Bài luận văn tiến sĩ Văn hóa học gồm 270 trang, trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo.Tín ngưỡng và lễ hội là đặc trưng văn hóa tiêu biểu của dân tộc M’nông. Qua tín ngưỡng và lễ hội, những giá trị văn hóa cộng đồng M’nông được phản ánh rõ nét. Luận án đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông từ đặc điểm, cấu trúc, chức năng, giá trị văn hóa đến mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội xuyên suốt truyền thống đến hiện đại. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để luận án nhận diện, đánh giá, dự báo xu hướng phát triển tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của người M’nông. Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông phù hợp xu thế thời đại mà vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người. Thông qua luận án, chúng tôi hi vọng sẽ đem lại cái nhìn hệ thống, chuyên sâu về tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông từ cách tiếp cận văn hóa học để có thể có những đóng góp nhất định trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Luận án chọn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu định tính (chủ yếu sử dụng các phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu điền dã), phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp nghiên cứu liên ngành. Luận án đã thực hiện khảo sát toàn địa bàn tỉnh Đăk Nông với 08 huyện thị (tập trung vào 04 huyện trọng điểm) cùng hơn 200 tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài nhằm phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu nghiên cứu. Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan về người M’nông ở Đăk Nông: Phần cơ sở lý luận trình bày các khái niệm cơ bản cùng các lý thuyết tiếp cận vấn đề. Phần tổng quan về người M’nông ở Đăk Nông đề cập một số vấn đề liên quan đến nguồn gốc tộc người, địa bàn phân bố, đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội. Chương này cũng đi vào khái quát đặc trưng một số địa bàn điền dã tiêu biểu. Chương 2. Đặc điểm tín ngưỡng truyền thống của người M’nông: Trình bày cơ sở nhận diện và đặc trưng của ba loại hình tín ngưỡng hiện còn nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa cư dân M’nông là tô tem, hồn linh và đa thần. Qua đó, làm rõ nền tảng hình thành những đặc trưng tín ngưỡng của người M’nông ở Đăk Nông. Chương 3. Đặc điểm lễ hội truyền thống của người M’nông: Tập trung làm rõ ba hệ thống nghi lễ lễ hội tiêu biểu của người M’nông (vòng đời, vòng cây trồng, sinh hoạt cộng đồng). Các yếu tố cấu thành lễ hội, chức năng, mối quan hệ, giá trị văn hóa của tín ngưỡng và lễ hội cũng được chú trọng nghiên cứu trong chương này. Chương 4. Sự biến đổi tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông ở tỉnh Đăk Nông hiện nay: Nội dung chương hướng đến các vấn đề cơ bản: Những biến đổi của tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông hiện nay; Các tác nhân tạo nên sự biến đổi; Xu huớng biến đổi; Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông hiện nay.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VÕ THỊ THÙY DUNG
TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG
TỈNH ĐĂK NÔNG
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62.31.70.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
N gười hướng dẫn khoa học
1 PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp
Trang 2Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ:
Tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông là công trình nghiên cứu của riêng tôi, mọi trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
TP HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận án
Võ Thị Thùy Dung
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 14
4 Phương pháp nghiên cứu 15
5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 18
6 Mục tiêu nghiên cứu 19
7 Đóng góp của luận án 20
8 Bố cục của luận án 21
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI M’NÔNG Ở ĐĂK NÔNG 23
1.1 Cơ sở lý luận 23
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 23
1.1.2 Lý thuyết tiếp cận vấn đề 30
1.2 Tổng quan về người M’nông ở Đăk Nông 35
1.2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành tộc người 35
1.2.2 Địa bàn phân bố 38
1.2.3 Hoạt động kinh tế 41
1.2.4 Tổ chức xã hội 42
1.2.5 Đời sống văn hóa 45
1.3 Khái quát một số địa bàn điền dã tiêu biểu 49
1.3.1 Huyện Krông Nô 50
1.3.2 Huyện Đăk Song 51
1.3.3 Huyện Cư Jut 52
1.3.4 Huyện Tuy Đức 53
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG 56
2.1 Tín ngưỡng tô tem 56
2.1.1 Đặc điểm của tín ngưỡng tô tem 56
Trang 42.1.3 Tín ngưỡng tô tem của người M’nông 61
2.2 Tín ngưỡng đa thần 66
2.2.1 Về quan niệm 66
2.2.2 Về biểu hiện 71
2.3 Tín ngưỡng hồn linh 76
2.3.1 Đặc điểm của tín ngưỡng hồn linh 76
2.3.2 Tín ngưỡng hồn linh ở Việt Nam 79
2.3.3 Tín ngưỡng hồn linh ở người M’nông 81
2.4 Nền tảng hình thành đặc trưng tín ngưỡng dân tộc M’nông 85
2.4.1 Môi trường tự nhiên 85
2.4.2 Môi trường xã hội 86
2.4.3 Giao lưu văn hóa 88
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG 93
3.1 Các lễ hội truyền thống của người M’nông 93
3.1.1 Lễ hội liên quan đến cuộc đời con người 94
3.1.2 Lễ hội liên quan đến lao động sản xuất 102
3.2 Các yếu tố cấu thành lễ hội 109
3.2.1 Các yếu tố cốt lõi 109
3.2.2 Các yếu tố bổ trợ 112
3.3 Chức năng của tín ngưỡng và lễ hội trong đời sống văn hóa M’nông 114
3.3.1 Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội 114
3.3.2 Chức năng tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông 121
3.4 Giá trị văn hóa trong tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông 123
3.4.1 Giá trị nhân sinh 123
3.4.2 Giá trị tâm linh 126
3.4.3 Giá trị đạo đức 128
CHƯƠNG 4: SỰ BIẾN ĐỔI TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI M’NÔNG Ở TỈNH ĐĂK NÔNG HIỆN NAY 133
4.1 Những biến đổi cụ thể trong tín ngưỡng và lễ hội 133
4.1.2 Tín ngưỡng và lễ hội liên quan đến vòng đời 133
4.1.3 Tín ngưỡng và lễ hội liên quan đến lao động sản xuất 138
Trang 54.2.1 Chính sách của nhà nước, của địa phương 147
4.2.2 Kinh tế 150
4.2.3 Xã hội 153
4.2.4 Khoa học công nghệ 160
4.3 Xu hướng biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội 162
4.3.1 Xu hướng tích cực 162
4.3.2 Xu hướng tiêu cực 165
4.4 Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông 168 4.4.1 Các định hướng cơ bản 168
4.4.2 Đề xuất một số giải pháp 171
KẾT LUẬN 180
TÀI LIỆU THAM KHẢO 186
I Tài liệu tiếng Việt 186
II Tài liệu tiếng nước ngoài 200
III Tài liệu internet 202
PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐĂK NÔNG 207
Phụ lục 2 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN 208 Phụ lục 3 HÌNH ẢNH
Trang 6M Ở ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
Tỉnh Đăk Nông được thành lập tháng 1 năm 2004 trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đăk Lăk Đây là địa bàn cư trú chính, tập trung đông nhất của người M’nông ở Tây Nguyên Việt Nam Hiện trạng cư trú này đã ổn định cách đây hàng ngàn năm, là kết quả của những cuộc chuyển cư diễn ra từ rất xa xưa trong lịch sử
Theo thống kê dân tộc toàn tỉnh, đến hết tháng 12 năm 2013, người M’nông chiếm trên 9% dân số, đứng thứ hai về số lượng sau dân tộc Kinh và là dân tộc bản địa có dân số đông nhất sinh sống tại Đăk Nông hiện nay
Người M’nông ở Đăk Nông còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa hình thành trên nền tảng kinh tế nương rẫy tự cung tự cấp của xã hội tiền giai cấp mang tính cộng đồng cao, trong đó có hệ thống tín ngưỡng Tín ngưỡng là thành tố quan trọng trong đời sống nghi lễ, lễ hội độc đáo của cư dân M’nông Nói cách khác, cơ sở tạo nên bản sắc tộc người chính là tín ngưỡng và lễ hội truyền thống Tìm hiểu văn hóa M’nông, nhất là văn hóa tinh thần thực sự cần thiết để có thể nhận diện, lý giải những giá trị văn hóa trong đời sống tộc người Đây là lý do đầu tiên thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài làm vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước Người M’nông cũng không ngoại lệ Thế nhưng, số lượng những công trình đi sâu tìm hiểu về tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông còn khá hạn chế Sự hạn chế này kéo theo những hiểu biết chưa thật sự sâu sắc, đầy đủ về thành tố quan trọng này trong đời sống văn hóa tinh thần cư dân M’nông Việc nghiên cứu một cách hệ thống từ góc nhìn văn hóa học
về tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông sẽ có thể đem lại ý nghĩa nhất định về mặt khoa học Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển văn hóa của Đăk Nông nói riêng có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội, chính trị không chỉ của địa phương mà còn cả Tây Nguyên nói chung
Trang 7Ngoài ra, theo thời gian, kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều đổi thay theo xu thế hội nhập, giao lưu, tiếp biến văn hóa và tôn giáo mới Người M’nông vì thế cũng đứng trước những thách thức lớn đối với sự phát triển cộng đồng Rõ nét nhất là sự biến đổi văn hóa truyền thống, trong đó có hệ thống tín ngưỡng, sâu xa hơn là hệ thống lễ hội bởi mối quan hệ mật thiết giữa tín ngưỡng và lễ hội Nếu không nhanh chóng tiến hành nghiên cứu văn hóa truyền thống người M’nông ở Đăk Nông nói riêng và các dân tộc đang sinh sống trên đất nước ta nói chung thì những nét văn hóa truyền thống đó sẽ bị rơi vào quên lãng, thậm chí mất đi dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trước thực tế đang diễn ra, việc nghiên cứu tín ngưỡng và lễ hội truyền thống của người M’nông nhằm bảo tồn và
phát huy nó trong đời sống văn hóa hiện nay là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn
Là người làm công tác giảng dạy văn hóa và sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên, cũng là người gắn bó với Đăk Nông qua nhiều chuyến điền dã, thực tế, đã chứng kiến nhiều đổi thay trong đời sống văn hóa các dân tộc bản địa, trong đó có người M’nông, chúng tôi không khỏi trăn trở trước những vấn đề trên Thực hiện luận
án là cơ hội giúp bản thân có thêm kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học về vùng đất, con người nhằm phục vụ có hiệu quả cho công việc lâu dài gắn bó với Tây
Nguyên Đó cũng là một trong những lý do thôi thúc chúng tôi lựa chọn Tín ngưỡng
và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông làm đề tài cho luận án của mình Hi vọng
rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đem lại cái nhìn hệ thống, toàn diện hơn về vấn
đề tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông từ truyền thống đến hiện tại Từ kết quả nghiên cứu, luận án có thể cung cấp thêm tư liệu và luận cứ khoa học cho các nhà quản lý hoạch định chính sách một cách phù hợp để phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mà vẫn bảo tồn, phát huy được vốn văn hóa truyền thống của cư dân M’nông trên vùng đất Tây Nguyên
2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề
Vùng đất Tây Nguyên với nhiều dân tộc bản địa cùng sinh sống tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo Vì thế, đây là nơi nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên
Trang 8cứu, trong đó có nghiên cứu văn hóa Đến nay số lượng công trình nghiên cứu về các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung, người M’nông nói riêng đã khá dày dặn
Trước năm 1954, các công trình liên quan đến người M’nông chủ yếu là của
một số học giả người Pháp Có thể kể đến H Bernard với Những cư dân mọi ở Đăk
Lăk, H Maitre với Rừng người Thượng: Vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam … Điểm chung của các công trình trên là chỉ phác họa khái quát về người
M’nông trong bức tranh về các dân tộc thiểu số cao nguyên miền Trung Việt Nam
Sau năm 1954, có một số công trình đáng chú ý như Minority groups in the
Republic of Vietnam ( Các nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hòa) (Shrock J.L and
others) hay Sons of the mountains: Ethnohistory of the Vietnamese Central
Highlands to 1954 (Những người con của núi rừng: Lịch sử tộc người ở Cao Nguyên Việt Nam đến năm 1954) và Free in the forest: Ethnohistory of the Vietnamese Central Highlands 1954 – 1976 (Tự do trong rừng: Lịch sử tộc người ở Cao Nguyên Việt Nam 1954 – 1976) của G C Hickey…Đáng chú ý có công trình
nghiên cứu về người M’nông Gar của Georges Condominas Nous avons mangé la
forêt xuất bản lần đầu ở Pháp vào năm 1974, lần thứ hai năm 2003 Ở Việt Nam, công trình được Nhà xuất bản Thế giới ấn hành hai lần vào năm 2003 và 2008 với
tên gọi Chúng tôi ăn rừng đá - Thần Gôo và tiểu tựa “Hii saa Brii Mau-Yaang
Gôo”Biên niên sử về làng Sar Luk của người M’nông Gar (Bộ tộc tiền Đông Dương trên cao nguyên miền Trung Việt Nam) Ngoài ra, còn có một tập hợp các
bài biên khảo do Georges Condominas thực hiện ở Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1953 đến năm 1976 theo hướng tiếp cận liên ngành dân tộc học, xã hội học và
ngôn ngữ học được xuất bản năm 1978 với tựa đề L’Espace social A propos de
l’Asie du Sud-Est , đến năm 1997 được dịch ra bản tiếng Việt với tên gọi Không gian
xã hội vùng Đông Nam Á Đây thật sự là những công trình có giá trị giúp đem lại
hiểu biết về người M’nông trong một giai đoạn lịch sử nhất định
Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cũng có một số công trình có đề cập
đến người M’nông như Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam: nguồn gốc và phong
Trang 9tục (1970) của Nguyễn Trắc Dĩ; Việt Nam chí lược: Cao nguyên miền thượng (1974)
của Cửu Long Giang - Toan Ánh….và một số bài báo của Nghiêm Thẩm in trên
Nguyệt san Quê hương năm 1961 như “Tìm hiểu đồng bào Thượng” , “Nền kinh tế
của các đồng bào Thượng Trung nguyên Trung phần” hay một số bài “Phong quang tỉnh Đăk Lăk" (Hồ Xuân Đàm, 1969); “Đồng bào sơn cước tại Việt Nam cộng hòa" (Lê Đình Chi, 1972)… Tóm lại, trước năm 1975, văn hóa dân tộc M’nông đã được chú ý nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu của người Việt Nam Những hiểu biết về người M’nông đến giai đoạn này chỉ mang tính khái lược
Sau năm 1975, người M’nông nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm
nghiên cứu Minh chứng là hàng loạt công trình như Các dân tộc ít người ở Việt
Nam – các tỉnh phía Nam (1984) của Viện Dân tộc học; Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam (1999) của nhóm tác giả Đặng Văn Lung, Hoàng Sông Thao,
Đặng Văn Trụ; Lưu Hùng với Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (1996); Văn hóa các
dân tộc Tây Nguyên, thực trạng và những vấn đề đặt ra (2004) do Trần Văn Bính
chủ biên; Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên (2007) của Ngô Đức Thịnh; Văn
hóa, xã hội và con người Tây Nguyên (2007, Nguyễn Tấn Đắc)… Đây là những
công trình có đề cập đến người M’nông nhưng chủ yếu khái quát về tộc người với những đặc điểm chung về dân số, địa bàn cư trú, đời sống vật chất, tinh thần Bên cạnh đó cũng có nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu một vài khía cạnh cụ thể trong đời sống văn hóa của đồng bào
Với những nghiên cứu chuyên sâu về người M’nông và có nội dung liên quan đến luận án, chúng tôi tập trung thành hai nhóm vấn đề sau:
* Các công trình nghiên cứu chung về văn hóa tinh thần của người M’nông
Tín ngưỡng và lễ hội là khía cạnh thuộc đời sống tinh thần Vì vậy, những công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu ít nhiều tìm hiểu về đời sống tinh thần
cư dân M’nông sẽ được tập hợp ở nhóm này để có cái nhìn chung nhất
Trang 10Nằm trong chương trình nghiên cứu về các dân tộc ở Việt Nam, năm 1966
Bộ Quân lực Hoa Kỳ đã công bố Minority groups in the Republic of Vietnam (Các
nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hòa) Công trình này giới thiệu tổng quát các tộc người thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt ở Tây Nguyên Những nét chung về người M’nông từ ngôn ngữ, nguồn gốc tộc người, đặc điểm nhân chủng đến đời sống kinh
tế, cấu trúc xã hội… được miêu tả qua hơn 50 trang chia thành 12 phần Đặc biệt, phần năm và phần sáu đề cập đến tập quán, cấm kị cũng như tôn giáo của người
M’nông với nhiều nhận định về tín ngưỡng vạn vật hữu linh, về niềm tin vào thế giới thần linh cùng nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống cộng đồng là lễ Tam Boh
(lễ kết nghĩa) và các lễ liên quan đến đời sống nương rẫy gắn với cây lúa Dù gói gọn trong 9 trang nhưng những tư liệu đó giúp người nghiên cứu có thêm cơ sở cho những kết luận liên quan đến văn hóa tinh thần truyền thống của cư dân M’nông trong quá khứ
Năm 1982, Đại cương về các dân tộc Ê Đê – M’nông ở Đăk Lăk (Sở Văn
hóa thông tin tỉnh Đăk Lăk) do Bế Viết Đẳng chủ biên được công bố Theo đó, các vấn đề như phân bố dân cư, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân chủng… của hai tộc người Ê Đê, M’nông đều được làm rõ Phần thứ ba của công trình, tác giả Vũ Đình Lợi trình bày những nghi lễ - phong tục trong chu kỳ đời sống của hai tộc người này Chỉ với dung lượng 9 trang (từ trang 165 đến trang 173) nên những gì tác giả trình bày về nghi lễ, phong tục cũng chỉ dừng lại ở việc gợi mở cho những ai có ý định nghiên cứu sâu hơn về văn hóa tinh thần của người M’nông và Ê Đê
Với Những khía cạnh văn hóa dân gian M’nông (Nxb.Văn hóa dân tộc xuất
bản năm 2001), tác giả Đỗ Hồng Kỳ đã tập trung khai thác ba vấn đề của người M’nông là đời sống vật chất, đời sống xã hội và văn hóa tinh thần Trên phương diện văn hóa tinh thần, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội… được miêu
tả, phân tích đem đến cho độc giả nhiều kiến thức bổ ích Do mục tiêu công trình hướng đến làm rõ văn hóa dân gian M’nông nói chung nên việc nhận diện các yếu
tố liên quan tín ngưỡng và lễ hội vẫn chưa được chú trọng nhiều
Trang 11Trong Văn hóa mẫu hệ M’nông (2007, Nxb Văn hóa dân tộc), Trương Bi đã
đem đến một cái nhìn chuyên sâu về thiết chế văn hóa của đồng bào M’nông – văn hóa mẫu hệ Các thiết chế mẫu hệ M’nông từ bon làng đến gia đình, dòng họ, từ lao động sản xuất đến quan hệ xã hội được quan tâm khai thác Dù ở đâu, trong hoạt động nào, tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông vẫn tác động và chi phối Tuy nhiên,
đó không phải là vấn đề Trương Bi chú trọng, điều tác giả nhấn mạnh là dấu ấn thiết chế mẫu hệ trong đời sống cộng đồng M’nông xưa và nay Nhưng có thể khẳng định, những gì tác giả làm rõ đã cung cấp cho chúng tôi nhiều kiến thức có ích
Phong tục tập quán cổ truyền của một số dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên
(2007, Nxb Văn hóa dân tộc) của Lê Văn Kỳ, Ngô Đức Thịnh có đóng góp mới hơn khi tập trung nghiên cứu phong tục tập quán người Ê Đê và M’nông Bằng việc
đi sâu lí giải, làm rõ các khía cạnh khác nhau của tập tục biểu hiện trong sinh hoạt hàng ngày, trong đời sống cộng đồng, trong mối quan hệ với thiên nhiên… các tác giả đưa ra nhiều kết luận xác đáng về vấn đề phong tục cổ truyền của hai trong số nhiều dân tộc tiêu biểu ở Nam Tây Nguyên
Vũ Lân và Trương Bi trong Nhạc cụ dân gian Ê Đê, M’nông (Nxb Văn hóa
dân tộc xuất bản năm 2010) hướng đến nghiên cứu chuyên sâu về nhạc cụ dân gian của hai tộc người Ê Đê, M’nông Trong đó, những nét khái quát về đời sống canh tác, tổ chức xã hội, tín ngưỡng, nghi lễ phong tục của người M’nông được dành riêng một phần để giới thiệu Khi đề cập đến hệ thống nghi lễ vòng cây trồng và nghi lễ vòng đời người, các tác giả nhấn mạnh hai hệ thống này “Liên quan chặt chẽ đến hệ thống thần linh và tín ngưỡng đa thần của người M’nông” [Vũ Lân 2010: 162] Điều đó phần nào cho thấy mối liên hệ mật thiết khó có thể tách rời của tín ngưỡng và lễ hội trong đời sống văn hóa tộc người
Nằm trong chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đăk Nông chủ trì, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thực hiện và
Nguyễn Thế Nghĩa chủ nhiệm, báo cáo khoa học Văn hóa M’nông và vấn đề bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc M’nông ở tỉnh Đăk Nông hoàn thành năm
Trang 122007 rất có ý nghĩa Bởi lẽ, người M’nông lần đầu tiên được nghiên cứu trong chính bối cảnh của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh Đăk Nông (khác với các công trình trước tìm hiểu về người M’nông ở Tây Nguyên nói chung) Với mục tiêu nghiên cứu văn hóa M’nông phục vụ việc đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc M’nông trên địa bàn Đăk Nông, tác giả đã khái quát tổng hợp nhiều vấn đề, từ lịch sử vùng đất đến thực trạng đời sống, từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần Trong báo cáo, Nguyễn Thế Nghĩa dành chương 4 “Tín ngưỡng và tôn giáo của tộc người M’nông” và chương 9 “Lễ hội dân gian M’nông” để giới thiệu các vấn đề này Phạm vi nghiên cứu hẹp, dung lượng nhỏ (khoảng 80 trang trên tổng số gần 600 trang của báo cáo) lại tìm hiểu dưới góc độ bảo tồn, phát huy nên những vấn đề như các loại hình tín ngưỡng, mối quan hệ tín ngưỡng, lễ hội truyền thống cùng những biến đổi trong tình hình hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cụ thể
Con voi trong đời sống văn hóa của dân tộc M’nông của Trần Tấn Vịnh do
Nxb Văn hóa dân tộc giới thiệu năm 1999 là công trình khá đặc biệt khi đi sâu nghiên cứu đặc trưng loài, đời sống cũng như vai trò của voi – loài vật được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu về người M’nông Công trình là đóng góp quan trọng bởi người M’nông được biết đến là dân tộc có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi Con voi có “Một vị trí hết sức to lớn, ảnh hưởng và ngấm sâu vào các mối quan
hệ của đời sống xã hội, tác động vào văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và nhiều hình thức sinh hoạt cộng đồng khác của dân tộc M’nông” [Tấn Vịnh 1999: 30] Dù truyền thống này đã mai một dần nhưng việc đi sâu vào các kiến thức săn bắt, thuần dưỡng cùng nhiều nghi lễ, phong tục, kiêng cữ liên quan đến loài voi của người M’nông phần nào giúp hiểu rõ hơn về văn hóa tinh thần của người M’nông trên Tây Nguyên trong lịch sử
Trương Bi – Bùi Minh Vũ trong Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các tộc
người Ê Đê, M’nông (2009, Nxb Văn hóa dân tộc) hướng đến bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa của hai tộc người Ê Đê, M’nông Suốt công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp này, những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, di sản văn hóa
Trang 13và thực trạng văn hóa truyền thống của hai tộc người được phân tích kỹ Trong phần
“Thực trạng văn hóa truyền thống các tộc người Ê Đê, M’nông”, nghi lễ - lễ hội cộng đồng đề cập đến hai hệ thống: Lễ nông nghiệp và lễ vòng đời người Nhìn chung, những kiến thức khái quát về người M’nông trên các phương diện cung cấp nhiều thông tin, nhất là những nhận định gợi mở về nguyên nhân dẫn đến biến đổi văn hóa truyền thống của người Ê Đê, M’nông hiện nay
Người M’nông ở Việt Nam do Vũ Khánh chủ biên được Nxb Thông tấn phát
hành năm 2011 là tập sách ảnh nghiên cứu tổng quan về người M’nông Được triển khai thành 6 chương, những vấn đề liên quan đến người M’nông như tổ chức xã hội, đời sống kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần được công trình khái quát khá đầy
đủ Tác giả cũng đã đưa ra một số nhận xét ngắn gọn về niềm tin tín ngưỡng, về nghi lễ, lễ hội khi khắc họa đời sống tinh thần cộng đồng M’nông Đặc biệt, đây là công trình song ngữ (Việt - Anh) với nhiều hình ảnh minh họa độc đáo cho các hoạt động trong đời sống văn hóa Tập sách có ý nghĩa cả về mặt nội dung lẫn hình thức nhằm trang bị những hiểu biết chung nhất về người M’nông ở Việt Nam
Báo cáo Đề tài nghiên cứu thuộc chương trình Khoa học công nghệ cấp Tỉnh
Văn hóa mẫu hệ M’nông và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đăk Nông hiện nay nghiệm thu năm 2012 do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đăk
Nông chủ trì, Phan Thị Hồng chủ nhiệm đề tài là một đóng góp đáng quan tâm Trước hết, công trình đem lại cái nhìn tổng quan nhưng cũng khá cụ thể về đặc điểm văn hóa mẫu hệ của người M’nông thể hiện qua bon làng, dòng họ, gia đình Qua đó, đi sâu chỉ ra những tác động tích cực lẫn tiêu cực của văn hóa mẫu hệ M’nông đến sự phát triển kinh tế lẫn xã hội của tỉnh Đăk Nông trong tình hình hiện nay Nhờ đó, đem lại cái nhìn khá toàn diện ở cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn
về thiết chế văn hóa mẫu hệ hiện tồn tại và chi phối nhiều mặt đời sống, bao gồm cả tín ngưỡng, lễ hội của cư dân M’nông trên địa bàn Đăk Nông
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tộc người M’nông ở Tây Nguyên nhưng chủ yếu giới thiệu khái quát nên chỉ có thể đem đến bức tranh chung
Trang 14nhất Tuy nhiên, đó chính là những công trình đóng vai trò gợi mở và là tài liệu tham khảo rất cần thiết cho đề tài
* Các công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội M’nông
Mục tiêu luận án là nghiên cứu tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông Những công trình liên quan trực tiếp đến tín ngưỡng và lễ hội của cư dân
M’nông được tập hợp vào nhóm này nhằm tạo góc nhìn cụ thể đối tượng nghiên cứu
Công trình sớm nhất và đặc biệt nhất về người M’nông là Chúng tôi ăn rừng
đá - Thần Gôo của G Condominas Điểm đặc biệt ở chỗ đây công trình không có
mục đích nghiên cứu tín ngưỡng, lễ hội người M’nông nhưng lại cung cấp nhiều tư liệu quý cho việc tìm hiểu tín ngưỡng, lễ hội dân tộc này Bởi toàn bộ công trình là một sưu tập “Những tư liệu thô thu nhặt được và rút ra từ các sổ tay ghi chép” của tác giả về cộng đồng người Mnông Gar tại làng Sar Luk, Đăk Lăk thời điểm năm
1949 (hay chính xác hơn theo cách nói của tác giả là năm trồng trọt kéo dài từ cuối tháng 11 năm 1948 đến đầu tháng 12 năm 1949) Thông qua việc mô tả những sự kiện diễn ra tại làng Sar Luk trong chu kỳ nông nghiệp ấy, từ “Lễ kết nghĩa của Baap Can, một cuộc trao đổi lễ hiến trâu” đến “Cái chết và đám tang của Taang – Jieng – Còng”, hay “Ngày hội lớn cúng đất ở Sar Lang”…, cuốn sách là bức tranh được vẽ một cách tỉ mỉ về cách sống của những con người cấu thành xã hội đó, và
“Cái cách họ thực hiện sự tồn tại của chính “mẫu hình” văn hóa đó” Với Chúng tôi
ăn rừng đá - Thần Gôo, chúng tôi có thêm tư liệu để nghiên cứu tín ngưỡng, lễ hội
truyền thống của người M’nông trong giai đoạn lịch sử đã qua
Công trình Văn hóa dân gian M’nông (1993, Nxb Văn hóa dân tộc) do Ngô
Đức Thịnh chủ biên được xem là đóng góp đáng kể trong tìm tòi, nhận diện văn hóa dân gian M’nông Ngô Đức Thịnh bên cạnh nhấn mạnh đến nhiều khía cạnh của văn hóa dân gian đã hướng đến làm rõ vấn đề tín ngưỡng, lễ hội biểu hiện trong đời sống cộng đồng, trong tổng thể văn hóa dân gian của người M’nông mà tác giả quan tâm nghiên cứu
Trang 15Nghi lễ và âm nhạc trong nghi lễ của người M’nông (Bu Nong) của Tô Đông
Hải do Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2003 được chia thành 2 phần: Các nghi
lễ cổ truyền và Các hình thức âm nhạc nghi lễ ở người Bu Nong (tộc danh của
người M’nông) Phần Các nghi lễ cổ truyền tập trung làm rõ hệ thống nghi lễ lễ hội
thuộc vòng đời người, hệ thống nghi lễ lễ hội liên quan đến vòng sinh trưởng của cây trồng, những nghi lễ lễ hội liên quan đến phong tục tập quán và sinh hoạt cộng
đồng Trên cơ sở đã phân tích, phần Các hình thức âm nhạc nghi lễ cung cấp một số
kiến thức về các loại nhạc cụ, cách thức trình diễn, kiêng cữ liên quan đến nghi lễ truyền thống của người M’nông Qua đó, giúp hiểu hơn về yếu tố quan trọng cấu thành nên nghi lễ là âm nhạc
Năm 2006, Trương Bi giới thiệu chuyên luận Nghi lễ cổ truyền của người
M’Nông (Nxb.Văn hóa dân tộc) Đây là công trình rõ nét nhất về đời sống tinh thần người M’nông khi đi sâu tìm hiểu hệ thống nghi lễ cổ truyền Theo tác giả giới thiệu trong Lời mở đầu “Dân tộc M’nông nghi lễ lễ hội chưa có ranh giới rõ ràng Do
đó, chúng tôi gọi lễ hội dân gian của đồng bào M’nông là nghi lễ” [Trương Bi 2006: 6] Dựa trên quan điểm đó, nghi lễ vòng đời (sinh đẻ, cưới hỏi, tang ma), nghi lễ nông nghiệp (phát rẫy, canh tác, thu hoạch) và một số nghi lễ khác liên quan đến hai
hệ thống nghi lễ trên đã được tác giả miêu tả khá cụ thể Vì chú trọng tìm hiểu nghi
lễ cổ truyền nên việc xác định các loại hình tín ngưỡng truyền thống cùng mối quan
hệ tín ngưỡng, lễ hội và những biến đổi trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay là vấn đề còn bỏ ngỏ
Công trình Nghi lễ và phong tục các tộc người ở Tây Nguyên do Ngô Đức
Thịnh tuyển chọn và giới thiệu được Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 2006 lại có điểm đặc biệt khác Toàn bộ công trình gồm 10 bài nghiên cứu của các học viên cao học người dân tộc thiểu số Tây Nguyên Nội dung tập trung vào chủ đề tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục và lễ hội các dân tộc Tây Nguyên từ Xơteng, Cadong, Gia Rai đến Ba Na, Ê Đê, M’nông, Stiêng Có thể thấy công trình này rất công phu và giá trị bởi đó là tâm huyết, là “hơi thở” của chính con người núi rừng Tây Nguyên Nghiên
Trang 16cứu về nghi lễ M’nông có hai bài viết khá kĩ của hai tác giả người M’nông về “Diễn biến trong tang lễ cổ truyền của người M’nông Rlâm ở Uôn Dlei” (Y Tuyn Bing) và
“Nghi lễ cưới xin truyền thống của người M’nông Gar ở bon Rchai A” (Lê Thị Thanh Xuân) Dù chỉ dừng ở tầm mức bài trích trong một công trình tổng hợp nhưng các bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích
Năm 2008, tác giả Nguyễn Mạnh Cường công bố Văn hóa tín ngưỡng của
một số dân tộc trên đất Việt Nam do Nxb Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa xuất
bản Công trình có cách tiếp cận khác hơn khi đi qua các vùng văn hóa tiêu biểu, lựa chọn những dân tộc tiêu biểu để giới thiệu văn hóa tín ngưỡng của họ Với Tây Nguyên, văn hóa tín ngưỡng của người Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, M’nông lần lượt được đề cập, miêu tả, phân tích khá đầy đủ Qua đó, độc giả có thêm điều kiện tiếp xúc với đời sống tinh thần cư dân M’nông
Gần đây, trong chuyên luận Nghi lễ truyền thống của người Bu Nong
(M’nông) được Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2010, nhà nghiên cứu Tô Đông Hải trình bày một loạt nghi lễ truyền thống từ những nghi lễ thuộc vòng đời người, nghi lễ liên quan đến vòng sinh trưởng của cây lúa đến nghi lễ liên quan đến phong tục tập quán và sinh hoạt cộng đồng Công trình đem đến góc nhìn cụ thể, rõ nét về
hệ thống nghi lễ được tiến hành thường xuyên trong đời sống cá nhân cũng như cộng đồng Đáng tiếc là nghiên cứu trong thời điểm đất nước có nhiều biến đổi nhưng tác giả chưa đề cập đến biến đổi tín ngưỡng, lễ hội cùng những tác động đến đời sống văn hóa tộc người Dù vậy, đây là tài liệu tham khảo hữu ích với đề tài
Trong Những khía cạnh văn hóa dân gian M’nông Nong do Nxb Lao động
xuất bản năm 2012, Đỗ Hồng Kỳ tìm hiểu văn hóa dân gian nhóm M’nông Nong - một trong bảy nhánh tiêu biểu còn lưu giữ nhiều đặc trưng văn hóa tộc người đang sinh sống ở Đăk Nông Trên cơ sở khái quát về thành phần, lịch sử tộc người, đời sống vật chất, đời sống xã hội, những đặc trưng văn hóa dân gian của nhóm M’nông
Nong từ văn học dân gian đến nhạc cụ, gia phả đều được làm rõ Tín ngưỡng và lễ nghi, lễ hội được trình bày thành hai phần Phần tín ngưỡng, lễ nghi chú ý đến lễ
Trang 17nghi nông nghiệp (cúng thần lúa, cúng dụng cụ, thu hoạch mùa màng), lễ nghi vòng đời người (lễ đặt tên, trưởng thành, cưới xin, ma chay) và một số lễ nghi khác (cúng thần, cúng ngõ, cúng voi ) Phần lễ hội, Đỗ Hồng Kỳ giới thiệu hai lễ hội mà tác
giả cho rằng “Lễ hội của họ có lẽ chỉ có hai Đó là Lễ hội mừng có voi mới và Lễ
hội đâm trâu” [Đỗ Hồng Kỳ 2012: 89] Với những gì được giới thiệu, người nghiên
cứu có thêm điều kiện so sánh văn hóa tinh thần giữa các nhánh M’nông để rút ra được những kết luận khoa học
Cùng các chuyên khảo trên, còn khá nhiều bài báo in trong các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Dân tộc học, tạp chí Khoa học xã hội, tạp chí Văn hóa
dân gian,… cung cấp cho độc giả cái nhìn ở các góc độ khác nhau đối với đời sống tinh thần từ trước đến nay của người M’nông Có thể kể đến một số bài nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội người M’nông như “Tục kiêng cữ khi phát rẫy của người BuNong” của Tô Đông Hải, Điểu Kâu; “Đôi nét về tập tục tang ma M’nông” (Vũ Lợi); “Lễ hội đâm trâu của người M’nông” (Đỗ Hồng Kỳ, Điểu Kâu);
“Tục lệ cưới xin của người M’nông” (Đỗ Hồng Kỳ); “Lễ cưới truyền thống của người M’nông” (Triệu Văn Thịnh) Tuy dừng lại ở một nét đặc biệt nào đó trong phạm vi bài nghiên cứu ngắn nhưng những bài báo đó cũng là tài liệu tham khảo rất cần thiết cho đề tài
Qua các công trình nghiên cứu về người M’nông, có thể thấy đời sống tinh thần được nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu Vấn đề được tập trung chú trọng nhất là nghi lễ tộc người Tìm hiểu tín ngưỡng, lễ hội M’nông truyền thống cùng những biến đổi trong bối cảnh xã hội cụ thể của tỉnh Đăk Nông vẫn chưa được quan tâm, nói khác hơn đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập đến Đó là lý do thúc đẩy
chúng tôi chọn Tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông làm đề tài
cho luận án của mình
* Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Thông qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:
Trang 18Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu chung về người M’nông đã đem lại
cái nhìn tổng quan từ lịch sử, thành phần dân tộc, địa bàn cư trú đến đời sống kinh
tế, sinh hoạt văn hóa của cư dân M’nông…Trong nhóm này, dù ít hay nhiều những nét tiêu biểu về văn hóa tinh thần tộc người được các tác giả quan tâm giới thiệu hoặc miêu tả
Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng và lễ hội của
người M’nông cung cấp cái nhìn chi tiết hơn, có nhiều công trình liên quan trực tiếp đến đề tài hơn khi đi sâu vào một số lĩnh vực quan trọng mà đề tài chú trọng như nghi lễ vòng đời, nghi lễ vòng cây trồng…Tuy nhiên, những công trình chuyên sâu
dù được miêu tả đầy đủ, cụ thể cũng chỉ dừng ở mức nghiên cứu nghi lễ truyền thống Đó cũng là lý do khiến đa số công trình thiếu cứ liệu về biến đổi tín ngưỡng
và lễ hội M’nông trong giai đoạn hiện nay
Thứ ba, các công trình đã điểm luận trên đều có ý nghĩa tham khảo quan trọng
ở hai khía cạnh lý luận và thực tiễn Nhất là với tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nhiều đặc trưng còn tồn tại nhưng cũng có những cái đã mai một theo thời gian, tác giả không thể không dựa vào tư liệu cũng như công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước Trên cơ sở hiểu biết chung về đời sống cư dân M’nông, những thông tin
cá nhân thu thập và các tài liệu tham khảo trên sẽ là kênh đối chiếu bổ ích giúp lý giải của người nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học sẽ khách quan hơn
Thứ tư, nhìn tổng quát, dù rất đầu tư nghiên cứu nhưng góc độ tiếp cận và
quy mô, mục đích của các công trình khoa học khác nhau nên còn những “khoảng trống” liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của cư dân M’nông Với nhóm công trình nghiên cứu chung, các thông tin cụ thể về người M’nông còn hạn chế, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích tổng hợp nên dù có những kết quả nghiên cứu khó có thể phủ nhận các công trình vẫn ít nhiều có những hạn chế Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tập trung tìm hiểu tín ngưỡng, lễ hội ở khía cạnh nào đó nhưng phương pháp nghiên cứu cũng chủ yếu là phân tích tổng hợp, không tiếp cận từ lý thuyết
Trang 19nghiên cứu văn hóa nên chưa chú trọng nhận diện, lý giải các đặc trưng, chức năng, giá trị văn hóa của đối tượng nghiên cứu, nhất là tín ngưỡng truyền thống Nhìn chung đến nay chưa có công trình riêng biệt như sách chuyên khảo, luận án về tín ngưỡng và lễ hội truyền thống của cư dân M’nông
Trên cơ sở đánh giá chung về tình hình nghiên cứu, nhất là những mặt còn hạn chế của các công trình về thông tin tư liệu, cách tiếp cận vấn đề, lý thuyết nghiên cứu… tác giả luận án cố gắng lựa chọn hướng tiếp cận mới để vừa kế thừa vừa nâng cao, bổ sung và hoàn thiện vấn đề nghiên cứu dưới phương diện văn hóa học để có thể có những đóng góp nhất định
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm tín ngưỡng và
lễ hội1 truyền thống của người M’nông tỉnh Đăk Nông cũng như mối quan hệ, chức năng, giá trị văn hóa của tín ngưỡng và lễ hội Bên cạnh đó, thực trạng, xu hướng biến đổi của tín ngưỡng, lễ hội hiện nay dưới tác động của nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan cũng được quan tâm làm rõ
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Người M’nông hiện sinh sống rải rác trên khắp địa
bàn tỉnh Đăk Nông (7 huyện và 1 thị xã) Việc nghiên cứu trải rộng ở các địa bàn trong tỉnh nhưng tập trung nghiên cứu sâu tại một số xã thuộc huyện Đăk Song, Krông Nô, Cư Jut, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa Đây là những vùng có đông người M’nông sinh sống và đáp ứng các tiêu chí chọn mẫu Tuy nhiên, trước năm 2004 tỉnh Đăk Nông vẫn chưa được tách ra từ tỉnh Đăk Lăk, khi tìm hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc M’nông, chúng tôi cũng khảo sát thêm huyện Buôn Đôn của tỉnh Đăk Lăk nhằm có cái nhìn so sánh cụ thể hơn đối tượng nghiên cứu
Nhìn chung, chúng tôi chọn các thôn, bon ở các vùng khác nhau đáp ứng ba tiêu chí: Ở vùng sâu, vùng xa còn giữ lại nhiều yếu tố truyền thống; ở vùng tương đối
1 Đây là hai đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ với nhau nên trong luận án, để tránh trùng lặp và trong một
số vấn đề chúng tôi sẽ sử dụng cách viết tín ngưỡng, lễ hội hoặc lễ hội (nhằm nói đến tín ngưỡng nhưng đã
được phản ánh bằng hình thức lễ hội)
Trang 20phát triển đã có sự giao lưu, cộng cư với nhiều dân tộc và ở vùng kinh tế phát triển có những biến đổi rõ rệt của văn hóa tộc người truyền thống để nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông tồn tại và phát
triển theo tiến trình lịch sử tộc người Do đó, những đặc trưng văn hóa được sàng lọc, biến đổi theo thời gian Với tín ngưỡng, lễ hội M’nông trong quá khứ đã xa (trước 1975), chắc chắn công trình của các nhà nghiên cứu đi trước sẽ là nguồn tư liệu quý báu để đối chiếu, so sánh và đưa ra những nhận định khoa học Đồng thời, thông tin hồi cố từ những người cao tuổi là không thể thiếu giúp đem đến cái nhìn khách quan hơn Trong điều kiện hiện tại, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu thời gian từ năm 1975 đến nay Bởi sau ngày đất nước thống nhất, các tộc người ở Tây Nguyên nói chung, người M’nông nói riêng đã có những chuyển biến lớn về kinh
tế, văn hóa, xã hội Để nghiên cứu biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội truyền thống, chúng tôi lựa chọn thời điểm thành lập tỉnh Đăk Nông từ năm 2004 đến nay với nhận định hệ thống quản lý và cơ cấu mới cũng sẽ tạo nên những thay đổi nhất định trong đời sống các tộc người trên vùng đất Đăk Nông Đặc biệt, những chủ trương chính sách, cơ chế riêng để phát triển tỉnh mới của các cấp chính quyền cũng sẽ ít nhiều đem lại sự khác biệt trong đời sống kinh tế, xã hội và cả văn hóa cư dân M’nông so với khoảng thời gian chưa tách tỉnh
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài Tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu hiện có (data analyzed method):
Các công trình nghiên cứu (sách, luận văn, luận án, báo cáo khoa học, tạp chí ) về tín ngưỡng, lễ hội của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các dân tộc bản địa Tây Nguyên cũng như dân tộc M’nông là những tư liệu quan trọng được tập hợp
để làm tài liệu tham khảo cho đề tài khi cần thiết Sau khi tập hợp, các tài liệu sẽ được phân nhóm theo định hướng nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu Việc phân tích, rút ra các luận chứng, luận cứ sẽ được tiến hành sau quá trình hệ thống hóa các
Trang 21tài liệu Ngoài ra, thông tin thu thập được từ báo cáo, số liệu thống kê của các nguồn như: Ban Dân tộc; Ban Tôn giáo; Cục thống kê; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Sở Thông tin Truyền thông…, các cấp chính quyền từ huyện, xã đến thôn bon sẽ giúp nghiên cứu và đánh giá về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội… của cộng đồng M’nông ở Đăk Nông
- Phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative research method): Là
phương pháp quan trọng nhằm nghiên cứu, tìm hiểu, kiểm tra, thu thập tài liệu hiệu quả Khi thực hiện, chúng tôi tập trung sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu
điền dã (fieldwork) cụ thể như sau:
Quan sát – Tham d ự: Thực hiện đề tài, người nghiên cứu tiến hành các đợt
điền dã dài ngày tại các bon tiêu biểu của người M’nông ở Đăk Nông Trong thời gian điền dã, chúng tôi tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng như các lễ cúng; các nghi lễ, lễ hội liên quan đến cuộc đời con người; các nghi lễ, lễ hội trong chu kỳ sản xuất nương rẫy; trong sinh hoạt cộng đồng…; các hoạt động thực hành nghi lễ tôn giáo như cầu nguyện hằng ngày, đi lễ và cầu nguyện hằng tuần; Đặc biệt, tham gia một số nghi lễ, lễ hội được phục dựng dưới sự định hướng, chỉ đạo của các cấp các ngành liên quan
Phỏng vấn: Thông qua các cuộc đối thoại (cấu trúc và bán cấu trúc) được
chuẩn bị sẵn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn già làng, thầy cúng, những người tham gia hành lễ, các chức sắc tôn giáo, giới trí thức dân tộc, người dân, lãnh đạo, những người làm công tác quản lý văn hóa trong chính quyền địa phương… dưới nhiều hình thức để thu thập thông tin thực tế về các vấn đề được quan tâm Ngoài ra, với các cuộc phỏng vấn sâu, tọa đàm nhóm tác giả nắm bắt các vấn đề như niềm tin tín ngưỡng, biểu hiện, vai trò, vị trí tín ngưỡng, lễ hội trong đời sống tinh thần của cộng đồng M’nông Phỏng vấn hồi cố được thực hiện với các già làng, những người lớn tuổi để tìm hiểu những hoạt động tín ngưỡng, lễ hội truyền thống nay đã mai một, không thể quan sát tham dự được
Trang 22Ngoài ra, một số kỹ thuật như ghi âm, gỡ băng, chụp ảnh, quay video…cũng được sử dụng nhằm phục vụ nghiên cứu một cách khách quan và đáng tin cậy
- Phương pháp nghiên cứu so sánh (comparative research method): Đề tài tìm
hiểu những đặc điểm tiêu biểu trong tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của người M’nông - một vấn đề văn hóa trong tiến trình phát triển Sự kết hợp phương pháp
nghiên cứu so sánh bao gồm so sánh lịch đại và so sánh đồng đại là không thể thiếu
nhằm tạo một tọa độ trong phân tích, tổng hợp, lý giải các dữ kiện văn hóa liên quan Nhờ đó, sẽ nhận ra cấu trúc chức năng của hiện tượng cũng như dấu hiệu, nguyên nhân biến đổi, sự vận hành của đối tượng nghiên cứu trong những bối cảnh khác nhau
So sánh lịch đại được sử dụng để so sánh đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa
cũng như tác động của các loại hình tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông giai đoạn hiện nay với truyền thống, nhất là khi có những dấu mốc quan trọng làm biến đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đất
So sánh đồng đại để so sánh, đối chiếu những đặc trưng và mức độ tác động
của tín ngưỡng, lễ hội truyền thống giữa các nhóm người M’nông ở các địa phương khác nhau trong tỉnh Đăk Nông và tỉnh Đăk Lăk
- Phương pháp hệ thống cấu trúc (structural system method): Là phương pháp
nghiên cứu, xem xét sự vật hiện tượng trong sự toàn vẹn của nó, được hợp thành bởi các yếu tố (phần tử, thành tố) có mối liên hệ tương đối bền vững và xác định, tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể luôn vận động, phát triển Việc nghiên cứu khách thể với tính cách là một hệ thống chính là xem xét quan hệ biện chứng giữa mặt hệ thống và mặt cấu trúc Vận dụng phương pháp này trong thực hiện đề tài, người nghiên cứu chú ý đến các mối quan hệ như quan hệ cá nhân – cộng đồng, con người – môi trường sống, con người – thế giới siêu nhiên “Giúp xác lập hoặc mô phỏng các mối quan hệ qua lại giữa các thành tố của đối tượng tư duy” [Trần Ngọc Thêm 2013: 82] Nhờ đó, đem lại cái nhìn bao quát nhằm xác định những giá trị của tín ngưỡng, lễ hội trong đời sống văn hóa của người M’nông ở Đăk Nông
Trang 23Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận án, người nghiên cứu cũng sẽ vận
dụng thêm phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary method)… Tóm lại, tùy tình hình thực tế mà các phương pháp được vận dụng với mức độ và cách thức khác nhau để đem lại hiệu quả nghiên cứu
5 C âu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ mục tiêu, đối tượng và lịch sử nghiên cứu đề tài, chúng tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu liên quan để định hướng giải quyết vấn đề theo mục tiêu đề ra:
- Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc M’nông tỉnh Đăk Nông tồn tại dưới hình thức nào là chủ yếu? Các loại hình tín ngưỡng phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của đồng bào gắn với những đặc trưng đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống của người M’nông như thế nào?
- Đặc trưng lễ hội M’nông? Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội? Chức năng, giá trị văn hóa của tín ngưỡng và lễ hội trong đời sống của cư dân M’nông?
- Thực trạng, xu hướng biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội M’nông hiện nay? Cần có những định hướng, giải pháp gì để bảo tồn cũng như phát huy các giá trị văn hóa tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông?
Từ những câu hỏi nghiên cứu đã nêu, vận dụng các lý thuyết nghiên cứu và dựa trên cơ sở tài liệu hiện có, chúng tôi đưa ra những giả thuyết nghiên cứu sau:
1 Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc M’nông tỉnh Đăk Nông tồn tại ở các hình thức khác nhau, rõ nét nhất là ba loại hình chính: Tô tem, hồn linh, đa thần
Các loại hình tín ngưỡng đều phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của đồng bào gắn liền với những đặc trưng đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống của người M’nông
2 Lễ hội truyền thống của người M’nông có thể phân thành ba nhóm chính:
Lễ hội vòng đời, lễ hội nông nghiệp và những lễ hội khác trong đời sống cộng đồng Thông qua lễ hội, cư dân M’nông có chỗ dựa vững chắc về tinh thần, duy trì và liên kết các mối quan hệ xã hội Ngoài ra, lễ hội cũng là môi trường giáo dục cũng như trao truyền những giá trị văn hóa tộc người
Trang 243 Tín ngưỡng và lễ hội có mối quan hệ mật thiết Tín ngưỡng là một trong những thành tố chính chi phối lễ hội, sinh hoạt lễ hội là nơi phản ánh tín ngưỡng,
nhờ đó đem lại đời sống tinh thần phong phú và tạo nên các giá trị văn hóa đậm bản sắc của cộng đồng trong suốt tiến trình lịch sử
4 Những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng và lễ hội, theo thời gian cũng sẽ có sự biến đổi theo xu thế phát triển của xã hội Các tác nhân chính tạo nên sự biến đổi văn hóa tín ngưỡng và lễ hội truyền thống là chính sách, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ Sự biến đổi tín ngưỡng, lễ hội M’nông
có thể theo cả xu hướng tích cực lẫn tiêu cực
5 Để bảo tồn, phát huy văn hóa tín ngưỡng và lễ hội truyền thống của dân tộc M’nông tỉnh Đăk Nông cần chú ý tính hệ thống của các thành tố, tính khả thi của các giải pháp, tính đồng bộ trong thực hiện của các cơ quan hữu quan theo ba hướng chủ đạo là tuyên truyền, chỉ đạo và thực hiện
6 M ục tiêu nghiên cứu
Luận án Tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông hướng đến
các mục tiêu nghiên cứu sau:
Nhận diện và lý giải đặc điểm tiêu biểu các loại hình tín ngưỡng truyền thống của người M’nông, cụ thể là tín ngưỡng tô tem, đa thần và hồn linh
Nghiên cứu lễ hội truyền thống của người M’nông theo ba trục lễ hội chính
là lễ hội liên quan đến vòng đời, lễ hội liên quan đến lao động sản xuất và các lễ hội khác trong đời sống cộng đồng Đồng thời làm rõ các yếu tố cấu thành lễ hội, mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội, giá trị, chức năng của tín ngưỡng, lễ hội trong đời sống văn hóa của cư dân M’nông trên vùng đất Đăk Nông
Tìm hiểu những biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông trong bối cảnh hiện nay Trên cơ sở đó, chỉ ra xu hướng biến đổi, nguyên nhân biến đổi để định hướng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông phù hợp xu thế xã hội mà vẫn bảo tồn những giá trị mang tính bản sắc của tộc người
Trang 257 Đóng góp của luận án
Về mặt lý luận: Luận án sử dụng ba lý thuyết nghiên cứu là lý thuyết chức
năng, lý thuyết cấu trúc và chủ nghĩa duy vật văn hóa của các nhà nghiên cứu văn hóa tiêu biểu như Bronislaw Malinowski, Radcliffe Brown, Lévi Strauss, Marvin Harris nhằm làm rõ những vấn đề chính như: các yếu tố cấu thành lễ hội, chức năng, giá trị văn hóa trong tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông, các tác nhân tạo nên sự biến đổi tín ngưỡng và lễ hội truyền thống… Việc sử dụng kết hợp ba lý
thuyết trên giúp đem lại hiểu biết cụ thể, sâu sắc đối tượng nghiên cứu từ phương
diện văn hóa học Đây là điểm mới so với các công trình nghiên cứu về người
trình trước đó, bởi như đã trình bày ở Lịch sử nghiên cứu vấn đề, tín ngưỡng và lễ
hội truyền thống của người M’nông ít nhiều được đề cập đến trong công trình của
cả học giả Việt Nam lẫn nước ngoài Thế nhưng, đó chỉ là những “mảnh” riêng lẻ được tiếp cận bởi các phương pháp khác nhau mà chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu tín ngưỡng và lễ hội truyền thống (mối quan hệ giữa chúng, sự tiếp biến từ quá khứ đến hiện tại) cùng những tác động của nó trên cơ sở kết hợp các phương pháp nhằm nghiên cứu đối tượng một cách hệ thống
Những tư liệu nghiên cứu (tư liệu tổng hợp, nhất là tư liệu cá nhân thu thập trong quá trình điền dã) cũng là đóng góp của luận án giúp đem lại cái nhìn cụ thể khi đánh giá các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội người M’nông hiện nay
Về mặt thực tiễn: Những năm vừa qua và hiện tại, Đảng và Nhà nước ta, đặc
biệt là lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên rất quan tâm đến đời sống đồng bào các dân tộc bản địa Nhiều chủ trương, chính sách riêng đối với đồng bào trên các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa đã được triển khai thành công Kết quả nghiên cứu của
Trang 26chúng tôi có thể trở thành nguồn tư liệu, cơ sở khoa học để các nhà quản lý, các cấp thẩm quyền có thể tham khảo đưa ra những chủ trương chính sách hợp lý để giải quyết tốt vấn đề bảo tồn, phát triển văn hóa, đặc biệt là văn hóa M’nông nói riêng
và các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung vốn rất nhạy cảm trong bối cảnh hội nhập hiện nay
Đồng thời, với tình cảm đặc biệt dành cho vùng đất Tây Nguyên, chúng tôi cũng hi vọng luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những nhà nghiên cứu Tây Nguyên và những ai quan tâm đến văn hóa vùng đất này
8 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận
án được chia thành bốn chương, cụ thể:
Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài và tổng quan về người M’nông ở Đăk Nông Ở chương này, chúng tôi trình bày những cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài Bên cạnh làm rõ lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái niệm bản lề như tín ngưỡng, lễ hội, nghi lễ, truyền thống, giá trị văn hóa… người nghiên cứu cũng làm rõ những vấn đề lý thuyết nhân học, văn hóa học được vận dụng Ngoài
ra, chương 1 cũng tập trung giới thiệu tổng quan về tộc người M’nông ở Đăk Nông trên các phương diện chủ yếu như đặc điểm dân cư, địa bàn cư trú; đặc trưng trong hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội; đời sống văn hóa vật chất và tinh thần nhằm đem
lại cái nhìn chung nhất về bức tranh cộng đồng M’nông tại Đăk Nông
Chương 2 Đặc điểm tín ngưỡng truyền thống của người M’nông Chương
này tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống của người M’nông chủ yếu dựa vào các tài liệu nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học và các tư liệu thu thập, phỏng vấn hồi cố Nội dung chính là nghiên cứu các loại hình tín ngưỡng truyền thống của người M’nông ở các phương diện khái niệm, đặc điểm, hình thức tồn tại, vai trò mỗi loại hình Trên cơ sở làm rõ các loại hình tín ngưỡng, chúng tôi đi sâu lý giải từ góc nhìn văn hóa học về nền tảng hình thành những đặc trưng văn hóa trong tín ngưỡng của người M’nông ở Đăk Nông
Trang 27Chương 3 Đặc điểm lễ hội truyền thống của người M’nông Nghiên cứu nội
dung này chúng tôi kế thừa các công trình nghiên cứu về nghi lễ khá công phu của Trương Bi, Đỗ Hồng Kỳ, Tô Đông Hải để làm rõ lễ hội truyền thống cư dân M’nông theo ba hệ thống: Lễ hội liên quan đến cuộc đời con người, lễ hội liên quan đến lao động sản xuất và những lễ hội khác trong đời sống cộng đồng Để tránh trùng lặp với những công trình chuyên sâu về nghi lễ, với mỗi hệ thống người nghiên cứu tập trung phân định các lễ hội, đặc trưng và lý giải dưới góc độ văn hóa các yếu tố cấu thành lễ hội, tầm quan trọng của những lễ hội đó trong đời sống tinh thần người M’nông Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội cũng được làm rõ trong phần sau của chương Ngoài ra, nhận diện những giá trị văn hóa trong tín ngưỡng,
lễ hội của người M’nông là nội dung được chú ý để có thể làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng, lễ hội ở chương sau
Chương 4 Sự biến đổi tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông hiện nay Chương 4 được xây dựng trên cơ sở xác định các giá trị văn hóa
truyền thống theo thời gian đều có những biến đổi theo xu thế phát triển của xã hội
Vì thế, phân tích những tác nhân chủ yếu tạo nên sự biến đổi (chính sách, kinh tế,
xã hội, khoa học công nghệ) cũng như xu thế biến đổi trên hai phương diện cả tích cực lẫn tiêu cực là nội dung chủ yếu của chương Nêu lên định hướng cùng một số giải pháp cũng là nội dung người nghiên cứu chú trọng trong chương này
Trang 28CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI M’NÔNG
Ở ĐĂK NÔNG
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Nhằm tạo cơ sở triển khai, giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài, chúng tôi tập trung thảo luận, làm rõ và thao tác hóa một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án Cụ thể là các khái niệm sau:
Tín ngưỡng: Con người luôn có nhu cầu nhận thức hiện thực tự nhiên và xã
hội để có cách ứng xử phù hợp, thích nghi với môi trường đang sống để thỏa mãn nhu cầu bản thân Tín ngưỡng là một trong những kết quả đúc kết mối quan hệ con
người với hiện thực khách quan cũng như cách ứng xử với hiện thực ấy dựa trên trình độ nhận thức trong một khoảng không thời gian nhất định
Hiện nay, chưa có sự thống nhất về thuật ngữ tín ngưỡng nên vẫn tồn tại
nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau Cách hiểu chung nhất được thống nhất đó chính là niềm tin Sự khác biệt nằm ở chỗ có quan điểm cho rằng tín ngưỡng là
niềm tin tôn giáo, là một trong những yếu tố góp phần hình thành tôn giáo Cũng có quan điểm khẳng định tín ngưỡng là yếu tố phi tôn giáo Theo từ nguyên học, thuật
ngữ tín ngưỡng hay niềm tin (belief/believe trong tiếng Anh) có thể hiểu là tự do về
ý thức hay tự do về niềm tin tôn giáo (conscience/croyance religieuse trong tiếng
Pháp) Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất thì tín ngưỡng bao trùm lên tôn giáo, còn hiểu theo nghĩa thứ hai thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo [Đặng Nghiêm Vạn 2001: 68] Trên thế giới “Khái niệm tín ngưỡng có thể xem là đồng nghĩa với các khái niệm: tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo sơ khai, tôn
giáo tự nhiên” [Nguyễn Minh San 1998: 7] Ở Việt Nam, thuật ngữ tín ngưỡng chưa
thống nhất Vì thế, tìm hiểu tín ngưỡng trong đề tài, chúng tôi thống nhất quan điểm của nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh “Tín ngưỡng là một hình thức thể hiện niềm tin
Trang 29vào cái thiêng liêng của con người, của cộng đồng người nào đó ở một trình độ phát triển xã hội cụ thể” [Ngô Đức Thịnh 2012a: 11] Như vậy, theo cách định nghĩa
này, tín ngưỡng bao gồm hai khía cạnh đáng chú ý là niềm tin và hình thức thể hiện
Ở đây, niềm tin cụ thể hướng đến cái thiêng liêng Cái thiêng liêng là một
phạm trù khó lý giải bởi trong tư duy con người, cái thiêng thuộc thế giới siêu nhiên, khó nắm bắt, đối lập với thế giới trần tục Niềm tin vào cái thiêng ra đời và tồn tại cùng con người Niềm tin vào cái thiêng là cốt lõi của tín ngưỡng Thiếu điều này không thể gọi là tín ngưỡng Trên cơ sở niềm tin vào cái thiêng, con người thể hiện niềm tin tín ngưỡng bằng hình thức nào đó Hình thức này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển cụ thể của cộng đồng Nói khác hơn, tùy thuộc hoàn cảnh, trình
độ phát triển của dân tộc mà niềm tin trong mỗi tín ngưỡng thể hiện ra dưới những
hình thức khác nhau Vì thế, chúng tôi cho rằng: tín ngưỡng nhằm chỉ niềm tin vào
cái thiêng liêng và sự thực hành trên cơ sở niềm tin đó, tín ngưỡng có thể ra đời sớm hay muộn trong lịch sử nhưng chưa hội đủ các yếu tố để cấu thành tôn giáo
Nghi lễ: Bắt nguồn từ tiếng Latinh là ritus - nghĩa là hành vi có trật tự Đến
nay, đã có khá nhiều định nghĩa khác nhau về nghi lễ Tuy nhiên, trong bất kỳ thời đại nào, nguyên thủy hay văn minh, nghi lễ cũng đúng như nhận xét của Lévi – Strauss “Không phải là phản ứng lại cuộc đời, đó là phản ứng với cái mà tư duy làm nên cuộc đời Đó không phải là sự đáp lại trực tiếp đối với thế giới hoặc thậm chí là với kinh nghiệm của thế giới, mà đó là phản ứng đối với cách con người nghĩ
về thế giới” [Nguyễn Văn Minh 2009: 363] Phản ứng đối với tư duy làm nên cuộc
đời và phản ứng với cách con người nghĩ về thế giới không gì khác hơn chính là cách thức thực hành nghi lễ Dĩ nhiên, sự thực hành này phải dựa trên những cơ sở nhất định
Cụ thể hơn, có thể hiểu nghi lễ như J Cazeneuve là “Quan hệ với các siêu
nhiên, được thể hiện bằng những thói quen xã hội giản dị, những tập tục, tức là bằng những cung cách hành động tạo nên một sự bền vững chắc chắn của cộng đồng” [Đặng Nghiêm Vạn 2001: 99] Cách hiểu của J Cazeneuve đã chỉ rõ ra bản thân
Trang 30nghi lễ có mối quan hệ với các thế lực siêu nhiên, mối quan hệ này được cụ thể hóa bằng các tập tục Tuy nhiên, trong định nghĩa này, những “thói quen xã hội giản dị”
là cách nói khá mơ hồ và dễ gây hiểu lầm bởi sự trừu tượng trong nội hàm cụm từ
Dù sao, ông cũng đã chỉ ra giá trị, chức năng của nghi lễ là đem lại sự bền vững cho cộng đồng Chính vì thế, nghi lễ mới có thể hiện diện và tồn tại bền bỉ trong đời sống văn hóa của các tộc người trong suốt tiến trình lịch sử
Cách hiểu trên cũng gần với quan điểm của Victor Turner Thực hiện luận
án, chúng tôi đồng ý với cách định nghĩa của Victor Turner “Nghi lễ là hành vi được quy định có tính chất nghi thức dành cho những dịp, không liên quan đến các công việc có tính chất kỹ thuật hàng ngày, mà có quan hệ với những niềm tin vào đấng tối cao hay sức mạnh thần bí” [Hội Khoa học 2006: 241] Rõ ràng, trong định nghĩa này, Victor Turner cũng nhấn mạnh, khẳng định niềm tin vào đấng tối cao hay sức mạnh thần bí có quan hệ với hành vi nghi lễ, việc thực hiện hành vi nghi lễ được nâng lên mang “tính chất nghi thức” Đây là điểm riêng giúp phân biệt với những hành vi khác trong đời sống thường ngày Nói chung, thực hiện hành vi nghi
lễ, con người mong muốn đó sẽ là nguồn lực “Để làm thỏa mãn yêu cầu của họ…nhờ sự cầu xin các thần linh, con người đánh thức dậy cái thiêng đương nằm
ẩn trong tiềm thức của bản thân người cầu xin, của các vị thần linh” [Đặng Nghiêm Vạn 2001: 18] Thực tế, “thỏa mãn yêu cầu” của con người không gì khác hơn là cầu mong phúc lành đến, tai họa đi Cụ thể hóa như thế để thấy rằng nghi lễ - trong mối quan hệ với sức mạnh thần bí như cách nói của Victor Turner - đã đem lại giá trị và giúp thực hiện những chức năng nhất định trong đời sống văn hóa tộc người
Lễ hội: Đây cũng là khái niệm chưa có sự thống nhất Từ góc độ tiếp cận của
mình, mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra một cách nhìn nhận khác nhau để gọi tên hiện tượng văn hóa dân gian mang tính tổng thể diễn ra ở tất cả các dân tộc này Có nhà
nghiên cứu gọi lễ hội “Là hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người, thông
qua những nghi lễ và hình thức diễn xướng nhằm biểu đạt lòng sùng kính và những cầu xin đối với thần linh” [Nguyễn Hồng Dương 2004: 297] Có người thêm cụm từ
Trang 31“dân gian ” và gọi là lễ hội dân gian hoặc hội lễ dân gian “Lễ hội dân gian hoặc hội
lễ dân gian, thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến có thể tổng hợp nhiều loại hình văn hóa dân gian khác nhau qua hình thức cảnh diễn hóa tại một địa điểm, một thời gian nhất định bằng những nghi thức [những động tác tiến hành nghi lễ theo các trình tự chặt chẽ], nghi vật [những vật phẩm và phương tiện dâng cúng để thực hành nghi lễ], nghi trượng [những yếu tố tạo cảnh
quan, môi trường lễ hội] đặc trưng xoay quanh hai nội dung cơ bản: Lễ và hội Lễ
(rite) là phần thiêng nên có các nghi thức quá trình nghiêm ngặt, chặt chẽ, ít thay đổi và chủ yếu gắn với nhu cầu tâm linh, bao gồm: Cầu, cúng, rước, tụng, lạy… và
hội (fête) chủ yếu là đời thường (trần tục), nơi giải tỏa tâm lý, sáng tạo và hưởng thụ
văn hóa (vật chất, tinh thần), đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng bao gồm: ăn, chơi, giao duyên, thi tài, vãn cảnh… tức những sinh hoạt vui vẻ, hào hứng mang tính chất cộng cảm và vì nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng người tham gia lễ hội là chủ yếu” [Huỳnh Quốc Thắng 2003: 30-31] Có tác giả lại tách riêng thành
hai yếu tố lễ và hội để định nghĩa từng yếu tố một “Lễ và hội là hai phạm trù hợp
nhất thành một sinh hoạt cộng đồng hoàn chỉnh, đồng thời là một thể thống nhất không thể chia tách trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, lễ tiết của con người Lễ
là phần “đạo”, phần “tâm linh” sâu lắng của con người Còn hội là phần đời thường”[Hoàng Văn Páo 2012: 54] Nói như thế để thấy việc xác định chính xác khái niệm này không dễ Do vậy, lại càng khó để định nghĩa Riêng chúng tôi, dù cho rằng lễ hội là một sinh hoạt tổng thể - không phải là “tổng thể chia đôi” (Ngô
Đức Thịnh) hai yếu tố lễ và hội - nhưng chúng tôi vẫn đồng thuận quan điểm trong
Từ điển bách khoa cho rằng “Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện
lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng ” [Hội đồng Quốc gia 2002: 674] Dĩ nhiên,
hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và yếu tố chi phối vẫn là lễ
Trang 32Trong nghiên cứu lễ hội ở Tây Nguyên, điều này lại càng khó hơn khi nhiều nhà nghiên cứu nhận định “Ở Tây Nguyên không nhất thiết có nghi lễ là phải có hội
mà nhiều khi chỉ là nghi lễ thuần túy” [Ngô Đức Thịnh 2007: 20] bởi riêng với vùng đất này “Có lễ cấu thành đủ mọi yếu tố để thành hội Có khi đơn thuần chỉ là một nghi lễ cho một việc cầu xin hay tạ lỗi nào đó” [Linh Nga Niê Kdam 2007: 100] Với Nguyễn Tấn Đắc dù “Ở Tây Nguyên tuy chưa có hội nhưng có những ngày lễ lôi cuốn cả cộng đồng vào một sinh hoạt văn nghệ toàn diện, sôi nổi” [Nguyễn Tấn Đắc 2005:173] Tìm hiểu lễ hội người M’nông, chúng tôi nhận thấy những quan điểm trên hoàn toàn có lý, đúng như một nhà nghiên cứu từng tìm hiểu khá cặn kẽ văn hóa tinh thần của người M’nông khẳng định “Ở dân tộc M’nông nghi lễ - lễ hội chưa có ranh giới rõ ràng có nghĩa rằng tính chất lễ ở đây được coi trọng hơn hội
Do đó, chúng tôi gọi lễ hội dân gian của đồng bào M’nông là nghi lễ” [Trương Bi 2004: 6] Tương đồng với nhận định này, ý kiến “Nghi lễ dân gian M’Nông có hai tính chất là "lễ" và "hội", trong đó nghi lễ và cúng lễ là chủ yếu, yếu tố "hội" rất ít, hoặc nếu có thì cũng chỉ là những sinh hoạt phục vụ cho "lễ"”[Nguyễn Thế Nghĩa 2007: 496] cũng cho thấy lễ hội của người M’nông chủ yếu chỉ là nghi lễ cúng tế Trên nền tảng những điều đã tìm hiểu ở trên, chúng tôi cho rằng: Lễ hội là một
chỉnh thể thường bao hàm cả nghi lễ lẫn sinh hoạt cộng đồng Yếu tố trọng tâm thường là lễ Tùy lễ hội mà yếu tố hội có thể đậm nhạt khác nhau Quan điểm này là
cơ sở để trong quá trình thực hiện luận án người nghiên cứu sẽ thường xuyên sử
dụng thuật ngữ nghi lễ để gọi chung lễ hội của cư dân M’nông
Truyền thống: Theo giải thích của Từ điển Hán Việt từ nguyên thì “truyền: trao
lại; thống: đời này nối tiếp đời khác” [Bửu Kế 1999: 2265] Như vậy, hiểu chung nhất, “truyền thống” là tất cả tư tưởng, tình cảm, thói quen, lối sống, phong tục tập quán…của con người được hình thành, tích lũy và trao truyền qua các thế hệ Trước đây, đã từng có quan điểm cho rằng, truyền thống nào cũng tốt đẹp và bởi thế nên nó không cần phải được sửa đổi, rằng dường như tất cả mọi môi trường văn hóa đều lành mạnh đối với tất cả mọi thành viên của nó [Dương Phú Hiệp 2012: 55] Tuy nhiên,
Trang 33các quan điểm này không nhận được nhiều sự đồng thuận Bởi lẽ, sự trao truyền theo thời gian có thể bao hàm cả những cái tích cực lẫn tiêu cực, cả cái tốt lẫn cái xấu
Ngô Đức Thịnh đã dẫn ra định nghĩa trong từ điển Từ hải “Truyền thống là
sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử Nó tồn tại ở các lĩnh vực chế độ (chế độ xã hội), tư tưởng, văn hóa, đạo đức Truyền thống có tác dụng khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con người Truyền thống là biểu hiện tính
kế thừa của lịch sử” [Ngô Đức Thịnh 2010: 20] Theo định nghĩa này, truyền thống
có tính lịch sử và nó có tác động mạnh mẽ đến hành vi của con người Vấn đề quan trọng là định nghĩa vẫn chưa chỉ ra được truyền thống tác động “khống chế” như thế nào đến hành vi con người Thực hiện đề tài, chúng tôi chọn cách định nghĩa của Trần Văn Giàu “Truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực”[Trần Văn Giàu 1993: 60] Định nghĩa trên đã chỉ ra tính hai mặt của truyền thống: Một mặt, truyền thống lưu giữ những giá trị tốt đẹp của con người được tích lũy qua thời gian, tạo chỗ dựa cho con người vững vàng ở hiện tại, phát triển ở tương lai Mặt khác, truyền thống cũng lưu giữ những khía cạnh lạc hậu, bảo thủ, lỗi thời khi điều kiện lịch sử sản sinh ra nó đã thay đổi Ở góc độ này, truyền thống sẽ có thể kìm hãm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc, cộng đồng nào đó Truyền thống được hình thành, phát triển qua thời gian phụ thuộc vào những điều kiện xã hội nhất định Khi điều kiện xã hội thay đổi, truyền thống cũng không thể “nhất thành bất biến” Vì thế, nói đến truyền thống chúng ta cũng cần phân biệt những yếu tố tiến bộ, giá trị và những yếu tố lạc hậu, lỗi thời để có định hướng bảo tồn hoặc loại bỏ phù hợp
Dựa theo cách định nghĩa của Trần Văn Giàu, chúng tôi sẽ chỉ ra và xác định những yếu tố văn hóa tinh thần truyền thống của người M’nông hiện nay cùng những tác động của nó đến đời sống tinh thần, vật chất của cư dân M’nông để làm nền tảng giải quyết các vấn đề liên quan
Trang 34Giá trị: Thuật ngữ giá trị (value) bắt nguồn từ valere của tiếng La-tinh có
nghĩa là khỏe mạnh, tốt, đáng giá, ban đầu dùng để chỉ một thứ gì đáng giá theo
nghĩa giá trị trao đổi của kinh tế học, sau được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu triết học và xã hội học để chỉ ý nghĩa con người, xã hội và văn hóa của những hiện
tượng thực tế nhất định Tuy giá trị là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, song khái niệm này còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo Nhìn chung, giá
trị là phạm trù rộng, bao quát mọi mối quan hệ của con người với thế giới Một khi
nhận thức giá trị đã hình thành và định hình thì sẽ chi phối cách suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người Lựa chọn khái niệm giá trị làm nền tảng trong
nghiên cứu không đơn giản Nhìn chung nhất, nói đến giá trị là nói đến “Mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới” [Nguyễn Trọng Chuẩn 2002: 752-753]
Như vậy, giá trị là kết tinh những gì tích cực nhất, giá trị hình thành qua mối quan hệ thực tiễn, được nhìn nhận đánh giá bởi mức độ phù hợp, thỏa mãn nhu cầu con người Đến lượt nó, giá trị lại thành cái đích để con người vươn tới Mỗi quốc gia, dân tộc có những quan niệm, cách đánh giá, thang đo giá trị khác nhau tương ứng điều kiện kinh tế, xã hội quốc gia, dân tộc đó Chúng tôi cho rằng, cách định nghĩa của Clyde Kluckhohn “Giá trị là những quan niệm thầm kín hay bộc lộ về các điều ao ước riêng của cá nhân hay của nhóm Những quan niệm ấy chi phối sự lựa chọn các phương thức, phương tiện và mục tiêu của hành động” [G Endruweit và
G Trommsdorff 2002: 156] cơ bản đã chỉ ra được nội hàm khái niệm này
Giá trị văn hóa: Trong nghiên cứu văn hóa, nói đến giá trị văn hóa thiết
tưởng cần nhắc đến định nghĩa văn hóa của UNESCO “Văn hóa là tổng thể sống
động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định các đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [Hồ Chí Minh 1995: 431] Định nghĩa này khẳng định hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người
Trang 35gắn liền tiến trình phát triển của cộng đồng trong thời gian dài Từ đó, tạo nên những giá trị có tính phổ quát và đặc thù Định nghĩa còn chỉ ra không phải hoạt động nào của con người cũng tạo nên giá trị văn hóa mà chỉ có các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại, trải qua hàng thế kỷ mới tạo ra được các giá trị, các truyền thống, các thị hiếu…là những thứ có thể được xem là văn hóa tộc người, tạo nên tính riêng (bản sắc) của mỗi nền văn hóa
Giá trị văn hóa được con người sáng tạo ra, vì thế hiểu đơn giản nhất “Giá trị
văn hóa đối lập với giá trị tự nhiên và bao gồm tất cả các loại giá trị đạo đức, giá trị kinh tế, giá trị pháp lý…vì mọi giá trị và hệ giá trị do con người sáng tạo ra đều thuộc văn hóa cả rồi” [Trần Ngọc Thêm 2013: 93] Với mỗi cộng đồng, giá trị văn hóa là một thuộc tính không thể thiếu trong văn hóa cộng đồng Tuy nhiên, việc nhận diện giá trị văn hóa không thể chủ quan, quy chụp mà cần xuất phát từ góc nhìn của chủ thể để đánh giá mức độ phù hợp, khả năng thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của con người Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi chọn định nghĩa “Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định Giá trị văn hóa hướng đến thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp, từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người” [Ngô Đức Thịnh 2010: 22] làm nền tảng để tiếp cận giá trị văn hóa tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông ở Đăk Nông
1.1.2 Lý thuyết tiếp cận vấn đề
Với đối tượng nghiên cứu là tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông, chúng
tôi vận dụng các lý thuyết chức năng, lý thuyết cấu trúc, chủ nghĩa duy vật văn hóa
để tiếp cận, nhận diện, lý giải những yếu tố cấu thành và vai trò, giá trị của tín ngưỡng, lễ hội cũng như giải quyết các vấn đề khác liên quan đến luận án
- Chức năng luận (functionalism): Lý thuyết chức năng được phát triển bởi
các tác giả tiêu biểu như Hebert Spencer, Emile Durkheim, Bronislaw Malinowski, Radcliffe Brown Theo lý thuyết này, bất cứ nền văn hóa nào cũng được nghiên cứu dưới cái nhìn thực hiện các chức năng khác nhau của nó Dù lý thuyết chức năng
Trang 36được tiếp cận theo quan điểm của các nhà khoa học khác nhau nhưng trong luận án chúng tôi chủ yếu vận dụng cách tiếp cận chức năng tâm lý của B Malinowski và chức năng cấu trúc của R Brown
B Malinowski cho rằng bất kỳ văn hóa của cộng đồng nào trong tiến trình phát triển đều tạo ra một hệ thống cân bằng, ổn định, trong đó mỗi bộ phận đều thực hiện chức năng riêng Các yếu tố của hệ thống phụ thuộc lẫn nhau nên không thể nghiên cứu một cách riêng rẽ, độc lập Đồng thời, những yếu tố cấu thành một nền văn hóa có chức năng thỏa mãn các nhu cầu chủ yếu của con người Vì thế, “Nghiên cứu chức năng của các tập tục là để thỏa mãn nhu cầu sinh vật chủ yếu của cá nhân thông qua những phương tiện của văn hóa” [Layton 2007: 62] Để nghiên cứu, Malinowski đưa ra một khung thiết chế với quan điểm “Thiết chế là những cách thức chung và tương đối ổn định để tổ chức các hoạt động của con người trong xã hội nhằm đáp ứng hay thỏa mãn những nhu cầu hay yêu cầu cơ bản của xã hội Những đặc trưng chung nhất cho mọi thiết chế bao gồm: Điều lệ, con người tham gia, chuẩn mực, cơ sở vật chất, hoạt động, chức năng Phân tích thiết chế là phân tích sáu khía cạnh đó trong sự vận hành của chúng” [Bùi Thế Cường 2006: 84] Với việc đưa ra và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phân tích thiết chế, B Malinowski đã cung cấp một khung thiết chế có thể áp dụng trong nghiên cứu văn hóa Vận dụng khung thiết chế của B Malinowski khi nghiên cứu tín ngưỡng và lễ hội sẽ giúp tiếp cận toàn diện hơn những yếu tố cơ bản cấu thành chỉnh thể Từ đó, tìm ra chức năng của tín ngưỡng, lễ hội trong đời sống văn hóa dân tộc M’nông
R Brown lại có hướng tiếp cận văn hóa từ bên trong để khám phá những quy luật xã hội Theo R Brown, tìm kiếm xem nó có đóng góp gì vào việc duy trì liên kết của xã hội là nhiệm vụ của phân tích chức năng đối với một hiện tượng xã hội Chức năng của một tập quán xã hội đặc thù là sự đóng góp của nó cho toàn bộ đời sống xã hội như là sự vận hành của toàn thể hệ thống xã hội Ông quan tâm tìm hiểu cấu trúc bên trong của hiện tượng Nói khác hơn, trọng tâm mà R Brown nhấn mạnh là mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng của chủ thể nghiên cứu Đây là
Trang 37thành quả đáng lưu ý trong sự phát triển thuyết chức năng Lĩnh vực R Brown tập trung là phân tích chức năng các cấu trúc của những tín ngưỡng nguyên thủy Khi tìm hiểu chức năng của các hiện tượng xã hội đó, R Brown nhìn dưới góc độ cấu trúc, đúng như khẳng định của ông “Bất cứ hệ thống nào cũng được xác định bằng: Các đơn vị (các yếu tố) cấu thành nó; Các quan hệ giữa chúng” [Belik 2000: 109]
Nghiên cứu các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa chúng sẽ lý giải được hiện tượng ấy có những đóng góp gì cho việc duy trì sự liên kết xã hội “Những đóng góp” đó không gì khác hơn chính là chức năng mà hiện tượng xã hội thực hiện
Nhìn chung, lý thuyết chức năng của B Malinowski và nhất là R Brown đều dựa trên tư tưởng cơ bản là một hệ thống bất kỳ ổn định được tạo thành bởi nhiều
bộ phận Mỗi bộ phận có vai trò chức năng khác nhau đáp ứng nhu cầu nào đó của con người Các bộ phận không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà có quan hệ qua lại để cùng tạo nên hệ thống ổn định Muốn hiểu được chức năng của một hệ thống phải xem xét sự đóng góp của các bộ phận vào sự vận hành ổn định của hệ thống
Trong nghiên cứu văn hóa, điều này cũng đã được A Belik khẳng định
“Khái niệm chức năng mang hai nghĩa cơ bản Một là, nó chỉ ra vai trò, mà yếu tố văn hóa cụ thể nào đó thực hiện trong mối quan hệ với chỉnh thể; hai là, nó diễn đạt tính phụ thuộc giữa các bộ phận, các thành tố văn hóa” [Belik 2000: 104] Quả thật, không riêng với bất kỳ hiện tượng xã hội nào, việc tìm ra chức năng của từng bộ phận, từng yếu tố trong tổng thể hệ thống sẽ đem lại những hiểu biết sâu sắc đối tượng nghiên cứu Với lý thuyết này, người nghiên cứu chỉ ra, lý giải đặc trưng các thành tố, mối quan hệ của các thành tố trong chỉnh thể tín ngưỡng, lễ hội Từ đó, làm rõ vai trò, chức năng của đối tượng nghiên cứu trong đời sống cư dân M’nông
- Cấu trúc luận (structuralism): Cũng như lý thuyết chức năng, đã có nhiều
nhà nghiên cứu xây dựng lý thuyết cấu trúc nhằm lý giải nhiều hiện tượng văn hóa, trong đó có cả R Brown Theo quan điểm chung, thuyết cấu trúc “Là một khuynh hướng phương pháp luận khoa học chủ trương nghiên cứu gì cũng xuất phát từ cấu trúc, tức là một hệ thống được quy định bởi những mối quan hệ có tính quy luật,
Trang 38giữa những sự kiện và yếu tố của hệ thống ấy, cần phát hiện được những đặc tính phi thời gian, cố hữu của chúng” [Hữu Ngọc 1987: 72] Luận án vận dụng lý thuyết cấu trúc của Lévi-Strauss – đại diện tiêu biểu của trường phái cấu trúc Để xây dựng
và phát triển lý thuyết cấu trúc, L Strauss dựa vào trường phái cấu trúc luận trong ngôn ngữ học của Ferdinand de Saussure và Jakobson Trước đó khi nghiên cứu cấu trúc nghi lễ ở châu Âu lục địa, các nhà nhân học gắn bó gần gũi hơn với E Durkheim đã từng đưa ra nhận định rằng hệ thống tín ngưỡng của một nền văn hóa
có một logic nội tại đem lại ý nghĩa cho cách hành động nghi lễ [Layton 2007: 127]
Cách nhìn nhận này tương đồng với quan điểm của L Strauss “Không phải chính những yếu tố mà chỉ những quan hệ giữa chúng mới là những điều thường hằng” [Layton 2007: 127] Theo L Strauss, văn hóa được quyết định bởi một số mã được lập trình sẵn trong não bộ chi phối Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu cấu trúc trí tuệ/tinh thần nằm dưới các hành vi xã hội Thực ra là tìm hiểu những cấu trúc tiềm
ẩn bên dưới chi phối cách hành xử trên bề mặt Cấu trúc tiềm ẩn có hình thức là các cặp đối lập Các cặp phạm trù đối lập này sẽ chi phối, quyết định hành động con người Tìm hiểu những cấu trúc tiềm ẩn gắn kết với việc giải mã những biểu tượng văn hóa, giải mã tâm thức cộng đồng Tóm lại, thuyết cấu trúc của L Strauss tập trung xem xét vấn đề trên hai mặt đối lập, tương phản để từ đó đi tìm ý nghĩa của nó trong bối cảnh văn hóa cụ thể
Vận dụng lý thuyết cấu trúc của L Strauss, chúng tôi sẽ giải mã các biểu tượng, tìm hiểu những cấu trúc tinh thần dưới hình thức là các cặp đối lập ẩn sau những hành vi trong nghi lễ, lễ hội để xem mối quan hệ, sự tác động cũng như chi phối của các cấu trúc này đối với hành động của cư dân M’nông Nói khác hơn là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì ẩn sau chi phối cách hành xử của người M’nông? Ý nghĩa?
- Chủ nghĩa duy vật văn hóa (cultural materialism): Chủ nghĩa duy vật văn
hóa là sự vận dụng quan điểm duy vật lịch sử để giải thích sự biến đổi văn hóa của nhà khoa học Đây là lý thuyết khoa học dùng để giải thích sự biến đổi văn hóa, lý
Trang 39thuyết này khác với chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là thế giới quan
và phương pháp luận khi nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người nói chung và các ngành khoa học khác nhau
Đại biểu của chủ nghĩa duy vật văn hóa là Marvin Harris Nội dung chính của chủ nghĩa này là nhấn mạnh các điều kiện vật chất quyết định suy nghĩ và hành
vi của con người Vì thế, trong nghiên cứu thường vận dụng cách tiếp cận kết hợp nghiên cứu từ góc độ từ cả “chủ thể” lẫn “khách thể” Tuy nhiên, M Harris chú trọng hơn cách tiếp cận từ góc độ khách thể, tức là cách nhìn nhận đánh giá từ lăng kính của nhà nghiên cứu Qua đó, nhà nghiên cứu tìm cách giải thích sự tương đồng cũng như khác biệt trong suy nghĩ, hành vi giữa các nhóm người Thuyết duy vật văn hóa bắt nguồn từ hai giả định Giả định đầu tiên là mối liên hệ chặt chẽ của mọi
cấu phần xã hội Mối liên hệ thể hiện rõ trong trường hợp nếu có bất kỳ sự thay đổi của cấu phần nào cũng sẽ tạo ra sự biến đổi tương ứng ở cấu phần khác Giả định thứ hai là môi trường sống có vai trò quyết định trong việc hình thành văn hóa Đây chính là hạt nhân của chủ nghĩa duy vật văn hóa Những vấn đề này được M Harris
phân tích rõ trong công trình Cows, pigs, wars and witches: The riddles of culture
(1974) Qua làm rõ giáo điều đạo Hindu về thuyết cấm sát sinh, ông nhấn mạnh đến sinh thái văn hóa trong hành xử với các con vật thiêng của Ấn Độ Nói khác hơn,
M Harris khẳng định việc cấm sát sinh tại Ấn Độ không phải chỉ bắt nguồn từ tôn
giáo Bên cạnh đó, công trình Cultural Materialism: The Struggle for a Science of
Culture (1979) đề cập khá rõ ý tưởng duy vật văn hóa thông qua khẳng định chính những áp lực sinh sản hay dân số và áp lực sinh thái đóng vai trò quyết định trong
hệ thống xã hội và văn hóa Thực ra, những nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như thực phẩm, tình dục, tình cảm…là nguyên nhân dẫn đến các cấp độ tổ chức phổ quát trong đời sống của con người
Tựu trung, chủ nghĩa duy vật văn hóa của M Harris khẳng định mọi nền văn hóa đều được hình thành bởi ba cấu phần: hạ tầng xã hội, trung tầng xã hội và thượng tầng
xã hội Sự thay đổi của cấu phần nào cũng tạo nên tác động kéo những cấu phần còn lại
Trang 40thay đổi, rõ nhất là ở hạ tầng xã hội [Tùng Nguyễn 2009] Có thể khẳng định, chủ nghĩa duy vật văn hóa mà M Harris là đại diện tiêu biểu chú trọng vai trò của môi trường sống đối với phát triển và biến đổi văn hóa Vận dụng lý thuyết này, đề tài tìm hiểu và lý giải cho sự mai một, biến mất của một số loại hình tín ngưỡng, lễ hội truyền thống cũng như sự thay đổi văn hóa người M’nông dưới tác động của các yếu tố như kinh tế, xã hội, tôn giáo… đang từng ngày từng giờ tác động đến tộc người
Thực tế, nhất là trong khoa học xã hội, không có một khung lý thuyết nào có thể khả dụng để tiếp cận và lý giải toàn diện một vấn đề, cụ thể ở đây là tín ngưỡng,
lễ hội vốn rất phức tạp và luôn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan Mỗi khung lý thuyết hay cách tiếp cận chỉ có thể giúp làm sáng tỏ một khía cạnh nào đó của vấn đề Do vậy, bên cạnh ba lý thuyết tiếp cận chính, trong một số nội dung của luận án chúng tôi cũng sẽ vận dụng những hạt nhân phù hợp
của một số lý thuyết nghiên cứu như lý thuyết sinh thái học văn hóa (J Stuard, M Salins), lý thuyết biến đổi văn hóa (R Inglehart, E Baker, C Welzel)… để làm rõ
hơn quá trình, quy luật biến đổi tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông cũng như các vấn đề liên quan
1.2 Tổng quan về người M’nông ở Đăk Nông
1.2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành tộc người
Đăk Nông là địa bàn cư trú chính, tập trung nhất của người M’nông ở Tây Nguyên Việt Nam Phần không lớn còn lại sinh sống rải rác ở một số huyện của tỉnh Lâm Đồng (Đam Rông, Cát Tiên, …), tỉnh Bình Phước (Phước Long, Bù Đăng…)
Ở Campuchia cũng có một bộ phận người M’nông sống ở vùng Đông Bắc (tập
trung nhiều nhất ở tỉnh Mondulkiri)
Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, cư dân M’nông có 102.741 người, ở
tỉnh Đăk Nông là 39.964 người, chiếm 38,9% tổng số người M’nông ở Việt Nam
Về địa bàn, Đăk Nông nằm ở vùng cực nam Tây Nguyên, dọc theo đường 14 nối liền với Đông Nam Bộ và mới chính thức thành lập năm 2004 Trước đó, Đăk Nông trực thuộc tỉnh Đăk Lăk Trong Lịch sử hình thành tỉnh Đăk Nông, tác giả Lê