Với nhữngđiều kiện thuận lợi về chính trị, vị trí địa lý, lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đadạng,…Việt Nam đang là một điểm đến, một nơi thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trựctiếp
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 6
1.1 Một số vấn đề chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 6
1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 8
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 9
1.3 Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 19
2.1 Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 19
2.1.1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 19
2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 22
2.1.3 Kết quả từ đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 27
2.2 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 30
2.2.1 Những mặt thu được 30
2.2.2 Những hạn chế còn tồn đọng của đầu tư trực tiếp Hàn Quốc vào Việt Nam 31
2.3 Triển vọng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam 32
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 35
Trang 23.1 Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 353.2 Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 41KẾT LUẬN 51DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 cho đến nay, toàn cầu hóa vàhội nhập kinh tế quốc tế đang dần ổn định, hợp tác cùng phát triển có tác động lớn đến
sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là với một nước đang phát triển như Việt Nam.Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO vàtham gia hầu hết những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như FTA, TPP Đó làmột cơ hội tốt để Việt Nam có thể tiến sâu hơn vào nền kinh tế thế giới Song song vớiquá trình đó là quá trình đầu tư quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đầu tưtrực tiếp nước ngoài FDI
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chảy mạnh vào các nước đang phát triển,
có nền kinh tế tăng trưởng mạnh, điển hình là các nước Đông Á và Đông Nam Á đangtrở thành một khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài, vì đây là vùng có nền kinh tế pháttriển năng động nhất thế giới trong những năm gần đây Đối với một nền kinh tế cònnon trẻ như Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố rất cần thiết trongquá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Với nhữngđiều kiện thuận lợi về chính trị, vị trí địa lý, lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đadạng,…Việt Nam đang là một điểm đến, một nơi thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trựctiếp của nhiều cường quốc phát triển khác như Nhật Bản,Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,Nga… Đặc biệt, Theo nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),sau hơn 25 năm thực hiện các hoạt động đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đã vượt quaNhật Bản và trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất về cả số lượng dự án vàtổng vốn đầu tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Vậy thựctrạng quá trình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ra sao? Điều gì khiến cho các nhàđầu tư Hàn Quốc lại ồ ạt đến Việt Nam như vậy? Đây là câu hỏi đặt ra đối với nhà
Trang 4nước ta để nhìn nhận lại quá trình tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc, làm sao đểthu hút ngày càng nhiều nhưng sử dụng nguồn vốn đó lại phải đạt hiệu quả cao.
Vấn đề Việt Nam tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc đã đượcquan tâm nhưng vẫn là những nghiên cứu nói chung, trên góc độ lý thuyết, chưa phảnánh được thực trạng quá trình đầu tư và những thay đổi lớn hiện nay
Vì vậy, mà em chọn đề tài:“Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài nghiên cứu cho đề án môn học chuyên
ngành
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vàoViệt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu trên, em tập trungmột số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ và phân tích sâu sắc hơn về nhân tố ảnh hưởng, sự cần thiết của phải
thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
Thứ hai, nêu rõ thực trạng và tác động của vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt
Nam trong những năm gần đây
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Hàn Quốc và định hướng thu hút trong điều kiện hội nhập kinh tế quốctế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 5+ Không gian: Nghiên cứu dưới góc độ nhà nước
+ Thời gian: Nghiên cứu với chuỗi số liệu từ năm 2006-2015
4 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập số liệu : Từ các tạp chí kinh tế, internet, báo chí, và các
