1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN tiểu học: PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC THỰC HIỆN TỐT QUY TRÌNH VẼ CÙNG NHAU VÀ SÁNG TẠO CÁC CÂU CHUYỆN THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI CỦA ĐAN MẠCH (SAEPS

23 2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

Thực hiện chủ chương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, theo Nghị quyết số 29 của Đảng với mục tiêu “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Trong đó, nhà trường xác định việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thiết yếu và quan trọng nhất. Bởi nguyên tắc vàng trong dạy học ở Tiểu học là: Nhẹ nhàng, thoải mái, giờ học hiệu quả, học sinh thích học không vì điểm số.

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU

Trang1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN TRƯỜNG TH THỊ TRẤN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC THỰC HIỆN TỐT QUY TRÌNH VẼ CÙNG NHAU VÀ

SÁNG TẠO CÁC CÂU CHUYỆN THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI CỦA ĐAN MẠCH (SAEPS)

Người thực hiện: Dương Xuân Lưu Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thị Trấn SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Mĩ Thuật

THANH HOÁ NĂM 2016

Trang 2

I Lí do chọn đề tài

II Mục đích nghiên cứu

III Đối tượng nghiên cứu

IV Phương pháp nghiên cứu

B.NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận

II Thực trạng của việc giảng dạy Mĩ Thuật trong trường tiểu

học

III Giải pháp và tổ chức thực hiện

IV Hiệu quả

A MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Thực hiện chủ chương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, theoNghị quyết số 29 của Đảng với mục tiêu “chuyển mạnh quá trình giáo dục từchủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất

Trang 3

người học” Trong đó, nhà trường xác định việc đổi mới phương pháp dạy học

là việc làm thiết yếu và quan trọng nhất Bởi nguyên tắc vàng trong dạy học ởTiểu học là: Nhẹ nhàng, thoải mái, giờ học hiệu quả, học sinh thích học không vìđiểm số

Khi nhắc đến Mĩ Thuật, trước hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vẻ đẹp và sựsáng tạo bởi đơn giản Mĩ Thuật vốn là một môn học đặc trưng của nghệ thuậtsáng tạo Để môn học này đến với học sinh một cách hấp dẫn mà vẫn phát huyđược tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh, yêu cầu người thầy khôngngừng đổi mới về hình thức, phương pháp và cả nội dung dạy học Đặc biệt vớimôn Mĩ Thuật được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nga sơn, trườngTiểu học Thị trấn đã triển khai giảng dạy môn Mĩ Thuật theo phương pháp củaĐan Mạch bắt đầu từ học kì năm II năm học 2014-2015

Môn học Mĩ Thuật trong nhà trường Tiểu học không nhằm đào tạo các emtrở thành hoạ sỹ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huykhiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hìnhthành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày Điểm nổi bậtcủa phương pháp dạy học mới môn Mĩ Thuật là giáo viên có thể chủ động theotừng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy như: Vẽ biểucảm - Vẽ cùng nhau - Vẽ theo nhạc - Xây dựng cốt chuyện - Xây dựng câuchuyện v.v…

Tôi chọn đề tài “Phương pháp giúp học sinh tiểu học thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện” trong chương trình dạy học

Mĩ Thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch bởi trong quá trình giảng dạy

của mình tôi nhận thấy phương pháp mới phát huy khả năng sáng tạo cao củahọc sinh, tiết học thoải mái, sinh động hơn Từ môn học này tạo cơ hội cho họcsinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống Rõ ràng, với phương pháphọc mới học sinh vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo nên em nào cũng mong chờđến tiết học mỹ thuật Ưu điểm của phương pháp này là học sinh được tự dosáng tạo, trong mỗi tiết học, học sinh khám phá ra những điều mới mẻ hơn.Phương pháp này phát triển khả năng sáng tạo, phát triển khả năng giao tiếp, kỹnăng trình bày sản phẩm của mình trước đám đông

II Mục đích nghiên cứu:

Thông qua quy trình giáo dục mĩ thuật “Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện” học sinh sẽ phát triển được khả năng:

- Biến những quan sát về con người thành tranh vẽ

- Nhận biết và phân biệt được đặc điểm và đặc tính của các loại vật liệu vẽ khác nhau như: bút chì, bút dạ, sáp màu ;

- Hợp tác và hoạt động theo nhóm, cặp;

