Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (LA tiến sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (LA tiến sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (LA tiến sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (LA tiến sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (LA tiến sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (LA tiến sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (LA tiến sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (LA tiến sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (LA tiến sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (LA tiến sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (LA tiến sĩ)
Trang 1TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH
VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 62580302
Trang 2Nguyễn Thị Thúy Hiên ễn
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH
VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Trang 3MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của luận án 1
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6
6 Những đóng góp mới của luận án 7
7 Kết cấu của luận án 9
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 10
1.1 Giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án 10
1.1.1 Các nghiên cứu trong nước 10
1.1.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài 21
1.2 Nhận xét về các nghiên cứu đã có 25
1.3 Những vấn đề cần giải quyết 26
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 30
2.1 Cở sở lý luận về quản lý quy hoạch đô thị 30
2.1.1 Đô thị và quản lý đô thị 30
2.1.2 Quy hoạch và quy hoạch đô thị 31
2.1.3 Quản lý quy hoạch đô thị 34
2.2 Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị 35
Trang 42.2.1 Quản lý xây dựng đô thị 35
2.2.2 Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị 36
2.3 Quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị 37
2.3.1 Trình tự quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị 37
2.3.2 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị 40
2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị 42
2.4 Xu hướng mới trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị 48
2.4.1 Phát triển đô thị bền vững và những tác động của nó đến công tác quản lý quy hoạch đô thị 49
2.4.2 Ứng dụng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị 53
2.4.3 Sự tham gia, giám sát của cộng đồng trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị 55
2.5 Kinh nghiệm quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 56
2.5.1 Kinh nghiệm quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị ở một số nước trên thế giới 56
2.5.2 Bài học cho các đô thị Việt Nam nói chung và cho thành phố Thái Nguyên nói riêng 63
CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 65
3.1 Thực trạng quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị ở các đô thị Việt Nam nói chung 65
3.2 Thực trạng công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị ở thành phố Thái Nguyên 74
3.2.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Thái Nguyên 74
3.2.1.1 Vị trị địa lý 74
Trang 53.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 75
3.2.2 Mô hình tổ chức hệ thống quản lý 76
3.2.3 Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị 79
3.2.3.1 Công tác quản lý thực hiện đồ án quy hoạch 80
3.2.3.2 Tổ chức công bố công khai thông tin quy hoạch, cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị 83
3.2.4 Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị 84
3.2.4.1 Công tác cấp phép xây dựng 84
3.2.4.2 Công tác quản lý trật tự xây dựng 89
3.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin 91
3.3 Đánh giá công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị ở thành phố Thái Nguyên 92
3.3.1 Kết quả đạt được 92
3.3.2 Tổng hợp những tồn tại và hạn chế 94
3.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 94
CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 103
4.1 Định hướng phát triển của thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 103
4.1.1 Quan điểm phát triển thành phố Thái Nguyên 103
4.1.2 Mục tiêu phát triển thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 110
4.2 Một số giải pháp quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 111
4.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch đô thị 111
4.2.1.1 Lồng ghép công tác quy hoạch đô thị và các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch 112
4.2.1.2 Tăng cường công bố, công khai thông tin quy hoạch, cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị 117
Trang 64.2.2 Hoàn thiện công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng 118
4.2.2.1 Hoàn thiện công tác cấp phép và quản lý giấy phép xây dựng 118
4.2.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng 121
4.2.3 Tăng cường sự tham gia, giám sát của cộng đồng trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị 127
4.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện các giải pháp quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị 133
4.2.4.1 Mục tiêu của chương trình 134
4.2.4.2 Chức năng của chương trình 134
4.2.4.3 Quy trình xây dựng chương trình 135
4.2.4.4 Kết quả của chương trình 139
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu 141
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 145
1 Kết luận 145
2 Kiến nghị 148
3 Hướng phát triển của luận án 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO v PHỤ LỤC PL
Trang 7Lời cám ơn
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và Quản
lý xây dựng, khoa Kiến trúc và Quy hoạch trường Đại học Xây dựng, đặc biệt là hai thầy GS.TS Nguyễn Đăng Hạc và PGS.TS Lê Hồng Thái đã nhiệt tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận án và giúp tôi có cơ hội có được cái nhìn đầy đủ, mới mẻ về lĩnh vực quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị
Xin cám ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Xây dựng, Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Kinh tế & Quản lý xây dựng, các đơn vị liên quan đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi góp phần hoàn thành nội dung luận án
Xin được biết ơn sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý đô thị, các bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ những kinh nghiệm, giúp đỡ tôi trong nghiên cứu, lý luận khoa học và thực tiễn
Xin được gửi lời cám ơn tới gia đình, người thân đã ủng hộ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này
Tôi cũng xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả đề xuất trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Thúy Hiên
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCCS
Cơ chế chính sách về quản lý quy hoạch và xây dựng theo
quy hoạch đô thị
MPC Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quy hoạch và xây dựng theo
quy hoạch đô thị
NANGLUC Năng lực quản lý của cán bộ quản lý quy hoạch và xây dựng theo
quy hoạch đô thị
Trang 9SOP Sự hài lòng của người dân đô thị đối với đồ án quy hoạch đô thị
THONGTIN Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật
về quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị
VITRI Vị trí của khu ở so với các công trình hạ tầng công cộng
Tiếng Anh
AHP Ananlyic Hierarchy Process Phân tích thứ bậc
ENVI Environment for Visualizing
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý
MLIT Ministry of Land, Infrastructure,
Transport and Tourist
Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch
NSDI
Disaster Management and National Spatial Data Infrastructure
Quản lý thiên tai và cơ sở
dữ liệu hạ tầng không gian
quốc gia SDI Spatial Data Infrastructure Dữ liệu hạ tầng không gian
SPSS Statistical Product and Services
Solutions
Giải pháp sản phẩm và dịch vụ thống kê TOD Transit Oriented Development Định hướng giao thông
công cộng
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng trả lời các câu hỏi quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT 38
Bảng 2.2 Bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT 40
Bảng 3.1 Báo cáo tình hình cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội 66
Bảng 3.2 Báo cáo tình hình vi phạm và xử lý vi phạm TTXD ở một số tỉnh, thành năm 2014 68
Bảng 3.3 Báo cáo tình hình xử phạt vi phạm TTXD ở một số tỉnh, thành năm 2014 69
Bảng 3.4 Tình hình vi phạm TTXD trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015 71
Bảng 3.5 Tình hình xử lý vi phạm TTXD trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015 72
Bảng 3.6 Thời gian thực hiện cấp GPXD 88
Bảng 3.7 Báo cáo số trường hợp vi phạm TTXD 89
Bảng 3.8 Công tác xử lý vi phạm TTXD ở thành phố Thái Nguyên năm 2012 90
Bảng 4.1 Tổng hợp các tiêu chí đánh giá công tác quản lý QHĐT và các dự án đầu tư theo quy hoạch 115
Bảng 4.2 Bảng phân quyền dữ liệu 137
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Những vấn đề tồn tại trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT 27
Hình 2.1 Phân loại quy hoạch xây dựng, 32
Hình 2.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch 43
và xây dựng theo QHĐT 43
Hình 2.3 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đô thị đối với đồ án QHĐT 45
Hình 2.4 Mô hình tổ chức tham gia cộng đồng tại Nhật Bản 61
Hình 2.5 Hệ thống pháp luật trong QHĐT của Pháp 63
Hình 3.1 Tình hình cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 67
Hình 3.2 Bản đồ hành chính tỉnh, thành phố Thái Nguyên 74
Hình 3.3 Mô hình tổ chức hệ thống quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 78
Hình 3.4 Biều đồ công tác công bốcông khai và cắm mốc giới quy hoạch 84
Hình 3.5 Tình hình cấp phép xây dựng ở thành phố Thái Nguyên 85
Hình 3.6 Quy trình cấp giấy phép xây dựng 87
Hình 3.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 98
Hình 3.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đô thị thành phố Thái Nguyên đối với đồ án QHĐT 99
Hình 3.9 Biểu đồ so sánh mức ảnh hưởng của các nhân tố với thực trạng và sự kỳ vọng của người dân đô thị thành phố Thái Nguyên 100
Hình 3.10 Biểu đồ so sánh mức ảnh hưởng với thực trạng và sự kỳ vọng của người dân trong việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với đồ án QHĐT 101
Hình 4.1 Quy hoạch vùng tỉnh Thái Nguyên đến 2035 106
Hình 4.2 Sơ đồ địa giới hành chính thành phố thái nguyên 107
Hình 4.3 Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị 108
Hình 4.4 Định hướng phân vùng phát triển thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 Hình 4.5 Sơ đồ mật độ xây dựng, Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên 109
Trang 12Hình 4.6 Sơ đồ tầng cao xây dựng, Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên 109
Hình 4.7 Khái quát một số giải pháp quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 111
Hình 4.8 Quy trình quản lý QHĐT và các dự án đầu tư theo quy hoạch bằng GIS và AHP 114
Hình 4.9 Chức năng của chương trình cấp phép xây dựng 119
Hình 4.10 Hệ thống tổ chức Quản lý TTXD trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 122
Hình 4.11 Hình thức xử lý vi phạm TTXD 124
Hình 4.12 Quy trình xử lý vi phạm TTXD thành phố Thái Nguyên 126
126
Hình 4.13 Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống tính mức tiền xử phạt vi phạm TTXD 126
Hình 4.14 Quy trình thực hiện điều tra về nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng 127
Hình 4.15 Quy trình chung của một chương trình phát triển có sự TGCĐ 130
Hình 4.16 Sơ đồ các bước phát triển năng lực của cộng đồng dân cư đô thị 131
Hình 4.17 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 137
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
Theo thống kê của Cục phát triển đô thị (PTĐT), tính đến tháng 12 năm 2015, Việt Nam đã có 789 đô thị, gồm 02 đô thị đặc biệt (Thủ đô Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh), 16 đô thị loại I, 24 đô thị loại II, 43 đô thị loại III, 76 đô thị loại IV,
628 đô thị loại V [14] Tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) tăng trung bình 1,02% năm, tới năm
2025 ước khoảng 50% [14] Trên bình diện rộng, các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển, dân số càng tăng, dòng dịch cư càng lớn Đối với di cư ngoại tỉnh, luồng di cư từ nông thôn ra thành thị chiếm tỷ trọng cao nhất (44,2%), dân cư khu vực nông thôn từ tỉnh khác chuyển đến chiếm 3,38% dân số thành thị So với giai đoạn 2004 - 2009, giai đoạn 2010 - 2015 tỷ trọng luồng di cư từ nông thôn ra thành thị tăng lên (44,2% so với 30,5%), tỷ trọng luồng di cư từ thành thị đến thành thị giảm xuống (từ 34,6% xuống 14,9%) [64] Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có, việc hình thành các khu bần cư quanh
đô thị, ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an toàn lương thực không ngừng tăng cao trên phạm vi rộng Bên cạnh đó, môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên không được đầu tư phục hồi, nâng cấp đầy đủ dẫn đến sự mất cân bằng về tài nguyên ở khu vực
Thực hiện mục tiêu của Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, ở các cấp, các ngành, công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị (QHĐT) phần nào đã có nhiều bước tiến mới Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (công trình giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, chiếu sáng,…) được chính quyền các đô thị quan tâm Nhìn chung, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền đô thị, cùng với nhiều cố gắng, nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, các đô thị đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT ở các đô thị Việt Nam nói chung vẫn còn những tồn tại, hạn chế như hiện tượng đồ án treo gây bức xúc trong
dư luận, công tác cấp phép xây dựng còn thủ công, rườm rà, công tác quản lý trật tự
Trang 14xây dựng (TTXD) còn bị buông lỏng dẫn đến tình trạng vi phạm TTXD ngày càng nghiêm trọng và phức tạp Tính đế tháng 7/2016, Việt Nam đã có 5 thành phố trực thuộc trung ương và 12 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I, trong đó có thành phố Thái Nguyên Tại khu vực vùng trung du và miền núi phái Bắc, Thái Nguyên đóng vai trò là đô thị loại trung tâm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hệ thống
đô thị khu vực nói riêng và trong cả nước nói chung Tuy nhiên, hiện nay ở Thái Nguyên, công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như sau:
- Chất lượng công tác quản lý thực hiện quy hoạch chưa cao nên một số đồ án quy hoạch chậm triển khai, thay đổi chủ đầu tư, một trong số những nguyên nhân có thể là về kỹ thuật như thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa thực hiện vai trò định hướng và đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình xây dựng và cải tạo, chỉnh trang đô thị, hoặc
do các nguồn lực để thực hiện dự án theo quy hoạch chưa đủ điều kiện Công tác quản lý triển khai thực hiện đồ án quy hoạch còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là giữa các công trình xây dựng với công trình hạ tầng kỹ thuật, như hệ thống chợ, siêu thị còn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị, hệ thống cấp – thoát nước chưa được quy hoạch đồng bộ và chưa tính toán đến lưu lượng dòng chảy khi trời mưa lớn [32], Một số đô thị có khả năng lớn về thu hút đầu tư xây dựng, nhưng do có hiện tượng
“dự án treo” đã làm chậm cơ hội đầu tư xây dựng và gây bức xúc nhiều trong dư luận Không ít dự án bị thu hồi, chuyển giao cho nhà thầu khác
- Việc công khai đồ án QHĐT và cung cấp thông tin về quy hoạch chưa kịp thời, thường xuyên và rộng rãi Vì thế, một số tổ chức và cá nhân còn chưa biết được đầy đủ các thông tin về đồ án QHĐT;
- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện QHĐT chưa được phát huy Công tác phát hiện, xử lý các vi phạm về việc công bố công khai thông tin quy hoạch, cắm mốc giới ngoài thực địa, thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng (GPXD), còn chưa thực hiện tốt theo quy định pháp luật Một số trường hợp vi phạm kể trên chưa được phát hiện, chưa được xử lý kịp thời và triệt để; hoặc chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm còn hạn chế, thiếu răn đe, nên nhiều hiện tượng còn tái
Trang 15diễn như: bê tông hóa lấn át cây xanh, mặt nước, xây dựng không theo giấy phép, tự cơi nới, lấn chiếm vi phạm quy hoạch ở hầu khắp các khu chung cư cũ [28], khu dân cư (KDC) hiện hữu và ở cả những KDC mới, tự phát các mô hình “chợ cóc, chợ tạm” ở các khu đô thị (KĐT), KDC, phá vỡ kiến trúc cảnh quan đô thị ([28], [32]) Một số đô thị chưa có những văn bản có tính pháp lý cao về việc thực hiện đồ án quy hoạch, hoặc chưa có đủ các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn làm cơ sở cho quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trong đô thị
- Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT thời gian qua nhìn chung còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng các nhu cầu quản lý hiện nay Các thủ tục triển khai, theo dõi, báo cáo vẫn thực hiện thủ công gây ra sự rườm rà, tốn công sức, mất nhiều thời gian mà hiệu quả công việc không cao
Hàng loạt các vấn đề trên đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển không gian của đô thị Thái Nguyên nói riêng và kìm hãm sự phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh nói chung, và gián tiếp làm giảm sức lan tỏa phát triển đến toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc Trước yêu cầu đó, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được thực hiện Kết quả là các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ lãnh đạo các cấp đã đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình Tuy nhiên, các đề xuất có hạn chế nhất định Một số mang tính lý thuyết, một số còn mang tính phương pháp luận, số khác chỉ dừng lại ở việc xác định “làm cái gì” chứ chưa vạch rõ cái cần thiết là “làm như thế nào”, phải vận dụng lý thuyết, thực hiện quy định pháp luật “như thế nào”
Vì thế, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cả từ lý luận đến thực tiễn là rất cần thiết
Luận án “Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” thuộc chuyên ngành quản lý
xây dựng (QLXD) được thực hiện với mong muốn hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT của một số nước trên thế giới, rút ra bài học cho các đô thị Việt Nam nói chung và thành phố Thái
Trang 16Nguyên nói riêng; nghiên cứu thực trạng công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT ở các đô thị nói chung và ở thành phố Thái Nguyên nói riêng; trên cơ
sở đó, đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản
lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT áp dụng cho thành phố Thái Nguyên
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất phương hướng chung và các giải pháp cụ thể
khả thi nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước về công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT (tập trung quản lý thực hiện đồ án QHĐT, quản lý giấy phép
và cấp phép xây dựng; quản lý và xử lý vi phạm TTXD) trong quá trình ĐTH của thành phố Thái Nguyên
- Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các
mục tiêu cần đạt được theo quá trình nghiên cứu như sau:
(1) Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận và pháp lý về công tác quản
lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT
(2) Phân tích thực trạng công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT
ở các đô thị Việt Nam nói chung và ở thành phố Thái Nguyên nói riêng
(3) Đề xuất một số giải pháp có tính khoa học và khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
b Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước (QLNN) về quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, cụ thể là công tác quản lý thực hiện QHĐT, công bố công khai thông tin quy hoạch, cắm mốc giới theo QHĐT, cấp phép xây dựng và quản lý TTXD (đối với các hộ gia đình) trong thành phố
Về không gian: Nghiên cứu được nhằm vào thành phố Thái Nguyên
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2010 đến nay, đề xuất giải pháp phù hợp với định hướng của quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Trang 174 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận án, tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu chung như phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp định tính và định lượng,… Các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như: phương pháp so sánh - phân tích - tổng hợp, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp
so sánh, phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các quan điểm khoa học, các tài liệu lý thuyết, lý luận về quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT,… Phân tích, tổng hợp áp dụng trong việc phân tích, đánh giá và phát hiện các vấn đề của thực trạng, lý giải các hiện tượng, vấn đề trên thực tế, nhằm mục đích tìm ra hướng nghiên cứu quan trọng và cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu định tính: trong nghiên cứu này, tác giả luận án
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm cơ sở để phân tích định lượng với
mô hình phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) và hồi quy đa biến khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT và các nhân tố đến sự hài lòng của người dân đô thị đối với
đồ án QHĐT Trong đó, tác giả dùng phương pháp chuyên gia thông qua việc phỏng vấn sâu các nhà quản lý đô thị (QLĐT) nhằm lượng hóa, đo lường, phản ánh
và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau, xây dựng mô hình đề xuất, mẫu phiếu điều tra xã hội học sao cho phù hợp với điều kiện thành phố Thái Nguyên
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: phương pháp nghiên cứu định lượng
được thực hiện nhằm kiểm định và nhận diện các nhân tố thông qua các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đô thị đối với QHĐT, được thực hiện qua các bước sau:
+ Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi điều tra đối với các hộ gia định khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên, phần lớn là ở các KDC mới và
Trang 18KDC hiện hữu liền kề với KDC mới Kích thước mẫu N = 280 đảm bảo tính đại diện của mẫu đồng thời thỏa mãn cả hai công thức của Comrey [72] và Tabachnick, Fidell ([74], [75])
+ Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý SPSS (Statistical Product and Solution Services) phiên bản 20.0 ([62], [63]), qua đó loại bỏ các biến quan sát không giải thích cho khái niệm nghiên cứu (không đạt độ tin cậy), đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các nhân tố (thành phần
đo lường) phù hợp, làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo
+ Phân tích hồi quy bội với các quan hệ tuyến tính để kiểm định các nhân tố
có ảnh hưởng quan trọng, từ đó tính được mức độ quan trọng của từng nhân tố
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
a Ý nghĩa khoa học
- Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT theo bốn chức năng quản lý, ứng với các nội dung: vai trò và mối quan hệ giữa quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT; vai trò của công tác quản
lý TTXD trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT; quy trình và nội dung quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT theo chức năng quản lý; mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch, mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với đồ án QHĐT; xu hướng mới trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT; kinh nghiệm quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT của các nước trên thế giới
b Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Góp phần hoàn thiện thể chế về công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, đặc biệt là công tác cấp GPXD và quản lý TTXD
- Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL), hoàn chỉnh công cụ quản lý giúp
cơ quan QLNN đưa ra quyết sách đúng đắn nhờ tính chính xác của CNTT Luận án đóng góp cho các cơ quan QLNN về đô thị: (1) Cơ sở lý luận về quản lý QHĐT và xây dựng theo QHĐT; (2) Hệ thống thông tin trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT thông suốt, minh bạch
Trang 19- Là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo trong các lĩnh vực liên quan
- Địa chỉ áp dụng các đề xuất của luận án: các phòng QLĐT các cấp Phường (Xã), Thành phố (Huyện), ; phòng Quản lý nhà và PTĐT, Viện Quy hoạch - Sở Xây dựng và các phòng ban chức năng có liên quan
- Địa chỉ áp dụng chương trình phần mềm quản lý: Các phòng QLĐT thành phố, thị xã (Phòng Kinh tế - hạ tầng đối với các huyện); công chức Địa chính - xây dựng Phường/Xã, Thị trấn; các phòng, ban đơn vị có liên quan của cấp Huyện của thành phố Thái Nguyên
6 Những đóng góp mới của luận án
Luận án kế thừa, tiếp thu nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ
sở đó có bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu của đối tượng nghiên cứu Kết quả luận án có những đóng góp mới như sau:
(1) Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận: các nghiên cứu khoa học ở trong nước và ở nước ngoài về quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT; xu hướng mới trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT (như PTĐT bền vững tác động đến quản lý QHĐT, việc ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, sự tham gia, giám sát của cộng đồng trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT); kinh nghiệm quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT của các nước trên thế giới (như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, )
- Bổ sung, làm rõ một số vấn đề sau: Vai trò và mối quan hệ giữa quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT là mối quan hệ hữu cơ của 3 giai đoạn: Quản lý tổ
chức thực hiện QHĐT – Quản lý giấy phép và cấp phép xây dựng – Quản lý và xử
lý vi phạm TTXD; vai trò quan trọng của công tác quản lý TTXD trong công tác
quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT nhằm mục tiêu khắc phục tình trạng vi phạm TTXD đang ngày càng nghiêm trọng và phức tạp; quy trình và nội dung quản
lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT theo chức năng quản lý;
Trang 20- Bổ sung cơ sở lý luận về việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đô thị đối với đồ án QHĐT ở các địa phương nói chung; tiếp cận các xu hướng mới trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT của một số nước như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc,
(2) Phân tích những thực trạng công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT ở các đô thị Việt Nam nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng thông qua việc thống kê, phân tích và đánh giá các số liệu báo cáo;
(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đô thị đối với đồ án QHĐT
(4) Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý QHĐT, cụ thể là:
- Nhận thức đúng mối quan hệ giữa QHĐT và quản lý PTĐT, lồng ghép công tác quy hoạch và các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch, trong đó coi trọng việc tích hợp quy hoạch với định hướng phát triển giao thông công cộng và nguồn lực thực hiện dự án theo quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý QHĐT;
- Tăng cường công bố công khai thông tin quy hoạch, cắm mốc giới theo QHĐT
(5) Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác cấp phép và quản lý TTXD, thể hiện qua 2 nội dung:
- Tăng cường cấp phép và quản lý GPXD có sự hỗ trợ của CNTT giúp người quản lý tiết kiệm thời gian và sức lực trong việc cấp giấy phép và quản lý GPXD; giúp tổ chức/cá nhân có thể đăng ký trực tuyến xin cấp phép xây dựng
- Luận giải vai trò và tính pháp lý của GPXD là cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm TTXD
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng theo giấy phép và theo quy hoạch
(6) Đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia, giám sát của cộng đồng đối với công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT (TGCĐ), thể hiện qua 2 nội dung:
Trang 21- Luận giải vai trò sự TGCĐ trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, xác định sự TGCĐ vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với các nhà QLĐT
- Xây dựng quy trình phát triển ý thức TGCĐ trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT
(67) Ứng dụng CNTT để thực hiện các giải pháp quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT giúp các đối tượng sử dụng có thể truy vấn, tìm kiếm thông tin, thống kê và báo cáo các dữ liệu theo yêu cầu
7 Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận – kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 4 chương:
Chương 1 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ QUY
HOẠCH VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Chương 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ XÂY
DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Chương 3 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chương 4 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY
HOẠCH VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Trang 22Chương 1 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH
VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
1.1 Giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến
đề tài luận án
1.1.1 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về QLĐT nói chung hay quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT nói riêng đang là vấn đề cấp thiết Nhiều nhà khoa học, kiến trúc sư, nhà giáo từng quan tâm đến vấn đề này, đã thực hiện nhiều nghiên cứu và cho nhiều sản phẩm dưới dạng các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học tại các Hội thảo khoa học, các bài báo trong những tạp chí chuyên ngành
a Luận án tiến sĩ
Trong luận án tiến sĩ ngành QLĐT “Quản lý quy hoạch xây dựng các khu du
lịch ven biển Bắc Trung Bộ” [35], tác giả Đặng Quốc Khánh (2012) đã làm sáng
tỏ phần nào cơ sở khoa học để quản lý quy hoạch và phát triển khu du lịch ven biển, từ đó, đề xuất các giải pháp về lĩnh vực này Do mục tiêu nghiên cứu của tác giả là “tạo ra các khu du lịch ven biển phát triển nhanh, bền vững, trở thành động lực phát triển về biển của mỗi địa phương, vùng biển” nên vấn đề lý luận mà tác giả tổng hợp và phát triển đều xoay quanh quy hoạch các khu du lịch trên các địa bàn ven biển, chẳng hạn như lý luận quản lý quy hoạch xây dựng (QHXD) các khu du lịch ven biển, QLNN về du lịch ven biển, yếu tố ảnh hưởng đến quản lý QHXD và du lịch ven biển, (ở chương 2 của luận án) Về các nhân tố tác động đến quản lý QHXD, tác giả nhận thấy nhiều yếu tố tác động đến quy hoạch, đó là điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm năng của đô thị, cơ chế chính sách, kinh tế thị trường và các thành phần tham gia quản lý Các đề xuất của tác giả cũng hướng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương ven biển thông qua quy hoạch các khu du lịch ven biển, đặc biệt là đề xuất lồng ghép QHXD với quy hoạch các khu du lịch ven biển thành quy hoạch khu du lịch ven biển, tức là để nhà nước quản lý thông qua một loại quy hoạch duy nhất mà thôi, từ đó coi quản
Trang 23lý KĐT như là quản lý khu kinh tế Các đề xuất tiếp theo của tác giả đều nhằm thực hiện phương án “lồng ghép” trên, tức là quy hoạch khu du lịch ven biển thành một đơn vị kinh tế Một vấn đề khác được tác giả đề xuất trong luận án này là đảm bảo sự TGCĐ vào công tác quản lý QHĐT ven biển Tác giả nhấn mạnh đến sự cần thiết và kết quả của sự TGCĐ vào hoạt động QHĐT Như vậy, luận án đã cho thấy sự chi phối của các nhân tố đối với quy hoạch vùng ven biển, đã đề xuất quy hoạch khu du lịch ven biển với nội dung phối hợp giữa QHXD với quy hoạch khu
du lịch Tác giả tập trung vào các nội dung QLĐT nói chung, chứ không đi sâu nghiên cứu đề xuất các phương pháp quản lý đơn vị kinh tế để quản lý khu du lịch ven biển Các giải pháp mới chỉ là sự gợi mở, thứ cần làm, còn việc “làm như thế nào” thì chưa được tác giả đề xuất rõ ràng để có thể vận dụng được
Tác giả Lê Ngọc Cần (2012), trong luận án tiến sĩ chuyên ngành QLĐT
“Quản lý quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn vùng ngập lũ Đồng bằng
sông Cửu Long đến 2020 theo hướng phát triển bền vững” [8] đã nhìn nhận tình
trạng yếu kém của hoạt động quản lý QHXD hiện nay là do năng lực thiếu và yếu, nhiều khó khăn về vốn nên xây dựng hệ thống kiểm tra thiếu đồng bộ, đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, xây dựng tùy tiện Như vậy, tác giả bỏ qua yếu tố pháp luật – một yếu tố không thể thiếu khi thực hiện chức năng quản lý Mặt khác, tác giả đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, chứ chưa xác định các yếu tố tác động đến thành công hay thất bại của công tác quản
lý như hiện nay Tuy nhiên, để giải quyết tồn tại, tác giả đề xuất 10 giải pháp liên quan đến vấn đề quản lý đối với kiến trúc, cảnh quan, đất đai, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tức là các lĩnh vực trong QLĐT nói chung Hơn nữa, các giải pháp đều hướng vào các điểm dân cư nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà thôi Cũng như luận án của tác giả Đặng Quốc Khánh, luận án này cũng
đề xuất các giải pháp về quản lý kiến trúc cảnh quan, đất đai, xây dựng nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, quản lý môi trường, Chính
vì liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc QLĐT (mà không chỉ là quản lý quy hoạch) nên nội dung còn phân tán, chung chung Vấn đề đáng quan tâm là quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch thì được tác giả phân biệt thành quản lý QHXD
Trang 24(gồm quy hoạch mặt bằng, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở,…)
và quản lý thực hiện QHXD (gồm quản lý mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây dựng công trình hạ tầng, thực hiện phân lô,…) Xét về bản chất, các khái niệm mà tác giả đưa ra cũng không có gì mới so với khái niệm phổ biến hiện nay Ngoài ra, tác giả có đề xuất thực hiện quản lý QHXD lồng ghép với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tức là quy hoạch trên cơ sở lồng ghép chương trình y tế, giáo dục, điện, nước sạch và do ban chỉ đạo liên ngành phối hợp điều hành Tuy nhiên, đề xuất này chưa thể hiện tính khả thi và tính hiệu quả của nó
Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLĐT “Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu
đô thị mở rộng quận Hà Đông thành phố Hà Nội” [42] của tác giả Nguyễn Hoàng
Minh (2015) đã có những đóng góp như (1) Đổi mới quan điểm trong công tác QLXD theo quy hoạch nói chung (xây dựng cơ sở đổi mới nội dung và cơ chế QHXD theo quy hoạch KĐT mới mở rộng); (2) Đề xuất đổi mới nội dung giấy phép quy hoạch, GPXD trong QLXD theo quy hoạch như cơ chế ưu đãi hệ số sử dụng đất, cơ chế chuyển nhượng quyền phát triển không gian và cơ chế tham gia cộng đồng; (3) Đề xuất kiểm soát chỉ tiêu “Hệ số sử dụng đất - tầng cao” trong QLXD theo quy hoạch, gắn các chương trình ưu đãi với quản lý không gian KĐT
mở rộng quận Hà Đông; (4) Đề xuất hoàn thiện bộ máy quản lý KĐT mở rộng; (5)
Đề xuất tái lập chỉ tiêu hệ số sử dụng đất trong QCVN01:2008 làm cơ sở cho sự thống nhất quản lý, xây dựng bộ Tiêu chuẩn Việt Nam có quy định về tính toán tổng diện tích sàn xây dựng Tuy nhiên, các đề xuất này dựa trên đặc điểm, điều kiện của KĐT mở rộng quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Ngoài ra, trong 13 nội dung của GPXD, tác giả Nguyễn Hoàng Minh đã đi sâu nghiên cứu nội dung hệ số
sử dụng đất – tầng cao để từ đó đề xuất giải pháp kiểm soát và chính sách ưu đãi
mà chưa đề cập đến việc quản lý công tác cấp GPXD hay quản lý các hoạt động xây dựng theo giấy phép
Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về đô thị hóa trong tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Thái Nguyên” [17] của tác giả
Phạm Xuân Đương (2010) đã lấy điểm xuất phát là nhiệm vụ và nội dung của QLNN về ĐTH và lấy thực trạng PTĐT dưới sự quản lý của nhà nước làm cơ sở
Trang 25để đề xuất các giải pháp và phương thức tác động của QLNN về ĐTH ở tỉnh Thái Nguyên Các giải pháp mà luận án đưa ra là hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế chính sách về xây dựng và phát triển nông thôn, áp dụng quy hoạch tổng thể phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh Nhìn chung, luận án tiến sĩ của Phạm Xuân Đương đề cập nhiều đến các vấn đề pháp lý về QLĐT, trong đó có QLNN về quy hoạch nông thôn Luận án cũng coi việc áp dụng quy hoạch tổng thể phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị là khâu quan trọng Tuy vậy, lĩnh vực này chưa được nghiên cứu thích đáng, chưa được đề cập trong các giải pháp mà tác giả nêu ra
Khác với các luận án đã nêu trên, luận án tiến sĩ quy hoạch “Phân tích lựa
chọn đất xây dựng trong quy hoạch chung đô thị có ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS” [43], tác giả Lưu Đức Minh (2013) đã nhấn mạnh rằng ứng dụng hệ
thống thông tin địa lý GIS trong công tác lập quy hoạch có tính khả thi tương đối cao và do đó nên lồng ghép GIS trong quy trình lập đồ án QHC đô thị mà cụ thể là phân tích lựa chọn đất xây dựng trong QHC đô thị Nội dung của luận án đi sâu phản ánh phương pháp và một công cụ mới trong lập QHC đó là công nghệ GIS, tuy thế, vấn đề kế hoạch hóa việc ứng dụng GIS ra sao thì vẫn còn để ngỏ
b Luận văn thạc sĩ
Vấn đề quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT cũng được một số học viên cao học thực hiện nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ Đầu tiên là luận văn
“Giải pháp cải thiện công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch trong đô thị tại
các quận nội thành Hà Nội” [47] của Phạm Thị Nhung (2013) Tác giả đã nghiên
cứu hoạt động QLXD theo quy hoạch bao gồm cấp phép quy hoạch, xây dựng PTĐT, cải tạo đô thị theo quy hoạch, cấp phép xây dựng và quản lý công trình xây dựng theo giấy phép Tác giả cũng nhìn thấy những tồn tại trong chất lượng đồ án quy hoạch, trong nhiệm vụ QLNN đối với công tác QHXD, thiếu quan tâm đối với phát triển bền vững và giám sát cộng đồng Để giải quyết các bất cập đó, tác giả nhấn mạnh hướng cải cách hành chính, cải thiện năng lực nhân sự và nâng cao giám sát cộng đồng Như vậy, có thể nói, nhận xét về tư tưởng bền vững trong QHXD và chủ trương cải cách hành chính là những nét mới trong nghiên cứu
Trang 26này,… Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê, chưa cụ thể hóa được cách thức và hiệu quả của các giải pháp đề xuất
Ở trường hợp khác, luận văn của tác giả Hồ Mạnh Hiếu (2013) “Nghiên cứu
các giải pháp cải thiện công tác quản lý quy hoạch đô thị tại Hà Nội” [23] đã có
cách tiếp cận đến các giải pháp hoàn thiện quản lý quy hoạch bằng việc xác định các yêu cầu đối với chuyên gia kiến trúc sư QHĐT và điều kiện để quản lý tốt, qua
đó định dạng các bất cập hiện nay trong công tác quản lý QHĐT và tìm cách “giải mã” các tồn tại hiện nay Tác giả đã phát hiện một số tồn tại như chất lượng đồ án quy hoạch còn thấp, tình trạng quy hoạch treo, xây dựng chưa đúng quy hoạch, việc cấp phép và giám sát xây dựng còn yếu,… Luận văn đã đề xuất nhiều giải pháp như điều chỉnh kịp thời hệ thống văn bản pháp quy, thay đổi cách tiếp cận trong quy hoạch (lấy quy hoạch phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội), cải tiến chất lượng đồ án quy hoạch, hạn chế quy hoạch treo, ứng dụng công nghệ GIS
và đào tạo phát triển năng lực Các giải pháp được đề xuất, chẳng hạn về vấn đề pháp lý, tác giả cho rằng “cần trao cho cấp trực tiếp quản lý quyền xử lý các sai phạm nhằm gắn kết trách nhiệm với quyền hạn, đảm bảo các tính chất đầy đủ và kịp thời, trực tiếp và cụ thể trong việc ra quyết định quản lý” [23, tr.63], nên “tiêu chuẩn hóa quy định kỹ thuật và văn minh đô thị nhằm tránh tình trạng ai muốn xây thế nào thì xây trong đô thị” [23, tr.6], hoặc không tách rời quản lý về quy mô dân số và quy hoạch, muốn vậy cần quy định số dân cho mỗi đô thị thuộc từng khu vực địa lý và quy định về điều kiện được cư trú ở đô thị Vấn đề giảm quy hoạch treo cũng là giải pháp mà tác giả đề xuất, tuy nhiên, các biện pháp đều ở mức “điểm danh mục” mà chưa nêu được kỹ thuật và phương thức thực hiện
c Báo cáo nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học
Trong hàng loạt các ấn phẩm như đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học, các ý kiến thảo luận tại các diễn đàn của Trung ương cũng như các địa phương (Tỉnh, Thành phố) trên cả nước, vấn đề quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT luôn được đề cập với nhiều nhận định và đề xuất bổ ích
Trên báo điện tử Ashui.com của Hội Quy hoạch PTĐT Việt Nam, tác giả Bùi Văn Tiếng, với bài báo “Bàn về Quản lý quy hoạch đô thị” [61], đã nêu lên các
Trang 27điều kiện để QLĐT tốt, đó là có QHĐT hoàn chỉnh, có chính quyền nghiêm minh, chuyên nghiệp, có dân chủ trong đời sống xã hội và có mặt bằng dân trí nhất định; tác giả cũng đề xuất những cách thức để QLĐT bao gồm thường xuyên quảng bá thông tin quy hoạch, thống nhất QLXD theo quy hoạch và giải pháp kiến trúc, xử lý thường xuyên các vấn đề quy hoạch, kiến trúc Có thể nói, đây là cách tiếp cận hay
để giải quyết vấn đề quản lý QHĐT Tuy nhiên, cũng như một số nghiên cứu đã trình bày trên đây, tác giả của bài báo đã dừng lại ở việc “nên làm” mà thôi, cũng chưa có giải pháp tạo điều kiện để quản lý tốt QHĐT Một phương án khác mà tác giả đề xuất là cho phép thống nhất quản lý quy hoạch và quản lý kiến trúc, nhưng
phân quyền cho cấp quận “mảng” quản lý quy hoạch, còn quản lý kiến trúc thì cho một đầu mối khác đó là Sở Xây dựng hoặc Kiến trúc sư trưởng thành phố Tuy vậy,
luận điểm nêu ra chưa được rõ ràng, thuyết phục
Trên báo Sài Gòn giải phóng có hàng loạt bài của nhiều tác giả phản ánh tư duy của các nhà quản lý về công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT ở thành phố Hồ Chí Minh Nội dung các bài viết này rút ra các tồn tại là sự hạn chế của pháp luật, hệ thống quản lý quy hoạch còn yếu (như chất lượng quy hoạch, QLXD theo QHĐT, các thành phần đô thị thiếu đồng bộ, thiếu phân cấp), lực lượng làm công tác quản lý non yếu, quy hoạch thiếu đồng bộ và thiếu khả thi, ít công khai thông tin quy hoạch
Với cách tư duy này, tác giả Lê Vũ Phàm trong bài “Quy hoạch và … 3 cái
khó” [48] đã chỉ ra 3 nhóm nguyên nhân gây nên tình trạng QHĐT ở Hà Nội hiện nay, là tầm nhìn về quy hoạch đã không lường hết sự biến đổi của xã hội, trình độ
cán bộ thấp, công tác quản lý còn mang nặng “tư duy nhiệm kỳ” và thực hiện quy
hoạch chưa đúng cách Các vấn đề được đề cập một cách đúng đắn, tuy nhiên, ở bài
viết này tác giả chưa đề xuất đường hướng “giải mã” các “cái khó” nêu trên
Nhiều bài báo đã cố gắng đề xuất các giải pháp có tính đột phá, hay nói đúng hơn là làm sâu sắc hơn hướng cải thiện quản lý công tác QHĐT, ví dụ như “Nâng cao vai trò, năng lực QLNN về QLXD trong lĩnh vực PTĐT của thành phố Hồ Chí Minh” [54] của tác giả Phan Trường Sơn, “Đào tạo nâng cao năng lực QLĐT để kiểm soát sự phát triển” [21] của tập thể tác giả Đỗ Hậu, Phùng Anh Tiến, “Cần đáp
Trang 28ứng nhu cầu nhân lực cho QLĐT thành phố Hồ Chí Minh” [52] của tác giả Nguyễn
Đăng Sơn,… đều đưa ra hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực như là bước
quan trọng có tính đột phá để thay đổi tư duy cũ, nắm bắt cái mới trong quản lý
Ở khía cạnh khác, các bài “Đánh giá tác động của quy hoạch đô thị” của tác giả Võ Kim Cương, hay “Mối quan hệ trong QHXD với các quy hoạch khác có liên quan” của TS Phạm Sỹ Liêm lại quan tâm nhiều đến phương pháp và cách tiếp cận trong quy hoạch
Trong bài “Đánh giá tác động quy hoạch của đô thị” đăng trong tạp chí Sài Gòn đầu tư và xây dựng, tác giả Võ Kim Cương đã chỉ ra rằng do “QLĐT là vấn đề chính trị - xã hội, liên quan đến mục tiêu của Nhà nước và lợi ích cụ thể của người dân” nên khi quản lý PTĐT theo quy hoạch rất cần phải biết tác động đó Tiếp theo, tác giả đã đề cập đến nội dung, phương pháp đánh giá và quy trình đánh giá Đây là những tư tưởng hướng tới cải tiến việc lập các dự án quy hoạch (một nhân tố quan trọng trong quản lý QHĐT)
Theo tác giả của bài viết trên thì “nội dung đánh giá tác động quy hoạch được xác định theo loại quy hoạch và theo mục tiêu chịu tác động”, mà theo mục tiêu thì bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, kiến trúc, cảnh quan đô thị và lợi ích trực tiếp
của người dân tại khu vực quy hoạch Từ đó, tác giả đề xuất 22 nội dung tác động
của quy hoạch cần được xem xét, trong đó có 20 nội dung tác động lên loại và mục tiêu QHĐT, 02 nội dung liên quan đến thực hiện quy hoạch đó là tính đồng bộ của
đô thị và quyền lợi của người dân khi chờ quy hoạch (quy hoạch treo) Thực ra, việc
thực hiện quy hoạch có ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội Vấn
đề là làm thế nào để phối hợp, lồng ghép, sao cho QHĐT là cơ sở vững chắc để xây dựng theo quy hoạch diễn ra hợp lý, hợp tình, thống nhất được lợi ích quốc gia và quyền lợi của các chủ thể riêng biệt Ở bài viết này, các vấn đề như vậy còn bỏ ngỏ
Đề tài nghiên cứu khoa học với nhan đề “Mối quan hệ trong QHXD với các quy hoạch khác có liên quan” của tác giả Phạm Sỹ Liêm đặt QHXD vào cùng một
hệ thống với chiến lược kinh tế - xã hội, các quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành
và quy hoạch sử dụng đất đai Tác giả cũng chỉ ra rằng quy hoạch không gian là một
bộ phận của quy hoạch tổng thể, vì thế, từng loại quy hoạch (vùng, đô thị) phải là
Trang 29một phần của quy hoạch tổng thể cấp tương ứng (vùng, đô thị, ) Đặc biệt, theo tác
giả thì quy hoạch tổng thể (phát triển kinh tế - xã hội) và quy hoạch không gian (cả nước - quốc thổ - vùng, đô thị) phải được cùng thực hiện; cái trước, cái sau sẽ là khập khiễng Từ đó, tác giả kiến nghị là nước ta nên có Viện Quy hoạch quốc gia để
“tổ chức soạn thảo” chiến lược phát triển và quy hoạch quốc thổ, quy hoạch tổng thể vùng và quy hoạch vùng Cùng quan điểm này, trong bài viết trên Tạp chí Kiến
trúc Việt Nam, tác giả Trần Thị Lan Anh cho rằng Việt Nam cần xác định: “Quy
hoạch và các quy định quản lý đô thị cần được đặt trong hệ thống phối hợp toàn diện”, quy hoạch cần hợp tác với nhiều ngành liên quan, quy hoạch - quản lý đầu tư xây dựng - quản lý vận hành phải là một mối quan hệ thống nhất [1] Đây là hướng
tư duy mới nhằm cải thiện phần nào đồ án quy hoạch hiện nay
Gần đây, tại các hội thảo tham vấn về dự thảo Luật Quy hoạch, nhiều nhà khoa học đã có nhiều nhận xét và đề xuất khá hay về cải thiện công tác quản lý quy hoạch Đơn cử là tại Hội thảo ngày 6/6/2014, tác giả Phạm Sỹ Liêm đã có tham luận
đề cập đến hệ thống các loại quy hoạch trong đó nhấn mạnh đến dạng Quy hoạch tích hợp ở các cấp: cấp quốc gia (Quy hoạch tích hợp tổng thể quốc gia), cấp ngành (Quy hoạch tích hợp ngành) là kết hợp các quy hoạch tích hợp ngành lại
Ở một nghiên cứu khác, tác giả Phạm Sỹ Liêm với bài “Bàn về phát triển đô thị theo quy hoạch” [40] đã đề xuất là cần PTĐT theo chiều sâu, mà thực chất là quản lý đất đai và mật độ đô thị tiên tiến Tác giả đề xuất phải lập quy hoạch sử dụng đất đô thị và sử dụng các công cụ theo quy định Theo tác giả, quy hoạch chi tiết (QHCT) và thiết kế đô thị là những ý tưởng quy hoạch quan trọng Phương thức quản lý đất đai có thể là dự trữ (gom) đất, tức là trước hết tạo ra mặt bằng đất liền khoảng rộng lớn, được trang bị đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, lúc đó mới tiếp nhận các dự án Tuy nhiên, làm thế nào để thực hiện quy hoạch và sử dụng công cụ theo quy định? Thì đây là khoảng trống trong bài báo này
d Sách và giáo trình
Có thể kể đến hai nhóm tài liệu chính liên quan đến QLĐT nói chung hay quản lý quy hoạch nói riêng là sách nghiên cứu chuyên đề và sách giáo trình trong các cơ sở đào tạo:
Trang 30Cuốn sách “Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị” [53], tác giả Nguyễn Đăng Sơn (2005) đã nêu hướng đổi mới về phương pháp lập đề án quy hoạch và thực hiện quy hoạch Tác giả chỉ ra rằng nên phân định phạm vi và quy mô các loại QHC và QHCT, theo đó, các đồ án QHC thành phố phải ở mức quy hoạch cơ cấu và phải tính từ cấp thành phố chứ không phải cấp huyện, còn QHCT cần tập trung quy hoạch sử dụng đất Tác giả cũng đề xướng vận dụng phương pháp “Chiến lược hợp nhất” (trang 23), áp dụng kế hoạch đầu tư đa ngành (trang 24) và áp dụng phương pháp chiến lược phát triển thành phố có sự tham gia của cộng đồng (trang 25) Tác giả còn kiến nghị “chuyển từ kế hoạch tổng thể sang
kế hoạch chiến lược” (trang 60), chuyển kế hoạch đầu tư phát triển đơn ngành sang đầu tư đa ngành ưu tiên và xây dựng phương pháp quản lý, định chế tài chính rõ ràng Hướng nghiên cứu về kết hợp quy hoạch với kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hay nói cách khác là xây dựng chiến lược tổng hợp, cũng đã được vài ý kiến đề xuất (như đã đề cập ở phần trên) Đề xuất này của tác giả Nguyễn Đăng Sơn sẽ được ghi nhận và phát triển dưới góc độ lợi ích và kỹ thuật thực hiện Tác giả Nguyễn Hồng Tiến (2011), trong cuốn “Quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đô thị” [60], tác giả nghiên cứu hai vấn đề, đó là sự TGCĐ vào công tác quản
lý quy hoạch và chiến lược phát triển thành phố hợp nhất, tức là kết hợp quy hoạch thành phố với phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Trong cuốn sách “Quy hoạch vùng” [20] của tác giả Phạm Kim Giao (2011), vấn đề quản lý quy hoạch được đề cập theo hướng lập đồ án quy hoạch vùng - lãnh thổ Tác giả đã đi sâu nghiên cứu nội dung của quy hoạch vùng (mà tác giả cho là yêu cầu đối với quy hoạch vùng), đó là quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch phát triển dân cư, quy hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở, quy hoạch cơ cấu cư dân, quy hoạch môi trường thiên nhiên và cảnh quan Từ đó, tác giả nêu quy trình lập QHXD vùng mà lãnh thổ của vùng được xác định là từ cấp huyện trở lên (trang 169) Như vậy, tác giả đã phân tích một cách tổng hợp đủ các thành phần của quy hoạch vùng – lãnh thổ, không coi trọng một phần nào kể cả QHXD đô thị, vì thế nhiều khía cạnh thuộc chức năng quản lý QHXD đô thị đã không được tác giả đề cập trong công trình nghiên cứu này
Trang 31Trong nhóm thứ hai, tuy là giáo trình, nhưng cuốn “Quản lý quy hoạch xây dựng và kết cấu hạ tầng ở đô thị” [9] của tác giả Nguyễn Ngọc Châu (2011) đã chỉ
ra những tồn tại trong QLĐT, trong đó, tác giả nhấn mạnh một số nội dung:
- Công tác QHĐT chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường đất đai đô thị
- Công tác quy hoạch chuyên ngành còn lúng túng và xây dựng không theo quy hoạch đã phá vỡ cơ sở của việc lập quy hoạch chuyên ngành
- Thiếu cách nhìn tổng quát lâu dài trong quy hoạch nên tạo ra sự mất cân đối
về hình thể kiến trúc, kết cấu hạ tầng và những vấn đề xã hội đô thị
- Bộ máy QLNN ở các đô thị còn nhiều khâu trung gian, chồng chéo
- Yếu kém trong quản lý đất đai, quản lý TTXD và an toàn đường phố
- Chính quyền đô thị nhiều trách nhiệm nhưng ít quyền hạn
- Tính pháp lý của các văn bản đi vào cuộc sống đô thị chưa cao
- Năng lực của đội ngũ công chức chuyên ngành chưa cao
Về nội dung cải thiện công tác quản lý QHXD đô thị, tác giả đã đề cập các vấn đề:
- Hoàn chỉnh luật lệ về xây dựng (Bộ Xây dựng)
- Tạo cơ chế thích hợp đối với quản lý sử dụng đất đô thị
- Nâng cao chất lượng các đề án QHXD đô thị
- Cải tiến thủ tục hành chính và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật Sau khi tác giả chỉ ra Quản lý QHXD là chức năng nhà nước, tác giả đã xác định vai trò của chính quyền đô thị trong quản lý QHĐT Theo tác giả, trong hoạt động QHĐT, Nhà nước có chức năng:
- Đảm bảo xây dựng theo quy hoạch và có kế hoạch
- Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư và các tài nguyên khác
- Xác định pháp lý hoạt động, tốc độ thi công, nhịp độ tăng trưởng của khu vực sản xuất và xây dựng
Tác giả nhận thấy vai trò của chính quyền đô thị trong quản lý QHĐT bao gồm tổ chức triển khai thực hiện đồ án quy hoạch, quản lý việc cấp đất, cấp GPXD, cấp đăng ký nhà ở, thu thuế và lệ phí liên quan đến sử dụng đất và xây dựng,…
Trang 32Cho dù có sự lẫn lộn giữa chức năng, nhiệm vụ và nội dung của QLNN về QHXD, tư tưởng chỉ đạo về QLNN đối với quy hoạch được tác giả đề cập trong cuốn sách là rất đáng quan tâm và là một sự nhấn mạnh về phương hướng cải thiện hoạt động này hiện nay Tuy vậy, để giải quyết hiện tượng chồng chéo này trong QLNN thì cần có giải pháp nào và thực thi giải pháp đó ra sao? Hoặc quản lý việc cấp phép như thế nào để việc xây dựng được thực hiện đúng thì chưa được đề cập đúng mức
Cũng đề cập đến nội dung quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị còn có giáo trình “Quản lý đô thị” [41] của tác giả Phạm Trọng Mạnh (2010) Ở đây, tác giả đề cập một cách rõ ràng, khúc chiết nội dung của quản lý QHXD đô thị, vừa phản ánh
“cái phải làm” của quản lý quy hoạch, vừa phản ánh đúng các nội tố của đề án quy hoạch Một cách cụ thể, nội dung của quản lý QHĐT là thiết lập môi trường pháp lý; quản lý lập xét duyệt đồ án quy hoạch; QLXD công trình theo quy hoạch; quản
lý kiến trúc, cảnh quan; quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật; và thanh tra, kiểm tra, xử lý Tác giả đã tách biệt quản lý QHXD với quản lý đất, nhà trong đô thị, tuy nhiên, chưa đi sâu vào vấn đề QLXD theo quy hoạch được phê duyệt
Giáo trình “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị” [2] của tác giả Nguyễn
Thế Bá có dành chương 7 nói về Quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị Cái mới ở đây là nội dung kiểm soát sự PTĐT theo quy hoạch và pháp luật (mục 7.3.3) Tác giả nêu ra 6 nội dung lớn kiểm soát PTĐT theo quy hoạch là công khai địa điểm xây dựng công trình, cấp chứng chỉ quy hoạch, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, giao đất hoặc cho thuê đất QHĐT, cấp phép xây dựng, phát triển các dự án trong
đô thị Tuy nhiên, phần lớn các nội dung này là mô tả lại các quy định pháp lý (trích từ các văn bản pháp lý đã lưu hành) ít có tính chất nghiên cứu và đề xuất khoa học
Tài liệu tập huấn mà Bộ Xây dựng phát hành cho các trường Cao đẳng có tên
“Quản lý quy hoạch kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị” [5], đề cập phần
lớn đến lý luận quản lý kiến trúc, môi trường như quản lý vệ sinh môi trường đô thị, quản lý cây xanh trong đô thị, nội dung tuyên truyền về cảnh quan, môi trường
Về quản lý QHĐT, tài liệu chỉ đề cập thông qua việc liệt kê các văn bản pháp quy
Trang 33về vấn đề đó (trang 45) Như vậy, giáo trình này chỉ cho thấy kiến thức phổ cập đối với công tác QLĐT mà thôi
1.1.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trong lĩnh vực QLĐT nói chung hay quản lý QHĐT và xây dựng theo QHĐT nói riêng, có không ít các nhà khoa học, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt chú trọng nhiều hơn trong việc tích hợp quy hoạch, tích hợp môi trường hay tích hợp các dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính hỗ trợ công tác quản lý
Về các nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài có thể kể đến đầu tiên
là công trình của nhóm tác giả gồm David Dodman, Gordon McGranahan và Barry Dalal – Clayton (2013), mang tên “Integrating the Environment in Urban Planning and Management” (Tích hợp môi trường vào quy hoạch và quản lý đô thị) [78] Đây
là công trình thuộc chương trình của Liên Hợp Quốc năm 2013 Nội dung chính mà các tác giả đã đề cập đến là các nguyên tắc chính và phương pháp tiếp cận đối với đô thị trong thế kỷ 21 Các tác giả cho rằng sự tích hợp môi trường vào quy hoạch và QLĐT là cần thiết và đã chỉ ra 9 nguyên tắc quy hoạch ở thế kỷ 21 Phương pháp tiếp cận đó lồng ghép vấn đề môi trường vào chiến lược PTĐT, đặc biệt quan tâm đến cách tiếp cận kinh tế đô thị xanh, coi như một chiến lược quan trọng, bao gồm tận dụng tính ưu việt của môi trường và xã hội về mật độ dân số đô thị, (tức là phải biết tìm giải pháp để tránh mật độ dân số cao); đầu tư cho cơ sở hạ tầng đô thị xanh; phủ xanh nền kinh tế bằng thuế và trợ cấp; đổi mới (sáng kiến) về môi trường, xã hội
đô thị và lãnh đạo đô thị xanh với nền kinh tế đô thị xanh Trong phần kết luận, các tác giả đưa ra 9 nguyên tắc về tích hợp môi trường vào QHĐT, đó là nguyên tắc bền vững, dễ hội nhập (ngụ ý là dễ sửa đổi), đa dạng (với dụng ý là duy trì được nhiều phương án lựa chọn), không gian mở (có nhiều không gian để đô thị có thể được xanh hóa), hài hòa, có thể mở rộng, khả năng thích ứng, mật độ phù hợp, có đặc trưng (có nét duy nhất) Rõ ràng là các vấn đề được các tác giả báo cáo nghiên cứu trên nêu ra đã liên quan đến quản lý môi trường trong đô thị, đường lối chiến lược dẫn QHĐT tiến đến phát triển bền vững Dù sao đây là một hướng mở mà luận án có thể vận dụng, chuyển dịch tiếp cận cho quản lý QHXD thành phố Cùng với ý tưởng
Trang 34của một số tác giả trong nước, nghiên cứu sinh sẽ coi trọng vấn đề tích hợp QHXD
đô thị với chiến lược PTĐT
Bài “Thực hiện quản lý đô thị hiệu quả” trong cuốn “Delivering effective Urban management - Shanghai manual - A Guide for Sustainable Urban Development in the 21st Century” (Hướng dẫn về PTĐT bền vững ở thế kỷ 21 - Sổ tay Thượng Hải) [93], đã đi sâu ba điểm chính liên quan đến PTĐT, đó là cải tạo nhà
ổ chuột; cải thiện hệ thống đăng ký đất đai; thu hút sự tham gia cá nhân vào những việc làm này, quản lý rủi ro trước tai họa thiên nhiên, quy hoạch vùng tích cực cho ĐTH Tác giả đã chỉ ra những phần yếu kém trong công tác này hiện nay mà nguyên nhân chính là đội ngũ nhân viên thiếu kỹ năng, thiếu sự phối hợp, và coi vấn đề đất đai mang tính nhạy cảm Tuy vậy, cái cần thiết về biện pháp để “vô hiệu hóa” các nguyên nhân nêu trên thì chưa được làm rõ
Một nghiên cứu khác, bài báo “Design of SDI - Spatial Data Infrastructure - to facilitate Urban planning at local level” (Thiết kế cơ sở dữ liệu không gian tạo thuận lợi cho QHĐT tại cấp địa phương) [80], thông qua sự phát triển dữ liệu hạ tầng không gian (SDI - Spatial Data Infrastructure) của nghiên cứu sinh Faisal Masood Qureshi và nhiều người khác (Đại học Melbourne, Australia), đã phân tích các chức năng QLĐT, từ đó, đề xuất việc tạo dựng cơ sở kỹ thuật dữ liệu không gian Các chuyên gia cho rằng, việc QLĐT cần các thông tin đa chiều từ các tổ chức/phòng ban khác nhau Đặc biệt ở các nước đang phát triển, hệ thống quản lý hiện tại không thể đáp ứng được các nhu cầu mới Do đó, hệ thống SDI được xây dựng chi tiết hơn
và được thiết kế toàn diện hơn để tạo cơ hội tốt hơn nhằm chia sẻ thông tin Hệ thống SDI là một cơ chế tạo thuận lợi cho quản lý dữ liệu không gian, bao gồm cả việc chia sẻ dữ liệu và ứng dụng trong các cấp chính quyền Nó được dựa trên sự phân cấp rất năng động và đa ngành bao gồm con người, dữ liệu, thể chế chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật, nhằm mục đích tạo điều kiện và phối hợp việc trao đổi và chia sẻ các dữ liệu không gian giữa các bên liên quan trong cộng đồng không gian Đây là một hướng giúp cải thiện công tác quy hoạch và QLĐT ngay tại các địa phương thông qua tích hợp và chia sẻ thông tin Tuy nhiên, tác giả giới hạn phạm vi
Trang 35không gian nghiên cứu, đó là tại các đô thị ở Tehran (The Municipality of Tehran), đặc trưng trong điều kiện của Iran mà thôi
Trong nghiên cứu năm 2008 “Relations between Disaster Management, Urban planning and NSDI” (Mối quan hệ giữa quản lý thiên tai, QHĐT và cơ sở dữ liệu hạ tầng không gian quốc gia - NSDI) [81], các tác giả F Batuk, B Şengezer và O Emem đã chỉ rõ mối quan hệ giữa quản lý thiên tai và hệ thống thông tin địa lý (Relations between Disaster Management and GIS - Geographic Information System); mối quan hệ giữa quy hoạch, GIS và quản lý thiên tai (Relations between Planning, GIS and Disaster Management) và quản lý thiên tai với CSDL hạ tầng không gian quốc gia NSDI (Disaster Management and National Spatial Data Infrastructure) Trong việc xác định mối quan hệ giữa quản lý thiên tai, GIS và NSDI, nhóm tác giả nâng cao vai trò của việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS và CSDL hạ tầng không gian quốc gia để có thể dự báo và quản lý các thiên tai
có thể xảy ra, đồng thời có phương án ứng phó và phục hồi với các thảm họa thiên tai Nghiên cứu này gợi mở ý tưởng trong việc nâng cao chất lượng của QHĐT là cần tích hợp cả vấn đề thiên tai, ứng dụng GIS và NSDI Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả này cũng chỉ dừng lại ở việc đưa ra mối quan hệ chứ chưa đưa
ra giải pháp cụ thể nào để tích hợp các yếu tố đó lại với nhau
Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank), do nhóm tác giả Takuya Kamata, James Reichert, Tumentsogt Tsevegmid, Yoonhee Kim, Brett Sedgewick tiến hành nghiên cứu dưới nhan đề “Managing Urban, Expansion in Mongolia” (Quản lý đô thị, triển khai ở Mông Cổ) [86] Với đề tài này, nhóm tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi không gian hẹp, đó là vùng Ulan Bator (UB), thủ đô của Mông
Cổ, tác giả đề cập thực trạng công tác QLĐT như đất và nhà trong đô thị, vấn đề cấp nước, thoát nước, giao thông công cộng, chất thải rắn, năng lượng, giáo dục, xã hội, trong đô thị Nhóm nghiên cứu cũng có đưa ra giải pháp, nhưng cũng chỉ mang tính gợi mở, chứ chưa có giải pháp nào cụ thể cho vùng UlanBator này
Một nghiên cứu khác của trường Đại học Oxford Brookes của tác giả Prof Tim Dixon (2011) với tên “Sustainable Urban Development to 2050: Complex Transitions in the Built Environment of Cities” (PTĐT bền vững đến 2050: sự
Trang 36chuyển biến phức tạp trong môi trường xây dựng ở các thành phố) [87] Tác giả nêu lên một số thách thức lớn như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường, đồng thời đề nghị cần phải “tích hợp phát triển đô thị bền vững” (Integrated sustainable Urban development) hướng đến tương lai bền vững hơn về PTĐT vào năm 2050 Thành phố cần thiết phải thực hiện các chiến lược để bảo vệ an ninh sinh thái của đô thị “ecological security” nhằm bảo vệ kinh tế, xã hội và môi trường Tác giả cũng nhấn mạnh cần học cách tiếp cận chính sách PTĐT tích hợp, đảm bảo không gian công cộng chất lượng cao, hiện đại hóa mạng lưới cơ sở hạ tầng và nâng cao hiệu quả năng lượng Một vấn đề cần lưu tâm là các lực lượng nội sinh và lực lượng ngoại sinh phản ánh cả những áp lực bên ngoài và bên trong của thành phố Nghiên cứu này đã nhắc đến những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đô thị, cần phải tích hợp PTĐT bền vững, tuy nhiên, cũng chưa đưa ra mô hình hay phương pháp nào để tích hợp được các vấn đề nêu trên
Những năm gần đây, PTĐT theo định hướng giao thông công cộng TOD (Transit Oriented Development) rất phổ biến trên thế giới Vận dụng mô hình này là điều kiện nâng cao chất lượng quản lý công tác quy hoạch và xây dựng theo QHĐT Phát triển theo định hướng giao thông công cộng là một cách tiếp cận để chống lại tình trạng tắc nghẽn giao thông và bảo vệ môi trường, bao gồm việc giảm thiểu việc
sử dụng các phương tiện cơ giới cá nhân, giảm khí nhà kính (GHGs – Greenhouse Gases) và ngoại tác tiêu cực khác liên quan đến việc sử dụng của các phương tiện giao thông [90] Mô hình đô thị TOD tạo cho các khu vực đô thị sự thuận lợi trong tiếp cận hệ thống giao thông công cộng, đa dạng hóa các hoạt động chức năng cho người dân, đảm bảo môi trường ở trong lành với các không gian mở phục vụ các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, học hành, giao tiếp, Tuy nhiên, mô hình PTĐT này vẫn còn rất mới ở Việt Nam
Ông Tetsu Kabashima, Phó Cục trưởng Cục Đô thị - Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT – Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourist), phát biểu tại Hội thảo “Mô hình PTĐT tại các đầu mối trung chuyển giao thông” rằng Nhật Bản là một trong những nước có nhiều kinh nghiệm phát triển mạng lưới giao thông công cộng hiện đại, QHĐT; quản lý và điều tiết tốt các hoạt
Trang 37động đầu tư PTĐT Ông Kabashima tin tưởng mô hình TOD của Nhật Bản sẽ là mô hình kiểu mẫu, có tính thực tiễn cao, có thể chuyển giao để áp dụng một cách phù hợp trong các khu vực đô thị của Việt Nam TOD là xu hướng tất yếu cho các cộng đồng dân cư đông đúc Đây là xu hướng tiên tiến giúp cho dân cư đô thị có thể đi bộ xung quanh hệ thống tàu điện chất lượng cao mà không phụ thuộc vào phương tiện
cá nhân Một chuyên gia khác, ông Hideo Nakamura cũng nhấn mạnh “Chính phủ xây dựng kế hoạch PTĐT cùng với kế hoạch phát triển giao thông Các khu phố mới phải đồng bộ với các tuyến giao thông và tùy theo quy mô đô thị mà có sự lựa chọn
hệ thống giao thông thích hợp” Chính nhờ áp dụng mô hình TOD mà Nhật Bản mới
có được bộ mặt đô thị như hiện nay
Một trong những phương tiện trong hệ thống giao thông công cộng này là hệ thống xe buýt nhanh (BRT - Bus Rapid Transit) Hệ thống BRT lần đầu tiên được áp dụng tại thành phố Curitiba, Brazil vào năm 1974, đến nay, hệ thống này đã được xây dựng và vận hành thành công ở hơn 130 thành phố của hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới Với các ưu điểm về kinh tế, tính bền vững và linh hoạt, hệ thống BRT đặc biệt phù hợp và được đánh giá là một trong những giải pháp giao thông tối ưu khi quy hoạch hệ thống giao thông đô thị tại các thành phố đang phát triển có mật độ dân số cao như: Jakarta, Quảng Châu, Seoul, Bangkok, Bắc Kinh,…[85]
Với những tính ưu việt của mô hình TOD và hệ thống BRT cũng như thực trạng đô thị Việt Nam hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu để vận dụng phương pháp tiếp cận này vào công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT
1.2 Nhận xét về các nghiên cứu đã có
Có thể thấy rằng, ở Việt Nam và ở các nước trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT Qua phân tích tổng quan, các nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận các vấn đề về đô thị ([2], [3], [5], [9], [11], [16], [18], [22], [25], [33], [42], [44], [46], [61] ); về QLĐT ([2], [3], [5], [9], [15], [18], [19], [25], [41], [61]); về QHĐT ([2], [9], [12], [16], [30], [25], [33], [41], [44], [46], [61]); xây dựng theo QHĐT ([8], [41], [42], [43], [47], [61])
Trang 38- Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong việc lập quy hoạch, thiếu vắng sự kết hợp giữa QHĐT với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các cấp quản lý, của địa phương ([9], [23], [41], [53], [78])
- Những bất cập trong việc hiện thực hóa đồ án QHĐT như “quy hoạch treo”, quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần ([6], [8], [17], [23], [47])
- Nguyên nhân của những “yếu kém” nêu trên như cơ chế chính sách ([3], [9], [18], [19], [35], [80]), yếu tố con người ([8], [7], [19], [35], [43], [47]), phương pháp và công cụ quản lý ([3], [15], [23], [25], [35], [43], [47])
Các nghiên cứu nói chung cũng đã đề xuất những giải pháp để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT Một số các giải pháp mà các nhà nghiên cứu đã đề xuất có thể kể đến là:
(1) Hoàn thiện thể chế chính sách ([5], [17], [18], [19], [35], [41], [42], [46], [47]);
(2) Nâng cao chất lượng đồ án QHĐT ([7], [15], [23], [25], [41], [53], [78]); (3) Tích hợp các quy hoạch ([8], [23], [53], [60], [78], [87]);
(4) Nâng cao năng lực cán bộ tham gia công tác quản lý ([19], [23], [25], [47]); (5) Đổi mới công tác cấp GPXD [42];
(6) Tăng cường sự TGCĐ trong công tác quản lý ([15], [18], [19], [25], [35], [42], [47], [53], [87], [92]);
(7) Ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác QLĐT ([23], [43], [80], [81])
1.3 Những vấn đề cần giải quyết
Nhìn chung các nội dung nêu trên chưa đi sâu nghiên cứu, chưa cụ thể hóa các giải pháp, mới chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề, như các giải pháp (1), (2), (3), (4), (6) Tác giả Nguyễn Hoàng Minh đề xuất giải pháp (5) là đổi mới nội dung GPXD, song cũng chỉ dừng lại ở chỉ tiêu hệ số sử dụng đất và tầng cao công trình Với giải pháp (7), các nhà nghiên cứu cũng chỉ nêu lên các ứng dụng của CNTT trong công tác QLĐT, phần lớn là sử dụng công nghệ GIS, chưa hoàn chỉnh một chương trình phần mềm hay ứng dụng vào một đơn vị cụ thể nào
Từ những vấn đề nhìn nhận được trong thực tế của công tác quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, những nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này, tác giả
luận án đã tổng hợp những vấn đề còn tồn tại trong quản lý quy hoạch và xây
dựng theo QHĐT cần được nghiên cứu những nguyên nhân của những tồn tại trên,
Trang 39từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT thành phố Thái Nguyên
Những vấn đề tồn tại trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT được tổng hợp ở hình 1.1 dưới đây:
Hình 1.1 Những vấn đề tồn tại trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT
Kế thừa và phát triển các tư tưởng và các kết quả của các nghiên cứu trước đây, luận án này sẽ đi sâu vào một số vấn đề còn để ngỏ, nhưng theo tác giả luận án, lại rất quan trọng đối với mục đích hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT hiện nay Các vấn đề mới là:
Quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT
Cơ sở lý luận về quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT
Chất lượng công tác quản lý QHĐT chưa cao:
• Việc lồng ghép QHĐT và quản lý PTĐT…
• Việc lồng ghép QHĐT và địnhh hướng phát triển giao thông
Việc cung cấp thông tin, công bố, công khai thông tin rất hạn chế
Trang 40(1) Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, cụ thể là:
- Hệ thống hóa các nghiên cứu khoa học ở trong nước và ở nước ngoài, xu hướng mới trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT (như PTĐT bền vững tác động đến quản lý QHĐT, việc ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, sự TGCĐ trong công tác quản lý quy hoạch
và xây dựng theo QHĐT), kinh nghiệm quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT của các nước trên thế giới (như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, ) và bài học cho các đô thị Việt Nam nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng
- Bổ sung, làm rõ một số vấn đề về vai trò và mối quan hệ giữa quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT (Quản lý thực hiện QHĐT – Quản lý cấp phép xây dựng – Quản lý TTXD); vai trò quan trọng của công tác quản lý TTXD trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT nhằm mục tiêu khắc phục tình trạng
vi phạm TTXD đang ngày càng nghiêm trọng và phức tạp; quy trình và nội dung quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT theo chức năng quản lý;
(2) Hoàn thiện công tác quản lý QHĐT: Nhận thức đúng bản chất mối quan hệ giữa QHĐT và QLĐT bằng việc sử dụng công nghệ GIS và phân tích thứ bậc AHP (Ananlyic Hierarchy Process) để phân tích và gắn kết QHĐT với các dự án đầu tư theo quy hoạch nhằm giảm tình trạng "quy hoạch treo"; tăng cường công bố, công khai thông tin quy hoạch và cắm mốc giới theo QHĐT
(3) Hoàn thiện công tác cấp phép xây dựng và quản lý TTXD: Nhận thức rõ hơn về tính pháp lý của GPXD; xây dựng hệ thống CSDL về GPXD; tăng cường quản lý, xử lý vi phạm TTXD
(4) Tăng cường sự TGCĐ trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT: Coi trọng vai trò sự TGCĐ trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, sự TGCĐ vừa là mục tiêu vừa là động lực đối với các nhà QLĐT; nâng cao nhận thức của cộng đồng và tăng cường sự TGCĐ quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT