1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nghiên cứu về đòn bẩy tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn 2009 2015

81 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rằng, đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu về đòn bẩy tài chính của hệthống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015” là công trình nghiêncứu khoa h

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu về đòn bẩy tài chính của hệthống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015” là công trình nghiêncứu khoa học của riêng tôi, các thông tin dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu làtrung thực, các nội dung trích dẫn đều ghi rõ nguồn gốc và các kết luận trong bài nghiêncứu chưa được công bố trong bất cứ một nghiên cứu khoa học nào

Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả đề tài

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTW : Ngân hàng trung ương

NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước

NHNNg : Ngân hàng nước ngoài

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

VCSH : Vốn chủ sở hữu

TCTD : Tổ chức tín dụng

BCTC : Báo cáo tài chính

Lev : Đòn bẩy tài chính

PROF : Lợi nhuận

GROW : Tăng trưởng

COLL : Tài sản thế chấp

GDP : Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Vốn cấp 1 theo Basel III 28

Bảng 2.2: Tổng tài sản theo Basel III 29

Bảng 3.1: Số lượng các NHTM Việt Nam qua các năm 31

Bảng 3.2: ROE trung bình ngành và nhóm ngân hàng đại diện 34

Bảng 3.3: Hệ số an toàn vốn hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới năm 2013 39

Bảng 3.4: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM từ 2009 đến 2015 40

Bảng 3.5: Kết quả ảnh hưởng của các nhân tố lên đòn bẩy tài chính 44

Biều đồ 3.1: Mức gia tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại 32

từ 2009 đến 2015 32

Biều đồ 3.2: Mức gia tăng tổng tài sản của các ngân hàng thương mại 33

từ năm 2009 đến 2015 33

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ cho vay/ huy động vốn của các ngân hàng cuối năm 2014 35

Biểu đồ 3.4: CAR của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2009 đến 2014 38

Biểu đồ 3.5: Biến động tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại từ năm 2009 đến 2015 41

Biểu đồ 3.6: Số lượng các ngân hàng chia theo tỷ lệ đòn bầy tài chính thời điểm cuối năm 2009 và 2013 42

Biểu đồ 3.7: Biến động lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước 43

Biểu đồ 3.8: Quy mô tổng tài sản và đòn bẩy tài chính của NHTM 47

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ ROA và ROE của nhóm NHTMNN và nhóm NHTMCP 47

Biểu đồ 3.10: Đòn bẩy tài chính và hệ số an toàn vốn của nhóm NHTMNN và nhóm NHTMCP 48

Biểu đồ 3.11: Quy mô vốn tự có, vốn điều lệ, và tổng tài sản nhóm NHTMNN 49

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại 2

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại 5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 7

1.4 Phương pháp nghiên cứu 7

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

1.6 Ý nghĩa của đề tài 8

1.7 Kết cấu của đề tài 8

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

2.1 Khái quát về đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại 9

2.1.1 Khái quát chung về cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại 9

2.1.2 Khái niệm đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại 10

2.1.3 Đặc điểm của đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại 12

2.1.4 Các chỉ tiêu xác định đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại 14

2.1.5 Vai trò của đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại 17

2.1.6 Những rủi ro trong ngân hàng thương mại liên quan đến đòn bẩy tài chính 20

2.2 Kinh nghiệm quốc tế về đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại 22

2.2.1 Tác động của khủng hoảng tài chính 2007-2008 đến vấn đề đòn bẩy tài chính 22

2.2.2 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam 24

2.3 Quy định về đòn bẩy tài chính theo hiệp ước Basel III 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 30

Trang 5

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 31

3.1 Khái quát hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 31

3.1.1 Số lượng các ngân hàng thương mại 31

3.1.2 Vốn chủ sở hữu 31

3.1.3 Tổng tài sản 33

3.1.4 Lợi nhuận 34

3.1.5 Huy động vốn 35

3.2 Một số chỉ tiêu an toàn vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại 36

3.2.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR trong ngân hàng 36

3.2.2 Thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại từ 2009 đến 201540 3.2.3 Nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính 43

3.3 Đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam 46

3.3.1 Những tác động tích cực 46

3.3.2 Những tác động tiêu cực và nguyên nhân 48

CHƯƠNG 4 KHUYẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020 51

4.1 Khuyến nghị chính sách với ngân hàng nhà nước về quản lý các chỉ tiêu an toàn vốn tại ngân hàng thương mại 51

4.1.1 Định hướng an toàn vốn và đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng 51

4.1.2 Các giải pháp quản lý đòn bẩy tài chính ứng dụng từ kết quả mô hình kinh tế lượng 52

4.1.3 Các giải pháp về tái cơ cấu ngân hàng thương mại 54

4.2 Khuyến nghị về quản lý rủi ro đối với đòn bẩy tài chính 56

4.3 Khuyến nghị về quản lý đòn bẩy tài chính tại các NHTM 58

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại

Đòn bẩy tài chính đối với loại hình doanh nghiệp đặc biệt – ngân hàng thươngmại – đã được nghiên cứu từ lâu, đặc biệt từ phía các cơ quan giám sát và quản lý.Theo nghiên cứu của Michael, 2003, trước những năm 1980, quản lý định lượng vềđòn bẩy tài chính là một vấn đề ít được đề cao Một số quốc gia trên thế giới có quyđịnh về an toàn vốn tối thiểu nhưng không quy định cụ thể về mức đòn bẩy tài chínhcần áp dụng cho các ngân hàng thương mại Năm 1988, Những nỗ lực về quản lý tỷ lệđòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại được ghi nhận nhờ sự ra đời của Hiệpước Basel I, tuy nhiên Basel I không trực tiếp đưa ra tỷ lệ đòn bẩy tài chính mà chỉ đưa

ra quy định về hệ số an toàn vốn (CAR) Tỷ lệ này theo quy định của Basel I khôngphản ánh đúng mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng khi chỉ tính đến rủi ro tíndụng và việc phân loại tài sản không có các mức trọng số rủi ro riêng khiến cho tỷ lệđòn bẩy tài chính tại ngân hàng cao hơn mức rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận.Sau cuộc khủng hoảng những năm 90, các quy định của Basel I đã không còn phù hợp.Năm 2004, Basel II được ban hành, chính thức có hiệu lực vào tháng 1/2007 Quy ướcBasel II gồm 3 trụ cột cơ bản: (i) Trụ cột 1, yêu cầu vốn tối thiểu; (ii) Trụ cột 2, côngtác kiểm tra rà soát; (iii) Trụ cột 3, thông tin thị trường Basel II đã đưa ra nhiều điểmmới trong cách xác định tỷ trọng vốn tối thiểu: (1) Về việc phân loại tài sản có, NHTMđược lựa chọn trong 3 phương pháp xác định trọng số rủi ro của tài sản gồm phươngpháp tiêu chuẩn, phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ và phương pháp xếp hạng tíndụng nâng cao (2) Về việc tính hệ số an toàn vốn tối thiểu, Basel II đã đề cập tới rủi rovận hành và rủi ro thị trường, đồng thời, dù tỷ lệ CAR tối thiểu không tăng, nhưngBasel II đã yêu cầu ngân hàng tăng vốn điều lệ, thông qua việc tăng tỷ trọng rủi ro lênmức 150%, đưa thêm yêu cầu vốn đối với rủi ro vận hành và rủi ro thương mại.Mặc dùmức tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các NHTM chưa được quy định trực tiếp, nhưng Basel

II đã giới hạn được mức đòn bẩy thông qua quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tuynhiên, trong cuộc khủng hoảng 2007-2009, quy định về tỷ lệ vốn tối thiểu trong hệthống ngân hàng được chứng tỏ là không hiệu quả Ủy ban Basel đã ban hành Basel IIInhằm nâng cao mức quy định về an toàn hệ thống ngân hàng so với Basel II Ngoàiviệc thắt chặt quy định về hệ số an toàn vốn CAR, Basel III đã bổ sung quy định vềđòn bẩy tài chính, theo đó đưa ra yêu cầu về mức vốn tối thiểu cần thiết dựa trên giá trị

Trang 8

tài sản không phân theo trọng số rủi ro Quy định về đòn bẩy tài chính được áp dụngnhằm hạn chế sự gia tăng việc sử dụng đòn bẩy quá mức trong hệ thống ngân hàngnhằm tránh quá trình giảm đòn bẩy có thể gây ảnh hưởng sâu rộng tới hệ thống tàichính.

Bên cạnh hiệp ước tiêu chuẩn vốn của Ủy ban Basel, nhiều nghiên cứu gần đâycũng đã chỉ ra rằng, đòn bẩy tài chính nên sớm được áp dụng như một tỷ lệ phụ thêmcho các tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở rủi ro thông qua việc hạn chế ảnh hưởng của việcgiảm các trọng số rủi ro trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, từ đó làm giảm sự gia tăngcủa rủi ro hệ thống (Borio và Zhu, 2012) Trong thời kỳ tăng trưởng, điều kiện nềnkinh tế tốt hơn với mức lãi suất thấp sẽ làm gia tăng cầu tín dụng Với điều kiện cácyếu tố khác không đổi, việc gia tăng cầu tín dụng của nền kinh tế sẽ kéo theo sự mởrộng cho vay của các NHTM, qua đó các NHTM gia tăng việc sử dụng đòn bẩy tàichính để đáp ứng cầu tín dụng Khi đó ngân hàng với mức vốn thấp sẽ bắt buộc phảităng vốn hoặc hạn chế cấp tín dụng Nghiên cứu của Brei và Gambarcota (2014) cũng

đã khẳng định kiểm soát tỷ lệ đòn bẩy tài chính là ràng buộc mạnh hơn trong thời kỳkinh tế tăng trưởng để hạn chế rủi ro hệ thống của NHTM và là công cụ nới lỏng khinền kinh tế suy thoái

Mở rộng về vấn đề đòn bẩy tài chính tại các NHTM, vấn đề này trong tài chínhdoanh nghiệp cũng không ngừng được cập nhật trong các nghiên cứu gần đây Một sốnghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là Umar (2011) phát hiện ra rằng cơ cấu quản trị tốtkéo theo môt tỷ lệ đòn bẩy cao ở các công ty Nghiên cứu của Gunaratha (2013) chothấy mức độ đòn bẩy tài chính có tương quan cùng dấu với các loại rủi ro tài chính.Nghiên cứu của Alcock và cộng sự (2013) kết luận rằng trong ngắn hạn, các nhà quản

lý có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để nâng cao lợi nhuận, nhưng việc sử dụng đònbẩy trong dài hạn có thể có tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của công ty

Về các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTM, có nhiều nghiêncứu xem việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính như việc nghiên cứu cấu trúc vốn, hay nóicách khác người ta xem xét có bao nhiêu phần trăm trong vốn được tài trợ bởi nợ, baonhiêu phần trăm trong vốn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu Việc nghiên cứu địnhlượng các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính hay cấu trúc vốn cũng đã được thựchiện ở nhiều nghiên cứu trên thế giới tiêu biểu là công trình nghiên cứu của RientGropp và Florian Heider (2009), nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown(2008), nghiên cứu của Ebru Caglayan (2010) Các nghiên cứu định lượng này nhìnchung chỉ ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTMgồm: Quy mô ngân hàng, khả năng sinh lợi của ngân hàng, khả năng tăng trưởng củangân hàng, rủi ro và thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế

Trang 9

Thứ nhất, Công trình nghiên cứu của Rient Gropp và Florian Heider (2009) trong

báo cáo nghiên cứu của NHTW Châu Âu bàn về “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúcvốn ngân hàng” Công trình nghiên cứu này dựa trên quy mô mẫu của hơn 200 ngânhàng của các quốc gia phát triển: 15 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu và Mỹ trongkhoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2004

Để đánh giá tác động của các nhân tố lên cấu trúc vốn ngân hàng, công trìnhnghiên cứu đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc vốn là đòn bẩy tài chính (biến phụthuộc) và được đo lường: Đòn bẩy tài chính = 1 – VCSH/Tổng tài sản (Trong đó đònbẩy tài chính được tính theo giá trị sổ sách và theo giá trị thị trường)

Công trình nghiên cứu sử dụng các nhân tố tác động lên cấu trúc vốn ngân hàng(biến độc lập) là:

