1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

NĂNG lực HIỂU học SINH của GIÁO VIÊN bậc TRUNG học cơ sở

127 493 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận của đề tài như: hoạt động sư phạm của người giáo viên, nhân cách của người giáo viên, năng lực sư phạm,năng lực hiểu học sinh.. Trên Thế Giới Đã có nhi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

-˜&™ -NGUYỄN PHƯƠNG LINH

N¨ng lùc hiÓu häc sinh cña gi¸o viªn bËc trung häc c¬ së

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 60.31.04.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN TRỌNG NGỌ

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Lời cảm ơn!

Bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy

giáo PGS TS Phan Trọng Ngọ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ

tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa Tâm lý – Giáo dục– Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là nhữngngười thân trong gia đình đã luôn động viên giúp đỡ và tạo điều kiện để tôihoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Phương Linh

Trang 3

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 1

N¨ng lùc hiÓu häc sinh 1

cña gi¸o viªn bËc trung häc c¬ së 1

Chuyên ngành: Tâm lý học 1

Mã số: 60.31.04.01 1

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN TRỌNG NGỌ 1

HÀ NỘI - 2014 1

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC HIỂU HỌC SINH 5

CỦA GIÁO VIÊN 5

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Một số khái niệm công cụ 16

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hiểu học sinh của giáo viên 52

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56

2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 56

2.2 Tổ chức nghiên cứu 57

2.3 Phương pháp nghiên cứu 59

Chương 3 66

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HIỂU HỌC SINH 66

CỦA GIÁO VIÊN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ 66

3.1 Mức độ hiểu học sinh của giáo viên bậc trung học cơ sở qua nhận xét của họ về học sinh 66

Trang 4

3.2 Mức độ hiểu biết của giáo viên về các vấn đề tâm

lý học lứa tuổi 90 3.3 So sánh mức độ hiểu học sinh giữa những giáo viên chủ nhiệm và những giáo viên không làm chủ nhiệm 93 3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hiểu học sinh của giáo viên trung học cơ sở 98 3.5 Nghiên cứu chân dung điển hình 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108 PHỤ LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 1

N¨ng lùc hiÓu häc sinh 1

cña gi¸o viªn bËc trung häc c¬ së 1

Chuyên ngành: Tâm lý học 1

Mã số: 60.31.04.01 1

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN TRỌNG NGỌ 1

HÀ NỘI - 2014 1

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC HIỂU HỌC SINH 5

CỦA GIÁO VIÊN 5

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Một số khái niệm công cụ 16

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hiểu học sinh của giáo viên 52

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56

2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 56

2.2 Tổ chức nghiên cứu 57

2.3 Phương pháp nghiên cứu 59

Chương 3 66

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HIỂU HỌC SINH 66

CỦA GIÁO VIÊN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ 66

Trang 6

3.1 Mức độ hiểu học sinh của giáo viên bậc trung học

cơ sở qua nhận xét của họ về học sinh 66 3.2 Mức độ hiểu biết của giáo viên về các vấn đề tâm

lý học lứa tuổi 90 3.3 So sánh mức độ hiểu học sinh giữa những giáo viên chủ nhiệm và những giáo viên không làm chủ nhiệm 93 3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hiểu học sinh của giáo viên trung học cơ sở 98 3.5 Nghiên cứu chân dung điển hình 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 1

N¨ng lùc hiÓu häc sinh 1

cña gi¸o viªn bËc trung häc c¬ së 1

Chuyên ngành: Tâm lý học 1

Mã số: 60.31.04.01 1

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN TRỌNG NGỌ 1

HÀ NỘI - 2014 1

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC HIỂU HỌC SINH 5

CỦA GIÁO VIÊN 5

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Một số khái niệm công cụ 16

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hiểu học sinh của giáo viên 52

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56

2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 56

2.2 Tổ chức nghiên cứu 57

2.3 Phương pháp nghiên cứu 59

Chương 3 66

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HIỂU HỌC SINH 66

CỦA GIÁO VIÊN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ 66

Trang 8

3.1 Mức độ hiểu học sinh của giáo viên bậc trung học

cơ sở qua nhận xét của họ về học sinh 66 3.2 Mức độ hiểu biết của giáo viên về các vấn đề tâm

lý học lứa tuổi 90 3.3 So sánh mức độ hiểu học sinh giữa những giáo viên chủ nhiệm và những giáo viên không làm chủ nhiệm 93 3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hiểu học sinh của giáo viên trung học cơ sở 98 3.5 Nghiên cứu chân dung điển hình 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108

Trang 9

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện nhân cách cho người học,giúp họ trở thành những con người có đủ các mặt đức, trí, thể, mỹ, đáp ứngđược những yêu cầu của xã hội Để thực hiện mục tiêu đó, không chỉ cần có sựchủ động của người học mà người giáo viên với vai trò chủ đạo, là người địnhhướng, tổ chức quá trình dạy học và giáo dục, quyết định rất lớn đến việc thựchiện được mục tiêu này Những người thầy giáo, cô giáo ngoài năng lựcchuyên môn, đạo đức, lối sống lành mạnh thì còn rất cần có năng lực sư phạm

mà một trong số đó là năng lực hiểu học sinh Việc hiểu biết về các đặc điểmtâm sinh lý, khả năng nhận thức của học sinh cũng như những đặc điểm vềhoàn cảnh, điều kiện sống,… sẽ là những dữ kiện quan trọng để người giáoviên có thể đưa ra và tiến hành những tác động sư phạm đúng đắn, giúp dạyhọc và giáo dục đạt hiệu quả cao Chính vì vậy mà việc người giáo viên cầnhiểu học sinh của mình đã được quy định trong chuẩn nghề nghiệp của giáoviên trung học Tại điều 5, tiêu chuẩn 2 đã quy định giáo viên cần có năng lựctìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, trong đó người giáo viên phải cóphương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểmcủa học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học và giáo dục Nhiệm

vụ của mỗi người thầy giáo, cô giáo là tìm thấy những năng khiếu tiềm ẩntrong mỗi đứa trẻ để giúp nó nảy sinh và phát triển Nếu người dạy không hiểungười học thì đó như là hố sâu ngăn cách, cản trở quá trình dạy học và giáodục Việc lên kế hoạch, chương trình, nội dung dạy học và giáo dục sẽ thiếutính chủ động, không sát với khả năng, trình độ thực của học sinh, không phùhợp với trình độ phát triển nhận thức, tâm lý của học sinh, không kịp thời pháthiện và bồi dưỡng những tài năng của các em Đồng thời, mối quan hệ giữa

Trang 10

thầy và trò sẽ khó thiết lập và khó hài hòa Có thể thấy rằng, năng lực hiểu họcsinh là một năng lực quan trọng mà mỗi giáo viên đều cần phải có.

Tuy nhiên, thực trạng cho thấy không phải tất cả các giáo viên đều cónăng lực hiểu học sinh Bên cạnh những thầy cô mẫu mực, những ngườithương yêu, thấu hiểu và tận tình chỉ dạy những học sinh của mình thì vẫncòn những hiện tượng thầy cô mắng mỏ, kỷ luật không đúng với học trò, tìnhcảm và trách nhiệm với các em còn hời hợt, gượng ép Bên cạnh những thầy

cô được học trò tin yêu, kính trọng thì vẫn còn những thầy cô khiến học sinh

sợ sệt, dè chừng, xa cách Thực trạng ấy cho thấy không phải tất cả giáo viênđều hiểu học sinh của mình toàn diện, sâu sắc để có thể dạy bảo, giáo dục các

em đúng cách Đặc biệt là với những học sinh trung học cơ sở, lứa tuổi khôngcòn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn Việc hiểu những đặc điểmtâm sinh lý, khả năng, nhu cầu, nguyện vọng, của các em có ý nghĩa rất lớntrong việc dạy học và giáo dục, giúp các em định hướng phát triển đúng đắn

Do đó, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tình trạng này, nâng cao năng lựchiểu học sinh là vấn đề hết sức cấp thiết đối với bản thân mỗi giáo viên, giúpnâng cao chất lượng giáo dục nói chung

Chính vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Năng

lực hiểu học sinh của giáo viên bậc trung học cơ sở”.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài xác định được thực trạng năng lực hiểu học sinh của người giáoviên bậc trung học cơ sở, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó Từ

đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao năng lực hiểu học sinhcủa giáo viên

Đối tượng và khách thể nghiên cứu

1.1 Đối tượng nghiên cứu

Năng lực hiểu học sinh của giáo viên bậc trung học cơ sở

Trang 11

1.2 Khách thể nghiên cứu

Giáo viên bậc trung học cơ sở và các học sinh của các giáo viên đó tạitrường trung học cơ sở

Giả thuyết khoa học

Năng lực hiểu học sinh của giáo viên bậc trung học cơ sở ở địa bànnghiên cứu không cao và chưa đồng đều Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đếnthực trạng này: độ tuổi, thâm niên công tác, đặc điểm nhân cách của giáoviên, sự hiểu biết về tâm lý giáo dục Nếu có những biện pháp tác động đếngiáo viên THCS thì sẽ nâng cao năng lực hiểu học sinh của giáo viên, từ đógiúp họ tạo mối quan hệ tốt hơn với học sinh, sự ứng xử sư phạm khéo léo, cócác tác động sư phạm phù hợp với học sinh của mình

Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận của đề tài như: hoạt động sư

phạm của người giáo viên, nhân cách của người giáo viên, năng lực sư phạm,năng lực hiểu học sinh

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực hiểu học sinh của giáo viên

bậc trung học cơ sở ở địa bàn nghiên cứu Đồng thời tìm ra nguyên nhân củathực trạng đó

5.3 Đề xuất biện pháp giúp giáo viên bậc trung học cơ sở nâng cao

năng lực hiểu học sinh, từ đó có các tác động sư phạm phù hợp với học sinhcủa mình

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

1.3 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu năng lực hiểu học sinh của giáo viên bậc trung học

cơ sở, thể hiện ở việc hiểu các năng lực của học sinh, hiểu tính cách của họcsinh và hoàn cảnh gia đình của các em

1.4 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trên 45 giáo viên và 81 học sinh bậc trung học cơ sởcủa các giáo viên đó tại trường THCS Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội

Trang 12

Phương pháp nghiên cứu

1.5 Phương pháp nghiên cứu lí luận

1.6 Phương pháp quan sát

1.7 Phương pháp phỏng vấn sâu

1.8 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

1.9 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

1.10 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

1.11 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài dựkiến gồm 3 chương:

Chương 1 Một số vấn đề lí luận về năng lực hiểu học sinh của giáo viên Chương 2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng năng lực hiểu học sinh của giáo viên bậc trung

học cơ sở

Trang 13

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC HIỂU HỌC SINH

CỦA GIÁO VIÊN

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên Thế Giới

Đã có nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và nghiên cứu về hoạt động

sư phạm, năng lực sư phạm của người giáo viên cũng như các vấn đề liênquan đến đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.Những nghiên cứu này không những góp phần tìm hiểu thực trạng, mà quantrọng hơn là đã đưa ra những khái niệm, kết luận và những giải pháp giúpnâng cao chất lượng dạy học và giáo dục

Đề cập khá sớm đến vấn đề năng lực sư phạm của người giáo viên phải

kể đến các nhà Tâm lý học Liên Xô trước đây Các tác giả như A.V.Petrovxki[20], tác giả A.G.Côvaliôp [4] và HX.L.Rubinstein đã xây dựng lí luận về cấutrúc của nhân cách, sự phát triển năng lực thống nhất với sự phát triển nhâncách P.A.Ruđich [24] cũng đưa ra các khái niệm về năng lực

Trong những công trình nghiên cứu về người giáo viên, đặc điểm laođộng và những phẩm chất, năng lực của người giáo viên phải kể đến côngtrình nổi tiếng “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” với hai tập củaPh.N.Gônôbôlin Trong đó, Ph.N.Gônôbôlin đã đề cập tới những điều kiện màngười giáo viên cần có để thực hiện tốt công tác dạy học và giáo dục củamình [19] Đó là đạo đức của người giáo viên, những phẩm chất về ý chí,ngôn ngữ, tình cảm,… và đặc biệt là các năng lực dạy học, năng lực giáo dụcđược nhấn mạnh như: năng lực hiểu học sinh, năng lực truyền đạt tài liệu,năng lực thu hút học sinh, năng lực thuyết phục, năng lực tổ chức, năng lựckhéo léo ứng xử sư phạm của người giáo viên

Trang 14

Từ những năm 1980, những nhà nghiên cứu Mỹ đã đi đầu trong việcchuyển đổi cách tiếp cận với nội hàm năng lực từ cách hiểu là tổ hợp nhữngthuộc tính tâm lý, không đo đếm được sang quan niệm năng lực sư phạm lànhững gì giáo viên phải biết và có thể làm được.

Tác giả F.Griffith trong cuốn “Cuốn sách về quan sát quá trình dạyhọc”, năm 1973 tin rằng các giáo viên nên được quan sát trong quá trình dạyhọc Thứ nhất, để xem các hoạt động học tập mà học sinh được tham gia là gì

và những giá trị mà họ thu được Thứ hai, để khích lệ và hỗ trợ giáo viên dạyhọc hiệu quả hơn Thứ ba là để tìm hiểu xem liệu môn học, giờ học có liênquan đến nhu cầu, khả năng của học sinh và nhằm thực hiện mục tiêu dạy họchay không Điều này liên quan đến năng lực hiểu học sinh của giáo viên vàkết nối được bài học với những gì học sinh của mình cần

Liên đoàn giáo viên Mỹ, Hội đồng quốc gia về đánh giá giáo dục vàHiệp hội giáo dục quốc gia của Mỹ, năm 1990 đã nghiên cứu và đưa ra nhữngtiêu chuẩn về năng lực giáo dục học sinh của giáo viên [26] Những hiệp hộigiáo dục chuyên nghiệp của Mỹ đã bắt đầu hoạt động từ năm 1987 để pháttriển những tiêu chuẩn về năng lực giáo viên trong quá trình đánh giá học sinh

và dự án này đã được hoàn thành vào năm 1990

Tác giả Leroy Eldon Sayer thuộc trường Đại học Nebraska – Lincohn

đã có công trình nghiên cứu năm 1992 về đề tài “Nhận thức tầm quan trọngcủa những năng lực dạy học hiệu quả được sử dụng ở bậc trung học cơ sở và

so sánh cách sử dụng chúng của giáo viên trường trung học bình thường vàtrường dạy nghề [31] Mục đích của nghiên cứu này nhằm nhận biết và xếploại những năng lực dạy học hiệu quả và xác định xem liệu có sự khác biệtnào trong hiệu quả dạy học giữa trường trung học bình thường với trườngtrung học dạy nghề hay không khi được đo trong lớp học, sử dụng COKER(Bản quan sát lớp học dành cho nghiên cứu về tính hiệu quả) Các tác giả

Trang 15

Medley, Coker, Soar năm 1984 cũng đã đưa ra danh sách những năng lực dạyhọc hiệu quả Chính những kết quả của họ đã được tác giả Leroy Eldon Sayertham khảo trong nghiên cứu của mình.

Nhóm tác giả James M.Banner và Harold C.Cannon lại tiếp cận vấn đềnăng lực giáo viên theo hướng phân tích để làm rõ những phẩm chất của mộtgiáo viên giỏi, rút gọn quá trình dạy học phức tạp thành 9 yếu tố cơ bản màmột giáo viên trẻ hay có kinh nghiệm đều cần học hỏi [30] Những vấn đề nàyđược các tác giả đưa ra trong cuốn “The elements of teaching”, năm 1999.Trong tác phẩm của mình, các ông đã thông qua những ví dụ sâu sắc về cácthầy cô giáo thành công hoặc không thành công trong nghề nghiệp để làm rõnhững phẩm chất của một giáo viên hiệu quả Các ông đã khẳng định: “Hầuhết các giáo viên đều quên mất rằng dạy học là một nghệ thuật Đa số giáoviên đều chuẩn bị cho những điều sẽ dạy ở môn học của mình và nhữngphương pháp sẽ dạy học nhưng lại hiếm khi để tâm đến những phẩm chấtnhân cách cần thiết mà một giáo viên tuyệt vời cần có Đó là: Tự học tập, uytín, đạo đức, tính kỷ luật, sáng tạo, lòng trắc ẩn, sự kiên nhẫn, tính cách vàniềm vui thích Những yếu tố này được kết hợp một cách đa dạng, phong phú

ở mỗi người giáo viên khác nhau làm nên thành công của nghề dạy học chứkhông phải chỉ có hiểu biết về môn học và phương pháp dạy học

Martin và cộng sự (năm 2001) cho rằng: Trước hết cần tránh haikhuynh hướng trong việc định nghĩa khái niệm năng lực Một là khuynhhướng kỹ thuật thái quá, quy năng lực về một dãy thao tác máy móc Hai làkhuynh hướng định nghĩa chung nhất, to tát nhưng trống rỗng, không có khảnăng định hướng cho tư duy và hành động Năng lực bao giờ cũng phải nănglực để hành động

Ernesto Cuadra và Juan Manuel Monero cùng cộng sự (World Bank2005) đề xuất một bộ năng lực giáo viên gồm ba nhóm với 12 năng lực cơ

Trang 16

bản Đó là các nhóm: nhóm năng lực trong lĩnh vực nghiệp, nhóm năng lựcdạy học, nhóm năng lực trong lĩnh vực giáo dục.

Từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, vấn đề năng lực sư phạm của giáoviên được các nhà nghiên cứu chuyển dịch sang hướng cao hơn, không chỉ lànhững năng lực dạy học hay năng lực giáo dục mà là năng lực dạy học vàgiáo dục có hiệu quả Không chỉ có nghiên cứu của tác giả Leroy Eldon Sayer

từ năm 1992, mà còn có nhiều công trình khác về vấn đề này như: Các nghiêncứu của Robert J.Marzano về quản lí hiệu quả lớp học [22], nghệ thuật vàkhoa học dạy học [23] Trong đó, Robert J.Marzano đã liệt kê hàng loạt hànhđộng của giáo viên để đem lại hiệu quả cao trong dạy học; Debra J.Pickering,Jane E.Pollock nghiên cứu về các phương pháp dạy học hiệu quả; Giselleo,Martin - Kniep nghiên cứu tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi.Trong đó, tác giả tình bày những thủ thuật dạy học cụ thể mang tính gợi ý đểgiáo viên vận dụng vào từng lớp học để mọi học sinh dù là học sinh có năngkhiếu, học sinh có khả năng nhận thức nhanh hay những học sinh yếu kémvẫn đạt được kết quả học tập mong đợi; Jame H.Stronge nghiên cứu nhữngphẩm chất của người giáo viên hiệu quả, trong đó ông đã chỉ ra hệ thống kỹnăng dạy học và giáo dục đảm bảo hiệu quả bền vững về nghề nghiệp củangười giáo viên

Tác giả Maria Liakopoulou, năm 2011 đã có bài viết “Năng lực củagiáo viên: Những chất lượng, thái độ, kỹ năng và sự hiểu biết nào góp phầnvào sự hiệu quả của người giáo viên” trên tờ tạp chí quốc tế về con người vàkhoa học xã hội [32] Nghiên cứu này chỉ rõ, từ những năm 1920, vấn đề chấtlượng giáo viên, yếu tố đảm bảo sự hiệu quả trong dạy học của họ đã đượcquan tâm, không chỉ bởi khoa học giáo dục, mà còn với những người có liênquan hay đảm trách ở trường học Liên quan đến vấn đề này, những nghiêncứu hiện đại đã chỉ ra rằng cách thức mà một giáo viên tiến hành công việc

Trang 17

của họ được xác định bởi tổ hợp những thuộc tính nhân cách và những kiếnthức mà người đó có Một giáo viên giỏi nên có phạm vi những phẩm chất,năng lực rộng, bao gồm các yếu tố: những nét nhân cách, thái độ, niềm tin;những kỹ năng và hiểu biết về giáo dục học; phương pháp dạy học.

Không chỉ có những nghiên cứu ở từng quốc gia, trong hội nghị bộtrưởng giáo dục các nước khu vực Thái Bình Dương năm 2010, một nghiêncứu về “Cải thiện năng lực giáo viên và hiệu quả dạy học ở khu vực TháiBình Dương” đã được đưa ra [35] Số liệu của bài viết là sự nỗ lực của cảUNESCO, SPBEA và UNICEF Tầm quan trọng của giáo viên trong việc tácđộng đến chất lượng giáo dục không thể nào không được nhấn mạnh ở bất kỳnền giáo dục nào Nghiên cứu này nhằm cung cấp cách thức cho các quốc giatrong khu vực để đảm bảo rằng giáo viên sẽ phát triển những năng lực phùhợp để trở thành người giáo viên hiệu quả Nghiên cứu này cũng cho rằng, đãđến lúc để các quốc gia khu vực này xem xét cách tiếp cận khác để cải thiệnchất lượng giáo dục, một trong số đó là quan tâm đến nhu cầu của học sinh.Điều này liên quan đến năng lực sư phạm của giáo viên, đặc biệt là năng lựchiểu học sinh

Liên minh Châu Âu coi giáo viên là lĩnh vực ưu tiên trong phát triểngiáo dục Năm 2005, họ đã xác lập các năng lực chính của giáo viên và năm

2007 là những chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo viên Mới đây lànghiên cứu “Hỗ trợ sự phát triển năng lực giáo viên” của Liên minh Châu Âu,năm 2013 [29] Trong nghiên cứu này, họ khẳng định rằng việc hơn sáu triệugiáo viên Châu Âu cần có những năng lực cần thiết để dạy học hiệu quả tronglớp học là một trong những yếu tố quyết định trình độ của học sinh và khuyênkhích giáo viên tiếp tục phát triển và mở rộng những năng lực của mình làthiết yếu cho sự thay đổi nhanh chóng thế giới này Nghiên cứu đưa ra cácvấn đề: Năng lực giáo viên là gì, tại sao năng lực giáo viên lại quan trọng, giá

Trang 18

trị của khung năng lực giáo viên, xác định thực trạng những năng lực giáoviên hiện có, phát triển khung năng lực giáo viên và giúp các giáo viên đạtđược và phát triển năng lực trong suốt sự nghiệp của họ thế nào.

Trong những năm gần đây, vấn đề giáo viên và năng lực giáo viên vẫntiếp tục được các nhà tâm lý học, giáo dục học quan tâm nghiên cứu Bêncạnh việc tìm hiểu về năng lực của giáo viên là gì, làm thế nào để có thể nângcao năng lực của giáo viên,… thì các vấn đề như chuẩn năng lực, nghề nghiệpgiáo viên, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cũng rất được chú ý Việc chuẩn hoáđội ngũ giáo viên, xây dựng khung chuẩn để làm cơ sở cho việc đánh giánăng lực mà giáo viên hiện có cũng như những biện pháp cụ thể để đào tạo,bồi dưỡng giáo viên là xu thế, yêu cầu tất yếu ở nhiều quốc gia và trên toànthế giới Có thể kể đến một số nghiên cứu ở một số nước như sau:

“Khung năng lực dành cho giáo viên” do bộ giáo dục và đào tạo, chínhphủ miền tây Australia đưa ra [28] Nghiên cứu này khẳng định rằng chấtlượng giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kếtquả đạt được của học sinh Khung này được phát triển qua việc phân tíchnhững năng lực của giáo viên trong nước và quốc tế Khung năng lực này mô

tả những tiêu chuẩn cho dạy học và cung cấp những hiểu biết và khả năng đểgiáo viên có thể đạt được những năng lực này một cách chuyên nghiệp

Tại Pháp: Ngày 22/7/2010, Pháp công bố danh mục 10 năng lực màgiáo viên cần có:

− Hành xử với tư cách công chức nhà nước, có đạo đức và tráchnhiệm

− Làm chủ tiếng Pháp trong dạy học và giao tiếp

− Làm chủ kiến thức chuyên ngành và có nền tảng văn hoá đạicương tốt

− Hiểu rõ và tổ chức thực hiện việc dạy học

− Tổ chức các hoạt động trong lớp học

Trang 19

− Quan tâm đến sự đa dạng của học sinh

− Đánh giá học sinh

− Nắm vững công nghệ thông tin và truyền thông

− Làm việc nhóm và hợp tác với phụ huynh, các đối tác của nhàtrường

− Tự đào tạo và đổi mới

Theo nghiên cứu của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á(SEAMEO) năm 2010, 11 nước thành viên của tổ chức này đã được mời tham

dự để cùng đưa ra những tiêu chuẩn về năng lực dạy học, những chính sách,xây dựng chương trình, cách thực hiện và các hoạt động để giám sát và đánhgiá trong quá trình dạy học Báo cáo được đưa ra tập trung vào xu hướng hiệntại giữa thành viên các nước Đông Nam Á trong việc phát triển những tiêuchuẩn năng lực dạy học cấp quốc gia Nghiên cứu cũng chỉ ra quá trình thựchiện việc phát triển những tiêu chuẩn năng lực dạy học này và làm thế nào đểđạt được những tiêu chuẩn này [36] Cũng trong nghiên cứu này, các nước đãđưa ra chuẩn khung năng lực của giáo viên như sau:

Brunei chia khung này thành 3 tiêu chuẩn chính:

− Những hiểu biết về nghề nghiệp

− Thực thi công việc giáo viên

− Sự cam kết và những giá trị nghề

Đặc biệt, trong tiêu chuẩn về hiểu biết nghề nghiệp, họ nhấn mạnhrằng giáo viên cần biết học sinh của mình học như thế nào và làm sao để dạyhọc hiệu quả Giáo viên cần hiểu rõ học sinh của mình Họ nên hiểu nhữngđiểm mạnh và điểm yếu trong học tập của học sinh là gì và nhận ra nhữngyếu tố ảnh hưởng đến việc học của học sinh Giáo viên cần biết những đặcđiểm xã hội, văn hoá của học sinh và đối xử với chúng công bằng Giáo viêncần phát triển sự hiểu biết và tôn trọng với mỗi cá nhân học sinh Giáo viêncũng cần hiểu việc giữ mối liên hệ và trao đổi với phụ huynh học sinh quantrọng như thế nào

Trang 20

Những tiêu chuẩn năng lực dạy học của Indonesia thì được chia thành 4 nhóm:

− Năng lực giáo dục

− Năng lực cá nhân

− Năng lực nghề nghiệp

− Năng lực xã hội

Trong những năng lực giáo dục, Indonesia khẳng định: Giáo viên cần

có khả năng để hiểu được phong cách học tập, những đặc điểm thể chất, xãhội, văn hóa, đạo đức, trí thông minh của học sinh Giáo viên cũng cần biếtđặc điểm gia cảnh của họ sinh, cần hiểu những khó khăn của học sinh, có khảnăng giúp cho học sinh phát triển những tiềm năng của mình

Philippine định nghĩa một giáo viên có năng lực là yếu tố quan trọngbậc nhất trong hệ thống giáo dục của đất nước Chuẩn năng lực dạy học củaPhilippine bao gồm 7 tiêu chuẩn chính như sau:

− Nhóm năng lực trong lĩnh vực: Sự quan tâm xã hội đến việc họctập

− Nhóm năng lực trong lĩnh vực: Môi trường học tập

− Nhóm năng lực trong lĩnh vực: Sự đa dạng của học sinh

− Nhóm năng lực trong lĩnh vực: Chương trình học

− Nhóm năng lực trong lĩnh vực: Kế hoạch, đánh giá và báo cáo

− Nhóm năng lực trong lĩnh vực: Kết nối cộng đồng

− Nhóm năng lực trong lĩnh vực: Tiến bộ cá nhân và phát triển nghềnghiệp

Nói về vấn đề đa dạng của học sinh, giáo viên Philippine cần xác định,hiểu và chấp nhận những đặc điểm gia cảnh, hiểu biết, kinh nghiệm của mỗihọc sinh

Tại Thái Lan, chuẩn năng lực giáo viên được chia thành 4 tiêu chuẩn chính:

− Chuẩn về năng lực nghề

− Chuẩn tri thức của giáo viên

− Chuẩn về kinh nghiệm của giáo viên

− Chuẩn về năng lực cá nhân

Trang 21

Tại Singapore, chuẩn năng lực dạy học được chia thành 4 chuẩn chính:

− Nhóm năng lực trau dồi kiến thức: bao gồm việc thành thạo, làmchủ môn học, những kỹ năng phân tích tư duy, óc sáng kiến và sử dụng phươngpháp dạy học sáng tạo

− Nhóm năng lực chinh phục được các trái tim và khối óc

− Nhóm năng lực hiểu biết về bản thân và người khác

− Nhóm năng lực làm việc với người khác

Singapore cũng đang triển khai mô hình đào tạo giáo viên cho thế kỷ

21, nhằm tạo ra một đội ngũ giáo viên mạnh, trên cơ sở một triết ý mới vềgiáo viên Đó là giáo viên thế kỷ 21 phải có hệ giá trị mới (V3), kỹ năng mới(S), kiến thức mới (K) Triết lý V3SK này được coi là kim chỉ nam cho việcthiết kế, cung ứng và hoàn thiện các chương trình đào tạo giáo viên Điều đóđược cụ thể hóa bằng Khung năng lực của giáo sinh tốt nghiệp, gồm 3 nhómvới 7 năng lực:

− Nhóm năng lực trong lĩnh vực thực hành nghề nghiệp:

+ Nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện của đứa trẻ

+ Đem lại cho các em việc học có chất lượng

+ Đem lại việc học có chất lượng cho học sinh thông qua các hoạtđộng liên môn

+ Trau dồi tri thức với việc: nắm vững môn học, tư duy hồi cứu, tưduy phê phán, canh tân, tư duy sáng tạo và hướng đến tương lai

− Nhóm năng lực trong lĩnh vực lãnh đạo và quản lí:

+ Chinh phục các con tim và khối óc: hiểu môi trường dạy học, hỗtrợ đồng nghiệp

+ Làm việc với người khác: xây dựng quan hệ với phụ huynh, làmviệc nhóm trong và ngoài trường

− Nhóm năng lực liên quan đến hiệu quả cá nhân: Biết người biết ta:nhìn nhận bản thân, hành động liêm chính và thực thi trách nhiệm pháp lí, hiểu

và tôn trọng người khác, tôn trọng và nhẫn nại

1.1.2 Ở Việt Nam

Trang 22

Ở Việt Nam, vấn đề nhân cách người thầy giáo nói chung và năng lực

sư phạm nói riêng đã được đề cập đến từ những năm 1970 Trong hệ thốngchuyên ngành tâm lý học được nghiên cứu và giảng dạy tại các trường sưphạm đào tạo giáo viên đã có chuyên ngành “Tâm lý học nhân cách ngườithầy giáo” được đưa vào giảng dạy Có thể kể đến một số tác giả đã viết vềvấn đề này như: Phạm Minh Hạc [9], nhóm tác giả Lê Văn Hồng, NguyễnVăn Thàng, Lê Ngọc Lan [13] Tác giả Phạm Văn Đỗ cũng đã dựa trên việcđiều tra ý kiến của giáo viên và học sinh về phẩm chất, năng lực của ngườigiáo viên và khẳng định nó liên quan chặt chẽ tới chất lượng giáo dục họcsinh [7] Hay mới đây là nghiên cứu về giáo viên của Trần Bá Hoành [12]

Do xã hội ngày càng phát triển đặt ra cho sự phát triển giáo dục nhữngyêu cầu ngày càng cao và theo hướng phát triển năng lực, vì thế những vấn đề vềgiáo viên, năng lực giáo viên trong đó có kỹ năng sư phạm ngày càng được chútrọng Có thể kể đến nghiên cứu của các tác giả Hồ Ngọc Đại trong “Tài liệunghiệp vụ sư phạm” nhấn mạnh năng lực thiết kế nội dung học tập của học sinh

và năng lực tổ chức cho các em thi công để hình thành năng lực cho chính mình

Hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm và những năng lực giáodục tương ứng mà các giáo viên này cần có cũng là một hướng nghiên cứuđược các nhà khoa học như: Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thanh Bình, NguyễnKim Dung nghiên cứu Trong những công trình nghiên cứu của mình, các tácgiả này đã đưa ra, phân tích khá cụ thể về những hoạt động giáo dục và yêucầu về năng lực giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt là có thể thao tácchúng trong thực tiễn giáo dục

Những năng lực của giáo viên như năng lực ứng xử sư phạm, năng lựcgiao tiếp, việc hình thành, nâng cao các năng lực này cho giáo viên cũng làvấn đề được nhiều nhà tâm lý học tiếp cận như: Bùi Văn Huệ với cuốn “Nghệthuật ứng xử sư phạm”, Trịnh Trúc Lâm với cuốn “Ứng xử sư phạm”, Bùi Thị

Trang 23

Mùi trong “Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung họcphổ thông” và nhiều tác giả khác.

Theo xu thế chung của thế giới về việc đưa ra các khung chuẩn nănglực giáo viên, tiến tới nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nước ta cũng đangdần hình thành các chuẩn nghề nghiệp giáo viên Năm 2009, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học Về bản chất, bộChuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học xác định khung năng lực mà giáo viêntrung học Việt Nam cần đạt được trong quá trình phát triển nghề nghiệp.Chuẩn này có thể được sử dụng để đánh giá năng lực của giáo viên đanggiảng dạy cũng như là một căn cứ đánh giá chuẩn đầu ra cho sinh viên hệ sưphạm khi tốt nghiệp Nội dung của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung họcgồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí:

− Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống gồm 5 tiêu chí

− Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dụcgồm 2 tiêu chí

− Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học gồm 8 tiêu chí

− Tiểu chuẩn 4: Năng lực giáo dục gồm 6 tiêu chí

− Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị xã hội gồm 2 tiêu chí

− Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp gồm 2 tiêu chí

Năm 2010, trong dự án nghiên cứu chuẩn năng lực dạy học của tổ chức

Bộ trường Giáo dục các nước Đông Nam Á, Việt Nam cũng đã đưa ra địnhnghĩa người giáo viên có năng lực là người có được cả tầm hiểu biết và những

kỹ năng cần thiết để có thể dạy học sinh tốt [36] Giáo viên nên có những hiểubiết đặc biệt về các khía cạnh của môn học mình dạy cũng như những kiếnthức chung để có thể trả lời tất cả các dạng câu hỏi mà học sinh có thể hỏi Họnên có những kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và kỹ năngquản lý lớp học cần thiết để thể hiện thành công vai trò là người quản lý lớphọc, người hỗ trợ, người tổ chức và là nguồn thông tin của lớp Cũng trong

Trang 24

nghiên cứu xuyên quốc gia này, Việt Nam đưa ra chuẩn năng lực dạy học củaViệt Nam gồm 4 chuẩn chính: Tầm hiểu biết, năng lực dạy học, năng lực thựchiện công việc giáo viên và năng lực quản lí lớp học Giáo viên Việt Namnhìn chung nên:

− Đạt được những tri thức, kỹ năng cần có và những chứng chỉ, bằngcấp để được phép dạy học

− Có ý thức đạo đức và dễ nhìn

− Công bằng khi đối xử với học sinh

− Có hành vi và cách sống tốt

− Giúp học sinh trở thành những công dân tốt và có đạo đức

− Sẵn sàng giúp đỡ học sinh ngay cả ngoài lớp học

− Tổ chức những hoạt động xã hội mà học sinh có thể tham gia

− Luôn chú ý đến sự phát triển nghề nghiệp

Nhìn chung, vấn đề nhân cách người giáo viên, năng lực giáo viên cũngnhư những chuẩn năng lực giáo viên đã và đang được các nhà khoa học quantâm nghiên cứu Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nghiên cứu về năng lực giáoviên nói chung và năng lực hiểu học sinh nói riêng vẫn chưa nhiều và nănglực này cũng chưa được quan tâm đào tạo đúng mức

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Hoạt động sư phạm và nhân cách của người giáo viên

1.2.1.1 Khái niệm hoạt động sư phạm

Hoạt động sư phạm biểu hiện ở tất cả các hình thức khác nhau của côngtác sư phạm nhưng tựu chung lại ở hai dạng đặc trưng: công tác dạy học vàcông tác giáo dục Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối vì khi tiến hànhcông tác dạy học thì cũng đã đạt mục đích giáo dục, và ngược lại muốn giáodục thì cũng phải dựa trên cơ sở dạy học Và thực chất, dạy học hay giáo dụcđều nhằm tạo ra những cơ sở trọng yếu để xây cất nhân cách cho thế hệ trẻ

Lao động của người thầy, lao động sư phạm là loại hình lao động đặcbiệt Đối tượng lao động của người thầy là con người, là thế hệ trẻ đang lớn

Trang 25

lên cùng với nhân cách của họ Đối tượng này không phải là vật vô tri vô giácnhư tấm vải của người thợ may, viên gạch của người thợ hồ hay khúc gỗ củangười thợ mộc mà là một con người nhạy cảm với những tác động của môitrường bên ngoài theo hướng tích cực và cả tiêu cực Do vậy, người thầy phảilựa chọn và gia công lại những tác động xã hội và tri thức loài người bằng laođộng sư phạm của mình nhằm hình thành con người đáp ứng yêu cầu của xãhội Tác động đến đối tượng đó không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quảnhư nhau, hiệu quả đó cũng không tỷ lệ thuận với số lần tác động Do đó,trong tay người thầy phải có vô số phương án để hiểu và tác động đến đốitượng, không thể rập khuôn máy móc như lao động khác Bản thân đối tượnglao động đã quyết định tính đặc thù của lao động sư phạm Sản phẩm của hoạtđộng sư phạm là nhân cách con người, hay nói cụ thể chính là được thể hiện ởtri thức, kỹ năng, kỹ xảo, trong các nét tính cách, ý chí, trong tinh thần củahọc sinh Do đó, công cụ để giáo dục học sinh, để tiến hành hoạt động sưphạm chính là nhân cách của giáo viên K.D.Usinski – nhà giáo dục vĩ đạingười Liên Xô cũ đã khẳng định rằng “Trong việc giáo dục, tất cả đều phảidựa trên nhân cách người giáo viên, bởi vì sức mạnh giáo dục chỉ bắt nguồn

từ nhân cách con người Không một điều lệ và chương trình nào, không một

cơ quan giáo dục nào, dù được nghĩ ra một cách khôn khéo đến đâu, có thểthay thế được nhân cách con người trong sự nghiệp giáo dục Không một sáchgiáo khoa nào, một hình phạt, một khen thưởng nào có thể thay thế ảnh hưởng

cá nhân của người thầy giáo đối với học sinh”.[13,117]

Hoạt động sư phạm là hoạt động đa dạng, phức tạp, có tính khoa học,tính sáng tạo cao Giáo viên là người tổ chức cho học sinh thực hiện hoạtđộng học và các hoạt động giáo dục khác Mỗi lớp học có từ 30 đến 50 họcsinh, thậm chí nhiều hơn, mỗi học sinh lại là một thế giới riêng tiềm ẩn nhiềukhả năng, nhiều bí ẩn và có thể biến đổi theo nhiều hướng khác nhau tùy

Trang 26

thuộc vào sự giáo dục mà mỗi học sinh nhận được, vào điều kiện sống, hoạtđộng của các em Vì thế mà hoạt động sư phạm đòi hỏi người giáo viên phảithực sự có năng lực, hay nói cách khác là phải có vốn hiểu biết về môn học,

về người học, về phông kiến thức chung cũng như hệ thống các kỹ năng, kỹxảo tương ứng

Không chỉ vậy, hoạt động sư phạm còn đòi hỏi người giáo viên lòngyêu nghề, yêu trẻ cũng như tinh thần trách nhiệm, ý chí cao trong công việc

Họ cần biết chấp nhận người học với những trình độ nhận thức, tính cách, khảnăng, hoàn cảnh sống khác nhau Đồng thời, người giáo viên cũng cần có sựkhoan dung, độ lượng, sự kiên trì và rất nhiều phẩm chất khác để có thể địnhhướng, uốn nắn, giúp đỡ cho học sinh của mình phát triển toàn diện

Trong hoạt động sư phạm, vai trò của người giáo viên vô cùng quantrọng Bill Gates, một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện và là chủ tịch tậpđoàn Microsoft cũng từng phát biểu: “Công nghệ chỉ là công cụ Để giúp họcsinh làm việc cùng nhau và thúc đẩy chúng thì quan trọng nhất là người giáoviên” [37,1] Thật vậy, lao động sư phạm của người giáo viên là lao động đặcbiệt với các đặc điểm sau:

− Đối tượng quan hệ trực tiếp là học sinh Tất cả những nghề có đốitượng quan hệ trực tiếp là con người đều đòi hỏi người hoạt động trong nghềphải có những phẩm chất nhất định khi thực hiện mối quan hệ giữa con ngườivới con người, như sự tôn trọng và lòng tin ở con người, tình thương và sự đối

xử công bằng, thái độ ân cần, tế nhị,… Tuy nhiên, cùng có đối tượng quan hệtrực tiếp là con người nhưng mỗi nghề khác nhau lại có quan hệ với con ngườikhác nhau Đối tượng quan hệ trực tiếp của giáo viên là những học sinh đangtrong quá trình hình thành và phát triển nhân cách Vì vậy mà ngoài những phẩmchất như trên, giáo viên còn cần thể hiện là người có tính nhân văn, tấm lòng baodung cũng như nhiều phẩm chất và năng lực chuyên biệt khác

Trang 27

− Như đã đề cập ở trên, lao động sư phạm của giáo viên có công cụchủ yếu là nhân cách của chính bản thân mình Dễ thấy rằng, cùng một biệnpháp sư phạm, giáo viên này dùng có hiệu quả, giáo viên khác dùng lại không cóhiệu quả Ở giáo viên này thì vừa gặp đã có thể gây thiện cảm và khiến học sinhyêu quý nghe theo, nhưng ở giáo viên khác thì ngay cả dùng hình phạt nghiêmkhắc cũng không có tác dụng với học sinh Do đó nghề thầy giáo đòi hỏi nhữngyêu cầu về phẩm chất và năng lực rất cao Để có thể trở thành một giáo viên tốt,trước hết cần phải sống một cuộc sống chân chính, toàn vẹn nhưng đồng thờiphải có ý thức và kỹ năng tự hoàn thiện mình Tâm hồn của nhà giáo phải đượcbồi bổ rất nhiều để sau này có khả năng truyền lại gấp bội cho thế hệ trẻ.Gônôbôlin đã nói: “Người giáo viên một mặt là cống hiến, mặt khác họ như thứbọt biển thấm vào mình, cuốn theo mình mọi tinh hoa của dân tộc, của cuộcsống và khoa học, và rồi họ lại cống hiến những tinh hoa ấy cho thế hệ trẻ”[19,62].

− Mục đích của lao động sư phạm là đào tạo nguồn nhân lực cho xãhội, giáo dục thế hệ trẻ, hình thành ở họ những phẩm chất và năng lực phù hợpvới yêu cầu cầu của xã hội Như vậy, đòi hỏi ở giáo viên phải nắm kịp xu hướngcủa thời đại, nhạy bén, năng động và luôn tự bồi dưỡng, hoàn thiện bản thân để

có những bài dạy thực tế, định hướng đúng đắn cho học sinh của mình

− Lao động sư phạm đòi hỏi nhiều năng lực chuyên biệt, đòi hỏi tínhkhoa học, tính nghệ thuật và sáng tạo cao Dieterweg, một nhà sư phạm họcngười Đức đã nhấn mạnh: “Người thầy giáo tồi là người mang chân lí đến sẵn,người thấy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lí” Rõ ràng, lao động

sư phạm không chỉ là công việc đóng khung trong giờ giảng trên lớp mà đòi hỏingười giáo viên cần dành nhiều thời gian hơn rất nhiều để tìm hiểu học sinh,phải dựa trên những nền tảng khoa học giáo dục, tâm lý lứa tuổi và có kỹ năng

sử dụng chúng với từng tính huống cụ thể, với từng học sinh của mình để khôngchỉ học sinh giỏi mà tất cả học sinh, dù có đặc điểm trí tuệ, tính cách, hoàn cảnh

Trang 28

nào cũng có thể đạt được mục đích giáo dục.

1.2.1.2 Cấu trúc hoạt động sư phạm

Hoạt động sư phạm diễn ra chủ yếu trong môi trường sư phạm giữa haichủ thể chính là giáo viên và học sinh Có nhiều quan điểm khác nhau về cấutrúc của hoạt động sư phạm:

Quan điểm của Ph.N.Gônôbôlin cho rằng hoạt động sư phạm gồm haihoạt động là hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục [19] Hai hoạt độngnày có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau

Quan điểm của tác giả Lê Văn Hồng [13] cho rằng hoạt động sư phạmbao gồm các hoạt động sau:

và các phẩm chất đạo đức cần có của người công dân cho các em học sinh

Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng bao gồm cả quá trình dạy học vàquá trình giáo dục Chức năng trội của dạy học là vũ trang cho học sinh trithức, kỹ năng, kỹ xảo Chức năng trội của giáo dục theo nghĩa hẹp là hìnhthành ý thức và những hành vi chuẩn mực với yêu cầu của xã hội Sự gắn bóchặt chẽ, tác động lẫn nhau thể hiện ở chỗ: dạy học phải mang tính giáo dục,những tri thức mà người dạy giúp học người lĩnh hội phải là những tri thứcđúng đắn, chuẩn mực, tạo tiền đề nhận thức cho quá trình giáo dục Ngượclại, giáo dục cũng gắn liền với dạy học, có thể tiến hành ngay trong các bài

Trang 29

học trên lớp, trong các hoạt động ở lớp và ở trường Tuy nhiên, hai hoạt độngnày vẫn là hai hoạt động độc lập với nhau Bởi dạy học thì có thể nhìn thấykết quả ở người học một cách nhanh chóng, bằng cách đánh giá khả năng họctập, kỹ năng làm bài trong thời gian ngắn, nhưng hoạt động giáo dục lại mangtính đặc thù rất riêng, khác hẳn với dạy học ở chỗ không thể nhìn thấy kết quảngay được, giáo dục cần được tiến hành lâu dài, bền bỉ, kiên nhẫn trong thờigian dài Hai hoạt động này là hai hoạt động chuyên biệt, không phải sinh ranhau mà có sự thống nhất và tương tác lẫn nhau, cùng với những hoạt động tổchức sư phạm trong trường học tạo ra quá trình sư phạm toàn vẹn.

Cũng có quan điểm cho rằng, hoạt động sư phạm bao gồm 4 hoạt độngthành phần đó là:

− Hoạt động dạy học

− Hoạt động giáo dục

− Hoạt động tổ chức các hoạt động sư phạm

− Hoạt động nghiên cứu

Dù được phân chia theo cách nào thì cũng có thể thấy rằng, trong hoạtđộng sư phạm thì hoạt động dạy học và hoạt động sư phạm là hai hoạt độngchính Để có thể thực hiện thành công hoạt động sư phạm đòi hỏi ở ngườigiáo viên không chỉ vồn hiểu biết, tri thức rộng và sâu mà còn đòi hỏi nhữngngười thầy giáo, cô giáo phải có rất nhiều phẩm chất cũng như năng lực khác

để trở thành một giáo viên hiệu quả

1.2.1.3 Nhân cách người giáo viên và cấu trúc nhân cách người giáo viên

Nhân cách là tổng thể, tổ hợp những phẩm chất và năng lực tạo nên bảnsắc và giá trị tinh thần của mỗi người Phẩm chất và năng lực tạo thành thểthống nhất trong nhân cách con người cụ thể Nói đến phẩm chất là nói đếnthái độ của con người với tự nhiên, xã hội, với người khác và với chính bảnthân mình Đó là hệ thống những thuộc tính tâm lý biểu hiện các mối quan hệ

Trang 30

xã hội cụ thể của một người, thường được thể hiện ra bằng hành vi, cách cư

xử với người khác, với công việc Còn nói đến năng lực là nói đến làm việcnhư thế nào và mặt hiệu quả của hành động ra sao Hai yếu tố này thống nhất

và tác động qua lại lẫn nhau, nhưng cũng có thể phân biệt để xem xét, đánhgiá Con người với mỗi loại hình hoạt động chuyên biệt khác nhau, nghềnghiệp khác nhau thì sẽ có yêu cầu về nhân cách, hay cụ thể là những phẩmchất và năng lực khác nhau Với người giáo viên, nhân cách người giáo viênđược hiểu là tổng thể, tổ hợp những phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc vàgiá trị tinh thần của người giáo viên Những nét cơ bản về nhân cách ngườigiáo viên, cũng giống như những con người bình thường khác, đã được hìnhthành ngay từ khi còn nhỏ, đi học ở trường phổ thông, sau đó trong thời kỳhọc tập tại các trường sư phạm và trong công tác dạy học và giáo dục thựctiễn, nhân cách người giáo viên dần thể hiện rõ nét, phát triển hơn và địnhhình ổn định

Trong cấu trúc nhân cách của người giáo viên có thể kể đến nhữngthành phần sau đây:

− Các phẩm chất

− Các năng lực sư phạm

Trước hết nói về các phẩm chất:

Thế giới quan khoa học là nền tảng, định hướng thái độ, hành vi ứng xử

của giáo viên trước các vấn đề của thế giới tự nhiên, thực tiễn xã hội và thực

tiễn nghề nghiệp Trên cơ sở thế giới quan khoa học đúng đắn, lí tưởng đào

tạo thế hệ trẻ được bộc lộ qua niềm say mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ sâu sắc,

sự tận tâm vì công việc

Lòng yêu trẻ là một phẩm chất cao quý của con người nói chung và là

phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của người giáo viên Cố Tổng Bí thư LêDuẩn đã nói: “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu” Chính

Trang 31

tình yêu trẻ sớm nảy nở như một phẩm chất tự nhiên đã là nhân tố hướngngười thanh niên vào nghề dạy học Qua tiếp xúc với trẻ trong quá trình hoạtđộng nghề nghiệp, tình cảm yêu mến trẻ cũng dần phát triển và ngày càng gắnnhà giáo với nghề mình đã chọn Bí quyết của một giáo viên thành công bắtnguồn từ thứ tình cảm đầy tính nhân văn, vừa thật lòng yêu thương, gần gũi,

ân cần, khoan dung, vừa nghiêm túc, công bằng, yêu cầu cao với trẻ Trên cơ

sở yêu thương trẻ và không áp đặt, tôn trọng nhân cách trẻ, biết hợp tác và tạodựng bầu không khí dân chủ trong quá trình dạy học và giáo dục, người giáoviên khai thác mọi tiềm năng ở trẻ để đạt được mục tiêu giáo dục với chấtlượng, hiệu quả cao Đồng thời, có yêu người, có yêu trẻ sâu sắc người giáoviên mới có động lực để hoàn thành nhiệm vụ dạy học và giáo dục, chủ độngnâng cao những năng lực của mình để trở thành người giáo viên hiệu quả

Lòng yêu nghề đó là sự say mê lĩnh vực, bộ môn mình giảng dạy cũng

như toàn bộ công việc mình thực hiện Có yêu nghề thì người giáo viên mới

có động lực để nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, rèn luyện và tudưỡng suốt đời vì sự nghiệp trồng người Xét cho cùng, dù là bất cứ nghề gìcũng đều cần có lòng yêu nghề Nếu không yêu chính công việc của mình thìmỗi khi khó khăn, mỗi khi công việc có quá nhiều áp lực, con người khó màtoàn tâm toàn ý được với công việc Tất nhiên, như đã nói, lòng yêu nghề củangười giáo viên liên quan mật thiết với lòng yêu trẻ, yêu người Lòng yêu trẻ,lòng yêu nghề là động lực mạnh mẽ giúp người giáo viên thực hiện chức năng

“người kỹ sư tâm hồn” với tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo, với ý chíkhông ngừng học hỏi, vươn lên hoàn thiện mình để cống hiến nhiều hơn cho

sự nghiệp trồng người

Ngoài 3 thành tố chủ yếu trên, còn có thể nêu lên một số nét về đạođức, tính cách người thầy giáo Giáo viên trước hết là nhà giáo dục, vì thế màgiáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội,

Trang 32

hăng hái tham gia vào sự phát triển cộng đồng, làm tấm gương sáng cho họcsinh Xã hội cũng thường đòi hỏi ở người giáo viên phong cách mô phạm,sống cuộc đời trong sáng, khiêm tốn, giản dị, chan hòa, gần gũi và sẵn lònggiúp đỡ mọi người.

Thành tố thứ hai trong cấu trúc nhân cách người giáo viên là năng lựcngười giáo viên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức làngười vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Rõ ràng,chỉ có những phẩm chất thôi thì chưa đủ Muốn trở thành một người giáo viênhiệu quả thì những năng lực là vô cùng quan trọng Mỗi người, hay mỗi giáoviên có thể có một vài năng lực, cũng có thể không có năng lực Bởi năng lực

có thể được hình thành bằng sự rèn luyện, nỗ lực phấn đấu của bản thân

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực và các tác giả cũng đưa

ra nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này

Các nhà tâm lý học Liên Xô trước đây như Ph.N.Gônôbôlin,P.A.Ruđích, A.G.Côvaliôp và một số nhà tâm lý học khác đã xây dựng lýluận về năng lực Các tác giả này thống nhất quan điểm đưa năng lực vàotrong cấu trúc nhân cách Sự phát triển năng lực thống nhất với sự phát triểnnhân cách và một năng lực nghề nghiệp nào đó chỉ hình thành trong hoạtđộng tương ứng Năng lực gắn liền với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của conngười Con người càng có hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực nào đó thì nănglực hoạt động về mặt này của họ càng phát triển nhanh

Theo P.A.Ruđích [24] thì năng lực là thuộc tính tâm sinh lý của conngười chi phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như hiệuquả thực hiện một hoạt động nhất định

A.G.Côvaliôp đã đưa ra khái niệm năng lực: Năng lực là một tập hợphoặc tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người đáp ứng những yêucầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó được kết quả cao [4,90]

Trang 33

Theo A.G.Côvaliôp thì năng lực thuộc vào khía cạnh sai biệt giữa các

cá nhân Do đó khi nói đến năng lực là muốn nói đến thành tích cao tronghoạt động của cá nhân này so với cá nhân khác Mọi hoạt động đều phức tạp

và đều đề ra những yêu cầu nhiều mặt với con người Nếu hệ thống các thuộctính của cá nhân đáp ứng được những yêu cầu đó thì con người tỏ ra có nănglực tiến hành hoạt động có kết quả ở mức độ cao, trong trường hợp ngược lại

là người không có năng lực

Ph.N.Gônôbôlin đã đưa ra khái niệm năng lực: “Trong khoa học tâm lýngười ta coi năng lực là những thuộc tính tâm lý riêng lẻ của cá nhân, nhờnhững thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp một hoạt động nào đó

và mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt được kết quả cao” Điều

đó có nghĩa là một người có năng lực trong lĩnh vực nào đó thì dù không cần

bỏ ra nhiều sức lao động nhưng những khó khăn trong công việc vẫn đượckhắc phục một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn những người không có nănglực trong lĩnh vực ấy [19,76]

Năng lực xuất hiện và phát triển trong quá trình hoạt động Năng lựcthể hiện ở những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng giúp cho công việc hoànthành tốt Nhưng cần phân biệt, năng lực khác với các kỹ năng, kỹ xảo ở chỗ

kỹ năng và kỹ xảo là kết quả của sự luyện tập, học tập, còn để phát triển nănglực không chỉ cần có luyện tập mà còn cần phải có những đặc điểm sinh lýthần kinh, có sự hiểu biết lĩnh vực nào đó

Trong nghiên cứu về hỗ trợ sự phát triển năng lực của giáo viên, Liênminh Châu Âu đã đưa ra khái niệm: “Một năng lực là sự kết hợp phức tạp củatri thức, kỹ năng, sự hiểu biết, giá trị, thái độ và những mong muốn khát khao,cái mà dẫn tới hiệu quả hoạt động của con người trong thế giới, trong một lĩnhvực nào đó Năng lực, do đó được phân biệt với kỹ năng, cái được định nghĩanhư là khả năng làm được một số việc một cách dễ dàng” [35,9]

Trang 34

Tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra định nghĩa năng lực: “Năng lực lànhững đặc điểm tâm lý cá biệt, tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu,cường độ của việc tác động vào đối tượng lao động” [9].

Nguyễn Ngọc Bích cho rằng năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lýphù hợp với yêu cầu của một loại hoạt động làm cho hoạt động đó đạt đượckết quả Khái niệm năng lực được hiểu với tư cách là năng lực cá nhân Cóhai loại năng lực: Năng lực tiềm tàng và năng lực tức thời Năng lực tiềm tàngcần cho sự phát triển tương lai của cá nhân, như là phương thức hiệu quả củahành động để hoàn thành tốt những hoạt động mới Năng lực tức thời cầnthiết đối với một loại hoạt động cụ thể nào đó có tính chất chuyên biệt màkhông phải cho tất cả các hoạt động của con người [1]

Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân thì cho rằng: những đặc điểm tâm

lý nào của cá nhân là điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt đẹp một loại hoạtđộng nhất định thì gọi là năng lực Theo các tác giả này, nếu chỉ có một nănglực đơn lẻ thì không đảm bảo sẽ hoàn thành tốt đẹp được một hoạt động nhấtđịnh Sự hoàn thành bất cứ một hoạt động nào đều do sự kết hợp của nhiềunăng lực quyết định

Có thể thấy rằng, mỗi hoạt động có thể hoàn thành nhanh chóng, hiệuquả không phải chỉ phụ thuộc vào một phẩm chất tâm lý, một kỹ năng đơn lẻnào, mà phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp, vận hành của toàn bộ nhữngphẩm chất nhân cách của người đó Người có năng lực về một hoạt động nào

đó thường biểu hiện ở việc thành thạo công việc, làm việc nhanh chóng, hiệuquả Đặc trưng của năng lực là sự thành thạo và kết quả cao trong công việc

Và năng lực là năng lực trong một lĩnh vực cụ thể, trong một hoạt động nào

đó chứ không phải năng lực chung chung Ví dụ như năng lực nghệ thuật,năng lực chính trị, năng lực sư phạm,…

Tuy nhiên, mỗi hoạt động riêng biệt sẽ đòi hỏi ở mỗi cá nhân những

Trang 35

phẩm chất, những đặc điểm tâm lý khác nhau để phù hợp với nó Và thôngqua hoạt động, những điều kiện để tiến hành hoạt động có hiệu quả ấy phảikết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện, và chỉ khi những phẩmchất, đặc điểm ấy của nhân cách phối hợp nhuần nhuyễn như thế mới tạo ranăng lực cụ thể của hoạt động đó Năng lực không phải là cái bẩm sinh, chỉ cónhững yếu tố tâm inh lý là được di truyền, và những yếu tố ấy cũng chỉ là nềntảng, cơ sở để con người hình thành năng lực mà thôi Muốn có năng lực, conngười phải nỗ lực hoạt động, phối kết hợp những yếu tố riêng lẻ lại thành sứcmạnh lao động có hiệu quả.

Có nhiều cách hiểu, nhiều cách định nghĩa khác nhau về năng lực, nhưngtựu chung lại, các tác giả khi nói đến năng lực là nói đến sự tổng hợp nhữngyếu tố nhân cách riêng lẻ tạo nên khả năng thành thạo trong hoạt động, manglại hiệu quả cao trong công việc nhất định Tuy nhiên, với cách hiểu năng lực làkhả năng làm việc hiệu quả, hay năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáocủa cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của công việc thì sẽ khó mà

đo đếm được mức độ của năng lực ấy như thế nào Vì vậy, trong luận văn của

mình, chúng tôi lựa chọn và đưa ra khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là

tổ hợp, là sự phối hợp, vận dụng nhuần nhuyễn những tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và những thái độ của bản thân con người để đạt được hiệu quả cao trong một hoạt động, một lĩnh vực nhất định”.

1.2.2 Năng lực sư phạm

1.2.2.1 Khái niệm năng lực sư phạm

Theo N.Đ.Lêvitôp, cần phải chú ý đến năng lực sư phạm Các năng lực

sư phạm này thuộc về các mặt khác nhau trong nhân cách người thầy giáo, màtrước hết thuộc về hoạt động trí tuệ Những năng lực này không phải là bẩmsinh mà hình thành trong quá trình dạy học và hoạt động thực tiễn nhưngchúng rất vững chắc đến mức có thể nói rằng đó là những phẩm chất cần thiết

để công tác sư phạm có kết quả [16, 331]

Trang 36

Tác giả Ph.N.Gônôbôlin, năng lực sư phạm là một loại năng khiếu đặcbiệt Đối với một giáo viên muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khôngnhất thiết phải có những năng lực chung hoặc chuyên môn thật giỏi Nhưngnăng khiếu sư phạm bao gồm một số yếu tố của cả hai năng lực trên [19,77].Tức là: Năng lực sư phạm là một loại năng khiếu đặc biệt bao gồm một số yếu

tố của năng lực chung và năng lực riêng (năng lực chuyên môn) để có thểhoàn thành tốt công tác giáo dục

Ông cũng khẳng định: “Tính nhiều mặt của hoạt động sư phạm khôngcho phép quy năng lực của người giáo viên là những thuộc tính riêng lẻ nhỏhẹp của con người Nhân cách của con người nói chung và vô số những phẩmchất không thể kể hết được của họ là điều kiện để hoàn thành tốt đẹp công tácgiáo dục” Công tác giáo dục đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ phải làmviệc thật căng thẳng mà còn phải nỗ lực nhiều, phải có năng lực dồi dào

Năng lực sư phạm liên quan chặt chẽ với các năng lực chung như đặcđiểm trí tuệ, ngôn ngữ, tưởng tượng sáng tạo, với những đặc điểm tình cảm,tính cách của người giáo viên và với các năng lực chuyên biệt, năng lực riêngtrong từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể

Những năng lực sư phạm của giáo viên rất nhiều hình, nhiều vẻ Nănglực sư phạm được thể hiện ở những phẩm chất trí tuệ như sự quan sát tinh tế,

tư duy logic, sáng tạo, hay ở khả năng sử dụng ngôn ngữ lưu loát, thuyếtphục, cũng có thể ở khả năng thấu hiểu học sinh của mình, đặt mình vào vị trícủa học sinh để suy nghĩ, xem xét Năng lực sư phạm của người giáo viêncũng gắn bó và chịu ảnh hưởng sâu sắc bới các đặc điểm tính cách của họ.Những nét tính cách rất quan trọng với một giáo viên tài năng là tình yêu conngười, sự say mê công việc, ý chí vượt khó, sự công bằng và nhiều đặc điểmkhác Ngoài những năng lực chung ra, năng lực sư phạm còn có mối liên quanchặt chẽ với năng lực chuyên môn khác như: năng lực hội họa, âm nhạc, kỹ

Trang 37

thuật,… Những năng lực này góp phần cho sáng tạo sư phạm, sự phong phú

đa dạng trong cách dạy học, giáo dục cũng như những nguyên liệu mà ngườigiáo viên sử dụng trong công tác của mình khi người giáo viên ấy có xuhướng và năng lực sư phạm

Như vậy, đòi hỏi ở nhà sư phạm phải có những năng lực chung và nănglực chuyên biệt, thể hiện ở trình độ trí tuệ, ngôn ngữ, tư duy, trong các đặcđiểm ý chí, tính cách của người giáo viên

Tác giả A.G.Côvaliôp, trong những nghiên cứu của mình cũng đề cậpđến vấn đề năng lực sư phạm [4] Theo ông, hoạt động sư phạm của ngườigiáo viên là hoạt động có nhiều mặt và phức tạp Người giáo viên vừa dạy họcđồng thời vừa tiến hành công tác giáo dục học sinh và các hoạt động tổ chứccho các em Nhà giáo có năng lực không chỉ cần hiểu biết một cách tinh tếtâm lý trẻ em mà còn phải biết định hướng cho các em trong đời sống, địnhhướng cho tập thể học sinh, trong từng tình huống cụ thể Trong đó, lòng yêunghề và yêu trẻ là những điều kiện chung dẫn tới thành công cho hoạt động sưphạm Thuộc tính chủ đạo trong năng lực sư phạm là kỹ năng vạch trướcđược tương lai của từng người và của tập thể, kết hợp với sự khéo léo ứng xử

sư phạm trong các phương pháp và hình thức công tác Chính yếu tố này đảmbảo cho sự sáng tạo trong công tác và việc giáo dục thế hệ đang lớn lên đạtkết quả cao nhất Thái độ ân cần và yêu cầu cao là những nét tính cách, đồngthời cũng là những thuộc tính làm chỗ dựa của năng lực sư phạm, cần thiết đểthiết lập mối quan hệ qua lại tốt đẹp, thân thiết với trẻ

A.G.Côvliôp cũng nói tới một số năng lực sư phạm của người giáoviên Ông đã phát biểu rằng: “Nhà sư phạm cần phải có sự hiểu biết một cáchtinh tế tâm lý trẻ em Thông qua sự hiểu biết ấy mà giáo viên có thể có được

sự định hướng, có những tác động hợp lý nhằm giúp nhân cách trẻ phát triểntoàn diện” [4,92] Mặt khác, ông đã xét năng lực trong sự biến đổi phát triển

Trang 38

của nó Việc hình thành các năng lực sư phạm cần luôn chú ý tới sự vận động

và phát triển của các yếu tố khách quan, bao gồm đối tượng tác động, phươngpháp tác động cũng như chính bản thân các yếu tố ấy

Năng lực sư phạm phản ánh một cách độc đáo cấu trúc hoạt động sưphạm và bao gồm 5 thành phần cơ bản là:

Năng lực sư phạm là loại năng lực chuyên biệt Tính chất chuyên biệt

đó thể hiện ở một số khía cạnh như sau:

− Tính sâu sắc và sự phong phú về tri thức của nhà giáo dục khôngphải bao giờ cũng trùng khớp với hoạt động có hiệu quả của họ Sự sai lệchnày có hai loại:

+ Mặc dù có tri thức sâu sắc về bộ môn giảng dạy, tức là có năng lựcchung, nhưng giáo viên vẫn không thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học và giáodục

+ Loại thứ 2 là mặc dù được chuẩn bị và đạt được về tri thức bộmôn ở mức độ trung bình, khá thôi nhưng giáo viên lại đạt hiệu quả cao khithực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục Rõ ràng, họ được bù lại bằngnăng lực sư phạm chuyên biệt

− Trình độ phát triển năng lực sư phạm thường không trùng với trình

độ quan hệ đối với công việc mà có khi trội hơn hoặc ngược lại, kém hơn Dù cónhững giáo viên có kinh nghiệm và thâm niên công tác nhiều năm, có trình độđại học sư phạm thì chúng ta vẫn thấy thực tế chứng minh họ có thể không cónăng lực sư phạm

Khi nghiên cứu về năng lực, Phạm Minh Hạc cho rằng: sự thành côngtrong việc dạy học và giáo dục học sinh đòi hỏi người thầy giáo phải có thế

Trang 39

giới quan tiên tiến, những phẩm chất đạo đức cao quý, trình độ tri thức, kỹnăng kỹ xảo nghề nghiệp cao, trình độ văn hoá chung và xu hướng sư phạmcao Ngoài ra còn có một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của nhân cách về mặttrí tuệ tình cảm và ý chí Các đặc điểm này có liên quan mật thiết đến nhau,chính là các thành tố trong cấu trúc năng lực sư phạm năng lực sư phạm khácvới kỹ năng sư phạm ở chỗ năng lực sư phạm là thuộc tính là đặc điểm củanhân cách còn kỹ năng sư phạm là những hành động riêng lẻ của hoạt động sưphạm do con người thực hiện Ông viết: “Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là chấtliệu để tạo thành năng lực tương ứng không có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thìkhông có năng lực, tuy chúng không đồng nhất với nhau Năng lực chính là tổhợp các đặc điểm tâm lý cá nhân tiếp nhận hoặc sử dụng kiến thức, kỹ năng,

kỹ xảo vào một hoạt động nào đó, vì vậy, tất nhiên ở đây còn có vai trò củađộng cơ, hứng thú nữa” [9]

Trong nghiên cứu mới đây của Liên minh Châu Âu [29], họ đưa raquan điểm cần phân biệt giữa năng lực dạy học và năng lực giáo viên (nănglực sư phạm): Năng lực dạy học tập trung vào vai trò của người giáo viêntrong lớp học, trực tiếp liên quan đến nghề dạy học, đến những hiểu biết vềchuyên môn và những kỹ năng sẵn sàng hành động Trong khi đó, năng lựcgiáo viên có hàm ý rộng hơn, là cái nhìn hệ thống về trình độ của người giáoviên, ở những cấp độ khác nhau

Có thể khẳng định rằng, giống như năng lực nói chung, năng lực sưphạm là năng lực chuyên biệt, được hình thành và phát triển ở người giáo viêntrong lĩnh vực dạy học và giáo dục Năng lực sư phạm có liên quan đến kiếnthức, sự hiểu biết tường tận môn học, cũng như những kỹ năng cần thiết đểdạy học và giáo dục hiệu quả và một số đặc điểm tính cách, thái độ, tình cảmkhác của người giáo viên Trong luận văn, chúng tôi đưa ra định nghĩa năng

lực sư phạm như sau: “Năng lực sư phạm là tổ hợp, là sự phối hợp, vận

Trang 40

dụng nhuần nhuyễn những tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và những thái độ của người giáo viên để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động dạy học và giáo dục”.

1.2.2.2 Cấu trúc năng lực sư phạm

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra cấu trúc năng lực sư phạm Tuynhiên, vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau, và chưa có sự thống nhất

Ph.N Gônôbôlin đã tiến hành điều tra một số lượng lớn giáo viên, cán

bộ giáo dục [19] Căn cứ vào những quan sát và những tài liệu mà tác giả thuthập được qua các cuộc trao đổi với các giáo viên, các hiệu trưởng, cũng nhưqua các thư trả lời cho những câu hỏi mà tác giả đề ra, ông tổng kế thành cácnăng lực sư phạm điển hình với một giáo viên công tác có kết quả như sau:

− Năng lực hiểu học sinh, dễ dàng nắm vững những đặc điểm tâm lý,tính cách của các em, xác định đúng trình độ tri thức, niềm tin và những phẩmchất đạo đức của các em

− Năng lực truyền đạt tài liệu học tập cho trẻ một cách dễ hiểu để các

em dễ nắm được và dễ ghi nhớ tài liệu

− Năng lực thu hút học sinh, truyền nhiệt tình cho các em, cuốn hút

− Biết khéo léo ứng xử sư phạm khi cần thiết, yêu cầu cao và đối xử

cá biệt với học sinh

− Năng lực thấy trước kết quả công tác của mình cũng như những sailầm, khó khăn có thể xảy ra trong hoạt động ấy, hoặc định ra được, theoA.X.Macarencô, những phẩm chất và tri thức của học sinh mình

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách, NXB ĐHQG, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Bích," Tâm lý học nhân cách
Nhà XB: NXB ĐHQG
2. Nguyễn Thanh Bình, Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay, NXB ĐHSP, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thanh Bình, "Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ởtrường THPT hiện nay
Nhà XB: NXB ĐHSP
3. Nguyễn Thanh Bình, Giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay, NXB ĐHSP, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thanh Bình, "Giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay
Nhà XB: NXB ĐHSP
4. A.G.Côvaliôp, Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A.G.Côvaliôp, "Tâm lý học cá nhân
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Đỗ Thị Châu, Tình huống tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Thị Châu, "Tình huống tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. V.A.Cruchetxki, Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V.A.Cruchetxki, "Những cơ sở của tâm lý học sư phạm
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Phạm Văn Đỗ, Vấn đề nghiên cứu nhân cách của giáo viên, NXB Giáo dục, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Văn Đỗ, "Vấn đề nghiên cứu nhân cách của giáo viên
Nhà XB: NXB Giáodục
8. Giselleo O. Martin – Kniep, Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giselleo O. Martin – Kniep," Tám đổi mới để trở thành người giáo viêngiỏi
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
9. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm lý học, NXB Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc (chủ biên), "Tâm lý học
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn, Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB ĐHSP, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn, "Giáo trình tâm lí học lứa tuổi vàtâm lí học sư phạm
Nhà XB: NXB ĐHSP
11. Dương Diệu Hoa, Tâm lý học phát triển, NXB ĐHSP, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Diệu Hoa, "Tâm lý học phát triển
Nhà XB: NXB ĐHSP
12. Trần Bá Hoành, Vấn đề giáo viên – Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn, NXB ĐHSP, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Bá Hoành, "Vấn đề giáo viên – Những nghiên cứu lí luận và thựctiễn
Nhà XB: NXB ĐHSP
13. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB ĐHQGHN, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, "Tâm lí học lứa tuổivà tâm lí học sư phạm
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
14. Bùi Văn Huệ, Nghệ thuật ứng xử sư phạm, NXB ĐHQGHN, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Văn Huệ, "Nghệ thuật ứng xử sư phạm
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
15. James H.Stronge, Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả, NXB Giáo dục VN, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: James H.Stronge, "Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả
Nhà XB: NXB Giáo dục VN
16. N.Đ.Levitop, Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, tập III, NXB Giáo dục, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: N.Đ.Levitop, "Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, tập III
Nhà XB: NXBGiáo dục
17. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Trọng Ngọ, "Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Nhà XB: NXB ĐHSP
18. Phan Trọng Ngọ, Cơ sở triết học và tâm lý học của đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông, NXB ĐHSPHN, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Trọng Ngọ, "Cơ sở triết học và tâm lý học của đổi mới phươngpháp dạy học trong trường phổ thông
Nhà XB: NXB ĐHSPHN
19. Ph.N.Gônôbôlin, Những phẩm chất tâm li của người giáo viên, tập I, NXB Giáo dục, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph.N.Gônôbôlin, "Những phẩm chất tâm li của người giáo viên, tập I
Nhà XB: NXB Giáo dục
20. V.A.Petrovxki, Tâm li học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V.A.Petrovxki, "Tâm li học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Nhà XB: NXB Giáodục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w