Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của Chính phủ đã nhận định: “Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng ti
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thứ nhất: Xuất phát từ xu thế hội nhập và toàn cầu hoá Việc tiếp nhận
những công nghệ mới trong đó CNTT là yếu tố khách quan và tất yếu để khẳngđịnh sự hưng thịnh của một quốc gia Giáo dục không nằm ngoài quy luật đó, việcứng dụng CNTT trong giáo dục thể hiện sự lớn mạnh về khoa học, về công nghệ, vềkinh tế… của một đất nước Một đất nước muốn phát triển nhanh và bền vững thìnền kinh tế tri thức phải được ưu tiên hàng đầu CNTT đã làm thay đổi căn bản bứctranh của nền kinh tế tri thức đó
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập thế giới công nghệ hiện đại; đáp ứng yêu cầuđào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục thực sự phải đitrước, đón đầu và đổi mới Và để hoàn thành sứ mệnh của mình, các nhà quản lýgiáo dục từ trung ương đến địa phương hơn ai hết phải hiểu tầm quan trọng củaCNTT với công tác giáo dục và phải có những biện pháp quản lý hiệu quả để việcứng dụng CNTT trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu và tất yếu
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của Chính phủ đã nhận định: “Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ
sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế đổi mới và phát triển”
Chỉ thị số 29/2001/CT BGD&ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 của BộGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo
dục giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: “CNTT và đa dạng phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”
Nhận rõ vai trò quan trọng của CNTT trong sự phát triển của đất nước, Chỉthị số 55/2008/CT-BGD ĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về tăng cường giảng dạy, đào tạo, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn
2008-2012 đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong
Trang 2giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước”.
Như vậy, việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học góp phầnthực hiện đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giáo dục nói riêng hiệnnay, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học sinh phổ thông
Thứ hai: Xuất phát từ thực tế tại trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội, việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn khó khăn hạn chế như cơ sở vậtchất còn thiếu, chưa đồng bộ, trình độ đội ngũ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầulàm cho chất lượng giáo dục chưa được nâng cao.Việc ứng dụng CNTT trong dạyhọc trở thành nhu cầu cấp bách, không thể thiếu trong việc đổi mới phương phápcủa giáo viên nhà trường Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo đúng đắn của Sở GD&ĐT; làđịnh hướng để các trường THPT đưa ứng dụng CNTT vào dạy học thành công.Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáodục nhưng hiện chưa có công trình khoa học nào được nghiên cứu và ứng dụng tạitrường THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, xuất phát từ yêu cầukhách quan và tính cấp thiết về bài toán quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở
trường THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ”
2 Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng công tácquản lý ứng dụng CNTT vào dạy học của trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm,thành phố Hà Nội Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng caochất lượng giáo dục; tăng tính hiệu quả và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học
ở trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THPT TrầnPhú- Hoàn Kiếm
Trang 33.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPTTrần Phú- Hoàn Kiếm
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THPTTrần Phú- Hoàn Kiếm còn mang tính hình thức, chưa thấy rõ được hiệu quả thực sựcủa việc đổi mới Nếu tìm được các biện pháp thích hợp thì sẽ nâng cao được chấtlượng giáo dục trong các nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiện cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học
5.2 Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dung CNTT vào dạy họccủa trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý của trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếmnhằm tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trongtrường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2013
- Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THPT TrầnPhú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2018
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, mô hình hoá… các tài liệu, các văn bản
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, tài liệu về giáo dục, về quản lý giáodục, về CNTT và ứng dụng CNTT ; chủ trương đường lối, nghị quyết, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của
Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội về CNTT và quản lý việc ứng dụng CNTT nhằmxây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp quan sát
Trang 4Quan sát các hoạt động ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy họctrong trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Có cái nhìn chungnhất (thuận lợi và khó khăn) về hiện trạng tại địa bàn mình Từ đó đưa ra đánh giá,kết luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp có tính hiệu quả về ứng dụng CNTTtrong dạy học ở trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm
7.3 Nhóm phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu hỏi
- Mục đích: Thu thập ý kiến về ứng dụng CNTT vào dạy học trong trườngTHPT Trần Phú- Hoàn Kiếm và công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạyhọc
- Các phiếu điều tra - phiếu hỏi dành cho một số cán bộ quản lý của Sở GD vàcủa trường, giáo viên các tổ, nhóm trong trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm về thựctrạng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học và về các biện pháp quản lýđược đề xuất Cụ thể là:
+ 7 tổ chuyên môn tại trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố HàNội
+ 30 chuyên viên Sở GD&ĐT Hà Nội, lãnh đạo trường THPT Trần Phú –Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
+ 30 tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn của trường THPT TrầnPhú-Hoàn Kiếm
+ 132 giáo viên của 7 tổ chuyên môn trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm
7.4 Xử lý kết quả điều tra bằng thống kê toán học
Phân tích xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán học
8 Dự kiến điểm mới của đề tài
- Mô tả thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT TrầnPhú- Hoàn Kiếm, phân tích và đánh giá thực trạng đó trên nhiều đối tượng
- Đề xuất một số biện pháp ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường THPTTrần Phú- Hoàn Kiếm nhằm cải thiện thực trạng vừa phân tích
9 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học.
Trang 5Chương 2: Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPT Trần
Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Chương 3: Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường
THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Trang 6CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn nền kinh tế tri thức Vì vậy việcnâng cao hiệu quả chất lượng GD&ĐT sẽ là yếu tố sống còn và quyết định sự tồn tại
và phát triển của mỗi quốc gia Việc áp dụng những công nghệ mới vào giáo dụctrong đó có CNTT chính là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.Điều này đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý giáo dục là: Làm thế nào để thúc đẩy việcứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học? Chính vì vậy vấn đề nghiên cứu các biệnpháp quản lý để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục đã thực sự sự phát triểnrộng khắp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Trên thế giới, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến việc ứngdụng CNTT như: Nước Mỹ, Australia, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,
Để ứng dụng CNTT được như ngày nay các nước này đã trải qua rất nhiều các ơng trình quốc gia về tin học hoá cũng như ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khoahọc kỹ thuật và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng vàokhoa học công nghệ và giáo dục Họ coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạngkhoa học kỹ thuật, là chìa khoá để xây dựng và phát triển công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, tăng trưởng nền kinh tế để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức,hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới Vì vậy, họ đã thu đượcnhững thành tựu rất đáng kể trên các lĩnh vực như: Điện tử, sinh học, y tế, giáo dục,
chư-1.1.2 Trên thế giới
Cộng hòa Pháp:Một chính sách quốc gia đầu tiên mang tên Plan de Cancul đề
xuất vào giữa những năm 60 dưới thời Tổng thống Đờ Gôn (De Gaullé)
Nhật Bản xây dựng chương trình Quốc gia có tên: “Kế hoạch một xã hội
thông tin – mục tiêu quốc gia đến năm 2000” đã được công bố từ những năm 1972
Tại Philippin: Kế hoạch CNTT Quốc gia (NTTP) của Philippin công bố năm
1989 xác định một chiến lược chung nhằm đưa CNTT phục vụ việc phát triển kinh
Trang 7tế xã hội của đất nước trong những năm 90.
