1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

khả năng sản xuất ở một số tổ hợp lai của đàn lợn nái ông bà nuôi tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình

89 387 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng năng suất sinh sản chung của lợn nái ông bà Landrace .... Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng năng suất sinh sản chung của lợn nái ông b

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THÀNH ĐỒNG

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT Ở MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CỦA ĐÀN LỢN NÁI ÔNG BÀ NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

GIỐNG CHĂN NUÔI THÁI BÌNH

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đặng Thái Hải

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn

và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thành Đồng

Trang 3

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các cán bộ công tác tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình, đặc biệt là Trung tâm giống lợn Đông Mỹ - đã động viên khích lệ, giúp đỡ trong suốt khóa học và quá trình hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ quý báu nêu trên./

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thành Đồng

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục ii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục biểu đồ vii

Trích yếu luận văn viii

Thesis abstract ix

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2

Phần 2 Tổng quan tài liệu 3

2.1 Cơ sở khoa học 3

2.1.1 Tuổi thành thục về tính và các yếu tố ảnh hưởng 3

2.1.2 Chu kỳ động dục 6

2.1.3 Khả năng sinh sản của lợn nái 10

2.1.4 Tiêu tốn thức ăn ở sản phẩm lợn cai sữa 19

2.2 Một vài đặc điểm của giống lợn Landrace và Yorkshire 20

2.2.1 Lợn Yorkshire 20

2.2.2 Lợn Landrace 20

2.2.3 Đặc điểm của giống lợn VCN11, Landrace và Yorkshire nuôi tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ - Công ty CP giống chăn nuôi Thái Bình 20

2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 22

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 22

2.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 23

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 25

3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 25

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25

Trang 5

3.2 Nội dung nghiên cứu 25

3.2.1 Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản 25

3.2.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh sản 26

3.2.3 Hiệu quả chuyển hóa thức ăn từ sau CS-60 ngày tuôi 26

3.3 Phương pháp nghiên cứu 26

3.3.1 Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc 26

3.3.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 28

3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 30

Phần 4 Kết quả và thảo luận 31

4.1 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái 31

4.1.1 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng năng suất sinh sản chung 31

4.1.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng năng suất sinh sản chung của lợn nái ông bà Landrace 32

4.1.3 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng năng suất sinh sản chung của lợn nái ông bà VCN11 34

4.1.4 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính trạng năng suất sinh sản chung của lợn nái ông bà Yorkshire 35

4.2 Năng suất sinh sản của lợn nái “ông bà” VCN 11, Landrace và Yorkshire 37

4.2.1 Năng suất sinh sản chung 37

4.2.2 Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ 44

4.2.3 Năng suất sinh sản của nái Landrace, VCN11 và Yorkshire theo mùa vụ 57

4.3 Tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa 63

4.4 Hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở đàn con lai từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 65

Phần 5 Kết luận và đề nghị 68

5.1 Kết luận 68

5.2 Đề nghị 68

Tài liệu tham khảo 69

Phụ lục 76

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Hệ số di truyền (h2) của một số tính trạng năng suất sinh sản 11

Bảng 2.2 Hệ số tương quan kiểu gien tính trạng năng suất sinh sản của lợn 11

Bảng 3.1 Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp 27

Bảng 3.2 Khẩu phần cho từng giai đoạn của lợn 27

Bảng 4.1 Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng năng suất sinh sản chung của lợn nái VCN 11, Landrace, Yorkshire 32

Bảng 4.2 Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng 33

Bảng 4.3 Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng 34

Bảng 4.4 Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến các tính trạng 36

Bảng 4.5 Năng suất sinh sản chung của lợn nái ông bà 40

Bảng 4.6 Năng suất sinh sản ở lứa 1 của lợn nái ông bà 49

Bảng 4.7 Năng suất sinh sản ở lứa đẻ thứ 2 củalợn nái ông bà 50

Bảng 4.8 Năng suất sinh sản ở lứa đẻ thứ 3 củalợn nái ông bà 51

Bảng 4.9 Năng suất sinh sản ở lứa đẻ thứ 4 củalợn nái ông bà 52

Bảng 4.10 Năng suất sinh sản ở lứa đẻ thứ 5 của lợn nái ông bà 53

Bảng 4.11 Năng suất sinh sản ở lứa đẻ thứ 6 củalợn nái ông bà 54

Bảng 4.12 Năng suất sinh sản lợn của nái Landrace theo mùa vụ 58

Bảng 4.13 Năng suất sinh sản lợn nái Yorkshire theo mùa vụ 60

Bảng 4.14 Năng suất sinh sản lợn nái VCN 11 theo mùa vụ 62

Bảng 4.15 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa (n=10) 64

Bảng 4.16 Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (n = 9) 66

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Số lợn con/ ổ 41

Biểu đồ 4.2 Số con để nuôi/ổ theo lứa đẻ 46

Biểu đồ 4.3 Số con cai sữa/ổ theo lứa đẻ 47

Biểu đồ 4.4 Khối lượng sơ sinh/ổ theo lứa đẻ 48

Biểu đồ 4.5 Khối lượng cai sữa /ổ theo lứa đẻ 56

Biểu đồ 4.6 Khoảng cách lứa đẻ 57

Biểu đồ 4.7 Tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa 65

Biểu đồ 4.8 Hiệu quả sử dụng thức ăn lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi 67

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Phạm Thành Đồng

Tên luận văn: “Khả năng sản xuất ở một số tổ hợp lai của đàn lợn nái ông bà nuôi tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình”

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá năng suất sinh sản và mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái ông bà nhằm cải tiến chất lượng và

số lượng đàn lợn bố mẹ đáp ứng nhu cầu sản xuất

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành trên 102 nái VCN11 (được phối giống với đực L19),

41 nái Landrace (được phối giống với đực Yorkshire) và 54 nái Yorkshire (được phối giống với đực Landrace) nuôi tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi tỉnh Thái Bình

Đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh sản, các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của đàn lợn nái và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của con lai từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi

Các số liệu về năng suất sinh sản được thu thập trong sổ theo dõi giống, sổ theo dõi sinh sản và sổ phối giống của Trung tâm giống lợn Đông Mỹ trong các năm 2012,

2013, 2014, 2015 Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái được xác định theo các phương pháp thường qui sử dụng trong nghiên cứu về chăn nuôi lợn

Một thí nghiệm phân lô so sánh được tiến hành để đánh giá sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của đàn con lai từ cai sữa – 60 ngày tuổi Mỗi công thức lai gồm 3 ổ, mỗi ổ có 10 con (lặp lại 3 lần) Thức ăn cho ăn được cân hàng ngày Lợn ở các

lô thí nghiệm được cân lúc bắt đầu thí nghiệm (sau cai sữa) và 60 ngày tuổi

Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và SAS 9.1 (2002)

Kết quả chính và kết luận:

Kết quả cho thấy, mùa vụ và lứa đẻ có ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, VCN11 và Yorkshire, đặc biệt là số con và khối lượng lợn con sơ sinh và cai sữa/ổ Giống lợn nái ảnh hưởng rõ rệt đến số con để nuôi/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ và số ngày cai sữa (P<0,01)

Năng suất sinh sản của 3 đàn nái Landrace, VCN11 và Yorkshire đạt tương đối tốt Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa tương ứng đạt 6,56; 6,37 và 6,42 kg và hiệu quả chuyển hóa thức ăn giai đoạn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi là 1,21; 1,17 và 1,26 kg (P>0,05)

Trang 10

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Pham Thanh Dong

Thesis title: Productive performance of grandparent sow herds in a number of cross-bred groups raised in Thai Binh Livestock Breed Joint Stock Company

Major: Animal Science Code: 60.62.01.05

Training agency: Vietnam National University of Agriculture

Research Objectives:

The research was conducted to assess the reproductive performance and the influence of some factors on the reproductive performance of the grandparent sow herds for the purpose of improving the quality and quantity of parent pigs to meet the requirements of production

Research methods

The research was conducted on 102 sows of VCN11 (inseminated with boars of L19), 41 sows of Landrace (inseminated with boars of Yorkshire) and 54 sows of Yorkshire (inseminated with boars of Landrace) in Thai Binh Livestock Breed Joint Stock Company

The thesis researched the impacts of several factors on the fertility, reproductive performance of the sows and the feed conversion efficiency of cross-bred piglets from weaning to 60 days of age

Data of reproductive performance was collected from the breed, reproduction and insemination recorded books in Dong My Pig Breed Center in 2012, 2013, 2014, 2015 The reproductive performance criteria of the sows were determined by the routine method used in studies on pig production

The comparison experiment was conducted to evaluate the growth and feed conversion efficiency of piglets from weaning to 60 days old 3 groups were selected for each cross-breeding formula; each group had 10 piglets (repeated 3 times) Food for piglets was weighted daily Piglets in the experimental groups were weighted at the start

of the experiment (after weaning) and at 60 days old

The experiment data was processed by Excel 2007 software and SAS 9.1 (2002) Main findings and conclusions

The result showed that season and litter had impacts on almost all the reproductive performance criterion of Landrace, VCN11 and Yorkshire sows,

Trang 11

especially the number and the body weight of new-born piglets and weaned piglets/litter Varieties of sows had remarkable impacts on the number of kept piglets/litter, the body weight of new-born piglets/litter, the number of weaned piglets/litter and the number of weaning days (P < 0.01)

The reproductive performance of the 3 herds of Landrace, VCN11 and Yorkshire sows was relatively good Food consumption per kilogram of weaned piglet was 6.56, 6.37 and 6.42 kilograms, respectively and feed conversion efficiency for the period of from weaning to 60 days old was 1.21, 1.17, and 1.26 kilograms, respectively (P>0.05)

Trang 12

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của nền nông nghiệp Việt Nam, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, với mục tiêu đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thịt, trứng, sữa trong nước và xuất khẩu Trong đó, lợn là đối tượng chăn nuôi chính trong các nông hộ và cũng là hướng phát triển trang trại mới rất được chú trọng Chúng ta đã nhập nhiều giống mới đạt năng suất và chất lượng cao Xu hướng chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trên qui mô lớn, việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất bước đầu đã thu được những thành tựu đáng kể Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 01/4/2015, tổng số lợn của cả nước có 27,1 triệu con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2014 (Tổng cục thống kê, 2015) Chăn nuôi lợn hiện đang phát triển tương đối tốt, do chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh và giá bán lợn hơi vẫn ở mức có lợi cho người chăn nuôi

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đều đạt khá, mức tăng trưởng đạt trên 7%/ năm Ngành chăn nuôi của tỉnh đang chuyển dịch mạnh mẽ cả về cơ cấu giống và quy mô chăn nuôi Chăn nuôi lợn vẫn là chủ lực, tổng đàn lợn duy trì thường xuyên trên 1 triệu con, trong đó đàn nái nội có xu hướng giảm và chỉ ở quy mô nông hộ đàn nái ngoại và nái lai ( ½, ¾ máu ngoại) có

xu hướng tăng và tập trung ở quy mô gia trại và trang trại Năm 2015, tổng đàn lợn đạt 1.046.707 con, trong đó đàn lợn nái 194.024 con;nái lai 60.000 con; đàn lợn thịt 851.310 con; tổng đàn gia cầm là 11,7 triệu con (trong đó có 8,55 triệu con gà) Toàn tỉnh có 69 trang trại quy mô lớn, tăng 37 trang trại so với năm 2010

Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở Thái Bình còn có vấn đề đáng phải quan tâm: đó là chất lượng con giống chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và thị trường Đàn giống vẫn chủ yếu là lợn Móng Cái, đàn nái lai, nái ngoại còn chiếm tỷ lệ thấp, do vậy năng suất chất lượng thịt không cao Mặt khác, việc tổ chức chỉ đạo chưa đồng bộ; đã có quy hoạch xây dựng các khu vực chăn nuôi tập trung, nhưng việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế; phát triển chăn nuôi lợn vẫn mang tính tự phát, phân tán Việc ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật, vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm

Trang 13

Các tiến bộ khoa học và công nghệ mới áp dụng vào sản xuất còn chậm, đặc biệt là khâu giống Các chỉ tiêu về năng suất ở các trại mới chỉ dừng lại ở các con

số thống kê, chưa được hệ thống hóa và xử lý để sử dụng cho chọn lọc Sau một thời gian dài thực hiện chương trình “nạc hoá” đàn lợn, các cơ sở giống lợn của tỉnh vẫn chưa đánh giá đầy đủ được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đàn lợn giống ông bà của Tỉnh, nhằm cung cấp lợn cái hậu bị bố mẹ cho trại giống tạo lợn thương phẩm Do đó, năng suất sinh sản chưa cao, chưa chủ động cung ứng con giống có chất lượng tốt cho người chăn nuôi Đây là một trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết đối với chăn nuôi tại Thái Bình

Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Khả năng sản xuất ở một số tổ hợp lai của đàn lợn nái ông bà nuôi tại Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình”

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái ông bà, nuôi trong điều kiện chăn nuôi tại Thái Bình, nhằm cải tiến chất lượng đàn lợn, sản xuất ra đàn lợn bố

mẹ đáp ứng yêu cầu cả về chất lượng và số lượng

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của các dòng nái VCN 11, Landrace và Yorkshire

1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Những số liệu trong kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực chăn nuôi lợn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá đúng thực trạng đàn lợn nái ngoại“ ông bà” nuôi tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ - Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình, từ đó có định hướng đúng đắn và đề ra một số biện pháp để duy trì, phát triển đàn giống đạt hiệu quả cao

Trang 14

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

- Khi thành thục về tính, lợn cái có các biểu hiện:

+ Bộ máy sinh dục phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng lần đầu, con đực sinh tinh Tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai

+ Xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp

+ Xuất hiện các phản xạ sinh dục: con đực có phản xạ giao phối còn con cái thì động dục

Thành thục tính dục ở lợn nái bắt đầu khoảng 6 tháng tuổi với độ biến động từ 4-8 tháng tuổi Theo John and Jamen (1996), sự thành thục về tính ở lợn cái hậu bị vào khoảng 5-8 tháng tuổi

2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính

- Các yếu tố di truyền:

Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính dục cũng khác nhau Sự thành thục về tính ở lợn cái là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và xảy ra lúc 3-4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các giống lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6-7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển (Rothschild and Bidanel, 1998) Lợn Meishan có tuổi thành thục về tính sớm, năng suất sinh sản cao và chức năng làm mẹ tốt So với lợn Large White, lợn Meishan đạt tuổi thành thục về tính sớm hơn khoảng 100 ngày và có số con đẻ

ra nhiều hơn từ 2,4-5,2 con/ổ (Despres et al., 1992) Khi đánh giá ảnh hưởng của giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả cho biết: lợn nái lai có tuổi thành

Trang 15

thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỷ lệ thụ thai cao hơn (2-4 %), số trứng rụng lớn hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ (0,6- 0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với nái thuần chủng (Gunsett and Robison, 1990) Tuổi thành thục sinh dục

ở lợn lai muộn hơn lợn cái nội thuần chủng Lợn cái Ỉ, Móng Cái… thành thục ở tháng thứ 4, 5; lợn cái lai F1 động dục lần đầu vào khoảng tháng thứ 6 và lợn ngoại thuần khoảng tháng tuổi 6 - 8

- Các yếu tố ngoại cảnh:

Bên cạnh yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ,… cũng ảnh hưởng rất rõ ràng đến tuổi thành thục về tính

Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng:

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và rõ rệt nhất đến tuổi thành thục về tính Những lợn được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt có tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi dưỡng kém Theo Nguyễn Tuấn Anh (1998), để duy trì năng suất sinh sản cao, trong nuôi dưỡng lợn cái hậu bị cần chú ý đến cách thức nuôi dưỡng Lợn được cho ăn tự do đến khi đạt khối lượng 80-90 kg, sau đó cho ăn hạn chế đến lúc phối giống (chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) 2 kg/ngày (khẩu phần 14% protein thô) Lợn được điều chỉnh mức ăn để khối lượng đạt 120-140 kg ở chu

kỳ động dục thứ 3 và được phối giống Trước khi phối giống 14 ngày, được cho ăn chế độ kích dục, với lượng thức ăn tăng từ 1-2,5 kg, có bổ sung khoáng và sinh chất làm cho lợn nái ăn được nhiều hơn và làm tăng số trứng rụng/nái

Điều quan trọng đối với lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa là cần đủ số lượng chất dinh dưỡng cần thiết để kết quả sinh sản đạt được thành công Cho ăn quá mức, chẳng những lãng phí, tốn kém mà còn có thể tăng khả năng chết thai (John

R Diehl and Jamen.R.Danion, 1996)

Phần lớn lợn cái hậu bị đạt 40 - 80 kg ở độ tuổi từ 4 - 6 tháng, thường được

ăn tự do để bộc lộ tối đa tiềm năng di truyền về sinh trưởng và tích lũy mỡ Sau khi đạt khối lượng 80 - 90 kg mà sự thành thục về tính dục không bị chậm trễ, có thể khống chế mức tăng khối lượng bằng cách cho lợn cái hậu bị ăn 2 kg/con/ngày, với thức ăn hỗn hợp chứa 2.900 kcal ME/kg thức ăn và 14% protein thô Việc khống chế năng lượng không chỉ tiết kiệm thức ăn mà còn tránh được sự tăng khối lượng không cần thiết và có thể rút ngắn thời gian sinh sản Sau khi phối giống cần

Trang 16

chuyển chế độ ăn hạn chế và thay thế bằng mức năng lượng trung bình Nếu tiếp tục cho ăn ở mức năng lượng cao sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi, chết thai làm giảm số con sinh ra/ổ (Hoàng Thị Thủy, 2011)

Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng đến tuổi thành thục:

