Một số công trìnhnghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể kể đến như sau: Các công trình viết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm như: Năm 1991, nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất củ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Đăng Sinh
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN !
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa Triết học - Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo - PGS.TS Trần Đăng Sinh.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thư viện: thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện trường Đại học Sư phạm Hải Phòng, thư viện thành phố Hải Phòng và nhiều cá nhân bạn bè đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu để hoàn thành luận văn Đặc biệt tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của quý thầy cô và các bạn!
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả
Đỗ Thị Minh Ngọc
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
3 Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
4 Những luận điểm cơ bản và những đóng góp mới của đề tài 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Kết cấu của luận văn 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM 7
1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề văn hóa tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm 7
1.1.1 Điều kiện kinh tế -xã hội 8
1.1.2 Tiền đề văn hóa tư tưởng 16
1.2 Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm 30
1.2.1 Cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm 30
1.2.2 Sự nghiệp chính trị và văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm 37
Tiểu kết chương 1 46
Chương 2:TƯ TƯỞNG VỀ BẢN THỂ, NHÂN SINH CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 47
2.1 Tư tưởng về bản thể của Nguyễn Bỉnh Khiêm 47
2.1.1 Tư tưởng về vũ trụ 47
2.1.2 Tư tưởng về tự nhiên 63
2.2 Tư tưởng về nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm 68
2.2.1.Tư tưởng triết học về con người 68
Trang 42.2.2.Tư tưởng về chính trị - xã hội 80
2.3 Giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử triết học Việt Nam 85
2.3.1 Giá trị của tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử triết học Việt Nam 85
2.3.2 Hạn chế của tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử triết học Việt Nam 88
Tiểu kết chương 2 92
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 5Với hàng ngàn năm lịch sử, tư tưởng, truyền thống văn hóa, phong tụccủa dân tộc Việt Nam đã để lại cho ta biết bao niềm tự hào Các tư tưởng vềchính trị, xã hội, về con người, về giới tự nhiên được thể hiện nhiều qua vănhọc dân gian, qua thơ văn, qua các tác phẩm văn học, lịch sử mà ông cha ta đểlại khá đồ sộ.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam có nhiều nhà văn hóa, nhà thơ lớn củadân tộc được cả thế giới công nhận Song, có một điều đáng lưu ý là chúng tahiếm có một tác phẩm nào là tác phẩm triết học, cũng như hiếm có một nhàtriết học chuyên biệt nào như ở Trung Quốc, Ấn Độ, hay ở phương Tây
Vậy, ở Việt Nam có triết học hay không? Có nhiều ý kiến khác nhau.Chẳng hạn Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng cho rằng ở Việt Nam không cótriết học, triết học Việt Nam chỉ là sự bắt chước, thậm chí là bắt chước khôngđầy đủ Nhưng cũng có người khẳng định Việt Nam có triết học Bản thângiáo sư Vũ Khiêu là người đã dày công nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Namcho rằng: nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam thực chất là nghiên cứu lịch
sử triết học Việt Nam, Việt Nam có triết học mặc dù không có những trườngphái triết học lớn như ở Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc nhưng chúng ta có tưtưởng triết học được thể hiện xen kẽ qua các vấn đề văn học, đạo đức, lịch sử,chính trị, xã hội… Vấn đề đặt ra là chúng ta phải biết chắt lọc, tìm tòi để thấy
Trang 6Nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam chúng ta phải kể đến những têntuổi lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm … Họ khôngchỉ là nhà thơ, nhà văn mà còn là nhà giáo dục, nhà quân sự đại tài Những tưtưởng thiên tài của họ đã rọi sáng cả bầu trời triết học Việt Nam.
Người Việt Nam phải thông sử Việt Nam Là một người con của thànhphố Hải Phòng, tôi cũng có tham vọng được hiểu rõ về lịch sử của thành phốmình với những con người kiệt xuất Một trong những người con ưu tú củathành phố Hải Phòng là Nguyễn Bỉnh Khiêm “Trạng trình Nguyễn BỉnhKhiêm là một nhà thơ, nhà văn, một thầy giáo, một nhà triết học, một nhà dựbáo, một danh nhân văn hóa như cây đại thụ bóng trùm cả thế kỷ XVI” - LờiTổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mườikhi về thăm khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là niềm
tự hào của thành phố Cảng mà còn là niềm tự hào chung của cả dân tộc Tấmlòng yêu nước thương dân tha thiết, nhân cách cao cả cùng với tri thức uyênbác và tài năng sáng tạo đã tạo nên sự nghiệp uy tín và ảnh hưởng rộng lớncủa ông đến nay chúng ta vẫn rất đỗi tự hào, trân trọng
Xưa nay, khi nói về ông người ta thường bàn về những giá trị văn hóanghệ thuật còn về ý nghĩa triết học được thể hiện qua các tác phẩm ấy songchưa có một công trình nào thực sự chuyên sâu Cuộc đời sự nghiệp củaNguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại rất nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau
cả bằng chữ Hán và chữ Nôm Các tác phẩm như: Bạch Vân am thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, hay Trung Tân quán bi ký… không chỉ là các tác phẩm
văn học mà nội dung của nó còn mang ý nghĩa triết học sâu sắc
Lịch sử trôi qua với biết bao thăng trầm song tư tưởng triết học NguyễnBỉnh Khiêm vẫn còn nguyên những giá trị mang tính thời đại của nó Nghiêncứu tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm giúp ta tìm ra được những giá trịtrong tư tưởng, thêm thông hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn BỉnhKhiêm, qua đó thêm tự hào, thêm yêu thương quê hương đất nước mình
Trang 7Đó chính là lý do khiến tác giả chọn đề tài “Tư tưởng triết học Nguyễn
Bỉnh Khiêm” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn Cuộc đời và
sự nghiệp của ông là tấm gương sáng mà chúng ta cần học hỏi, noi theo.Trong hành trình nghiên cứu, học hỏi tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cónhiều công trình nghiên cứu nhưng chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực văn học
và lời sấm Các công trình mang tính triết học có rất ít Một số công trìnhnghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể kể đến như sau:
Các công trình viết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm như:
Năm 1991, nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hội đồng lịch sử Hải Phòng và Viện Văn học đã xuất bản cuốn “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm” Đây là một tập hợp những bài viết sâu sắc về Nguyễn
Bỉnh Khiêm của các nhà khoa học dưới nhiều góc độ khác nhau trong đó chủyếu ghi lại chặng đường và những đóng góp to lớn của Nguyễn Bỉnh Khiêmđối với văn học và lịch sử dân tộc
Cũng trong năm này, Bộ Văn Hóa thông tin và truyền thông cùng Viện
khoa học xã hội công bố cuốn sách “Nguyễn Bỉnh Khiêm - Danh nhân văn hóa” Đây là một công trình được đánh giá rất cao và là nguồn tư liệu quý giá
cho các công trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này
Năm 2003, tác giả Nguyễn Hữu Sơn biên soạn cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ triết lý thế sự ” ( Nhà xuất bản Trẻ - Hội nghiên cứu và giảng
dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh) Ở tác phẩm này, ngoài việc nghiên cứu
về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả còn chỉ ra một số triết
lý thể hiện qua thơ của ông Cuốn sách “Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác
Trang 8phẩm” của Trần Thị Băng Thanh và Vũ Thanh Huyền (2001) - Nhà xuất bản
Giáo dục là một tập hợp các bài viết từ trước tới nay của các nhà khoa họcviết về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở nhiều góc độ và phương diện khác nhau
Từ những trang sách này ta có được cái nhìn khái quát về cuộc đời và
sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Về tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một số công trình sau:
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Bá Cường - Học viện khoa học xã hội và
nhân văn Việt Nam năm 2011 “Vấn đề con người và giáo dục con người trong tư tưởng của Nguyễn Trãi - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Ngô Thì Nhậm”.
Luận án này đã có sự nghiên cứu sâu sắc và đưa ra được những nhận địnhđánh giá về tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trãi - Nguyễn Bỉnh Khiêm - NgôThì Nhậm
Cuốn sách “Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà thơ triết lý” của Lê Trọng
Khánh và Lê Anh Trà, xuất bản năm 1957 - Nhà xuất bản Văn hoá
Năm 1992 Trung tâm Hán Nôm thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn
sách “Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử triết học Việt Nam”.
Trong cuốn sách về Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1 của Nguyễn Tài Thư xuất bản năm 1993 và Lịch sử tư tưởng Việt Nam của tác giả Trần
Nguyên Việt - xuất bản năm 2004 đã đề cập đến những tư tưởng triết học ViệtNam trong đó có tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tạp chí Triết học học số 1 - tháng 3/1986 có bài viết: “Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà tư tưởng tiêu biểu của thế kỷ 16” của Nguyễn Tài Thư đã phác
thảo khái quát nhất những tư tưởng tiêu biểu như thế giới quan triết học, tưtưởng chính trị, xã hội, đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thờicũng chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ấy trong tư
Trang 9tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm mang tính triết lý
-triết học của Trần Nguyên Việt như: “Tư tưởng về -triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm”, “Vấn đề con người trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã góp phần giúp chúng ta hiểu rõthêm về con người - sự nghiệp và quan điểm tư tưởng của Nguyễn BỉnhKhiêm, tuy nhiên chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu tư tưởng triết họcNguyễn Bỉnh Khiêm thật đầy đủ Vì vậy, ở luận văn này tác giả muốn đi sâutìm hiểu, phân tích, làm rõ tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm mộtcách hê thống và đầy đủ
3 Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của đề tài
a Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn trên cơ sở phân tích và làm sáng tỏ nội dung tư tưởng triếthọc Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thơ văn của ông, chỉ ra những giá trị và hạnchế trong tư tưởng triết học của ông
b Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua thơ văn của ông
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tư tưởng triết học về bản thể vànhân sinh, về chính trị - xã hội trong tư tưởng triết học của Nguyễn BỉnhKhiêm
4 Những luận điểm cơ bản và những đóng góp mới của đề tài
a Những luận điểm cơ bản
Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên luận văn tập trung làm rõnhững luận điểm sau:
Thứ nhất, luận văn tập trung làm rõ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tư
tưởng, nhà triết học… tiêu biểu của Việt Nam thế kỷ XVI, tư tưởng triết học
Trang 10Thứ hai, luận văn đi vào luận giải và làm rõ tư tưởng triết học trong
thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm bao gồm: Tư tưởng triết học về bản thể, vềnhân sinh và về chính trị, xã hội, từ đó rút ra giá trị, hạn chế, ý nghĩa tưtưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với sự phát triển lịch sử tư tưởngtriết học Việt Nam
b Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm,luận văn góp phần làm rõ hơn nội dung tư tưởng triết học Nguyễn BỉnhKhiêm, chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học Nguyễn BỉnhKhiêm, rút ra ý nghĩa tư tưởng triết học của ông đối với lịch sử tư tưởng triếthọc Việt Nam
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu phục vụ giảng dạy cácmôn Lịch sử, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Triết học Việt Nam, Văn hóa học…
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra còn sử dụng cácphương pháp nghiên cứu cụ thể như: Lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp,diễn dịch, quy nạp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa … nhằm sắp xếpluận giải, phân tích một cách đúng đắn, khoa học, các tư tưởng triết học trongthơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn gồm 2 chương, 5 tiết
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề văn hóa tư
tưởng cho sự hình thành tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tồn tại xã hội quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức xãhội, tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau Tồn tại xã hội như thế nàothì ý thức xã hội như thế ấy Các Mác và Ăngghen đã chứng minh rằng, đờisống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sốngvật chất, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bảnthân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm tronghiện thực vật chất Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng tồn tại xã hộiquyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụthuộc vào tồn tại xã hội Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sảnxuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm vềchính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa nghệ thuật sớm muộn sẽbiến đổi theo Cho nên, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng tathấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là donhững điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định
Điều đó có nghĩa là: ta không thể đi tìm nguồn gốc của ý thức, tư tưởngtrong chính bản thân nó mà phải tìm trong hiện thực vật chất, trong đời sống
xã hội đó Tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không phải làmột ngoại lệ Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với những thăng trầmbiến đổi của thế kỷ XVI Vì vậy, tư tưởng thái độ của ông đều mang dấu ấn
Trang 12sâu đậm của thời cuộc.
1.1.1 Điều kiện kinh tế -xã hội
Cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, nhà Lê bắt đầu bước vào thời kỳ suythoái, kéo theo sự rối ren của tình hình chính trị, xã hội với sự tranh chấpquyền lực của các thế lực khác nhau Chỉ trong vòng 24 năm (1503 - 1527)nhà Lê thay đổi đến 6 ông vua Trong nội bộ giai cấp thống trị có sự mâuthuẫn ngày càng trầm trọng, chúng gây ra chiến tranh để tranh giành quyềnlực và địa vị lẫn nhau Xã hội Việt Nam đương thời vô cùng rối ren phức tạp
“Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn phân tranh” Thời kỳ này cũng chính là thời kỳ caitrị của hai ông vua thối nát nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam đó là Lê
Uy Mục (1505 - 1509) và Lê Tương Dực (1509 - 1516) Sự bất tài vô dụngcủa hai vị vua này đã kéo theo hàng loạt những bất ổn của xã hội
Năm 1505, Lê Uy Mục được Thái Hậu Nguyễn Thị và hoạn quanNguyễn Như đưa lên làm vua sau khi Lê Thuần (Túc Tôn) qua đời không
có con nối ngôi Khi nhìn thấy Uy Mục, tướng Thiên Tích nhà Minh làmthơ đề rằng:
“An Nam tứ bách vận vưu trưởng Thiên ý như hà giáng quỷ vương”
Nghĩa là vận nước Nam còn dài tới 4000 năm, ý trời thế nào mà lại giángsinh vua quỷ Lê Mục lên ngôi, triều đình mất hết vai trò, nhà vua tích cực laovào ăn chơi hưởng lạc Người đương thời gọi ông ta là vua quỷ Uy Mục làngười u tối, lại có tật ham dâm hiếu sát “Vua từ sau khi lên ngôi, đêm nào cũngcùng với cung nhân uống rượu vô độ, ai say thì giết” [24; 777] “Vua còn dung
túng họ hàng, quốc thích, hoạn quan lộng hành” “Làng Hoa Lăng (quê mẹ nuôi
vua), làng Nhân Mục (quê vợ vua), Làng Phù Chẩn (quê mẹ đẻ vua) đều chuyênquyền cậy thế, dìm hãm thần liêu, có khi vì tư ý mà giết hại sinh dân, có khidùng ngón kín mà yêu sách tiền của; phàm súc vật hoa màu của dân đều cướp
Trang 13cả, cùng nhà dân ai có đồ lạ vật quý thì đánh dấu chữ vào để lấy” [24; 777].
Trước sự thối nát của triều chính và sự ngu dốt độc ác của Lê Uy Mụccuối năm 1509, Nguyễn Văn Lang cùng bọn quý tộc bị trục xuất khỏi triềuđình đã nổi quân ở Thanh Hóa và rước Lê Oanh lên làm minh chủ Chúng tiến
ra kinh đô giết Lê Uy Mục, lập Lê Oanh lên làm vua - tức Lê Tương Dực (1509
- 1576) Tuy nhiên, Tương Dực cũng đồi bại không kém làm cho xã hội ngày
càng tiêu điều Khi mới lên ngôi Lê Tương Dực cũng “ban hành giáo hóa, cẩn
thận hình phạt”, song do bản chất ham chơi, không quyết đoán cho nên saunày xã hội cũng loạn Trước tình hình đó, Khởi Phục Tả thị Lang Lại bộ LươngĐắc Bằng đã dâng vua 14 kế sách trị bình Tuy nhiên, bất chấp lời khuyên bảocủa quần thần Vua Tương Dực vẫn làm những việc xa xỉ chưa từng có LêTương Dực bắt Vũ Như Tô đốc thúc dân chúng phải xây một ngôi điện 100nóc, xây một ngôi đài gọi là Cửu trùng Đài Việc xây dựng đã làm chết rấtnhiều dân, nhân dân phục dịch mấy năm chưa xong Lê Tương Dực cũng vôcùng bạo ngược và hoang dâm Hắn bắt nhân dân đóng rất nhiều thuyền đẹp đểvua bắt những mỹ nữ chèo thuyền cho hắn rong chơi trên Hồ Tây … Tất cảnhững điều này đã khiến triều chính nhiễu nhương nhân dân căm hận, đất nướcsuy yếu Chính sứ giả nhà Minh khi ngắm long nhan vị An Nam quốc vương