Năm 1981 Singapore thông qua một đạo luật về Tin học hóa Quốc gia quy
định ba nhiệm vụ: Một là, thực hiện việc tin học hóa mọi công việc hành chính vàhoạt động của Chính phủ Hai là, phối hợp GD&ĐT tin học Ba là, phát triển vàthúc đẩy công nghiệp dịch vụ tin học ở Singapore Một Ủy ban máy tính Quốc gia(NCB) được thành lập để chỉ đạo công tác đó
Năm 1980 chính sách tin học của Đài Loan đã được công bố và “Kế hoạch
10 năm phát triển CNTT ở Đài Loan” đã đề cập đến cấu trúc tổ chức của CNTTtrong nước và những nội dung mà chính phủ cần làm để phát triển CNTT, tiếp tụckhả năng cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới
Ở Hàn Quốc, các hoạt động về chính phủ điện tử và ứng dụng CNTT được
phân biệt: Các dự án có liên quan đến nhiều Bộ, Ngành, địa phương được xem như
là dự án chính phủ điện tử được sử dụng ngân sách tập trung Các dự án ứng dụngCNTT được tiến hành bởi từng Bộ, Ngành, địa phương sử dụng ngân sách chithường xuyên hoặc “Quỹ Thúc Đẩy” CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông quản
lý Tương ứng, có hai cơ quan chỉ đạo và điều phối: Ban thúc đẩy tin học hóa vàBan đặc biệt về chính phủ điện tử thuộc Ban đổi mới chính phủ của Tổng thống.Ban thúc đẩy tin học hóa có nhiệm vụ trông coi và khai thông các chính sách, kếhoạch và dự án để tạo điều kiện thúc đẩy Hàn Quốc thành một xã hội thông tin tiêntiến Ban này có trách nhiệm trông coi các chức năng về tin học hóa, khởi xướng vàhiệu đính kế hoạch các chiến lược về tin học hóa và các kế hoạch triển khai liênquan, điều phối việc xây dựng các dự án và các chính sách, xây dựng và sử dụngsiêu xa lộ thông tin quốc gia, đưa ra các biện pháp quản lý và vận hành các nguồntài chính, đánh giá hiệu quả của các chính sách và hoạt động về CNTT
Trưởng Ban thúc đẩy tin học hóa là Thủ tướng, 24 bộ trưởng các bộ là ủyviên, Bộ Thông tin và Truyền thông là thường trực Ban thúc đẩy tin học hóa gồm
có các Ban điều hành tin học hoá gồm 24 thứ trưởng; Ban tư vấn tin học hoá gồmcác chuyên gia, doanh nghiệp Hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật, thực thi và triển khai choBan thúc đẩy tin học hóa là cục tin học hoá quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin vàTruyền thông Ngoài ra còn có Ban đánh giá về tin học hoá quốc gia Ban đặc biệt
Trang 8về chính phủ điện tử thuộc Ban đổi mới chính chủ của Thủ tướng, gồm 18 ủy viên,trong đó có 5 Thứ trưởng của các bộ liên quan và rất nhiều chuyên gia, chủ yếu làcác giáo sư đại học Thường trực là Bộ nội vụ Hỗ trợ cho Ban đổi mới chính phủ làvăn phòng chịu trách nhiệm về hành chính Cục tin học hoá quốc gia chịu tráchnhiệm hỗ trợ triển khai các dự án đổi mới dịch vụ công, đổi mới khung pháp lý vềchính phủ điện tử; hỗ trợ kỹ thuật các bộ phận: tiểu ban chuẩn bị cho các kỳ họp củatrưởng ban, tiểu ban cải cách lề lối làm việc, tiểu ban hạ tầng, nguồn lực CNTT vàkiến trúc.
So với Việt Nam chúng ta thấy cũng có 2 tổ chức tương đương là Ban chỉđạo Quốc gia về CNTT và Ban chỉ đạo về cải cách hành chính, nhưng có thể thấy ởHàn Quốc những điểm khác biệt quan trọng đảm bảo hoạt động có hiệu quả và thựcchất:
+ Có sự tham gia trực tiếp, thường xuyên và thực sự từ các cấp lãnh đạo caocấp nhất (tổng thống, thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng)
+ Có bộ máy tổ chức chuyên nghiệp với chức năng rõ ràng và hoạt độngthực sự, không chỉ họp rồi chỉ đạo không có nghiên cứu chuẩn bị như ở Việt Nam
+ Có các cơ quan chuyên nghiệp mạnh như Cục Tin học hoá quốc gia hỗ trợ
về kỹ thuật và triển khai các hoạt động thực thi Sau khi các ban chỉ đạo đã có kếtluận, sẽ có người chịu trách nhiệm thực hiện và báo cáo Các nội dung kỹ thuật cần
ý kiến chỉ đạo đã có một bộ máy chuyên nghiệp chuẩn bị kỹ càng Đáng chú ý làCục Tin học hoá quốc gia tuy trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông nhưng vẫn
hỗ trợ về kỹ thuật cho Bộ nội vụ, làm cầu nối cho các nội dung chính phủ điện tử vàứng dụng CNTT, đảm bảo tính thống nhất về hệ thống
+ Các vấn đề chuyên sâu đều được đưa ra nghiên cứu và thảo luận kỹ tại cáctiểu ban trước khi tổng hợp xin ý kiến các ủy viên hoặc đưa ra thảo luận tại phiênhọp toàn thể
(Theo tin “Chính phủ điện tử Hàn Quốc” trên tạp chí PCWorldVN cập nhật ngày 01/4/2008)
Ở Australia vào tháng 3 năm 2000, Hội đồng Bộ trưởng đã ủng hộ hướng đi
được trình bày trong tài liệu “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin”, tài liệu
Trang 9này bao gồm hai mục tiêu giáo dục trường học bao quát cho nền kinh tế thông tin,
đó là:
Một là: Tất cả mọi học sinh sẽ rời trường học như những người sử dụng tincậy, sáng tạo và hiệu quả những công nghệ mới, bao gồm CNTT và viễn thông, vànhững học sinh này cũng ý thức được tác động của những ngành công nghệ này lên
xã hội
Hai là: Tất cả các trường đều hướng tới việc kết hợp CNTT và viễn thôngvào trong hệ thống của họ, để cải thiện khả năng học tập của học sinh, để đem lạinhiều cơ hội học tập hơn cho người học và làm tăng hiệu quả của việc thực tập kinhdoanh của họ”
(Theo “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin” ở Australia của tạp chí PCWorldVN)
1.1.3 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có chương trình quốc gia về CNTT (1996-2000) và Đề
án thực hiện về CNTT tại các cơ quan Đảng (2003-2005) ban hành kèm theo Quyếtđịnh 47 của Ban Bí thư trung ương Đảng Mặt khác, tại các cơ quan quản lý nhà n-ước đã có Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước (2001-2005) ban hànhkèm theo Quyết định số: 112/2001/QĐ - TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chínhphủ về giáo dục,
Chỉ thị 58/CT - TƯ ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứngdụng phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu rõ việcđẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã raChỉ thị 29/2001/CT-BGD ĐT, ngày 30/7/2001, nêu rõ: “Tập trung phát triển mạngmáy tính phục vụ GD&ĐT, kết nối internet đến tất cả các cấp quản lý và cơ sở giáodục, hình thành một mạng giáo dục (EduNet) nhằm tăn cường giảng dạy, đào tạo vàứng dụng CNTT trong giai đoạn 2001-2005 Các nhà khoa học đã tập trung nghiêncứu, tìm hiểu học tập các nước về quản lý ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục
để áp dụng ở Việt Nam nhưng không nhiều Trong hai năm 2003-2004, việc nghiêncứu quản lý và ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam đã được đượcnhiều đơn vị quan tâm hơn Gần đây các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài
Trang 10nghiên cứu khoa học về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến vấn đề quản lý ứngdụng CNTT trong giáo dục và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở ViệtNam như:
* Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội trongnăm 2000
* Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứngdụng CNTT và truyền thông ICT 2/2003
* Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ hai về nghiên cứu phát triển và ứngdụng CNTT và truyền thông ICT 9/2004
* Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do viện CNTT( Đại học Quốc gia Hà Nội) và khoa CNTT (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp
tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về ứng dụng trong hệ thống giáo dụcđầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
* Hội thảo quốc gia về CNTT&TT lần thứ IV diễn ra tại thành phố Huế vớichủ đề : “CNTT và sự nghiệp giáo dục – y tế” là: làm thế nào để thúc đẩy mạnh mẽhoạt động ứng dụng CNTT nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất cho sự phát triểncủa giáo dục trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế của chúng ta
* Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT&TT: “Các giải pháp công nghệ vàquản lý trong ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới phương pháp dạy học” do trườngĐHSP Hà Nội phối hợp với dự án Giáo dục đại học tổ chức từ 9-10/12/2006 Nộidung hội thảo gồm các chủ đề chính sau:
- Các giải pháp về công nghệ trong đổi mới phương pháp dạy (phổ thông, đạihọc và trên đại học): công nghệ tri thức, công nghệ mã nguồn mở, các hệ nền vàcông cụ tạo nội dung trong E-learning, các chuẩn trao đổi nội dung bài giảng, côngnghệ trong kiểm tra đánh giá,
- Các giải pháp, chiến lược phát triển ứng dụng CNTT&TT vào đổi mớiphương pháp dạy học: chiến lược phát triển, kinh nghiệm quản lý, mô hình tổ chứctrường học điện tử, mô hình dạy học điện tử,
- Các kết quả và kinh nghiệm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học: xâydựng và sử dụng phần mềm dạy học, kho điện tử,
Trang 11Trong các hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã mạnh dạn đưa racác vấn đề nghiên cứu vị trí tầm quan trọng, ứng dụng và phát triển CNTT đặc biệt
là các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục
Gần đây đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu về ứng dụng CNTT tronglĩnh vực giáo dục ở nước ta, chẳng hạn như:
- Trần Thị Đản: “Một số biện pháp tổ chức triển khai việc ứng dụng côngnghệ thông tin vào giảng dạy của hiệu trưởng trường THCS Văn Lang thành phốViệt Trì - tỉnh Phú Thọ”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2006)
- Nguyễn Văn Tuấn: “Một số biện pháp chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụngCNTT trong công tác quản lý dạy học tại các trường THPT”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2006)
Đỗ Kinh Thành: “Các biện pháp quản lý quá trình đào tạo ngành tin học
-Hệ TCCN tại trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Phú Lâm – TP Hồ Chí Minh”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2006)
- Nguyễn Xuân Cảnh: “Biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học ở các trường THPT tỉnh Ninh Bình”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2008)
Qua các nghiên cứu các tác giả đều khẳng định ý nghĩa của việc ứng dụngCNTT vào dạy học và vai trò quan trọng của các biện pháp quản lý Qua đó các tácgiả cũng đề xuất một số kiến nghị với các cấp quản lý như Phòng GD&ĐT, SởGD&ĐT trong việc triển khai một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạyhọc tại các trường thuộc phạm vi quản lý
Từ các phân tích trên, tác giả nhận thấy quản lý ứng dụng CNTT trong hoạtđộng dạy học ở trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm là một vấn đề cấp thiết nhưngchỉ được nghiên cứu dưới góc độ hẹp Thực tế ở Việt Nam việc đưa CNTT vàoquản lý các hoạt động nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêngcòn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết Vì thế tác giả đã đi sâunghiên cứu vấn đề này trong phạm vi tại trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm thuộcquận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội nhằm hy vọng đề xuất được một số biện pháp
Trang 12quản lý góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học trong trườngTHPT Trần Phú- Hoàn Kiếm hiện nay.
