1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định thang đo kỹ năng dạy học của sinh viên sư phạm sinh học để đánh giá hiệu quả rèn luyện kỹ năng bằng dạy học vi mô

103 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 576,66 KB

Nội dung

- Kỹ năng được hình thành trong quá trình sống, quá trình hoạt động của conngười và vì vậy phải xuất phát từ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có Kỹ năng dạy học trên thế giới Vai trò và nhi

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực Kết quả nghiêncứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó

Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Hà Nội, tháng 6 năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc Ánh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn khoa học TS Trần Khánh Ngọc đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận

văn văn này

Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa Sinh học– ĐHSP Hà Nội và đặc biệt các thầy cô trong chuyên ngành LL&PPDH bộ mônSinh học đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình em nghiên cứu và hoàn thànhluận văn này

Xin chân thành gửi lời cảm ơn nhóm SV thực nghiệm K63A và K63C (khóa2013-2017) - Trường ĐHSP Hà Nội đã tham gia thực nghiệm và trả lời các câu hỏi

ý kiến để tôi có cơ sở thực tiễn, thực nghiệm sư phạm đóng góp cho việc triển khailuận văn này

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi mọi mặt

để tôi có thể hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, tháng 6, năm 2017

Tác giả

Trần Thị Ngọc Ánh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Đóng góp mới của luận văn 5

9 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng dạy học và dạy học vi mô 6

1.1.1 Các nghiên cứu về kỹ năng dạy học 6

1.1.2 Nghiên cứu về dạy học vi mô 9

1.2 Kỹ năng dạy học 12

1.2.1 Khái niệm kỹ năng dạy học 13

1.2.2 Các nhóm kỹ năng dạy học 14

1.2.3 Thang đo kỹ năng dạy học 18

1.3 Dạy học vi mô 23

1.3.1 Khái niệm dạy học vi mô 23

1.3.2 Vai trò của dạy học vi mô 24

1.3.3 Cách tiến hành dạy học vi mô 25

1.4 Thực trạng rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên sư phạm Sinh học trường ĐHSP Hà Nội 26

1.4.1 Việc đào tạo kỹ năng dạy học Sinh học tại các trường sư phạm 26

1.4.2 Vai trò của bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kỹ năng dạy học Sinh học của sinh viên sư phạm 27

Kết luận chương 1 33

Trang 6

Chương 2: XÁC ĐỊNH THANG ĐO KỸ NĂNG DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN

SƯ PHẠM SINH HỌC 34

2.1 Phân tích học phần PPDH Sinh học 12 34

2.2 Xác định các kỹ năng dạy học cần đo của sinh viên Sinh học trường ĐHSPHN 36

2.2.1 Kỹ năng sử dụng bảng 37

2.2 2 Kỹ năng thuyết trình 41

2.2.3 Kỹ năng sử dụng câu hỏi 46

2.3 Nguyên tắc xây dựng thang đo KNDH cần đo của sinh viên Sinh học trường ĐHSPHN 48

2.4 Quy trình xây dựng thang đo kỹ năng dạy học cần đo của sinh viên Sinh học trường ĐHSPHN 49

2.5 Xác định thang đo kỹ năng dạy học cần đo của sinh viên Sinh học trường ĐHSPHN 52

2.5.1 Xác định thang đo KNDH chung 52

2.5.2 Xác định thang đo KN trình bày bảng 54

2.5.3 Xác định thang đo KN thuyết trình 55

2.5.4 Xác định thang đo KNDH đặt câu hỏi 56

Kết luận chương 2 57

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 58

3.1 MỤC ĐÍCH CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 58

3.2 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 58

3.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 59

3.3.1 Chọn lớp thực nghiệm 59

3.3.2 Bố trí thí nghiệm 59

3.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu và đo lường 60

3.4 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 60

3.4.1 Phân tích kết quả về mặt định lượng 60

3.4.2 Phân tích kết quả về mặt định tính 68

Kết luận chương 3 73

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 74

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1 Hệ thống các kỹ năng dạy học trên lớp môn Giáo dục học 15

Bảng 1.2 Kết quả điều tra về mức độ tự tin của SV khi giảng dạy môn Sinh học 29

Bảng 1.3 Kết quả điều tra sự rèn luyện các KNDH của SV trong dạy học Sinh học 30

Bảng 1.4 Kết quả điều tra vềnhững yếu tố ảnh hưởng 31

đến sự thành công các tiết dạy của SV đối với môn Sinh học 31

Bảng 2.1 Quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học 34

Bảng 2.2 Các bước lưu ý trình bày bảng 40

Bảng 2.3 Các dạng thuyết trình 43

Bảng 2.4 Thực hiện bài thuyết trình 44

Bảng 2.5 Tiêu chí dành cho kỹ năng viết bảng 51

Bảng 2.6 Tiêu chí dành cho kỹ năng thuyết trình 51

Bảng 2.7 Tiêu chí dành cho kỹ năng đặt câu hỏi 52

Bảng 2.8.: Bảng mô tả hành vi các mức độ cần đạt được của sinh viên về KNDH 53

Bảng 2.9 Thang đo KN trình bày bảng 54

Bảng 2.10 Thang đo KN thuyết trình 55

Bảng 2.11.Thang đo KN đặt câu hỏi 56

Bảng 3.1 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 60

Bảng 3.2 Độ nhọn và độ lệch của phân phối mức độ của các KNDH 62

Bảng 3.4 Kết quả thực nghiệm kỹ năng viết bảng 64

Bảng 3.5 Kết quả thực nghiệm kỹ năng thuyết trình 65

Bảng 3.6 Kết quả thực nghiệm kỹ năng đặt câu hỏi 66

Bảng 3.7 Kết quả kiểm định sự sai khác về điểm trung bình cộng (Sktb) 67

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêucầu mới đối với người lao động và đặc biệt đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệpgiáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Một trong những định hướng quantrọng là đổi mới PPDH gồm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triểnnăng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học Đó cũng là những

xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông Nghị quyết Hộinghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêurõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cáchhọc, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mớitri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chứchình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoahọc Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”

Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết

số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới PPDH theo địnhhướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạyhọc theo hướng này

Phát triển sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo thì yếu tố quan trọng là đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục Thực hiện chỉ thị của Đảng ngày 11/01/2005 Thủtướng Chính phủ ra Quyết định số 09/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Xây dựng

và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2010” Các văn bản của Đảng và Chính phủ Việt Nam đều xác định rõ "Đội ngũchính là yếu tố quyết định mọi hoạt động GD trong nhà trường, việc “Bồi dưỡngnăng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng dạy học cho giáo viên cáctrường phổ thông là công việc thường xuyên và cấp thiết để nâng cao chất lượngGD-ĐT"

Trang 10

2005-Trong các trường Đại học sư phạm dạy học còn mang năng tính hàn lâm,sinh viên sau 4 năm học ra trường vẫn còn tình trạng trình bày xấu, dạy học không

tự tin, trình bày không rõ bố cục, diễn đạt chưa thoát ý, chưa đi vào vấn đề chính….Rèn luyện tay nghề cho sinh viên sư phạm cũng đạt được rất nhiều tích cực nhưngvẫn chưa được như mong muốn Sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học

kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển Công nghệ thông tin, lượng kiến thức của nhânloại gia tăng rất nhanh Nếu giáo dục chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức thì vớimột lượng thời gian có hạn thì không thể truyền thụ hết kiến thức cho người học

Và những kiến thức thu được trong quá trình học có thể trở nên lạc hậu Vì vậy,mặc dù nội dung kiến thức có vai trò rất quan trọng, nhưng quá trình đào tạo khôngchỉ có nội dung kiến thức Trong rất nhiều yếu tố tạo nên chất lượng đội ngũ giáoviên tốt, vấn đề kỹ năng giảng dạy hiện nay đang là vấn đề còn rất nhiều hạn chế ởnhiều giáo viên, giáo viên có kiến thức bộ môn tốt nhưng hạn chế về kỹ năng dạyhọc, lúng túng khi vận dụng các phương pháp nên không thể đem lại hiệu quả giờdạy Dạy học vi mô là PPDH đã được áp dụng trên các nước trên thế giới nhưng ởcác trường sư phạm ở Việt Nam chưa được áp dụng nhiều PPDH vi mô là PPDHvới quy mô nhỏ, lặp lại nhiều lần đến khi thành thạo các kỹ năng; là một trong sốcác phương pháp giúp nâng cao kỹ năng dạy học của sinh viên sư phạm từ khi cònngồi trên ghế nhà trường Việc tự luyện tập và thành thạo các kỹ năng dạy học sẽgiúp cho sinh viên sư phạm tự tin hơn và sẽ có kết quả dạy học tốt hơn Đúng nhưtheo S C Fongđã nói: “Thước đo sự thành công của giáo dục không phải là ngườihọc thi đỗ nhiều hay ít mà là họ đã được chuẩn bị ra sao để vào đời” Người giáosinh vừa là người học cũng vừa là người dạy, họ cần phải chuẩn bị hành trang thậttốt trước khi rời ghế giảng đường để có thể tự tin thành người giáo viên

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài “Xác định thang đo kỹ năng dạy học của sinh viên sư phạm Sinh học để đánh giá hiệu quả rèn luyện kỹ năng bằng dạy học vi mô” góp phần nâng cao kỹ năng dạy học của sinh viên nói chung

và sinh viên sư phạm Sinh học nói riêng

Trang 11

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu là xác định thang đo để đo lường sự phát triển một

số kỹ năng dạy học của sinh viên sư phạm khoa Sinh học bằng dạy học vi mô nhằmnâng cao kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm Sinh học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Sự phát triển các kỹ năng dạy học của sinh viên

sư phạm Sinh học thông qua dạy học vi mô

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Thang đo kỹ năng dạy học Sinh học

4 Giả thuyết khoa học

Có thể xác định thang đo để nghiên cứu sự phát triển các kỹ năng dạy họcthông qua việc phân tích các video góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên

sư phạm Sinh học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước và trền thế giới về kỹ năng dạy học,các dạng thang đo kỹ năng dạy học, phương pháp dạy học vi mô và những kỹ năng

5.2 Điều tra thực trạng dạy học của các sinh viên trong quá trình đi thực tập đểnhấn mạnh tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng dạy học khi còn ngồi trên giảngđường

5.3 Xác định các kỹ năng dạy học cần đo của sinh viên sư phạm Sinh học.5.4 Xây dựng quy trình xác định thang đo kỹ năng dạy học của sinh viên Sưphạm Sinh học bằng dạy học vi mô

5.5 Xác định thang đo kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm Sinh họcbằng dạy học vi mô

5.6 Thực nghiệm sư phạm: đưa ra quy trình để đo kỹ năng dạy học cho sinhviên sư phạm Sinh học và tiến hành đo để kiểm tra hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạyhọc của sinh viên sư phạm Sinh học bằng dạy học vi mô

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Việc phân tích khái niệm kỹ năng dạy học, dạy học vi mô là cơ sở địnhhướng để chúng tôi xác định thang đo kỹ năng dạy học cho sinh viên, nhưng đó lànhững vấn đề rộng Vì vậy để nghiên cứu đạt kết quả, chúng tôi xác định giới hạnnghiên cứu của mình là:

Trang 12

- Nghiên cứu khái niệm kỹ năng dạy học, các dạng thang đo kỹ năng dạyhọc, dạy học vi mô, các bước trong dạy học vi mô.

- Xây dựng thang đo kỹ năng dạy học của sinh viên sư phạm Sinh học năm 4 vớicác kỹ năng cụ thể: kỹ năng viết bảng, kỹ năng sử dụng câu hỏi, kỹ năng thuyết trình

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp

Để hiểu được các mặt, các khía cạnh của đề tài, chúng tôi tiến hành phân tíchcác tài liệu thu thập được theo các tiêu chí để có cách nhìn rõ ràng hơn về nội dung,cấu trúc của vấn đề cần nghiên cứu Trông qua các tài liệu, chúng tôi đã tìm hiểu sựphát triển của phương pháp DHVM theo thời gian để tìm ra những ưu điểm cũngnhư nhược điểm; khả năng áp dụng phương pháp này vào điều kiện của Việt Nam.Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành phân tích tài liệu để xác định những kỹ năng dạyhọc cần rèn luyện cho sinh viên sư phạm Sinh học Tổng hợp các vấn đề nghiên cứuđược từ các nguồn tài liệu, các phương tiện chúng tôi đã nhìn nhận vấn đề ở khíacạnh khái quát nhất Dựa trên phương pháp và phân tích tổng hợp đó, chúng tôi đua

ra được những luận cứ khoa học đảm bảo logic hoàn chỉnh cho việc phục vụ nghiêncứu đè tài

7.2 Phương pháp quan sát khoa học

Trong suốt thời gian nghiên cứu thực nghiệm khoa học, tôi tiến hành quansát trực tiếp và quan sát lại thông qua video quay lại được Thông qua quan sát, tôi

có thể thấy những ưu điểm và hạn chế trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy hoccủa sinh viên Từ đó, tôi phân tích được những bằng chứng thu được để có nhữngkết luận khách quan

7.3 Phương pháp chuyên gia

Trao đổi, lấy ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực PPDH Sinh học 12 Traođổi lấy ý kiến với Gv tham gia trực tiếp giảng dạy học phần này cho SV về nộidung, cách thức tổ chức, đánh giá các kỹ năng dạy học cho sinh viên

Trang 13

7.3 Phương pháp thực nghiệm khoa học

Trong luận văn này, tôi tiến hành thực nghiệm khoa học trên nhóm sinh viênnăm thứ 4 (2 lớp - K63 – ĐHSP Hà Nội) - của khoa Sinh học Nhóm thực nghiệmđược chọn ngẫu nhiên trong cả lớp chính quy tập trung Trong quá trình rèn luyện,chúng tôi đã sử dụng phương pháp dạy học vi mô theo quy trình đã được nghiêncứu

Trên cơ sở kết quả thực nghiệm sư phạm thu được chúng tôi sử dụng cáccông cụ thống kê mô tả và suy luận với sự hỗ trợ của phâng mềm SPSS để xử lý cácchỉ tiêu định tính và định lượng Qua đó, phân tích kết quả thực nghiệm từ đó rút rađược những kết luận khoa học có độ tin cậy cao

8 Đóng góp mới của luận văn

- Làm sáng tỏ luận điểm cơ sở lý luận và thực tiễn của rèn luyện kỹ năng dạyhọc cho sinh viên sư phạm khoa Sinh học

- Hiệu quả của của sử dụng phương pháp dạy học vi mô – bằng phân tíchvideo trong tự rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên sư phạm Sinh học

- Xây dựng được thang đo một số kỹ năng dạy học Sinh học của sinh viên sưphạm để đánh giá quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên sư phạm Sinhhọc

- Chứng minh được hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng dạy học Sinh họcthông qua phương pháp dạy học vi mô

9 Cấu trúc của luận văn

- Mở đầu

- Chương 1: Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài

- Chương 2: Xác định thang đo kĩ năng dạy học của sinh viên sư phạm SH

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng dạy học và dạy học vi mô

1.1.1 Các nghiên cứu về kỹ năng dạy học

Có rất nhiều định nghĩa về kỹ năng, có thể bắt nguồn từ góc độ chuyên mônhoặc quan niệm cá nhân của từng người Tuy nhiên nhiều người đều đồng ý rằngrằng kỹ năng là khả năng của con người thực hiện công việc có kết quả trong mộtthời gian thích hợp, trong những điều kiện nhất định dựa vào sự lựa chọn cácphương pháp và cách thức hoạt động đúng đắn

Kỹ năng có các đặc điểm sau:

- Là tổ hợp của hàng loạt yếu tố cấu thành: tri thức, kỹ xảo, kinh nghiệm, khảnăng chú ý, khả năng tư duy, tưởng tượng của con người

- Kỹ năng bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể

- Kỹ năng của con người luôn biểu hiện cụ thể ở mục đích hoạt động, nộidung và phương thức hoạt động

- Kỹ năng được hình thành trong quá trình sống, quá trình hoạt động của conngười và vì vậy phải xuất phát từ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có

Kỹ năng dạy học trên thế giới

Vai trò và nhiệm vụ hình thành kĩ năng sư phạm được xác định ở “Hội thảo

về cách tân việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các nước châu A và Thái BìnhDương” do APEID thuộc UNESCO tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc Các báo cáo của

Trang 15

hội thảo đã xác định tầm quan trọng của việc hình thành tri thức và hình thành các

kỹ năng sư phạm cho sinh viên Các nhà khoa học khẳng định: Tri thức nghề nghiệp

là cơ sở của nghệ thuật sư phạm nhưng chỉ thể hiện trong hệ thống các kỹ năng sưphạm

Kỹ năng dạy học là vấn đề then chốt, rất được chú trọng từ khi có trườnghọc Đó là vấn đề xưa và nay đều được đặt lên vị trí quan trọng Trong đó, phải kểđến những người đặt nền móng cho những kỹ năng dạy học Năm 1961, N V Cu-

do-min-na trong công trình nghiên cứu “Hình thành các năng lực sư phạm”, tác giả

đã xác định năng lực sư phạm cần có của người giáo viên, mối quan hệ giữa nănglực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ, giữa năng khiếu sư phạm và việc bồi dưỡngnăng khiếu sư phạm thành năng lực sư phạm [9] Đầu những năm 60, vấn đề rènluyện nghiệp vụ sư phạm mới trở thành hệ thống lí luận với công trình nghiên cứu

của O A Ap-đu-li-na “Bàn về kỹ năng sư phạm” Trong công trình này tác giả nêu

rõ từng loại kỹ năng sư phạm của người giáo viên và phân tích rõ ràng, tỉ mỉ những

kỹ năng chung và kỹ năng chuyên biệt trong hoạt động giảng dạy và giáo dục [4]

Đặc biệt, trong côn trình của X I Ki-xê-gôp: “Hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sư phạm trong điều kiện giáo dục đại học”, tác giả đã nêu ra hơn 100 kỹ năng nghiệp

vụ sư phạm, trong đó, tập trung vào 50 kỹ năng cần thiết, được phân chia theo từngthời kì thực hành, thực tập sư phạm cụ thể Công trình Công trình này đồng thờinghiên cứu sự hình thành kỹ năng sư phạm và chia quá trình này thành năm giaiđoạn Việc phân chia quá trình hình thành kỹ năng năm giai đoạn chỉ có tính chấtđịnh hướng sự hình thành một kỹ năng cụ thể có thể không nhất thiết phải trải quatất cả các giai đoạn trên [21]

Trong cuốn “Những kỹ năng dạy học cần thiết” năm 1998 của Chris

Kyriacou trình bày những vấn đề về kỹ năng cơ bản để mỗi giáo viên lên lớp thành

công [43] Ngoài ra, còn cuốn “Thực hành dạy học (2006) của A Duminy và cộng

sự [45]; Cuốn “Sổ tay quản lý lớp học (Nghiên cứu thực tiễn và những vấn đề hiện đại) (2006) của C M Evertson, C S Weistein Các kỹ năng mà các tác giả đề cập