Trang 6CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
1.1 Một số vấn đề chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.1.1.1.Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hoạt
động di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằngtiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trựctiếp nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó
1.1.1.2.Nguồn gốc và bản chất của FDI
Nguồn gốc: FDI là đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập
kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế, FDItrở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trênthế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay nhữngnước trong khối OPEC và những nước phát triển cao
Bản chất của FDI:
- Có sự thiết lập về quyền sở hữu về Tư Bản của công ty một nước ở một nước khác
- Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư
- Có kèm theo quyền chuyền giao công nghệ và kỹ năng quản lý
- Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia
- Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế
Trang 71.1.1.3.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI thường được thực hiện thông qua các hình thức tùy theo quy định của Luật
đầu tư nước ngoài của nước sở tại Các hình thức FDI phổ biến trên thế giới hiện naylà:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh – BCC: Business Coperation Contract
Doanh nghiệp liên doanh – JV: Joint Venture
Hợp đồng cấp giấy phép công nghệ hay quản lý hợp đồng li xăng
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Buôn bán đối ứng…
Các hình thức FDI này có thể được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt cóyếu tố quốc tế như khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế, kinh tếcửa khẩu… tùy thuộc điều kiện cụ thể và từng lĩnh vực mà các quốc gia lựa chọn vàthành lập các khu vực đầu tư nước ngoài phù hợp, để thu hút các hình thức FDI khácnhau Chắc chắn sẽ có nhiều hình thức cụ thể mới ra đời để đáp ứng nhu cầu và khảnăng thu hút FDI của các quốc gia
Động cơ thúc đẩy, lôi cuốn mạnh mẽ các nhà kinh doanh mở rộng hoạt động đầu
tư ra nước ngoài là: Tiếp cận và sử dụng các nguồn lực ở nước ngoài, trong khi nguồnlực trong nước đang có xu hướng khan hiếm; khai thác và sử dụng các nguồn lực đầuvào với giới hạn và ổn định hơn; lợi dụng triệt để những ưu ái của nước tiếp nhận đầutư; tránh được những “ rào cản” do nước tiếp nhận đưa ra; phân tán rủi ro ( hạn chế,giảm thiểu rủi ro); có điều kiện xâm nhập mạnh vào những thị trường tiềm năng, chưahoặc không độc quyền v v
1.1.1.4.Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Mức vốn đầu tư trực tiếp: Tỉ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn
pháp định của dự án phải đạt mức tối thiểu tùy theo Luật đầu tư của từng nước
Trang 8quy định, ví dụ: Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 1987, quy đinh chủđầu tư nước ngòai phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, ở Mỹ quyđịnh 10% và một số nước khác lại quy định 20%
Mức độ tham gia quản lý vốn: Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia
hoặc tự mình quản lý, điều hành các dự án mà họ bỏ vốn vào đầu tư Quyềnquản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn phápđịnh của dự án Nếu nhà đầu tư nước ngòai góp 100% vốn trong vốn pháp định,thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư đó và cũng do họ quản
lý toàn bộ
Lợi ích của các bên: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được phân chia cho các
bên theo tỉ lệ góp vốn vào vốn pháp định, sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trảlợi tức cổ phần (nếu có)
1.1.2.Đặc điểm đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam bắt đầu từ trước khi hai nước thiếtlập quan hệ ngoại giao, tuy nhiên ban đầu quy mô dự án cũng như khối lượng đầu tưrất nhỏ bé Hàn Quốc chỉ chính thức đầu tư vào Việt Nam từ năm 1992
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong côngnghiệp chế tạo, sử dụng nhiều lao động, sản phẩm được xuất khẩu là chính Việctận dụng nguồn lao động rẻ vẫn là mục đích của nhiều nhà đầu tư nước ngòaikhi đầu tư vào Việt Nam FDI của Hàn Quốc vào các ngành sản xuất ô tô, xemáy, thiết bị điện tử, đồ dân dụng và các sản phẩm xuất khẩu
Các nhà đầu tư của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức100% vốn đầu tư đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 80%, tiếp đến là hình thứcdoanh nghiệp liên doanh chiếm khoảng 15% và còn lại là hợp đồng hợp tác kinhdoanh… Có thể là nhà đầu tư Hàn Quốc rất cẩn thận khi đầu tư vào đối tác, và
Trang 9họ rất cẩn trọng trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh, lĩnh vực đầu tư, địađiểm.
