1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỢP LƯU CÁC DÒNG TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

616 738 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 616
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

HỢP LƯU CÁC DÒNG TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤCHỢP LƯU CÁC DÒNG TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC Tiểu luận chuyên đề Phạm Toàn LỜI NÓI ĐẦU Sách này viết nhằm tới người đọc trẻ trong sinh viên, trong các nhànghi

Trang 1

HỢP LƯU CÁC DÒNG TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

HỢP LƯU CÁC DÒNG TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

Tiểu luận chuyên đề

Phạm Toàn

LỜI NÓI ĐẦU

Sách này viết nhằm tới người đọc trẻ trong sinh viên, trong các nhànghiên cứu và nhà giáo, nhằm chia sẻ một định hướng lý thuyết tâm lý họcgiáo dục đã được thể hiện trên một thực thể giáo dục ở nước ta 30 năm nay –

cờ mà có vẻ hợp với lời Jean Piaget “Ta chỉ có thể hiểu rõ một đối tượngbằng cách tác động lên đối tượng đó và biến cải nó” Vì thế mà có “bài viếtthu hoạch” này

Sách này viết một cách hồn nhiên: chỉ tự đặt một tiêu chuẩn: đưa ranhững gì có lý và có lợi cho sự hiểu biết trẻ em, để người lớn có thể giúp các

em lớn lên và sống hài hoà trong nền văn minh đương thời Như vậy cũng làlôi cuốn bạn đọc vào hành động cải cách giáo dục mà nếu không làm được ởtầng vĩ mỏ thì cũng tự mình tiến hành ở tầng vi mô, để ít nhiều tác động vào

Trang 2

một công cuộc quá to tát ấy theo một tầm nhìn lý thuyết khác với những gìkhông đáng có.

Sách này do một người soạn và chịu trách nhiệm Nhưng trong sách có

sử dụng bài viết của các nhà nghiên cứu trẻ: tiến sĩ Trần Tố Oanh, các thạc sĩThạch Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Nguyên và NgôHiền Tuyên Xin cảm ơn các bạn đã tham gia

Một tài liệu rất quan trọng mang tính phản biện của tiến sĩ Chu Hảo,người vừa có điều kiện hiểu những hoạt động đổi mới Giáo dục về mặt khoahọc, đồng thời cũng có kinh nghiệm nhìn vấn đề với con mắt một nhà quản lý

xã hội ở cấp cao Xin cám ơn sự tham gia của ông

Trong sách có những phần viết được đưa vào trong khung với nội dunggắn trực tiếp với văn bản đang đọc nhưng bạn vẫn có thể gác lại đọc sau màkhông ảnh hưởng tới toàn cục Cạnh đó, còn có những phụ lục có nội dungtham khảo cần thiết để hiểu lý thuyết – bạn cũng có thể đọc lướt những tưliệu này, rồi gác lại và đọc sau

Xin trân trọng cảm ơn trước mọi điều phản biện để sách này có thểphát huy tác dụng vào những hành động cải cách giáo dục trong thực tiễn

Tác Giả

Lời dẫn

TIẾN BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐƯỢC DẮT DẪN BỞI LÝ THUYẾT

Năm 1905 bác sĩ Y khoa người Pháp Alfred Binet phổ biến các câu hỏi

đo nghiệm phục vụ cho công cuộc giáo dục tiểu học bắt buộc của nước ông.Binet là người yêu nước, ông đã làm việc theo phương châm của JulesSimon, vị giáo sư đại học Sorbonne đáng kính luôn luôn nghĩ đến thân phậnthợ thuyền và đã bị mất chức vì tung hô cuộc nổi dậy của dân cần lao nướcPháp năm 1848; Jules nói thế này: "Dân tộc nào có những nhà trường tốt

Trang 3

nhất, dân tộc đó sẽ đứng số một bên trên các dân tộc khác, hôm nay chưavào vị trí ấy, thì ngày mai thôi".

Bốn mươi năm sau công trình phục vụ giáo dục tiểu học bắt buộc củaBinet, Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam tháng Tám năm 1945 bùng nổ

và nước Cộng hoà dân chủ ra đời Ngay khi đó, Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụdiệt giặc dốt – coi “nạn dốt” như một loài giặc! Thế rồi ngay buổi khai giảngnăm học đầu tiên của một Việt Nam độc lập, vị Chủ tịch nước khi đó đã cóthư kêu gọi học trò toàn quốc: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp haykhông, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai với cáccường quốc năm châu được hay không, đó là nhờ công lao học tập của cáccháu”

Chưa hết, trước khi qua đời, Cụ vẫn không quên dặn dò hãy luôn luônnhớ, phải “vì lợi ích mười năm trồng cây; vì lợi ích trăm năm trồng người”

Tính từ năm 1945 tới nay, công cuộc “diệt giặc dốt” – một cách diễn đạtkhác cho “sự nghiệp phát triển Giáo dục” – đã trải hơn bảy chục năm Và hômnay, chúng ta đang đứng trước một nền Giáo dục Việt Nam như thế nào?Nếu có cuộc lấy ý kiến toàn dân, một tỷ lệ trả lời xấp xỉ trăm phần trăm (nhưtrong nhiều địa hạt khác) sẽ rơi vào bậc nào trên bậc thang 5 điểm này: Xuấtsắc, Tốt, Khá, Trung Bình, Kém?

Người ta đã bàn nhiều về nguyên nhân của nền Giáo dục bất cập Rấtnhiều người trong đó có không ít nhà sư phạm, đã không chú ý đầy đủ đếnchỉ một nguyên nhân yếu kém này của một nền giáo dục phổ thông: các nhàgiáo dục thuộc cả “ba lực lượng” – nhà giáo, phụ huynh học sinh và các lựclượng xã hội khác – luôn luôn phải làm việc với một đối tượng rất khó thăm

dò, đó là tâm lý học sinh Nhìn vào nền giáo dục, người ta quen nhìn thấyhàng chục triệu người đi học, hàng trăm triệu bản sách giáo khoa, hàng trămnghìn ngôi trường… nhưng người ta lãng quên một và chỉ một thứ bé bỏng

mà quan trọng nhất, thiếu nó sẽ không có trường, không có sách, không cóhọc trò… hoặc như ta đang nói, trường sẽ không ra trường, sách sẽ không ra

Trang 4

sách, học trò sẽ không ra học trò… Ra trận mà không biết quân địch nấp chỗnào, cứ hô xung phong váng thiên địa, làm sao thắng trận?

Cái đối tượng tâm lý học sinh mù mờ thì đã đành một nhẽ, ai cũng thấyrồi Nó lại còn vô cùng đa dạng (theo chiều dọc của lứa tuổi, theo chiều ngangcủa nguồn gốc gia đình và xã hội và theo bề sâu của đặc điểm cá nhân) Nócũng lại luôn luôn biến động nữa (có những số liệu thực chứng đúng đắn tớiđâu chăng nữa thì cũng chỉ sau dăm bảy năm là sẽ lạc hậu) Và giả sử đã cónhững hiểu biết về nó rồi thì vẫn còn một việc nữa chẳng dễ dàng chút nào,

ấy là biết cách biến sự hiểu biết tâm lý học đó thành giải pháp nghiệp vụ sưphạm

Một nền giáo dục biết bao năm hoạt động theo cung cách giáo viêngiảng giải nhồi nhét và học trò tiếp nhận thụ động, đó là do tâm lý học ít đượcchú trọng

Tình trạng đó có gốc gác lâu đời Dưới thời Pháp thuộc, tâm lý họcđược dạy ở bậc trung học chuyên khoa như một phần của bộ môn Triết học

tư biện và siêu hình Cũng dưới thời Pháp thuộc, trường sư phạm chỉ mới lànhững “lớp ghép” mang tên sư phạm dành cho những học sinh nghèo cólương ăn mà đeo đuổi sự học hết bậc phổ thông, sau đó ra trường đi dạy họcchỉ là để trả món nợ miệng Tổng kết về nhà trường truyền thống Việt Namkéo dài tới thời Pháp thuộc, ngay từ năm 1940, Nguyễn Văn Huyên đã kêu tolên về tình trạng “một nền giáo dục truyền thống chưa bao giờ có phươngpháp”

Sau này, trong nhà trường sư phạm mệnh danh là “mới” rồi, nhữngkiến thức giáo dục học và tâm lý học vẫn ở trình độ viện sĩ Kairov (lại còn bịtruyền đạt như thời Đông kinh nghĩa thục thành cụ Cai–lô–phu cho hợp vớicách gọi các cụ Lư–thoa và Mạnh–đức–tư–cưu) Hồ ngọc Đại không quá lờikhi đưa ra nhận xét khó ai cãi lại nổi, rằng người kỹ sư của ngành nào đóbỗng nhiên vì lý do nào đó không hành nghề theo chuyên ngành cũ, đều cóthể chuyển nghề đi dạy học và điều đó chỉ chứng tỏ chúng ta hoàn toàn còn

Trang 5

chưa có trường sư phạm mặc dù vẫn có những nhà trường có biển hiệu treocao “Trường sư phạm”.

Những thay đổi đầu tiên về nhận thức và cả về kỹ năng đối xử với tâm

lý học giáo dục đã xảy đến với lứa cán bộ trẻ đầu tiên được đào tạo trong nhàtrường sư phạm Liên Xô cũ vào cuối những năm 1960 và đầu những năm

1970 của thế kỷ trước Lứa cán bộ đó đều cứng tuổi, song chính vì họ từngtrải giữa vô vàn cái cũ trong một nền giáo dục mới nên ước vọng cải cáchthực sự ở họ lại càng trẻ trung mãnh liệt Họ lại đã được sống trong không khícải cách giáo dục ở nước Nga, được thấy tận mắt hoặc tự mình tham gianhững cuộc “hạ bệ” đường lối sư phạm Kairov để thay vào đó bằng nhữngthực nghiệm làm nức lòng những nhà sư phạm trẻ trung và năng nổ và làmnản lòng những giá trị kỳ cựu đầy cản trở

Số lượng những người này không nhiều Đi học Liên Xô về, họ khôngđem bằng cấp ra cầu vinh mà “vào trận” luôn Họ chủ bụng tạo ra một nềngiáo dục Việt Nam trong bất kể tình huống nào cũng nhất thiết phải kháctrước Lịch sử cải cách giáo dục Việt Nam rồi sẽ phải ghi tên nhóm Nguyễn

Kế Hào, Hà Vỹ, Đặng Ngọc Diệp với những cải cách khiêm tốn ở xã HồngDương (Hoài Đức, Hà Tây) và sau đó họ tự nguyện nhập cả về “trường thựcnghiệm Giảng Võ” (Hà Nội) do Hồ Ngọc Đại chủ xướng chỉ để có một địnhhướng lý thuyết cao hơn (nghĩa là đúng hơn và có nhiều cơ hội thực thi hơn)

Năm 1978, tại thủ đô Hà Nội ở làng Giảng Võ, trên mảnh đất là vạtruộng mới gặt vẫn còn trơ gốc rạ, dưới bầu trời phong quang một cơn bão đã

đi qua và dân làng sẵn sàng nhường vạt ruộng để dựng một ngôi trường tạm(trong ý nghĩ các ông bà nông dân khi đó), ngôi trường chỉ vỏn vẹn ba lớp Mộtvới 120 học sinh

Thế nhưng, ngôi trường đó không hề “tạm”, mà tồn tại bền vững, pháttriển thành cả một hệ thống trường mang tên Công nghệ Giáo dục, mà tậpsách khiêm tốn này gắng viết lại sự phát triển của cả hệ thống đó về mặt lýthuyết Không phải là kể lể những thành thích, những số liệu, mà trình bày về

lý thuyết Những đại lượng to tát cùng những con số tỷ lệ cao ngất nghểu

Trang 6

không tất yếu đủ sức chứng minh một cách thuyết phục rằng cái lý thuyết tạo

ra chúng là đúng

Sao lại phải lý thuyết?

Lý do trước hết, vì thời đại mới được đặc trưng trong cách làm việc nhưsau: lý thuyết dắt dẫn cho hành động

Đưa ra mệnh đề đó có nghĩa là phải phân biệt giữa hai cách làm việc.Cách làm việc kiểu cũ có đặc trưng là làm trước, sau đó tổng kết kinhnghiệm để rồi “nâng lên” thành lý thuyết

Cách làm cũ này sai từ gốc Giả sử như rút được kinh nghiệm tốt đếnbao nhiêu chăng nữa thì kinh nghiệm ấy cũng không thể có nổi giá trị phổquát: kinh nghiệm gieo lúa nương theo lối chọc lỗ tra hạt hoàn toàn khôngmang giá trị phổ quát và dùng được cho lúa nước Kinh nghiệm cũng khôngthể tạo ra những sản phẩm khác hoàn toàn với sản phẩm cũ về nguyên lý:kinh nghiệm rút ra từ một triệu cái đèn dầu hoàn toàn không dẫn tới phát minh

ra một và chỉ một ngọn đèn điện

Chưa kể là cách “làm” lý thuyết cũ coi khinh con người hành động, coi

họ chỉ đáng làm hùng hục để rồi sau đó có những người giàu lý luận, ăn nóinhẹ nhàng phải chăng, không mất lòng ai (chủ yếu là không mất lòng cấp trên

và không mất lòng các câu chữ đang còn “có hiệu lực”), những người này sẽngồi trong bóng mát viết ra các thứ lý luận, một kiểu lý luận lấy quá khứ làmthước đo, lấy lảng tránh thực tại làm cái mốc của khôn ngoan mực thướcthường khi các nhà lý thuyết đó còn diễn thuyết theo lối độc thoại như mơ ngủtrước đám đông, bất biết cuộc sống thực luôn luôn tỉnh giấc đã trôi tuột đi mãitận đâu đâu

Cách làm mới, hoặc lý thuyết trong thời đại mới có hai đặc điểm là tính

kỹ thuật và tính dân chủ

Tính kỹ thuật là làm bất kỳ công việc gì to nhỏ cũng phải bắt đầu từ mộtbản thiết kế chi tiết Trong bản thiết kế đó có hình dung cụ thể từ nguyên liệuthô ban đầu cho tới sản phẩm cuối cùng và “thiết kế” ra cả con đường từng

Trang 7

chặng nhỏ đi tới sản phẩm cuối cùng đó Bây giờ có ý thức hoặc không có ýthức, nhiều người đã bắt đầu dùng chữ roadmap (“lộ trình”) để gọi tên cái bảnthiết kế thấm đượm chất lý thuyết, hoặc được dắt dẫn bởi lý thuyết đó.

Còn tính dân chủ là gì? Đó là chính cái bản thiết kế kia, dù đã rất

“thánh”, vẫn tự coi mình chưa “thiện” và do tự coi là chưa thánh thiện nên nóchịu thừa nhận trước hai điều Điều thứ nhất: nếu mọi người liên quan đếnbản thiết kế này mà không hợp tác cùng với tác giả” thì có biết bao khẩu hiệuhấp dẫn cũng không làm cho bản thiết kế tốt nhất thành hiện thực Điều thừanhận thứ hai: Tôi, bản thiết kế, tôi có thể vẫn còn có chỗ sai sót; mà nếu Tôikhông sai sót từ gốc thì sự vận hành trong triển diễn của cuộc sống thực cũngtất yếu dẫn tôi tới những sai sót Vậy tốt nhất là chúng ta nên chia công việcthực thi thành hai thời kỳ nối đuôi nhau và nâng nhau lên cao dần Hai thời kỳsản xuất đó là thực nghiệm và đại trà

Lý thuyết của trường thực nghiệm Giảng Võ năm 1978 chính là đã đitheo định hướng như thế Nó có một hướng đi và cách làm Với Công nghệGiáo dục đó là một cách làm theo một định hướng lý thuyết nhằm nâng thựctiễn lên tầm đòi hỏi của lý thuyết Quan trọng hơn nữa, cả cách làm cùng vớiđịnh hướng lý thuyết sẽ cùng sinh thành lẫn nhau, bổ sung cho nhau, làmphong phú thêm cả cách làm lẫn lý thuyết Cách làm đó ngay từ lúc khiêm tốnxưng danh là “thực nghiệm” đã bao gồm đủ ba bộ phận gắn bó khăng khít vớinhau:

Một là, nghiên cứu khoa học giáo dục (thay thế hoàn toàn cho cụ Cai–

lô–phu và công ty Kairov); trong mảng nghiên cứu khoa học giáo dục này,mục tiêu đi tới là sự hiểu biết người học thay thế cho sự tìm tòi những cáchtruyền đạt dễ hiểu, vừa sức, hấp dẫn của người giáo viên; khoa học giáo dụckiểu mới đã chuyển từ một nhà trường lấy bục giảng làm trung tâm sang kiểunhà trường lấy trẻ em làm trung tâm;

Hai là, tác động trực tiếp vào thực tiễn giáo dục để tạo ra một sự kiện

có thực, lấy đó làm phương tiện nghiên cứu khoa học và kiểm nghiệm tínhchân lý của các quy luật cơ bản do quá trình nghiên cứu phát hiện ra (với một

Trang 8

dụng ý không tuyên bố nữa: tạo ra một hình ảnh trực quan giúp xã hội nângcao lý luận thông qua một sự kiện giáo dục cụ thể chứa đựng hướng đi vàcách làm mới); và

Ba là, cùng với quá trình thực hiện hai nhiệm vụ trên thì đồng thời cũng

là quá trình đào tạo mới và đào tạo lại một đội ngũ chuyên gia có khả nănggiải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của giáo dục

Hướng đi và cách làm đầy phẩm chất lý thuyết cao như thế bỗng thành

dễ hiểu: khởi thuỷ năm 1978 tại trường thực nghiệm Giảng Võ, định hướngmới là “Lý thuyết hoạt động”, mới là “lấy trẻ em làm trung tâm”, cách làm mớichỉ tương đối chắc chắn ở môn Toán lớp Một (do Hồ Ngọc Đại từng thựcnghiệm vài vòng ở một trường thực nghiệm của Viện Hàn lâm khoa học sưphạm tại Moxkva), thế nhưng vài chục năm sau ngày khai giảng đầu tiên năm

1978, với lất cả sự khiêm tốn khoa học cố hữu của mình Công nghệ Giáo dụcdám biết chắc là mình đoạt loại giỏi ở bậc Giáo dục tiểu học trên ba loại đốitượng chiếm lĩnh tách bạch: khoa học, nghệ thuật và đạo đức

Cuốn tiểu luận chuyên đề tâm lý học giáo dục này sẽ nói cả về hướng

đi và cách làm để có nổi một thành tựu chưa từng có như thế trong nền Giáodục trên đất nước Việt Nam cho dân tộc Việt Nam

Lý do thứ hai khiến cuốn sách này cần phải ra đời, ấy là tạo ra mộtnguồn lực nghiên cứu và hành động cho những thế hệ sinh viên và nhànghiên cứu trẻ, những người do tấm lòng thành của họ với dân tộc nên họcũng cần phải thành tâm nhận ra rằng họ cần tự trang bị lại những tri thức lẽ

ra đã phải được trao cho một cách chính thức trong những nhà trường đã đàotạo ra họ Nói cho dễ hiểu: đây là cuốn sách tham khảo hoặc là sách tự họccho những ai mặc dù được đào tạo không chuẩn, nhưng vẫn thực tâm muốntiến hành cải cách nền Giáo dục phổ thông cho trẻ em Việt Nam từ khi các emđược sáu tuổi tròn

Cải cách Giáo dục cần căn bản thực hiện ở bậc giáo dục phổ thông.Tiến hành công cuộc cải cách giáo dục trước hết cần phân biệt rõ giữa nềnGiáo dục phổ thông mà mục đích là tạo ra những con người sống hài hoà

Trang 9

trong nền văn minh đương thời và nền Giáo dục chuyên nghiệp mà mục đích

là tạo điều kiện học tập cho những con người tự nhận trách nhiệm thúc đẩythay đổi nền văn minh đương thời

Vì thế: muốn làm cải cách nền giáo dục phổ thông cho con em một dântộc, điều cần yếu nhất không phải là tiền bạc hoặc những “dự án” này khác,điều cần yếu sống chết đảm bảo thành công hoặc thất bại là sự hiểu biết đứatrẻ nhỏ Muốn hiểu rõ đứa trẻ nhỏ, không thể thoát khỏi tâm lý học giáo dục.Cái nền tâm lý học đó lại không thể mơ hồ vu vơ xem xét những đứa trẻ ởmãi đâu đâu: đây phải là sự hiểu biết đứa trẻ Việt Nam đương đại, cái nhânvật chính của cuộc sống, cái “người anh hung”, cái “người cứu tinh của dântộc” đích thực

Chưa hết, việc tìm hiểu đứa trẻ Việt Nam lại không được phép tiếnhành theo lối tĩnh tại, mà phải tiến hành theo lối động “Động” nghĩa là trongtiến trình các em chiếm lĩnh trí khôn người cần thiết (tất yếu) cho sự phát triểncủa các em, cần thiết (tất yếu) cho sự lớn mạnh của dân tộc Quyển sách nàygửi tới các bạn những điều cốt lõi để hiểu và giúp trẻ em phát triển hết cỡ.Đây là cuốn sách tâm lý học giáo dục theo ý nghĩa thuần khiết và đầy tráchnhiệm

Tác giả nào thì cũng tự giao cho mình nhiệm vụ đem lại cho bạn đọcmột tài liệu khiến bạn thích đọc và bạn có thể dùng vào việc đời

Tác giả sách này cũng không có tham vọng nào hơn như vậy, đem lạicho bạn đọc những tài liệu tâm lý học để bạn có thể dùng được vào công việcgiáo dục hàng ngày

Muốn thực hiện được nguyện vọng trên, cuốn sách sẽ phải tự đặt chomình những mục tiêu sau:

Trước hết, nó phải chỉ ra được một cái xương sống (như ở con người)hoặc những rường cột (như cho một ngôi nhà), cái khung đó phải đủ chắc đểtoàn bộ cấu trúc sách không bị khuỵu Cái xương sống đó trong sách nàychính là cái dòng chảy những nghiên cứu tâm lý học vào cái địa chỉ tất yếu

Trang 10

các dòng chảy đó phải đổ vào: Công nghệ Giáo dục, một thành tựu có thựccủa thời đại, một thực tiễn giáo dục ở Việt Nam Thực sự là chốn hợp lưu củacác dòng tâm lý học, Công nghệ Giáo dục sẽ là công cụ để khâu mọi tài liệuvào một mối, nhờ đó những tư liệu vốn dĩ rời rạc sẽ cố kết lại với nhau thànhmột chỉnh thể.

Thực hiện được mục tiêu thứ nhất này ít nhất cuốn sách sẽ có ích ởmột điều: nó cho thấy Công nghệ Giáo dục như đã diễn ra trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam không phải là một bịa đặt tuỳ hứng của một cá nhân nào Nó

là sản phẩm khoa học tất yếu của lịch sử

Sở dĩ phải nói thế, vì lâu nay vẫn có một tiếng oan cho rằng Công nghệGiáo dục là một điều “bầy đặt” Đã trải qua hơn ba chục năm tính cho tới khi

in cuốn sách này’ “bầy đặt” sao được khi hàng chục nghìn giáo viên và nhiềutriệu học sinh được tham gia vào và biết rõ đâu là sự thực Riêng thành phố

Hồ Chí Minh trong những năm 1980 đã có tới 62% học sinh lớp Một học theo

hệ Công nghệ Giáo dục – đó khó có thể là một bịa đặt tùy thích của một ai.Nhưng cuốn sách này sẽ không làm công việc thanh minh! Nó lý giải và chothấy Công nghệ Giáo dục là một xu thế tất yếu – một chốn hợp lưu – kết quảphát triển logic tất yếu trong tư tưởng và thực tiễn Tâm lý học giáo dục Lýthuyết tâm lý học nền tảng của Công nghệ Giáo dục là con đẻ của một thờiđại mới, thời đại đại công nghiệp Một khi đã được Thời đại mang nặng đẻđau thì nhất thiết sinh linh tinh thần kia phải chào đời

Dĩ nhiên, Chúa (hoặc logic của lịch sử) bao giờ cũng ban phát bố thí sựkhôn ngoan rõ đều cho mọi người Song vẫn có người khôn hơn, chìa tay rasớm hơn đón nhận ơn Chúa hoặc sự bố thí của lịch sử Bạn đọc sẽ hiểu vìsao sách này lại đặt tên là Hợp lưu các dòng Tâm lý học giáo dục trên nhữngđường nét lớn như sau:

Phần thứ nhất: Những nhà kinh điển trong tâm lý học giáo dục Sách

này chọn viết về ba tầng đóng góp của ba nhà kinh điển Wilhelm MaximilianWundt, Edward Lee Thorndike và Jean Piaget Lý do của việc chọn giới thiệu

ba “dòng chảy” lớn này sẽ được lý giải ở bài Tổng luận Hệ quả trực tiếp đầu

Trang 11

tiên do đóng góp của ba nhà kinh điển này là đã đưa Tâm lý học thành mộtkhoa học, đã đưa tâm lý học dạy học thành công cụ đấu tranh chống lại hệthống lỗi thời Thầy giảng giải – Trò ghi nhớ.

Phần thứ hai: Những cái tươi mới trong nền tâm lý học giáo dục đương

đại, vừa đủ để phát triển thêm và chứng minh thêm sự đúng đắn của các nhàkinh điển (đặc biệt là Jean Piaget) nhưng cũng vừa dư thừa chi tiết để thấyrằng việc trở lại với Jean Piaget vẫn là căn cốt trong sự nghiệp tâm lý học trẻem

Phần thứ ba: Hệ thống Công nghệ Giáo dục và nguyên lý của nó cũng

như thành tựu thực tiễn của nó theo định hướng tâm lý học giáo dục mới thểhiện trong hệ thống giáo dục Thầy tổ chức – Trò hoạt động Phần thứ ba này

sẽ đặc biệt giúp bạn nhìn rõ cách làm để tự bạn có thể tham gia vào cuộc cảicách giáo dục từ việc nhỏ một giáo viên làm được trong một tiết học đến việclớn quốc gia đại sự

Bạn sẽ thấy là, theo cách tổ chức cuốn sách như nói bên trên, đónggóp tối thiểu của sách này là giúp bạn những tư liệu để bạn có thể tự mở rộngtầm nhìn của mình Đóng góp tối đa của sách này (lạy Chúa!) sẽ là một tổngkết theo hướng hợp lưu của các dòng tâm lý học hiện đại vận dụng được vàothực tiễn Đồng thời cũng xin bạn lưu ý về chữ nghĩa tôi dùng để nói về hai hệthống, một cái đã “lỗi thời” và một cái “đi lên” Trong những điều kiện nào đó,cái lỗi thời có thể còn tồn tại dai dẳng và ngược lại, cái đi lên có thể gặp trắctrở Song, xu thế của cuộc sống bao giờ cũng là đi về phía trước

Cách tổ chức từng chương của sách này sẽ phải tương đối cặn kẽ vềkhoa học để người đọc sử dụng như cái cốt, để có thể tự mình mở rộng themtheo yêu cầu và sở thích riêng Nói cho hoa mỹ, ta sẽ bảo phần lý thuyết trongsách này chặt chẽ như một gợi ý Mặt khác, cùng với lý thuyết còn có phần cụthể hóa cho người đọc dùng được sách vào công việc thực tiễn Nhưng cụthể đến bao nhiêu cũng vẫn không xuể, vì vậy lại nói cho hoa mỹ, ta sẽ bảophần hành dụng của cuốn sách này cặn kẽ theo một định hướng Như vậy,đến phần viết về thực thi Công nghệ Giáo dục chẳng hạn, bạn sẽ được chiêm

Trang 12

nghiệm hai định hướng dạy học: tổ chức cho học sinh đi lại con đường nhàkhoa học đã đi (khi thực thi các môn khoa học) và tổ chức cho học sinh đi lạicon đường người nghệ sĩ đã đi (khi thực thi các môn nghệ thuật).

Xin hãy nhìn nhận công việc này một cách hồn nhiên, hãy coi tác giảsách này như một người thư ký chuẩn bị trước một chút gì cho cuộc du hànhcủa các bạn Đừng vội coi sách này sẽ thay thế những giáo trình đang đượcdùng bắt buộc ở các cơ sở đào tạo Cái gì đến thì rồi sẽ đến Người viết sáchnào mà chẳng kỳ vọng những tẹp nhẹp mắm muối dưa cà của mình rồi sẽthành bữa cỗ ngon lành cho cả nhà?

Tác giả gửi tới bạn những tình cảm chân thành Vì những điều nói ởđây thuộc về một lý tưởng Tôi muốn kiếm tìm những bạn đọc, chứ không tìmkiếm những người giở từng trang sách thờ ơ Người viết sẽ cố hết sức trìnhbày mọi chuyện một cách điềm đạm Nhưng rồi bạn sẽ thấy, cũng do tình cảmchân thành mà người ấy khó có thể tránh khỏi có lúc nổi cáu, mà nổi cáukhông phải là không có lý do, cạnh đó, khi hứng chí lên thì có lúc sẽ đùa vui,giận thì giận thương thì thương, gì thì gì cũng vẫn chỉ là những tình cảm chânthành gửi bạn

Phần 1 NHỮNG NHÀ KINH ĐIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

Chương 1 Tổng luận: THỬ XÁC ĐỊNH MẤY NHÀ KINH ĐIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

-

1-Xưa nay, các bộ sách tâm lý học thường bắt đầu giảng nghĩa cái tâm lýbằng một tiếng Hy Lạp viết bằng chữ Hy Lạp mà phần rất đông người đọc chỉthấy đó là những con chữ loằng ngoằng không có chút gì biểu cảm Tôi muốnlôi bạn đọc vào lĩnh vực tâm lí học bằng việc diễn đạt nó nhờ mấy từ Hán–việt

Theo tiếng Hán, “lý” gồm chữ “điền” (nghĩa = ruộng) bên trên và bêndưới là chữ “thổ” (nghĩa = đất), đủ để có thể diễn đạt cái ý ở đó”, “chốn đó”

Trang 13

Sao cái “chốn đó” lại liên quan đến “thổ” và “điền” nhỉ? Vì cái “chốn” đầu tiên,cùng cái “chốn” cuối cùng của loài người đều là “đất, sống thì ăn nhờ ở đậuvào điền thổ đã đành, chết toàn thây hoặc chẳng toàn thây thì cũng lại trở vềnguyên vẹn với điền thổ Thế rồi cái dân tộc từ bao đời canh nông cùng ruộngđồng đã biết vẽ một cách thông minh lối tượng hình ý tưởng mình cái “lý” ởchốn đất đai điền thổ như thế.

Theo cách nghĩ đó, ta có khái niệm gửi trong từ “vật lý” như một câu kể,

“trong vật chất có chứa đựng những gì” Và trong cái tên gọi “vật lý học” ta cóđược câu hỏi của những người đi tìm kiếm xem “ở trong vật chất có gì”? Cáiyếu tố “học” là cái phần “khoa học” hoặc phần “lời” (tiếng Hy Lạp sẽ dùng yếu

tố logos vào trường hợp này, còn các dân tộc Latin chuyển cái “ngôi lời” đóthành logy hoặc logie) Lao vào tìm kiếm “trong đó có gì” – chẳng hạn ở Vật lýhọc là: trong vật chất có gì – biết bao thế hệ bác học thành công và thất bại

đã đua nhau đi tìm bản chất cấu tạo của vật chất và những quy luật của vậtchất, để gần như cuối cùng thì chứng minh được bản chất hạt và bản chấtsóng của vật chất, để có thể tuyên ngôn dõng dạc phân biệt vật lý học kiểuNewton và Copernic như Max Planck đã làm tại Hội nghị hội Vật lý học Đứcngày 14 tháng 12 năm 1900: “Mọi khoa học nghiên cứu vật lý mà không tínhđến lượng tử nay đều trở thành khoa vật lý học cổ lỗ”

Tiếp tục theo logic này, ta cũng sẽ có “sinh lý” hoặc “sinh lý học” như làcâu kể hoặc câu hỏi “có gì vận động bên trong những vật sống trong cõi đờinày khiến chúng trở thành vật sống”? Nhờ đi tìm xem “bên trong sinh vật cógì” mà biết bao nhà bác học, tạm tính từ nhà bác học “đồ tể” Claude Galien(131 –201) nhờ quan sát xác các đấu sĩ lòi ruột phơi thây trên đấu trườngRoma mà biết được lục phủ ngũ tạng con người, cho đến hơn chục thế kỷsau đã tới được cơ cấu có lúc đã được coi là nhỏ nhất mắt thường khôngthấy được của ngôi nhà sinh học, là đơn vị tế bào Và nhờ đi tìm tiếp tục vàochốn “lý” đó mà con người thấy được bên trong cái đơn vị nhỏ nhất ấy còn cócái nhỏ hơn nữa, cái mã thông tin gửi trong thể nhiễm sắc, tạo nên cơ chế ditruyền

Trang 14

Mở rộng ra nữa, ta cũng sẽ có “địa lý” hoặc “địa lý học” như là sự mô tảhoặc công trình tìm hiểu xem “có những gì bên trong cái quả đất ta đang sốngđây” Điều thú vị với môn địa lý, ấy là chốn “bên trong” cái quả đất nơi conngười đang chen chúc nương thân đây lại còn là cả những “vòng bên ngoài”

nó nữa: thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển tương tác nhau Và do chỗ khoanghiên cứu địa lý vừa mang tính chất khoa học tự nhiên lại vừa mang tínhchất khoa học xã hội–nhân văn nên cũng còn có ý kiến rụt rè mà mạnh bạonhư ý tưởng của nhà bác học kiêm kỹ sư địa chất kiêm thày tu Teilhard deChardin, cho rằng khoa địa lý học muốn được hoàn hảo còn cần tìm ra “trongđó” một cái “vòng” nữa, ấy là vòng Tuệ Quyển (Noosphère)

Và rồi ta có “tâm lý” cùng với “tâm lý học”…

Theo logic trên, ta sẽ có “tâm lý” như là câu kể về những gì con người

tự cho là đã biết hoặc như là câu hỏi thúc đẩy con người nghiên cứu tìm hiểutiếp xem “bên trong cái tâm của con người có cái gì bộc lộ được ra ngoài,hoặc đang còn ẩn giấu những cái gì chưa chịu lòi ra?”

“Bề ngoài thơn thớt nói cười”, bên trong… còn có cái gì khác, đó là cáihoặc những cái được che kín “ở trong tâm”, đó là chốn “lý” của cái tâm vậy

“Lòng vả cũng như lòng sung”,… suy bụng ta ra bụng người đó thảy đều lànhững trải nghiệm của người tự biết bên trong cái “tâm” của mình có gì và do

đó cũng hiểu được bên trong cái “tâm” của kẻ khác có gì Vì thế mới có cảnh

“Chanh chua ai thấy chẳng thèm, em cho chị mượn chồng em vài ngày”,nhưng mà do biết tỏng cả cái tâm lý của mình lẫn tâm lý người kia nên mớiphải dè chừng “chồng em nào phải trâu cầy, mà cho chị mượn cả ngày lẫnđêm”?!

Đó là những “lời đồn” Còn đây là chuyện xưa đẫm màu tâm lý đã đượcchép thành sách:

Trước, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà Cái phép nước Vệ, ai đi trộm xe của vua thì phải tội chặt chân Mẹ Di Tử Hà đau nặng Đêm khuya có người đến gọi Di Tử Hà lội lấy xe vừa ra đi Vua nghe thấy, khen rằng:

Trang 15

“Có hiếu thật vì hết lòng với mẹ mà quên tội chặt chân!” Lại một hôm.

Di Tử Hà theo vua đi chơi ở ngoài vườn, đang ăn quả đào, thấy ngọt còn một nửa đưa cho vua ăn Vua nói:

“ Yêu ta thật! Của đang ngon miệng mà biết để nhường ta!”

Về sau: vua không có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữa Một hôm phạm tội: vua giận, nói rằng:

“Di Tử Hà trước dám tư tiện lấy xe của ta đi Lại một bận dám cho ta ăn quả đào thừa Thực mang tội với ta đã lâu ngày” Nói xong bắt đem ra trị tội.

Hàn Phi Tử ghi lại chuyện đó và bình luận như sau:

Di Tử Hà ăn ở với vua trước sau cũng vậy thế mà trước vua khen, sau vừa bắt tội, là tại khi yêu khi ghét khác nhau mà thôi Lúc được vua yêu, chính đáng tội thì lại hoá công thần, lúc phải vua ghét, chính không đáng tội thì lại hoá ra sơ, cho nên người muốn can ngăn, đàm luận với vua điều gì, thì trước phải xem xét cái lòng vua yêu hay vua ghét tính thế nào rồi hãy nói (Tôi nhấn mạnh – PT).

Thật khó mà dò những điều diễn ra kín đáo mãi tận bên trong cái “tâm”của cả ông vua dở hơi kia lẫn ông bề dưới quá hồn nhiên kia!

Nhưng cũng có khi người ta dò ra nổi và bằng cách hành xử thôngminh, con người đem dùng những điều mình đã dò ra được để làm lợi chocộng đồng Chuyện do Tư Mã Thiên ghi lại ở đất Nghiệp là một thí dụ, vạch rađược sự thông minh của kẻ “đi guốc vào bụng người khác” lại lột tả được sựđạo đức giả của những kẻ dùng thần thánh để thống trị phần tâm lý conngười:

Dân đất Nghiệp có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái ném xuống sông để làm vợ cho Hà Bá Sự mê tín ấy có đã lâu ngày, không ai phá nổi.

Trang 16

Lúc ông Tây Môn Báo đến làm quan ở đấy, ông thân hành ra đứng làm chủ lễ cưới cho Hà Bá Trước mặt đông đủ cả bô lão, hào trưởng, ông đồng

bà cốt, ông cho gọi người con gái đến Ông xem mặt xong, chê rằng:

“Người con gái này không được đẹp Ta nhờ bọn ông đồng xuống nói với Hà Bá xin hoãn lại hôm khác, để tìm người đẹp hơn” Ông lập tức sai lính khiêng một ông đồng quăng xuống sông.

Một lúc, ông nói: “Sao lâu thế này!” Rồi ông bảo đám bà cốt xuống nói

hộ Lập tức sai lính bắt một bà cốt ném xuống sông

Một lúc, ông nói: “Sao không thấy tin tức gì cả! Chừng lũ đồng cốt xuống nói không nên lời Dám phiền các cụ bô lão đi giúp cho.” Lại lập tức sai lính lôi một cụ vứt xuống sông.

Một lúc, ông nói: “Sao mãi không thấy về thế này! Bọn đồng cốt, bô lão

dễ đi cũng không được việc Phải nhờ đến bậc hào trưởng mới xong”.

Lúc bấy giờ bao nhiêu người đều xám xanh mặt lại van lạy xin thôi Tây Môn Báo nói: “Để thong thả xem đã” Mọi người run như cầy sấy Một chốc ông mới bảo: “Thôi tha cho Thế là Hà Bá không lấy vợ nữa rồi”.

Thành thử từ đấy dân đất Nghiệp không ai dám nhắc đến chuyện Hà

Bá lấy vợ nữa.

Nhưng những hiểu biết cái tâm như trên chỉ mang tính chất trải nghiệm.Nếu chỉ tiếp tục con đường đó, con người giỏi lắm là có được những tổng kếtmang tính kinh nghiệm chủ nghĩa, tức là những tổng kết không thể trở thànhnhững nghiên cứu mang tính khoa học Trong khi đó, con người muốn tiếnlên lại cần phải càng ngày càng có những hiểu biết mang tính khoa học vàcông cuộc thăm dò vào bên trong cái tâm không thể nhờ vào những khẳngđịnh muôn đời mang tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa như vậy (cho dù nhữngkhẳng định đó không sai) Vì thế, chúng ta có dịp lần tìm sự phát triển củacông cuộc nghiên cứu vào bên trong cái tâm (lý) kia của con người: nói cáchkhác, chúng ta thử phác qua lịch sử nghiên cứu tâm lý học

2

Trang 17

-Nhưng chúng ta sẽ đi theo lịch sử tâm lý học nào?

Tôi hoàn toàn không muốn chúng ta bao giờ cũng chỉ lấy châu Âu làmtrung tâm (“dĩ âu vi trung”) trong mọi công trình nghiên cứu Chết nỗi, takhông có được những văn bản ghi lại các công trình nghiên cứu tâm lý họccủa phương Đông Trong Đông Chu liệt quốc, trong Tam quốc chí, trong Thuỷ

hử trong vô số áng văn bất hủ khác của Trung Hoa xưa: ta bắt gặp vô vàntrường hợp tâm lý người được đem ra thử thách và trong những trường hợp

đó, kẻ nào am tường tâm lý kẻ khác thì kẻ đó sẽ thắng Khi có nhân vật tức

đến độ ộc máu mồm mà chết, chỉ kịp một lần thốt lên “ối cha chả, thiền sinh

Du hà sinh Lượng?” thì đó không phải là thua nhau về sức khoẻ, mà thua

nhau trong đấu trí, cái trí của kẻ thắng đã nhìn thấu cái “tâm” của đối phương

để đánh bại đối phương, biết trong đó (“tâm lý”) có gì và vì biết rõ nên đãthắng

Nhưng ghi chép bằng hình tượng như trong “sáu bộ sách lớn” (“lục tàitử”) của Trung Hoa xưa, hoặc ngay cả những ghi chép “khoa học” “theo sát

sự thực” của Tư Mã Thiên thì cũng vẫn chưa thành những bộ hồ sơ mangtính khoa học về tâm lý con người Các ghi chép như của Tư Mã Thiên và củacác nhà tiểu thuyết chương hồi khác vẫn chưa làm cho công việc nghiên cứutâm lý học thoát khỏi trạng thái kinh nghiệm chủ nghĩa Bởi vì bản thân côngviệc nghiên cứu chưa được tiến hành như một cách nghiên cứu khoa học

Thế nào là nghiên cứu tâm lý học như một khoa học?

Đó là khi công việc nghiên cứu được tiến hành với đối tượng rõ ràng và

có phương pháp đặc trưng cho công việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu của

mình Hai tiêu chí, “đối tượng” và “phương pháp” là hòn đá thử vàng phân biệt

“khoa học” và “không khoa học” Bằng hai tiêu chí đó, ta mới làm ra nhữngsản phẩm của nghiên cứu khoa học

Theo cách khoanh vùng như thế, đối tượng nghiên cứu của tâm lý họcphải là những sự kiện tâm lý Song thế nào là sự kiện tâm lý? Sự kiện tâm lýbao gồm những gì? Đó là những tình cảm, những ý nghĩ và những hành vicủa con người trong đời sống tự nhiên hàng ngày Những sự kiện tâm lý đó

Trang 18

mới đầu được nghiên cứu tập trung ở con người, nghiên cứu từ số lượng nhỏtiến dần lên số lượng lớn, mới đầu còn nhằm vào những hiểu biết hạn hẹp,sau mở rộng sang sự hiểu biết về cung cách tư duy, cung cách cảm nhận vàphương cách hành động đặc trưng cho con người thuộc những kiểu ngườikhác nhau, những nhóm người khác nhau, những xã hội khác nhau…

Việc tìm hiểu tâm lý con người ngày càng mở rộng theo tầm hoạt độngngười, những nghiên cứu tâm lý học được trải rộng theo chiều ngang – màban đầu là công việc tiến hành nghiên cứu hành vi tự nhiên của người theotrục tâm lý – sinh lý – thần kinh, sau đó thì nghiên cứu song song giữa hành vingười và hành vi động vật, để có hẳn tâm lý học động vật, qua đó mà hiểu rõhơn nữa các phản xạ, các tri giác, cảm xúc và tính cách con người và thànhtựu hiểu biết tâm lý người lại càng phong phú một khi các công trình nghiêncứu não bộ càng ngày càng sâu sắc lên

Cũng vẫn theo cái trục chiều ngang theo bề mặt đó, lâu dần các nghiêncứu tâm lý con người từ những sự kiện (hành vi) riêng rẽ sẽ được nổi lại vớinhau trong những tìm tòi mang tính chất “cắt nghĩa” lý giải bằng những nghiêncứu nhân cách chủ quan trọn vẹn (tiểu sử, phương cách phát triển, cách họctập, cách sản xuất, cách quan hệ với kẻ khác, cách thoả mãn các nhu cầu cánhân…) Thế là, cũng theo trục bề mặt (hàng ngang) sẽ phải xuất hiện nhữngnghiên cứu tâm lý học ngôn ngữ, tâm lý học dân tộc, tâm lý học xã hội thậmchí cả tâm lý học tính dục… Thế rồi, một khi đã đi vào chiều sâu nhân cách,bắt buộc các nghiên cứu tâm lý học theo bề ngang sẽ phải đi vào chiều sâucủa cái vô thức, cái ý thức, cái tiềm thức của con người…

Trong sự phát triển đối tượng nghiên cứu tâm lý học theo chiều ngangnày cũng hàm chứa cả phương pháp nghiên cứu: nếu như ban đầu các nhàtâm lý học đều xuất thân triết học, dần dà họ sẽ được nối tiếp bởi các nhà triếthọc xuất thân từ nhiều bộ môn khác, nhất là từ y học – mãi tới cuối thế kỷ XIXsang đầu thế kỷ XX, những nhà tâm lý học lớn cũng vẫn xuất thân từ mộthoặc nhiều bộ môn khác với tâm lý học…, để rồi đến thời hiện đại sẽ còn có

cả những công trình tâm lý học của các nhà công nghệ thông tin… Thế rồi, có

Trang 19

lẽ sự mầy mò táo tợn hơn cả về tâm lý học hiện đang nằm ở lĩnh vực tìm tòitâm lí học sáng tạo của con người thông qua những con người kiệt xuất… vàthông qua cả những so sánh giữa họ với chứng điên và những nhà “bác họcngu xuẩn” (những savan idiot theo cách dùng chữ của Howard Gardner) Vàchưa hết, cái “mạch táo tợn” theo chiều ngang đó sẽ còn đi sang tâm lý củacông việc sáng tạo nghệ thuật, nơi hoà trộn cả sáng tạo lẫn điên khùng, cảsáng suốt lẫn mù mờ, cà hoà nhã lịch thiệp lẫn ba que xỏ lá…

Sứ mệnh của tâm lý học như được nêu bên trên không hình thànhtrong một lần, không hiện ra rõ ràng ngay một lúc, mà tiến triển dần dần Cónghĩa là ngoài sự phát triển theo chiều ngang như vừa được phác qua bêntrên, tâm lý học còn có một chiều dọc lịch sử của mình

Tới đây để thuận tiện cho bạn, mà cũng là chuyện của người phúc ta,tôi xin mách một cuốn sách hay để bạn tự đọc: cuốn Nhập môn lịch sử tâm líhọc của B R Hergenhahn, qua ngòi bút một dịch giả tuyệt vời, ông Lưu VănHy

Đây là một cuốn sách hay vì nó đầy đủ mà không cồng kềnh, vì nó nóinhiều điều mà không dư thừa Có nghĩa là nội dung được nó kể lại theo trình

tự xuất hiện trong lịch sử đã được diễn đạt một cách kiệm lời Về thuật ngữ,bản dịch của dịch giả Lưu Văn Hy cho thấy ngôn ngữ của ông khá tương hợpvới những công trình dịch thuật già dặn của Bùi Văn nam Sơn: chúng vừa đủ

cổ điển để nói được một cách hàm súc những khái niệm bao quát (mà lời nóithuần Việt khó chứa đựng hết) song bạn đọc vẫn không cảm thấy mình bị rơivào một trường Hán học câu nệ và lủng củng; chúng lại vừa sáng sủa mới mẻ

để bạn đọc nhận ra qua những thuật ngữ mới một sức chứa khá đầy đủnhững nội dung hiện đại xa lạ cần phải chuyên chở

Nếu có thấy nó thiếu chút gì, chắc chắn chỉ thấy cuốn sách củaHergenhahn thiếu hẳn phần nói về những đóng góp của các nhà tâm lý học

Xô Viết mà thôi

Trang 20

Bên cạnh sự quá đầy đủ của cuốn sách tâm lý học nói trên theo trụcthông sử, cuốn sách đó cũng không thể thoả mãn chúng ta khi đòi hỏi củachúng ta chỉ là về một nhánh của cái thông sử kia: nhánh tâm lý học giáo dục.

Nhưng đó lại là câu chuyện mà chính cuốn sách này, do tôi soạn, sẽphải đề cập

Để hiểu cho đúng khái niệm, trước hết cần phân biệt lịch sử với những

bộ môn tự nhận là có sứ mệnh diễn đạt lịch sử

Hình thù của nhân vật có tên lịch sử hoàn toàn là những điều diễn ra cóthực trong đời thực Thực đến độ có thể kể lại được (Sử) và kể lại được theodòng thời gian (Lịch) mọi biến cố tự cổ chí kim của cuộc sống con người, cảcon người ở đơn vị cá thể cũng như đơn vị cộng đồng

Chuyện rắc rối nằm đúng ở chỗ “kể lại được” ấy: vì cái nhân vật có tên

là Lịch Sử chỉ biết “làm” rồi ỉm đi, câm lặng mất hút như Thời gian, không biết

“báo cáo” Không “báo cáo miệng” được đã đành, ngay cả “báo cáo viết” cũngrất lộn xộn Có những “bằng chứng” đào từ dưới đất sâu lên, đem đo xem nó

“sống” vào hồi nào, thì ngay với cách đo đáng tin cậy bằng phóng xạ C–14 thì

độ sai lệch cũng vừa phải thôi: chừng 5730 năm (cộng trừ 40 năm nữa)! Thế

là, đuổi theo cuộc đời thực của anh Lịch sử, có cả loạt nhân vật ăn theo tìmcách viết báo cáo hộ Trong việc làm thay này có cả thực lẫn giả, có cả loạinửa nạc nửa mỡ, nên điều quan trọng là cần điểm mặt ngay bản chất củamấy “anh” tác giả sau:

anh có tên Sử học, tự coi mình là người duy nhất nhớ được và ghi chép

được chân dung lịch sử một cách trung thành, chính xác; nhưng thế nào là

Trang 21

“trung thành” và chính xác” khi Sử học lại liên quan chặt chẽ đến nhà sử học

là những cá nhân tuy vĩ đại, có con mắt nhìn thấu nhiều thế kỷ, song cũng vẫn

cứ là những con người với đủ các thói hư tật xấu;

anh có tên Tiểu thuyết lịch sử, tự coi mình là người làm “sáng tỏ” được

những góc khuất tâm lý người và tâm lý xã hội: nơi anh Lịch sử không thểhoặc không dám hé răng; anh này lại càng sinh chuyện và gây rắc rối nữa, chỉ

vì anh ta không nói năng lối trực diện như nhà sử học mà nói theo lối vòng vobằng biểu trưng của nhà tiểu thuyết, càng gây hiểu nhầm cho bạn đọc, anh tacàng rung đùi khoái trá,

và sau nữa là anh Giáo khoa lịch sử, chú em út ngờ nghệch hơn cả bị

cả nhà sử học lẫn nhà tiểu thuyết lịch sử bắt nạt, bị cường quyền đã tan tronglịch sử bắt phải theo và bị cả cường quyền đương thời bắt ca tụng… songchính chú út này lại thường bị coi là kẻ thủ phạm chính gây ra nạn học sinh –thế hệ con đẻ của lịch sử và cũng là kẻ làm ra lịch sử – dửng dưng khước từtinh hoa của cả tông tộc lẫn giống nòi

Trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý, cũng xảy ra chuyện tương tự

Những nghiên cứu tâm lý thảy đều tiến hành từ xa xưa và công việcdiễn ra ở khắp nơi Nhưng khi diễn tả lại trong Lịch sử Tâm lý học thì lại cónhiều cách tiếp cận Có cách diễn đạt lại đánh đồng sự kiện nghiên cứu tâm

lý vào với dòng triết học, theo dòng chủ đề, theo dòng “liên ngành”, theo dòng

cá nhân, theo dòng tập thể, thậm chí tuỳ thích còn đi cả theo dòng “tổ chức”nữa (thí dụ đi theo những Hội nghị quốc tế tâm lý học kể từ Hội nghị lần thứ 1

từ ngày 6 đến 10 tháng 8 năm 1889 ở Paris đến hội nghị lần thứ XXII từ ngày

6 đến 12 tháng 7 năm 1980 ở Leipzig)…

Nhưng nghiên cứu tâm lý học lại là miếng mồi béo bở cho những tiểuthuyết tâm lý, được các nhà nghiên cứu tự tiện xếp hạng, cuốn này viết theokiểu Freud, cuốn kia viết theo ảnh hưởng của Lacan… Dẫu sao thì tiểu thuyếtvẫn mang dấu ấn cá nhân nhà văn và tôi xấu khen chê họ đều không quantâm lắm Nhưng đến sách giáo khoa tâm lý học thì thật cả một mớ bòng bong,

Trang 22

mà nguy hại đến độ gây hốt hoảng là những “kiệt tác”, của các nhà tâm lý học

mà sách này có lúc sẽ lôi ra ánh sáng một vài chú để làm bài học soi chung

Vì thế sách này chủ trương một đường lối xem xét lịch sử tâm lý họcnhư sau:

Một là, tập trung vào những công trình trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới

những ứng dụng tâm lý học giáo dục và là giáo dục cho trẻ em bình thườngchiếm ít nhất 95% dân số trẻ em;

Hai là, tập trung vào những công trình bộc lộ phương pháp nghiên cứu

hô hào một cung cách nghiên cứu mang tính thực chứng, không hàm hồ,không áp đặt;

Ba là, do sức có hạn, phạm vi chọn lựa sẽ rơi vào ba nhà kinh điển thể

hiện được hai tiêu chuẩn dắt dẫn cách làm việc của riêng tôi:

Một người là Wilhelm Maximilian Wundt, nhà bách khoa của thế kỷ XIX:

người thể hiện tinh thần “Khai sáng” theo định nghĩa của Immanuel Kantnhưng lại phải dũng cảm chấp nhận những thách thức khoa học do chínhKant áp đặt cho thời đại, để tạo dựng một phòng nghiên cứu tâm lý học thựcnghiệm đầu tiên của loài người, qua đó tạo ra phương pháp nghiên cứu tâm

lý đặc trưng cho môn học, toả được ảnh hưởng mạnh mẽ khắp châu Âu vàsang cả Mỹ

Tiếp theo là Edward Lee Thorndike, cũng là một nhà bách khoa chuyển

mạnh sang nghiên cứu tâm lý học thực nghiệm, người đã dùng những thànhtựu nghiên cứu tâm lý học động vật để đưa ra những quy luật về huấn luyện

và luyện tập đủ sức áp dụng sang cả việc học của con người, người đầu tiênvào năm 1910 đã ra tuyên ngôn Tâm lý học áp dụng vào Giáo dục

Và cuối cùng, là Jean Piaget, một thiên tài bẩm sinh, một nhà sinh vật

học chuyển sang nghiên cứu tâm lý học, người suốt đời nghiên cứu trẻ em vàđưa ra những quy luật tự học cũng là những quy luật hình thành trí khôn củacon trẻ, không những đủ sức vận dụng vào tổ chức việc học của trẻ em, mà

còn mở đường cho khoa tri thức luận biến sinh đủ sức để nhiều thế hệ nhà

Trang 23

tâm lý học khác tiếp tục cuộc hành trình dài dặc và hấp dẫn đi vào sự phátsinh tâm lý người.

Chương 2 THỜI KHAI SÁNG VÀ NHÀ TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM ĐẦU TIÊN WILHELM MAXIMILIAN WUNDT

Chúng ta không tài nào nói đến phòng thực nghiệm tâm lý học đầu liêncủa loài người đặt tại nước Đức thế kỷ thứ XIX do Wundt đứng đầu mà lạikhông nhắc đến bối cảnh công nghiệp hoá với những tác động mãnh liệt tớicon người đã diễn ra trên sân khấu châu Âu (và châu Bắc Mỹ)

Liên quan đến bối cảnh công nghiệp hoá, chúng ta còn phải bắt gặptính hai mặt của cuộc sống: những tiến bộ trong sản xuất khiến cho cuộc sốngcủa con người cũng được nâng lên một bước đáng kể – nói theo cách đãquen miệng thời nay – và kèm theo mặt phải của cuộc sống nâng cao do làmột mặt trái đen tối tưởng như không thể có lối thoát Chúng ta cùng phảixem xét những mối quan hệ người trong bối cảnh công nghiệp hoá kia và sẽthấy rõ sẽ mất mát của chất người lý tưởng là cái sẽ dẫn tới “cuộc nổi loạn”

do Immanuel Kant phác ra có tên là Khai sáng (tiếng Đức là Aufklarung, tiếngAnh là Enlightenment), một cuộc cách mạng về văn hoá–tư tưởng lấy sự giảiphóng con người cá nhân làm đích đi tới

Ta này bắt đầu với bối cảnh công nghiệp hoá…

Trang 24

Thế rồi, liền đó, Charles Chaplin cho cả đám người ấy biến hoá luônsang những hình hài khác: trên phim, thay cho những bã người nhưng dẫusao thì vẫn còn hình hài người đang chen nhau đi ra khỏi nhà máy kia, họbỗng bị biến thành những con lợn trắng hếu, “chúng lợn” cũng chen chúcnhau mà đi và tuy chẳng biết mình sẽ đi đâu về đâu, song cũng vẫn cứ vôcảm và mải mê chen chúc…

Còn trong dây chuyền sản xuất, bạn sẽ được gặp một chàng công nhânCharles Chaplin bị kẹt trong dây chuyền, kẹt giữa những bánh răng củaguồng máy sản xuất công nghiệp Vậy mà anh ta vẫn có gương mặt cười,hoặc nói cho đúng, anh ta vẫn mang gương mặt như là lúc nào cũng cười,như thế muốn nói với chúng ta không cuối thì mếu à?

Theo những tài liệu chính thức, cuộc công nghiệp hoá được bắt đầu ởnước Anh từ khoảng cuối thế kỷ XVIII (quãng 1870, nói chắc được niên đại

đó là vì nó gắn với sự ra đời hoàn thiện của máy hơi nước) Sang đầu thế kỷXIX thì công cuộc công nghiệp hoá lan sang lục địa châu Âu Đến năm 1868,vua Minh Trị nước Nhật cũng bắt đầu mở cửa cho làn sóng công nghiệpphương Tây tràn vào xứ mặt trời mọc Trong cuốn sách về Công nghệ dạyvăn của tôi, có vài ba trang nói tới cuộc công nghiệp hoá thú vị và nực cười ởnước Nhật khi đó, nếu tiện xin bạn tham khảo

Tại tất cả các quốc gia công nghiệp hoá hồi thế kỷ thứ XVIII và XIX tađều được chứng kiến ba hiện tượng đặc trưng: một là sự du nhập máy hơinước mở đầu cho cả tiến trình cơ khí hoá công việc sản xuất, hai là, sự thaythế công việc sản xuất tiêu thủ công tràn lan khắp vùng nông thôn bằng côngviệc sản xuất thủ công nghiệp tiến hành ở thành thị; và ba là, sự xuất hiện haitầng lớp (hai giai cấp xã hội) vừa đối lập nhau mà lại vừa phụ thuộc lẫn nhau,giai cấp tư bản và giai cấp công nhân, và điều thú vị, ấy là cả ba yếu tố đặctrưng này rồi sẽ dẫn tới nhu cầu nghiên cứu tâm lý học

Máy hơi nước vốn dĩ là một phát minh từ năm 1690 của một ông ngườiPháp tên là Denis Papin Nhưng máy đó lại được một ông người xứ Scotlandnước Anh – ông James Watt – cải tiến thêm ở hai chi tiết quan trọng: bộ nén

Trang 25

khí và hệ thống pít–tông đẩy luria phiên theo chu kỳ Sau khi hoàn thiện, máyhơi nước nghiễm nhiên tham gia ngay vào tiến trình đổi mới cuộc sống Máyhơi nước rồi sẽ “sinh ra” máy phát điện; song trong lúc chờ đợi công việc điệnkhí hoá, chính máy hơi nước mới là nhân vật anh hùng tạo điều kiện cho việc

cơ giới hoá các công việc sản xuất

Công việc sản xuất đầu tiên cơ giới hoá lợi dụng nguyên lý máy hơinước là những ngành công nghiệp nhẹ do bỏ vốn thấp và thu hồi vốn nhanh,

do quy trình đào tạo công nhân giản đơn đỡ tốn tiền (ngành thuốc lá, thuộc

da, dệt, diêm, đồ uống,…) Bạn đã đọc tiểu thuyết Carmen chưa và đã coi vở

ca kịch của Bizet viết theo nội dung tiểu thuyết Carmen chưa? Trong câuchuyện này có hẳn một nhà máy sản xuất thuốc lá đất Cô Carmen áo đỏ váy

đỏ múa như rực lửa trên sân khấu tham gia vào mối tình với một anh chànglàm ở chính nhà máy sản xuất thuốc lá hồi thế kỷ XIX ở nước Tây Ban Nha!

Công việc sản xuất da thuộc cũng cơ giới hoá như ngành thuốc lá.Trước đây người ta giết súc vật xong thì từng gia đình tự thuộc da rồi đemcho các bác thợ giầy hoặc chở đến nhà máy cho họ thu mua Bây giờ, thịt giasúc xong thì chỉ việc cho da thô hôi rình chưa thuộc đến nhà máy, họ sẽ làmhết: không ở đâu công việc cơ giới hoá nền sản xuất làm con người giảm nhẹsức lao động và mùi hôi hám như ở lĩnh vực thuộc da này Và không chỉthuộc da! Trước đây, việc đóng giầy dép đều tiến hành lối thủ công ở ngaynông thôn Các bác thợ giầy vừa làm vừa vui chuyện, sau rồi cũng quăng việcđóng giầy cho nhà máy, riêng mình thì đi làm việc khác vui hơn, nhiều tiềnhơn, mặc dù bớt đi cơ hội ba bác thợ giày gần gũi nhau bàn chuyện KhổngMinh!

Và trong ngành dệt cũng vậy Trước đây, công việc dệt vải làm theo lốithủ công ở gia đình, chiếc thoi do một bàn tay ném đi ném lại, đẹp thì có đẹp,duyên thì có duyên, nhưng năng suất kém, lại tốn sức nữa, con cò mấp máysuốt đêm thâu mà liệu mỗi khung dệt thủ công một đêm cho ra mấy tấc vải?Bây giờ nhà máy dệt được đặc trưng bằng dáng những con thoi chạy như tênbắn và âm thanh túc tắc túc tắc ầm vang cả một góc thành phố Người thợ

Trang 26

mặc áo bờ–lu trắng chỉ còn việc “đi tua”, thay vì “ngồi” một máy như xưa, nay

có thể “đứng” nhiều máy người thợ dệt trở thành người thợ nối sợi đứt, rồi khinối xong thì chỉ việc khởi động lại máy, vậy thôi

Cuốn sách bạn đang đọc đây không có nội dung chuyên về công cuộccông nghiệp hoá Nó phác qua mấy nét như thể những hạt kể về công cuộcđổi đời đó của con người từ tiểu nông sang công nghiệp Và mục đích của nócũng để làm rõ sự ra đời của Tâm lý học như một khoa học

Công việc nghiên cứu khoa học đó liên quan tới sự ra đời của hai tầnglớp (hoặc giai cấp xã hội) liên quan gắn bó với nhau trong công cuộc côngnghiệp hoá Tầng lớp công nhân ra đời bắt đầu từ những lao động dư thừa ởnông thôn, nhất là trẻ em và phụ nữ là những nhân vật không kham nổi côngviệc đồng áng nặng nhọc ở quê cũ Họ đến với nhà máy để kiếm việc làm,kiếm sống Đàn bà và trẻ con đi tiên phong vào nhà máy, còn đàn ông thì phảiđợi lúc đất đai bị nhà máy nuốt gọn thì mới dứt được gốc rễ Nhờ cơ giới hoá,

ở nhà máy có vô số công việc chẳng cần khéo tay cũng làm được Đây: cáimáy chạy qua, công nhân chìa cái gót giầy ra cho nó đóng đánh sầm một cái,sau đó thì vứt cái gót giầy đã là bán thành phẩm sang một dây chuyền kháccho công nhân khác xử lý Chỉ có vậy mà cũng có lương hàng tháng đấy?

Nhưng đó là đồng lương đau khổ của những cuộc sống công nhân đaukhổ Họ làm việc ít nhất là mười đến mười hai tiếng đồng hồ mỗi ngày Họphải thuê nhà ở gần nhà máy để đi làm cho tiện Sáng sớm, còi nhà máy úlên đánh thức họ dậy; ngay ở Hà Nội xưa, mãi tận những năm 1940, theo ký

ức của tôi, thì nhà máy rượu (ở phố Nguyễn Công Trứ bây giờ) và nhà máyđiện (ở gần đê Yên Phụ) cũng đều có chế độ ú còi đánh thức công nhân nhưthế Và người công nhân bắt đầu nháo nhào một ngày lao động Họ đi thànhtừng tốp trên những vỉa hè lát gỗ (thành thị châu Âu thế kỷ XIX chưa lát ximăng hoặc lát gạch như sau này đâu?) và cùng nhau kéo đến nhà máy Họlàm việc ở đó cho tới chiều sẩm và sau hồi còi ú lúc gà lên chuồng thì cổngnhà máy mở toang để nhả họ ra, đám đông vô danh lại cùng nhau lũ lượt ra

về Dĩ nhiên, khi đó đồng lương của họ thấp đã đành, lại còn tồn tại tình trạng

Trang 27

cực kỳ bất công chênh lệch giữa lương của trẻ em với lương phụ nữ và lươngcủa họ với lương của nam giới…

Nói cho công bằng, công cuộc công nghiệp hoá không chỉ diễn ra với

sự bạn cùng hoá của tầng lớp lao động khổ cực Thế kỷ XIX cũng là thế kỷcủa nhiều phát minh sáng chế Công nghiệp hoá đẻ ra phát minh sáng chế vàphát minh sáng chế nuôi dưỡng cho công nghiệp hoá sung mãn lên Nếu nhưthế kỷ XVII, chỉ mới có 18 phát minh sáng chế thì sang thế kỷ XVIII con số đã

là 52, thế kỷ XIX số phát minh sáng chế tăng vọt lên 125 Chất lượng phátminh sáng chế thế kỷ XIX cũng khác: đa dạng hơn, tác động trong phạm virộng hơn, sức tác động mạnh hơn: máy quay phim xách tay và máy chiếuphim, máy phân tích quang phổ, đầu máy xe lửa chạy hơi nước, gây tê chữarăng, toa xe lửa giường nằm, ô tô động cơ diesel, thuốc nổ, tơ lụa nhân tạo,v.v… đó là mới kể ra như là những thí dụ!

đã một đi không trở lại: nực cười và đáng thương có lẽ là hình tượng ông giàCornille ngày ngày vẫn cho con la nhà mình vất vả nặng nhọc chở… nhữngbao đất sét tới cối xay bột chạy bằng sức gió xưa nay chỉ còn là chốn chomạng nhện chăng và trai gái hò hẹn, giả cách như là để thách thức với xínghiệp xay bột cơ giới hoá… cho tới khi trò trẻ con đó bị một cặp tình nhân vôtình khám phá

Trang 28

Ở Anh, tác giả Richard Llewellyn lại có một đóng góp thú vị khác giúp tatrả lời câu hỏi về cuộc sống của con người thời công nghiệp hoá Đó là cuốn

tiểu thuyết Ôi sao tươi tốt thung lũng ta xưa (How green was my valley) Đi

vào tác phẩm này, ta thấy được cuộc sống của công nhân và sự ra đời của tổchức Công đoàn hồi thế kỷ XVIII Tác giả cũng cho thấy dư vị sự chất pháccủa tầng lóp công nhân mới hình thành, một cuộc sống vẫn còn bám vàonhững giá trị đạo đức cộng đồng nông thôn xưa, ngoài công việc sản xuất, họvẫn còn sống như là ở những công xã, cái biểu hiện đạo đức vẫn mang tính

“bầy đoàn” và có phần còn mông muội và cà cung cách cảm tính khi conngười bảo vệ nhau chống lại cái ác

Những tác phẩm trên dẫu sao cũng mới là tấm gương phản chiếu cuộcsống thời đại bắt đầu công nghiệp hoá một cách gián tiếp Có lẽ cuộc sốngđương đại được phát lộ ra với nhiều phẩm chất lý tính hơn sẽ là những điều

được nói tới một cách trực diện trong các tác phẩm xã hội học như Bàn về tự

do của John Stuart Mill và Tâm lý học đám đông của Gustave Le Bon, những

tác phẩm này đều đã được dịch ra tiếng Việt trong tủ sách Tinh hoa của Nxb.Tri thức

Bàn về tự do không nói đến cái khái niệm gọi bằng Tự do của ý chí (nóinôm na tức là cái sự “muốn gì thì làm vậy, thích gì thì làm vậy” ngang trình độchú A Q hoặc anh Chí Phèo), nó cũng không xem xét đến trình độ Tự do như

là sự Tất yếu triết học (trình độ của Tự do khi con người nhận thức được quyluật của Tất yếu), mà đây là khái niệm Tự do Dân sự hay Tự do Xã hội, tức làbản chất và các giới hạn của quyền lực mà xã hội có thể thực thi một cáchchính đáng đối với cá nhân Tác phẩm Bàn về Tự do giải thích và giới hạn cảnhà cầm quyền lẫn người bị cai trị sao cho đôi bên đều có thể tôn trọng lẫnnhau, nhà cầm quyền thì bằng cách gì mà không trở thành độc đoán chuyênquyền (bằng tự do ngôi luận – báo chí và tự do lập hội) và quần chúng nhândân thì tránh thái độ cực đoan chỉ biết tuân theo những đam mê của mình vàchỉ biết một con đường nổi loạn theo cung cách được tác giả gọi là “xã hộichủ nghĩa” (theo hàm nghĩa chấp nhận vào thời kỳ đó)

Trang 29

Còn trong tác phẩm Tâm lý học đám đông, tác giả Gustave Le Bon lạitìm cách lý giải vì sao con người cá nhân từ bình thường trở nên bất bìnhthường, đâu là phần vô thức và phần ý thức trong một đám đông, từ đó màbắt mạch xem cái gọi bằng tâm hồn đám đông là gì… Gustave Le Bon cũngchú ý nghiên cứu kỹ một biểu hiện quan trọng của tâm lý đảm đông: đó lànhững tin đồn, được tác giả coi như đó chính là nguyện vọng đang nói ra củaquần chúng đông đảo và cũng gợi ý cung cách nhà cầm quyền cư xử với tinđồn cần phải như thế nào để đám đông không hành động quá trớn theonhững đam mê của họ.

Song tác phẩm được coi là tích các hơn cả là bài tiêu luận củaImmanuel Kant, “tích cực” hiểu theo nghĩa là nó không nỉ non phân tích nhữngkhổ đau, nó không rơi lệ xót thương các thân phận mà nó tuyên dương đượccon người mới, nó vạch ra được hình hài con người của thời đại công nghiệphoá

Ngày 22 tháng 4 năm 2004, kỷ niệm 280 năm ngày sinh Immanuel Kant

22 tháng 4 năm 1724, diễn đàn triết học trên trang Web có tên talawas đã tổ

chức thảo luận về Kant và điều thú vị là trong không khí học thuật hồn nhiên,sôi nôi, chỉ riêng một bài viết như một tuyên ngôn thời đại của Kant – Khaisáng là gì? – đã nhận được gần chục bản dịch khác nhau, mà chỉ riêng mệnh

đề mở đầu cũng đã làm tốn không biết bao nhiêu bút mực Giáo sư Thái KimLan dịch mệnh đề định nghĩa “khai sáng” như sau:

Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên

do chính tới con người gây ra Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác Tình trạng vị thành niên này là do lỗi tự mình gây ra, một khi nguyên nhân của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ mà do sự thiếu sót tính cương quyết và lòng can đảm, dám tự mình dùng trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác Sapere aude! Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ của chính mình! đó là phương châm của Khai sáng”

Trang 30

(Xin coi Phụ lục 2 toàn văn tiểu luận Khai sáng là gì? mang tựa đề Giác ngộ là gì bản dịch của Phạm Toàn)

Đọc Khai sáng là gì? (hoặc phiên bản Giác ngộ là gì?), ta thấy

Immanuel Kant đã tuyên dương con người thời đại mới như là con người củachủ nghĩa cá nhân Vì sao dám nói thế?

Trước thời kỳ công nghiệp hoá, quan hệ người với người nằm trongkhuôn khổ chủ nghĩa phong kiến Chế độ “phong kiến” là sự hợp đồng khôngvăn bản được ký kết giữa “bên A” là người nông dân làm việc như nông nôcho “bên B” là những dòng họ sở hữu các thái ấp Gọi là “như nông nô” vìtầng lớp phong kiến không chỉ khai thác sức lao động của nông dân mà còncoi đó là sở hữu của họ, trong bản “hợp đồng không thành văn” còn có hànhđộng “bảo vệ”, “che chở” họ nữa Con người của tầng lớp trên vào thời đókhông hành động nhân danh cá nhân mình mà nhân danh cái khác, thường lànhân danh dòng họ, thái ấp, hoặc là một ông bà bề trên nào đó Ngay ngườinông dân khi có hành vi anh hùng bảo vệ thái ấp thì cũng hành động nhândanh ông chủ của mình, chứ không khi nào nhân danh cá nhân

Bây giờ, đến thời khai sáng Immanuel Kant phác hoạ con người mới:

tự giải phóng cá nhân mình, bồi dưỡng trí thông minh của mình, hoạt độngsáng tạo tự do cho thoả chí tang bồng, đồng thời cũng vun quén hạnh phúcriêng của mình Chính những thành tựu công nghiệp hoá, chính những phátminh sáng chế với tư cách như những “định lý đảo” của công nghiệp hoá, đãcủng cố sự hình thành của con người mới này

Nhà tâm lý học Wilhelm Maximilian Wundt sinh ra, lớn lên, hoạt độngtrong bối cảnh đó

3

-Wundt sinh ngày 16 tháng Tám năm 1832 (và mất năm 1920) tại thànhphố nhỏ Neckarau nước Đức Ông là con trai một mục sư Tin lành thuộc nhàthờ cải cách Luther Khi Wundt được sáu tuổi thì gia đình chuyển về mộtthành phố khác ở miền trung nước Đức thuộc vùng Baden

Trang 31

Chi tiết “lý lịch trích ngang” Wundt là con một mục sư Tin lành dòngLuther hết sức quan trọng đối với cuộc đời ông Vì cũng là tín ngưỡng, nhưngdòng Công giáo Tin lành mang nhiều yếu tố tự do hơn, do đó mà dân chủ hơnNhà thờ Công giáo La Mã truyền thống, là nhà thờ của quá nhiều áp đặt khắckhổ chỉ có thể “đúng” trong hoàn cảnh con người cùng nhau sống khổ, khó cóthể được chấp nhận khi những tiêu chuẩn thành đạt ở đời là “sống hạnhphúc” và kinh doanh tự do Thực ra thì nhà thờ truyền thống cũng đã mangtrong lòng nó cái yếu tố dân chủ rồi: đứng trước Chúa, một ông vua và một kẻ

ăn mày cùng là anh em như nhau, không ai hơn ai Quy định bình đẳng vàdân chủ như thế cũng là tốt rồi! Nhưng Tự do và Bình quyền còn tốt hơn!Chưa kể là, khi không có Chúa trước mặt, hoặc khi có Chúa trước mặt nhưngNgài mải công việc, hoặc khi Chúa chọn quay mặt đi không kịp theo dõi haiđứa anh em kia, khi đó liệu thằng em có được bằng vai phải lứa (bình đẳng)với thằng anh nữa không? Vì thế mà, bình quyền quan trọng hơn bình đẳng

Có thể có bình đẳng ngoài vỏ, nhưng đã có bình quyền thì rồi sẽ có mọi thứ

về thực chất Đạo Tin lành “xé rào” ngay trong cuộc đời thực về nhiềuphương diện như vậy

Trên phương diện giáo dục, tư duy Tin lành cổ vũ nhiều hơn cho tàinăng và thực nghiệp Tài năng của cậu bé Wundt do đó mà được vun xớisớm hơn Wundt không bị bắt buộc đến trường (thời gian để học giáo lý vẫncòn chiếm tỷ lệ quá nhiều trong thời gian biểu) mà được tự học ở nhà Thầygiáo có uy tín với Wundt lại chính là Friedrich Mullerm, vị trợ tế của mục sư.Wundt gắn bó với người thầy đó như với một người bạn thân thiết, hơn là gắn

bó với vị mục sư cha mình, đến độ khi vị trợ tế này được điều chuyển sanglàng bên, thì Wundt đi theo ông thầy này

Năm 19 tuổi, Wundt vào học Đại học Tubingen, nhưng chỉ học ở đó mộtnăm thì chuyển hướng về Heidelberg và tốt nghiệp Y khoa ở trường này Đạihọc Y khoa học trong 5 năm; nhưng tới năm thứ 3 Wundt đã nổi tiếng vì tiểuluận nghiên cứu khoa học đầu tiên của đời mình “Về thành phần muốichloride trong nước tiểu” Tốt nghiệp Y khoa ông làm trợ lý trong một bệnh

Trang 32

viện ở Heidelberg và dường như mọi hiểu biết vẫn chưa làm cho Wundl thỏamãn, lại được kích thích thêm vì công việc tại bệnh viện, nên ông chuyển hẳnsang nghiên cứu sinh lý học Vận may cũng tới, ông có dịp làm việc sáu thángliền với các giáo sư sinh lý học Johannes Muller và DuBois–Reymond tạiBerlin, mà vào thời đó J Muller là người được mệnh danh là “cha đẻ của sinh

lý học thực nghiệm” Khi Wundt 24 tuổi, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩtại đại học Heidelberg và được giảng dạy sinh lý học tại đó dưới chức đanhDozent (“phó giáo sư”) Cũng tại ngôi trường này, hai năm sau khi Wundtđang giảng dạy tại đó, một con người lừng lững trong tư thế nhà vật lý họckiêm sinh lý học kiêm tâm lý học tên là Hermann von Helmholtz, vị giáo sưnày cũng được mời về trường giảng dạy Đây là một bước ngoặt trong cuộcđời nghề nghiệp của Wundt khi kể từ đó, tại đây một trẻ một già hai ông cùnglàm việc chung trong một phòng thực nghiệm sinh lý học Đó là năm 1858,Wundt được 26 tuổi

Năm 1871 Wundt 39 tuổi, khi đã làm việc với giáo sư Helmholtz hơnchục năm, chính xác là 13 năm, thì Helmholtz chuyển về Berlin và Wundtnghiễm nhiên được thừa hưởng phụ trách phòng thí nghiệm sinh lý học nàytại Heidelberg Ấy thế mà, ba năm sau, ông lại nhận một chức danh giáo sưtriết học tại Đại học Zurich Có lẽ đây là một bước đệm từ sinh lý học sangtriết học chăng? Hay đây lại là một đoạn đường tự học nữa của Wundt? Chỉ

biết rằng trước khi qua Zurich thì ông có giảng và có công bố tài liệu Sinh – tâm lý học Đó là một bước đi mới, để ông có thể hoặc là quay về triết học,

hoặc là tìm cách để môn tâm lý học tách khỏi khoa triết học

Wundt ở lại Zurich đúng một năm, đến năm 1875, thì ông chuyển về đạihọc Leipzig – cái địa điểm không xa Berlin bao nhiêu, nơi vẫn ngự trị phòngthí nghiệm sinh lý học “của ông” từ xưa, nơi rồi sẽ thành phòng thí nghiệmtâm lý học của mình Khó có thể nói Wundt có bất ngờ hay không trướcnhững thành tựu của chính mình trong suốt ba mươi ba năm hoạt động ởphòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên của loài người này Từ năm 1879 lànăm ông chính thức mở phòng thực nghiệm tâm lý học, cho tới năm 1912 là

Trang 33

năm có số sinh viên đạt đỉnh cao những 620 người, trong ngần ấy năm ông

đã hướng dẫn 186 luận án tiến sĩ tâm lý học? Một con số khổng lồ thực hiệnbởi một con người khổng lồ: một đời ông công bố 53.000 trang viết: từ tâm lýhọc động vật tới tâm lý học người, từ các loại thuốc độc tới vật lý học trị bệnh,

từ tâm linh tới lịch sử và chính trị – và không biết bao nhiêu tập Bách khoathư về ngôn ngữ học, logic học, đạo đức học, tôn giáo, về “hệ thống triết học”

và riêng “Cơ sở của Sinh–Tâm lý học” là trọn vẹn mười bộ!

Điều chúng ta quan tâm ở đây là trả lời câu hỏi này: trải ba chục nămchuyên tâm vào tâm lý học, trải những năm chuẩn bị cho sự tập trung nghiêncứu đó, hệ thống tâm lý học của Wundt đã được hình thành như thế nào, theophương pháp nghiên cứu gì

Trên kia chúng ta đã nói tới thời khai sáng do Immanuel Kant tổng kết

Khai sáng là gì? đúng là một lài liệu mở mang đầu óc cho con người: đóng

một cột mốc nhận thức trí tuệ người Với một nghịch lý rất khó giải thích: Kantcoi mở bao nhiêu cho tâm trí con người đi vào các môn khoa học và nhữnghành động thực nghiệp, thì Kant lại “khó tính” bấy nhiêu đối với tâm lý học.Thế giới châu Âu đầu thế kỷ thứ XVIII bị cái bóng triết học của Kant đè xuống,khổ nhất với các nhà tâm lý học là luận điểm này: về nguyên tắc không thể cómột môn tâm lý học với tư cách là một khoa học Vì sao? Dĩ nhiên Kantkhông dại mà nói rằng từ cổ đại thì tâm lý học vẫn chỉ là một mảng tư biệncủa triết học mà thôi Kant lý giải rằng ấy là vì con người không thể tách cácđiều nằm trong ý nghĩ của nó ra để có thể nghiên cứu chúng, chưa kể là, giảđịnh như ta có thể tách một sự kiện “tâm lý” nào đó ra, thì những sự kiện đóngay lập tức đã biến dạng đi rồi và chưa kể là ta cũng không thể nào chứngminh được sự kiện đó một cách toán học Lập luận sau cùng này được Kantđưa ra trong công trình Cơ sở khoa học tự thiên và đó là loạt đạn tưởngchừng kết thúc tâm lý học

Có cách nào làm khác không? Có cách gì chấp nhận thách thức củaKant để cuối cùng có thể trình làng một môn tâm lý học khoa học không?

Trang 34

Gợi ý trong thành tựu của một nhà sinh lý học tên là E H Weber vàonăm 1834 hình như cho câu trả lời “có thể” Weber đã tiến hành thực nghiệmcảm giác của con người đối với cường độ hai vật nặng ở hai bàn tay mình Tahãy tưởng tượng, người tham gia thực nghiệm được yêu cầu nhắm mắt lại đểkhông nhìn thấy tay mình được đặt vật gì vào; tay phải người đó được traocho một vật nặng có cường độ mà ta sẽ ký hiệu bằng I, tiếp đó tay trái cũngđược trao cho một vật nặng hơn sẽ được ta ký hiệu bằng ∆, cái cường độ củavật nặng này tạo cảm giác cho người tham gia thực nghiệm sẽ là ∆I (delta I),tiếp đó, nếu cứ tiếp tục làm cho vật kích thích kia nặng thêm, thì sự sai biết rõrệt có thể nhận thấy được luôn luôn không đổi, định lý Weber sau đó đượcbiểu diễn theo công thức chứa hằng số k như sau:

(∆I / I) = kCông thức giản dị đó đã tạo ra vô khối cách làm để lặp lại một thựcnghiệm đi trước Người ta thay cường độ của trọng lượng đồ vật đem thựcnghiệm bằng cường độ ánh sáng, của tiếng động, của khối lượng, của độ dài.Điều quan trọng là cách thực nghiệm đó đã tạo ra những cách bình luận lýgiải sự kiện khác nhau nhưng thảy đều có lợi cho tâm lý học trong xu thếcưỡng lại những áp đặt của Kant

Cách lý giải của Wundt dựa trên cảm giác của người tham gia thựcnghiện có cơ sở tâm lý học chắc chắn hơn cả, xin kể lại vắn tắt như sau:

* Ta hoàn toàn có thể tìm thấy trong cảm giác của con người như mộtđiểm tiếp xúc giữa cái sinh lý và cái tâm lý người; cảm giác của cơ thể đối vớicái nóng cái lạnh cái nặng cái nhẹ, cái to cái nhỏ, thậm chí cả cái buồn cái vuiđều có thể nhận biết được ở điểm tiếp xúc đó;

* Ta có thể đo được cảm giác của con người với điều kiện người thamgia đo nghiệm có ý thức cùng tham gia đo nghiệm; do đó ta có thể quan sátđược kết quả đo nghiệm, đồng thời lại bổ sung phần ý thức chủ quan cho cáckết quả đo nghiệm khách quan

Trang 35

* Theo cách ngoại suy, ta cũng hoàn toàn có thể từ việc đo đạc cáccảm giác của con người để nâng lên thành cách đo cái ý thức của con người,

là mục tiêu của tâm lý học

Thật vậy, theo Wundt, mục tiêu của tâm lý học là đi vào khám phá cái ýthức của con người Cái ý thức đó là một toàn khối chưa bị phá vỡ ra, chưa bị

xẻ nhỏ ra Nay nhờ thực nghiệm theo lối sinh lý học, ta có thể có những dữliệu khả dĩ quan sát được Nay nếu cùng song hành với thực nghiệm sinh lýhọc mà lại có sự tham gia có ý thức của người chịu thực nghiệm, khi đó ta sẽ

có những chỉ báo khả khả dĩ tin cậy được của tâm lý người

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Wundt đã làm cho thách thức củaImmanuel Kant bị vô hiệu hoá Cụ bảo là không tách được sự kiện tâm lýngười ra, thì chúng em tách ra cho cụ coi Cụ bảo là tách ra không được mà

có tách được cũng chẳng đo được thì chúng cháu tách xong thì đo đạc luôn

và công thức hoá luôn cho cụ coi Và đây là điều quan trọng: hơn ba chụcnăm tồn tại của phòng thực nghiệm tâm lý học, từ một cái mẫu ban đầu,người ta đa dạng hoá được các đo nghiệm và đồng thuận được với nhau vềmột phương pháp nghiên cứu – trong khoa học, tạo ra một cái khuôn mẫuhành xử mới (new paradigm) – là sự thể hiện bước nhảy về nhân thức:Thomas Kuhn nói về điều này rất hay trong Cơ cấu các cuộc cách mạng khoahọc

Việc Wundt lựu chọn cảm giác làm đối tượng nghiên cứu tâm lý ngườitheo phương thức thực nghiệm quả thật là một ý tưởng tuyệt vời Bởi vì cảmgiác là công việc huy động các giác quan (tiếng Pháp sens, tiếng Anh sense)

để có được một hoặc những cảm giác nhất định (tiếng Pháp và tiếng Anhsensation) và sau đó tuy rằng cảm giác chưa phải là tri giác (perception)nhưng có cảm giác rồi thì sẽ có khả năng dẫn đến tri giác

Trước hết, giác quan là một năng lực vật chất được tạo ra bằng một cơquan vật chất Thế mà hễ biết chắc được cơ quan nào đó là có thật, là vậtchất hẳn hoi và cái năng lực được tạo ra là dựa trên việc có thật cái cơ quanvật chất cụ thể nào đó, khi ấy con người có nhiều khả năng “kiểm soát” được

Trang 36

kết quả hoặc quá trình dẫn đến kết quả Và rõ ràng nó là vật chất trên conngười từng có nào thị giác (nhìn) liên hệ tới cơ quan thị giác, rồi còn có thínhgiác (nghe), khứu giác (ngửi), xúc giác (sờ) và vị giác (nếm).

Có cả một chuỗi tầng bậc dẫn con người đi từ cái cơ quan có chứcnăng cảm nhận trực tiếp, cụ thể, vật chất, dần dần chuyển sang cảm giác đểrồi sẽ được chuyển thành những năng lực tinh thần khác

Trước hết, cảm giác có thể hàm chứa năng lực đánh giá và phán đoán.Khi ta nhìn rồi ta bảo rằng hai mẹ con nhà đó hao hao giống nhau, hoặc cócái sắc nắng hoe hoe vàng trên cánh đồng vàng xuộm, hoặc một nhà văn nào

đó đã có bốn con trai nay muốn có thểm hai kiều nữ nữa Xuân Lan, Thu Huệmặn mà cả hai, thì trong cảm giác đó đã bao hàm được cả đánh giá lẫn phánđoán Nghệ thuật hấp dẫn con người chính là vì đã huy động được năng lựccảm nhận và đánh giá như thế: Văn Cao đã “lợi dụng” để đưa một dòng sôngvào lòng người thông qua toàn bộ các giác quan người: sông Lô sóng ngànViệt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u… Thu ru bến sóng vàng từng nhà mờbiếc chìm một màu khói thu…

Giác quan đem lại cảm giác và ngoài năng lực đánh giá, đó còn là địnhhướng đi tới sai lý để, một mặt vẫn khiến con người bám chặt vào thực tại vàchính vì bám chắc vào thực tại như thế, song lại có khả năng vươn đi cáchướng xa hơn thực tại: trong đó cái hướng quan trọng nhất Wundt có ý địnhtóm lấy chính là hướng đi vào nội tâm con người

Thật dễ hiểu vì sao trong lịch sử tâm lý học thế giới người ta nói Wundt

là người đi đầu đưa tâm lý học thành môn khoa học và ảnh hưởng của Wundtlan ra khắp châu Âu, đặc biệt là nó cũng lan sang Bắc Mỹ tác động tới cáchnghiên cứu xứ sở to như một châu lục mà lại rất non trẻ này

Ta sẽ xem xét cái mẫu Mỹ quốc ấy qua Edward Lee Thorndike

Phụ lục 1 PHÁT MINH SÁNG CHẾ

Phụ lục 1.a PHÁT MINH SÁNG CHẾ – THẾ KỶ XVIII: Số lượng 125

Trang 37

1701, Jethro Tua, máy gieo hạt (ngựa kéo).

1709, Bartolomeo Cristofori, đàn piano

1711, John Shore, công cụ đo tần số âm chuẩn (nốt LA trong âm nhạc)

1712, Thomas Newcomen, máy hút nước chân không

1717, Edmond Halley, “chuông lặn” cho thợ lặn

1722, C Hopffer, bình dập lửa

1724, Gabriel Fahrenheit, nhiệt kế thuỷ ngân

1733, John Kay, thoi dệt “bay”

1745, E.G von Kleist, tụ điện

1755, Benjamin Franklin, thu lôi

1755, Samuel Johnson, tự điển tiếng Anh đầu tiên

1757, John Campbell, thiết bị đo kinh tuyến

1758, Dolland, mắt kính trắng

1761, John Harrison, đồng hồ đo kinh tuyến

1764, James Hargreaves, máy xe sợi (thay 8 công nhân)

1767, Joseph Priestley, nước khoáng soạn

1768, Richard Arkwright, máy dệt

1769, James Watt, cải tiến máy hơi nước

1774, Georges Louis Lesage, máy điện báo

1775, Alexander Cummings, cầu tiêu tự hoại

- Jacques Pen ier, tàu thuỷ chạy hơi nước

1776, David Bushnell, tầu ngầm (chưa cơ khí hoá)

1779, Samuel Crompton, hoàn thiện máy dệt

1780, Benjamin Franklin, kính hai tròng

Trang 38

- Gervinus, máy cưa dùng lưỡi cưa tròn.

1783, Louis Sebastien, biểu diễn nguyên lý dù nhảy

– Benjamin Hanks, đồng hồ tự điều chỉnh

- Joseph Michel Montgolfier và Jacques Etienne Montgolfier,khinh khí cầu

- Henry Con, thiết bị cuộn thép tròn

1784, Andrew Meikle, máy gieo hạt cơ khí

- Joseph Bramah, khoá an toàn

1785, Edmund Cartwright, hoàn thiện máy dệt

– Claude Berthollet, chất tẩy hoá học

– Charles Augustus Coulomb, vít vô tận

- Blanchard, dù (để nhảy)

1786, John Fitch, tàu thuỷ chạy hơi nước

1789, máy chém (không tác giả)

1790, cấp bằng sáng chế phát minh đầu tiên ở Hoa Kỳ cho WilliamPollard ở Phlladelphia, máy xử lý bông

1791, John Barber, tuốc–bin khí

– Xe đạp đầu tiên ở Scotland

1792, William Murdoch, đèn thắp bằng khí ga

– Xe cứu thương đầu tiên

1794, En Whitney, máy tách hạt bông

– Phiiip Vaughan, vòng bi

1795, Francois Appert, bình bảo quản thực phẩm

1796, Edward Jenner, thuốc chủng đậu

1797, Wittemore, máy chải

Trang 39

– Henry Maudslay máy tiện kim loại.

1798, đồ uống giải khát công nghiệp

– Aloys Senefelder, công nghệ in thạch bản

1799, Alessandro Vonta, pin

Phụ lục 1.b PHÁT MINH SÁNG CHẾ – THẾ KỶ XIX: Số lượng 125

1800, J.M Jacquard, máy dệt và thêu lụa

– Alessandro Vonta, pin

1804, Freidrich Winzer (Winsor), đèn khí ga

– Richard Trevithick, đầu máy chạy bằng hơi nước

(Máy quá nặng làm gãy đường ray)

1809, Humphry Davy, đèn thắp sáng bằng điện

1810, Frederick Koenig, cải tiến máy in

– Peter Durand, lon thiếc hình trụ

1814, George Stephenson, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước

– Phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên ở Anh

- Joseph von Fraunhofer, máy quang phổ phân tích hoá học.– Joseph Nicéphore Niépce, lần đầu chụp ảnh người (8 tiếng)

1815 , Humphry Davy, đèn thợ mỏ

1819, Samuel Fahnestock, bình cung cấp nước khoáng soạn

– René Laennec, ống nghe khám bệnh

1823, Charles Mackintosh, áo khoác đi mưa

1824, Michael Faraday, khinh khí cầu giải trí

– Joseph Aspdin, xi–măng Portland, vật liệu xây dựng hiện đại

1825, William Sturgeon, điện từ

Trang 40

1827, John Walker, diêm hiện đại.

– Charles Wlleatstone, máy phóng thanh

1829, W.A Burt, máy chữ

– Louis Braille, in chữ braille cho người khiếm thị

- William Austin Burt thiết bị in typo, tiền thân của máy đánh chữ

1830, B Thimonnier, máy khâu

1831, Cyrus H Mccormick, máy gặt bán rộng rãi vào thị trường

– Michael Faraday, máy phát điện dynamo

1832, Louis Braille (Anh), kính nhìn nổi

1834, Henry Blair, máy trồng ngô (người da đen thứ hai nhận bằng phátminh sáng chế ở Hoa Kỳ)

– Jacob Perkins, máy lạnh đầu tiên làm đá và giữ lạnh bằngether

1835, Henry F Talbot, chụp ảnh bằng phim

– Solymon Merrick, kỳm “mỏ–lết”

- Francis Penit Smith, động cơ đẩy

– Charles Babbage, máy tính cơ giới

1836, Francis Penit Smith và John Ericcson, động cơ đẩy

– Samuel Colt, súng lục đầu tiên

1837, Samuel Morse, điện báo

– Rowland Hill, tem thư

1838, Samual Morse, bộ mã “tạch tè” Morse

1839, Thaddeus Fairbanks, cân bàn

– Charles Goodyear, lưu hoá cao–su

– Louis Daguerre và J.N Niepce, ảnh chụp Daguerre

Ngày đăng: 02/04/2017, 00:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w