Mô hình “ Công ty khai thác công trình thuỷ lợi” Theo Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tổ chức hoa
Trang 1Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp tôi được:
Các Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ , UBND các xã Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc đã cho phép tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu các số liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh, số liệu về sản lượng giá cả nông sản trên địa bàn
Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu
Bên cạnh đó có sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, của thầy cô
và các bạn học viên thuộc chuyên ngành Kinh tế - Tài nguyên thiên nhiên
và Môi trường - trường Đại học Thuỷ lợi Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng
Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự giúp đỡ quý báu trên!
Hà Nội, tháng 12/2010
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
CH ƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC VẬN HÀNH VÀ ĐẦU T Ư NÂNG CẤP CÁC HỒ CHỨA THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 8
1.1 Nh ững yêu cầu quản lý, khai thác và vận hành các hồ chứa 9
1.1.1 Nội dung, yêu cầu và các hình thức trong quản lý hồ chứa 9
1.1.2 Th ực trạng quản lý và khai thác công trình thủy lợi 14
1.2 Các chính sách về đầu tư và môi trường liên quan đến đầu t ư sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước 20
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư sửa, chữa nâng cấp các hồ chứa 22
1.3.1 Những yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật 22
1.3.2 Những yếu tố kinh tế 23
1.3.3 Những yếu tố thuộc về chính sánh của nhà nước 23
1.3.4 Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên 23
1.3.5 Những nhân tố thuộc về văn hoá - xã hội 24
1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác hồ chứa thủy lợi 24
1.5 Đề xuất những biện pháp khắc phục tồn tại và bất cập trong khai thác hồ chứa thủy l ợi 26 1.6 Kết luận chương 27
CH ƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ (CBA) ÁP DỤNG CHO NÂNG CẤP CẢI TẠO CÁC HỒ CHỨA NƯỚC THUỶ LỢI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 28
2.1 Tổng quan về phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) áp dụng cho công trình hồ chứa thủy lợi 28
2.1.1 Khái niệm và các bước tiến hành một CBA 28
2.1.2 C ơ cấu thời gian của chi phí và lợi ích 34
2.1.3 Đối với hàng hóa và dịch vụ có giá cả thị trường 37
2.1.4 Đối với hàng hóa và dịch vụ không có giá cả thị trường 37
2.1.5 Xác định các loại chi phí và l ợi ích đối với đầu tư sửa chữa nâng cấp, vận hành khai thác công trình hồ chứa 39
2.1.5.1 Xác định chi phí 39
2.1.5.2 Xác định lợi ích 41
Trang 32.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của thành phố Hà Nội trong giai
đoạn gần đây 42
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên 42
2.2.2 Kinh tế 48
2.2.3 Du lịch - văn hóa 56
2.2.4 Xã hội 56
2.2.5 Môi tr ường 59
2.3 Đề xuất phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) áp dụng cho đánh giá hiệu quả kinh tế của việc nâng cấp cải tạo các hồ chứa thủy lợi 63
2.4 Kết luận chương 66
CH ƯƠNG 3 ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC ĐỒNG SƯƠNG 67
3.1 Giới thiệu về dự án cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước Đồng Sương 67
3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình và địa mạo 67
3.1.2 Đặc điểm khí tượng, thủy văn 67
3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 70
3.1.4 Tì nh hình dân sinh, kinh tế - xã hội 71
3.1.5 Công nghiệp 73
3.1.6 Hiện trạng hồ Đồng Sương 73
3.1.7 Sự cần thiết phải đầu tư 77
3.1.8 Các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án 78
3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường thông qua phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) 78
3.2.1 Đặt vấn đề bài toán tính toán hiệu quả kinh tế đối với dự án sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Đồng Sương 79
3.2.2 Nội dung phân tích hiệu quả kinh tế 80
3.2.3 Xác định chỉ tiêu r s , NPV và B/C 83
3.3 Những bài học kinh nghiệm trong việc đầu tư vào các hồ chứa 90
3.3.1 Xác định rõ mục tiêu trước khi đầu tư 90
3.3.2 Hạn chế các tác động xấu khi xây dựng hồ chứa đến môi trường 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
ÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các bước tiến hành phân tích CBA 30
Bảng 2.2 Cơ cấu ngành tính theo GDP năm 2008 48
Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng GDP 48
Bảng 2.4 Dự báo dân số thành phố Hà Nội 58
Bảng 2.5 Mật độ cây xanh tại một số thành phố ở Hà Nội và một số nước lân cận 61
Bảng 3.1 Biểu nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm trong vùng dự án (lấy theo tài liệu trạm Ba Vì) 67
Bảng 3.2 Độ ẩm không khí tương đối trung bình và thấp nhất hàng tháng trong vùng (lấy theo tài liệu trạm Ba Vì) 68
Bảng 3.3 Phân phối bốc hơi trong năm (lấy theo tài liệu trạm Ba Vì) 68
Bảng 3.4 Phân phối mưa trong năm vùng công trình (lấy theo tài liệu trạm Ba Vì) 69
Bảng 3.5 Phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm 70
Bảng 3.6 Vốn đầu tư ban đầu của dự án 83
Bảng 3.7 Xác định chỉ tiêu NPV, B/C, IRR 84
Trang 5D ANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Các loại hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi 10
Hình 3.1 Hiện trạng đập đất trước khi đầu tư nâng cấp 74
Hình 3.2 Hiện trạng đập đất trước khi đầu tư nâng cấp 74
Hình 3.3 Hiện trạng tràn xả lũ trước khi đầu tư nâng cấp 75
Hình 3.4 Hiện trạng tràn xả lũ trước khi đầu tư nâng cấp 75
Hình 3.5 Hiện trạng cống lấy nước trước khi đầu tư nâng cấp 76
Hình 3.6 Hiện trạng cống lấy nước trước khi đầu tư nâng cấp 76
Trang 6M Ở ĐẦU
Việc hợp nhất giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây đã dẫn đến địa giới hành chính của thành phố Hà Nội thay đổi đột ngột, vấn đề dân sinh kinh tế, xã hội, môi trường đã không ít bị ảnh hưởng Hà Nội đã trở thành một trong những thành phố lớn trên thế giới Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, các cánh đồng lúa, các hồ, ao điều hòa nước của Hà Nội dần đã mất đi và thay vào đó là những tòa nhà cao tầng, các khu công nghiệp khiến cho môi
trường ngày càng trở nên tồi tệ, con người ngột ngạt vì phải sống trong môi trường ô nhiễm
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều các hồ chứa nước lớn như hồ Suối Hai, Đồng Mô - Ngải Sơn, Tân Xã, Đông Sương, Văn Sơn, Quan Sơn, Xuân Khanh, Đồng Quan, Đồng Đò, Mèo Gù Các hồ này có chứa một lượng tài nguyên nước vô cùng phong phú, ngoài nhiệm vụ tưới, tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì các hồ chứa này hầu như chưa được quan tâm và khai thác hết tiềm năng vốn có Trong thời gian gần đây thành phố Hà Nội và Chính phủ đã có nhiều giải pháp đầu tư về môi trường như trồng các khu cây xanh xây dựng công viên… đào các hồ chứa nước để điều hòa không khí và cân bằng lượng nước trong tự nhiên, tránh ngập úng, cũng như hạn hán Được sự quan tâm của Bộ NN và PTNT, UBND Thành phố Hà Nội, các hồ chứa tại Hà Nội cũng đã ít nhiều được đầu tư sửa chữa và nâng cấp Hiện nay, trên địa bàn Thành phố cũng đã có các dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước nhằm điều tiết nước phục vụ sản xuất, đảm bảo an toàn cho các công trình đầu mối trong mùa mưa lũ và tận dụng nguồn nước, cảnh quan để khai thác tổng hợp ví dụ như làm du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản Các dự án nâng cấp hồ chứa nước này đều chỉ nhắc đến sự cần thiết đầu tư xong không được đánh giá được hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội
Trang 7và môi trường khi tiến hành đầu tư, thay vì đó là đầu tư dàn trải theo hình thức “chỗ nào hỏng, chỗ nào cần thiết thì sửa chữa, chỗ nào dân cư phản ảnh nhiều thì đầu tư nâng cấp” Để việc đầu tư cải tạo, nâng cấp các hồ chứa hiệu quả hơn, việc đánh giá hiệu quả đầu tư vào các công trình hồ chứa trước và sau đầu tư là hết sức cần thiết Trong luận văn này tôi xin được đề cập đến việc nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) áp dụng cho việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội, cụ thể cho hồ chứa nước Đồng Sương (Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội)
Luận văn này gồm có 3 chương với cơ cấu sau:
Chương I Tổng quan về vấn đề quản lý khai thác vận hành và đầu tư
nâng cấpc hồ chứa thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chương II Đề xuất phương pháp chuẩn về phân tích lợi ích - chi phí
(CBA) áp dụng cho việc nâng cấp cải tạo các hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội
Chương III Áp dụng kết quả nghiên cứu đối với dự án cải tạo, nâng
cấp hồ chứa nước Đồng Sương (Chương Mỹ, Hà Nội)
Kết luận và kiến nghị
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC VẬN HÀNH VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CÁC HỒ CHỨA THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 91 hồ thủy lợi, đập, bai dâng nước (trong đó có 30 hồ chứa có dung tích trên 500.000 m3) làm nhiệm
vụ trữ nước tưới cho trên 18.000 ha đất canh tác của 7 huyện thị (Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và Sơn Tây), đồng thời làm nhiệm vụ cắt lũ cho vùng hạ du, tạo cảnh quan, góp phần cải tạo môi trường và phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực (danh mục những hồ chứa có
dung tích trên 500.000 m3 theo phụ lục số 01) Do phần lớn các hạng mục công trình như: đập đất, tràn, cống lấy nước và hệ thống kênh tưới đã xuống cấp, lòng hồ bị bồi lắng nên nhiều hồ trên địa bàn Hà Nội đang ở tình trạng mất an toàn Trong mùa mưa bão vì không đủ năng lực xả lũ, nên đã phải tháo bớt nước và chỉ giữ lại 30-40% dung tích Điều này đã làm cho nhiều hồ không còn tác dụng tích nước như thiết kế Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng xuống cấp này có thể kể đến như sau:
- Phần lớn các hồ chứa nước hiện nay được HTX và nhân dân tự làm trong những năm 69 – 70 của thế kỷ trước Do thời gian thi công gấp nên công
tác khảo sát, thiết kế và thi công còn có nhiều thiếu sót, dẫn đến công tác tính toán thuỷ văn chưa chính xác Hầu hết các hồ, đập giai đoạn này được thi công bằng phương pháp thủ công nên nhiều hạng mục xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cần thiết Nhiều hồ, đập bị thấm, rò rỉ do độ chặt của đất đắp không đồng đều, chất lượng đất không đảm bảo Đa số cống lấy nước là cống tròn bằng bê tông đúc sẵn theo phương pháp thủ công, cửa cống đóng mở kiểu van phẳng hoặc nút chai, các thân cống đã mục rỗng, cửa cống đóng mở không kín nên nước bị rò rỉ nhiều làm giảm khả
Trang 9năng tích của của hồ Nó làm cho quản lý phục vụ sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi, hạn hán,
lũ lụt xảy ra liên tiếp, rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều, nên lượng lũ tập trung về hồ nhanh hơn và gây mất an toàn cho các hồ đập
- Mùa khô các suối cạn kiệt, nước trong các hồ rất ít, cống hỏng không kín nước, lòng hồ bị bồi lấp nên không tích trữ được nước do đó rất khó khăn
về nước tưới Vụ xuân hàng năm có nhiều khu vực đất canh tác phải chuyển sang trồng màu Những năm hạn hán đất canh tác nằm trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng
- Bên cạnh việc không phục vụ cho sản xuất dân sinh thì việc thiếu nước, mất nước còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và mất đi tầng nước ngầm…
Trước khi đi vào phân tích hiện trạng các hồ chứa thì xin nêu những nội dung và yêu cầu của quản lý hồ chứa để làm cơ sở đối sánh và t hấy được những vấn đề bất cập trong quản lý vận hành
a Nội dung quản lý: Các nội dung chính của công tác quản lý hồ chứa gồm:
(1) Quản lý nước, (2) Quản lý công trình và (3) Tổ chức và quản lý kinh tế
Quản lý nước: Điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý
trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác
Quản lý công trình: Kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các
sự cố trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận
Trang 10hành công trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công trình vận hành an toàn, hiệu quả và sử dụng lâu dài
Tổ chức và quản lý kinh tế: Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản
lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi, kinh doanh tổng hợp theo qui định của pháp luật
b Yêu cầu quản lý: Bốn yêu cầu đối với công tác quản lý là:
- Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình tưới tiêu nước, cấp nước theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn công trình, phục vụ sản xuất, xã hội, dân sinh kịp thời và hiệu quả
- Thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích tưới tiêu, cấp nước phục
vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên cơ sở hợp đồng đặt hàng với cơ quan có thẩm quyền hoặc kế hoạch được giao
- Sử dụng vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao để hoàn thành tốt nhiệm
vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi
- Tận dụng công trình, máy móc thiết bị, lao động, kỹ thuật, đất đai, cảnh
quan và huy động vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, với điều kiện không ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được giao và tuân theo các quy định của pháp luật
c Hình thức quản lý : Loại hình tổ chức quản lý và khai thác gồm các loại
hình sau:
Hình 1.1 Các loại hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Hình thức tổ chức quản lý Doanh nghiệp Tổ chức dùng
nước Hộ gia đình, cá nhân
Trang 11Doanh nghiệp: gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
(TNHHMTV) nhà nước sở hữu 100% vốn; các công ty khác tham gia hoặc được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi
Tổ chức hợp tác dùng nước:hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác
xã hoặc Bộ Luật Dân sự và các hướng dẫn hiện hành, không phân biệt tên gọi của tổ chức đó
Hộ gia đình, cá nhân: Trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi (theo hình thức đấu thầu hoặc giao khoán thí điểm)
Trường hợp địa phương chưa có doanh nghiệp chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, có thể tạm thời giao cho doanh nghiệp khác (hoặc đơn vị sự nghiệp) trên địa bàn thực hiện Đơn vị được giao phải tổ chức một bộ phận chuyên trách về quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, sau đó củng cố, kiện toàn, hoàn thiện tổ chức Không thành lập mới các đơn vị sự nghiệp để thay thế các doanh nghiệp đang thực hiện nhiệm
vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi Tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương để thành lập mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho phù hợp theo các quy định của pháp luật, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả
d Mô hình “ Công ty khai thác công trình thuỷ lợi”
Theo Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý , khai thác công trình thuỷ lợi quy định : Công ty
khai thác công trình thuỷ lợi trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, để quản lý các công trình thuỷ lợi đầu mối, các trục kênh chính và các công trình điều tiết nước quy mô vừa và lớn thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh, hệ thống công trình thuỷ lợi liên huyện, liên xã có yêu cầu kỹ thuật về quản lý, vận hành, điều tiết nước phức
Trang 12tạp, nhằm bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các huyện, xã trong phạm vi hệ thống
và giữa các đối tượng sử dụng nước.Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi xây dựng kế hoạch tưới tiêu, cấp nước trên toàn hệ thống, chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi hệ thống
để vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi theo quy trình vận hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm hệ thống vận hành đồng bộ, thông suốt không bị chia cắt theo địa giới hành chính
e Thẩm quyền quyết định về mô hình tổ chức và phương thức hoạt động
Đối với mô hình tổ chức
- Đối với loại hình là doanh nghiệp: Cơ quan ra quyết định thành lập tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi là cơ quan quyết định mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của tổ chức đó
- Tổ chức hợp tác dùng nước: Tập thể người hưởng lợi tự quyết định mô hình tổ chức, hoạt động của Tổ chức hợp tác dùng nước, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận theo các quy định hiện hành Đối với phương thức hoạt động
- Tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi hoạt động tuân theo các quy định hiện hành về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích Áp dụng hình thức đặt hàng đối với tất cả các loại hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (chỉ áp dụng hình thức giao kế hoạch đối với những trường hợp đặc thù)
- Các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi thuộc tất cả các loại hình được khuyến khích áp dụng thí điểm hình thức đấu thầu, giao khoán đối với việc quản lý, bảo vệ và duy tu, bảo dưỡng của các hạng mục công trình, kênh mương thuộc phạm vi đơn vị quản lý, trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và nội dung, dự toán kinh phí được phê duyệt
Trang 13- Doanh nghiệp, Tổ chức hợp tác dùng nước khi được các cơ quan có thẩm quyền đặt hàng hoặc giao kế hoạch quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lại tổ chức, đổi mới
cơ chế quản lý nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị Thực hiện cơ chế khoán, gắn quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với kết quả sản xuất
f Nguồn kinh phí cho hoạt động
Nguồn kinh phí của doanh nghiệp quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi gồm:
- Kinh phí do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp do chính sách miễn thu thuỷ lợi phí, để quản lý, vận hành và bảo vệ hệ thống công trình thuỷ lợi;
- Thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải thu theo quy định của pháp luật;
- Ngân sách nhà nước cấp cho sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, khôi phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ tiền điện, xăng, dầu cho bơm nước chống hạn, chống úng vượt định mức;
- Cấp bù hoạt động công ích do nguồn thu không đủ bù đắp các khoản chi phí hợp lý;
- Các khoản thu từ khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi và thu khác
- Nguồn kinh phí của Tổ chức hợp tác dùng nước:
- Phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng do người dùng nước thoả thuận đóng góp
để vận hành, duy tu và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
- Thuỷ lợi phí, tiền nước được cấp và thu từ các đối tượng phải thu theo quy định của pháp luật;
- Phần kinh phí do việc quản lý công trình vượt quy mô cống đầu kênh của
Tổ chức hợp tác dùng nước;
Trang 14- Ngân sách nhà nước cấp cho sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, khôi phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ tiền điện, xăng, dầu cho bơm nước chống hạn, chống úng vượt định mức;
- Các nguồn thu do khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi và thu khác
Các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được tự chủ trong việc sử dụng kinh phí để chi phí hoạt động hàng năm, bao gồm cả các chi phí
duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hoá công trình thuỷ lợi do đơn vị quản lý theo quy định hiện hành, sau khi hợp đồng đặt hàng được ký kết hoặc được giao kế hoạch Trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi được chủ động trong việc bố trí lao động và phương thức chi trả lương Khuyến khích các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi giảm định biên lao động để nâng cao thu nhập cho cán bộ, công nhân viên; các tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tiết kiệm nước, tiết kiệm vật tư, nhiên liệu, năng lượng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi
Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh quy định cơ chế thưởng cho tổ chức, cá nhân
có đóng góp làm lợi cho nhà nước, cho tập thể trên cơ sở hiệu ích mang lại
a Các doanh nghiệp thủy lợi
Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội có năm doanh nghiệp thủy lợi, phụ trách tưới tiêu , phục vụ sản xuất nông nghiệp của toàn thành phố Các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tưới tiêu, phương án an toàn hồ đập trên địa bàn do công ty quản lý cụ thể:
Trang 15- Công ty TNHN MTV ĐT phát triển thủy lợi Sông Nhuệ
- Công ty TNHN MTV ĐT phát triển thủy lợi Sông Đáy
- Công ty TNHN MTV phát triển thủy lợi Sông Tích
- Công ty TNHN Nhà nước MTV đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội
- Công ty TNHN Nhà nước MTV đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh
Những doanh nghiệp này có trách nhiệm quản lý khai thác công trình thủy lợi và hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ theo giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp Các hồ chứa nước nằm rải rác trên địa bàn Thành phố
Hà Nội đều do các doanh nghiệp thủy lợi quản lý, vận hành, khai thác Các doanh nghiệp hàng năm phải có kế hoạch sửa chữa nâng cấp các hồ chứa, việc sửa chữa nâng cấp hồ chứa chia ra làm hai loại:
- Sửa chữa nhỏ do công ty dùng tiền trong phần trích khấu hao tài sản cố định, chi sửa chữa thường xuyên để sửa chữa (ví dụ tra dầu mỡ máy bơm, sửa chữa máy bơm nhỏ)
- Sửa chữa lớn lập dự án đầu tư dùng vốn xây dựng cơ bản, hoặc đưa vào vốn sự nghiệp kinh tế, hoặc vốn khác
- Việc điều tiết vận hành các hồ chứa nước dựa trên cơ sở
• Giữ nước mùa mưa để phục vụ tưới cho mùa khô
• Xả bớt nước để đảm bảo an toàn các công trình trên hồ
• Việc điều tiết hồ còn phụ thuộc vào mùa vụ vào điều kiện dân sinh kinh tế đặc thù của từng vùng, phục thuộc vào loại cây trồng và các điều kiện khác như giữ nước phục vụ du lịch khai thác tổng hợp
- Hàng năm các doanh nghiệp thủy lợi, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ hồ chứa nước phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý an toàn đập như sau:
• Bảo đảm an toàn đập là ưu tiên cao nhất trong xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa nước
Trang 16• Công tác quản lý an toàn đập phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình xây dựng và quản lý khai thác hồ chứa nước
• Bảo đảm tính chủ động trong quản lý an toàn đập
• Xác định rõ trách nhiệm của chủ đập, của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp; đề cao ý thức của cộng đồng trong công tác quản
lý an toàn đập
- Trách nhiệm của chủ đập (doanh nghiệp quản quản lý hồ chứa)
• Quản lý, bảo đảm an toàn đập theo quy định của nhà nước
• Căn cứ quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đập phải
tổ chức đơn vị quản lý đập có đủ năng lực để quản lý, vận hành, duy
tu, bảo dưỡng và bảo vệ đập
• Chủ đập phải thực hiện việc đăng ký an toàn đập tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; có trách nhiệm báo cáo và cung cấp các thông tin có liên quan đến việc quản lý an toàn đập theo quy định
- Điều tiết nước hồ chứa
• Chủ đập phải lập quy trình điều tiết nước hồ chứa, quy định việc tích nước, xả nước hồ, trong điều kiện bình thường và trong tình huống khẩn cấp, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện
• Việc điều tiết nước hồ chứa tuân theo các quy định sau đây:
Không được tích trữ nước trong hồ vượt trên mức do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định;
Trường hợp đập bị hư hỏng hoặc sự cố, có yêu cầu tháo nước để hạ thấp mức nước hồ, phải khống chế tốc độ hạ thấp mức nước sao cho không gây sạt trượt mái thượng lưu đập;
Trang 17 Trong mùa lũ, các hồ chứa có nhiệm vụ điều tiết lũ, việc vận hành tích nước, xả lũ phải ưu tiên đảm bảo an toàn đập, thực hiện điều tiết cắt lũ và tích trữ nước hồ theo nhiệm vụ công trình
- Vận hành cửa van các công trình
• Chủ đập phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định về thẩm quyền ra lệnh vận hành và quy trình thao tác, vận hành cửa van của từng công trình (sau đây gọi là vận hành công trình)
• Nghiêm cấm người không có thẩm quyền ra lệnh hoặc cưỡng ép vận hành công trình
• Nghiêm cấm việc thao tác vận hành công trình trái với quy trình; chỉ người có trách nhiệm mới được vận hành công trình
• Phải quy định chế độ và thực hiện vận hành thử cho các cửa van không thường xuyên vận hành hoặc ở trong thời kỳ không thường
xuyên vận hành, kể cả cửa van dự phòng
• Phải ghi chép việc vận hành, vận hành thử cửa van các công trình vào sổ theo dõi vận hành công trình
b L ĩnh vực quản lý nhà nước về khai thác công trình thủy lợi
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội là cơ quan tham mưu cho UBND Thành phố chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn mô hình tổ chức quản lý nhà nước về lĩnh vực thuỷ lợi từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện, xã đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu về công tác thuỷ lợi trên địa bàn Chi cục Thuỷ lợi và Chi cục đê điều là các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thuỷ lợi, đê điều trên địa bàn thành phố
- Về lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi, các tổ chức quản lý công trình thủy lợi gồm có các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
Trang 18(CTTL) và các tổ chức thủy nông cơ sở Các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi (CTTL) quản lý các công trình đầu mối, kênh chính và các kênh nhánh lớn, còn các tổ chức thủy nông cơ sở quản lý hệ thống kênh nội đồng và các công trình thủy lợi nhỏ độc lập Thành phố Hà Nội đã thực hiện đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp khai thác CTTL, sau khi
sát nhập các công ty Khai thác CTTL huyện thành các công ty theo lưu vực các hệ thống tưới Hiện nay, việc quản lý hệ thống thủy trên địa bàn Thành phố Hà Nội chia thành 2 khu vực:
- Khu vực ngoại thành do 05 công ty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi gồm các công ty: Sông Tích; Sông Đaý; Sông Nhuệ, Mê
Linh và Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Đầu tư Phát triển Thủy lợi Các công ty chủ yếu quản lý các công trình đầu mối tưới tiêu, các hệ thống sông trục lớn, các hệ thống kênh chính, kênh nhánh lớn Các tổ chức thủy nông cơ sở trong Thành phố chủ yếu là các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXNN) Các HTXNN là các tổ chức tập thể của người dân có chức năng làm dịch vụ tổng hợp phục vụ cho nông nghiệp, trong đó có dịch vụ thủy lợi nội đồng Các HTXNN hiện nay có vai trò quan trọng trong việc điều hành và phân phối nước tại mặt ruộng, là “cầu nối” giữa công ty thủy lợi và người dân Những bất cập trong quản lý như công trình
do công ty quản lý đan xen với HTX dẫn đến vẫn còn tình trạng trông chờ,
ỷ lại lẫn nhau gây hiện tượng úng, hạn giả tạo
- Khu vực nội thành do Sở Xây dựng quản lý và giao cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội đảm nhiệm Trừ lưu vực sông
Tô Lịch được tiêu nước độc lập bằng trạm bơm Yên Sở ra sông Hồng, các khu vực đô thị còn lại đều được tiêu ra các hệ thống kênh trục tiêu nông nghiệp Như vậy, hệ thống tiêu nông nghiệp vừa đảm nhận tiêu nước cho các khu vực canh tác, vừa phải tiêu nước cho các khu vực đô thị Hiện nay,
Trang 19nhu cầu tiêu nước khu vực đô thị ngày càng tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh, trong khi đó hệ thống tiêu nông nghiệp chưa được cải thiện tương xứng, vì vậy việc tiêu thoát úng cho khu vực nội thành vẫn còn hạn chế
- Tình hình phân cấp quản lý hiện nay ở Thành phố Hà Nội là các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi (CTTL) quản lý các công trình đầu mối, kênh chính và các kênh nhánh lớn, còn các tổ chức thủy nông cơ sở quản lý hệ thống kênh nội đồng và các công trình thủy lợi nhỏ độc lập Tuy nhiên, việc thực hiện phân cấp quản lý công trình thủy lợi cũng còn nhiều tồn tại Do vậy cần thực hiện phân cấp quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi
- Đánh giá hiện trạng tổ chức, quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hà Nội:
• Hiện tại, hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi còn thấp, chưa tương xứng với nguồn vốn đầu tư:
• Nhiều công trình thủy lợi chỉ đạt hiệu quả tưới khoảng 60-70% so với diện tích thiết kế, công trình xuống cấp, không đủ năng lực cấp nước theo thiết kế
• Đối với hệ thống kênh nội đồng, việc sử dụng nước còn lãng phí, lượng nước rò rỉ qua các cửa cống lấy nước lớn, gây lãng phí nước Các HTXNN thiếu kinh phí cho vận hành và bảo dưỡng công trình Thu nhập từ nguồn thủy lợi phí nội đồng chỉ đủ chi cho các hoạt động quản lý, vận hành, không đủ cho công tác duy tu, bảo dưỡng công trình
• Đối hệ thống sông trục tiêu nước, các công ty khai thác CTTL chỉ quan tâm khai thác hệ thống sông này, còn công tác quản lý, bảo vệ
hệ thống sông trục chưa đáp ứng yêu cầu do hạn chế về tổ chức bộ máy Vì vậy tình hình vi phạm phạm vi khai thác và bảo vệ công
Trang 20trình diễn ra gay gắt trên toàn bộ hệ thống, ngày càng có chiều hướng gia tăng Tồn tại nhiều điểm xây dựng lều quán, nhà, bãi vật liệu lấn chiếm trái phép phạm vi bảo vệ công trình
• Vai trò của chính quyền địa phương trong việc xử lý các vi phạm phạm vi khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi chưa kiên quyết, nhiều địa phương buông lỏng công tác này
• Nguồn vốn cho các hoạt động tu bổ, nâng cấp, nạo vét hệ thống sông trục rất hạn chế, đẩy nhanh quá trình xuống cấp, giảm năng lực tưới tiêu
• Ý thức tham gia quản lý vận hành công trình thủy lợi chưa cao Còn tình trạng người dân không tuân thủ lịch tưới, tự lấy nước qua các lỗ đục trên kênh Việc dọn, cắt cỏ trên kênh không thường xuyên, trong khi đó người dân vứt rác gây cản trở dòng chảy của kênh, trong khi chưa có chế tài cụ thể xử lý vi phạm, tranh chấp
• Nghị định 115 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi Nội dung chủ yếu của Nghị định đã quy định mức thu thuỷ lợi phí và miễn thuỷ lợi phí, trong đó các nội dung liên quan đến phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi Hiện tại, Thành phố đang thực hiện chế độ miễn giảm thủy lợi phí theo nghị định 115 của Chính phủ đi với các công trình do các công ty thủy lợi quản lý và các công trình do các
xã, HTX tự bơm tưới tiêu
tư sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước
Trang 21Hiện nay nhà nước ta đang có các chính sách về đầu tư cho các hồ chứa
cụ thể như sau:
Chính sách về đầu tư
- Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội về việc hướng dẫn một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chín phủ quy định về quản lý
an toàn đập;
- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số
32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 và Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (Pháp lệnh số 09L/CTN ngày 20/3/1993 của Chủ tịch nước) và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh phòng, chống, lụt bão (Pháp lệnh số 27/2000/PL-UBTVQH10 ngày 24/8/2000);
- Tiêu chuẩn ngành số 14TCN 121-2002 – Hồ chứa nước – công trình thủy lợi – quy định về lập và ban hành quy trình vận hành điều tiết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chế độ xây dựng cơ bản hiện hành
- Luật Đê điều của Quốc hội khóa XI kỳ hợp thứ 10 số 79/2006/QH11 ngày
29 tháng 11 năm 2006
- Quá trình nâng cấp sửa chữa phải đảm bảo các yêu cầu theo luật Xây dựng
và các văn bản, tiêu chuẩn liên quan
Chính sách về môi trường
Hiện nay vấn đề môi trường đang được các cấp các ngành hết sức quan tâm, nhà nước ta cũng đã ban hành luật Bảo vệ môi trường và rất nhiều các Thông tư, Nghị định, Quy định nhằm cải thiện vấn đề môi trường và phòng
Trang 22chống việc xuống cấp của môi trường trong tương lại Dưới đây một số các văn bản liên quan đến vấn đề về môi trường, và các quy định đối với các cơ quan quản lý về việc thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường trước
và sau khi hoàn thành dự án:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường;
- Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền bạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)
- Hiện nay Nhà nước đã có quy định về việc lập báo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án (theo phụ lục số 02)
- Dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư sửa, chữa nâng cấp các hồ chứa
Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đ ến công tác đầu tư sửa chữa , nâng cấp hồ chứa, có thể kể đến các yếu tố sau:
Các hoạt động đầu tư phải đi theo trào lưu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Do đó sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có thể tạo ra nhiều
Trang 23thuận lợi cho quá trình thực hiện và vận hành dự án nhưng cũng có thể gây ra những rủi ra cho dự án chẳng hạn như: nếu đối thủ của doanh nghiệp tiếp cân với tiến bộ khoa học kỹ thuật trước thì họ có khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm từ đó đưa đến những rủi ro cho dự án về mặt giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm
Những nhân tố kinh tế có thẻ ảnh hưởng đến dự án bao gồm: khả năng tăng trưởng trong khu vực thực hiện dự án; tình trạng lạm phát; tiền lương bình quân; tỷ giá hối đoái; những lợi thế so sánh của khu vực so với những nơi khác Sự thay đổi của một trong những nhân tố này dù ít hay nhiều cũng tác động đến dự án Do đó trước lúc đầu tư chủ đầu tư phải đánh giá một cách
tỷ mỉ những yếu tố này để đảm bảo chức năng sinh lời và bảo toàn vốn của dự
án
Qua việc xem xét, đánh các yếu tố trên ta mới sơ bộ nhận định được hiệu quả kinh tế của dự án cũng như các yếu tố rủi ro có thể xảy ra để đưa ra biện pháp phòng ngừa
Chiến lược đầu tư có sự chi phối từ các yếu tố về chính trị và chính sánh của Nhà nước Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động đầu tư đều phải bám sát theo những chủ trương và sự hướng dẫn của Nhà nước: cần chú trọng đến các mối quan hệ quốc tế đặc biệt là các nhân tố tự sự hội nhập ASEAN và bình thường hoá quan hê Việt Mỹ, các chủ trương chính sách của nhà Nước
về thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa xem đó là những nhân tố quyết định đến chiến lược đầu tư dài hạn của chủ đầu tư
Trang 24Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đầu tư không thể không chú trọng đến các điều kiện tự nhiên nơi mà các dự án đi vào hoat động bởi vì trên thực tế, các dự án đầu tư đều chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Nếu các điều kiện tự nhiên ở tại dự án không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án điều đó có thể gây rủi ro cho khả năng thu hồi vốn Ngược lại, nếu các điều kiện thuận lợi thì khả năng thu hồi vốn đầu tư là rất lớn
Khía cạnh văn hoá-xã hội từ lâu đó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công cuộc đầu tư: chẳng hạn như khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động thì nó phải được xem xét là có phù hợp với phong tục tập quán văn hoá nơi đó hay không, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay không Đây là một yếu tố khá quan trọng, ảnh hưởng nhiều và lâu dài đối với
dụ án Do đó cần phân tích một cách kỹ lưỡng trước khi đầu tư để tối ưu hoá hiệu quả đầu tư
1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác hồ chứa thủy lợi
Việc lợi dụng tổng hợp các hồ chứa nước để phục vụ các lợi ích đa mục tiêu là hết sức cần thiết và hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường và nhu cầu của xã hội hiện nay Tuy vậy để sử dụng các hồ chứa nước để phát triển các dịch vụ du lịch, nhà nghỉ cuối tuần trên địa bàn tỉnh hiện nay có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi
Các hồ chứa nước hầu hết đều ở vùng núi hoặc đồi gò có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu thoáng mát, yên tĩnh, phù hợp với dịch vụ du lịch và
Trang 25nghỉ dưỡng cuối tuần Trong các hồ chứa có các hồ Suối Hai, Đồng Mô - Ngải Sơn, Quan Sơn và một số các hồ chứa nhỏ khác có phong cảnh đẹp, đường xá đi lại thuận tiện, chỉ cách thủ đô Hà Nội từ 40 - 70 km Phạm vi
xung quanh các hồ chứa có nhiều điểm tham quan du lịch, đình chùa, di tích lịch sử được xếp hạng, một số các hồ như như Suối Hai, Đồng Mô - Ngải Sơn, Quan Sơn hiện đã được sủ dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch, bước đầu
đã thu được những kết quả tốt, các địa danh này đã được du khách biết đến
Khó khăn
- Khó khăn lớn nhất: Việc giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đảm bảo
nguồn nước tưới cho nông nghiệp với việc giữ ở mức nước cần thiết để đảm bảo tạo cảnh quan môi trường và có mặt nước để du khách tham quan
và triển khai các dịch vụ du lịch trên mặt hồ Theo quy trình vận hành của các hồ chứa: Vào mùa mưa (từ tháng 5 - 10), các hồ chứa vừa đảm bảo tưới cho vụ mùa vừa tích nước đến cao trình thiết kế để tưới cho vụ Đông - Xuân hàng năm Đến mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4), hồ lại xả nước để tưới, do vậy thông thường vào cuối vụ xuân, hầu hết các hồ đều cạn kiệt Đây là vấn đề rất khó khăn để sử dụng các hồ cho mục đích du lịch
- Khó khăn thứ hai: Theo quy định của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công
trình thuỷ lợi, phần đất trong hành lang bảo vệ của các hồ chứa (phần đất này được tính từ cao trình đỉnh đập trở xuống lòng hồ) đều bị nghiêm cấm xây dựng các công trình kiến trúc Việc xây dựng các công trình kiến trúc chỉ được phép thực hiện tại phần đất ven hồ ở phía trên cao trình đỉnh đập Phần diện tích này, các dịa phương có hồ chứa hiện nay đã giao cho các hộ quản lý và sử dụng Ngay cả phần đất trong hành lang bảo vệ của các hồ chứa cũng đang bị vị phạm hết sức nghiêm trọng ở một số hồ chứa, qua nhiều năm vẫn chưa được chính quyền các địa phương giải toả
Trang 26- Khó khăn thứ ba: Các hồ chứa hầu hết được xây dựng từ lâu: Các công
trình đầu mối đã xuống cấp, kiến trúc lại lạc hậu, không phù hợp với cảnh quan khu vực, hạn chế việc thu hút các du khách nếu không được đầu tư, cải tạo với mục tiêu vừa đảm bảo an toàn cho công trình, vừa tạo cảnh quan cho du lịch
Để khắc phục những khó khăn nêu trên, từng bước sử dụng các hồ chứa nước phục vụ du lịch và nghỉ cuối tuần các giải pháp cần phải thực hiện là:
Thứ nhất
Cần sớm tiến hành rà soát và bổ xung quy hoạch thuỷ lợi của lưu vực tưới các hồ chứa, hoạch định các công trình thay thế nguồn nước tưới cho các
hồ để chuyển đổi một số các hồ chứa có nguồn nước thay thế tưới sang phục
vụ mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch Trước mắt là các hồ : Suối hai, Đồng
Mô - Ngải Sơn và Quan Sơn:
- Đối với hồ Suối Hai: Phải cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới lấy nước từ Sông Hồng của trạm bơm Trung Hà (Ba Vì) tưới cho diện tích của trạm bơm đang tưới và đảm nhiệm phần diện tích hồ Suối Hai
- Đối với Hồ Đông Mô - Ngải Sơn phải xây dựng Cống Bến Mắm (tại Sơn Tây) lấy nước từ sông Hồng bổ xung nguồn cho sông Tích, nạo vét lòng sông Tích, xây dựng các trạm bơm dọc sông Tích bơm lên kênh Đồng Mô thay thế tưới cho hồ Đồng Mô
- Đối với hồ Quan Sơn (Mỹ Đức) cần phải xây dựng quy hoạch đảm bảo tưới thay thế bằng việc xây dựng các trạm bơm lấy nước từ sông Đáy
- Với đa số các hồ chứa còn lại, việc thay thế tưới cho các hồ này là hết sức khó khăn vì không có nguồn nước thay thế, nếu muốn sử dụng mặt nước
Trang 27để phục vụ du lịch, biện pháp duy nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường sử dụng các cây trồng cạn Còn việc xây dựng các nhà nghỉ cuối tuần hoàn toàn vẫn có thể thực hiện được, trên thực tế tại một số hồ hiện nay, đã có nhiều nguời xây dựng nhà nghỉ cuối tuần
Thứ hai
Phải tiến hành cải tạo nâng cấp các công trình đầu mối của các hồ chứa
để đảm bảo an toàn công trinh, có kiến trúc phù hợp với cảnh quan môi trường khu vực
Thứ ba
Tiến hành quy hoạch lại đất đai trong khu vực và các vùng phụ cận, có
cơ chế đền bù thu hồi lại đất đai đã được giao để sử dụng cho mục đích du lịch: Xây nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí đa dạng và hoàn thiện đường giao
thông trong khu vực
Việc sử dụng các hồ chứa nước vào mục đích du lịch, nghỉ cuối tuần khai thác tổng hợp là hướng đi đúng trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo Cần sớm có những bước đi cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội của tỉnh và khả năng thu hút đa chiều để đầu tư có hiệu quả cao
Hiện nay các hồ chứa đang dần bị mất đi , xuống cấp trầm trọng , việc đầu tư sửa chữa nâng cấp vẫn còn hạn chế, các hồ chứa chưa thực sự được các Cấp, các Ngành của Thành phố quan tâm đúng mức Chính sách về đầu tư còn nhiều bất cập, chính sách về quản lý khai thác còn nhiều kẽ hở Qua chương
này tác giả mong muốn lột tả hết hết hiện trạng , những khó khăn thuận lợi , bất cập trong công tác quản lý , công tác đầu tư để từ đó có những giải pháp đầu tư phù hợp , tăng hiệu quả đầu tư vào các hồ chứa và cụ thể là tại Thành phố Hà Nội, điều này sẽ được tác giả thể hiện ở chương tiếp theo
Trang 28CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI
CÁC HỒ CHỨA NƯỚC THUỶ LỢI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(CBA) áp dụng cho công trình hồ chứa thủy lợi
Khái niệm
Phân tích lợi ích - chi phí là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định
có nên tiến hành các dự án đã triển khai không, hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án được đề xuất không Phân tích lợi ích - chi phí cũng được dùng
để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều đề xuất dự án mà loại bỏ lẫn nhau Người ta tiến hành nghiên cứu phân tích lợi ích - chí phí (tiếng anh là
Cost – Benefit analysis Sau đây gọi là CBA) thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai
Những dự án mà phân tích CBA xếp vào loại đáng được triển khai là những dự án cho đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng Trong trường hợp phải chọn một dự án trong số nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp chọn được dự án đem lại lợi ích ròng lớn nhất Cũng có thể dùng CBA để đánh giá mức độ nhạy cảm của các đầu ra trong dự án đối với rủi ro và bất chắc
Mặc dù ý tưởng thì đơn giản, song trong thực tế có nhiều khó khăn để
có thể tiến hành được một CBA có chất lượng Chỉ đơn giản là việc xác định
Trang 29đâu là chi phí, đâu là lợi ích cũng đã đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng Cũng có thể có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này Trong khi một
số đầu vào, đầu ra có thể có các mức giá phổ biến và ổn định thì một số khác lại có mức giá biến đổi trong quá trình triển khai dự án Và có thể có một số đầu vào, đầu ra không được đưa ra buôn bán trên thị trường Điều này khiến cho chúng ta cần phải đưa ra những phương pháp định giá khác nhau
CBA mặc định rằng tất cả các mặt hàng đều có một giá trị tiền tệ nhất định Điều này là cần thiết trong việc so sánh giữa đầu vào và đầu ra để quyết định xem liệu một dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không Trong khi chúng ta có những kỹ năng thích hợp để quy ra tiền với phần lớn các mặt hàng thì chúng ta khó có thể làm như vậy với một số mặt hàng nhất định Ví
dụ như không khí trong lành và sức khỏe tốt đều rất đáng quý song sẽ là một thách thức lớn để có thể xác định chính xác lợi ích ròng của một chương trình mang lại không khí trong lành và sức khỏe tốt cho mọi người Tuy nhiên, ta
có thể xác định được một khoảng chi phí nào đó mà nếu chi phí của chương trình nằm trong khoảng đó thì chương trình là có giá trị và ngược lại
Cần phải nhận thấy một điều, người ta đưa các quyết định liên quan đến các dự án không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở CBA Các tính toán chính trị và
xã hội nằm ngoài CBA có thể có tầm quan trọng ít nhất là ngang bằng với các lợi ích kinh tế trong việc quyết định có nên triển khai dự án hay không Điều này đúng nhất là trong trường hợp đưa ra các quyết định công Lúc đó, các tài nguyên thường được phân bổ dựa trên các lý do khác chứ không phải là hiệu quả kinh tế Những vấn đề công bằng, bình đẳng trong các trường hợp này có thể sẽ thế chỗ cho thậm chí là những nguồn lợi ròng lớn về kinh tế Nhưng ít nhất cũng có thể hy vọng rằng một CBA có thể tác động tới quyết định của một người còn đang do dự hay có thể đưa chúng ta đến với lựa chọn tối ưu giữa các dự án có tác động chính trị, xã hội tương tự như nhau
Trang 30Theo J.A Sinden và D.J Thampapillai cũng như tài liệu hướng dẫn đánh giá dự án của ngân hàng ADB thì CBA tiến hành theo các bước sau:
Bảng 2.1 Các bước tiến hành phân tích CBA
B1 Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết
B2 Nhận dạng các lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án
B3 Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án
B4 Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm
B5 Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án
B6 So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng
B7 Kiểm tra ảnh hưởng của mỗi sự thay đổi trong giả định và dữ liệu B8 Đưa ra đề nghị, kết luận
Phân tích lợi ích chi phí có thể được nghĩ đến như một quá trình vận hành trong đó có một số bước nổi bật Không phải phân tích nào cũng yêu cầu phải thực hiện đầy đủ tất cả các bước đi này Một dự án ngắn hạn sẽ không đòi hỏi phải chiết khấu lợi ích trong tương lai Một dự án đã triển khai nhiều lần có thể sẽ không gặp phải rủi ro hay bất chắc Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, để cân nhắc có nên triển khai một dự án không hay nên chọn triển khai phương/dự án nào giữa các phương/dự án được đề xuất thì chúng ta cần bám theo các bước sau:
a Nhận dạng vấn đề và chỗ đứng/vị thế
Khi bắt đầu một phân tích, cần phải chỉ rõ nghiên cứu này là do ai làm, chi phí ai phải chi, lợi ích ai được hưởng Chúng ta luôn phải rõ ràng và nhất
Trang 31quán trong việc giải quyết những vấn đề này cũng như trong việc tính toán lợi ích và chi phí cho những người/nhóm người khác nhau
b Xác định những phương án thay thế
Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng xem xét Chúng có loại trừ lẫn nhau hay không Cần phải đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng vào phân tích Mốc chuẩn để so sánh là lựa chọn không tiến hành dự án Song đó có thể chỉ là một cơ sở để so sánh Ví dụ trong thảo luận về đập Tellico, chính quyền Thung lũng Tennesee đã không
so sánh việc xây đập với một lựa chọn thay thế khác là tận dụng dòng chảy của con sông để vận hành một chiếc tuốc-bin phát điện Những thiếu sót kiểu này không phải là hiện tượng hiếm khi xảy ra Khi chúng ta thay đổi quy mô, thời hạn thực hiện của một dự án, chúng ta có thể có được những thay thế thích ứng Ví dụ một chương trình tiêm chủng có thể không qua kiểm nghiệm CBA ở quy mô toàn quốc, song có thể vượt qua kiểm nghiệm CBA đối với một vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao liên quan đến loại vắcxin sẽ được tiêm chủng
c Đưa ra các giả định
Giả định là một phần thiết yếu của một phân tích Có thể giả định này tốt hơn giả định kia Cũng có thể dùng giả định cho hàng loạt các yếu tố số lượng hàng, chi phí, điều kiện thị trường, thời hạn hay các mức lãi suất Trong một phân tích được tiến hành một cách có trách nhiệm, những giả định này được nêu một cách rõ ràng Nếu có thể chúng được phân bổ cho những nguồn lực đáng tin cậy Nếu đưa ra một diện giá trị giả định thì phải có quy định rõ ràng về diện giá trị được đưa ra
d Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế
Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án một cách đầy đủ nhất
có thể Có thể liệt kê tác động của một hay nhiều dự án cụ thể được xem xét
Trang 32cũng như tác động của các lựa chọn thay thế: giữ nguyên hiện trạng hay không triển khai bất kỳ dự án nào Điều quan trọng là tiến hành số lượng hóa các tác động nếu có thể Để đánh giá chuẩn xác một dự án đòi hỏi phải biết được lượng đầu vào và đầu ra cần có Khi không thể số lượng hóa được một tác động thì ít nhất ta cũng phải đề cập đến tác động đó Một dự án hạn chế quyền tự do cá nhân nên đề cập đến tác động này ngay cả khi không có nỗ lực nào được đưa ra để định giá quyền tự do cá nhân
e Quy các giá trị cụ thể cho những tác động này
Có thể quy mỗi tác động này ra một giá trị tiền tệ nhất định nếu có thể
f Xử lý các tác động không được lượng hóa
Cần phải kiệt kê rõ ràng bất kỳ tác động nào chưa được quy ra giá trị vật chất cụ thể Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể cân nhắc giữa chúng với những chi phí và lợi ích đã được định giá cụ thể
Một cách tiếp cận với các lợi ích phi số lượng hóa là tính toán xem các lợi ích này lớn đến mức độ nào thì đủ để đảo ngược các kết quả của CBA Thông thường người ta có thể đưa ra một đánh giá chung về việc những lợi ích này có khả năng đảo ngược quyết định hay không Bằng cách xem xét rõ ràng những tác động như vậy theo cách này, chúng ta sẽ tránh được tình trạng lâm vào phân tích bị chi phối bởi các dữ liệu cứng
g Chiết khấu giá trị tương lai để tính giá trị hiện tại
Đối với phần lớn các dự án, cần phải tính chi phí và lợi ích được chiết khấu tại những thời điểm khác nhau Người ta thường thực hiện điều này bằng cách sử dụng biện pháp chiết khấu lũy thừa để tính giá trị hiện tại của chi phí lợi ích Rất khó để có thể lựa chọn được một mức lãi suất chiết khấu đúng Tuy nhiên, nhiều tổ chức nghiên cứu đưa ra những mức lãi suất chuẩn dùng cho các phân tích
Trang 33h Xác định và lý giải độ bất an toàn (chắc chắn)
Có lẽ khiếm khuyết hay gặp nhất trong phân tích CBA là thất bại trong việc xử lý rủi ro và bất chắc Bất chắc có thể tiềm ẩn trong nhiều khía cạnh của dự án Phải xác định được đầy đủ nguyên nhân gây ra các bất chắc này một cách đầy đủ nhất có thể Chẳng hạn như kinh phí dự toán cho một công trình xây dựng, điều kiện thời tiết bất ổn khiến cho các hoạt động ngoài trời trở nên khó khăn hơn hay mức tăng trưởng dân số dẫn đến mật độ sử dụng các thiết bị tiện dụng tăng lên
Nên nỗ lực trong việc nhận thức được rủi ro hay bất chắc của dự án Có thể dùng cách đơn giản như đưa ra một phân tích độ nhạy cảm Phân tích này
sẽ tính toán giá trị của dự án theo những kết quả dài hạn khác nhau Cũng có thể dùng cách phức tạp hơn như phân tích các lựa chọn thực Phân tích này cố tìm cách tính được giá trị chính xác của dự án có tính đến yếu tố rủi ro
i So sánh Lợi ích và Chi phí
Sau khi đã tính toán được (hay ít nhất là đã liệt kê ra được) các chi phí
và lợi ích, chúng ta phải so sánh chúng với nhau để xác định xem giá trị hiện tại của dự án có thể mang giá trị dương không Nếu đang xem xét lựa chọn giữa nhiều dự án thì dự án có mức NPV cao nhất là dự án sẽ được chọn
j Tiến hành phân tích sau khi dự án kết thúc
Khi có thể, nên tiến hành phân tích sau khi hoàn thành dự án nhằm đưa
ra định hướng cho các giám đốc dự án, xác định giá trị của phân tích gốc nhằm cải thiện các phân tích và các dự án được tiến hành sau này
Quy đổi giá trị bằng tiền
CBA sử dụng các giá trị tiền mặt để so sánh các loại hàng hoá với nhau Được gán cho mỗi đầu vào và đầu ra của dự án, các giá trị này đại diện cho tầm quan trọng của đầu vào và đầu ra trong phân tích Nếu tổng giá trị của đầu ra lớn hơn tổng giá trị của đầu vào thì dự án được coi là đáng được tiến
Trang 34hành vì lúc đó độ quan trọng tổng thể của đầu ra đối với xã hội lớn hơn độ quan trọng tổng thể của đầu vào Tuy việc gán các giá trị thực cho các đầu vào, đầu ra rồi so sánh chúng với nhau là cần thiết song đây cũng là một quá
trình gây nhiều tranh cãi Cần phải có một độ cẩn trọng và tinh tế nhất định khi tiến hành quá trình này
Nhiều loại đầu vào và đầu ra là các mặt hàng thường xuyên được buôn bán trên thị trường với mức giá chung phổ biến và có thể đoán trước được Giá trị của các đầu vào như lao động, bê tông, thép, máy tính, xăng dầu hay các đầu ra như điện có thể được xác định dựa trên mức giá thị trường, có điều chỉnh trong một số trường hợp nhất định
Các đầu vào và đầu ra khác không được trao đổi trực tiếp nên rất khó
có thể được định giá Chẳng hạn như khoảng thời gian đi lại mà một dự án xây dựng đường cao tốc tiết kiệm được, giá trị của dịch vụ thuỷ lợi do một dự
án xây đập mang lại hay tình hình sức khoẻ của cộng đồng được cải thiện thông qua việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Giá trị cho các loại hàng hoá này phải được ước tính thông qua những tính toán gián tiếp, phức tạp và tương đối chủ quan Thường thì phương hướng hành động thích hợp nhất là tìm ra và sử dụng các mức giá dự kiến đã được đưa ra trong các nghiên cứu trước đây
Mục đích của cuốn sách này là nhằm tìm ra được các mức giá trị thị trường và phi thị trường cho một loạt các mặt hàng khác nhau Cuốn sách cũng đưa ra chỉ dẫn phải xử lý thế nào với hàng loạt các loại giá trị tiềm tàng
và phức tạp trong phân tích của bạn
Phần lớn các dự án được điều hành trong một khoảng thời gian nhất định Khi tiến hành phân tích CBA chúng ta xác định xem khi nào thì chi phí
Trang 35và lợi ích sẽ thay đổi Đâu là múi thời gian cuối cùng cho phân tích nếu không phải là của toàn bộ dự án
Ví dụ đầu tư sửa chữa nâng cấp một hồ chứa trong vòng 02 năm và chỉ đánh giá hiệu quả Chi phí và lợi ích sau đó vài năm Sau khi đưa vào sử dụng nhiều năm thì phải tiến hành nâng cấp sửa chữa Cứ sau một khoảng thời gian nhất định thì chi phí nâng cấp sửa chữa và bảo dưỡng mới xuất hiện trong khi lợi ích mà con hồ chứa đem lại là liên tục Có thể lợi ích này càng ngày càng tăng khi dân số của một vùng tăng Hồ chứa này có thể tồn tại vĩnh viễn Song theo khi đánh giá dự án có thể chỉ cần tính đến lợi ích dự án đem lại trong vòng 10 đến 25 năm đầu tiên
Nhìn chung, có một thực tế vẫn được thừa nhận đó là các mức chi phí, lợi ích trong tương lai có giá trị thấp hơn chi phí lợi ích hiện tại Chính vì vậy, việc khấu trừ chi phí lợi ích tương lai bằng cách sử dụng một mức lãi suất nào
đó và cách khấu trừ theo số mũ là một thông lệ được chấp nhận Tuy có nhiều
cơ quan quy định cụ thể mức hay các mức lãi suất được nhiều nhóm, nhiều cơ
quan khác nhau dùng hay đồng tình song quyết định khó nhất gặp phải trong quá trình này vẫn là xác định mức lãi suất thích hợp
Phân tích độ nhạy
Bất kỳ một dự án nào đều gắn với hàng loạt các con số được đề xuất khác nhau Chúng là ước tính khối lượng vật liệu và lao động cần thiết, mức giá của các đầu vào này, số người hưởng lợi cuối cùng, giá trị quy đổi của việc họ sử dụng sản phẩm làm ra, mức lãi suất thích hợp dùng để khấu trừ chi phí và lợi ích của dự án Các con số này đều có nguy cơ bị dự đoán sai Người
ta cũng rất dễ lâm vào tình trạng không thể nhất trí về một con số dự kiến nhất định Câu trả lời có trách nhiệm nhất cho việc có hàng loạt những giá trị ước tính hay gợi ý là đưa ra những tính toán dựa trên nhiều kịch bản khác nhau rồi thảo luận những thay đổi trong từng kịch bản tạo ra tác động gì trong phân
Trang 36tích độ nhạy cảm Điều này có nghĩa là nên chỉ rõ việc thay đổi các mức giá trị khác nhau có tác động như thế nào đến đánh giá dự án Ví dụ, nếu phí xây dựng thực tế cao hơn mức phí dự đoán là 10% thì lợi ích ròng của dự án thay đổi như thế nào? Nếu dùng một mức lãi suất cao hơn để khấu trừ các chi phí
và lợi ích tương lai thì liệu dự án còn được mong đợi nữa hay không Nếu như giá trị cho các lợi ích của một dự án mang lại cho tình hình sức khoẻ ở mức thấp chứ không phải ở mức cao trong miền lợi ích ước tính thì giá trị của dự
án thay đổi như thế nào
Một cách tiếp cận thường gặp là tính toán khả năng tốt nhất, xấu nhất
và các khả năng trung bình Phân tích này có nghĩa là thoạt đầu tính toán NPV của một dự án bằng cách dùng các mức giá trị ước tính tối đa hoá giá trị của dự án, rồi dùng các mức giá trị ước tính tối thiểu hoá giá trị của dự án và cuối cùng là dùng các mức giá trị trung gian Điều này sẽ cho các nhà hoạch định chính sách ý tưởng về tính không chắc chắn của dự án cũng như tầm quan trọng của tính không chắc chắn này có thể là bao nhiêu
Các nguồn lực
Vấn đề thực tiễn lớn nhất trong việc tiến hành một phân tích CBA trên thực tế là tìm được các mức giá trị thích hợp cho các đầu vào và các đầu ra của dự án Các nhà lên kế hoạch cho dự án nên có một vài ý tưởng nào đó về lượng đầu vào sẽ được sử dụng và lượng đầu ra được tạo ra Song làm thế nào
để xác định được giá trị của chúng?
Chúng ta phải tập hợp nhiều thông số về các nguồn lực khác nhau được dùng làm đầu vào, đầu ra của dự án, các giá trị gắn liền với chúng, mức lãi suất đề xuất trong khấu trừ, độ co dãn cung và độ co dãn cầu
Tuy danh sách các nguồn lực được đưa ra không phải là một danh sách hoàn chỉnh song ít nhất nó cũng đem lại cho độc giả một xuất phát điểm trong
Trang 37việc tìm ra các mức giá trị cần thiết để phân tích một dự án hay đánh giá một cách phê phán một nghiên cứu hiện tại
Về mặt cầu thị trường , giá cả cân b ằng trong thị trường cạnh tranh do lợi ích của đơn vị hàng hóa tiêu dùng tại thời điểm cân bằng Về mặt cung thị trường, giá cân bằng trong thị trường cạnh tranh do chi phí cơ hội của việc sản xuất đơn vị hàng hóa tại thời điểm cân bằng
Trong thị trường cạnh tranh , giá cả của hàng hóa là thước đo sự ưa thích hàng hóa của người tiêu dùng và giá cả của các nhập lượng là thước đo của sự không ưa thích các nhập lượng đó Như vậy lượng hàng hóa với lợi ích ròng cao nhất chính là lượng được ưa thích nhất đứng trên quan điểm xã hội
Thị trường nếu là cạnh tranh ta có thể sử dụng trực tiếp các giá cả trên thị trường để đánh giá lợi ích và chi phí Nếu thị trường là không cạnh tranh, giá cả phải được điều chỉnh để suy ra giá ẩn Do đó phải xác định khi nào là một thị trường cạnh tranh và khi nào là không Thị trường cạnh tranh được định nghĩa trên cơ sở cấu trúc của nó Một thị trường cạnh tranh có đặc điểm
là các thành viên có ảnh hưởng nhỏ đến thị trường , xuất lượng và nhập lượng
dễ huy động, cơ hội phản ứng không bị hạn chế , hàng hóa đồng nhất và mọi người có sự cạnh tranh tươ ng đối ngay cả khi cấu trúc của nó không đáp ứng được các đặc điểm trên Ở điểm này chúng ta thấy cần phải có sự đánh giá về thị trường hoạt động có cạnh tranh hay không cạnh tranh , từ đó ta biết giá thị trường có sử dụng được không hay thay bằng giá ẩn
Phần lớn các dự án tạo ra các lợi ích và các chi phí không được trao đổi trên thị trường Những kết quả này không có giá cả thị trường và do đó chúng
Trang 38ta gọi chúng là các lợi ích và chi phí không có giá hoặc không được định giá
(ví dụ xây dựng một hồ chứa có thể thêm các cơ hội giải trí , phòng chống lũ, lụt) người hưởng thụ sử dụng các dịch vụ này không phải trả phí nên chúng không được định giá cả và việc phòng chống lũ lụt thì không thể đem ra trao đổi trên thị trường được , cũng như việc xây dựng một công viên quốc gia để bảo tồn thiên nhiên , nhưng môi trường thì chẳng mấy khi được đem ra mua
bán Do việc không định giá được nên người ta có một số phương pháp có thể
kể đến như:
Phương pháp du lịch
Phương pháp này dùng để đánh giá lợi ích của việc giải trí , nhưng có thể áp dụng để đánh giá bất cứ hoạt động nào khi số lượng biến đổi tương ứng với chi phí mà du khách bỏ ra để thực hiện hoạt động đó Phương pháp này dựa vào dữ liệu về số lượng và chi phí thực tế , do đó cho ta nhữ ng giá trị thực Hay nói cách khác, nếu lượng chi phí đúng thì phương pháp này cho ta kết quả ước lượng giá trị của hoạt động giải trí xảy ra trên thị trường Ứng dụng của phương pháp này để đánh giá hiệu quả lợi ích của các khu vui chơi giải trí
Phương pháp đánh giá hưởng thụ
Một loại hàng hóa gồm nhiều thuộc tính và người ta mua món hàng này
mong muốn đạt được sự thỏa mãn mà từng thuộc tính đó cung cấp Trong thị trường cạnh tranh, các cá nhân lựa chọn mức độ tiêu dùng cho từng món hàng mua và qua đó tối đa hóa thỏa dụng của mình Hành vi lựa chọn này là hưởng thụ theo nghĩa là tìm kiếm thỏa mãn và nên được gọi là phương pháp đánh giá hưởng thụ
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Trang 39Có một cảm nhận khá rõ khi ước lượng giá trị của một lợi ích qua câu hỏi “bạn sẵn sàng chi trả tối đa bao nhiêu cho việc đó“ Nghĩa là thông qua bảng hỏi và câu trả lời sẽ là một ước lượng về tổng hợp lợi ích mà người mua
hy vọng có được từ món hàng đó Sau khi giảm đi phần chi phí hợp lý ta sẽ có một con số ước tính được về thặng dư tiêu dùng Phương pháp này được gọi
là đánh gi á ngẫu nhiên vì n ó mô hình hóa trong một bảng phỏng vấn người tiêu dùng Phương pháp này liên quan với các mô hình tính toán ước lượng
cấp, vận hành khai thác công trình hồ chứa
Xác định chi phí kinh tế của dự án: Chi phí kinh tế của dự án bao gồm toàn bộ những chi phí trực tiếp và giám tiếp phát sinh khi có dự án mà nền kinh tế phải gánh chịu Những chi phí này bao gồm những chi phí có thể lượng hoá được và không thể lượng hoá được, đó là:
a Chi phí lượng hóa được
- Chi phí vốn đầu tư xây dựng công trình, trong đó bao gồm cả vốn đầu tư của dự án (chi phí xây lắp, chi phí tư vấn, chi phí bồi thường hộ trợ giải phóng mặt bẳng, tái định cư, chi khác…)
- Xác định theo số vốn đã giải ngân được theo các năm xây dựng, hoặc giá trị các khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu của các dự án
- Đối với các dự án giảm nhẹ thiên tai cần đưa vốn đầu tư (giá trị còn lại) của các công trình, hạng mục công trình, thiết bị đã đầu tư trong quá khứ đến thời điểm đánh giá tham gia vào phòng chống giảm nhẹ thiên tai trong khu vực dự án (đó chính là chi phí chìm)
• Chi phí sửa chữa lớn, đại tu thay thế
Trang 40 Là chi phí sửa chữa lớn, đại tu thay thế sau thời gian dài sử dụng
thiết bị, hay công trình để phục hồi thông số so với thiết kế ban đầu
Với các đơn vị quản lý khai thác công trình, thiết bị công trình những chi phí này phải khảo sát, đánh giá và lập dự án đầu tư, hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật Với công trình thủy lợi theo hướng dẫn của 14TCN thì thời gian đại tu lớn thường tính sau chu kỳ 8 năm một lần đại tu, giá trị đại tu 1 lần thường tính bằng 8% so với vốn đầu tư ban đầu
• Chi phí quản lý vận hành hàng năm
Chi phí quản lý vận hành hàng năm bao gồm chi phí tiền lương, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nạo vét bùn cát, nguyên nhiên vật liệu, chi hành chính và chi khác Theo kinh nghiệm lấy bằng 4% vốn đầu tư
Chi phí tiền lương
Tiền lương trả cho hệ thống cán bộ quản lý, vận hành hồ chứa,
• Chi phí gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
Đây là loại chi phí gia tăng do việc đầu tư sửa chữa nâng cấp hồ chứa mang lại làm cho năng suất cây trồng tăng, tăng sản lượng thủy sản, cây trông dưới nước