1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phân tích điểm mới của BLDS 2015 về biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

36 752 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 46,81 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 1. Tính cấp iết của đề tài 5 2. Mục tiêu của đề tài 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Bố cục của bài tiểu luận 6 CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUÂT VỀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 7 1.1. Những vấn đề chung 7 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ 7 1.1.2. Đối tượng và phạm vi 8 1.2. Những quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ 8 1.2.1. Nguyên tắc thực hiện biện pháp bảo đảm 8 1.2.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 9 1.2.3. Hình thức và hiệu lực 19 1.2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 20 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 26 CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 27 2.1. Những điểm mới của BLDS 2015 về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 27 2.1.1. Cầm giữ tài sản 27 2.1.2. Bảo lưu quyền sở hữu 28 2.1.3. Về biện pháp bảo lãnh 29 2.1.4. Về biện pháp cầm cố tài sản 30 2.1.5. Về biện pháp thế chấp 31 2.1.6. Về biện pháp tín chấp 33 2.1.7. Về biện pháp ký quỹ 34 2.2. Lí do thay đổi luật 34 2.3. Kiến nghị 35 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 36 KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38   LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế thì các giao dịch dân sự, thương mại được xem như một công cụ hữu hiệu giúp cho các chủ thể tìm kiếm được lợi ích của mình. Một nền kinh tế năng động luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro và việc nhận biết chúng, khắc phục và ngăn chặn những rủi ro ngay từ chính những giao dịch được ký kết là một cách làm khôn ngoan và chủ động mà các nhà làm luật đã dự phòng thông qua việc thiết kế kế quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sư. Và Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự, kinh tế tại tòa án cũng thể hiện sự bất nhất trong áp dụng cácqui định pháp luật về bảo đảm. Nhiều bản án sơ thẩm về các giao dịch vay mượn trong dân sự, tín dụng ngân hàng có liên quan đến bảo lãnh, thế chấp, cầm cố bị kháng cáo, kháng nghị để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Trong số đó không ít các vụ án bị Toà phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm; Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng cáo kháng nghị, tuyên huỷ, trả lại cấp sơ thẩm xét xử lại. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra những suy nghĩ về các qui định pháp luật liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong sự . Trên cơ sở đó đề cập đến một vài vấn đề cần xem xét, nghiên cứu để sửa đổi bổ sung BLDS. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu các quy định hiện hành về những vấn đề chung và những điểm mới của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự năm 2015. Bên cạnh đó còn một mục tiêu hướng đến là tìm ra những điểm chưa hợp lý và đề xuất, kiến nghị ý kiến điều chỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những điểm mới của các biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự 2015. • Phạm vi Do đây là một đề tài khá rộng lại được thực hiện cá nhân nên phạm vi nghiên cứu cũng chỉ tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên quan đến các biện pháp thực hiện nghĩa vụ. 4. Bố cục của bài tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận bài tiểu luận của em được chia thành 02 chương như sau: + Chương I: Quy định của pháp luật về các biện pháp thực hiện nghĩa vụ. + Chương II: Những điểm mới của bộ luật dân sự năm 2015 về các biện pháp thực hiện nghĩa vụ.   CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUÂT VỀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 1.1. Những vấn đề chung 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ • Khái niệm Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể hiểu theo hai phương diện: Về mặt khách quan là sự quy định của pháp luật, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó. Về mặt chủ quan là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. • Đặc điểm Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều có những đặc điểm chung như sau: + Các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính: Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc và gắn liền với một nghĩa vụ nào đó. Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ: khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm. + Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự. : Thông thường khi đặt ra biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên. + Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ.: Thông thường trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự, bên có nghĩa vụ tự giác thực hiện nghĩa vụ của họ đối với người có quyền và nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đó cũng được coi là chấm dứt. Chức năng dự phòng của các biện pháp bảo đảm cho thấy các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhằm qua đó bảo đảm quyền lợi cho bên có quyền. + Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên: Nếu các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ khác nhau thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể phát sinh thông qua sự thỏa thuận của các bên trong một giao dịch dân sự. Tuy nhiên, cách thức và toàn bộ nội dung của một biện pháp bảo đảm đều là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên. 1.1.2. Đối tượng và phạm vi a. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất.: Lợi ích của các bên trong nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất. Quy luật ngang giá trong các quan hệ tài sản cho chúng ta thấy rằng chỉ có lợi ích vật chất mới bù đắp được các lợi ích vật chất . Vì vậy các bên trong quan hệ nghĩa vụ không thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng của biện pháp bảo đảm. Lợi ích vật chất là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là một tài sản. Các đối tượng này phải có đủ các yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối với một đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung. b. Phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính: Điều 319 BLDS 2005 quy định: “Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại”. Như vậy về nguyên tắc phạm vi bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ khi các bên không thỏa thuận và pháp luật không quy định khác nhưng cũng có thể chỉ là một phần nghĩa vụ. 1.2. Những quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ 1.2.1. Nguyên tắc thực hiện biện pháp bảo đảm Khoản 2 Điều 318 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định nguyên tắc thực hiện biện pháp bảo đảm, đó là nguyên tắc dựa trên quy định của pháp luật hoặc căn cứ vào thảo thuận của các bên. Điều đó có nghĩa là, trong trường hợp pháp luật có quy định về việc các bên phải quy định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,thì các bên buộc phải thực hiện nghĩa vụ đó.Trong trường hợp pháp luật không quy định các bên có nghĩa vụ quy định biện pháp bảo đảm khi giao kết hợp đồng, v.v., thì việc có quy định biện pháp bảo đảm hay không là tuỳ thuộc vào ý chí của các bên. Trong trường hợp các bên không quy định về biện pháp bảo đảm và luật pháp cũng không quy định về biện pháp bảo đảm,thì không bên nào có nghĩa vụ thực hiện bất kỳ biện pháp bảo đảm nào. 1.2.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ BLDS quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ lần lượt bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. • Về biện pháp cầm cố tài sản Khái niệm Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, quy định pháp luật và các phân tích liên quan đến vấn đề cầm cố tài sản, cụ thể như sau: Theo quy định của luật dân sự hình thức cầm cố tài sản: Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Thời hạn cầm cố tài sản: Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thoả thuận. Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố. Đối tượng: Đối tượng của biện pháp cầm cố là động sản hay nói cách khác là các tài sản có thể chuyển giao được. Do đó, bất động sản sẽ không thể trở thành đối tượng của giao dịch cầm cố. Đây là điểm khác với biện pháp bảo đảm thế chấp, tài sản dùng để thế chấp có thể là cả động sản hoặc bất động sản. Các bên của giao dịch cầm cố cần phải lưu ý đến đối tượng cầm cố vì nếu sai về đối tượng, giao dịch có thể sẽ bị tuyên vô hiệu. Cầm cố nhiều tài sản: Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 5