- Biến tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB) = giá trị tài sản thịtrường/giá trị trên sổ sách của tài sản

- Biến Lợi nhuận (Profits) tính bằng tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận/tổng tài sản

- Biến Quy mô (Size) = Logarit của tổng tài sản

- Biến Tài sản thế chấp (Collateral) = (Tổng chứng khoán + Tín phiếu kho bạc +Tín phiếu khác + Trái phiếu + Các chứng chỉ tiền gửi + Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng+ Đất đai và nhà cửa + Các tài sản hữu hình khác)/Giá trị sổ sách của tổng tài sản

- Biến Cổ tức (Dividends) là một biến giả bằng 1 nếu trong năm các ngân hàng

có chia cổ tức, ngược lại bằng không nếu không chia cổ tức

- Biến rủi ro (Risk) bằng độ lệch chuẩn hàng năm của lợi nhuận giá chứng khoánhàng ngày * (giá trị thị trường của VCSH/giá trị thị trường của ngân hàng)

Để đánh giá tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc, công trình nghiên cứu

đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính như sau:

(Trong đó: i là ngân hàng, c là quốc gia, t thời gian)

Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích mô hình tuyến tínhbình phương nhỏ nhất có kết hợp đánh giá tác động của ảnh hưởng cố định các nhân tố(fixed effects) lên các biến của mô hình là biến thời gian, biến quốc gia Kết quảnghiên cứu đã chứng minh rằng các biến độc lập có ảnh hưởng lên biến phụ thuộc đạidiện cho cấu trúc vốn của ngân hàng Và hướng tác động cụ thể như sau: Biến cổ tức

và rủi ro tác động ngược chiều lên đòn bẩy tài chính; biến quy mô và tài sản thế chấptác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính; biến lợi nhuận và tỷ số giá trị thị trườngkhông có ý nghĩa thống kê

Trang 10

Ngoài ra nhằm mở rộng nghiên cứu, công trình nghiên cứu đã bổ sung các biến

vĩ mô vào mô hình Tăng trưởng, GDP, lạm phát, rủi ro trên thị trường chứng khoán.Kết quả cho thấy tăng trưởng GDP và lạm phát tác động cùng chiều lên đòn bẩy tàichính và rủi ro thị trường chứng khoán thì tác động ngược chiều lên đòn bẩy tài chính

Thứ hai, là công trình nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown (2008)

về “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ngân hàng tại các quốc gia đang pháttriển Tác giả đã sử dụng các biến độc lập, biến phụ thuộc và mô hình tương tự nhưnghiên cứu của Rient Gropp và Florian Heider (2009) Mẫu nghiên cứu được tác giảchọn gồm 56 ngân hàng từ 10 quốc gia đang phát triển trong thời gian từ năm 1996đến 2005

Kết quả nghiên cứu khẳng định các biến độc lập: biến Quy mô (Size) và giá trị sổsách (MTB) tác động đồng biến; biến Lợi nhuận (Profits), tài sản thế chấp (Collateral),biến cổ tức (Dividends), biến Rủi ro (Risk) có tác động nghịch biến lên Đòn bẩy tàichính của ngân hàng

Thứ ba, là công trình nghiên cứu của Ebru Ḉağlayan (2010) nghiên cứu về “Các

nhân tố tác động đến Cấu trúc vốn bằng chứng từ các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ” Côngtrình nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 25 ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ với biến phụthuộc là biến Đòn bẩy tài chính và các biến độc lập là: Tỷ số giá trị thị trường so vớigiá trị sổ sách (MTB), lợi nhuận (PROF), quy mô (SIZE), tài sản hữu hình (TANG)

Và kết quả nghiên cứu của tác giả cũng khẳng định các nhân tố trên có ảnh hưởng đếnđòn bẩy tài chính của ngân hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các biến trong mô hình nghiên cứu đều có ýnghĩa thống kê đối với mô hình và hướng tác động của mô hình cụ thể như sau: Biến

tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB) và Quy mô (SIZE) tác động cùngchiều lên đòn bẩy tài chính; biến lợi nhuận (PROF), biến tài sản hữu hình (TANG) tácđộng ngược chiều lên biến đòn bẩy tài chính

So sánh kết quả các nghiên cứu trên, ta nhận thấy có sự khác biệt về hướng tácđộng của các nhân tố tác động lên đòn bẩy tài chính của ngân hàng ở các mô hìnhnghiên cứu tại các quốc gia khác nhau Do đó, đề tài sẽ không sử dụng kết quả của cácnghiên cứu trên mà chỉ sử dụng lựa chọn các nhân tố tác động lên đòn bẩy tài chínhngân hàng và mô hình định lượng để xem xét đánh giá cho các NHTM Việt Nam

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại

Đối với các nghiên cứu trong nước, vấn đề đòn bẩy tài chính tại các NHTM chưađược đề cập nhiều và cụ thể, tuy nhiên việc quy định tỷ lệ đòn bẩy như một tỷ lệ an

Trang 11

toàn trong NHTM đã được đề cập như một vấn đề cấp thiết trong một vài nghiên cứutại Việt Nam Cụ thể:

Trong báo cáo “Hoạt động ngân hàng Việt Nam: Bức tranh toàn cảnh 2012 và dựbáo 2013” nhóm nghiên cứu Học viện Ngân hàng đã đề cập đến ý nghĩa dự báo rủi rocủa hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR và hệ số đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngânhàng Việt Nam thời gian qua Nhìn chung, hệ số CAR của các NHTM cao hơn mứcquy định của NHNN, tuy nhiên theo khuyến nghị của Basel III, trong tình huống hệ số

an toàn vốn ổn định nhưng tỷ lệ đòn bẩy tăng cao cũng có thể báo hiệu những rủi rotiềm ẩn trong hệ thống NHTM Bên cạnh đó, việc xác định chính xác giá trị thực củacác tỷ lệ CAR và đòn bẩy tài chính của các ngân hàng Việt Nam hiện nay cũng là mộtvấn đề khó khăn Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị cần bổsung yêu cầu về tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM song song với quy định về hệ

số an toàn vốn tối thiểu khi đánh giá mức độ an toàn vốn của NHTM

Năm 2015, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Vấn đề đòn bẩy tài chínhtrong hệ thống NHTM Việt Nam- Thực trạng và khuyến nghị” của tiến sĩ Lê Thị TuấnNghĩa (Học viện ngân hàng) đã luận giải một cách có hệ thống các vấn đề liên quanđến đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩytài chính Đề tài cũng đã làm rõ sự cần thiết phải có quy định về đòn bẩy tài chính trên

cơ sở nghiên cứu các quy định về tỷ lệ an toàn vốn và đòn bẩy tài chính theo các hiệpước Basel trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua Bên cạnh đó, đề tài

đã nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và đưa ra một số gợi ý choViệt Nam về việc cần thiết thành lập một đơn vị chuyên trách quản lý vấn đề đòn bẩytài chính và an toàn vốn của các NHTM, cũng như đề xuất lộ trình tăng yêu cầu vốntối thiểu trong giai đoạn 2015-2020 Bài nghiên cứu cũng đã phân tích chi tiết thựctrạng đòn bẩy tài chính trong hệ thống NHTM Việt Nam, đồng thời qua phân tích địnhlượng đã làm rõ tác động và đo lường được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ

lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận cơ sở về vấn đề đòn bẩy tài chính trong hệ thống NHTMViệt Nam

- Tổng hợp kinh nghiệm và xu hướng áp dụng quy định về đòn bẩy tài chínhtrong hoạt động ngân hàng của một số quốc gia trên thế giới sau khủng hoảng kinh tế

- Nghiên cứu thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam giaiđoạn 2009-2015

- Đưa ra những đánh giá và khuyến nghị về mức đòn bẩy tài chính hợp lý cầnduy trì bởi NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020

Trang 12

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, Cơ sở lý luận của việc áp dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính như một giới

hạn an toàn cho các NHTM Việt Nam và những bài học kinh nghiệm của một số quốcgia trong việc áp dụng quy định này?

Thứ hai, Thực trạng tỷ lệ đòn bầy tài chính tại các NHTM Việt Nam và sự tiệm

cận của các quy định an toàn vốn tại Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế? Những yếu

tố nào ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính tại Việt Nam?

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp,phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phương phápduy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trong quá trình phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn,

đề tài có sử dụng các các bảng biểu và hình vẽ để chứng minh và rút ra những kết luận cầnthiết

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Vấn đề đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng

thương mại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các tổ chức tín dụng Việt Nam trong giai đoạn từ

năm 2009 đến năm 2014

Trang 13

1.6 Ý nghĩa của đề tài

Về mặt lý luận: Phân tích ý nghĩa quan trọng của tỷ lệ đòn bẩy tài chính đối với

việc dự báo rủi ro và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng

Về mặt thực tiễn: Luận văn tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách tổng quan về

vấn đề đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam Qua nghiên cứu lý thuyết và thựctiễn, luận văn đề xuất giải pháp và kiến nghị thay đổi chính sách quản lý của ngânhàng trung ương để đảm bảo an toàn của hệ thống NHTM Việt Nam

1.7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, vàdanh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đòn bẩy tài chính của hệ thống

ngân hàng thương mại

- Chương 2: Cơ sở lý luận về đòn bẩy tài chính của hệ thống ngân

hàng thương mại

- Chương 3: Thực trạng đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng

thương mại Việt Nam

- Chương 4: Khuyến nghị về vấn đề đòn bẩy tài chính trong hệ thống

ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020

Trang 14

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA HỆ

THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Khái quát về đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái quát chung về cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại

Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặchuy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác

Nó chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển củangân hàng Nguồn vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với các hoạt động củacác NHTM trong việc thực hiện các chức năng của mình

Cơ cấu nguồn vốn của NHTM bao gồm:

a Vốn thuộc sở hữu của ngân hàng

Vốn thuộc sở hữu của NHTM chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ khoảng 5% tổng nguồnvốn nhưng có tính chất thường xuyên ổn định, giúp các NHTM trang bị cơ sở vậtchất kĩ thuật, tạo các tài sản cố định phục vụ hoạt động của ngân hàng, cho vay, đầu

tư góp vốn liên doanh, làm tài sản đảm bảo gây dựng lòng tin với khách hàng, duy trìkhả năng thanh toán khi ngân hàng thua lỗ, chính vì thế nó đóng vai trò cực kỳ quantrọng Ngoài ra, quy mô vốn sở hữu của ngân hàng cũng là căn cứ quyết định quy

mô lượng vốn được huy động ảnh hưởng tới khối lượng vốn khả dụng và hoạt độngcủa ngân hàng Vốn thuộc sở hữu của ngân hàng bao gồm Vốn điều lệ và Các quỹ:

- Vốn điều lệ: Là mức vốn được hình thành khi ngân hàng được thành lập Vốnđiều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định Vốn pháp định là mức vốn tối thiểuphải có khi thành lập 1 ngân hàng do Pháp luật quy định Nó được ghi vào điều lệthành lập ngân hàng và tùy thuộc vào loại hình ngân hàng mà vốn điều lệ được hìnhthành từ các nguồn khác nhau

- Các quỹ: gồm Quỹ dự trữ, Quỹ dự phòng rủi ro, Quỹ phúc lợi khen thưởng,Lợi nhuận chưa chia

b Nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động là các nguồn vốn ngoài nguồn vốn chủ sở hữu Nó chiếmkhoảng 90% tổng nguồn vốn và phản ánh số vốn mà ngân hàng có thể sử dụng chovay làm cơ sở tạo ra lợi nhuận chính cho ngân hàng Các nguồn huy động bao gồm:

- Nhận tiền gửi: là nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các doanhnghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội thông qua quá trình nhận tiền gửi thanhtoán hộ các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghiệp vụ kinh doanh khác Ngânhàngchỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có nghĩa vụ hoàn trả khikhách hàng có nhu cầu sử dụng

Trang 15

- Vốn vay: là nguồn vốn mà ngân hàng chủ động tạo nên, chủ động tìm kiếmkhi thiếu vốn như: Vay để đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán; vay hộ cho khách;Vay để cho vay; Vay để giảm chi phí nguồn tiềnlàm giảm bớt chi phí hoạt động Các hình thức huy động vốn vay gồm: Kỳ phiếu có mục đích; Trái phiếu; Vốnvay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng và vốn vay từ Ngânhàng Trung ương.

c Nguồn vốn khác

- Điều chuyển vốn: là việc mà các hệ thống NHTM được tổ chức theo mô hìnhtổng công ty và công ty con gồm có ngân hàng mẹ và các ngân hàng chi nhánh trựcthuộc Việc điều chuyển lượng vốn điều hòa được sử dụng khi hoạt động huy độngvốn vượt quá khả năng sử dụng vốn và ngược lại Thông qua việc điều chuyển có thểchuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn với lãi suất điều hòa thấp hơn lãi suất

đi vay ở ngân hàng ngoài

- Nguồn vốn ủy thác đầu tư : Là nguồn vốn khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụNgân hàng đại lý thì sẽ có quyền sử dụng với một lượng vốn được ủy thác đầu tư từcác tổ chức tài chính nước ngoài hoặc từ chính phủ ủy thác

Có thể nói, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - là loại hàng hóađặc biệt, không thể thay thế Ngân hàng chỉ có thể hoạt động khi có luồng tiền khôngngừng luân chuyển Nguồn vốn huy động ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô hoạt độngcủa ngân hàng, giúp các ngân hàng chủ động trong kinh doanh, nâng cao vị thế củangân hàng trên thị trường và quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng Tuynhiên việc tìm kiếm một cơ cấu nguồn vốn vừa an toàn lại vừa có khả năng mang lạilợi nhuận lớn cho ngân hàng lại luôn là một vấn đề nan giải cho các nhà quản lý vànhà nước Nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, một loạt các quy định vềkết cấu nguồn vốn của ngân hàng ra đời, đặc biệt là các quy định về tỷ lệ đòn bẩy

2.1.2 Khái niệm đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại.

Đòn bẩy tài chính (FL- Finnancial Leverage) là công cụ sử dụng nợ vay hoặccác nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của cácnhà đầu tư, nó thể hiện mức độ sử dụng vốn vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãivay tài chính trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm gia tăng tỷ suất lợinhuận trên VCSH (ROE) hay lợi nhuận ròng trên 1 cổ phần của công ty (EPS)

FL thể hiện mối quan hệ giữa tổng số nợ và tổng số vốn hiện có và được tínhtheo công thức:

( ) 1

TTS bq FL

Trong đó, Hệ số nợ (HD) = Tổng nợ / Tổng tài sản

Trang 16

Thông qua đòn bẩy tài chính, người ta còn xác định được mức độ góp vốn củachủ sở hữu với số nợ vay và như một chính sách tài chính của doanh nghiệp Khi đònbẩy tài chính cao, thì doanh lợi vốn chủ sở hữu càng nhạy cảm với những biến đổicủa lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Tỷ lệ đòn bẩy trong Ngân hàng cũng được xác định tương tự, nhưng ngânhàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, với hình thức kinh doanh chính là nhậntiền gửi của công chúng, chuyển thành những khoản vay cho các doanh nghiệp phitài chính, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán cho những chủ thể trong

xã hội để hưởng sự chênh lệch về lãi suất Chính vì thế NHTM có những đặc điểmsau:

- Cơ cấu bảng cân đối của doanh nghiệp và ngân hàng là khác nhau Việc vayngân hàng tạo thành các khoản nợ của doanh nghiệp thì các khoản tiền gửi củadoanh nghiệp tại ngân hàng lại tạo nên các khoản nợ của ngân hàng Bên cạnh đó,các khoản nợ của ngân hàng còn đến từ các khoản tiền gửi từ công chúng và cáckhoản vay nợ lẫn nhau giữa các ngân hàng hay NHTW

- Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và cung cấp dịch vụ.Đây là lĩnh vực đặc biệt vì tiền tệ liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.Hơn nữa, sản phẩm kinh doanh của ngân hàng là tiền và là công cụ do NHNN pháthành nhằm sử dụng trong quản lý kinh tế vĩ mô, nên được Nhà nước kiểm soát rấtchặt chẽ

- Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng sử dụng trong kinh doanh là nguồn vốnhuy động từ bên ngoài VCSH của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp, chủ yếu đượcdùng để đầu tư các tài sản cố định

- Hoạt động NHTM chịu sự chi phối rất lớn bởi chính sách tiền tệ và các quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước

Như vậy có thể kết luận rằng, NHTM là một loại hình doanh nghiệp, kinhdoanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng và chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước Vìvậy ngân hàng được phép chấp nhận một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn các loạihình doanh nghiệp thông thường nhiều lần Một tỷ lệ đòn bẩy cao có thể làm gia tăngđáng kể thu nhập của cổ đông các ngân hàng (theo công thức ROE = ROA * FL), tuynhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn hoạt động của ngân hàng đó Từthực tiễn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 đã cho thấy, một hệ thốngngân hàng với tỷ lệ đòn bẩy quá cao có thể gia tăng nguy cơ hình thành và lan rộngkhủng hoảng tài chính Điều này đặt ra câu hỏi cho các cấp quản lý về một tỷ lệ đònbẩy an toàn và hiệu quả

Trang 17

2.1.3 Đặc điểm của đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong nền kinh tếhiện đại Bất cứ 1 biến động nào trong ngành ngân hàng cũng có thể gây ra hiệu ứngdây chuyền, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Ngoài ra các ngân hàng còn đượchưởng lợi từ bảo hiểm tiền gửi, vì vậy hệ thống ngân hàng đồng thời chịu sự giámsát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, cơ quan giám sát NHNN thông qua các quyđịnh về an toàn vốn Điều này khiến cho đòn bẩy tài chính trong ngân hàng có nhữngđặc điểm nổi bật mà các loại hình doanh nghiệp khác không có

Thứ nhất, đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thường rất cao.

Để có vốn hoạt động, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng và điều kiện

để vay vốn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn tự có ở mứctương đối cao Nhằm giảm thiểu chi phí vay vốn, thời gian huy động linh hoạt cũngnhư không phải trả chi phí lãi vay, hay lo lắng về áp lực trả nợ Hơn nữa với tỷ lệ nợquá cao cũng làm mất lòng tin của các bên cho vay đối với doanh nghiệp Thôngthường, các doanh nghiệp thường chọn tỷ lệ này khoảng 60% -70% trong tổngnguồn vốn kinh doanh

Ngược lại, với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động ngân hàng chủ yếu huyđộng vốn từ các thành phần kinh tế và cho vay lại, sử dụng loại hàng hóa đặc biệt làtiền, và là nguồn cung cấp tài chính cho hầu hết các chủ thể kinh tế, chính vì thế tỷ lệ

nợ của ngân hàng cao hơn rất nhiều và thường ở mức 80-90% tổng nguồn vốn kinhdoanh, còn vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ Ngoài ra việc hưởng lợi từ bảohiểm tiền gửi và nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tài sảntài chính giúp các ngân hàng có thể chuyển đổi rủi ro nhanh chóng và dễ ràng, ít khigặp các vướng mắc về thanh khoản Việc các NHTM Việt Nam còn trực thuộcNHNN- nơi có vai trò người cho vay cuối cùng, cho phép các ngân hàng có thể vay

từ NHTW khi xảy ra khủng hoảng thanh khoản tạm thời cũng giúp các ngân hànggiảm thiểu được rủi ro khi sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy tài chính rất cao

Tuy nhiên việc duy trì một tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá cao cũng rất dễ dẫn đếncác rủi ro Chính vì vậy vấn đề cơ cấu vốn của ngân hàng vẫn luôn được giám sát vàquan tâm nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua Khi mà một bên là các cơ quan chứcnăng, các nhà nghiên cứu luôn đặt ra yêu cầu một tỷ lệ vốn lớn hơn nhằm củng cốsức mạnh cũng như sự an toàn của hệ thống tài chính, minh chứng như quy định về

an toàn vốn tối thiểu của Ủy ban Basel được áp dụng đối với hệ thống ngân hàng củanhiểu nền kinh tế lớn trên thế giới, ở Việt Nam là quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN Trong khi các nhà quản trị ngân hàng luôn mong muốn duy trì một tỷ lệ nợcao trong cấu trúc vốn của mình, với quan điểm rằng nắm giữ quá nhiều vốn trong

Trang 18

tay sẽ làm giảm giá trị của ngân hàng cũng như giảm đi hiệu quả của các hoạt độngtín dụng hay các hoạt động kinh doanh khác, nguyên nhân là do các ngân hàng phảicân nhắc giữa chi phí từ việc nắm giữ vốn lớn mà không được đem ra sử dụng, chovay tín dụng sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng và các chủ sở hữu.

Tuy nhiên, sau khi Hiệp ước Basel II chính thức được ban hành (26/6/2004)được 4 năm thì khủng hoảng toàn cầu 2008- 2009 diễn ra đã khiến cho BCBS nhận

ra những lỗ hổng của Basel II trong công tác điều hành lĩnh vực tài chính, một trongnhững sai lầm cơ bản của Basel II là thiếu yêu cầu về phí vốn thanh khoản, quá tincậy vào cơ quan xếp hạng tín dụng và bản chất có tính chu kỳ của nó Chính điều đó

đã một lần nữa đặt ra câu hỏi về việc xác định cơ cấu vốn cũng như một tỷ lệ đònbẩy hợp lý trong các ngân hàng cho các nhà quản lý tuy nhiên tới thời điểm hiện tạivẫn chưa có câu trả lời hợp lý cho vấn đề này

Thứ hai, tỷ lệ đòn bẩy chịu sự quản lí chặt chẽ bởi các quy định của các cơ

quan chức năng

Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng có ảnh hường lớn tới toàn bộ nềnkinh tế, và có quan hệ vốn ảnh hưởng lẫn nhau nên chỉ cần có một biến động nhỏ củatình hình thị trường cũng có thể dẫn đến sự biến động lớn trong bảng cân đối củangân hàng, dẫn đến sự bất ổn của toàn hệ thống, lan tỏa đến cả hệ thống tài chính vànền kinh tế Chính vì thế, sự ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động của cácNHTM đóng một vai trò hết sức quan trọng Đòn bẩy tài chính của NHTM cũng vìthế mà trở thành đối tượng quan tâm chính của các cơ quan giám sát tài chính

Hiện nay, hàng loạt các quy định về cấu trúc vốn của NHTM đã được đưa ra.Trên thế giới, chuẩn mực được áp dụng phổ biến nhất là quy định của hiệp ước vốnBasel được ban hành vởi Ủy ban Basel được áp dụng tự nguyện ở các nước Châu Âu

và khắp các nước khác Ở Việt Nam, đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), quyđịnh có liên quan đầu tiên là Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN, sau đó là Quyết định457/2005/QĐ-NHNN Năm 2010, Thông tư 13/2010/TT-NHNN ra đời, với nhữngquy định chặt chẽ và cụ thể hơn tiếp cận gần hơn với phương pháp tính của Basel II.Các quy định này đã quy định rõ về tỷ lệ vốn tự có tối thiểu mà các NHTM phải đápứng, qua đó thấy được giới hạn về tỷ lệ nợ mà các NHTM có thể huy động trong cơcấu vốn để đáp ứng sự an toàn trong hoạt động, hạn chế những rủi ro có thể gặp phảinhư rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp

Theo các ý kiến mới đây phải đồng thời xây dựng quy mô tăng trưởng vốn tự

có phù hợp với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản để đảm bảo an toàn cho hệ thống,giảm thiểu nguy cơ lan rộng khủng hoảng xuyên quốc gia

Trang 19

Thứ ba, đòn bẩy tài chính của ngân hàng nhạy cảm cao với môi trường kinh

doanh

Nguyên nhân là do yếu tố đầu vào và đầu ra của ngân hàng đều là tiền, luồngtiền chỉ phát sinh khi các nghiệp vụ đi vay và cho vay liên tục diễn ra, và chỉ có nhưvậy ngân hàng mới có thể hoạt động, tồn tại và thực hiện đúng chức năng trung giantài chính của mình Mặt khác, lượng tiền này phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn củacác chủ thể của nền kinh tế Tuy nhiên, hoạt động này lại rất nhạy cảm với các biến

số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hay các yếu

tố như chính trị, luật pháp Khi nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm kéo theođòn bẩy tài chính giảm Như trong điều kiện kinh tế suy thoái, đầu tư, kinh doanhkém hiệu quả, hoạt động đầu tư, tiết kiệm của công chúng cũng vì thế mà trì trệ, đònbẩy tài chính của ngân hàng cũng giảm xuống