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc nhìn chung hoạt động tốt, quy mô bình quânvốn lớn, cao hơn mức bình quân chung của cả nước ( khoảng trên 40 triệu USD)
và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào những địa bàn có cơ sở
hạ tầng tương đối tốt Tỷ lệ các dự án bị giải thể của Hàn Quốc tương đối thấp(khoảng 10%), do các nhà đầu tư Hàn Quốc rất cẩn trọng trong việc khảo sát,nghiên cứu trước khi quyết định nên đã giảm thiểu được rủi ro trước khi đi vàohoạt động
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
1.2.1.Chính sách của nhà nước Việt Nam về đầu tư nước ngoài
1.2.1.1.Các văn bản điều chỉnh về đầu tư nước ngoài ( FDI) vào Việt Nam
- Doanh nghiệp được mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại để đáp ứng các
giao dịch vãng lai
- Đối với các dự án quan trọng nhà nước đảm bảo đủ cân đối ngoại tệ cho doanhnghiệp hoạt động
- Doanh nghiệp được thế chấp tài sản tại các tổ chức tín dụng để vay vốn
- Luật đất đai mới đã tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển thị trường bất động sảnvới sự tham gia của đầu tư nước ngoài
* Các dự án được khuyến khích đầu tư :
o Công nghệ cao và công nghệ thông tin
Trang 10o Công nghiệp chế tạo
o Vật liệu mới và năng lượng mới
o Ngành công nghiệp phụ trợ
o Đầu tư phát triển giống cây trồng và giống vật nuôi mới
o Nuôi trồng và chế biến nông, lâm, hải sản
o Y tế, giáo dục, đào tạo
o Các dự án gây hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích công cộng
o Các dự án gây hại đến di tích lịch sử, văn hóa đạo đức, thuần phong mỹtục của Việt Nam
o Các dự án gây hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên thiênnhiên, môi trường
o Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam
1.2.1.2.Chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư
Trang 11+ Mức thuế suất 10%, 15%, 20%, 28%, tùy theo lĩnh vực ngành nghề, mục tiêu hoạtđộng, lĩnh vực đầu tư
+ Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa 4 năm và giảm 50% thuế CIT trong 9năm tiếp theo
+ Các doanh nghiệp FDI được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạotài sản cố định ( thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng)
+ Dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp: thuế suất 12% trong 12 năm, miễn 3 năm
và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo Dự án cung cấp dịch vụ trong khucông nghiệp: Thuế suất 20% trong vòng 10 năm, miễn 2 năm và giảm 50% số thuếphải nộp trong 6 năm tiếp theo
+ Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân
+ Hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu giữa khu phi thuế quan và với khu chế xuất, doanhnghiệp chế xuất không phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
+ Hàng hóa sản xuất, tiêu thụ hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quankhông phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng
+ Ưu đãi cao hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Người nước ngoài được mua nhà ở và thuê đất ở khu kinh tế
Ưu đãi về sử dụng đất:
+ Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư không quá 50 năm , đối với dự án có vốn đầu
tư lớn nhưng thu hồi chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, địabàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạngiao đất, thuê đất không quá 70 năm
Trang 12+ Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà Đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và
có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xétgia hạn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt
+ Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn,giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật vềđất đai và pháp luật về thuế
Ưu đãi về chế độ chuyển lỗ
+ Các doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển
lỗ và trừ vào thu nhập chịu thuế của nhưng năm sau, thời gian chuyển lỗ không quá 5năm
+ Thời điểm bắt đầu thời gian miễn thuế là năm tài chính đầu tiên mà doanh nghiệp cóthu nhập chịu thuế chưa trừ số lỗ Trường hợp năm tài chính đầu tiên được miễn thuế,giảm thuế có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới 6 tháng,doanh nghiệp có quyền được miễn thuế ngay năm đó
Ưu đãi về chế độ khấu hao tài sản cố định:
Dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và dự án kinh doanh có hiệu quảđược áp dụng khấu hao nhanh đối với tài sản cố định; mức khấu hao tối đa là 2 lần mứckhấu hao theo chế độ khấu hao tài sản cố định
1.2.2 Môi trường đầu tư của Việt Nam là môi trường chính trị ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong quan hệ quốc tế.
Quan hệ quốc tế đó mở rộng với hầu khắp các nước Môi trường pháp chế đangđược tích cực và hoàn chỉnh Trong điều kiện tình hình chính trị thế giới biến động hếtsức phức tạp như cuộc chiến ở Trung Đông ngày càng gay gắt, các cuộc khủng bố nổ
Trang 13ra ở khắp nơi, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có môi trường chínhtrị ổn định nhất.
Về kinh tế tương đối ổn định, có khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao trên thế giới( năm 2015 tốc độ tăngtrưởng kinh tế là 6.68%) Mặc dù có cuộc khủng hoàng kinh tế năm 2008, Việt nam lànước cũng chịu ảnh hưởng nhưng không nhiều, điều đó chứng tỏ nền kinh tế Việt Namkhá ổn định, những điều chỉnh kinh tế vĩ mô là hợp lý
Môi trường kinh tế, chính trị ổn định, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tưnước ngòai về những rủi ro về biến động kinh tế, chính trị Đây chính là điểmmạnh để ta tiếp tục khai thác dòng FDI vào Việt Nam
1.2.3 Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng hoàn thiện
Thực hiện đường lối mở cửa, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, Luật đầu tư nướcngoài của Việt Nam ban hành 12/1987 và Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi tháng11/1996, cùng với Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2005 đã tạođiều kiện thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là khu vực có vốnđầu tư nước ngoài (FDI) tăng lên nhanh chóng Đến nay khu vực này đã trở thành một
bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có vai trò đáng kể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng củanhiều ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo, làmchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và góp phần giải quyết có hiệu quảnhiều vấn đề xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.Trải qua hơn 20 năm vào thực tiễncuộc sống, FDI phát huy nhiều tác dụng, tính đến ngày 15/12/2014, Việt Nam có17.499 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD Vốn thực hiện lũy kếcủa các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 124,5 tỷ USD, bằng 50% tổng vốn đăng kýcòn hiệu lực Vốn FDI cũng được thu hút vào 61 tỉnh thành phố, đóng góp đáng kể vàotăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động
Trang 14Kết quả đạt được là do Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng được sửađổi hoàn thiện theo hướng ngày càng thông thoáng và hấp dẫn các đối tác đầu tư nướcngoài Những sửa đổi tạo sức hấp dẫn, thu hút FDI ở một số điểm sau:
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tháng 6/2000, bổ sung thêm điềukhoản: “ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng, hợp táckinh doanh trong quá trình hoạt động được phép chuyển đổi hình thức đầu tư chia, tác,sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục chuyển đổihình thức đầu tư, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp”
- Nghị định 24/2000/NDCP ngày 31/07/2000 của chính phủ: Theo nghị định này,một số lĩnh vực đầu tư như xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khuchế xuất, khu công nghệ cao được đưa ra khỏi doanh mục bắt buộc phải liên doanh,thay vào đó Nhà đầu tư có thể đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài
Hiện nay luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ hạn chế đầu tư dưới hình thức100% vốn nước ngoài trong 8 lĩnh vực là:
xây dựng kinh doanh mạng viễn thông quốc tế, viễn thông nội hạt
khai thác dầu khí, khoảng sản quý hiếm
dịch vụ tư vấn ( trừ tư vấn kỹ thuật)
vận tải đường hàng không, đường sắt, đường biển, vận tải hành khách côngcộng, xây dựng cảng, ga hàng không
sản xuất thuốc nổ công nghiệp
trồng rừng
du lịch lữ hành
văn hóa
Trang 15Ngoài những lĩnh vực này, Nhà đầu tư nước ngoài được chủ động lựa chọn dự án,hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, địa bàn Thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm,
tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp với quy định của Luật đầu tư nước ngoài Đối vớihình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, để tạo điều kiệncho triển khai các dự án và cho các nhà đầu tư nước ngoài, Nghị đinh 24/2000/NDCPquy định rằng: Trong quá trình knh doanh, nếu xét thấy cần thiết các bên hợp doanh cóthể thỏa thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh Theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài thì các doanhnghiệp liên doanh không bắt buộc phải lấy ý kiến thống nhất của Hội đồng quản trị đốivới quyết đinh liên quan đến bổ nhiệm và miễn nhiệm kế toán trưởng, chấp thuận báocáo tài chính, chi phí hằng năm và vay vốn đầu tư Sự điều chỉnh như trên tạo điều kiệnlành mạnh hơn trong quá trình ra quyết định của Nhà đầu tư Theo Luật mới sửa đổi thìdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh thực hiện dự án đầu tưkhông thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện về hình thức đầu tư được chuyển đổi hìnhthức đầu tư
Như vậy, với việc xây dựng và sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngàycàng hoàn thiện, thông thoáng, tạo thế chủ động và có lợi cho đối tác đầu tư, làm chomôi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn
1.2.4 Môi trường đối với đầu tư nước ngoài ngày càng thông thoáng
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong các chính sách đối với đầu tư nướcngoài theo hướng có lợi hơn cho đối tác Với mục đích đẩy nhanh tốc độ thực hiện các
dự án đã đăng ký trên tinh thần coi trọng vốn thực hiện hơn vốn đăng ký, Nghị định số
10 và chỉ thị số 11 của chính phủ ra đời nhằm phát huy nội lực, tận dụng FDI làm mọiviệc giúp các Nhà đầu tư yên tâm trụ vững ở Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn Thờiđiểm bắt đầu là sau Hội nghị đầu tiên của Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài vào
Trang 16khoảng tháng 2/1998, nhà nước chủ trương xóa bỏ một số thủ tục hành chính rờm rànhư việc cấp giấy phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh… Thờigian làm thủ tục kiểm hàng, giao nhận hàng ở hải quan cũng đã rút ngắn bằng nửa sovới trước đây.
