Phật giáo đà nẵng, tìm hiểu Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến con người Đà Nẵng hiện nay. Phật giáo và ảnh hưởng của nó tói con người đà nẵng hiện nay. Luận văn Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến con người Đà Nẵng hiện nay. Phật giáo và ảnh hưởng của nó tói con người đà nẵng hiện nay. Luận văn Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến con người Đà Nẵng hiện nay.
Trang 1cô giáo của khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và các thầy cô của trường Đại học Kinh tế
Đà Nẵng đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài.
Đặc biệt hơn, tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn và giúp đỡ của Thạc sĩ Lê Đức Tâm.
Lời cảm ơn tới các thành viên lớp 09SGC – khoa Giáo dục chính trị, lòng biết ơn đến với gia đình, người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Thủy
Trang 2
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4
3.1 Mục đích: 4
3.2 Nhiệm vụ 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
6 Đóng góp mới của đề tài 5
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5
8 Cấu trúc của đề tài 5
B PHẦN NỘI DUNG 6
Chương 1: NHÂN SINH QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 6
1.1 Nhân sinh quan 6
1.1.1 Khái niệm nhân sinh quan 6
1.1.2 Một số quan niệm về nhân sinh quan trong lịch sử triết học 6
1.1.2.1.Quan niệm về nhân sinh trong lịch sử triết học phương Đông 6
1.1.2.2 Quan niệm về nhân sinh trong lịch sử triết học phương Tây 9
1.2 Nhân sinh quan trong triết học phật giáo 12
1.2.1 Vài nét về sự hình thành nhân sinh quan Phật giáo và quá trình du nhập nhân sinh quan Phật giáo vào Việt Nam 12
1.2.1.1 Vài nét về sự hình thành nhân sinh quan Phật giáo 12
1.2.1.2 Quá trình du nhập của nhân sinh quan Phật giáo vào Việt Nam 16
1.2.2 Nội dung của nhân sinh quan Phật giáo và vai trò của nhân sinh quan Phật giáo 28
1.2.2.1 Nội dung nhân sinh quan Phật giáo 28
1.2.2.2 Vai trò nhân sinh quan Phật giáo 39
Trang 32.1.1 Khái quát chung về Đà Nẵng 45
2.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 45
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: 46
2.1.2 Con người Đà nẵng và tình hình Phật giáo ở Đà Nẵng hiện nay 48
2.1.2.1 Vài nét về con người Đà Nẵng 48
2.1.2.2.Tình hình Phật giáo ở Đà Nẵng hiện nay 51
2.2 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo ở Đà Nẵng trước và sau năm 1975 55
2.2.1.Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đà Nẵng 55
2.2.2 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến con người Đà Nẵng 57
2.2.2.1 Thời kỳ trước năm 1975 57
2.2.2.2 Thời kỳ sau năm 1975 59
2.3 Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến người Đà Nẵng hiện nay 66
2.3.1.Cở sở hình thành giải pháp 66
2.3.2.Giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến người Đà Nẵng hiện nay 67
C PHẦN KẾT LUẬN 72
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 4VI TCN ở miền Bắc Ấn Độ Đạo Phật là một tôn giáo lớn của thế giới được xâydựng trên cơ sở cuộc đời và tư tưởng triết học của Thích Ca Mâu Ni Nội dung cơbản của Phật giáo là triết lý nhân sinh quan về nỗi khổ của con người và cách tuluyện để diệt khổ, giải thoát khỏi khiếp luân hồi Cứu vớt và giải thoát con ngườiluôn là mục đích và nội dung của nhân sinh quan triết học Phật giáo Đây cũng là lý
do để Đạo Phật trở thành một tôn giáo lớn và tồn tại cho đến ngày nay
Trải qua suốt chiều dài lịch sử gần 20 thế kỷ du nhập vào Việt Nam, Phật giáotrở thành một trong những tôn giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sốngtâm linh của người Việt Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt đã chứngminh Phật giáo luôn đồng hành, đồng cam cộng khổ, gắn liền với sự thăng trầm củalịch sử dân tộc Phật giáo lấy từ bi và trí tuệ làm nền tảng giáo lý, lấy an lạc, giảithoát làm cứu cánh, tinh thần từ duyên bất biến, vô ngã vị tha làm phương thứchoằng dương Phật giáo hướng con người đến chân – thiện – mĩ Chính vì vậy, Phậtgiáo luôn lấy lợi ích dân tộc làm phương châm hành đạo [31/5]
Những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo luôn biến đổi trải qua nhữngchặng đường trong lịch sử Đặc biệt, từ khi công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có
sự quản lý của nhà nước diễn ra trên đất nước ta, thì sự biến đổi của ảnh hưởngnhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam càng diễn rakhá rõ nét và có những biểu hiện mới Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêngkhông nằm ngoài quy luật đó
Trong lịch sử - địa lí của dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là mộtthành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam, mà còn là một địa danh gắn liền vớicông cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước Thành phố Đà Nẵng phíabắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của cảnước Phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, một tỉnh có những địa danh du lịch
Trang 5nỗi tiếng, nơi đây cũng có Trường trung học Phật giáo (Tam Kỳ) Phía đông giápbiển Đông Trung tâm thành phố Đà Nẵng cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc,cách thành phố Hồ Chí Minh 967km về phía Nam, cách thành phố Huế 108 km vềhướng Tây Bắc Với những thuận lợi về vị trí địa lí, Phật giáo đã được du nhập vào
Đà Nẵng khá sớm, khoảng thế kỉ thứ XV Phật giáo là tổ chức tôn giáo lớn nhất,gồm 03 hệ phái: Bắc Tông, Nam Tông và hệ phái Khất sĩ, với 102 cơ sở thờ tự (100chùa và 02 tịnh xá), chiếm 55,4 % trong tổng số cơ sở thờ tự; 120.680 tín đồ, chiếm67% trong tổng số tín đồ; và có 613 chức sắc, chiếm 61,3 % tổng số chức sắc cáctôn giáo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [11] Hiện nay nhiều chùađược trùng tu, sữa chữa và xây mới khang trang, phù hợp với việc chỉnh trang đô thịcủa thành phố
Nhận thấy được tầm quan trọng về sự hiện diện của nhân sinh quan Phật giáokhông chỉ trong lối sống mà cả trên lĩnh vực chính trị, xã hội, và thực tiễn đa dạng,
phức tạp của hoạt động tôn giáo trên địa bàn Đà Nẵng, nên em chọn đề tài ‘‘Nhân
sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến con người Đà Nẵng hiện nay’’làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình
Trong ‘‘Việt Nam Phật giáo sử luận’’ gồm 3 tập của Nguyễn Lang, tác giả đãgiới thiệu khá chi tiết về lịch sử Phật giáo Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dântộc, cũng khái quát được một số đóng góp của Phật giáo từng thời kì lịch sử dân tộcvới văn học, nghệ thuật, giáo dục, chính trị, quân sự, văn hóa Trong đó đã ít nhiều
đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa tinh thần người Việt Namtrong lịch sử dân tộc Việt Nam một cách tự nhiên như ‘’nước thấm lòng đất ’’ Trong‘‘Lịch sử Phật giáo Việt Nam’’ của Minh Chi, cho rằng người Việt đã
Trang 6tự nguyện đến với đạo Phật, lấy cái từ bi, luân hồi, quả báo của phật làm nguyêntắc trong cuộc sống, trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Trong ‘‘Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo’’ của Thích Tâm Thiện Tác phẩmnày tác giả đã lấy duyên sinh – vô ngã là điểm trung tâm để nghiên cứu nhân sinhquan Phật giáo Từ bản thể luận, nhận thức luận tác giả dẫn độc giả đi qua khungcảnh lịch sử xã hội và triết học Ấn Độ, bốn thời kì kết tập kinh điển Phật giáo rồilần lượt giới hiệu những hình thức trình bày về duyên sinh vô ngã qua các thời kìtrong các bộ kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Già để cuối cùng giúp độc giảnhận diện trong sự đối chiếu với các học thuyết triết học, thấy được vị trí và giá trịcủa Phật giáo với những nguyên lý và nền tảng của Phật giáo Tác giả đã trình bàyvấn đề trên cả hai phương diện lịch sử và tư tưởng Nội dung tác phẩm gồm 16chương, cung cấp khối lượng kiến thức khá đầy đủ về nhân sinh quan Phật giáo.Trong ‘‘Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam’’ của Đặng ThịLan đã phản ánh một cách sâu sắc những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đờisống đạo đức của người Việt Công trình này trên cơ sở khái quát một số vấn đề lýluận khi nghiên cứu đạo đức đặt trong mối quan hệ với đạo đức tôn giáo, các phạmtrù, các giá trị của đạo đức phật giáo, đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống vàhiện đại của người Việt Nam Công trình đã nêu bật được những giá trị ảnh hưởngtích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo Nhìn chung dưới góc độtiếp cận đạo đức Phật giáo đối với đạo đức xã hội, tác giả đã rất thành công trongviệc khắc họa được một cách toàn diện nhất những ảnh hưởng của Phật giáo đến đờisống văn hóa tinh thần người Việt Nam trên phương diện đạo đức xã hội
Vấn đề lối sống người Huế, các tác giả : Lê Văn Hảo, Phan Ngọc, Hoàng PhủNgọc Tường, Tôn Thất Bình, Trịnh Cao Tưởng đã bàn đến ở các khía cạnh cụ thểnhư : ‘‘Tính cách Huế ’’, ‘‘phong cách sống người Huế ’’
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết liên quan đến rất nhiều vấn đề nghiên cứuđược đăng tải trên các báo, Tạp chí trong nước và nước ngoài như : Tạp chí triếthọc, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, Tạp chí công tác Tôn giáo, Tạp chí thông tin khoahọc xã hội, được các học giả đánh giá cao, phần nào phản ánh những khía cạnh
Trang 7ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam hiện nay.
Qua những công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Huế, hiện naychưa có đề tài nào nghiên cứu một cách về nhân sinh quan Phật giáo đối với conngười Đà Nẵng Dựa trên cơ sở kế thừa những thành quả của những tác giả đi trướcđồng thời với sự nổ lực tìm tòi, khảo sát thực tế của bản thân, luận văn đi vào tìmhiểu nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến con nguời Đà Nẵng hiệnnay
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích:
Đề tài nghiên cứu của khoá luận nhằm mục đích nêu bật được ảnh hưởng củanhân sinh quan Phật giáo đối với người Đà Nẵng trong quá khứ và hiện nay, cả mặttích cực và mặt tiêu cực, để qua đó, phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực
có thể có, nhằm phát huy nhân tố con người trong thời kỳ xây dựng Đà Nẵng thànhmột thành phố 5 không, 3 có, thành phố đáng sống hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Trình bày một tương đối có hệ thống về nhân sinh quan Phật giáo
Nêu khái quát ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến con người ĐàNẵng trong quá khứ và cả hiện nay cả mặt tích cực và mặt tiêu cực có thể có
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát huy mặt tích cực trongảnh hướng của nhân sinh quan Phật giáo ở con người Đà Nẵng trong công cuộc xâydựng thành phố mới hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu tập trung vào quan điểm nhân sinh của Phật giáo và ảnhhưởng của nó đến con người Đà Nẵng thời kỳ trước năm 1975 và hiện nay
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài
a Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa vào những cơ sở lý luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp luận của
bộ môn Tôn giáo học, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng HồChí Minh về tôn giáo
Trang 8b Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dựa vào các nguyên tắc phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác Lênin: Nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện,nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc thực tiễn Ngoài ra đềtài còn sử dụng các pháp cụ thể như: So sánh, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa
và khái quát hóa; phương pháp sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử; phương pháp kếthợp cái đặc thù và cái phổ biến; phương pháp điều tra xã hội học, v.v…
6 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu cố gắng trình bày một cách tương đối có hệ thống về nhânsinh quan Phật giáo, về vai trò và ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đếnngười Đà Nẵng trước đây và hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả đề tài nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việcnghiên cứu, học tập các môn lý luận như: triết học, tôn giáo học, chủ nghĩa xã hộikhoa học, xã hội học, môn chính trị, giáo dục công dân, v.v… của các bạn sinh viên,học sinh và cho những ai quan tâm đến vấn đề này
Đề tài này cũng có ý nghĩa thiết thực giúp cho người viết bước đầu làm quenvới công tác nghiên cứu khoa học Từ đó, giúp bản thân người viết rèn luyện vànâng cao về kiến thức và phương pháp nghiên cứu, có kinh nghiệm hơn trong việcnghiên cứu, học tập
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dungkhóa luận gồm có 2 chương, 5 tiết
Trang 9B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
NHÂN SINH QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
1.1 Nhân sinh quan
1.1.1 Khái niệm nhân sinh quan
‘‘Nhân sinh’’ theo ‘‘Từ điển tiếng Việt’’ được hiểu là : ‘‘cuộc sống của conngười’’ ‘‘Nhân sinh quan’’ theo ‘‘Từ điển tiếng Việt ’’ thông dụng được hiểu làquan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ sống, lối sống…
Nhân sinh quan là quan niệm về đời người, là cách nhìn nhận về cuộc đời, đạongười Nhân sinh quan nói vắn tắt là cách người ta nhìn cuộc đời hay là cái ‘‘đạo’’làm người của người ta
Như vậy, nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan ‘‘tức là nghiên cứu vấn đề bảnchất, mục đích, thái độ và hành vi của đời sống con người’’
Qua mỗi thời đại khác nhau, con người có một nhân sinh quan khác nhau, nhânsinh quan không thể tách khỏi sự phát triển của thời đại
Nhân sinh quan tôn giáo được đặt trong mối quan hệ với thế giới quan tôngiáo Nhân sinh quan tôn giáo được hiểu là toàn bộ những quan niệm chung nhấtcủa Phật giáo về con người, cuộc sống của con người nhằm giải đáp cho con ngườinhững vấn đề về lẽ sống và định hướng niềm tin vào sự giải thoát
Vậy qua những phân tích trên, nhân sinh quan Phật giáo theo chúng tôi hiểu làtoàn bộ những quan niệm chung nhất của Phật giáo về con người, cuộc sống củacon người, bản chất của con người, đó là sự khổ và thái độ, hành vi tu tập của conngười nhằm mục đích giải thích để đạt tới niết bàn
1.1.2 Một số quan niệm về nhân sinh quan trong lịch sử triết học
1.1.2.1.Quan niệm về nhân sinh trong lịch sử triết học phương Đông
Trong lịch sử, các vấn đề nhân sinh luôn được các nhà triết học, các trườngphái triết học tìm hiểu và luận giải Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học luôn đặt racác câu hỏi như: Con người sinh ra để làm gì? Tại sao chúng ta lại sinh ra ở thếgian này? Bản tính con người là tốt hay là xấu? Con người khác với các sinh vật
Trang 10khác ở chỗ nào? Lịch sử triết học Phương Đông, điển hình là Khổng Tử (551 – 479TCN) đã cho rằng: Con người là một trong “vạn vật” nhưng đồng thời chính nó lại
là quý giá nhất trong thế giới “vạn vật” Trong “Triết học Trung Hoa cổ đại” M T.Stepaniants đã trích dẫn, Khổng Tử nói: “Trong tất thảy mọi thứ do trời đất sinh
ra, con người là quý nhất” Đổng Trọng Thư lại khẳng định rằng: “Ai đi sâu vàoviệc nghiên cứu tính mình do trời ban cho, người ấy sẽ biết được rằng, chính nó làquý giá nhất so với các sinh linh khác” [29/149]
Theo đó, con người là một sinh vật có năm bẩm tính tự nhiên Đó là, nhân,nghĩa, lễ, trí, tín “Nhân” – là lòng nhân ái, lòng thương người “Nhân” – là thươngngười cũng biết ghét người, ghét kẻ bất nhân Khác hẳn với Lão tử cho rằng: Phảiyêu thương tất cả mọi người, phải coi nhau như anh em, yêu thương cả những kẻ đãgây đau khổ cho mình, yêu cả kẻ thù của mình “Nghĩa” – là chính nghĩa, là hành viđạo đức biểu hiện của lòng thương người “Lễ” – bao gồm nhiều mối quan hệ rộnglớn từ quan hệ với thần linh (tế lễ) đến những mối quan hệ ứng xử giũa người vớingười “Trí” – là sự hiểu biết, không nhầm lẫn, nắm bắt cái huyền vi và tìm đếnchấn lý “Tín” – là lòng chân thành Nét đặc trưng nhất của các nhà triết học ởTrung Hoa đó là sự quan tâm đặc biệt đến con người như một sinh thể của xã hội
Họ luôn chú trọng đến bản tính và luận giải bản tính con người, về thiện, ác, tiềnđịnh và tự do ý chí, về số mệnh và sự thành đạt
Là một nhà giáo dục, Khổng Tử cho rằng: “Tính tương cận, tập tương viễn”(Tính thì gần nhau nhưng tập thì xa nhau) Ý nói rằng bản tính tự nhiên con người làgần giống nhau, nhưng do việc học tập, rèn luyện của mỗi người khác nhau nênnhân cách của mỗi người trở nên khác nhau
Mạnh Tử (372 – 289 TCN) lại khẳng định “Nhân chi sơ tính bản thiện” tínhthiện là bẩm sinh làm cho người bình thường thành thánh nhân “giống nhau”
“Nhân, nghĩa, lễ, trí” không thâm nhập từ ngoài vào ta mà “chúng có sẵn trong ta”[29/208]
Ngược với quan điểm của Mạnh Tử là Tuân Tử (315 – 235 TCN) khẳng địnhrằng: “Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy giả” (Tính con người là ác, thiện là do
Trang 11con người làm ra) Theo ông thì con người sinh ra vốn có lòng tham lam, ích kỉ,hiếu lợi Những thứ đó là bản tính tự nhiên, không đợi đến khi đi học mới có Tính
ác của con người bắt nguồn từ việc tìm cách làm thỏa mãn những nhu cầu sinh lýcủa mình: Miệng thích ăn ngon, mắt thích nhìn cái đẹp, tai thích nghe điều hay Một quan niệm điển hình của Nho giáo đó là quan niệm về sự tồn tại của “ýtrời” đối với toàn bộ hiện thực hiện hữu, mà trước hết là đối với con người Trong:Triết học Trung Hoa cổ đại, thời Hán, M.T Mtepaniants dẫn giải “Con người ngay
từ khi mới sinh ra đã nhận được đại mệnh – điều ghi trong “Xuân thu phồn lộ” Đó
là bản chất thực thể của Con người Nó còn bao hàm cả số mệnh thường biến”[29/117] Đại mệnh được trời định đoạt, cái mà đương nhiên con người không thểcưỡng lại được Đổng Trọng Thư nói: “Trời sinh ra dân Lúc đó bản tính của dân cótiềm năng trở thành thiện, chứ chưa phải là thiện, Trời đặt ngôi Thiên tử cai quảndân Ý của trời là như vậy Trời ban cho dân bản tính mà không thể tự nó thànhthiện, còn dân thì nhận thức được Thiên tử - sự chỉ giáo ở giai đoạn kết thúc việchình thành bản tính Thiên tử tiếp thục thực hiện ý trời, và nhiệm vụ Thiên tử là việchình thành bản tính của dân” [29/123]
Trong triết học cổ đại Ấn Độ, vấn đề nhân sinh luôn được giải thích khá rõ nét
và tường tận Sau phái chính thống có sự thừa nhận Brahman (Tinh thần thế giới) vàAtman (Tinh thần cá nhân) Chính vì vậy mà các phái chính thống đề cập đến việcAtman tìm đến con người hòa nhập về với Brahman sau khi con người chết Tự ngãAtman là một thực thể nội tại trong mỗi cá nhân Hơi thở là nguồn sống vật chất thìAtman là hơi thở siêu nhiên, là nguồn sống thiêng liêng Atman là thực thể làm chocon nguời vượt lên trên vạn vật Có thể nói Atman là thành phần của Brahman trongcon người Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn Atman là cái ngã cá nhân.Braman chỉ có một, Atman là số nhiều, nhưng cái nhiều ấy chỉ là giả tưởng vì bảnchất cả hai chỉ là một Cho rằng khi thân xác chết thì Tự ngã (Atman) lại trở về hợpnhất với Đại ngã (Brahman)
Tự ngã Atman không phải là lý trí, tình cảm và giác quan, nhưng Atman lànguồn cội của các sinh hoạt tinh thần ấy Không có Atman, tất cả sinh hoạt tinh thần
Trang 12và thể chất đều chấm dứt Nhưng ngay khi cả sinh hoạt tinh thần và thể chất chấmdứt thì Atman vẫn tồn tại bất diệt Với nhiều nỗ lực, nhưng Upanishad cũng khôngthể nói rõ về Atman, cho nên luôn cảnh giác rằng tự ngã không thể hiểu được, tự
ngã phải cần được thực hiện Upanishad nói: “Atman không thể nhận biết được bởi
sức mạnh của trí óc, cũng không thể nhận biết được bởi giác quan”
Các phái không chính thống đi đến phủ nhận Brahman, họ cho rằng con người
cá thể không phụ thuộc vào Brahman Tuy nhiên, một số trường phái cũng tin vàokiếp sau (Phật giáo)
1.1.2.2 Quan niệm về nhân sinh trong lịch sử triết học phương Tây
Đối với nền triết học phương Tây, các triết gia đề cập đến vấn đề nhân sinh là:Platon (428-348 TCN) được cho là người đầu tiên có những quan điểm rạchròi giữa ý thức và cơ thể Tuy nhiên cũng có những quan điểm cho rằng quan điểmđầu tiên là của Pythagoras (570-500 TCN)
Pythagoras tin vào một sự đầu thai hay sự di trú của linh hồn trong cơ thể.Theo ông thì linh hồn của con người là bất tử và gắn với linh hồn thần thánh khi đãđược tẩy sạch và sau khi đã tách ra khỏi cái nhà vật chất tạm thời của nó là cơ thể.Trong đoạn đối thoại Menon, Platon đã thông qua Xôcrat để giới thiệu tưtưởng của đạo Orphic và phái Pitago cho rằng linh hồn là bất tử và tồn tại trước khichúng ta sinh ra Nhiều lập luận về sự bất tử của linh hồn và sự đầu thai của linhhồn qua nhiều kiếp sống khác nhau cũng được khắc họa trong Phaidon
Trong Phaidon nói rằng: “trước khi tồn tại dưới hình thức một con người, linhhồn của chúng ta đã tồn tại mà không có cơ thể và nó đã có khả năng hiểu biết” rằng
“linh hồn của chúng ta sẽ tiếp tục tồn tại sau cái chết, vì nó phải được tái sinh”(Phaidon 76), rằng “linh hồn cũng rất giống với thần thánh, nó bất tử và có trí tuệ,thuần nhất, không bị phân hủy và không thay đổi”, còn “cơ thể thì không bất tử vàcũng không có trí tuệ” (Phaidon 80)
Trong Phaidon nói về “sự tẩy sạch”, “sự tách rời linh hồn ra khỏi cơ thể”, “sự
cư ngụ của linh hồn tại nơi riêng của nó trong kiếp khác”, “sự giải thoát linh hồnkhỏi xiềng xích của cơ thể” rằng “những nhà triết học chân chính, và chỉ có nhà triết
Trang 13học là luôn luôn tìm cách giải thoát linh hồn ra khỏi cơ thể” (Phaidon 76) Khi linhhồn “được giải thoát khỏi sự sai lầm và ngu dốt của con người, khỏi những lo sợ vànhững đam mê man rợ và tất cả những cái xấu xa khác của con người” và “nó sẽ cưngụ vĩnh viễn nơi các vị thần” (Phaidon 81) “Còn những linh hồn của kẻ ác thì bịyếu tố xác thịt kéo xuống Chúng đi vào cơ thể của súc vật, hay chim chóc vì chúng
có bản chất với các loại này” (Phaidon 81)
Trên cơ sở đó Platon đã phân tầng xã hội gồm: Tầng lớp thấp nhất trong xã hộigồm tuyệt đại đa số nhân dân trong nhà nước được ông gọi là “Người sản xuất” Bộphận ở giữa tạo thành quân đội hay cảnh sát được ông gọi là “Chiến binh” Bộ phận
ưu tú nhất và sáng sủa nhất , một nhóm rất nhỏ và đặc biệt, là những người kiểmsoát nhà nước hoàn toàn và vĩnh viễn được ông gọi là “Nhà cai trị” hay “Ngườichăn dắt” – họ là những nhà triết học
Triết học Hegel coi con người là hiện thân của “Ý niệm tuyệt đối” và conngười có khả năng nhận thức được thế giới thông qua quá trình “tha hóa” nhận thực
ý niệm tuyết đối Đối lập cơ bản với quan điểm này là Feuerbach, ông cho rằng conngười là sản phẩm của giới tự nhiên, là một thực thể biết tư duy
Trong lịch sử triết học hiện đại, vấn đề con người vấn được xem là vấn đềtrung tâm của các quan điểm, trường phái triết học Trong đó, chủ nghĩa hiện sinhcho rằng, tự do là bản chất của sự hiện sinh của cá nhân con người, nó không phụctùng Thượng đế hoặc bất cứ quyền uy nào, cũng không chịu sự ràng buộc của bất cứtính tất yếu khách quan nào, nó là tuyệt đối Giá trị hiện sinh của cá nhân được thểhiện trong sự lựa chọn của tự do cá nhân Chủ nghĩa hiện sinh còn đặt tự do của cánhân đối chọi với tự do của cá nhân khác Tự do của cá nhân không bị gò bó bởingười khác hay bất kỳ lực lượng xã hội nào Như vậy, quan điểm tự do của chủnghĩa hiện sinh là quan điểm tự do cá nhân cực đoan Chủ nghĩa hiện sinh xuất phát
từ tự do cá nhân tuyệt đối, cho rằng chỉ có cá nhân mới là hiện sinh chân thực, xãhội chỉ là một phương thức hiện sinh của cá nhân, hơn nữa là phương thức hiện sinhkhông chân thực Bởi vì xã hội và cá nhân liên hệ chặt chẽ thì sự tồn tại của cá nhân
sẽ không còn là cá nhân thực sự mà là cá nhân bị đối tượng hoá, bị mất cá tính do bị
Trang 14ràng buộc với người khác và với xã hội, là cá nhân bị tập thể, bị xã hội lấn át Do
đó, tồn tại xã hội đã bóp chết hiện sinh chân chính của con người Để khôi phục sựhiện sinh chân chính của mình, con người cần thoát khỏi sự ràng buộc của nhữngngười khác và của xã hội Xã hội chính là sản vật tha hoá của con người, bản thân
nó không phải là cái tồn tại khách quan tự thân phát triển theo quy luật, mà chỉ làmột mớ ngẫu nhiên những con người bị tha hoá Động lực phát triển tất nhiên cũngkhông nằm trong bản thân xã hội mà là do hiện sinh của cá nhân quyết định Do đócần tìm tiến trình và đặc điểm của lịch sử thế giới ở bên trong cá nhân con người.Chủ nghĩa Phrơt cũng là một trường phái có ảnh hưởng rất lớn của trào lưuchủ nghĩa nhân bản phi duy lý do nhà bệnh học tinh thần, nhà tâm lý học người Áo -Phrớt sáng lập Phrớt sáng lập ra thuyết phân tích tâm lý (phân tâm học), đặc biệtchú trọng giải thích đời sống nội tâm của con người, giải thích các bệnh tinh thần
Các tác phẩm chủ yếu của ông như Phân tích giấc mơ (1890), Dẫn luận phân tích
tinh thần (1910), Tự ngã và bản ngã (1923)…
Lý luận về vô thức là bộ phận quan trọng trong hệ thống phân tích tâm lý đầutiên của Phrớt Phrớt nhấn mạnh tác dụng quan trọng của vô thức đối với hành vicon người Ông phân tích những hành vi vô thức thường ngày của con người nhưnói nhịều, viết sai, đưa nhầm, lấy nhầm, đánh mất v.v và cho rằng nguyên nhân tâm
lý của những hành vi đó chính là kết quả của những ước vọng bị dồn nén
Nhìn chung, vấn đề nhân sinh luôn được đề cập trong hầu hết các học thuyếttriết học từ cổ đại đến hiện đại Với nhiều hướng luận giải khác nhau nhưng tất cảđều tìm cách để hướng đến việc tìm ra cho con người một tương lai và cuộc sống tốtđẹp Con người sống tự do, hạnh phúc và hòa bình Trong việc tìm hiểu các quanniệm này trong lịch sử triết học, dễ dàng nhận thấy rằng mục đích cuối cùng củacon người là chinh phục thế giới, cải tạo thế giới, tạo ra thế giới thứ hai tốt đẹp chocon người
Trang 151.2 Nhân sinh quan trong triết học phật giáo
1.2.1 Vài nét về sự hình thành nhân sinh quan Phật giáo và quá trình du nhập nhân sinh quan Phật giáo vào Việt Nam
1.2.1.1 Vài nét về sự hình thành nhân sinh quan Phật giáo
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ
VI trước Công nguyên, ở miền Bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Himalaya, vùng biên giớigiữa Ấn Độ và Nepan bây giờ Lúc bấy giờ xã hội Ấn Ðộ lúc là một xã hội về vậtchất thì đang rên siết dưới ách bất công, áp bức, về tinh thần thì đang quay cuồng,điên đảo trong những luồng tư tưởng lý thuyết rối ren, tà vay Xã hội ấy đang khaokhát tình thương và bình đẳng, đang mong chờ được chói rạng dưới ánh sáng của trítuệ Trong hoàn cảnh ấy, Ðức Phật Thích-Ca đã xuất hiện đúng lúc để cứu vớt cõiđời sầu khổ Với triết lý nhân sinh sâu sắc nó đã trở thành một trong những ngọn cờtrong phong trào đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội ở Ấn Độ đương thời
Tất-Đạt-Đà sinh ngày 15-04-56 TCN, vốn là con vua Phạn vương ShuddlodaraGantama thuộc phía Nam núi Hymalaya (Nam Âu: bao gồm phía Nam Mêpan vàmột phần các bang Vttarơ, Pra-le-zơ, Bi-le của Ấn Độ ngày nay “Phật” theo tiếngPhạn gọi là Bouddha, tiếng Hán phiên âm là “Phật đà” Phật có nghĩa là đấng giácngộ, sáng suốt và giác ngộ người khác (giác giả giác tha)
Phật theo Phật giáo là bậc thánh nhân thấu suốt hết thảy mọi lẽ của tạo hóa và
có thể chỉ bảo con người giải thoát khỏi luật luân hồi sinh tử
Cũng như những nhân vật khác trong lịch sử, Thích Ca Mâu Ni với tư tưởng vàtinh thần cải cách tích cực, khuyên nhủ con người sống từ, bi, hỉ, xả, lên án chế độđẳng cấp khắc nghiệt, phê phán giáo lý Bàlamôn, nói lên tiếng nói khát vọng tự do,bình đẳng của quần chúng lao động ở Ấn Độ đương thời Cho nên ngay từ khi rađời Phật giáo đã dược mọi người biết đến và các tín đồ sùng kính tô điểm thêm chocuộc đời Đức Phật bằng những truyền thuyết bao phủ lên cái lõi có thật trong lịch
sử Theo truyền thuyết, Phật có tới 547 tiền kiếp trước khi đầu thai làm con của vua
Tịnh Phạn Trong những kiếp trước Đức Phật là loài vật hay những con người đềuluôn đầy lòng từ, bi, hỉ, xả, sẵn sàng hi sinh vì đồng loại Kiếp gần nhất của Đức
Trang 16Phật là con voi trắng sáu ngà
Tương truyền rằng cách đây hơn 2500 năm, ở vùng Hy mã lạp sơn, phía Bắc
Ấn độ, có một bộ tộc nhỏ tên Thích-ca, sống yên bình dưới sự trị vì của vua phạn minh quân và hoàng hậu Ma-da nhân từ Một hôm, hoàng hậu nằm mộng thấymột con voi sáu ngà từ trên hư không lẩn vào bên hông phải của bà, ít lâu sau bà thọthai
Tịnh-Trên đường về quê sanh nở, ngang qua vườn Lâm-tỳ-ni, vào ngày rằm tháng 4năm 623 trước Tây lịch, gần thành Ca-tì-la-vệ, hoàng hậu đã hạ sanh thái tử Tất-đạt-
đa Khi sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đà có 32 dị tướng (Tam thập nhị), 82 đặc điểm phithường (Bát thập nhị chủng hảo), trong đó có việc vừa sinh ra đã đi được bảy bước Năm 16 tuổi, Thái tử thành thân với công chúa Da-du-đà-la Hai vợ chồng sốngđời sống giàu sang suốt 13 năm liền trong ba lâu đài xây riêng cho họ, và sanh đượchoàng nam La-hầu-la Sống trong cảnh nhung lụa, giàu sang và sung sướng, nhưngthái tử cảm thấy không tự do và thoái mái, cùng với người thân cận của mình tên là
Sa Nặc, thực hiện một chuyến đi ra khỏi 4 cửa thành hoàng cung để thăm các cảnhthật bên ngoài Ra khỏi cửa thành, đi về hướng Đông, thái tử và Sa Nặc gặp người
già; đi về hướng tây, hai người gặp người bệnh; đi về hướng Nam, gặp người chết;
và đi về hướng Bắc, gặp vị Khất sĩ Một trong bốn cảnh thật, cảnh thật thứ tư là
hình ảnh thái tử thích nhất làm đề tài thiền quán sau này giúp thái tử trở thành vị ẩn
sĩ không nhà, sống không gia đình và không bị ràng buộc bởi gia đình và con cái Trên bước đường tìm đạo, Ngài theo học với 2 bậc đạo sư nổi tiếng thời bấy giờ
là A-la-lã và Uất-đầu-lam-phất Ngài nhận ra rằng những cấp thiền mà Ngài đạtđược không đưa đến giác ngộ và giải thoát Thế là, Ngài quyết định vào rừng sâu tuhành khổ hạnh cùng với 5 anh em Kiều-trần-như Ngài tu hành ép xác như thế ròng
rã 6 năm, thân thể tiều tụy, chỉ còn da bọc xương mà vẫn không tìm ra được conđường giải thoát sanh tử Nhân khi nghe trời Đế-thích nói về cách lên dây đàn, Ngàichợt tỉnh ngộ, từ bỏ khổ hạnh và thực hành trung đạo Thấy vậy, 5 anh em Kiều-trần-như thất vọng, rời bỏ Ngài
Còn lại một mình, và Ngài đã ngồi im bất động như vậy suốt 49 ngày đêm Và
Trang 17cuối cùng, vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch năm 588 trước tây lịch, vào lúc bình minhkhi sao Mai vừa mọc, Ngài phá tan được màn vô minh, giác ngộ Tứ đế, chứng đạtTam minh, chứng quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác và thành Phật hiệu làThích-ca Mâu-ni Thế tôn Tất Đạt Đà đã trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni còn gọi làĐức Phật (Buddha), Đức Thế Tôn hay Như Lai Bấy giờ Ngài đúng 35 tuổi
Sau khi đắc đạo Thích Ca Mâu Ni quyết định đi thuyết Pháp, truyền đạo củamình, giác ngộ cho chúng sinh Ông đã truyền đạo của mình trong 45 năm nữa vànhập Niết bàn ngày 15 tháng 02 năm 543 (483 Tcn), ở rừng cây sa-la gần thànhCâu-thi-na, hưởng thọ 80 tuổi
Từ khi ra đời cho đến nay Phật giáo đã trải qua bốn lần kết tập (Đại hội)
Kết tập lần một (gọi là Hội thánh kỳ đầu hay kết tập 500) được tổ chức sau khi
Phật tịch khoảng 100 ngày (khoảng thế kỷ V Tcn) do Đại Ca Diếp triệu tập và làmchủ tọa Theo sử liệu phật học thì từ khi phật còn tại thế đến sau khi Đức Phật nhậpdiệt một trăm năm là thời kỳ chưa xuất hiện các bộ phái Từ thời kỳ này, tức sau khiĐức Phật nhập diệt một trăm năm, hàng đệ tử của ngài có những quan điểm bấtđồng về giáo pháp và giới luật Những vị đệ tử đó không chấp nhận những khoảnggiới luật mà họ không hiểu rõ, có nhiều hoài nghi Mặc khác, họ cảm thấy khó chịuvới họ cho rằng nó không thích ứng với môi trường hiện tại Trước những xu hướngbất đồng và hơn nữa vì tính chất quan trọng của việc bảo tông chánh pháp, Tôn giảMa–ha-ca-Diếp đã triệu tập năm trăm vị A la hán, tại thành Vương Xá kinh đô nướcMagadha Hội nghị kết tập này diễn ra bằng cách trùng tụng theo kí ức, chứ chưaghi thành văn bản Đây là thời kì kết tập lần thứ nhất Nội dung kinh tạng gồm bốn
bộ kinh A hàm Lần kết tập này nói về những hoạt động hằng ngày của Đức Phật,mang tính chất kỷ lục về cuộc đời của ngài và của tăng già thời kỳ Đức Phật
Kết tập lần hai (Hội thánh kỳ hai, kết tập 700) Thời kỳ kết tập lần 2 diễn ra sau
thời kỳ kết tập lần thứ nhất một trăm năm Trong thời kỳ này có bảy trăm vị tỳkheo, tập họp tại thành Vesali Nguyên nhân của việc kết tập lần 2 là do một số tỳkheo họ Viji đề xướng mười điều khoảng mà nó hoàn toàn ngược lại với giới luậthiện hành Khi trưởng lão Yasa nhân đi du hành đến Vesali ngài thấy các tỳ kheo
Trang 18dòng Viji khuyến hóa tín đồ thực hành mười điều phi pháp làm Ngài rất kinh ngạc.Ngài đến trước mọi người tuyên cáo việc tỳ kheo cầm giữ tiền của là trái với giớiluật Thấy vậy các tỳ kheo ép buột trưởng lão Yasa sám hối trước công chúng, ngàikhông tuân theo và bỏ trốn về phương Tây Sau đó ngài phái sứ giả và chính ngài đãtriệu tập các trưởng lão khác để thành lập hội nghị để giải quyết mười điều phi pháptrên Song với việc giải quyết mười điều phi pháp trên, đại hội còn chỉnh lý, xácđịnh lại giới luật, thời gian hội nghị diễn ra là tháng tám Bên cạnh đó có một số tỳkheo thộc số đông không phục tùng theo quyết định của hội nghị về mười điều phipháp trên nên thành lập một hội nghị riêng, gọi là Đại chúng kết tập Từ đây giáođoàn tăng gia chính thức chia thành hai bộ phận, đó là bộ phận Thượng tọa bộ thuộccác vị trưởng lão, bộ phận Đại chúng bộ thuộc số đông.
Kết tập lần ba (Asoka) đứng ra triệu tập Lần kết tập thứ ba diễn ra ở thành
Hoa Thị thuộc triều đại Osaka sau Đức Phật nhập diệt khoảng 218 năm Nguyênnhân của lần kết tập lần ba này là sự phát triển của các bộ phái rất mạnh, trong tăng
lữ Phật giáo có sự trà trộn của những kẻ tà giáo Vì muốn xác định lại những bờ mégiới hạn nhất định của giới luật, nên vua Asokara ra sắc lệnh triệu tập hội nghị vàthỉnh ngài Moggaliputa – Tissa tại núi Ahoganga làm chủ tọa công với một ngàn vịtăng sĩ được tuyển chọn để lập hội
Đại hội kéo dài 9 tháng và nội dung kết tập bao gồm Kinh tạng, luật tạng, luậntạng Lần kết tập này Tam Tạng đã được ghi lại bằng văn bản với cả hai thứ tiếngSankrit và Paly Sau kết tập được sự bảo trợ của vua A Dục các tăng đoàn đượcthành lập và bắt đầu truyền bá Đạo Phật ra nước ngoài
Kết tập lần bốn được tiến hành dưới triều vua Ca Nhị Sắc Ca (Kaniska), năm
125-150 SCN, với 500 tỳ kheo tham dự Nguyên nhân ở đây là do vua kaniska, một
vị vua rất mộ đạo Mỗi ngày vua mời các vị pháp sư vào cung thuyết giảng Nhậnthấy sự khác biệt nhiều chổ trong kinh tạng, với những thắc mắc đó, vua Kanisakađem hỏi ngài Parsva ( Hiếp tôn giả), ông đã giải thích cho vua hiểu về sự khác biệtgiữa các bộ phái Phật giáo Từ đó vua kiến nghị với Tôn giả nên tổ chức một hộinghị để thống nhất giáo nghĩa giữa các bộ phái Phật giáo Nơi tinh xá Kundalavana
Trang 19– Samgharama (Hoàn lâm) thuộc nước Kasmitra, vua triệu tập 500 vị học giả uyênbác tam tạng để kết tập.
Kết tập đã hoàn chỉnh “kinh điển” của Phật giáo và tồn tại cho đến ngày nay.Cũng từ lần kết tập này, Phật giáo chính thức chia thành hai phái: Tiểu thừa và Đạithừa
Với lời tuyên bố từ sự nội chứng của Bồ tát Siddharta nơi cội cây Boddhi đãđánh dấu một bước ngoặc vô cùng vĩ đại, làm rung động mọi hệ thống lịch sử Tôngiáo và triết học Vì giáo lý ấy chưa từng có trong hệ thống giáo dục cổ truyền Từđây tiếng nói nhân sinh quan đã mở ra một niềm tin giải thoát và con đường giảithoát cho muôn loài chúng sinh Đối với xã hội, đây là một bước ngoặc quan trọngđại của lịch sử khai phóng nhân sinh ra khỏi những nô lệ huyễn hoặc do các tà giáobuộc chặt số phận con người, như kẻ tôi đời cho những quyền năng vô hạn Cũng từđây tất cả muôn loài chúng sanh đều được nhìn dưới quan điểm mới là nhân sinhquan, một cái nhìn vô cùng tiến bộ trong lịch sử văn minh nhân loại, xuyên suốt hơn
25 thế kỉ qua, và cho cả thời đại của chúng ta [32/ 41,42]
1.2.1.2 Quá trình du nhập của nhân sinh quan Phật giáo vào Việt Nam
Có nhiều ý kiến khác nhau về con đường truyền Đạo Phật cũng như nhân sinhquan Phật giáo vào Việt Nam Phật giáo đến Việt Nam rất sớm bằng nhiều conđường khác nhau: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Mã lai, Indônêxia…TrungQuốc là con đường muộn nhất nhưng để lại ảnh hưởng lớn và sâu sắc hơn cả
* Việt Nam tiếp thu Phật giáo Ấn Độ bằng đường biển
Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật rakhông phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn
Độ Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyênsâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này
Đường biển (hay còn gọi là con đường gia vị) xuất phát từ các hải cảng vùngNam Ấn rồi qua ngã Srilanca, Indônêxia vào Việt Nam …Lợi dụng được luồng gióthổi định kỳ hai lần một năm, phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam
Á, những thương nhân Ấn Độ đã tới các vùng này để buôn bán bằng thuyền buồm
Trang 20Trong các chuyến đi viễn dương này họ thường cung thỉnh một hay hai vị tăng đểcầu nguyện cho thủy thủ đoàn và nhờ đó mà các vị tăng này đến truyền bá nhân sinhquan Phật giáo vào các dân tộc ở Đông Nam Á Giao Châu, tiêu biểu bấy giờ làtrung tâm Luy Lâu là tụ điểm nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền Lịch sửchính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch: Mahoda, con vua A Dục (Asoka) đãđưa Đạo Phật vào Việt Nam
Vào đầu công nguyên, Ấn Độ đã có được sự giao thương mạnh mẽ với TrungĐông, và gián tiếp với vùng Địa Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn cung cấpnguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này Họ giong buồm, theo gió mùatây nam mà đi về đông Họ đến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại theo tiếpđường biển hay đường bộ vào trong nội địa Trung Hoa Trong khi đợi gió mùa đôngbắc để quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này đã lan truyền dần những nétvăn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ mà cácthương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù trợcủa đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trung tâmPhật giáo Luy Lâu
Một số chứng liệu, lập luận đáng chú ý khác củng cố nguồn gốc khởi thủy sớm
từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam so với Phật giáo Trung Hoa Theo đó thì vào thời
kỳ nhà Hán, Khổng và Lão giáo, đặt biệt là Khổng giáo, đã rất mạnh, giới trí thứcKhổng, Lão đã chống lại Phật giáo, một luận thuyết tỏ ra khá xa lạ với những chuẩnmực đạo đức, xã hội của Khổng, Lão Do đó mà Phật giáo rất khó để có thể thâmnhập Người Hán muốn đưa Phật giáo vào, sau đó đã phải mượn thuyết “Hóa Hồ”
để dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc này Trong khi đó, ở Giao Châu, Phậtgiáo xem ra rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian, nên việc thâm nhập không gặp trởngại, mà lại còn dễ dàng và nhanh chóng
Vào thời đó, dù từ Trung Hoa đã có con đường bộ đi đến Ấn Độ gần hơnđường biển, nhưng con đường xuyên qua Trung Á lại chứa đựng nhiều hiểm nguy,
và đường biển lại là con đường an ninh hơn, không có núi non, sa mạc, hay cướpbóc, giết chóc Bằng chứng là vào đầu thế kỷ thứ tư, con đường bộ đã dễ đi hơn,
Trang 21nhưng đến cuối thế kỷ này, Pháp Hiển mới từ Trung Hoa sang Ấn, và đến tận thế kỷthứ bảy, Huyền Trang đã phải trải qua không biết bao nhiêu gian nan mới đi trọnvẹn con đường
Ngoài ra còn có hai chứng liệu rất quan trọng cho nguồn gốc rất sớm của Phậtgiáo Việt Nam Thứ nhất, tập luận thuyết Phật giáo đầu tiên bằng Hán tự, Lý hoặcluận của Mâu Tử (165- 170) đã được viết ở Giao Chỉ, chứ không phải ở một nơi nàokhác sâu trong nội địa Hán Thứ hai, vào thế kỷ thứ hai, ở Giao Chỉ đã có một tăngđoàn đến 500 vị và khoảng 15 bộ kinh, trong khi đến thế kỷ thứ ba ở Hán mới cótăng đoàn
Bên cạnh đó, câu chuyện huyền thoại liên quan đến sự có mặt sớm nhất củaPhật giáo ở nước ta là “Truyện nhất Dạ Trạch” trong “Lĩnh Nam chích quái”(những chuyện quái dị ở xứ Lĩn Nam) của Vũ Quỳnh và Kiều Phú Chuyện kể rằngvào đời Hùng Vương thứ 3, Công chúa Tiên Dung con gái Vua Hùng lấy Chử Đồng
Tử Hai người lập phố xá buôn bán giao thiệp với người nước ngoài Một hôm, ChửĐồng Tử theo một khách ngoại quốc đến núi Quỳnh Viên ngoài bãi biển và tại đâyChử Đồng Tử gặp một tiểu tăng tên là Ngưỡng Quang (có sách ghi là Phật Quang)truyền phép cho Chử Đồng Tử Chử Đồng Tử liền về nhà giảng lại Đạo Phật choTiên Dung và nàng giác ngộ Cả hai bỏ phố phường cơ nghiệp rồi tìm thầy học đạo.Theo tư liệu về Thạch Quang Phật ở chùa Dâu thì Phật giáo buổi đầu từ Ấn Độtheo đường biển du nhập vào nước ta Khi mở rộng Phật giáo từ Ấn Độ ra các nướcxung quanh vào thế kỷ III Tcn, Phật giáo buổi đầu ở nước ta và trong tộc ngườiChăm là Phật giáo Tiểu thừa
Phật giáo Ấn Độ trực tiếp du nhập vào nước ta đã biết bám rễ, kết hợp chặt chẽvới tín ngưỡng bản địa để phát triển tạo ra một ngày Phật Đản riêng (08/04 âm lịch)
Ở khía cạnh khác, do buổi đầu nước ta ảnh hưởng trực tiếp Phật giáo từ Ấn Độđưa vào mà để lại dấu ấn trong ngôn ngữ Đó là chữ Buddha (Phật) được phiên am
ra tiếng Việt là “Bụt” Trong dân gian ta vẫn gọi Phật là ông Bụt Đó là hình ảnhông Bụt, ông tiên trong các trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam Theo từ điểnPhật học Việt Nam (Minh Châu và Minh Chi, Hà Nội, 1991) có ghi “Tiếng Bụt phổ
Trang 22biến hơn trong văn học dân gian và là dấu hiệu chứng tỏ Đạo Phật truyền vào nước
ta sớm lắm” Phật giáo ở Giao Châu lúc ấy mang màu màu sắc Nam phương, nhưngtrong con mắt của nền văn minh nông nghiệp người Việt Nam lại hình dung ĐứcPhật như là vị thần toàn năng có mặt ở khắp nơi sẵn sàng xuất hiện để cứu độ mọingười
Những điều trên chứng tỏ rằng Phật giáo Ấn Độ đã trực tiếp du nhập vào ViệtNam trước khi có sự du nhập Phật giáo từ Trung Quốc Có thể khẳng định được nhưvậy bởi theo trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” tác giả Trần Quốc Vượng cũng đã kếtluận: “Đạo Phật tại Giao Châu chắc chắn do Ấn Độ truyền sang trực tiếp mãi về saumới lại do từ Trung Hoa tiếp tục truyền xuống”
* Việt Nam tiếp thu Phật giáo Trung Quốc bằng đường bộ
Việc nước Văn Lang, nước Âu Lạc tiếp thu văn hóa Ấn Độ qua đường biểnchẳng được bao lâu thì Việt Nam lại tiếp nhận thêm những đoàn truyền giáo TrungQuốc Không bao lâu sau đó, Phật giáo Bắc phương đã chiếm ưu thế và đã thay đổichỗ đứng của Phật giáo Nam truyền vốn có từ trước Từ Buddha được dịch thànhchữ Phật và từ đây Phật dần dần thay thế cho chữ Bụt và chữ Bụt chỉ còn giới hạntrong ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích mà thôi
Buổi đầu giao lưu Phật giáo giữa Trung Quốc và Việt Nam vào thời Hán nổilên ba trung tâm Phật giáo, đó là Bành Thành (Kinh đô nước Sở trước kia), ở hạ lưusông Trường Giang thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay); trung tâm Lạc Dương trên bờsông Lạc (phía nam sông Hoàng Hà, kinh đô nhà Đông Hán, thuộc tỉnh Hà Namngày nay) và trung tâm Luy Lâu – thủ phủ của Giao Chỉ lúc bấy giờ
Trung tâm Luy Lâu được hình thành sớm hơn và trở thành nơi trung chuyểnPhật giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa Luy Lâu sớm có các nhà sư Ấn Độ đến truyềnkinh Phật bằng chữ Phạn Điều đó hấp dẫn các nhà sư Trung Quốc trước khi sang
Ấn Độ phải sang Luy Lâu học chữ Phạn và tìm hiểu Phật giáo qua các nhà sư Ấn
Độ Ngược lại, văn hóa Trung Hoa truyền sang, chữ Hán được phổ biến đã khiếncác nhà sư Ấn Độ muốn sang Trung Hoa truyền đạo Vậy nên họ cũng phải qua LuyLâu học chữ Hán và tìm hiểu về Trung Hoa
Trang 23Sự giao thoa văn hóa trên đã dẫn đến hiện tượng có một thời kỳ ở nhiều người
đã diễn ra sự lựa chọn, dung hòa giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa Đó là
sự việc Ngài Mâu Bác (sinh cuối thế kỷ II) theo mẹ từ Trung Hoa sang Giao Châukhi Ngài còn rất trẻ Ở đây Ngài đọc các kinh sách cả Nho, Lão, Phật và viết cuốnsách tên là “Lý hoặc luận” – Tập luận thuyết đầu tiên về Đạo Phật bằng chữ Hán.Đến thế kỷ thứ ba, có lẽ đã có một thực tế là Phật giáo từ phương Bắc, cho dù
có hình thành những trung tâm muộn hơn, cũng đã bắt đầu có ảnh hưởng trở lại lênPhật giáo Giao Chỉ Cho dù Tăng Hội có một vai trò lớn đến đâu thì sử sách cũngghi nhận rằng trong thế kỷ này, các kinh sách về thiền đã được đem từ Lạc Dươngxuống, và Tăng Hội cũng là một người đã học tập, lĩnh hội được tư tưởng Phật giáoĐại thừa Trung Hoa Đại thừa (Mahayana) hoàn toàn không xa rời Phật pháp,nhưng về chủ trương, nó khác với Tiểu thừa (Hinayana) vốn xuất phát từ Phật giáoNguyên thủy (Thérévada) Đại thừa không cố chấp vào kinh điển, trong khi Tiểuthừa thì phải nhất nhất bám sát vào đó Đại thừa chủ trương “tự giác” và “giác tha”,tức giác ngộ cho chính mình và cho người khác, trong khi Tiểu thừa chỉ nhắm vàoviệc giác ngộ cho bản thân Tiểu thừa chỉ thờ một Phật Thích Ca và bậc tu cao nhất
là đến La Hán Đối với Đại thừa, họ thờ nhiều Phật, và bậc tu cao nhất lên đến BồTát Có thể nói những quan niệm, chủ trương của Đại thừa - một trong những tôngphái lớn nhất của Phật giáo (một tông phái lớn khác là Kim Cang thừa) có xuất phátđiểm từ Trung Hoa, đã có một sự thâm nhập mạnh mẽ xuống phương Nam kể từ thế
kỷ thứ ba trở đi, để lại những dấu ấn phổ biến trong sinh hoạt Phật giáo, cũng nhưtrong tín ngưỡng dân gian
Sự thâm nhập của Phật giáo phương Bắc sau đó còn được thể hiện ở việc cácthiền sư lớn, những người sáng lập ra những thiền phái có vị trí lớn trong lịch sửPhật giáo Việt Nam, đều ít nhiều có liên hệ và tiếp thu Phật giáo Trung Hoa
Đến thế kỷ V có hai thiền sư xuất hiện là Đạt Ma Đề Bà người Ấn Độ đếnGiao Châu để giảng dạy về phương pháp Thiền học và Thiền sư Huệ Thắng làngười Việt
Đến thế kỷ VI, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, giành độc lập, dựng
Trang 24nước Vạn Xuân Trong thời gian ở ngôi vua ngắn ngủi của mình (541 – 547) ông đãcho dựng chùa Khai Quốc (nay là Chùa Trấn Quốc – Hà Nội) Sau này tại chùa khaiQuốc Lý Thánh Tông đã lập ra phái Thiền Thảo Đường và đi theo phái này.
Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?-594), người sáng lập ra thiền phái mang tênông, truyền đến 19 đời, đến đầu thế kỷ 13, là một người gốc nam Thiên Trúc, vân
du về phía đông bắc 562, tiếp xúc với Phật giáo Trung Hoa và hành đạo tại đây, đếnnăm 580 thì vào nước ta
Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông từ nội địa Trung Hoa xuống Giao Châu vàsáng lập thiền phái này
Thời nhà Đường (618 – 907) thống trị Việt Nam là lúc Phật giáo cực thịnh ởTrung Quốc Lúc này lỵ sở chính quyền đô hộ chuyển từ Luy Lâu về Đại La (HàNội) đã làm cho Đại La nhanh chóng trở thành một trung tâm Phật giáo ThiềnTông Trung Quốc truyền mạnh sang Việt Nam tiêu biểu như Thiền sư Vô NgônThông lập ra dòng Thiền Quang Bích Ảnh hưởng Thiền từ Trung Quốc truyền vàoViệt Nam rất mạnh, đến nỗi cho đến ngày nay hầu hết các ngôi chùa còn lại ở ngoàiBắc không ngôi chùa nào ở nhà tổ không thờ một ông lông mày rộng, râu quai nón
Đ Ma, người Ấn Độ khởi tổ dòng Thiền Trung Quốc Đồng thời còn có một ôngnữa trông giống như một nhà sư, mặt hơi bầu giống người Trung Quốc, khoác áo cà
sa đang tọa thiền, đó là ông Vô Ngôn Thông
Thiền Tông phát triển ở Việt Nam đến thời nhà Trần có bốn dòng chính: dòng
Tì Ni Đa Lưu Chi, Thiền phái Vô Ngôn Thông, Thiền phái Thảo Đường, Thiền pháiTrúc Lâm
Cùng với Thiền Tông, Tịnh Độ Tông cũng đã sớm qua Trung Quốc truyền vàonước ta Tịnh Độ Tông hình thành ở Trung Quốc vào thời Đông Tấn do nhà sư TuệViễn khởi xướng vào năm 402 Tu phật theo Tịnh Độ Tông là “hạnh trụ tọa tâm, bất
uy nghi nhất tâm bất loạn quán tượng đức A Di Đà” Nghĩa là không cần bàn thờ uynghi, chỉ cần trụ vững, hạnh kiểm tốt, toàn niệm tên đức A Di Đà là có thể vãngsanh về thế giới cực lạc Thực chất triết lý cơ bản của Tịnh Độ Tông cũng vẫn làPhật ở trong tâm, chỉ có cách tu Phật đơn giản hơn như đã nói ở trên Nhờ cách thức
Trang 25tu tập đơn giản như vậy nên Tịnh Độ Tông là tông phái phổ biến khắp đất nước ViệtNam Tại nơi hành hương, đâu đâu cũng gặp dân tụng kinh A Di Đà và niệm danhhiệu của Đức Phật A Di Đà.
Mật Tông cũng là một tông phái cùng với hai tông phái trên có ảnh hưởng tớiViệt Nam tuy mức độ còn thấp Là một tông phái chủ trương sử dụng hình ảnh cụthể và những mật ngữ, mật cứu để khai mở trí tuệ giác ngộ Tương truyền Mật Tông
do Phật Đại Nhật chủ xướng và có hai bộ kinh chính là kinh Đại Nhật và kinh KimCương Mật Tông truyền vào Việt Nam không còn độc lập như một tông phái riêng
mà nhanh chóng hòa vào tín ngưỡng dân gian, pha trộn với các truyền thống nhưcầu hồn, dùng pháp thuật, yểm bùa trị tà ma và trị bệnh Mật Tông không có dấuhiệu phát triển rõ ràng ở Việt Nam chỉ tùy thuộc vào sự thọ trì của từng chùa và mỗi
cá nhân có cơ duyên đến với tông phái này
Sau này, vào thế kỷ XI, Thảo Đường vốn cũng là một thiền sư Trung Hoa đanghành đạo tại Chiêm Thành, bị quân chinh phạt của vua Lý Thái Tông bắt đem vềThăng Long Sự uyên thâm Phật pháp của người này sau đó được nhận ra, được nhàvua đưa về trụ trì tại chùa Khai Quốc, và lập ra một thiền phái lớn của Phật giáoViệt Nam, thiền phái Thảo Đường
* Phật giáo thời Lý Trần - thời kỳ cực thịnh
Phật thời Lý là bước phát triển tiếp tục của Phật giáo Việt Nam thời Bắc thuộc
và tiếp tục sự hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam kể từ khi nước ta bước sang kỷnguyên độc lập, tự chủ qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền, Lê Song, sự phát triểncủa Phật giáo thời Lý có sức sống và có nét rạng rỡ hơn sự phát triển của Phật giáothế kỷ trước, những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng nền văn minhĐại Việt không những về mặt chính trị, tư tưởng mà còn về mặt văn học, nghệthuật
Nhìn vào Phật giáo thời Lý, ta thấy ngay mối quan hệ của Phật giáo với nhànước phong kiến tập quyền đang được xây dựng và củng cố ở nước ta đương thời.Chính thiền sư mà đại diện tiêu biểu là sư Vạn Hạnh đã góp phần tích cực cho sự rađời của vương triều Lý Lý Công Uẩn rất coi trọng sư Vạn Hạnh và đã phong ông
Trang 26làm Quốc sư Lý công Uẩn lớn lên và trưởng thành dưới mái chùa, vì vậy khi làmvua ông rất hâm mộ đạo Phật, đặc biệt ưu đãi tăng ni và coi trọng việc đúc tượngxây chùa Các vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Anh Tông,
Lý Cao Tông đều rất có tình cảm và giúp đỡ cho sự phát triển của Phật giáo, trong
đó, vua Lý Thánh Tông là người sáng lập ra Thiền phái Thảo Đường
Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đối với sự phát triển của văn minh Đại Việtđương thời trước hết biểu hiện ở văn học thời Lý Chính các thiền sư thời Lý bằngcác bài kệ, các bài thơ thiền và những lời phát biểu trong các cuộc đàm thoại đã gópphần phát triển văn học thời Lý Ngoài những án văn chính luận của các danh nhân
và của triều đại nhà Lý như: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Di chiếu lúc lâm
chung…thì bao trùm lên văn học thời Lý chính là các bài thơ thiền Đa số các tác
giả của thơ văn thời Lý là các thiền sư, vì vậy triết lý thâm sâu của Thiền học đã chiphối xúc cảm văn học và quan điểm thẫm mĩ của các thiền sư
Trong thời Lý, nhà vua và tầng lớp quý tộc quan liêu cho xây dựng nhiều chùa
và tạc nhiều tượng Phật Do đó, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở Việt Namđương thời đạt được những thành tựu đáng kể Những ngôi chùa nỗi tiếng được xâydựng thời Lý như chùa Giạm, chùa Phật Tích ở Bắc Ninh, chùa Thầy và chùa MộtCột ở Hà Nội, chùa Đọi ở Hà Lam… dù còn nguyên vẹn hay đã đổ nát cũng vẫn đểlại dấu vết của sự sáng tạo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý
Bên cạnh đó, Phật giáo Việt Nam giai đoạn này, mà chủ thể là các tăng sĩ, thiền
sư, đã có công đào tạo một lớp trí thức có trình độ uyên thâm cả Phật, Nho, Lão,nhưng lại không cố chấp và biết dung hợp những dị biệt giữa ba hệ thức triết lý này.Nhiều thiền sư am tường cả tam giáo (Khuông Việt, Vạn Hạnh, Đạo Hạnh, Viêngiác, Mẫn Giác…), và sẵn sàng truyền thụ cho các môn đệ những tinh túy của cácquan niệm chính trị - xã hội của Nho giáo Khi nghị bàn chính sự họ cũng sẵn sàng
sử dụng lý luận Nho học Kiến thức Nho được sử dụng theo tinh thần Phật giáo đãđóng góp khá nhiều cho học thuật và chính trị đời Lý
Dưới sự tác động, hướng dẫn tinh thần của các thiền sư, Phật giáo dưới thời Lý
đã tạo dựng một bản sắc văn hóa chính trị đầy tính nhân bản Nhà Lý đã được xem
Trang 27như một triều đại thuần từ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Các vị vua củatriều đại này có cuộc sống đạo đức và tâm linh Đã không có cảnh tranh đoạt, bạoloạn, cực hình, mà thay vào đó bằng một đường lối chính trị khoan dung, độ lượng,
từ bi với thần dân và với cả kẻ thù (vua Lý Thái Tông tha tội cho Nùng Trí Cao, vua
Lý Thánh Tông không giết Chế Củ, vua Chiêm Thành) Xã hội vì đó mà bình an,phú cường, đoàn kết, tạo nên những chiến tích trước Chiêm Thành phía Nam và cảTống quốc hùng mạnh phương Bắc
Có thể nói thời Lý là một thời kỳ lịch sử mà Phật giáo Việt Nam phát triển đếnđỉnh cao với nhiều thành tựu huy hoàng, rực rỡ Phật giáo thời Lý đã thực sự hòađồng với dân tộc, trước hết là truyền thống yêu nước, thương dân, quyết tâm bảo vệnền độc lập của tổ quốc Do đó, Phật giáo thời Lý mang theo sức sống của dân tộc
ta đang trên đường phát triển và có những đóng góp to lớn cho sự phát trienr của đấtnước
Sang thời Trần Phật giáo vẫn được tiếp tục coi trọng, Phật giáo trong giai đoạnnày phát triển cả phương diện Phật học lẫn phương diện Phật giáo Vào đầu thế kỷ
13, đã có sự dần dần sáp nhập vào với nhau của ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi,
Vô Ngôn Thông và Thảo Đường Thiền phái Yên Tử từ đây mà hình thành Thiềnphái này sau đó, dưới sức ảnh hưởng rất lớn của vua Trần Thái Tông và Tuệ TrungThượng Sĩ, đã có một bước phát triển lớn, trở thành thiền phái Trúc Lâm - thiềnphái duy nhất dưới đời nhà Trần Có thể nói, thời đại nhà Trần là thời đại Phật giáonhất tông, mà thiền sư Hiện Quang (? - 1221), tu đạo tại núi Yên Tử, là vị khai tổcủa sự nhất tông này
Vua Trần Thái Tông (1218-1277) không nằm chính thức trong tông phả củaTrúc Lâm, nhưng có nhiều cơ duyên với Phật giáo, với thiền phái này Ông đã tự tuhọc Phật đạo và để lại nhiều tác phẩm Phật học có giá trị
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) lại là một chân truyền chính thức đời thứsáu của Yên Tử, ông xuất gia năm 1299, sau 21 năm làm vua, lấy hiệu là Trúc LâmĐầu Đà [9] Ông là người có công đầu trong việc xây dựng một giáo hội hoàn toànthống nhất, chính thức dựng nên thiền phái Trúc Lâm chủ trương nhập thế
Trang 28Tư tưởng Phật học của thiền phái Trúc Lâm có thể có những biến thể ít nhiềukhác nhau, trình bày khác nhau, nhưng có thể xem tư tưởng của Tuệ Trung Thượng
Sĩ, là điển hình nhất, độc đáo nhất Người này đã phát triển học thuật của Yên Tửtheo khuynh hướng thực chứng, không cố chấp vào kinh kệ, điển tự Ông quan niệmgiáo lý, việc học đạo không phải ở lý thuyết, mà là ở tồn tại của chính mình, hãyquay về chính bản thân mình, không phải đi tìm kiếm ở Phật tổ Ông nổi tiếng ởnhững quan niệm trái ngược với thái độ cả chấp, như từng giảng rằng “sắc chẳngphải không, không chẳng phải sắc” Ông cũng phê phán rằng khi đặt ra vấn đề giảithoát chính là đã dựng lên ranh giới giữa phiền trượt và giải thoát, giữa mê và ngộ,giữa phàm và thánh, giữa sinh tử và niết bàn Chính sự “nhị kiến”này làm ta bị bóbuộc vào vòng sinh tử, khiến người ta mãi mãi là kẻ phàm nhân Ông cũng đả kích
sự cả chấp trong việc thực hành trì giới Theo ông, sự siêu việt vượt lên trên tội phúc khi trì giới là ở chỗ không có sự ràng buộc vô ích vào nó Với những quanniệm như vậy, quả thật vị thiền sư này đã khai mở một đường hướng mới sâu sắc,uyên thâm đích thực trong Phật học Việt Nam
-Nói chung Phật giáo đời Trần vẫn được coi trọng biểu hiện ở hai đặc điểm sau:
Một là, các nhà vua, đại thần vẫn hâm mộ Đạo Phật nhưng vai trò của các nhà
sư hầu như không còn tiếng nói trong đời sống chính trị, không thấy sử chép thờiTrần phong quốc sư Vua chúa quí tộc thời Trần hâm mộ Đạo Phật nhưng khôngthấy sử chép vua chúa xuất tiền xây dựng chùa tháp Chỉ có một ngôi chùa đượcnhắc đến là chùa Phổ Minh do vua Trần Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1262 ởphía Tây cung Trùng Quang phủ Thiên Tường Điều này nói lên rằng các vua triềuTrần đã tiếp đã tiếp thu được nhiều ngôi chùa từ thời Lý để lại và nhà Trần phải lodồn công sức tiền của cho ba lần chống quân Nguyên xâm lược gần suốt cả thế kỷXIII
Hai là, ở thời Trần Phật giáo được tiếp tục mở rộng đi sâu vào các thôn cùng
ngõ hẽm Nhu cầu thờ Phật phổ biến khắp các nẻo đường Khắp ngàn cùng ngõ hẻmđâu đâu cũng vang tiếng chuông mõ Việc mở rộng Phật giáo ở thời Trần sâu rộng
về các địa phương gắn liền với việc mở rộng phái Thiền Trúc Lâm - Thiền phái duy
Trang 29nhất ở đời Trần Vì vậy, đời Trần có thể gọi là thời đại thống nhất của Phật giáo các
hệ phái trước đó
Có rất nhiều chùa tháp quy mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo đã xây dựng trongthời Lý Trần Thán phục trước những thành tựu văn hóa của Phật giáo Việt Namthời kỳ này, sách vở Trung Hoa truyền tụng nhiều về bốn công trình nghệ thuật lớn
mà họ gọi là An Nam Tứ Đại Khí Là:
- Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm ở chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều - QuảngNinh)
- Tháp Báo Thiên trên khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phía tây Hồ Gươm, HàNội Vạc Phổ Minh đặt tại chùa Phổ Minh (làng Tức Mặc – Nam Hà)
Nhìn chung Phật giáo Việt Nam thời kỳ này phát triển toàn diện và cực thịnh.Mặc dù tăng sĩ thời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị như cácthiền sư đời Lý, nhưng Phật giáo là một yếu tố quan trọng để liên kết nhân tâm.Phật giáo đã hiến cho các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chính sách thân dân
và dân chủ Phật giáo trong đời Trần là quốc giáo, mọi người dân trong xã hội đềuhướng về Phật giáo
Ở thế kỷ XVII-XVIII phái Lâm Tế và Tào Động của Trung Quốc được truyềnvào Việt Nam Tiếp tục truyền thống của Việt Nam khi tiếp thu văn hoá nước ngoài
ở thế kỷ XVIII thiền sư Thiệt Diệu - Liễu Quán đã thống nhất hai thiền phái trêntrên cơ sở nền tảng của văn hoá Việt Nam mà sáng lập thiền phái Liễu Quán Pháinày phát triển cho đến ngày nay, Đặc biệt là từ Quảng Trị đến Phú Yên
* Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX - thời kỳ phục hưng.
Triều đại nhà Nguyễn đến đời vua Tự Đức thì mất chủ quyền, nước ta rơi vàovòng đô hộ của Pháp Phật giáo Việt Nam đã suy vi, nay lại điêu tàn hơn Trong bốicảnh đó, Kitô giáo đã du nhập vào Việt Nam và dân tộc ta lại tiếp nhận thêm mộttôn giáo mới của phương Tây Tuy tinh thần khai phóng dung hợp của Phật giáosuốt mấy thế kỷ qua không còn được thể hiện trong chính sách quốc gia, văn hóa và
xã hội vào thế kỷ XX nhưng Phật giáo vẫn là một tôn giáo góp phần xây dựng tinhthần dân tộc, bảo vệ nền độc lập quốc gia
Trang 30Ở miền Nam, vào những năm 1925 – 1926, khi các nhà sư trẻ tham gia nhữngcuộc vận động yêu nước, bị chất vấn “ai xui thầy chùa đi biểu tình”, Giáo ThụThiện Chiếu ở chùa Linh Sơn (Sài Gòn) đã viết bài trả lời trên báo rằng: “thuyết tự
bi cứu khổ của Phật Tổ xui Phật tử tham gia những cuộc vận động yêu nước thươngdân chứ không ai xui cả”
Còn ở miền Bắc, vào những năm 1927 – 1928, trong hoạt động cũng như phátngôn của nhiều nhà sư nhiệt huyết với phong trào chấn hưng Phật giáo nhất lànhững thanh niên tăng như Tâm Lai, Tâm Nhạ, Tâm Ứng, Tâm Thái, Trí Hải…đều
tỏ rõ tư tưởng chấn hưng Phật giáo là một hình thức cứu quốc [31/92]
Năm 1944, hội Phật giáo Bắc kì kết hợp với hội Thánh (Công giáo), một số tổchức từu thiện như Hội Phúc Thiện, Hội Hợp Thiện, Hội Quảng Thiện, và một số tờbáo như Đông Pháp, Ngọ Báo, Trung Bắc Tân Văn… thành lập ban cứu tế mùađông để giúp đỡ đồng bào thiếu áo chông rét
Ngày 30 – 8 – 1945, tại chùa Phương Mỹ, hội Phật giáo cứu quốc phủ ThủyNguyên, tỉnh Kiến An (nay thuộc Thành phố Hải Phòng) được thành lập, do ôngLương Ngọc Trụ làm chủ tịch, Thượng Tọa Thái Hòa làm Trưởng Ban Chấp hành.Đây là phủ bộ đầu tiên ở miền Bắc thành lập Phật giáo cứu quốc Cuối năm 1975,khi thực dân Pháp tái chiếm Việt Nam, nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiếntrường kỳ Trước khí thế sôi động của cuộc kháng chiến, nhiều nhà sư các tỉnh miềnBắc lên đường trực tiếp tham gia bảo vệ nhà nước Việt Nam non trẻ
Điểm đặc sắc của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX là sự kết hợp của haigiáo phái Nam Tông và Bắc Tông vào năm 1964 để thành lập Giáo hội Phật giáoViệt Nam thống nhất Tháng 11 năm 1981, hội nghị với 165 đại biểu của 9 tổ chứcgiáo hội, hệ phái cả nước đã họp tại chùa Quán Sứ - Hà Nội để thành lập Giáo hộiPhật giáo Việt Nam Hòa thượng Thích Đức Nhuận làm Pháp Chủ Hội đồng chứngminh trung ương, Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch Hội đồng trị sự trungương Giáo hội đặt văn phòng 1 tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, văn phòng 2 tại chùa
Xá Lợi – Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm lại, trong điều kiện của chính quyền thực dân, của phong trào đấu tranh
Trang 31yêu nước và cách mạng đương thời, các tổ chức Phật giáo ở miền Bắc đã có nhiềuđóng góp thật sự cho sự nghiệp giải phóng dân tộc trước, trong và sau Cách mạngTháng Tám.
1.2.2 Nội dung của nhân sinh quan Phật giáo và vai trò của nhân sinh quan Phật giáo
1.2.2.1 Nội dung nhân sinh quan Phật giáo
Bất kì một tôn giáo, một triết học nào thì phần nhân sinh quan vẫn là phầnquan trọng, là nội dung trọng tâm của triết học Phật giáo Những tư tưởng triết họcbản thể luận chỉ là nền tảng lý luận cho việc luận chứng những tư tưởng nhân sinhthể hiện ở bốn luận điểm cơ bản trong Tứ diệu đế
* Quan niệm của Phật giáo về con người
Phật giáo cho rằng con người không do Thượng đế sinh ra, cũng không do mộtđấng thiêng liêng nào tạo ra cả Quan niệm của Phật giáo về con người chủ yếu tậptrung ở học thuyết cấu tạo con người, học thuyết về sự xuất hiện và tái nghiệp
a Quan niệm của Phật giáo về cấu tạo con người.
Về cấu tạo con người hay các yếu tố hình thành nên con người, nhà Phật cómấy thuyết sau:
+ Thuyết danh sắc: Thực ra danh - sắc có từ thời Upanisad nhưng đến thời ĐứcPhật thì danh chỉ yếu tố tinh thần, sắc chỉ yếu tố vật chất Theo thuyết danh sắc conngười được cấu tạo bởi hai yếu tố vật chất và tinh thần Điều này chứng tỏ rằngquan điểm của Phật giáo về cấu tạo con người là nhị nguyên
+ Thuyết lục đại: Thuyết này cho rằng con người được cấu tạo bởi 6 yếu tố (lụcđại) bao gồm:
1 Địa (đất, xương thịt)
2 Thủy (nước, máu, chất lỏng)
3 Hỏa (lửa, nhiệt khí)
4 Phong (gió, hô hấp)
5 Không (các lỗ trống trong cơ thể)
6 Thức (ý thức, tinh thần)
Trang 32Trong 6 yếu tố trên thì 5 yếu tố đầu thuộc về vật chất, chỉ có yếu tố thứ 6 làthuộc về tinh thần Nếu thuyết danh sắc cấu tạo con người nhìn chung có sự cânbằng vật chất và tinh thần thì thuyết lục đại cấu tạo con người lại nghiêng về vậtchất Và thuyết Ngũ uẩn dưới đây, ta lại thấy cấu trúc con người nghiêng về tinhthần.
+ Thuyết Ngũ uẩn: Thuyết này cho rằng con người được cấu tạo bởi 5 yếu tố(Ngũ uẩn):
1 Sắc: vật chất, bao gồm tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong)
2 Thụ: những cái chỉ cảm tình, tình cảm, cảm giác thông qua chức năng nghenhìn Cảm thụ về sự khổ hay sướng đưa đến sự xúc cảm lãnh hội với thân và tâm
3 Tưởng: chỉ kết quả trừu tượng hóa và phản ánh khách quan thành biểutượng, khái niệm
4 Hành: đó là ý chí, những yếu tố khiến cho tâm hoạt động
5 Thức: nhận thức, ý thức cái biết phân biệt Thức nghĩa rộng còn bao gồm cảthụ, tưởng, hành
Trong các thuyết cấu tạo con người của Phật giáo thì thuyết Ngũ uẩn là phổbiến hơn cả
b Quan niệm của Phật giáo về thân thể con người.
Quan niệm vô thường của Phật giáo cho rằng mọi sự vật hiện tượng luôn luônvận động biến đổi, không có cái gì là thường hằng, thường trụ Sở dĩ vũ trụ vạn vậtbiến hóa vô thường là do vạn vật trong vũ trụ chịu sự chi phối của luật nhân quả Cóhai loại vô thường:
+ Sát na vô thường chỉ sự biến hóa trong từng sát na (đơn vị thời gian bé nhấtcủa Phật giáo) đều có sinh, trụ, dị, diệt (sinh ra, tồn tại, phát triển, diệt vong)
+ Tương trụ vô thường chỉ trong một chu kỳ có bốn tướng sinh, trụ, dị, diệt nốitiếp nhau
Như vậy, con người là sự kết hợp của những yếu tố động (chẳng hạn như Ngũuẩn) nên không có gì định hình có thể gọi nó là nó được, và suy cho cùng nó là vôngã Với cách nhìn như vậy, mọi sự vật, hiện tượng chỉ là giả danh, không thực, con
Trang 33người chỉ là giả hợp của ngũ uẩn mà thành nên nó là hư vọng, huyễn hóa Đủ nhânduyên hợp lại thì gọi là sống, nhân duyên tan ra thì gọi là chết Sống chết chỉ là sựhợp tan.
Phật giáo cho rằng thân là gốc của khổ (thân vi khổ bản) Nếu không có thânthì sợ sệt, nóng giận, dâm dục, sinh, lão, từ đâu mà tới được Mọi sự vật hiệntượng đều vô thường nên thân thể con người cũng nằm trong luật đó, nó cũng vôthường, hôm nay thấy trẻ mà mai đã thấy già
c Quan niệm của Phật giáo về sự xuất hiện con người
Khi con người xuất hiện tức là nhân duyên đã đủ và các yếu tố (các pháp) kếthợp, sắp xếp theo một trật tự nhất định nào đó và như vậy là con người ra đời.Nhưng các yếu tố này từ đâu mà có? Cái gì quy định cho sự kết hợp, sắp xếp cácyếu tố đó để hình thành một sinh mệnh mới?
Để trả lời câu hỏi này ta hãy phân tích quá khứ mà trước hết là cái quá khứ cận
kề sát nút hiện tại Khi con người xuất hiện, mọi hành vi, cử chỉ, suy nghĩ của anh ta
bề ngoài tưởng chừng như biến mất nhưng không phải như vậy Chúng được huântập lâu ngày thành tập quán, thói quen, cũng giống như ngày nào cũng học dần dầnthuộc và khó quên Điều này cũng giống như uống rượu, hút thuốc phiện ban đầukhó chịu nhưng lâu ngày thành nghiện, khi nghiện rồi thì anh bị sự điều khiển củachính nó Nghiệp cũng giống cái nghiện, cả hai đều không có hình tướng nhưng lại
có khả năng điều khiển lôi kéo con người một cách khó cưỡng lại nổi Như vậy,cũng giống như người hút thuốc phiện lâu ngày thành nghiện, tất cả mọi cử chỉ,hành vi, suy nghĩ của mỗi người được huân tập tích tụ hết ngày này qua ngày khác,hết năm này qua năm khác, nó tạo nên cái luật vô hình (như cái nghiện cũng không
ai nhìn thấy) mà người ta gọi là Nghiệp (Karma) Nói rộng ra mọi cái tạo tác củathân, khẩu, ý đều gây nghiệp Nghiệp tích tụ càng lâu ngày càng nặng Nghiệp cókhả năng làm biến đổi dần ngũ uẩn cũ đồng thời cũng hình thành ngũ uẩn mới Mặtkhác, nó còn chi phối cả sự kết hợp dần ngũ uẩn mới để thay thế dần ngũ uẩn cũđang bị giải thể Tái sinh là sự kế thừa ngũ uẩn biến hóa của tiền kiếp lấy giao hợpđực – cái làm nơi nương tựa để thực hiện hóa sinh mệnh trong không gian, thời
Trang 34gian Như vậy, không phải linh hồn ta đầu thái vào bụng ngựa mà chỉ là do nghiệpcủa ta trong quá trình biến hóa đã biến ngũ uẩn của loài người thành ngũ uẩn củaloài ngựa.
Khác với cái nghiện, chết là hết, nghiệp (luật vô hình) khi chết tức là ngũ uẩntan ra, nhưng nó theo quán tính vẫn tiếp tục quay, tiếp tục hoạt động nhằm hoàn tấtquá trình hình thành ngũ ẩn mới và kết hợp chúng lại theo một trình tự nhất định đểhình thành một sinh linh mới Sinh linh này lại chịu quả ở kiếp trước và tạo nhâncho kiếp sau Cứ như thế vòng luân hồi tiếp tục quay chừng nào nghiệp còn tồn tại.Như vậy, chủ thể của luân hồi là nghiệp Nghiệp không phải là ý thức mà thức rachỉ là sự tích tụ kinh nghiệm tuy vô thức nhưng là cơ sở của tính cách con ngườihiện tại và đến lượt mình tính cách hiện tại lại quy định những hành vi tương lai.Sinh mệnh không phải là nghiệp nhưng cũng không rời nghiệp trong quá trình sinhsống Phương hướng của sinh mệnh là do nghiệp quy định, đồng thời nghiệp lại yvào nội dung hoạt động của sinh mệnh để tạo nghiệp mới
Trong vòng tam giới (dục, sắc, vô sắc) vạn pháp đều chịu bốn nghiệp là: nghiệpđen (ác), nghiệp trắng (thiện), nghiệp đen và nghiệp trắng (có thiện có ác), nghiệpkhông đen cũng không trắng (nghiệp vô vi của hàng đắc đạo) Ngoài ra tùy hoàncảnh còn có nhiều nghiệp khác
Với thuyết nhân quả và “Nghiệp - Nghiệp báo”, Phật giáo cho rằng không cómột hành vi nào dù thiện, ác, to, nhỏ của con người dù được bưng bít che đậy màtránh khỏi “quả báo”
Bản chất của chúng sinh là giống nhau, khác nhau là do nghiệp Không có cáchnào phán xét công bằng hơn nghiệp: Tự mình gây nghiệp, tự mình thực hiện, tựmình lãnh quả báo Cái đó không phải chỉ bắt đầu ở kiếp này mà nó nối tiếp từkhông biết bao nhiêu kiếp trước Cho nên sự đau khổ khốn cùng của người lươngthiện và sự vinh hiển của kẻ bất lương nếu cứ xét ở kiếp này là bất công vô lý,nhưng nếu quan sát từ những kiếp xa xưa thì điều đó không hề bất công chút nào.Luân hồi trong Phật giáo có nghĩa là vạn pháp trong tam giới luôn luân chuyểnkhông ngừng theo chu kỳ: thành – trụ - hoại – không (sinh - trụ - dị - diệt hay sinh –
Trang 35lão - bệnh - tử) Đối với con người có thân thì có nghiệp, có nghiệp thì vào luân hôi
để trả nghiệp báo Tam giới được hiểu theo ba cách là vật lý, sinh lý, tâm lý; dụcgiới, sắc giới, vô sắc giới; thảo mộc, động vật, quỷ thần
* Quan niệm của Phật giáo về cuộc đời con người
Quan niệm về cuộc đời con người trong Đạo Phật được tập trung nhất ở Tứdiệu đế - cơ sở nền tảng của lâu đài Phật giáo
- Khổ đế
Phật giáo quan niệm đời người là bể khổ, tồn tại là khổ “Nước mắt chúng sinhnhiều hơn nước biển”
“ Khổ đế tiếng Phạn là Dukkha Chữ Dukkha thực ra được cấu tạo bởi hai từ
“Du” là khó và “Kha” là chịu Như vậy, nghĩa của từ này là khó chịu, bứt rứt dày
vò, đau đớn khổ cực buồn phiền Phật cho rằng cái làm cho tâm buồn phiền gọi làkhổ Nghĩa của Dukkha rất rộng, lâu nay ta chỉ nói gọn lỏn là khổ làm cho Phật giáo
có vẻ bi quan”[17/ 276,277]
Đánh giá về con người, về tồn tại, mỗi nhà tư tưởng có một cách tiếp cận khácnhau Walpola Rahula cho rằng Phật giáo không bi quan, cũng không lạc quan: nếucần đánh giá nó, cần một tính từ cho nó, thì tính từ đó thực tế mới thích hợp Cáchnhìn của nó đối với cuộc đời và thế giới là tuyệt đối thực tế Nó không tìm cách rungủ chúng ta bằng ảo ảnh như chúng ta đang sống trong một cung điện lừa phỉnh,cũng không tìm cách làm cho chúng ta khiếp sợ về đủ thứ tội lỗi và hãi hùng tưởngtượng Kimura Taiken cho rằng sự chán đời của đức Phật là nhằm tới ánh sáng vĩnhcửu chiếu rọi lý tưởng tối cao, chứ không phải sự chán đời tuyệt vọng Nó tráingược hẳn với chủ nghĩa yếm thế Cái gọi là yếm thế quan của Phật giáo chủ yếunhằm tới lý tưởng tối cao có tính chất triết học và tôn giáo
Vậy, nội dung của khổ gồm những gì? Trong Phật giáo có nhiều cách phân loạikhổ: nhị khổ, tam khổ, tứ khổ, ngũ khổ, bát khổ
Nhị khổ gồm:
1 Nội khổ: 404 loại bệnh tật là thân khổ; buồn phiền ghen ghét là tâm khổ; hợphai loại khổ đó là nội khổ
Trang 362 Ngoại khổ: Thứ nhất là bị gặc ác, hổ lang làm hại; thứ hai là gặp tai nạn mưagió nóng lạnh Hợp hai loại đó là ngoại khổ.
Tam khổ gồm:
1 Khổ khổ: là nỗi khổ do nóng lạnh đói khát sinh ra
2 Hoại khổ: là nỗi khổ trong cảnh vui nhưng đến mức tàn hoại thì sinh ra khổ
3 Hành khổ: là nỗi khổ của hết thảy các pháp hữu vi, vô thường biến động.Tứ khổ gồm:
1 Sinh khổ: được sinh khổ, sự sinh là khổ Sinh khổ còn được hiểu sinh theonghĩa bản thể có sự hội tụ của danh sắc tạo nên con người là khổ
2 Lão khổ: già yếu là khổ
3 Bệnh khổ: ốm đau bệnh tật là khổ
4 Tử khổ: chết là khổ
Ngũ khổ gồm:
1 Nỗi khổ sinh, lão bệnh tử (hợp bốn khổ thành một khổ)
2 Ái biệt ly khổ (nỗi khổ do thương yêu nhau mà phải cách xa nhau)
3 Oán tăng hội khổ (nỗi khổ vì mình phải gần gũi với người mà mình oán ghét,tăng thêm sự oán giận là tăng thêm nỗi khổ)
4 Sở cầu bất đắc khổ (nỗi khổ do cầu mong mà không được)
5 Ngũ thịnh ấm khổ (thân và tâm phải chịu hết thảy những nỗi khổ trong quátrình sinh trưởng)
Bát khổ gồm: sinh; lão; bệnh; tử; ái biệt ly; oán tăng hội; sở cầu bất đắc và ngũthịnh ấm
Mọi nỗi khổ đều có nguyên nhân của nó Sự thực cái khổ này vừa là để tác quảvừa là để tạo nhân Bởi vậy, nó có ý nghĩa làm cho người ta cố gắng vươn lên sốngtốt, sống thiện, để sau này đỡ gặp lại nó Giá trị của nó ở chổ là nó thử thách conngười trong khổ đau mới thấy rõ phẩm giá con người, thấy rõ sự vươn lên hay gụcngã trước cuộc đời Không phải ngẫu nhiên mà các vị Bồ tát đều phải trải quanhững kiếp người trước đó để thử thách Và biết đâu mỗi hành động cử chỉ, suynghĩ của chúng ta cũng đều là những thử thách của tạo hóa để đi tới sự hoàn thiện
Trang 37hơn Với quan niệm của Phật giáo mà cái khổ của kiếp người lại có phần thi vị và bikịch nhân loại đỡ phần chua chát.
- Tập đế: là những nguyên nhân sâu xa của những nổi khổ ở trên Phật giáobàn nhiều đến 12 nguyên nhân gây khổ (thập nhị nhân duyên)
Nếu giải thích thập nhị nhân duyên theo chiều thuận thì trước hết bắt đầu từ vô
minh Vô minh là sự mông muội mờ tối không sáng tỏ, không bản nhiên của tâm trí
con người Vô minh như lớp mây mù bao phủ che lấp mọi sự hiểu biết chân chính
Vô minh là không nhận thức được bản chất của vạn pháp và không thấu triệt đượcchân bản tính của mình.Trong Tập kinh (Sutta Nipàta) câu 730 đức Phật nói: “Vôminh là lớp ảo kiến mịt mù dày đặc trong ấy chúng sinh quây quần quanh lộn”.Vôminh là duyên lớn nhất, nó là xuất phát điểm của mọi nỗi khổ Chỉ cần diệt trừ được
vô minh thì mọi nỗi khổ được chấm dứt
Hành: có nghĩa là hành động tạo tác theo ý muốn của mình và do hành động
tạo tác nên tạo ra nghiệp Tất cả những tư tưởng, lời nói, việc làm thiện và bất thiệnđều nằm trong hành Chúng trực tiếp bắt nguồn từ vô minh hay gián tiếp từ vô minhthúc đẩy và nhất định đều tạo nghiệp
Thức: là ý thức, biết ta là ta Do thức mà có danh sắc phát sinh ý thức, là quả
cho hành và lại là nhân cho danh sắc
Danh sắc: là tên và hình Danh sắc phát sinh cùng một lúc với thức tái sinh.
Nếu hành và thức thuộc về kiếp quá khứ và hiện tại của một chúng sinh, thì thức vàdanh sắc lại cùng phát sinh trong một kiếp sống Do đó danh sắc (tức tên và hìnhcủa ta) mà có lục căn tiếp xúc tiếp nhận sự tác động của ngoại giới Mỗi căn (tai,mắt, mũi, lưỡi, thân, ý) đều có những đối tượng và sinh hoạt riêng biệt Mỗi đốitượng của lục căn (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) chạm với mỗi căn liên hệ, làmphát sinh một loại thức
Lục nhập: sự tiếp xúc tác động qua lại giữa lục căn với lục trần tạo ra lục thức
(thị thức, thính thức, khứu thức, vị thức, xúc thức)
Xúc: là điểm giao hợp liên quan của ba yếu tố “căn”, “trần” và “thức” Trong
Tương Ưng bộ kinh: “Vì có mắt và hình thể nên thức phát sinh, xúc là điểm giao
Trang 38hợp của ba yếu tố ấy Vì có tai và âm thanh nên có nhĩ thức phát sinh Vì có tâm (ý)
và có đối tượng của tâm (pháp) nên ý thức phát sinh, điểm giao hợp của ba yếu tố
đó là xúc”
Thụ: Do xúc mà có thụ, đó là xúc làm quả cho lục căn và làm nhân cho thụ.
Thụ là tiếp thụ, thu nhận các tác động của đối tượng vào mình khi các đối tượng ấytiếp xúc với các giác quan Chính thụ thu nhận quả lành hay dữ của những hànhđộng trong hiện tại hay trong quá khứ
Ái: Do có thụ cảm, thu nhận, tiếp thụ mà có ái, ấy là thụ là quả cho xúc mà lại
làm nhân cho ái phát sinh Ái là luyến ái, khao khát yêu thích, mong muốn bấu víu
Có ba loại ái dục đó là:
+ Ái dục duyên theo nhục dục ngũ trần
+ Ái dục duyên theo khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương thườngkiến Trong lúc thụ hưởng nghĩ rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cữu và những khoáilạc này sẽ mãi mãi tồn tại
+ Ái dục duyên theo khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương đoạn kiến.Trong lúc thụ hưởng nghĩ rằng tất cả đều tiêu diệt sau khi chết, tùy thuộc ái thủ phátsinh Vậy ái là quả cho thụ và là nhân cho thủ
Thủ: là giữ lấy, cố bám lấy vật mà mình ham muốn Nguyên nhân của thủ
chính là do luyến ái lầm lạc.Thủ có bốn loại: nhục dục, tà kiến, thân kiến và chủtrương sai lầm
Hữu: là có tồn tại, hiện hữu, có ta với sắc, thụ, tưởng, hành, thức nên mới có ái
dục gây nên nghiệp Hữu là hành động tạo nghiệp thiện và bất thiện và những cảnhgiới của chúng sinh
Như vậy, hành và hữu đều là hành động tạo nghiệp nhưng nếu hành là hànhđộng trong quá khứ thì hữu là hành động trong hiện tại Do hữu mà có sinh, ấy làhữu làm quả cho thủ và lại làm nhân cho sinh
Sinh: là ta sinh ra ở thế gian Sinh là hiện tượng phát sinh của những hiện
tượng tâm - vật – lý Có sinh tất có lão tử, ấy là sinh làm quả cho hữu và làm nhâncho lão tử
Trang 39Lão tử: là già và chết Đã sinh ra tất phải có già và chết Nhưng sống và chết,
sinh và tử là hai mặt đối nhau mà không tách rời nhau như sáng và tối, âm và dươngníu kéo con người trong vòng sinh tử luân hồi
- Diệt đế: là giải thoát luận và cũng là lý tưởng luận của Phật giáo Phật giáoquan niệm mọi nỗi khổ đều có thể tiêu diệt được Khi chấm dứt được khổ thì đó làlúc con người được giải thoát, con người được tự do, tự tại làm chủ được mình,không bị ngoại cảnh chi phối, không bị chìm đắm trong luân hồi Theo triết lý Phậtgiáo muốn vậy phải diệt mọi ái dục, dứt bỏ được vô minh, đạt tới sự sáng tỏ bànnhiên trong tâm con người đưa chúng sinh tới Niết bàn Niết bàn trong Upanishadđược hiểu với những nghĩa sau:
+ Là cảnh trí của nhà tu hành đã diệt sạch các phiền não và tự biết rằng mìnhchẳng còn luyến ái, là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não
+ Đã dứt nhân quả sinh tử, dứt hết nghiệp luân hồi
+ Là vô vi, trống không, lặng lẽ, yên ổn, chấm dứt cái tai hại của sinh tử
+ Là không sinh ra những khổ quả nữa
+ Là không nhân duyên tạo tác nghiệp lầm (vô vi)
+ Là yên ổn khoái lạc, hết khổ (an lạc)
+ Là lìa khỏi phiền não (giải thoát)
Niết bàn theo Phật giáo cũng có những nghĩa như thế, nhưng cần phải đượchiểu là:
+ Cõi tịnh, tịch, cực lạc, siêu không gian, siêu thời gian (hư không, thế giới bênkia)
+ Đã diệt trừ hết mọi dục vọng, thù ghét, mê lầm, đạt đến sự giải thoát tuyệtđỉnh, đồng nhất Niết Bàn, Pháp, Phật (Niết Bàn có ngay trong hiện thực)
+ Là thế giới đại đồng, bình đẳng bác ái (khát vọng về tương lai)
Diệt đế cũng là Niết Bàn Muốn đạt Niết Bàn phải diệt đế, phải có chứng quả
“duyên giác” Diệt đế trước hết là diệt vô minh trong đó vô minh bao gồm cả việcthừa nhận sự tồn tại thực của con người và của vạn pháp
Kinh pháp cú viết: “Không lửa nào bằng lửa tham dục, không ác nào bằng ác