2Sau năm 1975, người M’nông nói riêng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu.Với những công trình có nội dung liên quan đến luận án, chúng tôi tập trung thành hainhóm vấn đề sau: * Các công
Trang 1Hiện nay, số lượng những công trình chuyên sâu tìm hiểu về tín ngưỡng, lễ hội củangười M’nông còn khá hạn chế Điều đó kéo theo những hiểu biết chưa thật sự sâusắc, đầy đủ về thành tố quan trọng này trong đời sống văn hóa tinh thần cư dânM’nông Việc nghiên cứu một cách hệ thống từ góc nhìn văn hóa học về tín ngưỡng,
lễ hội của người M’nông sẽ đem lại ý nghĩa nhất định về mặt khoa học
Ngoài ra, theo thời gian, kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều đổi thay NgườiM’nông vì thế cũng đứng trước những thách thức đối với sự phát triển cộng đồng Rõnét nhất là sự biến đổi văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng, sâu xa hơn là hệthống lễ hội bởi mối quan hệ mật thiết giữa tín ngưỡng và lễ hội Trước thực tế đangdiễn ra, việc nghiên cứu tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông nhằm bảo tồn và pháthuy trong đời sống hiện nay là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn
Là người làm công tác giảng dạy văn hóa và sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên,cũng là người gắn bó với Đăk Nông, chúng tôi rất trăn trở trước những vấn đề trên.Thực hiện luận án là cơ hội giúp bản thân có thêm kiến thức và kỹ năng nghiên cứukhoa học về vùng đất, con người nhằm phục vụ có hiệu quả cho công việc lâu dài gắn
bó với Tây Nguyên Đó cũng là lý do thôi thúc chúng tôi lựa chọn Tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nônglàm đề tài cho luận án của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước năm 1954, các công trình liên quan đến người M’nông chủ yếu là của một
số học giả người Pháp như H.Bernard, H Maitre, A Maurice … Điểm chung nhất làcác công trình nghiên cứu chỉ phác họa khái quát về người M’nông trong bức tranh vềcác dân tộc thiểu số cao nguyên miền Trung Việt Nam
Sau năm 1954, có một số công trình đáng chú ý như Minority groups in the Republic of Vietnam(Shrock J.L and others) hay Sons of the mountains: Ethnohistory
of the Vietnamese Central Highlands to 1954và Free in the forest: Ethnohistory of the Vietnamese Central Highlands 1954 – 1976 của G.C.Hickey… Nous avons mangé la forêtcủa Georges Condominas.
Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cũng có một số công trình có đề cập đến
người M’nông như Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam: nguồn gốc và phong tục (1970) của Nguyễn Trắc Dĩ; Việt Nam chí lược:Cao nguyên miền thượng (1974) của
Cửu Long Giang - Toan Ánh….và một số bài báo của Nghiêm Thẩm Tóm lại, trướcnăm 1975, văn hóa dân tộc M’nông đã được chú ý nhưng chưa có công trình nghiên cứuchuyên sâu của người Việt Nam
Trang 22Sau năm 1975, người M’nông nói riêng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu.Với những công trình có nội dung liên quan đến luận án, chúng tôi tập trung thành hainhóm vấn đề sau:
* Các công trình nghiên cứu chung về văn hóa tinh thần của người M’nông
Trong nhóm này có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như Minority groups in the Republic of Vietnam (Các nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hòa) do Bộ Quân lực Hoa
Kỳ công bố năm 1966; Đại cương về các dân tộc Ê Đê – M’nông ở Đăk Lăk(Bế Viết Đẳng chủ biên); Những khía cạnh văn hóa dân gian M’nông(Đỗ Hồng Kỳ); Văn hóa mẫu hệ M’nông (Trương Bi); Phong tục tập quán cổ truyền của một số dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên (Lê Văn Kỳ, Ngô Đức Thịnh); Văn hóa M’nông và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc M’nông ở tỉnh Đăk Nông (Nguyễn Thế Nghĩa chủ
nhiệm) ; Theo đó, các vấn đề từ phân bố dân cư, thành phần dân tộc, những đặc điểmnhân chủng đếnđời sống vật chất, đời sống xã hội và văn hóa tinh thần … của ngườiM’nông đều được giới thiệu cụ thể
* Các công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội M’nông
Công trình đáng chú ý nhất là Chúng tôi ăn rừng đá - Thần Gôo của G.
Condominasghi chép về người Mnông Gar tại làng Sar Luk, Đăk Lăk thời điểm năm
1949 Tiếp đó là hàng loạt các công trình chuyên sâu như Văn hóa dân gian M’nông (Ngô Đức Thịnh chủ biên);Nghi lễ cổ truyền của người M’nông (Trương Bi); Nghi lễ
và âm nhạc trong nghi lễ của người M’nông (Bu Nong) (Tô Đông Hải); Nghi lễ và phong tục các tộc người ở Tây Nguyên (Ngô Đức Thịnh tuyển chọn); Nghi lễ truyền thống của người Bu Nong (M’nông) (Tô Đông Hải) Nhìn chung, các công trình
đóng góp đáng kể trong nhận diện, làm rõ các hệ thống nghi lễ lễ hội thuộc vòng đờingười (sinh đẻ, cưới hỏi, tang ma), hệ thống nghi lễ lễ hội liên quan đến vòng sinhtrưởng cây trồng (phát rẫy, canh tác, thu hoạch), những nghi lễ lễ hội liên quan đếnphong tục tập quán và sinh hoạt cộng đồng của người M’nông
Ngoài ra, còn nhiều bài báo in trong các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Dân tộc học, Khoa học xã hội, Văn hóa dân gian,… cũng cung cấp cái nhìn ở các góc độ khác
nhau đối với đời sống tinh thần từ trước đến nay của người M’nông
* Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Thông qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:
Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu chung về người M’nông đã đem lại cái nhìn
tổng quan từ lịch sử, thành phần dân tộc, địa bàn cư trú đến đời sống kinh tế, sinh hoạtvăn hóa của cư dân M’nông
Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng và lễ hội của người
M’nông cung cấp cái nhìn chi tiết, có nhiều công trình liên quan trực tiếp đến đề tàihơn khi đi sâu vào một số lĩnh vực quan trọng mà đề tài chú trọng như nghi lễ vòngđời, nghi lễ vòng cây trồng…
Thứ ba, các công trình đã điểm luận nêu trên đều có ý nghĩa tham khảo quan trọng ở
hai khía cạnh lý luận và thực tiễn
Thứ tư, nhìn tổng quát, dù rất đầu tư nghiên cứu nhưng góc độ tiếp cận và quy mô,
mục đích của các công trình khoa học khác nhau nên còn những “khoảng trống” liênquan đến tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của cư dân M’nông
Trang 33 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội1 truyềnthống của người M’nông tỉnh Đăk Nông và mối quan hệ, chức năng, giá trị văn hóacủa tín ngưỡng, lễ hội Thực trạng, xu hướng biến đổi tín ngưỡng, lễ hội hiện nay dướitác động của các yếu tố khách quan lẫn chủ quan cũng được làm rõ
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Việc nghiên cứu của chúng tôi trải rộng ở các địa bàn
trong tỉnh (7 huyện, 1 thị xã) nhưng tập trung nghiên cứu sâu tại một số xã thuộchuyện Đăk Song, Krông Nô, Cư Jut, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa
Thời gian nghiên cứu: Với tín ngưỡng, lễ hội M’nông trong quá khứ đã xa (trước
1975), công trình của các nhà nghiên cứu đi trước sẽ là nguồn tư liệu quý báu để đốichiếu, so sánh và đưa ra những nhận định khoa học Đồng thời, thông tin hồi cố từnhững người cao tuổi là không thể thiếu giúp đem đến một cái nhìn khách quan hơn.Trong điều kiện hiện tại, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu thời gian từsaunăm1975 Để nghiên cứu biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội truyền thống, chúng tôichọn thời điểm thành lập tỉnh Đăk Nông năm 2004 đến nay
4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu (data analyzed method): Các công trình về
tín ngưỡng, lễ hội của các nhà nghiên cứuvề các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung,dân tộc M’nông nói riêng Ngoài ralàbáo cáo, số liệu thống kê của Ban Dân tộc; BanTôn giáo; Cục thống kê; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin Truyền thông
và các cấp chính quyền từ huyện, xã đến thôn bon
- Phương pháp nghiên cứu định tính ( qualitative research method): Là phươngpháp quan trọng nhằm nghiên cứu, tìm hiểu, kiểm tra, thu thập tài liệu Khi thực hiện,
chúng tôi sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu điền dã (fieldwork) như quan sát
– tham dự, phỏng vấn… Một số kỹ thuật như ghi âm, gỡ băng, chụp ảnhcũng đượcchú trọng nhằm phục vụ nghiên cứu một cách khách quan nhất
- Phương pháp nghiên cứu so sánh (comparative research method):Đề tài tìm hiểu vấn đề văn hóa trong tiến trình phát triển Sự kết hợp phương pháp nghiên cứu so sánhbao gồm so sánh lịch đại và so sánh đồng đại là không thể thiếu nhằm tạo một
tọa độ trong phân tích, tổng hợp, lý giải các dữ kiện văn hóa liên quan Nhờ đó, nhận
ra cấu trúc chức năng của hiện tượng cũng như dấu hiệu, nguyên nhân biến đổi, sựvận hành của đối tượng nghiên cứu trong những bối cảnh xã hội khác nhau
- Phương pháp hệ thống cấu trúc(structural system method):Nghiên cứu, xem xét
tín ngưỡng, lễ hội trong sự toàn vẹn của nó, được hợp thành bởi các yếu tố có mối liên hệtương đối bền vững và xác định, tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể luôn vận động,phát triển Điều này giúp đem lại cái nhìn bao quát nhằm xác định những giá trị của tínngưỡng lễ hội trong đời sống văn hóa của người M’nông ở Đăk Nông
Ngoài ra, người nghiên cứu cũng sẽ vận dụng thêm phương pháp nghiên cứu khác
như phương pháp nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary method)… Tóm lại, tùy tình
1 Đây là hai đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ với nhau nên trong luận án, để tránh trùng lặp và trong một số
vấn đề chúng tôi sẽ sử dụng cách viết tín ngưỡng, lễ hội hoặc lễ hội (nhằm nói đến tín ngưỡng nhưng đã được
phản ánh bằng hình thức lễ hội)
Trang 44hình thực tế mà các phương phápđược vận dụng với mức độ và cách thức khác nhau đểđem lại hiệu quả nghiên cứu.
5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
- Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc M’nông tỉnh Đăk Nông tồn tại dưới hìnhthức nào là chủ yếu?Các loại hình tín ngưỡng phản ánh nhân sinh quan, thế giới quancủa đồng bào gắn với những đặc trưng đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa truyềnthống của người M’nôngnhư thế nào?
-Đặc trưng lễ hội M’nông?Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội?Chức năng, giátrị văn hóa của tín ngưỡng và lễ hội trong đời sống của cư dân M’nông?
- Thực trạng, xu hướng biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội M’nông hiện nay? Cần
có những định hướng, giải pháp gì để bảo tồn cũng như phát huy các giá trị văn hóatín ngưỡng và lễ hội của người M’nông?
Từ những câu hỏi nghiên cứuđã nêu, vận dụng các lý thuyết nghiên cứu và dựatrên
cơ sở tài liệu hiện có, chúng tôi đưa ra những giả thuyết nghiên cứu sau:
1 Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc M’nông tỉnh Đăk Nông tồn tại ở các hìnhthức khác nhau, rõ nét nhất là ba loại hình: Tôtem, hồn linh, đa thần Các loại hình tínngưỡng đều phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của đồng bào gắn liền những đặctrưng kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống của người M’nông
2 Lễ hội truyền thống của người M’nông có thể phân thành ba nhóm chính: Lễ hộivòng đời, lễ hội nông nghiệp và những lễ hội khác trong đời sống cộng đồng Thôngqua lễ hội, cư dân M’nông có chỗ dựa vững chắc về tinh thần, duy trì và liên kết cácmối quan hệ xã hội Ngoài ra, lễ hội cũng là môi trường giáo dục cũng như trao truyềnnhững giá trị văn hóa tộc người
3 Tín ngưỡng và lễ hội có mối quan hệ mật thiết Tín ngưỡng là một trong nhữngthành tố chính chi phối lễ hội, sinh hoạt lễ hội là nơi phản ánh tín ngưỡng, nhờ đó đemlại đời sống tinh thần phong phú và tạo nên các giá trị văn hóa đậm bản sắc của cộngđồng trong suốt tiến trình lịch sử
4.Tín ngưỡng, lễ hội sẽ biến đổi theo xu thế phát triể xã hội Các tác nhân tạo nên
sự biến đổi tín ngưỡng, lễ hội truyền thống là chính sách, kinh tế, văn hóa xã hội, khoahọc công nghệ.Sự biến đổi có thể theo xu hướng tích cực lẫn tiêu cực
5 Để bảo tồn, phát huy văn hóa tín ngưỡng và lễ hội của dân tộc M’nông, cần chú
ý tính hệ thống của các thành tố, tính khả thi của các giải pháp, tính đồng bộ trongthực hiện theo ba hướng chủ đạo là tuyên truyền, chỉ đạo và thực hiện
6 Đóng góp của luận án
Về mặt lý luận: Luận án sử dụng ba lý thuyết nghiên cứu là lý thuyết chức năng, lý
thuyết cấu trúc và chủ nghĩa duy vật văn hóa Việc vận dụng ba lý thuyết trêngiúp
đem lại cái nhìn cụ thể, sâu sắc đối tượng nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa học Đây là
điểm mớiso với các công trình nghiên cứu về người M’nông trước đó
Với việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu điền dã, so sánh và hệ thống cấu
trúc, luận án tạo nên một góc nhìn hệ thống về vấn đề tín ngưỡng và lễ hội từ truyền thống đến hiện đạicủa người M’nông ở Đăk Nông Những tư liệu nghiên cứu (nhất là
tư liệu thu thập trong điền dã) cũng là một đóng góp của luận án
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu, cơ sở khoa học để các các cấp
thẩm quyền có thể tham khảo đưa ra chủ trương chính sách hợp lý nhằm giải quyết vấn
Trang 5đề bảo tồn, phát triển văn hóa, đặc biệt là văn hóa M’nông và các dân tộc bản địaTâyNguyên vốn rất nhạy cảm trong bối cảnh hiện nay.Đồng thời, luận án sẽ là tài liệu thamkhảo hữu ích với những nhà nghiên cứu về Tây Nguyên
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Dẫn luận; Kết luận; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án
được chia thành ba chương, cụ thể:
Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài và tổng quan về người M’nông ở Đăk Nông Chương 2 Đặc điểm tín ngưỡng truyền thống của người M’nông
Chương 3.Đặc điểm lễ hội truyền thống của người M’nông.
Chương 4 Sự biến đổi tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI M’NÔNG Ở ĐĂK NÔNG 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Tín ngưỡng: Hiện chưa có sự thống nhất về thuật ngữ tín ngưỡng Cách hiểu chung nhất được thống nhất đó chính là niềm tin vào thế giới siêu nhiên Theo chúng tôi, tín ngưỡng nhằm chỉ niềm tin vào cái thiêng liêng và sự thực hành trên cơ sở niềm tin đó,
tín ngưỡngcó thể ra đời sớm hay muộn trong lịch sử nhưng chưa hội đủ yếu tố để cấuthành tôn giáo
Nghi lễ: Thực hiện luận án, chúng tôi đồng ý với cách định nghĩa của Victor Turner
“Nghi lễ là hành vi được quy định có tính chất nghi thức dành cho những dịp, khôngliên quan đến các công việc có tính chất kỹ thuật hàng ngày, mà có quan hệ với nhữngniềm tin vào đấng tối cao hay sức mạnh thần bí”
Lễ hội: Đây cũng là khái niệm chưa thống nhất Nghiên cứu lễ hội ở Tây Nguyên
lại càng khó hơn khi có nhận định “Ở Tây Nguyên không nhất thiết có nghi lễ là phải
có hội mà nhiều khi chỉ là nghi lễ thuần túy” [Ngô Đức Thịnh] Trên nền tảng được
tìm hiểu, chúng tôi cho rằng: Lễ hội là một chỉnh thể thường bao hàm cả nghi lễ lẫn
sinh hoạt cộng đồng Yếu tố trọng tâm thường là lễ Tùy lễ hội mà yếu tố hội đậmnhạt khác nhau Quan điểm này là cơ sở để trong luận án người nghiên cứu thường
xuyên sử dụng thuật ngữ nghi lễ gọi chung lễ hội của cư dân M’nông
Truyền thống: Chúng tôi chọn cách định nghĩa của Trần Văn Giàu để nghiên cứu
luận án “Truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ,nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tích cực, cũng cóthể tiêu cực”
Giá trị:Quan điểm “Giá trị là những quan niệm thầm kín hay bộc lộ về các điều ao
ước riêng của cá nhân hay của nhóm Những quan niệm ấy chi phối sự lựa chọn cácphương thức, phương tiện và mục tiêu của hành động” [G.Endruweit vàG.Trommsdorff] cơ bản đã chỉ ra được nội hàm của khái niệm này
Giá trị văn hóa:Chúng tôi chọn định nghĩa “Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn
hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứngvới môi trường tự nhiên và xã hội nhất định Giá trị văn hóa hướng đến thỏa mãn những
Trang 66nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp, từ đó bồi đắp và nâng caobản chất Người” [Ngô Đức Thịnh] làm nền tảng để tiếp cận giá trị văn hóa tín ngưỡng,
lễ hội của người M’nông ở Đăk Nông
1.1.2 Lý thuyết tiếp cận vấn đề
- Chức năng luận (functionalism):Theo lý thuyết này, nền văn hóa nào cũng được
nghiên cứu dưới cái nhìn thực hiện các chức năng khác nhau của nó.Chúng tôi vận dụngcách tiếp cận chức năng tâm lý (B Malinowski) và chức năng cấu trúc (R Brown)
B Malinowski đã cung cấp một khung thiết chế khả dụng trong nghiên cứu vănhóa Khung thiết chế của B Malinowski sẽ giúp tiếp cận những yếu tố cơ bản cấuthành chỉnh thể lễ hội M’nông Từ đó, tìm ra chức năng của tín ngưỡng, lễ hội trongđời sống văn hóa dân tộc M’nông
Trọng tâm lý thuyết chức năng của R Brown là mối liên hệ giữa cấu trúc và chứcnăng của chủ thể nghiên cứu Qua đó, tìm kiếm xem nó có đóng góp gì vào việc duytrì liên kết xã hội.Với lý thuyết này, người nghiên cứu chỉ ra, lý giải đặc trưng cácthành tố, mối quan hệ các thành tố trong chỉnh thể tín ngưỡng, lễ hội Từ đó, làm rõvai trò, chức năng đối tượng nghiên cứu trong đời sống cư dân M’nông
- Cấu trúc luận (structuralism):Thuyết cấu trúc của L Strauss tập trung xem xét
vấn đề trên hai mặt đối lập, tương phản để đi tìm ý nghĩa của nó trong bối cảnh vănhóa cụ thể.Vận dụng lý thuyết cấu trúc của L Strauss, chúng tôi giải mã các biểutượng, tìm hiểu những cấu trúc tinh thần dưới hình thức các cặp đối lập ẩn sau nhữnghành vi trong nghi lễ, lễ hội để xem mối quan hệ, sự tác động cũng như chi phối củacác cấu trúc này đối với hành động của cư dân M’nông
- Chủ nghĩa duy vật văn hóa (cultural materialism): Là sự vận dụng quan điểm
duy vật lịch sử để giải thích sự biến đổi văn hóa của nhà khoa học với đại biểu làMarvin Harris Nội dung nhấn mạnh các điều kiện vật chất quyết định suy nghĩ vàhành vi của con người Sử dụng lý thuyết này, đề tài lý giải cho sự mai một, biến mất một
số loại hình tín ngưỡng, lễ hội truyền thống cũng như sự thay đổi văn hóa người M’nôngdưới tác động của các yếu tố như kinh tế, xã hội, tôn giáo
Bên cạnh ba lý thuyết tiếp cận chính, chúng tôi cũng sẽ vận dụng những hạt nhân
phù hợp của một số lý thuyết nghiên cứu sinh thái học văn hóa (J.Stuard, M.Salins),
lý thuyết biến đổi văn hóa (R.Inglehart, E.Baker, C.Welzel)… để làm rõ hơn các vấn
Trang 77Hiện người M’nôngchiếm trên 9% dân số tỉnh Đăk Nông và chiếm gần 50% sốngười M’nông trên cả nước Đăk Nông có 7 nhóm M’nông đang sinh sống là Preh,Nong, Nâr, Prâng, Biăt, Gar, Đip cư trú rải rác ở nhiều địa bàn trong tỉnh với quy môkhác nhau Tuy nhiên, sự khác biệt về phương ngữ, phong tục giữa các nhóm không
rõ rệt, khó có thể nhận ra Đa phần họ vẫn hiểu tiếng nói của nhau và vẫn thống nhấttrong văn hóa tộc người cũng như có ý thức tộc người khá rõ nét
1.2.3 Hoạt động kinh tế
Nền kinh tế truyền thống của người M’nông tự cung tự cấp, dựa hoàn toàn vàothiên nhiên Họ đốt rừng làm rẫy, làm ruộng khô là chủ yếu với hình thức luân canhtrên một khoảng rừng khá rộng đủ để đất phục hồi.Trước đây, cây trồng chủ yếu củangười M’nông là lúa Ngoài ra, trên nương rẫy còn trồng nhiều loại cây khác như ngô,đậu, cà, ớt, …để cải thiện bữa ăn hàng ngày.Bên cạnh đó, người M’nông còn săn bắt,hái lượm hoa quả, rau rừng phục vụ cho bữa ăn của gia đình