đến bao gồm việc lên kế hoạch dạy học, soạn bài, trình bày bài giảng, phong các

Trang 16

dạy để thích ứng với khả năng của các đối tượng học sinh, quản lý lớp học,… [46].Tùy vào quan điểm, có nhiều cách phân loại KNDH, trên quan điểm của dạy học vi

mô, có một số cách phân loại KNDH của một số tác giả

cơ bản, có hệ thống về vấn đề luyện tập các kỹ năng giảng dạy cho sinh viên khoaTâm lý –Giáo dục nói riêng và có thể áp dụng cho sinh viên các khoa khác [2] Năm

2001, trong cuốn “Hình thành kỹ năng dạy học cho sinh viên khoa Sinh” của tác giả

Dương Tiến Sỹ đã trình bày quá trình cũng như các bước hình thành kỹ năng dạyhọc, đặc biệt kỹ năng dạy học cho sinh viên khoa sinh học [31]

Năm 2001, tác giả Phạm Viết Vượng đề cập đến KHDH trong công trình

“Hình thành kỹ năng giảng dạy và giáo dục cho sinh viên Đại học sư phạm thông qua thâm nhập thực tế trường phổ thông” Tác giả trình bày khái niệm về kỹ năng,

KN sư phạm, phân loại KN sư phạm, tác giả cũng đã nghiên cứu về rèn luyện KN

sư phạm thông qua thâm nhập thực tế [40] Tác giả Trần Thị Thanh Thủy (2013)cũng đã xây dựng quy trình rèn luyện cho sinh viên sư phạm Địa lý trong công trình

“Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm Địa lý bằng phương pháp dạy học vi mô”[36] Rèn luyện KN sử dụng câu hỏi cho sinh viên sư phạm Hóa được tìm thấy trong công trình “Sử dụng DHVM để rèn luyện KN sử dụng câu hỏi cho sinh viên sư phạm Hóa” của tác giả Nguyễn Mâu Đức và Trần Trung Ninh (2015)

[28] Cũng năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Nhân cũng đề cập đến KNDH trong tác

phẩm “Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm” [26] Trong công trình này, tác giả cũng đã đề cập

Trang 17

đến các vấn đề khái niệm KN, KNDH cơ bản, tiêu chí đánh giá KNDH và biện pháprèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên Đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạttrong thực tập sư phạm.

Về rèn luyện KNDH cho sinh viên sư phạm Sinh học được tác giả Phạm Đức

Duy đề cập trong Luận án tiến sĩ “Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng Sinh học” [12] Tác giả Trương Thị Thanh Mai trình bày rất

rõ trong Luận án tiến sĩ (2014) “Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học bằng dạy học vi mô” Trong đó, tác giả trình bày về quy trình rèn

luyện và tiêu chí đánh giá KNDH môn Sinh học [22]

1.1.2 Nghiên cứu về dạy học vi mô

Trên thế giới

PPDHVM ra đời vào năm 1963 tại trường Đại học Stanford (Hoa Kì).Phương pháp dạy học này lần đầu tiên được áp dụng cho một khóa đào tạo mộtnhóm giáo sinh vào dịp hè Và phương pháp này ngày càng khẳng định được vai tròtrong đào tạo giáo viên ở nhiều quốc gia trên thế giới Và công trình đầu tiên do

chính nhóm giáo sư tại Trường Đại học Stanford thực hiện trong công trình “Mô tả

về phương pháp dạy học vi mô” (1967) của D W Allen [41] Công trình này là kết

quả nghiên cứu trong 3 năm 1965, 1966, 1967 Công trình nghiên cứu tập trung vàocác vấn đề: Lập kế hoạch cho bài học vi mô (BHVM), khả năng rèn luyện KNDHbằng phương pháp DHVM, việc tận dụng kinh nghiệm của những người quan sátcho BHVM, cấu trúc của một khóa rèn luyện KNDH bằng phương pháp DHVM.Đây là những nghiên cứu mở đầu có ý nghĩa cơ sở cho việc triển khai áp dụngphương pháp DHVM trong đào tạo giáo viên tại Hoa Kì nói riêng và trên thế giớinói chung

Kỹ thuật DHVM này lúc đầu được áp dụng cho việc đào tạo ban đầu, sau đó

đã nhanh chóng mở rộng cho việc đào tạo thường xuyên (Aubertine, 1967; Borg,1968) Sau cuộc điều tra Blaine Ward (1970) cho thấy có 176 trung tâm đào tạo ởHoa Kỳ đã sử dụng phương pháp DHVM cho đào tạo ban đầu; 54 trung tâm trong

số đó áp dụng cho đào tạo thường xuyên Phương pháp DHVM đã dần phát triển ở

Trang 18

Canada, Québec, rồi châu Âu như: Anh, Na Uy, Thụy Điển, Hà Lan, Tây Đức cũngnhư ở Úc Năm 1972, tại Trường Đại học Tübingen ở Đức đã có hội thảo quốc tế vềnhững khả năng sử dụng phương pháp DHVM với sự góp mặt của 40 đại biểu của

12 nước trên thế giới

Tiếp theo là những nghiên cứu về phương pháp DHVM vào đầu thập kỷ 70tập trung vào một số vấn đề của phương pháp này và ảnh hưởng của phương phápnày đến quá trình đào tạo giáo viên Các nghiên cứu này cho thấy ý nghĩa củanhững nhân tố quan trọng trong phương pháp dạy học vi mô như: các phản hồi, cácđoạn băng ghi hình tác động vào quá trình đào tạo giáo viên… Có thể kể đến các đề

tài nghiên cứu tiêu biểu: Năm 1970, J E Shively và cộng sự nghiên cứu “Tác động của phương thức phản hồi trong dạy học vi mô”; năm 1971, J C Cotrell, R C Doty Đánh giá phương pháp dạy học vi mô và việc ghi hình trong việc đào tạo giáo viên dạy nghề và giá viên kỹ thuật Pha IV: Ứng dụng của phương pháp dạy học vi

mô và ghi hình [44]; D W Johnson, B S Prancrazio cũng vào năm 1971, Hiệu quả của ba môi trường dạy học vi mô trong đào tạo giáo sinh bậc đại học Các công

trình trên đều chỉ ra rằng áp dụng phương pháp DHVM mang ý nghĩa thực tiễn và líluận cao

Những năm gần đây, cũng có những nghiên cứu tập trung vào các vấn đề cơbản của phương pháp DHVM ở những quốc gia thuộc châu Á như: M R Malone,

B M Strawitz (1985), Tác động tương đối của phương pháp dạy học vi mô và trải nghiệm thực tế lên giáo sinh [48]; A T Karckay và S Sanli (2003) Tác động của ứng dụng dạy học vi mô lên chuyên môn của giáo sinh [50] ; A E Al-Methan (2003) Những giá trị của dạy học vi mô theo cảm nhận của giáo sinh trường Co-oet [42] Các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra những tác động tích cực trong quá trình đào

tạo giáo viên dựa trên đánh giá của người học

Ở nước ta

Các công trình nghiên cứu liên quan đến kỹ năng dạy học tương đối phongphú Năm 1975, tác giả Lê Văn Hồng là người đầu tiên đề cập đến kỹ năng dạyhọc với công trình “Một số vấn đề năng lực sư phạm của người giáo viên xã hội

Trang 19

chủ nghĩa” Năm 1993, Nguyễn Như An trong luận án “Hệ thống kỹ năng giảngdạy trên lớp về môn Giáo dục học và quy trình rèn luyện các kỹ năng đó cho sinhviên khoa Tâm lý giáo dục” đã xem xét kỹ năng giảng dạy và con đường rènluyện kỹ năng đó cho sinh viên [2].

Phương pháp dạy học vi mô được nước ta chú ý đến trong một vài năm

trở lại đây Trong đó phải kể đến cuốn “Phương pháp dạy học vi mô và đào tạo giáo viên” M Altet, J D Britten, Đại học sư phạm Dakar, được dịch từ tiếng

Pháp sang Tiếng Việt, in năm 1999, trong khuôn khổ Dự án Việt Bỉ - Hỗ trợhọc từ xa [1] Có thể nói đây là cuốn sách đề cập đến phương pháp DHVM chitiết nhât Nội dung của cuốn sách trình bày về nguồn gốc, các giai đoạn của quátrình tiến hành phương pháp, các cơ sở lý thuyết, những đóng góp cho việc đàotạo giáo viên, các khái niệm và phân loại về năng lực và mô tả hai năng lực:năng lực quan sát và đánh giá… Tuy nhiên, trong cuốn sách đề cập đến nhữngvấn đề chung nhất chứ không đi sâu vào ứng dụng trong từng môn học đặc biệt

là dạy môn Sinh học Năm 2002, Đặng Thành Hưng có viết về các kỹ thuật dạyhọc vi mô trong cuốn “Dạy học hiện đại” [19] Trong đó, tác giả trình bày kỹthuật sử dụng phương tiện dạy học, lĩnh hội học tập, kỹ năng dạy học hiệu quảcủa giáo viên…

Một số trường cao đẳng, đại học Việt Nam đã sử dụng phương pháp này.Dạy học vi mô được Tiến Sĩ Trần Thị Thanh Thủy – Giảng viên ĐHSPHN nghiên

cứu trong công trình luận án tiến sĩ “Rèn luyện kỹ năng dạy học bằng phương pháp dạy học vi mô cho sinh viên sư phạm Địa lý”, năm 2013 [36] Thiều Huy Thuật

(2010), Sử dụng phương pháp dạy học vi mô để nâng cao năng lực giáo viên, Tạpchí giáo dục số 242, tr 23 – 25 [33] Trần Thị Hòa (2010), “Vận dụng dạy học vi

mô trong dạy học giáo dục học nhằm rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên trườngcao đẳng nghề sư phạm Quảng Ninh” [14] Về môn Sinh học có công trình “Rènluyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học ngành sư phạm Sinh học bằng dạy học

vi mô” được Trương Thị Thanh Mai đề cập khá chi tiết cụ thể về xây dựng nguyêntắc và quy trình vận dụng DHVM để rèn luyện một số KNDH cho sinh viên Ngành

Trang 20

Sinh học, xây dựng hệ thống thao tác thực hiện một số KNDH trong phạm vinghiên cứu một cách cụ thể; xây dựng tiêu chí và rubic hướng dẫn đánh giá mức độđạt được về KNDH Song chưa có tác giả nào nghiên cứu xác định thang đo cụ thểđánh giá hiệu quả rèn luyện các kỹ năng cơ bản của sinh viên sư phạm Sinh họcbằng phương pháp dạy học vi mô cụ thể là thông qua phương pháp phân tích video.Trong khi đó, môn Sinh học là môn thực nghiệm dạy học sinh trực quan và có sốliệu, bài tập đòi hỏi người giáo viên phải có những kỹ năng nhất định và thành thạo.