đã nhận xét: “Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người thì căng, tính hiếudâm như tướng lợn, loạn vong sẽ không bao lâu” [3; 195]
Có lẽ chính lối trị vì thối nát này của những ông “vua quỷ”, “vua lợn”của triều Lê mà Nguyễn Bỉnh Khiêm dù đã mang một lòng “ưu đời ái quốc”
và “một bồ kinh sách” nhưng ông không ra thi thố và làm quan mà chấp nhận
ở quê nhà dạy học tuy trong lòng vẫn canh cánh một ước mơ “ước một tôihiền chúa thánh minh”
Để chống lại sự áp bức quá nặng nề và phần nào mong thoát khổ, nhiềucuộc khởi nghĩa nông dân trong đó có sự tham gia của nhiều sĩ phu và quan
Trang 14lại đã diễn ra Tiêu biểu nhất ở thời kỳ này là cuộc khởi nghĩa của Trần Cao(1516 - 1521) Bên ngoài triều thì nông dân khởi nghĩa, bên trong triều thì nội
bộ rối ren, chia bè kết đảng nhằm tranh giành quyền lực Phái Trịnh Duy Sảnđại diện cho họ ngoại chuyên quyền Phái Nguyễn Hoàng Dụ phòng thủ kinhthành, lũng đoạn triều đình, tìm cách thâu tóm quyền lực
Giữa năm 1516, Trịnh Duy Sản liên kết với Lê Quảng Độ lập mưu giếtchết Lê Tương Dực Cái chết của Tương Dực khiến cục bộ triều đình càngphân chia gay gắt Bên đòi đưa Quang Trị lên làm vua, bên muốn lập Lê Ỷ
Sự tranh chấp đã gây nên cái chết cho Quang Trị sau khi lên ngôi vua được 5ngày Sau đó Lê Ỷ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Lê Chiêu Tông (1516 -1522) Nhân cơ hội hỗn loạn của triều đình trước, Mạc Đăng Dung - một võquan của triều đình đã thừa cơ cướp ngôi nhà Lê, lập lên nhà Mạc vào năm
1527 Nhà Mạc ra đời và tồn tại trong thế chênh vênh, yếu đuối không chỉ do
sự đe dọa của nhà Minh, do không được lòng dân mà còn bởi áp lực nặng nềcủa các sĩ phu “trung thần bất sự nhị quân”
Khởi đầu một triều đại mới trong bối cảnh chính trị, xã hội có nhiều bất
ổn, nhà Mạc đã tập trung tổ chức lại bộ máy quan lại vốn rất rệu rã hòng củng
cố chính quyền và kỷ cương đất nước Hệ thống pháp luật vốn đã khá hoàn bị
từ thời nhà Lê về cơ bản vẫn được duy trì thực hiện Đồng thời Mạc ĐăngDung cũng không thực hiện một cuộc tàn sát hay trả thù nào đối với con cháunhà Lê như các triều đại trước Ông ban lệnh đại xá thiên hạ, phong chức tướccho các cựu thần nhà Lê theo mình Ông cũng tiến hành chấn chỉnh lại quânđội để bảo vệ đất nước Đối với nhà Minh, nhà Mạc hết sức né tránh việcđụng độ, gây chiến tranh, thậm chí còn xuống nước và tự nguyện cống nạpcủa cải, đất đai
Sau 3 năm trị vì đất nước, Mạc Đăng Dung nhường lại ngôi vua chocon trai trưởng là Mạc Đăng Doanh Như vậy, trong 5 năm đầu nhà Mạc đã
Trang 15có nhiều cố gắng trong việc ổn định tình hình chính trị, xã hội Vì vậy sử cũ
đã ghi “từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêmkhông còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về Trong khoảng vàinăm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, đượcmùa liên tiếp, trong cõi tạm yên” [27; 41]
Những cố gắng của nhà Mạc đã đem lại sự thay đổi tích cực trong đờisống xã hội Song nhà Mạc ra đời cũng làm nảy sinh mâu thuẫn quyết liệtgiữa Lê - Trịnh - Mạc mà đứng đầu là Nguyễn Kim Nguyễn Kim bí mật xâydựng lực lượng và chiếm cứ từ Thanh Hóa trở vào Được con rể là TrịnhKiểm giúp đỡ lập nên nhà Lê Trung Hưng Vì nhà Lê ở Thanh Hóa nên saunày được các sử gia gọi là Nam Triều để đối lập với nhà Mạc đóng ở ThăngLong gọi là Bắc Triều
Năm 1545, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, người lên thay là Trịnh Kiểmtiếp tục cuộc đấu tranh với nhà Mạc Từ đây nhà Trịnh kế vị nhau nắm quyềnchi phối triều đình Nhân dân bị lôi vào cuộc chiến giành quyền lực của haithế lực phong kiến là Nam Triều và Bắc Triều Cuộc nội chiến Nam - Bắctriều kéo dài gần 50 năm với rất nhiều cuộc chiến lớn nhỏ Cuối cùng nhàTrịnh thắng, nhà Mạc phải rút lên Cao Bằng Trước cảnh đất nước suy tàn,triều đình hỗn loạn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đau xót thốt lên:
“Thái hòa vũ trụ bất Ngu, Chu
Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù Xuyên huyết sơn hài tùy xứ hữu Duyên ngư tùng tước vị thùy khu Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã Hậu họa khu phòng nhập thất khu Thế sự đáo đầu hư thuyết trước Túy ngôn trạch bạn nhiệm nhàn du”
Trang 16(Ngụ ý) [17; 12]Dịch nghĩa
“Nong sông nào phải buổi bình thời, Thù đánh nhau chi khéo nực cười.
Cá vực chim rừng ai khiến đuổi Núi xương, sông máu thảm đầy nơi Ngựa phi chắc có lần quay cổ Thú dữ nên phòng lúc cắn người Ngán ngẩm việc đời chi nói nữa Bên đầu say hát nhởn nhơ chơi”
Có thể nói, nét nổi bật trong đời sống chính trị của Việt Nam thế kỷXVI là sự đứt gãy của chế độ phong kiến dưới sự phân chia chính trị của cáctập đoàn Gánh nặng lại trút lên đầu nhân dân đồng thời nó cũng làm cộmthêm những nét suy tư trên vầng trán các sĩ phu yêu nước thế kỷ này
Trong thời gian chiến tranh nổ ra, giang sơn bị cắt xẻ, mỗi thế lực hùng
cứ một phương: nhà Mạc chiếm cứ vùng Bắc Bộ, vua Lê chúa Trịnh cát cứ từThanh - Nghệ đến Thuận Quảng, anh em Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên chiếm
cứ miền Tây Bắc Tuyên Quang Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểnkinh tế, giao thương văn hóa giữa các vùng miền Hơn nữa triều đình phongkiến chỉ mải lo tập hợp lực lượng, chú trọng xây dựng quân đội không chăm
lo đến trị thủy, đắp đê nên lũ lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra Năm 1530 ở ThanhHóa đói to, Thăng Long nhiều năm vỡ đê
Tuy tình hình chính trị, xã hội ở thế kỷ XVI có nhiều rối ren song cáctriều đình phong kiến vẫn cố gắng duy trì chế độ khoa cử Nhà Mạc trong thờigian trị vì 1527 - 1592 đã tổ chức 22 kỳ thi, lấy 485 tiến sỹ, 13 trạng nguyên
để giúp nước, căn cứ trên tiêu chuẩn của Nho gia Nhà Lê trị vì gần 100 năm
đã mở được 31 kỳ thi Hội tuyển được 647 tiến sỹ Nhà Mạc duy trì 3 năm mở
Trang 17một khoa thi Năm 1532, mặc dù bị Trịnh Tùng đánh cướp Thăng Long songnhà Mạc vẫn tổ chức khoa thi cuối cùng Điều này cho thấy sự nỗ lực của nhàMạc trong sự thu hút, tìm kiếm nhân tài cũng như sự cố gắng trong sự khôiphục và xây dựng đất nước.
Cũng chính vì những chính sách tiến bộ của nhà Mạc mà năm 1535, khi
đã 44 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết định đi thi Ông đỗ đầu kỳ thi và trởthành trạng nguyên ở tuổi ngoài 40 Sau khi đỗ trạng nguyên ông hăng hái ralàm quan với nhà Mạc với mong muốn đem hết tài năng trí tuệ của mình đểgóp phần xây dựng đất nước đẹp giàu Ngược lại, các vua Mạc cũng hết sứckính trọng, trọng đãi Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tình hình chính trị, xã hội rối ren của thế kỷ XVI với đặc điểm nổi bậtnhất là sự phân chia lãnh thổ Đàng trong - Đàng ngoài, sự phân chia quyềnlực Nam - Bắc triều đã làm cho tình hình kinh tế đất nước có sự ảnh hưởngđậm nét Suốt cả thế kỷ XVI, nội chiến diễn ra liên miên nhằm tranh giànhphân chia quyền lực giữa các thế lực phong kiến trong nước Cuộc chiến ấy
đã lôi kéo làm hao tốn biết bao nhiêu sức người, sức của Chính vì thế mà đờisống kinh tế của người dân vô cùng khốn khổ, nền sản xuất nông nghiệp bịgiảm sút nhiều Bọn vua quan không còn chăm lo nhiều đến việc phát triểnnông nghiệp như thời vua Thái Tổ, Thái Tông nữa Đê điều không được quantâm, ruộng đất bị bỏ hoang, hoặc bị chiếm hữu thành ruộng tư Thêm nữa làchính sách sưu cao thuế nặng khiến cuộc sống người dân càng thêm khốnđốn Cảnh chết đói, bần cùng diễn ra khắp mọi nơi
Tình hình công thương cũng có sự phát triển nhờ có sự giao lưu buôn bánvới nước ngoài tuy nhiên sự phát triển đó còn rất nhỏ nhoi bởi sự đè nặng củachế độ phong kiến Chế độ thuế má thì phiền hà, chế độ công nghệ thì quandoanh và chế độ công tượng đã làm mất hứng thú của sự sản xuất, chế độ thuếthổ sản lại càng phá hoại lực lượng sản xuất “Thuế thổ sản trung thu hà lạm
Trang 18khiến người ta cùng kiệt không nộp nổi, khốn đốn đến phải bỏ nghề Có người vìthuế sơn mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế lụa mà phải hủy khung cửi, thuthuế gỗ mà người ta bỏ rìu búa, thu thuế cá mà người ta bỏ lưới chài, thu thuếmật thì bỏ mía, thu thuế bông chè thì vườn tược bỏ hoang” [8].
Trong thời kỳ này nhà nước có phát triển nghề khai mỏ để đúc đồng, đúctiền, một phần phục vụ cho cuộc sống xa xỉ của vua chúa, mặt khác để lưuthông buôn bán Tầng lớp phú thương cũng xuất hiện trong quá trình buôn bánvới thương gia ngoại quốc, tuy nhiên họ chưa trở thành một lực lượng có tínhchất cách mạng Sự phát triển của quá trình buôn bán đã tạo nên một diện mạomới cho xã hội, đồng tiền đã làm đảo lộn trật tự xã hội, làm thay đổi nhận thứccon người, con người chỉ biết chạy theo cái lợi ích tầm thường, chỉ biết nịnh bợ
kẻ lắm tiền nhiều của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết:
“Còn bạc còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết gạo hết ông tôi”
(Thói đời) [18; 162]Hay:
“Thớt có tanh tao ruồi đậu đến Ang không mật mỡ kiến bò chi”
(Thơ Nôm, bài 53) [26; 246]
Đồng tiền là trên hết, đè bẹp tất cả:
“Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười
Có của thì hơn hết mọi lời Người, của lấy cân ta thử nhắc Mới hay rằng của nặng hơn người”
(Thơ Nôm, bài 80) [46; 64]
Trước cảnh suy đồi của đất nước, dưới sự trị vì của “vua quỷ”, “vualợn”, Mạc Đăng Dung đã cướp lấy chính quyền lập ra nhà Mạc với nhiều tiến
Trang 19bộ thay đổi lớn Tuy rằng sự ra đời nhà Mạc là không chính thống nhưngnhững đóng góp của nhà Mạc đối với sự phát triển của xã hội Việt Namđương thời cũng là điều mà sử sách cần ngợi ca Dưới sự trị vì đất nước củaMạc Đăng Dung, vào những năm 30 của thế kỷ XVI nhà Mạc đã tạo ra đượcmột thời kỳ ổn định và phát triển của xã hội, một xã hội đương thời bình an,yên ổn, không có trộm cướp, đạo tặc, đời sống người dân no đủ.
Về đối nội, ngay từ khi lên cầm quyền Mạc Đăng Dung đã thực hiệncải cách rộng đất nhằm ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đấtnước Năm 1528, Mạc Đăng Dung đã giao cho Nguyên Quốc Hiến xem xét,điều chỉnh lại các chính sách liên quan đến điền chế và lộc chế Dưới sự caitrị của cha con Mạc Đăng Dung, chính sách quân đội cũng được chú trọng, anninh ổn định Việc đắp đê trị thủy được coi trọng Chú trọng phát triển kinh tếtrên lưu vực sông như Sông Hàn và sông Kinh Thầy Vì thế “bấy giờ đượcmùa, nhà nhà no đủ, trong nước gọi thời ấy là bình trị” [8] “Mấy năm liềnđều được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn” “Trúng mùa luôn, thóc,gạo rẻ hơn, thuế nhẹ đi ít, ai nấy đều no đủ, thư thái, lại thêm tư pháp nghiêmminh, quan lại liêm cần, trộm cắp mất tăm, đêm không nghe thấy tiếng chósủa, đi đường không ai nhặt của rơi” [47]
Thủ công nghiệp thời nhà Mạc cũng có nhiều chuyển biến tích cực.Một số nghề thủ công thời này khá nổi tiếng cả trong và ngoài nước như: đồgốm, khắc đá, đúc tiền Làm gốm là nghề có truyền thống lâu đời Ở thời nàynhiều làng chuyên làm gốm đã hình thành như Bát Tràng (Gia Lâm), ChuĐậu (Nam Sách - Hải Dương), Hợp Lê (Bắc Giang) … Đồ gốm rất đa dạngphong phú: bát đĩa, khay trà, ấm chén, lọ hoa, các đồ thờ cúng … tất cả đềuđược làm rất tinh xảo và trang trí hoa văn theo đơn đặt hàng, đáp ứng nhu cầu
cả giới quý tộc và bình dân Sự phát triển các nghề thủ công cũng thúc đẩythương nghiệp phát triển Nhiều trung tâm kinh tế lớn đã xuất hiện như chợ
Trang 20Tứ Kỳ Hải Dương (1542), Cẩm Viên Vĩnh Phúc (1590), Chợ Thế Lai Thừa Thiên Huế … Bên cạnh đó, nhờ cơ chế thông thương đối với thươngnhân nên việc giao thương diễn ra dễ dàng và thường xuyên, hàng hóa thủcông được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ ĐàoNha v.v…
-Như vậy, tuy bị coi là “ngụy triều” song với những thành tựu mà ĐạiViệt có được trong thời kỳ cai trị của cha con Mạc Đăng Dung chúng takhông thể không coi trọng vai trò của nhà Mạc trong lịch sử Đây có thể cũng
là lý do, động lực để Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan dưới triều Mạc, sau khinghỉ làm quan vẫn làm cố vấn cho nhà Mạc với mong muốn giúp nhà Mạcthống nhất non sông
1.1.2 Tiền đề văn hóa tư tưởng
Tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm, không chỉ là sản phẩm củađiều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa đương thời mà còn chịu ảnhhưởng của Nho giáo, đạo Lão - Trang và đạo Phật Đúng như một nhà nghiêncứu đã nhận xét “vị tiên sinh họ Nguyễn xuất thân từ cửa Khổng, đi ngangcửa nhà Lão Tử, dạo chơi bên cửa Phật, ngồi suy ngẫm về giáo lý và đạo lýtrong sân Trình và cuối cùng ông lại trở về với ruộng đồng và lũy tre xanh củalàng quê Việt Nam, hay nói khác đi ông đã trở về với dân tộc” [20]
1.1.2.1 Tư tưởng triết học Nho - Phật - Lão
Nho giáo, Phật giáo, Đạo Lão là những nguồn tư tưởng ngoại lai, dunhập vào Việt Nam từ khá sớm Do được bản địa hóa nên chúng nhanh chóngđược người Việt ta đón nhận Cả ba tôn giáo tồn tại song hành cùng lịch sửdân tộc, không có hiện tượng mâu thuẫn, đấu tranh bài xích lẫn nhau Sự cùngtồn tại đó tạo nên hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” Song trong hoàn cảnhchính trị, xã hội đầy biến động, phức tạp như thế kỷ XVI, nhà nước phongkiến sử dụng Nho giáo như một công cụ để trị nước, lấy Nho giáo làm giáo lý
Trang 21nghĩa là Phật giáo vào Đạo Lão bị coi nhẹ hoặc cấm không được hoạt động.
Ảnh hưởng của Nho giáo
Nho giáo do Khổng Tử (Năm 551 - 479 TCN) sáng lập Ông là ngườinước Lỗ thời Xuân Thu Nho giáo có nhiều trường phái Thế kỷ XVI các nhàtri thức của nước ta chịu nhiều ảnh hưởng từ Nho giáo thời Tống
Nội dung cơ bản của Nho giáo: Gồm quan điểm về vũ trụ quan và các tưtưởng về chính trị, xã hội, đạo đức nhằm mục đích xây dựng xã hội có trật tự tôn
ti, đẳng cấp, quản lý xã hội bằng đạo dức, chú trọng đến đường lối đức trị, lễ trị
Về vũ trụ quan, Nho giáo cho rằng trời là lực lượng siêu nhiên có tácdụng chi phối sự tồn tại của con người và vận mệnh của con người Conngười sinh ra là do “thiên mệnh” Từ đó hình thành quan niệm “thiên nhâncảm ứng” nghĩa là giữa con người và trời có thể cảm biết lẫn nhau, liên lạcvới nhau Quan niệm thiên mệnh, hay quan niệm trời sinh ra vạn vật ta có thểbắt gặp trong tư tưởng về vũ trụ của Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn BỉnhKhiêm vận dụng các nguyên lý của Kinh dịch để phát biểu thế giới quan củamình khá nhiều lần trong các bài thơ về các hiện tượng tự nhiên, về thế sự vàthời cuộc diễn ra trong xã hội Thơ của ông đều mô phỏng các quy luật tự
nhiên trong đời sống xã hội Chẳng hạn trong bài “Cảm hứng”, ông mô tả quá
trình sinh thành của vũ trụ và sự hình thành của các nguyên tắc của đời sống
xã hội trên cơ sở các quy luật tất yếu của tự nhiên như:
“Thái cực khi mới bắt đầu phân chia Thì tam tài đã xác định được vị trí của mình.
Nhẹ và trong bay lên tạo thành trời, Nặng và đục lắng xuống thành đất
Ở giữa kết tụ lại thành người.
Cả ba bộ phận ấy đều xuất phát từ một khí” [18;430]
Tâm điểm của Nho giáo chính là học thuyết về đạo đức, đề cao cácmối quan hệ rường cột trong xã hội đó là “tam cương” Ba mối quan hệ
Trang 22rường cột trong xã hội theo quan niệm của Nho giáo đó là quan hệ vua tôi, cha - con, chồng - vợ Trong đó chữ trung được đặt lên hàng đầu trongquan hệ vua - tôi, chữ hiếu cho quan hệ cha - con, chữ nghĩa cho mối quan
-hệ vợ - chồng Nho giáo cũng đề cao phẩm chất của người quân tử, người
có lý tưởng được gói gọn trong “ngũ thường” Ngũ thường ở đây bao gồmNhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín
Sự ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng triết học Nguyễn BỉnhKhiêm ta cũng thấy rõ ở những câu thơ sau:
“Bậc thánh nhân theo khuôn phép của trời Muôn đời lập nên kỷ cương của loài người Noi theo được cái tốt đẹp của ngũ điển.
Trình bày được cái đầy đủ của cửu trù Vua và tôi phải có nghĩa với nhau, Cha và con cái tình thân là tột độ Chồng và vợ kẻ xướng cũng người tùy Anh và em người cưng thì có người dễ Chơi với bạn thì giữ vững điều tín”
(Cảm hứng) [17; 316]Trong tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm chữ Trung, chữ Hiếu vàđạo làm người chính là vấn đề then chốt, chính vì vậy ông đã viết:
“Sang có phận là ơn chúa, Được làm người bởi đức cha”.
(Thơ Nôm, bài 14) [26; 204]
“Dù muốn cái con thêm cái cháu, Chưa quên thờ chúa mấy thờ cha”
(Thơ Nôm, bài 55) [26; 248]
“Bui có một lòng trung với hiếu Mài chẳng khuyết nhuộm chẳng đen”
Trang 23(Thơ Nôm, băi 128) [18; 227]Trong xê hội phong kiến Việt Nam, việc sử dụng Nho giâo lăm công cụquản lý đất nước của câc triều đại phong kiến lă điều tất yếu vă cần thiết Ởnước ta thế kỷ XVI, Nho giâo được chia lăm hai hướng: nghiín cứu học nghĩa
lý vă học từ chương Học từ chương lă học kinh nghĩa, văn sâch như “tứ thư”,
“ngũ kinh” chủ yếu để đâp ứng con đường khoa cử trong câc kỳ thi hương,hội, đình do triều đình tổ chức Còn học nghĩa lý tức lă đi sđu văo nghiín cứu
lý học, đạo học nhằm tìm ra bản thể luận, nhận thức luận để vận dụng văothời luận, giúp nước, giúp đời Khuynh hướng học năy còn khâ ít người theo.Đến thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiím lă người đi sđu nghiín cứu lý học vẵng được đânh giâ lă người học rộng câc sâch, hiểu sđu nghĩa lý Kinh dịch
Ảnh hưởng của Phật giâo
Phật giâo do Thích Ca Mđu Ni tự Tất Đạt Đa sâng lập, ra đời văokhoảng thế kỷ VI (TCN) ở Ấn Độ vă được truyền văo nước ta từ thế kỷ I - IIsau công nguyín
Nội dung giâo lý Phật giâo khuyín dạy con người sống từ bi hỉ xả, biếtchế ngự ham muốn, dục vọng của bản thđn để được giải thoât Quan điểmnhđn sinh quan của Phật giâo nổi bật với thuyết “tứ diệu đế” gồm: “khổ đế”:nói lín tâm nỗi khổ của con người mă ai cũng mắc phải; “tập đế”: chỉ ra 12nguyín nhđn dẫn con người đến sự khổ đau; “diệt đế”: lă chđn lý về sự diệtkhổ Một khi gốc của mọi tham âi được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt;
“đạo đế”: lă con đường để tiíu diệt nỗi khổ, gồm có tâm con đường mă Phậtgọi lă bât chính đạo “Niết Băn”: lă mục đích cuối cùng của đạo Phật Để đếnđược cõi Niết băn thì con người ta phải vượt qua được những dục vọng củabản thđn Vượt qua “tham”, “sđn”, “si” thì con người sẽ giâc ngộ vă trở níntĩnh tđm, khi đó sẽ được siíu thoât
Nguyễn Bỉnh Khiím lă một người rất am hiểu vă có niềm tin văo
Trang 24đạo Phật Ông tự nhận hiệu của mình là Bạch Vân cư sĩ, xây dựng amBạch Vân Bạch Vân là mây trắng, phải chăng ngụ ý tâm hồn ông, cả đờiông trong trắng, cao cả không vết bùn nhơ, không có hành động gì saitrái Ông cũng tự xưng mình là cư sĩ, tự nhận mình là một Phật tử tại gia,một người không đi tu, không ở chùa nhưng chấp nhận và sống theo nềnếp của lý tưởng Phật giáo.
Nghiên cứu tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm thông qua các tácphẩm văn chương của ông ta thấy rõ tấm lòng hướng thiện, khuyên răn ngườiđời chớ có tham lam, độc ác, sống đạo đức, thiện lương Việc Nguyễn BỉnhKhiêm từ quan về ở ẩn vì chán cảnh quan trường nhưng một phần cũng là doảnh hưởng của đạo Phật, tư tưởng sống thiện, tĩnh tâm:
“Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thế nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp Nhìn xem phú quý tự chiêm bao”
[18; 164]
Đó là cảnh sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi am Bạch Vân vắng
vẻ, nơi nhàn thân và cả nhàn tâm Tâm nhàn là tâm siêu thoát, không vươngvấn thế tục, lợi danh Đó là cái nhàn mà đạo Phật đề cao, cái nhàn sống giữađời mà vẫn vui với đạo, cái nhàn của người đã đoạn tuyệt với tham, sân, si,cái nhàn của người sống đạo đức, trong sáng
Phật giáo du nhập vào nước ta và dễ dàng được chấp nhận bởi bản chấtcủa học thuyết là nói về nỗi khổ cực của con người, đi sâu vào lòng người,
Trang 25hiểu được nỗi khổ của con người Từ thế kỷ X - XIV, Phật giáo được xem làquốc giáo của dân tộc ta Thế kỷ XV, nhà Lê coi trọng Nho giáo, bài xích, hạnchế sự ảnh hưởng của Phật giáo Tuy nhiên, sang thế kỷ XVI, khi mà xã hộibiến đổi khôn lường thì nhân dân tìm đến Phật giáo như một sự an ủi, đồngcảm, một sự đền bù hư ảo những thiếu hụt về mặt tâm lý, một sự lý giảinhững biến động của xã hội Do đó, khoảng thời gian này Phật giáo có ảnhhưởng lớn tới đời sống tinh thần của nhân dân và của cả Nguyễn Bỉnh Khiêm.Trong một số tác phẩm của mình ông có sử dụng phạm trù Niết bàn, duyên,sắc, nhân, quả như để tìm sự lý giải cho thời cuộc, một sự đồng cảm chochính ông.
Ảnh hưởng của Đạo Lão
Người sáng lập ra Đạo Lão là Lão Tử, sống ở thời Xuân Thu - ChiếnQuốc Tư tưởng của Lão Tử được Trang Tử kế tiếp và phát triển Nội dungchủ yếu của Đạo Lão là tập trung vào hai quan điểm bản thể luận và nhậnthức luận
Về bản thể luận: Đạo Lão thừa nhận đạo là bản nguyên của vũ trụ, cótrước trời đất Lão Tử là người đầu tiên coi đạo giống như tổ tiên của muônloài, đạo sáng tạo ra vạn vật, vạn vật nhờ có đạo mà sinh ra theo quy trình
“đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” Vậy đạo là gì,theo Lão Tử: “có một vật do hỗn độn mà lên, sinh ra trước trời đất, vừa yênlặng, trống không, đứng một mình mà không thay đổi, lưu hành khắp nơi màkhông mỏi, là mẹ của vạn vật trong thiên hạ Không biết gọi là gì? Tạm gọi làĐạo” [42; 42]
Vạn vật vận động biến động và phát triển theo quy luật “quân bình” và
“phản phục”
Về nhận thức luận, Lão Tử cho rằng xã hội con người muốn phát triểnthì phải bắt chước, tuân theo tự nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, không tác
Trang 26động gì cả, không làm gì cả, mà cần tuân theo cái tự do tuyệt đối về mặt tinhthần gọi là “vô vi” Những tư tưởng trên của đạo Lão Trang có phần tiêu cực,phần nào đó là phản động, nó là phản ứng của một lớp người trước xã hội rốiren mà bản thân họ không thể góp phần cứu vớt nổi nhưng nó đã góp phần an
ủi tâm sự của các bậc trí sĩ sinh lạc thời, nó giúp họ tìm thấy cái khuây khỏa,
tự do trong thiên nhiên, cây cỏ, tìm được cái thanh tịnh, để yên tâm giữ đạotrước thời cuộc loạn lạc, hướng con người quay về cuộc sống “nhàn dật” Tưtưởng này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến lẽ “hành” (hành động), “tàng” (ẩn dật)của các phu sĩ thời loạn
Trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta sẽ bắt gặp nhiều lần tư tưởngthuận theo tự nhiên do ảnh hưởng bởi tư tưởng của Đạo Lão Sự ảnh hưởngnày góp phần làm cho tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm trở nên phong phú
và sâu sắc
Như vậy, cả ba hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão du nhập vào nước ta, đượcnhân dân ta đón nhận và có ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động của cả xã hội.Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, đặt trong điều kiện, hoàn cảnh xã hội của thế kỷXVI thì sự dung hợp ba yếu tố trên nhằm mục đích tìm ra con đường giải thoát
khỏi sự bế tắc cho xã hội và đòi lại quyền sống cho nhân dân.
1.1.2.2 Tư tưởng, truyền thống văn hóa dân tộc
Cùng với hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão thì một trong những yếu tố quantrọng ảnh hưởng tới tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm đó là yếu tố vănhóa dân gian Thế kỷ XVI, tuy có nhiều biến động về chính trị, xã hội nhưnglại là thời kỳ có tính chất bước ngoặt cho nền văn học nghệ thuật dân tộc với
sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ lớn như Phùng Khắc Khoan, GiápHải, Lương Hữu Khánh…
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lớn lên trong một thời đại mà chế độ phongkiến bắt đầu suy sụp và lâm vào một cuộc khủng khoảng kéo dài ngày càng
Trang 27trầm trọng Trong khi ấy sinh khí của nhân dân trỗi lên mạnh mẽ, văn hóa củanhân dân - văn hóa dân gian - phát triển phong phú và sôi nổi nơi thôn dã đã
để lại một dấu ấn vô cùng sâu đậm trên cuộc đời và sự nghiệp của NguyễnBỉnh Khiêm
Ở thời Lý - Trần dân tộc ta đã phát huy mạnh mẽ những tinh hoa vănhóa Việt cổ của nền văn minh sông Hồng lâu đời để xây dựng văn hóa ThăngLong tiêu biểu cho một giai đoạn phục hưng và phát triển rực rỡ của nền vănminh Đặc biệt ở đó, văn hóa chính thống và văn hóa dân gian chan hòa, gắn bóvới nhau Nhưng ở thế kỷ XV, với sự củng cố và hưng thịnh của chế độ quânchủ quan liêu chuyên chế, giai cấp phong kiến thống trị có xu hướng hạn chếvăn hóa nghệ thuật dân gian, gò ép đời sống của nhân dân vào những khuônkhổ chính thống Sang đến thế kỷ XVI - XVII, một mặt do sự suy yếu của chế
độ tập quyền chuyên chế, mặt khác do sự vươn lên của quần chúng, tiêu biểu làcác phong trào nông dân khởi nghĩa làm lay động tận gốc rễ nền thống trị củatriều Lê những khuôn khổ chính thống bị rạn vỡ, văn hóa nghệ thuật dân gian
có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh mẽ Đây là thời đại phát sinh rất nhiềuchuyện kể và các ông trạng, ông quận của nhân dân, về các anh hùng nông dânchống phong kiến, chuyện cười, chuyện ngụ ngôn, chuyển cổ tích thế sự và thơ
ca dân gian đánh vào bọn cường hào, phú thương, phú nông, hôn quân bạochúa Đây cũng là thời đại tiếp tục phát triển của chèo sân đình, múa rối …,thời đại ra đời của nhiều ngôi đình, ngôi chùa được trang trí bằng những bứcchạm khắc độc đáo, thời đại phồn thịnh của gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ,của điêu khắc dân gian… Nguyễn Bỉnh Khiêm ra đời, lớn lên và sống một thờigian dài ở vùng Hải Dương chính là một vùng có nhiều loại hình văn hóa nghệthuật dân gian như hát chèo, hát ví, hát đúm, múa rối… Điều đó đã đem lại choông những nguồn cảm xúc, cảm hứng thẩm mỹ sâu sắc
Văn hóa dân gian luôn phản ánh đời sống xã hội Tư tưởng dân gian là
Trang 28kho tàng văn hóa của nhân dân lao động với tính chất thô sơ, mộc mạc nhưnglại là sức sống mãnh liệt bởi nó kết tinh từ trí tuệ của toàn dân và được đúckết thành những câu ca dao, tục ngữ hay những câu chuyện hoặc thơ phú dângian Điều này vừa thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu thiênnhiên, yêu lao động sản xuất, đồng thời lồng ghép qua những câu ca dao làtriết lý làm người Tuy không có những tác phẩm đồ sộ nhưng những tư tưởngcủa cả dân tộc Việt được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác thông quanhững bài ca dao, tục ngữ… Đây chính là cội nguồn của sức mạnh tinh thầnkhiến cho tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thêm sâu sắc Là một nhà Nhouyên bác, có tư tưởng lớn nhưng các tác phẩm thơ văn của Nguyễn BỉnhKhiêm lại đi vào lòng nhân dân rất dễ dàng, không hề có khoảng cách, mộtcách tự nhiên gần gũi Lý do để ông làm được điều đó là vì ông đã sử dụngcác hình ảnh dân gian trong ca dao, tục ngữ, sử dụng âm vần của chúng để lấy
đó làm phương tiện truyền tải nội dung tư tưởng của mình
Có lẽ, trước Nguyễn Bỉnh Khiêm, hầu như không có một tác giả nào
mà di sản văn học còn lại lại đầy ắp và ngồn ngộn những vốn liếng dân dãnhư trong thơ văn của ông Rất dễ dàng tìm thấy trong thơ văn ông những sảnvật, vật dụng, hình tượng, cách ăn nói, tư duy… của người bình dân thời xưa.Đôi khi trong cảm nhận từ hôm nay, thơ Nôm ông viết như riêng cho giới dân
dã nơi quê mùa, có trau chuốt đó, nhưng rất gần với sắc màu người dân ViệtNam bình thường Ông đã chọn cách biểu đạt những triết lý cao siêu bằnghình thức, ngôn ngữ bình dân và hẳn nhờ vậy các triết lý lớn lao ấy trở nênsống động, hàm súc
Trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta thấy đầy ăm ắp phong vị củadân tộc thông qua những cái thường ngày, những cách nói, cách nghĩ củangười bình dân, những ca dao, tục ngữ, những từ vựng ngôn ngữ quen thuộccủa một thời như “gièm”, “ngúyt”, “ánh ỏi”, “ngòn ngọt”, “hiu hiu”, “vếu
Trang 29váo”, “thớt”, “ang”, “tanh tao”…
Trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, dù chỉ được may mắn đọc một lầnthôi, ta cũng sẽ nhặt ra được rất nhiều điều mà có thể gọi chung là cái dân dãViệt Nam như tên các loài vật: gà, vịt, vẹt, oanh, khướu, ngựa, chó, trâu, bò,ong bướm, muỗi, kiến, ve… hay các loại cây trái chốn vườn tược như: dưahấu, khoai, mía, lúa, ngô và các vật dụng thường ngày như chén, bát, đũa,thớt… và các món ăn đặc sản, là nếp sống, phong vị chốn thôn trang…
“Thịt chó chó ăn loài chó dại Lông chim chim tiếc ấy chim khôn
Bò đàn những bạn cái bò cái
Cá cả mong ăn con cá con”
(Thơ Nôm bài 106) [18; 204]
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá”
(Thơ Nôm bài 73) [17; 114]
“Cơm ăn chẳng quản dưa muối”
(Thơ Nôm bài 67) [17; 110]Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ dường như đã trở thành một kỹ xảotrong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Giàu ba bữa, khó hai niêu”
(Thành ngữ: Giàu ba bữa khó đỏ lửa ba lần)
“Người ta bằng mặt chẳng bằng lòng”
(Thành ngữ: bằng mặt chẳng bằng lòng)
“Ba bát đầy này cũng sáu voi”
(Tục ngữ: ba voi chẳng được bát nước xáo)
“Khôn thì người dái, dại người thương”
(Tục ngữ: Khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương, dở dở ương
ương cho người ta ghét)
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo sử dụng hai hình tượng quen thuộc nói về
Trang 30thói đời tráo trở trong tục ngữ:
“Thớt tanh ruồi đậu, Mật ngọt chết ruồi”
Qua những câu:
“Thớt quyến ruồi ấy bởi tanh”
(Thơ Nôm bài 26) [18; 108]
“Thớt có tanh tao ruồi đậu đến
(Thơ Nôm bài 53) [26; 246]
“Thớt có tanh tao ruồi dạm miệng”
(Thơ Nôm bài 65) [18; 156]
“Ang thịt mỡ bùi ruồi đến đỗ”
(Thơ Nôm bài 43) [18; 126]Nói về phẩm chất làm con ông viết:
“Gẫm đạo làm con ở rất nan
Ở cho trọn đạo mới là ngoan”
(Thơ Nôm bài 147) [17; 174]
Nuôi con mới biết lòng cha mẹ, Nèo loạn thì thương thời Thuấn Nghiêu”
(Thơ Nôm bài 59) [26; 252]Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến đạo làm con và dẫn ý cho câu tục ngữ:
“Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ” và qua câu ca dao “Lên non mớibiết non cao - nuôi con mới biết công lao mẹ thầy” để giáo dục con cái
Ở đây, trí tuệ của nhà thơ đã tìm được một ngôn ngữ, một sự đồng điệuchung với trí tuệ của nhân dân Và điều đó đã làm đậm đà bản sắc dân tộc củanhà tư tưởng Ông đã biết khai thác cái nôm na, dân dã, để giản dị hóa những
tư duy mang màu sắc triết lý, những băn khoăn ưu thời mẫn thế của mình Cáihay của nhà tư tuởng là ông đã biết tận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt
Trang 31những thành ngữ, tục ngữ, ca dao của dân tộc như: có chỗ chỉ lấy ý, mà khônglấy từ, lại có chỗ lấy cả ý cả từ và châm chước thế nào cho ăn khớp với câuthơ cách luật của mình, với số từ nhất định, với cách đối ý, đối thanh nhấtđịnh Có được nghệ thuật sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao một cách nhuầnnhuyễn như vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải vừa có một vốn tri thức đồi dào,tri thức qua sử sách, cũng như tri thức qua đời sống hàng ngày, lại phải vừa cómột kỹ thuật ngôn ngữ thơ bằng tiếng mẹ đẻ rất điêu luyện, hồn nhiên.