Như vậy, có thể thấy, mặc dù cách xác định đòn bẩy tài chính trong ngân hàng

và doanh nghiệp là giống nhau nhưng nó lại có những đặc điểm khác biệt Đòn bẩytài chính trong ngân hàng thường ở mức rất cao, chịu sự tác động mạnh bởi các yếu

tố vĩ mô, môi trường kinh doanh cũng như sự giám sát chặt chẽ bởi các quy định củacác cơ quan chức năng Cũng chính vì thế, đòn bẩy tài chính trong ngân hàng luônnhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà làm chính sách nhằmhướng đến một cơ cấu vốn an toàn và hiệu quả

2.1.4 Các chỉ tiêu xác định đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại

2.1.4.1 Đòn bẩy dạng giản đơn FL – Financial Leverage

Đòn bẩy tài chính dạng đơn giản dùng để đo tỷ lệ Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu,trong đó các giá trị đều là giá trị ghi sổ Vốn chủ sở hữu là tổng giá trị ghi sổ của cổphiếu thường và cổ phiểu ưu đãi tích lũy vĩnh viễn Công thức đòn bẩy tài chính nhưsau:

( ) 1

TTS bq FL

 (1.1)Trong đó Hệ số nợ = Tổng nợ/ Tổng tài sản

Bên cạnh cách xác định trên, Basel III đưa ra cách tính đòn bẩy tài chính theocông thức:

Để đảm bảo tính thống nhất giữa các phần trong đề tài, thuật ngữ “đòn bẩy tàichính” sẽ được xác định theo công thức 1.1

Trang 20

Trong thực tế, khi sử dụng đòn bẩy tài chính dạng đơn giản làm thước đo mức độ

an toàn vốn của ngân hàng làm phát sinh 3 vấn đề

- Giá trị thị trường: Theo các quy định về mức an toàn trong hoạt động ngân hàngthì đòn bẩy tài chính không được vượt quá một mức nhất định Tuy nhiên có nhữngthời điểm đòn bẩy tài chính chưa vượt qua ngưỡng này nhưng giá trị thị trường lại ởmức thấp, thiếu an toàn, thậm chí âm Điều này có nghĩa là người gửi tiền, bảo hiểmtiền gửi và nhà quản lý đứng trước rủi ro vỡ nợ của ngân hàng

- Tài sản có chịu rủi ro: Vì tử số của công thức đòn bẩy tài chính là tổng tài sản

có ghi sổ nên đã không phản ánh được mức độ rủi ro của từng loại rủi ro tín dụng vàrủi ro lãi suất đối với các loại tài sản khác nhau

- Các hoạt động ngoại bảng (OBS – Off Balance Sheet): các hoạt động liên quanđến các dạng cam kết hay hợp đồng tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng nhưngkhông được ghi nhận như như Tài sản hay Nợ theo thủ tục thông thường, qua đó làmtăng thu nhập dưới hình thức hoa hồng hay thu phí Trong thời gian gần đây, nhữnghoạt động ngoại bảng không ngừng được phát triển, tạo ra nguồn lợi nhuận không nhỏcho ngân hàng bù đắp cho sự giảm thu nhập từ các nghiệp vụ truyền thống Nguyênnhân là do các hoạt đông này có thể tránh được các khoản chi phí về thuế và chi phí dựtrữ bắt buộc, chi phí bảo hiểm tiền gửi Các hoạt động ngoại bảng ngày càng phát triểnmạnh mẽ, nhưng chỉ số đòn bẩy tài chính giản đơn đã không buộc ngân hàng phải cómột tỷ lệ vốn nhất định để phòng ngừa rủi ro vỡ nợ từ các hoạt động ngoại bảng

2.1.4.2 Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) là một chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngânhàng, được quy định rõ trong luật lệ của giới ngân hàng quốc tế (chuẩn Basel) CAR

là thương số của vốn tự có và tổng tài sản rủi ro (tức giá trị các tài sản có nhân với hệ

số rủi ro) Quy định về hệ số CAR được đưa ra nhằm yêu cầu các ngân hàng phải có

tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro và rủi rothị trường; rủi ro hoạt động ở mức an toàn là 8% trong điều kiện thông thường:

Trong đó:

(i) Tổng tài sản rủi ro = Rủi ro tín dụng + Rủi ro thị trường + rủi ro hoạt động(ii) Rủi ro tín dụng = Tổng tài sản “Có” rủi ro

(i) Vốn tự có của các ngân hàng = Vốn chủ sở hữu (+) Một số tài sản nợ khác,

và được chia thành 3 loại:

- Vốn cấp 1: (vốn tự có cơ bản) là vốn sẵn có, chắc chắn, bao gồm vốn đóng gópcủa cổ đông (vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần), thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, các

Trang 21

khoản dự trữ dự phòng, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi Trong đó, tỷ lệ vốncấp I = Vốn cấp I/Tài sản chịu rủi ro được yêu cầu duy trì ở mức trên 4%.

- Vốn cấp 2: (Vốn tự có bổ sung) có độ tin cậy thấp hơn vốn từ thặng dư vốn cổphẩn; chênh lệch do đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng tổn thất, vốn bổ sung từcác công cụ nợ hỗn hợp (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi); các khoản nợ dài hạnthỏa mãn các điều kiện nhất định

- Vốn cấp 3: tuỳ theo quy định của cơ quan giám sát ngân hàng mà các ngânhàng có thể được sử dụng các khoản nợ thứ cấp ngắn hạn dành cho mục đích duy nhấtđáp ứng một phần yêu cầu về vốn đối với rủi ro thị trường

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR yêu cầu các ngân hàng cần phải có cơ sở vốnmạnh, bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại không chia và các hình thức vốn bổsung nhằm củng cố và hoàn thiện khả năng ứng phó đối với rủi ro và tăng cườngmức độ lành mạnh và ổn định của hệ thống ngân hàng trước những diễn biến ngàycàng phức tạp của môi trường tài chính ngân hàng toàn cầu

2.1.4.3 Kết hợp Đòn bẩy tài chính giản đơn và hế số an toàn vốn tối thiểu CAR

Việc sử dụng kết hợp cả đòn bẩy tài chính giản đơn và hệ số CAR nhằm đảm bảo

an toàn cho hệ thống NHTM là cần thiết, nguyên nhân là do:

Thứ nhất, việc áp dụng hệ số CAR được nhắc đến trong các chuẩn mực quốc tế

của Ủy ban Basel có sự không tương thích khi áp dụng chung cho các nước cả đangphát triển và đã phát triển về cơ cấu thị trường, cách đánh giá tài sản rủi ro, môi trườngkinh doanh, các loại rủi ro Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR có sự phụ thuộc lớn vàomẫu số là tài sản có rủi ro, mặc dù vậy trước những biến động của nền kinh tế thì yếu

tố này thường có sự thay đổi mạnh, từ đó ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ số CAR.Nhược điểm lớn nhất của CAR là chịu ảnh hưởng trọng yếu bởi các tài sản rủi ro mànếu không phân loại một cách chính xác và minh bạch sẽ dẫn tới sự không chính xáctrong cách xác định và dẫn đến việc đưa ra các kết luận sai lầm cho hệ thống NHTM

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của hệ thống ngân hàng mặc dù ở hiện tại đang ởmức an toàn, nhưng có thể bị sụt giảm nhanh chóng trong điều kiện tình hình kinh tế vĩ

mô bất ổn Vì vậy, chỉ số dự báo vốn tự có trên tài sản có rủi ro không phát huy đượcvai trò cảnh báo cũng như tấm đệm phòng ngừa rủi ro khi mà tỷ lệ đòn bẩy của cácngân hàng vẫn ở mức cao Thực chất tính an toàn của ngân hàng được phản ánh rõ néthơn qua tỷ lệ Vốn tự có/Tổng tài sản Hệ số CAR và hệ số Vốn tự có/Tổng tài sản cùngđược cải thiện nhưng tốc độ tăng của hệ số CAR cao hơn đáng kể so với hệ số Vốn tự có/Tổng tài sản trong thời gian qua tại Việt Nam Do đó, một yêu cầu đặt ra là các NHTMViệt Nam cần quan tâm hơn đến việc gia tăng hệ số Vốn tự có/Tổng tài sản hay giảm tỷ lệđòn bẩy của mình để đảm bảo khả năng ứng phó với rủi ro trong thời gian tới

Trang 22

Thứ hai, về tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tỷ lệ đòn bẩy tài chính có khả năng giúp các

ngân hàng gia tăng lợi nhuận lên gấp nhiều lần tuy nhiên cũng khiến cho thiệt hại củacác ngân hàng khuếch đại, khiến cho các ngân hàng phải chịu tổn thất to lớn khi gặprủi ro Khi sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá cao khiến cho các ngân hàng trởnên nhạy cảm với các biến số vĩ mô, chỉ một thay đổi nhỏ cũng khiến ngân hàng chịunhững cú sốc rất lớn Các NHTM có xu hướng tăng tỷ lệ đòn bẩy nhằm giảm chi phívốn vay và gia tăng tỷ suất lợi nhuận, khiến cho tính rủi ro hệ thống cũng tăng lêntương ứng với mức độ sử dụng đòn bẩy trung bình, nó được coi là nguyên nhân chínhgây ra các cuộc khủng hoảng tài chính nhất là khi các ngân hàng không còn đủ vốnchủ để chống đỡ khi xảy ra rủi ro thanh khoản dẫn đến rủi ro hệ thống

Từ các phân tích trên đã chỉ ra những điểm bất cập khi sử dụng riêng rẽ hai chỉ số

tỷ lệ đòn bẩy giản đơn và CAR Điều nay đòi hỏi cần phải sử dụng kết hợp cả hai chỉ

số nhằm khắc phục các nhược điểm trên và đưa ra một phương pháp xác định độ antoàn cho hệ thống ngân hàng một cách toàn diện

2.1.5 Vai trò của đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại

Thứ nhất, đòn bẩy tài chính giúp khuếch đại lợi nhuận cho chủ sở hữu

Với các giả định: Thị trường vốn hoàn hảo; Không có việc đánh thuế; Các rủi

ro hoàn toàn được tính toán bởi biến đổi của các luồng tiền;

Lý thuyết về cấu trúc vốn trong nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958) cóviết “Việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưng lợitức này là để bù đắp rủi ro cho việc tăng tỷ lệ vốn vay/tổng nguồn vốn, và kết quả làgiá trị công ty không có sự khác nhau giữa việc sử dụng nợ và không sử dụng nợtrong cơ cấu nguồn vốn Chính vì thế, sự lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ khôngliên quan tới giá trị công ty”

Tuy nhiên, theo thực tế hiện nay, giá trị công ty bị ảnh hướng lớn bởi yếu tốthuế thu nhập doanh nghiệp cho nên kết luận của Modigliani và Miller là chưa thậtchính xác Nguyên nhân là do khi sử dụng nợ, doanh nghiệp phải trả một khoản chiphí lãi vay, và khoản này sẽ được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanhnghiệp, do đó khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải đóng giảm

đi, phần giảm đó được chuyển thành lợi nhuận cho các nhà đầu tư và kết quả là cácnhà đầu tư sẽ thu được một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn Tỷ lệ này càng cao khi khi tỷ lệ

sử dụng nợ càng cao và sẽ đạt tối đa khi toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp đượctài trợ bởi các khoản nợ Với ngân hàng, điều này càng đúng hơn, bởi nguồn vốn củangân hàng chủ yếu đến từ các khoản tiền gửi, trái phiếu, nợ vay từ chủ thể khác trongnền kinh tế, mà bản chất là các khoản nợ

Trang 23

Điều này cũng được minh chứng qua việc phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốnchủ sở hữu (ROE) thông qua công thức ROE = ROA * FL Theo đó, ROE tỷ lệ thuậnvới tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng, FL càng cao thì ROE sẽ càng cao vàngược lại Sử dụng đòn bẩy tài chính, các doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận chochủ sở hữu từ nguồn vốn không phải của mình.

Không chỉ vậy, thông qua việc sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy cao, các NHTM đãlàm tốt vai trò trung gian tài chính của mình Nguồn vốn được vận động một cáchnhịp nhàng từ nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt, hoạt động sản xuất kinh doanh đượckích thích, gia tăng giá trị cho nền kinh tế nói chung, các NHTM nói riêng

Thứ hai, đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng

thương mại

Đòn bẩy tài chính là một công cụ giúp xác định được mức độ góp vốn của chủ

sở hữu với số nợ vay chính vì thế nó được coi như một chính sách tài chính củadoanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ ảnh hưởng của chính sáchvay nợ của doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mà trong đó cócác Ngân hàng- một loai hình doanh nghiệp đặc biệt Việc sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy

có ảnh hưởng đến chi phí đại diện, chi phí sử dụng vốn của cả các doanh nghiệp tàichính và doanh nghiệp phi tài chính

Theo lý thuyết về tài chính doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệpchịu ảnh hưởng bởi cấu trúc sở hữu do sự khác biệt về mối quan hệ giữa chủ sở hữuvốn và người quản trị Chủ sở hữu vốn và nhà quản trị luôn có sự đối nghịch về lợiích, có nghĩa là, việc chủ sở hữu và nhà quản trị có sự mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân

và lợi ích tập thể sẽ gây ra mâu thuẫn trong vấn đề quản trị, xác định hướng pháttriển của công ty, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, hiệu quả hoạt động và qua đóảnh hưởng tới giá trị cổ đông, hình ảnh và giá trị của công ty

Việc lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý có thể giúp tăng hoặc giảm chi phí đại diện.Khi các ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, tức sử dụng nhiều nợ, tương ứngvới nó là một tỷ lệ vốn của chủ sở hữu thấp; các chủ sở hữu thường sẽ có tâm lý ítquan tâm hơn đến nguồn vốn của mình so với việc sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy tàichính thấp hơn Trong khi đó, việc sử dụng một tỷ lệ nợ cao có khả năng làm giatăng lợi nhuận cho chủ sở hữu, và từ đó quyền lợi từ lương của nhà quản trị cũngđược gia tăng Do vậy, đòn bẩy tài chính có thể được sử dụng như nhân tố thúc đẩyđội ngũ quản lý công ty

Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động vẫn luôn nhận đượcnhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới Việc một doanh nghiệp haymột ngân hàng nắm giữ quá nhiều vốn thường được xem như một cơ cấu vốn không

Trang 24

hiệu quả Bởi lẽ, ban đầu, các ngân hàng thường cho rằng việc sử dụng vốn của mình

sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn do không phải tính chi trả lãi vay dựa trên lợi nhuậnkiếm được Tuy nhiên, sử dụng vốn chủ sở hữu có chi phí cơ hội cao, vì vậy mà hiệuquả kinh doanh thậm chí giảm đi so với việc sử dụng nợ Không chỉ vậy, việc cácdoanh nghiệp, ngân hàng phát hành trái phiếu, cổ phiếu nhằm gia tăng vốn chủ sởhữu cũng mất nhiều thời gian và chi phí hơn so với việc sử dụng nợ Từ đó có thểthấy, nợ hay đòn bẩy tài chính góp phần làm giảm thu nhập tính thuế và làm giảmthuế phải nộp, do vậy đem lại một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn Nó cho phép ngân hàngđược sử dụng nguồn vốn không phải của mình để đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu.Ngoài việc tác động đến chi phí đại diện mà ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng, việc lựa chọn vốn chủ hay nợ hay chính là việc quyết định mức đòn bẩy tàichính còn tác động đến tính chất của các tài sản đầu tư trên bảng cân đối của ngânhàng Việc tỷ lệ nắm giữ vốn cao sẽ thúc đẩy ngân hàng đầu tư vào các tài sản cótính an toàn hơn so với tỷ lệ nắm giữ nợ cao, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động.Đây cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngânhàng

Thứ ba, đòn bẩy tài chính là công cụ giúp các nhà quản lí đưa ra các quyết định

tài chính

Đòn bẩy tài chính là một công cụ giúp các doanh nghiệp gia tăng vốn chủ sởhữu Tuy nhiên, nó cần được xem xét thận trọng khi đem lại bao nhiêu lợi ích thìcũng tiềm ẩn bấy nhiêu rủi ro Gia tăng tỷ lệ đòn bẩy có thể giúp các doanh nghiệpkhuyếch đại lợi nhuận khi doanh nghiệp có lãi, ngược lại cũng làm gia tăng rủi ro lênnhiều lần khi doanh nghiệp chịu lỗ Chẳng hạn, khi thu nhập trước thuế và lãi vaycủa doanh nghiệp ít hơn chi phí tài chính cố định của nợ và cổ tức ưu đãi thì sử dụngđòn bẩy tài chính có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ đông thường, làm tăng tỷ lệ

lỗ tiềm ẩn của cổ đông thường Còn nếu lợi nhuận trước thuế và lãi vay nhỏ hơn chiphí tài chính cố định, sử dụng nợ sẽ đem đến một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn cho các cổđông Việc nghiên cứu một tỷ lệ đòn bẩy tài chính sẽ giúp làm sáng tỏ nguyên tắcđánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong các quyết định của mình, từ đó xác định một

cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp

Đặc biệt với ngân hàng, rủi ro mang tính dây chuyền, ảnh hưởng đến cả nềnkinh tế, dẫn đến sự đổ vỡ của cả hệ thống tài chính Việc sử dụng nhiều vốn hơn sẽgiúp các ngân hàng giảm thiểu được rủi ro (theo thuyết cân bằng trade-off theory)giúp cho ngân hàng có thể chống trọi được với những rủi ro và sự giảm sút doanhthu trong điều kiện suy thoái kinh tế, giảm sút lượng vốn huy động

Trang 25

Cùng với đó, đòn bẩy tài chính còn giúp các nhà hoạch định xem xét đến cơcấu tài sản của ngân hàng Các ngân hàng thường có xu hướng dùng vốn chủ sở hữuđem đầu tư vào các tài sản có tính an toàn như tín phiếu Kho bạc Nhà nước, Tráiphiếu Chính phủ, bất động sản… và sử dụng nguồn vốn đi vay để cho vay, và đầu tưvào các tài sản ít đảm bảo và tính an toàn kém hơn Tóm lại, với một tỷ lệ đòn bẩythích hợp nào đó các ngân hàng có thể căn cứ vào đó để xác định nguồn đầu tư và racác quyết định khác trong quản trị tài chính, bao gồm đầu tư và phân phối lợi nhuận.

2.1.6 Những rủi ro trong ngân hàng thương mại liên quan đến đòn bẩy tài chính

Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực có nghĩa là

nó có thể mang lại cho các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp những cơ hội mà nếu biếttận dụng để tìm ra biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực thì sẽ làbước nhảy vọt vượt qua các đối thủ đang cạnh tranh, lợi nhuận mang lại sẽ rất lớn,

và có thể chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn, vừa mang tính tiêu cực vì nếu không tìm

ra được biện pháp khắc phục, đi qua giai đoạn khó khăn thì có thể dẫn đến sự sụp đổcủa doanh nghiệp Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh gắn liền với những rủi rođặc thù như ngân hàng Các ngân hàng luôn phải đối mặt với những rủi ro liên quanđến cấu trúc vốn, và câu hỏi đặt ra là nên kết hợp một tỷ lệ là bao nhiêu giữa vốn chủ

sở hữu và nợ để có thể hạn chế rủi ro nhằm đạt được mức lợi nhuận kì vọng? Để cóthể xác định một cơ cấu vốn hợp lý, các nhà quản trị phải hiểu được những rủi ro màngân hàng phải đối mặt khi lựa chọn cơ cấu vốn Các rủi ro được nhìn nhận là:

Một là, rủi ro thị trường Rủi ro thị trường là những rủi ro đến từ môi trường

bên ngoài như rủi ro tỷ giá, công nghệ, lãi suất, giá chứng khoán… Ngân hàngkhông thể tác động làm thay đổi các yếu tố này, mà chỉ có thể dự báo xu hướng, tínhtoán mức độ ảnh hưởng để từ đó đưa ra các biện pháp chủ động điều chỉnh quy mô,

cơ cấu tài sản có, sao cho hạn chế thấp nhất tổn thất có thể xảy ra thông qua việc kếthợp mô hình hiện đại trong việc ước lượng rủi ro lãi suất và sử dụng linh hoạt cáccông cụ tài chính phái sinh

Rủi ro thị trường có tác động lớn, có tính chất hệ thống ảnh hưởng tới toàn bộ

hệ thống ngân hàng, do đó chỉ cần một thay đổi nhỏ một trong các biến số vĩ môcũng có thể làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Ví dụ cơchế tác động của nợ đến rủi ro ngân hàng qua giá tài sản Khi giá tài sản giảm, tài sảncủa người đi vay giảm, và họ vướng vào các vấn đề trong việc trả nợ, ngược lại,ngân hàng gặp vấn đề trong việc đòi nợ từ các chủ thể ấy Nếu tình hình nghiêmtrọng còn có thể dẫn đến việc các chủ thể này bị phá sản và tỷ lệ ngân hàng khôngđòi được nợ là rất cao Điều này chỉ ra tầm quan trọng của bảo hiểm tiền gửi trong

Trang 26

hoạt động tín dụng của ngân hàng và với một cơ cấu vốn, tỷ lệ đòn bẩy sẽ tác độngnhư thế nào tới ngân hàng Với một tỷ lệ đòn bẩy càng cao, ngân hàng càng phụthuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài, và càng nhạy cảm với các cú sốc trên thịtrường Qua đây càng nhìn nhận rõ hơn về tính hai mặt của tỷ lệ đòn bẩy tài chính.

Hai là, rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản phát sinh khi dân chúng mất

lòng tin vào ngân hàng hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàngkhông dự tính trước được đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớnhơn mức bình thường Để đối phó với tình huống này, các ngân hàng buộc phải huyđộng, tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung với chi phí tạm thời cao hơn do lượng vốncung trên thị trường giảm Nguyên nhân từ phía các NHTM, khi điều kiện kinhdoanh thuận lợi đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín dụng quá nóngtrong khi lại buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối cơ cấu tài sản –

nợ, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của các cơ quan chứcnăng, dẫn đến tình trạng gia tăng rủi ro trong thanh khoản Mặt khác, các ngân hàngthường sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư vào các tài sản có tính an toàn cao,còn sử dụng các khoản tiền gửi và khoản huy động liên ngân hàng để đầu tư vào cáckhoản mục có tính sinh lời cao Do vậy, khi có sự biến động trên thị trường, việcchuyển đổi các tài sản có tính rủi ro cao này để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là mộtviệc rất khó khăn Đòn bẩy tài chính càng cao, việc chuyển đổi càng trở nên tốn kém,

cả về thời gian và chi phí và rủi ro thanh khoản càng thường trực

Chính vì thế việc áp dụng một tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tác động lớn đến cácquyết định đầu tư, vấn đề thanh khoản và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động và sự antoàn của ngân hàng đòi hỏi sự cân nhắc thận trọng của các nhà quản lý

Ba là, rủi ro pháp lý là những rủi ro do thay đổi các quy định quản lý của Nhà

nước và luật pháp và được thực thi một cách bất ngờ, nhanh chóng khiến cho hệthống vận hành của NHTM không thể đáp ứng kịp thời những thay đổi trong các yêucầu, quy định pháp lý và quản lý, nhất là sự thay đổi trên quy mô toàn cầu Hoặctrong một số trường hợp, nó là sự không rõ ràng, minh bạch, bất cập trong cách tínhtoán không trùng khớp với cách tính chuẩn mực quốc tế khiến cho các ngân hànglúng túng, khó khăn cho việc đáp ứng các quy định mà còn khiến các cơ quan chứcnăng khó khăn trong việc thanh tra, giám sát và khiến các ngân hàng hiểu sai quyđịnh, dẫn đến những sai phạm ngẫu nhiên hoặc có thể do tính minh bạch không rõràng, các ngân hàng lợi dụng sơ hở, lách luật nhằm tìm ra những lỗ hổng nâng caolợi nhuận cho các cổ đông và chủ sở hữu dẫn đến các rủi ro khác như tín dụng,thanh khoản, hoạt động

