1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm kem ROSI tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu

108 400 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài: Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanhnghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạtđộng trong nền k

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM KEM ROSI

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU

Lớp: K46B QTKDTM

Niên khóa: 2012-2016

Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

Huế, tháng 5 năm 2016 LỜI CẢM ƠN

Khóa lu ận tốt nghiệp đã khép lại chặng đường bốn năm cố gắng phấn đấu dưới sự dạy dỗ tận tình của thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế Để hoàn

thành khóa lu ận này ngoài sự cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ nhiệt tình

c ủa các thầy cô giáo cùng các anh chị trong Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực

ph ẩm Á Châu.

Trước tiên em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, đặc

bi ệt là thạc sĩ Ngô Minh Tâm đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá

trình th ực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Em xin c ảm ơn tới Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên

trong các phòng ban đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình thực

t ập tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu.

Do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai

sót, r ất mong các thầy cô giáo cùng tất cả các bạn sinh viên quan tâm giúp đỡ để

đề tài được hoàn thiện hơn.

Cu ối cùng em xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình lao động của công ty Á Châu trong 3 năm 2013 - 2015 29

Bảng 2: Tiền lương cho người lao động 31

Bảng 3: Tình hình tài sản của công ty Á Châu qua 3 năm 2013 -2015 33

Bảng 4: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty Á Châu qua 3 năm 2013 – 2015 35

Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ kem ROSI của công ty Á Châu trong 3 năm 2013-2015 40

Bảng 6: Tình hình tiêu thụ kem ROSI của công ty Á Châu qua các tháng trong năm giai đoạn 2013 -2015 42

Bảng 7: Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ kem ROSI của công ty Á Châu qua 3 năm 2013 – 2015 46

Bảng 8: Bảng tình hình chi phí tiêu thụ kem ROSI của công ty Á Châu qua 3 năm 2013-2015 48

Bảng 9: Tình hình biến động lợi nhuận tiêu thụ kem ROSI của công ty Á Châu trong 3 năm 2013-2015 49

Bảng 10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tiêu thụ kem ROSI của công ty Á Châu qua 3 năm 2013 – 2015 51

Bảng 11: Độ tuổi người trả lời 56

Bảng 12: Nghề nghiệp người tiêu dùng thành phố Huế 57

Bảng 13: Các nhãn hiệu kem khách hàng biết đến 58

Bảng 14: Loại kem khách hàng thường chọn mua Error! Bookmark not defined. Bảng 15: Hương vị khách hàng thường lựa chọn 61

Bảng 16: Địa điểm khách hàng thường mua kem noi thuong mua kem 62

Bảng 17: Hương vị kem mới khách hàng ưa thích Error! Bookmark not defined. Bảng 18: Đánh giá của khách hàng về mức độ hài lòng giá bán so với chất lượng kem hiện tại 71

Bảng 19: Khách hàng biết đến kem ROSI qua các phương tiệnError! Bookmark not defined Bảng 20: Các hình thức khuyến mãi khách hàng muốn cóError! Bookmark not defined.

Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

………

MỤC LỤC iii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Kết cấu đề tài gồm ba chương: 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1Cơ sở lý luận: 4

1.1.1 Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm: 4

1.1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm: 4

1.1.1.2Vai trò của tiêu thụ sản phẩm: 5

1.1.1.3Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm: 6

1.1.1.4 Các chính sách hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 8

1.1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 14

1.1.1.5.1 Môi trường vĩ mô: 14

1.1.1.5.2 Môi trường vi mô: 16

1.1.1.6 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa: 20

1.2 Cơ sở thực tiễn: 22

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ KEM ROSI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU 24

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu: 24

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu: 24

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: 25

2.1.2.1 Chức năng: 25

2.1.2.2 Nhiệm vụ: 25

Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

2.1.3 Tổ chức bộ máy Công ty: 26

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 26

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: 26

2.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất kem ROSI: 28

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ kem ROSI của công ty: 28

2.3 Phân tích tình hình tiêu thụ kem ROSI tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu giai đoạn 2013 – 2015: 38

2.3.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ kem ROSI của công ty: 38

2.3.2 Phân tích doanh thu tiêu thụ kem ROSI của công ty: 40

2.3.2.1Tình hình biến động doanh thu của công ty qua các tháng trong năm: 40

2.3.2.3 Tình hình biến động tổng doanh thu tiêu thụ kem: 45

2.2.2 Phân tích chi phí tiêu thụ kem ROSI của công ty qua các năm: 46

2.2.3 Phân tích lợi nhuận tiêu thụ kem ROSI của công ty qua các năm: 49

2.2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tiêu thụ của công ty: 49

2.3 Các chính sách hỗ trợ hoạt động tiêu thụ kem ROSI của công ty Á Châu: 52

2.3.1 Chính sách sản phẩm: 52

2.3.2 Chính sách giá: 53

2.3.3 Chính sách phân phối sản phẩm: 54

2.3.4 Chính sách xúc tiến truyền thông: 55

2.4 Phân tích thị trường từ đánh giá của khách hàng: 56

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ KEM ROSI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU 63

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp: 65

3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: 65

3.1.2 Phân tích ma trận SWOT: 66

3.1.2.1 Điểm mạnh: 66

3.1.2.2 Điểm yếu: 67

3.1.2.3 Cơ hội: 67

3.1.2.4 Thách thức: 67

3.2.1 Hoàn thiện chính sách marketing mix: 70

Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

3.2.1.1Chính sách sản phẩm: 70

3.2.1.2 Chính sách giá cả: 71

3.2.1.3Chính sách về phân phối: 71

3.2.1.4 Chính sách về xúc tiến truyền thông: 72

3.2.2 Nhóm giải pháp về nhân lực: 73

3.2.3 Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường: 74

3.2.4 Nhóm giải pháp về phương thức thanh toán và giao hàng: 74

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 1 78

Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanhnghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạtđộng trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêudùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quátrình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sảnxuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi Thôngqua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất Quátrình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ đượcsản phẩm hay không Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từ hàngsang tiền, nhằm thực hiện giá trị hàng hóa trong kinh doanh của doanh nghiệp.Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽvới nhau: hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ,

tổ chức và quản lý hệ thống kho hàng, Muốn cho các hoạt động này có hiệu quảthì phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sảnphẩm, đảm bảo cho hàng hóa của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa vớicác khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, đưa doanh nghiệpngày càng phát triển lớn mạnh

Song không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm tốt công tác tiêu thụ sảnphẩm Đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi sản phẩm, mỗi điều kiện khác nhau thì việc

tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm là hoàn toàn khác nhau Doanh nghiệp cần biếtđược đâu là điểm mạnh, đâu là lợi thế của mình đồng thời nhận biết những mặt hạnchế, bất lợi so với đối thủ cùng với các điều kiện, tác động bên ngoài để có đượcchính sách tiêu thụ phù hợp, đạt được hiệu quả cao nhất

Vì vậy, qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tìnhcủa cô giáo – Thạc sĩ: Ngô Minh Tâm và sự giúp đỡ của các anh chị các phòng bantrong công ty với những kiến thức tích lũy được cùng với sự nhận thức được tầm

quan trọng của vấn đề này, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt

Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

động tiêu thụ sản phẩm kem ROSI tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm

Á Châu” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

 Hệ thống hóa kiến thức, lý luận chung cơ bản về hoạt động tiêu thụ sảnphẩm

 Phân tích đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm kem ROSI tại Công ty Cổphần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tiêu thụ kem ROSIcủa Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu

 Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động tiêu thụ kem ROSIcủa Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu:

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thựcphẩm Á Châu qua các năm từ 2013 – 2015

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu:

Thông tin thứ cấp: được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: số liệu từ phòng

kế toán, phòng kế hoạch thị trường công ty Á Châu, các trang web về sản phẩmkem, các thông tin của các cuộc nghiên cứu đã thực hiện trước đó

Thông tin sơ cấp: được thực hiện thông qua điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏinhằm thu thập thông tin về hành vi, thói quen tiêu dùng cũng như đánh giá của họ

- Số quan sát điều tra người tiêu dùng: 200

- Số quan sát điều tra khách hàng trung gian: 20

Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

4.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp:

Dựa trên số liệu của báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2013- 2015 nhậnđược từ phòng kế toán và phòng kế hoạch thị trường, tiến hành thống kê, tổng hợplại doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ

4.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:

Số liệu điều tra được tổng hợp bằng phương pháp thống kê và được xử lý trênmáy tính bởi phần mềm SPSS 20

Trên cơ sở những số liệu thu thập được tiến hành đánh giá, phân tích nhữngmặt tích cực và hạn chế của các chỉ tiêu nghiên cứu Từ đó, rút ra được một số căn

cứ, giải pháp nhằm hoàn thiện đề tài nghiên cứu

4.4 Phương pháp so sánh:

Sau khi tiến hành thu thập, sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp Em

sử dụng phương pháp so sánh để cho thấy sự biến động số liệu qua các năm, từ đóđưa ra kết luận tăng giảm cho các yếu tố cụ thể

5 Kết cấu đề tài gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm

Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ kem ROSI tại Công ty Cổ phần Kỹnghệ Thực phẩm Á Châu

Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ kem ROSI tại Công

ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu

Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồmnhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệpcần thõa mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất (DNSX) hoặc tổchức cung ứng hàng hóa (DNTM) và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụbán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất

Do tiêu thụ hàng hóa là cả một quá trình gồm nhiều hoạt động khác nhaunhưng có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụhàng hóa doanh nghiệp không những phải làm tốt mỗi khâu công việc mà còn phảiphối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp haygián tiếp vào quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp Phối hợpnhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp có nghĩa là các khâu trong quá trình tiêu thụ hànghóa không thể đảo lộn cho nhau mà phải thực hiện một cách tuần tự nhau theo chutrình của nó Doanh nghiệp không thể tổ chức sản xuất trước rồi mới đi nghiên cứunhu cầu thị trường, điều đó sẽ làm cho hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu tiêudung, cũng có nghĩa không thể tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệpphá sản

Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt độngbán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàngđồng thời thu tiền về

Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng củadoanh nghiệp nhờ đó hàng hóa được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển

Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ chonhu cầu xã hội.

Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu tốquyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

1.1.1.2Vai trò c ủa tiêu thụ sản phẩm:

Đối với người tiêu dùng:

Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp góp phần thỏa mãn nhu cầu thông quaviệc tiếp cận với các hình thức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp

Có được sự phục vụ và điều kiện ưu đãi tốt nhất khi mua sản phẩm hàng hóa,được cung cấp các dịch vụ cần thiết bởi các doanh nghiệp trong điều kiện cạnhtranh gay gắt như hiện nay

Có sự lựa chọn khi mua sắm hàng hóa và được hưởng các chính sách hỗ trợbán hàng của các doanh nghiệp Mặt khác người tiêu dùng được hướng dẫn chi tiếthơn trong quá trình mua sắm, góp phần nâng cao mức sống văn minh của toàn xãhội

Đối với doanh nghiệp:

Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Bởi vì nhờ tiêu thụ được sản phẩmhàng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thườngxuyên liên tục, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp được nhữngchi phí, có lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là điều kiện để thực hiện các mục tiêu của doanhnghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận Bởi khi khốilượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì chi phí bình quân của một đơn vị sản phẩmgiảm từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kếhoạch kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao do họ dự đoán được nhu cầu của xãhội trong thời gian tới

Đối với xã hội:

Góp phần cân đối cung cầu trên thị trường và trên toàn bộ nền kinh tế quốcdân về các sản phẩm sản xuất và lưu thong

Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Định hướng các ngành nghề phát triển và phân bố lại sản xuất ở các vùng,định hướng các hoạt động thương mại trên từng địa bàn, tạo điều kiện phát triểncác hình thức thương mại phong phú, đa dạng đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển xãhội.

Dự đoán được nhu cầu tiêu dùng xã hội nói chung và từng khu vực thị trườngnói riêng về từng loại sản phẩm

Tóm lại, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hànhmột cách thường xuyên, liên tục, hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải đượcquan tâm tổ chức tốt Việc quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệpthường được tiến hành dựa trên cơ sở các chứng từ nhập kho, xuất kho thành phẩm

Do vậy, không ngừng nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàngđầu của bất kỳ doanh nghiệp nào

1.1.1.3N ội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm:

a, Nghiên cứu thị trường:

Thị trường là tập hợp những khách hàng hiện tại và tiềm năng của doanhnghiệp có chung một nhu cầu hay mong muốn, sẵn sang và có khả năng tham giatrao đổi để thõa mãn nhu cầu hay mong muốn đó

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý, phân tích các số liệu về thịtrường một cách có hệ thống để làm cơ sở cho các quyết định trong quản trị Đó làmột quá trình nhận thức có khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác động đến thịtrường mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định kinh doanh, từ đódoanh nghiệp tiến hành các điều chỉnh cần thiết trong mối quan hệ với thị trường

và tìm cách ảnh hưởng tới chúng

Nghiên cứu thị trường bao gồm quá trình nghiên cứu thong tin về khách hàng

và tìm hiểu quá trình mua hàng của người tiêu dùng từ nhận biết nhu cầu, tìm kiếmthông tin, đánh giá các khả năng, quyết định mua đến việc đánh giá sau khi muacủa khách hàng

Nghiên cứu thị trường để nhận biết những phân đoạn thị trường, biết được thịtrường đang cần những sản phẩm gì, khả năng tiêu thụ hàng hóa tại thị trường đónhư thế nào, giải thích lý do tại sao khách hàng mua hay không mua sản phẩm củadoanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những hướng đi, lựa chọn những sản

Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

phẩm mà mình sẽ sản xuất để đẩy mạnh tiêu thụ, điều chỉnh phương án kinh doanhcủa mình để đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nhất.

b, Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:

Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là việc lập các kế hoạch nhằm triển khai cáchoạt động tiêu thụ sản phẩm Các kế hoạch này được lập trên cơ sở kết quả nghiêncứu thị trường

c, Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán:

Bao gồm các nghiệp vụ cơ bản sau: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sảnphẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho – bảo quản và ghép đồng bộ để xuất báncho khách hàng

d, Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm:

Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cần lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm mộtcách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiệnvận chuyển, bảo quản, sử dụng,

e, Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yễm trợ cho công tác bán hàng:

Xúc tiến là hoạt động thong tin marketing tới khách hàng tiềm năng củadoanh nghiệp Yễm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuậnlợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp

Thông qua xúc tiến và yễm trợ, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng các mốiquan hệ với khách hàng, củng cố và phát triển thị trường

Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yễm trợ như: quảng cáo,chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ triễn lãm…

f, Tổ chức hoạt động bán hàng:

Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh Hoạtđộng bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý người muanhằm đạt được mục tiêu bán được hàng

Các hình thức bán hàng phổ biến như: bán hàng trực tiếp, bán hàng thông quamạng lưới đại lý, bán theo hợp đồng, bán thanh toán ngay, bán trả góp và bán chịu,bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống thương mại điện tử…

g, Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm:

Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trườngtiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyênnhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ… nhằm kịp thời có biện pháp thích hợp đểthúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thểxem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặthàng, trị giá, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ.

1.1.1.4 Các chính sách h ỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm:

 Chính sách sản phẩm:

Để đạt được mục tiêu lâu dài, doanh nghiệp luôn phải tìm cách làm cho hànghóa hoặc dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu thị trường, hay làm cho sản phẩmcủa mình thích ứng với thị trường Quá trình này gọi là quá trình phát triển sảnphẩm Toàn bộ các biện pháp phát triển, làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thịtrường được gọi là chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp là cơ sở để xác định phương hướngđầu tư, phát triển doanh nghiệp, là cơ sở để thực hiện chính sách giá bán, chínhsách phân phối, chính sách khuếch trương và là cơ sở để thực hiện các mục tiêuphát triển doanh nghiệp Chính sách sản phẩm là một nhân tố quyết định đối vớichiến lược kinh doanh cũng như chiến lược marketing, bởi vì công ty chỉ tồn tại vàphát triển được thông qua lượng sản phẩm bán ra

* Chu kỳ sống của sản phẩm

Mỗi chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp đều phải chú ý thực tế là các sảnphẩm đều có chu kỳ sống Chu kỳ sống hay vòng đời của sản phẩm bao gồm cácgiai đoạn mà một sản phẩm tồn tại từ lúc xuất hiện cho đến lúc rút lui khỏi thịtrường Chu kỳ sống có thể kéo dài hoặc ngắn mặc dù chúng ta luôn mong mỏi sảnphẩm của chúng ta sẽ tồn tại lâu dài và sinh lợi

Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm giúp cho việc hệ thống hoá kế hoạchtiêu thụ và các biện pháp kèm theo tương ứng với từng giai đoạn của nó, giúp chodoanh nghiệp khai thác tốt nhất lợi thế của những pha có nhiều triển vọng nhất, kéodài thời gian của những pha đó và chủ động rút lui khỏi thị trường khi sản phẩmbước vào giai đoạn “suy thoái”

Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

- Giai đoạn giới thiệu: đưa sản phẩm mới vào một thị trường nào đó, doanhnghiệp tìm cách thúc đẩy quảng cáo nhằm kích thích cầu Trong giai đoạn này vấn

đề cạnh tranh không được đề cao, doanh nghiệp chỉ có ý định thiết lập thị trường,thuyết phục những người đầu tiên thử sản phẩm Lợi nhuận thu về không đáng kể

do chi phí sản xuất và Marketing cao, nhưng chưa tiêu thụ được

- Giai đoạn tăng trưởng: Đây là giai đoạn nhu cầu về sản phẩm tăng cao,doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ đều lớn Bắt đầu xuất hiện một số kẻbắt chước doanh nghiệp trên thị trường, nhưng doanh nghiệp vẫn đóng vai trò chủđạo về mặt hàng này

- Giai đoạn bão hoà: Sản phẩm đã trở thành quen thuộc với thị trường, đồngthời doanh nghiệp đã có nhiều đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp phải chú ý đến đòihỏi khác của khách hàng đối với sản phẩm thông qua các chính sách bao gói vàchính sách khuyến mại Giai đoạn này, doanh nghiệp nên hình thành ra những sảnphẩm mới

- Giai đoạn suy thoái: Nhu cầu đối với sản phẩm giảm và doanh số bán giảmsút theo Lợi nhuận có xu hướng giảm nhanh hơn doanh số bán Doanh nghiệp phảichú ý kiểm tra hệ thống tiêu thụ, nếu thấy ứ đọng nhiều thì phải quyết định ngừngsản xuất và “tung ngay” những sản phẩm mới

 Chính sách giá cả:

Giá cả có một vị trí đặc biệt trong quá trình tái sản xuất, vì nó là khâu cuốicùng và thể hiện kết quả của các khâu khác Giá cả thể hiện sự tranh giành lợi íchkinh tế và vị trí độc quyền Nói cách khác, giá cả có vị trí quyết định trong cạnhtranh thị trường Do đó, cần xây dựng một chiến lược giá đúng đắn mới đảm bảokinh doanh có lãi, chiếm lĩnh được thị trường và có hiệu quả cao

* Các chính sách định giá bán:

- Chính sách định giá theo thị trường

Đây là cách định giá khá phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay, tức là địnhmức giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó Ở đây, dokhông sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng, nên để tiêu thụđược sản phẩm, doanh nghiệp cần tăng cường công tác tiếp thị Áp dụng chính sách

Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

này, để có lãi, đòi hỏi doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảmchi phí sản xuất kinh doanh.

- Chính sách định giá thấp

Đây là cách định giá bán thấp hơn so với giá thị trường Chính sách này có thểhướng vào những mục tiêu khác nhau tuỳ theo tình hình sản phẩm và thị trường

Có các cách định giá thấp như sau:

Định giá bán thấp hơn giá thống trị trên thị trường, nhưng cao hơn giá trị sảnphẩm (tức có mức lãi thấp) Nó được ứng dụng trong trường hợp sản phẩm mớithâm nhập thị trường, cần bán hàng nhanh với khối lượng lớn, hợc dùng giá đểcạnh tranh với các đối thủ

Định giá bán thấp hơn giá thị trường, và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm (chấpnhận thua lỗ) Cách định giá này áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời kỳđầu, giới thiệu sản phẩm, hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn

Với những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, áp dụng giácao (giá độc quyền), để thu lợi nhuận độc quyền

Với những mặt hàng cao cấp, hoặc mặt hàng có chất lượng đặc biệt tốt, kếthợp tâm lý người tiêu dùng thích phô trương giàu sang, áp dụng bán giá cao tốt hơngiá thấp

Trong một vài trường hợp đặc biệt định giá rất cao (giá cắt cổ) để hạn chếngười mua và tìm nhu cầu thay thế Chẳng hạn: định giá bán máy photocopy gấp

10 lần lúc bình thường, để thu hút khách hàng tham gia dịch vụ photocopy

- Chính sách ổn định giá bán

Không thay đổi giá bán sản phẩm theo cung, cầu ở từng thời kỳ, từng khuvực Cách làm này giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường;tạo ra nét độc đáo trong chính sách định giá của doanh nghiệp

Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

- Chính sách bán phá giá

Đây là cách định giá ít được áp dụng trong kinh doanh, vì nó cực kỳ nguyhiểm đối với các doanh nghiệp Mục tiêu của bán phá giá là tổi thiểu hoá các rủi rohay thua lỗ Bán phá giá chỉ áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều, bị cạnhtranh gay gắt, sản phẩm lạc hậu không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng; sản phẩmmang tính thời vụ, khó bảo quản, dễ hư hỏng, càng để lâu, cầng lỗ lớn Việc bánphá giá vì mục tiêu tiêu diệt đối thủ cạnh tranh thì cần tính toán hết sức thận trọng

 Chính sách phân phối sản phẩm:

Quyết định về mạng lưới phân phối có liên quan đến rất nhiều các biến số cóảnh hưởng lẫn nhau cần được phối hợp trong chiến lược Marketing-mix tổngthể.Do cần nhiều thời gian và tiền bạc để xác lập một kênh phân phối và do kênhphân phối rất khó thay đổi một khi nó đã được hình thành nên các quyết định vềkênh là cực kỳ quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp.Vấn đề khó khăn làphải tìm cho ra cách phân phối nào phù hợp, có hiệu quả nhất với điều kiện và khảnăng của doanh nghiệp Việc nghiên cứu các kênh phân phối hiện có và việc lựachọn một kênh hay nhiều kênh phù hợp nhất với sản phẩm chính là vấn đề thenchốt mà doanh nghiệp cần phải giải quyết