Như vậy, tuy là một nhà thơ triết lý và đạo lý nhưng thơ văn củaNguyễn Bỉnh Khiêm lại đậm đà màu sắc dân tộc, đậm đà hương vị ca dao,tục ngữ nên dễ đi vào lòng người Việt Nam, cũng dễ được truyền tụng
rộng rãi Chính vì sự gần gũi với ngôn ngữ nhân dân cho nên không ít câu
thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm về sau này cũng dần dần nhập vào khẩu ngữcủa nhân dân vùng quê ông, có những câu đã trở thành ca dao, tục ngữ.Chẳng hạn như:
“Được thời thân thích chen chân đến Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi Thớt có tanh tao ruồi đậu đến Ang không mật mỡ kiến bò chi”
(Thơ Nôm, bài 53) [18; 140]Hay:
“Mựa chê người ngắn cậy ta dài Dầu kém dầu hơn ai mặc ai”
(Thơ Nôm, bài 42) [26; 231]Bản thân Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng trở thành một đối tượng của truyềnthuyết và giai thoại dân gian Đó là một trong những lý do khiến gần năm thế
kỷ qua, nhiều bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn sáng lên như nhữngviên ngọc lấp lánh trong tâm thức quần chúng suốt nhiều thế hệ
Trang 32Các nhà sử học cũng như các nhà văn hóa Việt Nam đều nhất trí nhậnđịnh rằng truyền thống văn hóa cơ bản của dân tộc ta tức là toàn bộ giá trị tinhthần đạo đức thể hiện trong mọi hình thái văn hóa như triết học, tư tưởngnghệ thuật, văn chương … là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo Haitruyền thống đó gắn bó chặt chẽ với nhau, thương nước tức là thương dân,thương dân tức là thương người Suốt trong lịch sử lâu dài của dân tộc, chủnghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo như hai mặt của một đồngtiền, hai trang của một tờ giấy Trong giữ nước cũng như khi dựng nước,không thể yêu nước mà không thương người, cũng không thể thương người
mà lại phản nước, hại nước Nói thương nước mà làm khổ người cũng như nóithương người mà phản nước đều là giả dối và lừa mị như nhau và đều xa lạvới truyền thống văn hóa Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhânđạo trong văn hóa Việt Nam tuy hai mà một, tuy một mà hai Khi nhiệm vụgiữ nước được đặt lên hàng đầu thì chủ nghĩa yêu nước cũng hiện ra phíatrước Khi yêu cầu dựng nước trở thành chủ đạo thì chủ nghĩa nhân đạo lại làtrung tâm Có thể nói, chủ nghĩa nhân đạo là thực chất của chủ nghĩa yêunước và chủ nghĩa yêu nước là biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo Không cóchủ nghĩa nhân đạo thì chủ nghĩa yêu nước trở thành trống rỗng, không cóchủ nghĩa yêu nước thì chủ nghĩa nhân đạo trở thành mơ hồ Cái này làmchuẩn đích cho cái kia, làm cho văn hóa Việt Nam không chỉ là văn hóa của
tư duy mà còn là văn hóa của hành động Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế tục vàphát huy truyền thống văn hóa đó của dân tộc, thể hiện qua tư tưởng và sángtác của mình Yêu nước thương dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm yêu từ những điềubình dị nhất Việc vận dụng sáng tạo ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào trong cácsáng tác của mình chính là một trong những biểu hiện cho lòng yêu nước củaNguyễn Bỉnh Khiêm Không chỉ có vậy, tình yêu quê hương ấy còn đượcNguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nữa như lòng nhớ về
Trang 33quê hương, ca ngợi vẻ đẹp quê hương, hay nỗi đau trước những đau thươngmất mát của dân tộc mình Đọc thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đôi lúc ta cũng bắtgặp những bài thơ hay dưới dạng tả cảnh ngụ tình gửi gắm tình cảm của tácgiả nhung nhớ quê hương:
“Rượu cảnh quê hương, nhặt chốc mòng Chiêm bao ngỡ đã tới non sông”
(Thơ Nôm bài 115) [17; 150]Hay cũng có những câu thơ ca ngợi cảnh đẹp quê hương:
“Bạch Vân am trắng, chim kêu muộn Kim tuyết dòng thanh cá béo tươi”
(Thơ Nôm bài 110) [18; 208]Yêu nước thương dân tha thiết, cho nên khi chứng kiến cảnh chiếntranh liên miên tàn khốc giữa các thế lực phong kiến gây đau thương tổn thấtcho đất nước và nhân dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đau đớn mà thốt lên rằng:
“Đồng ruộng biến làm chiến trường Làng xóm khắp làng lũy giặc”
(Cảm hứng) [17; 319]
“Giáo và mộc tua tủa bày dầy ra trước mắt Nhân dân trốn chạy muốn tìm nơi an toàn Khốn đốn dắt dìu nhau, thở than không có đất”
(Cảm hứng thi 4) [ 17; 219]Càng đau xót hơn vì cuộc chiến tương tàn đã phá hủy biết bao tài sản:
“Nhà ở bẻ làm củi, Trâu cày mổ làm thịt Cướp đoạt tài sản không phải của mình.”
Đau xót hơn cả vẫn là hàng triệu người nông dân vốn gắn bó số phận
Trang 34của mình với ruộng đồng:
“Vất vả nghèo khổ, người nông phu than vãn Đói khát gầy guộc, kêu khóc trên ruộng đồng”
(Ghét chuột) [17; 304]Chứng kiến cảnh cay cực của nhân dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm ước mong
có ngày xã hội được ổn định, đất nước trở lại thanh bình
“Bao giờ được thấy lại đời Nghiêu Thuấn Xoay lại kiền khôn buổi thái hòa” [17; 192]
Rõ ràng là cái gốc trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xuất phát
từ lòng thương dân, thương nước, thông cảm cảnh ngộ của người dân, muốncứu thoát nhân dân ra khỏi vòng cơ cực và đồng thời cũng nhận thức được vaitrò của quần chúng nhân dân trong lịch sử dân tộc Yêu nước thương dânchính là một nét đẹp trong truyền thống của dân tộc Việt Nam mà NguyễnBỉnh Khiêm đã lĩnh hội được Phần lớn cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm làsống ẩn dật và dường như lánh xa đời, song trên thực tế ông luôn hướng vềnhân dân đất nước với những trăn trở ưu tư và ông cũng hướng về nhân dân
để học hỏi, tìm kiếm Truyền thống văn hóa dân tộc đã ảnh hưởng rất sâu sắctới tư tưởng và các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngược lại cũng chínhNguyễn Bỉnh Khiêm đã làm giàu có thêm cho vốn văn hóa dân tộc Chính vìvậy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành một nhà bác học, nhà văn hóa lớncủa dân tộc hay như có người nêu: nhà đại hiền triết, với nhân cách mình, ôngkhông chỉ sống rất nổi tiếng lúc đương thời mà còn mãi về sau, không chỉtrong giới thượng lưu trí thức mà chủ yếu chính là “một ông trạng của dângian” đời đời được truyền tụng
1.2 Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.2.1 Cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), tên húy là Nguyễn Văn Đạt, tên tự
Trang 35là: Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đứcthứ 22 dưới triều Lê Thái Tông ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê
sơ Ông sinh ra tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Phủ Hạ Hồng, trấn HảiDương nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
Cha của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổitiếng là hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử Mẹ của ông là bàNhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Langtriều Lê Thánh Tông Bà là người có bản lĩnh khác thường, học rộng biếtnhiều lại giỏi tướng số nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh rangười con có thể làm lên nghiệp sau này Nhưng kén chọn mãi đến khi luốngtuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định là người có tướng sinhquý tử Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện TiênMinh, phủ Nam Sách trấn Hải Dương, nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết,huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủnhưng bên này bên ấy nhìn rõ cây đa đầu làng chỉ qua con sông Hàn (TuyếtGiang) nối đôi bờ
Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong gia đình nội ngoại đều
có học vấn uyên thâm Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệpcủa Nguyễn Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trongviệc hình thành nhân cách của ông Trong gia phả của họ Nguyễn thuộcnhánh hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn An Tửcòn ghi lại “Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt Nhi tam tuế”qua đó cho thấy mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lang có công lớngiáo dục Nguyễn Văn Đạt khi còn nhỏ
Tương truyền rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm từ khi sinh ra đã là cậu bé khôingô tuấn tú, nhanh nhẹn hơn người, thuở nhỏ rất thông minh lại thêm sự giáodục của mẹ nên lúc 4 tuổi đã thuộc và hiểu các chính văn kinh truyện Sự tinh
Trang 36anh của Nguyễn Bỉnh Khiêm được bộc lộ từ rất sớm, chưa đầy năm ông đãbiết nói Một lần khi mẹ đi vắng, Văn Đạt ở nhà cùng cha tình cờ nghe chahát “Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung” không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêmnhanh nhảu ứng đối lại ngay “Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung”.