Chính phủ thực hiện các chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài như: Tăng mứcthuế ưu đãi lợi tức cho một số doanh nghiệp, miễn thuế lợi tức 4 năm và giảm 5% trong
4 năm tiếp theo, thậm chí thuế lợi tức đến 8 năm đối với các dự án ưu đãi đặc biệt,đồng thời cũng tiến hành giảm giá thuê đất 25% cho 170 doanh nghiệp Bên cạnh đó,Chính phủ đã cho phép điều chỉnh tỷ lệ nôi tiêu và khuyến khích xuất khẩu, đồng thờicác doanh nghiệp FDI cũng được mua hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu… Việc phâncấp giấy phép đầu tư cũng được phân cấp toàn diện cho tất cả các tỉnh và thành phốthực thuộc trung ương được cấp giấy phép đối với các dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài với quy mô không quá 5 triệu USD cho một dự án (riêng Hà Nội và T.p HCM là
10 triệu) không kể 10 Ban quản lý đã được ủy quyền trước đây, nay Bộ kế hoạch vàđầu tư tiếp tục ủy quyền cho những khu công nghiệp khác Cách phân cấp quản lý này
đã rút ngắn thời gian chờ đợi cho các doanh nghiệp FDI, đảm bảo thời gian tối đa là 30ngày, ở T.p HCM chỉ mất có 9-15 ngày để nhận đựợc giấy phép Bên cạnh đó, do chủtrương ủy quyền cấp giấy phép mà việc nhập khẩu thiết bị, vật tư của doanh nghiệpcũng diễn ra nhành chóng hơn Các địa phương thì có điều kiện theo dõi ngay từ đầukhi các dự án mới hình thành và chủ động điều chỉnh giải quyết các vấn đề phát sinhtrong quá trình hoạt động của dự án
1.3 Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
Cũng như nhiều quốc gia phát triển khác, Việt Nam coi dòng vốn FDI là động lựcquan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của đất nước FDI được coi là nguồnvốn quan trọng cho việc bổ sung nguồn vốn quốc gia
Trang 17Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam có một số ưu thế về:
Nguồn lao động cạnh tranh, chi phí nhân công rẻ, được đánh giá là cần cù mộtcách tương đối so với các nước trong khu vực, văn hóa tương đồng
Tốc độ tăng trường kinh tế ổn định, khá cao Năm 2015, dự kiến thu nhập bình
quân đầu người của Việt Nam đạt trên 2.200 USD/người (tính theo ngang giá sức mua PPP đạt khoảng 5,600 USD), quy mô nền kinh tế đạt 204 tỉ USD
Thị trường tiêu thụ tiềm năng, có nhiều điểm tương đồng với các sản phẩmHàn Quốc và tương đối mở, dễ tiếp cận, thân thiện, có thiện cảm với các sảnphẩm Hàn Quốc
Ổn định chính trị và quan hệ chính trị, văn hóa giữa 2 nước liên tục phát triển
Ngoài ra, trong 10 năm qua, Hàn Quốc đánh giá Việt Nam đã cơ bản xây dựngđược hạ tầng cụm ngành để phát triển một số ngành công nghiệp theo chuỗi sản phẩm
như công nghiệp điện, điện tử, dệt may
Đặc biệt khi hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng5/2015.Việc thực hiện hiệp định này chắc chắn sẽ đưa đến những hợp tác về thươngmại và đầu tư có chất lượng hơn, có chiều sâu hơn, ví dụ như những cam kết của Việt
Trang 18Nam về các dịch vụ và các hoạt động đầu tư đối với các công ty Hàn Quốc trongkhuôn khổ VKFTA Ngoài ra, Hàn Quốc và ASEAN cũng đã ký gói cam kết đầu tiêncủa Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
Hàn Quốc là đối tác FDI lớn nhất, tiềm năng thu hút vốn đầu tư FDI từ Hàn Quốc cónhiều yếu tố thuận lợi trong thời gian tới Những tồn tại, hạn chế liên quan đến thủ
tục đầu tư (đặc biệt trong giai đoạn “quá độ” thay pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp), năng lực doanh nghiệp trong nước, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng
chưa hoàn chỉnh là những vấn đề lớn mang tính căn bản mà Việt Nam hiện đang và
sẽ phải tiếp tục khắc phục để nâng cao hiệu quả thu hút FDI Hàn Quốc nói riêng vàcác nước nói chung
Trang 19CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
2.1 Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 2.1.1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
*Tình hình chung về FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam trong những năm gần
đây
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến ngày 20 tháng 10 năm 2015, đã có 105quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đã vượtNhật Bản dẫn đầu với 4.777 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 43,6 tỷ USD
Các nhà đầu tư Hàn Quốc thường tăng cường đầu tư trong các lĩnh vực sau:
công nghiệp chế biến, chế tạo
kinh doanh bất động sản
Điện, điện tử, hàng gia dụng
Luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản
Bưu chính viễn thông;
Xây dựng
Hóa chất
*Hàn Quốc là quán quân đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2015
Trang 20Hình 2.1:Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2015 (%)
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Theo kết quả khảo sát năm 2015 của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc(KITA) đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc, 49% trong tổng số 540 doanh nghiệp HànQuốc đã tham gia khảo sát về môi trường đầu tư tại 32 quốc gia có tốc độ tăng trưởnghàng năm hơn 3% trong 3 năm qua đều khẳng định có kế hoạch phát triển kinh doanhtại thị trường Việt Nam trong những năm tiếp theo
Theo hình 2.1, Hàn Quốc là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhiều nhấttrong năm 2015, chiếm 24% tổng số vốn đầu tư năm 2015 với nhiều dự án lớn nhỏkhác nhau trên khắp hầu hết các địa phương trong cả nước Tiếp sau đó là Nhật Bản,Đài Loan, Singgapore hiện cũng đang là những quốc gia được dự tính có dòng vốnFDI chảy vào Việt Nam lớn trong những năm tiếp theo
Trang 21Hồ ng K
Tổng vốn đầu tư đăng ký
Hình 2.2: Xếp hạng 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất theo vốn đăng ký tính đến tháng 6/2015 (đơn vị:Triệu USD)
Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhận xét: Qua hình 2.2, tính đến tháng 6/2015, tổng vốn FDI lũy kế của Hàn Quốc
tại Việt Nam có lên tới khoảng 39,1 tỷ USD, chiếm khoảng 18% tổng vốn FDI vàoViệt Nam và có chênh lệch lên đến 11 tỷ USD so với Nhật Bản - đối tác có vốn FDIlớn thứ 2 tại Việt Nam
Riêng trong năm 2015, có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại ViệtNam Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 6,98
tỷ USD, chiếm 28,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Malaysia đứng vị trí thứ hai vớitổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,47 tỷ USD, chiếm 10,2 % tổngvốn đầu tư; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn
Trang 22tăng thêm là 1,8 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Đài Loan đứng ở vịtrí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 1,46 tỷ USD, chiếm 6%tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Tính trong 11/2015, tổng vốn FDI Hàn Quốc chiếm 31,6% tổng vốn FDI vào Việt
Nam Nếu tính dự án của Tập đoàn Hyosung (660 triệu USD, đầu tư qua pháp nhân Thổ Nhĩ Kỳ), FDI Hàn Quốc chiếm 34,9% tổng vốn FDI tại Việt Nam, gấp 4,1 lần Nhật Bản; 6,2 lần Đài Loan và 6,8 lần Singapore (nhưng đối tác FDI truyền thống đứng thứ 2,3,4 của Việt Nam).
Như vậy, Hàn Quốc đã và đang dẫn đầu nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Namhiện nay
2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
2.1.2.1 Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đầu tư
Trang 23Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhận xét: Năm 2015,các dự án của Hàn Quốc được triển khai trên 18/21 ngành, lĩnh
vực; trong đó dẫn đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 2.566 dự án vớitổng số vốn đăng ký ngành này là 24,03 tỷ USD (chiếm 64,5% tổng vốn đầu tư) Đứngthứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 82 dự án tổng số vốn là 6,99 tỷ USD(chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư) Lĩnh vực xây dựng đứng thứ 3 với 579 dự án, tổng sốvốn đầu tư là 2,4 tỷ USD (chiếm 6,4% tổng vốn đầu tư)…
Sự thay đổi về cơ cấu của dòng vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam, như kỳvọng của Tổng thống Park Geun-Hye sau khi VKFTA được đưa vào thực hiện
sẽ tác động rất lớn vào bức tranh đầu tư nước ngoài của Việt Nam
Trong số các dự án đầu tư của Hàn Quốc có một số dự án lớn, tập trung trong ngànhcông nghiệp hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực cho ổn định và phát triển kinhtế-xã hội của các địa phương thuộc địa bàn mà doanh nghiệp đóng nói riêng và đất
nước Việt Nam nói chung như Công ty sản xuất đèn hình ORION-HANEL tại Hà Nội
(vốn đầu tư 178,58 triệu USD), Công ty TNHH DAEHA, kinh doanh khách sạn 5 saotại Hà Nội (vốn đầu tư 177,4 triệu USD), Công ty thép VSC-POSCO tại Hải Phòng(vốn đầu tư 56,12 triệu USD), Công ty LG – MECA Electronics Hải Phòng sản xuấtmáy điều hoà, tủ lạnh, lò vi sóng (tổng vốn đầu tư 7,7 triệu USD), Công ty TNHH điện
tử Daewoo Hanel, sản xuất linh kiện điện tử điều hoà, máy giặt (vốn đầu tư 52 triệuUSD)
Trong công nghiệp sản xuất ô tô có Công ty ô tô Việt Nam-Daewoo tại Hà Nội, vốnđầu tư đăng ký 32,2 triệu USD, vốn pháp định 10 triệu USD, là Công ty 100% vốn củaDaewoo hoạt động từ năm 1996, có hiệu quả, có sản phẩm xuất khẩu, thị phần xe ô tôDaewoo tại Việt Nam chiếm 15%; công ty có lãi từ năm 2000 Trong những năm qua,các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt, mặc dù khôngtránh khỏi khó khăn do việc gia tăng cạnh tranh khốc liệt và do Việt Nam phải thực
Trang 24hiện cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ AKFTA Thêm vào đó, nguyên liệu, phụtùng tại chỗ chưa cung cấp đủ Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đầy đủ,nên đa số các nguyên phụ liệu, phụ tùng phải nhập khẩu; chi phí đầu vào còn cao, chế
độ hạn ngạch vào các thị trường EU và Mỹ đã hạn chế năng lực sản xuất của các dự ánmay mặc mà đa phần là dự án của Hàn Quốc làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt độngcủa các dự án FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam Mặt khác, còn xảy ra tranh chấp laođộng tại một số doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc mà nguyên nhân hầu hết xuấtphát từ những mẫu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các bên, về điều kiện lao động.Nhìn chung, các sự vụ đều được giải quyết một cách ổn thỏa trên cơ sở hoà giải,thương lượng, nhân nhượng lẫn nhau với sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan
có thẩm quyền địa phương
2.1.2.3 Cơ cấu đầu tư theo khu vực
Trang 25Hình 2.4: Cơ cấu FDI theo địa phương của Hàn Quốc vào Việt Nam- tỷ trọng theo tổng vốn đầu tư năm 2014(%)
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhận xét: Trong năm 2014, Hàn Quốc đã đầu tư vào 54/63 tỉnh thành phố trong cả
nước Trong đó Thái Nguyên thu hút nhiều vốn đầu tư từ Hàn Quốc nhất với 19 dự áncấp mới và 9 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,32 tỷ USD, chiếm 45,4%tổng vốn đầu tư, đứng thứ hai là Bắc Ninh với 97 dự án cấp mới và 31 lượt dự án tăngvốn, với với tổng vốn đầu tư cả cấp mới và tăng vốn là 1,27 tỷ USD, chiếm 17,4% tổngvốn đầu tư, Đồng Nai đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là517,46 triệu USD (chiếm 7,1% tổng vốn đầu tư) Còn lại là các địa phương khác