1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

RÈN LUYỆN kỹ NĂNG dạy học CHO SINH VIÊN sư PHẠM TRƯỜNG đại học tây NGUYÊN

119 491 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Với mục tiêu đàotạo sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về mộtngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường…Thực tiễn hiện nay trong đào tạo sinh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ LỆ HOA

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

Luận văn hoàn thành còn nhờ Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trường đại học Tây Nguyên, giáo viên một số trường phổ thông trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.

Hà Nội, tháng 10, năm 2013 Người thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Mai

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 6

1.2 Một số khái niệm công cụ 8

1.2.1 Kỹ năng 8

1.2.2 Kỹ năng sư phạm 11

1.2.3 Kỹ năng dạy học 13

1.2.4 Rèn luyện KNDH 16

1.2.5 Biện pháp rèn luyện KNDH Error! Bookmark not defined 1.3 Tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường Đại học 18

1.3.1 Ý nghĩa của việc rèn luyện KNDH cho sinh viên sư phạm 18

1.3.2 Các giai đoạn hình thành kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm 19

1.3.3 Các hình thức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm 20

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện các kỹ năng dạy học cho

Trang 4

sinh viên sư phạm ở trường Đại học 26

Tiểu kết chương 1 31

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN 33 2.1 Vài nét về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở khoa Sư phạm, trường đại học Tây Nguyên 33 2.2 Thực trạng nhận thức về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm trường đại học Tây Nguyên 39 2.2.1 Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm 39 2.2.2 Thực trạng nhận thức về các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên sư phạm 40 2.3 Thực trạng rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên khoa sư phạm, trường Đại học Tây Nguyên 43 2.3.1 Thực trạng quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm 43 2.3.2 Thực trạng các hình thức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm 44 2.3.3 Thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức rèn luyện KNDH cho sinh viên sư phạm 46 2.4 Đánh giá kết quả rèn luyện KNDH cho sinh viên sư phạm trường Đại học Tây nguyên 54 2.4.1 Kết quả rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên 54 2.4.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện KNDH của sinh viên 59

Tiểu kết chương 2 62

Chương 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN 63 3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm trường đại học Tây nguyên 63 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu đào tạo sinh viên sư phạm 63

Trang 6

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tự giác, chủ động, tích cực của sinh viên trong rèn luyện kỹ năng dạy học 63 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 64

Trang 7

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi 64

3.2 Xây dựng biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm trường đại học Tây Nguyên 64

3.2.1 Nâng cao nhận thức về việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm trường đại học Tây Nguyên 64

3.2.2 Đổi mới chương trình thực tế, thực tập của sinh viên sư phạm theo hướng thường xuyên, liên tục 66

3.2.3 Đảm bảo sự kết hợp hiệu quả giữa các hình thức rèn luyện KNDH cho sinh viên 68

3.2.4 Đổi mới phương pháp dạy học các môn nghiệp vụ sư phạm theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện 70

3.2.5 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên 71

3.3 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm trường đại học Tây Nguyên 73

3.3.1 Quy trình khảo nghiệm 73

3.3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên 74

Tiểu kết chương 3 78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐHTN : Đại học Tây Nguyên

GVĐH : Giáo viên đại học

GVPT : Giáo viên phổ thông

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

1 Bảng

Bảng 2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng dạy

học 39

Bảng 2.2 Đánh giá mức độ quan trọng của các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên sư phạm 41

Bảng 2.3 Đánh giá mức độ quan trọng của các hình thức rèn luyện KNDH cho sinh viên 45

Bảng 2.4 Mức độ sử dụng các biện pháp rèn luyện KNDH cho sinh viên 47

Bảng 2.5 Nhận thức về hiệu quả rèn luyện KNDH thông qua hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm 50

Bảng 2.6 Thực trạng sử dụng biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm 51

Bảng 2.7 Kết quả kiến tập, thực tập sư phạm so với năng lực thực sự của sinh viên 53

Bảng 2.8 Kết quả rèn luyện các KNDH của sinh viên 55

Bảng 2.9 Kết quả hoạt động KTSP của sinh viên năm học 2012-2013 58

Bảng 2.10 Kết quả hoạt động TTSP của sinh viên năm học 2012-2013 58

Bảng 2.11 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện KNDH của sinh viên 59

2 Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Nhận thức về mức độ quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm 40

Biểu đồ 3.1 Xét thứ bậc và tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm, trường Đại học Tây Nguyên 77

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta hiện nay đã vàđang đặt ra những thử thách mới, những đòi hỏi mới và đặc biệt những yêucầu cấp thiết đối với nền giáo dục nước ta Một trong những định hướng cơbản của đổi mới giáo dục hiện nay là chuyển từ giáo dục mang tính hàn lâm,kinh viện, xa rời với thực tiễn sang giáo dục chú trọng tới việc phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của người học, hình thành cho họ năng lực thựchành, hợp tác, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp Văn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã nêu những biện pháp cụ thể về đổi

mới giáo dục và đào tạo là “Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực

Trong quá trình thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục trên, việc đào tạo

và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đóng vai trò then chốt Điều này đòi hỏi cáctrường sư phạm phải đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy học, đảmbảo cho sinh viên (SV) tốt nghiệp có năng lực tương ứng với yêu cầu của xãhội Kỹ năng nghề của sinh viên đại học sư phạm là yếu tố vô cùng quantrọng để họ thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong thực tiễn giáo dục vàdạy học sau khi tốt nghiệp

Trang 12

Trường Đại học Tây Nguyên là cơ sở đào tạo đa ngành như: kinh tế, ykhoa, nông lâm, chăn nuôi thú y, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, sư phạm…đào tạo giáo viên cho các cấp học, bậc học từ Mầm non, Tiểu học đến Phổthông trung học cho các tỉnh Tây Nguyên và Nam trung bộ Với mục tiêu đàotạo sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về mộtngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường…

Thực tiễn hiện nay trong đào tạo sinh viên sư phạm của trường đại họcTây Nguyên cho thấy: Việc rèn luyện kỹ năng sư phạm nói chung, kỹ năng dạyhọc nói riêng cho sinh viên đã được quan tâm và đạt được những kết quả nhấtđịnh Tuy nhiên, những kết quả đó không cao và chưa đồng đều, phần lớn sinhviên sư phạm vẫn rất nhút nhát và lúng túng trong việc thực hiện các kỹ năngdạy học trong kiến tập, thực tập Nguyên nhân do chương trình rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự kết hợp hiệuquả giữa các môn nghiệp vụ sư phạm, chương trình rèn luyện nghiệp vụthường xuyên cho sinh viên và chương trình thực tế, kiến tập thực tập… Vìvậy, nghiên cứu xác định được các biện pháp đồng bộ mang tính hiệu quả, khảthi cho việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm, trường đại họcTây Nguyên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của trường đại

học Tây Nguyên hiện nay Do vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Rèn

luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm trường đại học Tây Nguyên”.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất một số biện pháp rènluyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm trường Đại học Tây Nguyên nhằmgóp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của nhà trường hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm ởtrường Đại học

Trang 13

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm,trường Đại học Tây Nguyên

4 Giả thuyết khoa học

Thực trạng hiện nay việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sưphạm trường Đại học Tây Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định Tuynhiên, kết quả đó vẫn chưa cao, còn nhiều hạn chế Nếu tìm ra được các biệnpháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên một cách đồng bộ, hiệu quả thì

sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinhviên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường Đại học TâyNguyên hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên

sư phạm ở các trường Đại học

5.2 Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư

phạm, trường Đại học Tây Nguyên

5.3 Xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên khoa

Sư phạm, trường Đại học Tây Nguyên và khảo nghiệm tính cấp thiết và khảthi của các biện pháp

6 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng:

+ Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trường đại học Tây Nguyên

+ Giáo viên phổ thông

+ Sinh viên khoa Sư phạm: Bộ môn Tiểu học năm thứ 3 và năm thứ 4năm học 2012 – 2013

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá tàiliệu, công trình có liên quan.