1 Tính cấp iết của đề tài 5

2 Mục tiêu của đề tài 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Bố cục của bài tiểu luận 6

CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUÂT VỀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 7

1.1 Những vấn đề chung 7

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp lý của biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ 7

1.1.2 Đối tượng và phạm vi 8

1.2 Những quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ 8

1.2.1 Nguyên tắc thực hiện biện pháp bảo đảm 8

1.2.2 Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 9

1.2.3 Hình thức và hiệu lực 19

1.2.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 20

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 26

CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 27

2.1 Những điểm mới của BLDS 2015 về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .27 2.1.1 Cầm giữ tài sản 27

2.1.2 Bảo lưu quyền sở hữu 28

2.1.3 Về biện pháp bảo lãnh 29

2.1.4 Về biện pháp cầm cố tài sản 30

2.1.5 Về biện pháp thế chấp 31

2.1.6 Về biện pháp tín chấp 33

2.1.7 Về biện pháp ký quỹ 34

2.2 Lí do thay đổi luật 34

2.3 Kiến nghị 35

Trang 2

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 36 KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Việt Nam hội nhập ngày càng sâurộng với nền kinh tế quốc tế thì các giao dịch dân sự, thương mại được xem nhưmột công cụ hữu hiệu giúp cho các chủ thể tìm kiếm được lợi ích của mình Mộtnền kinh tế năng động luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro và việc nhận biết chúng,khắc phục và ngăn chặn những rủi ro ngay từ chính những giao dịch được ký kết làmột cách làm khôn ngoan và chủ động mà các nhà làm luật đã dự phòng thông quaviệc thiết kế kế quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụdân sư Và Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự, kinh tế tại tòa án cũng thể hiện sự bất nhấttrong áp dụng cácqui định pháp luật về bảo đảm Nhiều bản án sơ thẩm về các giaodịch vay mượn trong dân sự, tín dụng ngân hàng có liên quan đến bảo lãnh, thếchấp, cầm cố bị kháng cáo, kháng nghị để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, bản án

đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Trong số đókhông ít các vụ án bị Toà phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm; Hội đồng xét xử giám đốcthẩm chấp nhận kháng cáo kháng nghị, tuyên huỷ, trả lại cấp sơ thẩm xét xử lại

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra những suy nghĩ về cácqui định pháp luật liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong

sự Trên cơ sở đó đề cập đến một vài vấn đề cần xem xét, nghiên cứu để sửa đổi bổsung BLDS

2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu các quy định hiện hành về những vấn đềchung và những điểm mới của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựnăm 2015 Bên cạnh đó còn một mục tiêu hướng đến là tìm ra những điểm chưa hợp

lý và đề xuất, kiến nghị ý kiến điều chỉnh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những điểm mới của các biệnpháp thực hiện nghĩa vụ dân sự 2015

 Phạm vi

Trang 4

Do đây là một đề tài khá rộng lại được thực hiện cá nhân nên phạm vi nghiêncứu cũng chỉ tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên quan đến các biện pháp thựchiện nghĩa vụ.

4 Bố cục của bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận bài tiểu luận của em được chia thành 02chương như sau:

+ Chương I: Quy định của pháp luật về các biện pháp thực hiện nghĩa vụ + Chương II: Những điểm mới của bộ luật dân sự năm 2015 về các biện

pháp thực hiện nghĩa vụ

Trang 5

CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUÂT VỀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 1.1 Những vấn đề chung

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp lý của biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

 Khái niệm

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể hiểu theo hai phương diện:

- Về mặt khách quan là sự quy định của pháp luật, cho phép các chủ thểtrong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp màpháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thờixác định và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó

- Về mặt chủ quan là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra cácbiện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa

vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra

+ Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bêntrong quan hệ nghĩa vụ dân sự : Thông thường khi đặt ra biện pháp bảo đảm, cácbên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người cónghĩa vụ Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích nângcao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên

+ Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩavụ.: Thông thường trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự, bên có nghĩa vụ tự giác thựchiện nghĩa vụ của họ đối với người có quyền và nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa

vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đócũng được coi là chấm dứt Chức năng dự phòng của các biện pháp bảo đảm cho

Trang 6

thấy các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không được thựchiện hoặc thực hiện không đúng nhằm qua đó bảo đảm quyền lợi cho bên có quyền.

+ Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ sự thỏa thuận giữacác bên: Nếu các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ khác nhau thì biệnpháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể phát sinh thông qua sự thỏa thuận củacác bên trong một giao dịch dân sự Tuy nhiên, cách thức và toàn bộ nội dung củamột biện pháp bảo đảm đều là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên

1.1.2 Đối tượng và phạm vi

a Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất.: Lợi íchcủa các bên trong nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất.Quy luật ngang giá trong các quan hệ tài sản cho chúng ta thấy rằng chỉ có lợi íchvật chất mới bù đắp được các lợi ích vật chất Vì vậy các bên trong quan hệ nghĩa

vụ không thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng của biện pháp bảo đảm Lợi íchvật chất là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là một tài sản Các đốitượng này phải có đủ các yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối với một đối tượng củanghĩa vụ dân sự nói chung

b Phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vinghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính: Điều 319BLDS 2005 quy định: “Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn

bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận vàpháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn

bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại” Như vậy về nguyên tắc phạm vibảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ khi các bên không thỏa thuận và pháp luật không quyđịnh khác nhưng cũng có thể chỉ là một phần nghĩa vụ

1.2 Những quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

1.2.1 Nguyên tắc thực hiện biện pháp bảo đảm

Khoản 2 Điều 318 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định nguyên tắc thực hiệnbiện pháp bảo đảm, đó là nguyên tắc dựa trên quy định của pháp luật hoặc căn cứvào thảo thuận của các bên Điều đó có nghĩa là, trong trường hợp pháp luật có quyđịnh về việc các bên phải quy định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,thì cácbên buộc phải thực hiện nghĩa vụ đó.Trong trường hợp pháp luật không quy định

Trang 7

các bên có nghĩa vụ quy định biện pháp bảo đảm khi giao kết hợp đồng, v.v., thìviệc có quy định biện pháp bảo đảm hay không là tuỳ thuộc vào ý chí của các bên.Trong trường hợp các bên không quy định về biện pháp bảo đảm và luật pháp cũngkhông quy định về biện pháp bảo đảm,thì không bên nào có nghĩa vụ thực hiện bất

kỳ biện pháp bảo đảm nào

1.2.2 Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

BLDS quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ lần lượt bao gồm:cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp

 Về biện pháp cầm cố tài sản

- Khái niệm

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mìnhcho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, quy định pháp luật và các phântích liên quan đến vấn đề cầm cố tài sản, cụ thể như sau:

Theo quy định của luật dân sự hình thức cầm cố tài sản: Việc cầm cố tài sảnphải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợpđồng chính

- Thời hạn cầm cố tài sản:

Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thoả thuận Trong trường hợp không cóthoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảođảm bằng cầm cố

- Đối tượng:

Đối tượng của biện pháp cầm cố là động sản hay nói cách khác là các tài sản

có thể chuyển giao được Do đó, bất động sản sẽ không thể trở thành đối tượng củagiao dịch cầm cố Đây là điểm khác với biện pháp bảo đảm thế chấp, tài sản dùng

để thế chấp có thể là cả động sản hoặc bất động sản Các bên của giao dịch cầm cốcần phải lưu ý đến đối tượng cầm cố vì nếu sai về đối tượng, giao dịch có thể sẽ bịtuyên vô hiệu

- Cầm cố nhiều tài sản:

Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụdân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ Các bêncũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ

Trang 8

- Huỷ bỏ việc cầm cố tài sản:

Việc cầm cố tài sản có thể bị huỷ bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý

- Xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cố:

Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhậncầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác Bênnhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụđược bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cốthì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố

- Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố:

Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhậncầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liênquan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vaythì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồithường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếutiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó

- Chấm dứt cầm cố tài sản

Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;

+ Việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảođảm khác;

+ Tài sản cầm cố đã được xử lý;

+ Theo thoả thuận của các bên

- Trả lại tài sản cầm cố

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều

339 của Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu

Trang 9

được trả lại cho bên cầm cố Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng đượctrả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác.

Như vậy, việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân

sự nhưng cũng có thể được đặt bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng Trong mọitrường hợp, cầm cố tài sản đều là sự thỏa thuận từ các bên về tài sản và nghĩa vụcủa các bên, bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyền một tài sản thuộc sở hữucủa mình để đảm bảo nghĩa vụ dân sự

Khi cầm cố tài sản, người cầm cố phải chuyển tài sản đó để cho người nhậncầm cố quản lý và sử dụng Còn đối với thế chấp tài sản thì người thế chấp được giữlại tài sản thế chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩavụ

 Về biện pháp thế chấp

- Chủ thể của thế chấp tài sản: (Điều 342 BLDS)

Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản để bảođảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình được gọi là bên bảo đảm hay bên chếchấp Ngược lại, bên có quyền được gọi là bên được bảo đảm, hay bên nhận thếchấp Chủ thể của thế chấp tài sản phải có đủ điều kiện mà pháp luật quy định đốivới người tham gia giao dịch dân sự nói chung

- Đối tượng của thế chấp tài sản: (Điều 342 BLDS)

a) Tài sản thế chấp là bất động sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp Tùytừng trường hợp, các bên có thể thỏa thuận để dùng toàn bộ hay một phần bất độngsản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

b) Đối tượng là động sản: bên thế chấp có thể dùng toàn bộ hoặc một phầntài sản là động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân

sự Trong trường hợp bên thế chấp đã dùng toàn bộ một tài sản là động sản để thếchấp mà động sản đó có cả vật chính, vật phụ thì thì vật chính, vật phụ đề là đốitượng của thế chấp Nếu bên thế chấp chỉ dùng vật chính hoặc chỉ dùng vật phụ củamột tài sản để thế chấp thì đối tượng của thế chấp chỉ là phần tài sản đã được xácđịnh

Trang 10

c) Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất: theo quy định của pháp luật nước

ta, cá nhân không có quyền sở hữu đối với đất đai nhưng có quyền sử dụng đất và

họ được dùng quyền sử dụng đất để thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

d) Tài sản thế chấp là tài sản sẽ hình thành trong tương lai ( khoản 1, điều

342 BLDS) ngoài việc dùng các tài sản hiện có để thế chấp, bên có nghĩa vụ cònđược dùng các tài sản sẽ hình thành trong tương lai để thực hiện thế chấp đảm bảothực hiện nghĩa vụ dân sự

- Xử lí tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp: (Điều 35, 357 BLDS)+ Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản thế chấp được xử lí để thực hiệnnghĩa vụ

+ Về nguyên tắc, việc xử lí tài sản thế chấp được thực hiện thông qua việcbán đấu giá Tuy nhiên nếu có thỏa thuận của các bên trước khi đến thời hạn thựchiện nghĩa vụ thì các bên thực hiện theo thỏa thuận đó về việc xử lí tài sản thế chấp

+ Trong trường hợp phải xử lí tài sản thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ đếnhạn mà tài sản đó được dùng thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ thì các nghĩa vụ khác

dù chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn Quyền được ưu tiên thanh toán củanhững người nhận thế chấp được xác định theo thứ tự đăng kí thế chấp

+ Nếu nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp đã được thực hiệnxong thì biện pháp thế chấp đó đương nhiên được coi như chấm dứt

 Về biện pháp đặt cọc

- Khái niệm

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí,

đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn đểbảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự

- Đối tượng của đặt cọc

Trong quan hệ đặt cọc, hành vi của các bên chủ thể sẽ tác động vào một tàisản cụ thể nào đó Những tài sản này chính là đối tượng của biện pháp đặt cọc Theoquy định tại Khoản 1 Điều 358 BLDS 2005 thì đối tượng của đặt cọc là “một khoảntiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”, tức là những vật có giá trịhoặc các vật thông thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia Tuy nhiên

Trang 11

để trở thành đối tượng của biện pháp đặt cọc, các tài sản theo quy định phải đáp ứngđiều kiện luật định.

- Chủ thể của đặt cọc

Chủ thể của một quan hệ pháp luật nói chung là những người tham gia quan

hệ pháp luật đó Chủ thể của bất kì quan hệ pháp luật nào cũng phải đáp ứng cácđiều kiện theo quy định tại Điều 122 BLDS 2005 thì: “người tham gia giao dịch cónăng lực hành vi dân sự Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện” Nhưvậy, nếu các bên muốn tham gia vào giao dịch đặt cọc cũng phải đáp ứng hai điềukiện trên

Mục đích của đặt cọc do các bên chủ thể thỏa thuận Việc chỉ ra mục đíchcủa đặt cọc có ý nghĩa quan trọng để xác định hiệu lực của đặt cọc

Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh trước khi các bên thiết lậpnghĩa vụ mà các bên không thỏa thuận về mục đích của đặt cọc thì biện pháp đặtcọc đó sẽ đảm bảo giao kết hợp đồng Khi thỏa thuận đặt cọc có hiệu lực pháp lý

nó sẽ ràng buộc các bên trong quan hệ buộc phải giao kết hợp đồng Nếu các bên viphạm thỏa thuận này thì sẽ phải chịu chế tài Trường hợp này, thỏa thuận đặt cọcmặc nhiên chấm dứt hiệu lực pháp luật khi hợp đồng đã được giao kết bởi mục đíchcủa biện pháp đặt cọc đã đạt được

Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh sau khi hợp đồng đã đượcgiao kết thì mục đích của đặt cọc là nhằm thực hiện hợp đồng

Đối với trương hợp các bên chủ thể thỏa thuận mục đích của đặt cọc là vừanhằm giao kết hợp đồng, vừa nhằm thực hiện hợp đồng thì hiệu lực của thỏa thuậnđặt cọc kéo dài từ khi các bên giao kết thỏa thuận đặt cọc đến khi giao kết hợp đồng

Trang 12

và hoàn thành việc thực hiện hợp đồng Trong quá trình này tài sản đặt cọc có thểđược đem ra xử lý bất cứ lúc nào khi có hành vi vi phạm xảy ra.

+ Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện theo đúng thỏa thuận: tài sản đặtcọc hoặc sẽ được trở về cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào để thực hiện nghĩa vụ trảtiền

+ Nếu hợp đồng không được giao kết, thực hiện như thỏa thuận: trường hợp

do lỗi của bên đặt cọc thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; trường hợp dolỗi của bên nhận đặt cọc thì bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc

và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc

Hậu quả như trên sẽ được áp dụng trừ trường hợp các bên có thỏa thuậnkhác Hiện nay pháp luật không quy định tỷ lệ tối đa giữa giá trị tài sản đặt cọc vàgiá trị hợp đồng giao kết, thực hiện Như vậy, các bên được quyền thỏa thuận về giátrị tài sản đặt cọc, thông thường không vượt quá 50% giá trị hợp đồng Tuy nhiên,nếu các bên có thỏa thuận giá trị tài sản đặt cọc cao hơn và thỏa thuận mức phạt caohơn so với quy định nêu trên của pháp luật thì vẫn được chấp nhận

 Về biện pháp ký cược

- Khái niệm: Ký cược là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân

sự khoản 1 Điều 359, Bộ luật dân sự 2005 quy định: “ký cược là việc bên thuê tàisản là động sản giao cho bên thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật

có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việctrả lại tài sản thuê”

- Đối tượng:

- Nội dung : Ký cược bao gồm những đặc điểm sau:

Biện pháp này được áp dụng để đảm bảo cho việc trả lại tài sản trong hợpđồng thuê tài sản Tài sản thuê có tính chất của động sản, có sự chuyển giao từ bên

Trang 13

cho thuê sang bên thuê Ký cược cũng mang đặc tính có khả năng thanh khoản caonhư: tiền, kim khí quý, đá quý, các tài sản có giá trị khác Giá trị của tài sản ký cược

ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản thuê, vì nó bao gồm cả giá trị tài sản thuê

và khoản tiền thuê để bồi thường cho bên thuê nếu tài sản thuê không được trả lại

Do vậy, những biện pháp này cũng chủ yếu được áp dụng đối với những hợp đồngthuê tài sản có giá trị nhỏ, hay việc sử dụng tài sản dễ bị hư hỏng

- Mục đích: Ký cược có mục đích nhằm đảm bảo:

+ Bên nhận ký cược lấy tiền thuê tài sản;

+ Bên ký cược lấy lại toàn bộ tài sản hay một phần giá trị tài sản cho thuêtrong trường hợp tài sản cho thuê không còn hoặc trong trường hợp bên thuê khôngtrả lại tài sản thuê

Vì vậy khi ký cược, hai bên phải thoả thuận về thời hạn khi nào bên thuêphải giao lại tài sản Thời hạn ký cược là thời hạn cho thuê tài sản Về hình thức kýcược, Bộ luật dân sự 2005 không quy định phải được thành lập văn bản, do đó việc

ký cược không nhất thiết phải được thành lập văn bản mà có thể thoả thuận bằngmiệng cũng có giá trị pháp lý Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với trường hợp tài sản

có đăng ký quyền sở hữu thì văn bản ký cược là chứng cứ để bên cho thuê tài sảnthực hiện đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản ký cược từ bên thuê sang bên chothuê

- Hậu quả pháp lý đối với ký cược: Nếu đến hạn bên thuê trả lại tài sản thuêtheo đúng thoả thuận thì tài sản kí cược được trả lại cho bên thuê sau khi trừ tiềnthuê; nếu đến hạn bên thuê không trả lại tải sản thuê thì tài sản ký cược thuộc sởhữu của bên cho thuê Khi đó bên thuê phải có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục pháp

lý cần thiết để sang tên, chuyển quyền sở hữu tài sản ký cược

Với hậu quả pháp lý như trên ta sẽ thấy rằng trong việc xử lý tài sản ký cược

có các trường hợp sau:

+ Bên thuê trả lại tài sản thuê Khi bên thuê trả lại tài sản thì bên cho thuêphải trả lại tài sản ký cược, nhưng được trừ tiền thuê chưa trả Để thực hiện đượcviệc trả lại tài sản ký cược và tài sản thuê thì bên thuê phải có nghĩa vụ giữ gìn tàisản thuê và sử dụng đúng mục đích đã thuê, đúng công dụng của tài sản đã thuê, vàbên cho thuê (bên nhận ký cược) có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản ký cược;

Trang 14

không được khai thác, sử dụng tài sản đó, không được xác lập giao dịch đối với tàisản ký cược, trừ trường hợp bên ký cược đồng ý Nếu bên ký cược không đồng ýcho bên nhận ký cược sử dụng tài sản ký cược thì bên ký cược có quyền yêu cầubên nhận ký cược ngừng việc sử dụng tài sản ký cược, nêu do sử dụng tài sản kýcược có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

+ Bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê Trường hợp bên thuê cố tìnhkhông trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có thể yêu cầu toà án buộc bên thuê phảitrả lại tài sản thuê và việc trả tài sản thuê và tài sản ký cược được thực hiện cùnglúc

+ Tài sản thuê không còn để trả lại vì lý do mất mát hay tiêu huỷ hoặc bị mấtkhông phải do lỗi cố ý của bên thuê Trường hợp này tài sản ký cược thuộc về bêncho thuê và khi đó chấm dứt nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê Nếu tàisản thuê hoặc tài sản ký cược có sự thay đổi về giá trị theo bất cứ hướng nào thì cácbên không có yêu cầu thanh toán chênh lệnh

 Về biện pháp ký quỹ

- Khái niệm: Ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm việc thực hiệnnghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại cho bên có quyền khi bên bảo đảm không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Được quy định tại điều 360 Bộ luật dân

sự 2005 về ký quỹ như sau: “1 Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiềnhoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại mộtngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.”

- Nội dung : Với biện pháp ký quỹ 2 bên có thể mở một tài khoản tại ngânhàng nhưng không được dùng tài khoản khi chưa chấm dứt hợp đồng Mặc dù vẫn

là chủ của tài khoản đó nhưng bên có nghĩa vụ không được thực hiện bất kỳ mộtgiao dịch rút tiền nào từ tài khoản đó bởi số tài khoản ký quỹ đó được xác định đểbảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền

Tài sản dùng để ký quỹ cũng tương tự như tài sản dùng để đặt cọc, ký cược

đó là tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá được bằng tiền Khác với cầm cố tàisản đối với ký quỹ, quyền tài sản không thể được dùng để ký quỹ

Trong khi đặt cọc và ký cược thì tài sản bảo đảm được giao cho bên nhậnbảo đảm còn đối với ký quỹ, tài sản không được giao cho bên nhận bảo đảm Việc

Trang 15

ký quỹ có thể được thực hiện trước khi xác định được bên có quyền Hướng dẫn vềgiao dịch bảo đảm ký quỹ, Điều 34 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: Tài sản

ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 360 Bộ luật Dân sự được gửi vào tài khoảnphong toả tại ngân hàng thương mại để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Bên kýquỹ có thể thực hiện việc ký quỹ tài sản một lần hoặc nhiều lần tùy theo thỏa thuậncủa các bên hoặc pháp luật quy định

Theo Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, điều 3 liệt

kê các giao dịch bảo đảm yêu cầu phải đăng ký không liệt kê biện pháp bảo đảm kýquỹ, vì vậy ký quỹ là giao dịch bảo đảm không bắt buộc phải đăng ký nếu không cóyêu cầu của các bên, vẫn có hiệu lực nếu các bên tuân thủ đúng các quy định củapháp luật

- Mục đích: Trong ký quỹ bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ cam kết bảo đảmthực hiện nghĩa vụ dân sự, bên nhận bảo đảm là bên có quyền được ngân hàngthanh toán bồi thường thiệt hại khi bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ của mình

- Hậu quả pháp lý: Điều 37 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về nghĩa

vụ của bên ký quỹ như sau:

1 Thực hiện ký quỹ tại ngân hàng mà bên có quyền được ngân hàng thanhtoán, bồi thường thiệt hại chỉ định hoặc chấp nhận

2 Nộp đủ tài sản ký quỹ theo đúng thoả thuận với bên có quyền được ngânhàng thanh toán, bồi thường thiệt hại

3 Thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúngcam kết với bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại

 Về biện pháp bảo lãnh

- Khái niệm:

Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền(gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi làbên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bênbảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thựchiện nghĩa vụ của mình Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập

Trang 16

thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính Trong trường hợp pháp luật cóquy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực.

- Do vậy biện pháp bảo lãnh làm xuất hiện các mối quan hệ sau:

+ Quan hệ giữa bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) và bên có quyền (bênnhận bảo lãnh) làm xuất hiện nghĩa vụ cần bảo đảm và cam kết về nghĩa vụ cần bảođảm

+ Quan hệ giữa bên thứ ba (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhậ bảolãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếunhư đến hạn nghĩa vụ bị vi phạm;

+ Quan hệ giữa người thứ ba (bên nhận bảo lãnh) với bên có nghĩa vụ (bênđược bảo lãnh) cam kết về việc bên có nghĩa vụ phải hoàn lại cho bên bảo lãnh giátrị phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay mình Thông thường, trong bảolãnh, cả ba mối quan hệ trên cùng tồn tại song song, nhưng cũng có thể chỉ là haiquan hệ trên thôi Quan hệ thứ ba không cùng tồn tại vì có thể quan hệ đó được táchthành cam kết riêng giữa hai bên căn cứ vào một văn bản pháp luật cụ thể nào đóhay thực hiện đường lối chính sách của nhà nước mà không nhất thiết phải lập hợpđồng riêng; hoặc có thể bên bảo lãnh tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thay cho bên cónghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không biết và bên bảo lãnh cũng không yêu cầu bênđược bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hoàn lại Do vậy, bảo lãnh là quan hệ pháp lý,theo đó bên thứ ba cam kết trước bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên

có nghĩa vụ nếu đến hạn mà nghĩa vụ bị vi phạm

 Về biện pháp tín chấp

- Khái niệm:

Tín chấp là việc Tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật cho phép bảo đảm(bằng tín chấp) cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hànghoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ Việc cho vay cóbảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đíchvay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngânhàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết

Trang 17

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức chính trị – xã hộikiểm tra việc sử dụng vốn vay

Trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng

Hiện nay BLDS chưa quy định rõ về vai trò cụ thể của tổ chức đứng ra bảođảm tín chấp Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hơn về quyền và nghĩa

vụ của tổ chức chính trị – xã hội đứng ra tín chấp Ở đây, những tổ chức này cónghĩa vụ:

Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng về điều kiện, hoàn cảnh của cánhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn tại tổ chức tín dụng đó

Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn,tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốnvay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tíndụng

Những tổ chức tín dụng này có quyền từ chối bảo đảm tín chấp, nếu xét thấy

cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinhdoanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sinh ra để phục vụ cho nghĩa

vụ dân sự Do đó, nó tồn tài bên cạnh nghĩa vụ dân sự được bảo đảm Tín chấp làmột biện pháp mang tính dự phòng Nghĩa là chỉ áp dụng khi nghĩa vụ được bảođảm không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng

1.2.3 Hình thức và hiệu lực

 Hình thức

Theo quy định của BLDS 2005, hình thức của các biện pháp bảo đảm phảiđược thể hiện bằng văn bản Hình thức văn bản đóng vai trò quan trọng trong việctạo căn cứ để các bên thực hiện hợp đồng, là căn cứ để xác định trách nhiệm của cácbên nếu có tranh chấp xảy ra

Bên cạnh việc lập văn bản thì các giao dịch bảo đảm cũng cần phải côngchứng, chứng thực nếu các bên có thỏa thuận hoặc trái pháp luật về thủ tục côngchứng, chứng thực, vì đây là một trong các điều kiện làm phát sinh hiệu lực củagiao dịch bảo đảm Thông thường đối tượng của các giao dịch bảo đảm thuộc loạitài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì khi giao kết các bên phải công chứng, chứng

Trang 18

thực Phòng công chứng chứng thực để bảo đảm giá trị pháp lý của giao dịch thôngqua xác định các điều kiện về tư cách chủ thể, ý chí tự nguyện của các bên và mụcđích, nội dung của giao dịch, tính pháp lý của tài sản giao dịch

Trong một số trường hợp nhất định thì biện pháp bảo đảm cũng phải đượcđăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới phát sinh hiệu lực pháp luật

 Hiệu lực

BLDS 2015 có sự phân định rõ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng với thờiđiểm phát sinh hiệu lực của biện pháp bảo đảm đối với người thứ ba (hay “hiệu lựcđối kháng với người thứ ba” – một cách gọi khác được sử dụng trong BLDS 2015)

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: Về nguyên tắc, hợp đồng được giao kếthợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc luật

có quy định khác (Điều 401 BLDS 2015)

Một trong những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 đó

là một số trường hợp, các quy định của Luật là các quy định ưu tiên áp dụng Điềunày phần nào tránh được các vướng mắc khi áp dụng pháp luật bao gồm các quyđịnh chồng chéo của Luật, Nghị định, thông tư

- Thời điểm đối kháng với người thứ ba:

Khác với BLDS năm 2005 khi chưa có quy định cụ thể về cách xác định thờiđiểm phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba, BLDS 2015 đã quy định thờiđiểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba cũng nhưphương thức làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là: đó là: (i) Nắmgiữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm và (ii) Đăng ký biện pháp bảo đảm (Điều 297BLDS năm 2015)

Việc quy định rõ thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối khángvới người thứ ba giúp bên nhận bảo đảm có căn cứ xác định thời điểm được quyềntruy đòi TSBĐ và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 BLDS năm2015

Ngày đăng: 11/04/2017, 16:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w