- Không đánh giá: Những người bệnh đã đăng ký điều trị lao nhưng vì lý do nào đó không tiếp tục điều trị cho đến khi kết thuc phác đồ điều trị ví dụ: Thay đổi chẩn đoán khác Đối với
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
Trang 2BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHAN THỊ ĐÀO HẠNH
PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI
HÀ TĨNH NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1
CHUYÊN NGÀNH : Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ : CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương
Thời gian thực hiện: Từ ngày 18/7/2016 – 18/11/2016
HÀ NỘI 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn Với lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
- PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương –Phó trưởng bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược- Trường Đại học Dược Hà Nội – Người đã giúp đỡ, hướng dẫn, động viên, đóng góp
ý kiến và chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu, phòng đào tại đại học, Bộ môn kinh tế- Quản lý dược trường đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và trang bị những kiến thức quý báu không chỉ trong những năm tháng tôi ngồi trên ghế nhà trường mà sẽ theo tôi trong suốt quãng đường đời sau này
- BS CKI Trương Hồng Lĩnh GĐ bệnh viện Phổi Hà Tĩnh người đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và làm đề tài
- Tập thể bệnh viện Phổi Hà Tĩnh , quý bạn bè, đồng nghiệp, các khoa phòng đã ân
cần chỉ bảo và hướng dẫn các công việc chuyên môn, nghiệp vụ và tạo điều kiện tối đa để hoàn thành được đề tài này
- Xin dành lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và những người bạn của tôi,
những người đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ để tôi có thể thực hiện được đề tài này
Hà Tĩnh, ngày tháng năm 2016
Người làm đề tài
Phan Thị Đào Hạnh
Trang 4MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Bệnh lao phổi 3 1.1.1 Vị trí của lao phổi trong bệnh học 3
1 1.2 Cận lâm sàng 3
1.1.3 Chẩn đoán 5
1.1.4 Điều trị 5
1.2 Phân tích chi phí 8 1.2.1 Khái niệm chi phí 8
1.2.2 Phân tích chi phí 10
1.3 Tình hình bệnh lao trên thế giới và tại Việt Nam 13 1.3.1 Tình hình bệnh lao trên thế giới 13
1.3.2 Tình hình bệnh lao tại Việt Nam 15
1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước 16 1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới 16
1.4.2 Các nghiên cứu trong nước 18
1.4.3 Các nghiên cứu tại bệnh viện phổi Hà Tĩnh 18
1.5 Giới thiệu về bệnh viện Phổi Hà Tĩnh 19 1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện 19
1.5.2 Mô hình tổ chức của bệnh viện 20
1.5.3 Mô hình bệnh tật của bệnh viện 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng nghiên cứu 22
Trang 52.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22 2.2.1 Thời gian 22
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 22
2.3 Phương pháp nghiên cứu 22 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 22
2.3.2 Các biến số nghiên cứu 22
2.3.3 Các chỉ số nghiên cứu: 24
2.3.4 Cỡ mẫu 25
2.3.5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 25
2.3.6 Phương pháp thu thập số liệu 25
2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 27 2.4.1 Công thức tính 28
2.4.2 Đồ thị biểu diễn mối tương quan : 28
2.4.3 Hàm xác suất 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1 Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh năm 2015 30 3.1.1 Tổng chi phí điều trị trực tiếp trung bình cho mỗi bệnh nhân trong
đợt điều trị tại bệnh viện 30
3.1.2 Cơ cấu chi phí trực tiếp trung bình cho điều trị của bệnh nhân
31
3.1.3 Cơ cấu chi phí thuốc 32
3.1.4 Cơ cấu chi phí chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng 35
3.1.5 Cơ cấu chi phí các xét nghiệm 37
Trang 63.2 Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị cho bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện Phổi 38 3.2.1 Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp và thời gian điều trị của bệnh
nhân……….38
3.2.2 Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp và biến chứng hoặc
bệnh mắc kèm 39
3.2.3 Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp với bệnh nhân có bảo
hiểm y tế và bệnh nhân viện phí(không có BHYT) 46
Chương 4 : BÀN LUẬN 52
4.1 Chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện Phổi năm
2015 52 4.1.1 Chi phí điều trị trực tiếp trung bình của một bệnh nhân 52
4.1.2 Cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp 53
4.1.3 Cơ cấu chi phí thuốc 54
4.1.4 Cơ cấu chi phí các xét nghiệm 56
4.1.5 Cơ cấu chi phí chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng 56
4.1.6 Cơ cấu chi phí ngày giường và vật tư tiêu hao 57
4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trực tiếp cho bệnh nhân lao phổi điều trị nội trú tại bệnh viện 57 4.2.1 Mối liên quan giưa chi phí điều trị trực tiếp và thời gian điều trị của
bệnh nhân 57
4.2.2 Mối liên quan giưa chi phí điều trị trực tiếp và biến chứng hoặc bệnh
4.2.3 Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp với bệnh nhân có bảo
hiểm y tế và bệnh nhân viện phí(không có BHYT) 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
Trang 7CÁC CHỮ VIẾT TẮT
13 DOTS Directly Observed Treatment Short course, có
nghĩa là điều trị lao ngắn ngày có giám sát hoặc điều trị lao ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp
14 BK Vi khuẩn lao kháng cồn kháng acid
22 M.T.Hominis Mycobacterium Tuberculosis Hominis: Trực
khuẩn lao người do ông Hominis phát hiện ra
23 M.Bovis Mycobacterium Bovis: Trực khuẩn lao bò do ông
Bovis phát hiện ra
24 M.Africanum Mycobacterium Africanum: Trực khuẩn lao Châu
Phi
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
2 Bảng 1.2 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện phổi Hà Tĩnh 21
5 Bảng 3.5 Chi phí điều trị trực tiếp trung bình của một bệnh nhân 30
6 Bảng 3.6 Cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp trung bình của một BN 31
7 Bảng 3.7: Chi phí thuốc lao do nhà nước tài trợ 32
8 Bảng 3.8 Tỷ lệ các loại biến chứng hoặc bệnh mắc kèm 32
10 Bảng 3.10 Cơ cấu chi phí chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng 35
11 Bảng 3.11 Chi phí xét nghiệm trung bình của mỗi bệnh nhân 37
15 Bảng 3.13:CPĐTTT trung bình theo thời gian điều trị của bệnh nhân 38
16 Bảng 3.14: So sánh chi phí điều trị trực tiếp giữa bệnh nhân lao phổi đơn thuần và bệnh nhân có biến chứng
18 Bảng 3.16 Chi phí thuốc cuả bệnh nhân trong 1 đợt điều trị 42
19 Bảng 3.17 Chi phí chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng cuả bệnh nhân trong 1 đợt điều trị 44
20 Bảng 3.18 Chi phí xét nghiệm cuả bệnh nhân trong 1 đợt điều trị 45
Trang 921 Bảng 3.19 So sánh số ngày điều trị trung bình với % BHYT chi trả 46
22 Bảng 3.20 Chi phí trực tiếp trung bình theo đối tượng bảo hiểm 48
23 Bảng 3.21 So sánh % BHYT chi trả với chi phí tiền thuốc 49
24 Bảng 3.22 So sánh % BHYT chi trả với tiền xét nghiệm 50
25 Bảng 3.23 So sánh % BHYT chi trả với tiền chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng 51
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
1 Hình 1.1 Các bước trong phân tích chi phí 10
2 Hình 1.2 Sơ đồ mô hình tổ chức của bệnh viện Phổi Hà
Tĩnh
20
4 Hình 3.4 Cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp 31
5 Hình 3.5 Tỷ lệ các loại biến chứng hoặc bệnh mắc kèm 33
7 Hình 3.7 Cơ cấu chi phí chẩn đoán hình ảnh, thăm dò
chức năng
36
9 Hình 3.9 Chi phí điều trị trực tiếp trung bình theo thời
11 Hình 3.11: Biểu diễn mối tương quan giữa chi phí điều
trị trực tiếp với bệnh mắc kèm/ biến chứng
41
12 Hình 3.12 Biển diễn mối tương quan giữa bệnh mắc kèm
với chi phí thuốc
43
13 Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa bệnh
mắc kèm/ biến chứng với chi phí chẩn đoán hình ảnh và
thăm dò chức năng
44
14 Hình 3.14: Mối tương quan giữa bệnh mắc kèm hoặc
biến chứng với chi phí xét nghiệm
46
15 Hình 3.15: So sánh số ngày nằm điều trị với % BHYT
chi trả
47
16 Hình 3.16 Biểu diễn mối liên quan giữa %BHYT chi trả
với số ngày điều trị
47
Trang 1117 Hình 3.17 Biểu diễn môí liên quan giữa % BHYT chi trả
với chi phí điều trị trực tiếp
49
18 Hình 3.18 biểu diễn mối tương quan giữa mức chi BHYT
với chi phí thuốc
50
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80-85% tổng số ca bệnh) và
là nguồn lây chính cho người xung quanh [4] Vi khuẩn lao lây lan từ người bệnh AFB+ hắt hơi ra ngoài không khí tạo ra các hạt bụi, người xung quanh hít vào cổ họng và phổi Phần lớn họ có tình trạng nhiễm lao, nghĩa là họ mang vi khuẩn nhưng không bị bệnh, một tỷ lệ nhỏ phát triển bệnh
Bệnh lao là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tử vong trong
số những bệnh truyền nhiễm trên toàn thế giới và tác động xấu đến sự phát triển nền kinh tế Theo báo cáo của Who năm 2016, toàn thế giới có khaongr
6 triệu trường hợp mới được phát hiện Ngoài ra, người ta ước tính rằng khoảng 37% các trường hợp không được chẩn đoán và phát hiện (do tâm lý giấu bệnh hoặc kỹ thuật cận lâm sàng yếu) Việt Nam đứng thứ 12 trên tổng
số 22 nước chịu gánh nặng về bệnh lao cao nhất trên thế giới, đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới[29] Bệnh lao đã tác động mạnh tới 70% đối tượng lao động chính của xã hội, làm lực lượng sản xuất bị giảm sút, năng suất lao động giảm và họ không tham gia vào hoạt động mùa màng, kinh doanh, buôn bán Bệnh lao là nguyên nhân chủ yếu làm nghèo đói dai dẳng và là trở ngại đối với phát triển kinh tế - xã hội
Phạm vi vĩ mô, nghiên cứu chi phí xã hội, thấy rằng gánh nặng bệnh tật của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển con người của các quốc gia Bệnh cũng là một rào cản lớn đối với xã hội và kinh
tế phát triển Các nghiên cứu về kinh tế y tế cho thấy, mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động, làm giảm 20-30% thu nhập bình quân của
Trang 13gia đình Những gia đình có người chết sớm vì bệnh lao có thể sẽ mất tới 15 năm thu nhập
Ngày nay, việc sử dụng kết quả phân tích chi phí ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết khi cách tiếp cận lập kế hoạch và quản lý đã và đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế Kết quả phân tích chi phí
sẽ là cơ sở cho việc phân bổ kinh phí cho các chương trình hoặc các hoạt động của chương trình; không chỉ tạo cơ sở cho phân bổ kinh phí, nâng cao hiệu quả điều trị lao mà kết quả phân tích chi phí còn thể hiện ai là người cung cấp nguồn lực hoặc chi trả cho nguồn lực và từ đó có thể hiểu rõ hơn ai chịu gánh nặng chi phí
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ và bộ Y tế, sự
nỗ lực của Chương trình chống lao Quốc Gia, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bệnh lao ở nước ta đã giảm nhiều nhưng vẫn đang còn ở mức cao Năm 2013, có 17.000 người tử vong vì lao, 130.000 người mắc lao mới (tỷ lệ 144/100.000 dân số) nhưng chỉ có khoảng 100.000 người được phát hiện bệnh, còn khoảng 30.000 bệnh nhân còn lại chưa được phát hiện trong cộng đồng Mặc dù thuốc lao được cấp phát miễn phí nhưng bệnh nhân vẫn trả thêm những chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình điều trị Xuất
phát từ thực tiễn đấy, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích chi phí điều trị bệnh lao phổi tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh năm 2015” với
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Bệnh lao phổi
1.1.1 Vị trí của lao phổi trong bệnh học
Lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất trong bệnh học lao, chiếm khoảng 80% tổng số bệnh lao Ở nước ta hàng năm theo ước tính có 85 trường hợp lao phổi có vi khuẩn trong đờm bằng phương pháp nhuộm soi kính trực tiếp trên 100.000 dân Lao phổi là nguồn lây vi khuẩn cho những người lành nhiều nhất, đặc biệt là người bệnh có vi khuẩn bằng xét nghiệm đờm soi kính trực tiếp AFB(+) Đây là nguồn lây chủ yếu làm cho bệnh lao tồn tại ở mọi quốc gia qua nhiều thế kỷ Vì vậy phát hiện và điều trị khỏi cho những bệnh nhân này là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và là nhiệm vụ quan trọng của chương trình chống lao ở nước ta, cũng như nhiều nước trên thế giới [3]
1.1.2 Cận lâm sàng
1.1.2.1 Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao
Ở nước ta Chương trình chống lao quốc gia quy định lấy 3 mẫu đờm để xét nghiệm như sau: Mẫu thứ nhất lấy đờm khi người bệnh đến khám; mẫu thứ hai lấy đờm vào buổi sáng sớm hôm sau khi người bệnh mới ngủ dậy; mẫu thứ ba lấy đờm tại chổ khi người bệnh mang mẫu đờm thứ hai đến khám Ngoài soi kính, các kỹ thuật nuôi cấy tìm vi khuẩn ngày càng được hoàn thiện (độ chính xác cao, cho kết quả nhanh) như kỹ thuật BACTEC, MGIT
Đặc biệt là kỹ thuật sinh học phân tử (PCR), Gen-Xpert, Hain test, cũng được áp dụng để nâng cao hiệu quả chẩn đoán bệnh lao phổi
1.1.2.2 Chẩn đoán hình ảnh
* Chụp phổi phẳng, nghiêng (X quang phổi chuẩn)
Chụp phim X quang là một xét nghiệm phổ biến sau khi đã hỏi bệnh và khám bệnh, XQ cho phép phát hiện những tổn thương nghi ngờ lao ở phổi Tuy nhiên kỹ thuật này chẩn đoán bệnh lao có độ đặc hiệu thấp, một
Trang 15hình ảnh bất thường trên phổi có thể do rất nhiều nguyên nhân, và lao chỉ là một trong những nguyên nhân, vì vậy phim X.Q không thể đủ để khẳng định một trường hợp bị bệnh lao, như vậy X.Q thường sử dụng để khẳng định một trường hợp nghi ngờ lao, sau đó cần những xét nghiệm tiếp theo để khẳng định việc tìm thấy vi khuẩn lao Chẩn đoán khẳng định lao không thể chỉ dựa vào xq đơn thuần, tương tư như vậy X.Q không thể sử dụng để loại trừ một trường hơp lao phổi Xét nghiệm trường hợp lao hoạt động dựa vào việc tìm thấy vi khuẩn ở bệnh phẩm từ người nghi nghờ bệnh, bệnh phẩm có vi khuẩn phụ thuộc vào cơ quan nghi bệnh Phần lớn các trường hợp bệnh lao biểu hiện
ở phổi, khi đó vi khuẩn sẽ tìm thấy ở đờm Đờm là dịch đặc hơn so với nước bọt từ đường dẫn khí và thường được khạc ra cùng với khi bệnh nhân ho
1.1.2.3 Xét nghiệm máu
Trong lao phổi, số lượng hồng cầu thường không giảm, trừ khi bệnh diễn biến lâu, cơ thể suy kiệt Số lượng bạch cầu thường không tăng, tỷ lệ tế bào lympho có thể tăng, tốc độ lắng máu cao Người ta còn xét nghiệm kháng thể kháng lao ở trong máu để góp phần chẩn đoán bệnh lao phổi khi không tìm thấy vi khuẩn lao ở trong đờm (phảnứng miễn dịch gắn men ELISA, Hexagon, test TB… )[3]
1 1.2.4 Phản ứng Mantoux
Phản ứng Mantoux thường dương tính ở mức độ trung bình trong bệnh lao phổi, tuỳ từng bệnh nhân Những trường hợp bệnh diễn biến kéo dài, cơ thể suy kiệt phản ứng có thể âm tính [3]
Trang 161.1.3 Chẩn đoán
1.1.3.1 Chẩn đoán xác định
a Khi soi kính trực tiếp có vi khuẩn ở trong đờm (thể điển hình):
- Lao phổi AFB+: Có ít nhất 1 mẫu đờm hoặc dịch phế quản, dịch dạ dày có kết quả AFB+ tại các phòng xét nghiệm được kiểm chuẩn bởi Chương trình chống lao quốc gia
-Lao phổi AFB-: Khi có ít nhất 2 mẫu đờm AFB-, người bệnh cần được thực hiện quy trình chẩn đoán lao phổi AFB-
Người bệnh được chẩn đoán lao phổi AFB- cần thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau đây:
+ Có bằng chứng vi khuẩn lao trong đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày bằng phương pháp nuôi cấy hoặc các kỹ thuật mới như Gen X-pert
+ Được thầy thuốc chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định một phác đồ điều trị lao đầy đủ dựa trên : lâm sàng, bất thường nghi lao trên X-quang phổi
và thêm 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: HIV+ hoặc không đáp ứng với kháng sinh phổ rộng [5]
b Khi soi kính trực tiếp không có vi khuẩn ở trong đờm
- Khi có điều kiện cần làm thêm nuôi cấy (môi trường Loeweinstein - Jensen) hoặc các kỹ thuật chẩn đoán khi có ít vi khuẩn lao trong bệnh phẩm (PCR, ELISA, BACTEC, Gen- Xpert, Hain test…)
- Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, đờm XN nhiều lần âm tính cần dựa vào lâm sàng, đặc điểm của tổn thương trên X quang phổi, các xét nghiệm và không đáp ứng với điều trị kháng sinh, đáp ứng với điều trị thuốc lao để chẩn đoán cho từng trường hợp [3]
1.1.4 Điều trị
Do có nhiều thuốc chữa lao ra đời, mà việc điều trị bệnh lao nói chung
và lao phổi nói riêng đã đạt được những kết quả tốt Tuy nhiên kết quả điều trị
Trang 17phụ thuộc nhiều vào thời gian phát bệnh sớm hay muộn Điều trị lao phổi chủ yếu là điều trị nội khoa
1.1.4.1 Nguyên tắc điều trị:
- Phối hợp các thuốc chống lao: Mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn), do vậy phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì
- Phải dùng thuốc đúng liều: Các thuốc chống lao có tác dụng hợp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ bị các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao
dễ gây tai biến
- Phải dùng thuốc đều đặn: Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa
- Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: Giai đoạn tấn công kéo dài 2,3 tháng nhằm diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn
có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các đột biến kháng thuốc Giai đoạn duy trì kéo dài 4 đến 6 tháng tiêu diệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát [3]
1.1.4.2 Các phác đồ
Hiện nay ở nước ta có 3 phác đồ được sử dụng để điều trị lao phổi
- Lao phổi mới: IA: 2RHZE(S)/4RHE
- Lao phổi thất bại, tái phát : II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3
- Lao trẻ em, lao màng tim IB: 2RHZE/4RH
Việc điều trị phải đúng nguyên tắc chữa bệnh lao Đối với người có bệnh gan, thận kèm theo thì cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể mà sử dụng thuốc cho hợp lý
Trang 18Riêng đối với thể lao màng tim cần điều trị corticoid kết hợp [5]
a Kết quả điều trị được chia thành 6 loại
Đối với lao phổi AFB +
- Khỏi: Bệnh nhân dùng thuốc đủ thời gian, kết quả xét nghiệm đờm
âm tính tháng cuối cùng và ít nhất 1 lần ngay trước đó
- Hoàn thành điều trị: Bệnh nhân dùng đủ thuốc, đủ thời gian, nhưng không xét nghiệm đờm hoặc chỉ có xét nghiệm đờm 1 lần kết quả âm tính
- Thất bại: Khi xét nghiệm đờm còn AFB+ hoặc AFB+ trở lại từ tháng thứ năm trở đi hoặc người bệnh có kết quả xác định chủng vi khuẩn kháng đa thuốc bất kỳ thời điểm nào
- Chuyển đi: Bệnh nhân được chuyển đi nơi khác điều trị điều trị và có phản hồi tiếp nhận, (nhưng không có phản hồi kết quả điều trị) Nếu không có phản hồi tiếp nhận coi như người bệnh bỏ trị Các trường hợp có phản hồi kết quả điều trị sẽ được đánh giá kết quả điều trị theo kết quản phản hồi
- Bỏ điều trị: Người bệnh không dùng thuốc lao liên tục từ 2 tháng trong quá trình điều trị
- Chết: Bệnh nhân bị chết trong quá trình điều trị bất kể căn nguyên gì
- Không đánh giá: Những người bệnh đã đăng ký điều trị lao nhưng vì
lý do nào đó không tiếp tục điều trị cho đến khi kết thuc phác đồ điều trị (ví dụ: Thay đổi chẩn đoán khác)
Đối với người bệnh lao phổi AFB- hoặc lao ngoài phổi:
- Kết quả điều trị sẽ được đánh giá như trên nhưng không có kết quả khỏi
- Người bệnh AFB- sau 2 tháng điều trị có AFB+, người bệnh lao ngoài phổi xuất hiện lao phổi AFB+ sau 2 tháng điều trị được đánh giá là thất bạicf
1.1.4.3 Một số biện pháp điều trị kết hợp
a Phẫu thuật:
Trang 19Phẫu thuật ngày càng hạn chế đối với điều trị lao phổi, chỉ được đặt ra khi người bệnh đã điều trị nội khoa không có kết quả (thường là vi khuẩn kháng thuốc), u lao, nhưng tổn thương lao phổi phải khu trú, chức năng phổi
và thể trạng bệnh nhân chịu được phẫu thuật Tại Khoa ngoại Bệnh viện Lao - Bệnh phổi Trung Ương, theo Vũ Đỗ (2004) phẫu thuật chủ yếu là cắt đoạn phổi (94,4%), cắt xẹp thành ngực (6,6%) Phẫu thuật cắt thuỳ trên chiếm 49,3% các trường hợp và gấp 3 lần cắt thuỳ dưới (16,9%)
b Miễn dịch trị liệu:
Những bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn kháng thuốc, thường có rối loạn miễn dịch của cơ thể Điều chỉnh lại những rối loạn miễn dịch được coi là một biện pháp điều trị hỗ trợ Các biện pháp sử dụng để tăng cường miễn dịch cho
cơ thể gồm: Các tế bào lympho T đã được hoạt hoá, Interferon
1.2 Phân tích chi phí
1.2.1 Khái niệm chi phí
Chi phí của một loại hàng hóa, dịch vụ là giá trị của nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đó Trong chăm sóc sức khỏe, chi phí
để tạo ra một dịch vụ y tế cụ thể hoặc một loạt các dịch vụ y tế là giá trị của nguồn lực được sử dụng để tạo ra các dịch vụ y tế đó
Chi phí thường được thể hiện dưới dạng tiền tệ song chi phí không có nghĩa là giá cả mà chỉ thể hiện nguồn lực thực được sử dụng Chi phí gồm có chi phí kinh tế và chi phí cơ hội:
- Chi phí kinh tế là giá trị tất cả các nguồn lực kế toán và phi kế toán
- Chi phí cơ hội của một hoạt động là thu nhập mất đi do sử dụng nguồn lực cho hoạt động này hơn là hoạt động khác [2][6][16][17]
1.2.1.1 Phân loại chi phí
Có nhiều cách để phân loại chi phí khác nhau, việc lựa chọn cách phân loại nào là phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu Trong
Trang 20một nghiên cứu cũng có thể kết hợp nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên với mỗi cách phân loại đều phải đảm bảo 3 yêu cầu sau:
- Sự phân loại chi phí phải phù hợp với tình huống cụ thể
- Sự phân loại chi phí mà được lựa chọn phải che phủ toàn bộ các khả năng có thể có được
- Sự phân loại không được chồng chéo[2][6][16]
Các cách phân loại chi phí như sau:
Bảng 1.1 Các cách phân loại chi phí
1 Phân loại theo đầu vào Chi phí vốn
Chi phí thường xuyên
2 Phân loại theo nguồn
gốc chi tiêu
Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp
3 Phân loại theo hoạt động
chức năng
Chi phí đào tạo Chi phí giám sát Chi phí quản lý
4 Phân loại theo cấp Chi phí cấp tỉnh
Chi phí cấp huyện
5 Phân loại theo nguồn
kinh phí
Bảo hiểm y tế Nhà nước cấp Nguồn viện trợ
6 Phân loại theo góc độ
người chịu chi phí
Chi phí bên trong (Chi phí do người tổ chức)
Chi phí bên ngoài (Chi phí của người bệnh)
Trang 211.2.2 Phân tích chi phí
Phân tích chi phí là một trong những phương pháp đánh giá kinh tế và
là một công cụ nghiên cứu quan trọng trong kinh tế học, quan tâm đến sự
phân bổ chi phí trong chăm sóc sức khỏe
Nguyên tắc tính chi phí trong phân tích chi phí:
- Tính đủ chi phí
- Không bỏ sót cũng như không tính hai lần
- Tính chi phí của một năm
- Tính giá trị hiện tại của chi phí
- Nếu không thể tính tất cả các loại chi phí thì tính các mục chi phí lớn trước[16]
Các bước phân tích chi phí:
Hình 1.1 Các bước trong phân tích chi phí
Bước 1: Thiết kế nghiên cứu(hình thành mục tiêu, xác định góc độ,
khung thời gian nghiên cứu
Bước 2: Xác định các chi phí cần tính toán (liệt kê, phân loại, quyết
định chi phí cần tính toán)
Bước 3: Đo lường các chi phí (đảm bảo các nguyeent cắc tính chi phí,
xác định chi phí đơn vị)
Bước 4: Tính toán, phân tích các chỉ số chi phí cần quan tâm (chi phí
trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm)
Trang 221.2.2.1 Phương pháp phân tích chi phí do bệnh tật (COI – Costs due to Illness)
Chi phí do mắc bệnh là giá trị của nguồn lực mà đã bị sử dụng hoặc mất đi do mắc bệnh Phân tích chi phí do mắc bệnh là công cụ để đánh giá đầy đủ nguồn lực cho một vấn đề sức khỏe, cung cấp thông tin về gánh nặng kinh tế các vấn đề sức khỏe khác nhau đồng thời cung cấp ước tính bằng tiền gánh nặng kinh tế của bệnh tật
a Mục đích tính chi phí do bệnh tật
Cung cấp ước tính bằng tiền gánh nặng kinh tế của bệnh tật:
- Ước tính ảnh hưởng kinh tế của các vấn đề sức khỏe khác nhau,
từ đó ước tính khoản kinh phí cần cho các chương trình của Chính phủ
- Trả lời được câu hỏi: “ chương trình các đáng giá hay không?” và giúp ước tính:
+ Chi phí can thiệp là bao nhiêu?
+ Chi phí cho một bệnh nhân trước can thiệp là bao nhiêu?
+ Chi phí cho bệnh nhân đó sau chương trình can thiệp là bao nhiêu?
b Cách tính chi phí cho người sử dụng dịch vụ y tế
Chi phí do mắc bệnh bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí không rõ ràng
Chi phí trực tiếp do bệnh nhân gánh chịu
Chi phí trực tiếp là những chi phí nảy sinh cho hệ thống y tế, cho cộng đồng và cho gia đình người bệnh trong giải quyết trực tiếp bệnh tật chi phí này được chia thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp cho điều trị: Mỗi giai đoạn trong quá trình điều trị bệnh, chi phí trực tiếp cho điều trị bệnh nhân gánh chịu gồm:
+ Chi cho khám bệnh * giá 1 lần khám
+ Chi cho ngày giường * số ngày nằm viện
Trang 23+ Chi cho thuốc: Số tiền trả cho thuốc trong thời gian bệnh nhân điều trị
+ Chi cho các xét nghiệm: Tổng tiền (VNĐ)phải trả cho xét nghiệm trong mỗi đợt điều trị
+ Chi cho vật tư tiêu hao: Tổng tiền (VNĐ)phải trả cho những vật tư tiêu hao trong đợt điều trị
+ Chi cho chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng: X-quang, siêu âm, nội soi, điện tim đồ…
Chi phí trực tiếp cho điều trị = chi phí khám bệnh + chi cho tiền giường + chi cho thuốc + chi cho xét nghiệm + chi cho vật tư tiêu hao + chi cho chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.(Direct costs to the pulmonary TB)
- Chi phí trực tiếp không cho điều trị
+ Chi phí đi từ nhà tới viện và từ viện về nhà
+ Chi cho ăn uống
+ Chi phí khác
Chi phí trực tiếp không cho điều trị = chi phí đi lại + chi phí ăn uống + chi phí khác.(out to pocket)
Chi phí gián tiếp do bệnh nhân gánh chịu
Là những chi phí thực tế không chi trả, chủ yếu là khả năng sản xuất mất đi do mắc bệnh mà bệnh nhân, gia đình, xã hội và ông chủ của họ phải gánh chịu Chi phí gián tiếp do bệnh nhân gánh chịu sẽ được tính bằng thu nhập mất đi của bệnh nhân và người nhà đi chăm sóc hoặc đi thăm bệnh nhân
- Nếu bệnh nhân là người làm việc ở các công sở, được đóng nộp bảo hiểm đầy đủ, bệnh nhân sẽ được bảo hiểm chi trả lương nằm viện, nhưng
là lương cơ bản, bệnh nhân sẽ bị mất tiền trợ cấp 1 ngày sẽ bằng tổng chênh lệch lương làm việc và lương bảo hiểm chi trả
Trang 24- Nếu bệnh nhân là người làm các việc ăn theo số lượng sản phẩm ước tính thu nhập của bệnh nhân theo ngày công Sau đó ước tính số ngày làm việc và từ đó tính ra thu nhập của bệnh nhân/ ngày
- Nếu bệnh nhân là nông dân, trước hết ước tính thu nhập hàng tháng của bệnh nhân đó bằng cách lấy tổng thu nhập của hộ gia đình trong một vụ chia cho số lao động trong gia đình và chia cho số tháng lao động của
Chi phí cho người bệnh = chi phí trực tiếp cho điều trị + chi phí trực tiếp không cho điều trị + thu nhập mất đi do mất khả năng sinh sản
1.3 Tình hình bệnh lao trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1 Tình hình bệnh lao trên thế giới
TCYTTG đã xác định lao là một vấn đề nghiêm trọng bởi độ lưu hành
và số lượng người mắc, là gánh nặng kinh tế lẫn xã hội trên toàn cầu, nhất là tại những nước có độ lưu hành bệnh cao[1]
Tỷ lệ tử vong do bệnh lao chiếm 25% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân Khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở các thu nhập vừa và thấp, 75% số bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao động Trong đó khoảng 80% số bệnh nhân lao toàn cầu thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao Hơn 35% số bệnh nhân lao toàn cầu tập trung tại khu vực Đông Nam Á
Trang 25Một vấn đề đặc biệt được toàn cầu quan tâm là lao phổi ở trẻ em Ngày 21/3/2012, TCYTTG (WHO) và Đối tác loại trừ bệnh lao phổi đã cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn bùng nổ bệnh lao phổi ở trẻ em trên thế giới Who và Đối tác loại trừ bệnh lao phổi nhấn mạnh, trẻ em dưới 15 tuổi hiện đang đứng trước nguy cơ đặc biệt về bệnh lao phổi vì không được chẩn đoán và điều trị kịp thời do không được tiếp cận các dịch vụ y tế hoặc những người chăm sóc không sẵn sàng thừa nhận các dấu hiệu và những triệu chứng của bệnh này ở nhóm trẻ em nói trên [10]
Những năm 70 TCYTTG ước tính tỉ lệ mắc lao = 300 / 100.000 dân và tuyên bố: bệnh lao sẽ được thanh toán vào cuối thế kỷ XX Nhưng trong 10 năm qua bệnh lao lại gia tăng nên Những năm 80 tỉ lệ mắc lao gia tăng 2,6% Ước tính năm 2013, trên thế giới có khoảng 13 triệu người hiện mắc lao, 9 triệu người mới mắc lao, 13% dân số mắc lao có đồng nhiễm HIV, 1,5 triệu người tử vong do lao, trong đó 0,36 triệu người tử vong có đồng nhiễm HIV, 65.000 người mắc lao đa kháng thuốc Dựa trên các điều tra dịch tễ của các quốc gia cho thấy tỷ lệ hiện mắc trên toàn cầu đã có xu hướng giảm, từ 215/100.000 dân năm 1990 xuống còn 108/100.000 năm 2010 Tỷ lệ giảm hàng năm khoảng 2,2% trong 10 năm cuối của thế kỉ XX và giảm 4,7% trong
10 năm đầu của thế kỉ XXI Có khoảng 30 triệu lao hoạt động do 3 chủng lao: M.T Hominis – Trực khuẩn lao người , M.Bovis- Trực khuẩn lao bò, M.Africanum – Trực khuẩn lao Châu Phi Mỗi năm có 10 triệu người mắc lao mới và 3 triệu người chết vì lao (kochi A 1991, Dautjenberg 1994, Danielt 1995)
Theo báo cáo toàn cầu về bệnh lao và kiểm soát bệnh lao năm 2014 của
Tổ chức Y tế thế giới, hiện có 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng
Trang 261.3.2 Tình hình bệnh lao tại Việt Nam
Tại Việt Nam, mặc dù chương trình chống lao quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong kiểm soát, phát hiện và điều trị, song bệnh lao cao nhất, đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới Các ca mắc bệnh lao ở Việt Nam tiếp tục giảm mỗi năm với tỷ lệ tử vong ước tính giảm từ 51/100.000 dân vào năm 1990 xuống còn 19/100.000 dân vào năm 2013 Tuy nhiên, tổ chức này cũng nhận còn nhiều thách thức to lớn cho Việt Nam trong công tác phòng chống bệnh lao TheoWHO, bệnh lao tập trung ở cá quần thể dân số dễ bị tổn thương, chẳn hạn như dân di cư, trẻ
em, người già và người nghèo [29]
Năm 2013, có 17.000 người tử vong vì lao, 130.000 người mắc lao mới(tỷ lệ 144/100.000 dân số) nhưng chỉ có khoảng 100.000 người được phát hiện bệnh, còn khoảng 30.000 bệnh nhân còn lại chưa được phát hiện trong cộng đồng Đây là một trong những nguyên nhân làm lây lan bệnh lao ra cộng đồng, gia tăng con số tử vong trong năm Cũng theo thống kê của chương trình chống lao quốc gia Việt Nam, có đến 70% bệnh nhân nhiễm lao ở Việt Nam là nông dân, tức là những nơi tập trung nhiều người nghèo và thiếu thông tin hơn so với thành phố Tỷ lệ có nhiễm HIV trong số người mắc lao được xét nghiệm là 6%
Năm 2014 toàn quốc đã phát hiện 102.070 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ phát hiện là 111,35/100.000 dân; trong đó có 49.934 bệnh nhân lao phổi AFB+ So sánh với năm 2013, số bệnh nhân lao phổi mới phát hiện trong năm
2014 tiếp tục giảm 673 bệnh nhân; tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB+ đạt 89,93%.Con số này cao hơn 1.6 lần so với ước tính trước đây của
Tổ chức Y tế thế giới cho Việt nam năm 2006 (cùng năm điều tra dịch tễ) là 90/100.000 [29]
Như vậy, gánh nặng bệnh lao tại Việt Nam hiện nay cao hơn nhiều so với ước tính trước đây
Trang 271.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với hệ thống chi trả viện phí theo nhóm bệnh chẩn đoán, việc nghiên cứu và tính toán chi phí điều trị thực tế từ quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ cho các nhóm bệnh cũng đã được tiến hành để làm cơ sở cho việc thu viện phí
Hiện tại cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến tính toán chi phí điều trị của các bệnh nhằm đưa ra những bằng chứng hữu ích phục vụ cho việc đánh giá gánh nặng bệnh tật cũng như xem xét tính chi phí -lợi ích của các can thiệp hướng tới các bệnh này [5]
- Tại Anh: Tổng chi phí trực tiếp của điều trị một trường hợp "bình thường" của bệnh lao đã được tính toán vào khoảng £ 5000 trong năm 2009 (tương đương với 5.864 € [26]
- Tại Pháp: chi phí trực tiếp cho một trường hợp bệnh lao là 5231,81 € năm 2007, bao gồm cả chi phí thuốc là 268,20 € Tuy nhiên, những con số này chỉ đề cập đến một thời gian điều trị là 12 tháng [26]
- Tại Ý: Chi phí điều trị lao có tính đến tất cả chi phí cố định là 200,45€ mỗi ngày điều trị và chi phí 50,12 € cho mỗi đợt khám ngoại trú trong năm 2002[26]
- Tại Tây Ban Nha: năm 2006, chi phí nằm viện và tổng chi phí điều trị lao lao do nghiên cứu của Montes-Santiago et al tính tổng điều trị là 8.175,33
€, trong đó có 77% (6279,31 €) là chi phí nằm viện [26]
- Tại Phần Lan: năm 2000, chi phí trung bình cho một điều trị 6 tháng, trong đó bao gồm điều trị nội trú 14 ngày, lên tới 6.673,10 € mỗi trường hợp lao mới[26]
- Tại nước Đức: theo Diel et al, chi phí kết hợp trọng nội trú / ngoại trú của 7363,99 € cho mỗi bệnh nhân lao mới và 52 259 € mỗi bệnh nhân MDR-
Trang 28TB, với thời gian trung bình điều trị nội trú là 30 ngày đối với trường hợp lao mới và 86 ngày đối với trường hợp MDR-TB[26]
- Tại Hà Lan: Theo de Vries et al tính toán tổng chi phí : lao mới là
7854 €, những người lao kháng thuốc lên đến 44 € 250[26]
- Tại Bỉ: Theo Hiệp hội ung thư và bệnh lao Bỉ, chi phí thuốc cho mỗi trường hợp bệnh lao trong năm 2012 dao động từ 368 € cho một trường hợp bệnh lao mới (6 tháng) đến 14 € 307-41 229 cho một trường hợp Lao kháng thuốc (18-24 tháng) [26]
- Tại Áo: năm 2008 , ước tính chi phí thuốc lên tới 277,50 € lao mới và
22 291 € cho Lao kháng thuốc [26]
- Tại Sana'a, Yemen: chi phí điều trị bệnh lao phổi cho mỗi bệnh nhân
là 161,2 $, chi phí của các loại thuốc chống lao chiếm tỷ lệ cao nhất so với chi phí cho các dịch vụ y tế (38,1%) năm 2015 [24]
- Tại Bauchi State, Nigeria: chi phí cho các bệnh nhân nhập viện ước đạt 166,11 US $, tương đương với khoảng 9-38% thu nhập bình quân hàng năm của họ Bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam (P <0,0001) Chi phí trung bình của bệnh nhân trước, trong và sau khi chẩn đoán được ước tính tương ứng của 35,23 $ Mỹ, 27,12 $ Mỹ và 23,43$ Mỹ đối với bệnh nhân ngoại trú [28]
- Tại Ấn Độ : 74% bệnh nhân là nam giới,với tuổi trung bình là 40,2 năm, tất cả đều điều trị lần đầu Trung bình chi phí trực tiếp là 34,91 $ Mỹ, chi phí gián tiếp là $ 526,87 $ Mỹ và tổng chi phí trung bình mỗi bệnh nhân là 562,66 $ Mỹ 25% bệnh nhân nhập viện với chi phí trung bình là 279,43 $ Mỹ / đợt điều trị [20]
- Tại Nigeria : Trong số 452 bệnh nhân tham gia, đa số là nam giới 55% (249), và cư dân nông thôn 79% (356), tuổi trung bình là 34 (± 11,6) Trung bình chi phí trực tiếp trước chẩn đoán / chẩn đoán là 49$ và 36$ trên một bệnh nhân Chi phí trước khi chẩn đoán và điều trị gián tiếp là $ 416,
Trang 29chiếm 79% tổng chi phí Tổng chi phí trung bình ngoại trú là 592 $ ; tương ứng với 37% số trung bình thu nhập hộ gia đình hàng năm [20]
1.4.2 Các nghiên cứu trong nước
- Chi phí điều trị trực tiếp điều trị bệnh lao ở Hà Nội, Quảng Nam, Bình Dương 2009 – 2010: 186 là nam (72,1%) và 72 là nữ (27,9%); 131 (50,8%) ở khu vực thành thị và 127 (49,2%) ở khu vực nông thôn Có 3,5% bệnh nhân không đi học/ mù chữ; 20,9% chưa tốt nghiệp tiểu học; 36,0% tốt nghiệp tiểu học; 29,1% tốt nghiệp trung học cơ sở và 10,5% tốt nghiệp trung học phổ thông 39,1% không có nghề/ làm nghề tự do Điều trị nội trú trung bình đối với bệnh nhân lao phổi là 3.950.000 VNĐ trong đó chi phí đi lại là 166.700 VNĐ; ăn nghỉ là 1.933.300 VNĐ; khám và xét nghiệm là 1.522.000 VNĐ; Thuốc : 0 VNĐ; Chi khác : 328.000VNĐ Chi phí trước điều trị và điều trị nội trú của bệnh nhân là lớn nhất với 26.05% và 65.86%.Theo loại chi phí, chi phí cho ăn, nghỉ và cho khám, xét nghiệm chiếm tới 40,56% và 30,42% tổng chi phí [14]
- Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thùy Linh : Chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi mới tại bệnh viện Phổi TW có giá trị trung bình là 7.863.000VNĐ tại bệnh viện lao và bệnh phổi Hải Dương là 5.401.000VNĐ Chi phí thuốc lớn nhất trong tổng chi phí Có sự biệt có ý nghĩ thống kê giữa chi phí ăn, đặc điểm giới tính, chi phí xét nghiệm, chi phí thuốc, chi phí chung
và chi phí người bệnh chi trả giữa hai nhóm đối tượng có bảo hiểm và không
có bảo hiểm [10]
1.4.3 Các nghiên cứu tại bệnh viện phổi Hà Tĩnh
Tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh chưa có một đề tài nào về phân tích chi phí điều trị trực tiếp bệnh lao phổi, do đó đây là một đề tài mới trong bệnh viện, giúp ích cho ban giám đốc có cái nhìn toàn diện về tình trạng chi phí điều trị trực tiếp bệnh lao phổi trong nội viện, là cơ sở để ban giám đốc tính toán và
có những hướng điều chỉnh phù hợp về phân bổ chi phí trong thời gian sắp
Trang 30tới, tiền đề để bệnh viện xây dựng chi phí điều trị trực tiếp các bệnh khác trong những năm tiếp theo và đặc biệt cùng với BHYT xây dựng trần Bệnh án phù hợp với thực tiễn
1.5 Giới thiệu về bệnh viện Phổi Hà Tĩnh
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hà Tĩnh nay là bệnh viện Phổi Hà Tĩnh là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng 2 trực thuộc Sở y tế Hà Tĩnh, chịu sự quản lý về hành chính, tổ chức, biên chế của UBND tỉnh Hà Tĩnh
Bệnh viện được thành lập từ năm 2007, có 100 giường bệnh, 5 khoa cận lâm sàng và lâm sàng, 6 phòng với chuyên khoa đầu ngành tỉnh nhà là bệnh Phổi và bệnh Lao Trước đây có tên là Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, từ năm 2015 được sự thống nhất của tỉnh Hà Tĩnh và Sở Y tế, đổi tên thành Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh Đây là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng 3 trực thuộc Sở y tế, chịu sự quản lý về hành chính, tổ chức, biên chế của UBND tỉnh Hà Tĩnh
1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
- Khám bệnh và chữa bệnh: Khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú cho nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
- Phòng bệnh: Phối hợp với các bệnh viện tuyến huyện thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh và phòng dịch
- Chỉ đạo tuyến: Bệnh viện thực hiện chức năng lập kế hoạch, chỉ đạo tuyến dưới thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn
- Đào tạo học sinh, sinh viện, cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo các học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh, đào tạo nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật, xét nghiệm cho các cán bộ tuyến huyện và xã trong công tác chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh Lao
- Nghiên cứu khoa học: Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các dự
án, đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp bộ…
Trang 31- Hợp tác quốc tế: Hiện tại bệnh viện nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ
của một số tổ chức trên thế giới về phòng chống bệnh Lao
- Các dịch vụ kỹ thuật hiện tại bệnh viện làm được: xét nghiệm: huyết
học, sinh hóa, xét nghiệm phân, đờm, vi sinh, Gen-Xpert(mới được triển khai
từ tháng 10/2015, chương trình tài trợ hoàn toàn) Chụp X-quang, siêu âm,
điện tim, nội soi tai mũi họng, đo chức năng hô hấp Phẫu thuật mở màng
phổi, hút rửa vết thương
1.5.2 Mô hình tổ chức của bệnh viện
Hình 1.2 Sơ đồ mô hình tổ chức của bệnh viện Phổi Hà Tĩnh
Trang 321.5.3 Mô hình bệnh tật của bệnh viện
Mô hình bệnh tật các bệnh thường gặp tại bệnh viện phổi
Bảng 1.2 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện phổi Hà Tĩnh
Trang 33Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Chi phí điều trị trực tiếp bệnh lao phổi điều trị nội trú tại Bệnh viện
Phổi Hà Tĩnh từ tháng 01/2015 đến hết tháng 12/2015
Đối tượng quan sát: Bảng kê chi phí và bệnh án
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian
- Từ 01/2015 đến hết 12/2015
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
- Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
- Hồi cứu, mô tả cắt ngang có phân tích [29]
2.3.2 Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.3 Các biến số nghiên cứu
TT Tên biến số Định nghĩa/Mô tả biến số Phân
loại biến
Cách thu thập
Biến số độc lập
Từ bệnh án (Phụ lục 1)
Từ bệnh án (Phụ lục 1)
Trang 34Từ bệnh án (Phụ lục 1)
thuốc lao
- Gồm chi phí các thuốc : Streptomycin
RHZE RHZ
RH isoniazid Ethambutol
Biến số phụ thuộc
Từ bệnh án (Phụ lục 1)
Từ bảng kê chi phí thanh toán (Phụ lục 2)
thuộc
Từ bảng kê chi phí thanh toán (Phụ lục 2)
Từ bảng kê chi phí thanh toán
Trang 35- So sánh chi phí điều trị trực tiếp trung bình giữa nhóm bệnh nhân mắc lao phổi đơn thuần và nhóm bệnh nhân có mắc kèm bệnh hoặc biến chứng
- So sánh cụ thể chi phí điều trị trung bình của thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng giữa nhóm bệnh nhân mắc lao phổi đơn thuần và nhóm bệnh nhân có mắc kèm bệnh hoặc biến chứng
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí điều trị trực tiếp trung bình
Từ bảng kê chi phí thanh toán (Phụ lục 2)
9 Chi phí vật
tư tiêu hao
Chi phí vật tư tiêu hao của bệnh nhân trong 01 đợt điều trị
Biến số phụ thuộc
Từ bảng kê chi phí thanh toán (Phụ lục 2)
Trang 362.3.4 Chọn mẫu
- Chọn mẫu thuận tiện, theo tiêu chí lựa chọn và loại trừ, tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là 482 bảng kê chi phí và 482 bệnh án tương ứng
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bảng kê chi phí khám, chữa bệnh nội trú bệnh nhân lao phổi vào điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh trong thời gian nên trên
+ Hồ sơ bệnh án được chẩn đoán là lao phổi AFB + hoặc AFB-, tổn thương phổi trên phim X-Quang có hội chẩn của hội đồng chuyên môn bệnh viện, lao phổi tái phát, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi do lao
+ Bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi sau khi hoàn thành 1 đợt điều trị được xuất viện với tình trạng bệnh lý đã giảm, có thể điều trị ngoại trú theo phác đồ
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân trốn viện hoặc bệnh nhân bỏ trị
+ Bệnh nhân không điều trị liên tục tại khoa (do chuyển viện để điều trị bệnh mắc kèm), tử vong
+ Lao kháng thuốc
2.3.5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 2.4 Phân bố bệnh nhân theo biến chứng STT Biến chứng hoặc bệnh mắc kèm Số BN Tỷ lệ %
2 Lao phổi có mắc kèm bệnh hoặc biến
chứng
2.3.6 Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp hồi cứu số liệu [29]
Trang 37- Thu thập số liệu:
Bước 1: Lựa chọn hồ sơ bệnh án theo mã bệnh án của những bệnh nhân mắc lao phổi để tạo biến nghiên cứu
Bước 2: Loại những bệnh án có trong tiêu chuẩn loại trừ
Bước 3: Lấy bảng kê chi phí thanh toán của bệnh án đã chọn
Bước 4: Thu thập thông tin từ bệnh án và bảng kê chi phí theo mẫu thống nhất
Bước 5: Nhập thông tin vào phần mềm xử lý số liệu
Bước 6: Phân tích số liệu và bàn luận kết qủa
Trang 38Lấy bệnh án tương ứng của bệnh nhân theo mã bệnh án
Loại 46 bệnh án do lao kháng thuốc, chuyên viện, bỏ trị,tử vong, tràn dịch và khí màng phổi không phải do lao
Thu thập thông tin trong tờ phơi thanh toán bệnh nhân ( 482 bệnh nhân )
Chọn các bệnh án đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ
-
Hình 2.3 Cách chọn mẫu nghiên cứu
- Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel for windows, SPSS 23.0
- Trình bày kết quả nghiên cứu: Dùng bảng, hình
2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010, phiên
bản phần mềm SPSS 23.0
Loại
Trang 39Tổng số bệnh nhân Tổng chi phí xét nghiệm Chi phí xét nghiệm/BN/đợt điều trị =
Tổng số bệnh nhân
Tổng chi phí điều trị trực tiếp Chi phí CĐHA/BN/đợt điều trị =
Tổng số bệnh nhân
2.4.2 Đồ thị biểu diễn mối tương quan :
Tên hàm số : Y= ax+b trong đấy a, b là hằng số, x và y là biến R là hệ
số tương quan Nếu R gần bằng 1 thì tương quan chặt chẽ 0,5<R<0,7 tương quan trung bình, 0,3<R≤0,5 : tương quan lỏng lẻo, R≤0,3 : không tương quan
- Đồ thị tương quan giữa giữa độ tuổi và tổng chi phí / đợt điều trị X là
độ tuổi bệnh nhân, y là tổng chi phí điều trị trực tiếp trung bình
- Đồ thị tương quan giữa CPĐTTTTB với thời gian điều trị X là thời gian điều trị, y là tổng chi phí điều trị trực tiếp trung bình
- Đồ thị tương quan giữa chi phí điều trị trực tiếp với bệnh mắc kèm/ biến chứng x là số lượng bệnh mắc kèm hoặc biến chứng , y là tổng chi phí điều trị trực tiếp trung bình
Trang 40- Đồ thị tương quan giữa bệnh mắc kèm với chi phí thuốc x là số lượng bệnh mắc kèm hoặc biến chứng , y là tổng chi phí thuốc điều trị của mỗi bệnh nhân
- Đồ thị tương quan giữa %BHYT chi trả với số ngày điều trị X là % BHYT chi trả, y là số ngày điều trị
- Đồ thị tương quan giữa % BHYT chi trả với chi phí điều trị trực tiếp
X là % BHYT chi trả, y là tổng chi phí điều trị trực tiếp trung bình
- Đồ thị tương quan giữa % BHYT chi trả với chi phí thuốc x là % BHYT chi trả, y là tổng chi phí thuốc điều trị