Là một giáo viên Tiểu học rất tâm huyết và luôn có trách nhiệm cao với nghề, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu để tìm mọi biện pháp tốt nhất giúp học sinh học tập có hiệu quả nhất. Qua mười mấy năm dạy học, tôi đã dày công nghiên cứu, học hỏi và áp dụng các biện pháp dạy học, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý giá, trong đó có những kinh nghiệm để dạy tốt phân môn Địa lí. Bởi vậy tôi muốn giới thiệu, chia sẻ “Một số kinh nghiệm dạy phân môn Địa lí lớp 4” với bạn bè, đồng nghiệp để mong mọi người cùng nghiên cứu, tham khảo và áp dụng góp phần nhỏ bé nâng cao chất lượng dạy và học.
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục Tiểu học hiện nay là giáo dục họcsinh trở thành con người phát triển toàn diện Do đó, cần có sự đổimới tronggiáo dục, cụ thể như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mớiphương pháp, hình thức tổ chức dạy học,… Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục trong
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD & ĐT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Thiện SKKN thuộc lĩnh mực (môn):Lịch sử và Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2016
Trang 2những năm vừa qua vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xãhội hiện nay Trong mỗi môn học, mỗi lĩnh vực kiến thức ở chương trình Tiểuhọc, học sinh đều gặp phải khá nhiều khó khăn Nếu người giáo viên không tâmhuyết, không trăn trở với nghề để tìm ra biện pháp tốt nhất giúp học sinh có nhucầu học thì các em thường tiếp thu thụ động dẫn đến ngại học, ghi nhớ một cáchmáy móc nên không khắc sâu được các kiến thức, kĩ năng đã học Điều đó đượcthể hiện rất rõ trong dạy - học môn Lịch sử và Địa lí, đặc biệt là phân môn Địa
lí
Phân môn Địa lí ở lớp 4 cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản,thiết thực về các sự vật, hiện tượng, con người và các mối quan hệ địa lí đơngiản ở các vùng chính trên đất nước ta đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩnăng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm thông tin địa lí từ nhiềunguồn khác nhau; trình bày kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ…; vậndụng các kiến thức đã học vào thực tiễn… Qua đó giáo dục các em lòng yêu và
tự hào về quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ quê hương đất nước, góp phầnhình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em
Trong thực tiễn giáo dục hiện nay đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫngây cảntrở hoạt động giáo dục của bản thân và của nhà trường, ảnh hưởng không tốt đếnchất lượng giáo dục học sinh Đó là mâu thuẫn giữa mục tiêu giáo dục với nộidung chương trình; mâu thuẫn giữa trang bị kiến thức và phát triển phẩm chất,năng lực học sinh; mâu thuẫn giữa sách giáo khoa với thực tế xã hội; mâu thuẫngiữa các trang thiết bị dạy học với kiến thức cụ thể các bài học,… Trong khihiện nay mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phảigiải quyết.Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về các biện phápnâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy môn Lịch sử và Địa lí, các đồng nghiệpchưa đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, chuyên môn nhà trường chưa có nhiềukinh nghiệm để giải quyết, khắc phục triệt để các mâu thuẫn trong giáo dục…
Là một giáo viên Tiểu học rất tâm huyết và luôn có trách nhiệm cao vớinghề, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu để tìm mọi biện pháp tốt nhất giúphọc sinh học tập có hiệu quả nhất Qua mười mấy năm dạy học, tôi đã dày côngnghiên cứu, học hỏi và áp dụng các biện pháp dạy học, đúc rút cho bản thânnhiều kinh nghiệm quý giá, trong đó có những kinh nghiệm để dạy tốt phân môn
Địa lí Bởi vậy tôi muốn giới thiệu, chia sẻ “Một số kinh nghiệm dạy phân môn
Địa lí lớp 4” với bạn bè, đồng nghiệp để mong mọi người cùng nghiên cứu,
tham khảo và áp dụng góp phần nhỏ bé nâng cao chất lượng dạy và học
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng việc dạy - học phân mônĐịa lí 4, trên cơ sở đó áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
Trang 33 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về một số biện pháp nhằm nâng caohiệu quả dạy và học phân môn Địa lí ở lớp 4A trường Tiểu học Nga Thiện
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu, tìm hiểu để nắm vững nội dung chương trình, phương pháp
và các hình thức dạy học, yêu cầu của môn học thông qua các tài liệu như SGKLịch sử và Địa lí 4,5; Sách giáo viên, Thiết kế bài dạy Lịch sử và Địa lí 4, 5;Sách Phương pháp dạy học các môn ở Tiểu học,…
4.4 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Điều tra qua các giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình 4, 5; qua sổTheo dõi chất lượng giáo dục; qua học sinh và các loại tài liệu học tập của họcsinh…
4.5 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Thống kê kết quả khảo sát, kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểmtra, bài khảo sát, qua hồ sơ sổ sách…
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Lên 6 tuổi, trẻ em đã phát triển về tâm, sinh lí đầy đủ để có thể tham gia hoạtđộng học thông qua các môn học, trong đó có môn Tự nhiên và xã hội Môn họcnày được xắp xếp ở các lớp 1, 2, 3, học sinh đã được làm quen và học các kiếnthức về địa lí đơn giản như: cảnh vật tự nhiên, mây, gió, cầu vồng, một số hiện
Trang 4tượng tự nhiên như mưa, nắng một số kiểu thời tiết, hình dạng, bề mặt của MặtTrời, Mặt Trăng, Trái Đất, xác định phương hướng, các đới khí hậu, các mùatrong năm, các hành tinh trong hệ Mặt Trời… Lên lớp 4, các kiến thức địa líđược giới thiệu cụ thể, rõ ràng, có hệ thống lôgíc qua phân môn Địa lí của mônLịch sử và Địa lí 4… Phân môn Địa lí ở lớp 4 cung cấp cho học sinh một số kiếnthức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng, con người và các mối quan hệđịa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước ta Trong việc dạy và học địa lítrước đây vẫn còn quan niệm đây là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài
là đạt điểm cao, không cần tư duy, suy nghĩ như các môn học khác Thực tế địa
lí không phải là môn học thuộc lòng mà là môn học đòi hỏi phải phân tích, sosánh, tổng hợp để rút ra nhận xét Trong những năm qua đã có những bước cảitiến phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập, tăngcường việc tư duy của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức Đổi mới phươngpháp dạy học Địa lí chỉ thành công khi phương pháp dạy học Địa lí tác độngmạnh đến người học và phát huy tích cực tự giác, chủ động tư duy sáng tạo củangười học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ýchí vươn lên trở thành con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ…(Theo Luật Giáo dục 2005)
Dạy học Địa lí chiếm vai trò quan trọng nhằm góp phần hình thành và pháttriển ở học sinh thói quen ham hiểu biết, yêu thiên nhiên đất nước con người, có
ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên Vì vậy, việc dạy học Địa lí khôngnhững cung cấp cho học sinh những kiến thức địa lí thuần túy mà còn phải hìnhthành, phát triển cho các em các kĩ năng và năng lực tự học Đó là những nhiệm
vụ song song và có tầm quan trọng như nhau
Để đạt được mục tiêu nói trên, người giáo viên cần có những phương phápdạy học thích hợp để giúp cho học sinh không những nắm vững kiến thức địa lí,rèn luyện kĩ năng, mà còn giáo dục thái độ, phát triển nhân cách, khơi gợi tính tựgiác tích cực học tập của học sinh Đó là phương pháp dạy - học tích cực Haynói cách khác đó là quá trình làm việc tích cực của thầy và trò để đem lại hiệuquả cao nhất
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Bước lên lớp 4 là học sinh đã bước sang giai đoạn hai của quá trình giáo
dục ở Tiểu học, học sinh được làm quen với các môn học mới như Khoa học,Lịch sử và Địa lí nên các em gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, đặc biệt với phânmôn Địa lí Bên cạnh đó, đa số học sinh lớp 4 của trường Tiểu học Nga Thiệnđều thuộc con em gia đình làm nghề nông, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độvăn hoá thấp, đầu tư cho việc học rất hạn chế… Hậu quả là sách vở, đồ dùnghọc tập của các em chuẩn bị chưa kịp thời, một số em không có đủ sách giáokhoa thì giáo viên đã phải mượn sách cũ ở thư viện trường cho các em học.Trong học tập một số em khá nhút nhát, rụt rè, tiếp thu chậm và thụ động, thờigian tự học ở nhà quá ít vì các em còn phải tham gia lao động cùng với gia đình
Trang 5Bên cạnh đó, thời lượng dành cho phân môn Địa lí theo quy định là còn ít (1tiết/ tuần) nên học sinh được học phân môn rất ít thời gian.
* Về phía giáo viên:
Mặc dù 100% giáo viên trường Tiểu học Nga Thiện đều tâm huyết và cótrách nhiệm cao đối với nghề dạy học nhưng khả năng của mỗi người là có hạn
và không giống nhau Một số giáo viên chưa có điều kiện để nắm vững đặc điểmcác vùng địa lí ngay trên đất nước mình, nhiều giáo viên chưa dành thời gian tìmhiểu, cập nhật thông tin kịp thời về các yếu tố tự nhiên, về con người, về cuộcsống xung quanh để hỗ trợ cho môn học Do yếu tố khách quan nên nhiều giáoviên chưa có điều kiện tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh để kếthợp với học tập, chưa đầu tư nhiều cho việc dạy nên chưa khơi dậy được hứngthú và nhu cầu cần học cho học sinh…
* Về phía học sinh:
Sau hơn một tháng học và làm quen với phân môn, được sự nhất trí củachuyên môn nhà trường, tôi tiến hành khảo sát chất lượng Địa lí cả khối 4trường Tiểu học Nga Thiện, Nga Sơn, Thanh Hoá (lớp 4A là lớp tôi chủ nhiệm)
và thu được kết quả như sau:
Trang 6Trước thực trạng trên, tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu, tìm kiếm và ápdụng các giải pháp để giúp đỡ học sinh học tập sao cho hiệu quả nhất để gópphần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục hiện nay.
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1 Giải pháp 1: Giáo viên cần tích cực nghiên cứu để nắm vững kiến thức
địa lí Việt Nam và thế giới, đặc biệt là nội dung chương trình Địa lí lớp 4.
Muốn dạy đúng, đủ kiến thức Địa lí 4, trước hết người giáo viên cần nắmvững mục tiêu của chương trình, nội dung chương trình sách giáo khoa và caohơn nữa là nắm được các kiến thức cơ bản của địa lí Việt Nam và thế giới
Trước hết, người giáo viên cần phải không ngừng nghiên cứu các tài liệu
để nắm vững mục tiêu chương trình Địa lí 4, cụ thể là:
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sựvật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đấtnước ta
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Quan sát sựvật, hiện tượng; Thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau; Nêuthắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; Nhậnbiết đúng các sự vật, hiện tượng địa lí; Trình bày lại kết quả học tập bằng hình
vẽ, lời nói, sơ đồ…; Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống
- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen:Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh; Yêu thiên nhiên, đấtnước, con người Việt Nam; Tự hào, tôn trọng, giữ gìn và phát huy một số truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ các di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh gầngũi với các em…
Ngoài nắm vững mục tiêu chương trình, nội dung chương trình Địa lí 4,người giáo viên muốn dạy hay, dạy giỏi thì còn cần nắm vững các kiến thức cơbản của địa lí Việt Nam và thế giới Có nắm vững các kiến thức đó thì ngườigiáo viên mới có cái nhìn tổng thể, toàn diện về địa lí và có thể lí giải chính xácnhất những băn khoăn, thắc mắc của học sinh
Để nắm được các nội dung cơ bản trên, không phải người giáo viên muốn
là nắm được ngay mà phải là quá trình tích luỹ lâu dài qua các cấp học, ngànhhọc đã được tham gia, qua các buổi học chuyên đề, qua tự học tự nghiên cứu, ôntập bằng nhiều hình thức (tự học, ôn qua sách vở, đài, báo, ti vi, phim ảnh, quamạng Internet…), qua học hỏi cấp trên, bạn bè, đồng nghiệp Nói chung, ngườigiáo viên phải luôn luôn nêu cao tinh thần học tập không ngừng, luôn hoàn thiệnmình để không trở thành người lạc hậu trong xã hội
3.2 Giải pháp 2: Tích cực giáo dục nhận thức cho học sinh
Phân môn Địa lí luôn gắn liền với thiên nhiên, với đất nước và đời sống conngười Việc học tốt phân môn Địa lí sẽ giúp các em tìm hiểu tự nhiên, con người
Trang 7và tăng thêm tình yêu quê hương, yêu đất nước; giúp các em sau này khi ra đờihiểu được những thuận lợi cũng như khó khăn của đất nước ta trong công cuộcCông nghiệp hóa - Hiện đại hóa Từ đó các em hiểu được một cách sâu sắcnhững đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước đề ra để xây dựng cho nhândân ta một cuộc sống ấm no hạnh phúc Các em phải học tốt phân môn này thìcác em mới nắm được những kiến thức về Địa lí, mới hiểu được sâu sắc hơn vềmảnh đất các em đang sinh sống Các em sẽ biết yêu quý tự nhiên, biết cách sửdụng tài nguyên thiên nhiên một cách thông minh và đúng đắn nhất để phục vụcho lợi ích của con người.
Qua học tập Địa lí, các em sẽ nhớ đến nhiệm vụ bảo vệ tự nhiên và có ý thứclàm cho tự nhiên của đất nước chúng ta ngày thêm giàu và đẹp
3.3 Giải pháp 3: Tích cực đổi mới phương pháp, phương tiện và hình thức tổ
Đổi mới phương pháp dạy học muốn đạt hiệu quả cao cần thực hiện songsong với đổi mới hình thức dạy học, tăng cường sử dụng các phương tiện dạyhọc được thể hiện ở chỗ:
- Tập trung vào dạy cách học, đặc biệt giúp học sinh có nhu cầu học, biếtcách tự học
- Coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Sử dụng đúng mức, đúng chỗ, đúng lúc các phương pháp và hình thức tổchức dạy học truyền thống cũng như hiện đại để phát huy tối đa các mặt mạnhcủa từng phương pháp và của sự phối hợp giữa các phương pháp
Như vậy, quá trình dạy - học phải lấy hoạt động của người học làm trungtâm, mọi hoạt động của thầy đều hướng vào việc tổ chức, hướng dẫn học sinhtìm tòi, phát hiện, khám phá và lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng…cho họcsinh Qua đó ta có thể nói thầy và trò chính là hai nhân tố trung tâm của quátrình dạy - học
Để thực hiện các yêu cầu trên trong dạy học, tôi thường tổ chức tiết họctheo quy trình sau:
- GV hoặc HS đặt ra vấn đề cần giải quyết trong bài thông qua các tìnhhuống có vấn đề hoặc tìm hiểu kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến nộidung bài
Trang 8- Tổ chức cho học sinh tìm tòi, khai thác các kiến thức trong SGK, tranhảnh, bản đồ, lược đồ, vốn hiểu biết của bản thân… Qua đó các em sẽ nhanhchóng nắm được các sự vật, đối tượng, hiện tượng địa lí của bài học.
- Trên cơ sở các hình ảnh về địa lí đã được hình thành, GV đặt ra các câuhỏi, đưa ra các bài tập,… và vận dụng các hình thức tổ chức dạy học (nhóm, cánhân, cả lớp…) giúp học sinh bước đầu biết so sánh các điểm giống, khác nhau,phân tích các đặc điểm, tổng hợp các nét chung của sự vật, hiện tượng địa lí
- Từ những hiểu biết trên, giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày dướicác hình thức khác nhau (nói, kể, viết, vẽ…) về một sự vật, hiện tượng địa lísinh động và chính xác; đồng thời các em cũng biết vận dụng các kiến thức đãhọc vào cuộc sống trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường, bảo vệ di sản vănhoá, danh lam, thắng cảnh
Song song với việc đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học, giáo viêncần thường xuyên thay đổi hình thức dạy học, tránh nhàm chán cho học sinh.Giáo viên có thể sử dụng tối đa những điều kiện cụ thể ở địa phương để tổ chứcdạy học một cách cụ thể nhất, sinh động nhất và chắc chắn sẽ gây hứng thú chohọc sinh Ví dụ có thể tổ chức các giờ học ngoài lớp, cho học sinh đi tham quancác di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, cơ sở sản xuất hoặc tham gia
lễ hội…để các em có hứng thú với môn học, các em có cái nhìn tổng thể hơn,bao quát hơn và thực tế hơn
Ví dụ sau khi dạy bài “Dải đồng bằng duyên hải miền Trung”, để giúp các
em nắm vững hơn nội dung bài, đặc biệt là có cái nhìn cụ thể và thực tế hơn về
địa phương mình, tôi đã tổ chức cho học sinh đi tham quan Nhà thờ nữ tướng
Lê Thị Hoa và Di tích Lịch sử Quốc gia Đền thờ Nữ tướng Lê Thị Hoa và Đại tướng Trịnh Minh Khi đi tham quan tôi kết hợp giới thiệu cho học sinh biết Bà
Lê Thị Hoa là một nữ tướng có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưngnăm 40 đồng thời bà còn có công lao rất lớn trong việc bảo vệ, xây dựng vùngđất Nga Thiện, Nga Sơn, còn Đại tướng Trịnh Minh là một danh tướng thời Trần
có công chống giặc Nguyên - Mông thế kỉ XIII Khu đền thờ hai vị tướng nằmcách trường chỉ hơn 100m nên rất thuận tiện cho cô trò tham quan, tìm hiểu vềlịch sử và những giá trị văn hóa, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của nhândân, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ,tôn tạo di tích,…
Trang 9Di tích lịch sử Quốc gia: Đền thờ Nữ tướng Lê Thị Hoa và Đại tướng Trịnh
Minh (Thôn2, Nga Thiện, Nga Sơn)
Nhà thờ Nữ tướng Lê Thị Hoa của dòng họ Mai ( Thôn 2,Nga Thiện, Nga Sơn)
Cũng tại quê hương Nga Thiện của các em còn có một khu du lịch nổitiếng thu hút du khách trong và ngoài nước, đó là Động Từ Thức Tôi đã phối
Trang 10hợp với Hội phụ huynh lớp tổ chức cho các em tham quan Động để thưởng thứccảnh đẹp thiên tạo, thắp hương ở đền thờ Từ Thức và chiêm ngưỡng những côngtrình kiến trúc và tác phẩm điêu khắc cổ, từ đó giúp học sinh hiểu các di tích,các thắng cảnh, các công trình kiến trúc cổ, các tác phẩm điêu khắc cổ là di sảnvăn hóa vô cùng quý báu của dân tộc ta nên mỗi chúng ta đều phải có ý thức giữgìn và bảo vệ.
Đền thờ Từ Thức (Nga Thiện - Nga S n)ơn)
Động Từ Thức ở Nga Thiện ( Một thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với huyền thoại
“Từ Thức gặp tiên”)
Trang 11Ngoài ra, khi học về Đồng bằng duyên hải miền Trung, tôi cho học sinhxác định rõ huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa quê hương của các em thuộc đồngbằng này, cho các em liên hệ thực tế: Nga Sơn là nơi có nhiều lễ hội truyềnthống, tiêu biểu như: Lễ hội Mai An Tiêm (Nga Phú), Lễ hội chùa Tiên (NgaAn), Lế hội cầu ngư (Nga Bạch)… và nhiều lễ hội khác gợi nhớ về nguồn, tri âncông đức các bậc tiền nhân Các lễ hội đó diễn ra từ tháng giêng đến tháng 4 âmlịch
3.4 Giải pháp 4: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới PPDH, hình thànhphương pháp tư duy mới, đưa phương pháp dạy học vào quỹ đạo sử dụng sứcmạnh của công cụ hiện đại để chuyển tải những khối lượng kiến thức lớn, mởrộng tầm nhận thức của học sinh, làm thay đổi căn bản cách dạy, cách học
Ứng dụng CNTT vào bài học không chỉ hiểu đơn giản là sự trình chiếumột tiết dạy trên màn hình Tiết học đó phải đảm bảo nội dung bài học đầy đủ,chính xác theo chương trình quy định Học sinh được học được hiểu và nắmđược nội dung ngay trong tiết học và điều mà tôi quan tâm nhất đó là tiết học đóphải thực sự hấp dẫn, thu hút được các em học sinh, tạo được hứng thú cho các
em đối với tiết học, môn học Từ đó các em sẽ học bài tốt hơn
Tôi sử dụng phần mềm PowerPoint để trình chiếu hình ảnh liên quan đếnbài học như một bảng phụ làm dẫn chứng minh họa chứ không phải là dạy hoàntoàn trên máy Để những dẫn chứng minh họa ấy có tính thực tiễn, có hiệu quảnhất, tôi luôn chịu khó nghiên cứu cập nhật những số liệu mới nhất, những hìnhảnh rõ nét nhất Qua các năm, trao đổi giáo án giữa giáo viên trong khối, thamkhảo các tư liệu trên Internet nên các bài giảng soạn bằng phần mềm PowerPointtăng cả về số lượng và chất lượng
Ví dụ khi dạy các bài về Đồng bằng Nam Bộ, thay vì học sinh chỉ đượcquan sát vài hình ảnh đơn điệu trong SGK, tôi cho các em quan sát thêm nhữnghình ảnh trên màn hình chứng minh cho các đặc điểm về nhà ở của người dân ởTây Nam Bộ thường đơn sơ, thường làm dọc theo các kênh rạch, hệ thống sôngngòi, kênh rạch chằng chịt, phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng, ghe: