1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế an ninh tài chính cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

24 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 285,5 KB

Nội dung

Thị trường tiền tệ và ngân hàng bao gồm: - Thị trường huy động vốn và cho vay của tổ chức tín dụng đối với tổ chức kinh tế,dân cư, các tổ chức, các cá nhân khác thường gọi là thị trường

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam, một nước đang trong quá trình phát triển và hội nhập, từ quốc gia có thunhập thấp đến nay trở thành quốc gia ở ngưỡng đầu có thu nhập trung bình Việt Nam có hệthống tài chính, kinh tế còn nhỏ bé nên dễ bị tổn thương khi có các tác động của khủnghoảng tài chính, kinh tế của thế giới và những khó khăn từ nội tại nền kinh tế

Đảm bảo an ninh tài chính, đặc biệt đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính

là một vấn đề quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh

tế toàn cầu Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu: “An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận án tiến

sĩ tiếp tục được bổ sung và hoàn chỉnh để bảo vệ trước hội đồng

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

+ Làm rõ nội dung khoa học của an ninh tài chính cho thị trường tài chính;

+ Đánh giá, thực trạng an ninh tài chính của thị trường tài chính Việt Nam, trong đóchủ yếu đi sâu phân tích về an ninh tài chính của thị trường tiền tệ và ngân hàng, thịtrường chứng khoán, thị trường bảo hiểm

+ Đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam

4 Các phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp,nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành, tại một số tổ chức tín dụng, công tychứng khoán, nghiên cứu tài liệu của một số tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, nghiên cứu tài liệucủa một số tổ chức quốc tế để phân tích, quy nạp tìm ra phương án tối ưu cho mục tiêu nghiên cứu

5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu một cách tổng quan về thị trường tài chính, an ninh thị trường tàichính, chủ yếu tập trung nghiên cứu về thị trường tiền tệ và ngân hàng và thị trườngchứng khoán, thị trường bảo hiểm, là những thành phần chủ yếu chi phối thị trường tàichính trong giai đoạn kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay Đối với thị trường tiền

tệ và ngân hàng, Nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu thị trường hoạt động giữa các tổchức tín dụng với các tổ chức kinh tế, dân cư và các tổ chức khác

- Đối tượng nghiên cứu là vấn đề an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam,

Trang 2

lấy thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm để khảo sátđánh giá

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, Đề tài gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về an ninh tài chính cho thị trường tài chính trong điều kiệnhội nhập kinh tế quốc tế;

Chương 2: Thực trạng về an ninh tài chính của thị trường tài chính Việt Nam, đánhgiá, nhận định, nguyên nhân và bài học;

Chương 3: Giải pháp về an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điềukiện hội nhập kinh tế quốc tế

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH CHO THỊ TRƯỜNG

TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Tổng quan về an ninh tài chính trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế

1.1.1 Khái niệm về an ninh tài chính

Theo quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, an ninh tài chính

có thể được tăng cường thông qua sự hiện hữu của hệ thống hoạt động trơn tru Đây là một quanđiểm tổng thể và bao gồm hệ thống thanh toán, cơ sở hạ tầng về công nghệ cũng như khung quản

lý và giám sát Giữa an toàn tài chính và an ninh tài chính có mối liên kết chặt chẽ

Theo tài liệu An ninh tài chính quốc gia lý luận cảnh bảo, đối sách – Nhà xuất bản tài chínhtháng 7 năm 2004 của nhóm tác giả do Giáo sư, tiến sỹ khoa học Tào Hữu Phùng (chủ biên) vàtài liệu nghiên cứu của nhóm tác giả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính, an ninh tàichính có khái niệm như sau:

An ninh tài chính là một khái niệm cơ bản để chỉ một tình trạng tài chính ổn định, antoàn, vững mạnh và không bị khủng hoảng

Ổn định được hiểu là duy trì được hoạt động bình thường, không có những biến động

đột ngột, bất thường Tuy nhiên, cần phải hiểu sự ổn định trong sự vận động và phát triển

Ổn định không có nghĩa là cố gắng giữ nguyên mọi thứ như cũ mà là giữ được ổn định trongtiến trình phát triển đi lên, không ngừng cải tiến và hoàn thiện

An toàn được hiểu là trạng thái không bị nguy hiểm do các tác động bên trong và bên

ngoài Giữ được an toàn đồng nghĩa với không tự mình gây hại cho mình đồng thời ngăn chặn

và chống lại được sự tấn công phá hoại từ bên ngoài Nếu ổn định là tiền đề có tính chất nềntảng thì an toàn là cốt lõi chi phối toàn bộ quá trình vận động của tình trạng tài chính

Vững mạnh là cơ sở cho sự ổn định và an toàn, một trạng thái tài chính yếu không thể

giữ được ổn định và đảm bảo an toàn

Khủng hoảng là giới hạn cuối cùng của sự mất an ninh tài chính, tránh được khủng

hoảng là mục tiêu tối thượng của mọi giải pháp đảm bảo an ninh tài chính Khủng hoảng tàichính bao trùm gắn với mất cân đối tài chính, gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơnnhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó

Nghiên cứu sinh thống nhất với khái niệm an ninh tài chính của các tác giả đã nghiên

Trang 3

cứu, tuy nhiên, khái niệm này mới chỉ được khái quát rất chung ở “tình trạng tài chính” Do

đó, để nâng cao tính khoa học và thực tiễn của an ninh tài chính, cần phải nghiên cứu sâuhơn về thị trường tài chính, các khu vực tài chính

1.1.2 Phân loại an ninh tài chính

1.1.2.1 Phân loại theo cấp hay phạm vi quản lý

a An ninh tài chính quốc gia;

b An ninh tài chính doanh nghiệp;

c An ninh tài chính cá nhân (dân cư - hộ gia đình);

1.1.2.2 Phân loại theo lĩnh vực

a An ninh tài chính khu vực nhà nước;

b An ninh tài chính của các trung gian tài chính;

c An ninh tài chính khu vực doanh nghiệp và dân cư

1.1.2.3 Phân loại theo chức năng tài chính

a An ninh tài chính trong huy động các nguồn lực tài chính

b An ninh tài chính trong phân bổ các nguồn lực tài chính

c An ninh tài chính trong sử dụng các nguồn lực tài chính

1.1.2.4 Phân loại theo phạm vi địa lý

a An ninh tài chính địa phương;

b An ninh tài chính quốc gia;

c An ninh tài chính khu vực;

d An ninh tài chính toàn cầu;

1.1.2.5 Phân loại theo tính chất

a An ninh tài chính thực;

b An ninh tài chính “ảo” hay an ninh tài chính hình thức

1.1.2.6 Phân loại theo mức độ

a An ninh tài chính mức độ cao;

b An ninh tài chính được đảm bảo;

c An ninh tài chính không được đảm bảo;

d Mất an ninh tài chính;

1.1.2.7 Phân loại theo thị trường tài chính

a Căn cứ tính chất chuyên môn hoá thị trường: an ninh thị trường công cụ nợ; an ninhthị trường công cụ vốn; an ninh thị trường công cụ phái sinh Nói một cách tổng quát, thịtrường tài chính hoạt động trên cơ sở giao dịch các loại tài sản tài chính;

b Căn cứ vào cơ cấu thị trường: an ninh thị trường sơ cấp, an ninh thị trường thứ cấp;

c Căn cứ vào thời hạn của các công cụ tài chính: an ninh tài chính của thị trường tiền

tệ và ngân hàng; an ninh tài chính thị trường vốn; an ninh thị trường bảo hiểm;

1.2 Tổng quan về thị trường tài chính

1.2.1 Khái niệm về thị trường tài chính

Thị trường tài chính là thị trường của các công cụ tài chính và trong đó nguồn tài chínhđược kết chuyển từ người có vốn dư thừa sang người thiếu vốn, thông qua các mối quan hệtrao đổi, mua bán các công cụ tài chính

Trang 4

Nếu nhìn nhận đơn giản có thể hiểu, thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua báncác công cụ tài chính.Thị trường tài chính là môi trường ở đó hệ thống tài chính vận động.

