1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ba vì, thành phố hà nội

120 3,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì tỉ lệ 1/25.000 với 7 chỉ tiêu phân cấp: loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất mịn, độ chua tầng đất mặt, khả năng tưới, khả n

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2016

Tác giả luận văn

Phùng Hải Trung

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Văn Chính đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Trắc địa bản đồ Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Ba Vì đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2016

Tác giả luận văn

Phùng Hải Trung

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục đồ thị, sơ đồ vii

Trích yếu luận văn viii

Thesis abstract x

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

Phần 2 Tổng quan tài liệu 3

2.1 Khái niệm đánh giá tiềm năng đất đai 3

2.1.1 Khái niệm về đất, đánh giá đất đai, sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất 3

2.1.2 Tiềm năng đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai 4

2.2 Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới 5

2.2.1 Khái quát chung về tình hình đánh giá đất đai trên thế giới 5

2.2.2 Một số phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới 6

2.3 Quan điểm sử dụng đất và phương pháp đánh giá đất đai ở Việt Nam 16

2.3.1 Các quan điểm sử dụng đất 18

2.3.2 Các phương pháp đánh giá đất đai ở Việt Nam 22

2.4 Nhận xét chung 22

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 25

3.1 Địa điểm nghiên cứu 25

3.2 Thời gian nghiên cứu 25

3.3 Đối tượng nghiên cứu 25

3.4 Nội dung nghiên cứu 25

3.4.1 Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 25

3.4.2 Đánh giá tiềm năng đất đai 25

Trang 5

3.4.3 Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 25

3.5 Phương pháp nghiên cứu 25

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 25

3.5.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu 26

3.5.3 Phương pháp xây dựng bản đồ 26

Phần 4 Kết quả và thảo luận 27

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Ba Vì 27

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 27

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 35

4.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế các ngành nông nghiệp 37

4.1.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 39

4.1.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 40

4.1.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường 41

4.1.7 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì 42

4.1.8 Đất chưa sử dụng 44

4.2 Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp huyện Ba Vì 45

4.2.1 Xây dựng bản đồ dơn vị đất đai huyện Ba Vì 45

4.2.2 Mô tả các đơn vị đất của huyện Ba Vì 65

4.2.3 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Ba Vì 69

4.2.4 Yêu cầu sử dụng đất các loại hình sử dụng đất 71

4.2.5 Xác định mức độ thích hợp đất đai các loại hình sử dụng đất 73

4.3 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì 76

4.3.1 Tiềm năng đất nông nghiệp huyện Ba Vì 76

4.3.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 77

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 81

5.1 Kết luận 81

5.2 Kiến nghị 82

Tài liệu tham khảo 83

Trang 6

GTTT Giá trị tăng thêm

LMU Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit) LUT Loại hình sử dụng đất (Land Utilization Type) QH&TKNN Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Phân hạng đất ở Bulgaria 11

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Ba Vì giai đoạn năm 2008 - 2014 36

Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu về dân số huyện Ba Vì giai đoạn năm 2008 - 2014 39

Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì năm 2014 43

Bảng 4.4 Tổng hợp các yếu tố, chỉ tiêu và ngưỡng phân cấp phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 45

Bảng 4.5 Phân loại đất huyện Ba Vì 49

Bảng 4.6 Diện tích đất theo các cấp độ dốc ở huyện Ba Vì 51

Bảng 4.7 Diện tích đất theo các cấp độ dày tầng đất mịn ở huyện Ba Vì 53

Bảng 4.9 Diện tích đất theo các cấp thành phần cơ giới ở huyện Ba Vì 55

Bảng 4.10 Diện tích theo cấp độ chua của tầng đất mặt huyện Ba Vì 57

Bảng 4.11 Diện tích đất có khả năng tưới theo các mức độ ở huyện Ba Vì 59

Bảng 4.12 Diện tích đất theo khả năng tiêu thoát nước mặt ở huyện Ba Vì 61

Bảng 4.13 Số lượng và các đặc tính của các đơn vị đất đai 64

Bảng 4.14 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và kiểu sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Ba Vì năm 2014 70

Bảng 4.15 Yêu cầu về sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất huyện Ba Vì 71

Bảng 4.16 Tổng hợp mức độ thích hợp đất đai hiện tại của các loại hình sử dụng đất 74

Bảng 4.17 Mức độ thích hợp đất đai hiện tại của các loại hình sử dụng đất 76

Trang 8

DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Hình 4.1 Cơ cấu diện tích các loại đất chính huyện Ba Vì năm 2014 43

Hình 4.2 Sơ đồ thổ nhưỡng huyện Ba Vì 50

Hình 4.3 Sơ đồ độ dốc huyện Ba Vì 52

Hình 4.4 Sơ đồ độ dày tầng đất mịn huyện Ba Vì 54

Hình 4.5 Sơ đồ thành phần cơ giới huyện Ba Vì 56

Hình 4.6 Sơ đồ độ chua tầng đất mặt huyện Ba Vì 58

Hình 4.7 Sơ đồ khả năng tưới huyện Ba Vì 60

Hình 4.8 Sơ đồ khả năng tiêu huyện Ba Vì 62

Hình 4.9 Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì 63

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Phùng Hải Trung

Tên Luận văn: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông

nghiệp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập

tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp, phòng Tài Nguyên và Môi Trường, phòng Kinh tế, phòng Thông

kê, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ba Vì, Xí nghiệp thủy lợi Ba Vì – Công

ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Tích

- Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu: Các số liệu được xử lý

và tổng hợp bằng phần mềm EXCEL

- Phương pháp xây dựng bản đồ: Phương pháp bản đồ được ứng dụng để thực hiện các kết quả nghiên cứu thông qua các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ địa hình, bản đồ độ dốc

Kết quả nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Ba Vì

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì tỉ lệ 1/25.000 với 7 chỉ tiêu phân cấp: loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất mịn, độ chua tầng đất mặt, khả năng tưới, khả năng tiêu qua đó dánh giá tiềm năng đất đai huyện Ba

Vì và đưa ra định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện

Kết luận

- Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía tây bắc thủ đô Hà

Trang 10

Nội với tổng diện tích đất là 42.402,69 ha, có đất đai vùng ven sông màu mỡ, phì nhiêu, vùng đồi gò đa dạng kết hợp với nguồn nước dồi dào, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì gồm 07 chỉ tiêu phân cấp: Bản

đồ loại đất, bản đồ độ dốc, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ độ dày tầng đất, bản

đồ độ chua tầng mặt, bản đồ khả năng tưới và bản đồ khả năng tiêu

- Huyện Ba Vì có 29.176,56 ha đất nông nghiệp chiếm 68,81% tổng diện tích

tự nhiên Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp đang được áp dụng 08 loại hình sử dụng đất chính sau: Chuyên lúa; Lúa – màu; Lúa – cá; Chuyên rau màu; Đất cỏ dùng vào chăn nuôi; Cây lâu năm; Nuôi trồng thủy sản; Rừng các loại

- Kết quả tham chiếu các yêu cầu sử dụng đất với các đơn vị đất đai được thành lập, đã đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp theo các mức: rất thích hợp, thích hợp, kém thích hợp và không thích hợp của từng loại hình sử dụng đất

- Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất và kết quả đánh giá tiềm năng đất đai huyện Ba Vì, nghiên cứu đã đưa ra hướng sử dụng và cải tạo đất nông nghiệp huyện Ba Vì

Trang 11

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Phung Hai Trung

Thesis title: Assessing the potentials of the land and clove using agricultural land

in Ba Vi District, Ha Noi city

Major: Land Management Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research purposes

- Assessing the potentials of the land to serve the plan of using land in Ba

- Methods of synthesizing and analyzing document and data: the data has been analyzed and synthesized by the Excel software

- Method of mapping: mapping method is used to implement research findings through maps of land use, soil map, soil units map, topographic map, slope map,

Research Results

- Giving an assessment of the natural, economic and social conditions of

Ba Vi district

- Creating the land units map of Ba Vi District in the rate of 1/25,000 with

7 ranking indicators which are based on the soil type, slope degree, mechanical composition, the fine soil thickness, the acidity of the topsoil, irrigation capacity Therefore, an evaluation of the potential of the land in Ba Vi district and the

Trang 12

orientation of using the district's agricultural land have been given

Conclusion

- It can be seen that Ba Vi district is a half mountainous area and located

in the Northwest of Hanoi capital with a total land area of 42,402.69ha Its fertile riverside land, diverse hills together with the abundant source of water has created favorable conditions for the development of the district’s agricultural production

- The land mapping of Bavi district including 7 indicators: soil type map, slope degree map, map of mechanical composition, fine soil depth map, map of topsoil acidity, the map of possibilities for irrigation has been also created

- The research shows that 29,176.56 ha of Ba Vi district agricultural land accounts for 68.81 % of the total natural area The current use of agricultural land has applied 8 main types of land use: only for rice ; both rice and crops ; rice – fish, only vegetable cultivation ; grazing land; planting long – living trees; land for the seafood; and other types of forest land

- Basing on the results referenced from the land use requirements with land unit, an evaluation of the levels of the potential agricultural land: very suitable, suitable, less suitable and not suitable for each kind land use has therefore been figured out

- From the above current use of land and the evaluation of land potentials in

Ba Vi district, the orientation in using and improving agricultural land has been worked out

Trang 13

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các công trình văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia Trong quá trình lao động, đất đai là tư liệu sản xuất và đối với ngành Nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt Ta có thể thấy vai trò vô cùng quan trọng của đất đai – một yếu tố không thể không có trong tự nhiên

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nên bị giới hạn về số lượng Con người

có thể cải tạo tính chất, thay đổi mục đích sử dụng của đất song lại không thể làm tăng hay giảm diện tích đất theo ý muốn Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng Những sai lầm của con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm hủy hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi

Nhằm ngăn chặn những suy thoái về tài nguyên đất đai đồng thời cung cấp căn cứ khoa học cho việc sử dụng đất, quản lý đất hợp lý, bền vững cần thiết phải có hướng nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai để biết được quỹ đất và khả năng hiện có từ đó chỉ ra phương hướng sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả

Sản xuất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam mang lại nguồn thu nhập không nhỏ và đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của con người Nhưng hiện nay diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm mạnh

do xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp là một vấn đề cấp thiết hiện nay

Huyện Ba Vì thuộc vùng bán sơn địa, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 53

km theo đường QL32 có tổng diện tích tự nhiên 42.402,69 ha Ba Vì có núi Ba

Vì với đỉnh cao 1.296 m và hai con sông lớn chảy vòng quanh là sông Đà và sông Hồng, có các tiểu vùng khí hậu khác nhau vì vậy khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn rất đa dạng Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của huyện là 29.176,56 ha chiếm tới 68,81% nhưng tiềm năng đất chưa được khai

Trang 14

thác một cách hiệu quả và hợp lí

Để đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của đất nước, Ba Vì cần phải

có những định hướng lớn trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội một cách

toàn diện thì việc thực hiện đề tài: “Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng

sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” là rất cần thiết trong

thời điểm hiện nay

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá tiềm năng đất đai phục quy hoạch sử dụng đất huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Tổng diện tích vùng nghiên cứu là 28.191,96 ha trong đó có 28.189,84 ha diện tích đất nông nghiệp (toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trừ phần diện tích đất nuôi trồng thủy sản) và 2,12 ha đất bằng chưa sử dụng và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất của huyện Ba Vì

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Xây dựng bản đồ đất đai huyện Ba Vì

- Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Ba Vì phục vụ quy hoạch sử dụng đất

- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì

Trang 15

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

2.1.1 Khái niệm về đất, đánh giá đất đai, sử dụng đất, loại hình sử dụng đất

- Đất (sold): Docuchaev (1846 - 1903) đã đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về đất: “Đất là lớp vỏ phong hóa trên cùng của trái đất, được hình thành do tổng hợp của năm yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, đại hình và thời gian Nếu là đất đã sử dụng thì có thêm sự tác động của con người là yếu tố hình thành đất thứ sáu” Giống như vật thể khác, đất cũng có quá trình phát sinh, phát triển

và thoái hóa vì các hoạt động về vật lý, hóa học và sinh học luôn xảy ra trong nó (Đỗ Nguyên Hải, 2000)

- Đất đai (land): Là những vùng đất có danh giới, vị trí, diện tích cụ thể và

có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng tính chất chu kỳ có thể

dự đoán được ảnh hưởng có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người (Viện tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, 2011) Theo học thuyết sinh thái học cảnh qua, đất đai được coi là vật mang của hệ sinh thái Trong đánh giá phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một vùng hay khoanh đất được xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính

ổn định hoặc thay đổi có tính chu kỳ có thể dự đoán được sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người,

ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng đất đó của con người hiện tại và tương lai”

- Đánh giá đất đai là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau Nhằm cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất lafm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc sử dụng đất một cách hợp lý Thực chất công tác đánh giá đất đai là quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với các yêu cầu sử dụng đất Một số định nghĩa về đánh giá đất đai:

- Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người vào nông, lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sản xuất

Trang 16

- Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu giữa những tính chất vốn

có của những vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất đai cần phải có (FAO, 1976)

- Sử dụng đất đai (land uses): Đó là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng Trên thực tế có nhiều loại hình sử dụng đất chủ yếu như cây trồng hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ, đất trồng rừng , ngoài ra còn có đất sử dụng đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng đất trên cùng một diện tích đất Kiểu sử dụng đất có thể là trong hiện tại nhưng cũng có thể là trong tương lai, nhất là khi các điệu kiện tụ nhiên, kinh tế, xã hội ngày càng thay đổi Trong mỗi kiểu sử dụng đất thường gắn với những đối tượng cây trồng hay vật nuôi cụ thể (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998)

- Yêu cầu sử dụng đất đai (land uses requirements): Là những đòi hỏi về đặc tính và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất đưa vào đánh giá có thể phát triển bền vững (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998)

- Loại/kiểu hình sử dụng đất (land utilization type): Một loại hình sử dụng đất đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương thức quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế - xã hội nhất định (Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, 2011)

- Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những thuộc tính của các LUT và các yêu cầu sử dụng đất của chúng, LUT được cụ thể hóa bằng các kiểu sử dụng đất

2.1.2 Tiềm năng đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai

- Tiềm năng: thuật ngữ tiềm năng được sử dụng rất rộng rãi, tiềm năng

có thể là những tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì mục đích của con người (Bùi Văn Sỹ, 2012)

- Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất, liên quan đến mục đích của đất được sủ dụng Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hóa, v.v trên cở sở đó có thể lựa chọn những loại sử dụng đất phù hợp (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005)

Trang 17

- Đánh giá tiềm năng cung cấp thông tin về số lượng và chất lượng đất gắn với mục đích sử dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi, đây là cơ sở để phân bổ, bố trí quỹ đất hợp lý theo hướng bền vững Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho hoạch định phát triển bền vững kinh tế xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trưng vùng, miền Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở khoa học cho công tác lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành (nông – lâm nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, v.v (Bùi Văn Sỹ, 2012)

- Mục tiêu của việc đánh giá tiềm năng đất đai:

+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục đích và nhu cầu của con người

+ Đối với mục đích sử dụng được lựa chọn thì mức độ phù hợp và hiệu quả như thế nào

+ có những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng được lựa chọn (Bùi Văn Sỹ, 2012)

+ Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên yêu cầu so sánh kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn

vị đất đai (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005)

2.2 TÌNH HÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI TRÊN THẾ GIỚI

2.2.1 Khái quát chung về tình hình đánh giá đất đai trên thế giới

Các phương pháp đánh giá đất đai được rất nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm do vậy nó trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và nó gắn liền với công tác quy hoạch sử dụng đất, trở nên gần gũi với người sử dụng đất

Một quốc gia hay một dân tộc sử dụng đất đai của họ như thế nào là tùy thuộc vào những nhân tố tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau bao gồm cả các đặc tính của đất, các yếu tố kinh tế - xã hội, hành chính và những hạn chế về chính trị cũng như nhu cầu và mục tiêu của con người

Các phương pháp đánh giá đất đai mới đã dần dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự nhiên - kinh tế - xã hội) nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và sử dụng đất (Đào Châu Thu

và Nguyễn Khang, 1998)

Trang 18

Các nhà thổ nhưỡng học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu các đặc tính cấu tạo, các quy luật và quá trình hình thành đất, điều tra và lập các bản đồ toàn thế giới với tỷ lệ 1/5.000.000 Đồng thời từ thực tế lao động sản xuất trên đồng ruộng các nhà khoa học và cả những người nông dân đã đi sâu nghiên cứu, xem xét nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất trên từng vạt đất Nói cách khác là họ tiến hành đánh giá đất đai

Như vậy việc đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên và xã hội Cho nên đánh giá đất đai không chỉ là lĩnh vực khoa học tự nhiên mà còn là kinh tế, kỹ thuật nữa Vì vậy cần phải kết hợp chuyên gia của nhiều ngành tham gia đánh giá đất (Nguyễn Đình Bồng và cs., 1995)

Trong đánh giá, phân hạng đất những tính chất của đất đai có thể đo lường

và ước lượng được Có rất nhiều đặc điểm, tính chất nhưng khi đánh giá tùy theo khu vực nghiên cứu cần lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai và vùng nghiên cứu

Hiện nay, công tác đánh giá đất dai được thực hiện trên nhiều quốc gia và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất Công tác đánh giá đất đai trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng ngoài thực tế sản xuất nông nghiệp Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính và hệ thống thông tin địa lý công tác đánh giá đất đai đã trở thành công cụ cần thiết cho mục tiêu phát triển bền vững (Trần An Phong, 1995)

2.2.2 Một số phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới

Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia sẽ đề ra nội dung

và phương pháp đánh giá đất đai của mình Có rất nhiều phương pháp đánh giá đất đai khác nhau nhưng xét về mặt tổng quan có 2 hướng chính: Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế xã hội và đánh giá kinh tế đất đai có xem xét tới điều kiện tự nhiên dù là phương pháp nào thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại sử dụng đất cụ thể để đánh giá, kết quả được thể hiện bằng các bản đồ, báo cáo và các số liệu thống kê (Nguyễn Văn Tân, 1994) Hiện nay có 3 phương pháp đánh giá đất chính:

- Đánh giá đất dựa vào sự mô tả và xét đoán trực tiếp – định tính

- Đánh giá đất theo cách cho điểm các chỉ tiêu từ (0 đến 100 điểm)

Trang 19

- Đánh giá đất trên cơ sở tính thích hợp của các loại sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội – định lượng

Sau đây là một số phương pháp đánh giá đất đai ở một số nước và các cơ quan tổ chức trên thế giới cũng như ở Việt Nam:

2.2.2.1 Công tác đánh giá đất ở Mỹ

Tại Mỹ hiện nay đang ứng dụng rộng rãi hai phương pháp: phương pháp tổng hợp và phương pháp yếu tố, chủ yếu dựa trên khả năng khai thác và hiểu quả kinh tế sử dụng đất Ở mức tổng quát, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp gọi là đánh giá tiềm năng đất

- Phương pháp tổng hợp: Phân chia lãnh thổ tự nhiên và đánh giá đất thông qua năng suất cây trồng nhiều năm (10 năm)

- Phương pháp yếu tố: Thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất và phương hướng cải tạo Các yếu tố đánh giá là: Độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ thẩm thấu, chất lẫn vào, hàm lượng các độc tố, muối, địa hình, mức độ xói mòn và khí hậu Việc đánh giá đất này không chỉ dựa trên năng suất cây trồng trên các loại đất mà còn thống kê các chi phí và thu nhập Trong trường hợp này lợi nhuận tối đa được chọn làm mốc so sánh cho các loại hình khác nhau trên cùng một loại đất

Bằng việc quy nhóm đất sản xuất phục vụ sản xuất đất nông – lâm nghiệp, toàn bộ nước Mỹ được chia làm 8 lớp Bốn lớp đầu có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó lớp I ít hoặc không có hạn chế và hạn chế tăng dần ở các lớp II, III, IV Ba lớp V, VI, VII không có khả năng sản xuất đất nông nghiệp mà chỉ có khả năng sản xuất đất lâm nghiệp hoặc chăn thả gia súc Lớp thử VII là các vùng đất hoàn toàn không có khả năng sản xuất đất nông – lâm nghiệp như đầm lầy, khe vực, cát trắng…

Trong hệ thóng đánh giá đất đai này, khả năng sản xuất của đất đai giảm dần và những hạn chế tăng dần từ lớp I dến lớp VIII Mức độ chi tiết hơn, các lớp được chia nhỏ thành những lớp phụ Những lớp phụ trong một lớp khác nhau về tính chất các hạn chế Chi tiết hơn nữa các lớp phụ lại chia nhỏ hơn thành các đơn vị khả năng đất đai

Ngoài ra ở Mỹ còn có hệ thống đánh giá đất đai dành riêng cho công tác thủy lợi Do dành riêng cho một mục đích sử dụng nên phương pháp này đã xem xét đến mặt kinh tế và đánh giá theo định lượng

Trang 20

2.2.2.2 Công tác đánh giá đất ở Canada

Canada đánh giá đất theo các yếu tố tự nhiên của đất và theo năng suất cây trồng (ngũ cốc) nhiều năm Trong đó lấy cây lúa mỳ làm tiêu chuẩn để đánh giá Nếu trong đợn vị sản xuất có nhiều loại cây trồng thì được dùng hệ số chuyển đổi

ra cây lúa mỳ Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá đất được chú ý là: thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ muối độc, mức độ xói mòn đất và chất lẫn vào (Liên Hiệp Quốc, 2012)

Trên cơ sở đó đất ở Canada được chia làm 7 nhóm:

- Nhóm 1: Thích hợp với nhiều loại cây hơn cả, ít và không có hạn chế

- Nhóm 2: Khả năng thích hợp với một số cây trồng Có hạn chế chính là xói mòn, khí hậu không thuận lợi, nghèo dinh dưỡng

- Nhóm 3: Chỉ thích hợp với một số ít cây trồng, có nhiều hạn chế về: độ dốc lớn, xói mòn mạnh, thành phần cơ giới nặng, nghèo dinh dưỡng

- Nhóm 4: Thích hợp với rất ít cây trồng Hạn chế chính là khí hậu khắc nghiệt, bi xói mòn mạnh không có khả năng giữ nước

- Nhóm 5: Ít trồng được cây hàng năm, chỉ trồng được cây lâu năm nhưng yêu cầu đầu tư cao

- Nhóm 6: Đất chỉ dùng được vào chăn thả gia súc

- Nhóm 7: Hoàn toàn không có khả năng sản xuất nông nghiệp

2.2.2.3 Công tác đánh giá đất ở Anh

Ở Anh tổn tại 2 phương pháp đánh giá đất:

Đánh giá đất dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên Phương pháp này không chú ý đến sự tham gia của con người mà chỉ chủ yếu dựa vào độ phì tự nhiên và được chia làm 3 nhóm (Huỳnh Thanh Hiền, 2015):

- Nhóm yếu tố con người không thể thay thế được như khí hậu, vị trí, địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới

- Nhóm các yếu tố mà còn người có thể cải tạo được nhưng cần phải đầu

tư cao như tưới tiêu, thau chua rửa mặn,…

- Nhóm các yếu tố mà con người có thể cải tạo được bằng các biện pháp canh tác thông thường như điều hòa dinh dưỡng trong đất, cải thiện độ chua,… Đánh giá đất căn cứ hoàn toàn vào năng suất thực tế: Kết quả đánh giá dựa trên số liệu thống kê năng suất cây trồng thực tế qua nhiều năm Việc đánh

Trang 21

giá này gặp nhiều khó khăn và không khách quan vì năng suất cây trồng phụ thuộc vào loại cây trồng được chọn và khả năng của người sử dụng Trên cở sở phương pháp đánh giá đất đai thứ nhất, đất đai ở Anh được chia làm 5 nhóm:

- Nhóm 1: gồm các loại đất thuận lợi nhiều mặt để sản xuất đất nông nghiệp, trồng được nhiều loại cây và cho năng suất cao

- Nhóm 2: đất có một số yếu tố hạn chế nhưng ảnh hưởng không lớn, có khả năng thích hợp với nhiều loại cây trồng trừ các loại cây ăn quả

- Nhóm 3: đất có chất lượng trung bình, thích hợp cho đồng cỏ và một số

ít cây lương thực, tầng đất mỏng, địa hình mấp mô, khí hậu lạnh

- Nhóm 4: nghèo dinh dưỡng canh tác khó khăn, chỉ thích hợp với các cây trồng không cần đầu tư cao

- Nhóm 5: đất đồng cỏ chăn nuôi, không trồng được cây lương thực

2.2.2.4 Đánh giá đất ở Ấn Độ

Ở Ấn Độ đánh giá đát dựa trên phương trình được Mêta và Raychaudhuri xây dựng năm 1961:

Y (sức sản xuất)= FA X FB X FC X FX Trong đó:

Bằng phương pháp này, đất đai ở Ấn Độ được chia thành 6 nhóm:

- Nhóm siêu tốt: đạt 80 – 100 điểm, đất có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho năng suất cao

- Nhóm tốt: 60 – 79 điểm, đất có thể trồng bất kỳ loại cây trồng nào nhưng cho năng suất khá

- Nhóm trung bình: đạt 40 – 59 điểm, đất có thể trồng được một số nhóm cây trồng nhưng cho năng suất trung bình

Trang 22

- Nhóm nghèo: đạt 20 – 39 điểm, đất chỉ trồng được một số loại cây cỏ

- Nhóm rất nghèo: 10 – 19 điểm, đất chỉ làm đồng cỏ chăn thả gia súc

- Nhóm cuối cùng: đạt <10 điểm, đất không thể dùng vào sản xuất nông nghiệp được mà phải sử dụng cho các mục đích khác (Đỗ Nguyên Hải, 2000)

2.2.2.5 Đánh giá đất ở Balan

Balan tiến hành đánh giá đất trên cơ sở đánh giá các yếu tố tự nhiên như thành phần cơ giới, độ dày tầng canh tác, cấu trúc đất, độ chua, mức độ gley, chế

độ nước trong đất, địa hình, năng suất cây trồng,…

Trên cơ sở đó đất Ba Lan được chia thành 8 nhóm:

- Nhóm 1: đất có phẩm chất cao, có đầy đủ các tính chất tối ưu, có đủ mọi điều kiện để phát triển tất cả các loại cây trồng nông nghiệp

- Nhóm 2: gồm các loại đất có phẩm chất cao nhưng có một số tính chất kém hơn nhóm 1, trong đó có một số hạn chế đối với cây trồng

- Nhóm 3: gồm các loại đất có phẩm chất khá phát triển trên sét và hoàng thổ, thành phần cơ giới trung bình, mực nước ngầm có ảnh hưởng đến phẩm chất đất Các đất ở nhóm này thường được trồng lúa mì cho năng suất cao nên còn gọi

là đất lúa mì

- Nhóm 4: đất có phẩm chất trung bình, phần lớn đất có thành phần cơ giới nhẹ, thuận lợi cho việc trồng khoai tây nên còn gọi là đất khoai tây

- Nhóm 5: đất xấu phẩm chất thấp, thuộc đất Renzin, thịt nặng, gley mạnh

- Nhóm 6: đất rất xấu, gồm các loại đất nhóm 5 nhưng tính chất hóa học kém

- Nhóm 7: đất không dùng vào nông nghiệp được, chỉ cho lâm nghiệp

- Nhóm 8: đất đồi núi dùng cho lâm nghiệp

2.2.2.6 Đánh giá đất ở Bulgaria

Đánh giá đất ở Bulgaria thường chú ý đến các chỉ tiêu có tính chất tự nhiên, nó ảnh hưởng đến độ phì của đất và ảnh hưởng tới sự phát triển, sinh trưởng của các loại cây nông nghiệp Mỗi loại đất có một thang điểm riêng cho từng yếu tố Các loại cây trồng chính đều được nghiên cứu và xây dựng thành các thang điểm về đất như cây lúa mì

Phương pháp này không chú ý đến hiệu quả kinh tế, tổng lợi nhuận và vấn

đề xã hội, môi trường Bằng phương pháp cho điểm, đất Bungaria được chia thành 10 hạng:

Trang 23

2.2.2.7 Đánh giá đất ở Liên Xô cũ

Đây là trường phái đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh, phát triển của V.V.Đôcuchaev Trường phái này cho rằng, đánh giá đất đai trước hết phải

để cập đến loại thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy Phải có sự đánh giá thống kê kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu Trong đánh giá đất thường áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố trên

cơ sở thang điểm chuẩn đã được xây dựng thống nhất Đối chiếu giữa tính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây trồng được lựa chọn để phân hạng đánh giá đất (Huỳnh Thanh Hiền, 2015)

Công tác điều tra đánh giá đất ở Liên Xô cũ phát triển rất sớm từ thế kỷ XVIII nhưng mãi đến năm 1967 Liên Xô mới xuất bản cuốn “Phân hạng đất toàn Liên Bang” Trong cuốn này đánh giá đất được hiểu như sau: “Đánh giá đất là sự phân hạng đất chuyên môn hóa theo sức sản xuất của đất được cấu thành bởi những đặc tính khách quan và những tính chất tự nhiên rất cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng và có tương quan với năng suất trung bình

nhiều năm”

Theo quyết định của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai được tiến hành trên toàn Liên Bang và do Bộ Nông Nghiệp chủ trì (Bộ Nông Nghiệp Liên Xô, 1980) Nội dung cơ bản là:

- Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai

- Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp

Trang 24

- Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo công bằng trong thu mua và giao nộp sản phẩm

- Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch

- Đánh giá đất được thực hiện theo hai hướng: đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu suất của từng loại cây trồng) Chỉ tiêu đánh giá là:

Năng suất – giá thành sản phẩm

Mức hoàn vốn

Địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy)

- Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây

họ đậu, đơn vị đánh giá là các chủng đất

- Nội dung tiến hành gồm 7 công đoạn:

Chuẩn bị

Tổng hợp tài liệu

Phân vùng đánh giá đất

Xác định đơn vị đánh giá đất đai

Xác định các thông số cơ bản cho từng nhóm chủng đất

Xây dựng thang đánh giá đất đai

Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho từng cơ sở sản xuất

Ngoài ra có quy định đánh giá cụ thể cho: đất có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả…

2.2.2.8 Đánh giá đất theo FAO

Nhận thức rõ vai trò quan trọng, cấp thiết của thực tiễn sản xuất là phải có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất đối với tài nguyên đất đai, về tính cấp thiết của đánh giá đất đai, qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về đánh giá đất đai đã nhận thấy cần có những cuộc hội thảo quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phương pháp đánh giá đất Tổ chức FAO đã tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước và đề ra các phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất Cơ sở của phương pháp này là so sánh yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội, môi trường để lựa

Trang 25

chọn phương án sử dụng đất tối ưu Năm 1970, tổ chức FAO đã tập hợp các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu ở nhiều quốc gia tổng hợp xây dựng “Đề cương đánh giá đất đai” Kết quả là Ủy ban Quốc tế nghiên cứu tổ chức FAO đã cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972 Sau đó Blikman

và Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức và năm 1973

Năm 1975 bản dự thảo đã dược các chuyên gia đánh giá đất của tổ chức FAO tham gia đóng góp, năm 1976 đề cương đánh giá đất đã ra đời Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển đề cương này tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng cho từng đối tượng sản xuất nông nghiệp, có thể liệt kê như sau :

- Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1983);

- Đánh giá đất cho vùng đất rừng (FAO, 1984);

- Đánh giá đất cho vùng nông nghiệp được tưới (FAO, 1985);

- Đánh giá đất cho phát triển nông thôn (FAO, 1988);

- Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả (FAO, 1989);

- Đánh giá đất đai cho sự phát triển (FAO, 1990);

- Đánh giá đất cho vùng cỏ quảng canh (FAO, 1991);

- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1992)

Trong quy trình đánh giá đất của FAO, điều tra đất được xem như là một phần thiết yếu và yêu cầu thu thập thông tin từ nhiều phương diện của đất đai bao gồm: thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, các điều kiện địa chất, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật và cả các điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến mục đích sử dụng đất Năm 1996, tổng kết về các hệ thống đánh giá đất trên đây, FAO đã có nhận định: các nhân tố kinh tế - xã hội, môi trường yêu cầu phải cân nhắc kỹ trong quá trình đánh giá đất Tiêu chí đánh giá sử dụng bền vững đất của FAO,

1976 như sau:

Hiệu quả kinh tế:

- Giá trị sản xuất (sản lượng * giá trị sản phẩm)

- Tổng chi phí biến đổi (đầu tư cơ bản và hằng năm)

- Thu nhập hỗn hợp

- Hiệu quả đồng vốn

- Giá trị ngày công lao động

Trang 26

Tác động đến xã hội:

- Công ăn việc làm (số công lao động/ ha/ năm)

- Khả năng chấp nhận của người lao động (thu hút lao động)

- Khả năng chấp nhận của thị trường

- Phân hóa xã hội (phân chia giàu nghèo, khả năng đầu tư và nợ vốn)

- Các xung đột xã hội và môi trường (mang lại hiệu quả kinh tế cao trước

mắt nhưng tồn tại lâu dài tới môi trường, v.v )

Môi trường - sinh thái :

- Xét trên quan điểm hệ sinh thái (nhân tạo hay tự nhiên, năng suất sinh học cao hay thấp, dễ hay khó bị thay đổi, v.v )

- Tác động đến môi trường : nước thải (hàm lượng các chất độc hại có trong nước thải; đất, trầm tích (hàm lượng dinh dưỡng và các chất độc hại có trong đất theo độ sâu tầng đất; dịch bệnh (có hay không khả năng xảy ra dịch bệnh trong sản xuất)

- Điều kiện tự nhiên khác (thay đổi bề mặt tự nhiên của đất, v.v )

- Tác động đến sức khỏe con người (khả năng tạo ra các chất độc hại đến sức khỏe con người)

Từ những tiêu chí trên tùy từng quốc gia hay vùng lãnh thổ có thể hình thành bộ chỉ tiêu đánh giá các hệ thống sử dụng đất khác nhau phù hợp với điều

kiện thực tế (FAO, 196)

*Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất theo FAO:

- Các chỉ tiêu được sử dụng có thể định lượng, đo đếm được

- Đánh giá đất đai được nhìn nhận khá toàn diện trên các khía cạnh : kinh

tế - xã hội, môi trường

- Đánh giá thích hợp đất đai cho hệ thống cây trồng riêng rẽ, trả lời những yêu cầu cụ thể của các loại sử dụng đất trong sản xuất

- Dễ dàng vận dụng cho đánh giá đất ở mức độ chi tiết, bởi do sự khác biệt

về yêu cầu của từng loại cây trồng đối với đất, một số yếu tố được xác định trong đánh giá có thể là yếu tố hạn chế hay không thích hợp cho loại hình sử dụng này,

song lại không là yếu tố hạn chế của loại hình sử dụng khác

*Nguyên tắc đánh giá đất theo FAO:

- Đánh giá đất đòi hỏi các phương pháp kết hợp đa ngành trên quan điểm

tổng hợp với sự phối hợp và tham gia của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như: nông học, lâm nghiệp, kinh tế - xã hội học, v.v rất cần thiết cho việc đánh giá bao quát và chính xác

Trang 27

- Việc đánh giá đất phải xem xét tổng hợp các yêu tố tự nhiên: kinh tế - xã hội, các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển, bối cảnh và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu

- Đánh giá đất đai phải dựa trên cơ sở phát triển bền vững: trong quá trình đánh giá phải xem xét đến quá trình thoái hóa đất và ô nhiễm đất, hiệu quả kinh

tế - xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất

- Đánh giá đất đai bao gồm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau Có thể so sánh giữa vùng sản xuất nông nghiệp cao với phát triển các khu công nghiệp nhà máy, v.v để lựa chọn loại hình phù hợp nhất

- Các loại hình sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ thuật, kinh tế, xã hội

- So sánh các LUT với nhau trong vùng nghiên cứu, mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng theo các LUT

- Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng phải được dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định (Bùi Văn

sỹ, 2012; Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998)

*Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO:

- Thu thập được những thông tin phù hợp về tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

- Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục tiêu và nhu cầu của con người

- Phải xác định mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch là toàn quốc, tỉnh, huyện hay cơ sở sản xuất

- Đánh giá đất có thể thực hiện ở các cấp khác nhau và thể hiện kết quả trên các bản đồ tỷ lệ khác nhau tùy theo mục đích (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998)

* Các phương pháp đánh giá đất đai theo FAO

Sự liên hệ những khảo sát tài nguyên và phân tích kinh tế - xã hội cũng như đối chiếu với cách thức mà các loại hình sử dụng đất có thể tiến hành theo phương pháp hai bước hoặc tiến hành song song:

- Phương pháp hai bước: Bao gồm các bước thứ nhất chủ yếu đánh giá điều kiện tự nhiên, sau đó bước thứ hai bao gồm những phân tích kinh tế xã hội

- Phương pháp song song: Trong phương pháp này, sự phân tích các mối liên hệ giữa đất đai và loại hình sử dụng đất được tiến hành đồng thời cùng với phân tích kinh tế - xã hội (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998)

Trang 28

* Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo đánh giá đất theo FAO

Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit) được định nghĩa là một vạt hay một khoanh đất được xác định cụ thể, được thể hiện trên bản đồ, có những đặc tính

và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất,

có cùng điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất Mỗi đơn

vị đất đai có chất lượng đủ để tạo nên một sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của chúng với các loại sử dụng đất khác nhau

Các đơn vị bản đồ đất đai được xác định cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính đồng nhất tối đa, các chỉ tiêu phân cấp phải được xác định rõ

- Có ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá thích hợp cho các loại hình sử dụng đất được lựa chọn

- Các đơn vị bản đồ đất đai phải thể hiện được trên bản đồ

- Các đơn vị bản đồ đất đai phải được xác định một cách đơn giản dựa trên các đặc điểm của nó

- Các đặc tính và tính chất của các đơn vị bản đồ đất đai phải là các đặc tính, tính chất khá ổn định

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) gồm 4 bước:

Bước 1: Xác định và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ

- Lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ

Xác định các chỉ tiêu phân cấp của bản đồ ĐVĐĐ có ý nghĩa đảm bảo tính chính xác của bản đồ ĐVĐĐ và phản ánh đúng điều kiện đất đai đối với nhu cầu của các loại hình sử dụng đất Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phụ thuộc vào phạm vi chương trình ĐGĐĐ như: Phạm vi vùng lãnh thổ, tỉnh, huyện và phụ thuộc vào mối quan hệ giữa yêu cầu đánh giá đất (chi tiết, bán chi tiết, tổng thể ) với tỷ lệ bản đồ cần thể hiện Ví dụ: Để ĐGĐĐ cho một vùng với mức độ chi tiết trên bản đồ 1/25.000 thì các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ gồm: Đất, độ dốc, địa hình tương đối, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ phì nhiêu ở các tỷ lệ bản đồ 1/5.000 hay lớn hơn thì ngoài các yếu tố xây dựng bản đồ ĐVĐĐ kể trên còn có thêm các yếu tố thể hiện mức độ chi tiết hơn của quá trình ĐGĐĐ như: Độ dày tầng canh tác, điều kiện sản xuất, chế độ mặn, phèn

Trang 29

- Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ

Dựa vào yêu cầu, mục đích của chương trình đánh giá đất, kết hợp với các nguồn tài liệu sẵn có hoặc bổ sung thêm để lựa chọn được chỉ tiêu phân cấp phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp đất đai

Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính

Bản đồ đơn tính là bản đồ chỉ thể hiện duy nhất một yếu tố đơn lẻ, mỗi yếu

tố đó là một chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ đã được lựa chọn (loại đất, độ dày

tầng đất, địa hình, độ dốc, lượng mưa, điều kiện tưới, tiêu ) Trong xây dựng bản

đồ ĐVĐĐ, ở các mức độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau, chủ đề thể hiện của các bản đồ đơn tính cũng khác nhau

Bước 3: Xây dựng bản đồ ĐVĐĐ

Các bản đồ đơn tính được biên soạn trên cùng một phép chiếu (Projection), được chồng ghép để tạo thành bản đồ ĐVĐĐ Kỹ thuật GIS là một công cụ đắc lực trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ GIS thực hiện phép chồng ghép nhanh chóng, có độ chính xác cao đồng thời hỗ trợ nhiều phép xử lý, phân tích không gian (Spatial Analysis) phức tạp nhưng lại rất thuận tiện Phần mềm GIS quản lý các ĐVĐĐ đã tạo bằng các đơn vị không gian (Polygons trong kỹ thuật Vector và Grid Cells trong kỹ thuật Raster) và mô tả chúng bằng các trường

dữ liệu thuộc tính (Attribute Data Fields)

Bước 4: Mô tả bản đồ ĐVĐĐ

Các ĐVĐĐ được mô tả theo các chỉ tiêu thể hiện các đặc điểm (Đặc tính, tính chất) của đơn vị đất đai đó Nội dung và mức độ chi tiết mô tả các ĐVĐĐ tùy thuộc vào các chỉ tiêu lựa chọn và phân cấp của mỗi loại ĐVĐĐ

Trong mô tả bản đồ ĐVĐĐ, phải chỉ rõ được:

- Số ĐVĐĐ, diện tích từng đơn vị

- Số khoanh, diện tích, mức độ phân tán của từng ĐVĐĐ

- Mô tả các đặc điểm (Đặc tính, tính chất) của từng ĐVĐĐ (Đặc điểm khí hậu, địa hình, thủy văn, thực vật, động vật và đặc điểm đất)

Xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là bước đầu tiên, không thể thiếu trong quy trình đánh giá đất đai theo FAO Bản đồ ĐVĐĐ là cơ sở, xuất phát điểm cho toàn bộ quá trình đánh giá đất đai

Trang 30

2.3 QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM

2.3.1 Các quan điểm sử dụng đất

2.3.1.1 Quan điểm sử dụng đất bền vững

Với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật trong những thập kỷ gần đây, nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường Sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng, sự bùng nổ của dân số càng làm sâu sắc thêm sự mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội và các nguồn tài nguyên Từ năm 1980, Hiệp hội quốc tế các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên môi trường, tổ chức FAO và chương trình môi trường liên hợp quốc đã khởi xướng chương trình toàn cầu về bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu duy trì các nguồn gen, bảo vệ sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được Thế giới đang trải qua “thập kỷ nhận thực về môi trường” và “thập kỷ hành động” Bảo vệ môi trường trở thành chiến lược toàn cầu

và chiến lược của mỗi quốc gia (Đoàn Công Quỳ, 2001)

Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là sử dụng khoa học

và hợp lý (Nguyễn Viết Phổ và cs., 1996) Trong thực tế do quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử dụng đất còn hạn chế, dẫn tới nhiều vùng đất đai đang bị thoái hóa, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người Những diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó con người phải

mở mang thêm diện tích đất canh tác trên các vùng không thích hợp Hậu quá đã gây ra quá trình thoái hóa rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng

Trước những năm 1970, trong nông nghiệp người ta nói nhiều đến giống mới, năng suất cao, kỹ thuật cao Nhưng sau 1970 môt khái niệm mới đã xuất hiện và ngày càng có tính thuyết phục, đó là khái niệm tính bền vững và tiếp theo

là nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyền thống mà là phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học từ nông dân hoặc cả hai Điều trở nên thông thường đối với những người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái để quản lý sâu hại và thiên địch (Cao Liêm và cs., 1996)

Trang 31

Để phát triển nông nghiệp bền vững cũng phải loại bỏ ý nghĩ đơn giản rằng, nông nghiệp, công nghiệp hóa sẽ đầu tư từ bên ngoài vào (Lê Văn Khoa, 1993) Có ba điều kiện để tạo nông nghiệp bền vững đó là công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngoài và những tổ chức về các nhóm địa phương (Phạm Trí Thành, 1996) Xu thế phát triển nông nghiệp bền vững được các nước phát triển khởi xướng và hiện nay đã trở thành đối tượng mà nhiều nước nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc các tinh túy của nền nông nghiệp chứ không chạy theo các hiện đại để bác bỏ cái thuộc về truyền thống Trong nông nghiệp bền vững việc chọn cây gì, con gì trong một hệ thống sinh thái tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra, nghiên cứu để hiểu biết thiên nhiên Không có ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính những con người sinh ra và lớn lên ở đó Vì vậy, xây dựng nông nghiệp bền vững cần phải có sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau (FAO, 1976)

Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội FAO đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:

- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp khác

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp

- Duy trì và chỗ nào có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu kỳ sinh thái, cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc gây ô nhiễm môi trường

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nhân dân (Phạm Trí Thành, 1998)

Cũng trong năm 1992 thế giới kỷ niệm 20 năm thành lập chương trình bảo

vệ môi trường của Liên Hợp quốc, lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh về môi

Trang 32

trường và phát triển đã họp tại Rio De Janerio, Brazin, định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế chiến lược về môi trường và phát triển bền vững để bước vào thế kỷ 21 (Bùi Quang Toản, 1986) Trong bối cảnh đó quan điểm sử dụng đất bền vững đã được triển khai trên toàn thế giới

* Các nguyên tắc sử dụng đất bền vững

Trong sản xuất nông nghiệp đất đai được coi là sử dụng bền vững phải dựa trên cơ sở đảm bảo khả năng hoạt động sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không bị suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường sinh thái

Sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:

- Năng suất: Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất

- An toàn: Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất

- Bảo vệ: Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại

sự thoái hóa chất lượng đất và nước

- Tính khả thi: Khả thi về mặt kinh tế

- Sự chấp nhận: Được xã hội chấp nhận

Năm nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dung đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được Nếu chỉ đạt được một hay vài mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận

Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất, không gây ô nhiễm môi trường Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc diện tích đất một cách thống nhất Nông nghiệp bền vững là một hệ thống mà nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không liên tục hủy diệt sự sống trên trái đất Đạo đức của nông nghiệp bền vững bao gồm ba phạm trù: chăm sóc trái đất, chăm sóc con người và dành thời gian, tài lực, vật lực vào các mục tiêu đó Nông nghiệp bền vững là một hệ thống nông nghiệp thường trực, tự xây dựng bền vững, thích hợp cho mọi tình trạng ở đô thị và nông thôn với mục tiêu đạt được sản lượng cao, gía thành hạ, kết hợp tối ưu giữa sản xuất cây trồng, cây rừng, vật nuôi, các cấu trúc hoạt động của con người

Trang 33

Gần đây xuất hiện khuynh hướng “nông học hữu cơ”, chủ trương dùng máy cơ khí nhỏ và sức kéo gia súc, sử dụng rộng rãi phân hữu cơ, phân xanh, phát triển cây họ đậu trong hệ thống luân canh cây trồng, hạn chế sử dụng các loại hóa chất để phòng trừ sâu bệnh (Vũ Ngọc Tuyên, 1994)

Anbert K và Voisin A đã hình thành trường phái “nông nghiệp sinh học”, bác bỏ việc sản xuất và sử dụng nhiều loại phân hóa học vì như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe người tiêu dùng Phần Lan đã đua ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo con đường “Green way”, hoàn toàn không dùng phân hóa học (Đỗ Ánh, 1992)

Ở Việt Nam đã hình thành nền văn minh lúa nước từ ngàn năm nay, có thể coi đó là một mô hình nông nghiệp bền vững ở vùng đồng bằng, thích hợp trong điều kiện thiên nhiên nước ta Hệ thống mô hình VAC (Vườn, Ao, Chuồng), mô hình nông – lâm kết hợp trên đất đồi thực chất là những kinh nghiệm truyền thống được đúc rút ra từ quá trình đấu tranh lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt của con người để tồn tại và phát triển

Thực chất của nông nghiệp bền vững là phải thực hiện được khâu cơ bản

là giữ độ phì nhiêu của đất được lâu bền Vì độ phì nhiêu đất là tổng hòa các yếu

tố vật lý, hóa học và sinh học để tạo môi trường sống thuận lợi nhất cho cây trồng tồn tại và phát triển (Vũ Ngọc Tuyên, 1994)

2.3.1.2 Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái

Hệ thống sinh thái bao gồm hai thành phần chủ yếu:

- Các quần thể sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) với các mối quan hệ dinh dưỡng và vị trí của chúng

- Các nhân tố ngoại cảnh: khí hậu, đất, nước

Theo chức năng, hoạt động của hệ sinh thái được phân theo dòng năng lượng, chuỗi thức ăn, sự phân bố theo không gian và thời gian tuần hoàn vật chất, phát triển, tiêu hóa và điều khiển

*Hệ sinh thái nông nghiệp

Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ thống với các hệ thống phụ như đồng ruộng trồng cây hàng năm trồng cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, ao hồ thả cá, các khu dân cư, trong đó hệ sinh thái đồng ruộng là thành phần trung tâm quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp Hệ sinh thái nông nghiệp là các vùng sản xuất nông nghiệp, cũng có thể là một cơ sở sản xuất nông nghiệp như nông trường, hợp tác xã nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1984)

Trang 34

*Hệ sinh thái nhân văn

Hệ sinh thái nhân văn nghiên cứu vê mối quan hệ giữa con người và môi trường sống Hệ sinh thái nhân văn cung cấp cơ sở khoa học cho việc phân tích

hệ thống tài nguyên nông thôn Khái niệm này dựa trên quan điểm cho rằng tồn tại một mối quan hệ có tính chất hệ thống giữa xã hội loài người (hệ thống xã hội) và môi trường tự nhiên (hệ thống sinh thái) Những mối quan hệ này ảnh hưởng đến những nguồn tài nguyên và đến những tác động về môi trường do con người gây ra Hệ thống xã hội hình thành trên cơ sở các yếu tố dân số, kỹ thuật, tín ngưỡng, đạo đức, nhận thức, thể chế, cơ cấu xã hội Hệ sinh thái tồn tại trên

cơ sở các yếu tố sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật), các yếu tố vật lý (đất, nước, không khí) Mối quan hệ tương tác giữa hai hệ thống này được biểu hiện dưới dạng năng lượng vật chất và thông tin Những dòng vật chất này ảnh hưởng tới cơ cấu và chức năng của từng hệ thống (Lê Trọng Cúc và cs., 1990)

2.3.2 Các phương pháp đánh giá đất đai ở Việt Nam

Ở Việt Nam khái niệm đánh giá đất, phân hạng đất đã có từ rất lâu qua

việc phân chia “tứ hạng điền, lục hạng thổ” Công tác đánh giá được nhiều cơ

quan khoa học nghiên cứu và thực hiện Từ những bước sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần trưởng thành và hoàn thiện cơ sở lý luận cả về khoa học và thực tiễn

Phân loại khả năng thích hợp đất đai của FAO đã được áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam” (Bùi Quang Toàn và cs., 1986) Trong giai đoạn này Bùi Quang Toản đã đề ra quy trình kỹ thuật phân hạng đất áp dụng cho các hợp tác xã và các vùng chuyên canh Nội dung quy trình gồm 4 bước:

1 Thu thập tài liệu

2 Vạch khoảnh đất (với hợp tác xã) hoặc khoanh đất (với các vùng chuyên canh)

3 Đánh giá phân hạng chất lượng đất đai

Trang 35

- Phân hạng đất tùy thuộc vào loại, nhóm cây trồng

- Phân hạng đất phải mang tính đặc thù của địa phương

- Phân hạng đất tùy thuộc vào trình độ thâm canh

- Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tương quan chặt chẽ

Quy trình này đã hướng dẫn trình tự tiến hành phân hạng đất lúa nước ở cấp huyện gồm 4 bước sau:

- Chuẩn bị ban đầu ở huyện

- Điều tra nghiên cứu điểm trên địa bàn thực tế của huyện

- Điều tra toàn bộ đất trồng cây lương thực trong huyện

- Tổng hợp, xây dựng tài liệu phân hạng đất phạm vi huyện

Tài liệu hướng dẫn phân hạng đất thành 8 hạng, dựa vào năng suất cây trồng là chính, sử dụng kèm theo các chỉ tiêu như thành phần cơ giới, địa hình,

độ dày tầng đất, độ nhiễm mặn Đây là tài liệu hướng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, có thể áp dụng trên diện rộng nhưng không tránh khỏi tính chủ quan

Năm 1993, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất đai trên 09 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1:250.000 Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng, khẳng định việc vận dụng nội dung và phương pháp của FAO là phù hợp trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã quy định việc đánh giá đất là bước bắt buộc trong công tác đánh giá đất của Viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98 về quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp Quy trình được xây dựng dựa trên cơ sở nội dung và phương pháp của FAO theo điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam

Trong chương trình quy hoạch tổng thể Đồng Bằng sông Cửu Long đã áp dụng phương pháp phân hạng đánh giá đất của FAO nhằm xác định khả năng thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất phổ biến Phương pháp này không những đánh giá toàn diện điều kiện tự nhiên mà còn xét đất đai ở khía cạnh kinh tế xã hội

Những năm gần đây công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã và đang được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp

Trang 36

bền vững Chương trình xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ đòi hỏi ngành quản lý đất đai phải có những thông tin và dữ liệu về tài nguyên đất và khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, lâu bền đất nông, lâm nghiệp Công tác đánh giá đất không thể chỉ dừng lại ở mức độ phân hạng chất lượng tự nhiên của đất đai mà phải chỉ ra được các loại hình sử dụng đất thích hợp cho từng hệ thống sử dụng đất khác nhau với nhiều đối tượng cây trồng Vì vậy các nhà khoa học đất đã cùng các nhà quy hoạch và quản lý đất đai trong toàn quốc tiếp thu nhanh chóng tài liệu đánh giá đất của FAO, những kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá đất quốc tế để ứng dụng từng bước cho công tác đánh giá đất ở Việt Nam Hơn 10 năm qua hàng loạt các dự án nghiên cứu, các chương trình thử nghiệm, ứng dụng công tác đánh giá đất theo FAO được tiến hành ở cấp vùng sinh thái, tỉnh, huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia đã được triển khai từ bắc vào nam và đã thu được kết quả khả quan

2.4 NHẬN XÉT CHUNG

- Vấn đề đánh giá tiềm năng đất đai đã và đang trở nên cấp thiết trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên đất cho các mục đích kinh tế và phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp

Do vậy, vấn đề này ngày càng được sự quan tâm nghiên cứu

- Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tiềm năng đất đai trong điều kiện Việt Nam Các phương pháp xây dựng bản đồ đơn tính, bản đồ đơn vị đất đai dựa trên ứng dụng thành công hệ thống thông tin địa lý và các phần mềm chuyên dụng đã được áp dụng thay vì các phương pháp truyền thống mang tính định tính Đây cũng là những tài liệu chủ yếu khi lựa chọn phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cũng như quá trình thực hiện nội dung nghiên cứu này

Trang 37

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Ba Vì, TP Hà Nội

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian: Từ tháng 05 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015

3.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên, đất đai, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ba Vì trừ nuôi trồng thủy sản

- Các vấn đề liên quan tới sử dụng đất ở huyện Ba Vì

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1 Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội

- Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, hệ thống

thủy văn

- Đặc điểm kinh tế - xã hội bao gồm: dân số, lao động, hiện trạng sử dụng

đất nông nghiệp, đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp, tình hình phát triển các ngành nghề, tình hình đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, văn hóa phúc lợi

3.4.2 Đánh giá tiềm năng đất đai

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trên cơ

sở các bản đồ đơn tính: bản đồ loại đất, bản đồ độ dốc, bản đồ độ dày tầng đất mịn, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ độ chua, bản đồ khả năng tưới, tiêu

- Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ba Vì

- Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

3.4.3 Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì, thành phố

Hà Nội

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp, phòng Tài Nguyên và Môi Trường, phòng Kinh tế, phòng Thông kê, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ba

Trang 38

Vì, Xí nghiệp thủy lợi Ba Vì – Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Tích

3.5.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu

- Các số liệu được xử lý và tổng hợp bằng phần mềm EXCEL

- Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ

3.5.3 Phương pháp xây dựng bản đồ

Phương pháp bản đồ được ứng dụng để thực hiện các kết quả nghiên cứu thông qua các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ địa hình, bản đồ độ dốc dựa trên nguyên tắc phân cấp trong cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp tập 2: phân hạng đánh giá đất đai

- Bản đồ loại đất, độ dốc, độ dày tầng mịn, thành phần cơ giới: Từ bản đồ

thổ nhưỡng (kế thừa bản đồ thổ nhưỡng huyện Ba Vì tỷ lệ 1/25.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp năm 2010) tách các lớp dữ liệu chuyên đề thông qua phần mềm MapInfor và biên tập

- Bản đồ độ chua tầng đất mặt: Kế thừa được kết quả phân tích chỉ số pH

tầng mặt của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp, kết hợp với bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 sử dụng phần mềm Mapinfor để xây dựng bản đồ độ chua tầng mặt của đất huyện Ba Vì

- Phương pháp xây dựng bản đồ khả năng tưới, khả năng tiêu: Kế thừa

báo cáo hàng năm về công suất tưới, tiêu theo từng khu vực đất nông nghiệp của

Xí nghiệp thủy lợi Ba Vì – Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Tích và bản đồ hiện trạng thủy lợi của huyện Ba Vì kết hợp với bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 sử dụng phần mềm MapInfor để xây dựng bản đồ khả năng tưới, khả năng tiêu huyện Ba Vì

- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Sử dụng phần mềm

Mapinfor để chồng ghép các bản đồ đơn tính

Trang 39

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN BA VÌ

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc

- Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình

- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ

- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ

Với vị trí địa lý và giao thông thuỷ bộ thuận tiện huyện Ba Vì rất có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội như: Trao đổi hàng hoá, tiếp thu thông tin, khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn đầu tư tạo điều kiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa dạng, nông - lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, du lịch và là tuyến phòng thủ phía Tây của Thủ đô Hà Nội

Vì vậy có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Quốc phòng và An ninh

4.1.1.2 Địa hình

Ba Vì có núi Ba Vì với đỉnh cao 1.296 m và hai con sông lớn chảy vòng quanh là sông Đà và sông Hồng, tạo nên một sắc thái riêng về tự nhiên, khả năng

đa dạng hoá các loại cây trồng và phát triển kinh tế xã hội

Nhìn chung địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, từ Tây sang Đông có thể phân thành 03 tiểu vùng khác nhau:

- Vùng núi: Có diện tích là 19.932,11 ha chiếm 46,5% diện tích tự nhiên của toàn huyện; có 5694.80 ha đất nông nghiệp, chiếm 28,5 % tổng diện tích toàn vùng Vùng này có hai loại địa hình: Núi cao thuộc vườn Quốc gia Ba Vì, đồi thấp thuộc 07 xã miền núi Độ cao trung bình toàn vùng từ 150 đến 300 m

- Vùng đồi gò: Địa hình thấp dần từ 100 m xuống 20 - 25 m theo hướng Tây Bắc thuộc địa bàn của 13 xã với diện tích là 14.840,15 ha chiếm 34,66%

Trang 40

diện tích toàn huyện bao gồm 7.510,17 ha đất nông nghiệp, chiếm 50,6%; đất lâm nghiệp 1956,4 ha chiếm 13 % diện tích của vùng

- Vùng đồng bằng sông Hồng: Có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm 11

xã, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ đê sông Hồng đến tả ngạn sông Tích Diện tích của vùng là 8.032,11 ha chiếm 18,48% diện tích tự nhiên toàn huyện gồm 3.634,59 ha đất nông nghiệp

Với địa hình địa mạo trên đã tạo nên một sắc thái riêng về điều kiện tự nhiên và khả năng đa dạng hoá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là

Qua theo dõi nhiều năm, các yếu tố khí hậu trung bình như sau:

- Nhiệt độ trung bình tháng: Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ trung bình khoảng 200C, tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 140C Từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình đều cao, trên 230C, tháng 6 và 7 có nhiệt độ cao nhất là 350C đến 370C Riêng vùng núi Tản Viên, từ độ cao 400m trở lên mùa hè có không khí mát mẻ, trên 700 m trở lên nhiệt độ trung bình về mùa hè là 180C

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình đạt 1628 mm/năm, chia thành 2 mùa

rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, với tổng lượng mưa

là 1.478 mm, chiếm khoảng 91% lượng mưa cả năm Mùa khô bắt đầu từ tháng

11 và kết thúc vào tháng 3 với tổng lượng mưa 184 mm, chiếm khoảng 9% lượng mưa cả năm

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình từ 85% đến 87% Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất 81 - 82 % vào các tháng 11 và tháng 12 Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất 89 % vào tháng 3 và tháng 4

- Số giờ nắng: số giờ nắng bình quân là 1.680,7 giờ/năm Các tháng 1, 2,3

có số bình quân giờ nắng dưới 100 giờ/tháng Các tháng còn lại đều có số giờ nắng trên 120 giờ/tháng, đặc biệt tháng 4 và tháng 7 số giờ nắng đạt trên 150 giờ/tháng

Ngày đăng: 13/04/2017, 18:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bill Mollison and, Reny Slay (1994). Đại cương về Nông nghiệp bền vững, người dịch Hoàng Văn Đức. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
2. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (2009). Cẩm nang sử dụng đất Nông nghiệp Khác
3. Bùi Quang Toản (1986). Hướng dẫn quy trình phân hạng đất lúa ở đồng bằng sông Hồng. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Hà Nội Khác
4. Bùi Văn Sỹ (2012). Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam. Bộ tài nguyên và Môi trường Khác
5. Cao Liêm và CTV (1996). Sinh thái Nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
6. Chính phủ (2009). Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Khác
7. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998). Giáo trình đánh giá đất. Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Khác
8. Đào Châu Thu,Nguyễn Ích Tân (2004). Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất Nông nghiệp Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí khoa học đất (số 20/2004) Khác
9. Đào Thế Tuấn (1984). Hệ sinh thái Nông nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Khác
10. Đỗ Ánh (1992). Quan hệ giữa đất và hệ thống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
11. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005). Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội Khác
12. Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất Nông nghiệp huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trường đại học Nông nghiệp, Hà Nội Khác
13. Đỗ Nguyên Hải, Hoàng Văn Mùa (2007). Giáo trình Phân loại đất và Xây dựng bản đồ đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
14. Đoàn Công Quỳ (2001). Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông - Khác
15. Lê Thái Bạt (1995). Báo cáo tóm tắt đánh giá và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền vùng Tây Bắc. Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất, tháng 1/1995, Hà Nội Khác
16. Lê Thái Bạt (2009). Hội thảo sử dụng đất Nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Hội khoa học Đất Việt Nam.Nguyễn Đình Bồng (2013). Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
17. Lê Trọng Cúc, Kathllen Gollogy, A. Terry Rambo (1990). Hệ sinh thái Nông nghiệp trung du miền Bắc Việt Nam, Viện Môi trường chính sách. Trung tâm Đông Tây Khác
18. Lê Văn Khoa (1993). Vấn đề sử dụng đất và bảo vệ môi trường ở vùng trung du phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học đất Việt Nam, Hà Nội Khác
19. Liên Hiệp quốc (2012). Hội nghị cấp cao Liên Hiệp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil 20-22/6/2012 Khác
20. Nguyễn Đình Bồng, Nguyễn Khang, Đào Châu Thu (1995). Đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân hạng thích hợp. Tạp chí địa chính Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w