1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tư tưởng nho giáo của nguyễn công trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng việt nam

166 757 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 749 KB

Nội dung

Với những thành công mà Nguyễn Công Trứ đã đạtđược trong suốt cuộc đời mình, ông trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiềucác học giả thuộc nhiều ngành khoa học xã hội như sử học, văn học

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5

1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ 5

1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về Nho giáo và Nguyễn Công Trứ 11

1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về Nho giáo 11

1.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ 16

1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về ý nghĩa tư tưởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ 27

1.4 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 31

Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHO GIÁO CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ 33

2.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX 33

2.1.1 Bối cảnh về chính trị 33

2.1.2 Bối cảnh về kinh tế xã hội 36

2.2 Bối cảnh văn hóa - tư tưởng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX 40

2.2.1 Bối cảnh văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX 40

2.2.2 Bối cảnh tư tưởng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX 44

2.3 Thân thế, sự nghiệp và tác phấm tiêu biểu của Nguyễn Công Trứ.49 2.3.1 Thân thế Nguyễn Công Trứ 49

2.3.2 Sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ 54

2.3.3 Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Công Trứ 60

Chương 3 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG 66

NHO GIÁO NGUYỄN CÔNG TRỨ 66

3.1 Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về trời, người và mối quan hệ trời - đất - người 66

Trang 2

3.2 Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về đạo làm người 79

3.2.1 Quan niệm của Nguyễn Công Trứ về đạo đức và về mối quan hệ của con người trong xã hội 79

3.2.2 Quan niệm của Nguyễn Công Trứ về người quân tử 88

3.3 Tư tưởng tri và hành của Nguyễn Công Trứ 96

Chương 4 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM 112

4.1 Ý nghĩa tư tưởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ đối với thời đại của ông 112

4.1.1 Góp phần làm sáng tỏ tư tưởng của Nho giáo về trời, người và mối quan hệ trời – đất - người trong thời đại của ông 112

4.1.2 Phát triển tư tưởng về đạo làm người của Nho giáo trong thời đại của ông 117

4.1.3 Chứng thực hiệu quả của tư tưởng tri hành hợp nhất của Nho giáo trong thời đại của ông 122

4.2 Ý nghĩa tư tưởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ đối với hiện nay 128

4.2.1 Góp phần khẳng định vai trò của nhân tố con người trong giai đoạn hiện nay 128

4.2.2 Góp phần xây dựng tư tưởng về đạo làm người trong giai đoạn hiện nay 131

4.2.3 Góp phần xây dựng quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay 138

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nho giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc theo con đườngtiếp biến, giao lưu văn hóa và theo quân xâm lược phương Bắc Từ vị trí là hệ

tư tưởng của kẻ thống trị, Nho giáo đã dần trở thành nhân tố cấu thành nên hệ

tư tưởng của Việt Nam

Cùng với sự lớn mạnh của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập và

sự hoàn thiện chế độ phong kiến Việt Nam, Nho giáo ngày càng trở thành hệ

tư tưởng thống trị của giai cấp thống trị phong kiến, đến đầu thế kỷ XIX khitriều Nguyễn thiết lập chế độ phong kiến trung ương tập quyền chuyên chếlên toàn xã hội nên để củng cố địa vị và quyền lực của mình, yêu cầu bứcthiết đặt ra đối nhà Nguyễn là phải có một hệ tư tưởng, đồng thời sử dụng hệ

tư tưởng ấy làm công cụ chuyên chính và Nho giáo là sự lựa chọn duy nhấtcủa triều Nguyễn lúc bấy giờ Được sự đề cao, trọng dụng, truyền bá của bộmáy Nhà nước, Nho giáo đã thực sự ảnh hưởng sâu sắc, rộng rãi, có vị trí, vaitrò to lớn trong đời sống văn hoá tinh thần của con người Việt Nam thế kỷXIX

Sử dụng Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng chính thống trong xâydựng và quản lý đất nước, triều Nguyễn đã góp phần tạo dựng nên một nềnvăn hoá Nho giáo rực rỡ với những thành tựu đáng kể về văn học, giáo dục, tưtưởng Cùng với đó là một đội ngũ trí thức Nho học xuất sắc và đông đảo đãgóp phần đắc lực vào sự thành công của triều Nguyễn trong xây dựng và pháttriển đất nước giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX Trong số đội ngũ trí thức Nhohọc, có nhà Nho Nguyễn Công Trứ Ông là một Nho sĩ có phẩm chất và côngtrạng xuất sắc, là một trong những nhân vật lịch sử kiệt xuất dưới triềuNguyễn và là danh nhân của Việt Nam dưới thời phong kiến Trong giớinghiên cứu, ông được coi là một trong những nhà Nho đa tài nhất giai đoạn

Trang 4

nửa đầu thế kỷ XIX Với những thành công mà Nguyễn Công Trứ đã đạtđược trong suốt cuộc đời mình, ông trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiềucác học giả thuộc nhiều ngành khoa học xã hội như sử học, văn học, triết học,khoa học quản lý,…

Hiện nay, việc tìm hiểu về Nho học Việt Nam nói chung, Nho học triềuNguyễn nói riêng và đặc biệt là tư tưởng của các trí thức Nho học vẫn cònnhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu Nhà Nho Nguyễn Công Trứ đượcquan tâm nghiên cứu trên phương diện lịch sử, văn học nhưng cho đến nayvẫn còn rất ít những công trình khoa học đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống

về tư tưởng Nho giáo của ông Vì vậy, việc tìm hiểu tư tưởng Nho giáo củaNguyễn Công Trứ thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần làm chochúng ta hiểu rõ hơn về tư tưởng của một thời đại đã qua Đồng thời, việcnghiên cứu này cũng góp phần cho khai thác và phát huy những tư tưởng cógiá trị của Nho giáo truyền thống vào đời sống xã hội hiện đại, một điều hếtsức cần thiết cho sự phát triển của đất nước hiện nay

Ngày này, chúng ta đang xây dựng kiểu mẫu công chức “vừa hồng vừachuyên”, trung thành tuyệt đối với Đảng, đồng thời có năng lực quản lý xã hộigiỏi, đáp ứng được những yêu cầu cấp bách đang đặt ra của thực tiễn Vì vậy,nghiên cứu tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ có ý nghĩa thực tiễn gópphần làm sáng tỏ mẫu hình một nhà quản lý xã hội dưới thời phong kiến, làmkinh nghiệm tham khảo cho việc xây dựng mẫu hình nhà quản lý xã hội hiệnnay của Việt Nam

Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài

“Tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử

tư tưởng Việt Nam” làm nội dung luận án tiến sĩ Triết học của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Trang 5

* Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ các nội dung tư tưởng Nho giáo của

nhà Nho Nguyễn Công Trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam

* Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên thì luận án

có những nhiệm vụ sau đây:

- Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ

- Phân tích và làm rõ những nội dung tư tưởng Nho giáo cơ bản củaNguyễn Công Trứ

- Làm rõ ý nghĩa tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ trong lịch

sử tư tưởng Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

* Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ các tư tưởng chịu ảnh hưởng Nho

giáo của Nguyễn Công Trứ thể hiện trong thơ văn và tác phẩm liên quan tớiông

* Phạm vi nghiên cứu: Các trước tác của Nguyễn Công Trứ, các tài

liệu lịch sử, văn học, các văn bản có liên quan

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án

- Cơ sở lý luận: Lấy các nguyên lý cơ bản và phương pháp luận của

triết học Mác – Lênin làm cơ sở lý luận

- Cơ sở tư liệu: Nguồn tài liệu tham khảo của đề tài là các bộ sử của

triều Nguyễn và về triều Nguyễn, các công trình khoa học đã công bố liênquan đến đề tài và các trước tác của Nguyễn Công Trứ

* Phương pháp nghiên cứu: Đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp

logic – lịch sử; phân tích – tổng hợp; hệ thống – cấu trúc, văn bản học, liênngành khoa học xã hội

Trang 6

5 Cái mới dự kiến của luận án: Góp phần làm rõ tư tưởng Nho giáo

của Nguyễn Công Trứ và ý nghĩa của những tư tưởng này trong lịch sử tưtưởng Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.

- Ý nghĩa về mặt lý luận:

+ Luận án góp phần làm rõ ảnh hưởng của Nho giáo tới Nguyễn CôngTrứ, một nhà Nho văn võ song toàn, có nhiều đóng góp vào việc củng cố triềuNguyễn và ổn định, phát triển đời sống xã hội nửa đầu thế kỷ XIX

+ Luận án góp một phần vào việc giới thiệu Nho giáo Việt Nam thế kỷXIX nói chung và tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ nói riêng

- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo

trong giảng dậy về Nho giáo Việt Nam và lịch sử tư tưởng Việt Nam tại cáctrường Đại học và Cao đẳng

7 Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài

liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương 12 tiết

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2 Cơ sở hình thành tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ Chương 3 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ

Chương 4 Ý nghĩa của tư tưởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ trong lịch sử

tư tưởng Việt Nam

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

về tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX đã tác động tới sự hình thành tưtưởng của nhà Nho Nguyễn Công Trứ như thế nào Chúng tôi đi tìm hiểu vàphân tích các công trình nghiên cứu trên một số lĩnh vực cụ thể

* Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế

Nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn xảy ra nhiều biến cố của lịch sử, nókhông chỉ biểu hiện rõ ở vấn đề chính trị - xã hội, văn hóa – tư tưởng mà cònbộc lộ ở khía cạnh về kinh tế Do đó nghiên cứu về kinh tế của nước ta giaiđoạn này là việc làm cần thiết được rất nhiều học giả quan tâm, tìm hiểu Tiêubiểu phải kể đến một số các công trình:

Nguyễn Thế Anh (1971) với tác phẩm “Kinh tế xã hội Việt Nam dưới

các vua triều Nguyễn” tác giả đã dành toàn bộ chương V để nói về các hoạt

động của thương nghiệp, trung tâm buôn bán, hoạt động thương mại cũng nhưcác yếu tố giao thông vận tải và chính sách thuế khóa Trong bài viết củamình, tác giả đặc biệt chú ý đến vai trò của Nhà nước đối với hoạt động ngoạithương trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX

Trong Tạp chí nghiên cứu kinh tế (219), năm 1996, tác giả Đỗ Bang có

bài “Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn – thực trạng và hậu quả” bài

Trang 9

viết đã đề cập đến chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn với các biệnpháp để nhằm thực hiện tối ưu hóa chính sách này Bài viết cũng đồng thờicho thấy những chính sách mà triều Nguyễn đã thực thi đối với việc sử dụngtàu thuyền và chế tài đối với thương nhân nước ngoài khi vào nước ta.