Khi lớn lên vốn thông minh và giàu chí hướng, Nguyễn Bỉnh Khiêmtìm đến người thầy nổi tiếng là Lương Đắc Bằng để xin học Lương Đắc Bằng
là con cháu của Lương Như Học người làng Hội Trào, huyện Hoàng Hóa, tỉnhThanh Hóa đỗ Hội nguyên bảng nhãn làm đến Thượng thư bộ lại Tuy nhiên,sau khi những kế sách làm ổn định triều chính do ông đưa ra không được vua
Lê cho thi hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học(1509) Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ thông minh lại chăm chỉ học hànhnên chẳng bao lâu đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họLương Bởi vậy mà trước khi qua đời bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã trao lại
cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học Chu dịch là Thái Ất thần kinh đồng thời ủy thác người con trai là Lương Hữu Khánh của mình cho
Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ Sau này Lương Hữu Khánh cũng trưởng thành
và là một người hiền tài
Lớn lên trong thời loạn (giai đoạn nhà Lê sơ rơi vào khủng khoảng suytàn) không muốn đi lại vết xe cũ của thầy Lương Đắc Bằng nên từ khi trưởngthành đến khi ra ứng thí (1535) suốt hơn 20 năm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏqua đến 9 kỳ đại khoa trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ Ngay cả khi nhàMạc lên thay nhà Lê sơ (1527) xã hội gần đi vào ổn định nhưng Nguyễn BỉnhKhiêm vẫn không vội vã ra ứng thí Tới năm đại chính thứ 6, đời Mạc TháiTông thịnh trị vượng đạo nhất triều Mạc ông mới quyết định đi thi và đậu ngaytrạng nguyên, năm ấy ông đã 45 tuổi Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệmlàm Đông các thiệu thư chuyên việc soạn thảo sửa chữa các văn thư của triềuđình rồi sau được giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị
Trang 37lang bộ Lại kiêm Đông các đại học sĩ Nhưng sự qua đời đột ngột của MạcThái Tông vào năm đại chính thứ 11 khi mới 41 tuổi (1540) đã kết thúc giaiđoạn được coi là thịnh trị nhất dưới triều Mạc, đồng thời Nguyễn Bỉnh Khiêmcũng mất đi một chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện những hoài bão trị quốccủa mình Nhân lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái do Mạc HiếnTông (Mạc Phúc Hải) còn ít tuổi lên thay vua cha nhưng chưa đủ năng lực điềuhành chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần nhưngkhông được vua chấp nhận Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 nămlàm quan tại triều đình Vua Phúc Hải lúc này không giữ ông lại được đànhchuẩn y và gia phong làm Trình Tuyền Hầu vì thế người đời thường gọi ông làTrạng Trình Thiết tưởng đối với triều đại Mạc Đăng Doanh, Nguyễn BỉnhKhiêm có thể thực hiện được lý tưởng của mình nhưng đi vào thực tế lại kháchẳn, ông thấy được những mâu thuẫn về lợi ích của giai cấp thống trị, nhữngmâu thuẫn rối ren trong lòng xã hội là thật khó điều hòa, bản thân ông khôngthể làm gì được, ông bèn xin cáo lui để bảo toàn danh tiết và chí khí Với tưduy sắc sảo kết hợp với những năm tháng chốn quan trường là bài học kinhnghiệm quý giá cho kho tàng tri thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ đó mà ôngrút ra những chiêm nghiệm mang tính triết học sâu sắc.
Sau khi từ quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về quê xây am Bạch Vân ởlàng Trung Am dựng hai cây cầu ở Nghinh Phong và Trường Xuân để làmnơi nghỉ mát và xây một cái quán ở bên sông Tuyết Giang gọi là quán TrungTân Từ đây, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống một cuộc đời phóng khoáng Ông chosửa sang lại đình chùa, mở chợ ngày 20 tết cho nhân dân buôn bán, ông sốngđời tươi vui ngao du sơn thủy, ngắm cảnh, ngâm vịnh Ông sống tĩnh tạinhưng luôn lắng nghe tiếng nhân tình thế thái vẫn một lòng hướng tới đấtnước quê hương Tại quê nhà ông còn mở trường dạy học Nghe tiếng ông rấtnhiều học trò đến ghi danh, có lúc lên đến hàng ngàn người, nhiều học trò của
Trang 38Khoan, Lương Hữu Khánh …
Tuy Nguyễn Bỉnh Khiêm đã về trí sĩ nhưng vua tôi nhà Mạc vẫn rấttôn thờ ông như một bậc thầy và thường sai sứ đến thăm viếng và đem biếunhững vật phẩm quý giá như ngọc ngà gấm vóc Cũng có khi vua nhà Mạcngự giá về chơi nhà Mỗi khi trong triều có việc gì quan trọng nhà Mạc đềusai sứ đến hỏi hoặc mời Nguyễn Bỉnh Khiêm về kinh bàn bạc Vua nhà Mạc
đã nhiều lần mời Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan trở lại nhưng ông đềunhất định từ chối Tuy vẫn tha thiết với cuộc đời nhưng ông không màngdanh lợi, không muốn xu nịnh ai mà cũng chẳng muốn ai chăm sóc mình.Ông hết lòng với nhà Mạc nhưng vẫn giữ khoảng cách nhất định NguyễnBỉnh Khiêm viết:
“Chẳng tài ơn đội được thân vinh.
Săn sóc làm chi luống bận mình Thực học đủ đâu cho kẻ trọng
Hư danh càng tổ khiến người khinh Người vui trăm hốt đua bè bạn
Ta thích tùng, quân dưỡng tính tình Phải trái mặc đời thôi chẳng nói
Ai rằng mây trắng kém mây xanh”
Năm 1552, vua Mạc Phúc Nguyên nghe theo lời bọn nịnh thần PhạmQuỳnh, Phạm Giao vu khống Nguyễn Chiểu và thông gia là Lê Bá Vinh có
âm mưu làm phản Nguyễn Thiến và con là Nguyễn Quyện cùng với NguyễnThận, Nguyễn Mãi, Lê Bá Huy bỏ nhà Mạc vào Thanh Hóa giúp vua LêTrang Tôn Được tin ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm bèn gửi vào cho vua Mạc mộtbài thơ chữ Hán:
“Ta giữ kẻ côi vì chút nghĩa Ban đương khi biến há cam lòng
Trang 39Sông dài há có hạn Nam Đông”
Năm 1557, Nguyễn Quyện đem quân đánh nhà Mạc ở vùng Sơn Nam,vua Mạc Phúc Nguyên lo sợ, lại biết Nguyễn Bỉnh Khiêm với Nguyễn Quyện
có tình nghĩa thầy trò và Nguyễn Quyện rất mến phục Nguyễn Bỉnh Khiêm,nên lợi dụng điểm ấy bèn sai sứ đến hỏi kế Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu rõ thờicuộc và lại vốn có tư tưởng không tán thành chiến tranh tàn sát lẫn nhau, nêngửi cho Nguyễn Quyện một bức thư có nội dung như sau:
“Đạo ở mình ta có khó gì Phương chi chí khí đã tương kỳ Nghìn năm quân phụ cương thường đó Trung hiếu một lòng chớ đổi đi”
Sau đó, trước sự thúc bách của nhà Mạc ông bèn phải tìm cách thuyếtphục Nguyễn Quyện và phân giải rõ sự nguy hại của chiến tranh, NguyễnQuyện nghe lời bèn đem quân trở về với Triều Mạc
Khi nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm ta không thể không nhắc đến nhữngcâu sấm truyền của ông Có thể nói sở trường của ông là lý học, ông thừa
hưởng tài năng lý học, tướng số của mẹ và trau dồi sách Thái Ất thần kinh từ
người thầy Lương Đắc Bằng và bằng chính cuộc đời thực tiễn, bằng nhữnghoạt động thực tiễn của mình, trên cơ sở đó Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lạinhiều tiên đoán có giá trị cho đến sau này Theo tục truyền rằng, năm 1556,khi vua Trung Tông mất, không có con, Trịnh Kiểm muốn thừa cơ chiếm ngôivua song còn ngại lòng dân nên còn chưa dám, bèn đem lễ vật đến hỏiNguyễn Bỉnh Khiêm, ông không trả lời thẳng mà bảo gia đồng rằng: “nămnay không được mùa vì tại lúa giống không tốt, các ngươi nên tìm giống cũ
mà trồng” Sau đó ông lại sai người ra chùa quét dọn, thắp hương, sắp đồ lễcúng và nói “Thờ Phật thì ăn oản” Chúa Trịnh hiểu ý bèn từ bỏ ý định làmvua và đưa người cháu năm đời của Lê Trừ tức anh ruột của vua Lê Thái Tổ
Trang 40là Duy Bang lên làm vua tức là vua Lê Anh Tông Sau này khi thấy tình thếkhó khăn Nguyễn Hoàng cũng cho người đến hỏi ý kiến về việc lánh nạnNguyễn Bỉnh Khiêm thủng thỉnh đi ra sau vườn và nói: “Hoành Sơn nhất đái,vạn đại dung thân” Nguyễn Hoàng hiểu ý và nhờ chị gái xin với Trịnh Tùngvào trấn Quảng Thuận.
Năm Ất Dậu, Nguyễn Bỉnh Khiêm ốm nặng biết không còn sốngđược lâu nữa, bèn thảo sớ cho vua Mạc trong đó có đoạn: Thần suy tính độ
số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đã đến hồi tái tạo, ý trời đã định,sức người khó theo Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng
tu nhân tích đức lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văntrị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thầnchết cũng thỏa được lòng
Vua Mạc Mậu Hợp sai người về thăm bệnh, hỏi việc nước, ông chỉ nói:
“Ngày sau có biến cố gì, đất Cao Bằng dầu nhỏ cũng có thể hưởng phúc đượcmấy đời” Xoay quanh những nhận định trên còn có nhiều vấn đề bàn cãi,song ta có thể hiểu rằng do cái nhìn biện chứng nên Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn
có sự phân tích mọi vấn đề một cách tổng quát và phù hợp để đưa ra nhữngnhận định đúng đắn, do đó cũng không có gì khó với những đoán định cóphần khó hiểu của ông Những kế sách tham mưu này của ông không chỉ cógiá trị triết học mà còn mang ý nghĩa chính trị giúp bình ổn tạm thời giữa cácphe phái Chỉ có điều trong dân gian thường ly kỳ hóa những nhận định củaông làm cho nó thêm phần kỳ bí, khó hiểu và bất kỳ một sự tiên đoán nào đóđều gán cho tên tuổi Trạng Trình
Ngày 28/11/1585, Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, thọ 95 tuổi, vua Mạc saiKhiêm Vương Mạc Kính Điển làm khâm sai cùng các quan ở triều về tế lễ,truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm làm Lại Bộ Thượng Thư thái phó TrìnhQuốc Công Hai đời tổ khảo tỷ đều được phong ấm Vua Mạc lại phát cho sở