Đền bà Chúa Kho ( Đình Giảng Võ đường Giảng Võ quận Đống Đa Hà Nội)

Một phần của tài liệu Truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội (Trang 34 - 35)

IV. Lễ hội ở đình (đền) Kim Liên:

1. Đền bà Chúa Kho ( Đình Giảng Võ đường Giảng Võ quận Đống Đa Hà Nội)

Nhắc tới bà Chúa Kho, người ta thường nghĩ ngay đến đền thờ ở Bắc Ninh. Nhưng ngay giữa lòng Hà Nội, cũng có một nơi gốc thờ bà Chúa Kho, đó là đình Giảng Võ thuộc phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Bà Chúa Kho là thành hoàng làng Giảng Võ. Đình thờ có hình chuôi vồ, đại bái, gồm 3 gian, hậu cung 2 gian. Trong đình trang trí cửa võng, hình đầu rồng, các đồ tế khí như bàn thờ tay ngai, bài vị, kiệu bát cống, câu đối hoành phi... Ngoài ra, đình còn có nghê đá và bia đá.

Theo văn bản chữ Hán và chữ Nôm do Đông Các Đại Học sỹ Nguyễn Bính viết từ thế kỷ 17, bà chúa kho tên thật là Lý Thị Châu Nương. Sinh ngày 12 tháng 2 năm Ất Mùi, là con ông Lý Quỳnh, người phường Võ Trại, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (nay là phường Giảng Võ, quận Ba Đình).

Từ nhỏ, bà đã được theo ông thầy họ Ngô ở phường Bích Câu học võ. Năm 16 tuổi thì tinh thông võ nghệ, cưỡi ngựa, bắn cung, trí dũng song toàn. Đến năm 22 tuổi, bà lấy chồng là Trần Thái Bảo, một tôn thất và là tướng nhà trần, hai người sống tại Châu Hoan, Nghệ An.

Đến thời vua Trần Nhân Tông, giặc Nguyên đem quân xâm lược nước ta. Lý Châu Nương cùng chồng đem hai ngàn gia binh chống cự với giặc. Bà thay đổi y phục, buộc tóc giả nam, chỉ huy một đội quân vài trăm nữ binh gìn giữ các kho tàng nhà nước, quyết không cho giặc cướp lương thảo.

Cảm phục tài năng, Vua Trần giao cho bà trông coi lương thảo, ban thưởng rất hậu, cho ruộng đất ở ngay Võ Trại làm ấp Thang Mộc và phong là "Quản trưởng quốc khố".

Khi giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần nữa. Bà đã đôn đốc quân lính canh phòng cẩn mật các kho tàng của triều đình và đón đánh giặc hàng chục trận. Trong khi chồng bà đem quân đánh giặc ở Thao Giang và đã tử trận.

Tương truyền, nghe tin chồng mất, ngày 20 tháng 7 năm Mậu Tý, bà đã lấy khăn hồng che mặt mà "hóa". Sau khi bà mất, vua Trần vô cùng thương tiếc, phong cho bà mỹ tự: "Anh linh hiển ứng Khố nương công chúa chủ khố Đại Vương, phu nhân thánh mẫu". Và lệnh cho dân làng Võ Trại lập đèn thờ. Đến triều đại nhà Lê, nhà Nguyễn cũng ban sắc phong cho bà cả thảy 13 đạo.

Đình Giảng Võ đã được bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích lịch sử ngày 20 tháng 7 năm 1994. Đình Giảng Võ thờ bà chúa kho được được coi là ngôi đình thiêng của đất Hà Thành. Kho là lễ tế của 13 làng trại anh em với các trò chơi: cờ người, bắt vịt, múa rối cạn, rối nước.

Để tưởng nhớ công ơn bà Chúa Kho, mỗi khi xuân về dân làng đề mở hội, tổ chức lễ rước bà Chúa Kho, khách thập phương về dự rất đông.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w