Năm 2006, trong đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục vàđánh giá chất lượng giáo dục” thuộc chương trình Nghiên cứu khoa học công nghệcấp bộ của tác giả Nguyễn Hữu Huân đề cập đến phương pháp áp dụng Chuẩn nghềnghiệp để đánh giá giáo viên [17] Tác giả đưa ra các tiêu chí đánh giá GV trong đó

có tiêu chí đánh giá kỹ năng sư phạm

Tóm lại, các tài liệu trong nước và nước ngoài mà chúng tôi tiếp cận được cóliên quan đến ba mảng nội dung của đề tài: kỹ năng dạy học, phương pháp DHVM,các vấn đền liên quan đến rèn luyện các kỹ năng đó cho sinh viên Phương phápDHVM được đề cập đến trong phạm vi ứng dụng để rèn luyện các kỹ năng đơn lẻ,chưa có nhiều ứng dụng để phối kết hợp các kỹ năng Còn các kỹ năng dạy họcđược đề cập đến tập trung vào việc rèn luyện các kỹ năng chung, tạo nền tảng lýthuyết cơ bản cho xây dựng quy trình rèn luyện các kỹ năng dạy học cho sinh viên

sư phạm

1.2 Kỹ năng dạy học

Có rất nhiều định nghĩa về kỹ năng, có thể bắt nguồn từ góc độ chuyên mônhoặc quan niệm cá nhân của từng người Tuy nhiên nhiều người đều đồng ý rằngrằng kỹ năng là khả năng của con người thực hiện công việc có kết quả trong mộtthời gian thích hợp, trong những điều kiện nhất định dựa vào sự lựa chọn cácphương pháp và cách thức hoạt động đúng đắn

Kỹ năng có các đặc điểm sau:

- Là tổ hợp của hàng loạt yếu tố cấu thành: tri thức, kỹ xảo, kinh nghiệm, khảnăng chú ý, khả năng tư duy, tưởng tượng của con người

Trang 21

- Kỹ năng bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể

- Kỹ năng của con người luôn biểu hiện cụ thể ở mục đích hoạt động, nộidung và phương thức hoạt động

- Kỹ năng được hình thành trong quá trình sống, quá trình hoạt động của conngười và vì vậy phải xuất phát từ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có

1.2.1 Khái niệm kỹ năng dạy học

Học viện dào tạo GV châu Á định nghĩa: “KNDH là những hoạt động đặc biệt của GV có ảnh hưởng tới mnhững thay đổi tích cực trong thái độ của HS” Theo Brown (1975): “KNDH là một tập hợp liên quan đến các hoạt động dạy học hay cách ứng xử được GV thực hiện nhằm mục đích làm cho HS dễ dàng hơn trong quá trình học tập”.

Tác giả Nguyễn Như An [2, tr 21] đã định nghĩa “Kỹ năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các hoạt động thao tác phức tạp của một hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức, những quy trình đúng đắn” Tác giả có phân biệt sự khác nhau với kỹ năng giảng dạy [tr 22] “thực chất là kỹ năng phức hợp có tính chất thứ sinh của người thầy nhằm vận dụng tri thức tâm lý học, giáo dục học để vuc trang tri thức khoa học, phát triển trí tuệ và hình thành thế giới quan, hành vi đạo đức cho học sinh theo những cách thức và quy trình đúng đắn”.

Trang 22

Thiều Huy Thuật đã chỉ ra rằng: “Năng lực sư phạm của GV là một trong những yếu tố quan trọng làm cho quá trình dạy học phong phú, đa dạng và đem lại hiệu quả cao trong dạy học Chính vì vậy mà các kỹ năng sư phạm của GV phải thường xuyên được củng cố và hoàn thiện để làm sao cho quá trình DH trở nên linh hoạt, sáng tạo và đạt kết quả cao nhất” [33] Như vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ

dạy học, người giáo viên cần có những kỹ năng dạy học (KNDH) cần thiết Để cóđược những KNDH ấy thì những GV tương lai cần phải trải qua quá trình đào tạo

để hình thành kỹ năng dạy học đến tích lũy hệ thống tri thức và rèn luyện kỹ năngtrong các hoàn cảnh khác nhau Tác giả Trần Thị Thanh Thủy [36] đã đưa ra nhữngkết luận về các đặc điểm chung của KNDH như sau:

- KNDH là tổ hợp các hành động giảng dạy đã được người dạy nắm vững.

Nó biểu hiện mặt kỹ thuật của hành động giảng dạy và mặt năng lực giảng dạy của mỗi người dạy Có KNDH nghĩa là có năng lực giảng dạy ở một mức độ nào đó.

- KNDH có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập Đó là yếu tố mang tính mục đích – luôn hướng tới giảng dyạ và học tập.

- KNDH là một hệ thống mở, mang tính phức tạp nhiều tầng bậc và mang tính phát triển.

- KNDH cơ bản có liên hệ mật thiết với chất lượng và kết quả dạy học

Trong lí luận và thực tiễn KNDH được xem xét dưới 2 góc độ là tiếp cận cấutrúc hoạt động và cấu trúc quá trình dạy học Theo góc độ tiếp cận cấu trúc hoạtđộng, người ta nghiên cứu những kỹ năng, kỹ xảo, thủ thuật, thao tác trí tuệ, hoạtđộng tư duy trong dạy học Theo góc độ thứ hai là cấu trúc quá trình dạy học, cácnhà khoa học xem xét các kỹ năng, kỹ xảo dạy học bên ngoài tức là cách thức tiếnhành công tác dạy học

1.2.2 Các nhóm kỹ năng dạy học

Tác giả Allen và Ryans (1969) ở trường ĐH Standford (Hoa Kì) đã đưa ra hệthống phân loại 14 KNDH: mở bài, kích thích sự thay đổi, thuyết trình, im lặngvàhành động phi ngôn ngữ, kích thích sự tham gia của HS, sự công nhận, sự giao tiếp,đưa ra câu hỏi, nhận xét câu hỏi, đưa ra các câu hỏi khó, đưa ra các ví dụ minh họa ,lập kế hoạch, tổng kết bài [1]

Trang 23

Tác giả Passi và một số tác giả khác (1976) cũng đưa ra hệ thống 19 KNDH:xác định mục tiêu bài học, mở bài, sử dụng bảng viết, lựa chọn nội dung, xây dựngcấu trúc nội dung, im lặng và giao tiếp phi ngôn ngữ, công nhận sự tập trung của

HS, khuyến khích sự thay đổi, lựa chọn các PTDH âm thanh, hình ảnh, dễ dàngtrong việc đưa ra ra câu hỏi, khảo sát hiệu quả của các câu hỏi, đưa ra những câuhỏi thăm dò, giải thích, minh họa bằng các ví dụ minh họa, phân chia công việc, đưa

ra các biện pháp sửa lỗi và đánh giá, tổng kết bài

Tác giả Nguyễn Như An [2, tr 43-78] đã tổng kết, hệ thống các kỹ năng dạyhọc trên lớp về môn Giáo dục học

Bảng 1.1 Hệ thống các kỹ năng dạy học trên lớp môn Giáo dục học

1 Nhóm kỹ năng

chuẩn bị lên lớp

- Phân tích chương trình, giáo trình,, bài giảng

- Nắm trình độ, thái độ của giáo sinh

- Thiết kế bài soạn: phân tích yêu cầu; dự kiến nộidung bài giảng; dự kiến phương pháp, phương tiện dạyhọc; phân phối thời gian, các bước lên lớp; trình bàygiáo án theo mẫu hợp lý

2 Nhóm kỹ năng

giảng dạy trên lớp

- Ổn định lớp

- Vào bài, nêu chủ đề

- Trình bày nội dung trên cơ sở vận dụng phương pháp,phương tiện dạy học

- Củng cố bài giảng

- Ra câu hỏi, ra bài tập về nhà

- Kiểm tra đánh giá kiến thức giáo sinh trên lớp

- Hướng dẫn kiểm tra đánh giá kết quả HTTCDH khác

4 Nhóm kỹ năng - Chuẩn bị cho giáo sinh thi, kiểm tra

Trang 24

kiểm tra đánh giá

kết quả dạy học

- Kỹ năng ra đề thi

- Kỹ năng lập bảng chuẩn cho điểm

- Tổ chức thi kiểm tra, viết

- Tổ chức thi kiểm tra, vẫn đáp và kỹ năng

- Kỹ năng đánh giá, nhận xét bài khi chấm bài

- Kỹ năng trả bài trên lớpNgười giáo viên trong tâm thế hội nhập không chỉ có chuyên môn tri thứcsâu rộng mà còn cần phải có những kỹ năng nghề mới Theo PGS TS Biền VănMinh trong bài viết “Đào tạo nghiệp vụ sư phạm” trên Web của trường Đại học sưphạm Huế ngày 07/12/2009 đã đề cập đến kỹ năng sư phạm mà người giáo viêntrong xu thế hội nhập cần phải có trong đó có những kỹ năng sau:

Thứ nhất, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu Theo đó, kỹ năng này không có sẵn

mà nó được hình thành và bồi dưỡng trong suốt quá trình học tập và rèn luyện theocác bước sau: Mâu thuẫn nhận thức (phát hiện và nêu vấn đề)  suy nghĩ đếnhướng giải quyết để tự chiếm lĩnh tri thức mới  tìm nguồn tài liệu cuối cùngtrao đổi với người cùng chuyên môn để hiểu rõ, thông tri thức mới thu nhận

Thứ hai, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin Bao gồm các kỹ năng về sử

dụng máy tính, xây dựng các giáo án, bài giảng điện tử, xây dựng các đoạn film,video về thí nghiệm, sử dụng một số phần mềm thiết kế bài giảng như Flash đểxem các đoạn phim, ChemSketch để vẽ dụng cụ làm thí nghiệm, Photoshop để xử lýánh

Thứ ba, kỹ năng hợp tác trong dạy học Hợp tác hay là hoạt động nhóm đã

trở thành cách làm việc đặc trưng của thời đại Quy trình dạy học theo phương pháplàm việc nhóm gồm 4 bước: Giao nhiệm vụ, làm việc nhóm, trình bày và đánh giákết quả, thảo luận và tổng kết Trên thế giới đang đòi hỏi sự liên kết trên toàn cầutrong nhiều lĩnh vực liên quan đến Sinh học như bién đổi khí hậu, bảo vệ môitrường, phát triển bền vững…

Trong cuốn “Lý luận phương pháp và kỹ năng dạy học” đã chỉ ra những đặcđiểm của kỹ năng dạy học Tác giả Đặng Thành Hưng đã xác định 4 nhóm kỹ năng

Trang 25

dạy học cơ bản dựa vào nhiệm vụ đặc thù, song các kỹ năng khác nhau cũng chỉđược phân biệt tương đối với nhau.1

1 Những kỹ năng nghiên cứu người học và việc học: Kỹ năng quan sát người

học và hành vi học tập; kỹ năng đo lường những đặc điểm tâm sinh lý của ngườihọc; kỹ năng điều tra bằng các kỹ thuật thông thường; kỹ năng tiến hành thực hiệnkhoa học; kỹ năng thu thập và phân tích dữ liệu học tập

2 Những kỹ năng lãnh đạo và quản lý người học, việc học: Kỹ năng thuyết

phục và hợp tác với người học; kỹ năng phát biểu và giải thích ý tưởng cho ngườihọc; kỹ năng khuyến khích, động viên cho người học; kỹ năng tổ chức lớp và nhómhọc tập; kỹ năng quản lý thời gian và nguồn lực học tập chung

3 Những kỹ năng thiết kế dạy học và hoạt động giáo dục: kỹ năng thiết kế

iaó trình, học liệu, bài học thông thường; kỹ năng thiết kế hoạt động của người học;

kỹ năng thiết kế hoạt động của người học; kỹ năng thiết kế phương pháp và kỹ thuậtdạy học; kỹ năng thiết kế giáo trình, học liệu và phương tiện e – learning; kỹ năngthiết kế môi trường học tập (hoặc môi trường hoạt động)

4 Những kỹ năng dạy học trực tiếp (tác nghiệp): kỹ năng giao tiếp và ứng xử

trên lớp; kỹ năng hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hành vi học tập; kỹ năng giámsát, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập; kỹ năng sử dụng các phươngtiện và công nghệ dạy học; kỹ năng thực hiện các biện pháp và kỹ thuật cụ thể

Các KNDH trên đều là những kỹ năng chung cho dạy học cho các môn học.Với giáo viên dạy chuyên môn cần xác định các KNDH chung và kỹ năng đặc thùcủa mỗi môn học Với môn Sinh học đặc thù là môn học nghiên cứu về sự sống vàthực nghiệm thì KNDH cần phải có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành, kỹnăng dạy học qua hình ảnh, kỹ năng thực hành…… Các kỹ năng có thể được gộpthành các nhóm kỹ năng chung để việc rèn luyện không mất thời gian và cũngkhông bị phân chia quá nhỏ

1 Đặng Thành Hưng (2010), Lý luận phương pháp và kỹ năng dạy học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Trang 26

1.2.3 Thang đo kỹ năng dạy học

Việc phân chia các cấp độ kỹ năng là cơ sở để xác định thang đo kỹ năng củasinh viên sư phạm Trên thế giới, có nhiều cách chia các cấp độ khác nhau để đomức độ đạt được về kỹ năng dạy học Một số thang đo hay được sử dụng hoặc ápdụng đó là thang đo của Dreyfus, B S Bloom, Stronge và Dave Cụ thể như sau:

Thang đo kỹ năng của Dreyfus [8].

Dreyfus cho rằng, kĩ năng sẽ trải qua 5 mức độ trưởng thành bao gồm:

1 Ban đầu (Novice): Tuân thủ một cách cứng nhắc những quy định và kế

hoạch đã được dạy, không có kế hoạch khi hoàn cảnh thay đổi so với mong đợi

2 Ban đầu ở mức độ cao cấp (Advanced Beginner): Một số điều chỉnh nhỏ

về quy định và kế hoạch có thể được tiến hành trong một vài trường hợp dưới sựgiám sát

3 Có năng lực (Competent): Nhận thức phải hành động về các mục tiêu dài

hạn Các kế hoạch có nhận thức và có chủ đích và việc sử dụng các bước đượcchuẩn hóa Đưa ra những quyết định có lý lẽ về tình huống mới mà không chắcchắn về những quyết định này

4 Thành thạo (Proficient): Nhìn nhận tình huống một cách tổng thể và xác

định mục tiêu các điểm nổi bật theo trực giác Việc đưa ra quyết định không quámất công

5 Chuyên gia (Expert): Không còn phụ thuộc vào các luật, quy định,

khẩu hiệu Thực hiện dựa trên sự hiểu sâu về toàn bộ tình hình Có cách tiếpcận thường được sử dụng trong tình huống mới hoặc khi có vấn đề nảy sinh Cótầm nhìn với những gì có thể

Theo đó, mức thấp nhất thường thấy ở người bắt đầu từ con số không, trướckhi học; mức cuối cùng có thể thấy ở những chuyên gia – những người đạt đến trình

độ thuần thục về kĩ năng tới mức trực giác Mô hình này chỉ ra rằng, để đạt đượcmức độ “Chuyên gia”, chúng ta cần phải tích cực luyện tập, tích lũy kinh nghiệm vàkhông ngừng tiếp nhận và tiêu hóa các tri thức mới Khác với “Phân loại Bloom” làmột phương pháp khoa học, mô hình Dreyfus không quan tâm tới yếu tố “khoa học”

mà tập trung vào “thực nghiệm” – tức là những quan sát thực tiễn để rút ra các điều

Trang 27

bổ ích Có thể Mô hình Dreyfus không mang lại nhiều giá trị học thuật, nhưng nó lạimang nhiều ý nghĩa thực tiễn và dễ áp dụng theo lối “tư duy thông thường”(common sense).

Người thuộc ‘trình độ’ thứ hai là nhiều nhất, từ nấc thứ ba trở đi, ít hơn; vàđặc biệt ít ở nấc cuối cùng Mỗi người chúng ta có một hỗn hợp cực kì phức tạp các

kĩ năng và trí tuệ Nếu tách nhỏ chúng ra thì chúng ta sẽ ở cả năm mức độ từ khôngbiết gì tới chuyên gia Chúng ta là “Expert” với khả năng đi lại (trừ những ngườikhông may mắn”, có thể là “Proficient” với khả năng ngôn ngữ (tiếng Việt), có thể

là “Novice” với khả năng “phân tâm học” Một điều đáng chú ý là, càng ở ‘trình’thấp, người ta càng có ảo tưởng về cái biết của mình, nên càng dễ mắc phải sai lầm.Cho nên một trong các giá trị quan trọng của mô hình Dreyfus là nó đưa ra được gợi

ý để thực hiện lời dạy chí phải của cụ Khổng Tử: “hãy biết mình không biết cái gì”

Thang đo kỹ năng của B S Bloom như sau:

Trong tài liệu “Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viêntrong điều kiện của nền giáo dục đại học”, X I Kixengoph: Quá trình hình thành kĩnăng, kĩ xảo cho sinh viên gồm 5 giai đoạn [21] Tương ứng với 5 giai đoạn là 5mức độ phát triển kĩ năng từ thấp đến cao, đó là các mức độ nhận thức, tái hiện,quan sát, bắt chước và hành động học tập Trong dạy học có thể sử dụng cách phânchia kỹ năng thành 5 cấp độ của B S Bloom như sau:

1 Bắt chước: Được hướng dẫn trực tiếp và lặp lại hành động đó.

2 Làm được: Thao tác – thực hiện đúng trình tự đã được hướng dẫn trước

đó

3 Chính xác hóa: Hành động hợp lý, loại bỏ các thao tác dư thừa

4 Biến hóa: Phân chia hoạt động thành các yếu tố hợp lý, đúng trình tự

5 Tự động – Kỹ xảo: Chuyển tiếp linh hoạt các động tác, hành động, giảm

thiểu sự tham gia của ý thức

Thang đánh giá mức độ độ đạt được về kỹ năng của Dave [8]

1 Bắt chước: Thực hiện thao tác theo khuôn mẫu một cách máy móc

2 Thao tác: Thực hiện thao tác bằng cách làm theo hướng dẫn của Gv.

Trang 28

3 Làm chuẩn xác: Thực hiện thao tác thành thạo, chính xác hơn mà không

cần hướng dẫn nhưng mắc một vài lỗi nhỏ

4 Liên kết: Có sự phối hợp các thao tác một cách hài hòa thống nhất.

5 Tự nhiên hóa: Thực hiện các thao tác một cách tự nhiên mà không cần suy

nghĩ nhiều về nó

Thang đánh giá mức độ độ đạt được về kỹ năng của Stronge [30]