Chức năng cơ bản nhất của thị trường tài chính là nơi diễn ra quá trình dẫn vốn từngười dư thừa về vốn tới người cần vốn

Trong quá trình vận động của thị trường tài chính còn có sự tham gia của các chủ thểgiám sát thị trường với mục tiêu hoạt động là tạo dựng thị trường hoạt động minh bạch, cóhiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro hoạt động của thị trường tài chính, duy trì sự ổn định, antoàn cho thị trường và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển

1.2.2 Phân loại thị trường tài chính.

Thị trường tài chính rất đa dạng và phong phú, mỗi loại thị trường tài chính được hìnhthành và phát triển với các chức năng yêu cầu và mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào trình độphát triển kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau, vào các công cụ tài chính và cácphương thức giao dịch, các đối tượng tham gia thị trường

1.2.2.1 Căn cứ vào trình tự phát hành, giao dịch và cơ cấu của thị trường: thị trường tài chính được phân chia thành thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp.

1.2.2.2 Căn cứ vào tính chất chuyên môn hoá của thị trường: thị trường tài chính được phân chia thành thị trường công cụ nợ và thị trường công cụ vốn, thị trường công cụ phái sinh

1.2.2.3 Căn cứ vào thời hạn của công cụ tài chính: thị trường tài chính được phân chia thành thị trường tiền tệ và ngân hàng và thị trường vốn.

1.2.2.4 Phân chia thị trường tài chính theo các chủ thể tham gia thị trường, thì thị trường tài chính bao gồm:

+ Thị trường vay và cho vay của chính phủ;

+ Thị trường vay và cho vay của các trung gian tài chính;

+ Thị trường vay và cho vay của các doanh nghiệp;

+ Thị trường vay và cho vay của các cá nhân;

1.2.2.5 Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của thị trường

Thị trường tài chính được phân chia thành thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trườngchứng khoán, thị trường bảo hiểm Đây là phương pháp phân chia phù hợp với trọng tâmnghiên cứu của Đề tài luận án Tiến sĩ

+ Thị trường tiền tệ và ngân hàng là nơi giao dịch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn vềvốn Thị trường tiền tệ và ngân hàng bao gồm:

- Thị trường huy động vốn và cho vay của tổ chức tín dụng đối với tổ chức kinh tế,dân cư, các tổ chức, các cá nhân khác (thường gọi là thị trường một)

- Thị trường vay và cho vay lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng (thường gọi là thịtrường hai);

- Thị trường vay, mua, bán giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng(thường gọi là thị trường ba)

+ Thị trường chứng khoán là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động giao dịch vàmua bán chứng khoán Xét về mặt bản chất thì thị trường chứng khoán là nơi phân phối lạicác nguồn vốn từ chủ thể dư thừa vốn với các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tếthị trường tập trung, thị trường phi tập trung

Trang 5

+ Thị trường bảo hiểm là thị trường diễn ra quá trình mua, bán các sản phẩm bảohiểm Thị trường bảo hiểm bao gồm thị trường bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo hiểmphi nhân thọ.

1.2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành thị trường tài chính.

Các thị trường cấu thành thị trường tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nhất

là hai thị trường chủ yếu của thị trường tài chính là thị trường tiền tệ và ngân hàng, thịtrường chứng khoán

Thị trường tiền tệ và ngân hàng ngày càng thống nhất với thị trường vốn trong hoạtđộng của thị trường tài chính quốc gia, ngày càng mang tính toàn cầu Những biến động trong nềnkinh tế sẽ ảnh hưởng đến thị trường này sau đó sẽ tác động ngay đến thị trường khác

Ngày nay, theo phát triển của kinh tế toàn cầu, hoạt động thị trường tài chính ngàycàng tinh vi, phức tạp, các loại công cụ tài chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, các thịtrường hoạt động quan hệ qua lại tác động trực tiếp lẫn nhau, ranh giới phân chia cácloại thị trường chỉ mang tính tương đối, các công cụ tài chính được lưu thông đan xengiữa các thị trường, chuyển hoá lẫn nhau

Thị trường tài chính là đối tượng trực tiếp chịu tác động của chính sách tài chính,chính sách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế

1.2.4 Công cụ của thị trường tài chính.

+ Các chứng khoán nợ bao gồm các loại trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu và cáckhoản phải thu khác

+ Chứng khoán vốn thường được gọi là cổ phiếu, tương đương cho những cổ phần sởhữu trong một doanh nghiệp

1.3 An ninh tài chính đối với hoạt động của thị trường tài chính.

An ninh tài chính của thị trường tài chính là an ninh tài chính cho các thị trường cấuthành của thị trường tài chính như: thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán,thị trường bảo hiểm

Đó là tính ổn định, tính an toàn, tính phát triển và khả năng chống đỡ khủng hoảng củathị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm Ngoài ra cácnhân tố tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính đó là ảnh hưởng của nợ công, đáp ứngcác tiêu chuẩn về phòng, chống rửa tiền của các quốc gia, của các tổ chức tài chính

1.3.1 An ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng.

1.3.1.1.Khái niệm về an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng

+ Đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng chính

là bảo đảm an ninh tài chính cho hoạt động của ba loại thị trường:

* Thị trường huy động vốn và cho vay của tổ chức tín dụng với các cá nhân, tổ chứckinh tế, các tổ chức khác (thị trường một)

* Thị trường vay và cho vay lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng (thị trường hai)

* Thị trường cho vay và mua, bán giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng(gọi là thị trường ba)

An ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng là một khái niệm

cơ bản chỉ một trạng thái ổn định, an toàn, phát triển và không bị khủng hoảng trong hoạtđộng của thị trường tiền tệ và ngân hàng

1.3.1.2 Nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu của an ninh tài chính cho hoạt động thị

Trang 6

trường tiền tệ và ngân hàng

a2 An toàn hoạt động thị trường tiền tệ và ngân hàng

*) An toàn hoạt động thị trường một

+ Có nhiều yếu tố đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đócác yếu tố chủ yếu đòi hỏi các tổ chức tín dụng luôn luôn phải đáp ứng, như:

 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;

 Các giới hạn về tín dụng;

 Tỷ lệ khả năng chi trả;

 Các giới hạn góp vốn, mua cổ phần;

 Các tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Ngoài ra với đòi hỏi sự phát triển của các quốc gia, và qua các thời kỳ, các quy định về

an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng có thể được bổ sung hoặc thay đổi theo chiềuhướng ngày càng tăng cao

*) An toàn hoạt động thị trường hai

Để đảm bảo hoạt động của thị trường này trong cạnh tranh là xác định tính thanhkhoản của thị trường, điều kiện vay và trả nợ vay trong chính sách an toàn của hệ thống,đảm bảo các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trườngnhưng phải có sự kiểm soát và điều tiết của ngân hàng trung ương

*) An toàn hoạt động thị trường ba

Đây là hoạt động mua, bán cho vay giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng.Cũng như tính ổn định của thị trường này, tính an toàn với nghĩa rộng là tạo ra tính an toàn chochính sách ổn định giá trị đồng tiền, an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, không phải đơnthuần là an toàn (thu đủ tiền, khi bán giấy tờ có giá hay thu đủ gốc và lãi khi cho vay…)

a3 Phát triển hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng

*) Phát triển hoạt động của thị trường một

*) Phát triển hoạt động thị trường hai

*) Phát triển hoạt động thị trường ba

a4 Tăng cường khả năng ngăn chặn khủng hoảng cho thị trường tiền tệ và ngân hàng

Khủng hoảng là giới hạn cuối cùng của sự mất an ninh cho thị trường tiền tệ và ngânhàng Thị trường tiền tệ và ngân hàng mang tính hệ thống và tính ảnh hưởng qua lại rất caoNhư vậy, thị trường một là thị trường có vai trò rất quan trọng cho tính an toàn, ổnđịnh và phát triển của thị trường tiền tệ và ngân hàng

Tóm lại: an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng là một

Trang 7

trạng thái ổn định, an toàn, phát triển và tránh không bị khủng hoảng của thị trường tiền tệ

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và rủi ro hợp nhất là tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất luôn ≥8%(Theo quy định của Ủy ban Basel) Để đảm bảo an ninh tài chính, hấu hết các quốc gia đềuquy định mức tối thiểu luôn lớn hơn 9% Theo quan điểm của Nghiên cứu sinh, tỷ lệ nàyphải luôn lớn hơn 10% cho từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống tổ chức tín dụng

b2 Giới hạn tín dụng đảm bảo an ninh tài chính

+ Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượtquá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng (giới hạn an toàn không được vượt quá 15% - thông

lệ nhiều nước)

+ Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàngtheo quan điểm của Nghiên cứu sinh không vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng(giới hạn an toàn là 25% - theo thông lệ của nhiều nước)

+ Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng theo quanđiểm của Nghiên cứu sinh không được vượt quá 45% vốn tự có của tổ chức tín dụng (thông

lệ của nhiều nước mức giới hạn an toàn là 50%)

+ Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm kháchhàng có liên quan theo quan điểm của Nghiên cứu sinh không được quá 55% vố tự có của tổchức tín dụng (thông lệ của nhiều nước, mức giới hạn an toàn là 60%)

b3 Tỷ lệ về khả năng chi trả đảm bảo an ninh tài chính

+ Tỷ lệ tối thiểu theo quan điểm của Nghiên cứu sinh là 20% giữa tổng tài sản “có”thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả (thông lệ của nhiều nước tỷ lệ an toàn là tối thiểu 15%).+ Tỷ lệ tối thiểu bằng 1,5 giữa tổng tài sản “có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp

từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngàyhôm sau (theo quan điểm của Nghiên cứu sinh) Tỷ lệ này đối với mức an toàn, thông lệ củanhiều nước là 1

b4 Giới hạn góp vốn, mua cổ phần

+ Mức góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư,

dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không vượt quá 8% (theo quan điểm của Nghiên cứusinh) Chỉ số an toàn là không vượt quá 11% theo thông lệ

+ Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các công ty con, công tyliên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư,

dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không vượt quá 8% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹđầu tư, dự án đầu tư tổ chức tín dụng khác (theo quan điểm của Nghiên cứu sinh) Tỷ lệ antoàn là 11% theo thông lệ

+ Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong tất cả các công ty trựcthuộc tối đa không quá 20% vốn điều lệ và quỹ dự trữ (theo quan điểm của Nghiên cứusinh) Theo thông lệ an toàn là 25%

Trang 8

b5 Tỷ lệ cấp tín dụng trong tổng nguồn vốn huy động

+ Đối với các Ngân hàng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng vàsau khi cấp tín dụng đều đảm bảo khả năng chi trả và các tỷ lệ đảm bảo an toàn không đượcvượt quá 80% cho từng ngân hàng và cho bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại.+ Đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng không quá 85% cho từng tổ chức tàichính phi ngân hàng và cho bình quân cả hệ thống, tổ chức tài chính phi ngân hàng

b6 Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ tín dụng

Tỷ lệ này luôn luôn phải nhỏ hơn 5% trong mọi thời điểm đối với từng tổ chức tíndụng và cho bình quân cả hệ thống tổ chức tín dụng

Tỷ lệ đảm bảo an ninh tài chính nợ quá hạn (NPL-Non-Performing Loans) luôn thấphơn 3% cho từng tổ chức tín dụng và cho cả hệ thống

b7 Tỷ lệ lợi nhuận thu được của từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống luôn luôn

lớn hơn 1% qua các năm Từng tổ chức tín dụng phải liên tiếp có lãi Toàn hệ thống phảiduy trì lãi thu được tăng qua các năm Một tổ chức tín dụng bị thua lỗ, tổ chức tín dụng đómất an ninh tài chính Cả tổ chức tín dụng lỗ, hoặc lợi nhuận giảm so với các năm trước,cũng sẽ dẫn đến hệ thống mất an ninh tài chính

c Các chỉ số đánh giá sức chịu đựng của tổ chức tín dụng trước các cú sốc trên thị trường tài chính

Đối với mỗi rủi ro đặc thù trong hoạt động ngân hàng có những kỹ thuật kiểm tra sứcchịu đựng khác nhau Những rủi ro dưới đây là những rủi ro phổ biến mà cơ quan thanh tra,giám sát, quản lý cũng như các ngân hàng cần đo lường và đánh giá để tránh các cuộckhủng hoảng có thể xảy ra cho thị trường tiền tệ và ngân hàng:

+ Rủi ro tín dụng;

+ Rủi ro lãi suất;

+ Rủi ro tỷ giá;

+ Rủi ro thanh khoản;

+ Rủi ro lan truyền liên ngân hàng

Mỗi rủi ro có các kỹ thuật kiểm tra sức chịu đựng và yêu cầu dữ liệu khác nhau

c1 ST đối với rủi ro tín dụng

+ Phương pháp dựa trên mức dự phòng

+ Phương pháp ST vĩ mô

c2 ST đối với rủi ro lãi suất

+ Phương pháp phân tích khe hở định giá lại

+ Phương pháp phân tích khoảng thời lượng

c3 ST đối với rủi ro tỷ giá

+ Phương pháp trực tiếp ST đối với rủi ro tỷ giá

c4 ST đối với rủi ro thanh khoản

+ Phương pháp dựa trên bảng cân đối

+ Cách tiếp cận theo thời kỳ (Phương pháp dòng tiền)

c5 ST đối với rủi ro lan truyền

Phương pháp ST đối với rủi ro liên ngân hàng thuần

Phương pháp ST đối với rủi ro lan truyền vĩ mô

Trang 9

1.3.2 An ninh tài chính cho thị trường chứng khoán

1.3.2.1 Khái niệm về an ninh tài chính cho thị trường chứng khoán

Cũng tương tự như thị trường tiền tệ và ngân hàng, an ninh tài chính cho hoạt độngcủa thị trường chứng khoán là đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn định, an toàn, phát triển

và không bị khủng hoảng của hoạt động thị trường

Tính chất và nội dung của: ổn định, an toàn, phát triển và không bị khủng hoảng sẽ đượcxác định ở các loại thị trường tập trung, thị trường phi tập trung và của các chủ thể tham gia thịtrường chứng khoán

1.3.2.2 Nhân tố an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường chứng khoán

a Ổn định hoạt động của thị trường chứng khoán

b An toàn hoạt động thị trường chứng khoán

c Phát triển hoạt động của thị trường chứng khoán

d Tăng cường khả năng ngăn chặn khủng hoảng cho thị trường chứng khoán

Như vậy, để ngăn chặn khủng hoảng cho thị trường chứng khoán cần có những chínhsách vĩ mô ổn định để ổn định và phát triển kinh tế, tránh để xảy ra khủng hoảng kinh tế.Ngoài ra cần tránh được các tác động tiêu cực khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài, ổn định vàphát triển bền vững cho thị trường sơ cấp (thị trường phát hành), thị trường thứ cấp (thịtrường mua bán các chứng khoán đã phát hành), kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của cácchủ thể tham gia thị trường chứng khoán như: sở giao dịch chứng khoán, các doanh nghiệpphát hành chứng khoán, các công ty kinh doanh chứng khoán, các nhà đầu tư, nhà đầu cơ

1.3.2.3 Các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán, các chỉ tiêu phản ánh của an ninh tài chính cho thị trường chứng khoán.

a Các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Các nguyên tắc liên quan trực tiếp đến các định chế trung gian tài chính tham gia thịtrường chứng khoán, bao gồm:

+ Cơ quan giám sát phải đảm bảo điều kiện thấp nhất cho việc gia nhập thị trường đốivới các tổ chức trung gian thị trường và đồng thời đảm bảo sự công bằng cho các tổ chứcnày Việc giám sát là nhằm giảm rủi ro tổn thất cho nhà đầu tư bị gây ra do các sai sót hoặchành vi bất hợp pháp hay sự không đảm bảo an toàn vốn của trung gian tài chính

+ Phải có quy định về vốn ban đầu và vốn trong quá trình kinh doanh, các quy định antoàn phản ánh đúng các rủi ro mà các tổ chức trung gian tài chính có thể gặp phải

+ Các tổ chức trung gian tài chính phải thực hiện việc tuân thủ các tiêu chuẩn về tổchức nội bộ, thực hiện nghiệp vụ bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và quản lý rủi ro phù hợp.+ Phải có quy định về thủ tục giải quyết phá sản của tổ chức trung gian tài chính nhằmgiảm thiểu tổn thất cho nhà đầu tư và kiểm soát rủi ro hệ thống

b Các chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính cho các định chế tài chính tham gia thị trường chứng khoán

+ Xây dựng các chỉ tiêu an toàn tài chính dựa trên các chỉ tiêu áp dụng cho hệ thốngngân hàng theo nguyên tắc Basel I và Basel II Hệ thống liên minh Châu Âu đang áp dụngcho các định chế tài chính tham gia thị trường chứng khoán theo nguyên tắc này Tổ chứckinh doanh chứng khoán luôn luôn phải đáp ứng:

Trang 10

cảnh báo sớm nếu mức này thấp hơn 5%.

Theo quan điểm của Nghiên cứu sinh mức tối thiểu để đảm bảo an ninh tài chính làkhông thấp hơn 5%, theo mức cảnh báo của các cơ quan giám sát Mỹ

1.3.3 An ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm

1.3.3.1 Khái niệm về an ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm

Như vậy, an ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm là làm cho thị trường hoạt động

an toàn, ổn định, phát triển và tránh được các tác động khủng hoảng của thị trường

1.3.3.2 Các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Nội dung ICP bao gồm 28 nguyên tắc với 7 cụm chủ đề chính sau đây:

+ Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề điều kiện cho việc giám sát hiệu quả, gồmnguyên tắc 1 Điều kiện cho việc giám sát hiệu quả;

+ Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề hệ thống giám sát từ nguyên tắc 2 đến 5;

+ Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề chủ thể bị giám sát từ nguyên tắc 6 đến 9;

+ Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề chủ thể bị giám sát hoạt động từ nguyên tắc 10 đến 15.Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề giám sát thận trọng, từ nguyên tắc 15 đến nguyêntắc 23

+ Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề thị trường và khách hàng, bao gồm các nguyêntắc từ 24 đến 27;

+ Cụm chủ đề về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố theo nguyên tắc

Các cơ quan giám sát yêu cầu các công ty phải duy trì hệ số này không dưới 100%nhằm đáp ứng yêu cầu đầy đủ vốn

Hệ số này được tính như sau:

Hệ số biên khả năng thanh toán =

Biến khả năng thanh toán thực

100%

Biên khả năng thanh toán chuẩn

Theo quan điểm của Nghiên cứu sinh, để đảm bảo an ninh tài chính thì hệ số nàyphải ≥ 110% (vùng đệm an toàn tuyệt đối là 10%)

Đối với phương pháp thức hai “Vốn trên cơ sở rủi ro”, thì mức vốn tối thiểu bù đắpcho những rủi ro mà công ty bảo hiểm đối mặt sẽ được tính dựa trên mức độ những rủi

ro đó

Trang 11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, an ninh tài chính cho thị trường tài chính là đảm bảo cho thị trường hoạtđộng ổn định, an toàn, phát triển và không bị khủng hoảng Thị trường tài chính bao gồmnhiều loại thị trường cùng hoạt động, trong đó, đặc biệt quan trọng là hoạt động của thịtrường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm hoạt động ổnđịnh, an toàn, phát triển và nó có khả năng ngăn chặn khủng hoảng sẽ tạo tiền đề chủ yếucho đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính Thị trường tiền tệ và ngân hàng, thịtrường chứng khoán, thị trường bảo hiểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thị trường nàyhoạt động đảm bảo an ninh tài chính sẽ tác động tích cực đảm bảo an ninh cho thị trườngkhác và ngược lại, thị trường này không đảm bảo an ninh tài chính sẽ tác động tiêu cực đếnthị trường khác và tác động tiêu cực đến hoạt động của cả thị trường tài chính trong mốiquan hệ quốc gia và trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tàichính của cả khu vực và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu Với ý nghĩađặc biệt quan trọng như vậy giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính ởmỗi quốc gia là hết sức cần thiết để đảm bảo an ninh tài chính cho quốc gia đó, góp phầnđảm bảo an ninh cho thị trường tài chính toàn cầu

Thị trường tiền tệ và ngân hàng bao gồm thị trường một, thị trường hai và thị trường ba, trong

đó thị trường một giữ vai trò quyết định Để đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ vàngân hàng, mỗi thị trường cấu thành phải đảm bảo đầy đủ các nhân tố và các chỉ tiêu đảm bảo anninh tài chính về an toàn, ổn định, phát triển và ngăn chặn khủng hoảng

+ Các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng bao gồm:Các chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu cho tổ chức và cả hệ thống, chỉ tiêu giới hạn tín dụng; tỷ lệ

về khả năng chi trả; giới hạn góp vốn mua cổ phần; tỷ lệ cấp tín dụng trong tổng nguồn vốnhuy động; giới hạn tối đa về tỷ lệ nợ quá hạn; tỷ lệ lợi nhuận thu được Các chỉ tiêu đánh giásức chịu đựng của từng tổ chức tham gia thị trường và cả hệ thống để đảm bảo tránh đượccác tác động của các cuộc khủng hoảng

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính cho thị trường chứng khoán bao gồm:

an toàn, ổn định, phát triển và khả năng ngăn chặn khủng hoảng Các chỉ tiêu phản ánh anninh tài chính cho các định chế tài chính tham gia thị trường chứng khoán cũng bao gồm cácchỉ tiêu về vốn tối thiểu; các chỉ tiêu vốn ròng đáp ứng cho mọi trường hợp thanh khoản củathị trường

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm cũng bao gồmcác nhân tố: an toàn, ổn định, phát triển và khả năng ngăn chặn khủng hoảng Các chỉ tiêuphản ánh an ninh tài chính cho các định chế tài chính tham gia thị trường bảo hiểm baogồm: các chỉ tiêu tối thiểu về biên khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về vốn tối thiểu

Thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm hoạtđộng thống nhất trong thị trường tài chính

Ngày nay thị trường tài chính liên thông toàn cầu rất cao cả về khối lượng và giá trịgiao dịch, do đó các quốc gia cần có các giải pháp toàn cầu để ngăn chặn bọn tội phạm sửdụng thị trường tài chính để phạm tội, để rửa tiền…

CHƯƠNG 2

Trang 12

THỰC TRẠNG VỀ AN NINH TÀI CHÍNH CỦA THỊ TRƯỜNG

TÀI CHÍNH VIỆT NAM, ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH,

NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC

2.1 Tổng quan về thị trường tài chính Việt Nam

Đến cuối năm 2012, tổng tài sản của hệ thống tài chính Việt Nam là 5.675 ngàn tỷđồng, bằng 213,2% so với GDP; trong đó riêng khu vực ngân hàng, tổng tài sản là: 5.502ngàn tỷ Việt Nam đồng và bằng 206,7% so với GDP của năm 2012; tổng tài sản của cáccông ty chứng khoán là 82 ngàn tỷ Việt Nam đồng và bằng 3,1% so với GDP; tổng tài sảncủa các công ty bảo hiểm là: 108 ngàn tỷ Việt Nam đồng và bằng 4% so với GDP Đến cuốinăm 2012, vốn hóa thị trường chứng khoán bằng 26% so với GDP của năm 2012

2.2 Thực trạng về an ninh tài chính của thị trường tài chính Việt Nam, đánh giá, nhận định, nguyên nhân và bài học

2.2.1 Thực trạng an ninh tài chính của thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam, đánh giá, nhận định, nguyên nhân và bài học

2.2.1.1 Thực trạng về an ninh tài chính thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam

Cho đến nay, hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt Nam có 125 tổ chức tín dụng và chinhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng hợp tác xã và các quỹ tín dụng cơ sở, bao gồm:+ 05 Ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước + Ngân hàng Chính sách xã hội;

+ Ngân hàng phát triển Việt Nam;

+ 35 Ngân hàng thương mại cổ phần;

+ 05 Ngân hàng liên doanh;

+ 05 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài;

+ 44 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

2.2.1.2 Đánh giá, nhận định về an ninh tài chính của thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và bài học

Trong những năm qua thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam hoạt động chưa cótính ổn định cao do tác động của các yếu tố bất lợi của kinh tế vĩ mô toàn cầu và của nội tạinền kinh tế Việt Nam Nếu tính đầy đủ các yếu tố để đảm bảo an ninh tài chính cho thịtrường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam những năm qua, đó là yếu tố ổn định, an toàn, pháttriển và chống đỡ được các cuộc khủng hoảng từ bên ngoài hoặc từ trong nội tại nền kinh tếthì các yêu tố này đều mong manh, thiếu vững chắc Đặc biệt nợ xấu trong các tổ chức tíndụng nếu tính đúng, tính đủ về chuẩn hóa, thì thực chất là trên 17% so với tổng dư nợ (hơn

Ngày đăng: 18/07/2014, 15:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w