Trang 14

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Chúng tôi thu thập, nhận biết các kỹ năng dạy

học của sinh viên, quá trình tổ chức hoạt động rèn luyện KNDH cho sinh viênthông qua việc quan sát và nhận diện

- Phương pháp điều tra viết: chúng tôi sử dụng mẫu phiếu điều tra

(Anket) để thu thập thông tin về thực trạng rèn luyện KNDH cho sinh viên tạitrường Đại học Tây Nguyên Tiến hành điều tra trên ba đối tượng là sinh viên,các cán bộ giảng viên và giáo viên các trường phổ thông hướng dẫn sinh viênkiến tập, thực tập sư phạm Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành khảo nghiệm mức

độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp thông qua mẫu phiếu điều tra

- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm mở rộng thông tin thu thập từ các đối

tượng nghiên khảo sát về vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nhằm tìm hiểu chương

trình, kế hoạch của nhà trường, của khoa về công tác rèn luyện KNDH cho sinhviên; kết quả học tập, kết quả rèn luyện, kết quả tổ chức các hội thi nghiệp vụ sưphạm, hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm của sinh viên của sinh viên

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán

bộ quản lý nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý số liệu thu thập được trong quá trình điều tra và khảo nghiệm

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO

SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

Trong khoảng những năm đầu thế kỷ 20 ở Liên Xô và các nước xã hộichủ nghĩa Đông Âu, vấn đề đào tạo về kỹ năng dạy học cho sinh viên đã đượcnghiên cứu, tìm hiểu Những nghiên cứu trong lĩnh vực chuẩn bị cho sinh viênlàm công tác thực hành giảng dạy đã sớm được bắt đầu khi các trường Đại học

Sư phạm và Đại học tổng hợp được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên mới(cụ thể như những nghiên cứu của Gutsev, Ivannôv, Sôcôlôv… những năm1920; trong các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục Liên Xô năm 1946, 1949)

PH.N Gônôbôlin với công trình nghiên cứu “ Phẩm chất tâm lý của

người giáo viên” cũng nêu lên năng lực, kỹ năng sư phạm mà bản thân sinh

viên cần phải rèn luyện và phát triển để trở thành một người giáo viên Côngtrình này được xem như là “cẩm nang” dành cho sinh viên mới ra trường,đồng thời giúp các giáo viên lâu năm có sự so sánh với thực tiễn giảng dạycủa mình để rút ra những bài học trong việc rèn nghề một cách đầy đủ và có

Trang 16

Ở các nước phương Tây như Canađa, Oxtrâylia, Hoa kỳ… người ta dựatrên các thành tựu của tâm lý học hành vi và tâm lý học chức năng để tổ chứcrèn luyện các kỹ năng thực hành giảng dạy cho sinh viên Những luận điểm của

J Watson, A Pojoux, F.Skinner… đang được sử dụng và đưa vào thực hành lýluận dạy học trong đào tạo giáo viên ở Ôxtrâylia và một số nước khác

Tác giả Kixêgôp trong cuốn “ Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cho sinh

viên trong điều kiện giáo dục Đại học” cũng khẳng định: đến với trường phổ

thông với tư cách là người thầy giáo, sinh viên tốt nghiệp ở các trường tổnghợp và sư phạm từ chỗ bản thân là đối tượng của tác động sư phạm đã trởthành chủ thể có nhiệm vụ tổ chức các tác động này Đây là một bước ngoặtnhất định, nó đòi hỏi người giáo viên trẻ bên cạnh việc nắm vững kiến thứccòn cần phải có những kỹ năng (KN) cần thiết Kỹ năng này không chỉ hìnhthành trong chốc lát mà nó đòi hỏi quá trình khổ luyện, phụ thuộc vào ý thứcđộc lập của anh ta nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình [32]

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nói trên đã chỉ ra được mộtquy trình tương đối cơ bản và toàn diện về quá trình đào tạo giáo viên tươnglai Những vấn đề này vẫn còn những giá trị nhất định trong việc tổ chức đàotạo ở các trường sư phạm Tuy nhiên, với sự thay đổi về kinh tế xã hội, đặcbiệt là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi chứcnăng và nhiệm vụ của người giáo viên, đòi hỏi người giáo viên phải có những

kỹ năng dạy học phù hợp với xã hội hiện đại

1.1.2 Ở Việt Nam

Vấn đề rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm những năm vừaqua đã có nhiều tác giả đề cập đến, cụ thể có các công trình nghiên cứu sau:

Năm 1975, tác giả Lê Văn Hồng với “ Một số vấn đề về năng lực sư

phạm của người giáo viên xã hội chủ nghĩa” Trong công trình này, tác giả đã

nêu lên tương đối cụ thể các năng lực cần có của người giáo viên xã hội chủ

Trang 17

nghĩa [27].

Năm 1979, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đã tiến hành nghiên cứu

vấn đề “Cải cách công tác giáo dục nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường

Đại học Sư phạm Hà Nội I”.

Năm 1985, tác giả Lê Thị Nhật với luận văn “Bước đầu tìm hiểu năng

lực dạy học của người giáo viên tâm lý – giáo dục”[42].

Năm 1987 có công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Uẩn về “Vấn

đề kỹ năng và kỹ năng học tập ”[54].

Năm 1989 có công trình nghiên cứu: “Hệ thống kỹ năng giảng dạy trênlớp và quy trình rèn luyện kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục”của Nguyễn Như An [1]

Năm 1996 tác giả Trần Anh Tuấn với công trình: “Xây dựng quy trìnhluyện tập hình thành các kỹ năng giảng dạy cơ bản trong các hình thức thựchành, thực tập sư phạm” [50]

Năm 1997, Nguyễn Đình Chỉnh đã xuất bản tài liệu về thực tập sưphạm, trong đó tác giả đã giải quyết được một số vấn đề hết sức cơ bản như:xác định khái niệm năng lực sư phạm, cấu trúc của năng lực sư phạm, các conđường hình thành và phát triển năng lực sư phạm [9]

Năm 2004, luận án tiến sĩ của tác giả Phan Thanh Long về vấn đề “

Biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên cao đẳng sư phạm” đã góp

phần làm phong phú thêm lý luận về các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy họccho sinh viên, hệ thống hóa các kỹ năng dạy học đặc biệt là các kỹ năng mới

do tác động của việc đổi mới phương pháp dạy học và sự phát triển của cácphương tiện dạy học Đồng thời luận án còn góp phần hoàn thiện hệ thốngbiện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên theo yêu cầu mới [34]

Những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu của Phạm TrungThanh, Nguyễn Đình Xuân (chủ biên) – Ngô Công Hoàn,… đề cập đến các

Trang 18

vấn đề: phương pháp học tập, nghiên cứu trong đó có phương pháp luyện tậpthực hành cho sinh viên, quy trình học tập và tự học cho sinh viên, tổ chứckiến tập và thực tập sư phạm cho sinh viên.

Nhìn chung, vấn đề rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đã có rấtnhiều tác giả quốc tế và trong nước quan tâm nghiên cứu với những khía cạnhkhác nhau Việc nghiên cứu điểm qua những công trình nghiên cứu trên đãgiúp chúng tôi có những định hướng quan trọng trong công tác nghiên cứucủa mình để xác định một số biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học phù hợpcho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Kỹ năng

Kỹ năng là một khái niệm phức tạp, xung quanh khái niệm này cónhiều định nghĩa khác nhau Xem xét các công trình nghiên cứu từ trước đếnnay, có thể khái quát thành 3 hướng nghiên cứu chính sau:

- Theo khuynh hướng thứ nhất: coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của mộtthao tác, hành động hay hoạt động nào đó

Muốn thực hiện được một hành động, cá nhân phải hiểu được mụcđích, phương thức và điều kiện để thực hiện nó Vì vậy nếu ta nắm được cáctri thức về hành động, thực hiện nó trong thực tiễn theo các yêu cầu khác nhautức là ta có kỹ năng về hành động

Theo V.A.Crucheski thì: Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động đãđược con người nắm vững có nghĩa rằng, con người chỉ nắm vững phương thứchoạt động là đã có kỹ năng, không cần tính đến hiệu quả của thành công [13]

Trong khi đó, A.G Côvaliov quan niệm: kỹ năng là phương thức thựchiện hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động [12]

Trần Trọng Thủy lại cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hànhđộng Con người nắm được cách thức hành động – tức kỹ thuật của hành

Trang 19

động là có kỹ năng” [48].

Các tác giả theo hướng này nhấn mạnh mặt kỹ thuật của hành động,chú trọng đến khía cạnh cách thức hành động, coi việc nắm được cách thứchành động là có kỹ năng

- Theo khuynh hướng thứ hai: Nhấn mạnh mặt hiệu quả của hành độngtrong kỹ năng, coi kỹ năng là khả năng con người tiến hành công việc mộtcách có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới, trongkhoảng thời gian tương ứng

N.D Lêvitov cho rằng, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tácnào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách áp dụng hay lựa chọnnhững cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định [35]

K.K Platonov cho rằng, Kỹ năng là khả năng của con người thực hiệnmột hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm cũ

Theo các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô CôngHoàn, Trần Quốc Thành cho rằng, kỹ năng là năng lực của con người thựchiện một công việc nào đó có kết quả

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đưa ra khái niệm: “Kỹ năng là năng lực vậndụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội

để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [52].

Các tác giả theo hướng này đã coi kỹ năng không chỉ đơn thuần baogồm mặt kỹ thuật của hành động, mà còn chú trọng tới mặt kết quả của nótrong mối quan hệ với mục đích, phương tiện, điều kiện và cách thức tiếnhành hành động

- Theo khuynh hướng thứ ba: cho rằng, kỹ năng là việc vận dụng nhữngtri thức và các kỹ xảo đã có vào việc lựa chọn và thực hiện những phươngthức hành động đã được đặt ra

Theo tác giả A.V.Pêtrovxki, kỹ năng là phương thức thực hiện thông

Trang 20

thạo hành động của chủ thể dựa trên cơ sở tổ hợp những tri thức, kỹ xảo đã

có Kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện tập, tạo cho con ngườikhả năng thực hiện hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc

mà cả trong những điều kiện đã thay đổi [42]

Các tác giả muốn nói tới các kỹ năng sơ đẳng là cơ sở của việc hìnhthành các kỹ năng bậc cao

Xét về mặt bản chất các quan niệm trên không phủ định nhau mà chỉkhác biệt nhau ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần cấu trúc của khái niệm

kỹ năng mà thôi

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và các hướng nghiên cứu trên chúngtôi lựa chọn khái niệm kỹ năng theo khuynh hướng thứ hai, cái đã được nhiều

nhà nghiên cứu sử dụng Theo chúng tôi thì: Kỹ năng là quá trình thực hiện

có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức trên nền tảng phẩm chất tâm lý để hành động phù hợp với những điều kiện thực tiễn cho phép.

Khi bàn về kỹ năng cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Kỹ năng trước hết là mặt kỹ thuật của một thao tác hay một hànhđộng nhất định, không có kỹ năng chung chung, trừu tượng tách rời hànhđộng của cá nhân của con người Khi nói tới kỹ năng là nói tới một hành động

cụ thể đạt tới mức đúng đắn và thuần thục nhất định

- Thành phần của kỹ năng bao gồm: tri thức, kinh nghiệm đã có, quátrình thực hiện hành động, sự kiểm soát thường xuyên trực tiếp của ý thức vàkết quả hành động

- Tiêu chuẩn để xác định sự hình thành và mức độ phát triển của kỹnăng là: tính chính xác, tính thành thạo, tính linh hoạt và sự phối hợp nhịpnhàng các động tác trong hành động Hành động chưa thể trở thành kỹnăng nếu hành động đó còn vụng về, còn tiêu tốn nhiều thời gian và công

Trang 21

lý luận dạy học bộ môn”.[2].

Tác giả Nguyễn Như An cũng cho rằng: “Kỹ năng sư phạm là khả năngthực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp củamột hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức,những cách thức, những quy trình đúng đắn”[1]

Khi bàn về vấn đề này, chúng tôi thống nhất với hầu hết các tác giả chorằng; kỹ năng sư phạm là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có (vềvăn hóa, khoa học, nghiệp vụ sư phạm,…) vào giảng dạy và giáo dục để giảiquyết có kết quả những tình huống giảng dạy, giáo dục cụ thể trong thực tế

Ở đây có một số điểm cần lưu ý sau:

- Kỹ năng sư phạm là khả năng vận dụng các tri thức và các kinhnghiệm đã có vào việc giải quyết một số thao tác hay một loạt các thao táccủa một hành động sư phạm cụ thể như soạn bài, giảng bài, kiểm tra đánh giá,

tổ chức các loại hình dạy học, giáo dục,…

- Con đường chủ yếu để hình thành kỹ năng là tập luyện Tác giảNguyễn Như An trong luận án của mình cũng nhấn mạnh vai trò của tậpluyện là đặc biệt quan trọng song quá trình tập luyện phải có biện pháp phù

Trang 22

hợp, theo một quy trình hợp lý, có tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp,…

* Phân loại kỹ năng sư phạm

Xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau mà các nhà nghiên cứu có thểđưa ra hệ thống các kỹ năng sư phạm khác nhau

Căn cứ vào chức năng của người thầy giáo, O.A.Apđulinna đã phânchia kỹ năng sư phạm thành các nhóm kỹ năng sau:

- Nhóm kỹ năng nghiên cứu học sinh;

- Nhóm kỹ năng dạy học và giáo dục;

- Nhóm kỹ năng tiến hành công tác xã hội

Theo tác giả, trong 3 nhóm kỹ năng trên thì nhóm kỹ năng dạy học vàgiáo dục là cơ bản nhất [2]

Ở nước ta, tác giả Nguyễn Như An căn cứ vào tính chất của các kỹnăng đã phân chia kỹ năng sư phạm thành hai nhóm:

- Nhóm KN nền tảng: KN định hướng, KN giao tiếp sư phạm, KN nhậnthức, KN tổ chức, KN điều chỉnh

- Nhóm KN chuyên biệt: KN dạy học, KN giáo dục, KN nghiên cứukhoa học giáo dục, KN tự học tự bồi dưỡng, Kn hoạt động xã hội

Nếu căn cứ vào đặc thù lao động của người giáo viên, có các kỹ năngđặc trưng sau:

- KN giao tiếp sư phạm

- KN tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học để có khả năng và nhu cầuhọc tập suốt đời

- KN nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng để tự lực phát hiện vàgiải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn nghề nghiệp một cách

có căn cứ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao

Tóm lại, có thể căn cứ trên các cơ sở khác nhau để phân KN sư phạmthành các nhóm KN hay các KN cụ thể Có những KN đặc trưng cho hoạtđộng dạy học, có những KN đặc trưng cho hoạt động giáo dục, có những KN

Trang 23

chung, những KN đặc trưng cho nghề nghiệp.

Theo chúng tôi, có thể chia các KN thành hai nhóm cơ bản dựa vàochức năng đặc trưng của người giáo viên:

- KN dạy học

- KN giáo dục

Vì quá trình giáo dục theo nghĩa rộng bao gồm quá trình giáo dục theonghĩa hẹp và quá trình dạy học Chức năng cơ bản của người giáo viên là dạyhọc và giáo dục vì thế người giáo viên phải có các KN dạy học và KN giáo dục.trong các KN trên lại có những KN cụ thể Tuy nhiên cách phân chia này làtương đối, vì khi tiến hành dạy học cũng đồng thời đạt được mục đích giáo dục,ngược lại muốn tiến hành giáo dục cũng dựa trên cơ sở chủ yếu là dạy học

1.2.3 Kỹ năng dạy học

* Khái niệm kỹ năng dạy học

KN bao giờ cũng gắn với việc thực hiện có kết quả một thao tác, mộthành động nào đó, trên cơ sở những tri thức đã có Khi người giáo viên thểhiện hệ thống hành vi, thao tác phù hợp với yêu cầu của hoạt động dạy họctrong tình huống nhất định và làm cho hoạt động dạy học đó đạt kết quả thì đó

là kỹ năng dạy học

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với khái niệm của Nguyễn Như An:KNDH là sự thực hiện có hiệu quả một số thao tác hay một loạt các thao tácphức tạp của một hành động giảng dạy, bằng cách lựa chọn và vận dụngnhững tri thức, cách thức và quy trình đúng đắn

Từ những định nghĩa trên chúng tôi vận dụng và đưa ra định nghĩa kỹnăng dạy học như sau:

KNDH là khả năng vận dụng các tri thức về chuyên môn, nghiệp vụcủa người giáo viên vào việc định hướng, tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnhhội được nội dung dạy học một cách tốt nhất, qua đó trang bị tri thức khoahọc, kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất trí tuệ và hình thành thế giới quan, phẩm

Trang 24

chất đạo đức cho học sinh.

* Hệ thống kỹ năng dạy học

Khó có thể liệt kê đầy đủ tất cả những KNDH của người giáo viên.Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng sẽ có rất nhiều nhóm kỹ năng,mỗi nhóm lại bao gồm nhiều KN cụ thể Mỗi cách phân chia đều có tính hợp

lý Trên cơ sở tham khảo quan điểm các tác giả và căn cứ vào thực tiễn dạyhọc hiện nay cũng như yêu cầu của sự phát triển, tựu chung lại có thể cónhững nhóm KN đặc trưng sau:

- Nhóm KN thiết kế một bài giảng (xây dựng và chuẩn bị bài giảng)Một trong những đặc điểm qua trọng của giáo dục nhà trường là tiếnhành hoạt động có mục đích, có nội dung, có chương trình, có kế hoạch, cóphương pháp dưới sự chỉ đạo của giáo viên Do đó, người giáo viên phải có

kỹ năng xây dựng và chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp

Nhờ có kỹ năng này mà người giáo viên tiến hành công việc không tùytiện, không chồng chéo hay bỏ sót những công việc cần thiết Họ làm việcmột cách chủ động, theo kế hoạch định trước, nhờ đó mà họ tiết kiệm đượcsức lực và thời gian Cũng nhờ kỹ năng này mà giáo viên phân phối thời giancho mỗi công việc một cách hợp lý, xác định những công việc cơ bản, cácphần trọng tâm, cách chuyển tiếp hợp lý cho mỗi nội dung từ dễ đến khó giúp định hướng cho toàn bộ hoạt động dạy học

Đây là nhóm kỹ năng cơ bản, cần thiết cho hoạt động dạy học của mỗigiáo viên Nhóm kỹ năng này bao gồm các kỹ năng như”:

+ KN nghiên cứu đặc điểm tâm lý người học

+ KN phân tích yêu cầu, nhiệm vụ, xác định cấu trúc, bố cục bài giảng+ KN phân tích nội dung dạy học

+ KN phân phối thời gian cho từng công việc, từng phần của bài giảng+ KN lựa chọn và thiết kế phương pháp, phương tiện dạy học

Trang 25

+ KN dự kiến các tình huống xảy ra trong giờ dạy

+ KN chuẩn bị tài liệu phát tay…

- Nhóm KN thực hiện bài giảng (kỹ năng dạy học trên lớp)

Lên lớp là hoạt động cụ thể của giáo viên nhằm thực hiện toàn bộ giáo

án đã thiết kế Đây chính là lúc giáo viên tiếp xúc trực tiếp với học sinh.Trong thời gian này giáo viên sẽ phải thể hiện đầy đủ tính khoa học, tính nghệthuật trong giảng dạy và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú,niềm tin, tính cách và cả tâm hồn của bản thân

Kỹ năng dạy học trên lớp là kỹ năng người giáo viên vận dụng nhữngtri thức chuyên môn và nghiệp vụ để thực hiện các thao tác kỹ thuật dạy học

và giao tiếp một cách có kết quả trong suốt quá trình đứng lớp với những điềukiện cụ thể, trong các tiết học cụ thể

Có các kỹ năng dạy học trên lớp cơ bản như sau:

+ KN vào lớp, ổn định lớp

+ KN kiểm tra bài cũ

+ KN mở đầu một bài giảng

+ KN sử dụng câu hỏi kích thích tính tính cực của học sinh

+ KN sử dụng ngôn ngữ nói trên lớp

+ KN sử dụng các phương pháp dạy học

+ KN sử dụng các phương tiện dạy học

+ KN trình bày bảng

+ KN làm chủ giáo án, làm chủ thời gian tiết học

+ KN phối hợp các thao tác trong quá trình giảng dạy

+ KN hệ thống hóa tri thức bài giảng

+ KN ra câu hỏi và bài tập về nhà

+ KN bao quát lớp học

- Nhóm KN kiểm tra - đánh giá

Trang 26

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong dạy học, nócũng quyết định nhiều đến kết quả dạy học, vì thế, trong dạy học giáo viênphải nắm vững phương thức kiểm tra và có những đánh giá đúng đắn, khoahọc, kích thích sự phát triển ở người học Nhóm kỹ năng này gồm có các

kỹ năng sau:

+ KN soạn câu hỏi

+ KN thiết kế chuẩn đánh giá

Trong công tác đào tạo của bất kì nghề nào cũng phải quan tâm đến vấn

đề rèn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng tay nghề cho người học Sự thành thạo,nhuần nhuyễn tay nghề là một yếu tố vô cùng quan trọng, làm tăng hiệu quảhoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, vì “ trăm hay khôngbằng tay quen”

Cũng như mọi nghề khác, nghề dạy học có quy trình đào tạo riêng.Muốn trở thành người giáo viên theo đúng nghĩa, giáo sinh phải được đào tạotheo một quy trình nghiêm ngặt

Trong trường đại học, quy trình đào tạo giáo viên diễn ra trong suốt 4năm Việc dạy nghề cho giáo sinh không chỉ hiện diện trong một quảng thờigian nhất định mà nó kéo dài suốt quá trình học tập

Rèn luyện kỹ năng dạy học là yêu cầu cơ bản của nhà trường sư phạm.Nhà trường sẽ sử dụng tất cả những hình thức cũng như điều kiện thực tiễn để

tổ chức rèn luyện cho sinh viên có được hệ thống kỹ năng dạy học nhất định.Đồng thời nhà trường cũng hướng dẫn, khuyến khích sinh viên tự tổ chức rèn

Trang 27

luyện kỹ năng dạy học cho bản thân một cách hiệu quả nhất.

Nói cách khác, để đào tạo ra cho xã hội những giáo viên có kỹ năngnghề nghiệp vững chắc nhà trường sư phạm sẽ tổ chức các hoạt động giáo dụckhác nhau nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống lý luận khoa học, có khảnăng thực hiện các yêu cầu nghề nghiệp trong thực tiễn

Bên cạnh đó, việc rèn luyện kỹ năng dạy học còn đòi hỏi ở chủ thểnhận thức sự tự giác, chủ động, tích cực trong quá trình học tập và nghiên cứuthì mới có được sự thuần thục trong việc thực hiện các yêu cầu về dạy học

Để hiểu được khái niệm về biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học chosinh viên, trước hết chúng ta phải hiểu khái niệm biện pháp

Trong “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên) đưa ra khái niệm:biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể

Trong “Từ điển Tiếng Việt” (Nguyễn Như Ý chủ biên) cũng cho rằng:

“biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó”

Như vậy, biện pháp được xem là cách làm, cách hành động để thựchiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra

Dựa trên khái niệm biện pháp, chúng tôi đưa ra khái niệm biện pháprèn luyện kỹ năng dạy học như sau: Biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học làcách thức tổ chức huấn luyện, cách tác động của người giáo viên đến sinhviên nhằm làm cho người sinh viên tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo tậpluyện để hình thành cho bản thân các kỹ năng dạy học cần thiết theo yêu cầucủa quá trình đào tạo

Ở đây trước hết là cách thức tổ chức huấn luyện và tổ chức cho sinhviên tự rèn luyện các kỹ năng dạy học Bởi vì, con đường cơ bản nhất để rènluyện kỹ năng là tập luyện Quá trình rèn luyện cho sinh viên phải thông qua

tổ chức các hoạt động cụ thể Mỗi hoạt động chỉ có thể hình thành cho sinh

Trang 28

viên một hay một vài kỹ năng nào đó Quá trình rèn luyện kỹ năng dạy họccho sinh viên được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp

vụ sư phạm thường xuyên và thực hành thực tập sư phạm Tuy vậy, quá trìnhrèn luyện của sinh viên không phải mò mẫm, theo con đường thử và sai mà làquá trình phải có mục đích, có nội dung, có chương trình, có kế hoạch, cóphương pháp… được tổ chức dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Các biện pháp rèn luyện phải phát huy được tính tự giác, tích cực, chủđộng và sáng tạo của sinh viên, phải biến quá trình rèn luyện thành quá trình tựrèn luyện của sinh viên là chính Có như vậy, quá trình rèn luyện của sinh viênmới đạt hiệu quả cao Nói cách khác, trong quá trình rèn luyện, giáo viên giữvai trò chủ đạo, là người tổ chức, điều khiển qua trình rèn luyện, sinh viên giữvai trò chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển quá trình rèn luyện của bản thân

1.3 Tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường Đại học

1.3.1 Ý nghĩa của việc rèn luyện KNDH cho sinh viên sư phạm

Qua quá trình rèn luyện KNDH, sinh viên có điều kiện vận dụng lýthuyết vào thực tiễn, khắc sâu tri thức và soi sáng thực tiễn Rèn luyện cũngbộc lộ những năng khiếu sư phạm ở mỗi sinh viên để họ có kế hoạch và biệnpháp tự bồi dưỡng nhằm phát huy và phát triển nó Những hạn chế, thiếu sótcũng được phát hiện để khắc phục và sữa chữa kịp thời Giúp nâng cao kếtquả học tập và rèn luyện của sinh viên, hình thành những phẩm chất và nănglực cần thiết của người giáo viên tương lai

Nâng cao chất lượng giáo dục trước tiên phải nâng cao chất lượng độingũ giáo viên Bởi chất lượng của công tác dạy học và giáo dục của nhàtrường quyết định bởi phẩm chất và năng lực của người giáo viên Hiệu quảcủa từng tiết học trên lớp, của việc kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập,sáng tạo của học sinh phụ thuộc vào kỹ năng dạy học nói chung và các kỹ

Trang 29

năng dạy học trên lớp nói riêng Kết quả công tác rèn luyện kỹ năng dạy họctrong trường sư phạm sẽ là cơ sở vững chắc để sinh viên rèn luyện tay nghềsau này Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên trong trường sưphạm có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước.

1.3.2 Các giai đoạn hình thành kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm

Trên thế giới, đến nay có nhiều trường phái, nhiều cách quan niệm khácnhau về kỹ năng và sự hình thành kỹ năng Muốn hình thành KN về một lĩnhvực hoạt động nào đó, con người phải luyện tập theo một quy trình nhất định.K.K Platônôp đưa ra 5 giai đoạn hình thành kỹ năng như sau:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn kỹ năng sơ đẳng: con người ý thức được mụcđích hành động và tìm kiếm cách thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết,kinh nghiệm sống Hành động được thực hiện bằng cách “thử” và “sai”

- Giai đoạn 2: Biết cách làm nhưng không đầy đủ Có hiểu biết vềphương thức thực hiện hành động; vận dụng các kỹ xảo đã có, nhưng khôngphải những kỹ xảo chuyên biệt dành cho hành động này

- Giai đoạn 3: Có kỹ năng chung nhưng còn mang tính riêng lẻ

- Giai đoạn 4: Có kỹ năng phát triển cao, sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết

và các kỹ xảo đã có, ý thức được không chỉ mục đích hành động mà còn cảđộng cơ lựa chọn cách thức đạt được mục đích

- Giai đoạn 5: Sử dụng sáng tạo các kỹ năng khác nhau Ở Việt Nam, tácgiả Trần Quốc Thành trong luận án Tiến sĩ Tâm lí học năm 1992 đã đưa ra 3 giaiđoạn hình thành kỹ năng như sau:

- Giai đoạn 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiệnhành động

- Giai đoạn 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu

- Giai đoạn 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầunhằm đạt mục đích đặt ra

Trang 30

Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên, kết hợp vớiviệc nghiên cứu những đặc thù của kỹ năng dạy học cũng như thực tế quátrình đào tạo ở trường sư phạm, chúng tôi đưa ra 3 giai đoạn hình thành kỹnăng dạy học cho sinh viên sư phạm như sau:

- Giai đoạn 1: Nhận thức Mục tiêu của giai đoạn này là giúp người học

nhận thức đầy đủ về khái niệm, cách thức, điều kiện hành động Giai đoạnnày chủ yếu là nắm vững lí thuyết, chưa hành động thực sự

- Giai đoạn 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu Ở giai đoạn này,

giáo viên tập huấn, làm mẫu, mô phỏng hoạt động Học sinh quan sát để hiểu

rõ cách thức thực hiện trên cơ sở nắm vững lí thuyết hành động Hành động ởgiai đoạn này thể còn sai sót, hoặc thao tác còn lúng túng

- Giai đoạn 3: Thực hành, luyện tập, tự rèn luyện Mục tiêu của giai

đoạn này là để hình thành và rèn luyện kỹ năng, hành động còn ít sai sót, cácthao tác trở nên thuần thục dần; hành động có kết quả trong điều kiện quenthuộc và trong điều kiện mới Ba giai đoạn này gắn bó chặt chẽ với 3 quátrình đào tạo và tự đào tạo ở trường sư phạm hiện nay:

1.3.3 Các hình thức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm

• Thông qua hoạt động dạy học

Trang 31

Hoạt động dạy học là hoạt động quan trọng và chủ yếu trong quá trìnhđào tạo nghề cho sinh viên Có thể nói rằng trong tất cả các môn học trongchương trình đào tạo của nhà trường sư phạm đều có khả năng giáo dục, nângcao năng lực nghề nghiệp của sinh viên.

Đặc biệt, thông qua giảng dạy các môn như: Tâm lý học, giáo dục học,phương pháp giảng dạy bộ môn những môn học này giúp sinh viên có đượcnhững tri thức cơ bản, cơ sở và nghiệp vụ Những tri thức này đều là co sởcho việc hình thành kỹ năng dạy học nhưng vai trò của nó là khác nhau Cácmôn khoa học cơ bản giúp sinh viên nắm được logic khoa học; các môn khoahọc cơ sở giúp sinh viên nắm được logic của sự phát triển trẻ em cũng nhưnhững đặc điểm và khả năng lĩnh hội của người học; những môn khoa họcnghiệp vụ giúp sinh viên nắm được tri thức khoa học nghiệp vụ

• Thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

Khi sinh viên đã tiếp thu được một hệ thống tri thức về chuyên môn vànghiệp vụ cần thiết, cần phải biến những tri thức đó thành năng lực thực tiễnngay từ khi còn ở trong nhà trường sư phạm, bằng cách thông qua cá hìnhthức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (NVSPTX) như: soạn giáo

án, tập giảng, tập viết bảng, xử lý tình huống sư phạm…Những hoạt động nàycũng là một con đường để lĩnh hội các kiến thức sư phạm, rèn luyện khả năngứng dụng lý thuyết vào thực tế Thông qua các hoạt động này, sinh viên có cơhội vận dụng những tri thức khoa học về chuyên môn, nghiệp vụ để giải quyếtcác bài tập thực tiễn, nhờ đó mà các KNDH có điều kiện được rèn luyện, cũng

cố Cũng chính thông qua các loại hình hoạt động mà sinh viên có điều kiệngắn lý luận với thực tiễn, làm cho việc nắm tri thức của họ vững chắc hơn, tạocho họ cơ hội “hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng tốt” Hoạt động rèn luyệnNVSPTX là quá trình chuẩn bị cho sinh viên các KNDH để họ đi thực hành

Trang 32

nghề ở trường phổ thông trong các đợt kiến tập, thực tập sư phạm.

• Thông qua các hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm

Kiến tập (KT), thực tập sư phạm (TTSP) là một hoạt động nằm trong

chương trình đào tạo của nhà trường sư phạm, thể hiện rõ tính chất rèn luyện

kỹ năng dạy học cho sinh viên Hoạt động có tác dụng kiểm tra một cáchđúng đắn kết quả đào tạo người giáo viên Qua đó sinh viên thực sự vận động,thực sự độc lập làm việc, đòi hỏi sinh viên phải vận dụng tổng hợp tất cả vốnhiểu biết nói chung cũng như những phương pháp, biện pháp cụ thể để giảiquyết những công việc của mình Đây còn là một dịp tốt để sinh viên thể hiệntoàn bộ năng lực và phẩm chất nghề nghiệp của mình một cách rõ ràng vàchính xác với phương châm “rèn đức luyện tài để ngày mai lập nghiệp”

Hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm ở trường phổ thông là con đườnggần gũi với hoạt động thực tiễn của sinh viên sau này Chính vì vậy, nó có tácdụng tạo ra hứng thú rèn luyện kỹ năng dạy học trực tiếp cho sinh viên Mặtkhác còn giúp sinh viên thích nghi với yêu cầu của hoạt động sư phạm, khắcphục những thiếu sót trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm Từ đó có kếhoạch, biện pháp rèn luyện, hoàn chỉnh tay nghề của bản thân

Để có một kỹ năng giảng dạy hay giáo dục người sinh viên nhất thiếtphải được tập luyện trong các hoạt động thực tiễn giảng dạy và giáo dục.Ngay cả các bài tập tình huống, các giờ thảo luận, giờ xêmina,… nhiều lắmcũng chỉ mới khuôn sinh viên vào việc cũng cố kiến thức bằng các tình huốnggiả định rất hình thức, sinh viên không thể tự biết tính đúng sai của các biệnpháp xử lý do chính bản thân mình đưa ra Do vậy, các định hướng lý luận có

ở người sinh viên không thể chuyển thành các kỹ năng nghề nghiệp nếukhông thông qua hoạt động thực tập, thực tế ở nhà trường phổ thông, nơi mà

họ sẽ làm việc sau này

Thực hành, thực tập sư phạm là cơ hội tốt nhất trong chương trình

Trang 33

đào tạo để người sinh viên thể hiện những gì họ có được trong quá trìnhhọc tập và tự rèn luyện, là điều kiện tốt để sinh viên rèn luyện kỹ năng dạyhọc Thông qua hoạt động này, sinh viên nâng cao hơn nữa lòng yêu nghề,mến trẻ, tình cảm nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm,… niềm vui với nghềdạy học được tăng lên, do đó trách nhiệm với việc học tập cũng được nângcao hơn Đây cũng là dịp để sinh viên hiểu rõ hơn lời dạy của Bác Hồ: “Lýluận cốt để áp dụng vào công việc thực tế, lý luận mà không áp dụng vàothực tế là lý luận suông” Nhờ hoạt động thực hành, thực tập sư phạm, sinhviên tự kiểm tra lại bản thân mình để điều chỉnh hoạt động phù hợp với yêucầu của nhà trường và xã hội.

Thông qua hoạt động thực hành, thực tập sư phạm, sinh viên có dịphiểu đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về tính chất đặc thù của nghề dạy học, đó là sựgiàu có về tình người, về tính nhân văn, về tấm lòng bác ái Điều đó tạo rađộng lực thúc đẩy sự chuyển biến trong tư tưởng và hành động thực tiễn củamỗi sinh viên Mặt khác, sinh viên có thêm nhiều hiểu biết thực tiễn mới, tạo

ra sự phát triển về năng lực và trí tuệ, có nhiều cơ hội tiếp cận với cái mới,quan hệ xã hội được mở rộng

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên là giai đoạn đầu, nhằmgiúp sinh viên hình thành những kỹ năng cơ sở, bộ phận, tập luyện nhữngcông đoạn của quá trình dạy học và giáo dục, chuẩn bị những điều kiện cầnthiết cho việc thực hành, thực tập sư phạm Thực tập sư phạm là bước pháttriển nhằm hoàn chỉnh kết quả của quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạmthường xuyên, giúp sinh viên hình thành những năng lực và phẩm chất sưphạm một cách tổng hợp Đây là giai đoạn người sinh viên sư phạm nắm bắtđược các kỹ năng dạy học trong thực tế dạy học

Như vậy, để có kỹ năng dạy học, sinh viên nhất thiết phải được rènluyện trong các hoạt động thực tiễn giảng dạy và giáo dục Các định hướng lý

Trang 34

luận có ở sinh viên không thể chuyển thành các kỹ năng nghề nghiệp và nănglực nghề nghiệp nếu không thông qua hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm ởtrường phổ thông nơi họ sẽ làm việc về sau.

- Vị trí, vai trò của thực hành, thực tập sư phạm trong việc rèn luyện

kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm

Cũng như sinh viên của bất cứ các trường đào tạo nghề nào khác, sinhviên các trường sư phạm cũng phải trải qua một khâu tất yếu trong quá trìnhhọc tập của mình, Khâu thực tập nghề, mà trong trường sư phạm gọi là thựctập sư phạm

“Thực tập sư phạm là điều kiện cần thiết để hình thành khuynh hướngnghề nghiệp sư phạm, hình thành nhân cách người giáo viên tương lai, đócũng là điều kiện để giúp trường sư phạm có khả năng kiểm tra mức độkhuynh hướng nghề nghiệp của sinh viên”

Theo Nguyễn Đình Chỉnh, thực tập sư phạm có các chức năng cơ bảnnhư: chức năng học tập, chức năng giáo dục, chức năng phát triển giáo dục,chức năng thăm dò, chẩn đoán [9]

Thực tập sư phạm là hoạt động giúp cho sinh viên làm quen với nghề

sư phạm Thông qua thực tập sư phạm, các nội dung chuyên môn, nghiệp vụ

mà sinh viên đã tiếp thu được đem thử nghiệm vào thực tiễn giảng dạy vàgiáo dục Vì thế, thực tập sư phạm được coi là khâu chuyển giao giữa lý luận

và thực tiễn, giữa những kiến thức học tập trong nhà trường và công việc thực

tế mà sinh viên sẽ làm sau này

Thực tập sư phạm không chỉ phản ánh chất lượng đào tạo mà còn gópphần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của những trường sư phạm Thựctập sư phạm giúp cho các trường sư phạm có được những đánh giá tương đốikhách quan về sản phẩm đào tạo của mình, nhờ đó có cơ sở để nâng cao chấtlượng đào tạo, điều chỉnh nội dung, phương pháp đào tạo sao cho phù hợp với

Trang 35

nhu cầu mà các trường phổ thông đặt ra.

Thông qua thực tập sư phạm, sinh viên có dịp nhìn nhận, đánh giá lạinhững kiến thức, kỹ năng mà mình đã học được, trên cơ sở đó tiếp tục hoànthiện trình độ, năng lực cũng như là nhân cách của một người giáo viên Thờiđiểm thực tập sư phạm cũng là thời điểm sinh viên hình thành rõ nhất tìnhcảm và thái độ đối với nghề giáo Nếu được thực hiện một cách nghiêm tức,hiệu quả, thực tập sư phạm sẽ có tác dụng rất lớn, không chỉ trên phương diệnchuyên môn nghiệp vụ mà còn giúp xây đắp, phát triển tình cảm nghề nghiệpcho sinh viên, làm họ thêm yêu nghề Ngược lại, nếu được thực hiện đại khái,qua loa, nó sẽ có tác dụng tiêu cực trở lại với việc hình thành phát triểnchuyên môn nghiệp vụ cũng như tình cảm, thái độ nghề nghiệp

• Qua việc tổ chức đi thực tế

Xác định phương châm: “Học đi đôi với hành” là một trong những

phương châm đào tạo của nhiều cơ sở đào tạo các cấp, đặc biệt với các trườngđại học, cao đẳng, việc gắn đào tạo trên giảng đường với các chương trìnhthực tế học tập càng có ý nghĩa quan trọng Trong quá trình đổi mới chươngtrình và phương pháp dạy học ở các trường chuyên nghiệp, hoạt động thực tếcàng được chú ý hơn vì nó gắn chặt với việc thực hiện kĩ năng nghề nghiệpcủa sinh viên sau khi ra trường Có thể thấy rõ hoạt động thực tế có rất nhiều

ý nghĩa với việc học tập và rèn luyện của sinh viên nói chung và sinh viên sưphạm nói riêng

Hoạt động thực tế giúp sinh viên hiểu thêm về sự đa dạng của các nhàtrường mà các em được tham quan, học tập những kinh nghiệm của các giáoviên, mở rộng hiểu biết về xã hội và rèn luyện được các kỹ năng hiểu biết vềnhà tường phổ thông, kỹ năng giao tiếp

• Tự rèn luyện kỹ năng dạy học

Tự học và tự rèn luyện là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất

Trang 36

lượng đào tạo Thực tế giảng dạy cho thấy dù giáo viên có dạy giỏi, có kiếnthức sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy, nếu sinh viênkhông chịu khó học tập, đào sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức bằngcách học tập độc lập thì chất lượng học tập cũng không thể cao Trong điềukiện học tập ở nhà trường như nhau nhưng kết quả học tập của sinh viênkhác nhau rõ rệt, điều đó phần lớn là do khả năng tự học của mỗi sinh viên.Việc rèn luyện KNDH cũng vậy, dù nhà trường, giáo viên có quan tâm sátsao đến đâu mà sinh viên không có ý thức tích cực rèn luyện cho bản thânthì kết quả cũng sẽ không cao KNDH của sinh viên là sản phẩm của cảmột quá trình lâu dài và nó không ngừng được hoàn thiện Vì vậy, sinhviên cần xây dựng cách thức tự rèn luyện và tích cực trong việc rèn luyệncác KN nghề nghiệp, trong đó có KNDH.

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện các kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường Đại học

Hoạt động rèn luyện KNDH cho sinh viên chịu sự ảnh hưởng của rấtnhiều yếu tố, ở đây có thể xem xét ở một số yếu tố cơ bản như sau: SV, GV,môi trường

• Ý thức, tính tích cực của sinh viên đối với việc rèn luyện KNDH:

Lao động sư phạm của người giáo viên đặt ra cho sinh viên trong quá

trình đào tạo hình thành kỹ năng sư phạm trong đó có KNDH Ý thức cá

nhân là cơ sở để hình thành kỹ năng, hành vi của cá nhân Ý thức cá nhân

về nghề nghiệp được tạo bởi sự thống nhất giữa hiểu biết và niềm tin của

cá nhân về nghề nghiệp

Ý thức và tính tích cực của sinh viên là yếu tố vô cùng cần thiết trongviệc rèn luyện các KNDH Trong hoạt động nhận thức, sinh viên luôn đóng vaitrò là chủ thể của quá trình nhận thức Đặc biệt trong quá trình rèn luyện cácKNDH, vai trò chủ thể càng được chú trọng Sinh viên càng có ý thức tích cực

Trang 37

thực hành, rèn luyện thường xuyên để vận dụng những kiến thức đã học vàothực tế giảng dạy, học hỏi kinh nghiệm, thực hành KNDH thì các kỹ năng sẽngày càng trở nên thành thạo hơn Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướngdẫn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh Việc sinh viên tích cực thực hành sẽ làbiện pháp tốt nhất có thể để giúp sinh viên rèn luyện KNDH hiệu quả hơn.

Vì vậy việc rèn luyện KNDH cho SV đòi hỏi SV phải xác định được ý

nghĩa tầm quan trọng của việc rèn luyện KNDH, nắm vững những tri thức về

kỹ năng dạy học và thể hiện tính tích cực học tập, tham gia các hoạt động rènluyện KNDH

Yếu tố xúc cảm, tình cảm nghề nghiệp chiếm một vị trí đặc biệt quantrọng trong rèn luyện kỹ năng dạy học khi sinh viên có tinh thân trách nhiệm,nhiệt tình, say mê, cố gắng nổ lực của bản thân cùng với sự hỗ trợ của bạn bè,giáo viên, nhà trường,… sinh viên mới có khả năng vượt qua những khó khăn

và sẽ chiến thắng nhờ cái tâm trong sáng [31]

Tâm huyết nghề nghiệp là động lực thúc đẩy sự thành công tronghoạt động dạy học của người thầy giáo Cũng đúng như lời tâm sự của nhàgiáo V.A Xukhômlinxki: “Bạn chớ quên một sự thật sơ đẳng, nhưng rõràng quan trọng là: người thầy giáo phải có lòng yêu người, yêu nghề thathiết để mãi mãi giữ cho tinh thần hăng hái, trí tuệ minh mẫn, ấn tượng tươimát và tình cảm nhạy bén Thiếu các phẩm chất ấy, lao động của nhà giáo

sẽ trở thành thứ cực hình”

• Hệ thống tri thức về KNDH của sinh viên

Đó là những tri thức chung về nghề sư phạm, tri thức về đặc điểm tâmsinh lý học sinh, về phương pháp tổ chức hoạt động học tập-giáo dục họcsinh…qua các môn học phương pháp giảng dạy bộ môn, môn tâm lý – giáodục học, tri thức về các KNDH, sự cần thiết phải rèn luyện KNDH Đây lànhững yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện KNDH cho sinh viên

Trang 38

Rèn luyện KNDH là một công việc không phải ai cũng có thể thực hiệnđược một cách dễ dàng Bởi lẽ, đòi hỏi người thực hiện phải có một tầm hiểubiết nhất định, tương ứng với yêu cầu đào tạo đặt ra, phải có sự am hiểu về lýluận lẫn thực tiễn giáo dục Tri thức càng sâu rộng thì việc rèn luyện cácKNDH càng nhanh và có độ chính xác cao hơn Sự nghèo nàn về tri thức sẽlàm cho sinh viên gặp nhiều khó khăn trong rèn luyện KNDH Nếu không đủkiến thức cần thiết sinh viên sẽ mất rất nhiều thời gian, dần dần sẽ mất hứngthú dẫn đến thờ ơ, chán nản, thiếu tự tin trong qua trình học tập và rèn luyện

kỹ năng nghề nghiệp vì thế, đòi hỏi sinh viên phải nắm chắc hệ thống các trithức, phải hiểu thấu đáo từng nội dung rèn luyện cả về lý luận và thực tiễn

Trong bề rộng và chiều sâu của học vấn cần có, trước hết sinh viên cầnphải nắm vững các môn thuộc lĩnh vực khoa học như: Tâm lý học, Giáo dụchọc, Phương pháp giảng dạy bộ môn… làm cơ sở rèn luyện KNDH

• Chương trình, nội dung rèn luyện KNDH cho sinh viên sư phạm của nhà trường

Chương trình đào tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việcđảm bảo chất lượng đào tạo ở mọi cấp, ngành học Bất kì một chương trìnhđào tạo nào cũng phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu đào tạo phù hợp vớiyêu cầu phát triển kinh tế xã hội Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viênđược thực hiện từ việc xây dựng chương trình và xác định nội dung cần rènluyện, từ đó nhà trường tiến hành thực hiện hoạt động rèn luyện dưới nhữngnội dung công việc đã xác định trước đó

Chương trình rèn luyện kỹ năng dạy học nếu được xây dựng một cáchđúng đắn, khoa học, gắn liền với thực tiễn giáo dục sẽ góp phần nâng cao hiệuquả rèn luyện kỹ năng dạy học ở sinh viên

Phải xây dựng được chương trình rèn luyện kỹ năng dạy học với nhữngnội dung cụ thể thì quá trình rèn luyện mới thực hiện được đúng logic và

Trang 39

mang lại hiệu quả cao.

Việc đào tạo giáo viên vừa phải phù hợp với yêu cầu đào tạo chung,vừa phải phù hợp với điều kiện của từng nhà trường Do đó, khi xây dựngchương trình và xác định nội dung rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên,nhà trường phải dựa trên những yêu cầu của xã hội để đảm bảo giáo dục gắnliền với thực tiễn, dựa trên những điều kiện bên ngoài và bên trong nhàtrường, dựa trên đặc điểm, năng lực của người học thì mới có thể phát huyđược hiệu quả

• Môi trường học tập, rèn luyện KNDH của sinh viên

Môi trường học tập bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinhthần Môi trường học tập ảnh hưởng rất lớn đến người dạy, người học và cảphương pháp dạy lẫn phương pháp học Nó là một nhân tố quan trọng trongviệc rèn luyện KNDH

Môi trường tinh thần gắn liền với bầu không khí tâm lý trong quá trìnhrèn luyện các KNDH Nếu giáo viên tạo được bầu không khí tâm lý thoải mái,vui vẻ, khích lệ tính tích cực, hứng thú của sinh viên,… thì chắc chắn rằngviệc rèn luyện sẽ có hiệu quả rất cao

Bên cạnh môi trường tinh thần thì môi trường vật chất cũng có phầnquan trọng không kém Nếu bầu không khí thoải mái, sinh viên tích cực hứngthú rèn luyện nhưng nếu không có đủ phương tiện vật chất cần thiết phục vụcho việc dạy và học thì việc rèn luyện KNDH sẽ gặp nhiều khó khăn Điềukiện vật chất ở đây chính là cơ sở vật chất và trang thiết bị cho học tập, rènluyện Cụ thể, điều kiện vật chất để rèn luyện KNDH bao gồm: máy tính, máychiếu, ti vi, micro, cassette, phòng tập giảng, băng đĩa tham khảo, giáo trình,tài liệu tham khảo… Nếu được trang bị đầy đủ các phương tiện vật chất hỗ trợcho việc dạy và học thì việc rèn luyện KNDH cho sinh viên sẽ đạt hiệu quả

Trang 40

như mong muốn.

• Vai trò của giáo viên hướng dẫn rèn luyện KNDH

Giáo viên hướng dẫn ở đây chủ yếu là những người phụ trách các mônphương pháp, nghiệp vụ, tâm lý, giáo dục và các bộ môn liên quan khác

Đây là những người đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động

sư phạm, đã từng trải qua những thuận lợi cũng như khó khăn trong nghề sưphạm Với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn sinh viên rèn luyện KNDH,giáo viên phải thường xuyên gần gũi sinh viên để nắm bắt tâm tư, nguyệnvọng, những vướng mắc mà sinh viên gặp phải Trên cơ sở đó kịp thời đưa ranhững sự hướng dẫn, điều chỉnh và gợi ý có tính chất định hướng cho sinhviên suy nghĩ, tìm kiếm các biện pháp cụ thể Tuyệt đối không bày sẵn, làmthay cho sinh viên

• Kiểm tra, đánh giá việc rèn luyện KNDH của sinh viên

- Mục tiêu kiểm tra, đánh giá: Đây là hai hoạt động không thể thiếu trongquá trình rèn luyện KNDH cho sinh viên Giúp sinh viên kịp thời điều chỉnhnhững sai sót, động viên khích lệ sinh viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ýthức trong rèn luyện để đạt kết quả cao Đồng thời hình thành ở sinh viên thóiquen tự kiểm tra, tự đánh giá trong quá trình rèn luyện KNDH của bản thân

Mặt khác, giúp sinh viên, các cấp quản lý có cơ sở để điều chỉnh hoạtđộng rèn luyện KNDH của sinh viên

- Nội dung kiểm tra, đánh giá: trong quá trình rèn luyện KNDH, kiểmtra, đánh giá về tri thức, mức độ rèn luyện kỹ năng và thái độ, tính tích cựccủa sinh viên khi rèn luyện

- Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá: kiểm tra, đánh giá việc rènluyện KNDH của sinh viên thông qua các bài thi: thi tự luận, thi thực hành

Hình thức kiểm tra, đánh giá: thông qua hoạt động dạy học, các hoạtđộng khác như: hội thi, câu lạc bộ,… hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w