1.2 Một số khái niệm cơ bản:
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường:
1.2.1.1 Quản lý và chức năng quản lý
Quản lý xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài người Ởđâu có hoạt động chung, ở đó cần đến sự quản lý, như Các-Mác đã nói một cách rấthình tượng rằng: Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển mình, còn một dàn nhạc thìcần phải có nhạc trưởng
Có thể tiếp cận khái niệm quản lý theo những cách sau:
Theo quan niệm truyền thống: “Quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vàomột bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm cácbiện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định” [30,5]
Theo tác giả Mai Quang Huy: “Thuật ngữ quản lý gồm hai quá trình tích hợp nhau:Quà trình quản gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định; quá trình lý
là sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế phát triển” [31,4]
“Quản lý phải làm cho hệ thống ở trạng thái cân bằng động, vận động phù hợp, thíchứng và có hiệu quả trong môi trường tương tác giữa các nhân tố bên trong và các nhân
tố bên ngoài Như vậy, quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý trong tổ chức, làm cho tổ chức đó vận động và đạt đượcmục tiêu của tổ chức” [32,4]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch củachủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiệnđược những mục tiêu dự kiến.” [32, 14]
Theo F.Taylor: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau
đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [33, 89]Theo Harold Koonzt: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những
nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản
lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mụcđích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [34, 33]
Trang 13Như vậy quản lý là một yêu câu tất yếu của một tổ chức; là tác động có định hướng cóchủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra Để quản lýtốt, nhà quản lý- chủ thể quản lý phải thực thi những biện pháp cụ thể, khoa học và hợp
quy luật Đó là thực hiện tốt 4 chức năng của quản lý:
a Chức năng hoạch định (lập kế hoạch):
- Vạch ra mục tiêu cho bộ máy
- Xác định các bước đi để đạt mục tiêu
- Xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu
Để vạch ra được mục tiêu và xác định được các bước đi cần có khả năng dự báo Vìthế, trong chức năng hoạch định bao gồm cả chức năng dự báo
b Chức năng tổ chức: Chức năng này bao gồm 2 nội dung:
- Tỏ chức bộ máy: Sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm
vụ phải đảm nhận Nói khác đi phải tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạtđộng để đủ khả năng đạt được mục tiêu- phân chia thành các bộ phận sau đó ràng buộccác bộ phận bằng các mối quan hệ
- Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lý, phân công phân nhiệm rõ ràng để mọingười hướng vào mục tiêu chung
c Chức năng điều hành (chỉ đạo): Tác động đến con người bằng các mệnh lệnh, làm
cho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụđược phân công Tạo động lực để con người tích cực hoạt động bằng các biện phápđộng viên, khen thưởng kể cả trách phạt
d Chức năng kiểm tra: Là thu thập thông tin ngược để kiểm soát hoạt động của bộ
máy nhằm điều chỉnh kịp thời các sai sót, lệch lạc để bộ máy đạt được mục tiêu [30, 5]
4-Như vậy quản lý là quá trình tác động có định hướng, có lựa chọn các tác độngphù hợp với đối tượng và môi trường nhằm hướng đối tượng trong thế vừa ổn dịnh,vừa phát triển theo mục tiêu đề ra Quản lý được thực hiện thông qua các hoạt động lập
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
Cũng như khái niệm quản lý nói chung, khái niệm “quản lý giáo dục” cũng có
Trang 14nhiều quan niệm khác nhau tùy theo cách tiếp cận của nhà nghiên cứu về quản lý giáodục Có thể nêu ra một vài quan điểm sau:
Theo Kôndakốp: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ýthức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của
hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện
và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung của xã hội cũngnhư các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thểchất và tâm trí của trẻ em ” [35, 94]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đườnglối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vậnhành tiến tới mục tiêu đào tạo theo nguyên lý giáo dục” [36, 25]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mụcđích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theođường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN ViệtNam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáodục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [32, 12]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục được thực hiện ở hai cấp độ vĩ mô
xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục
Đối với cấp vi mô, “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tựgiác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, có quy luật) của chủ thể quản
lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lựclượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mụctiêu giáo dục của nhà trường” [ 15, 27-37]
Theo PGS TS Bùi Văn Quân: “Trọng tâm của quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô
là quản lý trường học Trọng tâm của quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô là quản lý hoạt
Trang 15động dạy học và giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục Do vậy, có thể biểuđạt một cách về bản chất của quản lý giáo dục như sau: Quản lý giáo dục, về bản chất
là quản lý nhà trường, quản lý các hoạt động giáo dục (nghĩa rộng) và các hoạt đônghkhác diễn ra trong nhà trường” [37, 17]
“Xét về chức năng, quản lý giáo dục chính là quá trình tạo ra sự thống nhất vàtác động lẫn nhau giữa lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát công việc để dẫn tớihiệu quả quản lý giáo dục và đạt đến các mục tiêu đã định của hệ thống giáo dục”.[37, 51]
Như vậy, quản lý giáo dục về thực chất là quản lý nhà trường và quản lý cáchoạt động diễn ra trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác
1.2.1.3 Quản lý nhà trường
“ Nhà trường là một thiết chế xã hội, là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáodục quốc dân” [37 150] Do đó, quản lý nhà trường là quản lý thiết chế của hệ thốnggiáo dục, đó chính là quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô, cấp độ một đơn vị cấu trúc cơ
sở của hệ thống giáo dục quốc dân Quản lý nhà trường có nghĩa là tổ chức các lựclượng trong và ngoài nhà trường biến các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sáchgiáo dục của Đảng và Nhà nước thành hiện thực
Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổchức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác huy độngtối đa các nguốn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhàtrường [17, 135]
Theo tác giả Mai Quang Huy: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáodục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theonguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáodục, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” [38, 4]
Các chủ thể quản lý nhà trường:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục các cấp: thực hiện các nội dungquản lý theo sự phân cấp, theo quy định của pháp luật
- Các chủ thể quản lý bên trong nhà trường: Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng
và Ban Giám Hiệu), tổ trưởng chuyên môn, nhà giáo Mỗi chủ thể nói trên khác nhau
Trang 16về vị trí, vai trò trong bộ máy quản lý nhà trường nên họ tiến hành quản lý giáo dục vớinội dung khác nhau.