Trang 27

Bốn là, rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng phát sinh do những khoản lỗ trong

trường hợp ngân hàng không thể thu hồi, hoặc chậm thu hồi nợ, bao gồm cả gốc vàlãi của khoản vay Trong trường hợp ngân hàng là người đi vay, rủi ro tín dụng xảy

ra do không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn Đặc biệt, rủi ro tín dụng là loại rủi

ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sảnNgân hàng

Nguyên nhân của rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể là do đối tác, khách hàngcủa ngân hàng không có khả năng trả nợ, không có thiện chí trả nợ; do những biếnđổi bất thường của các chính sách, thiên tai, bão lũ, nền kinh tế không ổn định, môitrường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soátđược các hiện tượng lừa đảo trong sử dụng vốn của khách hàng… do những biếnđộng vĩ mô về lãi suất, tỷ giá, lạm phát,…hay cũng có thể là do yếu tố nghiệp vụ,trình độ công nghệ yếu tố pháp lý, rủi ro tín dụng có liên quan trực tiếp đến các loạirủi ro khác Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân mà ngân hàng hoàn toàn cóthể kiểm soát được để hạn chế rủi ro tín dụng là cơ cấu tài sản nợ, tài sản có và thờihạn giữa chúng

Nếu như đòn bẩy tài chính giúp khuếch đại lợi nhuận vốn chủ sở hữu trongtrường hợp có lợi nhuận thì nó cũng khuếch đại các khoản lỗ nếu ngân hàng gặp phảirủi ro Việc tăng tỷ lệ sử dụng nợ khiến ngân hàng sẽ bị thiệt hại nhiều hơn trên mộtkhoản nợ xác định trước trong khi vẫn phải trả cho nguồn vốn huy động một khoảnlợi tức như cũ Trong trường hợp ngân hàng là người đi vay, càng đi vay nhiều, khảnăng trả nợ càng kém và như vậy, ngân hàng phải đối mặt với một rủi ro lớn hơn Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rấtkhó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào Rủi ro tín dụng nếu khôngđược phát hiện và xử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác Do vậy, việc xác địnhmột cấu trúc vốn, một tỷ lệ đòn bẩy hợp lý được xem là một trong những yếu tố quantrọng, không những tác động đến các quyết định đầu tư, phân phối lợi nhuận, mà cònảnh hưởng đến sự ổn định và hiệu quả trong vận hành, đặc biệt là với một ngànhkinh doanh đặc biệt như ngân hàng

2.2 Kinh nghiệm quốc tế về đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại

2.2.1 Tác động của khủng hoảng tài chính 2007-2008 đến vấn đề đòn bẩy tài chính

Khủng hoảng tài chính 2007-2008 là một cuộc khủng hoảng bao gồm hàng loạt

sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng, kéo theo đó là tình trạng tăng trưởng tín dụng sụtgiảm, sụt giảm giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế

Trang 28

giới Nó bắt đầu nổ ra ở Mỹ và lan rộng ra toàn cầu liên quan đến nhiều lĩnh vực nhưtín dụng, bảo hiểm, chứng khoán.

Khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự đổ vỡ của thịtrường tín dụng dưới chuẩn của Mỹ vào tháng 7/2007 Năm 2007, mới chỉ có 3 ngânhàng tại Mỹ sụp đổ, đến 2008 con số này đã là 25 và cho tới khoảng tháng 5- 6/2009,con số được thống kê là 40 ngân hàng Đặc biệt sự sụp đổ của các tên tuổi lớnnhư Lehman Brothers, Washington Mutual Inc hay AIG, Fannie Mae, FreddieMac, Northern Rock khiến nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới bị ảnh hưởngnghiêm trọng Các chính sách được đưa ra để cứu trợ nền kinh tế ngay lập tức đượccác nhà hoạch định thảo luận và áp dụng, tuy nhiên với độ trễ nhất định các chínhsách sẽ phải mất thời gian mới có tác động đến nền kinh tế

Một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính là việc các ngânhàng đã sử dụng mức độ đòn bẩy tài chính ở mức rất cao khiến các ngân hàng trở nên

vô cùng nhảy cảm với những thay đổi của các biến số vĩ mô, và làm cho các ngân hàngnhanh chóng rơi vào trạng thái mất kiểm soát khi khủng hoảng kinh tế nổ ra Ví dụnhư ngân hàng Lehman Brothers, trong báo cáo tài chính hàng năm cuối cùng củangân hàng này cho thấy đòn bẩy kế toán ở mức 31,4 lần (691 tỷ USD tài sản trên 22 tỷUSD vốn chủ sở hữu) Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2013) nghi ngờ việc cácNHTM quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn và đòn bẩy cao đã dẫn đến tình trạngthiếu vốn để tài trợ cho đầu tư và tài sản của Lehman Brothers Chuyên gia về ngânhàng Anton Valukas xác định rằng các đòn bẩy kế toán thực tế của các ngân hàng cóthể còn cao hơn nhiều, tuy nhiên nó đã được làm giảm đi do các phương pháp điềuchỉnh kế toán không rõ ràng Ngoài ra, đòn bẩy thực tế của các NHTM của Mỹ còn cóthể là cao hơn gấp đôi, nếu tính cả đến các giao dịch ngoại bảng Vào cuối năm 2007,bên cạnh giá trị tài sản 691 tỷ USD nêu trên, giá trị các hợp đồng phái sinh củaLehman Brothers lên tới 738 tỷ USD

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008 đã cho thấy một thực trạng vềviệc sử dụng đòn bẩy quá cao của các ngân hàng dẫn đến sự mất cân đối và nguy hiểmcho toàn hệ thống Trước khi cuộc khủng hoảng diễn ra, nhiều ngân hàng trong khốiđồng tiền chung Châu Âu đang gia tăng hoạt động cho vay cả trong nước và ngoàinước, tận dụng nguồn vốn giá rẻ dồi dào làm cho cơ cấu vốn của các ngân hàng bị bópméo: tiền gửi thấp, vốn chủ sở hữu ở mức thấp nguyên nhân là do các ngân hàng tranhthủ tìm kiếm lợi nhuận bất chấp sự bất ổn và rủi ro đang lớn dần và cơ cấu vốn chủkhông đủ để bù đắp cho những nguy cơ rủi ro Cuộc khủng hoảng cũng càng bộc lộ rõcác thiếu sót, bất cập của Basel II là thiếu yêu cầu về phí vốn thanh khoản, quá tin cậyvào cơ quan xếp hạng tín dụng và bản chất có tính chu kỳ của nó

Trang 29

Mới đây, các nhà lãnh đạo hàng đầu của các nền kinh tế thuộc G20 đã hối thúc

Ủy ban Basel đưa ra biện pháp cải thiện chất lượng và số lượng vốn của các ngânhàng, thắt chặt yêu cầu thanh khoản (Basel III) nhằm khắc phục những hạn chế vềquy định vốn, tăng cường quản lý rủi ro thông qua việc gia tăng tiêu chuẩn về antoàn vốn, đưa ra các tiêu chuẩn về thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại

để tăng cường khả năng ứng phó, tự giải thoát của các ngân hàng trước những khủnghoảng tài chính mà không cần phải nhờ đến gói cứu trợ từ Chính phủ

Theo thống kê, sau khủng hoảng tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng các nước thuộckhối đồng tiền chung châu Âu có sự giảm đáng kể Tỷ lệ đòn bẩy đối với các ngânhàng Châu Âu được tính bằng Tổng tài sản/Vốn cổ phần thường Từ tháng 12/2011đến tháng 6/2013, tỷ lệ đòn bẩy trung bình cho các ngân hàng giảm từ 28,6 lần xuống25,0 lần Đòn bẩy tài chính của các ngân hàng Đức giảm từ 52,4 lần (tháng 12/2011)xuống còn 42,8 lần (tháng 6/2013), đòn bẩy tài chính của các ngân hàng Đan Mạchgiảm từ 16,2 lần (tháng 12/2011) xuống còn 13,7 lần (tháng 6/2013), đối với các ngânhàng Ý, trung bình đòn bẩy giảm từ 20,7 lần xuống còn 18,0 lần Nguyên nhân là docác ngân hàng nhận ra được sự nguy hiểm từ rủi ro về thanh khoản và sự đe dọa từ thịtrường nên đồng loạt tăng vốn nhằm giảm mức nợ của ngân hàng trong cơ cấu tài sản

Ví dụ về ngân hàng Ý (2014) cho thấy trong vài tháng đầu năm 2014, 9 ngân hàng của

Ý hoàn thành việc tăng vốn với tổng giá trị khoảng 10 tỷ Euro Động thái này đã gây

ra một làn sóng khiến cho nhiều ngân hàng ở châu Âu đẩy nhanh quá trình nâng vốntheo đúng yêu cầu trong lộ trình của Basel III nhằm đảm bảo an toàn ngân hàng

Khủng hoảng kinh tế thế giới đã có những ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề đòn bẩytài chính và cơ cấu nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, nguyên nhân là do lo ngại vềmột tỷ lệ đòn bẩy quá cao và các quy định không được thực hiện nghiêm túc dẫn đếnnhạy cảm của hệ thống tài chính đối với các biến số vĩ mô Chính vì thế Hiệp ướcvốn Basel III ra đời nhằm hỗ trợ, khắc phục hậu quả, yêu cầu một cơ cấu vốn an toànhơn, đảm bảo hơn cho nền kinh tế trước những cú sốc lớn, tăng cường khả năng ứngphó, tự giải thoát của các ngân hàng trước những khủng hoảng tài chính mà khôngcần phải nhờ đến gói cứu trợ từ Chính phủ

2.2.2 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Trải qua khủng hoảng, các ngân hàng thế giới càng làm bộc lỗ rõ những khuyếtđiểm trong quản lý cấu trúc vốn và tuân thủ các quy tắc về đòn bẩy tài chính Nhìn vàoquá trình vượt qua khủng hoảng tài chính thế giới từ ngân hàng các nước cụ thể là cácnước thuộc khối đồng tiền chung châu Âu và Mỹ có thể rút ra những bài học kinhnghiệm cho Việt Nam, giúp chúng ta có thể nhanh chóng bước qua giai đoạn khủnghoảng và sau khủng hoảng một cách nhanh chóng và hiệu quả

Trang 30

Thứ nhất, việc vạch rõ giới hạn về đòn bẩy tài chính của các ngân hàng mà Ủy

ban Basel đưa ra nhằm cải thiện cơ cấu vốn và giảm nợ Tại châu Âu, các ngân hàng

đã giảm quy mô bảng cân đối và phát hành một lượng lớn cổ phần nhằm làm tăng vốnchủ sở hữu, khôi phục sức khỏe cho hệ thống ngân hàng Việc tái cơ cấu bảng cân đốicần phải thực hiện đúng cách, quản lý chặt chẽ, tránh trường hợp để giảm tỷ lệ nợ mànhiều ngân hàng thay vì giảm tài sản không lành mạnh, các ngân hàng lại giảm bừa bãicác tài sản khiến cho tổng nợ giảm dẫn tới những nguy cơ lớn cho hệ thống ngân hàng.Tuy nhiên khi so sánh mức độ đòn bẩy tài chính giữa các NHTM Châu Âu và

Mỹ đều thấy có sự cắt giảm, chỉ có điểm khác biệt là vào cuối quý III, mức độ giảmcủa các NHTM châu Âu nhỏ hơn so với các NHTM Mỹ Tỷ lệ đòn bẩy so sánh giữaNHTM Mỹ và NHTM Châu Âu được đề tài thu thập trên website của cơ quan thống

kê tài chính Mỹ SNL, theo đó khái niệm đòn bẩy tài chính được tính bằng Tổng tàisản/Vốn cấp 1 Đòn bẩy trung bình 10 ngân hàng lớn nhất của Mỹ giảm từ 50 lần (năm2008) xuống 25 lần (năm 2013), đòn bẩy trung bình các ngân hàng Châu Âu giảm từ31lần (năm 2008) xuống 15 lần (năm 2013) Nguyên nhân là do sự khác biệt về chuẩnmực kế toán, thời gian và tính năng và mức độ khủng hoảng tại hai châu lục, các ngânhàng Mỹ là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên, và bị tác động nặng nề hơn Từ đó có thểthấy, các nhà hoạch định chính sách cần đo lường được mức độ ảnh hưởng của khủnghoảng tài chính thế giới đến hệ thống NHTM Việt Nam để đưa ra được mức đòn bẩyphù hợp

Từ tháng 2/2008 đến tháng 6/2013 các ngân hàng châu Âu liên tục giảm tỷ lệđòn bẩy nhằm khắc phục và vượt qua khủng hoảng tài chính Theo đó, 2/3 lộ trìnhgiảm nợ của các ngân hàng đạt được bằng cách tăng vốn cổ phần thường và 1/3 đạtđược nhờ việc cân đối bảng tài sản, giảm tỷ lệ nợ xấu thay vào đó là các khoản nợ cótính an toàn, dễ thu hồi, mang lại lợi nhuận ổn định cho ngân hàng Trong thời giantiếp theo, các ngân hàng có thể xử lý thêm các tài sản xấu và định giá lại bảng cân đốicho phù hợp hơn với giá trị thị trường, cung cấp một môi trường tài chính ổn định.Các chính sách xử lý khủng hoảng khác nhau cũng tạo ra điểm khác nhau về tốc

độ xử lý nợ ở hai địa điểm Ở Châu Âu, trong thực tế, các hành động tái cấp vốn bị trìhoãn, thiếu linh hoạt do quy mô của các ngân hàng tại châu Âu thường lớn Biện pháp

mà các ngân hàng Châu Âu sử dụng trong quá trình khủng hoảng là thu hẹp danh mụcđầu tư, giảm lượng tài sản có tính rủi ro cao giảm, từ đó tác động giảm tỷ lệ đòn bẩycũng như giảm hệ số nợ của ngân hàng Điều này gợi ý cho các nhà hoạch định chínhsách Việt Nam có thể xây dựng các chính sách về mức đòn bẩy khác nhau đối với từngquy mô ngân hàng

Trang 31

Thứ hai, không chỉ nâng cao quy mô vốn, chất lượng các thành phần của VCSH

và vốn tự có, qua khủng hoảng tài chính quốc tế, kinh nghiệm thực tiễn cũng đã chỉ raviệc cần thiết nâng cao khả năng giám sát chặt chẽ các NHTM của các cơ quan quản lýnhà nước để củng cố an ninh tài chính ngân hàng, chống những gian lận kế toán tàichính, che giấu những tổn thất, đảm bảo vốn sở hữu thực có của các ngân hàng trungthực theo báo cáo tài chính Theo báo cáo của Ông Valukas tại công ty luật Jenner &Block, ngân hàng Lehman đã sử dụng kĩ thuật kế toán để tạm thời che giấu hệ số nợquá cao cuối mỗi quý kể từ năm 2001 cho đến thời điểm phá sản 2008; Có thời điểmgiá trị tài sản của Lehman đã bị đánh giảm trên bảng cân đối kế toán nhằm giảm hệ số

nợ lên đến gần 50 tỷ USD Tháng 5/2009, Mỹ đã tiến hành bài kiểm tra khả năng chịuđựng (stress test) đối với 19 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ Kết quả là có 10/19 ngânhàng không qua bài kiểm tra, các ngân hàng này được yêu cầu phải tăng thêm khoảng

75 tỷ USD vốn mới Tương tự, tháng 6/2010, có 7/91các ngân hàng lớn ở Châu Âuđược kiểm tra không qua nổi bài kiểm tra, được đòi hỏi phải tăng thêm 3.5 tỷ Euro vốnmới

Thứ ba, giải pháp mua bán, sát nhập các ngân hàng (M&A) để hợp lực góp phần

nâng cao năng lực quản trị của ngân hàng; nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, tiếtkiệm chi phí; tăng quy mô vốn ngân hàng; hệ thống công nghệ ngân hàng có điều kiệntrang bị đồng bộ; tăng thị phần, xác lập vị thế mới đối với ngân hàng; tạo giải pháp đốivới ngân hàng gặp khó khăn có nguy cơ phá sản Trong khi các ngân hàng nhỏ của cácquốc gia trong khu vực Châu Á có quy mô vốn từ 3-5 tỷ USD, thì phần lớn cácNHTMCP Việt Nam chưa có ngân hàng nào sở hữu 1 tỷ USD vốn điều lệ Ngoại trừmột số NHTM nhà nước, NHTMCP đã niêm yết có vốn và năng lực hoạt động có khảnăng phát triển và cạnh tranh thì phần lớn các NHTMCP Việt Nam đang trong tìnhtrạng vốn thấp, quy mô tài sản của ngân hàng cũng còn rất nhỏ, dịch vụ sản phẩm ngânhàng nghèo nàn chủ yếu chỉ thực hiện nghiệp vụ truyền thống là nghiệp vụ tín dụng,năng lực cạnh tranh kém Hoạt động M&A là một xu thế phát triển mang tính tất yếukhách quan đối với nhiều ngân hàng Việt Nam Các ngân hàng Việt Nam cần nghiêncứu để thích ứng và xem đây như là một trong những giải pháp góp phần nâng caonăng lực cạnh tranh, tăng quy mô VCSH

Tiếp nhận những bài học từ quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhữngbước thay đổi đáng kể trong quá trình tái cơ cấu Sau gần 3 năm, thực hiện tái cơ cấu

hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu (giai đoạn 2011- 2015), cho đến nay về

cơ bản đã đạt được các mục tiêu đáng kể như: 8/9 ngân hàng được xếp vào dạng yếukém cần được cơ cấu lại đã được hoàn thành việc tái cơ cấu Các ngân hàng cần cơ cấu

Trang 32

bao gồm gồm Habubank, SCB, TinNghiaBank, FitcomBank, TPBank, TrustBank,Navibank, Western Bank và GP Bank.

Cho đến hiện tại, Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa(TinNghiaBank) và Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) đã hợp nhất và đã cho thấynhững dấu hiệu khả quan trong kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2014 Ngânhàng Nam Việt (Navibank) tự cơ cấu lại đổi tên thành Ngân hàng Quốc dân (NCB).Ngân hàng Tiên Phong (TienPhongBank) và Đại Tín (TrustBank) cũng tự tái cơ cấuthông qua việc tăng mạnh vốn điều lệ, ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) đã sáp nhậpvào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) Ngân hàng Phương Tây (Western Bank)cũng đã tiến hành hợp nhất với Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC).Ngoài ra, còn nhiều tình huống tự nguyện hợp nhất giữa Ngân hàng Đại Á(DaiABank) và Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) thành HDBank Trong hộinghị tổng kết vào cuối tháng 12-2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt NamNguyễn Văn Bình đã thông báo từ năm 2015, hệ thống tổ chức tín dụng sẽ bước vàogiai đoạn 2 của quá trình sắp xếp và tái cơ cấu, mà cao điểm là nửa đầu năm 2015.Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV hayVietinbank tham gia sáp nhập với các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn để vừa hỗ trợ,vừa tăng quy mô và cùng nhau phát triển

2.3 Quy định về đòn bẩy tài chính theo hiệp ước Basel III

Cũng tương tự với hai phiên bản Basel I và Basel II trước đây, các hiệp ước antoàn vốn của Basel đều được soạn thảo dựa trên cơ sở các rủi ro và các khe hở an toàn

hệ thống ngân hàng được bộc lộ sau các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Giai đoạn2007-2009 chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn với sự sụp đổ của hàng loạtcác ngân hàng lớn trên thế giới, và cũng là giai đoạn mở đầu cho quy ước quốc tế vềđòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại Cuộc khủng hoàng này đã cho thấy rủi

ro trong hệ thống ngân hàng thương mại không được phản ánh đúng và đủ tiêu chuẩn

dự báo dựa vào xu hướng vốn tối thiểu thấp dần Trái lại, sự tăng cao của tỷ lệ đòn bẩytài chính trước khủng hoảng và sự sụt giảm của tỷ lệ này sau khủng hoảng thể hiện đây

là hệ số cảnh báo rủi ro hiệu quả hơn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Từ thực trạng trên, Ủyban Basel đã ban hành Basel III với việc thắt chặt hơn quy định về tính toán mức antoàn vốn tối thiểu và bổ sung quy định về tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong hệ thốngNHTM

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính theo Basel III được tính dựa trên tổng tài sản không tính theo trọng số rủi ro, và được quy định ban đầu lớn hơn 3

Trang 33

Trong đó, vốn cấp 1 (Tier 1 capital) theo định nghĩa của Basel trong quy định

về hệ số an toàn vốn gồm hai thành phần là vốn cổ phần thường cấp 1 (CommonEquity Tier 1) và vốn cấp 1 bổ sung (Additional Tier 1 capital) Quy định cụ thể vềvốn cấp 1 được thể hiện cụ thể trong bảng 2.1.Tổng tài sản bao gồm cả tài sản nộibảng và ngoại bảng của ngân hàng được thể hiện trong bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.1: Vốn cấp 1 theo Basel III

cổ phiếu cổ đông thiểu số) và một số điều chỉnh theoquy định của Basel III

Vốn cấp 1 bổ sung

Các loại chứng khoán do ngân hàng phát hành và đápứng đủ điều kiện của Basel III, vốn thặng dư từ việcphát hành các chứng khoán đó, chứng khoán được pháthành bởi công ty con hợp nhất của ngân hàng đủ điềukiện và một số điều chỉnh theo quy định của Basel III

Một số điều chỉnh

theo quy định

Các khoản cần được loại trừ khi xác định vốn cấp 1, baogồm: lợi thế cạnh tranh (goodwill) và các khoản vốn vôhình khác, thuế trả trước (defferred tax assets) phụ thuộcvào lợi nhuận của ngân hàng, dự trữ nhằm đảm bảodòng tiền (cash flow hedge reserve) liên quan tới các tàisản không được thể hiện bởi giá trị hợp lý trên bảng cânđối kế toán (bao gồm các dòng tiền dự tính), thu nhậpliên quan tới các hoạt động chứng khoán hóa, và một sốkhoản khác

Trang 34

Bảng 2.2: Tổng tài sản theo Basel III

Tài sản trên bảng cân

đối kế toán

Ngân hàng phải đưa tất cả các tài sản trên bảng cân đối

kế toán vào tổng tài sản theo giá trị kế toánCác công cụ tài

chính phái sinh

Tài sản công cụ tài chính tính đến cả rủi ro khi định giáthấp giá trị của các hợp đồng phái sinh và rủi ro tíndụng đối tác (counterpart credit risk)

Giao dịch tài trợ

chứng khoán hóa

Các giáo dịch tài trợ chứng khoán (securities financingtransaction) sẽ được tính vào tổng tài sản một phần hoặctoàn bộ giá trị giao dịch tùy vào phương thức tài trợ củangân hàng

Các tài sản ngoài

bảng cân đối kế toán

Với mục đích tình chỉ số đòn bẩy tài chính, các tài sảnngoại bảng sẽ đổi thành các tài sản tín dụng tươngđương thông qua chỉ số chuyển đổi (credit conversionfactors) Chỉ số chuyển đổi này sẽ thay đổi từ 10% đến100%, tùy vào tính chất của từng tài sản ngoại bảng

Nguồn: BCBS, 2014

Có thể thấy, các quy định về đòn bẩy tài chính đã có những bước phát triển rõ rệt

từ việc chưa có những quy định cụ thể về tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong Basel I đến việcban hành quy định đòn bẩy tài chính như một công cụ phòng ngừa rủi ro trong hệthống NHTM tại Basel III Quá trình biến đổi này, được phát triển cùng với sự biếnđộng của thị trường ngân hàng thế giới, nhằm thích ứng với sự mở rộng và ngày càngphức tạp trong hoạt động của các NHTM Do vậy, các quy định về đòn bẩy tài chínhtrong Basel III được đánh giá là cần thiết và bước đầu đã phát huy hiệu quả tại một sốnước phát triển trên thế giới

