1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đề tài Giải pháp Marketing-mix cho Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc

84 393 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, lĩnh vực chứa đựng sự cạnh tranh gay gắt, Công ty CP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc ý thức

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động, đặc biệt là xu thế cạnh tranh

ngày càng khốc liệt, marketing được coi là một trong những công cụ không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giúp doanh nghiệp tạo lập uy

tín và vị thế vững chắc trước đối thủ

Marketing- mix là thành tố cơ bản nhất trong hoạt động marketing Đó là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thích ứng với biến động thị trường Các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến giữ vai trò quan trọng, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, lĩnh vực chứa đựng sự cạnh tranh gay gắt, Công ty CP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc ý thức được tầm quan trọng then chốt của hoạt động marketing, đặc biệt là marketing mix Do vậy, Công ty rất chú trọng vào công tác này nhằm tìm ra những đường hướng, chiến lược kinh doanh đúng đắn, tạo ra những lợi thế cạnh tranh bền vững để duy trì vị trí của người đứng đầu trên thị trường bánh kẹo, thực phẩm chế biến

- Phần 1: Phân tích các nhân tố môi trường Marketing ảnh hưởng đến hoạt

động Marketing của Kinh Đô

- Phần 2: Các giải pháp Marketing mix cho Công ty Cổ phần Chế biến Thực

phẩm Kinh Đô miền Bắc

Trang 2

1.2.2 Các yếu tố tác động đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh bánh kẹo

1.2.2.1 Vốn

Hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng đang dao động ở mức khá cao từ 13-19%, và mức lãi suất này khó có thể giảm xuống do tác động của cả yếu tố liên quan đến quy định nghiêm ngặt của NHNN nhằm đảm bảo tính an toàn của hệ thống ngân hàng và các yếu tố khách quan khác Do đó, đa số các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp sản xuất bán kẹo đều rơi vào tình trạng thiếu vốn Vì thế các doanh nghiệp có tiềm năng về vốn, hoạt động hiệu quả sẽ trụ vững

và vượt qua giai đoạn khó khăn này, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thiếu vốn, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ có nguy cơ bị đào thải

1.2.2.2 Công nghệ

Công nghệ là yếu tố then chốt quyết định chất lượng cũng như sản lượng của các doanh nghiệp bánh kẹo tại Việt Nam Hiện nay, dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của hầu hết các doanh nghiệp lớn khá hiện đại và đồng đều, được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn Quốc), công nghệ bánh quy (Đan Mạch, Anh, Nhật), công nghệ sản xuất bánh Cracker, bánh mì… Còn các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, doanh nghiệp nhỏ thì dây chuyền sản xuất còn thiếu thốn và lạc hậu, không đảm bảo sản lượng, chất lượng đồng đều cũng như ATTP cho các mặt hàng bánh kẹo sản xuất ra

1.2.2.3 Nhân sự

Nhân sự trong ngành bánh kẹo được chia làm hai nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất là công nhân (lao động đơn giản): Nhóm này chiếm số lượng lớn trong doanh nghiệp, đây đa phần là lao động thủ công, không yêu cầu trình độ cao

Do vậy, doanh nghiệp bánh kẹo trong nước dễ thu hút được một nguồn nhân công dồi dào với chi phí nhân công thấp trung bình mức lương của nhóm này hiện tại từ

Trang 3

1,8 đến 2,5 triệu đồng/tháng Chi phí nhân công thường được điều chỉnh hàng năm tùy thuộc vào lạm phát và mức tăng trưởng của từng doanh nghiệp sản xuất Và số lượng nhân công nhóm này cũng thay đổi theo mùa vụ Nhu cầu của các doanh nghiệp về nhóm này vào mùa vụ Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán là rất lớn, do

đó việc cạnh tranh thu hút lao động trong những giai đoạn này diễn ra rất quyết liệt Nhóm thứ hai là những người quản lý và lao động kỹ thuật: Nhóm này chiếm số lượng nhỏ nhưng rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, đây

là nhũng người có trình độ kĩ thuật, trình độ quản lý điều hàng cao Do đó các doanh nghiệp thường mong muốn giữ chân họ và mức lương trả cho nhóm này cao hơn nhiều so với công nhân, thường từ 4 đến 10 triệu đồng/ tháng đối với lao động

kỹ thuật và nhân viên, còn quản lý cấp cao thường từ 20 triệu đồng/ tháng trở lên

Số lượng nhóm này thường được duy trì ổn định, việc cạnh tranh, thu hút thâm chí lôi kéo lao động nhóm này thường xuyên diễn ra giữa các doanh nghiệp lớn

1.2.2.4 Trình độ quản lý

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, doanh nghiệp nào có trình độ quản lý cao sẽ tồn tại và phát triển, doanh nghiệp quản lý yếu kém sẽ tụt lùi và đào thải Hiện nay, các doanh nghiệp đều hiểu rõ vấn đề này và tìm cách thu hút nhân tài đặc biệt là các vị trí quản lý cao cấp bằng mức lương và chế độ đãi ngộ hậu hĩnh Nhiều vị trí quan trọng được giao cho các nhân sự đến từ nước ngoài, có các bằng cấp và kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia Ngoài ra, các Công ty cũng chú trọng đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, ứng dụng các quy trình quản lý nhân sự, kỹ thuật của các nước tiên tiến để nâng cao năng lực cho chính doanh nghiệp mình

1.2.3 Các yếu tố môi trường kinh doanh

1.1.3.1 Chính trị, luật pháp

Theo kết quả điều tra gần đây của Công ty TV Plus, sau 1 năm Bộ công thương phát động chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã có trên 58% người tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt, trong khi trước đây con số này chỉ dừng ở mức khoảng trên 23% (theo thống kê của Tập đoàn Grey - Mỹ)1 Điều này

1 Công ty TV Plus, Điều tra xu hướng tiêu dùng sau cuộc phát động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, 2008

Trang 4

cho thấy những chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với các doanh nghiệp đã

có tác dụng tốt Người tiêu dùng trong nước đã dần nhận thức đúng đắn về khả năng sản xuất, kinh doanh của Công ty Việt Nam Tâm lý sính ngoại của một bộ phận người tiêu dùng đã có sự thay đổi, phong cách tiêu dùng mới từng bước được hình thành Điều này cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm bánh kẹo của các doanh nghiệp trong nước

Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh An toàn thực phẩm cũng ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo, bị ảnh hưởng nhiều nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, doanh nghiệp nhỏ vì công nghệ, trang thiết

bị của nhóm này thường lạc hậu, thiếu thốn và nhóm này hầu như không áp dụng được các tiêu chuẩn ISO, TQM vào sản xuất

Ngoài ra, các quy định về kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, bao bì nhãn mác, các quy định về xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, hạn ngạch… cũng tác động đến các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo

1.1.3.2 Thuế

Thuế là yếu tố tác động lớn đến quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việc tăng hay giảm thuế ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm Thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu…làm ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả và lợi nhuận của doanh nghiệp

1.1.3.3 Giá nguyên vật liệu

Trong giá thành sản xuất bánh kẹo thì giá nguyên vật liệu chiếm tới 70% tỷ trọng Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (một phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo

1.2.3.4 Cạnh tranh

- Chất lượng: Chất lượng bánh kẹo trong nước hiện nay không hề thua kém

so với sản phẩm nhập khẩu, thậm chí có mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị với người tiêu dùng trong nước hơn Các doanh nghiệp cũng trang bị dây chuyền

Trang 5

thiết bị hiện đại nhập từ Nhật và châu Âu, sử dụng nguyên liệu bơ, sữa nhập khẩu từ New Zealand, Đan Mạch, Hà Lan… Đồng thời các doanh nghiệp còn áp dụng hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 9001-2010, TQM vào quá trình sản xuất nên đã đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng cho thị trường trong nước và xuất khẩu

- Chủng loại: Các sản phẩm bánh kẹo trên thị trường hiện nay rất phong

phú, đa dạng, có thể phân chia thành các nhóm chính: Bánh tươi, Bánh bông lan, Bánh qui ròn (Cracker), Bánh quế, Bánh Snack, Kẹo mềm, Kẹo cứng, Kẹo có nhân Mỗi nhóm lại bao gồm rất nhiều sản phẩm với trọng lượng, mẫu mã, mùi

vị khác nhau đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong nước và nước ngoài Trên thị trường việc chạy đua về chủng loại sản phẩm giữa các doanh nghiệp diễn ra rất nhanh, khi doanh nghiệp này ra dòng sản phẩm mới thì ngay lập tức doanh nghiệp khác cũng cho ra dòng sản phẩm mới tương tự Các sản phẩm cũng được phân theo cơ cấu mùa vụ: Bánh kẹo phục vụ nhu cầu hàng ngày, Sản phẩm phục vụ Tết Trung Thu, Sản phẩm phục vụ Tết Nguyên Đán Ngoài ra còn

có sản phẩm phục vụ theo lứa tuổi: Sản phẩm bánh kẹo cho trẻ em, người lớn

- Giá cả của mặt hàng bánh kẹo: Đa phần các sản phẩm trong nước đều có

giá thấp hơn các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu (chính ngạch) từ 10% - 20%.2 Giá cả bánh kẹo phụ thuộc tới 70% vào giá nguyên vật liệu, bao gồm các nguyên liệu chính là bột mì và đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu chủ yếu là bột mì và đường chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành nên sự biến động giá hai mặt hàng này trên thị trường thế giới cùng sự biến động tỷ giá đồng đô la Mỹ sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo

1.2.3.5 Khách hàng

Khách hàng là nhân tố quyết định tới việc tồn tại và phát triển đối với mỗi sản phẩm và mỗi doanh nghiệp Khách hàng của ngành bánh kẹo được chia ra nhiều nhóm đối tượng như: Độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, mức thu nhập…Do đó các

