao tiếp với con cái sẽ quyết định các bậccha mẹ có truyền và nhận thông tin đúng lúc và hợp lí hay không Qua nghiên cứucho thấy, đa số những mâu thuẫn, XĐ phát sinh từ chỗ cha mẹ bắt đầu quá trìnhtruyền thông không đúng lúc, không đúng cách và không đúng nơi Chẳng hạn: Khi
có bạn đến chơi mà bố mẹ lại mắng các em thì ngay lập tức sự mâu thuẫn, XĐ ở các
em nhất định sẽ diễn ra Cho nên khi xây dựng kĩ năng giao tiếp cho bản thân trongquan hệ với con cái ở tuổi thiếu niên, các bậc cha mẹ nhất thiết phải hình thành chomình kĩ năng truyền thông có hiệu quả
Ngoài việc hình thành kĩ năng truyền tin trong quan hệ với các em thì các bậccha mẹ khi xây dựng kĩ năng giao tiếp của mình với con trẻ còn cần phải hình thành ởmình khả năng đồng cảm với con mình khi các em bước vào lứa tuổi thiếu niên Khảnăng đồng cảm ở đây có nghĩa là khả năng của cha mẹ có thể hiểu được tình cảm củacác em, biết đặt mình vào vị trí của các em, hình dung ra trước những hành vi có thểxảy ra ở trẻ để điều chỉnh kịp thời
Tóm lại, mối quan hệ giữa thiếu niên với cha mẹ là một mối quan hệ rất phứctạp và thường xuyên xảy ra các XĐ Việc ngăn ngừa và giải quyết các XĐTL ở các
em với cha mẹ là một vấn đề rất quan trọng Để làm được điều này đòi hỏi các bậccha mẹ phải không ngừng học hỏi và rèn luyện kĩ năng giao tiếp, đó là kĩ năng hiểubản thân, biết đồng cảm và đặt mình vào vị trí của trẻ cũng như kĩ năng nhận vàtruyền tin trong quan hệ với các em
1.5.5.2 Dùng người trung gian hòa giải
Trang 37Trong quan hệ giữa cha mẹ với những đứa con sắp bước vào tuổi trưởngthành XĐ thường rất hay xảy ra và khi hòa giải đôi khi lại rất cần đến những ngườitrung gian hòa giải.
Trung gian hòa giải đó là người không liên quan đến XĐ nhưng can thiệpvào các bên XĐ nhằm giúp họ giải quyết XĐ cùng với sự cố gắng của chính họ.Người đứng ra làm trung gian hòa giải thường là tự nguyện, họ phải chuẩn bị một
số sáng kiến, tri thức, một vài kết luận cũng như những điều hai bên cùng quan tâm
và mong muốn để làm sao đạt kết quả tối ưu
Sử dụng người thứ ba như là trung gian hòa giải mang lại hiệu quả cao vì các
lý do sau:
- Đây là một quá trình giúp cho hai bên XĐ dễ dàng hiểu nhau hơn, tức làcác bên đều có thể kiểm soát được quá trình XĐ và họ là quan tòa của chính họtrong việc phán quyết và giải quyết XĐ
- Phương pháp này luôn đưa ra cách giải quyết căng thẳng Người trung giankhông quan tâm đến việc ai phải, ai trái hay ai được ai mất, mà quan tâm đến một
sự thỏa thuận chung đáp ứng cho nhu cầu của hai phía
- Tăng cường cơ hội cho những thỏa thuận tiếp theo Cơ hội cho sự thành công
là rất cao bởi vì thỏa thuận đạt được dường như ảnh hưởng đến cả nhu cầu của đôi bêntrong những thời điểm hiện tại và cả trong thời điểm tương lai
Biện pháp trung gian hòa giải với những ưu điểm của nó đã trở thành quenthuộc và được sử dụng phổ biến trong việc giải quyết XĐTL ở thiếu niên với cha
mẹ Tuy nhiên, biện pháp này bao giờ cũng cố gắng đưa đến kết quả hai bên cùngthắng Đồng thời, người trung gian hòa giải khi tiến hành giải quyết XĐTL khôngnên chỉ trích, đổ lỗi cho một bên nào, không nên tìm xem ai sai ai đúng mà họ nênlắng nghe hai bên giải thích và sau đó giúp trẻ giải quyết XĐ của chúng
1.5.5.3 Xây dựng bầu không khí GĐ hòa thuận, sẻ chia, yêu thương nhau
Bầu không khí tâm lý GĐ luôn hòa thuận, trong đó có sự thống nhất vềcách thức giáo dục con cái ở cha và mẹ sẽ có một tác dụng rất lớn đối với việchạn chế các XĐTL của thiếu niên trong quan hệ với cha mẹ Thiếu niên sẽ cảm
Trang 38nhận được hơi ấm từ phía GĐ, cha mẹ, cảm thấy mình được tôn trọng, tin yêu thìmâu thuẫn hay bất đồng sẽ hiếm khi xảy ra giữa thiếu niên với cha mẹ.
Tiểu kết chương 1
XĐTL nói chung và XĐTL của thiếu niên nói riêng là một trong những vấn
đề đã và đang được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Tuynhiên, khía cạnh XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ trong các GĐ có quy mô khácnhau còn ít được các tác giả quan tâm nghiên cứu Vì vậy, chúng tôi quyết định thựchiện đề tài này
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựa trên những khái niệm cơ bản sau:
- XĐTL là sự va chạm hay đấu tranh giữa những xu hướng tâm lý khác nhau
trong một cơ cấu thống nhất của các cá nhân khác nhau hay trong bản thân một chủ thể.
- XĐTL của thiếu niên trong quan hệ với cha mẹ là sự va chạm, đụng độ, chống đối lại cha mẹ khi giữa thiếu niên với cha mẹ xuất hiện những khuynh hướng đối lập nhau, không tương hợp nhau, do sự khác biệt về định hướng giá trị, nhu cầu, sở thích, tình cảm và thói quen của các em với cha mẹ trong cuộc sống Những XĐTL ngày thường dẫn đến làm cho trẻ ít cởi mở, có xu hướng thu mình hay những hành vi gây hấn trong quan hệ với mọi người xung quanh, làm cho quá trình xã hội hóa của các em diễn ra khó khăn.
Với đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ trong những quy mô gia đình khác nhau (GĐ
có 1 con, 2 con và 3 con trở lên).
XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ có ý nghĩa hai mặt, nó có thể là động lựccủa quá trình phát triển nhưng có thể kìm hãm sự phát triển của cá nhân cũng nhưcủa xã hội Điều này không chỉ phụ thuộc vào tính chất của XĐ mà còn phụ thuộcrất nhiều vào cách giải quyết XĐ
Điều hòa XĐTL ở thiếu niên là vấn đề cần được quan tâm vì nó tạo điều kiệncho quá trình xã hội hóa ở các em được diễn ra tốt hơn
Trang 39Chương 2 TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổ chức nghiên cứu
2.1.1 Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, căn cứ vàonhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định tập trung vào các nộidung nghiên cứu cơ bản sau đây:
+ Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, xác định những khái niệm cơ bản có liênquan đến luận văn như: XĐ, XĐTL, XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ…
+ Xác định các biểu hiện XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ: hình thức biểuhiện và mức độ biểu hiện XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ
+ Xác định những nguyên nhân dẫn đến XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ
2.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu
- Mẫu điều tra thăm dò
Để xây dựng giả thuyết khoa học và khách thể nghiên cứu và xác định cácphương pháp nghiên cứu, chính xác hóa công cụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôitiến hành thăm dò 21 cặp phụ huynh và thiếu niên, trong đó có 9 nam và 12 nữ Vềnghề nghiệp 3 GĐ cha mẹ đều là nông dân, 5 GĐ cha mẹ kinh doanh tự do, 2 GĐcha mẹ đều làm giáo viên và còn lại cha mẹ không cùng nghề với nhau
Bên cạnh đó, xuất phát từ mục tiêu của đề tài là nghiên cứu XĐTL giữa cácgia đình có quy mô khác nhau, chúng tôi đã thăm dò thông tin trên 225 học sinh về
số lượng con trong GĐ các em ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 và chọn ra 35 học sinh trong
GĐ 1 con, 35 học sinh trong GĐ 2 con và 35 học sinh trong GĐ 3 con trở lên đểtiến hành cho nghiên cứu đại trà
- Mẫu điều tra đại trà
Mẫu điều tra đại trà là số thiếu niên và cha mẹ được nghiên cứu nhằmphát hiện thực trạng XĐTL giữa thiếu niên với cha mẹ và các yếu tố ảnh hưởngđến thực trạng đó Số lượng học sinh được nghiên cứu là 105 học sinh từ lớp 6đến lớp 9 và 105 phụ huynh (cha hoặc mẹ) của các em Tỉ lệ phân bổ như sau:
Trang 40Mẫu khách thể phỏng vấn là 12 cặp thiếu niên và cha mẹ trong cả 3 quy mô
GĐ khác nhau Những cặp thiếu niên và cha mẹ này được chọn trong 105 cặp thiếuniên và cha mẹ trong mẫu điều tra đại trà
- Mẫu quan sát
Mẫu quan sát là 3 cặp thiếu niên và cha mẹ của các em (hỗ trợ cho nghiêncứu các trường hợp điển hình)
2.1.3 Địa bàn nghiên cứu
Trường THCS Cổ Nhuế là ngôi trường đặt tại huyện Từ Liêm – Hà Nội Đây
là khu vực mà người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, buôn bán, một số ít
đi làm thuê nhiều công việc khác nhau Trước kia đời sống người dân ở đây cònthấp, giờ đã khá hơn trước rất nhiều Việc giao tiếp, ứng xử văn minh của người dâncũng chưa cao Vì vậy, hầu như các bậc phụ huynh vẫn không ý thức được tầmquan trọng của việc tiếp xúc, giao tiếp thường xuyên với con trong GĐ
Về phía nhà trường, đây là ngôi trường đã trải qua hơn 50 năm xây dựng vàtrưởng thành Trường THCS Cổ Nhuế đã có một bề dày thành tích dạy và học,nhiều năm liền được công nhận là trường tiên tiến, chi bộ Đảng trong sạch vữngmạnh, công đoàn cơ sở vững mạnh Năm 2009 trường vinh dự được nhận danhhiệu trường chuẩn Quốc gia
Liên đội THCS Cổ Nhuế là liên đội có bề dày thành tích trong công tác đội
và phong trào thiếu nhi của huyện Từ Liêm với nhiều năm liền đạt liên đội mạnhcấp Huyện và Thành phố
Nhà trường đã phối hợp với hội cha me học sinh giáo dục đạo đức cho các
em đặc biệt là các em học sinh chậm tiến Kết quả có 45/47 em học sinh chậm tiến
có tiến bộ không còn tình trạng học sinh đánh nhau, vi phạm nội quy nhà trường
Trong năm học qua, liên đội đã tiến hành kiểm tra nếp sống văn minh 5 đợt