Trang 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Đề tài đã nghiên cứu các vấn đề lý luận, chỉ ra các đặc điểm khác biệt về một cơcấu vốn an toàn trong hệ thống ngân hàng, những đặc trưng của cơ cấu vốn trong ngânhàng và sự khác biệt với các doanh nghiệp kinh doanh thông thường, vai trò của cácchỉ tiêu đó có tác động tới sự an toàn hệ thống ngân hàng như thế nào Căn cứ vào cácnghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề đòn bẩy tài chính trong ngân hàngthương mại nhóm nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn khái về mô hình phân tích tác độngcủa các nhân tố vĩ mô tới tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại

và mức độ an toàn cần thiết cho hệ thống ngân hàng thương mại Bên cạnh đó chương

I đã phân tích những rủi ro cho các ngân hàng thương mại nói riêng và mức độ an toảntới toàn hệ thống nói chung khi sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy quá cao và trái lại là khônghiệu quả khi sử dụng tỷ lệ này ở mức quá thấp Do vậy, các ngân hàng cần quan tâm,nghiên cứu và cân nhắc cụ thể khi đưa ra và áp dụng một tỷ lệ đòn bẩy sao cho hợp lý,vừa có thể đảm bảo an toàn mà vẫn có thể tận dụng tối đa nguồn lực đem lại nguồn lợinhuận tích cực cho các chủ sở hữu Kết thúc chương I, luận văn đưa ra kinh nghiệmcủa các ngân hàng trên thế giới trong quá trình giảm nợ thời kì trong và sau khủnghoảng tài chính thế giới 2007-2008

Trang 36

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG HỆ

THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1 Khái quát hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 3.1.1 Số lượng các ngân hàng thương mại

Trong thập kỷ qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng

đã có nhiều thay đổi quan trọng Sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài

và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh ngân hàng đã khiếnmức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các ngân hàng Việt Nam phải táicấu trúc để tiếp tục phát triển 5 NHTM Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa và chínhthức hoạt động theo mô hình đa sở hữu Các NHTM cổ phần một mặt đang cấu trúclại, có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng lộ trình tăng vốnđiều lệ lên mức tối thiểu là 3,000 tỉ VND (Theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP củaChính phủ quy định về mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam).Tất cả các động thái này nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế Đến hết năm 2014, số lượng NHTM Việt Nam đã tăng lên đến

38 ngân hàng gấp 6 lần con số vào năm 1990, trong đó có 5 NHTM cổ phần nhà nước,

Nguồn: Website ngân hàng nhà nước

Điều này cho thấy số lượng các NHTM Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, tuynhiên xét về quy mô VCSH hay quy mô tổng tài sản thì các NHTM Việt Nam vẫn còn

ở vị trí tương đối thấp so với các nước trong khu vực

3.1.2 Vốn chủ sở hữu

Theo nghị định 141/2006 NĐ-TP của chính phủ quy định về mức vốn pháp địnhđối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì đến hết năm 2010, tất cả các ngân hàngthương mại phải đạt mức vốn pháp định là 3000 tỉ đồng Điều này khiến cho các ngânhàng thương mại trong các năm gần đây đã phải tăng vốn một cách ồ ạt Thống kế đếncuối năm 2014, tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đạt hơn 428,7 nghìn tỷ đồng,tăng 2.21% so với cuối 2013 Trong đó nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước cóvốn điều lệ 130,634 tỷ đồng, ngân hàng TMCP là 190,314 tỷ đồng, tổng cộng chiếm75% vốn của toàn hệ thống Cùng đà gia tăng của vốn điều lệ, tốc độ tăng vốn chủ sởhữu của các ngân hàng qua các năm cũng tăng đáng kể

Trang 37

Qua khảo sát 25 NHTM Việt Nam, VCSH bình quân đã tăng từ 5977 tỷ đồng vàonăm 2009 lên 17562 tỷ đồng năm 2015 Như vậy bình quân vốn của các ngân hàng đãtăng gấp 3 lần so với năm 2009, cá biệt có các ngân hàng tăng trưởng vốn cao và luôngiữ mức vốn đứng đầu hệ thống ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank, BIDV.

Biều đồ 3.1: Mức gia tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại

từ 2009 đến 2015

(Đơn vị: tỷ đồng)

Nguồn: Đề tài tự thống kê từ 25 NHTM

Vốn điều lệ và vốn tự có phản ánh thực lực cụ thể nhất của các ngân hàng thươngmại, cũng là tấm đệm cuối cùng trước rủi ro và bảo vệ người gửi tiền, đồng thời là mộtyêu cầu trực tiếp để mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, trongnăm 2014, tổng quy mô vốn tự có toàn hệ thống chỉ tăng 4,36%, đạt 496.573 tỷ đồng;tổng quy mô vốn điều lệ chỉ tăng 3,29%, đạt 435.649 tỷ đồng Những tỷ lệ tăng trưởngnày được đánh giá là thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây Tốc độ tăng trưởng thấpnói trên một phần phản ánh khó khăn trong hoạt động của các NHTM, cũng như phảnánh nhất định sự thiếu hấp dẫn trong thu hút các nguồn vốn đầu tư Số liệu thống kếnăm 2015 cho thấy, việc áp dụng thông tư 36/2014/TT—NHNN đã có những tác độngtức thời đến quy mô vốn tự có của các ngân hàng Vốn tự có tăng do thông tư 36 chophép tính dự phòng chung cho rủi ro tín dụng vào vốn cấp 2 Dự phòng chung đượctrích theo quy định bằng 0,75% dự nợ nhóm 1-4, tương dương 0,7% tổng dư nợ(VCBS, 2015) Theo đó, quy mô của phần bổ sung này khá lớn giúp tổng vốn tự cócủa toàn hệ thống tăng tới 7,02% dù VCSH chỉ tăng nhẹ 0,73% so với thời điểm trướckhi áp dụng thông tư 36

3.1.3 Tổng tài sản

Cùng với đà tăng vốn chủ sở hữu thì quy mô tổng tài sản của các NHTM ViệtNam cũng tăng đáng kể Giai đoạn từ 2007 đến 2010, tổng tài sản của hệ thống ngân

Trang 38

hàng đã đạt mức tăng trưởng lớn nhất trong lịch sử, từ 1.097 nghìn tỷ VND (tươngđương 52.4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ VND (tương đương 128.7 tỷ USD) theo số liệucủa Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Theo báo cáo của NHNN cuối năm 2014, tổng tài sảncủa hệ thống ngân hàng tính tới thời điểm cuối năm 2014 đạt 6514,9 nghìn tỷ đồng,tăng 12,2% so với năm 2013 và tăng gần 60% so với tổng tài sản của các tổ chức tíndụng vào cuối năm 2009 Tính đến tháng 6/2015, tổng tài sản của toàn hệ thống đạttrên 6620,9 nghìn tỷ đồng Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản giảm dần, khi tốc

độ này đạt đỉnh 40% vào năm 2010, giảm mạnh về ngưỡng 10% vào năm 2011, sau đótiếp tục giảm còn 3.74% vào năm 2014 Nguyên nhân chính của xu hướng tăng tổngtài sản của các NHTM trong giai đoạn này là xu hướng tái cấu trúc, tái cơ cấu của cácNHTM Các NHTM thực hiện đồng bộ đề án: “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụnggiai đoạn 2011-2015” của Thủ tướng chính phủ, kết quả là một loạt các ngân hàng chủđộng sáp nhập với nhau để tăng quy mô tổng tài sản và nguồn vốn cũng như vị thế trênthị trường

Biều đồ 3.2: Mức gia tăng tổng tài sản của các ngân hàng thương mại

từ năm 2009 đến 2015

(Đơn vị: tỷ đồng)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu thống kê từ 25 NHTM

Có thể thấy tốc độ tăng quy mô tổng tài sản của các NHTM Việt Nam là rất lớntuy nhiên xét về từng ngân hàng thì có sự chênh lệch khá lớn giữa các NHTM lớn vàcác NHTM nhỏ Trong 25 NHTM được khảo sát thì tổng tài sản của 10 NHTM cótổng tài sản lớn nhất chiếm 72% và 15 NHTM còn lại chiếm 28% trong tổng tài sảncủa 25 ngân hàng Độ lệch chuẩn tổng tài sản của các ngân hàng này khá lớn, và giá trịtrung bình lớn hơn rất nhiều so với trung vị, điều này cho thấy hệ thống ngân hàngđang phân phối lệch về phía các ngân hàng nhỏ

Trang 39

3.1.4 Lợi nhuận

Thời kì đầu năm 2009, thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng vẫn vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt vớitrung bình tăng trưởng lợi nhuận của 8 NHTM hàng đầu đạt 59% năm 2009 và 31%trong năm 2010 Lợi nhuận ngành tăng trưởng tốt đến cuối năm 2011 Từ năm 2012,lợi nhuận của các NHTM có xu hướng đi xuống Điều này phán ánh đúng thực trạngngành ngân hàng năm 2012 với tăng trưởng tín dụng thấp, nguyên nhân là do cầu củanền kinh tế suy yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, nên nhiều doanh nghiệpkhông đủ điều kiện vay vốn Năm 2012, NHNN cũng nỗ lực giải quyết vấn đề thanhkhoản của các NHTM nhỏ, từ đó hạn chế sự phụ thuộc của các ngân hàng này vàonguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng Kéo theo đó nguồn thu nhập từ lãi của cácngân hàng giảm bớt, đặc biệt là lãi từ hoạt động liên ngân hàng

Nhìn chung, mức lợi suất ROE toàn ngành vẫn ở mức rất cao, trung bình ngành ởmức trên 10%, trong cả điều kiện xấu của nền kinh tế và vẫn cao hơn các ngành khác

Bảng 3.2: ROE trung bình ngành và nhóm ngân hàng đại diện

Nguồn: Bloomberg, VCBS tổng hợp

Năm 2015, lợi nhuận ngành ngân hàng chứng kiến sự phân hóa mạnh Nhiềungân hàng có mức lợi nhuận giảm mạnh do áp lực trích lập dự phòng tăng cao do ảnhhưởng từ thông tư 36/2014/TT- NHNN và hoạt động bán nợ cho VAMC tăng đột biến,

Trang 40

biên lãi thuần NIM giảm khi đáp ứng các mức trần về tỷ lệ cho vay/ huy động và tỷ lệvốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Ở chiều ngược lại, các NHTM tích cực tái cấutrúc và quản lý chặt chẽ chất lượng tài sản vẫn đạt được mức lơi nhuận khả quan

3.1.5 Huy động vốn

Tăng trưởng huy động vốn của các NHTM luôn được duy trì ở mức ổn định bìnhquân trên 20%, ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2007 – 2009 Trong giaiđoạn này, do ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế khó khăn, nguồn tiền gửi từ các tổ chứckinh tế, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giảm, thì nguồn tiền gửi từ khu vực dân cưvẫn duy trì ở mức ổn định Điều này minh chứng cho niềm tin của công chúng vào hệthống ngân hàng Trong những năm sau khủng hoảng, mặc dù các ngân hàng vẫn cốgắng duy trì mức lãi suất huy động rất cao, mức huy động vốn vẫn sụt giảm nhanh sau

đó và chỉ có dấu hiệu tăng trở lại khi quá trình tái cấu trúc toàn hệ thống năm 2012 bắtđầu phát huy tác dụng Số liệu thống kê năm 2014, tổng vốn huy động của nền kinh tếtăng 17% so với năm 2013 Cuối năm 2015, tổng vốn huy động tăng 13,49% so vớinăm 2014

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ cho vay/ huy động vốn của các ngân hàng cuối năm 2014

Nguồn: Đề tài tự thống kê từ báo cáo tài chính các ngân hàng

Chỉ tiêu khác để đánh giá sự an toàn của ngân hàng cũng như hiệu quả trong hoạtđộng tín dụng là tỷ lệ tín dụng cho vay/ vốn huy động Theo số liệu thống kê vào cuốinăm 2014, Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các NHTM tiếp tục giảmxuống theo xu hướng những năm gần đây, còn 83,67% Điều này phù hợp với hoàncảnh hiện nay các ngân hàng đều đang bí đầu ra cho tín dụng và tỷ lệ vốn ngắn hạncho vay trung, dài hạn vẫn duy trì ở mức thấp 20,15%

Tuy nhiên, một số ngân hàng lại vẫn có tỷ lệ cho vay/huy động khá cao bằnghoặc vượt 100% như BIDV (102%), Vietinbank (100%) và Eximbank (104%) theo sốliệu cuối năm 2014 Ở thời điểm cuối năm 2014, thanh khoản của hệ thống ngân hàngdồi dào do đó tỷ lệ cho vay/huy động vượt 100% không quá lo ngại nhưng việc tiếp

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w