Đỗ Bang (1997) ra mắt cuốn sách “Thương nghiệp Việt Nam dưới triều

Nguyễn” NXB Thuận Hóa Tác phẩm đi tìm hiểu và trình bày về chính sách

thương nghiệp của triều Nguyễn (chương 2) Tác giả đánh giá cao vai trò củacác vua quan nhà Nguyễn khi họ nhận thấy tầm quan trọng của kinh tế hànghóa cũng như ngoại thương, đó là việc trao đổi buôn bán với các nước trongkhu vực Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các chính sách về ngoại thươngcòn mắc phải một vài những sai lầm như chưa có chính sách khuyến khích cụthể với thương nhân

Năm 1999, cuốn sách “Việt Nam thế kỷ XIX” của Nguyễn Phan Quang

cũng đề cập đến vấn đề thương nghiệp Theo tác giả mặc dù đã cố gắngnhưng các chính sách nội thương của triều Nguyễn chưa đủ mạnh để thúc đẩyphát triển kinh tế hàng hóa, cũng theo tác giả nhận xét thì nhà Nguyễn đãkhông ký kết các hiệp ước thương mại và đây chính là hạn chế trong chínhsách ngoại thương của triều Nguyễn

Vũ Văn Quân (2008) với “Vấn đề ruộng đất trong chính sách đối nội

của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX” tại HTKH “Chúa Nguyễn và vương

triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” Bài viếtkhẳng định với việc lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị trong xây dựng vàcủng cố vương triều thì kinh tế triều Nguyễn cũng tuôn theo tư tưởng này Đó

là tính chất trọng nông, quan tâm tới vấn đề ruộng đất Tác giả đã tập trungphân tích về cơ cấu ruộng đất của nước ta giai đoạn này được chia thành hai

bộ phận: ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân,qua đó đánh giá tính chất cũng như vai trò của từng loại ruộng đất Tuy nhiên

Trang 10

trong phạm vi của một bài tham luận, tác giả mới chỉ tập trung phân tích vềruộng đất giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX mà chưa đi phân tích được những yếu

tố khác cũng tác động đến nông nghiệp Ngoài ra, tác giả cũng chưa đánh giáđược vai trò của các thành phần kinh tế khác ngoài nông nghiệp

Các nghiên cứu trên về cơ bản đã trình bày tương đối cụ thể về tìnhhình kinh tế của nước ta giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX góp phần tái hiện lạimột thời kỳ lịch sử, giúp người đọc hiểu hơn về một thời đại đã qua, đồngthời cung cấp cơ sở khoa học giúp chúng tôi có thể nghiên cứu và tìm hiểusâu hơn về một nhân vật lịch sử của triều Nguyễn trong giai đoạn này

* Nhóm các công trình nghiên cứu về chính trị - xã hội

Chính trị - xã hội giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX là một vấn đề vô cùngphức tạp, nó có ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện lịch sử nước ta trong toàn bộtiến trình phát triển Chính vì vậy, việc tìm hiểu về vấn đề này được rất nhiềuhọc giả quan tâm Trong đó phải kể đến:

Nguyễn Sĩ Hải (1962), luận án tiến sĩ Luật khoa với đề tài “Tổ chức

chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ: 1802 – 1847” là một trong những

công trình đầu tiên có nghiên cứu về cơ quan giám sát, về tổ chức bộ máychính quyền triều Nguyễn Luận án tập trung đi sâu phân tích toàn bộ cơ quantrung ương của 3 triều vua: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị Qua đó tìmhiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám sát Tuy nhiênluận án cũng chỉ dừng lại ở mức liệt kê các quy định của triều đình chứ chưanghiên cứu sâu và đánh giá cụ thể về tổ chức này cũng như thực tiễn hoạtđộng của nó và cũng chưa làm rõ việc tổ chức chính quyền ở địa phương

Trần Thanh Tâm (1996) “Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn” NXB

Thuận Hóa, Huế Tác giả đã đi tìm hiểu bộ máy quan chức nhà Nguyễn, vìtheo tác giả công việc này có ý nghĩa quyết định hàng đầu vào sự vận hànhcủa chế độ phong kiến Với công trình nghiên cứu này, tác giả đã có những

Trang 11

đóng góp: Thứ nhất là đưa ra những ý kiến về quan chức nhà Nguyễn; Thứhai là góp phần chỉ ra cho độc giả những danh mục từ tra cứu quan chức nhàNguyễn Qua đây giúp người đọc có thể mường tượng ra chế độ quan chứccủa một thời đại cũng như cách gọi tên của các chức quan trong triều đình.

Đỗ Bang (1997) với “Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn giai

đoạn 1802 – 1884” Tác giả đã cho chúng ta thấy đây là giai đoạn phát triển

cực thịnh của chế độ quân chủ trung ương tập quyền triều Nguyễn và chứngminh triều Nguyễn là triều đại có tính uy lực tuyệt đối hơn bất kỳ triều đại nàotrong lịch sử phong kiến Việt Nam Tác phẩm tập trung đi vào khai thác vàtìm hiểu bộ máy Nhà nước của triều Nguyễn mà theo đánh giá của tác giả là

nó có khả năng thống nhất lãnh thổ, thế quyền và giáo quyền Tác phẩm là bàihọc kinh nghiệm cho các nhà quản lý trong công cuộc cải cách hành chính,góp phần tạo dựng một chế độ hành chính tốt đẹp hơn cho xã hội ngày nay

Đỗ Bang (2007) với “Triều Nguyễn: thiết lập tập quyền và các chế tài

điều tiết cực quyền”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Bài viết đã lý giải khi chế

độ trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao thì cực quyền cũng đã đến mứctuyệt đối và trở thành một chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan NhàNguyễn đã phải vận dụng thuyết trị nước của phương Đông, đồng thời trìnhbày các giải pháp về cơ chế quản lý của Nhà nước Mặc dù bài viết đã phântích khá sâu sắc các tư tưởng trị nước của phương Đông mà triều Nguyễn đã

áp dụng, song tác giả chưa nêu bật được tác dụng và giá trị của nó đối với xãhội đương thời và bài học đối với các nhà quản lý trong giai đoạn hiện nay

HTKH với tựa đề “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử

Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” (2008) Tại Hội thảo các nhà nghiên

cứu đã tập trung trình bày những bài viết tham luận của mình về chúa Nguyễn

và vương triều Nguyễn dưới góc độ khác nhau, như: PGS TS Trần Kim Đỉnh

với bài “Góp phần tìm hiểu sử học triều Nguyễn”; TS Hà Minh Hồng “Việc

Trang 12

củng cố và mở rộng lãnh thổ và vấn đề thống nhất đất nước đầu thế kỷ XIX”;

… Đặc biệt trong Báo cáo dẫn đề của GS Phan Huy Lê đã khẳng định thời

kỳ chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn là một trong những thời kỳ lịch sử

mà các học giả có những cách nhìn, cách đánh giá khác nhau thậm chí còntrái ngược nhau Hội thảo đã cố gắng tiếp cận và đánh giá một cách công bằngnhững mặt tích cực, hạn chế; mạnh và yếu của triều Nguyễn giai đoạn từ thế

kỷ XVI đến thế kỷ XIX, qua đó khẳng định việc nghiên cứu về triều Nguyễncòn nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã khảo cứu một cách tương đối

về tình hình chính trị - xã hội của nước ta giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX vàcung cấp những cái nhìn mới sâu sắc, đầy đủ về triều Nguyễn đồng thời làluận chứng khoa học giúp những nhà nghiên cứu sau này có thể sử dụng làmtài liệu tham khảo

* Nhóm các công trình nghiên cứu về văn hóa – tư tưởng

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng của triều Nguyễn songchúng tôi chỉ đi tìm hiểu và phân tích một vài công trình tiêu biểu, liên quantrực tiếp và làm tài liệu tham khảo cho đề tài luận án

Trần Văn Giàu (1973), “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế

kỷ XIX đến cách mạng tháng tám”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Tác phẩm

diễn tả quá trình chuyển biến của lịch sử diễn ra hơn một trăm năm ở ViệtNam với sự đấu tranh xen kẽ của ba hệ ý thức: Hệ ý thức phong kiến; hệ ýthức tư sản; hệ ý thức vô sản Đặc biệt là ở tập 1, tác giả tập trung nghiên cứu

về cơ sở xã hội của ý thức hệ phong kiến và tư tưởng Nho giáo trong giaiđoạn này Qua đó thấy được bản chất của chế độ phong kiến cũng như bốicảnh xã hội của giai đoạn lịch sử này

Nguyễn Minh Tường (1996) với “Cải cách hành chính dưới triều Minh

Mệnh” Công trình này tập trung nghiên cứu sâu hơn về cơ cấu tổ chức, hoạt

Trang 13

động của cơ quan giám sát dưới triều Minh Mệnh đồng thời bài viết cũngnhận định dưới triều Minh Mệnh tư tưởng pháp trị được đề cao và thực hiệnnghiêm nhằm tạo điều kiện cho bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả,bên cạnh đó phòng ngừa nạn tham quan Tác phẩm đã nêu khái quát tư tưởngchính trị của Minh Mệnh song chưa đi sâu phân tích về các tư tưởng này.

Lê Sỹ Thắng (1997), “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, NXB Khoa học xã

hội Tác giả đã nhận định sâu sắc và hết sức chân thực về triều đình phongkiến nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng nhưng ít được lòng dân,sẵn sàng vì lợi ích của triều đình và bản thân mà đàn áp phản kháng của dânchúng đồng thời triều Nguyễn luôn bị động trước những biến động của xã hội

“Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế

kỷ XX” của Doãn Chính (2013) Tác giả đã sử dụng phần IV của chương IV

để khái quát về tư tưởng triết học thời kỳ đầu nhà Nguyễn Trong đó đi kháiquát điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội của thời kỳ này Qua đó đánhgiá về những thành tựu và hạn chế trên từng lĩnh vực, đồng thời tác giả đã đikhảo cứu một số các nhà Nho tiêu biểu như: Minh Mệnh, Nguyễn Đức Đạt,

để thấy được những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của họ là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc của hệ tư tưởng phong kiến giai đoạnnửa sau TK XIX

Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu đến văn hóa, giáo dụcđào tạo giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX song có thể kể đến một vài các công

trình tiêu biểu: Trần Vũ Tài (2000) với “Quốc sử quán triều Nguyễn – từ góc

độ văn hóa” Tác giả đã trình bày hoàn cảnh, mục đích ra đời của Quốc sử

quán, theo tác giả thì việc biên soạn lịch sử chính là để khẳng định vị trí, côngtrạng của Nhà nước trung ương tập quyền triều Nguyễn Bài viết cũng đánhgiá khá cao về những đóng góp của Quốc sử quán triều Nguyễn trong việcviết sử với khối lượng tư liệu phong phú, đồ sộ được để lại

Trang 14

Nguyễn Quang Phan (1971), “Lịch sử Việt Nam từ năm 1427 đến

1858” (quyển 2, tập 2), NXB Giáo dục Tác phẩm đã đánh giá về những hạn

chế như sự dốt nát, bạc nhược của quan lại triều Nguyễn là kết quả của chínhsách giáo dục, thi cử lạc hậu, xa rời thực tế và phần lớn các quan lại đều bảothủ, không có tư tưởng canh tân đất nước Tác phẩm là tài liệu tham khảo chonhững học giả đi sau khi muốn đánh giá một cách công bằng cả về nhữngthành tựu và hạn chế của triều Nguyễn

Nguyễn Quang Phan, Võ Xuân Đàn với cuốn “Lịch sử Việt Nam từ

nguồn gốc đến năm 1858” (1993) Tác phẩm chỉ là sự ghi chép về việc triều

Nguyễn đào tạo và sử dụng quan lại, đồng thời tác giả cũng chép sơ qua tìnhtrạng quan lại tham nhũng và bị vua trừng trị Tuy nhiên theo tác giả nhậnđịnh thì thực chất các vua luôn tìm cách bao che cho quan lại và thường tránhxét xử các vụ án hối lộ Tác phẩm không có các chương mục cụ thể trong quátrình khảo cứu, khiến người đọc rất khó theo dõi và hiểu tường tận các vấn đề

Việc nghiên cứu về bối cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa – tư tưởng ViệtNam nửa đầu thế kỷ XIX được rất nhiều học giả quan tâm, tìm hiểu và tiếpcận dưới nhiều góc độ khác nhau Qua đó đã giúp cho luận án có nguồn tàiliệu tham khảo vô cùng phong phú và quý giá khi tìm hiểu về tư tưởng Nhogiáo của một nhân vật lịch sử dưới triều đại nhà Nguyễn Để hiểu rõ hơn vềcông trình nghiên mà mình đang theo đuổi, chúng tôi đi khảo sát một số cáccông trình nghiên cứu về Nho giáo và Nguyễn Công Trứ

1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về Nho giáo và Nguyễn Công Trứ 1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về Nho giáo

Nghiên cứu về Nho giáo và những ảnh hưởng của nó, đặc biệt là tìmhiểu về Nho giáo giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX có tác dụng sâu sắc trong việcđánh giá ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam Tìm hiểu về vấn đềnày có rất nhiều học giả quan tâm với khối lượng công trình nghiên cứu đồ sộ

Trang 15

được tiến hành dưới nhiều loại hình (sách; luận văn, luận án, tạp chí ) Mỗicông trình đều thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau song về cơ bảnđều góp phần tái hiện lại một thời đại lịch sử đã qua và là tài liệu quý giá chonhững người đi sau có thể tiếp cận về vấn đề này.

+ Các công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới dạng sách: Tác giả Đào

Duy Anh với cuốn “Khổng giáo phê bình tiểu luận”, Đoàn Trung Còn (dịch)

“Luận ngữ, Đại học trung dung” , “Nho giáo” của Trần Trọng Kim, “Khổng

học đăng” của Phan Bội Châu, Nguyễn Đức Lân (dịch và chú giải) với “Tứ thư tập chú”,… Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo

dưới dạng sách song ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một vài các công trình tiêubiểu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án mà chúng tôi đã sử dụng làm tàiliệu tham khảo khoa học cho quá trình nghiên cứu của mình

+ Các công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới dạng tạp chí: Tạp chí

nghiên cứu lịch sử: Trần Văn Giàu với “Các nguyên lý của đạo đức Nho giáo

ở Việt Nam thế kỷ XIX”, số 128 – 1969 Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc: Phan Ngọc với “Đạo nho Việt Nam, một sự khúc xạ”, số 4 – 1995 Tạp chí

Đông Nam Á: Võ Thị Thu Nguyệt “Xã hội Việt Nam hôm nay và Nho giáo”,

số 4 – 2004 Tạp chí xưa và nay: Phan Đại Doãn với “Nho giáo Việt Nam”,

số 229 và 230 – 2005 Tạp chí Hán Nôm: Nguyễn Đình Chú “Hôm nay với Nho giáo”, số 1 – 2005; Tạp chí giáo dục lý luận: Phan Mạnh Toàn với

“Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi Nho giáo ở Việt Nam”, số 9 – 2006;

Tạp chí triết học: Nguyễn Tài Thư với “Một số đặc trưng cơ bản của Nho

giáo Việt Nam”, số 9 – 2009… Mặc dù là những nghiên cứu ngắn đăng trêncác tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài viết đã đánh giá được phần nào vềNho giáo dưới các góc độ và cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề này

+ Các công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn, luận án: Nghiên

cứu về Nho giáo là một vấn đề khó khăn, phức tạp nhưng luôn ẩn chứa những

Trang 16

điều mới mẻ nên vấn đề này được rất nhiều học giả và các nhà nghiên cứuquan tâm tìm hiểu Đặc biệt là việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu nhằm tránh sựtrùng lặp trong hướng nghiên cứu giữa các học giả nên việc lựa chọn Nhogiáo và những vấn đề xung quanh nó được rất nhiều tác giả chọn để nghiêncứu và bảo vệ luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ Tiêu biểu phải kể đến các côngtrình sau: Nguyễn Hoài Văn (2001) với “Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáoViệt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh”, Nguyễn Thị Thanh Mai(2007) với “Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức của người cán

bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay”, Các công trình nghiên cứu tiêubiểu về Nho giáo dưới dạng luận văn, luận án đã khẳng định sự đa dạng vàphong phú của Nho giáo, khi các nhà nghiên cứu luôn tìm cho mình hướng điphù hợp không trùng lặp song mang lại hiệu quả và tính khoa học rất cao, đápứng nhu cầu thực tiễn và lý luận đặt ra đối với việc nghiên cứu về vấn đề này

Các công trình trên được nghiên cứu và tìm hiểu dưới các dạng khácnhau song có thể khái quát lại thành các hướng chủ yếu sau:

+ Hướng những công trình nghiên cứu luận giải kinh điển của Nhogiáo, như nghiên cứu của Đào Duy Anh, Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim,Đoàn Trung Còn, … Các học giả đều đưa ra những nhận định và kiến giải của

mình về Nho giáo song đáng chú ý nhất là Phan Bội Châu với cuốn Khổng

học đăng và cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim Hai tác phẩm đã diễn giải

các luận điểm cơ bản của Nho giáo, qua đó thể quan điểm của tác giả về Nhogiáo - Nho giáo không chỉ là học thuyết chính trị xã hội mà còn là một họcthuyết triết học, đồng thời các tác giả cũng khẳng định và đánh giá vai trò củaNho giáo trong việc ổn định xã hội, giáo hóa và hoàn thiện nhân cách conngười Tuy còn có những hạn chế trong cách đánh giá về Nho giáo song haitác phẩm này có ý nghĩa là tài liệu tham khảo cho các học giả đi sau khi tiếpcận vấn đề nghiên cứu này

Trang 17

+ Hướng những công trình nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của tưtưởng Nho giáo đến các mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội và con người ViệtNam qua các thời kỳ Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu theokhuynh hướng này được rất nhiều các học giả quan tâm, điều này thể hiện qua

số lượng công trình nghiên cứu với chất lượng cao Các nghiên cứu đã đánhgiá được bản chất cũng như sự ảnh hưởng, tác động của Nho giáo tới conngười và xã hội đảm bảo tính khoa học

HTKH Nho giáo tại Việt Nam do Viện Triết học tổ chức, đã được Lê Sĩ

Thắng tập hợp và xuất bản năm 1994, trong đó Vũ Khiêu với chuyên đề

nghiên cứu “Những vấn đề Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam” bài

viết đã đưa ra những nhận định khách quan về vị trí, vai trò của Nho giáo ởViệt Nam Cũng từ những nhận định này, tác giả đã đưa ra quan điểm có ýnghĩa phương pháp luận sâu sắc là chỉ có nghiên cứu những xã hội cụ thể mớinắm bắt được thực chất nội dung của Nho giáo, chứ không thể có một thứNho giáo nào chung cho mọi thời đại Quan điểm này được rất nhiều học giảquán triệt sử dụng nhằm đưa ra những đánh giá khoa học và khách quan nhất

về Nho giáo và ý nghĩa của nó qua các giai đoạn lịch sử nước ta

Ngoài các công trình nghiên cứu bàn về vị trí, vai trò của Nho giáotrong các thời kỳ lịch sử, các học giả còn rất quan tâm đến những ảnh hưởngcủa Nho giáo đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam

Nguyễn Tài Thư với “Nho học và Nho học ở Việt Nam” tác phẩm có nhiều

những kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo đối với xã hội vàcon người Việt Nam Theo tác giả, Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc tới con ngườiViệt Nam không chỉ ở thế giới quan, nhân sinh quan mà còn ở trong nếp sống,phong tục tập quán và nó đã trở thành bộ phận truyền thống dân tộc Bên

cạnh đó còn có cuốn “Nho giáo xưa và nay” của GS Vũ Khiêu và “Nho giáo

tại Việt Nam” của GS Lê Sỹ Thắng, hai tác phẩm đều đánh giá một cách

Trang 18

khách quan và chỉ ra những tác động của Nho giáo đối với đời sống xã hội vàđối với từng lĩnh vực của đời sống xã hội

+ Hướng các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo đến cácnhà tư tưởng Đây chính là cơ sở thực tiễn thu hút sự quan tâm của nhiều nhànghiên cứu, dẫn đến ra đời rất nhiều công trình khoa học như: Sách, tạp chí,luận văn, luận án và có mặt ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như:Triết học, sử học, văn học Các công trình nghiên cứu phần lớn tìm hiểu vềảnh hưởng của Nho giáo đến các nhà tư tưởng tiêu biểu của Việt Nam nhưNguyễn Trãi, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh

Đào Duy Anh với bài viết “Vài ý kiến về ảnh hưởng của Nho giáo với

xã hội Việt Nam” in trong kỷ yếu HTKH Nho giáo tại Việt Nam do Viện Triết

học tổ chức (1994) Tác giả đã nhận xét về nhà Nho Nguyễn Trãi thông quatác phẩm và qua sử ký về những lá thư mà Nguyễn Trãi viết cho tướng giặc,bài viết khẳng định Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng thuần túy nên những ngôn từ

mà ông sử dụng đã thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa của Nho gia

Lê Sỹ Thắng cũng đi tìm hiểu về ảnh hưởng của Nho giáo đến các nhà

tư tưởng Việt Nam song ông lại có hướng đi khác khi sâu phân tích cụ thểnhững tác động tích cực và tiêu cực của Nho giáo đến các nhà tư tưởng Quan

điểm này của tác giả được thể hiện rõ trong “Tư tưởng Nguyễn Trãi và Nho

giáo và Phan Bội Châu và Nho giáo” Bài viết phân tích ảnh hưởng của Nho

giáo đến hai nhà tư tưởng này qua các thời kỳ hình thành và phát triển tưtưởng của hai ông Tuy vậy, bài viết vẫn chưa đi sâu vào phân tích nội dung

tư tưởng Nho giáo của hai nhà Nho nhưng đã đưa ra những nhận định sâu sắc

về việc có thể dùng phương pháp Triết học để nghiên cứu, khai thác tư tưởngNho giáo của các Nho sĩ ở nước ta

Nhìn chung, việc khảo cứu các công trình nghiên cứu về Nho giáo làvấn đề được rất nhiều học giả quan tâm tìm hiểu dưới nhiều góc độ, phương

Trang 19

diện và phương pháp khác nhau Về cơ bản các công trình nghiên cứu đều đãthu được những kết quả đáng kể, giúp độc giả có thể hiểu rõ hơn về Nho giáoViệt Nam qua các thời kỳ lịch sử đồng thời thấy được những tác động củaNho giáo tới các mặt của đời sống xã hội, con người Việt Nam thời kỳ phongkiến và những yếu tố tích cực của Nho giáo vẫn còn được duy trì, phát triểngóp phần tích cực vào hoàn thiện con người Việt Nam trong thời kỳ mới

1.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ

Mặc dù không phải là người kiệt xuất duy nhất dưới triều Nguyễnnhưng Nguyễn Công Trứ gần như lại là người được Quốc sử quán ghi chépnhiều nhất trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX Tìm hiểu về ông đã và đang làmột vấn đề thu hút rất nhiều các học giả với nhiều hình thức và là đối tượngquan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân Cho tới nay đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu về Nguyễn Công Trứ Kết quả của quá trình nghiên cứu đó đượcthể hiện qua hàng loạt các công trình sách chuyên khảo, các bài viết đượcđăng trên tạp chí chuyên ngành Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20 đã có

nhiều tập sách chuyên khảo về Nguyễn Công Trứ đã ra đời như: Lê Thước (1928) với “Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ”, Nguyễn Bách Khoa (1944) với cuốn “Tâm lý và tư tưởng Ng Công Trứ”,

Bên cạnh đó còn rất nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng tạp chí, tiêu biểu

như : Lưu Trọng Lư (1939) “Nguyễn Công Trứ nhà thi sĩ của Nghệ Tĩnh sau

một trăm năm, Phạm Ngọc Uyển (2004) “Nguyễn Công Trứ, quen mà lạ

-một nhà nho phi nho giáo”,

1.2.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Công Trứ

* Các công trình nghiên cứu về thân thế Nguyễn Công Trứ

Cuộc đời Nguyễn Công Trứ như một “bức tranh nhiều mầu sắc”, để

điểm tô cho bức tranh này được sống động và chân thực đã có rất nhiều nhà

Trang 20

nghiên cứu đi tìm hiểu về ông dưới các lĩnh vực khác nhau như: Văn học,Lịch sử, Chính trị, Triết học… Dưới đây là một vài công trình nghiên cứu tiêubiểu tìm hiểu về cuộc đời của cụ Nguyễn.

Tác phẩm “Khảo luận về Nguyễn Công Trứ” của Doãn Quốc Sỹ - Việt

Tử, Nhà in Nam Sơn, Sài Gòn Tác giả đã dành một phần từ trang 9 đến trang

25 để nói về gia đình và thân thế của Nguyễn Công Trứ Trong phần tìm hiểu

về cụ Nguyễn tác giả đã lồng ghép so sánh với Cao Bá Quát để thấy được khảnăng cũng như vai trò của Nguyễn tiên sinh trong lịch sử Bên cạnh đó tác giảcũng đánh giá cao vai trò của quê hương và dòng họ đã tác động tới tư tưởng

và hành động của Nho sĩ Nguyễn Công Trứ

Phạm Thế Ngũ (1961), “Sáng tác của Nguyễn Công Trứ” in trong Việt

Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, Sài Gòn Bài viết được chia làm 8phần Trong đó tác giả dành phần I và II để nói về thời đại, con người, cuộcđời và thái độ của Nguyễn Công Trứ thông qua việc tìm hiểu về thi văn củaông Qua đây tác giả đã đánh giá về khuynh hướng xã hội cũng như khuynhhướng con người Nguyễn Công Trứ để thấy được cuộc sống và thái độ củaông trước cuộc đời

Văn Tân (1973) với bài viết “Nguyễn Công Trứ và những việc ông làm

hồi thế ký XIX”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử (152) Tác giả đã dành những

trang đầu tiên để nhận định về cuộc đời thăng trầm cũng như xã hội màNguyễn Công Trứ đang sống, đó là một xã hội ngột ngạt và đầy dẫy nhữngbất công Qua bài viết, tác giả khẳng định bản thân con người Nguyễn CôngTrứ chứa đầy những mâu thuẫn và đưa ra những bằng chứng lịch sử để chứngminh cho nhận định của mình, đồng thời tác giả đã chỉ ra những thành tựu vàhạn chế trong cuộc đời hành động của cụ Nguyễn Tuy nhiên, bài viết mới chỉdừng lại đưa ra các dữ kiện lịch sử để đánh giá về Nguyễn Công Trứ mà chưa

đi sâu vào nghiên cứu hành trạng cũng như tư tưởng Nho học của ông

Trang 21

Vũ Ngọc Khánh (1996) với tác phẩm “Nguyễn Công Trứ”, NXB Văn

hóa Thông tin Tác phẩm như một câu chuyện dài đã đưa người đọc nhìn nhận

rõ hơn, đúng đắn và thỏa đáng hơn về một nhân vật lịch sử, một tâm hồn khíphách đặc sắc của Việt Nam và của quê hương Hồng Lĩnh thông qua tiểu sửcùng những chiến công về cuộc đời Nho sĩ Nguyễn Công Trứ Để miêu tả vàtái hiện rõ nhất về tiểu sử cuộc đời Nguyễn Công Trứ, tác giả trình bày trong

7 chương Ở các chương lần lượt tác giả khéo léo đưa chúng ta đến vớiNguyễn Công Trứ thật gần gũi với những câu chuyện mà cuộc đời ông trảiqua song những câu chuyện này có phần được nhân hóa lên và chưa đượctrình bày dưới các mốc thời gian cụ thể

Trần Nho Thìn (2007) với “Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm”.

Cuốn sách này là kết quả tổng hợp của nhiều nghiên cứu cùa các học giả vềNguyễn Công Trứ dưới nhiều góc độ Đánh giá về tầm quan trọng trong việc

nghiên cứu về cuộc đời, tiểu sử Nguyễn Công Trứ, tác giả viết “Cuộc đời

hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của ông cũng khiến cho hậu thế chúng ta phải suy nghĩ, bàn luận.” [111; 5] Tuy nhiên cũng cần phải thấy

rằng vì là một học giả nghiên cứu về một nhân vật lịch sử dưới góc độ vănhọc nên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê, trình bày về tiểu sử củaNguyễn Công Trứ mà chưa thấy được những yếu tố tích cực của việc tìm hiểunày sẽ là nhân tố tác động đến hành trạng và tư tưởng của ông

Mặc dù chưa khái quát được toàn bộ về cuộc đời của Nguyễn Công Trứsong về cơ bản các nghiên cứu trên phần nào đã cho độc giả thấy được nhữngsắc mầu đa dạng trong cuộc đời cụ Nguyễn, đồng thời cũng giúp các nhànghiên cứu đi sau tìm hiểu về vấn đề này có được nguồn tài liệu tham khảophong phú trong những nghiên cứu của mình

*Các công trình nghiên cứu về sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ

Trang 22

Sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ là đề tài luận bàn cơ bản nhất khi nói

về ông và được hầu hết các nhà nghiên cứu khảo cứu vì nó gắn liền với cuộcđời, đồng thời nó thể hiện tư tưởng - hành động của ông Các công trìnhnghiên cứu được khai thác dưới nhiều lĩnh vực khác nhau như: Văn học,chính trị, quân sự, kinh tế Dưới đây chúng tôi sẽ đi khảo sát một số các côngtrình nghiên cứu tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án:

Lê Thước (1928), “Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn tướng công

Nguyễn Công Trứ” Ngay trong lời mở đầu của cuốn sách, tác giả đã thu hút

độc giả với lời nhận định như sau: “Thường xét nước ta có một bậc vĩ - nhân,nói về công thời công rất lớn, nói về đức thời đức rất dầy, mà nói về ngôn thìngôn - luận văn - chương rất có giá trị… Bậc vĩ - nhân ấy là ai? Là cụ Uy –

Viễn Tướng – công Nguyễn – Công – Trứ vậy” [117; 3] Qua đó tác giả đã

giới thiệu toàn bộ công đức, hành trạng, cuộc đời và sự nghiệp mà NguyễnCông Trứ đã đem lại cho dân, cho nước Là một trong những học giả nghiêncứu đầu tiên về Nguyễn Công Trứ, GS Lê Thước đã đưa độc giả đến với mộtcon người văn võ song toàn, bằng việc trích dẫn hàng loạt những bài thơ của

Uy viễn tướng công để người đọc có thể hiểu và cảm nhận được những ẩnchứa trong con người Nguyễn Công Trứ

Lưu Trọng Lư (1939) “Nguyễn Công Trứ nhà thi sĩ của Nghệ Tĩnh sau

một trăm năm”, Tạp chí Tao Đàn (1) Bài viết đã chỉ ra Nguyễn Công Trứ

không chỉ là thi sĩ của một Quốc gia mà còn là một bậc công thần, một nhàNho, một nhà chính trị, một võ tướng, một nhà kinh tế Bài viết cũng đã kháiquát được cái thần của Nguyễn Công Trứ, đồng thời đánh giá sự kết hợp hàihòa của những cái tương phản nhau trong con người cụ Nguyễn như: mộngvới thực; ngông cuồng của một lãng tử với nề nếp của một nho sinh; sự điềuhòa của thơ văn với Khổng giáo; Nguyễn Công Trứ vừa dùng binh trị nướcvừa ngâm hoa vịnh nguyệt Qua đây tác giả đã khắc họa rõ nét chân dung của

Trang 23

Nho sĩ phong kiến, khi làm quan cũng cống hiến hết mình, lúc về già cũng vuivầy tận hưởng những lạc thú của đời với những phóng khoáng, cao đẹp củacon người Việt Nam thời phong kiến.

Mai Khắc Ứng (2001), “Tư liệu về Nguyễn Công Trứ”, NXB Sở Văn

hóa Thông tin Tác giả đồng tình với quan điểm và cách làm của Uy viễntướng công trong việc dẹp yên loạn đảng cũng như các cuộc khởi nghĩa củanông dân Theo tác giả, để đánh giá về vấn đề này cần phải đứng trên bìnhdiện của quốc gia dân tộc chứ không phải trên lập trường giai cấp để đánh giá,qua đó tác giả cũng khẳng định việc làm của Nguyễn Công Trứ hoàn toànnhất quán chứ không mâu thuẫn như nhiều người đã nhận định khi cho rằngmột mặt ông làm lợi cho dân, mặt khác ông đi ngược lại lợi ích của dân

Lê Thị Lan (2007) (Chủ nhiệm đề tài), “Tư tưởng Nguyễn Công Trứ

(1778 – 1858)”, Viện triết học, Hà Nội Với đề tài này, tác giả đã giới thiệu

cho độc giả về thời đại cùng thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ Sựnghiệp của Nguyễn Công Trứ được tác giả nghiên cứu và khảo sát trên cácphương diện: Chính trị, quân sự, kinh tế và sự nghiệp văn chương Qua đó,tác giả đã đánh giá về những đóng góp của Uy viễn tướng công trên từng lĩnhvực mà ông đạt được

Đoàn Tử Huyến (2008) “Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử”, NXB

Nghệ An Tác giả đã đưa độc giả đến với một Nguyễn Công Trứ đầy tài năng,đồng thời tác giả cũng đưa ra đánh giá của mình về cụ Nguyễn bằng cách đưa

ra những nhận xét của các tác giả khác về nhân vật lịch sử này Theo tác giả

để đánh giá về Nguyễn Công Trứ thì rất khó nếu đo bằng những học thuyết vàkhuôn mẫu sẵn có vì những sáng tác của ông không nằm bó hẹp trong phạm

vi quan niệm của người xưa mà sáng tác của ông chủ yếu bằng thể thơ hát nói

có tính cách như một kiểu đối phó Nhìn chung, tác phẩm này đã cho độc giảnhìn nhận rõ nét hơn về Nguyễn Công Trứ - một con người tài danh dưới

Trang 24

nhiều góc độ, để độc giả có thể nhận thấy một vị anh hùng dân tộc đã để lạicho lịch sử, cho người dân Việt Nam những giá trị nhân văn sâu sắc.

HTKH “Danh nhân Nguyễn Công Trứ: cuộc đời và sự nghiệp” đã được

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh HàTĩnh tổ chức năm 2008 nhân dịp kỉ niệm 230 năm ngày sinh và 150 năm ngàymất của Nguyễn Công Trứ Tại hội thảo các nhà nghiên cứu đã đưa ra khoảngbốn mươi báo cáo với sự nghiên cứu và tham luận của nhiều học giả nổi tiếngtrong các lĩnh vực như: Sử học, triết học và văn học Các báo cáo tập trung

chủ yếu vào hai chủ đề chính, đó là: chủ đề 1: “Danh nhân Nguyễn Công

Trứ: Dấu ấn lịch sử và thời đại”; Chủ đề 2: “Danh nhân Nguyễn Công Trứ: Nhà văn hóa lớn” Mặc dù các báo cáo trong hội thảo được nghiên cứu và

nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau về danh nhân lịch sử Nguyễn CôngTrứ song nhìn chung các báo cáo đều minh chứng cho tài năng kiệt xuất của mộtnhân vật lịch sử đã ghi dấu ấn của mình vào bậc nhất dưới triều Nguyễn

Các công trình nghiên cứu được đánh giá và tìm hiểu dưới các loại hình

và góc nhìn khác nhau song về cơ bản đều đã khái quát được sự nghiệp của cụNguyễn Tuy nhiên, các nhà nghiên chỉ tập trung phân tích đến vấn đề mìnhquan tâm còn những vấn đề khác thì khái lược hoặc không tìm hiểu Do vậyhạn chế của hầu hết các công trình nghiên cứu là chỉ dừng lại ở việc đánh giá

về sự nghiệp của cụ Nguyễn trên một lĩnh vực cụ thể mà chưa có hoặc có rất

ít các công trình đánh giá về toàn bộ sự nghiệp của ông

* Các công trình nghiên cứu về tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Công Trứ

Trong suốt cuộc đời mình, Nguyễn Công Trứ đã để lại một kho thi vănphong phú với nhiều thể loại như: Bài phú, thơ luật, hát nói, câu đối chữNôm, tuồng Tuy nhiên thơ văn của ông lại không được chép thành tập màtheo các nhà nghiên cứu thì thơ văn của ông có khoảng 1000 bài nhưng hiệnnay mới chỉ lưu giữ được hơn trăm bài và được giới thiệu ở nhiều phương tiện

Trang 25

khác nhau, với hệ thống tác phẩm phong phú và nhiều chủng loại nên việc tìmhiểu tác phẩm của Nguyễn Công Trứ đã được các học giả quan tâm tìm hiểudưới nhiều dạng: sách chuyên khảo, tạp chí, tác phẩm giới thiệu và tuyểnchọn tiêu biểu như:

Tác phẩm “Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn tướng công Nguyễn Công

Trứ” của Lê Thước (1928) Tác giả đã đánh giá rất cao tài văn chương của

Nguyễn Công Trứ “văn chương lỗi - lạc”, “ngôn - luận hùng hồn” [117; 3]đồng thời tác giả đã giới thiệu văn chương của cụ Nguyễn với hàng loạt cácthể loại: Thơ, phú, câu đối, ca trù, tuồng ngoài ra còn có các bài sớ tâu vềchính trị Thông qua tác phẩm, người đọc có thể thấy được tài năng vănchương cũng như hệ thống tác phẩm của Nguyễn tiên sinh đã để lại cho hậuthế là vô cùng phong phú và đặc sắc Tác phẩm là tài liệu tham khảo quý giácho các học giả đi sau khi tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này

Trương Chính (1983) “Lời giới thiệu sách Thơ văn Nguyễn Công Trứ”,

NXB Văn học Tác giả cho thấy Nguyễn Công Trứ là một nhà quân sự, mộtnhà kinh tế và việc ông làm thơ chỉ là để gửi gắm tâm sự, tuy nhiên số lượngthơ ông để lại là khá lớn so với các nhà thơ đương thời và có những đặc điểmriêng biệt: Ông toàn làm thơ Nôm (chỉ có một bài thơ chữ Hán); ông biến Catrù thành một thể thơ thuần Việt; thơ của ông được chia thành thể lãng mạn,hiện thực, hành lạc, ngoài ra thơ của ông còn rất phóng túng như chính conngười ông Qua tác phẩm có thể thấy sự đặc sắc trong thơ văn của NguyễnCông Trứ thể hiện phong cách cá nhân của con người ông mà không nhầmvới bất cứ nhà thơ nào Tác phẩm giúp người đọc đến với Nguyễn Công Trứmột cách gần gũi vì thơ văn của ông gắn với cuộc sống rất đời thường giản dị

mà chân thành

Nguyễn Đức Mậu (2009) (Giới thiệu và tuyển chọn) “Nguyễn Công

Trứ tác phẩm chọn lọc” ngay trong lời giới thiệu tác phẩm, Nguyễn Công Trứ

Trang 26

đã được tái hiện với tư cách là một nhà thơ tài tử, có khả năng sáng tạo nghệthuật “Nguyễn Công Trứ tiêu biểu cho mẫu hình nhà nho tài tử trong văn họcViệt Nam Tài năng sáng tạo nghệ thuật của ông in đậm bản sắc cá nhân” [72;6] Tác giả đánh giá Nguyễn Công Trứ là người đã hoàn chỉnh thể hát nóithành một thể loại văn học, thể hiện vai trò của ông đối không chỉ đối với mộtthể loại mà còn là “cái ý thức mới về văn học” [72; 28] đồng thời giới thiệu

hệ thống thơ văn của Nguyễn Công Trứ dưới các góc độ: Thơ, phú, câu đối,hát nói, tuồng điều này làm cho độc giả có thể hiểu rõ nét về con người, tưtưởng của Nguyễn Công Trứ thông qua hệ thống thơ văn của ông

Nguyễn Lộc với bài viết “Thơ văn Nguyễn Công Trứ” được in trong

“Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm” do Trần Nho Thìn giới thiệu vàtuyển chọn Bài viết đánh giá vị trí của Nguyễn tiên sinh trong làng văn họcViệt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX, thể hiện khuynh hướng mới mangmàu sắc của thời đại, đó là sự lên ngôi chữ Hán nhưng các tác phẩm củaNguyễn Công Trứ lại chủ yếu được viết bằng chữ Nôm đồng thời qua đây tácgiả cũng cho thấy thơ văn của cụ Nguyễn có nội dung phức tạp, đầy mâuthuẫn, đó là “vừa ca tụng con người hoạt động, lại vừa ca tụng lối sống hưởnglạc”, “vừa lạc quan tin tưởng lại vừa bi quan thất vọng” [111; 332] Mặc dùđánh giá sự phức tạp trong thơ văn của cụ Nguyễn song tác giả vẫn thấy đượclogic trong thơ văn của Nguyễn Công Trứ, đó là tập trung vào các chủ đềchính: Xoay quanh chí nam nhi, xoay quanh cảnh nghèo và thế thái nhân tình,xoay quanh triết lý hưởng lạc Bài viết đã giúp người đọc và các nhà nghiêncứu hiểu rõ hơn về sự nghiệp văn chương cũng như hệ thống tác phẩm củaNguyễn Công Trứ, qua đó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các côngtrình nghiên cứu tiếp tục về vấn đề này trong những giai đoạn sau

Các công trình nghiên cứu trên về cơ bản đã cho độc giả thấy đượcnhững cái nhìn sâu sắc về Nguyễn Công Trứ - một con người tài trên nhiều

Trang 27

lĩnh vực với một hệ thống tác phẩm văn chương phong phú gồm nhiều thểloại song các phẩm phần lớn chỉ dừng lại ở việc phân tích thành tựu sự nghiệpvăn chương của Nguyễn Công Trứ mà chưa đi tìm hiểu một cách có hệ thốngtác phẩm tiêu biểu của ông Tuy nhiên các công trình đã ít nhiều để lại nhữnggiá trị tham khảo cho các học giả đi sau và đặc biệt là giúp tác giả luận án cóthể tiếp tục vấn tìm hiểu thêm về vấn đề này.

1.2.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về tư tưởng Nguyễn Công Trứ

Tìm hiểu về tư tưởng của Nguyễn Công Trứ là mảng vấn đề chưa đượcnhiều học giả quan tâm bởi nhiều lý do song có lẽ lý do quan trọng nhất làtrong suốt cuộc đời mình hầu như ông không đưa ra quan niệm hay trình bày

tư tưởng về bất kỳ vấn đề gì mà tư tưởng của ông được thể hiện trong chínhnhững hành động và việc làm hàng ngày Do vậy, công trình nghiên cứu chủyếu tập trung vào các vấn đề như tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp và tác phẩmcủa ông, qua đó các nhà nghiên cứu rút ra tư tưởng của Nguyễn Công Trứ.Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này là:

Nguyễn Bách Khoa (1944), “Tâm lý và tư tưởng Ng Công Trứ”, NXB

Tạp chí Văn mới Với tư cách là một nhà phê bình văn học có khả năng sửdụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, tác giả đã phân tíchtâm lý và tư tưởng của Nguyễn Công Trứ thông qua vận dụng quan điểm Mácxít nhằm lý giải tư tưởng phức tạp của Nguyễn Công Trứ Theo tác giả, hànhđộng và quan niệm sống của cụ Nguyễn là sản phẩm của xã hội nên tác giả đã

đi tìm hiểu hoàn cảnh xã hội đương thời để thấy được ảnh hưởng của xã hộitới cuộc đời và sự nghiệp của cụ Trong tác phẩm, tâm lý tư tưởng cũng như

cá tính của Nguyễn Công Trứ được tác giả chú ý đi sâu, tìm hiểu, phân tíchmột cách sắc sảo, có sức thuyết phục Tuy nhiên, do cái nhìn hạn chế của xãhội lúc bấy giờ cũng như quan điểm về giai cấp của tác giả, khiến tác giả cónhững hạn chế và cực đoan khi đánh giá về Nguyễn Công Trứ Việc nghiên

Trang 28

cứu tâm lý, tư tưởng của Nguyễn Công Trứ của nhà phê bình văn học NguyễnBách Khoa theo phương pháp này đã đem lại những giá trị khoa học sâu sắc

và được các học giả về sau quan tâm, lĩnh hội và phát triển

Nguyễn Nghiệp (1962) với bài viết “Những nhân tố gì đã tạo nên mâu

thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Công Trứ” đã phân tích dựa trên những nhân tố

lịch sử để chỉ ra mâu thuần trong tư tưởng Nguyễn Công Trứ Theo tác giả,muốn phân tích tư tưởng Nguyễn Công Trứ thì không chỉ hiểu qua Nho giáo

mà còn qua nhân tố xã hội và thời đại của ông Bài viết là sự cảm thông củatác giả với Nguyễn Công Trứ khi khẳng định cụ Nguyễn là người của giai cấpthống trị nhưng cũng khẳng định ông là một con người trong sạch Nhìnchung bài viết đã chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản trong tư tưởng Nguyễn CôngTrứ mà chưa phân tích cụ thể để thấy được tư tưởng Nho giáo của ông

Nguyễn Tài Thư (1978) với “Nguyễn Công Trứ - con người nho sĩ”,

Tạp chí nghiên cứu lịch sử (5) Tác giả luận bàn về tư tưởng của kẻ sĩ –Nguyễn Công Trứ thông qua việc đánh giá công và tội của ông Hạn chế củaNguyễn Công Trứ là: Lý tưởng chính trị không vì dân; dựa vào triều Nguyễn

để thực hiện hoài bão chính trị; nhân sinh quan chủ nghĩa cá nhân Thành tựucủa Nguyễn Công Trứ được tác giả đánh giá cao: Công lao trong công cuộckhẩn hoang, với tư cách là một Nho sĩ thì Nguyễn Công Trứ là người dámnghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Theo tác giả thì Nguyễn Công Trứ làmột con người thực tế biết nắm lấy yêu cầu của xã hội phong kiến để pháttriển xã hội phong kiến, đồng thời bài viết khẳng định thành công của NguyễnCông Trứ là thành công của việc làm phù hợp với nhu cầu của xã hội Tuynhiên, bài viết mới chỉ dừng lại luận bàn vài nét về tư tưởng chứ chưa đánhgiá đầy đủ toàn bộ tư tưởng Nho học của Nguyễn Công Trứ

Chương Thâu với “Góp phần đánh giá con người và tư tưởng Nguyễn

Công Trứ” (1978), Tạp chí nghiên cứu Lịch sử (5) Tác giả đã đi đánh giá một

Trang 29

số việc có ý nghĩa mà Nguyễn Công Trứ đã làm được (sự hăm hở trong lậpcông danh; có chí khí; có tài kinh bang tế thế) đồng thời cũng để lại nhữngđiều đáng chê trách (sự thị tài quá mức; triết lý hành động tiêu cực, hư vô; tưtưởng hành lạc; không nhìn thấy nhân dân) Bài viết cũng khẳng định tưtưởng Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Công Trứ và trở thànhnhân sinh quan, triết lý hành động chi phối toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp củaNguyễn tiên sinh từ thuở thiếu thời cho đến lúc ra làm quan Mặc dù có sựphân tích khá sâu sắc về tư tưởng của Nguyễn Công Trứ song bài viết mới chỉdừng lại ở việc phân tích tư tưởng Nguyễn Công Trứ dưới góc độ nhân sinhquan và đưa ra cách đánh giá chủ quan của cá nhân về những việc mà NguyễnCông Trứ đã làm mà tác giả cho rằng dó là ý nghĩa và hạn chế.

Phạm Ngọc Uyển (2004) với “Nguyễn Công Trứ, quen mà lạ - một nhà

nho phi nho giáo”, Tạp chí Tia sáng (8) Bài viết đã chỉ rõ Nguyễn Công Trứ

là một nhà Nho, tuy nhiên ông không bị những khuôn mẫu cũng như chế ướccủa xã hội phong kiến ràng buộc Ông là một nhà Nho nhưng không lấy họcvấn từ chương làm cái thang danh vọng, cuộc đời lúc thăng lúc trầm nhưngông vẫn vui Nho giáo xưa chỉ coi trọng cộng đồng còn Nguyễn Công Trứkhông chỉ coi trọng cộng đồng mà ông coi trọng đề cao ý thức cá nhân, cátính Nhà Nho xưa thường chỉ giỏi văn là Nho sĩ, quan văn còn Nguyễn CôngTrứ thì văn võ song toàn, lập lên sự nghiệp kinh bang tế thế

Nguyễn Hữu Sơn (2009) với “Nhà nho Nguyễn Công Trứ với phật

giáo”, Tạp chí nghiên cứu văn học (3) Bài viết khẳng định Nguyễn Công Trứ

là một nhà Nho điển hình, luôn trung thành với giáo lý và lý tưởng của Nhogiáo Ông không mặn mà với giáo lý của đạo Phật, tuy nhiên chính thực tếcuộc đời đã đưa ông đến gần hơn với Phật giáo, với tư cách là nhà NhoNguyễn Công Trứ hiểu Phật giáo theo quy cách của Nho học nhằm soi sángthêm triết lý Nho học của ông

Trang 30

Mặc dù các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về tư tưởng của NguyễnCông Trứ chưa nhiều song về cơ bản các công trình đã phần nào khái quátđược tư tưởng của cụ Nguyễn thông qua việc đánh giá về hành động cụ thểcủa ông Điểm hạn chế của các công trình nghiên cứu về vấn đề này là khiđánh giá về tư tưởng của Nguyễn Công Trứ còn chưa thực sự khách quan, đôikhi các nhà nghiên cứu còn đứng ở góc độ chủ quan của cá nhân trong đánhgiá về nhân vật lịch sử này Tuy vậy các công trình nghiên cứu đã phần nàođánh giá và tìm hiểu về những đóng góp cùng sự nghiệp kinh bang mà cụNguyễn đã đạt được trong suốt cuộc đời và sự nghiệp đồng thời khẳng địnhlại giá trị của một Nho sĩ chân chính, một trung thần của triều Nguyễn.

1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về ý nghĩa tư tưởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ

Tìm hiểu về tư tưởng của Nguyễn Công Trứ đã là vấn đề vô cùng khókhăn và chưa được nhiều học giả quan tâm nên việc nghiên cứu về ý nghĩa tưtưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ lại càng là vấn đề nan giải, bởi vìtrong suốt cuộc đời của mình Nguyễn Công Trứ chưa bao giờ đưa ra quanđiểm về Nho giáo mà tư tưởng Nho giáo của ông chủ yếu được thể hiện tậptrung thông qua những hành động và quan niệm sống của ông trước thực tại

xã hội Do vậy việc nghiên cứu về ý nghĩa tư tưởng Nho giáo của NguyễnCông Trứ chưa thực sự được quan tâm và nếu có những nghiên cứu về vấn đềnày thì cũng chỉ đánh giá được một hoặc một vài tư tưởng Nho học của ôngchứ chưa có công trình nghiên cứu nào ở cả trong và ngoài nước đánh giáđược toàn bộ ý nghĩa tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ Mặc dù cáccông trình nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này chưa nhiều và chưa thực sự sâusắc song cũng phải kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như:

Nguyễn Bách Khoa (1944), “Tâm lý và tư tưởng Ng Công Trứ” tác giả

đã trình bày những nghiên cứu của mình về tâm lý và tư tưởng của Nguyễn

Trang 31

Công Trứ qua hai thời kỳ: Thời kỳ hàn vi và thời kỳ làm quan, tư tưởng Nhogiáo của Nguyễn Công Trứ được trình bày chủ yếu trong thời kỳ làm quan.Nội dung chính của chương này là trình bày về nhân cách cao thượng củaNguyễn Công Trứ được giáo dục bởi truyền thống của dòng họ kết hợp với tưtưởng trung quân cực đoan của Tống nho, sự tinh túy của Tống nho đã làmnên tư tưởng lập chí của ông - đó là tinh thần cao thượng lấy hành đạo làm lẽsống song cái tính khí thiên bẩm lại cũng tham gia vào sự cấu tạo lên nhâncách – đó là quan niệm cực đoan về nhân sinh Ngoài ra chương IV còn trìnhbày về số mệnh và tuần hoàn trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ khi ôngkhông giải quyết được các vấn đề thực tại, đành chịu nhận nó và coi nó nhưmột tất yếu đã được thiên địa an bài, bên cạnh đó Nguyễn Công Trứ còn tuôntheo thuyết tuần hoàn biến dịch, ông cho rằng biến dịch là định luật chungcho tất cả nhân sự, thuyết này giúp ông can trường, lạc quan, tin tưởng vàocuộc sống Mặc dù chưa đi sâu vào phân tích thế giới quan, nhân sinh quanNho giáo của Nguyễn Công Trứ nhưng tác phẩm đã phần nào đem tới cho độcgiả cái nhìn mới trong quan điểm của Nguyễn Công Trứ về thế giới và conngười thông qua hành động và việc làm của ông đối với từng vấn đề Tácphẩm là tài liệu tham khảo quý giá cho những người đi sau cần tìm hiểu vềvấn đề này.

Tác giả Doãn Quốc Sỹ - Việt Tử “Khảo luận về Nguyễn – Công – Trứ”

với việc nghiên cứu về quan niệm nhân sinh của Nguyễn Công Trứ, tác phẩm

đã đánh giá ý nghĩa của nó đối với quan niệm truyền thống của dân tộc, đó làviệc thực hiện những giáo lý của Khổng giáo và thuyết tự do phóng khoángcủa Lão Trang Theo các tác giả sở dĩ Nguyễn Công Trứ có thể điều tiết đượchai luồng tư tưởng trái ngược nhau này là do cụ Nguyễn đã chia cuộc đờithành từng giai đoạn của tuổi tác mà có cách sống cho phù hợp Tác phẩmcũng khẳng định giá trị nhân sinh quan to lớn của Nguyễn Công Trứ khi ông

Trang 32

đánh giá và coi trọng ngôi vị con người trong xã hội Về cơ bản các tác giả đãđánh giá một cách chân thực và khách quan về tư tưởng nhân sinh quan Nhogiáo của Nguyễn Công Trứ song có thể thấy rằng tác phẩm mới chỉ dừng lại ởviệc nghiên cứu về một tư tưởng Nho giáo của ông đó là nhân sinh quan còncác tư tưởng khác thì chưa được các tác giả đề cập đến trong cuốn sách này,đây là cơ sở để các công trình nghiên cứu đi sau có thể khảo cứu kỹ hơn vềvấn đề này và cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho các công trình khinghiên cứu về nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứ.

Nguyễn Nghiệp (1962) với “Những nhân tố gì đã tạo nên mâu thuẫn

trong tư tưởng Nguyễn Công Trứ” bài viết đã đánh giá hành động của cụ

Nguyễn mang tính cá nhân thể hiện qua tư tưởng hành lạc như một triết lýnhân sinh – lạc quan tin tưởng vào cái tài của mình song đôi lúc lại bi quan,theo tác giả nhân tố tạo nên mâu thuẫn trong tư tưởng của cụ Nguyễn là doNho giáo mà điển hình là Tống nho Do việc đứng ở góc độ văn chương đểđánh giá về tư tưởng Nguyễn Công Trứ nên bài viết mới chỉ dừng lại ở việctìm hiểu được một vài mâu thuẫn trong tư tưởng của cụ Nguyễn mà chưa trìnhbày được những nội dung tư tưởng Nho giáo khác và cũng chưa đánh giáđược ý nghĩa của tư tưởng Nho giáo Nguyễn Công Trứ

Vũ Đình Trác với luận án “Triết lý chấp sinh Nguyễn – Công – Trứ”

(1988) Luận án tập trung phân tích những tư tưởng Nho giáo cơ bản của cụNguyễn như: tư tưởng “tri hành hợp nhất”, nhân sinh quan, chấp sinh quanngoài ra còn trình bày tư tưởng của cụ Nguyễn về vũ trụ và thiên lý, với việcnghiên cứu tương đối đầy đủ về tư tưởng Nho giáo của cụ Nguyễn, luận ánnày đã cung cấp cho độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về tư tưởng Nho giáocủa cụ Nguyễn đồng thời luận án cũng đánh giá hết sức chân thực và kháchquan về ý nghĩa của việc nghiên cứu những tư tưởng này không chỉ đối vớiViệt Nam mà nó còn có giá trị đối với thế giới và Trung Quốc Tuy nhiên, có

Trang 33

thể thấy luận án tập trung phân tích nhiều tư tưởng Nho giáo của cụ Nguyễnhơn so với các công trình nghiên cứu khác song tác giả còn chưa đi sâu vàonội dung của từng tư tưởng và việc đánh giá ý nghĩa còn mang tính chungchung, chưa đánh giá được cụ thể ý nghĩa của từng tư tưởng đối với lịch sử tưtưởng Việt Nam, đây là cơ sở để các học giả đi sau có thể tiếp tục nghiên cứu

về vấn đề này

Trần Nho Thìn với “Nguyễn Công Trứ và thời đại chúng ta” được in

trong “Nguyễn Công Trứ cuộc đời và thơ” do Đoàn Tử Huyến (biên soạn 2008) Bài viết bên cạnh đề cập đến thơ ca của cụ Nguyễn thông qua việc giảithích về nguồn gốc, bản chất của tư tưởng “hành lạc” thì tác giả còn luận bànđến tư tưởng của Nguyễn tiên sinh về thiên mệnh, tác giả cho rằng cụ Nguyễnthường hay nói đến mệnh trời khi muốn lý giải những nguyên nhân thất bạicủa cá nhân mà không rõ nguyên nhân đồng thời ông cũng rất coi trọng tự do

-cá nhân và chủ trương sống thực với lòng mình Với tư duy và hành động nhưvậy đã khẳng định ý nghĩa những việc làm của Nguyễn Công Trứ rất có giá trịđối với cuộc sống hiện tại của chúng ta, đó là ý thức về việc xây dựng một xãhội công dân, một Nhà nước pháp quyền, luôn trân trọng tự do cá nhân Tuynhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá ý nghĩa của tư tưởng tự do cánhân của cụ Nguyễn đối với hiện nay mà chưa thấy được toàn bộ ý nghĩa tưtưởng Nho giáo của ông đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam

Nguyễn Viết Ngoạn (2010) “Nguyễn Công Trứ bài ca ngất ngưởng” Tác giả đã sử dụng thuật ngữ Hùng tâm tráng sĩ để nói về chí nam nhi được

nâng lên thành chủ nghĩa anh hùng, nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứđồng thời khẳng định lẽ sống của người Nho sĩ là phải hành động để thể hiệntrách nhiệm lớn lao là giữ đạo thánh hiền và là cơ sở nhập thế để xây dựngcuộc đời mà Nguyễn Công Trứ là đại diện cho sức hấp dẫn của tư tưởng mớinày Tác giả cũng đã chỉ ra ưu điểm trong quan niệm chí nam nhi của cụ

Trang 34

Nguyễn, đó là vai trò tích cực về ý thức và hành động của cá nhân ông, nó

chứng tỏ “con người cá nhân Nguyễn Công Trứ rất gần gũi với chúng ta hôm

nay” [80; 9] qua đó khẳng định giá trị tư tưởng của Nguyễn tiên sinh có đủ

phẩm chất của con người sáng tạo lịch sử và khát vọng cho dân giàu nướcmạnh là ước muốn của không chỉ một cá nhân mà là của cả dân tộc Việt Nam

Trên đây là một số các công trình nghiên cứu về tư tưởng Nho giáo củaNguyễn Công Trứ cùng với ý nghĩa của nó, mặc dù các công trình nghiên cứucòn chưa nhiều song về cơ bản các công trình đã góp phần làm phong phúkho tàng nghiên cứu về nhân vật lịch sử kiệt xuất dưới triều Nguyễn đồng thời

là tài liệu tham khảo quý giá cho các học giả đi sau nghiên cứu về vấn đề này

Sự hạn chế và thiếu sót trong việc nghiên cứu về tư tưởng Nho giáo củaNguyễn Công Trứ và ý nghĩa của nó của các nhà nghiên cứu đi trước chính là

cơ sở để tác giả luận án có thể tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này

1.4 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước về cơ bản chưa đặtvấn đề nghiên cứu về tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Công Trứ một cách toàndiện và tổng thể như là một lĩnh vực quan trọng góp phần vào những thànhcông mà ông đã đạt được Để góp phần rõ hơn và nghiên cứu có hệ thống về

tư tưởng Nho giáo của nhà Nho Nguyễn Công Trứ, trên cơ sở kế thừa có chọnlọc thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án tập trung khaithác trên bình diện triết học một cách hệ thống, chi tiết đề tài “Tư tưởng Nho giáo

của Nguyễn Công Trứ và ý nghĩa của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam” với những vấn đề cần tập trung giải quyết sau:

+ Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa – tư tưởng Việt Nam giaiđoạn nửa đầu thế kỷ XIX dẫn đến sự hình thành tư tưởng Nho giáo củaNguyễn Công Trứ

Trang 35

+ Triển khai và làm rõ nội dung tư tưởng Nho giáo cơ bản của NguyễnCông Trứ như: Tư tưởng về trời, người và mối quan hệ trời - đất - người; tưtưởng về đạo làm người và đặc biệt là tư tưởng tri và hành

+ Trên cơ sở nghiên cứu về những nội dung cơ bản của tư tưởng Nhogiáo Nguyễn Công Trứ, tác giả làm rõ ý nghĩa của những tư tưởng Nho giáonày đối với thời đại của ông và đối với hiện nay

Tiểu kết chương 1

Về cơ bản, những công trình nghiên cứu về triều Nguyễn của các họcgiả đi trước đã phần nào cho thấy tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa - tưtưởng của Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX Tuy nhiên, các công trìnhnghiên cứu mới chỉ tập trung vào từng vấn đề cụ thể của các lĩnh vực mà chưa

có công trình nào đi sâu tìm hiểu một cách tổng thể về các vấn đề này nênviệc tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa - tư tưởng giai đoạn này làviệc làm cần thiết và có giá trị đối với xác định cơ sở hình thành tư tưởng Nhogiáo của Nguyễn Công Trứ

Bên cạnh đó với những nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ ở nhiều góc

độ khác nhau đã làm sáng tỏ chiến công và sự nghiệp lẫy lừng của ông trêncác phương diện kinh tế, quân sự, văn học Tuy nhiên, vẫn cần có sự bổsung, đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ hơn về giai đoạn thế kỷ XIX.Đặc biệt là cần có thêm các nghiên cứu tìm hiểu về tư tưởng Nho giáo củaNguyễn Công Trứ để có thể có được những đánh giá đầy đủ, khách quan vàtrọn vẹn hơn về những đóng góp của ông vào lịch sử Việt Nam giai đoạn nửađầu thế kỷ XIX Đây là một trong những lý do cơ bản để tác giả luận án cóthể tiếp cận và nghiên cứu về những vấn đề mà các học giả đi trước còn chưaquan tâm tìm hiểu

Trang 36

Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHO GIÁO CỦA

NGUYỄN CÔNG TRỨ

Được sinh ra vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nên quá trình hìnhthành tư tưởng của Nguyễn Công Trứ chịu sự ảnh hưởng của tình hình chínhtrị xã hội, văn hóa - tư tưởng giai đoạn này, sự ảnh hưởng này đã tác độngmạnh mẽ tới việc hình thành tư tưởng của ông nhất là vào thời niên thiếu.Việc nhà Lê nhận thấy Nho giáo như một phương tiện để bảo vệ quyền lực caitrị nên đã lấy tổ chức khoa cử để lựa chọn nhân tài đã làm cho ông hiểu rằngkhoa cử là con đường để tiến thân nên suốt thời niên thiếu ông đều chú trọngvào học Nho và khoa cử để lập thân, lập nghiệp Hơn nữa ông được sinh ravào đúng giai đoạn mà đất nước bị chia cắt làm 3 miền với cuộc nội chiến kéodài đã tạo cho sự lên ngôi của các võ tướng điều này tác động không nhỏ tớiquá trình hình thành tư tưởng của Nguyễn Công Trứ, ông luôn coi trọng vàđặt văn võ ngang hàng với nhau Cuộc nội chiến kéo dài đã tạo ra tư tưởng:sùng bái anh hùng cứu thế; mê tín thuyết thiên mệnh cũng đã ảnh hưởng đến

tư tưởng và hành động của ông, như nhận xét Nguyễn Bách Khoa thì

“Nguyễn - công - Trứ đã tắm gội cuộc đời thanh niên trong trạng thái xã hộichứa đựng những kết quả ấy” [57; 133] Cùng với diễn trình lịch sử thì bốicảnh kinh tế - xã hội, văn hóa - tư tưởng giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX vàhoàn cảnh gia đình, dòng họ, làng quê cũng như cá nhân Nguyễn Công Trứ đãtác động mạnh tới quá trình hình thành tư tưởng của ông Để thấy rõ được sựtác động này đến tư tưởng của Nguyễn Công Trứ tác giả tìm hiểu

2.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX

2.1.1 Bối cảnh về chính trị

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt hiệu là Gia Long Theo ghinhận của lịch sử thì sự ra đời của nhà Nguyễn không phải xuất phát từ cuộcđấu tranh chống ngoại xâm mà bắt đầu từ cuộc nội chiến Do cầu viện từ bên

Trang 37

ngoài để đánh bại nhà Tây Sơn nên triều Nguyễn đã chịu sự phản kháng rấtnhiều từ nhân dân, đồng thời còn phải tìm cách ứng xử với các cựu thần củanhà Lê và Tây Sơn nên để củng cố và bảo vệ vương triều, Gia Long phải lậplại chế độ phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế “Vua thay trời trị dân,

nắm trong tay tất cả mọi quyền bính” [39; 21] quyết định mọi việc về chính

trị, quân sự, ngoại giao, của đất nước

Về đối ngoại: Vua là người độc quyền về ngoại giao, trực tiếp đưa ra

các chính sách đối ngoại Đối với người phương Tây, triều đình sử dụng biệnpháp “bế quan tỏa cảng” việc giao thương với người nước ngoài thì Nhà nướctoàn quyền thực hiện sau mới đến tư nhân Triều thần và dân chúng mà khôngđược vua cho phép mà đã giao thương với người nước ngoài là bị khép tội và

bị phạt rất nặng Đối với Trung Hoa thì nhà Nguyễn cho thương nhân được tự

do buôn bán, mở các mỏ khai thác chứng tỏ ngay từ đầu nhà Nguyễn đã tựnguyện thần phục Trung Hoa và chịu sự chế ngự của họ Với các nước lánggiềng thì nhà Nguyễn lại dùng đến quân sự để giải quyết mọi vấn đề, lúc thìhòa hoãn, lúc thì tranh chấp để khẳng định vị thế của Việt Nam

Về tổ chức nhà nước: Sau khi lên ngôi, nhằm khắc phục sự suy yếu của

chế độ phong kiến và củng cố lại địa vị thống trị của mình Gia Long đã choxây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước theo mô hình tập quyền chuyênchế, vua trực tiếp quản lý tất cả các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địaphương Để thực hiện được mục đích này, vua đã đặt lệ “bốn không”: “Hànhchính không đặt tể tướng, thi cử không lấy trạng nguyên, trong cung khônglập hoàng hậu, ban tước không phong vương cho người ngoại tộc” [39; 20]với mục đích tránh tình trạng chuyên quyền; tránh tình trạng nhiếp chính; sợngười tài giỏi hơn vua; tước chỉ phong đến tước công, không ai được banvương lúc còn sống và việc ban chức cũng chỉ là hư danh nhằm tránh tìnhtrạng tranh quyền, đoạt vị Thiết lập được chính quyền chuyên chế lên toàn bộ

Trang 38

lãnh thổ nên Gia Long đã cho xây dựng bộ máy quản lý hành chính trên phạm

vi cả nước gồm: Chính quyền trung ương; Cơ quan điều hành chính quyềntrung ương; chính quyền ở địa phương tất cả đều thống nhất dưới sự quản lýcủa vua Ngoài ra để thể hiện quyền lực của mình, nhà vua còn trực tiếp phêduyệt tấu chương, thụ lý và xử các vụ án lớn, ra đề thi và chấm thi về cơbản nhà Nguyễn triệt để thi hành chế độ trung ương tập quyền chuyên chế.Quyền lợi, địa vị đều nằm trong tay vua “vua có tám quyền” [39; 21] mọiquyền hành đều trong tay vua, quyền ban bố luật pháp cũng do vua quyếtđịnh

Về luật pháp: Triều Nguyễn sử dụng Nho giáo với tư cách là hệ tư

tưởng thống trị mà tư tưởng cơ bản của Nho giáo trong việc trị nước là sửdụng Đức trị, Nhân trị song nhà Nguyễn thấy rằng nếu chỉ sử dụng phươngpháp trị nước bằng Đức trị, Nhân trị sẽ không đảm bảo ổn định vương quyềnnên Gia Long đã nhanh chóng sử dụng biện pháp để bảo vệ vương quyềnbằng cách thực hiện cả Pháp trị và Đức trị, đây chính là lý do cơ bản dẫn đến

sự ra đời của bộ Hoàng Triều luật lệ (gọi tắt là bộ luật Gia Long) Luật Gia

Long được ban hành năm 1815 “được xem là bộ luật chính thống của nhàNguyễn” [12; 686] Bộ luật này ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp củagiai cấp thống trị mà điển hình là nhà vua Về mặt hình thức, luật Gia Long

tham khảo của bộ Quốc triều hình luật “Bộ luật ấy tuy nói theo luật Hồng

Đức nhưng kỳ thực là chép luật của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều màthôi” [59; 177] mà những điều luật này khi áp dụng vào nước ta thì tương đối

hà khắc “nổi dậy chống triều đình chẳng những người ấy bị cắt tay chân, bămxác, trâu xé, voi đạp, v.v mà cả ba họ, họ cha, họ mẹ, họ vợ của người cótội, hễ 16 tuổi trở lên nam thì đều bị chém, nữ đều bị bắt đi làm nô tì” [39; 22]điều này đã gây ra sự phản kháng lớn trong dân chúng, dẫn đến các cuộc nổidậy chống lại triều đình diễn ra nhiều nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam,

Trang 39

tình hình chính trị xã hội dưới triều đại này không mấy lúc ổn định, khoảngcách giữa dân chúng và vua ngày càng lớn “khi vua ra khỏi thành, nhà hai bênđường phải đóng cửa, khi qua cánh đồng vắng nếu không kịp lánh xa phải úpmặt xuống bên đường để xa giá đi qua” [6; 12]

Nhìn chung, luật pháp dưới triều Nguyễn, điển hình là sự ra đời củaluật Gia Long đã chứng minh đường lối trị nước kết hợp Pháp trị với Đức trị.Tuy còn nhiều hạn chế song luật Gia Long được đánh giá là bộ luật đầy đủnhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thống nhất từ bắc chí nam

Về quốc phòng, quân đội: Để củng cố nền thống trị, Nhà Nguyễn chú

trọng đến tăng cường và củng cố lực lượng quân sự nhằm bảo vệ lãnh thổ vàđàn áp các cuộc nổi dậy của phản loạn Mặc dù đã lên ngôi hoàng đế nhưng

do lo sợ trước đến sự an toàn của vương triều nên Gia Long vẫn quan tâm sửdụng quân đội ở kinh thành, các tỉnh và vùng biên giới “So với trước kia thì

bộ máy nhà nước Nguyễn là một bộ máy lớn: số quan lại lớn hơn, số quân

lính lớn.” [39; 22] Tổ chức quân đội có những cải cách phù hợp với từng địa

phương “Đặt phép giãn binh để tuyển mộ tân binh Phép tuyển này không đềutrên các miền lãnh thổ” [6; 29] Nhà Nguyễn còn xây dựng ở kinh thành 3 loạiquân: Thân binh, Cấm binh, Tinh binh Ở các trấn còn có lính cơ, lính mộ vàđội quân nhạc khoảng 50 người Ở các cửa khẩu triều đình cũng cho binh línhtrấn giữ Đến thời Thiệu Trị thì việc binh được coi như là một chính sách lớn,vua cho rằng quân lính có thể là ngàn ngày không dùng đến song nhất thiếtngày nào cũng phải được luyện tập Mặc dù rất quan tâm tới việc binh song

về cơ bản chất lượng quân đội nhà Nguyễn không phát triển, càng về sau càngsuy yếu, trang bị thô sơ, lương thực cho sinh hoạt thiếu thốn

2.1.2 Bối cảnh về kinh tế xã hội

Trang 40

Nhà Nguyễn ra sức xây dựng quyền lực của mình theo kiểu Nhà nướctrung ương tập quyền chuyên chế nên bên cạnh các chính sách về chính trị, xãhội, quân sự thì nhà Nguyễn còn chú trọng đến các chính sách về kinh tế

Về nông nghiệp

Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo “dĩnông vi bản” nên nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp lúa nước Chínhsách kinh tế thời kỳ này là “trọng nông” song tình hình ruộng đất thời kỳ nàygặp phải những khó khăn: nông dân thì phân tán, nội chiến diễn ra làm ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất, ruộng đất bị bỏ hoang nhiều và chia làm 2loại: đất công và đất tư Đứng trước tình hình này, nhà Nguyễn thực hiệnhàng loạt chính sách nhằm khôi phục chế độ sở hữu Nhà nước “lập địa bạ đểkiểm kê tài nguyên ruộng đất, lập định bạ để nắm nguồn nhân lực ở làng.” [6;

32] Năm 1802, Gia Long cho ban hành phép quân điền để tất cả mọi người

đều được chia ruộng đất song thực chất là bảo vệ quyền lợi của triều đình vìtriều đình thu thuế rất cao đối với ngành thương thực, những chính sách này

đã làm cho nền kinh tế của nước ta có những thay đổi đáng kể, góp phần nângcao đời sống vật và tinh thần cho nhân dân

Minh Mạng là người tích cực nhất cho nỗ lực thay đổi diện mạo kinh tếcủa đất nước Ông đã thực hiện mở mang diện tích đất công “Minh Mạng ra

lệnh quốc hữu hóa một phần ruộng đất của địa chủ ở Gia Định” [86; 90 – 91].

Về nông nghiệp chính sách khai hoang với các biện pháp “doanh điền”, “đồn

điền” thu được những kết quả cao “hễ ai khai hoang thì người đó được làm

chủ” [39; 32] Chính sách quản lý ruộng đất của triều Nguyễn đã phần nào tạo

ra nhiều nông sản đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, kỹ thuật canh táctrong sản xuất cũng có tiến bộ, người dân đã biết thâm canh tăng vụ Tuy đãrất cố gắng trong sản xuất nhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém nên năngxuất lao động cũng như số lượng sản phẩm còn hạn chế

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thuận An (1999), “Quốc sử quán triều Nguyễn”, Tạp chí nghiên cứu Huế T.1, tr.168 – 190 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc sử quán triều Nguyễn”, "Tạp chí nghiên cứuHuế
Tác giả: Phan Thuận An
Năm: 1999
2. Đào Duy Anh (1939), “Khổng giáo phê bình tiểu luận”, NXB Quan Hải Tùng Thư, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khổng giáo phê bình tiểu luận
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Quan HảiTùng Thư
Năm: 1939
3. Đào Duy Anh (1994), “Vài ý kiến về ảnh hưởng của Nho giáo với xã hội Việt Nam”, Kỷ yếu HTKH Nho giáo tại Việt Nam, Viện Triết học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài ý kiến về ảnh hưởng của Nho giáo với xã hộiViệt Nam”, Kỷ yếu HTKH "Nho giáo tại Việt Nam
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXBKhoa học Xã hội
Năm: 1994
4. Nguyễn Thế Anh (1971), “Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn”, NXB Lửa Thiêng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triềuNguyễn
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Nhà XB: NXB Lửa Thiêng
Năm: 1971
5. Đỗ Bang (1995), “Triều Nguyễn - mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn”, Hội thảo khoa học về triều Nguyễn, tr. 46 – 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1995)," “Triều Nguyễn - mâu thuẫn và giải quyết mâuthuẫn”," Hội thảo khoa học về triều Nguyễn
Tác giả: Đỗ Bang
Năm: 1995
6. Đỗ Bang (chủ biên) (1997), Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn giaiđoạn 1802 - 1884
Tác giả: Đỗ Bang (chủ biên)
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 1997
7. Đỗ Bang (1999), Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn
Tác giả: Đỗ Bang
Nhà XB: NXBThuận Hóa
Năm: 1999
8. Đỗ Bang (2007), “Triều Nguyễn: thiết lập tập quyền và các chế tài điều tiết cực quyền”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1), tr. 45 – 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triều Nguyễn: thiết lập tập quyền và các chế tài điều tiếtcực quyền”, "Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
Tác giả: Đỗ Bang
Năm: 2007
9. Đỗ Bang, Nguyễn Minh Tường (2011), Chân dung các Vua Nguyễn, NXB Thuận hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung các Vua Nguyễn
Tác giả: Đỗ Bang, Nguyễn Minh Tường
Nhà XB: NXBThuận hóa
Năm: 2011
10. Nguyễn Thanh Bình (2005), Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX) , luận án tiến sĩ Triết học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo vàsự thể hiện của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX)
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2005
11. Phan Bội Châu (1990), Khổng học đăng, tập 9 - 10, NXB Thuận hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khổng học đăng
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: NXB Thuận hóa
Năm: 1990
12. Doãn Chính (2013), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XIX, NXB Chính trị Quốc gia – sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựngnước đến đầu thế kỷ XIX
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia – sự thật
Năm: 2013
13. Trương Chính (1983), “Lời giới thiệu sách Thơ văn Nguyễn Công Trứ”, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời giới thiệu sách Thơ văn Nguyễn Công Trứ
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1983
14. Trương Chính (2007), “Phong cách Nguyễn Công Trứ”, Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 476 - 483 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách Nguyễn Công Trứ”, "Nguyễn CôngTrứ về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
15. Nguyễn Đình Chú (2005), “Hôm nay với Nho giáo”, Tạp chí Hán Nôm (1), tr. 3 – 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôm nay với Nho giáo”, "Tạp chí Hán Nôm
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 2005
16. Nguyễn Đình Chú (2009), “Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái tôi cá thể”, Tạp chí nghiên cứu văn học (3), tr. 3 – 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái tôi cáthể”, "Tạp chí nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 2009
17. Đoàn Trung Còn (1950), Luận Ngữ, Nhà in Trí Đức Tòng – thơ, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận Ngữ
Tác giả: Đoàn Trung Còn
Năm: 1950
18. Phạm Vĩnh Cư (2007), “Thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ”, Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 520 - 530 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ”, "NguyễnCông Trứ về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Phạm Vĩnh Cư
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
19. Phan Đại Doãn (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: NXB Chínhtrị Quốc gia
Năm: 1998
20. Phan Đại Doãn (2005), “Nho giáo Việt Nam”, Tạp chí xưa và nay (229 – 230), tr. 8 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo Việt Nam”, "Tạp chí xưa và nay
Tác giả: Phan Đại Doãn
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w