Từ tầm quan trọng của vấn đề, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại – nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tiề
Trang 1VÕ VĂN HIỀN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
Trang 2VÕ VĂN HIỀN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS BÙI VĂN DƯƠNG
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2016
Trang 3minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại – nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” là công trình của việc học tập và nghiên
cứu khoa học thật sự nghiêm túc của bản thân Những kết quả nêu ra trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố rộng rãi trước đây Các số liệu trong luận văn
có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy
Tiền Giang, tháng 4 năm 2016
Tác giả
Võ Văn Hiền
Trang 4Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục phụ lục
Phần mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan 6
1.1 Tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước 6
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 6
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 10
1.2 Khe hỏng nghiên cứu 13
Kết luận chương 1 13
Chương 2: Cơ sở lý thuyết 14
2.1 Tổng quan lý thuyết 14
2.1.1 Lý thuyết đại diện 14
2.1.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng 14
2.2 Minh bạch thông tin BCTC 15
2.2.1 Minh bạch thông tin 15
2.2.2 Đặc điểm của minh bạch thông tin 16
2.2.3 Báo cáo tài chính 17
2.2.4 Minh bạch thông tin trên BCTC của các NHTM 19
2.2.5 Đo lường sự minh bạch thông trên tin BCTC 22
2.2.6 Sự cần thiết phải minh bạch thông tin trên BCTC của NHTM 24
2.3 Những kinh nghiệm quốc tế về sự minh bạch thông tin BCTC của NHTM 30
2.3.1 Hàn Quốc 30
2.3.2 Hoa Kỳ 31
2.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 32
Kết luận chương 2 33
Trang 53.2.1 Giới thiệu 36
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.3 Chọn mẫu nghiên cứu 36
3.2.3.1 Phương pháp chọn mẫu 36
3.2.3.2 Lựa chọn phần tử mẫu 37
3.2.3.3 Đối tượng tham gia thảo luận 37
3.2.3.4 Số lượng mẫu 38
3.2.3.5 Quy trình chọn mẫu 39
3.2.4 Thu thập dữ liệu 40
3.2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 40
3.2.4.2 Kỹ thuật thu thập dữ liệu 40
3.2.4.3 Công cụ & quy trình thu thập dữ liệu 41
3.2.5 Phân tích dữ liệu 41
3.2.5.1 Phương pháp và quy trình phân tích 41
3.2.5.2 Phân tích đo lường sự minh bạch thông tin BCTC 42
3.2.5.3 Phân tích khám phá các nhân tố ảnh hưởng minh bạch thông tin BCTC 42
3.2.5.4 Phân tích đo lường các nhân tố ảnh hưởng minh bạch thông tin BCTC 43
3.3 Nghiên cứu định lượng 44
3.3.1 Giới thiệu 44
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 44
3.3.3 Chọn mẫu nghiên cứu 44
3.3.4 Xây dựng thang đo 46
3.3.4.1 Nguyên tắc chung 46
3.3.4.2 Thang đo lường sự minh bạch thông tin BCTC 47
3.3.4.3 Thang đo lường các nhân tố ảnh hưởng minh bạch thông tin BCTC 47
3.3.5 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 49
3.3.6 Thu thập & chuẩn bị dữ liệu 50
3.3.7 Phân tích dữ liệu 50
3.3.7.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo 50
Trang 6Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 53
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính 53
4.1.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết 53
4.1.2 Xây dựng, hoàn chỉnh thang đo đo lường 54
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 54
4.2.1 Mô tả mẫu khảo sát 54
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo 56
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá 57
4.2.4 Phân tích hồi quy đa biến 60
4.3 Bàn luận kết quả hồi quy 62
4.3.1 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa 62
4.3.2 Hệ số hồi quy chuẩn hóa 63
Kết luận chương 4 67
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách 68
5.1 Kết luận 68
5.2 Những gợi ý nhằm nâng cao sự minh bạch thông tin BTC của các NHTM 69
5.2.1 Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại 69
5.2.2 Quy định công bố thông tin 70
5.2.3 Công nghệ thông tin 70
5.2.4 Nâng cao năng lực đội ngũ kế toán 71
5.3 Kiến nghị 71
5.3.1 Quốc hội 71
5.3.2 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 72
5.3.3 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Tiền Giang 72
5.3.4 Ngân hàng thương mại 72
5.3.5 Trường đại học Tiền Giang 73
5.4 Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho nghiên cứu trong tương lai 74
Kết luận chương 5 74
Tài liệu tham khảo
Trang 82 BCTC Báo cáo tài chính
3 BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
4 BTC Bộ Tài chính
5 CCN Cụm công nghiệp
6 CĐKT Cân đối kế toán
7 DNNY Doanh nghiệp niêm yết
8 Đông Á bank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
9 Eximbank Ngân hàng Xuất nhập khẩu
10 HĐQT Hội đồng quản trị
11 IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế
12 IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
13 IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
14 KCN Khu công nghiệp
15 KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh
16 KSNB Kiểm soát nội bộ
17 LCTT Lưu chuyển tiền tệ
18 Navibank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
19 NHNN Ngân hàng Nhà nước
20 NHTM Ngân hàng thương mại
21 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
22 PwC Tổ chức cung cấp Dịch vụ Kiểm toán, Tư vấn thuế, Tư vấn quản trị
24 Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
25 SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
26 Southernbank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
27 TCTD Tổ chức tín dụng
28 TG Tiền Giang
30 TTCK Thị trường chứng khoán
31 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
32 Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Trang 9Bảng 3.1 Cấp độ thang đo sử dụng cho nghiên cứu 47
Bảng 4.1 Mô tả mẫu theo giới tính 54
Bảng 4.2 Mô tả mẫu theo vị trí công tác 55
Bảng 4.3 Mô tả mẫu theo thời gian công tác 55
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo 56
Bảng 4.5 Những thang đo đạt yêu cầu 57
Bảng 4.6 Ma trận xoay nhân tố 58
Bảng 4.7 Mô hình nghiên cứu chính thức 59
Bảng 4.8 Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy 61
Bảng 4.9 Vị trí quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng 63
Trang 10Hình 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin doanh nghiệp theo
Cheung và cộng sự (2007) 8
Hình 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng sự minh bạch thông tin BCTC theo Nguyễn Đình Hùng (2010) 11
Hình 2.1 Các thuộc tính đo lường chất lượng thông tin kế toán theo Luật kế toán Việt Nam 22
Hình 2.2 Thuộc tính đo lường minh bạch thông tin BCTC theo Gheorghe và PÎRNĂU (2009) 23
Hình 2.3 Các thuộc tính đo lường chất lượng thông tin BCTC theo Tasios và Bekiaris (2012) 24
Hình 3.1 Thiết kế nghiên cứu hỗn hợp 35
Hình 3.2 Đối tượng tham gia thảo luận nháp 38
Hình 3.3 Đối tượng tham gia thảo luận chính thức 38
Hình 3.4 Quy trình chọn mẫu lý thuyết cho tình huống nghiên cứu 40
Hình 3.5 Các nhân tố ảnh hưởng minh bạch thông tin BCTC theo tỷ lệ tán thành 43
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 53
Hình 4.2 So sánh kết quả nghiên cứu định tính tại Tiền Giang với các nghiên cứu trước 53
Hình 4.3 Mô hình nghiên cứu chính thức 60
Trang 11Phụ lục 2 Danh sách đối tượng tham gia thảo luận tình huống
Phụ lục 3 Bảng chi tiết kỹ thuật thu thập dữ liệu theo đối tượng
Phụ lục 4 Dàn bài thảo luận nháp
Phụ luc 5 Dàn bài thảo luận chính thức
Phụ lục 6 Dàn bài thảo luận theo đối tượng
Phụ lục 7 Phân tích đo lường sự minh bạch thông tin BCTC
Phụ lục 8 Phân tích khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC
Phụ lục 9 Phân tích đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC
Phụ lục 10 Nội dung thang đo đo lường sự minh bạch thông tin BCTC
Phụ lục 11 Nội dung thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin BCTC
Phụ lục 12 Minh chứng phản hồi Bảng câu hỏi khảo sát lần 1
Phụ lục 13 Bảng câu hỏi khảo sát chính thức
Phụ lục 14 Danh sách các NHTM tham gia phỏng vấn
Phụ lục 15 Đánh giá độ tin cậy thang đo
Phụ lục 16 Các kiểm định EFA lần 1
Phụ lục 17 Kết quả thực hiện EFA lần 1
Phụ lục 18 Các kiểm định EFA lần 2
Phụ lục 19 Kết quả thực hiện EFA lần 2
Phụ lục 20 Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Phụ lục 21 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Phụ lục 22 Kiểm định phương sai phần dư không đổi - Spearman
Trang 12ra quyết định của người sử dụng thông tin Việc không công bố thông tin trong khu vực tư có thể do chi phối bởi vấn đề cạnh tranh, chiến lược tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tín dụng như NHTM
Ở Việt Nam, NHTM đóng vai trò không thể thiếu trong việc điều hòa vốn trong nền kinh tế, thông qua hoạt động của NHTM, NHNN điều hành chính sách tiền tệ Để làm tốt vai trò của mình, NHTM phải phát triển bền vững, tạo lập niềm tin ở nhân dân
Theo ông Jon M.Sheehan, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của tập đoàn Capital Service cho biết, các NHTM Việt Nam vì áp lực với cổ đông, sợ mất vốn, mất thương hiệu, cổ phiếu mất giá trên thị trường chứng khoán nên không muốn công khai con số thực Cứ như vậy, nợ xấu bị che đậy và treo lại sau nhiều năm, cuối cùng có thể đi vào vết xe đổ của Phillipines trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997
Trong giai đoạn năm 2011 – 2012, diễn ra sự kiện sáp nhập ba ngân hàng là NHTM cổ phần Sài Gòn, ngân hàng Đệ Nhất và ngân hàng Sài Gòn Tín Nghĩa Sau khi có sự thanh tra của NHNN, phát hiện ra rằng 3 ngân hàng này có sở hữu chéo và
có sự vay mượn chéo với nhau trong suốt một thời gian, có thời điểm 3 ngân hàng này gặp khó khăn về thanh khoản, mất khả năng thanh toán tạm thời
Tháng 9 năm 2013, cổ phiếu của ngân hàng Navibank liên tục bị đưa vào diện không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ và diện cảnh báo Nguyên nhân do ngân hàng chậm công bố thông tin BCTC bán niên 2013 soát xét quá 10 ngày, hơn nữa, vi phạm nhiều lần quy định về công bố thông tin tại Thông tư 155
Trang 13Tại hội thảo “Giải pháp tăng cường nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng” tổ chức ở Hà Nội ngày 19/8/2013, Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình đã thừa nhận “số liệu nợ xấu bị các ngân hàng che giấu vô cùng nhiều” Theo báo cáo, nợ xấu không ngân hàng nào cao hơn 2,5%, nhưng thực tế theo điều tra của thanh tra NHNN, tỷ lệ nợ xấu lên tới 30%, thậm chí có ngân hàng tỷ lệ nợ xấu lên tới 60%
Theo báo cáo kiểm toán 2014 về niên độ 2013 được kiểm toán Nhà nước công
bố thì ngày 30/6/2012, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Southern Bank là 45,6%, tháng 11/2013 là 55,31% nhưng ngân hàng Southern Bank chỉ báo cáo tỷ lệ nợ xấu tháng 12/2013 là 3,39%, hệ quả là đến năm 2015, Southern Bank sáp nhập vào Sacombank
Thị trường tín dụng Tiền Giang bắt đầu chuyển dịch mạnh mẽ từ năm 2007 cho đến nay Điều này được đánh dấu bởi sự hiện diện của các NHTM như Sacombank, DongABank, SCB, Eximbank, ACB, Vietcombank,…, chính thức đặt chân lên địa bàn tỉnh Không chỉ mở nhiều chi nhánh, mà hàng loạt phòng giao dịch trực thuộc, máy ATM cũng được xuất hiện ở hầu hết các trung tâm lớn của tỉnh như thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, Cai Lậy, thị trấn Cái Bè, Vĩnh Kim, Chợ Gạo
Câu hỏi lớn đang được đặt ra là vì sao trong những năm gần đây thị trường
tài chính – ngân hàng Tiền Giang lại bùng nổ? Phải chăng đây là vùng đất màu mỡ
còn nhiều tiềm năng Điều này hoàn toàn có cơ sở khi Tiền Giang nằm ở vị trí trung tâm văn hóa – chính trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn kết cả miền Tây Nam Bộ Bên cạnh đó tỉnh đã và đang xây dựng hàng loạt các KCN, CCN, dự án lớn, tốc độ phát triển kinh tế của Tiền Giang luôn duy trì ở mức khá, nhiều dòng vốn đầu tư đang đổ dồn về Tiền Giang Song, theo nhận định chung, sự xuất hiện của nhiều NHTM trên địa bàn tỉnh cũng nảy sinh nhiều vấn đề Những người am hiểu thị trường tài chính – tín dụng đã đưa ra nhận định rằng, tổng mức vốn huy động trên địa bàn tỉnh, kể cả cho vay những năm gần đây tăng cao, nhưng có vẻ lại chưa tương xứng với tốc độ của các ngân hàng được mở ra Nhìn từ thực tiễn hoạt động của các ngân hàng, việc cho vay trên địa
Trang 14bàn tỉnh chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng để khai thác như là CCN, KCN, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh, nông dân Dường như mục đích trước mắt của các NHTM là để tìm chỗ đứng trên địa bàn hơn là hiệu quả kinh doanh
Chính thực tế này đã dẫn đến hệ quả là khi kinh tế trồi sụt, tài chính của doanh nghiệp có vấn đề, không ít NHTM rơi vào tình cảnh khó khăn, tỷ lệ nợ xấu cao, khả năng thanh khoản thấp Để duy trì sự cạnh tranh, sự hiện diện cũng như tầm ảnh hưởng của mình trên địa bàn tỉnh thì các NHTM đã công bố những thông tin, những báo cáo hoàn toàn khác so với hiện thực của nó
Qua những nội dung đã đề cập trên, cho thấy rằng các NHTM đã che giấu những thông tin liên quan đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản dẫn đến việc đưa
ra các báo cáo thiếu sự minh bạch, làm giảm lòng tin công chúng, Nhà nước gặp khó khăn trong quá trình giám sát, điều hành chính sách Từ tầm quan trọng của vấn
đề, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại – nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin
BCTC của các NHTM, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường sự minh bạch thông tin BCTC của các NHTM
Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu sự minh bạch thông tin trên BCTC của các NHTM
Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin trên BCTC của các NHTM
Đề xuất một số gợi ý, kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu
3 Câu hỏi nghiên cứu
Thế nào là minh bạch thông tin, vai trò của việc minh bạch thông tin trên BCTC của các NHTM?
Trang 15 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC của các NHTM?
Những vấn đề gì cần đề xuất để nâng cao sự minh bạch thông tin trên
BCTC của NHTM?
4 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến sự minh bạch thông tin BCTC của các NHTM
Đối tượng khảo sát: các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
5 Phạm vi, thời gian nghiên cứu
Vì thông tin về sự minh bạch có tính nhạy cảm rất cao, do vậy việc thu tập dữ liệu được giới hạn trong phạm vi mà tác giả có thể tiếp cận được
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định tính và định lượng để giải quyết các vấn đề trong quá trình nghiên cứu
Phương pháp định tính: xác định các nhân tố ảnh hưởng sự minh bạch
thông tin BCTC, xây dựng, hoàn thiện các thang đo để đo lường sự minh bạch thông tin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến nó Phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng, công cụ thu thập dữ liệu là dàn bài thảo luận
Phương pháp định lượng: sử dụng kết quả từ nghiên cứu định tính, chúng
tôi tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát Nội dung phân tích
dữ liệu gồm đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, từ đó, tiến hành phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự minh
bạch thông tin BCTC
7 Đóng góp của đề tài
Phương diện khoa học: kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống
lý luận về sự minh bạch thông tin cũng như mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin công bố trên BCTC của các NHTM
Phương diện thực tiễn: kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học cho nhà đầu tư
hiểu rõ hơn những thông tin trình bày trên BCTC, từ đó đưa ra quyết định đầu tư tối
Trang 16ưu nhất, kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho việc lập BCTC của các NHTM, là tài liệu gợi ý cho NHNN, các đơn vị liên quan đưa ra các quy định, thông
tư hướng dẫn nhằm đảm bảo cho hệ thống NHTM phát triển bền vững
Đối với người nghiên cứu: tiếp cận, hoàn thiện năng lực nghiên cứu khoa
học, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nghiên cứu
8 Kết cấu đề tài
Ngoài phần lời mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành
05 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Trang 17Chương 1: Tổng quan 1.1 Tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Rahman (1998) với nghiên cứu “The role of accounting in the East Asian
financial crisis: lessons learned?”, cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á
năm 1997 là do các vấn đề về sự minh bạch, công bố thông tin, công tác kế toán ngân hàng không tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế trong việc lập BCTC Nghiên cứu chỉ ra rằng một BCTC minh bạch, đáng tin cậy và có thể so sánh được
sẽ hỗ trợ người tham gia thị trường ra quyết định phù hợp trên cơ sở kịp thời
Fons (1999) với nghiên cứu “Improving transparency in Asian banking
systems: In The Asian Financial Crisis”, cho rằng sự minh bạch kém đã đóng một
vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á Việc minh bạch kém đồng thời với việc ghi nhận một sự tương quan giữa rủi ro tín dụng và một thước đo định lượng của tham nhũng, làm tăng chi phí tài trợ
Kothari (2000) với bài “The role of financial reporting in reducing
financial risks in the market”, các yếu tố thể chế như luật bảo vệ nhà đầu tư, cấu
trúc quản trị doanh nghiệp và chất lượng của hệ thống pháp lý cùng nhau ảnh hưởng
đến nhu cầu về minh bạch thông tin BCTC Mallin (2002) với tác phẩm “The
relationship between corporate governance, transparency and financial disclosure Corporate Governance: An International Review”, chỉ ra rằng quản trị
doanh nghiệp tốt chắc chắn góp phần gia tăng sự minh bạch và công khai Sau sự sụp đổ của Enron, việc quản trị doanh nghiệp đã được quan tâm hơn trên nhiều khía cạnh, bao gồm cả sự minh bạch và công khai Quản trị doanh nghiệp luôn đi đôi với tăng sự minh bạch và trách nhiệm giải trình, dẫn đến một dòng chảy tốt hơn về đầu
tư trực tiếp nước ngoài và thị trường tài chính ổn định hơn
“A multination test of determinants of corporate disclosure” của
Archambault và Archambault (2003), đã phát triển mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin của một đơn vị bao gồm hệ thống tài chính và quá trình hoạt động của doanh nghiệp Hệ thống tài chính gồm quyền sở hữu, tình trạng niêm
Trang 18yết, chính sách cổ tức, công ty kiểm toán, đòn bẩy tài chính; quá trình hoạt động của doanh nghiệp gồm các nhân tố như quy mô doanh nghiệp, quy mô ngành nghề kinh
doanh, doanh thu “What determine corporate transparency?” của Bushman và
cộng sự (2004), nghiên cứu này đã bổ sung nhiều nội dung về mặt lý luận thông qua việc xác định khuôn mẫu lý thuyết và đo lường minh bạch thông tin Bài viết này đã xác định và kiểm định một số nhân tố tác động đến sự minh bạch thông tin của công
ty niêm yết như hệ thống pháp luật, kinh tế chính trị của quốc gia
Tadesse (2006) với bài “ The economic value of regulated disclosure:
Evidence from the banking sector” và “Banking fragility & disclosure: International evidence”, nhấn mạnh kiểm toán độc lập và quy định công bố thông
tin giúp tăng cường kỷ luật thị trường bằng cách cung cấp xác nhận cho bên thứ ba những thông tin mà ngân hàng không muốn phát hành cho công chúng một cách tự nguyện, hỗ trợ các nhà đầu tư đánh giá tình hình “sức khỏe” của ngân hàng Nghiên cứu cho thấy rằng ở các nước có yêu cầu kiểm toán độc lập nghiêm ngặt về BCTC của ngân hàng thì khả năng khủng hoảng hệ thống ngân hàng thấp hơn Việc nâng cao độ tin cậy, cải thiện sự minh bạch thông tin BCTC của ngân hàng có một vai trò rất lớn của kiểm toán độc lập
Nghiên cứu “International financial reporting standards and experts’
perceptions of disclosure quality” của Daske và Gebhardt (2006), những thay đổi
về chế độ kế toán đều nhằm mục đích cải thiện chất lượng, độ tin cậy của BCTC doanh nghiệp Việc chuyển đổi sang IFRS trong khối liên minh Châu Âu đã được thúc đẩy bởi mong muốn tìm kiếm tiêu chuẩn kế toán có chất lượng cao hơn, từ đó giúp BCTC của doanh nghiệp được tin cậy hơn, tính thanh khoản trong thị trường tài chính cao hơn, chi phí vốn thấp hơn Sau khi các doanh nghiệp ở Áo, Đức, Thụy
Sĩ áp dụng IFRS, chất lượng thông tin BCTC ở ba quốc gia này tăng lên đáng kể
Cheung và cộng sự (2007) với bài “Determinants of Corporate
Disclosure and Transparency International Corporate Responsibility Series”,
nghiên cứu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và sự minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết tại hai thị trường mới nổi là Thái Lan và
Trang 19Hồng Kông Có hai nhóm nhân tố là các đặc điểm tài chính và đặc điểm quản trị doanh nghiệp Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng các nhân tố thuộc về đặc điểm tài chính giải thích được một số sự thay đổi trong mức độ công bố thông tin cho các doanh nghiệp ở Hồng Kông nhưng ở Thái Lan thì không Hơn nữa, các nhân tố thuộc về đặc điểm quản trị doanh nghiệp, đó là quy mô và thành phần HĐQT có mối liên quan nhiều hơn với mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp ở Thái Lan hơn là ở Hồng Kông Kết quả là phù hợp với quan điểm cho rằng quản trị doanh nghiệp hiệu quả dẫn đến việc công bố thông tin và minh bạch tốt hơn trong các thị trường kém phát triển
Hình 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin doanh nghiệp
theo Cheung và cộng sự (2007)
Nghiên cứu “The determinants of transparency in nonprofit
organization: An exploratory study” của Behn và cộng sự (2010), nghiên cứu này
đã mô tả được bằng chứng liên quan đến bản chất của việc công bố tài chính một cách tự nguyện đồng thời chỉ ra được các nhân tố làm tăng sự minh bạch trong khu vực phi lợi nhuận như quy mô đơn vị, tình trạng tài chính Douissa (2011) với
nghiên cứu "Measuring banking transparency in compliance with Basel II
requirements” chỉ ra rằng cho đến năm 2006, các quốc gia mới nổi chỉ áp dụng
trung bình 50,48% các khuyến nghị của Ủy ban Basel về sự minh bạch thông tin
Quyền sở hữu
Thành phần HĐQT
Quy mô HĐQT
Đòn bẩy tài chính Quy mô doanh nghiệp
Hiệu quả HĐKD Tài sản thế chấp Hiệu suất sử dụng tài sản
Minh bạch thông tin
Trang 20ngân hàng Sự thất bại lớn của các nước mới nổi ở sự minh bạch thông tin của ngân hàng không liên quan đến số lượng của các thông tin được công bố, mà thay vào đó
là chất lượng của nó Việc lập kế hoạch thuế một cách tích cực gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự minh bạch thông tin tài chính của doanh nghiệp, nhận định này được
tìm thấy trong nghiên cứu “Does tax aggressiveness reduce financial reporting
transparency” của Balakrishnan và cộng sự (2011)
Nghiên cứu “Effective Factors on Alignment of Accounting Information
Systems in Manufacturing Companies: Evidence from Iran” của Hajiha và Azizi
(2011), sự hiệu quả của hệ thống thông tin sẽ cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin bên trong lẫn bên ngoài doanh
nghiệp Ghasemi và cộng sự (2011) với bài “The impact of Information Technology
(IT) on modern accounting systems”, sự tác động của công nghệ thông tin cho phép
rút ngắn thời gian chuẩn bị và trình bày BCTC, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định của nhà quản lý
“Accounting discretion, loan loss provisioning, and discipline of banks’risk – taking” của Bushman và Williams (2012) đã chỉ ra rằng minh bạch
thông tin của các ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kỷ luật thị trường, như một đòn bẩy đảm bảo an toàn cho ngân hàng Atabey và Çetin (2012)
với bài “Financial Reporting Standards as a Tool in order to Ensure Corporate
Transparency: The Case of Turkey”, cho rằng sự hữu hiệu của việc quản trị doanh
nghiệp, sự hiệu quả trong hoạt động của thị trường vốn và một hệ thống thông tin kế toán tốt sẽ dẫn đến việc công bố đầy đủ thông tin của doanh nghiệp Girbina và
cộng sự (2012) với nghiên cứu “Perceptions of preparers from Romanian banks
regarding IFRS application”, sự minh bạch thông tin BCTC sẽ được cải thiện nếu
doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế, theo, điều tương tự cũng được
phát hiện trong nghiên cứu của Daske và Gebhardt (2006) với bài “International
financial reporting standards and experts’ perceptions of disclosure quality”
Tze – Yu và cộng sự (2013) với nghiên cứu “Does International
Financial Reporting Standards (IFRS) Adoption Matter? The Effects on Financial
Trang 21Transparency and Earnings Management”, cho rằng các ngân hàng sẽ nâng cao sự
minh bạch thông tin tài chính sau khi áp dụng kế toán theo giá trị hợp lý Delimatsis
(2013) với bài “Transparent financial innovation in a post-crisis environment”, các
quy định công bố thông tin như là cơ sở để nâng cao kỷ luật thị trường tài chính, qua đó gia tăng sự minh bạch thông tin của doanh nghiệp
Wu và Lee (2014) với bài “Information Transparency, Corporate
Governance, And Convertible Bonds”, chỉ ra rằng việc xây dựng HĐQT, bao gồm
các vị trí Chủ tịch, Giám đốc điều hành và Giám đốc độc lập sẽ ảnh hưởng đến chính sách công bố thông tin và sự minh bạch thông tin của một doanh nghiệp Core
và cộng sự (2015) với bài “Mandatory disclosure quality, inside ownership, and
cost of capital”, thông tin BCTC minh bạch hơn có khả năng tiết kiệm chi phí quản
lý, nâng cao giá trị doanh nghiệp Chất lượng thông tin công bố trên BCTC và quyền sở hữu có quan hệ tiêu cực với chi phí vốn đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động quản lý, giảm thiểu được rủi ro hệ thống
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Đình Hùng (2010) với bài “Hệ thống kiểm soát sự minh bạch
thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam”, cho rằng hệ
thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính gồm sáu thành phần có quan hệ tương hỗ với nhau và cùng tác động đến sự minh bạch thông tin tài chính, đó là hệ thống chuẩn mực kế toán, các quy định liên quan đến công bố BCTC, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập
Trang 22Hình 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng sự minh bạch thông tin BCTC
theo Nguyễn Đình Hùng (2010)
Hà Thị Mỹ (2012) với bài“Các nhân tố tác động đến mức độ công bố
thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, nghiên cứu đưa ra mô hình các nhân tố tác động đến mức độ công bố
thông tin công cụ tài chính của các NHTM bao gồm quy mô, lợi nhuận kinh doanh, đòn bẩy tài chính, tình trạng niêm yết, công ty kiểm toán, loại hình sở hữu
Đoàn Thị Thùy Anh (2013) với bài “Giải pháp nâng cao tính minh bạch
thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam”, nghiên cứu
đã đo lường sự minh bạch qua các chỉ số dựa trên thông tin có sẵn trên BCTC như chỉ số thông tin đầy đủ, cơ hội, tiếp cận, tín nhiệm, từ đó đánh giá thực trạng minh bạch thông tin tài chính công bố của các NHTM Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng các NHTM cũng có được những mức độ công bố thông tin nhất định, tuy nhiên mức độ này còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến người sử dụng BCTC và cơ
quan giám sát Doanh Thị Ngân Hà (2013) “Thực trạng và giải pháp nâng cao tính
minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam”, việc trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các DNNY ở Việt Nam
còn nhiều hạn chế Nâng cao tính minh bạch thông tin BCTC là trách nhiệm của tất
cả các đối tượng liên quan đến việc trình bày và công bố BCTC gồm các DNNY, kiểm toán, sở chứng khoán, nhà đầu tư,… Nghiên cứu cho rằng để cải thiện tính
Chuẩn mực kế toán Quy định công bố thông tin Kiểm toán độc lập Minh bạch
thông tin BCTC
Kiểm soát nội bộ Ban Giám đốc Ban Kiểm soát
Trang 23minh bạch thông tin BCTC, trước hết phải hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán, tiếp đến là nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ và kiểm toán, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định công bố thông tin trên TTCK
Lê Thị Mỹ Hạnh (2013) “Minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính –
các nhân tố tác động và giải pháp”, các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
thông tin tài chính ở Việt Nam gồm hệ thống kế toán và đặc điểm tài chính bên trong của doanh nghiệp, hệ thống chuẩn mực kế toán và các quy định pháp lý, chất lượng BCTC và thời gian công bố thông tin Nghiên cứu cho rằng thông tin tài chính ở Việt Nam thiếu minh bạch là do thiếu khung pháp lý chế tài doanh nghiệp
về việc công bố thông tin và chất lượng thông tin tài chính, hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ yếu kém, chất lượng và trách nhiệm công ty kiểm toán còn thấp
Dương Thị Cẩm Vân (2014) với bài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội” và Hoàng Tuấn Sinh (2015) với bài “Các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin của các công ty niêm yết trên HNX”, hai tác giả này dựa
vào mô hình nghiên cứu của Cheung và cộng sự (2007), đưa ra 2 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tính minh bạch thông tin của các DNNY là nhóm nhân tố liên quan đặc điểm quản trị doanh nghiệp và nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm tài chính Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm quan trị bao gồm quyền sở hữu tập trung, thành phần HĐQT, quy mô HĐQT; nhóm nhân tố liên quan đặc điểm tài chính gồm quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, hiệu quả họat động, tài sản thế chấp, hiệu suất sử dụng tài sản
Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về sự
minh bạch thông tin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, nhưng chủ yếu là các nghiên cứu về DNNY trên TTCK Các tác giả trên đã đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng sự minh bạch thông tin BCTC của doanh nghiệp, chủ yếu tập trung ở hai nhóm nhân tố liên quan đến quản trị doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngoài ra minh bạch thông tin BCTC của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng
Trang 24bởi các nhân tố khác như ứng dụng công nghệ thông tin, lập kế hoạch thuế, quy
định công bố thông tin, áp dụng IFRS, kiểm toán độc lập,… (phụ lục 1)
1.2 Khe hỏng nghiên cứu
Các nghiên cứu nước ngoài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự minh bạch thông tin, các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin và đo lường các nhân tố đó ở các DNNY Các nghiên cứu trong nước chủ yếu nghiên cứu về sự minh bạch thông tin BCTC của DNNY trên thị TTCK Trong lĩnh vực ngân hàng thì chỉ có nghiên cứu mức độ công bố thông tin công cụ tài chính của NHTM, chưa
có nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng sự minh bạch thông tin BCTC tại các NHTM
Từ nhận định trên, điểm mới của đề tài là kết hợp các nghiên cứu trên thế
giới và trong nước, dựa trên nền tảng của các nghiên cứu trước đó về đo lường, đánh giá sự minh bạch và công bố thông tin, tác giả tiến hành xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến sự minh bạch thông tin BCTC của các NHTM và đánh giá sự tác động của các nhân tố này, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao sự minh bạch thông tin BCTC của NHTM
Kết luận chương 1
Trong chương này, tác giả đã liệt kê và phân tích sơ bộ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan nhằm khẳng định chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng sự minh bạch thông tin BCTC trong lĩnh vực ngân hàng
Trang 25
Chương 2: Cơ sở lý thuyết 2.1 Tổng quan lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết đại diện
Theo Jensen và Mec – kling (1976), lý thuyết đại diện giải thích mối quan
hệ giữa người đứng đầu, chủ sở hữu (cổ đông) và các đại diện (giám đốc, quản lý doanh nghiệp), mà theo đó các cổ đông bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản
lý doanh nghiệp để thực hiện việc quản lý doanh nghiệp cho họ Lý thuyết đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý doanh nghiệp sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ sở hữu, tức các cổ đông
Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và người đại diện trong doanh nghiệp
Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp và đối với các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp niêm yết thì cần phải cung cấp đầy đủ thông tin để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông
Tóm lại, khi doanh nghiệp có sự tách rời quyền sở hữu và quản lý sẽ làm xuất hiện quan hệ đại diện Quan hệ này dẫn đến thông tin không cân xứng giữa chủ
sở hữu và nhà quản lý Nhà quản lý kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt mọi thông tin trong khi chủ sở hữu, nhà đầu tư cần có thông tin cho việc ra quyết định lại khó tiếp cận với nguồn thông tin đó
2.1.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Theo các nhà kinh tế học, bất cân xứng thông tin có thể xảy ra khi các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên dẫn tới trả giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa Hậu quả là người bán không còn động lực để sản xuất hàng hóa có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm trung bình trên thị trường Sau cùng, bất cân xứng thông tin thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm có
Trang 26chất lượng kém, hàng hóa tốt bị loại bỏ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch cho cả hai
bên Bất cân xứng thông tin còn gây ra rủi ro đạo đức và độc quyền về thông tin
Bất cân xứng thông tin trên thị trường xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu
tư sở hữu thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một doanh nghiệp, hoặc khi doanh nghiệp, những người quản lý doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn so với cộng đồng nhà đầu tư Vì vậy có thể dẫn tới hiện tượng che đậy các thông tin bất lợi, thổi phồng các thông tin có lợi hoặc cung cấp thông tin một cách không công bằng đối với các nhóm nhà đầu tư khác nhau Như đã nói ở trên, bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến hai hệ quả phổ biến nhất, đó là sự lựa chọn bất lợi và rủi
ro đạo đức Điều này sẽ làm bóp méo quyết định tham gia thị trường của các chủ thể kinh tế, thậm chí có thể dẫn đến thất bại thị trường
Nếu người quản lý doanh nghiệp nỗ lực minh bạch thông tin trên cơ sở trung thực và chuẩn mực trong công bố thông tin thì sẽ không khó để có được niềm tin của nhà đầu tư Các nhà đầu tư mong muốn các doanh nghiệp cần có ý thức hơn cũng như chủ động hơn trong việc minh bạch thông tin, đưa thông tin doanh nghiệp
ra công chúng
2.2 Minh bạch thông tin báo cáo tài chính
2.2.1 Minh bạch thông tin
Theo tổ chức Standard & Poor, minh bạch là sự công bố kịp thời và phù hợp của những thành quả về hoạt động và tài chính của doanh nghiệp cũng như các thông lệ quản trị liên quan đến cấu trúc sở hữu, ban giám đốc, cấu trúc và quá trình quản lý
Theo OECD (2004 ), tất cả những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như tình hình tài chính, tình hình hoạt động, quyền sở hữu và quản trị doanh nghiệp phải được công bố kịp thời và chính xác
Bushman và Smith (2003), minh bạch thông tin của doanh nghiệp là sự phổ biến, thông tin đáng tin cậy, tình hình tài chính, cơ hội đầu tư, quản trị, giá trị
và rủi ro của các công ty giao dịch công khai
Trang 27Bushman, Piotroski và Smith (2004), minh bạch doanh nghiệp, được định nghĩa như là sự sẵn có các thông tin rõ ràng của doanh nghiệp để cung cấp cho những giao dịch công khai bên ngoài Minh bạch trong một doanh nghiệp bao gồm minh bạch tài chính và minh bạch quản trị
Ferriera de Mendonca (2008), minh bạch thông tin ở một mức độ cao sẽ làm giảm sự không chắc chắn, đồng thời cải thiện được những nghi ngờ của khu vực tư nhân về những mục tiêu của ngân hàng trung ương, gia tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ
Atabey và Çetin (2012), minh bạch là trình bày các thông tin tài chính và phi tài chính một cách rõ ràng, công khai cho công chúng, cổ đông và nhà đầu tư, những người mong muốn tiếp cận các thông tin tài chính đáng tin cậy một cách dễ dàng
Adiloglu và Vuran (2012), minh bạch được định nghĩa là sự chia sẻ thông tin, là hành động một cách công khai, minh bạch cho phép các bên liên quan thu thập thông tin quan trọng để phát hiện sự lạm dụng và từ đó bảo vệ lợi ích của họ
Tóm lại, minh bạch là dễ hiểu, rõ ràng, đầy đủ và kịp thời Minh bạch
thông tin ở ngân hàng là sự sẵn có của các thông tin đáng tin cậy cho người sử dụng, là sự công bố thông tin kịp thời và phù hợp tình hình tài chính của ngân hàng Bên cạnh đó, các ngân hàng phải thông tin rộng rãi các thông lệ quản trị liên quan đến cấu trúc sở hữu, ban giám đốc, cấu trúc và quá trình quản lý của mình
2.2.2 Đặc điểm của minh bạch thông tin
Vishwanath và Kaufmann (2001), minh bạch mô tả dòng thông tin kịp thời của các thông tin kinh tế, xã hội, chính trị đáng tin cậy Minh bạch thông tin bao gồm các đặc điểm như truy cập, thích hợp, chất lượng và độ tin cậy
- Truy cập: luật và các quy định đảm bảo thông tin đó là có sẵn cho tất cả, nhưng thông tin cũng phải được truy cập;
- Sự thích hợp: việc đảm bảo rằng các thông tin thích hợp là khó khăn vì
sự thích hợp phụ thuộc vào các nhu cầu của mỗi người sử dụng;
Trang 28- Chất lượng và độ tin cậy: để đạt được hiệu quả, thông tin phải đáng tin cậy, kịp thời, hoàn chỉnh, phù hợp, trình bày rõ ràng và đơn giản
Bushman, Piotroski và Smith (2004), phát triển đo lường cho tính minh bạch ở gốc độ doanh nghiệp Theo đó, minh bạch thông tin của doanh nghiệp gồm:
- Chất lượng của các báo cáo – tính kịp thời và tin cậy;
- Sự đạt được các thông tin bí mật;
- Sự phổ biến thông tin
2.2.3 Báo cáo tài chính
Theo IAS 1 – Trình bày BCTC, BCTC thể hiện tình hình tài chính và
hoạt động tài chính của một thực thể Mục tiêu BCTC là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu suất tài chính và dòng tiền của một thực thể, cái mà hữu dụng cho việc ra quyết định kinh tế của người sử dụng Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC phải cung cấp đầy đủ các thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập
và chi phí, các khoản đóng góp cho chủ sở hữu, dòng tiền
BCTC hoàn chỉnh theo IAS 1 gồm:
(i) Báo cáo tình hình tài chính vào thời điểm cuối kỳ;
(ii) Báo cáo thu nhập;
(iii) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu;
(iv) Báo cáo LCTT;
(v) Các thuyết minh, chính sách kế toán áp dụng và việc giải thích các thông tin khác
Theo VAS 21 – Trình bày BCTC, BCTC phản ánh một cấu trúc chặt
chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Mục đích của BCTC
là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế
Hệ thống BCTC của doanh nghiệp theo VAS 21 gồm:
(i) Bảng CĐKT;
(ii) Báo cáo KQHĐKD;
Trang 29(iii) Báo cáo LCTT;
(iv) Thuyết minh BCTC
Như vậy, BCTC được xem là kết quả, sản phẩm cuối cùng của hệ thống
kế toán tài chính, là phương tiện để doanh nghiệp báo cáo và công bố tình hình tài chính của mình ra công chúng
NHTM là một loại hình doanh nghiệp nhưng kinh doanh sản phẩm đặc
biệt, đó là tiền tệ Vì vậy, nội dung BCTC của NHTM ngoài việc trình bày đầy đủ
theo VAS 21, còn phải trình bày những thông tin đặc thù theo VAS 22 – Trình bày
bổ sung BCTC của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự
Theo VAS 22, NHTM phải:
(i) Trên báo cáo KQHĐKD và thuyết minh BCTC của NHTM phải trình bày các khoản mục thu nhập: thu nhập lãi, thu phí dịch vụ, hoa hồng, kết quả kinh doanh khác; chi phí: chi phí lãi, chi phí hoa hồng, chi phí dự phòng rủi ro tổn thất các khoản cho vay và ứng trước, chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư, chi phí quản lý Các loại thu nhập, chi phí trên phải đươc trình bày riêng biệt để người
sử dụng BCTC có thể đánh giá được tình hình hoạt động của NHTM
(ii) Bảng CĐKT
- Trình bày các nhóm tài sản, nợ phải trả theo bản chất, sắp xếp theo thứ
tự phản ánh tính thanh khoản giảm dần
- Để thể hiện mối liên hệ, sự độc lập của ngân hàng với các ngân hàng khác, với thị trường tiền tệ, các ngân hàng phải trình bày tách biệt:
+ Số dư tiền gửi tại NHNN;
+ Các khoản tiền gửi của các ngân hàng khác;
+ Các khoản tiền gửi tại các nơi khác trên thị trường tiền tệ;
+ Các khoản tiền gửi của các đối tượng khác trên thị trường tiền tệ (iii) Trình bày nợ tiềm ẩn và cam kết ngoài bảng CĐKT để người sử dụng thông tin trên BCTC đánh giá tính thanh khoản, khả năng trả nợ, khả năng cố hữu của các khoản lỗ tiềm tàng
Trang 30(iv) Trình bày sự tập trung của tài sản, nợ phải trả và khoản mục ngoài bảng CĐKT để chỉ ra những rủi ro tiềm tàng có trong giao dịch thanh toán các tài sản, nợ phải trả của ngân hàng
(v) BCTC phải trình bày chi tiết dự phòng tổn thất các khoản cho vay và ứng trước Giá trị dự phòng rủi ro tổn thất ngoài các tổn thất của các khoản cho vay
và ứng trước được ghi nhận theo quy định chuẩn mực “Công cụ tài chính” Bên cạnh đó, ngân hàng phải trình bày chính sách xoá sổ các khoản cho vay và ứng trước không có khả năng thu hồi
(vi) Ngân hàng phải trình bày trên thuyết minh BCTC tổng giá trị khoản
nợ phải trả được đảm bảo, tính chất và số tiền sinh lời của các tài sản dùng để thế chấp
(vii) Trình bày các thông tin định lượng về giao dịch với các bên liên quan
- Từng khoản cho vay và ứng trước, các khoản tiền gửi, chấp nhận thanh toán, kỳ phiếu phát hành đồng thời với các thông tin: tổng số dư tại ngày bắt đầu, ngày kết thúc kỳ hạn, biến động các khoản tạm ứng, tiền gửi, trả nợ và các biến động khác trong kỳ;
- Từng loại thu nhập, chi phí và hoa hồng phải trả chủ yếu;
- Tổng số chi phí do thất thoát khoản cho vay và ứng trước, tổng số dự phòng tại ngày khoá sổ lập BCTC;
- Các cam kết và nghĩa vụ nợ tiềm ẩn không thể huỷ ngang phát sinh từ các khoản mục ngoài bảng CĐKT
2.2.4 Minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại
Fons (1999), minh bạch thông tin BCTC là tiết lộ đầy đủ bức tranh tài chính thực sự của một ngân hàng hay doanh nghiệp, minh bạch đảm bảo rằng BCTC phản ánh đúng dữ liệu thực tế
Kothari (2000), minh bạch thông tin BCTC có thể làm giảm mức độ biến động và hỗ trợ cho việc định giá cổ phiếu chính xác hơn BCTC minh bạch hơn có
Trang 31thể giúp các công ty dịch vụ tài chính như ngân hàng cải thiện các quyết định cho vay và thẩm định tín dụng, từ đó tránh được nguy cơ của một cuộc khủng hoảng ngân hàng
Healy và Palepu (2001), nhu cầu công bố thông tin xuất phát từ bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp, nội dung công bố của doanh nghiệp cho thị trường gồm các BCTC, thuyết minh đi kèm, thông qua các phương tiện như báo chí, website
Mensah (2006), minh bạch đã nổi lên như một trong những đặc tính mong muốn được sử dụng rộng rãi nhất của BCTC Minh bạch BCTC gồm 6 mức
độ từ thấp đến cao: (i) minh bạch các giao dịch/sự kiện, (ii) minh bạch các phương pháp kế toán, (iii) minh bạch các khoản trích trước tùy ý, (iv) minh bạch tính chất kinh tế, (v) minh bạch để dự báo, (vi) minh bạch để hòa hợp
Barth và Schipper (2008), minh bạch BCTC, được định nghĩa là phạm vi
mà các BCTC cho thấy các giá trị kinh tế ngầm định của tổ chức theo cách sẵn sàng cho sự hiểu biết của những người sử dụng các báo cáo này Minh bạch thông tin BCTC được thể hiện ở sự công khai, truyền đạt, trách nhiệm, dễ hiểu và chất lượng
McEwen (2009), minh bạch BCTC hàm ý là một khả năng để xem xét kết quả báo cáo của các hoạt động tài chính rõ ràng của một thực thể và sử dụng các báo cáo này trong việc đưa ra quyết định đầu tư Sự minh bạch trong BCTC sẽ dẫn đến sự minh bạch thông tin trong thị trường tài chính
Theo Chuẩn mực BCTC quốc tế số 1 (IFRS 1) – Lần đầu áp dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế, BCTC của thực thể lần đầu áp dụng IFRS phải chứa những thông tin chất lượng cao để: (i) minh bạch cho người sử dụng và có thể so sánh qua các giai đoạn được trình bày, (ii) cung cấp một khởi điểm thích hợp để hạch toán theo các IFRS và (iii) nảy sinh một mức chi phí mà không vượt quá những lợi ích đạt được
Minh bạch khi trình bày thông tin BCTC
Theo thông tư số 200/2014/TT – BTC – Yêu cầu đối với thông tin trình
bày trong BCTC:
Trang 32(i) Thông tin trình bày trên BCTC phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
(ii) Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng BCTC dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế
(iii) Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo
(iv) Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu (v) Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, so sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau
Như vậy, minh bạch khi trình bày thông tin BCTC của NHTM là nội
dung được trình bày trong bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, báo cáo LCTT, thuyết minh BCTC phải đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, có thể so sánh,… Hơn nữa, NHTM có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh doanh so với doanh nghiệp, vì vậy, một
số nội dung của VAS 22 nêu ở mục 2.2.3 cần phải được NHTM thể hiện rõ ràng,
chi tiết trên BCTC để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin BCTC
Minh bạch khi công bố thông tin BCTC: các BCTC ảnh hưởng đến
nhiều đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt là BCTC của NHTM Ngoài việc đảm bảo yêu cầu minh bạch khi trình bày thông tin BCTC thì việc tuân thủ quy định công bố thông tin như là một yếu tố quan trọng để nâng cao sự minh bạch của thông tin công bố
Theo thông tư số 155/2015/TT – BTC – Hướng dẫn về việc công bố
thông tin trên TTCK, nội dung chính quy định việc công bố thông tin gồm:
(i) Thời gian công bố: công bố thông tin BCTC năm không quá 90 ngày,
kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
(ii) Nội dung công bố: BCTC năm gồm bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, báo cáo LCTT và thuyết minh BCTC theo quy định của pháp luật về kế toán;
Trang 33(iii) Phương tiện công bố: công bố thông tin qua các báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của tổ chức thuộc đối tượng công bố thông tin
Như vậy, minh bạch khi công bố thông tin BCTC nghĩa là những BCTC
ngoài việc đã được trình bày minh bạch thì phải tuân thủ theo ba nội dung về quy định công bố thông tin ở trên
Tóm lại, vấn đề minh bạch thông tin là rất quan trọng, không chỉ có ở các
DNNY, trong lĩnh vực ngân hàng thì sự minh bạch thông tin là rất cần thiết, đặc biệt
là minh bạch các BCTC Minh bạch thông tin trên BCTC của NHTM là việc các BCTC của NHTM phải hướng đến sự minh bạch khi trình bày và công bố thông tin theo các quy định ở trên Đó là một tiêu chuẩn cao để các báo cáo của NHTM có chất lượng, giúp người sử dụng thông tin đạt được hiệu quả kinh tế trong việc ra quyết định
2.2.5 Đo lường sự minh bạch thông tin báo cáo tài chính
Theo Luật kế toán Việt Nam số 03/2003/QH11, những thuộc tính của
chất lượng thông tin kế toán được trình bày ở Điều 6 – Yêu cầu kế toán, Chương 1 –
Những quy định chung và tại Chuẩn mực kế toán số 1 – Chuẩn mực chung (Bộ
Tài chính, 2002), các thuộc tính đó là trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, có thể so sánh, kiểm chứng được Các thuộc tính này phải được thực hiện đồng thời
Hình 2.1 Các thuộc tính đo lường chất lượng thông tin kế toán
theo Luật kế toán Việt Nam
Theo Gheorghe và PÎRNĂU (2009), các thuộc tính của minh bạch
thông tin trong BCTC gồm:
Chất lượng thông tin kế toán
Trung
thực Khách quan Đầy đủ thời Kịp sánh So chứng Kiểm
Trang 34- Sự phù hợp: các thông tin trên BCTC được xem là thích hợp khi nó ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng bằng cách giúp họ đánh giá xác đáng quá khứ, hiện tại và tương lai tình hình tài chính của thực thể;
- Độ tin cậy: thông tin trên BCTC không được có sai sót trọng yếu và phải trung lập Các khía cạnh quan trọng của độ tin cậy là thông tin trình bày trung thực, đảm bảo tính trung lập, sự thận trọng, và đầy đủ;
- So sánh: các thông tin trên BCTC phải được trình bày một cách nhất quán theo thời gian và nhất quán giữa các thực thể;
- Dễ hiểu: thông tin phải sẵn sàng dễ hiểu bởi người dùng hy vọng họ có một kiến thức hợp lý về tình hình kinh tế, kế toán của đơn vị;
- Kịp thời
Hình 2.2 Thuộc tính đo lường minh bạch thông tin BCTC
theo Gheorghe và PÎRNĂU (2009)
Tasios và Bekiaris (2012), điều tra nhận thức của kiểm toán viên về
chất lượng BCTC dựa trên các đặc tính chất lượng thông tin BCTC theo khái niệm của IASB Cụ thể, nghiên cứu xây dựng bảng câu hỏi khảo sát với thang đo Likert 5 điểm, hai tác giả trên tiến hành khảo sát bằng cách gửi bảng câu hỏi qua email tới
654 kiểm toán viên ở Hy Lạp Xét về nền tảng học vấn của kiểm toán viên thì có đến 42% trong số đó thuộc lĩnh vực kế toán, 24% là kinh tế và 21% là quản trị kinh doanh Nghiên cứu đo lường chất lượng thông tin BCTC thông qua việc xây dựng các thang đo như sự phù hợp (3 biến quan sát), độ tin cậy (4 biến quan sát), so sánh (5 biến quan sát), kiểm chứng (01 biến quan sát), kịp thời (01 biến quan sát), dễ hiểu (4 biến quan sát)
Minh bạch thông tin BCTC
Phù hợp Tin cậy sánh So hiểu Dễ thời Kịp
Trang 35Hình 2.3 Các thuộc tính đo lường chất lượng thông tin BCTC
theo Tasios và Bekiaris (2012)
Căn cứ lựa chọn các thuộc tính đo lường sự minh bạch thông tin BCTC cho nghiên cứu này
- Các thuộc tính phải có sự tương đồng cao giữa các nhà nghiên cứu
- Các thuộc tính phải phù hợp với xu hướng hài hòa và hội tụ quốc tế trong chuẩn mực kế toán của Việt Nam
Tóm lại, trên cơ sở phân tích lựa chọn trên, tác giả lựa chọn các thuộc tính đo lường chất lượng BCTC trong nghiên cứu của Tasios và Bekiaris (2012), Luật kế toán Việt Nam và VAS số 1 để sử dụng trong nghiên cứu này
2.2.6 Sự cần thiết phải minh bạch thông tin báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại
Minh bạch thông tin không chỉ hiện diện ở các DNNY Việc minh bạch thông tin của các NHTM có mức ảnh hưởng đối với các bên liên quan cao hơn các DNNY NHTM là chủ thể huy động vốn và cung cấp nguồn vốn đó cho hoạt động của nền kinh tế và thông qua hoạt động của NHTM, NHNN điều tiết vĩ mô nền tài chính – tiền tệ quốc gia Vì lẽ đó, NHTM phải cung cấp BCTC có độ tin cậy cao, minh bạch các vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là nợ xấu để việc kiểm tra, giám sát, điều hành của NHNN hữu hiệu hơn, đồng thời giúp NHTM thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư, nâng cao uy tín, hiệu quả hoạt động của chính bản thân ngân hàng trên thị trường
(i) Đối với nhà đầu tư
Chất lượng thông tin BCTC
Phù
hợp Tin cậy sánh So chứng Kiểm thời Kịp hiểu Dễ
Trang 36Rahman (1998), qua nghiên cứu cuộc khủng hoảng Đông Á 1997 đã chỉ
ra những thông tin thiếu minh bạch trong BCTC của các ngân hàng góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng Nghiên cứu chỉ ra rằng một BCTC minh bạch, đáng tin cậy, có thể so sánh được sẽ giúp ích cho nhà đầu tư trong việc ra quyết định phù hợp trên cơ sở kịp thời
Healy và Palepu (2001), công bố thông tin BCTC là phương tiện quan trọng nhất để nhà quản lý báo cáo hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp cho nhà đầu tư bên ngoài
Barth và Schipper (2008), minh bạch BCTC có mối liên hệ với một sự gia tăng mức độ các thông tin dễ hiểu được trình bày trong BCTC và làm giảm thông tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư Nghiên cứu nhấn mạnh minh bạch BCTC có thể mang lại lợi ích bằng việc cắt giảm chi phí vốn
Long (2010), cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 và năm 2008 sẽ không bao giờ xảy ra nếu như không có sự lộn xộn, không minh bạch rõ ràng của các khoản nợ phải trả được hình thành bởi việc hoán đổi rủi ro tín dụng, nghĩa vụ thế chấp nợ,… Sự thiếu minh bạch thông tin trên các BCTC làm cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định không chính xác, mà nó là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Atabey và Çetin (2012), sự minh bạch thông tin giữ một vai trò rất quan trọng cho việc tạo lập niềm tin ở nhà đầu tư Với một niềm tin cao của các nhà đầu
tư, thì sự minh bạch thông tin là một vấn đề không thể thiếu cho sự cấu thành và phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn Minh bạch thông tin đầy đủ đòi hỏi việc quản trị doanh nghiệp hữu hiệu, thị trường vốn hoạt động một cách hiệu quả và một
hệ thống thông tin kế toán tốt
Enachi (2013), BCTC là tài liệu công cộng được thiết kế để cung cấp thông tin kế toán tài chính cho người sử dụng bên ngoài tổ chức, BCTC là công cụ rất cần thiết để giúp họ thực hiện việc ra quyết định đầu tư kịp thời và hiệu quả Để làm được điều này thì thông tin trên BCTC phải đạt yêu cầu về số lượng và chất
Trang 37lượng, bên cạnh đó hình thức báo cáo và cách thức mà thông tin được truyền đến người sử dụng giữ một vai trò quan trọng không kém
Đạo luật Sarbanes – Oxley ra đời với mục tiêu chính là ràng buộc các doanh nghiệp phải cải thiện sự đảm bảo, cải thiện chất lượng BCTC, các thông tin tài chính công khai để bảo vệ lợi ích các nhà đầu tư
Theo OECD (2004 ), các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến thông tin về hiệu suất hoạt động, tình hình tài chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp, chúng được thể hiện qua BCTC đã được kiểm toán BCTC thường nhất gồm bảng CĐKT, báo cáo HĐKD, báo cáo LCTT và thuyết minh BCTC, đây là những thông tin tài chính cơ sở quan trọng nhất được các nhà đầu tư sử dụng trong việc ra quyết định đầu tư
Theo PwC (2013), các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến tính bền vững của các hoạt động tài chính, với sự phát triển bền vững, cổ phiếu ít biến động hơn, lợi nhuận cao hơn và công bằng hơn, vì vậy, hiệu quả kinh doanh tốt hơn, thông tin
mà doanh nghiệp báo cáo rõ ràng hơn, đáp ứng triển vọng đầu tư dài hạn của nhà đầu tư
Minh bạch thông tin góp phần giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu các chi phí
trung gian, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác hơn Các nhà đầu tư là những người cung cấp vốn cho NHTM với mong muốn thu được lợi tức trên vốn đầu tư Do vậy, trước khi quyết định đầu tư, họ rất cần thông tin về tình hình tài chính của các ngân hàng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá Khi đã quyết định đầu
tư, nhu cầu thông tin của họ thậm chí còn tăng lên, nhằm theo dõi tình hình hoạt động, tình hình tài chính của ngân hàng để họ xem xét có nên tiếp tục đầu tư hay không Vì vậy, các BCTC của NHTM chính là kênh thông tin quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu trên của nhà đầu tư Nhà đầu tư luôn mong rằng NHTM sẽ cung cấp các BCTC thật sự minh bạch để giúp họ ra quyết định một cách hiệu quả
(ii) Đối với cơ quan quản lý
Fons (1999), kế toán minh bạch là rất quan trọng để ổn định hệ thống ngân hàng Với sự minh bạch thông tin, các ngân hàng yếu kém tự nhiên sẽ được
Trang 38loại ra khỏi hệ thống, cho phép các ngân hàng còn lại hoạt động có lãi Nếu không
có sự minh bạch, mầm bệnh sẽ lây lan toàn hệ thống ngân hàng Các ngân hàng phải đối mặt với áp lực thu nhỏ hoạt động cho vay, giá tài sản có thể giảm, tính thanh khoản thấp, chất lượng cho vay kém Có một mối quan hệ giữa tham nhũng trong phạm vi quốc gia và sự minh bạch của chuẩn mực kế toán mà quốc gia đó áp dụng, trong bối cảnh hệ thống xã hội đặc trưng bởi quyền lực kinh tế tập trung trong tay của cơ quan Chính phủ Chính vì vậy, thiếu việc kiểm tra và giám sát thích hợp, hệ thống xã hội như vậy thường sinh ra tham nhũng, tác động tiêu cực đến hình ảnh quốc gia được công bố cho bên ngoài
Nier và Bauman (2006), nghiên cứu về lợi ích của việc công bố thông tin dựa trên mối quan hệ giữa sự biến động giá cổ phiếu ngân hàng và số lượng thông tin cung cấp cho thị trường Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cung cấp thông tin là có lợi cho cả nhà đầu tư và ngân hàng, thông qua việc công bố thông tin giúp cho thị trường tài chính có thể giám sát hoạt động của ngân hàng
Piplica và Mrcela (2010), sự minh bạch của các ngân hàng trung ương có liên quan chặt chẽ với một tỷ lệ lạm phát thấp hơn, làm giảm tỷ lệ lãi suất và lạm phát, cho phép khu vực tư nhân lập kế hoạch tốt hơn cho hoạt động của mình
Bushman và Williams (2012), các nghiên cứu ở lĩnh vực ngân hàng thừa nhận rằng minh bạch thông tin BCTC của các ngân hàng đóng một vai trò cơ bản trong việc thúc đẩy kỷ luật thị trường, như một đòn bẩy đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng
Gartner (2013), một sự minh bạch hơn đang trở thành yêu cầu cấp bách ở các quốc gia và các tổ chức quốc tế Minh bạch như một cơ chế quan trọng để cải cách các quy trình pháp lý trong hàng loạt các lĩnh vực Trong luật pháp quốc tế, minh bạch tổ chức được xem như là chìa khoá quan trọng để thúc đẩy nâng cao trách nhiệm giải trình trong các tổ chức quốc tế
Với mục tiêu nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng
quốc tế, hiệp ước Basel II cho rằng các ngân hàng cần phải công khai thông tin một
cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường Basel II buộc các ngân hàng phải công
Trang 39khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi
ro này Từ đó, các NHTM càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo nguồn vốn dự phòng cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro, NHNN thực hiện hiệu quả việc quản lý nền tài chính – tiền tệ của mình
Minh bạch thông tin giúp cơ quan quản lý có được cái nhìn tổng quát và
sát thực tế hơn tình hình tài chính của các NHTM Từ đó, đề ra các biện pháp nhằm hạn chế các hành vi vi phạm trên thị trường tài chính, thực hiện hiệu quả chức năng quản lý vĩ mô, đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư và các bên tham gia thị trường
(iii) Đối với NHTM
Theo IFRS 7 – Công bố công cụ tài chính, yêu cầu các đơn vị công bố đầy đủ thông tin BCTC để người sử dụng có thể đánh giá được (i) tầm quan trọng của công cụ tài chính đối với tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và (ii) bản chất
và quy mô rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính tác động đến đơn vị trong kỳ kinh doanh, ngày lập báo cáo, cách quản trị rủi ro của đơn vị
Theo PwC (2013), doanh nghiệp ngày càng nổ lực minh bạch thông tin tài chính và phi tài chính thông qua các BCTC, điều này giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và cải thiện khả năng tiếp cận nguồn vốn trên thị trường
Wu và Lee (2014), để duy trì sự minh bạch thông tin ở một mức độ tương đối cao luôn dẫn đến sự gia tăng tăng chi phí hoạt động, tuy nhiên, nó cũng làm tăng việc định giá của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, từ đó tạo ra lợi nhuận trong giá trị doanh nghiệp mà cao hơn đáng kể so với các chi phí gia tăng đi kèm Vì vậy, các doanh nghiệp tìm nguồn tài chính để mở rộng việc kinh doanh, họ phải phấn đấu để nâng cao sự minh bạch trong việc công bố thông tin nội bộ Minh bạch thông tin nội bộ đảm bảo rằng công ty nhận thức được tình hình hiện tại của mình và cách thức mà nó có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của chính nó Ngược lại, minh bạch thông tin đối với bên ngoài làm giảm chi phí vốn và cho phép các doanh nghiệp thu
Trang 40hút các nhà đầu tư dài hạn, không chỉ mang lại lợi ích bền vững cho công ty mà còn tăng cường lợi nhuận cho nhà đầu tư
Sevin và cộng sự (2007), nhà quản lý, các nhà đầu tư, người điều hành doanh nghiệp đã bày tỏ mong muốn rằng BCTC phải minh bạch hơn để kết quả tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện rõ ràng hơn khi được xem bởi một người nào đó bên ngoài doanh nghiệp Các thông tin BCTC dễ hiểu, minh bạch hơn sẽ mang lại lợi ích công cộng cao hơn, các khoản thu nhập bền vững hơn trong tương
lai
Minh bạch thông tin giúp NHTM giảm được chi phí sử dụng vốn, góp
phần làm tăng hiệu quả hoạt động thông qua việc lựa chọn nhà đầu tư thích hợp, tạo
ra cơ chế giám sát hiệu quả các nhà quản lý trong NHTM, buộc họ phải hành động
vì lợi ích của chủ sở hữu
Tóm lại, mục tiêu cuối cùng của BCTC là cung cấp thông tin, hỗ trợ hiệu
quả trong việc ra quyết định của người sử dụng BCTC, việc cung cấp thông tin tài chính minh bạch sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro do thông tin bất cân xứng mang lại Hiện nay, vấn đề minh bạch thông tin BCTC của NHTM đang rất được quan tâm do tình trạng công bố thông tin không đồng đều của các NHTM đã kéo dài nhiều năm qua, sự bất cân xứng thông tin là một trong những nguyên nhân dẫn đến
sự hoài nghi, tin đồn và không loại trừ cả góc nhìn tiêu cực về những chủ thể kém minh bạch đó Hệ quả là tình trạng nợ xấu cao, các vụ bê bối, sáp nhập ngân hàng diễn ra liên tiếp
Để thông tin trên BCTC được minh bạch thì các NHTM phải tuân thủ các quy định liên quan đến việc lập, trình bày và công bố thông tin BCTC Bên cạnh đó, NHNN phải nâng cao chất lượng của hệ thống thanh tra giám sát, thiết lập được hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, tăng cường chất lượng hoạt động cấp tín dụng
Từ đó, nâng cao sức khoẻ cho hệ thống NHTM, tạo được niềm tin cho công chúng, các cơ quan quản lý, tạo được sự tin cậy ở các nhà đầu tư, góp phần phát triển ổn định kinh tế – xã hội