- Tạo ra những câu chuyện ấn tượng phù hợp với chủ đề bài học;

- Vẽ và trải nghiệm hiệu ứng màu sắc

- Hiểu và biểu đạt được ý nghĩa của câu chuyện của chính các em và của các bạn khác

III Đối tượng nghiên cứu:

Trang 4

Tìm hiểu về phương pháp thực hiện tốt quy trình giáo dục mĩ thuật vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện cho học sinh lớp 4A, trường tiểu học Thị Trấn Nga Sơn, Thanh Hóa

IV Phương pháp nghiên cứu:

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Tài liệu dạy học Mĩ Thuật dành cho giáo viên tiểu học

- Phương pháp giảng dạy Mĩ Thuật

- Tài liệu tập huấn Mĩ Thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch (SAEPS)

- Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài

2 Phương pháp điều tra:

- Tìm hiểu về việc tổ chức áp dụng dạy học Mĩ Thuật theo phương phápmới của Đan Mạch (SAEPS) của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nga Sơn

- Tìm hiểu về cảm nhận của các em học sinh sau khi được học Mĩ Thuậttheo phương pháp mới

- Trao đổi, dự giờ, kiến tập, thảo luận, tọa đàm với đồng nghiệp

3 Phương pháp so sánh:

- So sánh các mặt ưu điểm và nhược điểm giữa hai phương pháp dạy học

Mĩ Thuật cũ và phương pháp dạy học Mĩ Thuật

- So sánh quá trình trước khi áp dụng phương pháp mới và sau khi áp dụngphương pháp mới

4 Phương pháp thực nghiệm:

- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh giáhiệu quả của việc vận dụng đổi mới nội dung phương pháp dạy học vào lớp 4Atrường Tiểu học Thị Trấn - Nga Sơn - Thanh Hóa

B NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận:

1 Quy trình là gì?

Quy trình là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã

được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể củahoạt động quản trị Quy trình xuất hiện phổ biến trong quá trình tồn tại và pháttriển của vạn vật, ví dụ như quy trình giăng tơ của loài nhện, làm tổ của chimhoặc săn mồi của hổ báo…

2 Quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện là gì ?

Trong giáo dục Mĩ Thuật, học sinh được phát triển không ngừng và có sựkhác biệt ở mỗi em về khả năng quan sát, trí tưởng tượng, trí nhớ, cách thức thểhiện con người, con vật, đồ vật về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc, tỉ lệ

Học sinh được kích thích thông qua các khả năng của bản thân cũng nhưtrải nghiệm với người khác như: những thành viên trong gia đình, bạn bè vàthậm chí những người mới quen biết, với con vật yêu thích, đồ vật thân quen.Học sinh bị ảnh hưởng thông qua tiếp xúc với sự vật, hiện tượng xungquanh thông qua các kênh thông tin như: ti vi, tạp chí, sách vở, truyện tranh,quảng cáo, internet và các tác phẩm điêu khắc công cộng Dần dần học sinhnhận biết được những cách thức thể hiện hình ảnh con người khác nhau về hình

Trang 5

dáng, cấu trúc, tỉ lệ như: phác họa con người, biểu cảm của nhân vật, biểu tượngngười khái quát

- Con người theo cách nhìn hiện thực, được tạo nên bởi các hình dáng tựnhiên sẵn có

- Con người biểu cảm, là hình dáng được phóng đại, cách điệu như tranh biếm họa

- Con người tưởng tượng là hình dáng được tạo nên bởi sự sáng tạo theo sở thích.Cuối cùng, học sinh sẽ hiểu rằng những miêu tả về con người khác nhaucũng có những chức năng khác nhau

Ví dụ để tuyên truyền, xây dựng phim tài liệu hoặc biểu cảm thẩm mĩ…

Sự nối tiếp các hoạt động của Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện:

II Thực trạng của việc giảng dạy Mĩ Thuật trong trường tiểu học

1 Thực trạng về phía nhà trường:

- Nhà trường còn thiếu phòng học riêng biệt cho môn Mĩ Thuật

- Các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy theo phương pháp mới củaĐan mạch còn nhiều hạn chế

- Nhiều trường tiểu học trên địa bàn huyện vẫn chưa áp dụng dạy học MĩThuật theo phương pháp mới của Đan Mạch theo quy định của phòng GD

2 Thực trạng việc dạy học của giáo viên:

Trong cách dạy học Mĩ Thuật trước đây mỗi khi giảng dạy giáo viên hướngdẫn cho học sinh tiến hành các bước vẽ theo quy tác hàn lâm, chính vì vậy màcác em bị gò bó, các em gặp rất nhiều khó khăn trong thực hành vẽ bài Mỗi tiếthọc trên lớp học sinh phải hoàn thành một bài vẽ, nên rất nhiều học sinh không

đủ thời gian để hoàn thành bài học trên lớp Giáo viên cũng đã quen thuộc vớicách dạy học theo trương chình Mĩ Thuật cũ chính vì vậy khi tiếp xúc với cáchdạy học mới giáo viên rất thích thú với những điều mới lạ hấp dẫn mà chương

Trang 6

trình mới mang lại, tuy nhiên do thời gian áp dụng phương pháp dạy học mớivừa mới được triển khai trong các trường Tiểu học nên giáo viên không khỏi cónhững mặt còn hạn chế sau:

- Giáo viên chưa nắm hết nội dung, vai trò, bản chất, những kĩ năng cơ bản, chưabiết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để hướng dẫn cho học sinh

- Giáo viên còn thiếu nhiều tài liệu nghiên cứu cúng như được trải nghiệmnhững tiết dạy chất lượng theo phương pháp mới của các đồng nghiệp

- Giáo viên đã có kế hoạch bài học theo phương pháp mới song giáo viêncòn lúng túng, còn ngại đầu tư, khả năng tổ chức hoạt động giảng dạy hạn chếnên kết quả chưa cao

- Việc đổi mới cách đánh giá học sinh trong giảng dạy nhằm khuyến khích

sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khảnăng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn

- Giáo viên còn ngại khó cho rằng việc áp dụng phương pháp giảng dạy MĩThuật theo phương pháp mới của Đan Mạch còn mất nhiều thời gian để nghiêncứu và áp dụng tốt trong thực tiễn giảng dạy

3 Thực trạng việc học của học sinh:

Với cách học trước đây học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện

vẽ bài tiến hành theo các bước của một bài vẽ theo hướng dẫn của giáo viênchính vì vậy mà học sinh ít thực hiện theo tiến trình các bước, các em vẽ theocảm nhận rồi chỉnh sửa theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giáo viên

Ví dụ: Cách vẽ tranh đề tài: “Vệ sinh môi trường”

B1: Tìm và chọn nội dung đề tài

Có một số ít học sinh còn thiếu đồ dùng học tập, quên đem đồ dùng học tập

Có một số học sinh ít được tham gia các hoạt động trong cộng đồng, thiếutrải nghiệm cuộc sống

4 Khảo sát chất lượng học tập của học sinh lớp 4A đầu năm học 2015 - 2016:

Trang 7

Bắt đầu từ học kì hai năm học 2014-2015 theo hướng dẫn của phòng GiáoDục huyện Nga Sơn trường tiểu học Thị Trấn đã áp dụng phương pháp dạy học

Mĩ Thuật mới của Đan Mạch (SAEPS) vào giảng dạy, với cách học Mĩ Thuậttheo phương pháp mới của Đan Mạch đã thay đổi quá trình dạy và học của cảthầy và trò Các em tỏ ra thích thú với cách học mới, các em được tự do sáng tạo

mà ít bị ràng buộc bởi các quy tắc như trước đây Nhưng do chương trình mớiđược áp dụng các em đang quen với cách học cũ nên không tránh khỏi nhữngmặt còn hạn chế Đặc biệt là trong các bài vẽ tranh theo chủ đề được vận dụngquy trình vẽ cùng nhau và xây dựng các câu chuyện, do các em còn nhỏ nênchưa ý thức được kĩ năng cơ bản cần thiết cho bản thân, nhiều học sinh thiếu kĩnăng giao tiếp, nhiều em không có kĩ năng xây dựng các câu chuyện theo chủ

đề, hoặc xây dựng được câu chuyện theo chủ đề nhưng nội dung chưa hay hay,chưa hấp dẫn, nhiều em nhút nhát không giám nói, không giám bày tỏ ý kiếntrước đông người

Vậy để các em học tập tốt hơn môn Mĩ Thuật theo phương pháp mới củaĐan Mạch nói chung, cũng như khắc phục được những điểm hạn chế còn tồn tạitrong các bài vẽ theo chủ đề vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và xây dựng các câuchuyện tôi đã có những giải pháp thực hiện

III Giải pháp và tổ chức thực hiện

Như chúng ta đã biết, đối với học sinh lớp 4, các em đang còn nhỏ Sự hìnhthành tâm lý lứa tuổi của các em đang được hình thành và phát triển Sự trongtrắng, ngây thơ hay những kĩ năng cần thiết đang cần được cha mẹ, thầy côhướng dẫn Bởi vậy là giáo viên Mĩ Thuật trực tiếp đứng lớp, hàng ngày, hànggiờ tiếp xúc với các em, tôi luôn trăn trở để tìm ra biện pháp giúp các em học tốt

và yêu thích hơn môn Mĩ Thuật mà đắc biệt là“Giúp học sinh thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện” theo chương trình dạy học Mĩ

Thuật mới của Đan Mạch, nhằm trang bị cho các em có những kĩ năng cần thiết

để các em học tốt môn Mĩ Thuật, góp phần giáo dục các em phát triển toàn diện

1 Nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò của môn học Mĩ Thuật trong trường tiểu học cho phụ huynh và học sinh

Hiện nay trong trường Tiểu Học các em học sinh được học rất nhiểu cácmôn văn hóa như: Toán, Tiếng Việt, Tập Làm Văn, Khoa, Sử, Địa … bên cạnh

đó các em còn được học thêm các môn đặc thù như: Thủ Công, Tin Học, HátNhạc… và môn Mĩ Thuật cũng là một trong số các môn đặc thù nói chung Tâm

lý chung của phụ huynh và học sinh là đến trường chủ yếu là để học các mônvăn hóa đặc biệt là Toán, Tiếng Việt, Tập Làm Văn… các môn đặc thù ít được

Trang 8

quan tâm và bị xem nhẹ Ham mê, thích học, thích thú với môn Mĩ Thuật phầnlớn chủ yếu là những em học sinh có năng khiếu.

Trong xã hội hiện nay, mỗi gia đình chỉ có một đến hai con nên các em được giađình quan tâm chu đáo ngoài việc học các môn văn hóa các em còn đựợc chú trọng pháttriển các môn năng khiếu như: nhạc, họa giúp con em họ phát triển toàn diện

Bên cạch đó cũng còn không ít một số gia đình chưa chú trọng tới việc học vàphát triển các môn năng khiếu cho con em mình, họ cho rằng đó là các môn khôngquan trọng tới sự phát triển của con em mình, chủ yếu tập trung học các môn văn hóa,học các môn văn hóa thì mới có được sự nghiệp tương lai sau này …

Với những trăn trở để phụ huynh và học sinh yêu thích môn học Mĩ Thuậttôi luôn tìm cách để nâng cao hiểu biết của các em học sinh và phụ huynh về vaitrò của môn học Mĩ Thuật trong nhà trường Tôi trao đổi, phối hợp với giáo viênchủ nhiệm lớp, thông qua giáo viên chủ nhiệm để tuyên truyền nâng cao hiểubiết về vai trò của môn Mĩ Thuật trong nhà trường, trong các tiết sinh hoạt,trong các buổi họp phụ huynh của nhà trường để các em học sinh và các bậc phụhuynh quan tâm hơn tới môn học Mĩ Thuật với những nội dung sau:

- Môn Mĩ Thuật trong nhà trường không nhằm đào tạo các em trở thành họa

sĩ mà tạo môi trường thẩm mĩ cho xã hội

- Phát hiện những học sinh có năng khiếu Mĩ Thuật, bồi dưỡng mầm nomnuôi dưỡng tài năng sủa soạn hướng nghiệp cho học sinh, những em có năngkhiếu Mĩ Thuật có thể rèn luyện sau này thi vào các trường đại học Mĩ Thuật,đại học Kiến trúc, những họa sĩ và kiến trúc sư tương lai của đất nước

- Học Mĩ Thuật không đơn giản chỉ là học vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật đểnâng cao tầm hiểu biết của học sinh về nhiều mặt: đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ

- Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh gíup các em hiểu biết về cái đẹp ở thiênnhiên, trong đời sống xã hội và cái đẹp trong các tác phẩm mĩ thuật, tạo cho các

em biết tạo ra cái đẹp bằng chính khẳ năng của mình như vẽ tranh, biết làm đẹpcho cuộc sống của mình: trang trí sách vở, góc học tập…

- Rèn luyện óc nhận xét quan sát, khả năng tri giác, thị giác, khẳ năng thểhiện đối tượng vẽ cho học sinh, thông qua thực hành mĩ thuật học sinh sẽ đượcrèn luyện óc phân tích, so sánh, đối chiếu với phương pháp từ bao quát đến chitiết điều đó giúp cho tư duy phát triển

- Thông qua việc học môn Mĩ Thuật tạo điều kiện giúp cho học sinh học tốtcác môn học khác

- Với mong muốn các em học sinh ngày càng yêu mến và thích học môn MĩThuật trong các tiết dạy Mĩ Thuật của mình tôi luôn trăn trở để tìm ra nhữngđiều mới lạ hấp dẫn, lôi cuốn các em học sinh

Trang 9

( Hình ảnh HS của lớp 4A đang hoạt động nhóm )

Trong những giờ học tiếp xúc với các em học sinh tôi luôn quan tâm, chỉbảo nhẹ nhàng, giúp các em thấy thoải mái trong mỗi tiết Mĩ Thuật, bên cạnh đócác em lại được học Mĩ Thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch các em tỏ

ra thích thú, yêu thích và thích học Mĩ Thuật

Với sự giúp đỡ của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm các bậc phụ huynhcũng đã có cái nhìn mới về các môn đặc thù nói chung và môn học Mĩ Thuật nóiriêng, phụ huynh quan tâm hơn tới đồ dùng học tập Mĩ Thuật của học sinh, giúpcác em có thêm động lực để học tập

2 Bồi dưỡng có hiệu quả kĩ năng sáng tạo các câu chuyện theo chủ đề cho học sinh.

Với cách dạy học cũ của phân môn vẽ tranh đề tài, sau khi tìm được nộidung đề tài học sinh thực hành vẽ tranh mà không phải xây dựng một câuchuyện Trong cách dạy học mới học sinh phải sáng tác tranh và xây dựng mộtcây chuyện theo chủ đề

Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa có khẳ năng tựxây dựng một câu chuyện theo chủ đề hoặc xây dựng được một câu chuyện theochủ đề nhưng còn sơ sài, chưa có cấu trúc, ít tình tiết khiến cho câu chuyện chưasinh động, chưa hấp dẫn người nghe, chính vì vậy tôi đã tìm cách để khắc phụcnhững mặt hạn chế, bồi dưỡng thêm kĩ năng sáng tác các câu chuyện theo chủ

đề cho các em học sinh Bằng những cách làm sau:

- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp về tình hình học tập của lớp, kĩ năngsáng tác câu chuyện theo chủ đề của các em học sinh trong lớp, những em họctốt, những em học chưa tốt, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm quan tâm bồi dưỡngthêm kĩ năng sáng tác câu chuyện cho học sinh còn kém trong các tiết TiếngViệt, Tập Làm Văn, các tiết sinh hoạt lớp …

- Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng với các em học sinh theocác chủ đề, chủ điểm hàng tuần, hàng tháng Các hoạt động do nhà trường và

Trang 10

liên đội tổ chức nhằm củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học,tạo cơ hội cho các em rèn luyện kĩ năng nói, giao tiếp, kĩ năng diễn đạt suy nghĩcủa bản thân Giúp các em có thêm nhiều những trải nghiệm trong cuộc sống.

Ví dụ: - Hoạt động văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao.

+ Các buổi liên hoan văn nghệ chào mừng các ngày lễ: 20/11; 22/12…+ Các giải thi đấu TDTT có các đội tuyển của trường tham gia: Điền kinh,

đá cầu, bóng đá…

- Hoạt động vui chơi giải trí

+ Các cuộc thi trò chơi dân gian do liên đội tổ chức: Kéo co, Nhảy bao bố…+ Các giờ ra chơi trên sân trường …

- Hoạt động lao động vệ sinh

+ Các bổi lao động do nhà trường tổ chức

+ Dọn nhà bia liẹt sĩ…

- Hoạt động xã hội, nhân đạo …

(Hình ảnh HS lớp 4A tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp )

Với sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, saumỗi chương trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi phối hợp với giáo viênchủ nhiệm yêu cầu các em viết những đoạn văn diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc củabản thân và miêu tả lại không khí của các buổi sinh họat ngoại khóa

Với những việc làm trên chỉ sau một thời gian ngắn kĩ năng sáng tác câuchuyện theo chủ đề của các em đã được cải thiện rõ rệt, các em chủ động, mạnhdạn hơn, khả năng diễn đạt suy nghĩ của bản thân của các em cũng tiến bộ rõ rệt

3 Tổ chức lớp học trong các chủ đề áp dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện

Bắt đầu từ học kì hai năm học 2014-2015 tôi đã áp dụng phương phápgiảng giạy Mĩ Thuật mới của Đan Mạch (SAEPS) trong toàn trường Tiểu HọcThị Trấn, Nga Sơn với nội dung tiến trình dạy học các chủ đề áp dụng quy trình

“vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện” theo phương pháp dạy học của

Đan Mạch như sau:

Trang 11

HĐ1: Tìm hiểu về chủ đề ( Hoạt động trải nghiệm)

HĐ2: Vẽ nhanh các dáng người, các hình ảnh liên quan tới câu chuyện HĐ3: Tạo Ngân hàng hình ảnh

HĐ4: Sáng tác tranh, câu chuyện theo chủ đề

HĐ5: Chia sẻ nội dung câu chuyện

HĐ6: Vẽ màu làm phong phú câu chuyện

HĐ7: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh

Với cách dạy học trên học sinh tỏ ra rất hào hứng, thích thú, các em chủđộng học tập hơn, các em được học theo nhóm nên rất tích cực tham gia cáchoạt động của nhóm mình Là người trực tiếp được phòng Giáo Dục cử đi tậphuấn về phương pháp dạy học Mĩ Thuật mới của Đan Mạch tôi luôn trăn trở để

áp dụng và vận dụng sáng tạo phương pháp mới trong cách dạy học của mình.Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy từ việc trưng bày ngân hàng hình ảnh cácnhóm thảo luận xây dựng một câu chuyện theo chủ đề khiến các em gặp nhiềukhó khăn Một số nhóm quá phụ thuộc câu chuyện của mình vào những hình vẽnhanh các dáng người đã có trong ngân hàng hình ảnh khiến các em lúng túng,

bị động thiếu đi sự sáng tạo Có nhiều dáng người trong ngân hàng hình ảnhkhông phù hợp với nội dung câu chuyện của các nhóm

Để các em phát huy tốt tính chủ động, sáng tạo trong học tập và năng lựchợp tác nhóm một cách có hiệu quả trong các tiết dạy học Mĩ Thuật tại lớp 4Atôi mạnh dạn thay đổi, sắp xếp lại tiến trình trong quy trình vẽ cùng nhau, tôi

tách “HĐ4: Sáng tác tranh, câu chuyện theo chủ đề” thành hai hoạt động, hoạt

động sáng tác câu chuyện theo chủ để và hoạt động sáng tác tranh minh họa câu

chuyện theo chủ đề Tôi sắp xếp lại các hoạt động của “quy trình vẽ cùng nhau

và sáng tạo các câu chuyện” cụ thể như sau:

HĐ1: Tìm hiểu về chủ đề ( Hoạt động trải nghiệm)

HĐ2: sáng tạo câu chuyện theo chủ đề

HĐ3: Vẽ nhanh các dáng người, các hình ảnh liên quan tới câu chuyện HĐ4: Tạo Ngân hàng hình ảnh

HĐ5: Sáng tác tranh minh họa câu chuyện theo chủ đề

HĐ6: Chia sẻ nội dung câu chuyện

HĐ7: Vẽ màu làm phong phú câu chuyện

HĐ8: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh

Như vậy “quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện” từ bảy hoạt động thành tám hoạt động tôi đưa hoạt động “sáng tác câu chuyện theo chủ đề” lên thành hoạt động hai

Ví dụ: Chủ đề: HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

Thời lượng 3 tiết (Bài 2: Vẽ hoa, lá ; Bài 33: Vẽ đề tài: Vui chơi trong mùa hè, Bài 34: Vẽ đề tài tự do)

HĐ1: Tìm hiểu về chủ đề

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các hoạt động vui chơi của các

em đặc biệt là các hoạt động vui chơi trong mùa hè

HĐ2: Xây dựng câu chuyện theo chủ đề

Ngày đăng: 23/03/2017, 09:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w