1 Không có biểu hiện: Không có biểu hiện nào về phẩm chất.

2 Kém hiệu quả: Cần học hỏi thêm nhiều về phẩm chất.

3 Chưa chuyên nghiệp: Chỉ thể hiện được phẩm chất ở mức cần thiết để lớp

học có thể hoạt động, có thể thiếu linh hoạt với từng hoàn cảnh khác nhau nhưngvẫn đạt hiệu quả

4 Chuyên nghiệp: Thể hiện được phẩm chất mọi lúc có thể

5 Sự thuần thục: Thể hiện được phẩm chất như một chuyên gia trong lĩnh

vực giảng dạy, không chỉ biết về phẩm chất này mà còn thể hiện sự hiểu biết đó

Theo tác giả Trần Quốc Thành, các mức độ kĩ năng tương ứng với các giaiđoạn hình thành kĩ năng, đó là mức độ: Nhận thức, quan sát, bắt chước và hànhđộng độc lập [32] Theo đó:

+ Mức độ 1: Có tri thức về kĩ năng

+ Mức độ 2: Có kĩ năng ở mức độ chưa thuần thục

+ Mức độ 3: Có kĩ năng ở mức độ thuần thục

+ Mức độ 4: Có kĩ năng ở mức độ cao, linh hoạt, sáng tạo

Việc phân chia kĩ năng theo quan điểm này giúp cho việc nghiên cứu, hìnhthành và đánh giá kĩ năng được diễn ra nhẹ nhàng

Tác giả Nguyễn Như An [2] đã chia các mức độ của rèn luyện kỹ năng dạyhọc môn giáo dục thành 4 mức độ:

- Mức 1: Chưa thực hiện đúng mẫu, còn lúng túng, chưa đảm bảo yêu cầu

- Mức 2: Thực hiện đúng mẫu bài soạn, đảm bảo quy trình bài soạn, quytrình lên lớp Nhưng nội dung chưa vượt khỏi giáo trình, thuộc giáo án, thiếu chủđộng biến hóa

Trang 29

- Mức 3: Độc lập một phần khi soạn và giảng bài

- Mức 4: Chủ động, độc lập và có phần sáng tạo

Từ cách chia mức độ trên, tác giả xếp loại bài soạn và bài giảng của sinh viêncăn cứ vào thang điểm 10 bậc, đánh giá theo các bậc từng loại, điểm đánh giá chấtlượng theo chỉ số kết hợp với đánh giá khái quát về mức độ được rèn luyện Thang

đo của tác giả gồm 4 loại như sau:

- Giỏi: điểm 9 và 10

- Khá: điểm 7 và 8

- Trung bình: điểm 5 và 6

- Yếu – kém: điểm 4 trở xuống

Tiêu chí (criterron) đánh giá kỹ năng

Theo từ điển Hoàng Phê: “Tiêu chí” là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ đểnhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm” Ở Anh, “tiêu chí” là tiêu chuẩn chophép được quyền cấp bằng và quyền được gọi là “trường đại học” (Tài liệu củaViện nghiên cứu Giáo dục – Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, 2008) Theotác giả Đặng Thành Hưng: Tiêu chí chỉ sự vật, đặc điểm, dấ hiệu, tính chất, đạilượng,… được lấy làm căn cứ để suy nghĩ, hành động (xử lý, đánh giá, biến đổi,…)nhằm đặt được kết quả đã định; Những yếu tố dùng làm tiêu chí có tính chất cụ thể,

có phương tiện cụ thể, có lĩnh vực hay phạm vi áp dụng cụ thể, nhưng tính xác địnhcủa nó rất tương đối (kỉ yếu kết quả đề tài nghiên cứu cấp Bộ; Cơ sở khoa học củaviệc chuẩn hóa trong giáo dục phổ thông, mã B2003-49-56, Viện chiến lược vàchương trình giáo dục, Hà Nội năm 2006)

Tiêu chí có các chức năng cơ bản sau: đánh giá, so sánh, xác minh, giải thíchhình thức, thành phần cụ thể, chỉ ra những giới hạn của sự vật và sự tồn tại của sựvật

Căn cứ vào cấu trúc của kĩ năng, tác giả Đặng Thành Hưng đưa ra 5 tiêu chíđánh giá [20]

Tính đầy đủ của nội dung và cấu trúc của kĩ năng

1 Số lượng những thao tác cần thiết tối thiểu

Trang 30

2 Số lượng những thao tác thừa song không ảnh hưởng đến nội dung cầnthiết của kĩ năng.

3 Tính tối giản của việc tổ chức những thao tác này trong hành động

Tính hợp lí về logic của kĩ năng

4 Trình tự sắp xếp việc thực hiện các thao tác có hợp lí tối đa không hoặc cóphù hợp cao với nhiệm vụ cụ thể lúc đó không

5 Tính hợp lí của việc phân chia thời gian và nhịp độ thực hiện từng thao tác

và thực hiện cả hành động

Mức độ thành thạo của kĩ năng

6 Tần số những thao tác hay hành vi sai, hoặc không đúng chuẩn kĩ năng đãđịnh

7 Tỉ lệ lặp lại (thừa) của các thao tác, cử chỉ, hành vi thực hiện đúng

8 Mức độ hoàn thiện của những thao tác đúng mẫu

Mức độ linh hoạt của kĩ năng

9 Tính chất phân kì của tổ chức các thao tác, tức là cùng số lượng thao tácnhưng có thể biến đổi trình tự và nội dung theo nhiều phương án

10 Tính chất thay thế được hay biến đổi của một số thao tác trong kĩ năngkhi chuyển sang hoàn cảnh khác (tính mở)

11 Tính lưu loát (ít vấp váp) của từng thao tác và của cả hành động xét từđầu đến khi kết thúc hành động

Hiệu quả của kỹ năng

12 Số lượng và chất lượng của sản phẩm do kĩ năng mang lại, kèm theo địnhmức về thời gian thực hiện

13 Tỉ số giữa kết quả và chi phí nguồn lực

14 Tác dụng của kĩ năng trong sự phát triển cá nhân

15 Mức độ trùng khớp giữa kết quả đạt được và mục tiêu hành động

Có thể dựa vào 5 tiêu chí chung, bao gồm 15 chỉ số thực hiện để đánh giátrình độ phát triển của kĩ năng dạy học nào đó ở cá nhân theo nhiều góc độ Nội

Trang 31

dung những yêu cầu hay biến số trong các chỉ số sẽ phụ thuộc vào việc chúng tađánh giá kĩ năng nào, trong lĩnh vực hay nhiệm vụ dạy học cụ thể nào.

1.3 Dạy học vi mô

1.3.1 Khái niệm dạy học vi mô

Từ lâu, các nhà sư phạm đã đề cao vai trò, khả năng sư phạm của người thầytrong quá trình dạy học (Mongtégne, J A Comenxky, Jonh Locke, J J Rousseua,Distecvec, Jonh Deway, …) Năng lực sư phạm của người thầy chính là yếu tốquyết định chất lượng, hiệu quả và sự thành công của giờ học Phương pháp DHVM

là một công cụ dạy học của các giáo vên, một sự dẫn dắt lớp học theo hướng tiếnlên dần dần và tinh giản, một phương pháp đào tạo lấy hoạt động của người dạy làmtrung tâm Phương pháp này được khởi xướng tại trường Đại học Stanford ở Hoa

Kỳ năm 1963 bởi các nhà đào tạo: Acheson, Allen, Bush, Clark, Cooper, Fortune,

Ryan Vấn đề đặt ra là cần có “phương pháp cho phép lấp đầy khoảng trống giữa đào tạo lý thuyết và thử thách của lớp học” (Allen và Ryan, 1972) [41] Nhân tố

công nghệ đầu tiên cho phép phát triển chương trình đó là máy ghi hình đầu tiênvào năm 1962 -1963

Định nghĩa của D W Allen “DHVM là một sự thu nhỏ và quy mô học sinh

và thời gian giảng dạy” (1966) Định nghĩa của R N Brush (1968) “Dạy học vi mô

là một kỹ thuật đào tạo GV cho phép GV có thể vận dụng các KNDH trong một bài học được chuẩn bị cẩn thận trong vòng từ 5-10 phút cho một nhóm nhỏ học sinh cùng với việc quan sát lại đoạn băng ghi hình giờ giảng” Sau giờ giảng đó, GV

cùng với những người dự giờ sẽ xem xét lại toàn bộ bài giảng tiến hành phân tích:

GV giảng dạy tự phân tích, tiếp đến là đồng nghiệp hoặc nhà đào tạo đánh giá, góp

ý Sau khi có quá trình đánh giá tập thể, GV đứng lớp xem xét lại việc dạy của mình

và có những thay đổi tích cực Và lần lên lớp này cũng được ghi hình và được phântích và thu thông tin phản hổi như lần 1

Như vậy DHVM là phương pháp đào tạo giáo viên trong đó môi trường rènluyện được đơn giản hóa cả về không gian và thời gian Sự đơn giản hóa này thểhiện ở số lượng HS ít, SV luyện tập bài giảng trong thời gian ngắn trong vòng vàiphút Đáng chú hơn trong PPDH này sự đa dạng các ứng dụng Ngay kỹ thuật của

phương pháp được sáng tạo ra, Allen và Clark (1967) đã nêu rõ “đây là phương

Trang 32

pháp uyển chuyển có nghĩa là có nhiều khả năng sử dụng phong phú và các biến số

có thể điều chỉnh và thay đổi theo các mục tiêu đào tạo”.

1.3.2 Vai trò của dạy học vi mô

Sau khi tiến hành thực hiện bộ câu hỏi đánh giá tại trường Đại học Sư phạmDakar cho khóa năm 1978 đã chỉ ra đóng góp tích cực nhất của DHVM về: sự lĩnhhội các cách ứng xử; sự tự quan sát và tự phê bình; sự thay đổi các cách ứng xử; sựthay đổi các thái độ

Tác giả Ward (1970) đã chỉ ra sự đóng góp của DHVM với các nhà đào tạo

sử dụng phương pháp này đó là: sự chú ý tăng lên với cách ứng xử sư phạm đúng;

vì buộc các nhà đào tạo phải nêu gương nên buộc họ phải cung cấp hình mẫu sưphạm tốt nhất; một cách tiếp cận khách quan hơn, chú trọng tới thực hành nhiều hơn

là lý thuyết; nhấn mạnh sự tham gia của SV nhiều hơn là sự trình bày của giáo viên;

có ý thức rõ ràng hơn về sự giảng dạy của bản thân và đánh giá tốt hơn

Trong cuốn “Phương pháp dạy học vi mô và đào tạo giáo viên” [1] đã tổngkết những vai trò chính của DHVM bao gồm nội dung chính sau:

- Ghi nhận được kết quả thực hiện các thao tác của SV, kiểm tra được nănglực cần rèn luyện một cách khách quan Cho phép SV biết được điều đã lĩnh hộiđược; các nhà đào tạo kiểm lại chiến lược của mình

- Việc tổ chức dạy học được dễ dàng, tập trung; phạm vi mục tiêu của SVđược xác định một cách cụ thể rõ ràng

- DHVM giúp SV ứng dụng luôn lý thuyết được học và thực hành

- Phát triển khả năng của SV trong việc: phân tích tình huống sư phạm, tựđánh giá, tự phê phán, tự sửa chữa Luyện tập quan sát và phân tích hành động giúpcho SV thích nghi với tình huống lớp học thật

- DHVM giúp mỗi SV hay giáo sinh ổn định về mặt tâm lý, đặc biệt là đốivới người bắt đầu, giúp SV khôn cảm thấy bị thất hay nản lòng, họ còn cơ hội đểlàm tốt và dẫn tin tưởng vào bản thân mình hơn

Trang 33

- Tham gia vào phương pháp DHVM, mỗi SV chấp nhận đương đầu với thửthách để thành công Hệ quả sau đó, mỗi SV ấy cũng sẽ không phải là những ngườithiếu năng lực để những lứa học sinh đầu tiên của họ gánh chịu hậu quả.

- Mỗi SV được ở các vị trí khác nhau giáo viên, học sinh, người quan sát,quay phim…Điều này giúp mỗi SV hiểu rõ ở các vị trí khác nhau dẫn đến việc mỗi

SV cố gắng để hoàn thiện vai trò của giáo viên thực thụ

- Có lẽ được chú ý nhất là sự đánh giá thành tích của SV- là một công cụđánh giá hiệu quả và có hệ thống

Như vậy, với mỗi SV, phương pháp DHVM không chỉ phát triển kiến thức,

kỹ năng hành xử mà phát triển cả kiến thức nhận thức để nhận thức, kỹ năng quansát quan trọng Phương pháp DHVM giúp cho các SV có cơ hội được luyện tập thựchành giảng dạy nhiều lần, điều này rất quan trọng với khả năng đứng lớp và giảngbài sau này của SV nhất là với thời gian thực tập sắp tới SV có thể tự tin, làm chủđược bài giảng của mình Rõ ràng đây là phương pháp giúp SV có hành trang tốtnhất để thực tập nói chung và vững tay nghề khi ra trường

1.3.3 Cách tiến hành dạy học vi mô

Trong Luận án tiến sĩ của Trần thị Thanh Thủy có đề cập đến các thành tốcủa PPDHVM:

1 1 SV đóng vai là GV thực hiện bài học vi mô (5-15 phút)

2 Từ 5 – 10 SV đóng vai học sinh

3 Một bài giảng bài học vi mô 5-15 phút

4 Một (hoặc một nhóm các KN) được rèn luyện

5 Giáo viên hưỡng dẫn thực hành (có hoặc không có)

6 Phiếu quan sát BHVM

7 Đoạn phim ghi hình BHVM

8 Nhận xét người quan sát

9 Nhận xét của những người quan sát

Qua nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy các giai đoạn của phươngpháp dạy học vi mô gồm những giai đoạn cơ bản sau:

Trang 34

Quá trình thực hiện DHVM là một vòng tuần hoàn, mỗi SV sẽ tiến hànhgiảng dạy lặp lại nhiều lần để có những sự thay đổi theo ý muốn của mình Sau mỗilần dạy lại có sự phản hồi, góp ý, tự nhận xét thông qua các video ghi lại được hoặcnhận xét trực tiếp.

1.4 Thực trạng rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên sư phạm Sinh học trường ĐHSP Hà Nội

1.4.1 Việc đào tạo kỹ năng dạy học Sinh học tại các trường sư phạm

Gần đây có nhiều nghiên cứu tập trung chỉ ra những khó khăn và hạn chếtrong hệ thống đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm PGS TS Biền Văn Minh –ĐHSP – ĐH Huế; Báo GD&TĐ số đặc biệt cuối 2/2010 đã chỉ ra rằng:

- Chương trình đào tạo mới dừng lại ở việc hình thành các kỹ năng sơ đẳngkhông phù hợp với những biến đổi của khoa học công nghệ Các kỹ năng làm việcvới SGK, tổ chức hoạt động, kỹ năng tự kiểm tra đánh giá chưa được chú trọng

Bước 1

Giảng dạy (Teach)

Dạy học nhóm nhỏ HS (5-10 HS) trong 5-10 phút Nội dung bài học là một vấn đề của tiết học, người dạy vận dụng các KNDH

Bước 2

Đánh giá - Phản hồi (Feedback)

Người dạy tự đánh giá mình và các thành viên tham gia tiến hành phân tích đánh giá Từ đó người dạy có cơ sở đê chuẩn bị tốt hơn cho giáo án tiếp theo

Bước 3

Soạn lại giáo án (Replan)

Dựa trên góp ý, người dạy sẽ sửa lại giáo án cho hợp lý

Bước 4

Giảng dạy lại (Reteach)

Bài dạy lần 2 diễn ra trong bối cảnh như lần đầu nhưng đã rút kinh nghiệm

Bước 5

Đánh giá lại (Refeedback)

Nhìn nhận lại bài giảng một cách tổng thể và rút ra ứng xử có hiệu quả hơn

Trang 35

- Công tác chỉ đạo, giám sát điều hành, kiểm tra, đánh giá các hoạt động

có liên quan đến đào tạo NVSP đang gặp rất nhiều khó khăn và chưa thực sự cóhiệu quả

- Sự phù hợp giữa những gì người giáo viên tương lai đã được chuẩn bị trongcác trường Sư phạm với các kiến thức, kĩ năng, thái độ người đó phải có khi hànhnghề trong thực tế giáo dục đa dạng Có sự khác biệt lớn giữa lí luận sư phạm vàthực hành giảng dạy

Đặc trưng của bộ môn Sinh học

Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là thế giới sống bao gồm 5 giới vớikhoảng 1.8 triệu loài Tuy thế giới sống rất đa dạng và phong phú như vậy nhưng lại

có những đặc điểm chung phân biệt với giới vô sinh đó là: các tổ chức sống đều là

hệ mở, thường xuyên có sự trao đổi vật chất với môi trường, sinh sản, vận động,cảm ứng, sinh trưởng và phát triển Thế giới sống lại có các cấp độ tổ chức sống: Tếbào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển Mỗi cấp độ tổ chức sống lại

có sự thống nhất nội bộ và giữa tổ chức sống với môi trường Trong lịch sử quátrình phát triển ấy, sự sống luôn không ngừng phát triển Thế giới sống phân hóathành nhiều nhóm phân loại các cấp độ tổ chức cơ thể

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về thế giới sốn gắn vớithực tiễn đời sống Vì vậy dạy và học theo môn học này phải tuân thủ 4 nguyên tắcđặc thù của bộ môn là: nguyên tắc tiếp cận cấu trúc – hệ thống, nguyên tắc trựcquan, nguyên tắc lấy không gian bù thời gian và nguyên tắc tích hợp

Sinh học có sự tích hợp kiến thức của nhiều chuyên ngành (Cổ sinh vật học,

Di truyền học, Tiến hóa học, Sinh thái học, Thực vật học, Động vật học…) và nhiềungành khoa học khác như Toán học, Hóa học, Vật lý…

Kiến thức sinh học thay đổi rất nhanh theo thời gian và có nhiều sự đổi mới,đặc biệt trong giai đoạn ngày nay có sự bùng nổ công nghệ thông tin

1.4.2 Vai trò của bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kỹ năng dạy học Sinh học của sinh viên sư phạm

Hoạt động dạy của giáo viên nhằm truyền đạt tri thức nhân loại cho học sinh,dồng thời người dạy còn có nhiệm vụ phát triển nhận thức và năng lực cho HS hìnhthành thế giới quan duy vật biện chúng và những hành vi đạo đức của học sinh Dạy

Trang 36

là sự điều khiển tối ưu hóa quá trình chiếm lĩnh khoa học để phát triển và hình thànhnhân cách cho học sinh Như vậy, hoạt đông dạy học trò chủ đạo, nghĩa là tổ chức,điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh Dù khoa học phát triển đến đâu, ápdụng phương tiện máy móc hiện đại như thế nào cũng không thể thay thế được vaitrò của người thầy.

Sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên sư phạm Sinh học nói riêng đượctrang bị rất nhiều kiến thức, kỹ năng khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học.Đặc biệt là đặc thù của ngành sư phạm, sau khi ra trường sinh viên sẽ giảng dạy trựctiếp các em học sinh Vấn đề rất được quan tâm không chỉ là kiến thức mà chính là

kỹ năng nghề nghiệp của các em sinh viên Hiện nay, hình thức học tập theo tín chỉlại dành cho sinh viên nhiều thời gian tự học ở nhà và thời gian học tập trên lớp íthơn Chính vì thời gian học tập không có nhiều nên đôi khi giảng viên không thể chỉbảo uốn nắn cho từng sinh viên một về kỹ năng giảng dạy mà phải tự mỗi sinh viênphải luyện tập Học là quá trình học tập không ngừng Không phải cứ nghe thầy côgiảng bài, chăm chú nghe giảng hoặc cứ ra đời thì mình sẽ tự có kiến thức mà mỗingười cần có kỹ năng học và tự học Là sinh viên sư phạm cần phải rèn luyện các

kỹ năng dạy học Và mỗi SV cần đề cho mình kế hoạch và mục tiêu Mục tiêu chính

(3) Thực trạng tự rèn luyện KNDH Sinh học của sinh viên

* Đối tượng điều tra 79 SV (Phụ lục số 2) thuộc khoa Sinh học trường ĐHSP

Hà Nội năm 4, khóa 2014-2017 cụ thể gồm:

- 64 SV của lớp K63A Trường ĐHSPHN

- 15 SV của lớp K63C Trường ĐHSPHN

* Hình thức điều tra: Sử dụng phiếu hỏi (Phụ lục số 3) thông qua việc gặp gỡtrực tiếp và điền phiếu

Trang 37

Bảng 1.2 Kết quả điều tra về mức độ tự tin của SV khi giảng dạy môn Sinh học

( Các kỹ năng: 1 - Soạn bài dạy; 2 - Mở bài/Đặt vấn đề; 3 - Tự tin đứng lớp;

4 - Thuyết giảng; 5 - Giao tiếp sư phạm; 6 - Liên hệ thực tiễn bằng ví dụ;7 - Sự dễ dàng trong việc đặt câu hỏi; 8 – Trình bày bảng; 9 - Sử dụng thiết bị dạy học; 10 – Tổng kết nội dung)

Từ bảng 1.2 cho thấy KN sử dụng thiết bị dạy học là kỹ năng được nhiều SVcảm thấy rất tự tin nhất Điều này cho thấy xu hướng tốt khi hoạt động dạy học hiệnđại lấy người học làm trung tâm Các SV là thế hệ trẻ rất nhanh nhạy với công nghệ.Bên cạnh đó thì KN sự dễ dàng trong đặt câu hỏi lại không có SV nào dám khẳngđịnh sự tự tin của mình (0%) và mức độ không tự tin của KN này đạt 51.90% Kỹnăng soạn bài giảng và KN mở bài/ đặt vấn đề hếu hết các SV ở mức độ tự tin vàtương đối tự tin Mức độ tự tin đứng lớp được phân bố đều ở các mức tự tin, tươngđối tự tin và không tự tin Với KN thuyết giảng chiếm tyr lệ cao giữa tự tin (40.51

Tươ

ng đối tự tin

Khô

ng tự tin

Rất không tự tin

3 1

3 9

3 0

3 2

4 1

1 0

2 1

2 7

2 2

4 0.51

1 0

1 2.66

3 3

4

2 53

.06

1 1

1 3.92

6 1

.27

3 4

4 3.04

1 0

1 2.66

3 0

3

5 06

Trang 38

%) và không tự tin (41.77%) điều này cho thấy khả năng của mỗi SV và do vậy sựluyện tập ở KN này là cần thiết Ở KN giao tiếp sư phạm hầu hết các SV đều cảmthấy tương đối tự tin chiếm đến 77% KN về sự liên hệ thực tiễn bằng ví dụ mức độ

tự tin và không tự tin ngang nhau KN sự dễ dàng trong đặt câu hỏi có đến 51.90%

SV cho rằng không tự tin và đến 40.51% SV cho rằng tương đối tự tin – đây là kỹnăng cần luyện tập nhiều cả kiến thức và KN thì mỗi SV mới có thể làm tốt được

KN trình bày bảng có tới 58.23 SV cho rằng mình tự tin Ở KN tổng kết nội dunghầy như các SV đều cảm thấy tự tin hoặc tương đối tự tin

Từ kết quả này cho thấy, các SV thiên về các kỹ năng sử dụng công nghệnhiều hơn, các KN liên quan đến nội dung bài dạy, truyền đạt tri thức vẫn chưa thực

sự tự tin đặc biệt kỹ năng đặt câu hỏi, lấy ví dụ minh họa Hoặc các KN ở mức độtương đối tự tin khá nhiều Do vậy, cần rèn luyện bản lĩnh đứng lớp cho các SV làđiều cần thiết

Bảng 1.3 Kết quả điều tra sự rèn luyện các KNDH của SV trong dạy học Sinh học

xuyên

Thườ

ng xuyên

Thi thoảng

Hiếm khi

Khô

ng bao giờ

S L

5 4

0

1 2.66

3 4

4 3.04

3 1

1

1 3.92

2 3

2 9.11

3 2

4 0.51

1 0

1

3 80 4

2

2 53

4 4

5 5.70

3 2

0

0 00

3 5

4 4.30

4 2

Trang 39

.27 1.39 3 4.43 4 0.38 53 7

9

1 1.39

3 5

4 4.30

3 4

2

2 53

5 3

6 7.09

1 0

1 2.66

1 2

1

2 53

1

1 3.92

2 0

2

2 53

4 5

5

1 27 1

1 27

5 7

7 2.15

2 0

( Các kỹ năng: 1 - Soạn bài dạy; 2 - Mở bài/Đặt vấn đề; 3 - Tự tin đứng lớp; 4 - Thuyết giảng; 5 - Giao tiếp sư phạm; 6 - Liên hệ thực tiễn bằng ví dụ;7 - Sự dễ dàng trong việc đặt câu hỏi; 8 – Trình bày bảng; 9 - Sử dụng thiết bị dạy học; 10 – Tổng kết nội dung)

Kết quả thu được trong bảng 1.3 cho thấy: Mức độ rất thường xuyên luyệntập các KN không nhiều KN luyện tập ở mức độ rất thường xuyên nhiều nhất là kỹnăng soạn bài dạy – đây là kỹ năng bắt buộc các SV phải làm không thể bỏ qua KN

mở bài/ đặt vấn đề KN thuyết giảng được rất nhiều SV quan tâm được thể hiện qua55.70 SV luyện tập thường xuyên và 40% SV thi thoảng tập giảng Tương tự KNthuyết giảng thì KN giao tiếp sư phạm, đặt câu hỏi cũng được nhiều SV quan tâm

và chú ý Là KN khó và SV cũng tránh luyện tập nhiều (có 54.43 SV thi thoảngluyện tập) KN được luyện tập thường xuyên là KN trình bày bảng (có đến 67% SVthường xuyên luyện tập) Sử dựng thiết bị dạy học rất ít SV luyện tập tường xuyênnhưng tổng kết nội dung bài học các SV lại quan tâm rất nhiều

Từ kết quả của bảng tổng kết trên, nhận thấy sự rèn luyện của mỗi kỹ năng đốivới các SV là khác nhau Trong đó phải kể đến KN viết bảng được SV quan tâm vàluyện tập nhiều nhất, KN lấy ví dụ minh họa, sử dụng thiết bị dạy học được ít SVluyện tập

Bảng 1.4 Kết quả điều tra vềnhững yếu tố ảnh hưởng

đến sự thành công các tiết dạy của SV đối với môn Sinh học

Trang 40

2 23 29.11 45 56.96 10 12.66 1 1.27

(Các yếu tố: 1- Sự tự tin; 2 – Kiến thức;

3 – Kỹ năng dạy học; 4 – Giáo án; 5 – Sự luyện tập trước)

Kết quả bang 1.4 cho thấy: Các SV cho rằng sự tự tin ảnh hướng rất lớn đến

sự thành công của bài dạy (có tới 70.89 SV chọn mức độ rất lớn) Tiếp theo phải kểđến sự luyện tập trước có đến 82.28 SV cho rằng cần có luyện tập trước sẽ ảnhhưởng lớn đến bài dạy Sự ảnh hưởng của KNDH các SV cho rằng sẽ ảnh hưởnglớn hoặc bình thường đến sự thành công của tiết dạy Hơn nửa SV cho rằng giáo ánchỉ ảnh hướng mức độ bình thường đến sự thanh công của tiết dạy

Kết hợp kết quả thu được từ bảng 1.2, 1.3, 1.4 cùng với thực tiễn chúng tôi điđến kết luận chung là: Hầu hết các SV đều ý thức được nghề dạy học của mình, bêncạnh đó cũng không ít SV không thực sự có nhiều đam mê với nghề dạy học Sự tựtin để đứng trước lớp học giảng bài cũng bị phân tán ở các kỹ năng khác nhau SV

có thể tự tin ở KN này nhưng lại không tự tin ở KN khác dù các SV đã có thời giankiến tập và thực tập tại các trường học trong năm 2, năm 3 Sự luyện tập KNDHcũng diễn ra không thường xuyên nhiều, chỉ khi cần thiết như môn học bắt buộc haykhi thực tập Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy cần có những phương phápgiúp SV có cơ hội, thời gian luyện tập, rèn luyện KNDH cũng như sự tự tin đứnglớp Dạy học vi mô để rèn luyện KNDH Sinh học cho SV sư phạm Sinh học năm 4nếu thành công sẽ góp phần vào việc hoàn thiện KNDH cho SV

Ngày đăng: 18/07/2019, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w