1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đề tài Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm

38 442 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 452,12 KB

Nội dung

Điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu Việt Nam là một trong những nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rấtphong phú về đa dạng sinh học và có tiềm năng to lớn v

Trang 1

MỤC LỤC

A/ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CTCP DƯỢC PHẨM IMP 2

1 THÔNG TIN TÌNH HUỐNG – CTCP DƯỢC PHẨM IMEXPHARM 2

1.1 Thông tin chung 2

1.2 Thông tin tài chính 3

2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CTCP DƯỢC PHẨM IMEXPHARM DƯỚI GIÁC ĐỘ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY 5

2.1 Phân tích thông tin phi tài chính: Tổng quan về ngành Dược Việt Nam và CTCP Dược phẩm Imexpharm 5

2.1.1 Tổng quan về ngành Dược Việt Nam 5

2.1.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm 8

2.2 Phân tích thông tin tài chính 11

2.2.1 Đặc điểm nổi bật về tài sản và nguồn vốn công ty 11

2.2.2 Độ an toàn trong cơ cấu vốn kinh doanh của công ty 15

2.2.3 Tính hợp lý trong việc kiểm soát chi phí của IMP 17

2.2.4 Khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh chính của IMP 23

2.2.5 Khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của IMP 25

2.2.6 Năng lực hoạt động tài sản của IMP 26

2.2.7 Khả năng sinh lời của IMP giai đoạn 2009 – 2012 28

TỔNG KẾT 31

B/ TÍNH CHỈ SỐ Z CHO CTCP DƯỢC PHẨM IMEXPHARM 30/9/2013 32

C/ DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ 4/2013 VÀ NĂM 2014 33

Trang 2

A/ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CTCP DƯỢC PHẨM IMEXPHARM

1 THÔNG TIN TÌNH HUỐNG – CTCP DƯỢC PHẨM IMEXPHARM 1.1 Thông tin chung

Nhóm ngành: Dược phẩm Vốn điều lệ: 167.059.500.000 đồng Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 16.705.810 cổ phần Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 16.405.950 cổ phần Lịch sử hình thành:

 Tiền thân của công ty dược Imexpharm là XN Liên hiệp dược Đồng Tháp,trực thuộc sở y tế Đồng Tháp Tháng 11/1992 XN liên hiệp dược Đồng Thápđược đổi tên thành Công ty dược phẩm Đồng Tháp, Trực thuộc UBND ĐồngTháp

 Tháng 11/1999 Công ty dược phẩm Đồng Tháp đổi tên thành Công ty dượcphẩm TW 7 trực thuộc Tổng công ty dược VN

 Tháng 07/2001, Công ty dược phẩm TW 7 chuyển thành công ty dược phẩmImexpharm với vốn điều lệ 22 tỷ đồng

 Công ty bắt đầu niêm yết với mã IMP ngày 04/12/2006 trên sàn giao dịchchứng khoán TP Hồ Chí Minh

 Cung cấp các dịch vụ hệ thống kho bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làmthuốc

 Nuôi trồng chế biến và mua bán dược liệu

 Kinh doanh ngành du lịch nghỉ dưỡng

 Đầu tư tài chính

Địa chỉ: Số 4, Đường 30/4, Phường 1, Thị xã Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: 84-(67) 385 19 41 Fax: 84-(67) 385 31 06

Email:imp@imexpharm.com

Website: http://www.imexpharm.com

Trang 3

1.2 Thông tin tài chính

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty trong 5 năm từ năm 2008 –

2012, bao gồm: (i) Bảng Cân đối kế toán; (ii) Báo cáo Kết quả kinh doanh; (iii) Báocáo lưu chuyển tiền tệ, được tóm tắt theo bảng dưới đây:

a Bảng Cân đối kế toán giai đoạn 2008 – 2012

(Đơn vị: triệu đồng)

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 547.353 566.759 497.688 527.191 398.184

I Tiền và tương đương tiền 122.127 140.281 111.007 135.040 110.881

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 6.853 3.035 3.601 12.808 25.707III Phải thu ngắn hạn 202.183 194.275 199.981 175.895 106.864

-IV Đầu tư tài chính dài hạn 29.929 33.040 33.810 37.648 39.176

II Nợ dài hạn 12.677 2.028 1.706 10.808 1.932

-B VỐN CHỦ SỞ HỮU 714.183 709.018 589.260 537.730 512.574 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 861.611 827.689 751.000 731.469 596.411

Trang 4

b Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – 2012

(Đơn vị: triệu đồng)

Doanh thu bán hàng và CCDV 819.691 777.098 766.505 663.516 569.023Các khoản giảm trừ doanh thu 1.570 733 2.511 3.439 7.178

Doanh thu thuần về BH và CCDV 818.121 776.365 763.994 660.077 561.845

Lãi/ Lỗ thuần từ HĐKD 105.099 111.018 99.297 83.152 75.129

Lợi nhuận khác -1.464 -530 -1.176 -2.624 -4.356

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 103.635 110.488 98.121 80.528 70.773

Chi phí thuế TNDN hiện hành 26.021 32.882 17.655 14.336 12.240

Lợi nhuận sau thuế TNDN 77.614 77.606 80.466 65.707 58.266

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đơn vị: VND) 5.016 5.333 6.934 5.659 4.997

c Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2008 – 2012

(Đơn vị: triệu đồng)

Các chỉ tiêu tổng hợp 2012 2011 2010 2009 2008

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 116.331 -1.981 50.851 -14.868 62.681Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT -69.507 -19.014 -26.039 12.991 31.170Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC -64.984 50.455 -48.634 25.366 -32.037Lưu chuyển tiền thuần trong năm -18.160 29.460 -23.822 23.489 61.814Tiền và tương đương tiền đầu năm 140.282 111.007 135.041 110.881 49.244

Tiền và tương đương tiền cuối năm 122.127 140.282 111.007 135.041 110.881

Trang 5

2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CTCP DƯỢC PHẨM IMEXPHARM DƯỚI GIÁC ĐỘ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY 2.1 Phân tích thông tin phi tài chính: Tổng quan về ngành Dược Việt

Nam và CTCP Dược phẩm Imexpharm 2.1.1 Tổng quan về ngành Dược Việt Nam

2.1.1.1 Nh ững điểm thuận lợi của ngành Dược Việt Nam (Strengths)

a Điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu

Việt Nam là một trong những nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rấtphong phú về đa dạng sinh học và có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc:

Sự đa dạng về chủng loại cây thuốc: Theo số liệu báo cáo của Hội nghị phát

triển dược liệu và sản phẩm thuốc quốc gia tại Bình Dương năm 2010 đã ghi nhận3.948 loài thực vật, nấm lớn có công dụng làm thuốc Trong đó có hơn 200 loài đãđược giới thiệu và cho khai thác, cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuấtkhẩu (mỗi năm khai thác từ 10.000 – 20.000 tấn dược liệu các loại)

Vùng phân bố rộng: Các loài cây thuốc được phân bố rộng khắp trên toàn lãnh

thổ đất nước, trải dài trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp, 9 vùng sinh thái lâmnghiệp, từ khí hậu nhiệt đới núi cao đến vùng trung du phía Bắc, đồng bằng sôngHồng, Bắc Trung Bộ, vùng núi cao Tây Nguyên, Nam Bộ và đồng bằng sông CửuLong

b Sự ưu tiên và chú trọng phát triển của Nhà nước

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo xây dựng Ngành Dược Việt Namphát triển một cách bền vững, đảm bảo cung ứng nguồn thuốc phòng bệnh, chữabệnh cho nhân dân Phát triển Ngành Dược Việt Nam đúng hướng là một yếu tốquan trọng để đảm bảo an ninh y tế và an sinh xã hội trong giai đoạn trước mắt cũngnhư về lâu dài

Chính phủ đang khuyến khích gia tăng sản xuất dược phẩm trong nước, đặcbiệt là chính sách thuốc generic Các nhà máy dược phẩm đăng ký và sản xuất đểlưu hành thuốc generic tại Việt Nam được hưởng các chính sách ưu đãi về vay vốn,thuê đất và nộp thuế Thuốc generic sản xuất tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tếquy định được ưu tiên sử dụng trong các cơ sở y tế công lập, trong việc đấu thầumua thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí bảo hiểm y tế và cácchương trình y tế quốc gia Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhâncung ứng và sử dụng thuốc generic

c Ngành ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế

Dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tếnhất

Trang 6

Mặc dù công nghiệp dược trên thế giới tăng trưởng chậm lại trong 2 năm gầnđây, công nghiệp dược ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam vẫn có thểđạt tốc độ tăng trưởng 12% - 15% trong giai đoạn 2009 – 2012.

2.1.1.2 Nh ững điểm hạn chế của ngành Dược Việt Nam (Weaknesses)

a Thiếu cung nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước

Ngành dược ở Việt Nam mới tập trung vào công nghiệp bào chế thuốc trongkhi không xây dựng được ngành sản xuất nguyên liệu Hiện nay, nguồn nguyên liệucho sản xuất thuốc trong nước vẫn phải nhập khẩu đến 90% Cả nước mới chỉ cómột cơ sở sản xuất kháng sinh nguyên liệu Amoxcyllin và Ampicillin, chiếmkhoảng 1% giá trị sản xuất thuốc và 0,3% giá trị tiêu dùng thuốc ở Việt Nam

Tình trạng thiếu cung nguyên liệu sản xuất trong nước vẫn không được khắcphục khi tốc độ tăng trưởng của nguyên liệu nhập khẩu hàng năm vẫn tăng nhanhhơn tốc độ tăng của thuốc sản xuất Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn dược liệunước ngoài khiến cho giá thuốc trong nước luôn chịu tác động từ biến động giá củathế giới và tỷ giá giữa VND và ngoại tệ

b Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu

Theo số liệu thống kê vào tháng 6 năm 2009 của Cục Quản lý Dược, toànquốc đang có 13.928 dược sĩ đại học và trên đại học, 29.785 dược sĩ trung học,32.699 dược tá Như vậy, tỷ lệ dược sĩ tại Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ trên 1vạn dân

Tuy nhiên, số dược sĩ này phân bố không đồng đều mà tập trung 52% tại haithành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, riêng 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồngbằng sông Cửu Long đã chiếm 2/3 số lượng dược sĩ đại học, khiến cho các tỉnhmiền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu cán bộ dược trầm trọng

Hơn nữa, trình độ nhân viên ngành dược thấp và ít kinh nghiệm thực tế Cácdược sĩ có bằng sau đại học và trình độ Tiếng Anh tốt rất hiếm, đây là một hạn chếlớn trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển

c Thuốc giả chiếm một phần lớn trên thị trường tiêu thụ

Theo báo cáo của Interpol năm 2008, số lượng mẫu thuốc giả phát hiện tạiViệt Nam rất cao (406 mẫu), đứng thứ hai – so với các nước trong khu vực ĐôngNam Á Do lợi nhuận từ thuốc giả, thuốc kém phẩm chất cao và người tiêu dùngViệt Nam vẫn chưa có thói quen mua thuốc theo đơn của bác sĩ nên nạn thuốc giả

và thuốc kém chất lượng vẫn hoành hành Bên cạnh đó, hệ thống kiểm tra chấtlượng thuốc đầu vào vẫn chưa có đủ quy mô và trang thiết bị cần thiết để kiểm tra

do công nghệ làm thuốc giả ngày càng tinh vi Thuốc giả không chỉ xuất hiện ởnhững vùng sâu, vùng xa mà còn tập trung ở những thành phố lớn đông dân cư và

có sức tiêu thụ lớn Nhóm thuốc kháng sinh và thuốc Đông dược đang bị làm giảnhiều nhất

Trang 7

d Hệ thống phân phối chưa có sự chuyên nghiệp

Hoạt động của phần lớn doanh nghiệp dược trong nước còn dựa vào cơ chế ưuđãi của Nhà nước như độc quyền nhập khẩu, hay được giao phụ trách và khai tháccác chương trình quốc gia hay của địa phương Trong khi các công ty cấp tỉnh chủyếu phân phối các mặt hàng dược phẩm trong địa bàn, nên mặt hàng không có nhiều

sự đa dạng, lợi nhuận thấp

Hệ thống phân phối của các công ty dược Việt Nam còn chồng chéo, tranhgiành thị trường, mua bán lòng vòng của nhiều doanh nghiệp dược trong nước

2.1.1.3 Nh ững cơ hội cho các công ty trong ngành Dược Việt Nam

(Opportunities)

a Nhu cầu về nguyên phụ liệu và thuốc thành phẩm của Việt Nam khá lớn

Trong những năm gần đây, chi tiêu của người dân Việt Nam cho dịch vụ y tế,đặc biệt cho dược phẩm ngày càng gia tăng Nếu như năm 1998, chi tiêu cho tiềnthuốc theo đầu người mới chỉ đạt 5,5 USD/người thì năm 2008 con số này đã lênmức 16,45 USD/người, tăng gấp 3 lần so với năm 1998 Nếu so sánh với phần thunhập tăng thêm thì cứ 1 USD thu nhập tăng thêm, người Việt Nam trích khoảng 1%cho chi tiêu dược phẩm

Với lợi thế về dân số đông và trẻ, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ tiềmnăng đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như đa quốc gia Dân sốViệt Nam dự báo sẽ đạt 93 triệu người vào năm 2015 Việc gia tăng dân số cùng vớităng trưởng thu nhập sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dược phẩm

b Thị trường nội địa có nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết

Phần lớn người Việt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, cónhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường

Người tiêu dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏengày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe Bêncạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh như một nhu cầu thiết yếu thì các loại thuốc cótác dụng bồi bổ sức khỏe như vitamin hay các loại thuốc tăng cường sức khỏe khác

sẽ được sử dụng nhiều hơn

Ngành công nghiệp tân dược nội địa rất nhỏ bé Hiện nay các công ty dượctrong nước mới chỉ sản xuất được 40% giá trị thuốc sử dụng trong nước

c Hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành Dược Việt Nam

Việc gia nhập WTO trong ngắn hạn sẽ tác động bất lợi tới các doanh nghiệpdược nhỏ trong nước Tuy nhiên, trong dài hạn, tham gia WTO sẽ thúc đẩy các công

ty dược nội địa nâng cao công nghệ, quy mô vốn, thúc đẩy hoạt động nghiên cứusản phẩm mới để có thể cạnh tranh được với các công ty dược của nước ngoài.Đồng thời việc Việt Nam gia nhập WTO cũng góp phần nâng cao vị thế của ngành

Trang 8

dược Việt Nam thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ với các nước cóngành công nghiệp dược phát triển và tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụngđược những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý.

2.1.1.4 Nh ững thách thức cho các công ty trong ngành Dược Việt Nam

(Threats)

a Gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế

Xét riêng về tân dược, trong số 174 cơ sở sản xuất tân dược, mới chỉ có 59 cơ

sở đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc), 115 cơ sở chưa đạt GMP Vìvậy, các doanh nghiệp hiện nay đang nâng cấp các dây chuyền hiện đại theo tiêuchuẩn quốc tế, vì chỉ có tập trung đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp dây chuyền sảnxuất thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranhngày càng khốc liệt

Tuy nhiên, để đáp ứng được các tiêu chuẩn này cần phải cải tiến thiết bị côngnghệ với chi phí khá cao Bình quân đầu tư cho một dây chuyền sản xuất thuốc đảmbảo chất lượng khoảng 30 đến 35 tỷ tùy theo quy mô của nhà máy, đầu tư một haynhiều dây chuyền thì chi phí có thể tăng cao hơn Hơn nữa, chi phí để nghiên cứu vàsản xuất ra 1 loại thuốc mới đặc trị mất khoảng 13 năm với chi phí khoảng 8000triệu đô

b Chịu cạnh tranh lớn từ các sản phẩm nước ngoài

Do tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam nên những năm qua thịphần nội địa vẫn bị hàng ngoại nhập chiếm ưu thế Thị trường thuốc Việt Nam chỉchiếm 50% tổng số thuốc được tiêu thụ, trong khi ngành dược Việt Nam nhậpkhoảng 90% các nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất

Những tập đoàn dược có tên tuổi lớn như Sanofi-Aventis (Pháp), GSK (Anh),Servier (Pháp), Pfizer (Mỹ),… đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếm lĩnhthị trường cho phân khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhập sâu hơn nữa phânkhúc thuốc phổ thông

Hơn nữa, gia nhập WTO, Việt Nam phải cắt bỏ việc bảo hộ từ Chính phủ.Điều này sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh trong ngành dược từ phía công ty nướcngoài

2.1.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm

2.1.2.1 Nh ững điểm thuận lợi của CTCP Dược phẩm Imexpharm

(Strengths)

Ngoài những điểm thuận lợi của ngành Dược Việt Nam, Imexpharm còn cónhững điểm mạnh riêng:

Sản xuất các loại thuốc tân dược luôn là thế mạnh truyền thống củaImexpharm Các loại thuốc tân dược do công ty sản xuất gồm: Các loại thuốc kháng

Trang 9

sinh, các loại thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc đặc trị, thuốc chống

dị ứng và các loại thực phẩm chức năng

IMP là công ty đầu tiên tại Việt Nam sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP –ASEAN, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP – ASEAN, hệ thống kho theo tiêuchuẩn GSP – ASEAN Bên cạnh đó, phòng kiểm nghiệm sản phẩm của công tyđược trang bị các thiết bị kiểm nghiệm tiên tiến như: máy quang phổ hồng ngoại(Mỹ), máy thử độ mài mòn – Pharmartest (Đức), máy quang phổ (Anh), máy xácđịnh độ tan rã (Đức), máy ký sắc lỏng (Thụy Sĩ), đáp ứng đầy đủ cho nhu cầukiểm nghiệm phục vụ cho việc sản xuất và bảo đảm chất lượng thuốc đạt các tiêuchuẩn quốc tế

Hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP – WHO với trang bị phương tiện bảo quảnđáp ứng tốt nhu cầu bảo quản, tồn trữ dược liệu và thuốc thành phẩm nhằm đảmbảo, duy trì chất lượng sản phẩm

Công ty là đơn vị đầu tiên trong nước sản xuất hàng nhượng quyền kể từ năm

1999 Với hệ thống nhà máy sản xuất Betalactam và Non-Betalactam đạt tiêu chuẩnGMP – WHO, công ty đã nhận được nhiều hợp đồng nhượng quyền cho các năm từ

2008 – 2012 của các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới như Sanofi Aventis,GSK (Glaxco Smith Kline), Pharmasiencie, Innotech và Robinson

2.1.2.2 Nh ững điểm hạn chế của CTCP Dược phẩm Imexpharm

Hệ thống phân phối của IMP chủ yếu dựa vào các nhà phân phối trung gian làcác công ty dược địa phương Hiện nay, công ty mới chỉ có 7 chi nhánh và các đại

lý tại thị trường chính – khu vực đồng bằng sông Cửu Long, và chỉ có một chinhánh tại Hà Nội là đại diện cho công ty tại miền Bắc nên đóng góp doanh thu từ thịtrường này còn thấp

Trong cơ cấu giá thành sản xuất của IMP, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệkhá cao, gần 60% tổng chi phí IMP phải nhập khẩu gần như 100% nguồn nguyênliệu phục vụ cho sản xuất, chủ yếu là nhóm nguyên liệu sản xuất thuốc kháng sinh,

Trang 10

thuốc giảm đau hạ sốt và vitamin Do đó, công ty khó chủ động kiểm soát giá thànhsản phẩm.

2.1.2.3 Nh ững cơ hội của CTCP Dược phẩm Imexpharm (Opportunities)

Ngoài những cơ hội chung cho các công ty trong ngành Dược, Imexpharm cónhiều cơ hội cho riêng công ty để phát triển:

Thông qua việc sản xuất nhượng quyền, công ty tích lũy kinh nghiệm vềphương cách quản lý, quy trình sản xuất và tạo dựng được đội ngũ nhân viên lànhnghề đáp ứng được các yêu cầu trong thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu(GMP – EU) Bên cạnh đó, IMP có cơ hội tiếp nhận máy móc và thiết bị sản xuấthiện đại, nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất

Ngành dược phẩm chưa có những đại gia thực sự lớn chi phối, chiếm thị phầnlớn Miếng bánh của ngành vẫn được chia phần cho nhiều doanh nghiệp Do đó,được đánh giá là một trong những thương hiệu mạnh, IMP có nhiều cơ hội để mởrộng thị phần nhờ vào việc cải thiện hệ thống phân phối trong nước

2.1.2.4 Nh ững thách thức đối với CTCP Dược phẩm Imexpharm (Threats)

Gồm những thách thức đối với ngành Dược Việt Nam Bên cạnh đó, công tycòn gặp phải thách thức từ sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành: Các công tycùng ngành cũng đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm, làm tăng tính cạnhtranh trong ngành dược Từ đó, đòi hỏi công ty cũng phải cải tiến để phù hợp với xuthế phát triển mới

Trang 11

2.2 Phân tích thông tin tài chính 2.2.1 Đặc điểm nổi bật về tài sản và nguồn vốn công ty

a Phân tích bi ến động tài sản của IMP qua 5 năm (2008 – 2012)

(Đơn vị: %)

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 63,53 68,47 66,27 72,07 66,76

I Tiền và các khoản tương đương tiền 14,17 16,95 14,78 18,46 18,59

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0,80 0,37 0,48 1,75 4,31III Các khoản phải thu ngắn hạn 23,47 23,47 26,63 24,05 17,92

 V ề các khoản mục trong tài sản ngắn hạn:

- Các khoản mục trong tài sản ngắn hạn cũng biến động không theo một xuhướng nhất định qua các năm

- Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tàisản ngắn hạn Hai khoản mục này xấp xỉ nhau, đều chiếm khoảng 1/4 tổng tàisản và khoảng 1/3 tài sản ngắn hạn

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọngthấp và có xu hướng giảm dần: 2 năm gần nhất là 2011 và 2012, tỷ trọng của 2khoản mục này trên tổng tài sản đều dưới 1%

 V ề các khoản mục trong tài sản dài hạn:

Trang 12

- Tỷ trọng tài sản cố định tăng giảm qua từng năm, đến năm 2012, tỷ trọng nàytăng lên 31,31% và cao hơn so với các năm trước đó.

- Công ty không có bất động sản đầu tư

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác thấp, giảm dần từ

3 Người mua trả tiền trước 1,13 2,12 2,90 6,37 0,05

4 Thuế và các khoản phải nộp NN 0,75 1,56 1,23 3,15 2,20

5 Phải trả người lao động 2,24 2,01 1,14 0,91 0,96

8 LNST chưa phân phối 6,93 8,35 10,71 7,89 7,40

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Trang 13

Nh ận xét:

T ỷ trọng nợ phải trả tương đối thấp: ngoại trừ hai năm là 2009 và 2010, tỷ

trọng này trên 20%, các năm còn lại tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn đều

dưới 20% Trong đó:

- Nợ ngắn hạn là chủ yếu và biến động tăng giảm qua từng năm

- Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp (dưới 1,5%) nhưng có xu hướng tăng dần từ

2010 – 2012

- Các khoản nợ vay chính thức chiếm tỷ trọng thấp, năm 2012 công ty không có

nợ vay ngắn và dài hạn Do đó, công ty ít chịu gánh nặng về chi phí lãi vay

T ỷ trọng vốn chủ sở hữu cao, xấp xỉ 4/5 tổng nguồn vốn.

c Phân tích bi ến động tài sản qua 2 năm gần nhất

BẢNG KÊ PHÂN TÍCH TÀI SẢN

TÀI SẢN

cơ cấu (%)

Giá trị (tr.đ) %

Giá trị (tr.đ) %

Giá trị (tr.đ) %

B TÀI SẢN DÀI HẠN 314.258 36,47 260.930 31,53 53.328 20,44 4,94

I Tài sản cố định 269.738 31,31 213.030 25,74 56.708 26,62 5,57TSCĐ hữu hình 187.206 21,73 150.428 18,17 36.778 24,45 3,56

Trang 14

 V ề tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn tăng tương đối lớn (20,44%, tương ứng với 53.328 triệu đồng),trong đó, chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản cố định Tài sản cố định tăng 56.708triệu đồng (26,62%) Ngược lại, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khácgiảm nhưng không đáng kể

d Phân tích bi ến động nguồn vốn qua 2 năm gần nhất

BẢNG KÊ PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN

NGUỒN VỐN

C.lệch

cơ cấu (%)

Giá trị (tr.đ) %

Giá trị (tr.đ) %

Giá trị (tr.đ) %

A NỢ PHẢI TRẢ 147.428 17,11 118.671 14,34 28.757 24,23 2,77

I Nợ ngắn hạn 134.751 15,64 116.644 14,09 18.107 15,52 1,55Vay và nợ ngắn hạn 0 0,00 3.500 0,42 -3.500 -100 -0,42

II Nợ dài hạn 12.677 1,47 2.028 0,25 10.649 525,1 1,22Vay và nợ dài hạn

B VỐN CHỦ SỞ HỮU 714.183 82,89 709.018 85,66 5.165 0,73 -2,77

I Vốn chủ sở hữu 714.183 82,89 709.018 85,66 5.165 0,73 -2,77Vốn đầu tư của chủ sở hữu 167.058 19,39 152.145 18,38 14.913 9,8 1,01LNST chưa phân phối 59.716 6,93 69.106 8,35 -9.390 -13,59 -1,42

II Nguồn k/phí & quỹ khác

TỔNG NGUỒN VỐN 861.611 100 827.689 100 33.922 4,1 0,00

Nh ận xét:

Cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng, trong đó, nợ phải trả tăng mạnhhơn so với sự tăng lên của vốn chủ sở hữu Cụ thể:

Trang 15

N ợ phải trả của công ty tăng 24,23% (28.757 triệu đồng) Trong đó, nợ ngắn

hạn tăng 15,52% (18.107 triệu đồng), nợ dài hạn tăng mạnh gấp 6 lần năm 2011 (nợdài hạn tăng 525,1%, tương ứng 10.649 triệu đồng) Tuy nhiên, vay nợ chính thứccủa công ty lại giảm, năm 2012 công ty không có nợ vay cả ngắn và dài hạn, do đó,công ty không phải chịu áp lực trả lãi vay Thay vào đó, nợ phải trả tăng chủ yếu dohai khoản mục: (i) Phải trả người bán tăng gần gấp 3 lần so với cuối năm 2011, (ii)công ty trích lập quỹ Phát triển khoa học công nghệ 11,5 tỷ đồng

V ốn chủ sở hữu tăng nhẹ 0,73% tương ứng với 5.165 triệu đồng.

2.2.2 Độ an toàn trong cơ cấu vốn kinh doanh của công ty

a V ốn lưu động thường xuyên của IMP qua các năm 2008 – 2012

TS ngắn hạn (tr.đ) 547.353 566.759 497.688 527.191 398.184

TS dài hạn (tr.đ) 314.258 260.930 253.313 204.278 198.227

Nợ ngắn hạn (tr.đ) 134.751 116.644 160.035 182.931 81.905Vốn thường xuyên (tr.đ) 726.860 711.045 590.966 548.538 514.506VLĐTX (tr.đ) 412.602 450.115 337.653 344.260 316.279

Tuy nhiên, tỷ trọng vốn lưu động thường xuyên trên tài sản ngắn hạn tươngđối lớn, trên 65% , thậm chí xấp xỉ 80% vào 2 năm gần đây là 2011 và 2012 Nhưvậy, mặc dù đạt được sự an toàn cao về thời hạn nhưng công ty nên cân nhắc tỷ lệtối ưu hay khe hở tối ưu để có được mức sinh lời hiệu quả

Trang 16

b H ệ số VCSH và hệ số nợ của IMP qua các năm 2008 – 2012

T ỷ trọng nợ phải trả tương đối thấp: ngoại trừ hai năm là 2009 và 2010, tỷ

trọng này trên 20%, các năm còn lại tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn đềudưới 20% Trong đó, chủ yếu là nợ ngắn hạn và các khoản nợ vay chính thức chiếm

tỷ trọng thấp, năm 2012 công ty không có nợ vay ngắn và dài hạn Do đó, công ty ítchịu gánh nặng về chi phí lãi vay

T ỷ trọng vốn chủ sở hữu cao, xấp xỉ 4/5 tổng nguồn vốn.

Những thông tin trên cho thấy, công ty có hệ số nợ thấp, cơ cấu vốn kinhdoanh an toàn hay mức độ tự chủ của chủ sở hữu cao

Trang 17

2.2.3 Tính hợp lý trong việc kiểm soát chi phí của IMP từ 2008 – 2012

a Báo cáo khuynh hướng về kết quả kinh doanh của IMP

(Đơn vị: %)

1 Doanh thu bán hàng và CCDV 144 137 135 117 100

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 22 10 35 48 100

3 Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 146 138 136 117 100

15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 146 156 139 114 100

Nh ận xét:

Giai đoạn 2008 – 2012, nền kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều biến động, chịuảnh hưởng sâu sắc của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu Tốc độtăng trưởng GDP từ 6,3% năm 2008 xuống còn 5,2% năm 2012; tốc độ tăng trưởng

bình quân 5 năm đạt 5,9%/năm là mức thấp nhất trong thập kỷ qua Tuy nhiên,

riêng ngành Dược, là ngành ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, vẫn duy trì

được tốc độ tăng trưởng doanh thu khá ổn định, từ 13% - 18%/năm; doanh thu tiêu

thụ toàn thị trường của ngành Dược tăng 71% từ 1,4 tỷ USD năm 2008 lên 2,4 tỷUSD năm 2012, tiêu thụ thuốc bình quân đầu người 16,45 USD/ người năm 2008lên 27,5 USD năm 2012

Như vậy, so với sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008 –

2012, Imexpharm vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao: doanh thuthuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng đều từ 2008 – 2012, mức tăngtrưởng bình quân mỗi năm là 16% Nếu lấy năm 2007 là năm trước nhiệm kỳ 2008– 2012 để so sánh thì tổng doanh thu bằng 180% năm 2007.Sự tăng trưởng doanhthu này có được một phần là nhờ vào dự án nhà máy Cephalosporin Bình Dương

Trang 18

bắt đầu khởi công từ năm 2008, đưa vào hoạt động cuối năm 2010, với tổng vốnđầu tư 113 tỷ đồng từ nguồn vốn phát hành Dự án này là niềm tự hào của IMP,được trang bị hệ thống xử lý không khí hiện đại nhất khu vực châu Á Thái BìnhDương, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về bảo vệ môi trường trong sảnxuất dược phẩm, và dây chuyền sản xuất thuốc tiêm gần như hoàn toàn tự động,khép kín dựa trên tiêu chuẩn GMP châu Âu Dự án ra đời từ những nghiên cứu đángtin cậy về thị trường thuốc kháng sinh tiêm, về diễn biến bệnh tật tại Việt Nam và

xu hướng điều trị, đồng thời nằm trong chiến lược cung cấp những giải pháp điều trịhiệu quả với giá cả hợp lý thay thế thuốc ngoại nhập Các dòng thuốc tiêm sản xuấttại nhà máy đã chứng minh được hiệu quả trong điều trị, được giới chuyên môn tindùng Năm 2012, nhà máy này đã đóng góp 25,6% doanh thu và 14,8% lợi nhuậncho toàn công ty, trong đó riêng dây chuyền thuốc tiêm đóng góp 7% doanh thu và4,1% lợi nhuận Bên cạnh đó, IMP cũng đã thành công trong chường trình đưa sảnphẩm vào hệ điều trị cả nước, doanh thu hệ điều trị tăng trưởng tốt, đạt trên 50%tổng doanh thu năm 2009 và trên 60% năm 2010 và 2011, cho thấy cơ cấu doanhthu đang phát triển đúng theo xu thế chung là tăng tỷ lệ thuốc kê toa nhằm đáp ứngnhu cầu cần thiết cho hệ điều trị

Giá vốn hàng bán của Imexpharm có sự biến động gần như doanh thu thuần,tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng của chỉ tiêu này luôn ở mức thấp hơn tốc

độ tăng của doanh thu, được thể hiện qua đồ thị xu hướng thay đổi của doanh thuthuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp dưới đây:

Đồ thị xu hướng thay đổi của DT thuần, Giá vốn hàng bán và Lợi nhuận gộp

Đồ thị cho thấy, trong hầu hết các năm, công ty đã kiểm soát hợp lý chi phítrực tiếp khiến cho tốc độ tăng của giá vốn hàng bán mặc dù có xu hướng tăngnhưng luôn ở mức thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần Điều này đem lại sựtăng trưởng về lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm

Trang 19

Chi phí bán hàng tăng từ 2008 – 2012 với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng củadoanh thu thuần Tuy nhiên, đây là giai đoạn ghi dấu việc cấu trúc mạnh mẽ danhmục sản phẩm của Imexpharm, giảm hoặc ngừng phân phối hàng nhập khẩu vàhàng mua bán, giảm sản xuất những nhóm sản phẩm hiệu quả thấp, sản phẩm gầnhết dòng đời Từ đó công ty tập trung nguồn lực để không ngừng phát triển hàng tựsản xuất và phân phối, phát triển danh mục sản phẩm chủ lực có sức tiêu thụ lớn,giá trị cao, đồng thời cũng cho ra đời nhiều dòng sản phẩm mới thị trường đang cónhu cầu Chính điều này đòi hỏi công ty phải cải thiện và mở rộng hệ thống phânphối còn yếu, tăng cường đội ngũ bán hàng cũng như tăng cường các hoạt động tiếpthị, quảng bá, nghiên cứu thị trường nhằm giới thiệu sản phẩm và thương hiệuImexpharm đến cộng đồng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh trong giai đoạn này với tốc độ tănglớn hơn nhiều so với sự tăng trưởng doanh thu Chi phí quản lý năm 2012 bằng245% so với năm 2008 Nguyên nhân là do chi phí nhân công tăng vì điều chỉnhlương cơ bản toàn công ty theo quy định của Nhà nước và các khoản bảo hiểm tăngthêm đi kèm, đặc biệt, năm 2012 công ty thực hiện trích quỹ Phát triển khoa họccông nghệ 11,5 tỷ đồng

b Báo cáo k ết quả kinh doanh đồng quy mô của IMP

Ngày đăng: 24/03/2017, 18:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w