Nghề thủ công từ trước đến nay vẫn chậm phát triển, gắn chặt với nông nghiệp,các nghề thủ công chủ yếu là thủ công gia đình như đan lát, dệt thổ cẩm, phục vụ nhucầu bản thân do phụ nữ đảm nhiệm
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trong sản xuất ngườiM’nông đã sử dụng một số máy móc, biết xen canh, gối vụ và phát triển kinh tế hộ giađình với việc trồng các loại cây có giá trị cao như hồ tiêu, cà phê,điều…
1.2.4 Tổ chức xã hội
Cơ cấu gia đình M’nông là gia đình mẫu hệ Đặc trưng tiêu biểu là tính cộng đồngvừa về kinh tế, vừa về tâm linh, sở hữu Người M’nông có tên, có họ nhưng thườngtrong giấy tờ không thể hiện rõ họ. Chủ yếu việc xác định dòng họ của người M’nôngthông qua hình thức kể gia phả Mỗi dòng họ thường cư trú quây quần gần nhau.Trong một bon thường có vài ba dòng họ
Bon là đơn vị xã hội cơ bản của người M’nông Mỗi bon M’nông truyền thống làmột đơn vị tổ chức xã hội hoàn chỉnh độc lập về kinh tế, văn hóa, xã hội và tự quảntheo các nguyên tắc của luật tục
Trong bon, ngoài dân làng còn một số người khá đặc biệt như: Chủ làng; người xửkiện; thầy cúng; tôi tớ.Ngày nay trong bon còn có thêm một số cán bộ và tổ chức đoànthể, ban ngành khác như: Chi bộ, Đoàn Thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hộicựu chiến binh, có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, vận động nhân dân trong bon thựchiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
1.2.5 Đời sống văn hóa
Văn hóa vật chất: Người M’nông truyền thống ở nhà dài, mỗi ngôi nhà dài thường là
nơi cư trú của vài ba gia đình mẫu hệ, mỗi gia đình nhỏ trong nhà dài có sự độc lập vềbếp, không gian sống, sinh hoạt nhưng vẫn dưới sự quản lý của bà chủ gia đình Nhà ở
có hai loại là nhà sàn và nhà trệt nhưng đại bộ phận làm nhà trệt
Về trang phục, cơ bản trang phục của nam nữ M’nông giống các dân tộc TâyNguyên, điểm khác biệt thường ở hoa văn, màu sắc trên thân khố và váy áo Cả nam
và nữ đều mặc áo chui đầu Người M’nông trước đây có tục cà răng, căng tai
Bữa ăn phụ thuộc vào thiên nhiên, ngày thường ăn cơm gạo tẻ nấu trong nồi đất, ănvới các loại rau rừng, cá suối hoặc thịt thú săn bắt được Gia súc gia cầm nhà nào cũngnuôi nhưng chủ yếu để phục vụ cho nghi lễ cúng thần hoặc đãi khách
Trang 8Văn hóa tinh thần: Người M’nông có niềm tin vào thế giới siêu nhiên, vào mối
liên hệ giữa con người với nhiều thế lực vô hình và cách ứng xử của con người với thếgiới xung quanh cũng xuất phát từ cách họ nhìn nhận, lý giải cuộc sống Trong thếgiới tinh thần của người M’nông, còn có những sự vật, con người có những khả năngđặc biệt chi phối đời sống thực tiễn cũng như tinh thần của cả cộng đồng như ma lai,bùa ngải, phù thủy
Người M’nông cóphong tục tập quán và hệ thống lễ hội phong phú, giàu bản sắc.Văn hóa nghệ thuật khá đa dạng với nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ, sử thi, lời nói vần, dân ca, v.v Ngoài ra, người M’nông có nhiều loại nhạc
cụ khác nhaulàm bằng đá, bằng tre, nứa, sừng trâu Nghệ thuật điêu khắc, tạo hìnhkhá
đa dạng
Nhìn chung, sự tồn tại và phát triển của cư dân M’nông thể hiện rõ sự thích nghi củacon người với môi trường tự nhiên, thể hiện quá trình vận động trong chính cộng đồng
để đảm bảo nhu cầu vật chất lẫn tinh thần một cách đa dạng
1.3 Khái quát một số địa bàn điền dã tiêu biểu
1.3.1 Huyện Krông Nô
Là huyện vùng cao của tỉnh có 11 xã, 01 thị trấn huyện lị với 70.003 người cư trútrong 95 thôn bon, buôn, tổ dân phố.Việc nghiên cứu tập trung ở xã Nâm Nung, ở 3bon chínhlà Yok Ju, Rcập, Ja Răh với nhóm cư dân M’nông Preh
1.3.2 Huyện Đăk Song
HuyệnĐăk Song có biên giới tiếp giáp Campuchia bao gồm 09 đơn vị hành chính,dân số 66.718 người với 102 thôn, bon, bản, tổ dân phố.Trong quá trình điền dã,chúng tôi chọn nghiên cứu ở hai xã Trường Xuân và Đăk N’drung với cư dân M’nôngchủ yếu thuộc nhóm Nâr, Nong
1.3.3 Huyện Cư Jut
Nằm vị trí “cửa ngõ” tỉnh Đăk Nông ở phía bắc và tiếp giáp thành phố Buôn Mê Thuột(Đăk Lăk) với07 xã và 01 thị trấn, dân số 97.765 người gồm 19 dân tộc chung sốngtrong 123 thôn, buôn, bon, tổ dân phố.Lựa chọn của chúng tôi là thị trấn Ea T’ling -vùng đất giao thoa mạnh giữa các dân tộc thiểu số cùng người Kinh và có kinh tế pháttriển Chúng tôi khảo sát hai bon U1 và U2 với cư dân M’nông thuộc nhóm Preh
1.3.4 Huyện Tuy Đức
Tuy Đức là huyện biên giới nằm ở Tây Nam tỉnh Đăk Nông có đường biên giớigiáp Campuchia với 06 đơn vị hành chính gồm 25 bon và 23 thôn, dân số 45.725người Địa bàn chúng tôi tập trung nghiên cứu là xã Quảng Trực với 07 bon: Bu Prăng
1, Bu Prăng 2, Bu Lum, Bu Sop, Bu Nung, Bu Krăk, Bu Gia với khá nhiều ngườiM’nông thuộc nhóm Biăt
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đi sâu làm rõ những vấn đề có tính chất nền tảng giúp người nghiên cứutiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến luận án Trước hết là những khái niệm
cơ bản như tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội, giá trị văn hóa…
Để tiếp cận vấn đề, ba lý thuyết nghiên cứu được sử dụng là lý thuyết chức năng, cấutrúc và chủ nghĩa duy vật văn hóa Mục đích nhằmlý giải đặc trưng các thành tố, mốiquan hệ các thành tố trong chỉnh thể tín ngưỡng, lễ hội Từ đó làm rõ vai trò, chức năng,giá trị của đối tượng nghiên cứu trong đời sốngcư dân M’nông Đồng thời, lý giải
Trang 99nguyên nhân mai một, thay đổi một số loại hình tín ngưỡng, lễ hội truyền thống củangười M’nông dưới tác động của các yếu tố như kinh tế, xã hội, tôn giáo….Chương 1cũng khái quát nguồn gốc, lịch sử hình thành, địa bàn phân bố, tổ chức xã hội, đời sốngvăn hóa của người M’nông Những đặc trưng dân cư, văn hóa, … ở một số địa bàn tiêubiểu như huyện Krông Nô, Đăk Song, Cư Jut, Tuy Đức cũng được giới thiệu.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦANGƯỜI M’NÔNG
Các loại hình tín ngưỡng hiện còn dấu ấn và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cưdân M’nông không nhiều Do đó, trọng tâm chương nghiên cứuba loại hình tínngưỡng truyền thống là tô tem, hồn linh, đa thần với những quan niệm và biểu hiện rấtđặc trưng
2.1.Tín ngưỡng tô tem
2.1.1 Đặc điểm của tín ngưỡng tô tem
Tôtem(totemism) hay còn gọi là thuyết vật tổ là hình thức tín ngưỡng ra đời rất
sớm trong xã hội loài người Theo nghĩa đen,tô tem có nghĩa họ hàng hay có họ hàng Bản chấttô tem là niềm tin về mối liên hệ siêu nhiên của con người với động/thực vật hoặc một đối tượng nhất định Trong tô tem giáo, cách thể hiện thường là cấm kỵ Có
thể lấy quan điểm của S Reinach (1910) - người đã công thức hóa tô tem giáo thành
12 điều - để khẳng định những đặc trưng cho loại hình tín ngưỡng này, dù biểu hiệncủa nó có thể không đầy đủ hoặc khác biệt nhất định ở các nền văn hóa khác nhaunhư: Không được ăn, giết một số thú vật; con người nuôi một số cá thể thú vật ấy vàchăm nom chúng cẩn thận; sự cấm chỉ ăn uống đôi khi chỉ vào một bộ phận nào đấytrong thân thể con vật; người ta khi ở trong tình thế cần thiết giết một con vật thườngxin lỗi nó và tìm mọi cách làm giảm thiểu sự vi phạm tabu, tức là sự giết chóc;khi convật bị hiến tế, nó được khóc thương một cách long trọng; các bộ lạc, các cá nhân lấytên mình là tên của con vật tô tem…
2.1.2 Tín ngưỡng tô tem ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Minh đã chứng minh người Ve tồn tại tín ngưỡngtôtem.Vương Hoàng Trùkhẳng định tô tem của người Chăm là Cau và Dừa.ĐặngNghiêm Vạn nghiên cứu và chỉ ra những biểu hiệntô tem ở người Khơ Mú như têndòng họ mang tên chim, thú, cây, đồ vật…cùng những huyền thoại, kiêng kị, nghi lễliên quan đến tô tem.Ngoài ra, còn nhiều tộc người cũng có những bằng chứng cho sựtồn tại tín ngưỡng tô tem như người Thái, Mường, Hrê, Dao
Ở Tây Nguyên, tín ngưỡng tô tem cũng được nhận diện ở một số dân tộc như Ba
Na, Gia Rai, Ê Đê… và nhận định “Một vài tộc người ở Tây Nguyên vốn có tục “càrăng” như dấu ấn về sự mong muốn có hình dáng gần gũi với đặc trưng của tổ tiên(loài vật nhai lại)”được xem như một trong những dấu hiệu cụ thể chỉ ra mối liên hệ tôtem với con trâu của một số tộc người trên vùng đất này
2.1.3 Tín ngưỡng tô tem của người M’nông
Tín ngưỡng tô tem ở người M’nôngcó hai biểu hiện cơ bản Trước hết là qua cách đặt tên dòng họ.Hiện người M’nông có trên hai trăm dòng họ, trong đó có khá nhiều
dòng họ đặt tên theo động vật, thực vật, sự vật như Kpơr (lá cây); Ya (con cá sấu);
Trang 10Nghiên cứu về con trâu trong văn hóa M’nông, đã có khẳng định trâu chính là “vậttổ” xa xưa và “hồn trâu” giúp con người gần gũi với thần linh hơn “các hồn” khác.Xét trên thực tế và dựa trên quan điểm của Reinach đã trình bày ở trên, chúng tôi chorằng trâu là con vật tô tem của người M’nông bởi một số lý do nhưngười M’nông nuôitrâu với một sự yêu quý đặc biệt và chăm sóc rất cẩn thận; có những dòng họ kiêng ănthịt trâu; không tự tiện giết trâu nếu không có lý do liên quan đến tâm linh; những dịp
lễ lớn mới làm thịt trâu nhưng phải qua rất nhiều nghi lễ Trâu được chăm sóc, “làmđẹp”, được khóc thương trước khi tiến hành nghi lễ…
Nhìn chung, tư liệu còn lại không nhiều nhưng cũng giúp đưa ra ý tưởng vềsự tồn tạitín ngưỡng tô tem trong đời sống cư dân M’nông Với con trâu, tuy không kiêng kị theokiểu cấm ăn thịt nhưng qua phân tích ở trên và theo các biểu hiệntrong công thức tô temcủa S.Reinach, chúng tôi cho rằng trâu có thể là tô tem của người M’nôngvà một số dântộc Tây Nguyên trong một giai đoạn lịch sử nhất định
2.2 Tín ngưỡng đa thần
2.2.1 Về quan niệm
Tín ngưỡng đa thầnlà hình thức phổ biến không chỉ ở riêng dân tộc M’nông mà ởnhiều dân tộc trên thế giới Một trong những cơ sở giúp hình thành tín ngưỡng này lànhận thức hạn chế của con người khi đối diện với tự nhiên Vì thế, nảy sinh niềm tinvào sự chi phối của thế lực thần thánh có sức mạnh và khả năng tác động đến conngười Tín ngưỡng đa thần quan niệm thế giới được tạo thành bởi hai phần là hữu hình
và vô hình
Ở Tây Nguyên, tín ngưỡng này có mặt trong đời sống văn hóa tất cả các tộc người.Với người M’nông, niềm tin vào thần linh thể hiện khá rõ nét Đó là thế giới gồm batầng: Tầng trời, tầng trên mặt đất và tầng dưới mặt đất Mỗi tầng có nhiều bon, tầngnào cũng có thần (Brah) cư ngụ và cai quản Các thần có vai trò, chức năng riêng, bêncạnh thần lành giúp đỡ con người còn có thần dữ chuyên trừng phạt, làm hại conngười Các thần đều có gia đình, cũng biết yêu thương, giận hờn và cũng sinh hoạt,lao độngnhư con người Thông qua quan niệm về thế giới thần linh của dân tộcM’nông, dễ dàng nhận ra đó làánh xạ thế giới con người, con người đã lấy thực tiễncuộc sống của mình để xây dựng hình ảnh thế giới thần linh
Cơ sở hình thành tín ngưỡng này của người M’nông chính là môi trường tự nhiên,điều kiện sống và nhận thức hạn chế trong một giai đoạn lịch sử nhất định
2.2.2 Về biểu hiện
Hệ thống nghi lễ được tổ chức thường xuyên trong đời sống dân tộc M’nông là dấuhiệu rõ nét của tín ngưỡng đa thần
Đối với cá nhân, nghi lễ trải dài theo suốt đường đời.Mỗi bước ngoặt trong đời
người đều có nghi lễ cầu cúng thần Khi một sinh linh được hình thành trong bụng mẹ,
Trang 1111người ta đã tổ chức lễ cúng cầu xin sự chở che Những năm tháng từ 1 tuổi, 2 tuổi đếntrưởng thành, lập gia đình cũng như khi về già, qua đời, các nghi lễ cầu cúng với ước
mong sức khỏe, bình an được tổ chức thường xuyên.Với sinh hoạt cộng đồng, nghi lễ
cúng thần là một phần không thể thiếu Những vấn đề liên quan đến bon làng từ chọn đấtlàng, làm nhà cộng đồng đến xử phạt, chiến tranh…đều phải cúng tế cầu xin sự ưng thuận
của các thần Tronghoạt động kinh tế nông nghiệp nương rẫy, các công đoạn chọn đất,
đốt rẫy, gieo hạt, thu hoạchđều tổ chức lễ cúng thần Đất, thần Lúa….Kèm theo đó lànhững kiêng cữ được thực hiện nghiêm túc tránh làm các thần bực mình, nổi giận gâynên tai họa như sâu bệnh, hạn hán, mất mùa
Theo cư dân M’nông, thần linh có thể gửi “thông điệp” hoặc bộc lộ “quan điểm” qua
hệ thống các “tín hiệu” nhận biết Đó là giấc mơ, điềm báo, phép thử, bói điềm Nếu giấc mơ, điềm báo thể hiện điều xấu, sự không hài lòng của các thần, mọi việc phải dời
lại, không ai dám coi thường Điểm đặc biệt trong tư duy ngườiM’nông là dù thế giớithần linhđa dạng, phong phú nhưng không tuyệt đối tôn thờ một vị thần nào và cũngkhông xem vị thần nào có vai trò cai quản muôn loài
Tóm lại, mọi việc trong đời sống người M’nông đều có bóng dáng thần linh, mốiquan hệ với thần linh là sợi dây thiêng liêng gắn kết các cá nhân trong cộng đồng lạivới nhau trong số mệnh chung
2.3 Tín ngưỡng hồn linh
2.3.1 Đặc điểm của tín ngưỡng hồn linh
Hồn linh giáo (animism) là hình thức tín ngưỡng dựa trên niềm tin vào sự tồn tạicủa linh hồn, thế giới linh hồn Linh hồn có vaitrò quan trọng hơn thể xác và có khảnăng chi phối thể xác Mọi vật trong thế giới đều tồn tại linh hồn
Theo S Freud, giấc mơ là cơ sở của tín ngưỡng hồn linh và cũng là cơ sở để khẳng
định sự bất tử của linh hồn kể cả khi thể xác đã tiêu tan Linh hồn vẫn tiếp tục đờisống của nó sau khi rời bỏ thể xác, vẫn có khả năng tác động đến những người xungquanh và trở thành nỗi sợ hãi với người còn sống
Qua xem xét cách “ứng xử” với linh hồn, chúng ta sẽ nhận ra niềm tin về linh hồn Dấu hiệu rõ nét nhất là thờ cúng linh hồn Ngoài ra, việc tiến hành tang lễ cho người
chết và những nghi thứctrong tang lễ cũng xuất phát từ niềm tin vào linh hồn và sựtiếp tục “sống” của con người sau khi chết Liên quan đến niềm tin về linh hồn còn có
những biểu hiện kiêng kịnhư không được vẽ lên mặt người đang ngủ hay kiêng đánh
thức người đang ngủ một cách đột ngột…
2.3.2 Tín ngưỡng hồn linh ở Việt Nam
Người Chăm quan niệm con người có hồn và xác Khi chết nếu hồn không đượctrở về với tổ tiên thì trở thành vong hồn.Người Dao khẳng định con người có 12 hồn
cư trú ở những bộ phận khác nhau của cơ thể người như đầu, mắt, mũi, ngực,bụng….trong khi người Tà Mun cho rằng mỗi người chỉ cómột hồn chính và một hồnphụ Hồn cũng có sự phân loại rõ ràng, có hồn của người sống, hồn người chết, hồn
Trang 1212nhện hoặc con gián Nhiều tộc người ở Tây Nguyên quan niệm khi chết hồn thoát khỏixác, biến thành ma đi lang thang rồi đầu thai vào người phụ nữ nào đó Ngoài ra, đồngbào còn cho rằng con người đau ốm do linh hồn rời bỏ tạm thời vì đi lạc, bị bắt Khiđau ốm, họ thường mời thầy cúng về cúng cho hồn là vì thế.
Chính vì quan niệm chết chỉ là sự chấm dứt tạm thời một giai đoạn nên các dân tộcTây Nguyên hình thành những nghi thức tang lễ và ứng xử với người chết mang đậmtinh thần bình đẳng như chia của cho người chết, nuôi mả sau khi chôn
2.3.3 Tín ngưỡng hồn linh ở người M’nông
Người M’nông quan niệm con người cũng có hai phần là linh hồn và thể xác Hồn
có ba loại gồm hồn trâu, hồn nai và hồn dế, cào cào Trong đó, hồn trâu là hồn chính,nếu hồn trâu chết con người sẽ chết Hồn nai, dế, cào cào là hồn phụ, nếu các hồn này
đi ra ngoài cơ thể, bị lạc lối hoặc bị ma lai bắt ăn thịt, con người sẽ bị ốm
Hồn vẫn thường ra khỏi con người trong lúc ngủ để “dạo chơi”, khi đó con người sẽ
có giấc mơ là những gì hồn trải qua Khi con người chết, linh hồn rời bỏ thể xác để đến
xứ phan do hai thần Dê, Dơm cai quản Nếu là người tốt sẽ được đầu thai lại làm người,
nếu xấu không được đầu thai mà sẽ biến thành malang thang
Điều khác biệt trong niềm tin linh hồn của người M’nôngso với một số dân tộckhác là linh hồn không bất tử dù có tái sinh, đầu thai Niềm tin đó tạo nên một hệ
thống cách ứng xử với linh hồn và những thứ người ta tincó liên quan đến linh hồn.
Cụ thể các nghi lễ:Lễ đặt tên và Cúng hồn cho đứa trẻ mới sinh nhằm tìm và tiếp nhận linh hồn tổ tiên trở về nhập vào đứa trẻ.Lễ xỏ tai là nghi lễ phản ánh niềm tin vào linh
hồn vì nếu không làm lễ này hồn đứa trẻ sẽ buồn bỏ về làng ma và đứa trẻ sẽ chết.Những khi có người ốm, niềm tin hồn phụ đi lạc làm ảnh hưởng đến sức khỏe con
người dẫn đến nhiều lễ cúng Sau khi qua đời, tùy trường hợp chết mà người M’nông
tiến hành các nghi thức tang lễ phù hợp.Nhìn chung, tang lễ thể hiện rõ nét niềm tinvào linh hồn và thế giới linh hồn, việc ứng xử cũng nhằm hướng đến cuộc sống tốtđẹp của hồn ở thế giới bên kia và việc quay về đầu thaithuận lợi
Dấu ấn về tín ngưỡng hồn linh của người M’nông ngoài tư liệu còn có thể thấy rõtrong truyện cổ, nhất là sử thi M’nông
2.4 Nền tảng hình thành đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân tộc M’nông
2.4.1 Môi trường tự nhiên
Người M’nông ở Đăk Nông cư trú nơi thung lũng có nhiều sông suối,xung quanhđược bao bọc bởi rừng núi để tiện sản xuất, khai thác nguồn lợi từ rừng.Vì thế, từ nhậnthức đến ứng xử của con người đều chịu tác động và có bóng dáng thần linh để cầumong mùa màng tốt tươi Ước mong mùa màng bội thu có thể bắt gặp trong tín ngưỡngliên quan đến canh tác nương rẫy với hệ thống lễ nghi phong phú và khá đặc trưng.Ngoài ra, nếp sống nương rẫy tạo sự gắn bó mật thiết giữa con người với môitrường Rừng bên cạnh là không gian sinh tồn còn là không gian thiêng, nơi cư ngụcủa thần linh và các thế lực siêu nhiên khác Đó là một trong những nguyên nhân khởiphát đời sống tín ngưỡng đa dạng, phong phú của cả cộng đồng Tín ngưỡng tô temkiêng hái, giết ăn một số loại động thực vật có mối liên hệ nhất định với đời sống gắn
bó với rừng của cư dân M’nông