1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

32 259 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 46,38 KB

Nội dung

Vì thế, khi nền kinh tế nước ta chuyểnsang kinh tế thị trường, do có sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, nên trong quá trình sử dụng lao động đã xảy ra nhiều bất đồng về quyền

Trang 1

nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất Vì vậy, lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong quan hệpháp luật của mỗi quốc gia Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới Vì thế, khi nền kinh tế nước ta chuyểnsang kinh tế thị trường, do có sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, nên trong quá trình sử dụng lao động đã xảy ra nhiều bất đồng về quyền và lợi ích, dẫn đến tranh chấp giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động Xã hội càng phát triển thì quan hệ lao động càng trở nên phức tạp,do đó tranh chấp lao động càng có điều kiện phô diễn hình hài đặc trưng của nó.

Trang 2

Chế định giải quyết tranh chấp lao động là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động Từ đó, góp phần duy trì, ổn định quan hệ lao động, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề hết sức quan trọng, luôn được đặt ra đối với hầu hết các nước trên thế giới nói chung và Việt

Nam nói riêng Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp lao động “ mong thầy và các bạn chú ý lắng nghe và cùng

góp ý cho nhóm ngày càng hoàn thiện hơn

người sử dụng lao động Pháp luật Malaisia trong đạo luật về quan hệ

công nghiệp 1967 thì định nghĩa tranh chấp lao động là bất kỳ một sựtranh chấp nào giữa người sử dụng lao động với công nhân của người đó

Trang 3

mà có liên quan đến việc sử dụng lao động hay những điều kiện làm việccủa bất kỳ công nhân nào kể trê

Ở nước ta, vấn đề tranh chấp lao động đã được pháp luật lao động đề cậpđến từ những văn bản đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộnghòa bằng các thuật ngữ như “việc kiện tụng”, “việc xích mích” (Sắc lệnh

số 29/SL ngày 12-03-1947) Một thời gian dài sau đó, do quan niệm vềbản chất quan hệ lao động trong chủ nghĩa xã hội và chủ trương xâydựng nền kinh tế tập trung bao cấp nên phần lớn các tranh chấp lao độngchỉ được xem như những bất đồng có tính chất khiếu nại hành chính củacông nhân viên chức với cơ quan, xí nghiệp Nhà nước

Từ năm 1986, cùng với quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần, nhận thức về quan hệ lao động và tranh chấp laođộng cũng thay đổi : Pháp lệnh Hợp đồng lao động (ngày 30-08-199)đánh dấu sự thừa nhận tranh chấp lao động cá nhân và Nghị định 18/CPngày 23-06-1992 của Chính phủ là văn bản đầu tiên ghi nhận có tranhchấp lao động tập thể Tuy nhiên, chỉ đến khi Bộ luật lao động 1994được ban hành thì định nghĩa chính thức về tranh chấp lao động mớiđược quy định như sau :

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề (điều 157)

Trang 4

Bộ luật lao động 2012 định nghĩa về tranh chấp lao động tai khoản 7điều 3 :

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay trong pháp luậtlao động Việt Nam vì nó không những chỉ ra được nội dung tranh chấp

mà còn phân biệt được đối tượng tranh chấp

Như vậy, ta chỉ coi những tranh chấp có nguồn gốc phát sinh từ nhữngmâu thuẫn phải giải quyết trong phạm vi quan hệ lao động là tranh chấplao động Nếu những bất đồng của hai bên không xuất phát từ quá trình

sử dụng thuê mướn lao động thì không gọi là tranh chấp lao động

2 Đặc điểm của tranh chấp lao động :

Những đặc điểm của tranh chấp lao động

Trang 5

xảy ra giữa hai bên của quan hệ lao động còn việc tham gia của đại diệncác bên chỉ có ý nghĩa đại diện chứ không có ý nghĩa chủ thể tranh chấp.

Về phạm vi tranh chấp:

Tranh chấp lao động là loại tranhc hấp trong phạm vi của quá trình laođộng ( theo nghĩa đầy đủ của từ này ) Nếu chỉ để cập đến quan hệ laođộng giữa một người lao động với chủ sử dụng lao động thông qua mộthợp đồng lao động, với những nội dung nhất định là chưa đủ và chỉ phảnánh một phần của khái niệm quá trình lao động Một trong những ví dụđiển hình là việc người lao động xung đột với người sử dụng lao động vềkhoản tiền bồi thường do bị tai nạn trên đường về nhà sau khi rời khỏi xínghiệp Xung đột đó phải được xác định là một tranh chấp lao động Nếungười lao động đó đi về trên đoạn đường cần thiết thì việc yêu cầu bồithường là có cơ sở Ngược lại, nếu đó thực sự không phải là tai nạn laođộng thì cũng không có cơ sở nào nói rằng tranh chấp đó không phảitranh chấp lao động Có chăng là việc đòi bồi thường của Người laođộng không thành công vì không có cơ sở mà thôi

Về nội dung tranh chấp:

Tranh chấp lao động có nội dung khá đặc trưng, đó là những giá trị vậtchất, tinh thần gắn liền với lao động, nói cách khác, đó là quyền, lợi íchgắn với nghề nghiệp Những khoản tiền lương, phụ cấp, kí kết Hợp đồnglao động, chấm dứt hợp đồng lao động, việc thành lập công đoàn, đều

là những vấn đề quen thuộc của quá trình lao động, có thể giúp chúng tabóc tách và phân biệt với loại tranh chấp khác Tòa án sẽ không chấp

Trang 6

nhận việc đưa ra một khiếu nại ngoài luồng giữa các bên trong quan hệlao động thành một vụ kiện lao động.

Về ảnh hưởng xã hội:

Tranh chấp lao động có ảnh hướng lớn đến đời sống xã hội và đời sốngkinh tê - xã hội, đời sống chính trị Tranh chấp lao động làm cho quan hệlao động và các quan hệ xã hội khác trong quá trình lao động bị sứ mẻ,biến dạng, thậm chí bị phá vỡ Nhiều vụ tranh chấp lao động dẫn đến cácbên tham gia quan hệ đi đến chỗ tìm cách cắt đứt mối quan hệ lao độngthay vì nỗ lực hàn gắn nó Các tranh chấp lao động rất có thể dẫn đếnđình công của người lao động trong một doanh nghiê, cơ quan, tổ chức

2 NGUYÊN NHÂN, PHÂN LOẠI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 2.1 nguyên nhân

Những năm qua, cùng với sự phát triển của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp lao động phát sinh và ngày càng gia

tăng Quy mô và những ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế xã hội ngày càng lớn Một số cuộc tranh chấp do không được giải quyết thỏa đáng đã dẫn đến những cuộc đình công, kéo dài ngày và thu hút đông đảo người lao động tham gia

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động dưới góc độ pháp lý có thể chia thành hai loại nguyên nhân : chủ quan và khách quan

Trang 7

-Nguyên nhân chủ quan:

đó sự hiểu biết về pháp luật lao động của người lao động, người sử dụng lao động còn hạn chế

Về phía người sử dụng lao động : Do không nắm vững các văn bản phápluật lao động, nên giải quyết chế độ cho người lao động thấp hơn quy định hoặc không phù hợp với các văn bản pháp luật lao động hiện hành Hoặc, vì quá theo đuổi mục tiêu lợi nhuận bằng cách giảm tối đa các phí tổn thương mại, trong đó có phí tổn về nhân công, nên có thể vi phạm đến các quy định của pháp luật lao động, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Đây là một nguyên nhân chủ yếu Trong thực tế, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh thường gặp phải những vấn đề như : lương thấp, chậm trả lương, không đảm bảo việc làm cho người lao động, còn có những biểu hiện thiếu dân chủ, công khai trong phân phối thu nhập, phúc lợi, trong việc xây dựng đơn giá sản phẩm Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì cố tình tránh

né thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật laođộng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Những vi phạm doanh nghiệp ngoài quốc doanh mắc phải thường tập trung vào một số trường hợp như : không ký kết hợp đồng lao động, thỏaước lao động tập thể, kéo dài thời gian học việc, thời gian tập sự thử việc, bắt người lao động làm việc quá thời gian luật cho phép hay làm thêm giờ mà không trả lương

Trang 8

Để giải quyết vấn đề này, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng các văn bản pháp luật lao động tới các doanh nghiệp, các cơ sở sản

xuất đó là trách nhiệm của người lao động cũng như cán bộ công đoàn

cơ sở.Ngoài những vi phạm nói trên, có doanh nghiệp còn có thái độ đối

xử thô bạo, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người lao động, trường hợp này xảy ra khá nghiêm trọng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Dù trong cơ chế thị trường hiện nay, người lao động là người làm công ăn lương; vì mưu sinh nên chấp nhận bán sức lao động cho giới chủ, song không phải vì thế mà có thể xâm phạm đến các quyềncon người của họ Hiến pháp 2013 quy định “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh

dự và nhân phẩm” Điều đó có nghĩa là người lao động được tôn trọng

về, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người Nó không chỉ là luật định mà còn phù hợp với truyền thống đạo lý của người Việt Nam Người sử dụng lao động, bất kể là công dân Việt Nam hay người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, phải tuân thủ triệt để các quy định trên Chính vì đối xử thô bạo, xúc phạm danh dự nhân phẩm người lao động, lối quản lý cửa quyền hách dịch đã gây nên căm phẫn trong tập thể người lao động và tất yếu sẽ phát sinh tranh chấp lao động

Về phía người lao động : qua thực tế các cuộc tranh chấp trong thời gian qua cho thấy những yêu cầu do phía người lao động đưa ra trong các cuộc tranh chấp hầu hết là chính đáng Tuy nhiên, về phương tiện cũng như hình thức đấu tranh còn thiếu tính tổ chức và hầu hết là mang tính tự

Trang 9

phát Mặt khác, trình độ của người lao động còn thấp, lại không am hiểu pháp luật nên họ còn lúng túng trong việc thương thảo với phía người sửdụng lao động để tìm ra hướng giải quyết hợp lý khi có tranh chấp xảy

ra, dẫn đến các cuộc đình công không cần thiết Cũng có những trường hợp do không hiểu biết về pháp luật lao động nên có những đòi hỏi không chính đáng, vượt quá các quy định của pháp luật và cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra tranh chấp lao động

-Về phía tổ chức công đoàn : hoạt động của công đoàn cơ sở chưa hiệu quả, thậm chí có một số cán bộ công đoàn, vì lợi ích cá nhân, đứng hẳn

về phía người sử dụng lao động chống lại quyền lợi của tập thể người lao động Không những thế, cho đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở, làm chỗ dựa cho người lao động và liên kết với cơ quan công đoàn cấp trên

-Về phía các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền : vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý, không thực hiện thanh tra lao động thường xuyên nên không kịp thời phát hiện ra những sai phạm và giải quyết triệt

để các vi phạm của doanh nghiệp Đặc biệt, tình trạng này tồn tại chủ yếu ởì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thực tế cho thấy không ít các cuộc đình công đã diễn ra, thậm chí đã kết thúc rồi thì các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương mới biết Trong một số trường hợp còn tỏ ra lúng túng bị động khi xử lý Có nơi phải nhờ đến công an can thiệp mà vẫn không giải quyết triệt để các tranh chấp

Trang 10

-Nguyên nhân khách quan

Một trong những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp lao động là hệ thống pháp luật về lao động chưa được đầy đủ, đồng bộ và kịp thời

Nước ta có những đặc điểm riêng về kinh tế chính trị và xã hội nên

không thể có ngay một hệ thống pháp luật lao động đầy đủ trong khi các quan hệ xã hội nảy sinh và có chiều hướng phức tạp hơn Mặc dù Bộ luật Lao động đã được ban hành một thời gian khá dài nhưng nhiều quan

hệ mới cũng phát sinh nên cần có sự sửa đổi bổ sung kịp thời

2.2 phân loại

Sự phân loại tranh chấp lao động nhằm để đánh giá đúng thực chất cả các tranh chấp lao động trên cơ sở đó có phương án giải quyết phù hợp, hiệu quả

- Căn cứ vào quy mô của tranh chấp (mục đích tham gia của các bên tranh chấp): tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể + Có thể hiểu, tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa người sử dụng lao động với cá nhân người lao động (hoặc một nhóm nhỏ người lao động) Loại tranh chấp này thường phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật lao động hoặc thực hiện, thay đổi, chấm dứt các hợp đồng lao động cá nhân Trong quá trình giải quyết tranh chấp cá nhân, công đoàn thường chỉ tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích của

Trang 11

người lao động chứ không với tư cách là người đại diện cho một bên tranh chấp Như vậy, tranh chấp cá nhân thường mang tính đơn lẻ, riêng

rẽ, không có tính tổ chức chặt chẽ Tranh chấp lao động cá nhân hầu nhưkhông ảnh hưởng đến những quan hệ lao động khác và giải quyết các tranh chấp này chủ yếu nhằm thừa nhận, khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động

+ Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về quyền, lợi ích liên quan đến tập thể lao động Người đại diện cho tập thể người lao động là tổ chức công đoàn tham gia với tư cách là một bên tranh chấp, yêu cầu người sử dụng lao động đáp ứng các quyền, lợi ích mà tập thể lao động đặt ra

Trong một số trường hợp, tranh chấp lao động cá nhân được chuyển hóathành tranh chấp lao động tập thể và ngược lại Do vậy, việc phân biệt tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân là một vấn đềkhó khăn, phức tạp cả về mặt lý luận và trong thực tiễn đời sống

- Căn cứ vào tính chất của tranh chấp: tranh chấp về quyền và tranh chấp

Trang 12

như tiền lương tối thiểu, tiền lương làm thêm giờ, thời giờ làm việc tối

đa, số ngày nghỉ năm, tiền bồi thường tại nạn lao động…

Cách phân loại này lấy tiêu chí là tính chất pháp lý cho các phương thứcgiải quyết tranh chấp lao động, đặc biệt là có tác dụng trong việc đưa ra các quyết định của các chủ thể tài phán lao động

- Dựa vào tính chất vật chất của tranh chấp lao động: tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích Theo cách phân loại này, các tranh chấp

về quyền bao gồm các tranh chấp có đối tượng là những vấn đề phi vật chất: bao gồm tranh chấp về quyền tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động, tranh chấp về việc giao kết hợp đồng lao động; tranh chấp về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn; tranh chấp về quyền nghỉ ngơi: tranh chấp về việc có bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người lao động… Còn các tranh chấp về lợi ích bao gồm các đối tượng tranh chấp là các vấn đề vật chất như tranh chấp về tiền lương, tranh chấp về bảo hiểm xã hội, tranh chấp về khoản bồi thường thiệt hại tài sản đối với người sử dụng lao động…

II GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

1.Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động mà tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động đều phải tuân thủ, kể cả các bên tranh chấp

Trang 13

Điều 194 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

– Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động

– Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không tráipháp luật

– Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật

– Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động

-Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.– Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng,

thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện

– Một trong những tư tưởng chỉ đạo quan trọng hàng đầu của việc giải quyết tranh chấp lao động là tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp Điều này phù hợp với tính chất của quan hệ lao động quan

Trang 14

hệ được thiết lập trên cơ sở tự do thỏa thuận của người sử dụng lao động

và người lao động

Vì vậy, Điều 194 Bộ luật Lao động quy định: “Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động (Khoản 1) và “ Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội” (Khoản 5) Quyền tự định đoạt của các bên không chỉ được đảm bảo thực hiện trước khi các bên đưa vụ tranh chấp lao động ra tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, mà ngay cả khi đã yêu cầu tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các bên vẫn có quyền tự quyết định giải quyết vụ tranh chấp của mình

Ví dụ: khi hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động hay tòa án

đã thụ lý vụ việc để giải quyết, người sử dụng lao động và người lao động vẫn có quyền tự thương lượng để giải quyết tranh chấp, nếu thươnglượng được thì kết quả này được công nhận và có thể được bảo đảm thi hành

Cùng với nguyên tắc thương lượng, Nhà nước còn đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp bằng cách thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợiích chung của xã hội, không trái pháp luật Suy cho cùng, kết quả giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải hoặc bằng trọng tài theo quy

Trang 15

định của Bộ luật Lao động chính là kết quả tự quyết định của hai bên tranh chấp, bởi vì, các bên phải cùng nhau đồng ý với phương án hòa giải của hòa giải viên hay của Hội đồng trọng tài lao động thì mới có thểlập biên bản hòa giải thành, ngược lại nếu các bên không đồng ý thì việcgiải quyết tranh chấp lao động của hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động sẽ không đạt kết quả.

– Việc giải quyết tranh chấp lao động tại các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.Công khai, minh bạch nói lên cách thức tổ chứcgiải quyết tranh chấp Tranh chấp lao động phải được giải quyết một cách công khai, ai quan tâm đều có thể tham dự phiên họp phiên tòa và kết quả giải quyết phải được công bố công khai, không được coi là một loại thông tin bảo mật.Để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết tranh chấp lao động đòi hỏi tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đứng ở vị trí trung lập, giữ thái độ khách quan, không thiên vị, không định kiến trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và căn cứvào các tình tiết khách quan của vụ việc để xây dựng phương án hòa giảihoặc ra các quyết định giải quyết

Tranh chấp lao động bên cạnh những tác động tích cực, còn có không ít tác động tiêu cực tới người sử dụng lao động, người lao động và xã hội (hoạt động sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động có thế bị ngừng trệ, uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường có thể bị giảm

Trang 16

sút việc làm, thu nhập của người lao động có thể bị gián đoạn, ảnh

hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân và gia đình; sự ổn định của thịtrường lao động, của xã hội có thể bị đe dọa) Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, sau quá trình giải quyết tranh chấp lao động, quan hệ lao động của các bên vẫn phải tiếp tục duy trì Vì vậy, tranh chấp lao động cần phải được giải quyết kịp thời, nhanh chóng để phòng ngừa và khăc phục những tác động tiêu cực nói trên

Giải quyết “đúng pháp luật” là yêu cầu tất nhiên của công tác giải quyết tranh chấp lao động Khi hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động xây dựng phương án hòa giải hoặc chấp nhận phương án hòa giải

do hai bên tranh chấp đưa ra, hoặc khi chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải quyết tranh chấp, và khi tòa án nhân dân ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc ra quyết định, bản án để giải quyết vụ tranh chấp đều phải dựa trên cơ sở pháp luật và tuân thủ pháp luật (kể cả pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục).Đúng pháp luật là yêu cầu về trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành giãi quyết vụ tranh chấp lao động, đồng thời là mong muốn chính đáng của các bên tranh chấp và của toàn xã hội

Do đó, nguyên tắc đúng pháp luật vừa có tính độc lập, vừa có tính bao quát các vấn đề khác có liên quan Ví dụ, việc giải quyết đúng pháp luật đòi hỏi người có thẩm quyền phải bảo đảm thời gian tiến hành giải

quyết; bảo đảm vô tư, khách quan, nhanh chóng, kịp thời…vì đó là

những quy định của pháp luật, cần phải được thực hiện nghiêm túc

Ngày đăng: 13/04/2017, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w