1.2.2 Dạy học và quản lý quá trình dạy học
1.2.2.1 Dạy học
Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm trong bất cứ loại hình nhà trườngnào, dưới góc độ giáo dục học Dạy học là một quá trình toàn vẹn có sự thống nhấtgiữa hai mặt của các chức năng hoạt động dạy và hoạt động học
Dạy học gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy học củagiáo viên và hoạt động của học sinh Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiểncủa giáo viên, người học tự giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tậpcủa mình nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học Trong hoạt động dạy học, hoạt độngcủa giáo viên giữ vai trò chủ đạo, hoạt động học của người học có vai trò chủ động,tích cực Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên có liên hệ tácđộng lẫn nhau Nếu thiếu một trong hai hoạt động thì việc dạy học không diễn ra
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quá trình dạy học là quá trình dưới sự lãnhđạo, tổ chức điều khiển của ngưới giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động
tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiệnnhững nhiệm vụ dạy học”.[36 , 139]
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết Oanh: “Hoạt động dạy học là hoạt độngchuyên biệt của người giáo viên nhằm tổ chức, điều khiển, triển khai, điều chỉnhquá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và kỹ xảo trong hoạt động học tập củahọc sinh từ đó giúp các em không chỉ lĩnh hội mà còn biết cách lĩnh hội tri thức(dạy cái và dạy cách) tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách”
Như vậy, chúng ta thấy: sự điều khiển tối ưu hoá quá trình học sinh chiếm lĩnhkhái niệm khoa học và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách Dạy và học cónhững mục đích khác nhau, nếu học nhằm vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học thìdạy có mục đích điều khiển sự học tập
1.2.2.2 Quá trình dạy học
Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chứchướng dẫn và điều khiển của giáo viên, học sinh tái tạo lại nền văn minh nhân loại
Trang 17và rèn luyện, hình thành kỹ năng hoạt động, tạo lập thái độ sống tốt đẹp Quá trìnhdạy học là quá trình hoạt động phối hợp của thầy giáo và học sinh Hoạt động tíchcực của thầy và trò sẽ quyết định toàn bộ chất lượng giáo dục của nhà trường Hoạtđộng dạy chỉ đạo hoạt động học và hoạt động học là cơ sở, là trung tâm cho mọi cảitiến của hoạt động dạy, hai hoạt động này tác động biện chứng với nhau, thúc đẩylẫn nhau để cùng phát triển tạo nên sự phát triển không ngừng của quá trình dạyhọc Nâng cao chất lượng hoạt động dạy và hoạt động học là con đường cơ bản đểnâng cao chất lượng GD&ĐT, góp phần vào sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dụctrong giai đoạn CNH - HĐH đất nước ta.
- Dạy là truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học, đó là hai chứcnăng không thể thiếu được của quá trình dạy học, chúng thường xuyên tương tácvới nhau, thâm nhập vào nhau và sinh thành ra nhau
Quá trình dạy học là một hệ thống gồm ba thành tố cơ bản: Khái niệm khoahọc - dạy - học
- Hoạt động dạy gồm hai chức năng: Truyền đạt và điều khiển
- Hoạt động học gồm hai chức năng thống nhất với nhau là: Lĩnh hội và tựđiều khiển
Quá trình dạy học là hoạt động cộng đồng hợp tác giữa các chủ thể:
Trò - Trò trong nhóm
Thầy - Nhóm trò
Sơ đồ 1.1 Cấu trúc của quá trình dạy học
Khái niệm khoa học
Dạy
Truyền đạt
Học
Lĩnh hội
Trang 18Ở góc độ lý thuyết thông tin có thể xem dạy và học thực chất là quá trìnhthực hiện phát và thu thông tin Học là một quá trình tiếp thu thông tin có địnhhướng và có sự tái tạo, phát triển thông tin.Vì vậy những người dạy đều nhằm mụcđích phát ra được nhiều thông tin với lượng tin lớn liên quan đến môn học, đến mụcđích dạy học Muốn truyền lượng tin lớn ta phải biết tận dụng tất cả các phương tiệntruyền thông có thể có để đưa thông tin đến cho người học.
Hơn nữa, xuất phát từ học sinh để thiết kế công nghệ dạy học hợp lý, cónhững phương pháp dạy học phù hợp tổ chức tối ưu hoạt động dạy học để cuối cùnglàm cho học sinh tự giác, tích cực chiếm lĩnh được khái niệm khoa học, phát triểnnăng lực, hình thành nhân cách
1.2.2.3 Phương pháp dạy học
Trong dạy học người, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt nhiều phươngpháp dạy học khác nhay để giải quyết tốt các nhiệm vụ dạy học Theo tác giả ĐặngDanh Ánh: “Biểu hiện quan trọng trong năng lực dạy học của giáo viên trong điềukiện hiện nay là sự kết hợp khéo léo giữa phương pháp dạy học truyền thống vớiphương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tưduy sáng tạo của học sinh trong học tập” [1, 142]
Theo các tác giả Phan Thị Hồng Vinh : “Phương pháp dạy học là cách thứchoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy họcđược tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu vàcác nhiệm vụ dạy học…”[28, 204]
Theo tác giả Lê Quang Sơn : “Phương pháp dạy học được hiểu là cách thứchoạt động cùng nhau của người dạy và người học hướng tới việc giải quyết cácnhiệm vụ dạy học (bao gồm cả trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành cácphẩm chất nhân cách; phát triển những khả năng và năng lực) phương pháp dạy học
là cách mà người dạy chỉ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) hoạt động của ngườihọc và cách mà người học tiến hành hoạt động lĩnh hội năng lực của con người”.[39,45]
Trang 19Như vậy phương pháp dạy học thực chất là cách thức hoạt động của giáo viênđược thực hiện trong quá trình dạy học để tác động đến người học, nhằm giúp họcsinh chủ động đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.
Đối với giáo dục phổ thông hiện nay, Luật giáo dục 2005 quy định: “Phươngpháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạocủa học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của lớp học, môn học; bồi dưỡng phươngpháp tự học, kả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”( Điều 28.2)
Qua các khái niệm về phương pháp dạy học đã nêu ở trên tác giả nhận thấyphương pháp dạy học là cách thức giữa người dạy và người học nhằm chiếm lĩnh trithức, thực hiện nhiệm vụ dạy học đã đề ra Việc đổi mới phương pháp dạy học trong
đó có ứng dụng CNTT không nhằm ngoài mục đích thực hiện tốt các nhiệm vụ dạyhọc nói riêng và giáo dục nói chung
1.2.2.4 Phương tiện dạy học và các loại phương tiện kỹ thuật dạy học
Để việc dạy học đạt hiệu quả cao, trong quá trình dạy học người giáo viên vàhọc sinh phải sử dụng các phương tiện dạy học mà thông thường mọi người vẫn gọi
là thiết bị dạy học Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng bao gồm việc đổi mớicác thiết bị - phương tiện dạy học, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách dạy, cáchquản lý việc sử dụng các phương tiện dạy học sao cho hoạt động này trở thành thóiquen thường xuyên trong từng tiết lên lớp của giáo viên
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về phương tiện dạy học Một số tài liệuđịnh nghĩa phương tiện dạy học như sau:
Phương tiện dạy học là những đồ dùng dạy học mang những nguồn thông tinhọc tập khác nhau phục vụ cho giảng dạy và học tập mà cụ thể là lời nói của giáoviên, sách giáo khoa, các tài liệu học tập, các thiết bị học tập, giảng dạy và làm thínghiệm, các đồ dùng dạy học trực quan như mô hình, sơ đồ, tranh vẽ, các phươngtiện kỹ thuật như phim ảnh, máy ghi âm, vô tuyến truyền hình…
Phương tiện dạy học, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “bao gồm mọi thiết bị
kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng
Trang 20cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo” [32,2].
Theo các tác giả Phan Thị Hồng Vinh - Từ Đức Văn: “Phương tiện dạy học làtập hợp những đối tượng vật chất và tinh thần được giáo viên sử dụng để điều khiểnhoạt động nhận thức của học sinh và đối với học sinh, nó là nguồn tri thức trực quansinh động, là công cụ để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo” [28, 234]
Trên thực tế trong dạy học sử dụng nhiều loại thiết bị dạy học, phương tiện kỹthuật dạy học khác nhau và được phân loại như sau:
a) Thiết bị đơn giản: Các dụng cụ dạy học học thông thường: tranh ảnh, đồdùng dạy học, mô hình vật mẫu, đồ chơi giáo dục mầm non…
b) Thiết bị hiện đại có giá trị kinh tế cao: Các thiết bị phục vụ dạy học và đồdùng dạy học hiện đại, máy móc thực hành, dụng cụ thí nghiệm, máy chiếu, máy vitính, máy soi vật thể, hệ thống nghe nhìn, máy in, máy photocoppy…
Theo TS Trần Đức Vượng - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triểnhọc liệu và thiết bị dạy học: Danh mục trang bị - phương tiện dạy học cho hệthống trường phổ thông Việt Nam hiện nay bao gồm các loại hình như sau:
6 Bản trong dùng cho máy chiếu overhead
7 Băng, đĩa ghi âm, đài cassete
8 Băng đĩa ghi hình, ti vi, màn hình
9 Phần mềm dạy học
Bốn loại hình phương tiện dạy học đầu là phương tiện dạy học truyền thống.Các phương tiện dạy học này được giáo viên và học sinh khai thác trực tiếp lượngthông tin chứa đựng trong phương tiện
Các loại hình từ 5 đến 9 có đặc điểm là muốn khai thác lượng thông tin chứađựng trong phương tiện phải có thêm các máy móc chuyên dùng Tất cả các hệ thống
đó người ta quen gọi là các phương tiện kỹ thuật dạy học hay còn gọi là phương tiệnnghe nhìn
So với các phương tiện dạy học truyền thống thì các phương tiện kỹ thuật dạyhọc hiện đại có nhiều ưu điểm nổi trội hơn
Đặc điểm của phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại có một số đặc điểm: [40,22]
1 Mỗi phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm 2 khối: Khối mang thông tin và
Trang 21khối chuyển tải thông tin tương ứng:
Khối mang thông tin Khối chuyển tải thông tin tương ứng
Phim slide Máy chiếu slide, máy chiếu phim
Băng đĩa ghi âm Radio Cassette, Đầu đĩa
Băng, đĩa ghi hình Đầu video, TV hay máy vi tính
Phần mềm dạy học Máy vi tính
2 Phải có điện lưới
3 Đắt tiền gấp nhiều lần các phương tiện dạy học thông thường
4 Phải có kỹ năng sử dụng và bảo quản tốt
5 Phải có phòng học chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng và bảo quản
Do có nhiều ưu điểm nổi trội, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và dokhoa học công nghệ ngày càng phát triển mà các phương tiện kỹ thuật dạy học ngàycàng được phát triển Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có các biện pháp quản lýcác phương tiện kỹ thuật dạy học Thật vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay hiệu quảgiảng dạy của giáo viên phụ thuộc một phần lớn vào phương tiện dạy học và việc sửdụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện có của mỗi nhà trường Quản lý tốt cácphương tiện kỹ thuật dạy học sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chấtlượng dạy học Để quản lý tốt phương tiện dạy học các chủ thể quản lý phải có kếhoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học đồng thời phải sử dụng triệt để cácphương tiện dạy học hiện có nhằm phục vụ tốt nhất việc dạy học trong mỗi nhàtrường
1.2.2.5 Quản lý quá trình dạy học trong nhà trường
Theo tác giả Phan Thị Hồng Vinh: Quản lý các hoạt động dạy học và giáodục là những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể giáoviên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huyđộng họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quátrình dạy học và giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu dự kiến [28]
Dạy học bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy củagiáo viên và hoạt động học của học sinh Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điềukhiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt
Trang 22động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học Trong hoạt độngdạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của họcsinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực Hoạt động dạy của giáo viên và hoạtđộng học của học sinh có liên hệ, tác động lẫn nhau Nếu thiếu một trong hai hoạtđộng đó việc dạy học không diễn ra.
Nội dung quản lý hoạt động dạy học:
- Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động của các tổ,nhóm chuyên môn, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh
- Tổ chức: Hoàn thiện cơ cấu các tổ chức, huy động các nguồn nhân lực, vậtlực, tài lực để thực hiện kế hoạch
- Chỉ đạo: Việc thực hiện mục tiêu chương trình dạy học, hoạt động bồidưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên, xây dựng nề nếp dạy học, đổi mới phươngpháp dạy học
- Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạyhọc
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong công trình nghiên cứu vềvai trò lãnh đạo nhà trường, đã kiến nghị về ba giai đoạn khác nhau của quá trình đổimới, canh tân giáo dục trong nhà trường Ba giai đoạn này được thể hiện như sau:
a) Dẫn nhập canh tân: Lãnh đạo phải tranh thủ sự ủng hộ bên trong và bênngoài nhà trường, phải kiểm tra lại các nguồn lực của đổi mới Trong việc đổi mớichương trình, sách giáo khoa chẳng hạn, lãnh đạo phải tạo sự nhất trí về nhận thứctrong tập thể sư phạm và các lực lượng xã hội ngoại nhà trường về sự cần thiết, mụcđích yêu cầu của đổi mới
b) Phát động canh tân: Phát động canh tân theo kế hoạch đã vạch ra với cácphương tiện có sẵn Chú ý đến tiềm lực của đội ngũ giáo viên, tiềm lực của các tổchức, cá nhân bên ngoài nàh trường Phát động ý thức trách nhiệm, cộng đồng tráchnhiệm của các tổ chức, các cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhàtrường, góp phần thúc đẩy đổi mới giáo dục có hiệu quả
c) Thể chế canh tân: Là giai đoạn cuối cùng của canh tân Những quy định củanhà trường tỏ ra có hiệu lực trong thực tế phải làm làm cho nó trở thành luật lệ không
Trang 23thể không thực hiện Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở phổ thông cónhiều việc đặt ra đối với nhà trường và từng giáo viên Đương nhiên sẽ có rất nhiềuviệc mới, nhiều quyết định mới của lãnh đạo Thực tế sẽ kiểm nghiệm tính hiệu quảcủa chúng Đó là cơ sở để chế biến chúng trở thành luật lệ của nhà trường.
Trong thực tế, 3 giai đoạn trên đây có lúc phải tiến hành xen kẽ, cũng có lúcphải tiến hành đồng thời Một biện pháp mới mà tốt, ta muốn nó sống lâu song khi nótrở thành lề thói cũ kĩ thì sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển Theo lý thuyết 3giai đoạn của việc canh tân giáo dục như đã trình bày ở trên, những biện pháp quản lýtương ứng với từng giai đoạn như sau:
* Giai đoạn dẫn nhập:
- Điều trước tiên phải tạo sự thống nhất về nhận thức trong tập thể sư phạm
về sự cần thiết và tầm quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông Nhưng JeanRuddock (1998) đã từng nói: “Thầy giáo phải hiểu nguyên nhân dẫn đến nhữngquan điểm mới về môn học và phương pháp giảng dạy mới (ví dụ dạy học theoquan điểm tích hợp, dạy học định hướng dạy môn tự chọn, dạy các môn phân họctrong nhà trường phân ban…), giáo viên phải có sự cảm nhận về quyền sở hữu Sựthay đổi vì quyền lợi của học sinh Đồng thời người thày giáo phải thấy rằng đổimới là phù hợp và có thể áp dụng được trong điều kiện cụ thể của họ Nghĩa là phảithấy được triển vọng của đổi mới
- Điều quan trọng tiếp theo là người lãnh đạo phải đánh giá được khả năngđiểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ giáo viên và từng giáo viên trong giảng dạy- giáodục chuẩn bị cho đổi mới
- Bên cạnh đó, người lãnh đạo phải đặt nhiệm vụ tuyên truyền trong nhân dân,trong cộng đồng và cha mẹ học sinh về sự cần thiết, ý nghĩa, mục đích, nội dung củađổi mới Điều đặc biệt quan trọng là định hướng cho các lực lượng xã hội, cho cha
mẹ học sinh trách nhiệm cụ thể tham gia đổi mới cùng với nhà trường
* Giai đoạn phát động:
- Để cho việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa thành công, nhân tố cótính quyết định là chất lượng bồi dưỡng giáo viên Phương thức chủ yếu là bồi dưỡngtại chỗ, tại trường, tập trung vào việc bồi dưỡng thực hiện chương trình và sách giáo
Trang 24khoa mới, bồi dưỡng ngay trong hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Việc bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị cho đổi mới phải tuân thủ một số nguyêntắc, đó là:
+ Nguyên tắc phù hợp với điều kiện và khả năng chủ quan của giáo viên
+ Nguyên tắc dễ áp dụng đối với mọi giáo viên
+ Nguyên tắc cụ thể hóa: Cho từng loại đối tượng giáo viên, cho từng loại nộidung…
* Giai đoạn thể chế hóa:
Trước khi thể chế hóa một vấn đề nào đó (Ví dụ thể chế hóa việc sinh hoạt tổchuyên môn) cần tổ chức rút kinh nghiệm để thấy mặt được, mặt chưa được của tậpthể sư phạm đều nhất trí về nội dung của những quy định có tính chất thể chế Nhưvậy việc thực hiện của giáo viên sẽ mang tính chất tự giác và có hiệu quả
1.2.3 CNTT và quản lí ứng dụng CNTT vào dạy học.
1.2.3.1 Khái niệm công nghệ, CNTT
a) Khái niệm công nghệ:
Theo quan điểm truyền thống: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quytrình, kỹ năng, kỹ thuật, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thànhsản phẩm”
Theo quan điểm hiện đại: Công nghệ là tổ hợp của bốn thành phần có tácđộng qua lại với nhau, cùng thực hiện bất kỳ quá trình sản xuất và dịch vụ nào:
- Thành phần trang thiết bị, bao gồm: các thiết bị, máy móc, nhà xưởng,
- Thành phần kỹ năng và tay nghề: Liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp củatừng người hoặc của từng nhóm người
- Thành phần thông tin: Liên quan đến các bí quyết, các quá trình, cácphương pháp, các dữ liệu, các bản thiết kế
- Thành phần tổ chức: Thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp và tiếp thị
Trang 25yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức,lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnhvực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người”
Công nghệ thông tin được phát triển trên nền tảng của các công nghệ Tin học
- Điện tử - Viễn thông và Tự động hóa CNTT nghiên cứu về các khả năng và cácgiải pháp, tức là nghiêng về công nghệ theo nghĩa truyền thống Khi nói “CNTT” làhàm ý muốn nói tới nghĩa kỹ thuật công nghệ Còn Tin học thì nghiên cứu về cấutrúc và tính chất, vì thế tin học gần gũi với cách hiểu là môn khoa học, hay mônhọc CNTT là lĩnh vực khoa học rộng lớn nhưng có nhiều chuyên ngành hẹp Nhưtrong toán học có các phân môn số học, đại số, hình học phẳng, hình học khônggian, Trong vật lý có các phân môn nhiệt học, cơ học, điện học, quang học vàlượng tử, thì tin học cũng có các phân môn là khoa học máy tính, kỹ thuật máytính, công nghệ phần mềm, mạng máy tính, v.v…
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Công nghệ thông tin (tiếng Anhlà: Information technology gọi tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và
xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyểnđổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhập thông tin
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số49/CP của Chính phủ ký ngày 04/08/1993 về “Phát triển CNTT ở nước ta trongnhững năm 90”: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện vàcông cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổchức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phongphú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội
Theo luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 điều 4 giải thích: CNTT làtập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất,truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số
Theo tác giả Đặng Danh Ánh, đến nay CNTT đã phát triển qua ba giai đoạn:Giai đoạn 1, từ khi máy tính ra đời năm 1943 đến những năm 60,70 của thế kỷ 20-đây là giai đoạn khởi đầu của CNTT; giai đoạn 2 những năm 80, giai đoạn tin họchóa các ngành kinh tế quốc dân và xã hội; giai đoạn 3 của CNTT là internet hóa,
Trang 26được bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20 [1, tr 198-207]
Có thể nói, sự phát triển nhanh chóng của CNTT và đặc biệt là của mạnginternet hiện nay vừa tạo ra một điều kiện hết sức thuận lợi đồng thời cũng là mộtđòi hỏi cấp thiết đối với GD&ĐT nói chung, phương pháp dạy học trong mỗi nhàtrường, của mỗi thày cô giáo nói riêng phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng tích hợp
và sử dụng triệt để những thế mạnh của CNTT vào dạy học
1.2.3.2 Ứng dụng CNTT vào dạy học
Theo Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11, ngày 29/6/2006: “Ứngdụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xãhội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và các hoạt động khác nhằm nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”
Ứng dụng CNTT trong GD&ĐT là một yêu cầu đặt ra trong những chủtrương chung của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả cáclĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Ứng dụng CNTT trong giáo dục còn là mộtđiều tất yếu của thời đại, như ông Peter Van Gils, chuyên gia dự án CNTT tronggiáo dục và quản lý nhà trường (ICTEM) khẳng định: Chúng ta đang sống trongmột xã hội mà ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin Điều này cónghĩa rằng những sản phẩm đầu ra mang tính công nghiệp cho xã hội của chúng ta
đã mất đi cái tầm quan trọng của nó Thay vào đó là những “dịch vụ” và “những sảnphẩm tri thức” Trong một xã hội như vậy, thông tin đã trở thành một loại hàng hóacực kỳ quan trọng Máy vi tính và những vấn đề liên quan đã đóng một vai trò chủyếu trong việc lưu trữ và truyền tải thông tin và tri thức Thực tế này yêu cầu cácnhà trường phải đưa các kỹ năng công nghệ vào trong chương trình giảng dạy củamình Một trường học mà không có CNTT là một nhà trường không quan tâm gì tớicác sự kiện đang xảy ra trong xã hội
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục bao gồm hai lĩnh vực : ứng dụngCNTT vào quản lý và ứng dụng CNTT vào dạy học Thực tiễn việc ứng dụngCNTT trong dạy học hiện nay đã trở nên phổ biến Điều kiện CSVC, hạ tầng CNTT
- viễn thông đang thay đổi một cách nhanh chóng là một cơ hội rất lớn cho mộtphương pháp giáo dục hiện đại, một nền giáo dục tiên tiến với vai trò nòng cốt của
Trang 27CNTT Nó đòi hỏi công tác quản lý giáo dục phải có những giải pháp thích hợp đểphát huy hết những lợi thế mà CNTT mang lại cho việc dạy và học của chúng tahiện nay.
1.2.3.3 Quản lí ứng dụng CNTT vào dạy học theo 3 chức năng.
Ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học là việc sử dụng CNTT trong quản lýdạy học một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tác động đến tập thểgiáo viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằmhuy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúpquá trình dạy học, giáo dục vận động tối ưu các mục tiêu đề ra
Việc ứng dụng CNTT vào quản lý dạy học là công việc, là nhiệm vụ của cácnhà quản lý giáo dục nói chung và của mỗi nhà quản lý các cơ sở giáo dục đào tạonói riêng Quản lý là lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển một tổ chức bằng cách vạch ramục tiêu cho tổ chức đồng thời tìm kiếm các biện pháp, cách thức tác động vào tổchức sao cho tổ chức ấy đạt được mục tiêu đề ra Chức năng và nhiệm vụ quản lýphải làm chính là thuộc tính của nó, quản lý gồm 3 chức năng chính sau đây:
- Lập kế hoạch: Là vạch ra mục tiêu cho bộ máy, sắp xếp các bước đi, các
công việc phải làm để tiến tới mục tiêu
- Tổ chức, điều hành: là thiết kế bộ máy, sắp xếp công việc, sắp xếp con
người, ai làm gì và làm như thế nào, điều khiển tác động vào con người và các mốiquan hệ để con người tích cực hoạt động
- Kiểm tra: Là giám sát hoạt động của cấp dưới để điều chỉnh kịp thời các
công việc quản lý
Khi nói đến ứng dụng CNTT vào nhà trường nghĩa là:
- Tăng cường đầu tư cho việc giảng dạy môn tin học cho cán bộ, giáo viên vàhọc sinh
- Sử dụng CNTT làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học
- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của nhà trường về các mặt: quản lýnhân sự (cả giáo viên và học sinh), quản lý tài chính, quản lý thi,
1.3 Đặc điểm và nội dung của công tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPT.
Trang 281.3.1 Nhiệm vụ, chức năng trường THPT
1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tínhnăng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lênhoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sựphát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở
3 Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kếtquả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biếtban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trungcấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
4 Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển nhữngkết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có nhữnghiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực
cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, họcnghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
1.3.2 Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Bộ GD&ĐT về ứng dụng và phát triển CNTT.
Nhân loại đang bước vào một thời đại mới, thời đại mà thông tin, tri thức trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp, thời đại của xã hội thông tin và nền kinh tế trithức được hình thành trên cơ sở phát triển và ứng dụng rộng rãi CNTT&TT Cuộccách mạng thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọilĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người chuyển nhanh từ xã hội côngnghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, ở đó nănglực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo, thu thập, lưu trữ, xử lý vàtrao đổi thông tin
Xu thế biến đổi to lớn đó đang đặt ra cho mọi quốc gia những cơ hội và tháchthức to lớn Nắm bắt cơ hội, với ý chí và quyết tâm cao, có sự chỉ đạo trực tiếp, kịp
Trang 29thời, sâu, sát của Đảng, của Nhà nước chúng ta có thể tăng cường năng lực, tận dụngtiềm năng CNTT, chuyển dịch nhanh cơ cấu nhân lực và cơ cấu kinh tế - xã hội theohướng xây dựng một xã hội thông tin, kinh tế dựa trên tri thức, góp phần quan trọngrút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước.
Trong xu thế biến động mạnh mẽ của cuộc cách mạng thông tin, Đảng, Chínhphủ, Bộ GD&ĐT, UBND thành phố Hải Phòng đã có nhiều văn bản chỉ đạo và xácđịnh CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển Cụ thể:
- Hiến pháp nước CNXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi rõ: "Giáo dục vàĐào tạo là quốc sách hàng đầu"
- Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đã chỉ ra rằng “Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [5]
- Nghị định 49/CP của Chính phủ cũng nêu rõ: “Cần nhanh chóng đào tạo chính quy một đội ngũ chuyên viên lành nghề trong lĩnh vực CNTT, giáo dục phổ cập về CNTT trong trường trung học, phổ biến kiến thức về CNTT trong xã hội, đồng thời tăng cường áp dụng CNTT trong bản thân ngành Giáo dục và Đào tạo”.
Tin học hóa quản lý giáo dục vừa là nhiệm vụ phải thực hiện đồng thời cũng là biệnpháp để thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất công tác quản lý giáo dục
- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngànhgiáo dục
- Chỉ thị số 9584/BGDĐT-CNTT, ngày 7/9/2007 của Bộ GD&ĐT về hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 đã ghi: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học; tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục; đẩy
Trang 30mạnh chương trình dạy ngoại ngữ, tin học trong các cơ sở giáo dục; đặc biệt là cấp THCS và THPT”, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là lấy năm học 2008 - 2009 là
“Năm học Công nghệ thông tin”.
- Công văn số 12966/BGD&ĐT-CNTT ngày 10/12/2007 của Bộ GD&ĐT vềviệc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT;
1.3.3 Khái quát sự phát triển CNTT ở Việt Nam và vai trò của nó.
Mục tiêu đặt ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay không chỉ bó hẹp ở nhữngnhiệm vụ trước mắt mà phải gắn liền với sự phát triển lâu dài của đất nước, gắn liềnvới chiến lược xây dựng con người, chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình pháttriển kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập
tự chủ và xây dựng tổ quốc Yêu cầu đặt ra cho giáo dục hiện nay là phải chú trọngđến việc giảng dạy và học tập, cung cấp cho học sinh những kiến thức thực sự tinhgiản, cơ bản và có ý nghĩa ứng dụng cao trong thực tiễn Muốn đổi mới giáo dục,cần phải đổi mới từ cơ chế, cơ cấu tổ chức, đổi mới nội dung, chương trình, SGK vàphương pháp dạy học để tạo nên sự phát triển đồng bộ Cần rèn luyện cho học sinhbiết cách lý giải các vấn đề liên quan đến mình, phát huy tính năng động, chủ động,sáng tạo và đầu tư cho mình ở tương lai, có ý thức tránh nhiệm và nghĩa vụ của côngdân Vai trò của người học phải được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học,trên cơ sở tôn trọng nhân cách, cá tính, thiên hướng phát triển con người
Đổi mới dạy học cần phải ứng dụng các phương tiện, kĩ thuật, công nghệmới đặc biệt chú trọng đến kĩ thuật đa phương tiện Để làm được điều này hiện nay,đều phải dựa vào máy tính (hay CNTT) CNTT sẽ làm thay đổi tư duy về giáo dục,thay đổi chất lượng lao động, chống nhàm chán, đồng thời góp phần đa dạng hóacác loại hình đào tạo: đào tạo từ xa, từ xa qua mạng, trung tâm học tập cộngđồng,
CNTT không chỉ dừng ở việc đổi mới phương pháp dạy học mà nó còn thamgia vào mọi lĩnh vực trong nhà trường, đặc biệt trong vai trò của quản lý CNTT làcông cụ hỗ trợ đắc lực ở tất cả các khâu, các nội dung công tác của người quản lý,
từ việc lập kế hoạch, xếp thời khóa biểu, lịch công tác đến việc thanh kiểm tra,thống kê, đánh giá, xếp loại,
Trang 31Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục được các địa phương, các trường tiếpnhận với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, nhận thức, năng lực khácnhau của mỗi trường Một vấn đề quan trọng nữa đi theo cho việc ứng dụng CNTT
là điều kiện về cơ sở vật chất, máy tính
Việc ứng dụng CNTT hiện nay ở các trường THPT có hai nội dung chính:ứng dụng phục vụ công tác quản lý cấp trường và ứng dụng CNTT phục vụ dạy vàhọc Việc ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường hiện nay còn lẻ tẻ, thiếu tính
hệ thống “mạnh ai nấy làm” Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được nhiềutrường triển khai nhưng ở mức độ tự phát, thiên về trình chiếu
1.3.4 Các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPT.
- Dạy học bằng giáo án điện tử hay bài giảng điện tử Đây là hình thức dạy
học được trình bày sẵn trên máy tính và trình chiếu theo sự định trước dễ hiểu, gây
sự hứng thú cho học sinh
- Khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học Đây là hình thứcgiáo viên lấy thông tin từ mạng internet bổ sung cho bài giảng của mình thêm đầy
đủ và sinh động hơn Đặc biệt các môn mang tính cập nhật, thời sự
- Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng interner Đây là hình thứchướng dẫn người học tìm hiểu kiến thức thông qua mạng internet có sự hướng, địnhhướng dẫn của giáo viên
- Dạy học tại phòng học máy tính, qua các phần mềm Đây là hình thức dạyhọc bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, các phần mềm trợ giúp giảng dạy
- Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính Đây là hình thức kiểmtra đánh giá mang tính khách quan có độ chính xác cao
1.3.5 Quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THPT.
1.3.5.1 Công tác xây dựng kế hoạch
1 Xác định các mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy họccho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ
2 Kế hoạch về đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT
3 Kế hoạch về xây dựng website, trang bị phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụdạy học
Trang 324 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên vàCBQL.
5 Kế hoạch chỉ đạo xây dựng một số tổ chuyên môn trọng điểm về ứng dụngCNTT vào dạy học
6 Kế hoạch tổ chức một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học
7 Kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT
1.3.5.2 Công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học
1 Quán triệt tới các tổ chuyên môn mục tiêu, các bước đi cụ thể về kế hoạchứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ
2 Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT
3 Chỉ đạo các tổ thực hiện xây dựng website riêng, trang bị phần mềm, xâydựng cơ sở dữ liệu phục vụ dạy học
4 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL
5 Tổ chức, chỉ đạo một số có trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằmrút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các tổ khác
1.3.5.3 Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học
1 Kiểm tra các tổ, nhóm chuyên môn trong việc quán triệt mục tiêu, cácbước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kỳ,từng năm học
2 Kiểm tra kế hoạch đầu tư CSVC cho ứng dụng CNTT của các tổ chuyên môn
3 Kiểm tra các tổ chuyên môn về việc trang bị phần mềm, xây dựng CSDLphục vụ dạy và học, xây dựng website
4 Kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTTcho GV và CBQL
5 Kiểm tra các trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm rút kinhnghiệm và làm mô hình để định hướng cho các tổ khác
6 Kiểm tra việc ứng dụng CNTT thông qua dự giờ, qua các chuyên đề cóứng dụng CNTT
7 Thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học theođịnh kì
Trang 331.4 Các yếu tố đảm bảo quản lý ứng dụng thành công CNTT vào dạy học trong trường THCS, THPT.
1.4.1 Yếu tố khách quan:
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhất là chỉ thị CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụngCNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm củangành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTTtrong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đãgiao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 - 2005 thông qua quyết định số81/2001/QĐ-TTg;
58-Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nốimạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bịthêm Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera,Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầngCNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình Công nghệ thông tin
mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học.Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo
dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụngrộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhâncũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông.Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hìnhthức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình Nếu trước kia người
ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phảiđặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủđộng Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiếnthức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển nănglực sáng tạo của học sinh Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm”sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn
Mặt khác, công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềmgiáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile,
Trang 34SketchPad/Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin,LessonEditor/VioLet … hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiệních khác Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi ngườiđều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phầnmềm dạy học nói riêng Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinhtrung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môitrường học tập Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay củagiáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng Nhờ có máy tínhđiện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn,tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống,chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bàigiảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứngthú nơi học sinh Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặtcác câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đãnhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy vàquan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môitrường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, tròchép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủđộng tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bảnthân mình
Do đó, ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin
so với phương pháp giảng dạy truyền thống là:
- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với
âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵnnhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan;
Trang 35- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượngtrong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ratrong điều kiện nhà trường;
- Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện nhữngcông việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vựckhác nhau;
-Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và vớingười sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác đểtạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinhhọc tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thựchiện độc lập hoặc trong giao lưu
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênhchữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có
lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới Đây làmột công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mớiphương pháp dạy học Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin vàtruyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh
và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới
1.4.2 Yếu tố chủ quan:
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin vàtruyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt đượcnhững kết quả khả quan Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêmtốn Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn
đề nảy sinh từ thực tiễn Chẳng hạn:
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưngtrong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viênhoàn toàn trong các bài giảng của họ Đấy là chưa kể đến trang bị cơ sở vật chất cònthiếu thốn ở các nhà trường thuộc vùng khó khăn
Trang 36- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưađược nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc,nhiều khi lạm dụng nó.
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng,chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Chính sách, cơchế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện Cácphương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phươngtiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nênchưa triển khai rộng khắp và hiệu quả
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiềusâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền Côngtác đào tạo,công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ởviệc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và côngsức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả
- Thực tế, một số giáo viên chưa biết sử dụng máy tính, ngại khó, ngại khổ,
lí lẽ rằng dạy Văn qua máy tính sẽ hạn chế cảm xúc Trình độ tin học chủ yếu là tựhọc cho nên quá trình soạn giảng gặp nhiều khó khăn Khi sử dụng máy móc, giáoviên thường loay hoay với cái máy, vừa mất thời gian vừa thiếu sự gần gũi, giao lưuvới học trò Như vậy hiệu quả giảng dạy sẽ không đạt được” đặt chỉ tiêu phấn đấugiảng dạy hoàn toàn bằng các thiết bị điện tử
- Các loại công nghệ đặt trong lớp học như máy vi tính, tivi, máy chiếu , tùyquy cách bố trí sẽ có ảnh hưởng lên học sinh về các mặt như bức xạ và sức khỏecủa thị lực
Trang 37TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ở chương 1 sau khi khái quát hóa tình hình nghiên cứu, ứng dụng CNTT vàodạy học ở trong nước và ngoài nước, tác giả đã nêu lên các chủ trương, quan điểmcủa Đảng, Chính phủ, Bộ GD&ĐT về CNTT, các khái niệm về quản lý, về CNTT,
về việc ứng dụng và quản lý hoạt động CNTT trong giáo dục và dạy học, đặc biệt làtrong các trường THPT dưới sự quản lý của Sở GD&ĐT, từ đó có thể rút ra kết luậnnhư sau:
Việc đưa tin học vào giảng dạy cũng như việc ứng dụng CNTT trong dạyhọc là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, là một nhiệm vụ quan trọng màngành giáo dục phải triển khai thực hiện với những bước đi thích hợp
Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường phổ thông được thực hiện qua 5 hìnhthức:
- Dạy học bằng giáo án điện tử hay bài giảng điện tử
- Khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học
- Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng interner
- Dạy học tại phòng học máy tính, qua các phần mềm
- Kiểm tra, đánh giá học sinh bằng CNTT/máy tính
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả ứng dụng CNTT, nhà trường phổ thông cầnlàm tốt công tác quản lý, đó là: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việcthực hiện đó
Sự phát triển CNTT hiện nay một mặt tạo ra những cơ hội và hình thức họctập thuận lợi cho người học, tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới và nângcao chất lượng dạy học Việc ứng dụng CNTT trong dạy học có thể được thực hiệnvới nhiều hình thức và mức độ rất khác nhau: CNTT như một công cụ hỗ trợ dạyhọc, học tập bằng phương tiện CNTT, học trong môi trường CNTT,
Để phát huy tối đa những lợi thế mà CNTT đem lại cho việc dạy và họctrong thời đại của thông tin và hội nhập hiện nay thì các biện pháp quản lý việc ứngdụng CNTT vào dạy học của các chủ thể quản lý là yếu tố quyết định
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
THPT TRẦN PHÚ- HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1 Giới thiệu khái quát về trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm được thành lập năm 1960, là một trongcác trường THPT của quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội, là ngôi trường có từ thờiPháp do người Pháp xây dựng Ngôi trường Trần Phú- Hoàn Kiếm đến nay đã đượchơn 100 tuổi nhưng vẫn giữ được kiến trúc gần như nguyên vẹn Trường THPTTrần Phú- Hoàn Kiếm được coi là ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Hà Nội.Trường Trần Phú có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, là "cái nôi" củathành phố, gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố Các thế hệ học sinh TrầnPhú-Hoàn Kiếm đã dựng nên truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng kiêncường, góp phần tích cực vào tiến trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta.Đồng thời Trần Phú-Hoàn Kiếm cũng là nơi kết tinh của truyền thống lao động cần
cù, truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng của dân tộc Những giá trị truyềnthống đó vẫn được gìn giữ, phát huy trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay
2.1.1.Thuận lợi:
Bảng 2.1: Quy mô khối, lớp, số học sinh, cán bộ giáo viên của trường THPT Trần
Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 2011-2012
Bình quân hs/ lớp
Trang 39Đội ngũ giáo viên trong các trường đều đạt tỉ lệ 100% chuẩn và trên chuẩn.Hầu hết giáo viên ra trường trong những năm gần đây đều đào tạo ban đầu về ngoạingữ và tin học đã tạo điều kiện thuận lợi cho trường có một đội ngũ giáo viên chấtlượng, tham gia các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học một cách có hiệuquả.
Mặc dù đã được trang bị máy tính, xây dựng phòng tin học theo hướng hiệnđại, các thiết bị ban đầu phục vụ cho việc dạy học Tin học và ứng dụng CNTT vàodạy học đã có sự chuyển biến nhưng số lượng thiết bị so với tỉ lệ học sinh còn thiếu.Trình độ tin học của giáo viên và các kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học theohướng chuyên sâu còn hạn chế
Đội ngũ giáo viên thực sự có trình độ về tin học và có kỹ năng ứng dụngCNTT vào dạy học còn rất mỏng
2.1.3 Đánh giá chung về tình hình đổi mới PPDH trong trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cùng với cả nước, bắt đầu từ năm học 2002-2003 trường THPT Trần Hoàn Kiếm, Hà Nội triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới thíđiểm theo kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hộikhóa X và chỉ thị số 14/2001/CT-TT ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ vềđổi mới chương trình Giáo dục phổ thông Cùng với việc thực hiện chương trình vàsách giáo khoa mới, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh là một nhiệm vụ mà giáo viên phảiphấn đấu thực hiện cho được
Trang 40Phú-Để thực hiện việc đổi mới phương pháp, dưới sự quản lý, chỉ đạo của SởGD&ĐT trong trường đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thực như: tham dự đầy đủcác lớp bồi dưỡng thay sách do Sở tổ chức; tổ chức các chuyên đề đổi mới phươngpháp dạy học cấp trường, cấp cụm; tổ chức dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm về đổimới; yêu cầu giáo viên tích cực và chủ động trong việc sử dụng đồ dùng, thiết bịdạy học; tổ chức các chuyên đề nâng cao như: “Sử dụng câu hỏi trong giờ dạy đổimới” hay “Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp”, Kếtquả là, đội ngũ giáo viên của trường đều nắm và vận dụng được các kỹ năng tổchức dạy học theo yêu cầu đổi mới.
Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên cũng còn nhiềuhạn chế như việc tổ chức các hình thức hoạt động dạy học nhiều khi còn hình thức;việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học chưa thực sự hiệu quả; việckhai thác, sử dụng THDH hiện đại, việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưathường xuyên
2.2 Thực trạng các nguồn lực phục vụ ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
2.2.1 Thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT của trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bảng 2.2 dưới đây cho thấy thực trạng CSVC cho ứng dụng CNTT vào dạyhọc của trường đã có nhiều cải thiện song còn ở mức hạn chế:
Bảng 2.2: Tình hình CSVC phục vụ ứng dụng CNTT trong trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm