1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

module 24 KĨ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC

20 2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 306 KB

Nội dung

Mục tiêu cần đạt được trong Module 24 này: 1. Kiến thức: 1. Nắm được kĩ thuật biên soạn các loại đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học. 2. Nắm được kĩ thuật xây dựng các dạng câu hỏi kiểm tra, đánh giá trong dạy học. 2. Kĩ năng: 1. Thiết kế được các loại đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học. 2. Xây dựng được quy trình kiểm tra, đánh giá chung và đánh giá tổng kết trong quá trình dạy học. 3. Thái độ: Học viên tích cực sử dụng các kĩ thuật hiện đại trong biên soạn các loại đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học; coi trọng việc kiểm tra, đánh giá khách quan kết quả học tập của học sinh.

Trang 1

SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG THCS&THPT PHẠM KIỆT

Tổ : TOÁN - LÝ - HÓA - SINH - TIN - CN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Sơn Kỳ, ngày 10 tháng 03 năm 2017

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN THPT MODULE THPT 24: KĨ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC Phần 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Thế Khanh

Ngày tháng năm sinh: 29/12/1985

Năm vào ngành giáo dục: 2011

Nhiệm vụ được giao trong năm học 2016 - 2017: Giảng dạy Tin học khối 10, 12

Phần 2: MODULE 24: “KĨ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC”

Mục tiêu cần đạt được trong Module 24 này:

1 Kiến thức:

1 Nắm được kĩ thuật biên soạn các loại đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học

2. Nắm được kĩ thuật xây dựng các dạng câu hỏi kiểm tra, đánh giá trong dạy học.

2 Kĩ năng:

1 Thiết kế được các loại đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học.

2 Xây dựng được quy trình kiểm tra, đánh giá chung và đánh giá tổng kết trong quá trình dạy học.

3 Thái độ:

Học viên tích cực sử dụng các kĩ thuật hiện đại trong biên soạn các loại

đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học; coi trọng việc kiểm tra, đánh giá khách quan kết quả học tập của học sinh.

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Các bước cần thực hiện trong quá trình biên soạn đề kiểm tra:

-Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra: người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra cho phù hợp với từng lớp.

Trang 2

-Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra:

+ Đề kiểm tra tự luận.

+ Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

+ Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.

-Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra:

-Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận: Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.

-Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm:

+ Nội dung: khoa học và chính xác.

+ Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra

-Bước 6: Điều chỉnh (nếu thấy cần thiết)

HOẠT ĐỘNG 2: Trình bày các bước trong thiết lập ma trận đề kiểm tra và và vận dụng thiết lập ma trận 1 đề kiểm tra một tiết hay kiểm tra học kỳ

- Bước 1: Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra.

- Bước 2: Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.

- Bước 3: Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ).

- Bước 4: Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra.

- Bước 5: Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ

%.

- Bước 6: Tính tỉ lệ số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng.

- Bước 7: Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.

- Bước 8: Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.

- Bước 9: Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan:

Những loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan nào?

- Câu trả lời ngắn:trả lời một câu hoặc điền thêm vào một câu cho hợp nghĩa bằng một từ, một nhóm từ, một kí hiệu, một công thức

- Câu hỏi đúng sai.

- Câu hỏi nhiều lựa chọn.

+ Phần dẫn.

+ Phần lựa chọn hay các phương án lựa chọn thường là 4-5 đáp án: gồm một lựa chọn đúng (đáp án) và các lựa chọn sai (câu nhiễu, câu bẫy).

- Câu ghép đôi.

- Câu điền khuyết.

HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn viết các loại câu hỏi.

1 Cách viết câu trả lời ngắn:

- Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.

- Viết theo hình thức đặt câu hỏi.

- Câu trả lởi phải là một cụm từ ngắn gọn, một từ hoặc một con số.

- Trừ chỗ trống ở cuối câu.

Trang 3

- Tránh dùng lời lẽ trong sách giáo khoa.

- Để trống một từ quan trọng

- Chỉ để một đến hai chỗ trống.

- Độ rộng của các chỗ trống cần bằng nhau và cùng một hình thức như trong các câu hỏi khác.

- Có câu hướng dẫn cho học sinh để học sinh có câu trả lời chính xác.

- Tránh lỗi ngữ pháp hay để lộ các manh mối.

• Câu hỏi vận dụng:

Câu 1: Có mấy khổ giấy chính?

Câu 2: Có mấy loại tỉ lệ?

Câu 3: Để ghi kích thước của vật thể cần xác định những yếu tố nào?

Câu 4: Nếu chọn hình chiếu đứng làm chuẩn thì hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh đặt ở vị trí nào so với hình chiếu đứng?

Câu 5: Hình cắt và mặt cắt được sử dụng khi nào?

Câu 6: Cho biết hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo vuông góc đều.

Câu 7: Để vẽ hình chiếu phối cảnh thì cần thực hiện mấy bước?

2 Cách viết câu trả lời đúng-sai:

- Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.

- Lấy các ý kiến quan trọng.

- Viết các ý có tính chất hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai.

- Tránh dùng lời lẽ trong sách giáo khoa.

- Các câu hỏi nên có cùng một độ dài bằng nhau kể cả câu đúng và câu sai.

- Tránh các đáp án có tính lặp đi lặp lại.

- Tránh các manh mối về từ vựng.

- Nêu rõ nguồn gốc của ý kiến nếu câu hỏi trình bày một ý kiến của ai đó.

- Chỉ tập trung vào một ý kiến quan trọng hoặc mối quan hệ giữa các ý kiến.

3 Cách viết câu hỏi nhiều lựa chọn:

- Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.

- Đặt một câu hỏi trực tiếp hoặc tạo một tình huống cụ thể.

- Viết lại bằng ngôn ngữ của mình chứ không sử dụng câu, từ chính xác như trong sách giáo khoa.

- Viết các lựa chọn thật khéo để những học sinh không biết câu trả lời đúng không thể dùng phương pháp loại trừ một cách quá dễ dàng.

- Các yếu tố nhiễu nên dựa trên các lỗi thông thường hoặc hiểu sai ý (nếu có thể)

- Câu trả lời cho từng câu hỏi không nên phụ thuộc vào các đáp án của các câu hỏi khác.

- Dùng từ và các cấu trúc câu đơn giản để viết câu hỏi.

- Các lựa chọn nên được viết một cách nhất quán và phù hợp với nội dung của câu dẫn.

- Chỉ có duy nhất một đáp án đứng.

- Tránh các lựa chọn như “tất cả các đáp án trên” hay “không có đáp án nào đúng”.

4 Cách viết câu hỏi ghép đôi:

- Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.

Trang 4

- Đặt ra các giả thuyết và các câu trả lời.

- Các câu trả lời là các lựa chọn hợp lí cho từng giả thuyết.

- Viết câu bên phần giả thuyết dài hơn so với các câu bên phần trả lịi.

- Cần viết câu hướng dẫn làm bài thật rõ ràng yêu cầu ghép đơi.

- Nếu cĩ thể hãy sắp xếp các câu trả lời một cách hợp lí nhất.

- Tránh loại ghép đơi “hồn hảo"

- Viết khơng quá 10 câu trả lời.

- Đánh số thứ tự cho các câu bên phần giả thuyết và đánh chữ thứ tự cho các câu bên phần trả lời.

5 Cách viết câu hỏi tự luận:

- Đánh giá một nội dung quan trọng của chuẩn chương trình.

- Yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới.

- Chỉ rõ nhiệm vụ học sinh cần thực hiện bằng các hướng dẫn cụ thể.

- Sử dụng độ khĩ phù hợp với mức độ trưởng thành của học sinh.

- Yêu cầu học sinh thể hiện mình nhiều hơn chứ khơng chỉ kiểm tra trí nhớ về sự kiện, định nghĩa, hoặc các loại thơng tin khác.

- Viết câu hỏi theo cách mà học sinh sẽ phải đưa ra các câu trả lời theo ý bạn.

- Nêu rõ cho học sinh các vấn đề sau:

+ Độ dài bài viết

+ Mục đích của bài viết.

+ Lượng thời gian cần thiết để viết bài.

+ Các tiêu chí mà bài viết sẽ được tính điểm.

• Câu hỏi vận dụng:

Câu 1: Trong CSDL QLTHUVIEN có các bảng sau:

DocGia

MaDG TenDG SoDT Phai

0001 Hòang 862247 Yes

0002 Minh 863325 Yes

0003 Vân 861153 No

0004 Lan 718860 No

Hãy ghi lại cấu trúc của các bảng và xác định khóa chính:

Tên Table Field name Data type Primary key

Table:

DOCGIA

Table:MUON SACH

Sach MaSac

TH10 Tin học 10 TH11 Tin học 11 TH12 Tin học 12

MuonSach MaSac

h MaDG NgayMuon Ngaytra

0001 TH10 05/12/02 15/12/02

0002 TH11 25/08/02 25/10/02

0003 TH11 12/09/02 10/12/02

0003 TH12 26/05/01 10/05/02

Trang 5

Câu 2: Để tạo ra báo cáo, cần trả lời các câu hỏi nào? Báo cáo thường được sử dụng để làm gì?

HOẠT ĐỘNG 5: Thiết kế ma trận đề kiểm tra.

Quy trình biên soạn đề kiểm tra?

1 Xác định mục đích của đề kiểm tra.

2 Xác định hình thức đề kiểm tra.

3.Thiết kế ma trận đề kiểm tra:

- Cấu trúc ma trận đề:

+ Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng

+ Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm,

số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

+ Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

- Mô tả về cấp độ tư duy:

+ Nhận biết.

Ví dụ: Bảng là gì?

+ Thông hiểu

Ví dụ: So sánh sự khác nhau giữa bảng (table) và biểu mẫu (Form)?

+ Vận dụng ở cấp độ thấp.

Ví dụ: Giả sử CSDL trong 1 kỳ thi THPT Quốc gia có các bảng và gồm các trường sau:

- DANH_SACH : (STT, SBD, Ho_ten, NgSinh, GTinh, Lop, TBM, HL, HK);

- DIEM_THI : (SBD, Toan, Ly, Hoa, Van, Tieng Anh, Tin);

Em hãy : a) Chọn kiểu dữ liệu hợp lý cho từng trường trong các bảng? Chọn khóa

chính cho mỗi bảng,

b) Cho biết cách tạo liên kết giữa bảng trong CSDL trên.

+ Vận dụng ở cấp độ cao.

Ví dụ:

Giả sử CSDL trong 1 kỳ thi THPT Quốc gia có các bảng và gồm các trường sau:

- DANH_SACH : (STT, SBD, Ho_ten, NgSinh, GTinh, Lop, TBM, HL, HK);

- DIEM_THI : (SBD, Toan, Ly, Hoa, Van, Tieng Anh, Tin);

Trang 6

Em hãy : c) Tạo mẫu hỏi gồm các thông tin: SBD, Ho_ten, Toan, Ly, Hoa, Van,

Tieng Anh, Tin, Tong_diem với tổng điểm tính theo công thức

Tong_diem:=Toan+Ly+Hoa+Van+Tieng_anh+Tin;

d)Hãy tạo biểu mẫu để nhập DL cho bảng DANH_SACH.

- Xác định cấp độ tư duy:

+ Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông

+ Kiến thức trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng thì xác định là cấp độ “vận dụng”

+ Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giũa phần “hiểu được” và phần “kĩ năng” được xác định ở cấp

độ “vận dụng ở mức độ cao hơn”.

+ Chú ý khi xác định các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.

+ Các khâu cơ bản thiết kế ma trận đề kiểm tra:

* Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra.

* Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.

* Quyết định phân phối tỉ lệ % điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ).

* Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ%.

* Quyết định sổ câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng và điểm tương ứng.

* Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.

* Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

* Chú ý khi quyết định tỉ lệ % điểm và tính tổng số điểm:

HOẠT ĐỘNG 6: Cách thức biên soạn một đề kiểm tra tốt:.

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn

hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề qui định Để các câu

hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

* Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:

- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình.

- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.

- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể.

- Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa.

- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh.

- Mỗi phương án nhiễu phải hợp lí đối với những học sinh không nắm vững kiến thức.

- Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh.

- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra.

- Phần lựa chọn phải thổng nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn.

- Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.

- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có

phương án nào đúng, hoặc “Phương án khác”

Trang 7

* Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận:

- Câu hỏi phải phản ánh được nội dung quan trọng của chương trình

- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.

- Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới

- Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo.

- Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó

- Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.

- Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin; tránh những câu hỏi yêu cầu học sinh học thuộc lòng.

- Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải đuợc hết những yêu cầu của giáo viên ra đề đến học sinh.

- Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình thì cần nêu rõ: bài trả lời cửa học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.

* Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm:

Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:

- Nội dung: khoa học và chính xác.

- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu.

- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

* Cách tính điểm đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan:

* Cách tính điểm đề kiểm tra kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.

HOẠT ĐỘNG 7: Ưu, nhược điểm của các câu hỏi trắc nghiệm khách

quan

1 Ưu điểm:

- Trắc nghiệm bao gồm một chuỗi những thao tác đơn giản xác định nên tiết kiệm được thời gian thi và kinh phí chấm điểm.

- Kết quả của bài trắc nghiệm mang tính khách quan, không phụ thuộc vào người chấm.

- Nội dung rất rộng, góp phần chống học tủ, học lệch.

- Giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian làm đề, tổ chức thi và chấm điểm, đồng thời góp phần tăng cường khả năng tự học của học sinh.

- Giáo viên có thể đánh giá được kết quả học tập một cách tương đối chính xác,

từ đó có thể điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học để đạt kết quả cao nhất.

- Trắc nghiệm gây hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh, hạn chế việc quay cóp, sử dụng tài liệu, trao đổi bài học sinh phải suy nghĩ cao độ, tập trung tối đa để làm bài cho kịp thời gian cho phép.

2 Nhược điểm:

- Khó đánh giá đuợc bề sâu của kiến thức.

Trang 8

- Khó đánh giá quá trình suy nghĩ dẫn tới kết quả làm bài trắc nghiệm, do đó khó khăn trong việc kiểm tra năng lực tư duy và phát hiện, sửa chữa sai lầm cho học sinh.

- Có yếu tố may rủi, ngẫu nhiên trong kết quả làm bài trắc nghiệm

- Trắc nghiệm gồm chủ yếu là những câu hỏi với những câu trả lời có sẵn, do đó khó kiểm tra được năng lực sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu toán học.

HOẠT ĐỘNG 8: Tìm hiểu trường hợp vận dụng kiểm tra,

đánh giá theo hình thức trắc nghiệm, tự luận

1 Khi nào sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan?

- Khi giáo viên cần kháo sát thành quả học tập của số đông học sinh, hay muốn rằng bài khảo sát ấy có

thể được sử dụng lại vào một lúc khác.

- Khi giáo viên muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan người chấm bài.

- Khi giáo viên có nhiều câu hỏi trắc nghiệm tốt đã đuợc dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả.

- Khi giáo viên muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt.

2 Khi nào sử dụng hình thức tự luận?

- Khi nhóm học sinh được khảo sát không quá đông và đề khảo sát chỉ được sử dụng một lần, không dùng lại nữa.

- Khi giáo viên cố gắng tìm mọi cách có thể được để khuyến khích sự phát triển kĩ năng diễn tả bằng văn viết

- Khi giáo viên tin tưởng về khả năng phê phán và chấm bài của mình một cách vô tư và chính xác hơn là vào khả năng soạn thảo những câu trắc nghiệm thật tốt

- Khi không có nhiều thời gian soạn thảo bài khảo sát nhưng lại có nhiều thời gian để chấm bài

HOẠT ĐỘNG 9: Để có bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan, cần phải thoả mãn:

- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình.

- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.

- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể.

- Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa.

- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh.

- Mỗi phương án nhiễu phải hợp lí đối với những học sinh không nắm vững kiến thức.

- Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh.

- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra.

- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn.

- Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.

- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “Không có phương án nào

Trang 9

HOẠT ĐỘNG 10: Ưu điểm, nhược điểm của từng loại đề kiểm tra trắc nghiệm khách

quan:

1 Câu trả lời ngắn:

* Ưu điểm:

- Dễ xây dựng.

- Người học không thể đoán mò.

* Nhược điểm:

- Thường chỉ được dùng để kiểm tra trình độ mức độ nhận biết thông hiểu.

- Đôi khi khó đánh giá đúng nội dung trả lời.

2 Câu hỏi đúng-sai:

* Ưu điểm:

- Dễ xây dựng;

- Có thể ra nhiều câu một lúc vì tốn ít thời gian cho mỗi câu, vì vậy khả năng bao phủ chương trình rộng hơn.

* Nhược điểm:

- Thường chỉ được dùng để kiểm tra mức độ nhận biết, thông hiểu;

- Tỉ lệ đoán mò đúng cao (50%).

3 Câu hỏi tương thích/ghép đôi:

* Ưu điểm:

- Dễ xây dựng.

- Có thể hạn chế sự đoán mò bằng cách tăng số lượng thông tin trong bảng chọn.

* Nhược điểm:

- Chỉ chủ yếu dùng để kiểm tra khả năng nhận biết.

- Thông tin có tính dàn trải, không nhấn mạnh được những điều quan trọng hơn.

4 Câu hỏi lựa chọn một trong nhiều phương án:

* Ưu điểm:

- Có thể được sử dụng để kiểm tra các kĩ năng nhận thức bậc cao.

- Tránh được yếu tố mơ hồ so với loại câu hỏi trả lời ngắn.

- Tránh được nhược điểm người học chỉ biết một phát biểu là sai nhưng có thể không biết phát

biểu đúng là như thế nào

- Yêu cầu lựa chọn phương án tốt nhất có thể hạn chế được khó khăn khi phải xác định một phát biểu là sai hoàn toàn.

- Với nhiều phương án lụa chọn, có thể đánh giá xu hướng người học thường sa vào những điểm

yếu nào.

* Nhược điểm:

- Khó biên soạn các câu hỏi dùng để đánh giá các kĩ năng nhận thức bậc cao.

- Vì có nhiều phương án được chọn nên khó xây dựng các câu hỏi có chất lượng cao

- Tồn tại tỉ lệ đoán mò

5 Câu hỏi gốc: là dạng câu hỏi ở dạng tổng quát, có thể được lắp ghép với các nội dung cụ thể

nhằm cho ra các câu hỏi trắc nghiệm hoàn chỉnh.

Trang 10

Một số dạng câu hỏi gốc:

- Hiểu biết khái niệm

- Hiểu biết nguyên lý

- Hiểu biết quy trình

6 Câu hỏi trắc nghiệm liên kết: là một hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên một tập hợp số liệu/dữ kiện/giả thuyết chung Các thông tin chung này có thể ở dưới dạng bài viết bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hoặc tranh ảnh

* Ưu điểm:

+ Có thể dùng các loại số liệu hoặc thông tin khác nhau (chữ viết, đồ thị, biểu bảng ) cho câu hỏi.

+ Có thể đánh giá các kĩ năng nhận thức bậc cao.

+ Bài trắc nghiệm có bố cục gắn kết hơn so với loại trắc nghiệm khách quan thông thường.

* Nhược điểm

+ Khó xây dựng hơn loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông thường.

+ Đòi hỏi người ra đề biết cách sưu tập, biên tập, phối hợp các loại số liệu, thông tin.

HOẠT ĐỘNG 11: Cách tính điểm cho các câu hỏi trong đề kiểm tra

1 Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan:

- Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.

- Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.

2.Cách tính điểm đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan:

- Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm Phân phối điểm cho mỗi phần tự luận, trắc nghiệm khách quan theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian

dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu trắc nghiệm khách quan có

số điểm bằng nhau.

- Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu trắc nghiệm khách quan trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.

3 Cách tính điểm đề kiếm tra tự luận : Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ bước 3 đến

bước 7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

HOẠT ĐỘNG 12: Áp dụng quy trình đánh giá chung và quy trình biên soạn đề kiểm tra trong đánh giá tổng kết

1 Xác định các bước của quy trình đánh giá chung:

- Trình bày vấn đề và mục đích đánh giá.

- Xác định đối tượng, phạm vi và lĩnh vực đánh giá.

- Liệt kê các điều kiện tối thiểu.

- Xác định các loại hình và kĩ thuật đánh giá

- Khai thác và xử lí thông tin.

2 Áp dụng quy trình biên soạn đề kiểm tra trong đánh giá tổng kết:

Ngày đăng: 04/04/2017, 06:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w