Bài làm Từ xa xưa, theo những phát hiện khảo cổ học cho thấy trên đất nước ta các công trường chế tác đồ đá đã xuất hiện vào giai đoạn hậu kỳ đồ đámới khoảng 6.000- 3.000 năm trước, như
Trang 1BÀI TẬP MÔN QUẢN TRỊ MARKETING Phân tích những đặc điểm của Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ hiện
nay
Những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam?
+ Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong KD (risk taking)
+ Tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh PP, hoạt động khuếch trương,…) (innovativeness)
+ Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động KD(acting proactively): tiên phong tung SP mới,…
Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp (internet, báo chí, các báo cáo,…)
& sơ cấp (quan sát & 3 phỏng vấn) để minh họa cho bài viết
Bài làm
Từ xa xưa, theo những phát hiện khảo cổ học cho thấy trên đất nước
ta các công trường chế tác đồ đá đã xuất hiện vào giai đoạn hậu kỳ đồ đámới (khoảng 6.000- 3.000 năm trước), như Hồng Đà (Phú Thọ), Bãi Tự (BắcNinh), Tràng Kênh (Hải Phòng), Núi Đọ (Thanh Hoá), Rú Dầu (HàTĩnh).Với những công trường lao động lớn như vậy, ngoài lao động của rấtnhiều nhân công, chắc chắn có sự điều hành, chỉ huy và tổ chức của nhữngông chủ, chính đó là vai trò của những chủ doanh nghiệp, tức là nhữngdoanh nhân, như cách gọi của chúng ta bây giờ
Đến nay, chúng ta đã 5 lần kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam(13/10/2003-13/10/2008 ), một thời gian không dài và cũng bởi vậy cho tớinay ở nước ta chưa có cơ quan nào tiến hành nghiên cứu một cách toàn diệnhoặc điều tra tổng thể, để có thể cung cấp cho xã hội một bức tranh đầy đủ,
rõ nét về doanh nhân nước nhà, những người đang đóng vai trò xung kíchtrong sự nghiệp xây dựng phát triển nền kinh tế Việt Nam
Trang 2Tuy nhiên, trong mấy năm qua đã có một số cuộc điều tra được tiếnhành trong từng nhóm doanh nghiệp như doanh nghiệp nữ (do Hội liên HiệpPhụ nữ Việt Nam tiến hành năm 1999 trong các doanh nghiệp do nhữngdoanh nhân dưới 45 tuổi lãnh đạo), doanh nghiệp tư nhân (do Chương trìnhphát triển dự án Mêkông MPDF thuộc nhóm IFC/WB tiến hành năm 1999trên 127 doanh nghiệp tư nhân với hơn 400 đối tượng khác)… Những kếtquả đó cùng hàng ngàn bài viết về doanh nghiệp, doanh nhân được đăng tảitrên báo chí, hàng ngàn cuộc làm việc, gặp gỡ, trao đổi với các doanh nhân,
và nhất là thực tế cuộc sống vô cùng sôi động đã và đang diễn ra trên đấtnước ta từ khi đổi mới tới nay cho phép chúng ta hình dung được một số vấn
đề về doanh nhân Việt Nam Với doanh nhân Việt Nam, mức độ dám chấpnhận rủi ro trong KD (risk taking), tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh
PP, hoạt động khuếch trương,…) (innovativeness), tính chủ động, tiênphong đi trước đối thủ trong các hoạt động KD (acting proactively): tiênphong tung SP mới không chỉ là đặc điểm mà còn là yêu cầu và thách thức.Trước khi đi vào nghiên cứu những nội dung đó, chúng ta xem xét một cáchtổng thể các vấn đề liên quan đến doanh nhân Việt Nam
I/ Đặc điểm chung của doanh nhân Việt Nam
1 Xuất thân và con đường trở thành doanh nhân
Theo kết quả các cuộc điều tra, doanh nhân Việt Nam hiện nay, cókhoảng 66% xuất thân từ các gia đình cán bộ nhà nước (kể cả gia đình cán
bộ Đảng và các đoàn thể, quân đội, doanh nghiệp quốc doanh, cấp Trungương và địa phương) và 16% xuất thân từ gia đình buôn bán, kinh doanh, sốcòn lại từ các tầng lớp khác trong xã hội Cũng theo các cuộc điều tra đó, thìnhững lý do chính để những doanh nhân này lập nghiệp bằng con đườngkinh doanh là:
- Muốn phát huy tối đa năng lực cá nhân (76% theo điều tra củaMPDF, 13,2% theo điều tra doanh nghệp nữ);
- Có điều kiện thuận lợi để làm kinh doanh (61% theo điều tra doanhnghiệp trẻ, 27% theo điều tra doanh nghiệp nữ);
- Để kiếm sống hoặc tăng thu nhập (50% theo MPDF, 14,3% theođiều tra doanh nghiệp nữ);
Trang 3- Thích thử thách, sáng tạo (41% theo MPDF);
- Theo truyền thống gia đình (16% theo điều tra doanh nghiệp nữ),hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh (26% theo điều tra doanhnghiệp nữ);
- Muốn theo đuổi giá trị đạo đức hoặc phong cách sống riêng (23%theo MPDF)
Tuy có sự khác biệt về con số do cách điều tra khác nhau, nhưngnhững con số trên cho thấy tương đối xác đáng những nguyên nhân của sựxuất hiện đội ngũ doanh nhân của nước ta ngày nay, đồng thời cũng minhhoạ cho một số đặc điểm của lớp doanh nhân này
Lớp doanh nhân mới ở nước ta có một số đặc điểm riêng, khác vớidoanh nhân ở các nước khác, đồng thời cũng có một số nét tương đồng vớicác đồng nghiệp nước ngoài
2 Lớp doanh nhân mới ở nước ta ra đời và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước
Trước đổi mới, nước ta không thực sự có doanh nghiệp và doanhnhân, mặc dù có tồn tại các xí nghiệp quốc doanh và các cơ sở sản xuất,buôn bán nhỏ của lớp người được gọi chung là tiểu thương, tiểu chủ Côngcuộc đổi mới mở ra thời vận mới cho các doanh nghiệp quốc doanh và nhất
là dân doanh, cho sự ra đời của lớp doanh nhân mới Việt Nam
Hiện nay, cả nước ta mới có khoảng 60.000 doanh nghiệp bình quânhơn 1000 người dân mới có 1 doanh nghiệp, thấp hơn rất nhiều so với mức
50 người dân và có một doanh nghiệp ở các nước khác Điều này cũng phảnánh thực tế là nền kinh tế thị trường ở nước ta còn đang ở mức sơ khai, còncần được đổi mới và mở rộng, phát triển mạnh hơn nữa để tạo điều kiện cho
sự phát triển của doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, để họ có thể đónggóp nhiều hơn, tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước
3 Lớp doanh nhân mới ở nước ta đa số tuổi đời khá trẻ, được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đổi mới, có tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc
Một điều tra mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, số người
dưới 30 tuổi ở Việt Nam chọn con đường kinh doanh để khởi nghiệp và trở
Trang 4thành chủ doanh nghiệp là rất thấp, chỉ chiếm 7,28% trong hơn 40.000doanh nghiệp được điều tra.
Số liệu điều tra cũng cho thấy, độ tuổi của chủ doanh nghiệp ViệtNam cụ thể là, dưới 30 tuổi chiếm 7,28%; từ 30 đến 40 tuổi chiếm 25,67%;
từ 41 đến 50 tuổi chiếm 31,71%; trên 50 tuổi chiếm 19,29%
Theo các chuyên gia, tỷ lệ này là khá thấp so với các nước khác vàcần phải khơi dậy tinh thần kinh doanh trong giới trẻ thông qua các chươngtrình đào tạo và khuyến khích họ lập nghiệp Qua đó bổ sung vào đội ngũdoanh nhân Việt Nam những chủ doanh nghiệp trẻ, năng động đáp ứngmục tiêu đến năm 2010 Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp Nhưvậy, số lượng tương ứng cần phải đào tạo được là 1,5 triệu doanh nhân vàcán bộ quản lý, trong đó khoảng trên 1 triệu doanh nhân đang ở tuổi thanhniên
Cũng theo kết quả điều tra như trên, khoảng 70% doanh nhân lãnhđạo các doanh nghiệp dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp
nữ, tỷ lệ đó là 62%, với doanh nghiệp quốc doanh là 20 – 25%) Tuổi đờitrẻ, ảnh hưởng nhiều tới tính năng động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, tháchthức, khả năng học hỏi và sức làm việc của doanh nhân
Được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đổi mới, lớp doanh nhânViệt Nam ngày nay có lòng yêu nước, gắn bó cuộc sống với vận mệnh vàtương lai của đất nước, của dân tộc, của cộng đồng xã hội Nhìn chung đa số
họ tôn trọng luật pháp, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước,sống có tránh nhiệm, có tinh thần tự tôn dân tộc, mong muốn phát triển cácsản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, không thua kém các bạn hàng và đốithủ nước ngoài
4 Lớp doanh nhân mới ở nước ta đa số làm việc rất cần cù, năng động chịu khó học và vươn tới cái mới
Các cuộc điều tra cho thấy doanh nhân là lớp người làm việc hết sứccần cù, với cường độ cao, trung bình các doanh nhân làm việc từ 10 – 12 giờmột ngày và 25 – 27 ngày 1 tháng Cách làm việc của họ rất năng động, linhhoạt, họ có thể làm nhiều việc khác nhau ở nhiều nơi, trong nhiều môitrường khác nhau, luôn cố gắng và có khả năng thích ứng với mọi điều kiện,
Trang 5mọi hoàn cảnh khó khăn Họ cũng rất chịu khó học tập với ý chí quyết tâmnâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, kinh doanh và có khả năng tiếp thu tốt.
5 Lớp đoanh nhân mới ở nước ta sống có nhân bản, có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, có mong muốn được gắn bó trong hội đoàn
Đa số doanh nhân có ý thức trách nhiệm cao đối với doanh nghiệp,với những người cùng làm việc với mình, họ nhận thức rõ là những quyếtđịnh của họ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà còn ảnh hưởng lớn đếncuộc sống của hàng ngàn người lao động làm việc trong doanh nghiệp củagia đình họ Do đó, phần lớn doanh nhân đối xử tốt, chia sẻ lợi ích với ngườilao động, và trong phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam rất ít khi xảy ratranh chấp
Đa số doanh nhân cũng ý thức tốt với cộng đồng xã hội, thườngxuyên đóng góp, tham gia các hoạt động nghĩa cử hoặc từ thiện Doanh nhânngày nay cũng hiểu rõ yêu cầu phải đoàn kết, hợp tác giữa các doanh nghiệpViệt Nam với nhau để bảo vệ lợi ích chung trong cuộc cạnh tranh trênthương trường Do vậy, phần lớn họ đều tham gia vào các hội của doanhnghiệp, và mong muốn phát triển hơn nữa các hội doanh nghiệp, hội nghềnghiệp
6 Lớp doanh nhân mới ở nước ta đa số sống có văn hoá, giữ gìn những truyền thống, giá trị tốt đẹp của gia đình, xã hội và dân tộc
Đa số doanh nhân là những người có giáo dục, có nếp sống lànhmạnh, trung thực Họ gắn bó và có trách nhiệm cao với gia đình, cha mẹ, coitrọng quan hệ bạn bè, họ hàng, chăm lo đóng góp xây dựng quê hương Họ
có lòng tự trọng chú ý giữ gìn danh tiếng của gia đình, thanh danh của doanhnhân Trong quan hệ kinh doanh quốc tế, họ có ý thức tự tôn dân tộc, cốgắng làm sao dể rạng danh non sông đất nước Các doanh nhân cũng rấttrọng học vấn, quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ,
mở rộng kiến thức cho bản thân, con cái cũng như những người cộng sự Họbiết quý trọng hiền tài, đạo đức, và ghét những thói hư tật xấu trong kinhdoanh cũng như trong xã hội và cuộc sống đời thường
Cuộc điều tra về tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) do Việnnghiên cứu quản lý kinh tế TW cùng phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản)
Trang 6tiến hành trong khuôn khổ Dự án Ishikawa năm 2000, đối với 481 doanhnghiệp dân doanh đã thu được một số tư liệu đáng chú ý sau đây.
Thứ nhất là tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm 21% là tỷ lệ
khá cao so với doanh nghiệp Nhà nước Điều này rất đáng mừng vì nó chứng
tỏ sự vươn lên mạnh mẽ của phụ nữ, khắc phục khó khăn nhiều hơn namgiới để thành đạt trong kinh doanh
Thứ hai, là độ ngũ doanh nhân này trẻ hơn so với đội ngũ Giám đốc
doanh nghiệp Nhà nước Có 4,7% từ tuổi 19 - 29 là tuổi khó có thể có tronghàng ngũ Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước Lứa tuổi từ 30 - 49 chiếm62,1%, tức là chiếm đa số doanh nhân Nếu giả định rằng họ đã bắt đầu kinhdoanh, lập nghiệp từ khi bắt đầu công cuộc đồi mới, thì đa số doanh nhân dãbắt đầu kinh doanh từ khi mới tốt nghiệp Đại học Lứa tuổi từ 50 - 59 chiếm24,7% trong khi số trên 60 tuổi chiếm 8,4% Như vậy, đội ngũ doanh nhânmới đang ở tuổi sung sức, cho phép họ tiếp tục học tập, tiếp thu cái mới
Thứ ba, là đa số doanh nhân xuất thân từ cán bộ Nhà nước hay đã
trải qua phục vụ trong quân đội Tỷ lệ đã phục vụ trong quân đội là 11,2%,trong doanh nghiệp Nhà nước là 24,9%, trong các cơ quan Nhà nước khác là20%, cộng lại là 56,1% Chỉ có 16,6% đã hoạt động trong một doanh nghiệpngoài quốc doanh khác, là l,2% trong doanh nghiệp nước ngoài Điều nàychứng tỏ có sự điều chỉnh đáng kể lực lượng quản lý từ khu vục Nhà nướctrong khu vực dân doanh Đó cũng là điều bình thường vì trước đây, khu vựcNhà nước chiếm vị trí quan trọng nhất và tỷ lệ lớn nhất, thu hút và sử dụngtuyệt đại đa số lực lượng lao động được đào tạo, khi xuất hiện khu vục tưnhân, việc chuyển dịch lực lượng như trên là điều tự nhiên và cũng phù hợpvới kinh nghiệm quốc tế Đáng chú ý là có đến 40,5% doanh nhân cho biếttrong gia đình họ có đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam Điều này chứng tỏquá trình đổi mới tư duy diễn ra không chỉ giữa các thế hệ mà trong cả từnggia đình
Nguồn gốc của gia đình và của bản thân doanh nhân cho thấy không
có sự khác biệt xã hội nào lớn giữa doanh nhân trong doanh nghiệp Nhànước và doanh nghiệp tư nhân về nguồn gốc xã hội và gia đình Do vậy,những thành kiến về doanh nhân trong khu vực tư nhân không có căn cứ vềmặt hoàn cảnh xà hội và nguồn gốc gia đình Họ cùng một nguồn gốc, đã
Trang 7từng làm việc trong quân đội và doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan Nhà nước,nay chỉ thay đổi hoạt động mà thôi
Thứ tư, trình độ học vấn của số doanh nhân này tương đối khá, tạo
cơ sở để học có thể tiếp tục học tập Có 11,7% chưa tốt nghiệp phổ thông 12năm, có 28,4% có bằng Đại học, 15,3% có thêm các chứng chỉ đào tạochuyên ngành, 36,8% có bằng cử nhân Cộng lại, tỷ lệ doanh nhân đã trảiqua đào tạo Đại học và chuyên môn đạt 80,5%, một tỷ lệ cao so với cácnước Đông Nam Á Mặt khác, chỉ có 0,6% có bằng Thạc sĩ và 0,8% có bằngTiến sĩ
Thứ năm, 92% số doanh nhân là người Kinh, 6, 9% là người Việt
gốc Hoa, 0,7% là người dân tộc và 0,4% là Việt kiều
Cả hai nhóm thông tin sau này cần được xem xét trong một thực tế làcác doanh nghiệp mới phát triển chủ yếu ở khu vực thành thị tập trung ở các
đô thị lớn nơi người Kinh sinh sống là chủ yếu và tỷ lệ được đào tạo cao,khu vực nông thôn, miền núi và dân tộc ít người ít có doanh nghiệp thanhlập và hoạt động Đó là một hạn chế lớn cần được khắc phục trong quá trìnhphát triển trong tương lai
Kết quả điều tra cũng cho thấy, trình độ của các chủ doanh nghiệpViệt Nam còn nhiều bất cập, số người là Tiến sỹ chiếm 0,66%; Thạc sỹ2,33%; đã tốt nghiệp Đại học 37,82%; tốt nghiệp Cao đẳng 3,56%; Trunghọc chuyên nghiệp 12,33% và tới 43,3% chưa qua các trình độ này
Điều tra cũng cho thấy, ngay những người có trình độ học vấn từ Caođẳng và Đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế
và quản trị doanh nghiệp Điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăntrong định hướng chiến lược phát triển và quản lý doanh nghiệp của mình
Hiện tại, các doanh nghiệp đang có nhu cầu lớn về đạo tạo trong cáclĩnh vực như: tài chính, kế toán, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, phát triểnthị trường, đào tạo về lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, đào tạo về kỹnăng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế, quản lý nguồn nhân lực
7 Một số nhược điểm của doanh nhân Việt Nam
Trước hết, một số không ít doanh nhân có trình độ học vấn hạn chế,
kỹ năng kinh doanh thấp Điều tra doanh nhân cho thấy chỉ có khoảng 25%
Trang 8nữ chủ doanh nhân có trình độ đại học hoặc là trên đại học, trong khi có tới32.5% chưa học tới phổ thông trung học Đó là lỗ hổng rất lớn, hạn chế khảnăng và tầm nhìn của doanh nhân trong thế giới kinh doanh hiện đại ngàyngay, và do đó giảm hiệu quả của doanh nghiệp Thiếu đội ngũ doanh nhângiỏi cũng là trở ngại lớn cho đất nước trên con đường phát triển.
Thứ hai là, một số doanh nhân của chúng ta chưa có tinh thần doanhnghiệp cao, còn mang tâm lý ỷ lại, trông chờ ở sự bảo hộ của Chính phủ hỗtrợ của các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp, mặt khác có một số chưathực sự tin tưởng ở chính sách lâu dài của nhà nước đối với doanh nghiệpnên chưa yên tâm, thiếu quyết chí vươn lên, mạnh dạn đầu tư, mở mang sựnghiệp kinh doanh Trong thời đại toàn cầu hoá và với sự phát triển như vũbão của khoa học, công nghệ và thị trường thế giới, sự do dự, chậm chễ, thụđộng, thiếu tinh thần quyết đấu sẽ đẩy chúng ta tụt hậu xa hơn, nguy cơ mấtthị trường, lỡ thời vận phát triển sẽ càng lớn hơn
Thứ ba, chúng ta có một số doanh nhân thiếu trách nhiệm, thiếu đạođức, văn hoá trong kinh doanh và trong cuộc sống, nên có những hành vixấu làm phương hại đến lợi ích của Doanh nghiệp, của xã hội của cộng đồngDoanh nghiệp Những hành vi như vi phạm pháp luật, không thực hiện nghĩa
vụ thuế, gian lận thương mại, lừa dối khách hàng v…v cần phải nghiêm trị,
và cộng đồng doanh nghiệp cần lên án những doanh nhân xấu đó dể bảo vệ
uy tín chung của Việt Nam
II/ Phân tích một số đặc điểm đặc thù của doanh nhân Việt Nam
Như trên đã nói, mức độ dám chấp nhận rủi ro trong KD (risktaking), tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh PP, hoạt động khuếchtrương,…) (innovativeness), tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trongcác hoạt động KD (acting proactively): tiên phong tung SP mới vừa là đặcđiểm vừa là yêu cầu, thách thức đối với doanh nhân Việt Nam Để làm sang
tỏ điều này, chúng ta thử đi sâu phân tích các đặc điểm đó
1 Mức độ dám chấp nhận rủi ro
Điều này thể hiện khá rõ trong thực tế cũng như qua những lý do thúcđẩy họ làm kinh doanh được doanh nhân cho biết qua các cuộc điều tra Đặcbiệt trong điều kiện ở nước ta cơ chế thị trường còn nhiều khiếm khuyết, hệ
Trang 9thống hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát triển, doanh nghiệp dân doanh còn bịphân biệt đối xử và phải cạnh tranh không cân sức với các doanh nghiệpquốc doanh và doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nhân Việt Nam phảithực sự có ý chí, tinh thần doanh nghiệp cao trên thương trường Chính ý chí
đó đã tạo nên sức bật cho hàng ngàn doanh nhân vươn lên và thành công quaquá trình vật lộn để khởi nghiệp và mở mang sự nghiệp kinh doanh
Theo các kết quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo cácdoanh nghiệp dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ
đó là 62%, với doanh nghiệp quốc doanh là 20 – 25%) Tuổi đời trẻ, ảnh
hưởng nhiều tới tính năng động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả
năng học hỏi và sức làm việc của doanh nhân
Theo Gs Đinh Xuân Bá, Chủ tịch Công ty Secoin thì : ” Một trong
những tố chất quan trọng nhất của một doanh nhân là dám chấp nhận rủi
ro Không biết được điều đó thì không có một doanh nghiệp lớn mạnh”.
Tuy vậy, cũng có thể nói có một bộ phận không nhỏ doanh nhân Việt
là không dám chấp nhận rủi ro Họ thiếu hẳn sự sáng tạo , đổi mới, dám nghĩ
dám làm và tính tiên phong Điều này thể hiện rõ nhất ở “tâm lý bầy đàn”
trong hoạt động doanh nghiệp thời gian qua Những bài học đau lòng về
“bầy đàn trong chứng khoán”, “bầy đàn trong bất động sản”, “bầy đàn
trong mô hình tập đoàn đa ngành, đa nghề”,… đã đẩy không biết bao doanh
nhân, doanh nghiệp đến bờ vực phá sản và đẩy kinh tế đất nước vào cơnkhủng hoảng trầm trọng Chúng tôi cũng đã thu thập 3 Phiếu ý kiến từ haidoanh nghiệp thương mại va một doanh nghiệp sản xuất Câu trả lời tuy cókhác nhau nhưng kết quả tổng hợp khá tạp trung, 100% câu trả lời đều thểhiện tính chấp nhận rủi ro thấp
Ở một khía cạnh khác, việc dám đối mặt với rủi ro trong quyết địnhcủa một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam vẫn mang nặng tính “liều” vàquyết định mang tính thiếu nhận thức và hiểu biết Có thể nhận thức những
“rủi ro trong những quyết định dám chấp nhận rủi ro” của doanh nghiệp
Việt Nam như sau:
- Thiếu những qui tắc khôn ngoan trong việc chấp nhận rủi ro
- Thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ nguyên tắc này
- Đơn giản hóa những qui trình kinh doanh
Trang 10- Chưa đo lường và lượng hóa được những rủi ro
Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro
được tính toán trước Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro
tiềm ẩn Trong một số thương vụ đầu tư, một loại rủi ro nhất định có thểchiếm ưu thế hơn, và những rủi ro khác chỉ là thứ yếu Hiểu đầy đủ vềnhững loại rủi ro chính yếu là cần thiết để mạo hiểm có tính toán và đưa ranhững quyết định đầu tư nhanh nhạy
Trong một số tài liệu đã liệt kê được các loại rủi ro trong hoạt động
doanh nghiệp: Rủi ro vỡ nợ; Rủi ro kinh doanh; Rủi ro thanh khoản;
Rủi ro sức mua hay rủi ro lạm phát; Rủi ro lãi suất; Rủi ro công nghệ; Rủi ro chính trị; - Rủi ro thị trường.
-Có một câu nói rất hay là: “Không rủi ro có nghĩa là không lợi
nhuận Nơi rủi ro cao thì cũng kỳ vọng lợi nhuận cao”, vấn đề chỉ là quản lý
rủi ro đó như thế nào Không phải tất cả 8 loại rủi ro này có thể đồng thờixảy ra tại một thời điểm và với cùng một vụ đầu tư Mặt khác, các loại rủi rokhác nhau có mối liên hệ với nhau Điều quan trọng là phải đánh giá mộtcách cẩn trọng sự tồn tại của mỗi loại rủi ro, và mức độ của nó trong mỗi cơhội đầu tư
Việt Nam ra nhập WTO được các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp
Việt hay thích dùng từ gọi là “ra biển lớn” Ra biển lớn là chấp nhận rủi ro.
Biển lớn chứa đựng cả những cơ hội "cá về đầy khoang" cũng như những rủi
ro của những cơn bão lớn Chỉ những doanh nghiệp và doanh nhân dám chấpnhận sự thách thức của biến cả mới xứng đáng thu nhận về mình sức mạnhcủa đại dương Ra biển lớn cần thuyền trưởng vững vàng và đội ngũ thuỷthủ dạn dày sóng gió "Sóng cả nhưng không ngã tay chèo" là nhờ vào
“thuyền trưởng” - tức là ban giám đốc và hội đồng quản trị của Doanhnghiệp, và "thủy thủ đoàn" - tức là nhân viên của doanh nghiệp Ra biển lớncần “hoa tiêu” giỏi, cần có la bàn và hệ thống định vị, dẫn đường tốt Rabiển lớn cần tàu lớn, và quan trọng hơn, cần tàu tốt Hơn 90% doanh nghiệphiện nay của Việt Nam là nhỏ và vừa, trong đó phần lớn trong số đó lại lànhỏ và rất nhỏ Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, không thể không códoanh nghiệp lớn Có một nghịch lý hiện nay là chúng ta vừa thiếu vừa thừadoanh nghiệp lớn: thiếu những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh
Trang 11quốc tế, trong khi lại thừa doanh nghiệp lớn kém hiệu quả (Tập đoàn Kinh tếNhà nước) Ra biển lớn cần một hệ thống bảo hiểm rủi ro tin cậy Ngay cảkhi các doanh nghiệp dám chấp nhận rủi ro thì họ cũng cần tìm những biệnpháp để giảm bớt và phân tán rủi ro Ở đây, vai trò của Nhà nước là hết sứcquan trọng Ra biển lớn cần hiểu biết và tôn trọng "luật hàng hải" quốc tế,luật biển quốc tế khác luật sông nội địa Đã một thời gian dài các doanhnghiệp Việt quen với việc xé rào và lách luật hơn là tuân thủ luật Hiểu biếtluật và các tập quán thương mại quốc tế không chỉ giúp các doanh nghiệpthành công hơn, mà còn giúp họ giảm rủi ro và bớt tổn thất trong nhữngtranh chấp thương mại khi chúng xảy ra.
2 Tính đổi mới sáng tạo
Có một thực tế cần phải nhìn nhận thẳng thắn là tính đổi mới và sángtạo trong một bộ phân không nhỏ doanh nhân Việt còn ở mức rất thấp.Chúng ta hay tự nhận xét rằng người Việt thông minh, sáng tạo, nhưng nhiềukhi các sáng tạo đó mang nặng tính chất manh mún, đối phó, thiếu tầm tưduy dài hạn, chủ động
Vậy thì gốc vấn đề là ở đâu ? Trước hết, một số không ít doanh nhân
có trình độ học vấn hạn chế, kỹ năng kinh doanh thấp Theo kết quả cuộc
điều tra của MPDF và doanh nhân nữ nói trên cho thấy chỉ có khoảng 25%
nữ chủ doanh nhân có trình độ đại học hoặc là trên đại học, trong khi có tới 32.5% chưa học tới phổ thông trung học Từ những thống kế về doanh nhân
nữ ta có thể suy ra tỷ lệ tương tự đối với nam doanh nhân Đó là lỗ hổng rấtlớn, hạn chế khả năng và tầm nhìn của doanh nhân trong thế giới kinh doanhhiện đại ngày nay và do đó giảm hiệu quả và tính sáng tạo của doanh nghiệp
Lý giải ở góc độ khác, Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi đạo Khổng và phầnnào nữa là đạo Phật Khổng giáo vốn trọng lễ nghi, thứ bậc, hình thức Phậtgiáo khuyến khích an nhiên, tự tại, đơn giản Nhiều người cho rằng cả haitrào lưu tư tưởng này đều phản tự do Quan niệm như vậy là cực đoan,nhưng cũng phải thừa nhận rằng, hai luồng tư tưởng này đều không mấykhuyến khích những con người năng động, sáng tạo, đổi mới, sẵn sàng chiếnđấu, vươn lên trong môi trường cạnh tranh tự do khốc liệt Kết quả điều tracủa chúng tôi qua các Phiếu điều tra cũng cho thấy rõ tính đổi mới sáng tạorất thấp trong doanh nhân Việt Nam