1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế.DOC

77 2,1K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 391 KB

Nội dung

Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN 4

Phần nội dung 5

Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của các dự án FDI 5

I Lý luận về FDI 5

1 Các khái niệm cơ bản 5

2 Các đặc trưng cơ bản 6

3 Vai trò của FDI đối với nền kinh tế 7

II Rủi ro trong các dự án FDI 9

1 Khái niệm và tính chất của các rủi ro trong các dự án FDI 9

2 Phân loại rủi ro 10

3 Một số rủi ro trong các hoạt động của dự án FDI 13

III Quản lý rủi ro 15

1 Phương pháp mà các nhà đầu tư lựa chọn để quản lý rủi ro 15

2 Quản lý Nhà Nước đối với các dự án FDI 18

Chương II: Tổng quan về các dự án FDI và phân tích các rủi ro trong các dự án FDI tại Việt Nam từ năm 1987 đến nay 23

I Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 23

1 Các hình thức đầu tư cơ bản 23

2 Cơ cấu và khu vực phân bổ FDI 24

3 Đóng góp của FDI vào nền kinh tế Việt Nam 29

II Phân tích một số rủi ro xảy ra trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 35

1 Một số rủi ro thường gặp 35

Trang 2

3 Một số đánh giá nguyên nhân rủi ro từ phía các nhà đầu tư 47

III Các hoạt động của Nhà Nước nhằm hạn chế rủi ro trong các dự án FDI tại Việt Nam 49

1 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 50

2 Hướng dẫn hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, giải quyết các vướng mắc, yêu cầu của các nhà đầu tư 51

3 Thủ tục hành chính:Cấp và thu hồi giấy phép đầu tư 54

4 Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư 55

5 Hoạt động xúc tiến thương mại 56

Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động của các dự án FDI tại Việt Nam 57

I Một số giải pháp 57

1 Các giải pháp chung 57

2 Các giải pháp tác động trực tiếp đến các dự án FDI 63

II- Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 65

1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 65

2 Bộ Tài chính 66

3 Bộ Công nghiệp: 67

4 Với các bộ khác 68

Phần kết luận 73

Danh mục tài liệu tham khảo 74

Trang 3

Phần mở đầu.

I Đặt vấn đề

“ Quốc tế hoá đời sống kinh tế là xu hướng khách quan, là sự phát triểntất yếu của nền sản xuất xã hội trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của lựclượng sản xuất” 1 Theo đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) làmột trong những mục tiêu chiến lược của quốc gia trên thế giới, trong đó có

cả các nước đang phát triển tuân theo xu hướng chung của nền kinh tế hộinhập nhằm phát triển nền sản xuất trong nước Trong giai đoạn phát triển hiệnnay của các nền kinh tế trên thế giới đã rút ra bài học và khẳng định vai tròtích cực, tính an toàn của nguồn vốn FDI, những ưu việt của nó so với vay nợ

và đầu tư ngắn hạn ( một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủnghoảng kinh tế tại các nước đang phát triển do tỷ lệ vay nợ ngắn hạn quá cao,

cụ thể năm 2003 ở Thái Lan là 85% trong khi vốn FDI chỉ chiếm 15%: HànQuốc cũng trong tình trạng tương tự khi đưa ra chủ trương vay vốn để thànhlập các tập đoàn lớn, dẫn đến nợ chồng chất không trả được…)

Việt Nam với xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều nước khác trên thế giớitrong quá trình hội nhập, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một vai trò hết sứcquan trọng.Việc mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng theo đó trởthành mục tiêu lâu dài và cơ bản không thể thiếu trong mục tiêu phát triển đấtnước Ngày 29/12/1987 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài, đặt nền tảng pháp lý chính thức chohoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta Sau đó là bốn lần bổ sung,sửa đổi và điều chỉnh một số Điều trong Luật Đầu tư nước ngoài vào ngày30/06/1990, 23/12/1992, 12/11/1996 và năm 2000, 2003 nhằm phù hợp hơn

1 Vũ Trường Sơn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trường

ĐH KHXH & NV, khoa Kinh tế, Nhà xuất bản Thống Kê, Năm 1997, tr 155

Trang 4

với những thay đổi trong quá trình hội nhập kinh tế đã nhận được sự ủng hộcủa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ FDI đầu tư vào Việt Nam có xu hướngtăng cao và đóng góp lớn cho nền kinh tế Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhậnkhách quan về hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài khôngphải lúc nào cũng mang lại hiệu quả, các rủi ro xảy ra từ các nguyên nhân chủquan và cả nguyên nhân khách quan gây nên sự cản trở

cho các dự án FDI hoạt động và phát triển

Theo những cách nhìn nhận khác nhau thì rủi ro là những sự kiện khôngmay và bất ngờ xảy ra gây nên những thiệt hại đến lợi ích của con người, nóluôn tồn tại song song với cuộc sống và trong mọi hoạt động của con người,hoạt động đầu tư vào các dự án cũng không phải là ngoại lệ Theo đó thì việcquản lý các rủi ro có thể xảy ra cho các dự án FDI là cần thiết để giảm thiểucác thiệt hại do nó mang lại

II Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế” với đối tượng là

những rủi ro của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Xuấtphát từ những dự án bị rút giấy phép đầu tư hoặc đang hoạt động trong tìnhtrạng thua lỗ Từ đó đưa ra đánh giá về các nguyên nhân gây nên rủi ro củacác dự án

Mục đích của việc nghiên cứu dự án này nhằm phát hiện ra những rủi ro

cơ bản mà các dự án FDI ở Việt Nam thường mắc phải, các nguyên nhân cơbản làm nảy sinh các rủi ro này và từ đó đưa ra một số giải pháp quản lý NhàNước để hạn chế những rủi ro trong các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiViệt Nam, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đưa ra quyết định

Trang 5

đầu tư và thu hút nhiều hơn các dự án đầu tư FDI về cả quy mô và chất lượng,đóng góp vào nền kinh tế quốc dân trên mọi phương diện

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này không đưa ra hết tất cả các giảipháp của mọi chủ thể liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoViệt Nam mà chỉ là một số giải pháp chủ yếu từ phía chủ thể là Nhà Nước,giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý vĩ mô các hoạt động đầu tư nóichung và đầu tư trực tiếp nói riêng nhằm phù hợp với tình hình đất nước tronggiai đoạn mới, hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Một Số Giải Pháp Quản Lý Của Nhà Nước Nhằm Hạn Chế Những Rủi Ro Trong Hoạt Động Của Các Dự án Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài ( FDI ) Vào Việt Nam Trong Thời kỳ Hội Nhập Kinh

Tế Quốc Tế” là do chính tôi viết Tất cả những trích dẫn nguyên văn và không

nguyên văn đều đầy đủ và chính xác về nguồn gốc Các số liệu, kết quả trongchuyên đề này là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại Bộ Kế hoạch &Đầu tư

Hà Nội, ngày….tháng….năm 2008 Người cam đoan

Hồ Thị Phương

Trang 7

Phần nội dung

Chương I

Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và các rủi ro có

thể xảy ra trong hoạt động của các dự án FDI

I Lý luận về FDI

1 Các khái niệm cơ bản

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )

- Đầu tư trực tiếp cùng với đầu tư gián tiếp và tín dụng thương mại là

ba bộ phận cơ bản của vốn đầu tư quốc tế với hình thức là đầu tư tư nhân

- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về FDI:

Theo khái niệm mà Quỹ tiền tệ thế giới IMF trong báo cáo cán cânthanh toán hàng năm đưa ra2 thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là là đầu tư có lợiích lâu dài của doanh nghiệp tại một nước khác (là nước nhận đầu tư- hostingcountry), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động ( nước đi đầutư- source country) và với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanhnghiệp

Uỷ ban thương mại và phát triển thế giới của Liên hợp quốc(UNCTAD) trong Báo cáo về đầu tư thế giới năm 1996 lại đưa ra khái niệm3

về đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và kiểm soát lâudài của một pháp nhân hoặc thể nhân ( là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặccông ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (với doanhnghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp).Quan điểm về FDI ở Việt Nam được quy định trong khoản 1 Điều 2 Luật đầu

tư trực tiếp nước ngoài đươc sửa đổi bổ sung năm 2000: “ đầu tư trực tiếp

2 Banlance of payments, fifth edition, Washington, DC IMF 1993, page 235

3 Xem: World Investment Report 1996, United Nations, 1996, page 219.

Trang 8

nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiềnhoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định củaLuật này” 4

tư nước ngài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiếnhành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài

2 Các đặc trưng cơ bản

Để hiểu rõ hơn về các dự án FDI để nhìn nhận một cách khách quan vềcác vấn đề còn tồn tại, cần nắm được những đặc trưng cơ bản của các dự ánnày

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một hình thức đầu tư nên các dự ánFDI cũng mang những đặc trưng cơ bản của các dự án đầu tư

Thứ nhất, đây là hoạt động bỏ vốn của các nhà đầu tư và vì vậy các

quyết định đầu tư thông thường là quyết định về tài chính và mỗi quyết địnhđưa ra đều phải cân nhắc giữ lợi ích trước mắt và các lợi ích lâu dài của dự án

Thứ hai, các hoạt động của các dự án đầu tư luôn mang tính chất lâu

dài.Trước bất cứ một hoạt động nào đều cần có chi phí hoạt động và mang lạimột kết quả nhất định

4 Khoản 1, Điều 2, Luật Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài sửa đổi bổ sung, Năm 2000

Trang 9

Thứ ba, cũng như những dự án đầu tư khác,rủi ro chính là một trong những

đặc trưng cơ bản của các dự án FDI

Bên cạnh đó, các dự án FDI cũng có những đặc trưng riêng để phânbiệt với các dự án khác không có các yếu tố nước ngoài.Các dự án FDI có sựtham gia của các bên có quốc tịch và ngôn ngữ khác nhau, và vì vậy các dự án

bị chi phối bởi nhiều hệ thống pháp luật, từ nước đầu tư, nước nhận đầu tưđến hệ thống pháp luật quốc tế

Các nhà đầu tư trực tiếp tham gia hoặc họ có thể tự quản lý và điều hànhcác dự án và tất cả các đối tượng bỏ vốn

Ngoài ra,đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức giao lưu giữa các nềnvăn hoá, tạo ra nhiều hình thức kinh doanh mới với những pháp nhân có chứayếu tố nước ngoài.Quan trọng hơn nữa là góp phần chuyển giao công nghệ vàcác phương thức quản lý mới giữa các bên

Mục đích cuối cùng của các dự án FDI chính là các bên tham gia hoạtđộng đầu tư cùng có lợi, hoạt động sẽ mang lại lợi ích chung cho mọi chủ thểtham gia

3 Vai trò của FDI đối với nền kinh tế

3.1 Những ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế 5

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởngkinh tế,giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất + Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinhtế.Có thể coi đó là một nhân tố hay cú huých lớn để phá vỡ vòng luẩn quẩncủa sự đói nghèo

5 Xem: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nguyễn Văn Tuấn,

Nhà xuất bản Tư Pháp, năm 2005, tr181-219

Trang 10

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh chuyển giao công nghệ làmkhoảng cách công nghệ giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư bị thu hẹp.Bêncạnh đó tạo phản ứng tích cực phổ biến công nghệ và hoạt động phát minhcông nghệ.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng laođộng,phát triển nguồn nhân lực.Hoạt động của các dự án FDI giúp trực tiếpđào tạo lao động và gián tiếp nâng cao chất lượng lao động của nước tiếpnhận đầu tư

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần trong việc giải quyết các vấn đềkinh tế- xã hội,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầutư.Bên cạnh đó, còn giúp thúc đẩy xuất khẩu, xây dựng năng lực xuất khẩu và

mở rộng thị truờng xuất khẩu

+Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có vai trò trong việc cải thiện cán cânthanh toán và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động +Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần bảo vệ môi trường, khai thác cóhiệu quả tài nguyên thiên nhiên và góp phần vào quá trình mở rộng hợp táckinh tế quốc tế

3.2 Những thách thức và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn lớn hơn so với cácnguồn vốn khác từ nước ngoài.Trong truờng hợp được cung cấp với một sốlượng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của một quốc gia

- Chuyển giá là một trong những vấn đề mà các nước tiếp nhận đầu tư longại, gây ra cạnh tranh không lành mạnh và dẫn đến hạn chế đối với nền kinhtế

- Tác động gây ô nhiễm môi trường thông qua hoạt động sản xuất củacác dự án.Các nước đi đầu tư cần nơi thải công nghệ lạc hậu nhằm đổi mới

Trang 11

công nghệ của mình và như vậy các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nướckém và đang phát triển trở thành bãi rác công nghệ.

- Về lao động,người lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI thường đòihỏi phải có trình độ lao động cao nếu không đáp ứng sẽ bị sa thải.Bên cạnh

đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có tác động tiêu cực với cạnh tranh, cáncân thanh toán và chính trị

II Rủi ro trong các dự án FDI.

1 Khái niệm và tính chất của các rủi ro trong các dự án FDI

1.1 Khái niệm về rủi ro.

Có rất nhiều khái niệm về rủi ro được nhắc đến trong các lĩnh vực khácnhau của dời sống kinh tế xã hội

Rủi ro đề cập đến những sự kiện, vấn đề không may mắn, bất ngờ xảy ragây những thiệt hại cho lợi ích con người, tài sản, nguồn lợi và trách nhiệm 6

1.2 Một số tính chất.

Rủi ro là một trạng thái tiềm ẩn gây nên những mối nguy hiểm với cácmức độ khác nhau gây tổn thất cho con người nhưng lại rất khó để có thể đolường trước nó Từ những khái niệm khác nhau về rủi ro, có thể thấy rủi ro cónhững tính chất cơ bản sau:

- Tính bất ngờ: rủi ro bao gồm những sự kiện mà con người không thể đolường nó một cách đầy đủ và chắc chắn.Tất cả các rủi ro đều bất ngờ vớinhững mức độ khác nhau dẫn đến việc con người có thể nhận diện rủi ro haykhông Trong trường hợp con người không thể đoán trước được rủi ro vàkhông nhận dạng được thì nó sẽ xảy ra hoàn toàn bất ngờ với con người.Cũng có những rủi ro mà con người nhận dạng được nhưng không thể đolường một cách chính xác những thiệt hại mà nó có thể mang lại.Tuy nhiên,nếu con người có thể nhận dạng và tính được chính xác các rủi ro có thể đến

6 Một số giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Hà Nội 2001, Số 12, tr7-9

Trang 12

với mình thì rủi ro sẽ không còn nữa mà nó trở thành những sự kiện bất lợi

mà con người không mong muốn xảy ra như thiên tai, thời tiết,

- Tính chất ngoài mong đợi: trong cuộc sống, con người ai cũng mongmuốn nhận được lợi ích cũng như những điều tốt đẹp may mắn trong mọi lĩnhvực và hoạt động của cuộc sống.Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúcnào cũng được như vậy Những điều, những sự kiện không may mắn, gây tổnthất cho cuộc sống của con người luôn tồn tại và trở thành điều không mongmuốn trong cuộc sống hay nói cách khác đó là những sự kiện ngoài mong đợicủa con người

- Tính sự cố gây ra tổn thất: những rủi ro xảy ra không thể đo lườngđược hoặc đo lường một cách không chính xác dẫn đến những hậu quả chocon người trong hoạt động họ tham ra có rủi ro Trên thực tế, tổn thất mà mỗirủi ro mang lại là không giống nhau, có thể nhiều, ít hay đôi khi có thể coi làkhông hề mang lại tổn thất gì

Tổn thất mà các rủi ro mang lại tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau:hữu hình (tài sản, vật chất ) hay vô hình (sức khoẻ, tinh thần, trách nhiệm,đạo đức )

Nói cách khác, dù được nhìn nhận dưới những góc độ hay hình thái khácnhau thì rủi ro đều bao hàm trong nó sự bất ngờ, ngoài mong đợi của conngười và gây nên những tổn thất khác nhau đối với các hoạt động mà conngười tham gia

2 Phân loại rủi ro 7

2.1 Phân loại theo tính chất của rủi ro.

7 Xem: Khoa đầu tư, ĐH KTQD: Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Võ Kim Sơn, Bùi Thế

Vĩnh, Trần Thế Nhuận, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 1996 , tr 270-274.

Trang 13

- Rủi ro thuần tuý: loại rủi ro chỉ có thể dẫn đến những tổn thất về mặt kinh

tế hay khả năng kiếm lời của hoạt động

Rủi ro thuần tuý thường đưa đến kết quả mất mát và tổn thất khi xảy ra.Như rủi ro hoả hoạn,cháy nổ sẽ dẫn đến việc mất mát một số tài sản nhưngnếu không xảy ra thì sẽ không gây thiệt hại gì

Rủi ro thuần tuý liên quan đến việc phá huỷ tài sản,động đất gây phá huỷcác toà nhà

Theo đó,rủi ro này có nguyên nhận từ những đe doạ, nguy hiểm rình rập,

và vì vậy nên biện pháp để đối phó với nó chính là hình thức bảo hiểm

- Rủi ro suy tính: đây là loại rủi ro xảy ra do ảnh hưởng của các nguyênnhân khó có thể dự đoán và có phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn

Rủi ro suy tính thường xảy ra trong thực tế như: rủi ro tình hình bất ổn

về chính trị, giá cả hay mức thuế xuất đối với đối tượng được đầu tư

Đặc điểm cơ bản thường không được bảo hiểm nhưng lại có khả năngđối phó bằng biện pháp rào chắn

2.2 Theo khả năng dự đoán

- Rủi ro có thể tính được: loại rủi ro có tần số xuất hiện có thể đoán được ởmức chính xác và độ tin cậy cao

- Rủi ro không thể tính được: tần số xuất hiện của loại rủi ro này quá bấtthường và khó để có thể dự đoán

2.3 Theo khả năng bảo hiểm rủi ro

- Rủi ro không thể bảo hiểm: gồm có rủi ro cờ bạc và suy tính.Các rủi ronày không tồn tại trước đó trong khi bảo hiểm có tác dụng làm giảm rủi ro

- Rủi ro có thể bảo hiểm được: những rủi ro nếu xảy ra có thể dẫn đến cácthiệt hại Nó có khả năng gây thiệt hại của một tập hợp đơn vị tương tự nhau,thiệt hại có tính ngẫu nhiên không phải do tự tạo ra hay do hiện tượng haomòn vật chất tự nhiên gây ra.Các thiệt hại này phải được định dạng, có thể đo

Trang 14

lường và đủ để tạo ra những khó khăn về kinh tế và có xác xuất thiệt hại thảmhoạ thấp

2.4 Theo nguồn gốc rủi ro.

- Rủi ro nội sinh: là những rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án.Những nhuyên nhân nội sinh thường nhắc đến như: quy mô, mức độ phức tạp,tính mới lạ của dự án, các nhận tố ảnh hưởng đến tốc độ thiết kế và xây dựng,

hệ thống tổ chức quản lý dự án

- Rủi ro ngoại sinh: là những rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gâynên Những nhân tố ngoại sinh thường gặp là lạm phát, biến đổi thị trường,tính sẵn xó của lao động và nguyên liệu,độ bất định về chính trị,những ảnhhưởng của thời tiết

2.5 Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro.

- Rủi ro cơ bản: là những rủi ro sinh ra từ những nguyên nhân ngoài tầmkiểm soát của con người Hậu quả mà nó mang lại thường rất nghiêm trọng,khó lường, có ảnh hưởng đến cộng đồng và toàn xã hội.Thường thì hầu hếtcác rủi ro này xuất phát từ các tác động tương hỗ thuộc về kinh tế, chính trị,

xã hội

- Rủi ro riêng biệt: rủi ro xuất phát từ biến cố chủ quan và khách quan từ cánhân, tổ chức và ảnh hưởng tới lợi ích của từng cá nhân, tổ chức như sai lầmtrong lựa chọn chiến lược kinh doanh, đối tác hay mặt hàng kinh doanh trongtừng thời kì

2.6 Phân loại rủi ro theo lĩnh vực.

Là cách phân loại rủi ro theo các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.Các rủi ro có thể phát sinh từ những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống: vềchính trị (những thay đổi bất thường của thể chế chính trị), về kinh tế (lạmphát, suy thoái, ) pháp lý (pháp luật, thủ tục hành chính, các hợp đồng kinh

Trang 15

tế), môi trường kinh doanh, văn hoá khác nhau giữa các nước, sự mất cân đối

về thông tin giữa các bên,…

Cụ thể của các nguyên nhân gây nên rủi ro này sẽ được nói rõ ràng hơnkhi tìm hiểu về một số rủi ro trong các hoạt động của dự án FDI ở mục tiếptheo

3 Một số rủi ro trong các hoạt động của dự án FDI

3.1 Rủi ro về chính trị.

Là sự thay đổi bất thường của các thể chế chính trị, chiếm đoạt, quốchữu hoá, sự phận biệt đối xử của chính quyền địa phương, Ngoài ra, còn lại

là những tác động của chiến tranh,bạo lực, của các thế lực thế giới

Rủi ro về chính trị bao hàm những hành động của chính phủ từ quốc hữuhoá tài sản đến sự thay đổi trong hệ thống thuế làm giới hạn cơ hội kinhdoanh của các nhà đầu tư và thường gây hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp

3.2 Rủi ro về kinh tế.

Thông thường do các nhân tố vĩ mô gây ra bất lợi cho doanh nghiệp.Baogồm những yếu tố như lạm phát, suy thoái kinh tế, khă năng thanh toán, dựtrữ ngoại tệ,

3.3 Rủi ro về pháp lý.

Rủi ro về pháp lý có nguồn gốc từ sự thay đổi về luật pháp, sự mập mờ,chồng chéo và không thống nhất của các văn bản pháp quy; sự thiếu thông tinphổ biến pháp luật, thiếu chặt chẽ trong các hợp đồng kinh tế,

Loại rủi ro này thường xuất hiện nhiều ở những nước chuyển đổi,nhữngnước mà nền kinh tế đang trong quá trình từng bước hội nhập,đặc biệt là đốivới Việt Nam Hậu quả rủi ro pháp lý là những tranh chấp, kiện tụng giữa cácdoanh nghiệp, tịch thu hàng hoá của chính quyền,

Trang 16

3.4 Rủi ro về thông tin

Xuất hiện khi những thông tin bị sai lệch, đến chậm hoặc do quá trìnhphân tích, xử lý thông tin thường dẫn đến việc chủ đầu tư có sự chậm trễtrong các quyết định và thất bại trong kinh doanh

3.5 Rủi ro về cạnh tranh.

Loại rủi ro này là những áp lực bất ngờ không lường trước của chủ đầu

tư trước sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, sự tăng nhanh bất thường về

số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp cùng ngành, sự xâm nhậpmạnh mẽ của doanh nghiệp nước ngoài khi Chính phủ mở cửa kinh tế, Rủi

ro cạnh tranh có thể dẫn tới sự thu hẹp về thị trường, thậm chí dự án còn bịthôn tính và bị loại ra khỏi thị trường

3.6 Rủi ro về văn hoá.

Một trong những đặc trưng riêng cơ bản của các dự án FDI là nơi gặpgỡ,làm quen giữa các nền văn hoá khác nhau.Vì vậy, sự khác nhau về văn hoá

đã và đang là nguyên nhân làm tăng cơ hội hiểu lầm đáng tiếc có thể dẫn công

ty mất thị phần mục tiêu Rủi ro về văn hoá bắt nguồn từ sự không am hiểu vềphong tục, tập quán, lối sống, cách sống, ngôn ngữ sử dụng

3.7 Rủi ro từ môi trường tự nhiên.

Các yếu tố trên được nhắc đến có tác động mạnh mẽ đến môi trường kinhdoanh nói chung và đến các hoạt động của doanh nghiệp FDI nói riêng Bêncạnh đó, còn có một số rủi ro từ việc ra quyết định ( xuất hiện do xác định saimục tiêu, sai định hướng chiến lược kinh doanh, sai lệch về thông tin thịtrường, dẫn đến sự lực chọn về thời gian, địa điểm, phương thức, quy môđầu tư, ); rủi ro từ việc xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư ( vấn đề thicông xây dựng các dự án đầu tư kéo dài, ); rủi ro từ những tác nghiệp sailầm, ý thức, tinh thần trách nhiệm của các nhà đầu tư, các nhà quản lý và của

Trang 17

các thành viên tổ chức, cũng là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến quátrình vận hành các doanh nghiệp

Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau do nhiều chủ thể mang lạinhững rủi ro và gây thiệt hại cho các dự án.Với mỗi nguyên nhân khác nhaucần đưa ra phương pháp quản lý phù hợp nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại

có thể có Dưới đây là một số phương pháp quản lý rủi ro đã được biết đến và

sử dụng trong các hoạt động của dự án

III Quản lý rủi ro.

1 Phương pháp mà các nhà đầu tư lựa chọn để quản lý rủi ro

Mỗi chủ thể tham gia vào hoạt động FDI đều có những phương thứcquản lý khác nhau cho mỗi dự án trong tững giai đoạn Dưới đây là một sốphương pháp quản lý rủi ro mà các nhà đầu tư lực chọn để quản lý rủi ro trongcác dự án FDI8

1.1 Né tránh rủi ro.

Phương pháp đầu tiên được nhắc đến trong các phương pháp quản lý rủi

ro là né tránh rủi ro Theo đó với phương pháp này, nhà đầu tư không chấpnhận các dự án có độ rủi ro quá lớn, loại bỏ khả năng gậy thiệt hại của dự án Trường hợp áp dụng: khi khả năng bị thiệt hại cao với mức độ lớn, gây tổnhại quá cao đối với nhà đầu tư

Phuơng pháp này có thể được sử dụng ngay trong giai đoạn đầu của dự ánđầu tư, khi đánh giá mức độ rủi ro quá cao thì loại bỏ ngay trong đầu chu kỳcủa dự án

Tuy nhiên vẫn có những rủi ro không thể né tránh được,khi đó chỉ có thểlàm giảm thiệt hại của rủi ro chứ không thể loại trừ khả năng xảy ra

8 Xem: Khoa đầu tư, ĐH KTQD: Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Võ Kim Sơn, Bùi Thế

Vĩnh, Trần Thế Nhuận, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 1996, tr 278-282

Trang 18

Là phương pháp quản lý rủi ro trong đó các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và

tự nguyện kết hợp với nhau thành nhóm bao gồm nhiều dự án có cùng nhữngrủi ro gần tương tự, đủ để dự đoán chính xác tần suất xảy ra cũng như mức độthiệt hại.Từ đó, họ có chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp cho những thiệt hạikhi nó xảy ra

Đây cũng là một hình thức chấp nhận rủi ro Thường là sự kết hợp giữacác đơn vị trong cùng một công ty mẹ hoặc là cùng một ngành, thường cócùng các rủi ro

Lợi thế của phương pháp này là ngăn ngừa các thiệt hại,các thủ tục chi trảbảo hiểm cũng có thể được tiến hành nhanh gọn, giúp nâng cao khả năng sinhlời do có khả năng xoay vòng vốn

Tuy nhiên, với phương pháp này, đơn vị phải chi trả cho việc vận hànhcác chương trình bảo hiểm, phải mua và cung cấp nội bộ các dịch vụ nhằmngăn ngừa thiệt hại bà khi rủi ro xảy ra cần có người theo dõi và quản lýchương trình tự bảo hiểm Điều này dẫn đến việc chi phí bỏ ra khá lớn.Trênthực tế do đaay cũng là hình thức chấp nhận rủi ro nên bản thân nó cũngmang yếu tố rủi ro với mong đợi là rủi ro sẽ không xảy ra

1.4 Ngăn ngừa thiệt hại.

Trang 19

Ngăn ngừa thiệt hại là phương pháp bao gồm những hoạt động nhằm giảmtính thường xuyên của thiệt hại khi nó xuất hiện.

Để có thể thực hiện các hoạt động này đòi hỏi phải xác định đúng cácnguyên nhân gây nên chúng ó có thể xuất phát từ các nhân tố của môi trườngđầu tư hoặc ngay từ những vấn đề bên trong của dự án

Biện pháp mà các nhà đầu tư có thể áp dụng là phát triển các hệ thống antoàn, đào tạo lại đội ngũ lao động hay thuê người bảo vệ…

1.5 Giảm bớt thiệt hại.

Chủ đầu tư và các bộ quản lý dự án sử dụng các biện pháp đolường,phân tích và đánh giálại các rủi ro một cách liên tục và xây dựng các kếhoạch cụ thể để làm giảm mức độ thiệt hại khi nó xảy ra

1.6 Chuyển dịch rủi ro.

Chuyển dịch rủi ro là biện pháp trong đó các bên liên kết với nhau đểcùng chịu rủi ro

Nó giống với biện pháp bảo hiểm ở điểm là có sự chuyển dịch từ cá nhânsang nhóm sự bất định của các rủi ro có thể xảy ra hay nói cách khác là cùng

có sự liên kết của nhiểu chủ thể nhằm quản lý rủi ro Tuy nhiên, chuyển dịchrủi ro chỉ là một bộ phận của bảo hiểm vì ngoài chuyển dịch rủi ro thì bảohiểm rủi ro còn giúp dự đoán thiệt hại bằng quy luật số lớn trước khi nó xuấthiện, nhờ đó mà giảm được thiệt hại do rủi ro mang lại

1.7 Bảo hiểm.

Với các quan điểm khác nhau thì bảo hiểm được hiểu khác nhau.Theoquan điểm của các nhà quản lý bảo hiểm thì bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi rotheo hợp đồng Còn theo quan điểm xã hội thì nó không chỉ là sự chuyển dịch

mà còn giúp giảm rủi ro vì nhóm người có những rủi ro tương tự tự nguyênkết hợp với nhau dự đoán và từ đó giảm thiểu các thiệt hại mà rủi ro mang lại

Trang 20

Bảo hiểm là công cụ quản lý rủi ro phù hợp khi khả năng thiệt hại thấpnhưng mức độ thiệt hại lại có thể rất cao

2 Quản lý Nhà Nước đối với các dự án FDI

Theo Vũ Chí Lộc9 thì hoạt động đầu tư nước ngoài không chỉ là bộ phậncủa lĩnh vực kinh tế đối ngoại mà đó còn là bộ phận của nền kinh tế quốc dân

và vì vậy Nhà Nước là chủ thể quan trọng quản lý nguồn vốn FDI

Quản lý của Nhà Nước đối với các dự án FDI là nhằm thực hiện mộtcách tốt nhất định hướng của Luật đầu tư là kết hợp sức mạnh dân tộc với sứcmạnh thời đại vào công cuộc phát triển kinh tế

Bên cạnh đó còn nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà Nước là thu hútvốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các công ty nước ngoài, tạo việclàm, khai thác các tiềm năng của đât nước và phục vụ cho công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Quản lý Nhà Nước đối với các dự án FDI còn nhằm đảm bảo hoạt độngđầu tư tuân thủ pháp luật Việt Nam, giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.Ngoài ra còn tô trọng quyền của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,đảm bảo tính công bằng, bình đẳng và cùng có lợi cho cả đôi bên

2.2 Vai trò.

Quản lý Nhà Nước theo Vũ Chí Lộc là hoạt động chấp hành và điềuhành của Nhà Nước, được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi cơ quan hànhchính Nhà Nước có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, cácnghị quyết của cơ quan quyền lực Nhà Nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thựchiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, vănhoá, xã hội và chính trị nước ta

9 Vũ Chí Lộc: Giáo trình đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997, tr 85-86.

Trang 21

Đây là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo theo từng đối tượngchủ thể, địa điểm từ đó dưa ra các biện pháp cụ thể

- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư

- Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạtđộng đầu tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm tronghoạt động đầu tư

- Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầutư

- Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư

2.4 Các phương pháp quản lý Nhà Nước.

Nhà nước sử dụng các công cụ là pháp luật, các kế hoạch, chính sách, tàisản quốc gia, để quản lý nền kinh tế FDI cũng như các bộ phận khác củanền kinh tế, chịu sự quản lý của Nhà nước với những phương pháp quản lýkhác nhau

Phương pháp quản lý của Nhà Nước về kinh tế bao gồm tổng thể cáccách thức tác động có chủ đích có thể có của Nhà Nước lên nền kinh tế quốcdân góp phần tăng trưởng, ổn định kinh tế và bằng kinh tế

10 Xem: Điều 80, Pháp luật mới về đầu tư kinh doanh, Hội Luật gia Hà Nội, Trung tâm thông tin tư vấn pháp luật, NXB Lao động Xã hội, năm 2006

Trang 22

2.4.1 Phương pháp hành chính.

Phương pháp hành chính 11 là cách thức tác động trực tiếp của Nhà Nướcthông qua các quyết định dứt khoát có tính bắt buộc lên đối tượng quản lýNhà Nước về kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ môtrong những tình huống nhất định

Phương pháp này có tính bắt buộc những đối tượng chịu sự quản lý phảituân thủ các quy định của pháp luật và mang tính quyền lực theo đúng thẩmquyền pháp luật Từ đó góp phần xác lập trật tự kỷ cương, kết nối các phươngpháp khác, giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng

Thực hiện quản lý theo phương pháp này là Nhà Nước tác động vào nềnkinh tế theo hai hướng:

Thứ nhất, là về mặt tổ chức Xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung

pháp luật áp dụng cho từng đối tượng chịu sự quản lý Từ đó tạo hành langpháp lý ổn định, an toàn và phù hợp cho các đối tượng, tạo niểm tin cho ngườidân Bên cạnh đó là việc cụ thể hoá khung pháp luật và các kế hoạch thịtrường thông quan các công cụ khác nhau trong xét duyệt, kiểm định chất lượng, giấy phép kinh doanh, Phương pháp này có hiệu lực nhanh, ngaykhi ban hành tuy nhiên lại có một nhược điểm rất lớn là có thể phát sinh hiệntượng lạm dụng hành chính và phụ thuộc quá nhiều vào đội ngũ cán bộ hànhchính trong bộ máy Nhà Nước

Thứ hai, phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm

của cấp ra quyết định Điều này có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tếnói chung và quản lý FDI noi riêng, phân định rõ ràng quyền hạn trách nhiệmcủa các cấp quản lý

2.4.2 Phương pháp kinh tế

11 Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu: Giáo trình quản lý Nhà Nước về kinh tế, ĐH KTQD,

Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội 2005, tr 138.

Trang 23

Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu mà Nhà Nước sử dụngtác động một cách gián tiếp dựa trên những lợi ích kinh tế Với phương phápnày, Nhà Nước hạn chế sự bắt buộc, cưỡng chế lên các đối tượng và chủ yếumang tính hướng dẫn nhằm làm cho các đối tượng quản lý quan tâm tới hiệuquả cuối cùng của các hoạt động, chủ động hoàn thành tốt các nhiệm vụ đượcgiao.

Hướng vào lợi ích cuả các đối tượng, đưa ra các điều kiện khuyến khíchkinh tế và những phương tiện vật chất, phương pháp kinh tế được áp dụng tácđộng nhạy bén, linh hoạt và phát huy được tính chủ độnh sáng tạo cuat ngườilao động cũng như của các tổ chức

Cũng như những phương pháp khác, phương pháp kinh tế tác động vàonền kinh tế theo những hướng khác nhau 12 :

Trước tiên là định hướng chung cho sụ phát triển bằng các mục iêu vànhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của toàn bộ hệ thống Cụ thể hoá bằngcác chỉ tiêu cho từng thời điểm, đối tượng cụ thể trong các tổ chức khác nhau Nhà Nước sử dụng các định mức kinh tế như thuế, lãi xuất ngân hang, vàcác đòn bẩy kích thích kinh tế nhằm lôi cuốn, khuyến khích các tổ chức và cánhân hoạt động mang lại lợi ích thống nhất giữa cá nhân và tập thể, lợi íchquốc gia

Các chính sách ưu đãi cũng được Nhà Nước đưa ra để điều chỉnh hoạtđộng chung của cả nước, không những chỉ có trong nước mà còn thu hút từcác Kiều bào sống xa tổ quốc

2.4.3 Phương pháp tâm lý giáo dục 13

12 Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu: Giáo trình quản lý Nhà Nước về kinh tế, ĐH KTQD,

Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội 2005, tr 143-144.

Trang 24

Nhà Nước tác động vào nhận rhức và tình cảm của con người thuộc đốitượng quản lý Nhà Nước về kinh tế, từ đó nâng cao tinh thần tự giác, tích cự

và nhiệt tình của những người lao động trong việc thực hiện các nhiệm vụđược giao

Dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý, phương pháp giáo dục mangtính thuyết phục, giáo dục con người những đường lối chủ trương của chínhphủ, ý thức lao động sáng tạo, có hiệu quả của người lao động Bên cạnh đó,Nhà Nước giáo dục nhằm xoá bỏ những lề lối cũ lạc hậu như tàn dư củaphong kiến, tư sản và hướng người lao động theo tác phong công nghiệp hiệnđại

Phương tiện được Nhà Nước sử dụng là các phương tiện thông tin đạichúng, các tổ chức đoàn thể, hội nghị tổng kết của các tổ chức đơn vị, cácphong trào thi đua, tấm gương của các doanh nghiệp Nhà Nước làm ăn cóhiệu quả

Chương II Tổng quan về các dự án FDI và phân tích các rủi ro trong các dự án

FDI tại Việt Nam từ năm 1987 đến nay

13 Xem: Bài giảng môn Quản lý tổ chức công II, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Năm học

2007-2008

Trang 25

I Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

1 Các hình thức đầu tư cơ bản

- Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp được thành lập do các dự

án đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sởhợp đồng liên doanh

- Doanh nghiệp 100% vốn FDI: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhàđầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản

lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hìnhthức đầu tư trong đó các bên ký kết văn bản để tiến hành đầu tư, kinh doanhtại Việt Nam Trong đó, có quy định trách nhiệm và phân chia các kết quảkinh doanh cho các bên mà không thành lập pháp nhân mới Các doanhnghiệp này được hợp tác với các cá nhân tổ chức nước ngoài để thực hiện cáchợp đồng hợp tác kinh doanh14

- Các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT: là hình thức đầu tư có sự ký kếtvăn bản giữa cơ quan Nhà Nước có them quyền của Việt Nam và Nhà Nướcđầu tư nước ngoài để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong một thờihạn nhất định và khi kết thúc thời hạn này, nhà đầu tư nước ngoài chuyểngiao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà Nước Việt Nam

- Hình thức công ty mẹ-con: đây là hình thức được thực hiện rất ít ở ViệtNam, khi các tập đoàn lớn mở thêm những công ty con ở nước nhận đầu tư vàmang các yếu tố nước ngoài

2 Cơ cấu và khu vực phân bổ FDI

14 Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Cương: Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, NXB Thống Kê, 05/2004, tr 114

Trang 26

Suốt giai đoạn 1988-2007, cơ cấu và khu vực phân bổ FDI đã trảiqua rất nhiều thăng trầm Từ năm 1991 đến 1995, vốn thực hiện đạt 6,5 tỷUSD và đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 1996-2000 Cho đến giai đoạn2001-2005, vốn thực hiện đạt 14,3% tỷ USD, tăng 7% so với giai đoạn trước

đó và tăng 30% so với mục tiêu định hướng đạt được là 11 tỷ USD Như vậyvốn thực hiện có xu hướng nhưng tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số

dự án mới biến động

0 5000000000

1988- 1995

1991- 2000

1996- 2005

2001- 2007

2006-0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Vèn ®¨ng ký Vèn thùc hiÖn

Sè dù ¸n

Biểu đồ phân bổ nguồn vốn FDI theo năm giai đoạn 1988-2007

Hai năm gần đây, vốn thực hiện tăng 24,2 % năm 2006 so với năm

2005 và đạt 2,96 tỷ USD vào năm 2007 Có thể they số dự án tăng bình quântrong các giai đoạn có nhiều biến động, 300 dự án trong giai đoạn 1991-1995

và 340 dự án vào năm 1996-2000, 616 dự án giai đoạn 2001-2005 và đến năm

2006, 2007 đạt con số kỷ lục 800 dự án mới cấp phép

Trang 27

2.1 Về cơ cấu vốn đầu tư theo ngành:

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư 15, trong giai đoạn 1988-2007,tổng vốn đầu tư cung như đầu tư thực hiện tập trung chủ yếu trong các dự ánthuộc ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm khoảng 62% tổng vốn đầu tư vàchiếm tới 69% vốn thực hiện với 5,819 dự án đầu tư.Tiếp đến là ngành dịch

vụ với 21% tổng số dự án với hơn 29 tỷ USD tổng vốn

Cơ cấu đầu tư thực hiện theo ngàn h

C«ng nghiÖp vµ x©y dùng N«ng l©m nghiÖp DÞch vô

đầu tư và hơn 7 tỷ USD đầu tư cho việc thực hiện dự án Ngành nông lâmnghiệp vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các dự án FDI, có khoảng 929 dự

án với hơn 2 tỷ USD đầu tư thực hiện

Nếu như trong giai đoạn 1990-2000, nguồn vốn FDI thường tập trungvào những ngành công nghiệp khai khoáng và thay thế hàng nhập khẩu thì bắtđầu từ năm 2000, các dự án FDI đã chuyển hướng sang các ngành như côngnghiệp nặng và công nghiệp nhẹ (gần 5000 dự án cho cả hai ngành đến hếtnăm 2007) Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ cũng gia tăng qua các thời kỳ Trong

5 năm 2001 -2005, lĩnh vực dịch vụ đã chiếm 21% tổng vốn ĐTNN đăng ký

và gần 13% vốn thực hiện

15 Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết 31/12/2007.

Trang 28

Từ những số liệu thống kê cho thấy các dự án FDI vào Việt Nam cũng

có sự chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá theo hướng pháttriển của nền kinh tế Việt Nam Tính đến hết ngày 22/03/2008, quý I năm

2008 đã cấp mới 147 dự án trong đó chủ yếu vẫn tập trung vào ngành côngnghiệp xây dựng có 79 dự án với vốn pháp định 516,941,200 USD 54% tổngvốn đầu tư Tiếp đến vẫn là ngành dịch vụ với 59 dự án, tổng vốn đầu tư chỉ

là 40% nhưng lại chiếm 86% vốn pháp định Trong số những dự án còn lại, có

49 lượt đầu tư tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là hơn 280 triệu USD,88% vốn đầu tư tăng thêm là trong ngành công nghiệp

2.2 Về cơ cấu vốn đầu tư theo vùng:

Việt Nam với 64 tỉnh thành đều đã có sự có mặt của các dự án FDI trênnhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư giữacác vùng còn diễn ra chậm nên sau gần hai mươi năm tỷ trọng đầu tư không

có quá nhiều sự thay đổi

FDI tập trung vào khu vực phía Nam với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷUSD, chiếm 54% vốn đăng ký Nhiều nhất vẫn là vào thành phố Hồ Chí Minhvới 2399 dự án, chiếm 36,9% vốn đăng ký của toàn vùng Tiếp đến phải kểđến Đồng Nai với 917 dự án và 11,6 tỷ USD vốn đăng ký ; Bình Dương 8,5

tỷ USD vốn đăng ký cho 1,581 dự án FDI,16 Tập trung nhiều nhất vẫn là ởvùng Đông Nam Bộ với nguồn lao động dồi dào và có trình độ kỹ năng.Riêng trong giai đoạn 2001-2005 đã thu hút hơn 12,5 tỷ USD vốn đăng kýchiếm 60% tổng vốn đăng ký trong cả nước và 5,9 tỷ USD vốn thực hiện Khuvực phía Bắc đứng đầu là Hà Nội với 1101 dự án, chiếm 51% vốn đăng ký và50% vốn đầu tư thực hiện trong cả vùng Hải Phòng, Vĩnh Phúc, HảiDương, giữ các vị trí tiếp theo với lần lượt tổng vốn đăng ký là 2,7 tỷ , 2,03

tỷ và 1,83 tỷ USD

16 Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết 31/12/2007.

Trang 29

2.3 Về cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư:

Đến hết quý I năm 2008, ở Việt Nam có 6 hình thức đầu tư trực tiếpnước ngoài, trong đó có hai hình thức mới được thí điểm vào những năm2001-2005

Trong suốt giai đoạn 1988-2007, hình thức 100% nốn nước ngoài vẫnluôn chiếm tỷ trọng cao nhất với 6,743 có tổng vốn đầu tư hơn 52 tỷ USDchiếm 39% tổng vốn thực hiện Tuy con số này thấp hơn 71% tổng vốn đăng

ký trong giai đoạn 2001-2005 nhưng nó không có nghĩa là số dự án theo hìnhthức này giảm mà đã có sự gia tăng của những hình thức khác trong nhữngnăm gần đây

Các hình thức khác như liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanhgiữ các vị trí sau do những vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư Có

1640 dự án hoạt động theo hình thức liên doanh với 24,75 tỷ USD vốn đầu tư

và 11,14 tỷ USD đầu tư thực hiện Hình thưc hợp đồng hợp tác kinh doanhcũng chỉ chiếm 5% tổng vốn đầu tư và 19% đầu tư thực hiện Thấp nhất vẫn

là ba hình thức còn lại với số dự án không đáng kể với 1% số dự án, chiếmkhoảng 4% tổng số vốn đầu tư và 3% đầu tư thực hiện của các dự án FDI.Trong 3 tháng đầu năm 2008, có đến 77% vốn pháp định thuộc về các dự án100% vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư là hơn 3,4 tỷ USD Số dự án cònlại thuộc về các hình thức còn lại : 25 dự án liên doanh, 1 dự án hợp đồng hợptác kinh doanh và 8 công ty cổ phần, không có dự án nào có hình thức công tymẹ-con được cấp phép

Cũng có thể nhìn thấy rằng có những hình thức có tổng vốn đầu tưkhông lớn nhưng lại có sự đầu tư thực hiện cao hơn Ví dụ như hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần Điều này là do tính chất và điềukiện hoạt động của các dự án này ở Việt Nam quyết định

2.4 Về cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác:

Trang 30

Hết năm 2007, các dự án FDI vào Việt Nam đã có sự tham gia của 82nước và các vùng lãnh thổ Nhưng từ thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu tưthì chủ yếu nguồn vốn đầu tư vẫn xuất phát tư những nước trong khu vựcChâu á Cụ thể là 6 nước Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, BritishVirginlsland đầu tư 5,490 dự án vào Việt Nam, chiếm 70% tổng vốn đầu tư và62% đầu tư thực hiện Đứng đầu vẫn là Hàn Quốc với 21% số dự án với 17%tổng vốn đầu tư

Các nước Châu Âu và Châu Mỹ có các dự án còn rất khiêm tốn vàoViệt Nam mặc dù các nước này có tiềm năng rất lớn Đây có thể được coi làvuìng đất tiềm năng để Việt Nam có thể giai tăng FDI bằng các giải pháp tăngcường thu hút

Nếu như trên thế giới, nguồn vốn FDI chủ yếu từ các nước công nghiệpphát triển thì ở Việt Nam, so với các nước trong khu vực Đông Nam á nhưThái Lan, Malaysia, nguồn vốn này còn chiếm tỷ trọng thấp Cuối năm

2005, có hơn 100 trong tổng số 500 công ty xuyên quốc gia

hàng đầu thế giới có các dự án đầu tư tại Việt Nam nhưng con số này ởTrung Quốc đã là trên 400 công ty xuyên quốc gia Điều này cho thấy môitrường đầu tư ở Việt Nam còn làm nhièu nhà đầu tư cảm thấy lo ngại

Đến nay Nhà Nước đã có những chính sách 12 Khuyến khích các Kiềubào ở khắp nơi trên thế giới đầu tư về nước nhưng trên thực số con số này cótăng nhưng chưa đáng kể Việt Kiều từ gần 30 nước với hơn 160 dự án

được cấp phép đầu tư vào Việt Nam

Xét theo đối tác đầu tư thì có thể nhận thấy các dự án đầu tư vào ViệtNam vẫn còn tồn tại với quy mô vừa và nhỏ Vốn bình quân trên mỗi dự ánFDI thay đổi theo các thời kì Con số này vào 1988-1990 là 7,5 triệu USD,giai đoạn 1991-1995 là 12,5 triệu USD và tăng lên 15,2 triệu trong giai đoạn1996-2000, đạt mức 5,2 triệu USD trong 5 năm 2001-2005

Trang 31

Trong hai năm 2006 và 2007 con số này cũng có sự giai tăng, diều nàycho thấy xu hướng gia tăng của các dự án quy mô nhỏ và vừa.

3 Đóng góp của FDI vào nền kinh tế Việt Nam.

3.1 Về kinh tế

3.1.1 Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và nâng caonăng lực sản xuất

FDI ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế Nhiều dự án

đầu tư được thực hiện và đưa vào sản xuất phát huy hiệu quả hoạt động và tạonền tảng phát triển cho các giai đoạn sau đó

Những khu vực có FDI đã chứng tỏ mức tăng trưởng công nghiệp cao hơn,tăng tỷ trọng công nghiệp ở các khu vực này lên 40% vào năm 2004 và 41%vào các năm sau đó trong khi vào năm 1991 con số này chỉ là 23,79% Tronggiai đoạn 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp của những khu vực có FDIchiếm 42,5% so với cả nước, đạt cao nhất vào năm 2004-2005 với 43,7%,đặc biệt con số này đạt đến 65-70% của toàn bộ địa bàn có nguồn vốn FDInhư ở Bình Dương, Vĩnh Phúc, Đồng Nai,

Các ngành công mới cũng có nhiều hơn các cơ hội để phát triển nhưcông nghiệp dầu khí, công nghệ thông tin, điện tử, công nghiệp chế biến nôngsản, thép, xe máy, ô tô, Riêng ngành dầu khí, thiêt bị máy tính, máy giặt,điều hoà thì có sự đóng góp của 100% vốn nước ngoài Riêng các ngành khác,con số này cũng rất cao: 76% dụng cụ y tế, 55% sản xuất sợi, Có thể nói,FDI đã tạo nguồn sinh khí mới cho công nghiệp Việt Nam với những bướctăng trưởng vượt bậc

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần hình thành và pháttriển các khu công nghiệp, khu chế xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơncho nhiều vùng đất Bên cạnh đó tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động,giúp họ nâng cao trình độ để phù hợp với điều kiện làm việc mới

Trang 32

3.1.2 FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn đầu tư góp phầnphát triển xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế

Sự có mặt của FDI đã góp phần rất lớn cho quá trình tăng trưởng kinh

tế Điều này có thể được chứng minh bằng những con số về tỷ lệ tăng trưởngbình quân GDP hàng năm theo sự gia tăng của tỷ trọng FDI đầu tư vào ViệtNam

Giai đoạn 1991-1995 có sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI trên tổngvốn đầu tư, nếu như năm 1991 chỉ là 13% thì đến năm 1995 đã là 32,3%.Theo đó, GDP trong giai đoạn này cũng đạt con số 8,18% với 11,3% ngànhcông nghiệp, dịch vụ 7,2 % và nông lâm là 2,4 %

Những năm tiếp sau đó, cùng với sự gia tăng của FDI thì đóng góp vàotổng sản phẩm xã hội cũng gia tăng Đến năm 2006 và 2007, nền kinh tế tăngtrưởng cao nhất với 8,33 % GDP với tổng vốn FDI chiếm 16% tổng vốn đầu

tư của toàn xã hội

3.1.3 Các dự án FDI đóng góp vào NSNN và cân đối thu-chi ngân sáchtrong giai đoạn mới

Từ hiệu quả kinh tế mà các dự án FDI mang lại, đóng góp từ các dự ánnày cho NSNN cũng ngày càng tăng, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Trong năm năm 1996-2000, các doanh nghiệp FDI hoạt động trongngành dầu thô đã nộp vào ngân sách 1,49 tỷ USD trong khi con số này tronggiai đoạn 1991-1995 chỉ là 0,33 tỷ USD Thu ngân sách từ tất cả các doanhnghiệp có FDI cũng có con số rất lớn Cụ thể là 3,6tỷ USD trong 2001-2005,tăng bình quân 24%/năm

Riêng trong hai năm gần đây, khu vực này đã nộp 3 tỷ USD vào NSNN,gấp đôi giai đoạn 1996-2000 và chỉ trong hai năm đã bằng 83% 5 năm củagiai đoạn trước đó

Trang 33

FDI có tác động tích cực cho việc cân đối NSNN khi tăng thêm nguồnthu cho ngân sách và đồng thời cải thiện cán cân thanh toán quốc tế thông quaviệc chuyển một nguồn vốn lớn vào Việt Nam Đây cũng là hình thức giúp

mở thêm nguồn thi ngoại tệ qua việc có mặt của các khách quốc tế đến ViệtNam, các hoạt động của các dự án FDI ở Việt Nam như thuê đất, mua máymóc thiêt bị,

3.1.4 FDI như đã biết cũng là một hình thức chuyển giao công nghệ

FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các nước đầu tư vàoViệt Nam.Với nền kinh tế ngày một phát triển thì công nghẹ cũng trở thànhmột đầu vào cơ bản của nền kinh tế Có thể thấy rõ hơn điều nay ở một sốngành như viễn thông, khai thác khoáng sản, ngành hoá chất, cơ khí chế tạo,

tự động hoá, Đặc biệt gần đây, tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ USD vào ViệtNam để thực hiện dự án sản xuất các linh kiẹn điện tử cao cấp thù đã gópphần giai tăng các dự án FDI cho ngành công nghệ cao vào Việt Nam Một sốtập đoàn lớn như Panasonic, Ritech, Cnon, cũng mở rộng những dự án này

ở Việt Nam

Trên thực tế trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao ở khu vực có sựtham gia của FDI luôn cao hơn ở những khu vực khác, điều này lý giải chonhững đóng góp của các dự án FDI vào chuyển giao công nghệ mới vào ViệtNam Bên cạnh đó, hình thức đầu tư này còn giúp đưa những phương thứcquản lý mới, tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam giúp tăng cường hiệu quảhoạt động của các dự án

3.1.5 FDI góp phần hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới và lan toả khắpcác thành phần của nền kinh tế trong nước

Sự tham gia của FDI vào nền kinh tế giúp mở rộng nguồn vốn đầu tư

và quy mô sản xuất Sự liên quan chặt chẽ của các thành phần kinh tế kéotheo sự lan toả đến các thành phần kinh tế khác ngoài khu vực có FDI Giữa

Trang 34

các doanh nghiệp hoạt động trong nước đã có sự chuyển giao công nghệ, vốn

và năng lực kinh doanh do có sự hợp tác với các doanh nghiệp có yếu ố nướcngoài Đồng thời sự tham gia của các dự án FDI cũng tạo động lực cho sựphát triển vì giữa các doanh nghiệp có sự cạnh tranh để có được thị trường lớnhơn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá

Song song với những tác động đối với các thành phần kinh tế trongnước, FDI còn đưa Việt Nam tiến sâu hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế Trongnhững khu vực có FDI, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh vàcao hơn mức bình quân trong cả nước Xuất khẩu trong khu vực này tronggiai đoạn 1996-2000 là 10,6 tỷ USD ( không kể dầu thô), chiếm 23% tổngkim ngạch xuất khẩu trong cả nước Đến năm 2000 con số này là 25% và đến

ba năm gần đây là hơn 55%, đạt mức cao nhất trong hai mươi năm trở lại đây.Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá lớn: Vietxopetro4-5 tỷ USD; Công ty Fujisu trên 300 triệu USD, riêng năm 2000 là 586 triệuUSD; Công ty Canon hơn 200 triệu USD vào năm 2004 và trên 400 triệuUSD vào năm 2005; Taekang Vietnam, Pou Chen hàng năm xuất khẩu trên

120 triệu USD

Thông quan mạng lưới tiêu thụ của các công ty xuyên quốc gia hàng hoá

và sản phẩm của Việt Nam đã được bạn bè quốc tế biết đến Tỷ trọng xuấtkhẩu một số mặt hàng cao như 100% dầu khí, 35% hàng may mặc, 42% hàng

da giày,

Việc có mặt của các du khách cũng như các doanh nhân nước ngoài đếnViệt Nam góp phần phát triển các ngành như du lịch khách sạn, đồng thời giatăng lượng tiêu thụ trong nước Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập mới,các lĩnh vực tài chính và ngân hàng cũng đang từng bước hội nhập với kinh tếthế giới

3.2 Về mặt xã hội.

Trang 35

3.2.1 FDI chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao quan hệ hợp tácgiữ Việt Nam và thế giới.

Trước đây, việc đóng cửa về kinh tế đã gây ảnh hưởng làm trì trệ nềnkinh tế Việt Nam Cho phép các dự án FDI vào Việt Nam gióp phần cải thiệnquan hệ giữa Việt Nam với nhiều nước trên thế giới, tạo điều kiện mở rộngquan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá, thúc đẩyViệt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoáthương mại và đầu tư

Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia vào các tổ chức như ASEAN,APEC, ASEM và gần đây nhất là WTO Bên cạnh đó cũng đã ký hết 51 Hiệpđịnh khuyến khích và bảo hộ đầu tư, đặc biệt là hai hiệp định: Hiệp địnhthương mại Việt Nam- Hoa Kỳ ( BTA) và HIệp định tự do hoá, khuyến khích

và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản

Qua các dự án FDI thành công ở Việt Nam và sự ủng hộ của các nhà đầu

tư nước ngoài ở Việt Nam đã góp phần đưa hình ảnh của Việt Nam đến gầnhơn với bạn bè quốc tế và ngày càng có vị thế cao hơn trong nền kinh tế quốctế

3.2.2 Các dự án FDI mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm chongười lao động, đào tạo năng lực cho đội ngũ lao động góp phần nâng caonăng suất lao động

Đến nay, khu vực có vốn ĐTNN đã tạo ra việc làm cho khoảng 1,2triệu lao động trực tiếp, chiếm hơn 17% tổng số lao động có việc làm tại ViệtNam Riêng trong 5 năm 2001-2005, khu vực có vốn ĐTNN đã thu hút thêmkhoảng 62 vạn lao động Trung bình trong 5 năm 2001-2005, tốc độ thu hútlao động của khu vực có vốn ĐTNN tăng 22% /năm

Bên cạnh số lao động trực tiếp nói trên, khu vực ĐTNN còn gián tiếptạo thêm việc làm cho khoảng 2 triệu lao động gián tiếp trong lĩnh vực dịch

Trang 36

vụ, công nghiệp phụ trợ Hàng năm khu vực kinh tế ĐTNN tạo ra một khoảnthu nhập cho người lao động khoảng 1,4 tỷ USD

Trong khoảng 1 triệu lao động trực tiếp có 10.000 cán bộ quản lý;30.000 cán bộ kỹ thuật Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động củacác doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũcán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao và có tác phong côngnghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức laođộng tiên tiến Một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệpĐTNN đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm các vị trí quản

lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại

3.3 Về môi trường.

Nhìn chung các doanh nghiệp ĐTNN tuân thủ các tiêu chuẩn môitrường Việt Nam và có kết quả bảo vệ môi trường tốt hơn so với số đông cácdoanh nghiệp trong nước, vì họ có khả năng tài chính và khả năng tiếp cậnvới các kỹ năng quản lý môi trường ĐTNN cũng tạo điều kiện làm chonguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên được khai thác và sửdụng có hiệu quả hơn Theo thống kê năm 2002 của Viện Quản lý kinh tếtrung ương có 77% doanh nghiệp có kết quả về các thông số gây ô nhiễm môitrường thấp hơn tiểu chuẩn cho phép của Việt Nam

ĐTNN đã tác động tích cực tới kết quả môi trường của các nhà cungcấp đầu vào và các công ty vệ tinh thông qua việc hỗ trợ, tư vấn về hệ thốngquản lý môi trường hoặc các giải pháp xử lý môi trường Thông qua các đốitác nước ngoài trong liên doanh, các đối tác Việt Nam có thể học hỏi, được hỗtrợ và tư vấn để cải thiện kết quả môi trường Doanh nghiệp ĐTNN có thể trởthành những "mô hình mẫu" giới thiệu những kiến thức quản lý môi trườnghiện đại vào Việt Nam cũng tinh thần sản xuất kinh doanh thân thiện với môi

Trang 37

trường, đồng thời tạo áp lực để các doanh nghiệp trong nước cải thiện kết quảmôi trường của mình

II Phân tích một số rủi ro xảy ra trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

- Pháp luật có nhiều điểm mập mờ, chòng chéo và thiếu tính nhất quán thểhiện qua các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu hànghoá của các dự án FDI, đặc biệt là những mặt hàng đặc biệt như ô tô, xe máy,

… Điều này có nguyên nhân từ việc quá nhiều ban, ngành đảm trách và quản

lý Lại có những quy phạm mới hoàn toàn hay bộ phận làm chính nhữngngười quản lý gặp nhiều vấn đề trong việc thực hiện các hoạt động Điều nàylàm các dự án FDI không thể tiến hành thuận lợi, đôi khi còn gây những thiệthại không đáng có

- Thay đổi đột ngột, khó dự đoán: hiện nay cũng như trước đây, đòi hỏicấp thiết là cần phải có một hệ thống chính sách môI trường đầu tư thống nhất

từ đầu đến cuối và dễ dàng tiên đoán trước nhằm giúp các nhà đầu tư cảmthấy yên tâm đầu tư và ít bị động trong các hoạt động của các dự án đầu tư Ngày 3/12/2002,Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định175/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Việt nam ô tô đếnnăm 2010 và tầm nhìn đến năm 2002, trong đó khuyến khích mọi thành phần

Trang 38

kinh tế phát triển sản xuất phụ tùng ô tô ( nhất là các linh kiện cho động cơ ).Tuy nhiên, chỉ sau một ngày Bộ Tài chính lại ban hành Công văn số146/2002/QĐ-BTC về việc sửa đổi mức thuế xuất nhập khẩu xe và phụ tùng,linh kiện ô tô Và với quyết định này, thuế xuất nhập khẩu mặt hàng này sẽtăng 2-4 lần trong năm 2003 và 3,5-7 lần trong năm 2004 Sự mâu thuẫn giữaquyết định và công văn này đã gây nên cú sốc lớn và nhiều những phản ứng

từ phía các nhà đầu tư vì họ gặp nhiều khó khăn Đây là một ví dụ điển hìnhcho việc thay đổi đột ngột của một vài điểm trong pháp luật gây cản trở chocác nhà đầu tư khi quyết định đầu tư cho một lĩnh vực nào đó

- Thiếu đồng bộ, rõ ràng: Các văn bản hướng dẫn thường ban hành chậm

và đôi khi rất khó hiểu làm cho việc thực hiện và vận dụng theo nhiều ý khácnhau, thiếu tính đồng bộ

Đồng thời các văn bản, mang tính tham chiếu quá nhiều, gây sự phụthuộc của các nhà đầu tư khi thực hiện theo văn bản nàylại phải tham khảo lạirát nhiều những văn bản cũ

Thêm nữa, việc giải thích và thực thi luật pháp phụ thuộc quá nhiều vàocác cơ quan hành chính tư trung ương đến điạ phương Trong khi đó, ở một sốđịa phương, việc thực hiệndự án gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải giải thể

do sự thiếu nhất trí trong các cơ quan lãnh đạo và trong dư luận xã hội đối vớicác dự án Đôi khi nguyên nhân xuất phát từ việc các cơ quan địa phương tự

đề ra những quy định riêng về thẩm định các dự án trái với các quy định củaNhà Nước, gây nên những hoài nghi về chính sách của Nhà Nước từ phía cácnhà đầu tư

1.1.2 Khả năng xử lý hành chính

Môi trường pháp lý bao gồm không chỉ hệ thống pháp luật mà còn cóchất lượng của bộ máy hành chính và khả năng thực hiện các chính sách của

bộ máy đó

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Các hình thưc khác - Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế.DOC
c hình thưc khác (Trang 45)
2.3. Nguyờn nhõn cơ bản. - Một số giải pháp quản lý Nhà Nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế.DOC
2.3. Nguyờn nhõn cơ bản (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w