* Các chính sách phân phối:

Do các đặc tính của sản phẩm, môi trường cần thiết để bán hàng, nhu cầu và

kỳ vọng của khách hàng tiềm năng, mà cường độ bao phủ thị trường trong phânphối sản phẩm sẽ thay đổi:

- Phân phối rộng rãi: Nhà sản xuất cố gắng để đạt được sự bộc lộ qua nhiềunhà bán buôn, bán lẻ cáng tốt Hầu hết các hàng hoá tiện dụng yêu cầu kênh phânphối rộng rãi dựa trên đặc tính của sản phẩm (giá trị đơn vị thấp) và nhu cầu, kỳvọng của người mua (sự lặp lại việc mua cao và sự tiện dụng)

- Phân phối có lựa chọn: Người sản xuất hạn chế sử dụng các trung gian chonhững người nào được tin tưởng là có khả năng điều này có lẽ dựa trên tổ chứcdịch vụ có sẵn, tổ chức bán hoặc danh tiếng của trung gian Bởi vậy, dụng cụ, đồgia dụng, và quần áo cao cấp thường được phân phối, có lựa chọn Với hàng dụng

cụ, những dịch vụ của trung gian được xem như một nhân tố then chốt, trong khi

Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

đối với đồ gia dụng hay quần áo cao cấp, danh tiếng của trung gian sẽ là một sựxem xét quan trọng Sự lựa chọn đó có thể thông qua:

 Các đại lý đặc quyền duy nhất

 Các nhà nhập khẩu đặc quyền

 Bán độc quyền cho các nhà bán buôn

 Tạo lập kênh phân phối chuyên môn hoá

 Thiết lập một kênh “các nhà phân phối đặc quyền”

- Phân phối độc quyền: Nhà sản xuất hạn chế một cách chặt chẽ việc phânphối, và các trung gian được độc quyền bán trong một khu vực cụ thể Các đặc tínhcủa sản phẩm là những nhân tố quyết định ở đây Nơi nào sản phẩm yêu cầu nỗ lựcbán phải được chuyên môn hoá nhất định hoặc các điều kiện bán đặc biệt hoặc cácnhà kho lớn, kiểu phân phối này thường được lựa chọn Các cửa hàng bán lẻ tranh

là một ví dụ cho kiểu phân phối này

 Các chính sách hỗ trợ bán hàng:

- Chính sách xúc tiến và truyền thông:

Chính sách xúc tiến và truyền thông là một chính sách quan trọng và có hiệuquả trong hoạt động Marketing, hỗ trợ và tăng cường cho các chính sách sản phẩm,giá cả và phân phối Nó giúp cho hàng hoá bán được nhiều hơn, nhanh hơn, đồngthời củng cố vị trí của doanh nghiệp trên thương trường các hoạt động của nó vừakhoa học vừa nghệ thuật, đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt, khéo léo trong quá trìnhthực hiện nhằm đạt được những mục tiêu vạch ra với chi phí thấp nhất.Trước khiquyết định sử dụng công cụ khuyến mãi nào trong chiến lược Marketing của mình,doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược đẩy hay kéo để tạo ra mức tiêu thụ Cácchiến lược đẩy bao gồm tất cả các hoạt động với mục đích đưa sản phẩm vào chutrình tiêu thụ của giới thương nhân và làm tăng nhanh việc bán hàng bằng cách đưa

ra các lý do khiến cho các thương nhân, các người bán lẻ và các nhân viên bánhàng nỗ lực hoạt động Ngược lại, chiến lược Marketing kéo là một chiến lược màmột nhà sản xuất chủ yếu dựa vào sự quảng cáo sản phẩm hoặc các xúc tiến bánhàng cho người tiêu dùng Các hoạt đọng này nhằm mục đích thúc đẩy người tiêudùng mua sản phẩm thông qua kênh phân phối

Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

Chiến lược đẩy:

Chiến lược kéo:

- Chính sách quản lý và đãi ngộ đối với nhân viên bán hàng:

Tất cả các doanh nghiệp đều cần phải thúc đẩy hoạt động tiêu thụ mình thôngqua việc khuyến khích tinh thần hăng say làm việc của lực lượng bán hàng Doanhnghiệp cần phải xây dựng được hệ thống thưởng phạt hợp lý cho các nhân viên củamình, có vậy mới làm cho nhân viên thêm tin yêu, và hăng hái hơn trong các nhiệm

vụ được giao phó Trong các biện pháp khen thưởng thì trả thù lao là biện pháp cơbản để doanh nghiệp có thể thúc đẩy và duy trì lực lượng bán hàng của mình

- Chính sách đối với khách hàng:

Các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường cần phải luôn chăm sóc các kháchhàng của mình, vì khách hàng là người sẽ mang đến cho doanh nghiệp, lợi nhuận,thị trường, và tất cả những gì mà một daonh nghiệp mong muốn đạt được trongkinh doanh Việc chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp thể hiện trong tất cả mọihoạt động của doanh nghiệp từ nghiên cứu, sản xuất, đến bán hàng và các dịch vụsau bán hàng Nhưng thể hiện rõ nhất, mà mỗi khách hàng đều cảm nhận đượcchính là các hoạt động bảo hành, sửa chữa, khuyến mại, giảm giá hay gọi chung làcác dịch vụ sau bán hàng

Bảo hành, sửa chữa là các hoạt động nhằm chứng nhận cho khách hàng biếtchất lượng của sản phẩm của doanh nghiệp, khách hàng sẽ được doanh nghiệp bảođảm chất lượng sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định, nếu trong khoảngthời gian đó có sự cố xảy ra đối với sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẵn

Hoạt động marketing

Yêu cầuYêu cầu

Người tiêu dùngcuối cùng

Ngườitrung gianNhà sản xuất

Hoạt động marketing

Ngườitrung gian

Người tiêu dùngcuối cùngNhà sản xuất

Yêu cầuYêu cầu

Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

sàng đổi, hoặc sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng, sao cho khách hàng cảm giácvừa lòng nhất.

Khuyến mại là hoạt động hỗ trợ tiêu thụ của doanh nghiệp Có nhiều cách đểtiến hành hoạt động khuyến mại như: chiết khấu và giảm giá, dùng thử hàng hoákhông phải trả tiền, tặng thưởng cho những khách hàng thường xuyên, hay tặng vậtphẩm mang biểu tượng quảng cáo

Chiết khấu và giảm giá: Các doanh nghiệp đều thay đổi giá cơ bản cho khách

hàng có những hành động như thanh toán trước thời hạn, mua với khối lượng lớn,mua trái thời vụ

1.1.1.5 Nh ững nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm:

1.1.1.5.1Môi trường vĩ mô:

 Các nhân tố về kinh tế:

Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp, nóquyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnhhưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Bao gồm cácnhân tố sau:

- Chính sách kinh tế của Nhà nước: Chính sách nhà nước có tác dụng ủng hộhoặc cản trở lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế tăng trưởng ổn định và cao sẽ làmcho thu nhập của tầng lớp dân tăng Từ đó tăng sức mua hàng hóa và dịch vụ Nềnkinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp cũng đạt hiệu quả cao

- Tỷ giá hối đoái: Khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng, cơ hội sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh caohơn ở thị trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nướcgiảm hơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài (Trung quốc là một ví dụ) khi đồngnội tệ tăng giá sẽ thúc đẩy nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất trong nước bị sức épgiảm giá từ thị trường thế giới, cạnh tranh của doanh nghệp kém

- Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao thì chi phí kinhdoanh của doanh nghiệp cao nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, do đó làm giảmkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

- Lạm phát: Rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát là rất lớn Khi lạm phátcao, các doanh nghiệp tự vệ cho bản thân mình bằng cách: không đầu tư vào sảnxuất kinh doanh như đầu tư tái sản xuất mở rộng và đổi mới công nghệ sản xuất

 Các nhân tố về chính trị - pháp luật:

Chính trị và pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và ổn định sẽ làm cơ sở bảo đảm điềukiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thịtrường một cách lành mạnh, đạt hiệu quả cao Các chính sách tài chính, các chínhsách bảo hộ mậu dịch tự do, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chư-ơng trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho ngời lao động Ảnh h-ưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp trên thịtrường

 Các nhân tố về kỹ thuật – công nghệ:

Khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp quyết định phần lớn do 2 yếu tố chất lượng và giá bán Khoa họccông nghệ quyết định 2 yếu tố đó Khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất kinhdoanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sảnxuất dẫn tới giá thành sản phẩm giảm

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển hiện đại và tiên tiến làm cho khảnăng sản xuất của doanh nghiệp càng được nâng cao kể cả về chất lượng, số lượnglẫn mẫu mã, chủng loại do đó làm cho sản phẩm có thể đáp ứng được những yêucầu khắt khe của khách hàng Việc ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học côngnghệ trong hoạt động thương mại như giao nhận, thanh toán, mua bán, đặt hàng,kiểm tra, kiểm kê… cũng góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp

Trang 22

 Các nhân tố về văn hóa – xã hội:

Các phong tục tập quán, thị hiếu, lối sống, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng,tôn giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanhnghiệp Ở những khu vực địa lý khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau, do đókhả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau

1.1.1.5.2 Môi trường vi mô:

 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp:

- Tài chính:

Khả năng về nguồn vốn của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh Doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh lớn có thể sử dụng tốtchính sách cạnh tranh bằng giá cả để tăng tiêu thụ, có khả năng đầu tư một cách tốtnhất về cơ sở vật chất, trang thiệt bị máy móc,… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm, cũng như doanh nghiệp có thể đứng vững trước nhữnghoàn cảnh khó khăn: khủng hoảng nền kinh tế, những biến động về chính trị - xãhội…

- Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanhnghiệp Vì chính con người thu thập dữ liệu, hoạch định mục tiêu, chiến lược, lựachọn và thực hiện kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp Yếu tố này được phảnánh rõ qua: bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệmquản lý của ban lãnh đạo

- Cơ cấu quản lý:

Thể hiện ở khả năng sắp xếp và tổ chức hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, khả năng bố trí đúng người, đúng việc của những người lãnh đạo doanhnghiệp Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trơn tru

và đạt hiệu quả cao, cũng như thể hiện trình độ quản lý của doanh nghiệp

- Thương hiệu và mối quan hệ của doanh nghiệp:

Thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.thương hiệu càng nổi tiếng, được đông đảo người tiêu dùng thừa nhận thì khả nănggây sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm càng cao, doanh nghiệp càng có khảnăng bán được nhiều sản phẩm bên cạnh đó, các mối quan hệ của doanh nghiệp

Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

với khách hàng, đối tác, các ngân hàng, các cơ quan tài chính, các cơ quan nhànước,… sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội bán hàng, khả năng huy độngvốn…

- Kênh phân phối:

Kênh phân phối là đường đi của hàng hóa từ doanh nghiệp đến người tiêudùng Do đó việc thiết lập kênh phân phối hợp lý sẽ làm cho việc tiêu thụ hàng hóacủa doanh nghiệp tăng lên

Kênh phân phối trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất bán thẳng sản phẩmcủa mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua một khâu trung gian nào

Kênh phân phối gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩmcủa mình cho người tieu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian

Mạng lưới phân phối là toàn bộ các kênh phân phối mà doanh nghiệp thiết lập

và sử dụng trong phân phối hàng hóa Việc thiết lập kênh phân phối phải căn cứvào chính sách chiến lược tiêu thụ mà doanh nghiệp đang theo đuổi, khả năngnguồn lực của doanh nghiệp và đặc tính của khách hàng, đặc tính sản phẩm và cáckênh phân phối của đối thủ cạnh tranh…

- Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp:

Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng thúc đẩykết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Công tác tổ chức bán hàngbao gồm nhiều mặt:

+ Hình thức bán hàng: một doanh nghiệp nếu áp dụng tổng hợp các hình thứcbán buôn, bán lẻ, bán trả góp… tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn sovới doanh nghiệp chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nhất định nào đó

+Tổ chức thanh toán: Áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như:

thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán chậm, thanh toán ngay dẫn tới khách hàng sẽcảm thấy thoải mái hơn, có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán tiện lợinhất, hiệu quả nhất

+ Dịch vụ kèm theo trước, trong và sau khi bán: Các doanh nghiệp tổ chức

các dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán hàng như: dịch vụ tư vấn,dịch vụ vận chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửa

Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

chữa Để cho khách hàng được thuận lợi, nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêuthụ sẽ tăng lên và tăng thêm sức cạnh tranh doanh nghiệp trên thị trường.

 Các nhân tố thuộc về sản phẩm:

- Chất lượng:

Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm đượcxác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp vớinhững điều kiện kỹ thuật hiện tại và thỏa mãn được những nhu cầu nhất định của

xã hội

Chất lượng là một vũ khí cạnh tranh sắc bén để cạnh tranh với các đối thủ trênthị trường Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãmhoạt động tiêu thụ sản phẩm

Chất lượng sản phẩm tốt sẽ thu hút được khách hàng, tăng khối lượng sảnphẩm tiêu thụ, tạo điều kiện nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời có thểdoanh nghiệp nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút đượckhách hàng Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì hoạt động tiêu thụ sẽ gặp khókhăn

- Giá cả:

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trịhàng hóa Theo cơ chế thị trường hiện, giá cả được hình thành theo sự thoả thuậngiữa người mua và người bán, theo đó thuận mua vừa bán

Nhân tố giá cả ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp

có thể hoàn toàn sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sảnphẩm Người tiêu dũng sẽ chấp nhận nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phùhợp với chất lượng sản phẩm Ngược lại, nếu định giá quá cao, người tiêu dùngkhông chấp nhận lượng hàng tồn kho sẽ lớn, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng ếđọng hàng và vốn Mặt khác, nếu làm tốt công tác định giá sản phẩm tạo nên lợi thếtrong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của cácđối thủ cạnh tranh

 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

- Các đối thủ cạnh tranh:

Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp hiện tại trong ngành và cácđối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai Doanh nghiệp sẽphải cạnh tranh nhau về chất lượng hàng hoá, giá bán sản phẩm và cách phân phốisản phẩm, dịch vụ Số lượng doanh nghiệp cùng ngành càng lớn thì tính cạnhtranh càng khốc liệt và cường độ cạnh tranh cũng rất cao Doanh nghiệp cần tìmmọi cách để nắm bắt và phân tích các thông tin về đối thủ cạnh tranh như: chiếnlược kinh doanh, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách quảng cáo,xúc tiến bán hàng…

+ Đối thủ cạnh tranh hiện tại: là những doanh nghiệp đang kinh doanh nhữngsản phẩm, dịch vụ như doanh nghiệp họ là người đang chiếm giữ một phần thịtrường và luôn có ý định mở rộng thị trường đây là đối tượng mà doanh nghiệpphải quan tâm nhiều nhất

+ Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: là những doanh nghiệp có thể và có khả năngtham gia vào thị trường, cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giống như doanhnghiệp

- Nhà cung cấp:

Là các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực (sản phẩm, dịch vụ,nguyên vật liệu, ) cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp Sự tăng giá hay khanhiếm các nguồn lực này trên thị trường có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt độngcủa doanh nghiệp

Các nhà cung cấp đảm bảo nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp trong việcsản xuất kinh doanh sản phẩm Sự thiếu hụt hay chậm trễ về lượng cung cấp, sựkhông đảm bảo chất lượng đầu vào hoặc việc tăng giá từ nhà cung cấp gây khókhăn cho hoạt động của doanh nghiệp bởi điều này có thể gây tác hại về khả năngthỏa mãn khách hàng của doanh nghiệp và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến doanh thu

vì khách hàng chuyển sang dùng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

- Sản phẩm thay thế:

Sức ép về sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành domức giá bị khống chế, nếu không chú ý đến sản phẩm thay thế doanh nghiệp có thể

bị tụt lại với các thị trường nhỏ

Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

- Khách hàng:

Khách hàng và sức ép từ phía khách hàng có tác động mạnh mẽ tới hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết địnhquy mô và cơ cấu thị trường của doanh nghiệp Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp phải duy trì và phát triển các mối quan hệvới khách hàng cũ, đồng thời lôi cuốn, tạo niềm tin với khách hàng mới

1.1.1.6 H ệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá kết quả công tác tiêu thụ

s ản phẩm hàng hóa:

Đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trìnhtiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Qua quá trình phân tích đánh giá ta có thểthấy được mức độ hợp lý của công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp,nhận thấy được những ưu nhược điểm từ đó tìm ra các biện pháp cần thiết để ápdụng cho các kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo

*Doanh thu tiêu thụ (TR):

Doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu được từ kết quả bán hàng và các dịch

vụ trong một kỳ sản xuất kinh doanh Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

TR =∑ ×

Trong đó:

TR: Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Pi: Giá bán của sản phẩm i

Qi: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm i

*Lợi nhuận tiêu thụ (II):

II = TR – TC

Trong đó:

II: lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm

TR: tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Trang 27

*Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:

*Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (%):

ợ ℎậ

ổ ℎ ℎí

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tiêu thụ sảnphẩm mà doanh nghiệp thường dùng Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ rathì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

*Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%):

ợ ℎậ

ố ℎủ ở ℎữChỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận Nếu tỷ số này mang giá trị dương là công ty kinh doanh có lãi; nếumang giá trị âm là công ty kinh doanh thua lỗ

*Khả năng thanh toán hiện hành:

à ả ư độ

ợ ắ ℎạKhả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán trong ngắnhạn của doanh nghiệp Nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạnđược trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tươngđương với thời hạn của các khoản nợ đó Tỷ số này càng cao thì càng tốt

*Khả năng thanh toán nhanh:

à ả ư độ − à ồ ℎ

ợ ắ ℎạĐại học Kinh tế Huế

Trang 28

Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạnkhông phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (hàng tồn kho) Hệ số này càng cao thìcàng tốt.

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Việt Nam có cơ cấu dân số nằm trong nhóm trẻ nhất thế giới (56% dân sốdưới 30 tuổi) Đặc điểm nhân khẩu học của Việt Nam tạo ra một cơ hội lý tưởng đểgia tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước và được kỳ vọng sẽ tiếp tục kéo dài trong 30năm tới Tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấpđôi và đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020 Điều đó sẽ kéo theo tốc độ tăngtrưởng của thị trường các sản phẩm tiêu dùng nhanh tại Việt Nam trung bìnhkhoảng 20%/năm, vượt qua những thị trường lớn như Ấn Độ, Trung Quốc…Những xu hướng khác gắn liền với những đặc điểm nhân khẩu học thực tế này cóthể dẫn đến những thay đổi về mặt cấu trúc trong thị trường hàng tiêu dùng, chẳnghạn như nhu cầu lớn hơn về thực phẩm tiện lợi, sự chú trọng cao hơn vào các khíacạnh chất lượng và an toàn sức khỏe của sản phẩm, sự hợp nhất trong hoạt độngkinh doanh, và sở thích cao hơn dành cho các sản phẩm có thương hiệu, cùng nhucầu dành cho các sản phẩm mới

Thị trường ngành kem Việt Nam khá đa dạng và rõ ràng về từng phân khúcsản phẩm Chẳng hạn, Vinamilk chỉ chuyên sản xuất kem thố có thế mạnh ở phânkhúc bán lẻ, nhưng cũng là mảng rất nhỏ trong rất nhiều sản phẩm mà Vinamilkphát triển Kido với kem que có thế mạnh ở thị trường trung cấp với hơn 30.000

điểm phân phối Fanny thì có những dòng sản phẩm cao cấp, cung ứng cho phân

khúc Horeca Top những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong thị trường kemViệt đều là những cái tên quen thuộc Theo Euromonitor, năm 2014, mảng kem củaKIDO Group giữ vị trí dẫn đầu thị trường, theo sau là Vinamilk và Kem Thủy Tạ

Dù không có mức tăng trưởng cao như các mặt hàng thuộc nhóm ngành thựcphẩm, đồ uống, sữa… nhưng ngành kem, với doanh thu hàng ngàn tỷ đồng/năm vàtốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 12,8% trong 3 năm trở lại đây, bắt đầu cạnhtranh quyết liệt.Sau Buds, thương hiệu kem Mỹ nhập khẩu 100% vào Việt Nam, thì

những thương hiệu kem ngoại như: Baskin-Robbins, Snowee, Swensens,

Hagen-Dazs, New Zealand, Monte rosa, Fanny, Dairy Queen (DQ) đều lần lượt có mặt

Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

tại Việt Nam Những thương hiệu này tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như

Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Nha Trang, Vũng Tàu…

Mặc dù các vị trí dẫn đầu hiện nay vẫn trong tay các doanh nghiệp nội song

sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây và lối sống mới của giới trẻ, sựtăng trưởng trong thu nhập sẽ dần đẩy thị phần của các hãng kem ngoại tăng lên.Cùng với sự thay đổi này, cơ cấu khách hàng cũng sẽ dần dịch chuyển từ tầm phổthông sang mức trung và cao cấp, đây sẽ là áp lực với doanh nghiệp Việt Namtrong tương lai

Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ KEM ROSI

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU

2.1 Giới thiệu chung về Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu:

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu:

Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu có tiền thân là nhà máy BiaHuế

Nhà máy Bia Huế là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyếtđịnh số 902/QĐ/UB ngày 10/10/1990 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày06/04/1994 Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư đã cấp giấy phép đầu tư số835/QĐ/UB cho phép các bên liên doanh:Nhà máy bia Huế góp 50% số vốn phápđịnh (9.845.000 USD); cùng với 2 đối tác của Đan Mạch là TOBRGINTERNATINAL ATITAS góp 35% số vốn pháp định và THEINDUSTRIZATION FUND FOR DEVELOPING COUNTRIES góp 15% số vốnpháp định để thành lập Công ty liên doanh Nhà máy bia Huế là pháp nhân đại diệncho bên Việt Nam tham gia lien doanh

Năm 2001, ngoài việc làm đối tác liên doanh của công ty Bia Huế, được sựcho phép của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nhà máy đã phục hồi dây chuyền sảnxuất sữa chua theo Quyết định số 543/QĐ/UB ngày 28/02/2000 từ nguồn vốn đầu

tư là 4.241.083.000 VNĐ

Cuối năm 2001, nhà máy đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ chiên chânkhông từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ Đến năm 2002, nhà máy tiếptục đầu tư dây chuyền sản xuất kem các loại theo quyết định số 3137/QĐ/UB ngày28/02/2002 với tổng số vốn đầu tư là 6.685.000.000 VNĐ từ quỹ phát triển sảnxuất của nhà máy và từ các nguồn huy động hợp pháp khác

Đến năm 2005, nhà máy tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất nắp chai phục vụcho lĩnh vực nước uống đóng chai (bia, nước ngọt, ) theo Quyết định số4066/QĐ/UB ngày 30/11/2005 của tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng số vốn đầu tư là6.615.204.000 VNĐ từ quỹ phát triển sản xuất của nhà máy

Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Từ năm 2006 đến nay, nhà máy sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm chínhnhư sữa chua, kem các loại, chip trái cây chiên chân không, newlife, nắp chai,…Sản phẩm của nhà máy đã phân phối đi tiêu thụ khắp các tỉnh trong nước.

Đến tháng 6 năm 2009 Nhà máy Bia Huế thôi làm đối tác liên doanh củaCông ty TNHH Bia Huế theo quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 09/06/2007 củaChính phủ về chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổphần Tháng 7/2009 Nhà máy Bia Huế tiến hành các bước phục vụ công tác cổphần hóa doanh nghiệp Đến cuối tháng 11 năm 2010, Nhà máy có quyết định phêduyệt chuyển đổi thành Công ty Cổ phần theo quyết định số 2239/QĐ-UBND của

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế với những nội dung sau:

Tên: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU

Công ty có vốn điều lệ 17 tỷ đồng, có 72 cổ đông, trong đó có cổ phần Nhànước chiếm 79,2% vốn điều lệ Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu đãĐại Hội Đồng Cổ Đông thành lập ngày 11/01/2011 và chính thức hoạt động theo

mô hình mới vào ngày 01/03/2011 với chức năng, nhiệm vụ như Nhà máy Bia Huếtrước đây

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:

2.1.2.1 Ch ức năng:

Chức năng chính của công ty là hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàngthực phẩm tiêu dùng nhanh: sữa chua, kem, chip trái cây chiên chân không và sảnxuất nắp chai cho lĩnh vực nước uống đóng chai thủy tinh (bia, nước ngọt)

2.1.2.2 Nhi ệm vụ:

Công ty chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngànhnghề đăng ký, tuân thủ hiến pháp và pháp luật của nước Việt Nam Tuân thủ, thựchiện theo định hướng chiến lược hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty, sửdụng và bảo vệ, phát triển các nguồn lực của công ty, nguồn vốn kinh doanh để táiđầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường và phát triển công ty ngàymột vững mạnh hơn

Quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhân viên côngnhân hợp lý, có phương án phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện chiếnlược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty

Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Thực hiện định hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hóasản phảm, mở rộng thị trường.

Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp theo quy định của Nhà nước

2.1.3 Tổ chức bộ máy Công ty:

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á

Châu

Bộ máy quản lý của nhà máy được tổ chức theo hình thức trực tuyến chứcnăng Giám đốc là người đứng đầu điều hành các phòng ban có chức năng giúp việc.Quan hệ giữa các phòng ban, các quản đốc, các xưởng với giám đốc là quan hệ chỉhuy, chỉ đạo và phục tùng mệnh lệnh công tác, sản xuất Riêng kế toán trưởng ngoàiviệc chấp hành mệnh lệnh còn có một số quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định hiệnhành của nhà nước về những vấn đề liên quan khi có các ý kiến trái ngược

2.1.3.2 Ch ức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

Phòng

tổ chứchànhchính

Tổ bảovệ

Xưởng

sảnxuấtchíp

Bộ phận hành chính

Trang 33

 Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoảntiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.

 Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn công ty, chủ trìtham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ điều chuyển vốn và hoàn trảvốn vay, lãi vay trong toàn công ty

 Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định của Nhà nước, phảnánh trung thực kết quả hoạt động của công ty

 Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong công ty vàbáo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc

 Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanhtoán, quyết toán theo đúng quy định

* Phòng kế hoạch thị trường:

 Tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo công ty về định hướng chiến lượcphát triển các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công ty, nghiên cứu thịtrường, tìm kiếm các phương án, cơ hội kinh doanh theo hướng mới, đề xuất, tưvấn và lập kế hoạch kinh doanh, marketing trình ban lãnh đạo công ty

 Lập, chủ trì thực hiện các kế hoạch kinh doanh và marketing cho hoạtđộng kinh doanh của công ty

 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc

 Xây dựng, đề xuất, tổ chức thực hiện xúc tiến, tiếp thị và bán hàng tại cácđiểm bán hàng

* Phòng tổ chức hành chính:

 Là bộ phận giúp Giám đốc trong công tác hành chính, quản trị văn phòng

và quản trị cơ sở vật chất

 Lưu trữ hồ sơ, tài liệu

 Lập kế hoạch công tác hàng tuần, hàng tháng

 Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo

 Thực hiện các chức năng của phòng nhân sự: là nơi kiểm tra, tuyển dụngnhân viên mới; là nơi chăm lo đời sống, quản lý, xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy,chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận; xây dựng chiến lược phát triểnnguồn nhân lực của toàn công ty, xây dựng các quy trình, quy chế về hoạt động

Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

nhân sự và tổ chức các hoạt động nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổnhiệm, thực hiện các chế độ quyền lợi, thi đua, khen thưởng.

Thực hiện sản xuất chuyên môn các sản phẩm của công ty

2.1.4 Quy trình công ngh ệ sản xuất kem ROSI:

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất kem ROSI

Nguyên liệu chủ yếu là nguyên liệu mua trong nước, hoặc nguyên liệu đượcnhập khẩu bởi các nhà cung cấp có uy tín

Để tạo ra các sản phẩm có chất lượng như mong muốn ngay từ đầu, nguyênliệu đưa vào sử dụng đã được đội ngũ kỹ thuật kiểm tra, giám sát, đồng hành cùng

hệ thống nhà cung cấp uy tín Kem ROSI được sản xuất trên dây chuyền khép kín

từ phối trộn đến người tiêu dùng

Với phương châm “T ạo dựng niềm tin qua từng sản phẩm” Công ty CP Kỹ

nghệ Thực phẩm Á Châu phấn đấu trở thành doanh nghiệp có đủ năng lực cung cấpsản phẩm chất lượng cao đến khách hàng

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ kem ROSI của công ty:

 Yếu tố thuộc về công ty:

kho lạnh

Bao gói sảnphẩmĐông cứng

Rót khuôn

Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

hóa cũng như từng bước đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Công ty chuyên sản xuất nhiều chủngloại sản phẩm khác nhau: kem que, kem ly, kem hộp, kem ốc quế Hiện tại Công ty

đã có khoảng 30 loại sản phẩm kem hương vịkhác nhau đáp ứng thị hiếu đa dạngcủa khách hàng

- Lao động và thu nhập của lao động:

+ Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của mọi doanh nghiệp Việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao độngkhông chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty màcòn thể hiện trình độ tổ chức, quản lý của ban lãnh đạo công ty

Bảng 1: Tình hình lao động của công ty Á Châu trong 3 năm 2013 - 2015

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Qua bảng tình hình lao động của công ty ta thấy:

Nếu xét theo tính chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, số laođộng trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu lao động của doanh nghiệp, luônchiếm trên 60% Trong 2 năm 2013 và 2014, số lao động của công ty là 65 người,trong đó lao động trực tiếp 40 người và lao động gián tiếp 25 người Năm 2015, sốlao động trực tiếp của công ty tăng thêm 3 người và lao động gián tiếp vẫn khôngthay đổi

Nếu xét theo trình độ của lao động, số lao động phổ thông chiếm trên 40%tổng số lao động của công ty Số lao động Đại học và Cao đẳng năm 2015 có tăngthêm 2 người, chiếm khoảng 40% tổng số lao động Lao động trung cấp tăng thêm

1 người Đây là một dấu hiệu cho thấy công ty chú trọng đến công tác đào tạo vàtuyển dụng lao động

Để phục vụ cho sự phát triển của Công ty trong thời gian tới, Công ty đã rấtchú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ, có kinhnghiệm và được đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề liên tục.Trong công tác tuyểndụng rất chú ý đến việc tuyển dụng các lao động có bằng cấp, trình độ, đặc biệt vềlao động kỹ thuật, nghiệp vụ.Điều quan trọng là công ty cũng có sự đầu tư chocông tác đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên Công ty tích cực cửcác cán bộ tham gia các khóa giảng dạy, khóa huấn luyện do các trung tâm, cáchiệp hội tổ chức Đặc biệt các lực lượng kỹ thuật luôn luôn được đào tạo trongnước ở các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành

+ Tiền lương cho người lao động:

Tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên công ty trong 3 năm qua có

xu hướng giảm mạnh do thời gian qua hoạt động kinh doanh của công ty gặp khókhăn, bị cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên thị trường.Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Bảng 2: Tiền lương cho người lao động

Đơn vị: Triệu đồng

Chi tiêu 2013 2014 2015

2014/2013 2015/2014 chênh

lệch %

chênh lệch %

Tổng quỹ lương 3.275,

18

1976,81

2055,47

1298,37

39,64

-0,61(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

- Tổng tài sản:

Tài sản là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanhnghiệp Tài sản đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thông suốt, làđiều kiện để thực hiện quá trình hoạt động kinh doanh đồng thời thể hiện tiềm lựccủa một doanh nghiệp qua việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng lưuchuyển hàng hóa…

Qua bảng 3 ta thấy: Tài sản của công ty giảm qua 3 năm, tổng tài sản năm

2014 của công ty là 31,85 tỷ đồng, giảm hơn 2.2 tỷ đồng, tương ứng giảm 6.5% sovới năm 2013 Năm 2015 tổng tài sản của công ty là 30,6 tỷ đồng, giảm hơn 1.18 tỷđồng, tương ứng giảm khoảng 3.72% so với năm 2014 Điều này thể hiện quy môhoạt động của công ty có xu hướng thu hẹp, chứng tỏ hoạt động kinh doanh củacông ty chưa đạt hiệu quả tốt, đang gặp khó khăn trong kinh doanh

Năm 2014, tổng tài sản giảm so với năm 2013 do tài sản ngắn hạn giảmkhoảng 6.5 tỷ đồng và tài sản dài hạn chỉ tăng khoảng 4.28 tỷ đồng

Trong năm 2014, tài sản ngắn hạn giảm là do các khoản phải thu ngắn hạngiảm gần 3,5 tỷ đồng và giá trị hàng tồn kho giảm khoảng 149 triệu so với năm

2013 cho thấy công tác tiêu thụ của công ty đã thuận lợi hơn trong năm 2014 Tàisản dài hạn năm 2014 so với năm 2013 tănghơn 4.2 tỷ đồng, chủ yếu là do tài sản

cố định tăng bởi công ty đầu tư thêm đội xe vận tải phân phối hàng hóa đến các khuvực thị trường nhằm phục vụ tốt hơn, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ

Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Đến năm 2015, tổng tài sản của công ty vẫn giảm khoảng 1.18 tỷ đồng, tươngứng giảm 3.72% so với năm 2014 Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn giảmkhoảng 630 triệu đồng và tài sản dài hạn giảm khoảng 555 triệu đồng.

Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Bảng 3: Tình hình tài sản của công ty Á Châu qua 3 năm 2013 -2015 Chỉ tiêu

chênh lệch % Tổng tài sản 34066,64 100 31848,30 100 30661,69 100 -2218,34 -6,51 -1186,61 -3,73 Tài sản ngắn hạn 30264,11 88,8

-tiền và các khoản tương đương

74,34các khoản phải thu ngắn hạn 10416,87 30,5

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Tài chính:

Nguồn vốn là công cụ để thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp Việc huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả có ảnh hưởng rất lớn đếnkết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định khả năng mở rộng haythu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh

Từ bảng 4 ta thấy, nguồn vốn của công ty giảm dần qua 3 năm, năm 2014tổng vốn đạt 31,85 tỷ đồng, giảm khoảng 2,21 tỷ đồng tương ứng giảm khoảng6,51% so với năm 2013 Nguyên nhân là do nợ phải trả giảm khoảng 2 tỷ đồngtương ứng giảm 15,5% và vốn chủ sở hữu giảm hơn 177 triệu đồng tương ứng giảm0,85% Nợ phải trả năm 2014 là hơn 11 tỷ đồng Việc nợ phải trả giảm do giảm nợngắn hạn, nợ dài hạn chỉ đạt 1 triệu đồng và không thay đổi Vốn chủ sở hữu đạt20,8 tỷ đồng, giảm nhẹ 177 triệu đồng tương ứng giảm 0,85% so với năm 2013nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 547 triệu đồng trong khiquỹ đầu tư phát triển tăng 369 triệu đồng

Năm 2015 tổng nguồn vốn giảmđạt trên 30tỷ đồng, giảm hơn 1,18 tỷ đồng,tương ứng giảm3,72% so với năm 2014 nguyên nhân là do:

Nợ phải trả giảm 863 triệu đồng, tương ứng giảm 7,8% Nguyên nhân là do

nợ ngắn hạn giảm Điều này cho thấy công ty thực hiện tốt việc thanh toán tiềnhàng cho các nhà cung cấp phục vụ cho hoạt động sản xuất

Nguồn vốn chủ sở hữu giảm hơn 323 triệu đồng, tương ứng giảm khoảng 1,6

% nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tiếp tục giảm hơn 718 triệuđồng so với năm 2014, quỹ đầu tư phát triển tăng hơn 395 triệu đồng Điều này chothấy nguồn tài chính của công ty đang dần thu hẹp nhưng công ty luôn chú trọngtrích lập một khoản lợi nhuận cho quỹ đầu tư phát triển nhằm tạo nguồn lực tái đầu

tư mở rộng cho hoạt động sản xuất của mình.Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 06/11/2016, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Marketing căn bản, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
2. Quản trị chiến lược, khoa QTKD, Đại học Kinh tế Huế Khác
3. Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại, Thạc sỹ Bùi Văn Chiêm, trường Đại học Kinh tế Khác
4. Giáo trình kinh tế thương mại, GS Đặng Đình Đào 5. Nguyên lý thống kê kinh tế Khác
6. Một số khóa luận của các năm trước.7. Một số trang web Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w