Truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội

47 1.2K 9
Truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên PHẦN I: BÀI TẬP THẢO LUẬN CỦA NHÓM TÍN NGƯỠNG TÔN SÙNG TỰ NHIÊN I. TÍN NGƯỠNG 1. Khái niệm Tín ngưỡng có thể hiểu một cách nôm na là niềm tin, sự ngưỡng mộ tuyệt đối đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người. Như vậy tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa do con người quan hệ với tự nhiên, xã hội chính bản thân mình mà hình thành. Lòng tin ở một lực lượng siêu nhiên, sự sợ hãi sẽ bị trừng phạt hay hy vọng sẽ được che chở, niềm tin rằng mình sẽ được giải thoát mọi nỗi tai ương…là hạt nhân ban đầu của tín ngưỡng. Niềm tin đó còn tồn tại, chừng nào con người chưa làm chủ được tự nhiên, xã hội con người. Khi con người còn gặp những bất hạnh, may rủi, còn muốn thoát khỏi mọi nỗi đau khổ thì họ còn dựa vào đấng siêu nhiên tối cao, huyền bí nào đó. 2. Phân biệt tín ngưỡng- Tôn giáo- Mê tín dị đoan 2.1. Tín ngưỡng- Tôn giáo - Giống nhau: cùng là lòng tin tuyệt đối vào một đấng cao siêu huyền bí nào đó, đều là sự phản ánh hư ảo, sai lạc đối với hiện thực. - Khác nhau: + Tôn giáo với tư cách là một giáo lý, giáo pháp chính là sự phát triển một tín ngưỡng, được cộng đồng thể chế, quy phạm hóa cao độ. Mỗi tôn giáo cần có: một hệ thống giáo lý, một vị giáo chủ đứng đầu, một hệ thống thể chế, nghi lễ thờ tự nơi thờ tự. Một hệ thống tổ chức gồm giáo luật nghiêm chỉnh, giáo hội với các tín đồ. + Tín ngưỡng (có khi còn được gọi là tín ngưỡng dân gian, tôn giáo dân gian) về cơ bản do nhân dân, những người lao động sáng tạo ra. Nó chủ yếu mới là sự sùng tín, nó nằm trong tâm thức của con người. Nó không có tính hệ thống, không mang tính triết lý nhân sinh hoàn chỉnh cũng như nhiều yếu tố khác của tôn giáo như Dương Thị Hồng Thúy. K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 1 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên đã nêu ở trên. Khái niệm tín ngưỡng vì vậy rộng rãi hơn,dân dã hơn khái niệm tôn giáo. 2.2. Phân biệt tín ngưỡng- mê tín dị đoan - Tín ngưỡng là niềm tin tuyệt đối vào một đấng cao siêu, coi đó là chỗ dựa tinh thần khi cuộc sống gặp khó khăn, bù đắp cho họ những mất mát. Còn tín ngưỡng dị đoan là tin tưởng mọt cách mù quáng, mê muội. - Con người tìm đến một đấng tối cao để mong một sự bù đắp về tinh thần, nhờ đó con người cảm thấy được an ủi, sự đau khổ trở nên nhẹ nhàng hơn, từ đó giúp họ có thêm niềm tin, nghị lực để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Còn mê tín dị đoan làm cho người ta mê muội, mất tự tin, mất hết ý chí vươn lên. - Tín ngưỡng kêu gọi mọi người hãy sống tốt, yêu thương con người, đòi hỏi tính hướng thiện, còn mê tín dị đoan vì là niềm tin mù quáng nên dễ dẫn đến những hành động tiêu cực, có khi dẫn đến cuồng tín, dễ bị bọn phản động lợi dụng xúi giục. - Tín ngưỡng là niềm tin nằm trong tâm thức con người, mang tính chất dân dã. Còn mê tín dị đoan quá nhấn mạnh đến yếu tố siêu phàm, siêu nhiên, huyền bí, vì thế đặt ra những nghi lễ phiền phức, làm rối loạn cuộc sống bình thường. Việc thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần có công với đất nước sẽ không còn là những nhân tố văn hóa cao đẹp khi gắn cho nó những điều huyền bí, với những nghi thức cúng lễ linh đình, những hủ tục phiền hà mang yếu tố ma thuật, phù thủy. Như vậy giữa tín ngưỡng tín dị đoan chỉ là một ranh giới rất nhỏ, Khi tín ngưỡng bị quá lạm dụng thì nó sẽ chuyển sang cái đối lập với chính nó là mê tín dị đoan. II. TÍN NGƯỠNG TÔN SÙNG TỰ NHIÊN 1. Nguồn gốc hình thành tín nguỡng tôn sùng tự nhiên Dương Thị Hồng Thúy. K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 2 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên Khi thoát khỏi cuộc sống “ăn lông, ở lỗ”, con người vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Tự nhiên đối với họ vừa là nguồn nuôi dưỡng vừa là mối đe dọa khôn lường. Vì trình độ khoa học hạn chế, họ không giải thích được các hiện tượng tự nhiên nên gắn cho nó những tính năng siêu phàm. Một mặt con người vừa chống lại, mặt khác lại sợ hãi nên muốn cầu hòa với tự nhiên bằng cách tôn sùng nó. Với cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng, sự gắn bó với tự nhiên càng lâu dài bền chặt, họ luôn sống hòa hợp với tự nhiên. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến một hệ quả là trong lĩnh vực nhận thức là lối tư duy tổng hợp, trong hình thức tín ngưỡngtín ngưỡng đa thần. 2. Các hình thức tín nguỡng tôn sùng tự nhiên Thứ nhất là tín ngưỡng tôn thờ mặt trời. Mặt trời được coi là một vị thần thiêng liêng, có quyền năng hơn bất kỳ một thiên thần nào khác. Mặt trời ban phát ánh sáng sức ấm nóng, đem lại sinh khí cho con người vạn vật trên trái đất. Vì vậy, không chỉ người dân Đông Nam Á, vùng cư dân nông nghiệp lúa nước mà tất cả các dân tộc trên trái đất đều tôn thờ Mặt Trời, thường gọi là nữ thần Mặt trời. Tục thờ Mặt trời ở Đông Nam Á biểu hiện ở phong tục cúng gà trong đêm giao thừa. Theo thần thoại của một số dân tộc Việt Nam kể rằng: Khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra trời đất, thấy lạnh lẽo, ẩm thấp, Người bèn sai 10 mặt trời suốt ngày đêm chiếu sáng để sấy khô mặt đất. Nhưng khi mặt đất đã khô trắng mà Ngọc Hoàng quên không thu các mặt trời lại khiến con người mọi vật khốn đốn vì nắng hạn. Có một chàng dũng sĩ giương cung tên bắn liên tiếp rụng 9 mặt trời. Mặt trời cuối cùng sợ quá bay tít lên cao không dám ló mặt ra nữa. Mặt đất lại lạnh lẽo, tối tăm. Con người loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời nhưng đều thất bại, cuối cùng chỉ có con gà trống khỏe mạnh cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống, quên cả sợ hãi khiến mặt đất lại sáng bừng lên. Đêm giao thừa là đêm tối nhất, người ta bảo đó là lúc mặt trời lặn sâu nhất. Nhà nhà bảo nhau cúng một con gà trống với mong Dương Thị Hồng Thúy. K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 3 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên ước con gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng cho đủ đầy ánh sáng của một năm. Đó chính là mong ước đủ nắng đủ mưa, mưa thuận gió hòa của cư dân nông nghiệp. Tục thờ mặt trời còn được ghi lại trên trống đồng Đông Sơn. Trên mặt trống, giữa trung tâm là hình mặt trời với 14 tia, cuộc sống trên trái đất xoay quanh mặt trời theo chiều ngược của kim đồng hồ. Tín ngưỡng thờ mặt trời cũng biểu hiện ở hình ảnh mặt trời trên đỉnh đình, chùa. Tín ngưỡng thờ mặt trời còn gắn liền với tục thờ lửa. Để cầu mong sự sống sinh sôi nảy nở, các dân tộc có nhiều lễ hội liên quan đến mặt trời lửa: Thả cầu lửa trên không trung, giăng đèn lồng kết hoa, rước đèn, hội hoa đăng, trò chơi cướp cầu, hội đánh phết, ném còn… Có thể kể đến một số lễ hội đánh phết ở Cẩm Khê, hội phết Sơn Vi, đặc biệt là hội đánh phết Hiền Quang ở Phú Thọ. Mặc dù đây là tín ngưỡng thờ vị nữ tướng của Hai Bà Trưng là Thiều Hoa, trò đánh phết là diễn lại việc luyện quân đánh giặc, nhưng ban đầu đó là tín ngưỡng thờ mặt trời. Quả phết được đẽo gọt từ củ tre, sơn son tượng trưng cho mặt trời, đòn phết làm bằng gốc tre cong. Sân chơi thường là sân đình, hai đầu sân (theo hướng đông- tây) đào lỗ làm mục tiêu. Hai đội chơi dùng gậy phết đánh quả phết (từ đông sang tây tượng trưng cho hướng đi của mặt trời) vào lỗ đối phương thì sẽ thắng. Mọi người hò reo, cổ vũ rất sôi nổi. Mặt trăng được coi là vị thần tối cao sau mặt trời. Ta có thể tìm thấy dấu vết của tín ngưỡng thờ mặt trăng trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng (cặp sừng trâu giống hình trăng khuyết). Đây cũng chính là tín ngưỡng thờ thủy thần của cư dân vùng biển, vì trăng chi phối sự lên xuống của thủy triều. Truyền thuyết kể rằng, một đêm, người dân thấy một vầng hào quang sáng trên biển.Họ nhìn thấy một ông tiên râu tóc bạc phơ đứng xem một cặp trâu đang trọi nhau. Người dân tin đó là vị thần phù hộ, bèn lập đền thờ, tôn làm vị thành hoàng phù hộ cho họ. Vào ngày tổ chức lễ hội, có hai con trâu trọi nhau trước cổng đền. Người dân tin rằng vị thần Dương Thị Hồng Thúy. K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 4 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên thích xem trâu trọi nên hàng năm tổ chức trọi trâu để tưởng nhớ vị thành hoàng. Lễ hội này chính là biểu hiện của tín ngưỡng thờ thủy thần tục hiến tế cho thủy thần. Tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên thiết thân với cuộc sống của người trồng lúa nước như thờ Đất, thờ Nước, thờ Trời cũng rất phổ biến. Tín ngưỡng này gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, một đặc trưng của văn hóa của vùng nông nghiệp lúa nước. Ba vị nữ thần Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước được thờ chung như một bộ tam tài dưới dạng tín ngưỡng Tam Phủ cai quản ba vùng trời, đất, nước, còn gọi là Mẫu Thượng thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Mẫu Thủy). Đông Nam Á là vùng văn hóa sông nước biển cả. Sông biển hùng vĩ với con người là quyền năng vô hạn. Khi hiền hòa thì cho con người mọi thứ, nhất là nước để sống, nhưng khi giận giữ thì thật kinh hãi: lụt lội, bão tố. Con người thờ thần Nước để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Có thể nói tục thờ thần Nước rất sôi động có mặt trong nhiều lễ hội, tập trung vào giai đoạn chuyển mùa- vào mùa mưa bắt đầu vào vụ sản xuất. Các nước Lào, Campuchia, Thái Lan… đều có lễ hội té nước, tắm nước- một hoạt động cầu mưa. Những lễ hội rước nước, đua thuyền, hội trống làm sấm cầu mưa, “cướp bưởi cầu mưa, cướp dừa cầu nước”… rất phổ biến ở khắp mọi miền trên đất nước ta. “Cướp bưởi cầu mưa, cướp dừa cầu nước” là tục cướp cầu đặc sắc cả về lối chơi cấu tạo quả cầu. Cầu không phải làm bằng gỗ, bằng gỗ tre mà bằng một loại quả: quả bưởi hoặc quả dừa, loại quả có nhiều nước. Một số xã ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc mỗi khi đại hạn, sẽ làm lễ đảo vũ, sau đó chơi cướp cầu nước để cầu “mưa nắng phải thì”. Tế lễ trong đình xong, người chủ tế mang quả dừa cúng ở mâm thờ ra tung cho mọi người bắt. Tất cả người dân sẽ đổ xô vào, hò la, hăng hái tranh nhau quả dừa thiêng. Ai cướp được phải giữ chặt, luồn nhanh khỏi đám đông, chạy ra ao trước sân đình tung quả dừa xuống nước. Thế là thắng cuộc. Mọi người hò reo vui mừng, hy vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các bà Mây, Mưa, Sấm, Chớp cai quản những hiện tượng tự nhiên hết sức quan trọng trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đây cũng là một tín Dương Thị Hồng Thúy. K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 5 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên ngương thuộc tín ngưỡng thờ thần Nước. Đến khi Phật giáo vào Việt Nam, nhóm nữ thần này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Tháp Lôi, Pháp Điện. Lòng tin của nhân dân vào hệ thống Tứ Pháp mạnh đến nỗi vào thời Lý, nhiều lần triều đình đã phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long cầu đảo, thậm chí rước theo đoàn quân đi đánh giặc. Hội chùa Dâu chính là lễ hội của cư dân nông nghiệp, ý nghĩa sâu xa là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước mơ ngàn đời của cư dân nông nghiệp. Các nghi thức trong hội Dâu xét cho cùng đều bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần Nước. Ban ngày rước Tứ Pháp về chùa Dâu, thể hiện sự cộng hưởng Mây +Sấm + Chớp = Mưa. Ban đêm rước Tứ Pháp đi tuần nhiễu một vòng từ đông sang tây, diễn ta chu kì quả đất xoay tròn, tạo ra năm tháng, bốn mùa. Trong mảng tín ngưỡng sùng bái tự nhiên còn có tín ngưỡng thờ vật tổ. Vật tổ ở đây có thể là con vật hoặc cây cối. Chim, rắn, cá sấu là những loài động vật phổ biến hơn cả ở vùng sông nước, vì thế được sùng bái hàng đầu. Những con vật đó đã được mĩ lệ hóa thành các biểu tượng mang tính biểu trưng: Tiên Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng”, là “giống Rồng Tiên’’. Tiên Rồng là một cặp đối,trong đó Tiên được trừu tượng hóa từ giống chim (cho nên mẹ Âu Cơ đẻ trứng), Rồng được trừu tượng hóa từ hai loại bò sát rắn cá sấu có rất nhiều ở vùng sông nước Đông Nam Á. Các dân tộc thiểu số cũng coi nhiều loài chim là vật tổ của dân tộc mình. Trong sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” cũng quan niệm con người sinh ra từ trứng một loài chim. Tín ngưỡng này ngày nay vẫn được thể hiện ở phong tục cúng bát cơm quả trứng cho người chết. Là cư dân nông nghiệp nên ở nước ta ít thờ các con thú lớn (khác cư dân du mục). Tuy vậy, tín ngưỡng tôn sùng cá voi của các cư dân vùng biển dọc từ Thanh Hóa đổ vào rất phổ biến. Cá voi- được gọi là cá Ông được cư dân biển thờ vì Ngài đã phù hộ cho họ ở ngoài khơi. Trong huyền thoại của nhiều dân tộc có kể lại con người được sinh ra từ cây. Có hai loại cây mà con người thờ: cây tự nhiên cây lương thực. Những cây tự Dương Thị Hồng Thúy. K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 6 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên nhiên thường là những cây cổ thụ tượng trưng cho sự trường tồn. Đó là cây si, cây đa, cây đề. Cũng có dân tộc coi đó là cây vũ trụ sau này được biểu thị bằng cây nêu ngày Tết ở người Việt. Là vùng nông nghiệp lúa nước nên loại cây trồng được tôn sùng nhất ở nước ta một số nước Đông Nam Á chính là cây lúa. Khắp nơi, dù là người Việt hay các dân tộc khác đều có tín ngưỡng thờ thần Lúa, hồn Lúa, Mẹ Lúa. Người ta biểu hiện lòng thành kính tôn sùng mẹ lúa bằng nhiều hình thức: gọi vía lúa, rước lúa, rước mạ, làm lễ xuống đồng, cầu nước, cầu ánh sáng cho lúa phát triển. Có làng còn có tục rước bông lúa thần. Người ta buộc bông lúa vào ngọn cây mía rước khắp cánh đồng lúa để cầu lúa tốt. Có thể kể đến tục rước lúa trong hội Trò Trám ở Tứ Xã, Phú Thọ. Khi cây lúa có hạt người ta làm lễ cúng cơm mới. Cúng cơm mới là một nghi lễ để bày tỏ lòng biết ơn với trời đất, với tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đặc biệt là cám ơn Mẹ Lúa. Tiêu biểu là lễ cúng cơm (xôi) mới của các dân tộc Việt, Thái, H’mông, Mường, Cao Lan (Bắc Giang) … Truyền thuyết Hùng Vương còn kể nhiều về sự tích vua Hùng thăm dân, dạy dân cấy lúa, cùng với các lão làng gọi vía lúa, cầu cho dân đủ ăn, đủ mặc. nơi vua Hùng hằng năm vẫn lên gọi Vía Lúa là đền Thượng- nơi thờ trời đất, thờ thần lúa. Trong ngôi đền này xưa thờ một hòn đá hình hạt lúa. Dương Thị Hồng Thúy. K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 7 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên Đền Bạch Mã Đền Bạch Mã, một trong Thăng Long tứ trấn. Đền Bạch Mã được coi là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long, nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 1. Lịch sử Xưa kia nơi đền Bạch Mã tọa lạc thuộc địa dư phường Hà Khẩu, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, Thăng Long. Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long. Dương Thị Hồng Thúy. K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 8 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên Văn bia hiện còn ở đền cho biết, đền Bạch Mã được tu bổ lớn vào niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời Hy Tông, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) lại được tu bổ thêm: sửa lại đền, dựng riêng văn chỉ, xây Phương đình, qui mô ngày càng rộng rãi, cảnh quan tôn nghiêm, nổi tiếng ở chốn đất thiêng. 2. Kiến trúc, hiện vật Hiện tại ngôi đền có qui mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm nhà hội đồng ở phía sau. Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín. Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu "giá chiêng chồng rường con nhị", đặc biệt là "hệ củng 3 phương" tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội kết cấu "vòm vỏ cua" đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên các cốn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú nét trạm chắc, khỏe. Trong nội thất của đền, phương đình ở phía trong, bên trái có cây hương, bàn thờ, phía ngoài có miếu thờ Tề Vương Phi, bên phải phương đình thờ Bể Núi. Thiêu hương cung cấm có ban thờ đồ tế lễ. Hiện đền còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị như: bia đá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ, đôi phỗng, Cùng với các giá trị về kiến trúc nghệ thuật, di tích đền Bạch Mã là một nguồn tư liệu quí để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long-Hà Nội về nhiều mặt. 3. Đền Bạch Mã - một biểu hiện của tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên. Có hơn một nghìn năm lịch sử, Đền Bạch Mã là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội. Dương Thị Hồng Thúy. K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 9 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên Ngôi đền thiêng “Bạch Mã”, có tên lạ này, trở thành tòa “Đông trấn chính từ” (đền chính, trấn giữ mạn Đông) kinh thành Thăng Long. Trong đó đặc sắc nhất là cuộc hóa thân thành hình tượng Ngựa Trắng, để giúp Lý Thái Tổ xây vòng thành lũy bao quanh Kinh thành. Trong thế giới của ngôn ngữ biểu tượng, Ngựa Trắng chính là hình ảnh của Mặt Trời. Nếu bằng chu kỳ đều đặn của một ngày đêm, Mặt Trời thực hiện một vòng tuần hoàn linh diệu trên vũ trụ: Mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây, để rồi hôm sau lại tái hiện từ phương Đông… Thì Ngựa Trắng trong giấc mơ cầu mộng của Lý Thái Tổ cũng hiện ra từ ngôi “Đông trấn chính từ”. Đi một vòng thần thánh trên vùng đất thiêng “Rồng hiện lên” mới được đặt định là Thành Kinh đô nước Việt từ Đông sang Tây, rồi lại trở về điểm xuất phát, biến mất vào trong ngôi đền cổ, để khoanh lại miền đế đô Kinh kỳ ấy cho thành một vùng “Thánh địa” có “Địa linh nhân kiệt” ở bên trong. Lý Thái Tổ định đô Thăng Long, khi cứ nương theo dấu chân Ngựa Trắng mà xây đắp thành công vòng tường lũy bao quanh Kinh thành, thì chính là đã thực hiện được cái “quy hoạch” linh thiêng cho tòa Kinh đô nước Việt, do ông-trong hình tượng Ngựa Trắng - vạch ra. Vì thế, ông phải xứng đáng được nhận danh hiệu cùng thiên chức thiêng quý nhất: “Quốc đô định bang Thành hoàng đại vương” để ngự tại ngôi đền Bạch Mã được bảo trợ cho cái địa bàn mà ông đã là người cắm đất xây ngôi làng-Hà Nội - gốc đầu tiên. Ngôi làng cổ ấy, ngay từ thời gian đầu Công nguyên, đã nhờ “cặp mắt xanh” của ông, mà có thế “Nhìn sông tựa núi” tuyệt hảo. Sông, ở đây chính là dòng “Nước chảy trong ngần/ Có con buồm trắng chạy gần chạy xa”. Từ hai nghìn năm trước, vốn là một nhánh chính bên bờ phải của dòng sông Mẹ (sông Cái, Hồng Hà) uốn lượn tắm tưới nối đường đi lại cho cả một miền “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây” - Như lời Người định đô Thăng Long nghìn năm sau sẽ nói. Dương Thị Hồng Thúy. K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 10 [...]... Lễ hội ở đình (đền) Kim Liên: Đình mang uy danh của thần Cao Sơn nên lễ hội rất náo nhiệt được sự tham gia đông đảo của nhân dân trong cũng như ngoài vùng Trước đây, lễ hội đình Kim Liên thường diễn ra từ ngày 11/3 đến 16/3 âm lịch nhưng nay chỉ gói gọn trong hai ngày 15 - 16/3, lễ hội chính vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm (ngày sinh của Thần), sau giỗ tổ Hùng Vương Ngoài lễ chính còn các lễ. .. quái” thế kỷ thứ 14, nhất là “Việt điện u linh” thế kỷ thứ 14 ghi lại theo phương pháp tư duy bằng bút pháp trung cổ: Phủ mây mù vàng son huyền thoại lên trên lẫn vào trong những hạt nhân hiện thực của lịch sử 4 Lễ hội đền Bạch Mã Từ thần tích này đền mới đi vào “Thăng Long tứ trấn” (cùng với cạnh đền Voi Phục trấn Tây, Quán Thánh trấn Bắc đền Kim Liên trấn Nam) mang ý nghĩa thiêng... ngoài trời trong phương đình đền Bạch Mã Dương Thị Hồng Thúy K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 13 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên Một số hình ảnh lễ hội đền Bạch Mã: Lễ rước thần Long Đỗ Hát chầu văn Hát quan họ Dương Thị Hồng Thúy K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 14 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên Lý ngựa ô Hát chầu văn Dương Thị Hồng Thúy K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 15 Tín ngưỡng tôn... tinh thần đối với người dân Hà Nội mà còn có khả năng trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn Mỗi năm lễ hội diễn ra một lần vào các ngày 19, 20 tháng 3 âm lịch Các hoạt động tế lễ diễn ra trong buổi sáng ngày 19 20 Chiều 19, chủ yếu diễn ra các hoạt động văn nghệ Mở đầu lễ hộilễ rước theo nghi lễ truyền thống, với sự tham gia của gần 500 người qua các tuyến phố : Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Chĩnh,... trong lễ hội đình (đền) Kim Liên Đền Kim Liên là di tích lịch sử thuộc "Thăng Long tứ trấn," thờ thần Cao Sơn, con của Lạc Long Quân Âu Cơ, được dân gian suy tôn là thần trấn thủ phía Nam kinh thành Thăng Long Nghi thức rước kiệu tại lễ hội Dương Thị Hồng Thúy K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 32 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên Múa Sênh tiền trong lễ rước Các giáp, họ gia đình trong làng dâng lễ. .. được các nhà nghiên cứu xem là tính dị biệt của văn học dân gian Trong khuôn khổ gioiứ hạn của bài viết, em xin trình bày rõ TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN CAO SƠN Ở ĐÌNH (ĐỀN) KIM LIÊN Dương Thị Hồng Thúy K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 20 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN CAO SƠN Ở ĐÌNH (ĐỀN) KIM LIÊN I Giá trị văn hóa của đình (đền) Kim Liên trong hệ thống tín ngưỡng ở Hà Nội: đây chính là... đình, vừa có tính tín ngưỡng dân gian Hình tượng trâu trong Lễ tiến Xuân Ngưu được làm khung bằng tre, giấy bồi cứng bên ngoài, kích thước bằng trâu thật Đi cùng là Mục đồng (mang hình tượng thần Câu mang), quan Tri phủ, cùng hai quan Tri huyện thành Thăng Long Dương Thị Hồng Thúy K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 12 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên Ngoài các nghi thức truyền thống, lễ hội còn có chương... Vọng hàng tháng, lễ Kỳ Anh lễ hóa ngày 12 tháng 8 Các nơi rước kiệu về Kim Liên là Phương Liệt, Đình Đại (Bạch Mai) Những ngày này rất tưng bừng Sáng ngày 15 diễn ra hội cắt tóc với các tay thợ trẻ vào cuộc đua tài trước sự "giám sát" kỹ lưỡng công bằng của một ban giám khảo toàn các bậc cao niên có uy tín tay nghề trong làng Trống điểm ba hồi, các anh thợ trẻ dong gương ghế "vào xới" khoe tài... học dân gian 29 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên Một số hình ảnh về đình (đền) Kim Liên Cổng Tam quan đình (đền) Kim Liên Đình (đền) Kim Liên nhìn từ cổng chính Dương Thị Hồng Thúy K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 30 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên Ngày khai hội (16/3) âm lịch Các hoạt động phần lễ Các hoạt động phần lễ Dương Thị Hồng Thúy K19-0588.Chuyên ngành Văn học dân gian 31 Tín ngưỡng tôn sùng... sâu vào tâm thức người dân Việt từ xa xưa, trước khi Phật giáo đặt chân tới mảnh đất này Đến khi Phật giáo vào Việt Nam, các nhà sư đã nhìn thấy rõ điều đó nhận thấy nếu Phật giáo muốn bén rễ vào mảnh đất này thì phải có sự dung hòa với tín ngưỡng dân gian Nhận thức ấy không sai lầm, đó là nguyên nhân sâu xa của cuộc hôn phối tinh thần giữa một người con gái bản địa (tượng trưng cho tín ngưỡng . Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên PHẦN I: BÀI TẬP THẢO LUẬN CỦA NHÓM TÍN NGƯỠNG TÔN SÙNG TỰ NHIÊN I. TÍN NGƯỠNG 1. Khái niệm Tín ngưỡng có thể. nghi lễ thờ tự và nơi thờ tự. Một hệ thống tổ chức gồm giáo luật nghiêm chỉnh, giáo hội với các tín đồ. + Tín ngưỡng (có khi còn được gọi là tín ngưỡng

Ngày đăng: 08/11/2013, 03:11

Hình ảnh liên quan

Một số hình ảnh lễ hội đền Bạch Mã: - Truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội

t.

số hình ảnh lễ hội đền Bạch Mã: Xem tại trang 14 của tài liệu.
Một số hình ảnh về đình (đền) Kim Liên - Truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội

t.

số hình ảnh về đình (đền) Kim Liên Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan