Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây chính là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện.Những số liệu trong khóa luận tốt nghiệp này là trung thực Các đoạn trích đượctrích dẫn rõ ràng, đúng quyền tác giả Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận nàychưa từng được công bố
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học sư phạm ĐàNẵng, Thầy cô giáo trong khoa Tâm lý – giáo dục đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ, tạođiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt 4 năm học tập tại trường cũng như trong quátrình nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến cô giáo ThS Tô Thị Quyên cô đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy côgiáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý – giáo dục, giáo viên chủnhiệm và tập thể sinh viên các lớp 12CTL, 12CTXH, 12SDL, 12SVL, 12ST và12SPT cùng toàn thể các bạn sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng
đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác để tôi có thể hoàn thành khó luận tốt nghiệp này.Cảm ơn các bạn trong lớp và các anh chị khóa trước đã chia sẽ tài liệu và giúp
đỡ tôi rất trong quá trình thực hiện đề tài này
Báo cáo tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
sự chia sẻ, góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn để bài đề tài được hoàn thiệnhơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Hải
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Đóng góp mới của đề tài 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 4
1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 5
2 Cơ sở lí luận 8
2.1 Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm 8
2.1.1 Sinh viên sư phạm 8
2.1.1.1 Thuật ngữ sinh viên 8
2.1.1.2 Sinh viên sư phạm 8
2.1.1.3 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên 9
2.1.1.4 Một số khái quát về sinh viên năm thứ nhất 12
2.1.2 Hoạt động học tập của SV 12
2.1.2.1 Khái niệm hoạt động học tập 12
2.1.2.2 Đặc điểm hoạt động học tập 14
2.1.3 Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm 15
2.1.3.1 Khái niệm hoạt động học tập của sinh viên 15
2.1.3.2 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên 15
2.1.3.3 Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm 16
Trang 42.2 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm 18
2.2.1 Khó khăn tâm lý 18
2.2.2 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm 19
2.3 Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập 21
2.3.1 Nhận thức 21
2.3.2 Thái độ 22
2.3.2 Hành vi 23
2.4 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên Đại học sư phạm – ĐHĐN năm thứ nhất 24
2.4.1 Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức 24
2.4.2 Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ 25
2.4.3 Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt hành vi 26
2.5 Nguyên nhân của khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập 29
Kết luận chương 1 31
CHƯƠNG II : TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 32
2.2 Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu 33
2.3 Cách thức tổ chức các phương pháp nghiên cứu 34
2.4 Tiến trình nghiên cứu 37
Kết luận chương 2 38
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1 Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng 39
3.1.1 Đánh giá của SV năm thứ nhất về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của họ 39
3.1.2 Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức và thái độ trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường ĐHSP – ĐHĐN 45
3.1.2.1 Những biểu hiện của khó khăn tâm lý thông qua mặt nhận thức và thái độ của SV năm thứ nhất trường ĐHSP - ĐHĐN (xét theo khối học) 48
3.1.2.2 Những biểu hiện của khó khăn tâm lý thông qua mặt nhận thức và thái độ của sinh SV thứ nhất trường ĐHSP ĐHĐN (xét theo giới tính ) 50
Trang 53.1.3 Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở kỹ năng học tập của SV năm thứ
nhất trường ĐHSP – ĐHĐN 52
3.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý ở SV năm thứ nhất trường ĐHSP - ĐHĐN 59
3.2.1 So sánh ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý với hiệu quả hoạt động học tập ở sinh SV thứ nhất trường ĐHSP ĐHĐN giữa các khối học 61
3.2.2 So sánh ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý với hiệu quả hoạt động học tập ở SV năm thứ nhất trường ĐHSP ĐHĐN theo giới tính 63
3.3 Thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường ĐHSP - ĐHĐN 64
3.3.1 Tổng quan thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường ĐHSP - ĐHĐN 64
3.3.1.1 Nguyên nhân khách quan 66
3.3.1.2 Nguyên nhân chủ quan 68
3.4 Thực trạng biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường ĐHSP - ĐHĐN 70
3.5 Một vài chân dung SV năm thứ nhất trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập 73
3.5.1 Chân dung thứ nhất 73
3.5.2 Chân dung thứ hai 75
Kết luận chương 3 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
I Kết luận 78
II Kiến nghị 79
2.1 Về phía nhà trường, khoa 79
2.2 Về phía giảng viên 80
2.3 Về phía sinh viên 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 86
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP – ĐHĐN Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
3.1 Tự đánh giá của SV ĐHSP ĐHĐN năm thứ nhất về KKTL trong
học tập (xét theo khối học)
39
3.2 Mức độ KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứnhất(xét theo khối học) 413.3 Tự đánh giá của SV ĐHSP Đà Nẵng năm thứ nhất về KKTLtrong học tập(xét theo giới tính) 423.4 Mức độ KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứnhất (xét theo giới tính) 433.5 Thực trạng KKTL biểu hiện ở mặt nhận thức trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP Đà Nẵng 453.6 Thực trạng KKTL biểu hiện ở mặt thái độ trong hoạt động học
tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP Đà Nẵng 463.7 Thực trạng KKTL của sinh viên năm thứ nhất xét theo khối học 483.8 Thực trạng KKTL của sinh viên năm thứ nhất xét theo giới tính 503.9 Thực trạng khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập của sinh viên
khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP ĐN 633.15 Tổng quan thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý tronghoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP ĐN. 643.16 Các nguyên nhân khách quan gây nên khó khăn tâm lý trong học
3.17 Các nguyên nhân chủ quan gây nên khó khăn tâm lý ở sinh viênnăm thứ nhất trường ĐHSP Đà Nẵng. 683.18 Tổng quan thực trạng các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lýtrong hoạt động học tập của sinh viên. 703.19 Thực trạng giờ tự học trong ngày của sinh viên năm thứ nhất
3.20 Kết quả học tập HKI năm học 2012-2013 của SV N.T.L.T 74
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
3.1 Biểu đồ thể hiện tự đánh giá của SV ĐHSP - ĐHĐN năm thứnhất về KKTL trong học tập (xét theo khối học) 393.2 Mức độ KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứnhất(xét theo khối học) 413.3 Tự đánh giá của SV ĐHSP - ĐHĐN năm thứ nhất về KKTLtrong học tập (xét theo giới tính) 433.4 Mức độ KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứnhất (xét theo giới tính) 443.5 Thực trạng khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập của sinh viên
3.6 Thực trạng hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của khókhăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP – ĐHĐN 603.7
So sánh hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của khó khăn
tâm lý của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP ĐHĐN (xét theo
3.8
So sánh hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của khó khăn
tâm lý của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP ĐHĐN (xét theo
3.9
Tổng quan thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP –
3.10 Tổng quan thực trạng các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lýtrong hoạt động học tập của sinh viên. 71
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, con người muốn tồn tại và phát triển phải tham gia vào cáchoạt động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động nhân cách con người được hìnhthành và phát triển Tùy vào mục đích, nhiệm vụ, vị trí và hoàn cảnh khác nhau màmỗi cá nhân, trong hoạt động của mình sẽ gặp phải những khó khăn nhất định đòihỏi cá nhân phải nỗ lực vượt qua để hoạt động được diễn ra cũng như đạt được mụcđích của mình Do đó, việc tìm hiểu những khó khăn và có biện pháp giảm bớt nó làhết sức cần thiết
Đối với con người, học tập là một trong những hình thức hoạt động chính,không thể thiếu, nhằm tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử của xãhội loài người đã được tích lũy qua nhiều thế hệ
Đối với sinh viên ở trường đại học, học tập là một dạng hoạt động cơ bản mà
thông qua nó người SV “nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo”[4], để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo, có khả
năng lao động nghề, nuôi sống bản thân, phục vụ xã hội trong tương lai Do đó, hoạtđộng học tập cần sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mục đích tạo điều kiệnthuận lợi cũng như giảm bớt khó khăn nảy sinh trong học tập của SV
Thực tế cho thấy, SV năm thứ nhất nói chung, SV năm thứ nhất trường đạihọc Sư phạm – Đại học Đà Nẵng nói riêng, phần lớn là học sinh đang thực hiệnbước chuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ thông sang môi trường học tập ở bậcđại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức, phương pháp giảngdạy, hình thức học tập,…vv Ngoài ra, hầu hết SV đại học xuất thân từ những vùngmiền khác nhau, với môi trường hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế có nhiều khácbiệt so với nhịp sống ở các thành phố lớn, là nơi tập trung của đa số các trường đạihọc Tất cả những sự khác biệt đó đã gây không ít khó khăn tâm lý khiến SV rất dễchán nản, bỏ bê việc học tập hoặc không theo kịp, không đáp ứng được các yêu cầuhọc tập
Trang 10Vì vậy, việc phát hiện khó khăn tâm lý cụ thể và tìm ra biện pháp khắc phụcnhững khó khăn tâm lý này trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất là việclàm cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của họ.
Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng là trường có số lượng lớn SVtuyển sinh đào tạo hàng năm, vấn đề chất lượng đào tạo luôn được quan tâm hàngđầu nên việc tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên và hỗ trợ
họ là điều hết sức cần thiết và cấp bách
Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiển trên, chúng tôi đã lựa chọn
và nghiên cứu đề tài: “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng”.
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SV năm thứnhất trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng Từ đó đề xuất một số biện phápnhằm giúp đỡ SV vượt qua khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập, góp phần nângcao hiệu quả hoạt động học tập của SV và từng bước thích nghi với cuộc sống vàmôi trường mới
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu : Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của SVnăm thứ nhất trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng
3.2 Khách thể nghiên cứu : Sinh viên năm nhất trường Đại học sư phạm –Đại học Đà Nẵng
3.3 Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu trên 200 sinh viên nămnhất trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng, thuộc hai khối tự nhiên và xã hội
Không gian nghiên cứu : Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng Thời gian nghiên cứu : 01.02.2013 – 02.05.2013
4 Giả thuyết khoa học
Đa số sinh viên năm nhất trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng đềugặp phải những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập do nhiều nguyên nhânkhác nhau Nếu có những phương pháp tác động tích cực, phù hợp thì sẽ giúp
Trang 11những sinh viên năm nhất trường Đại học sư phạm giảm bớt những khó khăn tâm lýđó.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài : Khó khăn tâm lý; hoạt động học tập;hoạt động học tập của sinh viên Sư phạm; khó khăn tâm lý trong hoạt động học tậpcủa sinh viên Sư phạm năm nhất
5.2 Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinhviên năm thứ nhất trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng, cũng như xác địnhcác nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của họ
5.3 Đề xuất biện pháp tác động nhằm giảm bớt khó khăn tâm lý trong học tậpcủa sinh viên năm thứ nhất trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận : Tham khảo các công trình
nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan như: khó khăntâm lý, hoạt động học tập của sinh viên…Từ đó hệ thống và khái quát hóa các kháiniệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
6.2.3 Phương pháp quan sát
6.2.4 Phương pháp nghiên cứu điển hình
6.2.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
7 Đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứnhất trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Đề tài chỉ ra mức độ khó khăntâm lý cũng như nguyên nhân của nó.Từ đó đề xuất biện pháp tác động giúp sinhviên vượt qua khó khăn tâm lý, giúp các em học tập hiệu quả hơn
Trang 12NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu tâm lý, vấn đề khó khăn tâm lý nói chung, khókhăn tâm lý trong hoạt động học tập nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu tâm lýxem xét dưới nhiều góc độ, nhiều khách thể khác nhau Sau đây là vài nét sơ lượcmột số công trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập trong vàngoài nước
1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Đối với con người, học tập là phương thức để tiếp thu tri thức, kỹ năng nhằmmục đích nhận biết, tác động, cải tạo thế giới hiện thực, phũc vụ cho lợi ích của conngười Lịch sử loài người đã chứng minh, chỉ thông qua con đường học tập, thìnhững di sản văn hoá vật chất, tinh thần từ thế hệ trước mới được lưu truyền cho thế
hệ sau và cũng nhờ đó mà những giá trị này mới còn tồn tại Tuy nhiên, học tậpkhông phải là một hoạt động đơn giản Trong quá trình biến tri thức của nhân loạithành vốn kinh nghiệm riêng của cá nhân con người đã gặp không ít khó khăn,trong đó có nhưng khó khăn về mặt tâm lý
Khi bàn về khó khăn tâm lí trong học tập, tác giả A.V.Pêtrốpxki hướng đếnđối tượng là khó khăn tâm lý của trẻ em khi đi vào lớp một Ông chia những khókhăn này ra làm ba loại :
Loại 1: Nhưng khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới.Loại 2: Khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ giao tiếp mới với thầy cô vàbạn bè
Loại 3: Khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới Lúc đầu trẻ được sựchuẩn bị của gia đình, nhà trường, xã hội nên có tâm lý vui thích và sẵn sàng đi học
Về sau trẻ giảm dần khát vọng và chán học
Bên cạnh đó, tác giả đề cập những nguyên nhân dẫn đến khó khăn và ảnhhưởng của chúng đến đời sống của trẻ đồng thời đề xuất biện pháp giải quyết khókhăn cho trẻ
Trang 13Cũng đề cập đến vấn đề khó khăn tâm lý của trẻ em khi vào lớp một, nhà tâm
lý học Mauricè Debesse trong công trình nghiên cứu của mình đã gọi lớp một là
“trang sử mới của cuộc đời đứa trẻ” Đồng thời Mauricè Debesse cũng chỉ ra rằng,đứng trước ngưỡng cửa lớp một trẻ em gặp rất nhiều khó khăn tâm lý Chính nhữngkhó khăn này làm cản trơ tới sự thích ứng với hoạt động học tập của trẻ, làm trẻ sợhọc, không muốn đến trường và kết quả học tập không cao
Bianka Zazzo, nhà tâm lý học và giáo dục học người Pháp, cùng với cáccộng sự của mình thuộc trung tâm nghiên cứu trẻ em của Đại học Paris 10 đã tiếnhành nghiên cứu về bước chuyển từ mẫu giáo lên cấp một của trẻ em Tác giả đã chỉ
ra rằng, khó khăn tâm lý lớn nhất mà trẻ gặp phải làm cản trở đến sự thích ứng vớihoạt động học tập của trẻ là “sự thay đổi môi trường hoạt động một cách triệt để,gọi là chuyển dạng hoạt động chủ đạo Mẫu giáo lấy hoạt động vui chơi làm chủđạo, vừa học vừa chơi, hoạt động đa dạng, tính tự do tùy hứng cá nhân nặng hơntính chỉ đạo của giáo viên Bước vào lớp một, học tập là chủ đạo, học sinh phải họcnghiêm chỉnh theo sự chỉ đạo của giáo viên, theo nguyên tắc lớp học”[27]
Tóm lại, khó khăn tâm lý trong hoc tập là một hiện tượng tâm lý phức tạpnhưng được ít các nhà tâm lý học nước ngoài quan tâm nghiên cứu Mặc dù trongcông trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã có những đóng góp nhất định trongviệc phát hiện và nêu ra một số khó khăn tâm lý, đồng thời chỉ ra nguyên nhân củanhững khó khăn tâm lý đó
Tuy nhiên đối tượng mà các công trình nghiên cứu này hướng tới chủ yếu lànhững khó khăn tâm lý của trẻ vào lớp một, đồng thời họ cũng chưa nêu được địnhnghĩa cũng như vạch ra bản chất của những khó khăn tâm lý đó
1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em chúng ta”, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện
đã nêu ra những khó khăn tâm lý mà học sinh lớp một gặp phải đó là:
- Trẻ phải giữ kỷ luật lớp học
- Trẻ phải học một chương trình nặng hơn so với tuổi mẫu giáo
- Trẻ ít được bố mẹ vỗ về âu yếm hơn trước và trẻ luôn chịu sự kiểm tra, đánhgiá của bố mẹ…[32]
Trang 14Nhà giáo dục Nguyễn Thị Nhất trong tác phẩm “ 6 tuổi vào lớp 1” đã pháthiện ra nhiều khó khăn tâm lý mà trẻ lớp một phải vượt qua Tác giả cho rằng
“trong quá trình lớn lên của trẻ em có những bước ngoặt chuyển tư giai đoạn nàysang giai đoạn khác đòi hỏi trẻ em phải thay đổi phương thức sinh hoạt một cáchtriệt để.” Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số khó khăn tâm lý cụ thể mà trẻ lớpmột phải vượt qua :
- Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, đa dạng, vui nhộn, hoạt động tùy hứng ởmẫu giáo và khép mình với kỉ luật nghiêm khắc ở lớp học phổ thong
- Trẻ gặp khó khăn trong quan hệ với giáo viên
- Trẻ bị “vỡ mộng” khi vào học lớp một vì sự hân hoan hồi hộp chờ đón nhữngđiều hấp dẫn được thay bằng những điều khác xa với tưởng tượng của trẻ [23]
Năm 1995, tác giả Nguyễn Minh Hải trong bài “Những khó khăn tâm lýtrong quá trình giải toán của học sinh tiểu học” đã đề cập đến các nguyên nhân khácnhau hạn chế năng lực giải toán của học sinh tiểu học.[11, tr.25]
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn, trong bài viết “Những khó khăn của học sinhmiền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam” [26], đã phân tích những khókhăn của của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam và chỉ
ra những khó khăn mà học sinh gặp phải là:
- Hoàn cảnh giao tiếp thông tin của học sinh miền núi bị hạn chế
- Vốn từ ngữ của học sinh miền núi còn thiếu và yếu
- Năng lực cảm thụ một câu thơ, một đoạn thơ yếu…
Theo tác giả, nguyên nhân của những khó khăn của học sinh miền núi khihọc tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam là do tầm văn hoá, vốn sống, vốn hiểu biếtcủa các em còn hạn chế Vì vậy muốn nâng cao năng lực cảm thụ văn học của các
em phải mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống, xã hội cho các em Những hoạt độngngoại khoá, du lịch, câu lạc bộ văn hoá là những hoạt động có tác dụng tốt đối vớihọc sinh
Trong bài viết “Một số trở ngại tâm lý của trẻ em khi vào học lớp một” [8,tr.57 - 58], tác giả Vũ Ngọc Hà đã nêu ra một số trơ ngại tâm lư mà khi vào học lớpmột trẻ em thường gặp phải Đó là:
Trang 15- Khó khăn trong việc thắch nghi với môi trường mới.
- Khó khăn trong các mối quan hệ
- Khó khăn khi phải đến trường
Tác giả Nguyễn Xuân Thức, trong bài viết ỘCác nguyên nhân dẫn đến khókhăn tâm lý của học sinh đi học lớp mộtỢ đã nêu ra các nguyên nhân cụ thể sau:
- Các nguyên nhân chủ quan:
+ Trẻ chưa hiểu rõ nội quy
+ Trẻ được chuẩn bị quá kĩ trước khi tới trường
+ Trẻ không được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học
+ Do tắnh cách của trẻ
+ Do trẻ chưa đủ tuổi đến trường
+ Do trẻ mắc một số bệnh bẩm sinh
- Các nguyên nhân khách quan:
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về gia đình
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về nhà trường
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về xã hội
Tác giả cho rằng, các nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân gây rakhó khăn tâm lý nhiều hơn cho học sinh lớp một Ngoài ra tác giả cũng đưa ra một
số giải pháp sư phạm để tháo gỡ những khó khăn tâm lý cho trẻ[29, tr.32-35]
Những năm gần đây có một số luận văn thạc sỹ đã quan tâm nghiên cứu vềkhó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh Ờ sinh viên như:
- Năm 2001, luận văn thạc sỹ Ộ Tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong quátrình giải bài tập hình học của học sinh lớp 11 trung học phổ thôngỢ của tác giảNguyễn Thị Nhân Ai [2]
- Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền với đề tài ỘThực trạng khó khăntâm lý trong quá trình giải bài tập thực hành các thao tác kỹ thuật của sinh viêntrường CĐSP Kỹ Thuật VinhỢ [15]
Tóm lại, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập là một hiện tượng tâm lýphức tạp nhưng vấn đề này vẫn còn ắt được quan tâm nghiên cứu Các công trìnhnghiên cứu về vấn đề này như đã nêu trên ắt nhiều đã xây dựng được cơ sở lý luận
Trang 16và đưa ra những dữ kiện thực tiễn Tuy nhiên, khách thể nghiên cứu trong các côngtrình trên còn giới hạn, chủ yếu tập trung vào học sinh mà chưa chú ý đến sinh viên,đặc biệt là SV năm thứ nhất, những người vừa rời khỏi ghế nhà trường phổ thông đểbước vào một môi trường học tập mới Ngoài ra, khi nghiên cứu về vấn đề khó khăntâm lý trong hoạt động học tập, các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu mộtcách chung chung, khái quát mà chưa đi sâu tìm hiểu khó khăn tâm lý biểu hiện mộtcách cụ thể trong hoạt động học tập
2 Cơ sở lí luận
2.1 Hoạt động học tập của sinh viên sư phạm
2.1.1 Sinh viên sư phạm
2.1.1.1 Thuật ngữ sinh viên
Thuật ngữ “ sinh viên “ có nguồn gốc từ tiếng la tinh “students”, có nghĩa làngười làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm và khai thác tri thức [27, tr.44]Sinh viên là người làm việc nhưng nói chung vẫn chưa là một lao động độc lậptrong xã hội Họ chỉ là những người đang trong quá trình tích lũy phẩm chất, trithức, kĩ năng…về nghề để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tương lai Để có thểthực hiện được điều này thì bản thân người sinh viên phải tự nỗ lực, khắc phục khókhăn học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của giảng viên
2.1.1.2 Sinh viên sư phạm
Sinh viên Sư phạm là những sinh viên đang theo học tại các trường Cao đẳng và Đại học Sư phạm Họ tiến hành hoạt động học tập, rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ nhằm mục đích trở thành người giáo viên trong tương lai.
Ngoài đặc điểm chung của SV thì SV Sư phạm cần phải có những năng lực
và phẩm chất riêng đặc trưng đòi hỏi cần thiết phải có của nghề dạy học Cụ thểnhư:
- Xu hướng sư phạm: biểu hiện ở nhu cầu dạy học, mong muốn được làmgiáo viên, ý thức đầy đủ ý nghĩa của nghề đối với bản thân và xã hội
- Hứng thú với nghề dạy học: biểu hiện ở sự yêu thích nghề dạy học và pháttriển sự yêu thích này thành lòng yêu nghề sâu sắc
- Niềm tin về nghề dạy học: biểu hiện ở việc có lòng tin mạnh mẽ vào những
Trang 17giá trị tốt đẹp của nghề dạy học, vào sức mạnh tác động đến nhân cách con ngườicủa nghề.
- Thế giới quan khoa học: biểu hiện ở việc xây dựng được cho mình thế giớiquan khoa học biện chứng về tự nhiên, xã hội và con người
- Lý tưởng nghề cao đẹp: đó là lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ Biểu hiện ở niềmsay mê học tập, rèn luyện chuyên môn, tác phong sư phạm, thể hiện tinh thần tráchnhiệm, lối sống tích cực…vv
Nghề dạy học có đối tượng trực tiếp là con người đang cần sự tác động củaquá trình giáo dục nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện nhân cách
Nghề dạy học là nghề không cho phép có “phế phẩm” Do trách nhiệm cao
cả của nghề mà người giáo viên không chỉ cần có chuyên môn vững vàng mà còncần những phẩm chất đạo đức, tình cảm sâu sắc Từ đó yêu cầu mỗi SV sư phạmtrong những năm tháng ở trường đại hoc phải hình thành, phát triển tình cảm nghềnghiệp bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ nhằm hoàn thiện nhân cách người giáo viên[1], [24]
2.1.1.3 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên
Theo các nhà tâm lý học, SV, những người thuộc lứa tuổi từ 18 đến 25, đãđạt đến mức độ trưởng thành cơ bản của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.Chính sự hoàn thiện này cho phép SV có thể chọn lựa và thực hiện những gì có ảnhhưởng đến sự phát triển nhân cách của họ một cách độc lập như chọn nghề sau khikết thúc học tập ở trường phổ thông, xác định lý tưởng…vv B.G.Ananhev đã nhậnđịnh, SV có khả năng lập kế hoạch và thực hiện hoạt động một cách độc lập, có sựbiến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp,xác định con đường sống tích cực, nắm vững nghề nghiệp tương lai, bắt đầu thểnghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống [27, tr.61]
Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa tuổi SV là sự tự ý thức phát triểnmanh mẽ Tự ý thức bao gồm: khả năng tự đánh giá, tự kiểm tra, tự nhận thức vềbản thân SV có khả năng đánh giá, nhìn nhận một cách tương đối toàn diện về bảnthân từ khả năng nhận thức, xác định tư tưởng, tình cảm, động cơ, hành vi cũng như
vị trí của bản thân trong nhóm, trong tập thể Chính nhờ sự tự ý thức đó SV mới có
Trang 18thể tự điều chỉnh hành vi, cử chỉ, thái độ của mình Thành phần quan trọng nhất đểtạo nên sự phát triển tự ý thức của SV là năng lực tự đánh giá, thể hiện thái độ đốivới bản thân Tự đánh giá sẽ hình thành nên lòng tự trọng của cá nhân, bảo đảm chotính tích cực của nhân cách được thể hiện trong đời sống cá nhân cũng như trongmối quan hệ liên nhân cách Tự đánh giá phản ánh mức độ thoả mãn của chủ thể vềtrình độ phát triển các thuộc tính nhân cách của cá nhân Vì thế sự tự đánh giá của
cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động, đặc biệt là tự đánh giá vềtrí tuệ Nó có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất trítuệ trong quá trình học tập ở đại học Nếu SV tự đánh giá đặc điểm trí tuệ ở mứcthấp sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình học tập, ngược lại những đặc điểm trítuệ được đánh giá đúng mức cho đến cao là cơ sở tốt cho hoạt động học tập ở đạihọc
Nhưng một điều cần lưu ý trong nhân cách của SV trong giai đoạn này chính
là sự tự đánh giá còn mâu thuẫn và thậm chí thiếu thực tế Nó thể hiện qua việc sosánh “cái tôi lý tưởng” với “cái tôi thực tế” trong khi “cái tôi lý tưởng” la một hìnhmẫu mẫu đã được đóng khung, không được thay đổi cho phù hợp với từng hoàncảnh cụ thể Chính từ sự so sánh thiếu thực tế và cứng nhắc này đã làm sinh viên,đặc biệt là SV năm thứ nhất thiếu lòng tin ở bản thân, làm ảnh hưởng đến các hoạtđộng của bản thân, trong đó có hoạt động học tập
Điểm đặc biệt khác trong sự phát triển tâm lý của SV chính là sự phát triểncủa tình cảm nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm, tính độc lập trong các hoạt động ở mức
độ cao SV dần có lập trường của bản thân một cách vững vàng, có cách giải quyếtvấn đề chính xác, đúng đắn và tự chủ hơn Sự trưởng thành về mặt xã hội, tâm thếsẵn sàng cho việc lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và kiến thức nghề nghiệp một cáchđộc lập được củng cố
Bước vào tuổi SV, khi mà việc xác định nghề nghiệp đã rõ ràng, người thanhniên – sinh viên bắt đầu với các hình thức hoạt động mới giai đoạn này, người SVphải đối mặt với những khó khăn nhất định cả về vật chất lẫn tinh thần Trong Sựthay đổi của môi trường, sự thay đổi của phương thức hoạt động…vv đòi hỏi người
SV phải giải quyết để có thể học tập tốt nhằm hình thành cơ sở vững chắc cho nghề
Trang 19nghiệp tương lai.
Việc giải quyết hiệu quả những khó khăn giúp cho người SV có niềm tinđúng đắn cho việc chọn nghề, là cơ sở củng co nghề nghiệp tương lai cũng như tạođiều kiện cho sự phát triển nhân cách được thuận lợi
Tuổi SV là thời gian quan trọng nhất cho sự phát triển nhân cách, nhân cáchnghề nghiệp Đây là lứa tuổi mà các chức năng tâm lý, đặc biệt là sự phát triển cácnăng lực trí tuệ diễn ra hiệu quả nhất Tuy nhiên, để phát triển nhân cách toàn diện,điều quan trọng là người SV phải hiểu được tính không lặp lại trong tính cách củamình Với lứa tuổi sinh viên B.G.Ananhiev đã viết: “Lứa tuổi sinh viên là thời kỳphát triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và
ổn định tính cách Đặc biệt là vai trò xã hội của người lớn” [27, tr.61] Sự phát triểnnhân cách của SV diễn ra trong suốt quá trình học tập ở đại học – cao đẳng diễn ravới mục đích trở thành một người chuyên gia có trình độ năng lực và đạo đức nghềnghiệp trong tương lai Vốn hiểu biết, kinh nhiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp…
vv được hoàn thiện và dần dần nghề nghiệp hoá
Trong sự phát triển nhân cách của SV, cho dù đã dần đi vào ổn định nhưngnóvẫn là một quá trình phức tạp, nảy sinh nhiều mâu thuẫn cần giải quyết đặc biệttrong quá trình chuyển hoá những tri thức về nghề từ bên ngoài thành tri thức, kỹnăng về nghề của bản thân Trong quá trình chuyển hoá những cái bên ngoài thànhcái bên trong, yếu tố quyết định cho sự phát triển này chính là bản thân của chủ thể,của người SV Chỉ khi nào bản thân người SV nhận thức được những khó khăn và
nỗ lực tìm cách khắc phục những khó khăn đó thì mới có thể đạt được hiệu quảmong muốn trong các hoạt động của mình và ngày càng hoàn thiện nhân cách ngườiSV
Tóm lại, tuổi SV là giai đoạn phát triển đạt đến độ trưởng thành cả về sinh lý
và tâm lý Tuy nhiên, sự phát triển nhân cách của SV không phải là một con đườngbằng phẳng, hoàn toàn thuận lợi mà gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc, đòi hỏi sự
nỗ lực khắc phục của chính bản thân người SV Chính sự tích cực, tự giác của sinhviên sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển các phẩmchất nhân cách của người chuyên gia trong tương lai
Trang 202.1.1.4 Một số khái quát về sinh viên năm thứ nhất
SV năm thứ nhất, họ là những người vừa rời khỏi ghế nhà trường Phổ thôngbước vào ngưỡng cửa Đại học, Cao đẳng Thông thường họ có độ tuổi 17, 18 vớiđầy sức trẻ, hoài bão và có ý chí vươn lên Nhân cách của họ đã và đang phát triểnmạnh, họ đã có ý thức về những hành vi của mình
SV năm thứ nhất chưa có được phẩm chất nghề nghiệp chuyên biệt thuộcmột ngành nhất định Họ là con em thuộc các tầng lớp xă hội khác nhau, ở nôngthôn và thành thị Do đó, các yếu tố bẩm sinh di truyền đã được biến đổi dưới ảnhhưởng của giáo dục gia đình, trường phổ thông, các phong tục tập quán địa phương
và những điều kiện sống, sinh hoạt nói chung Vào trường Đại học, Cao đẳng họ đã
có một số phẩm chất tương đối ổn định, đại biểu cho lối sống của tầng lớp, giai cấp
và của địa phương mình Do vậy, trong tập thể SV năm thứ nhất thường có va chạmmạnh do tính độc đáo của nhân cách con người trẻ Trong quá trình làm quen vớicuộc sống tập thể đầu tiên ở trường Đại học, Cao đẳng SV thường có hành vi bắtchước lẫn nhau thể hiện bước đầu đồng nhất xã hội Ở đây, SV chưa có quan điểmphân hóa đối với các vai tṛò của mình Việc nắm được đặc điểm nhân cách SV nămthứ nhất có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung, hình thức và phươngpháp tác động đến họ theo hướng hình thành nhân cách người chuyên gia tương laitrong trường Đại học, Cao đẳng Hình thành nhân cách người chuyên gia không thểnằm ngoài quy luật chung là: nhân cách được bộc lộ, hình thành và phát triển tronghoạt động Trong đó, hoạt động học tập đóng vai trò là hoạt động chủ đạo, có ảnhhưởng quyết định đến nhận thức nghề nghiệp và hoàn thiện nhân cách của SV
2.1.2 Hoạt động học tập
2.1.2.1 Khái niệm hoạt động học tập
Khi bàn về vấn đề học tập có rất nhiều quan điểm khác nhau tùy vào cáchtiếp cận của các nhà nghiên cứu
I.B.Intenxơn cho rằng, học tập là loại học tập đặc biệt của con người nhằm
mục đích nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhất định củahành vi Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn
Trang 21A.N.Lêônchiev, P.Iaganpêrin và N.Phatalưđina lại coi học tập xuất phát từ
mục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức tâm lý bênngoài và bên trong của hoạt động
V.V.Đavưdov quan niệm học tập dựa trên cơ sở nâng cao trình độ tư duy lý
luận
A.V.Petrôvxki lại có một quan niệm khác khi cho rằng hoạt động học tập là
vấn đề phẩm chất tư duy và kết hợp các loại hoạt động trong việc thực hiện mụcđích và nhiệm vụ giảng dạy
N.V.Cudomina lại coi hoạt động học tập là loại học tập nhận thức cơ bản của
sinh viên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy Trong quá trìnhnày việc nắm vững nội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiếnhành được hoạt động nghề nghiệp tương lai [27, tr.89]
Các quan niệm trên về hoạt động học tập mặc dù chưa có sự thống nhất giữacác tác giả song các tác giả khác nhau ít nhiều đều xem xét hoạt động học tập cóliên quan đến nhận thức hoặc tư duy và sâu hơn nữa là liên quan đến yếu tố nghềnghiệp Do cách tiếp cận khác nhau nên hoạt động học tập cũng được các tác giảnhấn mạnh ở những khía cạnh khác nhau nhưng họ vẫn gặp nhau ở một điểm chung
đó là xem hoat động học tập là hoạt động có mục đích tự giác, có ý thức về động cơ
và trong đó diễn ra quá trình nhận thức, đặc biệt là quá trình tư duy
Về phía các tác giả Việt Nam, như tác giả Lê Văn Hồng và Lê Ngọc Lan, khi
nghiên cứu về hoạt động học tập đã có quan niệm như sau: hoạt động học tập làhoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác và lĩnh hộinhững tri thức, kỹ xảo mới, những phương thức hành vi và nhưng dạng hoạt độngnhất định [14, tr.106]
Tóm lại, hoạt động học tập có thể hiểu khái quát như sau: hoạt động học tập
là một hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm lĩnh hội, tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm của xã hoi loài người được kết tinh trong nền văn hoá xã hội, qua đó giúp chủ thể phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Trang 222.1.2.2 Đặc điểm hoạt động học tập
Được thể hiện ở những điểm sau:
Đối tượng của hoạt động học tập là hệ thống kiến thức khoa học, kỹ năng, kỹxảo mới tương ứng Hoạt động học tập là loại học tập mà ở đó bằng sự tự giác và cómục đích của mình, chủ thể biến những tri thức chung của nhân loại thành cái củariêng mình Trong quá trình ấy, người học không sáng tạo ra tri thức mà chỉ tái tạolại những tri thức đã có Và việc tái tạo tri thức này được diễn ra dưới sự tổ chức,hướng dẫn của người dạy Vì vậy hoạt động học tập sẽ không có kết quả nếu ngườihọc chỉ thụ động tiếp nhận các tác động sư phạm Do đó để việc học tập hiệu quả,người học phải là chủ thể tích cực, tự giác và có năng lực trí tuệ để lĩnh hội nhữngtri thức mà giáo viên truyền thụ
Thông thường các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi khách thể để cảitạo và biến đổi nó phục vụ cho con người thì hoạt động học tập chủ yếu tác động,làm biến đổi chính bản thân chủ thể thì hoạt động học là hoạt động hướng vào làmthay đổi tương đối lâu bền chính bản thân chủ thể Hoạt động học không làm biếnđổi nội dung của tri thức khi nó được lĩnh hội mà chỉ làm thay đổi chính bản thânchủ thể hoạt động học Đây chính là điểm độc đáo, khác biệt giữa hoạt động học tậpvới các loại hoạt động khác Có thể hoạt động học cũng làm thay đổi khách thể ởmột mức độ nhất định nhưng mục đích mà hoạt động học tập hướng vào là làm thayđổi nhận thức của người học và hướng vào tiếp thu cả những tri thức của chính bảnthân hoạt động, có nghĩa là hướng vào học cách tiến hành hoạt động học tập, họcphương pháp học tập
Hoạt động học tập luôn được tiến hành một cách có định hướng, được thúcđẩy và điều khiển một cách có ý thức, tự giác cao
Hoạt động học chỉ có thể thực hiện được khi con người phát triển ở một trình
độ nhất định, có khả năng điều chỉnh những hành động của mình theo mục đích đãđược ý thức
Trang 232.1.3 Hoạt động học tập của SV sư phạm
2.1.3.1 Khái niệm hoạt động học tập của SV
“Hoạt động học tập của sinh viên là một loại hoạt động nhận thức cơ bản củasinh viên, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy, nhằm lĩnh hội,nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng về một loại nghề nào đó, làm cơ sở cho hoạtđộng nghề nghiệp trong tương lai” [27, tr.89]
2.1.3.2 Đặc điểm hoạt động học tập của SV
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, đào tạo ở bậc Cao đẳng - Đại học là đào tạonguồn nhân lực có chuyên môn cao về nghề để đáp ứng yêu cầu xã hội Do đó việchọc tập của sinh viên ngoài việc mang những đặc điểm của hoạt động học tập nóichung còn có những đặc điểm riêng sau đây [17, tr127-175]:
- Tính chuyên nghiệp: thể hiện trong mục đích của hoạt động học tập ở SV là
nhằm hướng vào việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách người chuyêngia trong các lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng Vì vậy học tập ở đại học có sự khácbiệt rất lớn so với học ở phổ thông Học tập của SV mang tính đặc trưng của hoạtđộng nghề nghiệp tương lai Ơ đại học người SV không chỉ chiếm lĩnh những kiếnthức tổng quát, nền tảng (một phần trong quá trình học) mà mục tiêu chính là chiếmlĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng và thái độ về nghề nghiệp, hình thành những phẩmchất của người chuyên gia trong tương lai Tóm lại, trong quá trình học tập, SV phảixây dựng cho mình một nhân cách đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp sau này
- Tính độc lập cao trong học tập: Do yêu cầu cao của việc học để trở thành
chuyê gia trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định nên trong hoạt động học tậpngười SV đòi hỏi phải có sự độc lập cao, sự tự ý thức đầy đủ về học tập của bảnthân Đó là sự nhận thức được mình là chủ thể của hoạt động học tập, là người địnhhướng, tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của bản thân dưới sự hướngdẫn, trợ giúp của giảng viên Tính độc lập trong học tập của SV thể hiện trong suốtquá trình học tập, từ việc tích cực giải quyết các nhiệm vụ học tập đen việc tìmkiếm tài liệu phục vụ cho việc học, lập kế hoạch học tập phù hợp và nỗ lực ý chíthực hiện nó Bên cạnh đó, việc học tập của SV mang tính chất nghiên cứu khoa họcnên buộc SV phải có tính đoc lập cao trong học tập
Trang 24- Tính thực tiễn: thể hiện ở việc chú trọng phương pháp học bộ môn, chuyên
ngành, cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học, làm thí nghiệm…vv phục vụ chonghề nghiệp tương lai Học tập của SV trên cơ sở nắm vững hệ thống tri thức lýluận, phát triển kỹ năng ứng dụng và năng lực sáng tạo trong chuyên môn của mình.Tính thực tiễn trong học tập của sinh viên còn thể hiện ở sự đáp ứng về những đòihỏi của xã hội trong việc đào tạo một lực lượng chuyên gia về nghề phục vụ cho xãhội trong tương lai
- Tính sáng tạo: Tính sáng tạo trong hoạt động học tập của SV thể hiện ở
việc tham gia nghiên cứu khoa học Tính sáng tạo của SV một mặt xuất phát từ kếtquả của sự phát triển của tuổi trưởng thành vừa là yêu cầu của bản thân hoạt độnghọc tập của SV trong thời đại mới
Từ những đặc điểm riêng trên trong hoạt động học tập của SV đã kéo theomột sự thay đổi lớn về nội dung, phương pháp, điều kiện học tập cần có ở bậc Đạihọc Học tập của SV diễn ra không chỉ trên lớp mà còn ở ngoài lớp; không chỉ tiếnhành dưới sự hướng dẫn của giảng viên mà còn được tiến hành một cách độc lập, dobản thân mình tự sắp xếp, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá Nội dung học tậpbao gồm việc tiếp nhận kiến thức, học kỹ năng, học các thái độ…vv Chính sự thayđổi về tính chất, mục tiêu của học tập ở đại học so với phổ thông đã dẫn đến việchoạt động học tập của SV mang tính chuyên nghiệp, tính độc lập cao, tính thực tiễn
và tính sáng tạo
2.1.3.3 Hoạt động học tập của SV sư phạm
Hoạt động học tập của SV Sư phạm về cơ bản điễn ra như hoạt động học tậpcủa SV các trường, các ngành nghề khác Tuy nhiên nó vẫn có những đặc điểmriêng, đặc thù của nghề Đó là, SV Sư phạm bên cạnh việc học tập tích lũy tri thức,hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng theo chuyên ngành, chuyên môn sâu còn phảitích cực rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng được yêu cầu trơ thànhngười người giáo viên trong tương lai, không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”.Chính vì mục tiêu này mà bên cạnh những đặc điểm về hoạt động học tập của SVnói chung, hoạt động học tập của SV Sư phạm có một số đặc điểm nổi bật sau:
Trang 25Thứ nhất, việc học tập của SV Sư phạm không chỉ đáp ứng yêu cầu chuyênmôn chuyên sâu mà còn phải đáp ứng yêu cầu “sư phạm”, hình thành và phát triểnnhân cách người giáo viên tương lai Hoạt động học tập của SV sư phạm bên cạnhviệc học chữ còn phải học làm thầy Bởi trong tương lai, “công cụ nghề nghiệp” của
SV Sư phạm không chỉ là kiến thức mà còn là nhân cách của mình như K.D.Usinxki
đã từng nhấn mạnh “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách” [14, tr.195]
Vì thế đối tượng học tập của SV Sư phạm là một hệ thống kiến thức, kỹnăng, kỹ xảo, bao gồm những phần sau:
- Các môn khoa học cơ ban: Triết học, Lịch sử Đảng, Kinh tế chính trị học,
Mỹ học, Xã hội học…vv, nhằm trang bị hệ thống kiến thức làm cơ sở hình thànhcủng cố thế giới quan khoa học
- Các môn khoa học chuyên ngành: Toán học, Văn học, Vật lý học…vv,trang bị những kiến thức chuyên sâu của việc đào tạo chuyên gia về từng lĩnh vực
cụ thể, làm cơ sở để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và học tập suốt đời
- Các môn nghiệp vụ sư phạm: Tâm lý học, Giáo dục học, Phương phápgiảng dạy bộ môn, giao tiếp sư phạm, kiến tập, thực tập sư phạm nhằm trang bị hệthống tri thức, kỹ năng về nghề dạy học, làm cơ sở cho công tác dạy học và giáodục học sinh sau này
- Các môn ngoại ngữ, tin học: nhằm trang bị phương tiện học tập phục vụviệc nghiên cứu, công tác giảng dạy cũng như trang bị phương tiện phục vụ cho xuthế học tập suốt đời
- Các môn thể dục, giáo dục quốc phòng: nhằm rèn luyện sức khoẻ, nâng caotinh thần kỷ luật, ý thức công dân
- Các môn học tự chọn: Nữ công, nhạc, hoạ…vv nhằm phát triển năng khiếu,nâng cao trình độ thẫm mỹ
Như vậy, đối tượng hoạt động học tập của SV sư phạm là hệ thong kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo và cách thức chiếm lĩnh chúng thuộc các lĩnh vực khoa học chuyênngành và nghiệp vụ sư phạm
Thứ hai, trong thời đại hiện nay, với sự phát triển về mọi mặt của xã hội loàingười và xu thế toàn cầu hoá đã đặt ra nhiều yêu cầu mới cho nền giáo dục Việt
Trang 26Nam, đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học Do đó hoạt động học tập của SV sư phạmcũng không nằm ngoài sự tác động này Trong thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệthông tin, một mô hình giáo dục mới đã ra đời Việc học tập trên mạng sẽ ngày càngphát triển và dần chiếm một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển giao tri thức.
Vì vậy vai trò, vị trí của người giáo viên cũng có sự thay đổi Không gian, thời giangiáo dục cũng không bị bó hẹp và chịu nhiều ràng buộc như hiện nay mà sẽ được
mở rộng để phục vụ cho nhu cầu học tập mọi lúc, mọi nơi của con người…vv Từ
đó, SV Sư phạm trong quá trình học tập phải học cách dạy học nói chung và dạy bộmôn nói riêng thông qua việc học tập lý luận dạy học và phương pháp dạy học mỗi
bộ môn cụ thể, học cách chuyển tải, tổ chức cho người học lĩnh hội kiến thức mộtcách dễ dàng, có hệ thống và học cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại
Đồng thời để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục, SV sư phạmcần phải tích cực học tập, rèn luyện khả năng giao tiếp sư phạm, trau dồi vốn ngônngữ, khả năng diễn đạt trước học sinh, trau dồi phong thái…vv
Tóm lại, hoạt động học tập của SV Sư phạm là một quá trình vất vả, học tập
và rèn luyện về nhiều mặt để có thể đáp ứng yêu cầu của nghề là “dạy chữ, dạyngười” đồng thời đáp ứng được những yêu cầu do sự phát triển của xã hội đặt ra Vìthế trong quá trình học tập của mình, SV Sư phạm phải thực sự là người làm chủ,tích cực, chủ động, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, nhằm đạt tớiviệc tự học không chỉ trong một giai đoạn nhất định mà còn diễn ra suốt đời Cónhư thế SV sư phạm mới có thể đáp ứng những yêu cầu về nghề dạy học trong thờiđại tiến bộ không ngừng về mọi phương diện như hiện nay
2.2 KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm
2.2.1 Khó khăn tâm lý
Theo từ điển Tiếng Việt thì “khó khăn” có nghĩa là sự trở ngại làm mất
nhiều công sức hoặc thiếu thốn [34, tr.357]
Theo từ điển láy Việt thì “khó khăn” có nghĩa có nhiều trở ngại [9, tr.571]
Từ điển Anh – Việt thì “difficulty” hoặc “hardship” đều dùng để chỉ sự khó
khăn, gay go, khắc nghiệt đòi hỏi nhiều nỗ lực để khắc phục [35]
Trang 27Như vậy, từ cách định nghĩa của các từ điển trên ta có thể thấy khi nói đếnkhó khăn có nghĩa là nói đến những gì cản trở, trở ngại, đòi hỏi nhiều nỗ lực đểvượt qua
Trong thực tiễn, khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào con người đều gặpphải những khó khăn, làm cho hoạt động chệch hướng, làm giảm đi hiệu quả màcon người mong muốn, thậm chí không đạt hiệu quả hoạt động Những khó khănnày, được gọi chung là những khó khăn trong quá trình hoạt động của con ngườiđược tạo nên bởi các yếu tố mang tính chất tiêu cực Đó là những yếu tố khách quan(bên ngoài) và yếu tố chủ quan (bên trong)
Những yếu tố bên ngoài, được hiểu là những điều kiện, phương tiện, môitrường…vv Đây là những yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến tiến trình hoạt độngcủa con người
Những yếu tố bên trong, chính là những yếu tố xuất phát từ bản thân mỗi cánhân khi tham gia vào hoạt động đó, như nhận thức, thái độ tình cảm, nãng lực, vốnkinh nghiệm, thao tác kỹ năng tiến hành hoạt động Xét theo phương diện nguồngoc xuất phát, các yếu tố bên trong có thể chia làm hai loại: yếu tố sinh học và yếu
tố tâm lý Những khó khăn do yếu tố tâm lý tạo nên gọi là những KKTL Chính yếu
tố bên trong này ảnh hưởng trực tiếp đen tiến trình và kết quả hoạt động của conngười
Xuất phát từ quan điểm trên, KKTL trong đề tài này được hiểu như sau: KKTL là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh trong quá trình hoạt động của chủ thể, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của chủ thể.
2.2.2 KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của SV Nó là một loại hoạt độngnhận thức, lao động trí óc căng thẳng có cường độ cao Đây là một hoạt động đặcthù giúp con người hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách Do vậy, trong quátrình tham gia vào hoạt động học tập, khi gặp những khó khăn, đặc biệt là nhữngkhó khăn về mặt tâm lý, đòi hỏi người học phải tích cực, chủ động huy động tối đa
Trang 28những phẩm chất và năng lực của cá nhân để khắc phục nhằm đạt hiệu quả caotrong hoạt động học tập của mình.
Đối với SV năm thứ nhất nói chung, SV Sư phạm năm thứ nhất nói riêng, đểphát triển, xây dựng và hoàn thiện nhân cách, hình thành bước đầu kinh nghiệm vềtương lai, họ phải tiến hành hoạt động học tập với sự làm quen, thích nghi với mộtmôi trường học tập mới hoàn toàn so với ở bậc phổ thông Trong quá trình này sẽnảy sinh ra nhiều KKTL, gây cản trở sự thích ứng với hoạt động học tập của SVnăm thứ nhất, dẫn đến hiệu quả hoạt động học tập không cao
KKTL trong hoạt động học tập là một hiện tượng tâm lý phức tạp, nảy sinhtrong quá trình học tập của con người nói chung, của SV phạm năm thứ nhất nóiriêng
Bàn về KKTL trong hoạt động học tập, người nghiên cứu cho rằng: KKTL
trong hoạt động học tập là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh, tồn tại trong hoạt động học tập của người sinh viên, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động học tập của chính người SV đó.
Đặc trưng của hoạt động học tập ở bậc Cao đẳng – Đại học so với bậc phổthông được xác định bởi sự khác biệt trong phương pháp học tập, cách thức tổ chứchọc tập mà trong đó vai trò của người SV là tích cực chủ động dưới sự hướng dẫncủa giáo viên
Và như đã trình bày ở các phần trên, chúng ta thấy rằng tính độc lập caotrong học tập là một trong những đặc điểm của hoạt động học tập của SV Chính vìthế, khi gặp những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của mình, hầu nhưngười SV cũng tự mình tìm cách khắc phục Việc khắc phục những khó khăn tâm lýnày có lúc là sự ngẫu nhiên, là việc rút kinh nghiệm sau những lần thất bại tronghọc tập ở trường Sư phạm Điều này cũng làm mất không ít thời gian trong quátrình học tập Nhưng cũng có khi người SV không ý thức được những khó khăn tâm
lý mà mình gặp phải để rút ra bài học kinh nghiệm nhằm cải thiện hoạt động học tậpcủa mình Đặc biệt đối với SV năm thứ nhất, phần lớn mới kết thúc bậc phổ thông
Họ bước vào Đại học với nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm Họ đồng thời vừa làm quen vớicuộc sống mới, trường mới, bạn mới, những môn học mới, cách thức tổ chức học
Trang 29tập mới, phương pháp giảng dạy mới Những vấn đề này, khi học ở phổ thông, íthọc sinh nào quan tâm hoặc được quan tâm nhắc nhở để chuẩn bị tâm thế Do đó ítnhiều, hầu hết các bạn SV năm nhất đều gặp phải cảm giác hẫng hụt, lo lắng Trongquá trình học, bên cạnh những SV có tính thích ứng cao, dần làm quen với môitrường mới, hoạt động học tập đi vào ổn định thì còn không ít SV gặp nhiều khókhăn trong việc tìm cách giải quyết những van đề này một cách đúng đắn khoa học.Thực tế cho thấy, SV năm thứ nhất thường lấy sự chăm chỉ, cần cù của mình đểmong đổi lấy một kết quả học tập cao Chính vì thế, đôi khi ngay cả ở những SVkhá giỏi vẫn xảy ra việc không có phương pháp học tập khoa học Họ thường lấyviệc tập trung nghe giảng trên lớp, ghi chép cẩn thận, chăm chỉ tìm những tài liệu cóliên quan theo sự hướng dẫn của giáo viên, làm bài tập theo mẫu, hoc thuộc lòng đểthay thế cho việc học tập khoa học, có hệ thống và nắm bản chất vấn đề, một điều
mà theo người nghiên cứu là quan trọng chủ yếu của học tập ở đại học
2.3 Biểu hiện của KKTL trong hoạt động học tập
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập được hiểu là những nét tâm lý cánhân mang tính tiêu cực nảy sinh, tồn tại trong hoạt động học tập của chủ thể họctập, làm cho quá trình học tập bị chệch hướng, bị cản trở, dẫn tới hiệu quả học tậpkhông cao Những khó khăn tâm lý này có thể được biểu hiện ở những dạng sau:
2.3.1 Nhận thức
Nhận thức là một trong những thành tố quan trọng của đời sống tâm lý conngười Nhận thức giúp con người hiểu biết về các sự vật hiện tượng, từ đó bày tỏthái độ tình cảm và có hành vi tương ứng
Học tập là một hoạt động khó khăn, phức tạp, do đó, trong quá trình học tậpkhông phải lúc nào SV cung có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nó Chính nhữngnhận thức chưa đúng, chưa phù hợp này là những khó khăn tâm lý gây nên nhữngsai lầm trong hoạt động học tập của cá nhân Về những KKTL biểu hiện ở dangnhận thức chúng ta có thể chia làm hai nhóm: nhận thức về bản thân (chủ thể), làngười tiến hành hoạt động học tập và nhận thức về đối tượng học tập
Trang 30- Nhận thức về bản thân: Ở đây người nghiên cứu xin nhấn mạnh khía cạnh
nhận thức về động cơ học tập trong quá trình nhận thức về bản thân của SV tronghoạt động học tập
Động cơ trong tâm lý học, theo nghĩa chung nhất là cái thúc đẩy và quy địnhchiều hướng hoạt động nhằm đạt mục đích nào đó, là những gì thôi thúc con người
có những ứng xử nhất định[19] Mặt khác, theo A.N.Leonchiev và B.Ph.Lomov thì
“Lĩnh vực động cơ của nhân cách có liên quan chặt chẽ đến những nhu cầu, chế định hành vi con người một cách khách quan và có quy luật Động cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu, là vị trí gián tiếp của nhân cách trong xã hội Ngược lại, nhu cầu là cơ sở của động cơ Trên thực tế động cơ và nhu cầu gắn bó mật thiết với nhau đến mức thường không thể phân tách chúng ra được.” [21, tr.478 - 482]
Do đó, việc xác định cho được động cơ học tập cũng chính là xác định đượcnhu cầu học tập của bản thân SV Nhu cầu học tập la thành tố quan trọng của động
cơ hoạt động, là nguồn gốc tính tích cực học tập, biểu hiện qua tính tự giác, thái độnghiêm túc, luôn vượt lên mọi khó khăn để giải quyết các nhiệm vụ học tập, qua đónâng cao hiệu quả học tập
Trên cơ sở mối quan hệ giữa động cơ học tập – nhu cầu học tập như phântích trên, thì việc không xác định được động cơ học tập, tức động cơ học tập không
rõ ràng sẽ là một KKTL trong hoạt động học tập của SV
- Nhận thức về đối tượng học tập: nhận thức ở đây không có nghĩa là khả
năng nhận thức nội dung môn học của SV mà người nghiên cứu muốn nhấn mạnhđến sự nhận thức của SV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đối tượng học tập đốivới sự phát triển của bản thân chủ thể học tập Như chúng ta đã biết, học tập của SVluôn gắn liền với việc trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể ở tương lai, trởthành một người hoạt động nghề phục vụ cho nhu cầu xã hội và chính hoạt độnghọc tập ở đại học sẽ giúp họ đạt được mục tiêu này Chính vì thế, việc nhận thứcđúng đắn vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đối tượng học tập sẽ giúp SV tích cựchọc tập và ngược lại sẽ gây ra việc SV thiếu tâm thế học tập, học đối phó, dẫn đếnhoạt động học tập kém hiệu quả
2.3.2 Thái độ
Trang 31Đây là thái độ, tình cảm của SV đối với việc học tập Có thể nói KKTL biểuhiện ở dạng thái độ, tình cảm là việc xuất hiện những xúc cảm âm tính đối với hoạtđộng học tập như coi thường việc học tập, chán ghét, thờ ơ, lo lắng, sợ hãi, căngthẳng, chán nản khi gặp những vấn đề nảy sinh trong học tập…vv Khi có nhữngthái độ, tình cảm tiêu cực đối với hoạt động học tập thì việc học tập khó mà có hiệuquả cao được Ngược lại nếu SV nào có thái độ tích cực đối với việc học, cần cù,chăm chỉ, biết tìm những biện pháp tạo ra hứng thú trong học tập vv thì chắc chắnhiệu quả của hoạt động học tập sẽ được nâng lên.
2.3.3 Hành vi
Hành vi là “bộ mặt” đời sống tâm lý của con người Đây là dạng khó khăntâm lý biểu hiện cụ thể, dễ nhận thấy nhất trong hoạt động học tập Những khó khăntâm lý về mặt hành vi có thể là kết quả của sự chi phối bởi nhận thức và thái độ tìnhcảm hoac do những kỹ năng học tập không đủ thuần thục để sử dụng trong quá trìnhhọc tập khiến cho hoạt động học tập không có hiệu quả cao
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu tập trung tìm hiểuKKTL trong hoạt động học tập của SV ở một dạng hành vi được biểu hiện cụ thểtrong hoạt động học tập là kỹ năng học tập
Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả những hành động trên cơ sở nhữngtri thức có được đối với việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra cho phù hợp với điềukiện cho phép Nói cách khác, kỹ năng là “tri thức trong hành động” [22, tr.125]
Do hoạt động học tập của SV mang tính chất nghiên cứu, tự hoc dưới sự hướng dẫncủa giảng viên là chủ yếu nên việc SV phải nắm được hệ thống kỹ năng học tậphiệu quả là điều rất cần thiết
Việc không biết cách thực hiện các kỹ năng học tập, không thấy được sự cầnthiết phải có kỹ năng học tập hoặc vận dụng, sử dụng các kỹ năng học tập khôngthuần thục sẽ là những KKTL rất lớn gây ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt độnghọc tập của SV
Tóm lại, KKTL trong hoạt động học tập được biểu hiện thông qua ba dạng
cơ bản của đời sống tâm lý con người là: nhận thức, thái độ – tình cảm và hành vi.
Ba mặt này có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, do đó, trong quá trình học
Trang 32tập, muốn tháo gỡ KKTL cho SV thì cần chú ý quan tâm giải quyết cả ba dạng biểuhiện KKTL trên.
2.4. KKTL trong hoạt động học tập của SV ĐHSSP – ĐHĐN năm thứ nhất
2.4.1 KKTL biểu hiện ở mặt nhận thức
KKTL trong hoạt động học tập của SV Sư phạm năm thứ nhất biểu hiện ởnhận thức cũng xuất phát từ hai hướng: nhận thức về bản thân và nhận thức về đốitượng học tập
- Đối tượng học tập của SV Sư phạm khá đa dạng, là một hệ thống kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo bao gồm các phần như: các môn khoa học cơ bản, các môn khoahọc chuyên ngành, các môn nghiệp vụ Sư phạm, các môn hỗ trợ (tin học, ngoạingữ), các môn thể dục, giáo dục quốc phòng, các môn học tự chọn (nữ công, nhạc,hoạ…) Các bộ môn này đều có những vị trí, vai trò và tầm quan trọng như nhau bởi
sự đóng góp của nó trong quá trình đào tạo nên một người giáo viên trong tương laigiỏi về chuyên môn và nghiệp vụ cũng như hình thành nhân cách người giáo viên
Tuy nhiên, không phải SV năm thứ nhất nào cũng nhận thức được tầm quantrong, vị trí, vai trò của từng bộ môn trong hoạt động học tập Chính sự hiểu biết mơ
hồ, không rõ ràng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong chươngtrình học là một KKTL có thể dẫn đến tình trang SV xem thường các bộ mônkhông thuộc chuyên ngành, học lệch, học đối phó, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt độnghọc tập không cao
Ngoài ra, việc thiếu sự hiểu biết về trường Sư phạm, về ngành nghề Sư phạmcũng như thiếu sự hiểu biết về nhiệm vụ học tập và yêu cầu học tập của SV Sưphạm sẽ là những KKTL biểu hiện ở mặt nhận thức của SV trường Sư phạm Thực
tế cho thấy, khi chủ thể hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng hoạt động của mình
sẽ giúp họ chuẩn bị tâm thế cũng như các điều kiện để thực hiện hoạt động đó.Ngược lại, khi thiếu những hiểu biết cần thiết về đối tượng hoạt động thì chủ thể sẽtiến hành hoạt động một cách đối phó, thiếu sự tích cực và do đó khó đạt được hiệuquả cao
Trang 33Bên cạnh đó, SV năm thứ nhất nói chung, SV Sư phạm năm thứ nhất nóiriêng, về mặt chủ quan, có thể gặp một khó khăn tâm lý khác là nhận thức động cơhọc tập chưa rõ ràng.
Động cơ học tập của SV Sư phạm bao gồm những động cơ có ý nghĩa cánhân và những động cơ mang ý nghĩa xã hội như: động cơ nhận thức khoa học,động cơ nghề nghiệp, động cơ xã hội, động cơ tự khẳng định mình và động cơ vụlợi [27, tr.93-95]
Những động cơ đó được cụ thể hoá ở mục đích học tập mà SV Sư phạm cầnphải đạt tới Theo A.K.Marcova, động cơ học tập là sự phản ánh đối tượng học tậpvào đầu óc của người học, thúc đẩy người đó thực hiện hoạt động nhằm thoả mãnnhu cầu học tập Chính động cơ học tập đã chuyển hoá nhu cầu học tập, làm nảysinh tính tích cực học tập Vì vậy, việc xác định động cơ học tập rõ ràng là tiền đềgiúp cho người SV Sư phạm hình thành nhu cầu học tập, làm nảy sinh tính tích cựchọc tập hướng vào việc hình thành, phát triển nhân cách người giáo viên tương lai
Ngược lại, nếu người SV Sư phạm không xác định được động cơ học tập củamình thì không thể nảy sinh nhu cầu học tập trở thành người giáo viên Từ đó, dẫnđến sự thiếu tích cực trong hoạt động học tập, hiệu quả hoạt động học tập sẽ khôngcao
Tóm lại, việc thiếu sự hiểu biết về đối tượng học tập, cụ thể là về nội dung,chương trình, hoạt động của trường Sư phạm, cũng như nhận thức không rõ ràngđộng cơ học tập của bản thân là những KKTL biểu hiện ở mặt nhận thức trong hoạtđộng học tập của SV Sư phạm
2.4.2 KKTL biểu hiện ở mặt thái độ
Trong quá trình học tập luôn có sự tham gia của các trạng thái tình cảm cũngnhư thái độ của chủ thể học tập với hoạt động học tập của mình Đó là thái độ củachủ thể học tập với hoạt động học tập
Thực tế cho thấy, SV năm thứ nhất nói chung, SV Sư phạm năm thứ nhất nóiriêng, phần lớn đều là học sinh vừa rời khỏi nhà trường phổ thông, bước đầu làmquen với môi trường học tập mới, học tập ở bậc đại học Vì thế đối với hoạt độnghọc tập ở trường đại học còn nhiều xa lạ đối với các em Từ đó, ở các em có thể nảy
Trang 34sinh nhiều thái độ, tình cảm khác nhau đối với hoạt động học tập Xét trên phươngdiện tích cực, ở các em có thể xuất hiện những thái độ, tình cảm, xúc cảm dươngtính đối với hoạt động học tập ở một môi trường mới như: tính tò mò đối với họctập, tính ham học hỏi, niềm khao khát, lòng quyết tâm học tập, niềm vui, hứng thúhọc tập, tinh thần kiên trì vượt khó vv Ở trạng thái thái độ, tình cảm này sẽ thúcđẩy SV học tập tích cực Ngược lại, ở SV năm thứ nhất cũng có thể xuất hiện nhữngthái độ, tình cảm âm tính đối với hoạt động học tập như coi thường việc học tập, thờ
ơ, lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, chán nản khi gặp những vấn đề nảy sinh do một môitrường học tập mới
Bên cạnh đó, SV Sư phạm năm thứ nhất trong môi trường học tập mới ở đạihọc, do sự hạn chế của kinh nghiệm, của tuổi đời, nên khi tham gia vào một hoạtđộng, các em có thể có sự đánh giá chưa phù hợp về đối tượng cũng như bản thânkhi tham gia hoạt động đó Trên cơ sở đó, khi tham gia vào hoạt động học tập, một
số SV năm thứ nhất nếu đánh giá quá cao về mình, đặc biệt khi các bạn SV cónhững thành tích học tập cao trong những năm học phổ thông, bị “che phủ” bởinhững thành tích sáng chói đó có thể sẽ dẫn đến sự sơ suất, chểnh mảng, chủ quan,xem thường chính hoạt động học tập hoặc ngược lại lại các em lại bị áp lực, căngthẳng khi ép buộc mình vào hoạt động học tập với mục đích phải được những thànhtích như những ngày ở phổ thông Đối lập với sự đánh giá quá cao về bản thân, SVnăm thứ nhất lại tự đánh giá thấp về mình từ đó dẫn đến sự mặc cảm tự ti, lo lắng,
sợ mắc sai lầm, thiếu phấn đấu trong quá trình học tập làm ảnh hưởng đến tiến trình
và kết quả học tập
Tóm lại, KKTL trong hoạt động học tập của SV Sư phạm năm thứ nhất biểuhiện ở mặt thái độ chính là những thái độ, tình cảm, xúc cảm âm tính của chủ thểhọc tập với hoạt động học tập Những KKTL này sẽ làm giảm đi tính tích cực, chủđộng, tự giác trong hoạt động học tập của SV Sư phạm năm thứ nhất từ đó dẫn đếnhiệu quả học tập không cao
2.4.3 KKTL biểu hiện ở mặt hành vi
Mục tiêu chủ yếu của SV Sư phạm là trở thành người giáo viên trong tươnglai Điều đó có nghĩa là họ phải đạt được những điều kiện sau:
Trang 35- Có lòng yêu nghề, tư cách đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu của nghề dạy học.
- Có khả năng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
- Có khả năng tự nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng, xây dựng phương pháp họctập suốt đời
- Có trình độ ngoại ngữ, tin học.[6, tr 3-7]
Để đạt được những tiêu chuẩn của một “người giáo viên chất lượng cao” nhưtrên thì ngay từ năm đầu tiên học tập tại trường đại học, SV phải không ngừng phấnđấu học tập đạt hiệu quả
Mặt khác, đối tượng học tập của SV Sư phạm lại có khối lượng khá lớn vàrộng bao gồm: hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và cách thức chiếm lĩnh chúngthuộc các lĩnh vực khoa học chuyên ngành, nghiệp vụ sư phạm, công cụ Đứngtrước sự mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức cần tiếp thu lớn với thời gian đào tạotrong trường đại học là giới hạn, người SV Sư phạm cần phải có những phươngpháp, kỹ năng học tập khoa học cũng như khả năng sử dụng những kỹ năng học tậpthành thục
Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo mà các trường đại học cần trang bị cho SV cũngnhư một SV cần phải có để có thể học tập bao gồm: hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nềntảng và hệ thống kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt Trong đó, hệ thống kỹ năng kỹ xảonền tảng, đúng như tên gọi của nó, làm cơ sở, làm nền tảng cho sự hình thành vàphát triển hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thứ hai - hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo liênquan trực tiếp đến cách “hành nghề” tương lai của SV cũng như làm cơ sở cho mụctiêu học tập suốt đời của một cá nhân [13, tr.80] Vì lẽ đó, SV nói chung, SV Sưphạm năm thứ nhất nói riêng cần phải quan tâm trang bị và rèn luyện hệ thống kỹnăng học tập nền tảng này
Trước khi đề cập những kỹ năng học nền tảng, chúng ta cần bắt đầu từ cáchhọc, phương pháp học Bởi kỹ năng là những thể hiện cụ thể của phương pháp học.Bàn về cách học tập có rất nhiều cách phân loại khác nhau do các tiếp cận khácnhau từ nhiều tác giả Tuy nhiên, do tính chất chủ động của chủ thể học là SV thìcách phân loại cách học, phương pháp học theo hoạt động học (theo cách tác độngcủa người hoc đến đối tượng) là khá phù hợp [30, tr.120-206]
Trang 36Theo cách phân loại này thì người học có ba cách tác động đến đối tượng họctập:
Tác động trực tiếp: mô hình phương pháp tự học, tự nghiên cứu (bao gồm
phương pháp thu nhan, xử lý thông tin, nghiên cứu khoa học…vv) Từ đó tương
ứng cần có các kỹ năng tự học, làm việc độc lập như:
+ Kỹ năng đọc sách:
- Tìm và lựa chọn sách, tài liệu để phục vụ cho việc học bộ môn
- Đọc, phát hiện những thông tin quan trọng phục vụ cho việc học bộ môn
- Đọc kết hợp giữa giáo trình với tài liệu gốc, tài liệu tham khảo
- Tổng hợp, chọn lọc, đánh giá kiến thức ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau
- Ghi chép khi đọc sách
+ Kỹ năng nghe giảng và ghi chép:
- Đặt câu hỏi để tìm kiếm, phát hiện vấn đề
- Hệ thống, ôn tập bài cũ để làm nền tảng cho việc tiếp thu bài học mới
- Xác định các vấn đề quan trọng của bài học mới
- Nghe giảng và ghi chép đầy đủ nội dung bài học trên lớp
- Nghe giảng và ghi chép những ý cơ bản, quan trọng của bài học
- Nghe giảng và diễn đạt lại nội dung bài học bằng ngôn ngữ của mình
+ Kỹ năng nghiên cứu khoa học: Bắt đầu hình thành thái độ và hành vi tích
cực đối với việc nghiên cứu khoa học như tham khảo các công trình, học hỏi kinhnghiệm và cộng tác viên với các anh chị khóa trên để tham gia nghiên cứu
Tác động qua hợp tác, tự thể hiện mình: các phương pháp hợp tác, từ đó đòi hỏi sinh viên cần có các kỹ năng thuyết trình, thảo luận như:
- Xây dựng đề cương cho buổi semina (thảo luận)
- Sắp xếp cấu trúc bài báo cáo logic, khoa học
Trang 37- Diễn đạt, trình bày rõ ràng, tự tin trước tập thể.
- Đặt câu hỏi để trao đổi, dẫn dắt cuộc thảo luận đi đúng hướng
- Phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm khác nhau trong một cuộc thảoluận
Tác động qua thông tin phản hồi: mô hình các phương pháp tự kiểm tra, tự điều chỉnh tương ứng la các kỹ năng kiểm tra, đánh giá:
- Đọc, phân tích vấn đề trước khi giải quyết một nhiệm vụ học tập hoặc trongkhi làm bài kiểm tra
- Lập dàn ý, xây dựng đề cương bài kiểm tra
- Phân bố thời gian hợp lý khi thực hien một bài kiểm tra
- Viết, trình bày câu trả lời
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần kiểm tra hoặc phải giải quyết mộtnhiệm vụ học tập nào đó
Tóm lại, kỹ năng học tập nền tảng là một đòi hỏi quan trọng và cần thiết đốivới SV nói chung, SV Sư phạm năm thứ nhất nói riêng để giúp cho hoạt động họctập của họ đạt hiệu quả Do đó, có thể nói, việc không biết hoặc biết không rõ cáchthực hiện các kỹ năng học tập nền tảng, sử dụng chúng không thành thục hoặc thái
độ xem thường, cho rằng kỹ năng học tập nền tảng là không cần thiết chính lànhững KKTL biểu hiện ở mặt hành vi trong hoạt động học tập của SV
2.5 Nguyên nhân của KKTL trong hoạt động học tập
Khi tiến hành một hoạt động, để quá trình hoạt động diễn ra suôn sẻ, hạn chếtối đa những khó khăn phát sinh khi thực hiện thì cần phải đảm bảo những điều kiệncần thiết cho hoạt động Ông cha ta đúc kết qua một câu nói thật cô đọng nhưng nêu
lên đầy đủ các điều kiện để một hoạt động của con người thành công đó là “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” Hay nói một cách khác, hoạt động muốn không gặp khó
khăn thì cần phải hội tụ đầy đủ điều kiện khách quan và chủ quan
Hoạt động học tập là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn Do đó,việc đảm bảo các điều kiện cho hoạt động hoc tập là hết sức cần thiết Các điều kiệnnày nếu được đảm bảo sẽ làm thuận lợi cho hoạt động học tập và ngược lại nếu
Trang 38không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thì nó sẽ là nguyên nhân làm nảy sinhnhững khó khăn nói chung, KKTL nói riêng trong quá trình thực hiện hoạt động.
Như vậy, có thể nói, nguyên nhân gây ra các KKTL trong hoạt động học tậpcủa SV là do các điều kiện cần cho hoạt động học tập diễn ra không được bảo đảm,bao gồm các điều kiện khách quan bên ngoài và điều kiện chủ quan, xuất phát từchính chủ thể học tập là SV
Bước vào giảng đường đại học, SV Sư phạm năm thứ nhất, những học sinhvừa mới rời khỏi ghế nhà trường phổ thông, bước vào một môi trường học tập vớirất nhiều sự mới mẻ, khác biệt Đứng trước bước chuyển đổi này, việc họ sẽ phảigặp nhiều sự thay đổi về nhiều mặt về môi trường sống, môi trường học tập Đểđảm bảo cho hoạt động học tập ở bậc đại học có thể diễn ra suôn sẻ và hạn chếnhững khó khăn nảy sinh trong quá trình học tập, SV phải có những điều kiện nhấtđịnh về năng lực, tính cách, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm học tập, tâm thế họctập, khả năng thích ứng, nội lực cá nhân đủ để hoà nhập được với một “đời sống”mới Ngược lại, nếu SV năm thứ nhất không đảm bảo những điều kiện như đã nêutrên thì chắc chắn trong hoạt động học tập của mình họ sẽ gặp phải nhiều khó khăn,trong đó có KKTL
Mặt khác, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ chính bảnthân chủ thể học tập thì những điều kiện bên ngoài, khách quan cũng sẽ là nhữngnguyên nhân khiến cho hoạt động học tập nảy sinh khó khăn nói chung, KKTL nóiriêng
Các nguyên nhân khách quan gây ra KKTL trong hoạt động học tập có thểlà: do các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập chưa đầy đủ, khốilượng và mức độ nội dung học tập quá lớn và khó, chương trình học bố trí thiếu sựhợp lý, phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, và các điều kiện hỗ trợhọc tập khác chưa tốt
Như vậy, xét về nguyên nhân gây ra KKTL trong hoạt động học tập của SVnăm thứ nhất, chúng ta cần tìm hiểu không chỉ những điều kiện không thuận lợixuất phát từ môi trường khách quan bên ngoài (nguyên nhân khách quan) mà còncần phải xác định những yếu tố xuất phát từ chính bản thân chủ thể, SV năm thứ
Trang 39nhất (nguyên nhân chủ quan) Có như thế, việc nhận thức về những nguyên nhângây ra KKTL trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất mới đầy đủ và chínhxác nhằm giúp đề ra những giải pháp phù hợp để giảm bớt những KKTL, giúp SVnăm thứ nhất học tập hiệu quả hơn.
KKTL được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của chủ thể
và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, có sự gắn bó chặt chẽ với cáchoạt động sống khác nhau của con người, vì vậy có thể đo đạc KKTL bằng nhữngphương pháp khác nhau
SV là lớp người có vai trò rất quan trọng đối với tương lai và sự phát triểncủa đất nước Họ đang trong quá trình tích lũy phẩm chất, trí thức, kỹ năng…và để
có thể thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình thì SV phải tự nỗ lực, khắc phụckhó khăn trong học tập và rèn luyện Vì vậy, nghiên cứu KKTL trong học tập của
SV và từ đó đề xuất những biện pháp, kiến nghị nhằm giảm bớt KKTL và nâng caohiệu quả học tập là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn
Trang 40CHƯƠNG II : TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng được thành lập theo nghị định32/CP ngày 4/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ Theo nghị định này, Trường đượcthành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnhQuảng Nam - Đà Nẵng, Cơ sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, các bộ môn
Cơ bản và Ngoại ngữ trực thuộc trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đạihọc Sư phạm - Đại học Đà Nẵng được xác định là một cơ sở đào tạo giáo viên, đàotạo cán bộ khoa học thuộc nhiều bậc học Ngoài đào tạo, trường còn có chức năngnghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho khu vực miềnTrung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung
Cho đến hôm nay, diện mạo của một trường đại học mang tầm vóc lớn đãbước đầu được hình thành; vị thế của một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa họclớn đã bước đầu được khẳng định
Về tổ chức bộ máy, hiện nay trường có 4 phòng chức năng và 1 tổ trực thuộclàm nhiệm vụ tham mưu quản lý; có 11 khoa đang đảm nhiệm công tác đào tạo và 1trường Phổ thông Thực hành Sư phạm Cơ sở vật chất của trường ngày càng đượcđổi mới, khang trang hiện đại hơn Hiện tại, trường có một hệ thống các giảngđường, phòng học với hàng trăm phòng khác nhau, 39 phòng thí nghiệm, 3 phònggiáo trình điện tử, 9 phòng máy tính với hàng trăm máy phục vụ nghiên cứu, giảngdạy, học tập và quản lý; thư viện được xây mới, hiện đại… Nhìn chung, cơ sở vậtchất trang thiết bị bước đầu đã được hiện đại hóa, đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo,nghiên cứu khoa học của một cơ sở đại học
Đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường được phát triển một cách nhanhchóng cả về số lượng và năng lực chuyên môn Hiện nay, toàn trường có gần 400cán bộ công chức, trong đó, có trên 300 cán bộ giảng dạy Với một chiến lược đúngđắn và tích cực nhằm nhanh chóng phát triển đội ngũ, chỉ trong một thời gian ngắn,