2 Công ty CP Chứng khoán Trí Việt, Báo cáo ngành bánh kẹo, 2010, Tr 2

Trang 6

doanh nghiệp cần phải xác định đúng đối tượng để có giải pháp về cơ cấu sản phẩm, chủng loại, chất lượng, giá cả và phương thức xúc tiến hợp lý nhất

Các tiêu chí khách hàng quan tâm khi chọn mua các sản phẩm bánh kẹo là giá

cả, chất lượng – độ an toàn, hình thức, sự tiện lợi, uy tín thương hiệu

Hiện nay, vấn đề lạm phát khiến người dân ngày càng thắt chặt chi tiêu, và điều này có ảnh hưởng khá lớn tới việc lựa chọn sản phẩm bánh kẹo Bánh, kẹo nội không thua kém hàng nhập ngoại về kiểu dáng bao bì lẫn chất lượng, nhưng có giá

rẻ hơn từ 15 - 20% nên được khách hàng lựa chọn Nhiều khảo sát thị trường tại các kênh phân phối như siêu thị, cửa hàng, đại lý cho thấy bánh, kẹo nội hiện đang chiếm tỷ lệ áp đảo

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp cơ quan chức năng phát hiện ra các hóa chất độc hại trong thực phẩm, bánh kẹo cũng khiến người dân gia tăng tâm lý e ngại sử dụng bánh kẹo ngoại không rõ nguồn gốc, nhất là bánh, kẹo của Trung Quốc Điều này buộc các nhà kinh doanh bánh, kẹo phải thay đổi, chuyển sang đầu tư kinh doanh bánh kẹo có nguồn gốc rõ ràng, từ các thương hiệu bánh kẹo có uy tín lâu năm trên thị trường để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng

Hình thức sản phẩm cũng là yếu tố người tiêu dùng quan tâm khi mua bánh kẹo, đặc biệt là nhu cầu biếu tặng vào các mùa lễ tết như Trung thu, Tết nguyên đán Nắm được tâm lý này, các công ty thường tung ra các sản phẩm cao cấp hoặc thay đổi mẫu mã bao bì, kích thước đóng gói đẹp, lịch sự và sang trọng hơn, đáp ứng nhu cầu biếu tặng của người dân

Ngoài ra, sự thuận tiện trong việc mua hàng đồng nghĩa với mật độ hàng hóa trong kênh phân phối, sự hiện diện của sản phẩm trên quầy kệ…cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm

Cuối cùng, uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ, sự ổn định chất lượng và giá bán là những yếu tố chính ảnh hưởng tới sự trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm hay nhãn hiệu bánh kẹo

1.2.4 Vài nét về các công ty bánh kẹo lớn tại Việt Nam

Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi, trong đó nổi lên 5 công ty có thị phần lớn nhất trên thị trường là

Trang 7

Kinh Đô, Hải Hà, Hữu Nghị, Bibica, Orion Việt Nam Sau đây là sơ lược tình hình sản xuất kinh doanh tại các công ty này.

1.2.4.1 Hải Hà

Bánh kẹo Hải Hà được thành lập năm 1960, với tiền thân là xưởng sản xuất nước mắm và magi Cho đến nay, Hải Hà đã trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam với sản lượng trung bình hàng năm trên 15.000 tấn

Kẹo các loại là dòng sản phẩm chủ lực của Hải Hà trong nhiều năm, với doanh thu chiếm khoảng 76% trong cơ cấu doanh thu của cả Công ty Cho đến nay, Hải

Hà chiếm 6,5% thị phần cả nước tính theo doanh thu, sau Kinh Đô và Bibica; và là doanh nghiệp sản xuất kẹo lớn thứ 2 Việt nam, chiếm 14% thị phần kẹo cả nước, chỉ sau Bibica Ngoài ra, bánh kem xốp, bánh quy & cracker cũng là những sản phẩm truyền thống của Hải Hà, với tỷ trọng đóng góp vào trong cơ cấu doanh thu trung bình các năm là khoảng 22%.3

Các sản phẩm khẳng định thương hiệu Hải Hà trên thị trường bao gồm: kẹo CHEW HAIHA, kẹo Jelly CHIP HAIHA, kẹo cây HAIHAPOP, bánh xốp cuộn MINIWAF, bánh mềm cao cấp phủ sôcôla với các nhãn hiệu: Long-pie, Long-cake, Hi-pie, và Lolie

1.2.4.2 Hữu Nghị

Hữu Nghị, một thương hiệu nổi tiếng được biết đến từ những năm 50 của thế

kỷ trước, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị (HUUNGHIFOOD) hiện là một trong những công ty uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên về sản xuất, kinh doanh các loại bánh, mứt kẹo, nông sản thực phẩm

Hiện Công ty có 5 chi nhánh, mạng lưới phân phối nội địa vững mạnh với hàng trăm nhà phân phối, hơn 140.000 đại lý bán lẻ4 Công ty đã thiết lập quan hệ

3 Công ty CP Chứng khoán Trí Việt, Báo cáo ngành bánh kẹo, 2010, Tr 4

4 Website công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị, http://www.huunghi.com.vn

Trang 8

kinh doanh với nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Anh, Tây Ban Nha, Úc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Đông Timor, Campuchia v.v

Công ty có 4 nhà máy chuyên sản xuất bánh kẹo mang thương hiệu Hữu Nghị Các sản phẩm tiêu biểu của Công ty: Bánh qui, bánh cracker, bánh kem xốp,

mứt, kẹo, bánh trung thu, thực phẩm chế biến (giò, ruốc, thịt nguội, xúc xích, v.v…), đồ uống có cồn (rượu vang, champagne, vodka)

1.2.4.3 Kinh Đô miền Bắc

Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (Kinh Đô miền Bắc) được thành lập năm 2000 bởi các cổ đông sáng lập là thể nhân và Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô (nắm 60% vốn cổ phần tại thời điểm thành lập) Hoạt động sản xuất kinh doanh của Kinh Đô miền Bắc tập trung vào các mảng chính: Sản xuất chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại Mua bán lương thực, thực phẩm Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: Bánh kẹo cao cấp các loại gồm Bánh Bakery, bánh Snack, bánh Cracker, Bánh bông lan, bánh mỳ, bánh trung thu, sản phẩm kẹo đường Chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm

Với hệ thống phân phối bao phủ khắp 28 tỉnh thành phố phía Bắc và trên 50 nhà phân phối kết hợp với hơn 20.000 cửa hàng bán lẻ và siêu thị Công ty đã chiếm lĩnh được 30% thị phần Miền Bắc5

1.2.4.4 Bibica

Bibica tiền thân là Công ty bánh kẹo Biên Hòa, chính thức đổi tên thành Công

ty Cổ Phần Bibica vào năm 2007 Hiện nay, Bibica là thương hiệu lớn thứ 2, sau Kinh Đô, với khoảng 8% thị phần bánh kẹo trên cả nước Bibica đang chuyển dần hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ phục vụ phân khúc thị trường bình dân sang các loại bánh kẹo cao cấp và hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Bibica tập trung vào 5 nhóm sản phẩm chính bao gồm: bánh, kẹo, nha, socola, và nhóm sản phẩm dinh dưỡng Trong đó, bánh biscuits & cookies đóng góp khoảng 25% tỉ trọng doanh thu của Bibica, và

5 Website Tập đoàn Kinh Đô http://kinhdo.vn/

Trang 9

giành được khoảng 20% thị phần bánh khô trên toàn quốc Bánh Hura đang chiếm khoảng 20% tỷ trọng doanh thu và 30% thị phần bánh bông lan trên toàn quốc6.

1.2.4.5 Orion Việt Nam

Orion Food Vina là doanh nghiệp thực phẩm có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc thứ hai tại Bình Dương, nhưng là nhà máy sản xuất bánh ngọt đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và cũng là chi nhánh thứ 5 trong số các chi nhánh nước ngoài của Tập đoàn Orion nổi tiếng thế giới với nhãn hiệu bánh Choco Pie Hiện trên thị trường bánh kẹo Việt Nam, sản phẩm của Orion chiếm 40% thị phần bánh ngọt và giữ vị trí số một trong số những doanh nghiệp bánh kẹo nước ngoài đầu tư tại Việt Nam

1.3 MARKETING MIX CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH BÁNH KẸO

Ngày nay người ta còn đưa ra khái niệm về Hàng tiêu dùng nhanh (Fast Moving Consumer Goods, viết tắt là FMCG) Bánh kẹo là sản phẩm được xếp vào nhóm hàng này do các tiêu chí sau7:

6 Website Công ty Cổ phần Bibica, http://www.bibica.com.vn

7http://wikipedia.com, Định nghĩa của Wikipeidia về FMCG

Trang 10

- Khả năng mua lại của khách hàng rất cao

- Tiền lời trên từng đơn vị sản phẩm thấp

- Nhà sản xuất mua nguyên liệu thô từ nhà cung cấp và sản xuất với quy mô lớn

- Thời gian sử dụng ngắn

- Giá từng sản phẩm thấp

- Nhà sản xuất không làm việc trực tiếp với từng cá nhân người dùng cuối FMCG được đưa đến tay người dùng cuối thông qua các hệ thống bán lẻ Trong số những quyết định về sản phẩm ở các công ty bánh kẹo thì quyết định về danh mục và cơ cấu sản phẩm có vị trí quan trọng hàng đầu Hải Hà có danh mục sản phẩm gồm 6 ngành hàng chính là bánh, kẹo, cà phê, bánh trung thu và bánh ngọt, hơn 20 nhãn hàng với các sản phẩm nổi bật như bánh kem xốp, bánh mềm, kẹo Chew, bánh kẹo hộp, mứt tết Trong đó, nhãn kẹo Chew được công ty tập trung phát triển chiến lược với 12 công thức nhân khác nhau

Cơ cấu sản phẩm của Bibica gồm 9 ngành chính là bánh quy, snack, bánh trung thu, bánh bông lan, bánh dinh dưỡng, kẹo, socola…với các sản phẩm chính như bánh nướng, bánh dẻo, bánh trăng vàng hưng thịnh, phú quý, bánh kem Lolie, snack mimi, kẹo Chew sữa, kẹo Chew nhân khoai môn, kẹo Jelly chip chip, Jelly chip khủng long, …

Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cũng rất được các công ty quan tâm nhằm mở rộng danh mục sản phẩm của mình Năm 2009, Hải Hà sản xuất 4 loại bánh mềm với tên hiệu khác nhau (Long cake, Lolie, Hi-pie, Long-pie) Bibica tái định vị các sản phẩm bánh kẹo sang phục vụ phân khúc cao cấp hơn Năm 2009, Công ty này cho ra mắt kẹo sữa cao cấp Exkool và bánh bông lan Hura Deli trong quý 3/2009 và bánh cao cấp Chocopie Lotte vào đầu năm 2010 Doanh nghiệp này cũng thường xuyên có những cải tiến chất lượng dòng bánh Trung Thu Năm 2010, công ty nghiên cứu dòng sản phẩm bánh trung thu dinh dưỡng được bổ sung những hoạt chất thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe như: chất EGCG chống lão hóa, Lycopen ngăn ngừa mỡ máu cao, xơ vữa động mạch; sử dụng đường chức năng Isomalt là loại đường tự nhiên, có chỉ số đường huyết thấp, dành cho người đái tháo đường

Trang 11

Bên cạnh việc phát triển sản phẩm mới, các công ty cũng thường xuyên loại

bỏ những chủng loại sản phẩm có tốc độ tiêu thụ chậm, không còn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Bibica cơ cấu lại danh mục sản phẩm theo hướng ngừng sản xuất những dòng sản phẩm có giá bán và tỷ suất lợi nhuận thấp như snack, bột giải khát, kẹo giá thấp, tập trung vào những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao Năm

2008, Bibica mạnh dạn bỏ 10% số sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến tỷ suất lợi nhuận này đã tăng từ 6,9% lên 10,5% năm 2009

Đa số các công ty bánh kẹo lớn trên thị trường đều đã có sự đầu tư về bao bì, nhãn hiệu của sản phẩm Chức năng của bao bì trong sản phẩm bánh kẹo hiện nay không chỉ là bảo vệ, duy trì và mang vác mà còn để cạnh tranh với các sản phẩm bánh kẹo ngoại Bao bì ngoài việc in thông tin về sản phẩm, còn được thiết kế bắt mắt với màu sắc, chất liệu và kiểu dáng hấp dẫn người tiêu dùng Bao bì bánh kẹo Bibica được thiết kế đẹp trên các chất liệu cao cấp như hộp thiếc, hộp giấy cứng thỏa mãn nhu cầu biếu tặng của khách hàng Bao bì sản phẩm bánh Aero của Hải

Hà được tạo hình dưới dạng chiếc cốc giấy xinh xắn, hướng tới đối tượng khách hàng là trẻ em Vấn đề định nhãn cho các sản phẩm cũng được đa số chú trọng qua việc xây dựng nhãn hiệu riêng cho từng mặt hàng Nhãn hiệu thường thỏa mãn các tiêu chí dễ đọc, dễ nhớ, ấn tượng đối với nhóm khách hàng mục tiêu (kẹo Chew – Hải Hà, bánh Staff – Hữu Nghị…)

Trang 12

Giá thành chuẩn (Stand Cost) được chạy từ đầu tháng trên cơ sở BOM do bộ phận R&D khai báo trên hệ thống Routing do trưởng ca hoặc quản đốc khai báo (các yếu tố chi phí nhân công, khấu hao, điện, dầu, ga, định phí sản xuất).

* Quy trình các bước ra quyết định về giá và các mức chiết khấu trong công ty

Quy trình thông thường để xác định giá là xây dựng biểu giá, khung giá dựa trên các chi phí như nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, nhà xưởng, khấu hao máy móc, kho bãi, vận chuyển, bán hàng cộng với mức lợi nhuận kỳ vọng để đưa

ra biểu giá và khung giá nhất định Ví dụ Giá thành sản phẩm bánh mỳ Staff – Hữu Nghị được tính trên căn cứ chi phí nguyên vật liệu đầu vào như bột mì, đường, sữa, ruốc, dầu thực vật và một số phụ gia khác, bao bì chi phí luơng nhân công sản xuất, luơng cho nhân viên thuộc khối quản lý, khối kinh doanh, khối hỗ trợ văn phòng ; chi phí bán hàng gồm chiết khấu cho đại lý, nhà phân phối, chi phí cho hoạt động xúc tiến (khuyến mại trên kênh, quảng cáo ); chi phí nhà xưởng, khấu hao máy móc, kho bãi

Quy trình đột xuất để điều chỉnh giá, được thực hiện nhằm ứng phó với những biến động xảy ra trên thị trường như gặp phải sự cạnh tranh trực tiếp từ đối thủ, ngăn chặn hoặc đi trước đối thủ 1 bước, sản phẩm có dấu hiệu chững lại, tồn kho quá nhiều, hạn sử dụng còn ngắn Các hình thức thường được sử dụng là tăng chiết khấu, giảm giá cho người tiêu dùng Sản phẩm bánh xốp nhân kem của Hải Hà năm

2009 đã tăng chiết khấu cho khách hàng thêm 5% nhằm chiếm quầy kệ ngăn chặn đối thủ mới sắp tung dòng sản phẩm cạnh tranh Hữu Nghị phải giảm bán 15% sản phẩm Fairy vì lượng tồn kho lớn sau dịp tết và hạn sử dụng còn ngắn

Điểm hòa vốn là yếu tố quan trọng để quyết định cho một sản phẩm mới có khả thi hay không

Hệ số co giãn của cầu giá thể hiện khá rõ rệt Thông thường trong ngành bánh kẹo khách hàng phản ứng ngay tức khắc với các biến động về giá sản phẩm (tăng giá bán hoặc giảm giá khuyến mại) Tháng 4/2009 khi Bibica tăng giá sản phẩm Biscuits thêm 10%, đã làm giảm sản lượng nhập vào làm cho sản lượng tiêu thụ giảm 20% so với tháng trước đó Còn Orion khi khuyến mại giảm giá sản phẩm

Trang 13

Chocopie 12% cho khách hàng tại BigC tháng 8/2010 sản lượng bán đã tăng lên 30% so với tháng trước.

Giá phân biệt thường áp dụng theo phẩm cấp, chủng loại, hình ảnh sản phẩm Bánh Trung thu của Hải Hà được định giá theo chất lượng bánh nướng 1 trứng, bánh nướng 2 trứng, sản phẩm bánh nướng, dẻo thông thường phục vụ đại trà và sản phẩm bánh cao cấp Phú quý phục vụ phân khúc quà biếu cao cấp

1.3.3 Các quyết định về phân phối

Hệ thống phân phối bánh kẹo phải thỏa mãn những đặc trưng của ngành hàng tiêu dùng nhanh – FMCG (fast moving consumer goods), v ớ i y ê u cầu QSSFDC8:

+ Q – Quality: Chất lượng

+ S – Speed: tốc độ

+ S – Service: dịch vụ, phục vụ, chăm sóc

+ F – Flexibility: linh hoạt, cơ động, mềm dẽo

+ D – Dependability: đáng tin cậy

+ C – Cost Effectivness: Sinh lợi với giá hợp lý

Khách hàng sẽ muốn mua bánh kẹo ở những địa điểm thuận tiện, gần nhất với nơi họ sống để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại Ví dụ, khách hàng sẽ hài lòng nếu một cửa hàng bánh kẹo gần nhà có bán bánh mì cho bữa sáng hàng ngày của gia đình, bánh quy cao cấp cho nhu cầu biếu tặng hay thậm chí cả bánh ga-to cho dịp sinh nhật của con cái họ

Đặc trưng của sản phẩm bánh kẹo là hàng hóa có hạn sử dụng ngắn nên các công ty cần có hệ thống nhà phân phối và đại lý rộng khắp để nhanh chóng phủ hàng tới các điểm bán lẻ Sản phẩm bánh kẹo cũng thuộc nhóm hàng cồng kềnh, do vậy để đảm bảo dịch vụ và tiết kiệm chi phí đòi hỏi những kênh giảm tối thiểu cự ly vận chuyển

8 Tài liệu đào tạo nội bộ công ty Kinh Đô do GS Patric Ho – Giảng viên đại học NUS của Singapore biên soạn

Trang 14

Thông thường, nhà phân phối bánh kẹo thường phân phối rất nhiều sản phẩm của các công ty khác nhau kể cả các sản phẩm bánh kẹo của các công ty khác cùng ngành Ví dụ một nhà phân phối có thể phân phối sản phẩm sữa, mì tôm, đồ uống,

mỹ phẩm, bánh kẹo…Do vậy tiêu chuẩn quan trọng nhất mà đa số các doanh nghiệp kinh doanh Bánh kẹo quan tâm khi lựa chọn nhà phân phối là thứ tự ưu tiên của nhà phân phối dành cho các sản phẩm của công ty họ, diện tích kho dành cho sản phẩm cũng như thị phần, doanh số và độ phủ của nhà phân phối trong khu vực

Kênh phân phối cấp 2 và cấp 3 là loại kênh dài và đầy đủ nhất Đây là loại kênh phổ biến trong phân phối sản phẩm bánh kẹo Nó giải quyết được mâu thuẫn: sản xuất tập trung, tiêu dùng rộng khắp Tuy nhiên với việc sử dụng kênh dài thì chi phí cho việc thiết lập kênh là lớn, việc điều hành và quản lý kênh phân phối gặp nhiều khó khăn Vì vậy, nhà quản lý cần phải đầu tư và quản lý một cách thích hợp

để tránh trùng lặp và giảm chi phí xuống

Sau đây là mô hình kênh phân phối của một số công ty lớn trong ngành bánh

kẹo:

Hình 1.2: Mô hình kênh phân phối bánh kẹo Bibica

Cửa hàng Bakery

Hữu Nghị

Kênh Siêu thị

Hệ thống các siêu thị

Kênh

Nhà Phân

Cửa hàng

Kênh truyền thống Bibica

Kênh Siêu thị

Chợ

Hệ thống các siêu thị

Nhà Phân Phối

Cửa hàng

Đại lý bán sỉ

Trang 15

Hình 1.3: Mô hình kênh phân phối bánh kẹo Hữu Nghị Bibica cung cấp sản phẩm qua các kênh bán lẻ, siêu thị (Metro, BigC, Fivimart ), nhà sách, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, chào hàng trực tiếp và xuất khẩu Trong đó kênh bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 80% lượng sản phẩm tiêu thụ Bibica hiện có trên 40.000 điểm bán lẻ và có kế hoạch gia tăng số lượng điểm bán lẻ từ 10-15% mỗi năm

Hữu Nghị cung cấp sản phẩm qua kênh phân phối bán lẻ, siêu thị, Metro, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, chào hàng trực tiếp

Để quản lý cũng như khuyến khích kênh phân phối, Hữu Nghị thường áp dụng các hình thức như chiết khấu Nhà phân phối, đại lý, thưởng hoàn thành chỉ tiêu… Bibica thường áp dụng các hình thức như chiết khấu Nhà Phân phối, thưởng hàng, tặng chuyến du lịch…

1.3.4 Các quyết định về xúc tiến

Trong các công cụ xúc tiến, quảng cáo được xem là công cụ hiệu quả trong việc thông tin và thuyết phục khách hàng mua các sản phẩm bánh kẹo Quảng cáo bánh Orion thông báo về giá sản phẩm để khách hàng thấy bánh vừa ngon vừa rẻ Quảng cáo bánh Trung Thu Bibica lại gửi thông điệp về một loại bánh ít ngọt, được

bổ sung những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà ngay cả người bị tiểu đường, béo phì cũng sử dụng được Tuy nhiên, chi phí cho quảng cáo lớn nên doanh nghiệp bánh kẹo không thể quảng cáo cho đa dạng những chủng loại sản phẩm của mình mà thường cân nhắc sử dụng công cụ này đối với các sản phẩm mới hoặc sản phẩm trọng điểm tại những khoảng thời gian có lượng tiêu thụ sản phẩm lớn như Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu

Trang 16

Hoạt động xúc tiến bán hàng cũng là một công cụ xúc tiến quan trọng thường được các doanh nghiệp bánh kẹo sử dụng Để thúc đấy doanh số sản phẩm mới là kẹo Hattrick, mùa World Cup 2002, Bibica tung ra chiến dịch khuyến mãi vui cùng World Cup cho hai sản phẩm kẹo Hattrick và bánh bông lan Hura dành cho nhóm khách hàng chủ yếu là những người theo dõi World Cup Chương trình khuyến mãi này có những giải thưởng là 3.000 nón, 1.000 áo thun dành cho những phiếu may mắn trúng ngay, và 5 giải nhất là cúp vàng Bibica có giá trị 1 lượng vàng SJC/ giải cùng với 5 giải khác là 5 tivi Sony dành cho những phiếu không trúng ngay gửi đến

để tham dự bốc thăm.9 Khác với Bibica, Orion không đưa ra các chương trình khuyến mại dành cho người tiêu dùng mà hướng tới các đại lý với hình thức chiết giá hoặc hỗ trợ trưng bày tại các điểm bán

Đối với công cụ hội chợ - triển lãm, các doanh nghiệp bánh kẹo thường tham gia các hội chợ thực phẩm, thương mại tại các thời điểm nguời tiêu dùng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mạnh như dịp Noel, Tết Nguyên đán Các hội chợ nổi tiếng được

tố chức thường niên tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh như Hội chợ Thực phẩm và Đồ uống, Hội chợ thương mại quốc tế, Triển làm quốc tế về Thực phẩm và Đồ uống

Về hoạt động bán hàng cá nhân, đa số các công ty bánh kẹo lớn đều tổ chức các đội bán hàng hỗ trợ tại nhà phân phối Đội ngũ này thường gồm giám sát bán hàng và đội nhân viên tư vấn bán hàng, có nhiệm vụ mở các điểm bán mới và chăm sóc khách hàng tại địa bàn của nhà phân phối Theo số liệu tới năm 2010, đội ngũ nhân viên bán hàng của Bibica đã mở được 55.000 điểm bán với 108 nhà phân phối10;

Hoạt động quan hệ công chúng tuy còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng trong ngành bánh kẹo, công cụ này cũng tỏ ra khá hiệu quả Chương

trình Hành trình kết nối trái tim trên kênh truyền hình HTV7 do nhãn hàng kẹo cao

su Doublemint (Wrigley) và bánh Hura (Bibica) tài trợ là một chương trình thực tế hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ tham gia Ngoài ra, có thể kể đến chương trình “Rung Chuông Vàng” trên kênh VTV3 mà Orion là nhà tài trợ độc quyền 5 năm liền đã tạo

9 Báo Sài Gòn Tiếp Thị, số 33.2005

10 Công ty Chứng khoán Trí Việt, Báo cáo Ngành Bánh kẹo, 2010

Trang 17

nên hình ảnh Orion- công ty quan tâm đến tri thức trẻ Việt Nam, theo Giám đốc

Marketing của Orion Vina chia sẻ: “Orion luôn quan tâm đến giáo dục và sự phát triển của thế hệ trẻ Việt Nam Hi vọng trong tương lai, Orion sẽ tiếp tục nhận đuợc

sự tin yêu để luôn là nguời bạn đồng hành cùng các bạn sinh viên trên khắp đất nước, thông qua chương trình Rung chuông vàng cũng như các hoạt động cộng

đồng mang tính giáo dục khác tại Việt Nam”

Bên cạnh những hoạt động trên, trong những năm trở lại đây hoạt động marketing trực tiếp được các doanh nghiệp bánh kẹo quan tâm đáng kể Đa số các công ty đều có website giới thiệu sản phẩm và tổ chức việc bán hàng qua website Năm 2009, Bibica triển khai chương trình bán hàng qua mạng “Cùng Bibica – Niềm vui nhân 3” Theo đó, khi khách hàng mua hàng tại website của công ty từ 100.000 đồng trở lên sẽ được chiết khấu 5%, được hưởng dịch vụ gói quà và giao hàng miễn phí nếu đặt hàng 10 giỏ quà trị giá 150.000 đồng trở lên.11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ

MIỀN BẮC – GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC

Trang 18

Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (gọi

tắt là Kinh Đô Miền Bắc)

Tên giao dịch quốc tế: North Kinh Do Food Joint Stock Company (North

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và

chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghiệp và bánh cao cấp các loại, mua bán lương thực, thực phẩm, rượu bia các loại, sản xuất trong nước và cho thuê xưởng.12

2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Chế biến

Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc

Sau khi đã khẳng định vị trí hàng đầu ở thị trường các tỉnh phía Nam, Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô (được thành lập năm 1993 tại TP.Hồ Chí Minh, gọi tắt là KDC) xác định thị trường miền Bắc là một thị trường có tiềm năng lớn KDC đã đầu tư thành lập Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (gọi tắt là NKD) vào ngày 28/01/2000 Góp vốn vào NKD còn

có các thành viên sáng lập của KDC, trong đó bản thân KDC nắm giữ 60% vốn cổ phần tại thời điểm thành lập

Ngày 19 tháng 8 năm 1999, Công ty Cổ phẩn Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc ( gọi tắt là NKD) được thành lập theo Quyết định số 139/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên và Giấy Chứng nhận kinh doanh số 050300001 ngày

28 tháng 1 năm 2000 của sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên

Ngay sau ngày thành lập, các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt dây chuyền sản xuất, nghiên cứu thị trường và xây dựng kênh phân phối, xây

12 Phòng Kế toán công ty Kinh Đô miền Bắc, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 2001

Trang 19

dựng đội ngũ nhân sự chủ chốt, tuyển dụng và đào tạo lao động đã gấp rút được tiến hành để đưa Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh NKD chính thức hoạt động kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2001

Tổng số vốn điều lệ ban đầu là 10.000.000.000 đồng Việt Nam Công ty đã qua 8 lần điều chỉnh và tăng vốn, đến thời điểm hiện tại vốn điều lệ Công ty đạt 122.967.320.000 đồng Việt Nam

Công ty có trụ sở chính tại Km22, Quốc lộ 5, Thị trấn Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên và một chi nhánh tại 200 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Với hệ thống phân phối bao phủ khắp 28 tỉnh thành phố phía Bắc và trên 40 nhà phân phối kết hợp với hơn 20.000 cửa hàng bán lẻ và siêu thị Công ty đã chiếm lĩnh được 30% thị phần miền Bắc.13

Công ty đã đầu tư mạnh vào dây chuyền sản xuất hiện đại, nhân sự cùng với việc áp dụng hệ thống iso vào sản xuất đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bánh kẹo trong nước Cho đến nay, NKD là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo tại miền Bắc

Tháng 12/2004, NKD chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán (mã chứng khoán: NKD)

Năm 2010 doanh thu của NKD đã đạt con số 1020 tỷ đồng, cùng với KDC chiếm 28% thị phần bánh kẹo tại Việt Nam

NKD hướng tới mục tiêu là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cả về quy mô, chất lượng, doanh thu tại miền Bắc về sản xuất kinh doanh thực phẩm đặc biệt là các sản phẩm bánh kẹo

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động của Công ty Kinh Đô

Trang 20

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Kinh Đô miền Bắc (NKD) 14

Công ty có cơ cấu tổ chức hiện đại, phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh chiến lược SBU (Strategic Business Unit) và các phòng ban chức năng hỗ trợ theo cấu trúc hình mạng Các SBU của NKD bao gồm ngành Bánh mì, Bông lan,

Cracker, Cookies, Kẹo Chocolate, Snack, Bánh phủ Socolate, Bakery Mỗi SBU bao gồm nhiều nhãn hàng SKU (Stock Keeping Unit) và trong mỗi nhãn hàng lại chứa nhiều các chủng loại được phân theo khối lượng, mùi vị hay kiểu đóng gói Các đơn vị có nhiệm vụ hỗ trợ cho toàn bộ các SBU, bao gồm khối Kinh doanh (phòng Bán hàng và phòng Marketing), khối Sản xuất (Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm R&D, phòng Sản xuất, phòng Đảm bảo chất lượng QA và phòng Kỹ thuật); khối Hỗ trợ (phòng Quản lý đơn hàng, phòng Hành chính nhân sự, phòng IT

và phòng Kế toán)

14 Phòng nhân sự Kinh Đô miền Bắc

Trang 21

Với cấu trúc này, công ty có thể dễ dạng mở rộng hoạt động và phát triển các SBU mới nhờ việc tận dụng các hệ thống và nguồn lực sẵn có

2.1.2.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của NKD tập trung vào các mảng chính: Sản xuất chế biến thực phẩm, Thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại; Mua bán lương thực, thực phẩm Các sản phẩm chính của Công ty thuộc 8 ngành chính như: Bánh mì (Aloha, Scotti); Bông lan (Sophie, Solite); Cracker (Cosy, AFC); Cookies (Korento, Ido, Good Choice, Story); Bánh Quế (Minity, Finery); Snack (Slide, Sachi, Jevi); Bánh trung thu, Kẹo và Socola (Koko, Mikandu, Crundy)

2.1.3 Các nguồn lực chính của Công ty

2.1.3.1 Vốn

Tài chính nói chung và vốn nói riêng là nguồn lực quan trọng mà Công ty rất quan tâm Bảng 2.1 dưới đây minh họa tình hình vốn đầu tư của Công ty qua các năm:

Bảng 2.1: Tình hình vốn của công ty qua các năm15

Qua bảng trên ta thấy vốn điều lệ của Công ty liên tục được tăng thêm, khi mới thành lập là 13 tỷ, sau khi qua các lần điều chỉnh đến năm 2008 vốn điều lệ là gần 123 tỷ tăng gần 9,5 lần so với năm 2000 Đến năm 2010 tổng vốn điều lệ Công

ty Kinh Đô miền Bắc là 147,553 tỷ

15Số liệu Phòng kế toán Kinh Đô

Trang 22

Ngoài tiềm lực vốn tự có, công ty còn có mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư, giúp cho công ty dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài Cụ thể, năm 2004, NKD chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (mã

chứng khoán: NKD) Tháng 12/2005, Công ty Kinh Đô chính thức lên sàn giao dịch

chứng khoán (mã chứng khoán: KDC) và nhận được sự đầu tư từ các quỹ đầu tư lớn như: Vietnam Opportunity Fund (VOF), Prudential, Vietnam Ventured Limited, VinaCaptital, Temasek (Singapore), Quỹ Đầu tư Chứng khoán (VF1), Asia Value

Investment Ltd …Tháng 02/2007, Kinh Đô và Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt

Nam - Eximbank (mã chứng khoán: EIB) đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác chiến lược.16

2.1.3.2 Nhân sự

Theo số liệu của phòng Nhân sự NKD, hiện tại Công ty có khoảng 1800 nhân

sự thuộc khối Sản xuất chiếm 65%, khối Hỗ trợ có chiếm 5%, khối Kinh doanh chiếm 30% Trong đó, 20% nhân sự có trình độ Đại học và trên đại học, 40% nhân

-sự có trình độ Trung cấp, Cao đẳng Tỷ lệ giới tính nam là 70%, nữ là 30% với độ tuổi từ 20 – 30 chiếm 60%, từ 30- 40 chiếm 30%

Lãnh đạo của NKD luôn xác định con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự phát triển và tồn tại của Công ty: “Chúng tôi luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên” Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty luôn được chú trọng

Công ty xây dựng đội ngũ nhân viên làm việc trên tinh thần “Together, we win” và “Winning team – Winning culture” (cùng ta cùng thắng, nhóm cùng thắng - văn hóa cùng thắng) nhằm xây dựng Kinh Đô với nền tảng một đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, hợp tác, cống hiến và hướng tới khách hàng, thúc đẩy Kinh Đô sang giai đoạn chuyển tiếp và phát triển mới Các thành viên được tạo điều kiện học tập, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức Công ty thường xuyên tổ chức các lớp học giúp nâng cao kỹ năng làm việc, kỹ năng sống như: Nâng cao kỹ năng quản lý giám sát, kỹ năng thuyết trình đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm,

16Website www.kinhdo.vn

Trang 23

nâng cao năng lực quản lý cấp trung… Học tập, rèn luyện không ngừng để đổi mới

và thích nghi là trách nhiệm chung của Công ty và của mỗi thành viên NKD

Năm 2010 là năm đánh dấu sự thay đổi căn bản về tổ chức và nhân sự của công ty mẹ KDC nói chung và NKD nói riêng Để vận hành những qui trình mới, KDC đã mời về những nhân tài từ các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn trong và ngoài nước như Unilever, Wrigley, Dumex, Vinamilk, VBL (Vietnam Brewery Limited), ACNielsen v.v… đến hợp tác, nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao và cấp trung Cùng phối kết hợp với các thành viên kỳ cựu của công ty, chung sức xây dựng một Kinh Đô mang diện mạo mới, tầm cao mới Trong năm qua, các giám đốc, phó giám đốc mới của bộ phận Marketing với phong cách làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo đã thổi luồng sinh khí mới vào công việc Marketing, đem lại kết quả cao hơn cho tổ chức

2.1.3.3 Công nghệ

Công nghệ là vấn đề được Công ty rất quan tâm, ngay từ khi xây dựng nhà máy Nhà máy sản xuất của công ty tại thị trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hưng Yên có diện tích 28.000m2, tổng vốn đầu tư là 30 tỉ VNĐ, với 4 phân xưởng và hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại của Châu Âu, áp dụng tiêu chuẩn ISO vào quản lý và sản xuất

Nhà máy sản xuất của Công ty tại tỉnh Hưng Yên

Tháng 5/1/2001, tổ chức BVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận

hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 Tháng 04/2001, NKD được đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo

cứng và một dây chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấn/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước

Tháng 06/2001, Công ty đưa vào khai thác thêm một dây chuyền sản xuất bánh mặn

Trang 24

Cracker trị giá 3 triệu USD có công suất 1.5 tấn/giờ, là một trong số các dây chuyền

sản xuất bánh Cracker lớn trong khu vực Năm 2002, Kinh Đô được BVQI chứng nhận ISO 9002 và sau đó là ISO 9002:2000

2.1.3.4 Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị vật chất, tinh thần quy định vị trí, thái

độ và cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức Đây chính là nét đẹp mà Kinh

Đô cũng như NKD đã xây dựng và duy trì từ khi mới thành lập Ngay từ khi bước chân vào công ty, các thành viên được giới thiệu, cung cấp thông tin về hoạt động của công ty, con người cũng như phong cách ứng xử trong doanh nghiệp để có thể hòa đồng một cách nhanh chóng Các giá trị cốt lõi được xác định như “tính sáng tạo – cách tân, tính năng động, tính tiên phong, tính chất lượng, tính tin tưởng và có tầm nhìn”

Bản tin Kinh Đô được phát hành thường niên, không chỉ thông tin về các chương trình, hoạt động nổi bật, định hướng hoạt động của công ty mà còn truyền tải những thông điệp gắn kết như “Chúng ta – tập thể CBCNV Kinh Đô hãy cùng nhau tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, nổ lực cống hiến để hoàn thành nhiệm vụ mà ban lãnh đạo đặt ra cho năm 2011 này ” 17 tới các thành viên của Công ty, giúp họ thêm tự hào vì được đóng góp sức mình trong những thành tích chung của công ty

Các hoạt động nội bộ được duy trì và nhận được sự tham gia nhiệt tình của tất cả các thành viên trong Công ty Các hoạt động ngoại khóa như thăm quan, du lịch, vui chơi tập thể đã trở thành những hoạt động thường niên của công ty Đội văn nghệ và đội bóng đá được thành lập, được duy trì hoạt động thường xuyên với mong muốn tạo sân chơi bổ ích giúp các thành viên công ty thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng Công ty còn lập quỹ học bổng nhằm khuyến khích, động viên con em của CBCNV trong việc học tập

Bên cạnh những hoạt động nội bộ, NKD còn rất quan tâm tới các hoạt động

xã hội, các hoạt động tri ân hướng tới cộng đồng như: Tổ chức thăm khám bệnh và phát thuốc cho các cụ cao tuổi; trao tặng học bổng cho các em học sinh có thành tích suất sắc trong học tập; trao học bổng cho học sinh nghèo ở vùng sâu vùng xa,

17Bản tin Kinh Đô 2011

Trang 25

các hoạt động từ thiện tri ân tới những người có công với cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; vận động quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung…

2.1.3.5 Những kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty trong thời gian qua

(giai đoạn 2008 - 2010)

a Doanh thu và cơ cấu tài sản

Doanh thu và cơ cấu tài sản là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Theo hai bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phân bổ cơ cấu tài sản của Công ty ở phụ lục 1 ta thấy, doanh thu và lợi nhuận của NKD tăng lên rõ rệt qua các năm Năm 2008 và 2009 là hai năm khó khăn đối với đa số các doanh nghiệp sản xuất nhưng tại NKD, doanh thu năm 2008

là 691 tỷ đồng, năm 2009 là 771 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2008 Lợi nhuận năm 2008 là 978 triệu, năm 2009 là 79 tỷ tăng gần 80 lần so với năm 2008 Điều

này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

b Thị phần và năng lực cạnh tranh

Thị trường bánh kẹo là nơi hấp dẫn, nhiều tiềm năng thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu tham gia Theo ước tính

có khoảng hơn 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một

số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài dang tham gia thị trường Các doanh nghiệp trong nước bao gồm một loạt tên tuổi lớn như Kinh Đô (bao gồm cả Kinh

Đô miền Bắc và Kinh Đô miền Nam), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm 70% - 80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20% –25%

Trang 26

Hình 2.2: Thị phần của thị trường bánh kẹo18Qua hình 2.2, ta thấy thị phần của Kinh Đô chiếm 28%, dẫn đầu thị trường

so với các công ty bánh kẹo khác, bỏ xa đối thủ cạnh tranh lớn thứ hai là Bibica (8%) và Hải Hà ( 6.5%) Các nhãn hàng chủ lực của Kinh Đô như AFC (bánh Cracker), COSY (bánh quy ngọt), GOOD CHOICE (bánh quế) và ALOHA (bánh

mì tươi đóng gói) đều đạt vị trí dẫn đầu trong ngành hàng tương ứng, với thị phần lần lượt là 25%, 22%, 33%, và 55%.19 Đáng chú ý là kết quả nghiên cứu thị trường

từ Công ty BMI (tháng 10/2010) cho thấy bánh trung thu Kinh Đô luôn “thống trị” thị trường với thị phần lên đến gần 80%

2.2 Thực trạng hoạt động Marketing mix của Công ty CP CB TP Kinh Đô

miền Bắc

2.2.1 Cơ sở chiến lược marketing của Công ty

Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về lựa chọn thực phẩm an toàn Ngày càng nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ bị dư luận lên

án vì hành vi kinh doanh gian dối, cách chế biến mất vệ sinh, sử dụng hóa chất độc hại hay nguyên liệu quá hạn sử dụng trong sản xuất thực phẩm…Kết quả là người tiêu dùng đang dần quay lưng với các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, các cơ

sở sản xuất tư nhân nhỏ lẻ, không có tên tuổi trên thị trường Bên cạnh đó, đời sống nâng cao đã gia tăng nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm để làm quà biếu Bánh kẹo

18 Cơ sở dữ liệu của Công ty Chứng khoán Trí Việt

19 Báo cáo hàng tháng về các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam của ACNielsen (Retail Audit)

Trang 27

làm quà cho gia chủ, cúng lễ, sinh nhật, biếu tặng người thân trong các dịp lễ tết…không những phải có chất lượng cao mà còn phải có mẫu mã đẹp

Đứng trước bối cảnh thị trường đó, NKD xác định phục vụ đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng, tập trung vào nhóm khách hàng có mức thu nhập từ trung bình trở lên và chuyển dịch dần sang phân khúc khách hàng cao cấp Bánh kẹo Kinh Đô được định vị là dòng sản phẩm chất lượng hàng đầu trên thị trường thực phẩm Sản phẩm của Công ty không những có chất lượng, hình thức hàng đầu; mức độ đa dạng, độ phủ cao để đầy lùi đối thủ bánh kẹo nội mà còn có mức giá trung bình để cạnh tranh với các sản phẩm bánh kẹo ngoại Ngoài ra, Công ty cũng chú ý đến hình ảnh thương hiệu, chất lượng dịch vụ, sự ổn định chất lượng, giá bán để lôi kéo sự trung thành của khách hàng “Kinh Đô cam kết tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng và cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm.” 20Những quyết định quan trọng về marketing mix giúp công ty đạt được mục tiêu này sẽ được trình bày cụ thể trong các nội dung dưới đây

2.2.2 Tình hình thực hiện các quyết định marketing mix tại Công ty

2.2.2.1 Sản phẩm

Kinh Đô từ việc xác định tầm nhìn “Hương vị cho cuộc sống” đến sứ mệnh

“Sứ mệnh của Kinh Đô đối với người tiêu dùng là tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung

và đồ uống Chúng tôi cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm” 21

Chiến lược sản phẩm của Công ty có thể tóm lược như sau:

a Cơ cấu danh mục và chủng loại sản phẩm

Hiện các sản phẩm của NKD được chia theo các ngành hàng (SBU), nhãn hàng

và mỗi nhãn hàng lại bao gồm các mã hàng (SKUs):

20 Tạp chí Kinh Đô 2010

21 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NKD năm 2009

Trang 28

Hình 2.3: Cấu trúc sản phẩm NKD theo các ngành hàng và nhãn hàng.22Hiện tại NKD có 8 ngành hàng, 20 nhãn hàng và khoảng 150 SKU đã phát triển

và có mặt trên thị trường Trong số đó có các ngành hàng chủ lực là Cakes, Cookies, Cracker và các nhãn hàng chủ lực là AFC, COSI, SOLITE, IDO Đây là nhóm sản phẩm đóng góp chủ yếu vào doanh thu của Công ty, ngoài ra các nhóm sản phẩm thời vụ như Moon Cake cho Tết Trung Thu, Korento, Story và một số sản phẩm cho Tết Nguyên Đán cũng đang phát triển rất tốt đóng góp nhiều vào doanh thu của Công ty

Ngọt

Trang 29

chua… đến những sản phẩm cao cấp và sản phẩm đặc thù như hộp quà, giỏ quà, bánh Trung thu đáp ứng nhu cầu biếu tặng Các sản phẩm của KDC nói chung và NKD nói riêng có khả năng tùy biến cao, có khả năng thích ứng với các yêu cầu riêng biệt của khách hàng Có được điều này là do Công ty khá chú trọng tới công tác Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm mới (R&D), đảm bảo nguồn sản phẩm mới của công ty ổn định trong nhiều năm tới

Trong ngành bánh mì, các kỹ thuật viên bộ phận R&D đã nghiên cứu thành công công thức bánh mì siêu mềm nhân kem tươi, được tung vào tháng 06/2010 và sau vài tháng tăng trưởng vượt bậc đã chiếm đến 1/3 doanh số ngành với 15% thị phần Bánh trung thu Kinh Đô được công ty đầu tư cải tiến hàng năm cả về chất lượng

và mẫu mã bao bì Mùa trung thu năm 2010, Kinh Đô giới thiệu công thức bánh với với độ ngọt giảm đến 30%, đặc biệt bánh trung thu chay cao cấp Trong ngành Cookies, bánh Korento được sản xuất bằng công nghệ mới, trên những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất thế giới, được giới thiệu vào dịp Tết Nguyên Đán…

Đầu năm 2010, Phòng Marketing Công ty nhận định nhu cầu thị trường quà biếu cao cấp đang rất tiềm năng, thị phần bánh Danisa và các dòng bánh nhập ngoại khá lớn đã quyết định nghiên cứu và đưa ra dòng sản phẩm cao cấp để xâm nhập phân khúc này Đến quý 4 năm 2010 bộ phận R&D đã nghiên cứu và sản xuất thành công dòng sản phẩm Korento ra mắt thị trường vào dịp Tết Nguyên Đán với 4 loại mẫu

mã (Korento 252g, 475g, 575g và 804g)

Trang 30

Hình 2.4: Quy trình ra đời sản phẩm mới tại Công ty

c Làm nổi bật sản phẩm cao cấp

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, NKD quyết định chuyển dịch

cơ cấu sản phẩm sang các phân khúc có mức lợi nhuận cao hơn với các sản phẩm cao cấp trong nhóm sản phẩm Tết và bánh Trung thu Các sản phẩm bánh Tết như Story, Korento luôn được cải tiến mẫu mã bao bì để trở thành món quà biếu sang trọng Hay sản phẩm bánh Trung thu như Trăng vàng Phú Quý có nhân bánh được

Trang 31

làm từ những thực phẩm quý như Tổ yến, vi cá, bào ngư, hải sâm…và được đựng trong những hộp gỗ cao cấp hoa văn tinh xảo đáp ứng được nhu cầu biếu tặng của người dân trong điều kiện kinh tế ngày càng khấm khá

d Loại bỏ sản phẩm kinh doanh không hiệu quả

Bên cạnh việc hiện đại hóa và làm nổi bật sản phẩm của một số nhãn hàng, NKD cũng tiến hành việc thanh lọc chủng loại sản phẩm Năm 2009, công ty quyết định loại bỏ sản phẩm Swiss roll 480g, AFC Ative 153g do sản lượng tiêu thụ ít, không phù hợp với thị trường Năm 2010, các sản phẩm AFC Vitamin D cũng được thanh lọc do sắp hết vòng đời sản phẩm và thay vào đó là dòng sản phẩm AFC 4 in

1 nhằm tái định vị cho dòng AFC chủ lực

e Kiểm soát chất lượng

Chất lượng sản phẩm chính là chìa khóa để khẳng định uy tín của công ty, để duy trì vị trí của công ty trên thị trường và tạo được niềm tin lâu dài nơi khách hàng Đặc thù sản phẩm bánh kẹo gắn liền với vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng Mối nguy về an toàn thực phẩm có thể thâm nhập vào chuỗi thực phẩm ở bất cứ giai đoạn nào nên việc kiểm soát một cách đầy đủ và trao đổi thông tin trong suốt quy trình là điều cần thiết Do đó, để tránh những ảnh hướng xấu đối với người tiêu dùng khi mua, bảo quản và sử dụng sản phẩm, Công

ty quán triệt chấp hành các quy định trong Luật Chất lượng Sản phẩm Hàng hóa năm 2007 và Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng 2010 Ngoài ra, do yêu cầu xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, Công ty còn áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng của thế giới như tiêu chuẩn ISO 9001 và hướng tới áp dụng tiêu chuẩn ISO

22000 vào năm 2011

Những hệ thống quản lý chất lượng này cho phép phát hiện nguồn gốc dòng nguyên liệu, xác định các tài liệu cần thiết và theo dõi từng giai đoạn của quá trình sản xuất, đảm bảo sự phối hợp giữa các bên… Vì vậy, việc áp dụng này không những sẽ giúp Công ty đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật, tăng cơ hội xuất khẩu và thâm nhập vào các thị trường khó tính, tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao

Trang 32

hình ảnh uy tính…mà còn giúp giảm chi phí kiểm tra, cải tiến phương pháp làm việc và nâng cao năng suất

f Bao bì và nhãn hiệu sản phẩm

Công ty xác định bao bì là một yếu tố quan trọng trong chiến luợc sản phẩm của mình Vì vậy, công ty rất chú trọng vào khâu thiết kế bao bì

Bao bì các sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô được thiết kế theo tiêu chuẩn về bao

bì và nhãn mác hàng hóa quy định trong nghị định 89/2006/ND-CP về ghi nhãn đối với các sản phẩm bánh kẹo Trên bao bì có đầy đủ thông tin: tên công ty sản xuất, địa chỉ, định lượng hàng hoá, thành phần nguyên liệu, ngày sản xuất, thời hạn

sử dụng và hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản…Ngoài ra, NKD xác định bao bì là công cụ quan trọng tạo nên sự khác biệt nên phải được thiết kế phù hợp với thị hiếu của khách hàng, tức là thỏa mãn 7 chức năng chính của bao bì là Bảo vệ, duy trì, mang vác, cân đối, xúc tiến, sẵn sàng và giới thiệu

Bao bì bánh IDO

Mỗi nhãn hiệu trong từng ngành hàng của NKD đều được thiết kế dưới hình thức đẹp và có logo riêng Logo Kinh Đô được đặt cạnh logo tên hiệu của các nhãn hàng Các nhãn hiệu đều được đặt tên tiếng anh, ngắn gọn, ấn tường để khách hàng

dễ nhớ: AFC, Cosy, Solite, Ido, Aloha, Sophie, Good Choice, Slide, Merino… Trong năm 2009, 2010, các nhãn hiệu chủ đạo như IDO, AFC, Solite, Cosy, Aloha… đều được thiết kế lại bao bì để nhắm đến những phân khúc cao hơn và

lợi nhuận tốt hơn

Trang 33

Các nội dung cụ thể liên quan đến nhãn hiệu và thương hiệu sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần 2.2.3

2.2.2.2 Giá

a Định giá

Các mặt hàng của công ty chủ yếu nằm trong nhóm 2 - chiến lược giá trị cao (giá trung bình, chất lượng cao) Tuy nhiên nhóm hàng này đang tập trung ở phân khúc thấp, nhiều cạnh tranh Do vậy, trong những năm gần đây, Công ty định hướng tái định vị các sản phẩm này và chuyển dịch lên phân khúc cao cấp Tiêu biểu là các sản phẩm Tết như Korento Copo, Gift Set và một số loại bánh Trung thu cao cấp

2 Chiến lược giá

trị cao: ngành Cake, Cracker, Buns

3 Chiến lược giá trị siêu hạng

Trung bình

4 Chiến lược lấy giá quá cao

5 Chiến lược giá trị trung bình:

Bánh bơ

6 Chiến lược giá trị tốt

Hình 2.5: Chiến lược giá/chất lượng

Tuy sản phẩm của NKD có chất lượng cao nhưng với lợi thế quy mô sẽ làm chi phí giá thành giảm nên Công ty vẫn định giá đa số sản phẩm ở mức trung bình Đây được xem là sự ưu đãi của công ty dành cho khách hàng Dòng bánh trung thu

Trang 34

với chất lượng cao nhưng có mức giá trung bình (bánh dẻo đậu xanh 1 trứng, bánh nướng gà quay jambon có giá từ 28.000 đến 32.000 đ )

b Thay đổi giá

Bảng 2.2: Diễn biến giá các sản phẩm chủ đạo của NKD qua các năm

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Swiss Roll Dâu (20gr x 20chiếc x 12hộp)

23,500 23,500 29,000 100% 123%

Bơ cân Bông dâu (450gr x 16gói)

15,000 18,000 18,000 120% 100%

Bơ thiếc Brainy (300gr x 12hộp)

36,000 40,000 47,000 111% 118%

Bơ thiếc Famous - New (400gr x 8hộp)

48,000 55,000 61,000 115% 111%

Bơ thiếc Fruit Treasure (500gr x 6hộp)

62,000 69,000 79,500 111% 115%

Bơ thiếc CN TULIPSITY (600gr x 6hộp)

58,000 65,000 75,000 112% 115%

Bơ thiếc Chanson (700gr x 6hộp)

62,000 72,000 80,000 116% 111%

Bơ quai xách TC Palace (450gr x 12hộp)

27,000 31,000 34,000 115% 110% Quế Cam (165gr x 24gói)

6,000 6,700 8,000 112% 119% AFC Lúa mỳ Vitamin D (100gr x 36hộp)

5,500 6,000 7,300 109% 122% AFC Plus Lúa mì (250gr x 16hộp)

14,000 14,000 14,000 100% 100% Crackers Cosy Marie (160gr x 24gói)

8,000 8,500 10,500 106% 124% Crackers Cosy Marie (450gr x 12gói)

19,500 21,000 25,000 108% 119% Mặn Healthy (280gr x 20gói)

11,000 12,500 15,000 114% 120%

Tên Sản phẩm

Giá (VNĐ) Tỷ lệ

Swiss Roll Dâu (20gr x 20chiếc x 12hộp) 282,000 282,000 348,000 100% 123%

Bơ cân Bông dâu (450gr x 16gói) 240,000 288,000 288,000 120% 100%

Bơ thiếc Brainy (300gr x 12hộp) 432,000 480,000 564,000 111% 118%

Bơ thiếc Famous - New (400gr x 8hộp) 384,000 440,000 488,000 115% 111%

Bơ thiếc Fruit Treasure (500gr x 6hộp) 372,000 414,000 477,000 111% 115%

Bơ thiếc CN TULIPSITY (600gr x 6hộp) 348,000 390,000 450,000 112% 115%

Bơ thiếc Chanson (700gr x 6hộp) 372,000 432,000 480,000 116% 111%

Quế Cam (165gr x 24gói) 144,000 160,800 192,000 112% 119% AFC Lúa mỳ Vitamin D (100gr x 36hộp) 198,000 216,000 262,800 109% 122% AFC Plus Lúa mì (250gr x 16hộp) 224,000 224,000 224,000 100% 100% Crackers Cosy Marie (160gr x 24gói) 192,000 204,000 252,000 106% 124%

Tên Sản phẩm

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy tại NKD giá của các sản phẩm năm 2009 tăng trung bình 11% so với năm 2008; năm 2010 tăng trung bình 15% so với năm 2009 Việc tăng giá này do ảnh hưởng lạm phát và biến động giá nguyên vật liệu đầu vào

c Quy trình ra quyết định về giá

 Quy trình thông thường

Thông thường việc xây dựng khung giá, biểu giá tại Công ty được căn cứ vào các yếu tố sau:

Footer Page 34 of 113.

Trang 35

- Chi phí thành phẩm: Nguyên vật liệu đầu vào, bao bì, nhân công, điện, nước, khấu hao máy móc, thuê nhà xưởng

- Chi phí bán hàng: Chiết khấu Nhà phân phối, đại lý, nhân sự, marketing, vận chuyển

 Quy trình đột xuất

Quy trình này được áp dụng để ứng phó với các biến động trên thị trường Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành bánh kẹo diễn ra thường xuyên do vậy các công ty liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá, tăng chiết khấu, tặng kèm, tem trúng thưởng để chiếm lĩnh thị phần NKD thường xuyên đưa ra các chương trình này trước đối thủ hoặc ngay sau khi có thông tin đối thủ chạy chương trình nhằm chiếm lĩnh thị phần và gia tăng sản lượng

 Hệ số co giãn của cầu giá

Khách hàng có phản ứng rất nhanh với việc giá tăng hoặc giảm Sản phẩm Swiss roll 360g khi giảm giá 4.2% cho khách hàng kênh truyền thống đã thu được kết quả rất tốt sản lượng tăng lên thêm 72% sản lượng so với kế hoạch Nhưng sản phẩm bông lan Sophie khi tăng giá bán lên gần 20% 4/2010, ngay lập tức sản lượng sụt giảm chỉ đạt được 62% kế hoạch và giảm so với cùng kỳ năm trước 37% sản lượng mặc dù có chương trình tặng 2 chiếc/thùng (tương đương 5%)

Trang 36

 Giá khuyến mại

Khuyến mại bằng hình thức giảm giá thường đem lại hiệu quả cao đối với các sản phẩm của NKD Khách hàng thường có phản ứng tích cực với sản phẩm khuyến mại giảm giá của Công ty Mỗi đợt giảm giá, số lượng hàng bán ra tăng từ 30% đến 50% so với trước đó Chương trình giảm giá 12% cho khách hàng khi mua sản phẩm Solie Swiss roll 400g tại hệ thống siêu thị BigC trong thời gian 15 ngày đã tăng sản lượng bán thêm 50%

 Giá phân biệt

Công ty thường áp dụng hình thức giá phân biệt theo kênh phân phối và phân khúc thị trường:

- Theo kênh phân phối: Cùng 1 loại sản phẩm nhưng giá bán cho các kênh

phân phối khác nhau Sản phẩm Ido giá/thùng cho kênh GT là 320.000/thùng, MT 340.00/thùng, EX là 320.000/thùng, Bakery là

340.000/thùng, Internal là 272.000/thùng

- Theo phân khúc thị trường: Một số dòng sản phầm mùa vụ cho Tết Trung

Thu hay Tết Nguyên Đán thường có các mức giá chênh lệch nhau rất lớn theo chất lượng và mẫu mã Bánh trung thu cho phân khúc phổ thông có giá cho hộp 4 chiếc từ 120.000 đến 240.000/hộp, phân khúc trung cấp từ 480.000 đến 900.000/hộp, phân khúc premium từ 1.200.000 đến

2.000.000/hộp

Trang 37

2.2.2.3 Phân phối

a Mô hình kênh phân phối NKD

Kênh phân phối của NKD được tổ chức theo mô hình sau:

i

Hình 2.4: Mô hình kênh phân phối NKD

Từ sơ đồ trên, có thể thấy hệ thống phân phối của NKD khá linh hoạt, trải rộng với nhiều phương tiện và hình thức đa dạng để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất

Thị trường miền Bắc được chia thành 5 kênh Bao gồm: kênh truyền thống (kênh GT), kênh siêu thị (kênh MT), kênh xuất khẩu (kênh EX), kênh bán cho nội

bộ (kênh IC), kênh Bakery và một số kênh phụ khác

Kênh truyền thống được chia thành 4 vùng theo vùng địa lý bao gồm: Đông Bắc Bộ, Hà Nội, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Đối với kênh GT, tùy theo từng loại sản phẩm và vị trí địa lý, NKD phân phối sản phẩm dưới cả 3 hình thức cấu trúc kênh:

Chợ

Tạp Hóa

Khác

Nhà Phân phối địa phương

ĐỘI NGŨ BÁN HÀNG

KÊNH TRUYỀN THỐNG (GT)

KÊNH XUẤT KHẨU

Hệ thống siêu thị lớn (BigC, Fivimart, Intimex

Metro Cash

Food service Siêu thị nhỏ

KÊNH TRUYỀN THỐNG (GT)

KÊNH XUẤT KHẨU

Trang 38

- Kênh cấp 1: Sản phẩm từ Công ty tới người tiêu dùng chỉ qua một cấp là các cửa hàng Bakery Đây chính là các cửa hàng trực thuộc Công ty Kinh Đô, với mặt hàng chủ đạo là bánh ngọt, ngoài ra có bán các sản phẩm khác của Công ty Hệ thống cửa hàng này được lập ra với mục đích chính là bán bánh ngọt, quảng bá sản phẩm - thương hiệu công ty và định hướng giá bán

- Kênh cấp 2: Sản phẩm từ Công ty tới tay người tiêu dùng qua nhà phân phối độc quyền, điểm bán lẻ (chợ, tạp hóa) Hình thức này được Công ty áp dụng khi địa bàn phân phối hẹp, nhà phân phối có thể đáp ứng nhu cầu hàng hóa của các điểm bán trong khu vực phụ trách

- Kênh cấp 3: Sản phẩm từ công ty tới tay người tiêu dùng qua nhà phân phối độc quyền, điểm sỉ và điểm bán lẻ Hình thức này được Công ty áp dụng khi địa bàn phân phối quá rộng, tiềm lực nhà phân phối không đủ mạnh để bao phủ hết thị trường hoặc mật độ điểm bán cao Các điểm sỉ sẽ giải quyết được tình trạng quá tải hoặc các đơn hàng nhỏ

Đối với kênh MT, đây là hình thức kênh phân phối hiện đại, ngày càng phát triển Trong kênh này, sản phẩm được phân phối từ Công ty tới các siêu thị (Metro Cash& Carry), khách hàng lớn (Hệ thống các siêu thị: BigC, Fivimart, Intimex, Hapromart, Coopmart…) và dịch vụ ăn uống (Food service)

Đối với kênh xuất khẩu: Sản phẩm từ Công ty tới tay người tiêu dùng nước ngoài thông qua các Nhà phân phối địa phương (Nhà nhập khẩu) tại nước ngoài

Bảng 2.4: Số lượng thành viên kênh phân phối NKD qua các năm

Trang 39

kênh này tăng mạnh, năm 2009 tăng 19% so với năm 2008, năm 2010 tăng 27% so với năm 2009 Số lượng điểm bán tăng là do chủ trương của Công ty về việc tập trung gia tăng độ phủ ở tất cả các vùng

Ở kênh MT, số lượng khách hàng (siêu thị) tăng nhanh, năm 2009 tăng 27%

so với năm 2008 và năm 2010 tăng 34% so với năm 2009 Sự gia tăng này là do người dân, đặc biệt là tại các thành phố lớn ngày càng ưa thích hình thức mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị và các cửa hàng tiện ích

Theo báo cáo theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm theo từng khách hàng trên các kênh, kênh GT vẫn là kênh mang lại doanh thu cao nhất cho SBU đóng góp 85% doanh thu Kênh xuất khẩu mới xâm nhập được thị trường Lào và Trung Quốc Siêu thị bao gồm hệ thống siêu thị Big C, hệ thống Metro và hệ thống các siêu thị khác (bao gồm các siêu thị còn lại) đóng góp 11% doanh thu Kênh IC chủ yếu bán cho nội bộ là các công ty thành viên với mức chiết khấu 15% Hệ thống Bakery là chuỗi cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm nằm rải rác trong khu vực Hà Nội

Tổng số nhân sự phục vụ trên kênh có xu hướng tăng lên Năm 2009 so với năm 2008 tăng 14%, vì đây là thời kỳ khó khăn, ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, doanh thu không tăng nhiều và lợi nhuận bị giảm sút rõ rệt Năm 2010 tăng 17% so với năm 2009 do Công ty cơ cấu lại nhân sự trên kênh phân phối nhằm gia tăng sự chuyên sâu và độ phủ trên thị trường Đây cũng là năm phục hồi nền kinh tế và năm đánh dấu mốc son doanh thu 1021 tỷ của công ty kể từ khi thành lập

b Hoạt động quản lý kênh

- Tuyển chọn thành viên kênh

Việc tuyển chọn nhà phân phối của NKD được thực hiện dựa theo các tiêu chí

sau:

Bảng 2.5: Chỉ tiêu lựa chọn nhà phân phối kênh GT23

Stt Chỉ tiêu Yêu cầu

2 Diện tích kho bãi Tối thiểu 300m2

3 Điều kiện bảo quản Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

23 Dữ liệu phòng Kinh doanh NKD

Trang 40

3 Khả năng tài chính Đủ khả năng thanh toán 100% giá trị hàng tồn

kho tối thiểu( 1tuần bán hàng)

4 Nguồn nhân lực Đảm bảo tối thiểu 5 nhân viên giao hàng trong

cùng một thời điểm

Khả năng bao phủ Bao phủ tối thiểu 60% điểm bán trên địa bàn

Theo bảng trên, có thể thấy NKD đưa ra các chỉ tiêu khá cao khi lựa chọn nhà phân phối tại khu vực Nhà phân phối phải đáp ứng được các yêu cầu về kho bãi, khả năng tài chính, nguồn nhân lực và đặc biệt là khả năng bao phủ thị trường

- Khuyến khích thành viên kênh

Để khuyến khích các thành viên kênh, NKD có nhiều chính sách trợ giúp các thành viên kênh nâng cao doanh số bán Ví dụ năm 2010, Công ty thực hiện các hoạt động khuyến khích với một số nhãn như: Chương trình chiết khấu thương mại, trưng bày kệ bánh mì, trưng bày khách hàng key, hình ảnh trên kệ bánh mì, khay đựng bánh mì…(Sophie); Trưng bày xuyên năm bánh Korento, cải tiến bánh bơ gói,

bơ nhân (Cookies); Dùng thử bánh AFC, PG tại kênh GT, chương trình load hàng, thuê kệ trưng bày tại kênh MT (Cracker)…

NKD có đội ngũ nhân sự quản lý và hỗ trợ nhà phân phối, giúp nhà phân phối có thể bán hàng hiệu quả Chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ này là giám sát bán hàng, bên dưới là các nhân viên tư vấn bán hàng và nhân viên quản trị số liệu Đội ngũ này có nhiệm vụ hỗ trợ nhà phân phối thiết lập các điểm bán, quản lý khách hàng và giám sát việc thực hiện của nhà phân phối

- Đánh giá hoạt động của thành viên kênh

Một quyết định quan trọng trong kênh phân phối là đánh giá hoạt động của các thành viên kênh Hoạt động này được thực hiện hàng tháng bởi các Giám sát bán hàng, kèm theo việc gửi báo cáo về Công ty Các chỉ tiêu được đưa ra đánh giá

là khối lượng hàng bán, khối lượng tồn kho, thái độ làm việc của nhân viên nhà phân phối…Công ty thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan họp mặt hoặc các chuyến du lịch dành cho nhà phân phối nhằm khuyến khích họ trong việc hoàn thành chỉ tiêu doanh số cũng như tạo động lực để nhà phân phối tiếp tục hợp tác kinh doanh tốt hơn với Kinh Đô Năm 2010, Công ty đã tổ chức chuyến thăm quan Trung Quốc dành cho những nhà phân phối hoàn thành 100% chỉ tiêu doanh số

Ngày đăng: 24/03/2017, 06:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w