Sự khác biệt về mùa vụ cũng ảnh hưởng tới kỳ động dục lần đầu Thông thường, lợn cái được sinh ra về mùa thu sẽ thành thục về tính sớm hơn so với lợn cái sinh ra trong mùa xuân Nhiệt độ cũng ảnh hưởng không nhỏ, mùa hè nhiệt độ cao, sự thành thục về tính chậm nhưng nhiệt độ thấp lại không ảnh hưởng đến quá trình phát dục Vì vậy, cần có những biện pháp chống nóng, chống lạnh cho lợn Thời gian chiếu sáng được xem như ảnh hưởng mùa vụ Mùa đông có thời gian chiếu sáng ngắn và mùa hè thì ngược lại Nếu lợn cái hậu bị được chiếu sáng 12 giờ/ngày bằng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo sẽ động dục sớm hơn những con được chiếu sáng trong ngày ngắn (Hoàng Thị Thủy, 2011)

Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt đến tính phát dục:

Mật độ nuôi nhốt ảnh hưởng đến tuổi động dục lần đầu Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt đông trên một đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục Nhưng nếu nuôi tách biệt từng cá thể lợn cái hậu bị cũng sẽ làm chậm sự thành thục về tính Như vậy, đối với lợn cái hậu bị cần được nuôi theo nhóm ở mật độ thích hợp thì sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển tính dục Theo Diehl and Danion (1996), xáo trộn lợn cái hậu bị hoặc ghép nhóm trở lại lúc 160 ngày tuổi có thể có lợi và thúc đẩy sớm sự xuất hiện của chu kỳ động dục đầu tiên” Như vậy ở lợn cái hậu bị, ghép đàn hợp lý lại thúc đẩy sự thành thục về tính sớm Mặt khác, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của lợn và tuổi động dục lần đầu Các tác nhân hình thành nên tiểu khí hậu chuồng nuôi gồm: khí hậu vùng, kiểu chuồng, hướng chuồng, độ thông thoáng, khả năng thoát nước, hàm lượng khí NH3, CO2, H2S… Tiểu khí hậu chuồng nuôi phụ thuộc vào lượng phân trong chuồng và sự trao đổi không khí trong chuồng Paul Hughes and James Tilton (1996), đã tiến hành thí nghiệm ở Úc và cho thấy hàm lượng NH3 cao làm động dục lần đầu muộn hơn 25-30 ngày

Ảnh hưởng của con đực:

Trang 17

Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính dục của lợn cái hậu bị Được ngửi mùi khi tiếp xúc với lợn đực cũng làm con cái bị kích thích và sớm động dục Cách ly con cái hậu bị (ngoài 5 tháng tuổi) khỏi lợn đực sẽ dẫn đến chậm thành thục về tính so với những con cái được tiếp xúc với lợn đực Tuy nhiên, việc xác định tuổi lợn cái hậu bị lúc bắt đầu cho tiếp xúc hoặc tuổi đực giống cho tiếp xúc với lợn cái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Xung quanh vấn đề này còn có nhiều ý kiến khác nhau Có ý kiến cho rằng trong một nhóm nhỏ của đàn hậu bị chỉ cần cho lợn đực tiếp xúc 10-15 phút/ngày; theo ý kiến khác, nếu được tiếp xúc hạn chế với lợn đực thì động dục lần đầu của lợn cái chậm hơn so với lợn cái được tiếp xúc hàng ngày Theo Paul Hughes and James Tilton (1996), nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với đực giống

2 lần/ngày với thời gian 15-20 phút/lần thì 83% lợn cái (ngoài 90 kg khối lượng) động dục lúc 165 ngày tuổi Những con đực dưới 10 tháng tuổi không kích thích lợn cái phát dục, vì chúng còn non chưa tiết ra feromon là thành phần quan trọng tạo ra hiệu ứng đực giống “Hiệu ứng đực giống” thực hiện qua feromon trong nước bọt của con đực (3α Andriosterol) được truyền trực tiếp cho con cái qua đường miệng Tác dụng này chỉ có hiệu quả cao khi có mặt của lợn đực giống “Hiệu ứng lợn đực giống” tốt nhất khi lợn cái hậu bị khoảng 160 ngày tuổi và lợn đực ít nhất trên 10 tháng tuổi Việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị ở cạnh chuồng lợn đực và cho tiếp xúc trực tiếp trong khoảng thời gian ngắn trong ngày

sẽ tạo ra đáp ứng tốt nhất ở lợn cái hậu bị Điều này còn làm tăng tính hăng và tăng hàm lượng feromon ở lợn đực giống Như vậy, cho tiếp xúc với lợn đực giống là cách tốt nhất để kích thích lợn cái sớm thành thục về tính Tuy nhiên, cần chọn đúng thời điểm cho tiếp xúc và điều kiện ngoại cảnh phù hợp

2.1.2 Chu kỳ động dục

Khi gia súc thành thục về tính, cơ thể con cái, đặc biệt là cơ quan sinh dục có những biến đổi kèm theo sự rụng trứng Sự điều tiết của các hormone thùy trước tuyến yên làm trứng phát triển, khi trứng chín và rụng một cách có chu kỳ và biểu hiện bằng những triệu chứng động dục theo chu kỳ được gọi là chu kỳ tính Thời gian một chu kỳ tính được tính từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng sau Chu

kỳ tính của lợn trung bình là 21 ngày (dao động 17-28 ngày) Chu kỳ tính được chia thành bốn giai đoạn:

Trang 18

- Giai đoạn trước động dục: kéo dài 1-2 ngày và được tính từ khi thể vàng của lần động dục trước tiêu biến đến lần động dục tiếp theo Đây là giai đoạn chuẩn bị của đường sinh dục cái để đón nhận trứng rụng, tiếp nhận tinh trùng và và thụ tinh Trong giai đoạn này cơ thể và cơ quan sinh dục có những biến đổi nhất định: con vật bồn chồn không yên, biếng ăn hoặc bỏ ăn, thích nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng mình Bên trong buồng trứng, dưới tác động của FSH, bao noãn phát triển và nhô lên bề mặt buồng trứng Các bao noãn tăng lên nhanh về kích thước: đường kính tăng từ 4 mm đến 8-12 mm và tăng tiết estrogen Dưới tác động của estrogen, âm hộ bắt đầu sưng lên, hơi mở ra, có màu hồng tươi và có dịch nhờn loãng chảy ra làm trơn đường sinh dục

- Giai đoạn động dục: là giai đoạn kế tiếp với giai đoạn trước động dục, thường kéo dài từ 2-3 ngày, gồm 3 thời kỳ liên tiếp là hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực Đây là giai đoạn quan trọng nhưng thời gian ngắn, hoạt động sinh dục bắt đầu mãnh liệt hơn Tác động của LH (Luteinizing Hormone) là chủ đạo trên cơ sở tác động của FSH (Follicle Stimulating Hormone) làm cho các tế bào trứng chín và tiết ra estrogen làm con vật hưng phấn mạnh mẽ toàn thân Âm hộ phù nề, xung huyết, chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ rồi màu mận chín; tử cung hé mở rồi

mở rộng, co bóp mạnh, niêm dịch âm đạo từ trong, loãng chuyển sang keo dính và đặc dần làm trơn đường sinh dục và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn

Con vật lúc này thường bỏ ăn hoặc ăn ít, kêu rống phá chuồng, đứng ngẩn ngơ, nhảy lên lưng con khác, lúc đầu chưa cho con đực nhảy lên lưng sau đứng yên cho con đực nhảy Sau khi lợn động dục 24- 30 giờ thì trứng rụng, thời gian rụng trứng kéo dài từ 10-15 giờ, do đó nên phối 2 lần cho lợn sẽ có hiệu quả thụ thai cao Giai đoạn này nếu thụ tinh đạt kết quả thì gia súc sẽ mang thai nếu không sẽ chuyển sang giai đoạn sau động dục

- Giai đoạn sau động dục: còn được gọi là pha thể vàng, bắt đầu sau khi kết thúc động dục và kéo dài trong 3-4 ngày, hoạt động sinh dục bắt đầu giảm Bên trong buồng trứng thể vàng hình thành và có màu đỏ tím, đường kính khoảng 7-8 mm Thể vàng tiết ra hormone progesterone để ức chế trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi, dẫn đến ức chế tuyến yên làm giảm tiết estrogen Do đó, làm giảm hưng phấn thần kinh,

sự tăng sinh và tiết dịch của tử cung dừng lại Hoạt động sinh dục giảm rõ rệt, âm hộ teo dần, tái nhạt, con vật không muốn gần con đực, không cho con khác nhảy lên lưng, ăn uống tốt hơn và dần trở lại trạng thái bình thường

Trang 19

- Giai đoạn yên tĩnh:đặc trưng bởi sự tồn tại của thể vàng, là giai đoạn dài nhất kéo dài 12-14 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng không được thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu huỷ Thể vàng thành thụctiết progesterone, progesterone ức chế tiết FSH và LH làm cho noãn bao không chín và rụng, làm cho lợn hoàn toàn không có phản xạ sinh dục, âm hộ teo nhỏ và trắng nhạt, lợn ăn uống bình thường Đây là giai đoạn giúp con vật nghỉ ngơi và phục hồi chức năng của cơ quan sinh dục cũng như cơ thể để chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo Sau đó, thể vàng thoái hoá và giai đoạn tiền động dục của chu kỳ tiếp theo bắt đầu Nếu trứng được thụ tinh thì giai đoạn này được thay thế bằng thời kỳ mang thai, đẻ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục như ánh sáng, nhiệt độ, pheromon, tiếng kêu của con đực, sự tiếp xúc giữa con đực và con cái, dinh dưỡng Quy luật và đặc điểm của chu kỳ sinh dục khi gia súc thành thục về tính chịu

sự điều khiển của thần kinh trung ương Tất cả những kích thích bên ngoài cơ thể như khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, nuôi dưỡng, quản lý đều ảnh hưởng đến chu kỳ tính thông qua phương thức thần kinh - thể dịch Những kích thích đó được cơ quan cảm nhận như tai, mũi, lưỡi tác động đến vỏ não và thông qua sự điều tiết của tuyến yên để điều chỉnh quá trình sinh dục Giữa vùng dưới đồi (hypothalamus) và tuyến yên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu thần kinh tác động vào hypothalamus thì sự phân tiết hormone kích thích sinh dục của tuyến yên sẽ giảm xuống Sự dao động của chu kỳ tính không được thực hiện thông qua

sự liên hệ phản xạ có điều kiện Ngoài ra hệ thần kinh thực vật cũng có tác động đến chu kỳ sinh dục

Hormone điều khiển chu kỳ sinh dục được tiết ra từ buồng trứng và tuyến yên dưới kích thích của pheromon vào vỏ não, vùng dưới đồi sẽ tiết ra hormone, chính hormone này sẽ kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra GSH (Gonado stimuline hormone) gồm 2 loại FSH và LH:

FSH kích thích bao não phát triển, trưởng thành và gây tiết hormone estrogene LH có tác dụng thúc đẩy bao noãn chín và hình thành thể vàng trong buồng trứng Hai loại hormone này có tỷ lệ ổn định (trứng rụng khi tỷ lệ là 2/1-3/1) FSH sẽ tiết ra trước, LH được tiết ra sau có tác dụng tương hỗ lẫn nhau

Khi noãn bao chín thì tế bào hạt trong biểu mô noãn bao tăng cường tiết estrogene làm cho lượng hormone này trong máu tăng từ 64µg% lên 112 µg% Lúc

Trang 20

này con vật hưng phấn toàn thân và có biểu hiện động dục: âm hộ sưng tấy, chuyển

từ màu hồng sang màu mận chín, tử cung hé mở rồi mở rộng, âm đạo tiết nhiều dịch nhầy đặc keo dính làm trơn đường sinh dục và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn Lợn cái bồn chồn không yên, bỏ ăn, phá chuồng, kêu rít, bên trong có hiện tượng rụng trứng Bên cạnh đó dưới tác dụng của estrogene làm cho tuyến yên ngừng tiết FSH nhưng lại tăng tiết LH và prolactin Hai hormone này thúc đẩy quá trình rụng trứng khi động dục Sự rụng trứng thường xảy ra khi con cái bắt đầu chịu đực được 20 giờ và kéo dài 10-15 giờ Số lượng trứng rụng tuỳ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ hormone GSH và điều kiện dinh dưỡng Sau khi trứng rụng thì tại đó tạo ra một xoang, từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 4 xoang chứa máu gọi là thể huyết, từ ngày thứ 5 trở đi thì chuyển thành xoang thể vàng do trong xoang chứa các tế bào hạt có sắc tố vàng Thể vàng tiết progesterone có tác dụng an thai, ức chế tiết FRH (Folliculin Releasing Hormone) và LRH (Lutein Releasing Hormone) của vùng dưới đồi và FSH, LH của thuỳ trước tuyến yên làm gia súc ngừng động dục, ngừng thải trứng Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại gần hết thời gian chửa làm cho các trứng khác không chín, gia súc ngừng động dục Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng tồn tại từ 3-5 ngày sau đó teo đi gọi là thể vàng sinh lý Sự tiêu huỷ của thể vàng dẫn đến sự ngừng tiết progesterone do đó trứng tiếp tục phát triển

và chín, xuất hiện chu kỳ động dục tiếp theo Do số lượng trứng rụng ở 2 bên buồng trứng và sừng tử cung không đều nhau nên trong quá trình mang thai sẽ có khoảng 23% số trứng phải di động để số lượng thai ở 2 bên sừng tử cung tương đương nhau tạo điều kiện tốt cho quá trình phát triển của bào thai

Người ta thấy rằng, thời gian chịu đực và thời gian rụng trứng là không đồng thời Do đó, việc xác định thời điểm phối giống thích hợp và phát hiện lợn cái chịu đực kịp thời là biện pháp quan trọng giúp nâng cao năng suất sinh sản của lơn nái Mặt khác, do thời gian rụng trứng kéo dài từ 10 -15 giờ nên người ta thường dùng phương pháp phối lặp và phối kép sẽ giúp nâng cao tỷ lệ thụ thai từ đó nâng cao năng suất sinh sản

Trang 21

Sơ đồ cơ chế điều hòa chu kỳ tính ở lợn cái

Ghi chú:

FSH: Follicle Stimulating Hormone PL: Prolactin

2.1.3 Khả năng sinh sản của lợn nái

Khi đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái, người ta thường quan tâm đến một số chỉ tiêu quan trọng

Rụng trứng Progesterone

Tuyến sữa Sừng tử cung Prostaglandine

Trang 22

2.1.3.1 Các tham số di truyền đối với lợn nái sinh sản

Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định rằng các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái có hệ số di truyền thấp Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), hệ số di truyền của một số tính trạng về khả năng sinh sản của lợn nái được đưa ra ở Bảng 2.1

Bảng 2.1 Hệ số di truyền (h2) của một số tính trạng năng suất sinh sản

- Các chỉ tiêu sinh sản lại có mối quan hệ với nhau, hệ số tương quan di truyền giữa các chỉ tiêu sinh sản ở lợn theo các tác giả khác nhau được trình bày

ở Bảng 2.2

Bảng 2.2 Hệ số tương quan kiểu gien tính trạng năng suất sinh sản của lợn

Hệ số tương quan kiểu gien

Tác giả (năm)

Số con sơ sinh và

số con sơ sinh

sống

Số con sơ sinh sống và số con 21 ngày tuổi

Số con sơ sinh sống và số con cai sữa

Trang 23

2.1.3.2 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái

Liên quan đến những chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái, có rất nhiều ý kiến khác nhau Việc tính toán và đánh giá sức sinh sản của lợn nái phải xét đến: chu kỳ động dục, tuổi thành thục sinh dục, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa, số con đẻ ra/lứa

Theo Ducos (1994), các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống khi cai sữa gồm: số trứng rụng, tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ nuôi sống lợn con (tới cai sữa)

Kết quả các nghiên cứu khác cho rằng, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến số lượng lợn con cai sữa/nái/năm là: số lợn sơ sinh, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau

Theo Marby et al (1997), các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: số con sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi

và số lứa đẻ/nái/năm Các tính trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái Gordon (2004), cho rằng, trong các trang trại chăn nuôi hiện đại,

số lượng con cai sữa do một nái sản xuất trong 1 năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất khả năng sinh sản của lợn nái

Theo Nguyễn Khắc Tích (1993), khả năng sinh sản của lợn nái chủ yếu được đánh giá dựa vào chỉ tiêu số lợn con cai sữa/nái/năm Chỉ tiêu này lại phụ thuộc vào

2 yếu tố là số con đẻ ra và số lứa đẻ/nái/năm

Số con đẻ ra còn sống là số con còn sống sau khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng Chỉ tiêu này cho biết khả năng đẻ nhiều hay ít của lợn nái, kỹ thuật chăm sóc lợn nái chửa, kỹ thuật thụ tinh của người chăn nuôi Số lợn con cai sữa là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá trình độ chăn nuôi lợn nái sinh sản, quyết định năng suất và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh tế của quá trình chăn nuôi Thời gian cai sữa tuỳ thuộc vào trình độ chăn nuôi bao gồm kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh, khả năng tiết sữa của lợn mẹ và khả năng phòng bệnh của lợn con Mặt khác, số lợn con cai sữa còn phụ thuộc vào số con để nuôi, tỷ lệ nuôi sống

từ sơ sinh đến cai sữa Lợn con trước cai sữa thường bị chết với các nguyên nhân

và tỷ lệ khác nhau như di truyền, nhiễm khuẩn, mẹ đè, thiếu sữa, dinh dưỡng kém hay những nguyên nhân khác

Trang 24

Số lứa đẻ/nái/năm chịu ảnh hưởng quan trọng của thời gian nuôi con và số ngày bị hao hụt của lợn nái Hiện nay, thời gian nuôi con được rút ngắn, trung bình

là 21-25 ngày Sau khi mang thai, đẻ và nuôi con, lợn mẹ thay đổi về khối lượng, nếu gầy sút quá sẽ ảnh hưởng tới thời gian động dục trở lại sau cai sữa và ảnh hưởng tới năng suất của lứa tiếp theo Do đó, trong quá trình nuôi dưỡng, lợn mẹ cần được quan tâm để hạn chế đến mức thấp nhất sự hao hụt thể trạng, rút ngắn tối

đa thời gian động dục lại sau cai sữa Điều này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách lứa đẻ

và nâng cao số lứa đẻ/nái/năm

Như vậy, có rất nhiều ý kiến đưa ra các chỉ tiêu khác nhau trong việc đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Tuy nhiên, quá trình đánh giá và chọn lọc nên tập trung vào các chỉ tiêu chính là: số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ

Thông thường, các chỉ tiêu dưới đây được đề cập để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái :

1) Tuổi phối lần đầu

2) Tuổi đẻ lứa đầu

3) Số con sơ sinh/ổ

4) Số con sơ sinh sống/ổ

5) Số con để nuôi/ổ

6) Số con cai sữa/ổ

7) Khối lượng sơ sinh/con

8) Khối lượng cai sữa/con

9) Thời gian cai sữa

10) Khoảng cách giữa hai lứa đẻ

11) Số lứa đẻ/nái/năm

12) Số con cai sữa/nái/năm

2.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái

* Yếu tố di truyền:

Giống là yếu tố di truyền ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sinh sản của lợn nái Các giống khác nhau có năng suất sinh sản khác nhau Điều này đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước công bố Theo Legault et al (1997), căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia thành 4 nhóm chính như sau:

Trang 25

- Các giống đa dạng như Landrace, Yorkshire và một số dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá

- Các giống chuyên dụng “dòng bố” như Pietrain, Landrace của Bỉ có khả năng sinh sản trung bình, nhưng sức sản xuất thịt cao

- Các giống chuyên dụng “dòng mẹ” như Meishan của Trung Quốc có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém

- Các giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém, song lại thích nghi tốt với môi trường

về số lượng và chất lượng,kết quả sinh sản sẽ tốt Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ cải thiện được số trứng rụng và tỷ lệ thụ thai Lợn nái ăn gấp đôi lượng thức ăn ở giai đoạn trước khi phối giống và ở ngày phối giống so với bình thường có tác dụng làm tăng số trứng rụng và số con đẻ ra/ổ Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống Liên quan đến dinh dưỡng, cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Dinh dưỡng protein: Các axit amin đặc biệt là axit amin không thay thế ảnh hưởng rất lớn đến thành tích sinh sản của lợn mẹ Khẩu phần ăn thiếu protein sẽ làm lợn chậm động dục và giảm số lứa đẻ/nái/năm Trong giai đoạn mang thai, nếu lợn nái không được cung cấp đủ protein, khối lượng sơ sinh của lợn con giảm thấp Còn nếu lợn nái thiếu protein trong giai đoạn tiết sữa, khả năng sinh trưởng của lợn con sẽ giảm

Năng lượng là yếu tố cần thiết cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể Thiếu năng lượng đặc biệt là ở giai đoạn mang thai và nuôi con sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc, sức kháng bệnh kém Tuy nhiên, quá thừa năng lượng trong giai đoạn có chửa có thể làm chết phôi, chết thai, đẻ khó Mặt khác, năng lượng thừa sẽ làm tăng tích mỡ, lợn con có thể mắc bệnh đường ruột do sữa đầu có lượng mỡ cao

Trang 26

Vitamin là yếu tố không thể thiếu đối với động vật Tuy chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong khẩu phần, nhưng vitamin lại rất quan trọng, nếu thiếu sẽ gây rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể Thiếu vitamin A gây chậm động dục, teo thai, khô mắt, Thiếu vitamin B gây yếu thần kinh, co giật, bại liệt,

Dinh dưỡng khoáng: gồm khoáng vi lượng và đa lượng Với một lượng nhỏ trong khẩu phần ăn, nhưng khoáng là yếu tố cần thiết cho việc tạo xương, tạo máu

và cân bằng nội môi

Trong một số quy trình chăn nuôi tại Philippin, tập đoàn Cargill (của Mỹ) đã

áp dụng chế độ bồi thực (plushing) với mức cho ăn hàng ngày trên 3 kg cho 1 lợn cái hậu bị trong vòng 14 ngày trước khi phối giống và chế độ bồi thực cho lợn nái

từ sau cai sữa đến phối giống nhằm tăng số trứng rụng để tăng số con đẻ ra/ổ Giai đoạn ăn tăng này còn gọi là giai đoạn tăng số con đẻ ra/lứa

Nên cho lợn nái nuôi con ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, giảm lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, hậu quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỷ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống (Gordon, 2004) Nuôi dưỡng lợn nái trong kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (Gordon, 1997)

Mục tiêu của việc nuôi dưỡng lợn nái là sao cho số ngày không sản xuất ít, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và khối lượng cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con Vì vậy, cần phải đưa ra khẩu phần ăn khoa học để làm tăng sữa Khẩu phần ăn thiếu lysine và protein làm bao noãn phát triển kém, khả năng thành thục của tế bào trứng giảm, số con sơ sinh và số con sơ sinh sống/ổ giảm, tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ tăng và khả năng sinh trưởng tối đa của lợn con giảm (Yang et al., 2000) Tuy nhiên, mức protein quá cao trong khẩu phần cũng đều không tốt cho lợn nái chửa và nái nuôi con

- Mùa vụ: là yếu tố ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh sản của lợn nái, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ thai (liên quan đến số con sơ sinh/ổ) Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp, tỷ lệ chết ở lợn con sơ sinh cao

Theo Quinion et al (2000), nhiệt độ cao làm giảm sự thu nhận thức ăn, làm tăng tỷ lệ hao hụt và làm giảm tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa ở lợn nái Điều này ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái sinh sản Lợn nái không động dục hay động dục trở lại sau cai sữa giảm sẽ kéo dài khoảng cách lứa

Trang 27

đẻ, giảm số lứa đẻ/nái/năm Nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm bình thường của chu kỳ động dục trong khoảng tháng 5 đến tháng 8 Nhiệt độ cao không những làm tăng tỷ lệ nái không động dục mà còn làm giảm tỷ lệ thụ thai, giảm khả năng sống của thai Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 20%, do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái

Tỷ lệ hao hụt của lợn nái cao vào mùa hè làm tăng tỷ lệ loại thải tới 30-50%, làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy mùa vụ ảnh hưởng tới số trứng rụng Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến trái ngược nhau Vermeer and Slifkhuis (1989), cho rằng, nhiệt độ môi trường chỉ ảnh hưởng tới số trứng rụng, còn thời gian chiếu sáng ảnh hưởng tới tỷ lệ chết thai nhiều hơn là ảnh hưởng tới số trứng rụng

- Tuổi và lứa đẻ: Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con sơ sinh/ổ Số con sơ sinh liên quan với số trứng rụng Trong lần động dục đầu,

số trứng rụng thường thấp nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ 2 và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ 3 Như thế thường ở lứa đẻ 1và 2 số con

sơ sinh/ổ ít hơn so với các lứa tiếp theo Sau đó, từ lứa 2 trở đi, số con sơ sinh/ổ sẽ tăng dần cho đến lứa 6, lứa thứ 7 thì bắt đầu giảm dần Trong sản xuất, người ta thường chú ý giữ vững số con sơ sinh/ổ từ lứa 6 trở đi bằng kỹ thuật chăn nuôi, quản lý, chăm sóc sao cho lợn mẹ không tăng cân quá mà cũng không gầy sút quá

- Số lần phối giống và tuổi phối giống:

Số lần phối giống trong 1 lần động dục của lợn nái ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thụ thai từ đó ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ Phối đơn trong một chu kỳ động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ ra/ổ cao, nhưng phối kép trong một lần động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ (Gordon, 1997) Do đó, trong thực tế, muốn tăng số con đẻ ra/ổ nên phối trực tiếp cho lợn nái 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h Phương thức phối giống cũng ảnh hưởng khá rõ rệt Trong phối trực tiếp, ảnh hưởng của con đực rất rõ Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai do kỹ thuật phối giống Theo Gordon (1997), phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo

và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con/ổ so với phối riêng rẽ

- Ảnh hưởng của tỷ lệ thụ tinh và thụ thai

Tỷ lệ thụ tinh của các trứng rụng trong chu kỳ động dục của lợn nái chủ yếu phụ thuộc vào thời điểm phối giống Trong điều kiện bình thường, tỷ lệ thụ tinh là

90 - 100% nếu số trứng rụng ở mức bình thường và tỷ lệ thụ tinh sẽ không ảnh

Trang 28

rằng, nếu số trứng rụng quá mức bình thường thì tỷ lệ trứng phát triển bình thường ngay sau khi thụ tinh sẽ giảm đi, tức là tỷ lệ lợn con đẻ ra/số trứng rụng sẽ giảm khi

số trứng rụng tăng lên Thời điểm phối giống thích hợp nhất không phải có khoảng cách dài mà chỉ ở một biên độ thời gian nhất định Thời gian động dục kéo dài 5 -7 ngày, nhưng thời gian chịu đực chỉ khoảng 2,5 ngày Muốn nâng tỷ lệ thụ thai phải nắm được thời điểm rụng trứng và quãng thời gian trứng rụng Phối tinh quá sớm hoặc quá muộn đều dẫn đến kết quả thụ tinh không cao Thời điểm phối giống là từ

24 - 30 giờ kể từ khi con cái chịu đực là thích hợp nhất Nguyễn Thiện (1998), đã xác định thời điểm rụng trứng và thụ tinh thích hợp nhất: phối giống tại các thời điểm: 18, 24, 30, 36 và 42 giờ kể từ khi con vật bắt đầu chịu đực cho tỷ lệ thụ thai lần lượt là 80%, 100%, 100%, 80%, 70% và số con đẻ ra tương ứng là: 8,20; 11,80; 10,50; 9,80; 7,80 con Tác giả đã kết luận: thời điểm phối giống thích hợp nhất vào lúc 24-30 giờ tính từ giờ chịu đực đầu tiên, dao động từ 15 - 45 giờ Để có kết quả cao, cần phối giống cho lợn nái bằng phương thức phối kép (2 lần), lần sau cách lần trước 10-12 giờ trong ngày hoặc cuối ngày hôm trước và đầu ngày hôm sau

Phương pháp phối giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai Có 2 phương pháp phối giống là nhảy trực tiếp và thụ tinh nhân tạo Theo Lee et al (1995), tỷ lệ thụ thai của lợn thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp là 92,3 và 94,4%; số con sơ sinh/ổ là 10,64

và 11,48; số con sơ sinh sống/ổ lần lượt là 9,81 và 10,76 con

- Ảnh hưởng của lứa đẻ: Khả năng sinh sản của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lứa đẻ khác nhau Lợn cái hậu bị ở lứa đẻ thứ nhất cho số con sơ sinh/ổ thấp nhất, từ lứa thứ 2 trở đi chỉ tiêu này tăng dần cho đến lứa 6, còn từ lứa 7 bắt đầu giảm

- Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng phối giống lần đầu:

Để được phối giống lần đầu, lợn cái hậu bị phải thành thục cả về tính và thể vóc Tuổi đẻ lứa đầu quá sớm hay quá muộn, khối lượng phối giống lần đầu quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Khi lợn hậu bị được đưa vào khai thác quá sớm, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, nên số trứng rụng ít, tỷ lệ thụ thai kém Hơn nữa vấn đề này còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, thể vóc sau này Còn nếu lợn hậu bị được đưa vào khai thác quá muộn, hiệu quả kinh tế sẽ giảm

- Thời gian cai sữa: dài hay ngắn ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng cách giữa hai lứa đẻ Thời gian bú sữa dài, số con để nuôi trong ổ cao, thời gian động dục trở

Trang 29

lại sau cai sữa dài, khoảng cách từ khi đẻ đến khi phối giống trở lại dài là những nguyên nhân kéo dài khoảng cách lứa đẻ Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, do làm giảm số lứa đẻ/nái/năm Thường lợn nái cai sữa ở 28-35 ngày, thời gian động dục lại 4-5 ngày có thể phối giống thì thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998)

- Số con cai sữa/ổ :

Năng suất của đàn lợn giống được xác định bởi số con cai sữa/nái/năm Vì vậy, số lợn con cai sữa/nái/năm là tính trạng sinh sản quan trọng Số con cai sữa/nái/năm có thể giảm, do một số trứng rụng không được thụ tinh, một số thai chết khi chửa và đẻ, một số lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa Mikhailov (1999), đã nghiên cứu lợn Đại Bạch (của Nga) và cho thấy số con

sơ sinh/ổ tăng lên từ 11,6 tới 12,8 con, khối lượng cai sữa/ổ tăng từ 55,4 kg tới 61,6

kg và số con cai sữa/ổ tăng từ 9,4 tới 9,5 con qua các lứa đẻ Sheiko (1999) cũng nhận thấy số con tăng lên qua các lứa đẻ, từ 11,0 con (lứa 1) đến 11,8 con (lứa 5)

và giảm đi ở lứa 8 là 11,4 con Số con sơ sinh giảm đi có nghĩa là số phôi chết tăng Khối lượng cai sữa đạt cao nhất ở lứa 5, từ lứa 1 đến lứa 7 tăng khối lương trung bình trên ngày tăng 5,9%

- Sức sống của lợn con

Năng suất sinh sản của nái không chỉ phụ thuộc vào sức sản xuất của chúng

mà còn phụ thuộc vào lợn con Vì kết quả cuối cùng của năng suất sinh sản là số con sơ sinh sống, số con sống đến cai sữa, khối lượng cai sữa và số lứa đẻ/năm có liên quan trực tiếp đến lợn con

Lợn con mới sinh có hệ tiêu hoá chưa phát triển pH dịch dạ dày còn cao hơn 3,5.Trong dịch dạ dày chưa có HCl tự do, nên chưa ngăn cản được các loại vi khuẩn xâm nhập và cũng chưa tiêu hoá được những loại thức ăn khó tiêu Khả năng điều tiết thân nhiệt kém, các phản xạ có điều kiện mới được thiết lập, hệ thống miễn dịch chưa phát triển nên khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào kháng thể do lợn mẹ cung cấp qua sữa đầu

Theo Bzowska et al (1997), hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển ở thai lợn

50 ngày tuổi Ở 70 ngày tuổi, thai lợn đã có thể phản ứng với những kháng nguyên

lạ Sữa đầu rất giàu dinh dưỡng và kháng thể Lượng protein trong sữa đầu gấp 3 lần sữa thường, trong đó một nửa là kháng thể γ-globulin Kháng thể IgA trong sữa đầu và sữa thường được gắn vào cơ chất “s” trên nhung mao của tế bào biểu mô niêm mạc ruột non, chúng có tác dụng ngăn cản không cho kháng nguyên, vi khuẩn

Trang 30

bám dính gây bệnh Vì vậy IgA chỉ có tác dụng cục bộ, ngăn cản vi khuẩn gây bệnh trên đường tiêu hoá Khả năng kháng bệnh của kháng thể được cung cấp từ sữa mẹ phụ thuộc vào kháng nguyên và mầm bệnh mà lợn mẹ tiếp xúc trong thời gian mang thai Đến 10 ngày tuổi, lợn con mới sản xuất được một ít IgG, IgA và tăng dần theo thời gian, đến 4-5 tuần tuổi lượng kháng thể sản sinh mới đủ khả năng bảo

hộ cho lợn con Ở 21 ngày tuổi là điểm giao cắt giữa lượng kháng thể được cung cấp từ sữa mẹ giảm xuống và lượng kháng thể lợn con sản xuất được tăng lên Đó

là thời điểm khủng khoảng về dinh dưỡng do lượng sữa mẹ giảm đột ngột và khủng khoảng về lượng kháng thể thấp trong cơ thể Nói chung khả năng phản ứng của lợn con theo mẹ với môi trường là rất yếu Tỷ lệ nuôi sống và thể trạng lợn con lúc cai sữa phụ thuộc vào công tác quản lý đàn và kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

2.1.4 Tiêu tốn thức ăn ở sản phẩm lợn cai sữa

Tiêu tốn thức ăn luôn có tương quan âm với các chỉ tiêu sinh sản, liên quan chặt chẽ với số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ và số lứa đẻ/nái/năm, là những chỉ tiêu quan trọng nhất của năng suất sinh sản.Vì vậy, tiêu tốn thức ăn chính là thước đo của năng suất sinh sản Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa thấp, chứng tỏ năng suất sinh sản của đàn lợn nái cao, và ngược lại Theo Bùi Đức Lũng và cs (1995), khi khẩu phần cho nái chờ phối và nái chửa kì I là 2,0 kg (mức năng lượng 2.800 kcal ME, protein thô 13%), cho nái chửa kì II là 2,5 kg (2900 kcal ME, protein thô 13%), cho nái nuôi con 4,5-5,5 kg (3.000 kcal ME, protein thô 15%), tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa (TTTĂ/kg LCCS) dao động trong khoảng 6,2 - 6,5 kg

TTTĂ/kg LCCS liên quan đến thức ăn cho lợn mẹ trong giai đoạn chờ động dục và phối giống (giai đoạn chờ phối), thức ăn trong giai đoạn mang thai, thức ăn cho lợn mẹ nuôi con và thức ăn cho lợn con tập ăn Ở các trại dùng đực nhảy trực tiếp nó còn bao gồm cả tiêu tốn thức ăn cho lợn đực giống Do năng suất sinh sản phụ thuộc vào lứa đẻ, mùa vụ, tuổi của lợn nái nếu chính xác nhất phải theo dõi trên cả một đời của lợn nái Việc này sẽ rất khó khăn, vì vòng đời của lợn nái kéo dài 4 - 5 năm Để khắc phục điều này, người ta sử dụng số liệu của nhiều ổ đẻ, càng nhiều ổ đẻ số liệu thu được càng chính xác

Tiêu tốn thức ăn là cơ sở để xây dựng cơ cấu giá thành, kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như phương án khoán sản phẩm ở một đơn vị chăn nuôi Nó là chìa khoá để xây dựng giá thành, giá bán sản phẩm, tạo ra sự chủ động trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 31

2.2 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM GIỐNG LỢN LANDRACE VÀ YORKSHIRE 2.2.1 Lợn Yorkshire

Lợn Yorshire được chọn lọc, nhân giống tại vùng Yorkshire - nước Anh từ thế kỷ 19 và hiện nay được nuôi ở khắp nơi trên thế giới Khả năng thích nghi của lợn Yorshire tốt hơn các giống khác Ở nước ta, lợn Yorkshire được nhập vào từ năm 1920 ở miền Nam để tạo ra giống lợn Thuộc Nhiêu Nam Bộ Đến năm 1964, lợn được nhập vào miền Bắc thông qua Liên Xô cũ Năm 1978, nước ta nhập lợn Yorkshire từ Cuba Những năm sau 1990, nhiều dòng lợn Yorkshire được nhập vào Việt Nam từ nhiều nước khác nhau

- Lợn Yorkshire có lông trắng tuyền, tai đứng (có nhóm giống tai hơi nghiêng), trán rộng, ngực rộng, ngoại hình thể chất chắc chắn, nuôi con khéo, chịu được kham khổ, chất lượng thịt tốt, khả năng chống chịu stress cao Khối lượng trưởng thành của con đực đạt 300-400 kg, con cái khoảng 230-300kg 2.2.2 Lợn Landrace

- Lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, được nuôi phổ biến ở các nước châu Âu, được tạo thành do lai tạo giữa giống lợn Youtland (Đức) với lợn Yorkshire (Anh) Lợn Landrace được nhập vào Việt Nam từ năm 1970 từ Cuba, là một trong những giống lợn được sử dụng trong chương trình nạc hoá đàn lợn ở Việt Nam

- Lợn Landrace (LR) có hình như quả tên lửa, lông da trắng tuyền, mõm dài thẳng, hai tai to ngả về phía trước che cả mắt, mình lép, bốn chân hơi yếu,

đẻ sai (trừ LR Bỉ), tỷ lệ nạc cao, nhưng thích nghi kém hơn Yorkshire trong điều kiện nóng ẩm

2.2.3 Đặc điểm của giống lợn VCN11, Landrace và Yorkshire nuôi tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ - Công ty CP giống chăn nuôi Thái Bình

2.2.3.1 Nguồn gốc và tính năng sản xuất của dòng lợn ông bà VCN11

- Nguồn gốc: được nhập từ trại PIC Ninh Bình - Trung tâm giống lợn Thụy Phương - Viện chăn nuôi Dòng VCN11 là dòng lợn lai thuộc cấp giống ông bà Dòng lợn này được tạo ra từ 2 dòng VCN01 (dòng Yorkshire tổng hợp) và VCN02 (dòng Landrace tổng hợp) Lợn có màu lông da trắng, mõm dài, mình thon, bốn chân khỏe vững chắc Lợn nái đẻ từ 11 - 12 con/lứa, nuôi con khéo

- Công thức lai tạo và tính năng sử dụng:

Trang 32

SƠ ĐỒ LAI TẠO VÀ TÍNH NĂNG SỬ DỤNG DÒNG LỢN VCN 11

Ghi chú: VCN02: dòng Landrace; VCN01: dòng Yorkshire; VCN03: dòng Duroc

2.2.3.2 Nguồn gốc và tính năng sản xuất của dòng lợn ông bà LR và YR

- Nguồn gốc Canada, được nhập từ Trung tâm giống lợn Thụy Phương

- Lai tạo theo sơ đồ sau:

Trang 33

2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ngoại rất phát triển Một số lợn ngoại như Landrace, Yorkshire, Duroc, Hampshire, Pietrain được nhập vào Việt Nam để cải tiến giống lợn nội, thông qua việc lai giữa hai giống với nhau tạo con lai F1 có ưu thế lai cao góp phần đẩy mạnh phong trào nạc hóa đàn lợn trên toàn quốc Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, đặc biệt là chăn nuôi ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp, nhiều công trình tập trung vào nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn giống Trong đó, giống lợn Landrace, Yorkshire và con lai của 2 giống này đã có những ưu điểm vượt trội so với các giống ngoại nhập khác Nhiều đề tài nghiên cứu về hai giống này đã được tiến hành

và công bố kết quả

Nguyễn Thiện và cs (1992), khi nghiên cứu năng suất sinh sản của hai giống Landrace và Yorkshire đã cho biết: số con sơ sinh/ổ của lợn Landrace và Yorkshire tương ứng là 9,57 và 8,4 con; khối lượng sơ sinh/ổ là 11,89 và 11,3 kg; khối lượng 21 ngày/ổ là 31,3 và 33,67 kg

Nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs (1995), trên nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Trung tâm giống gia súc Hà Tây cho kết quả như sau: tuổi phối giống lần đầu của Landrace và Yorkshire là 254,11 và 282 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 367,1 và 396,3 ngày; số con sơ sinh sống/ổ là 8,2 và 8,3 con; khối lượng sơ sinh/ổ

là 9,12 và 10,89 kg; khối lượng 21 ngày/ổ là 40,7 và 42,1 kg; khối lượng 21 ngày/con là 5,1 và 5,2 kg

Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (1998), về khả năng sinh sản của giống lợn Landrace cho biết: trên 140 ổ đẻ có số con sơ sinh sống/ổ đạt 8,66 con với khối lượng trung bình 1,42 kg/con Số con sơ sinh/ổ đạt cao nhất ở dòng lợn Landrace của Nhật (9,02 con), nhưng khối lượng sơ sinh/con thấp nhất (1,29 kg)

Số con sơ sinh sống/ổ của dòng Landrace Bỉ là 8,04 con, khối lượng sơ sinh/con lại đạt khá cao (1,54 kg) Khả năng tiết sữa bình quân đạt 31,5 kg và không có sai khác giữa 3 dòng Landrace Kết quả theo dõi trên 122 ổ đẻ lợn Đại Bạch có số con

sơ sinh trung bình còn sống là 8,62 con, khối lượng trung bình lợn con sơ sinh là 1,29 kg

Tác giả Đặng Vũ Bình và cs (2001), cho biết năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại được nuôi ở các tỉnh miền Bắc trong khoảng thời gian từ 1996-2001 như

Trang 34

sau: Số con sơ sinh/ổ của lợn Landrace và Yorkshire là 10,41 và 10,12 con; số con

sơ sinh sống/ổ là 9,11 và 9,7 con; số con cai sữa/ổ là 8,29 và 8,25 con; khối lượng

sơ sinh/ổ là 12,96 và 12,41 kg; khối lượng sơ sinh/con là 1,31 và 1,28 kg; tuổi đẻ lứa đầu là 401,15 và 395,33 ngày; khoảng cách lứa đẻ là 179,62 và 183,85 ngày Các tác giả cũng cho biết trại giống, lứa đẻ và năm là ba yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire

Đoàn Xuân Trúc và cs (2001), nghiên cứu tại Xí nghiệp Giống vật nuôi Mỹ Văn cho thấy năng suất sinh sản của đàn lợn giống Landrace và Yorkshire đạt được như sau: số lợn sơ sinh sống/ổ là 10,01 và 9,76 con; số lợn cai sữa/nái/năm là 16,5

và 17,2 con

Phan Xuân Hảo và cs (2001), cho biết lợn Landrace và Yorkshire có tuổi động dục lần đầu là 197,36 và 203,39 ngày; tuổi phối giống lần đầu là 264,71 và 251,74 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 367,91 và 374,49 ngày; lứa đầu có số con sơ sinh/ổ

là 10,05 và 9,6 con; số con 21 ngày/ổ là 8,95 và 8,44 con; khối lượng cai sữa/con là 5,38 và 5,35 kg

Hoàng Nghĩa Duyệt (2008), nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn ngoại ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã thông báo: số con sơ sinh/ổ của Landrace, Yorkshire và F1 (Yorkshire x Landrace) lần lượt là 10; 10,3 và 9,67 con; khối lượng sơ sinh/con là 1,38; 1,44; 1,41; số con cai sữa/ổ là 9,33; 9,5; 9,0 con; thời gian cai sữa là 27,1; 26,1 và 27,1 ngày; tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa là 6,5; 6,3 và 6,8 kg

Lê Đình Phùng và cs (2011), thông báo lợn Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) có tuổi phối lần đầu tườn ứng là 269,6; 269 và 275,7 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 385,2; 384,2 và 391,6 ngày; số con sơ sinh/ổ là 10,9; 11,2; 11.3 con; số con cai sữa/ổ là 9,8; 9,8 và 10,3 con; khối lượng sơ sinh/con là 1,44; 1,41; 1,38 kg; khối lượng cai sữa/con là 6,25; 6,14; 6,03 kg; thời gian cai sữa là 24,7; 24,4 và 23,8 ngày; tỷ lệ sống đến cai sữa đạt 89,8; 86,3; 89,3%

2.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Lợn Landrace, Yorkshire, được nuôi phổ biến ở tất cả các nước có nghề chăn nuôi lợn hướng nạc phát triển và được nhân ra khắp thế giới bởi các ưu điểm như khối lượng cơ thể lớn, tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao, năng suất sinh sản khá, khả năng thích nghi tốt Ở Liên Xô (cũ), lợn Yorkshire chiếm 85%, còn ở châu Âu

Trang 35

chiếm khoảng 54% Năm 1960, tỷ lệ Landrace trong cơ cấu đàn lợn của Cộng hoà dân chủ Đức là 56,5% Chính vì vậy mà cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu và thông báo về khả năng sinh sản của 2 giống lợn Yorkshire và Landrace

White et al (1991), nghiên cứu trên lợn Yorkshire cho thấy: tuổi động dục lần đầu là 201 ngày (số mẫu nghiên cứu là 444), số con sơ sinh sống của 20 ổ ở lứa 1 trung bình là 7,2 con/ổ

Stoikov et al (1996), đã nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace có nguồn gốc khác nhau được nuôi lở Bungari Các tác giả cho biết số con sơ sinh/ổ ở các giống là khác nhau: ở lợn Yorkshire Anh là 9,7 con, ở Yorkshire Thụy Điển là 10,6 con, Yorkshire Ba Lan 10,5 đạt con, Landrace Anh là 9,8 con, Landrace Bungari là 10 con, Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ

Nghiên cứu của Koketsu et al (1997), cho biết tuổi phối giống lần đầu của lợn Landrace và Yorkshire là 237 và 249 ngày; số con sơ sinh/ổ là 12 và 12,22 con;

số con sơ sinh sống/ổ ở cả hai giống Landrace và Yorkshire là 11,3 con

Orzechowska and Mucha (1999), nghiên cứu trên lợn Large White, Landrace Hà Lan, Landrace Bỉ cho biết số con sơ sinh sống/ổ tương ứng ở ba giống trên lần lượt là 11,3; 11,4 và 10 con; số con cai sữa/ổ là 10,6; 10,7 và 9,1 con; tuổi đẻ lứa đầu là 355;

341 và 374 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 188; 188 và 181 ngày

Tummaruk et al (2000), cho biết năng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire Thụy Điển từ 19 đàn hạt nhân bao gồm 20.275 lứa đẻ của 6989 nái thuần

từ giai đoạn 1994-1997 như sau: số con sơ sinh/ổ lần lượt là 11,61 và 11,54 con; số con sơ sinh sống/ổ là 10,94 và 10,58 con; thời gian từ cai sữa/phối giống là 5,6 và 5,4 ngày; tỷ lệ đẻ là 82,8 và 80,9%; tuổi đẻ lứa đầu là 355,6 và 368 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 167,9 và 168,3 ngày

Trang 36

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên

+ 197 lợn nái ông bà (gồm 102 nái VCN11 được phối với đực L19, 41 nái Landrace được phối với đực Yorkshire và 54 nái Yorkshire được phối với đực Landrace)

+ Lợn con của các tổ hợp lai trên từ cai sữa đến 60 ngày tuổi

3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm giống lợn Đông Mỹ thuộc Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình, trong thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016 3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1 Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản

- Tuổi đẻ lứa đầu

- Thời gian mang thai

- Số con sơ sinh/ổ

- Số con sơ sinh sống/ổ

- Số con để nuôi/ổ

- Số con cai sữa/ổ

- Khối lượng sơ sinh/ổ

- Khối lượng sơ sinh/con

- Khối lượng cai sữa/ổ

- Khối lượng cai sữa/con

- Tỷ lệ sơ sinh sống

- Tỷ lệ nuôi sống

- Thời gian cai sữa

- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ

- Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa

Trang 37

3.2.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh sản

3.2.3 Hiệu quả chuyển hóa thức ăn từ sau CS-60 ngày tuổi

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc

+ Vệ sinh thú y: Tiêm đầy đủ các loại vacxin cho lợn hậu bị, lợn nái sinh sản, lợn đực, lợn con theo quy trình phòng bệnh như sau

*Lợn hậu bị:

Sử dụng các loại chất sát trùng như vôi bột, Biocid để phun chuồng trại 2 lần/tuần Dùng đèn khò đốt khung lồng chuồng, sàn chuồng, sử dụng sút để ngâm

xử lý sàn chuồng…

Trang 38

+ Nuôi dưỡng:Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp (cho lợn nái sinh sản, nái nuôi con, thức ăn cho lợn con tập ăn đến cai sũa, thức ăn cho lợn con

từ cai sữa-60 ngày tuổi), chế độ ăn được trinh bày ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2

Bảng 3.1 Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp

Thức ăn CP

(%)

ME (kcal/kg)

Xơ thô (%)

L ys (%)

Met (%)

Ca (%)

Bảng 3.2 Khẩu phần cho từng giai đoạn của lợn

Lợn nái chờ phối Sau ngày cai sữa đến 7 ngày

Sau 7 ngày chưa động dục

3,0 2,2

Lợn nái chửa

1 đến 84 ngày 2,0 – 2,2 tùy theo thể trạng

85 – 110 ngày 2,5 – 3,0 tùy theo thể trạng

111 - 113 ngày Giảm dần từ 2,0 đến 1,5 kg

Lợn nái nuôi con

Ngày thứ nhất sau đẻ đến trước ngày cai sữa

Theo thể trạng và nhu cầu thực

60 ngày tuổi

3 - 4 ngày đầu sau cai sữa Ăn hạn chế và tăng dần

Từ ngày thứ 5 sau cai sữa Cho ăn tăng dần – đến ăn tự do

Trang 39

3.3.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

+ Năng suất sinh sản:

Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu trong sổ theo dõi giống, sổ theo dõi sinh sản và sổ phối giống của Trung tâm giống lợn Đông Mỹ- Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Tỉnh Thái Bình trong các năm 2012, 2013, 2014, 2015

Với các chỉ tiêu số lượng: đếm số lợn con sơ sinh sống, để lại nuôi và số con nuôi sống Với các chỉ tiêu khối lượng: cân xác định khối lượng bằng cân đồng hồ

có độ chính xác 0,1 kg

- Tuổi đẻ lứa đầu: là tuổi lợn nái từ khi sinh ra đến khi đẻ lứa đầu tiên

- Thời gian mang thai: được tính từ khi phối giống có chửa đến khi đẻ

- Số con sơ sinh/ổ bao gồm cả con sống và chết: đếm số con đẻ cho đến khi

- Khối lượng cai sữa/ổ là tổng khối lượng của lợn con ở thời điểm cai sữa

- Khối lượng cai sữa/con bằng khối lượng toàn ổ lúc cai sữa chia cho số con cai sữa/ổ

Trang 40

- Thời gian cai sữa (ngày tuổi): là thời gian nuôi từ khi sinh ra cho đến khi tách mẹ

- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày): thời gian chửa + thời nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa

+ Tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa (TTTA/kg LCCS)

Tiến hành theo dõi thức ăn của đàn nái từ khi chờ phối giống đến khi cai sữa lợn con Mỗi công thức theo dõi 10 ổ Các loại thức ăn theo dõi gồm:

- Thức ăn cho lợn nái mang thai (kỳ I và II);

- Thức ăn cho lợn nái nuôi con;

- Thức ăn cho lợn con giai đoạn tập ăn

TTTA/kg LCCS (kg) =

Lượng TĂ sử dụng (lợn nái + lợn con đến cai sữa)

Số kg lợn con cai sữa + Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái

- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái theo dòng nái;

- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái theo lứa đẻ;

- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái theo mùa vụ: Đông - Xuân (từ tháng

10 năm trước đến tháng 3 năm sau) và Hè - Thu (từ tháng 4 đến tháng 9)

+ Sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của đàn con lai từ cai sữa – 60 ngày tuổi

Bố trí thí nghiệm: Phân lô nuôi theo dõi, mỗi công thức 3 ổ, mỗi ổ 10 con (lặp lại 3 lần) Lần1, mỗi công thức 1 ổ, mỗi ổ 10 con, thời gian cai sữa cách nhau 2-3 ngày Lần 2, lần 3 lặp lại như lần 1

Cân thức ăn cho lợn hàng ngày Cân lợn trong các ô thí nghiệm ở các thời điểm: bắt đầu thí nghiệm (sau cai sữa) và 60 ngày tuổi

Tăng khối lượng (KL) từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (kg) = KL 60 ngày tuổi -

KL cai sữa

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (kg) = (TA sử dụng từ cai sữa đến 60 ngày tuổi)/ (Tăng KL từ cai sữa đến 60 ngày tuổi)

Ngày đăng: 24/03/2017, 23:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w