Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về hành vi sử dụng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, đó cũng chính là khe hổng cho các nghiên cứu sau
Trang 1TRƯƠNG THỊ NGỌC AN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN BCTC CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI TTCK TP.HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH-2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Trang 2TRƯƠNG THỊ NGỌC AN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN BCTC CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI TTCK TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số:60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Võ Văn Nhị
TP.HỒ CHÍ MINH-2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn này là hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi
TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Trương Thị Ngọc An
Trang 4Hình 2.1 Mô hình hành vi tích hợp – Integarated Behavioral Model (IBM)………… 31
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu hành vi sử dụng BCTC……….33
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu……….35
Trang 5Bảng 3.2 Thang đo biến cảm nhận sự hữu ích của BCTC 39
Bảng 3.3 Thang đo kiến thức và kỹ năng về BCTC 40
Bảng 3.4 Thang đo biến rào cản môi trường thông tin 40
Bảng 3.5 Thang đo biến môi trường xã hội 41
Bảng 3.6 Thang đo biến kinh nghiệm 42
Bảng 4.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 47
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá phân tích nhân tố 49
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định phân tích nhân tố 50
Bảng 4.4 Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình theo R2 và Durbin-Watson 53
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định ANOVA 53
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo phương pháp Enter 54
Bảng 4.7 Kết quả kiểm dịnh giả thiết 55
Trang 6BAR: Behavioural accounting research (nghiên cứu hành vi trong kế toán)
EMH: Efficient market hypothesis(giả thuyết thị trường hiệu quả)
HOSE:Ho Chi Minh Stock Exchange(Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Trang 7Mục đích của nghiên cứu này là khám phá tác động của các yếu tố tâm lý nhận thức của nhà đầu tư đến hành vi sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh công
ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán TP.HCM Tác giả đựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu xây dựng mô hình nghiên cứu, trong đó đặt giả thiết có 5 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư là: Cảm nhận sự hữu ích của BCTC,
kế đến là nhân tố Kiến thức và kỹ năng, tiếp theo là yếu tố môi trường, yếu tố rào cản thông tin, và cuối cùng là yếu tố kinh nghiệm Mô hình hồi quy đa biến đã được sử dụng
để kiểm định giả thiết Dựa trên kết quả khảo sát với mẫu là 247 nhà đầu tư trên TTCK TP.HCM Kết quả hồi quy cho thấy yếu tố cảm nhận sự hữu ích tác động lớn nhất đến hành vi sử dụng BCTC, kế đến là nhân tố Kiến thức và kỹ năng, tiếp theo là yếu tố môi trường, tiếp đó là yếu tố rào cản thông tin, và cuối cùng là yếu tố kinh nghiệm Ngoài ra, kết quả kiểm định cũng cho thấy không có sự khác biệt về hành vi sử dụng BCTC giữa phái nam và phái nữ đối; có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, trình độ, chuyên môn và số năm thực hiện đầu tư
Kết quả nghiên cứu còn giúp doanh nghiệp xem xét đưa ra biện pháp nâng cao tính hữu ích thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư,khuyến khích nhà đầu tư sử dụng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính Giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan để có sự lựa chọn đúng đắn trong việc xem xét thông tin ra quyết định đầu tư, những điều này cũng góp phần làm ổn định thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
1.6 Nhận xét tổng quan về các nghiên cứu liên quan trên thế giới và liên hệ tại Việt Nam 6
1.7 Tính mới và đóng góp của luận văn 7
1.8 Cấu trúc của luận văn 7
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8
2.1 Cơ sở lý thuyết về thông tin trên BCTC và nhà đầu tư 8
2.1.1 Báo cáo tài chính, đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC 8
2.1.2 Quy định công bố thông tin trên TTCK Việt Nam 14
2.2 Lý thuyết hành vi trong kế toán 16
2.3 Mô hình hành vi tích hợp (Integrated behavioral model – IBM) 19
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 22
2.5 Giả thuyết nghiên cứu 23
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Quy trình nghiên cứu 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
3.3 Thiết kế thang đo từng nhân tố trong mô hình 26
3.4 Mẫu nghiên cứu 33
CHƯƠNG IV - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 35
4.1 Phân tích thống kê mô tả tần số đặc trưng các cá nhân được khảo sát 35
4.2 Phân tích độ tin cậy 37
4.3 Phân tích nhân tố 38
4.4 Phân tích tương quan 43
4.5 Phân tích hồi quy 43
4.6 Kiểm định giả thuyết 46
4.7 Kiểm định sự khác biệt biến định tính 47
Trang 95.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 54TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10CHƯƠNG I – TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài
Báo cáo tài chính là một công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư đánh giá tình hình tài chính của công ty Nó thể hiện những gì công ty nợ và sở hữu, lợi nhuận cũng như các khoản lỗ trong một khoảng thời gian nhất định Thông tin trên BCTC còn là điểm bắt đầu để có thể đánh giá trị hiện tại của cổ phiếu Vì vậy hiểu biết
và làm quen với các dữ liệu trên BCTC giúp nhà đầu tư có thêm thông tin trong việc đưa ra quyết định Nguồn thông tin này càng trở nên quan trọng hơn trên TTCK Nơi mà nhà đầu tư tham gia với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, lợi ích của
họ gắn liền với giá trị cổ phiếu của công ty niêm yết, cho nên họ cần thiết có được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các công ty niêm yết Vì vậy, Yêu
c ầu minh bạch thông tin giờ đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp
TTCK phát triển và bền vững Mục tiêu của công ty niêm yết khi tham gia trên
TTCK là huy động vốn và nâng cao vị thế, giá trị của công ty Do đó, các công ty
hợp, minh bạch thông tin của doanh nghiệp đến nhà đầu tư, duy trì mối quan hệ lâu dài và bền vững với nhà đầu tư Đồng thời, giúp công ty chủ động nắm bắt,
dự đoán giá trị cổ phiếu của chính mình Như vậy, công khai hợp lý, thông tin minh bạch và đầy đủ về tình hình tài chính là điều cần thiết để duy trì một hệ thống thị trường tài chính hiệu quả (Kothari 2001; Jenkins 2002; Gao, 2008) Và vấn đề xác định nhận thức và nhu cầu của nhà đầu tư là rất cần thiết (Al-Shayeb,
2003)
Tại Việt Nam, gần đây đã có một số bài báo nghiên cứu khoa học áp dụng lý thuyết kế toán thực chứng tuy nhiên chất lượng vẫn chưa được đánh giá, mặt khác các bài báo này được thực hiện bởi các nghiên cứu sinh người Việt tại nước ngoài, chưa lấy bối cảnh và dữ liệu tại Việt Nam Một số trường đại học đang bắt đầu tiếp cận đến lý thuyết này Tuy nhiên, rất ít các nghiên cứu tập trung vào thái
độ và nhận thức của các nhóm người sử dụng báo cáo tài chính công ty (Phan Lê
Trang 11Thành Long 2010) Do đó, nghiên cứu hành vi nhà đầu tư đối với BCTC là một hướng tiếp cận mới, hữu ích góp phần giải thích và dự đoán thực tiễn hành vi sử dụng thông tin trên BCTC của nhà đầu tư
Đó cũng là lý do tác giả lựa chọn thực hiện nghiên cứu : “Nghiên cứu các
nhân tố tác động đến hành vi sử dụng thông tin trên BCTC của nhà đầu tư
cá nhân trên thị trường chứng khoán TP.Hồ Chí Minh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích khám phá các nhân tố tâm lý nhận thức tác động đến hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư cá nhân
Để thực hiện mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra gồm:
1 Các yếu tố tâm lý nhận thức nào tác động tới hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư cá nhân?
2 Mức độ tác động của các nhân tố này tới hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK HCM?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thông tin trên BCTC
- Nhà đầu tư cổ phiếu cá nhân trên TTCK TP HCM; BCTC của các công
ty niêm yết trên sàn thị trường chứng khoán TP HCM
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát giới hạn là các nhà đầu tư cổ phiếu cá nhân trên thị trường chứng khoán TP HCM
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, khảo sát thông qua bảng câu hỏi điều tra được gửi đến các nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân, được chọn theo phương pháp phi xác suất trên thị trường chứng khoán TP HCM Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý với phần mềm SPSS 22
Trang 121.5 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong 20 năm kể từ khi Birnberg và Shields (1989) nghiên cứu xem xét về hành vi trong kế toán (Behavioral research in accounting/Behavioural accounting research – BAR), quy mô ứng dụng của lý thuyết kế toán hành vi đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng, chiều sâu và mức độ phức tạp Nguồn tài liệu tham khảo, đối tượng và nhà nghiên cứu hành vi kế toán đã được mở rộng Hành
vi ra quyết định và lý thuyết tâm lý nhận thức được khơi dậy (stimulated) cuối năm 1980 và tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể như nghiên cứu của Camerer năm
2001 Kinh tế thực chứng đã trở thành xu hướng chính (McCaffery và Slemrod, 2006) Các nhà nghiên cứu pháp luật, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các tác phẩm của Kahneman và Tversky năm 1979 và bắt đầu tích cực theo đuổi các vấn đề về hành vi Nghiên cứu hành vi đã phát triển mạnh mẽ trong ngành tài chính Thaler
1993, Baberis và Thaler 2003 Việc bùng nổ của BAR đã làm phong phú các nghiên cứu tồn tại trước đó như nghiên cứu của Dickhaut et al 2003, Hannan
2005 (Jacob G Birnberg, 2009)
Ngày nay, Nghiên cứu hành vi trong kế toán phong phú hơn về chủ đề, phương pháp sử dụng và phạm vi lĩnh vực kế toán được thực hiện Sự phát triển trong BAR cũng thừa hưởng từ sự phát triển của nghiên cứu hành vi trong các ngành khác Nghiên cứu BAR bao gồm: các cá nhân, nhóm, tổ chức, xã hội tồn tại trong lĩnh vực kế toán Mục đích của lý thuyết này là để giúp các nhà nghiên cứu BAR có được sự hiểu biết cao hơn cho các câu hỏi nghiên cứu, có thể tìm thấy một phương pháp nghiên cứu hoặc một vấn đề tương tự trong một phạm trù nhỏ của kế toán Mối quan tâm trong BAR hiện nay đòi hỏi người tham gia có chuyên môn kế toán Nghiên cứu đề nghị thay đổi các quy tắc kế toán phức tạp đòi hỏi người tham gia phải có chuyên môn để kiểm tra tính hợp lệ của các giả thuyết và nâng cao giá trị bên ngoài của nghiên cứu như nghiên cứu của Hirst và Hopkins 1998 Điều này cũng đúng với BAR khi xem xét sự bất hợp lý được tìm thấy trong nghiên cứu tài chính kế toán (ví dụ, Sloan 1996) để tạo ra các giả thuyết BAR (ví dụ, Joe 2003), cũng như các nghiên cứu về hành vi của các nhà
Trang 13cung cấp thông tin trong các thị trường tài chính (ví dụ: Libby và Tân 1999) BAR được nghiên cứu thưc nghiệm nhiều hơn, khảo sát và nghiên cứu thường xuyên Một loạt các cơ sở dữ liệu lưu trữ được sử dụng để xem xét các vấn đề cơ bản về hành vi (Banker et al 2000 Ittner, 2007) Shields (2007) báo cáo rằng 90 phần trăm các bài báo đăng trên Bria 2004-2007 nghiên cứu hành vi của cá nhân Các nghiên cứu của cá nhân gồm hai loại: Nghiên cứu lựa chọn của cá nhân và nghiên cứu chiến lược (Jacob G Birnberg, 2009)
Nghiên cứu lựa chọn cá nhân chủ yếu bao gồm các nghiên cứu thực nghiệm mặc dù một số sử dụng phương pháp khảo sát (Shields 2007) Các nghiên cứu thực nghiệm này đặc biệt thích hợp khi liên quan đến môi trường ra quyết định, trong đó những người ra quyết định đặt trong mối quan hệ tương tác, được khảo sát thông qua một loạt các câu hỏi bao gồm chính sách nội bộ bên ngoài và báo cáo thuế, các quyết định phân bổ nguồn lực, vấn đề đạo đức, và các loại báo cáo Các phản ứng đo lường thay đổi từ kết quả khách quan như quyết định đầu tư (Libby và Tân năm 1999) để nhận thức chủ quan hơn, chẳng hạn như công bằng (Evans et al 2005) hoặc niềm tin (Coletti et al 2005) Nhìn chung, các nghiên cứu về loại hình này là hình thức chủ yếu của nghiên cứu trong BAR, đặc biệt là BAR Bắc Mỹ (Jacob G Birnberg, 2009)
Trong khi các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu hành vi cá nhân không thay đổi đáng kể từ BS, BAR song song với việc tìm thấy xu hướng kinh
tế thực nghiệm Một phần đáng kể của BAR hiện nay tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến những người ra quyết định Nhìn chung, nghiên cứu tập trung vào hành vi ra quyết định của cá nhân đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử BAR Các ưu thế của các nghiên cứu tập trung vào cá nhân, đặc biệt là các nhà nghiên cứu ở Bắc Mỹ và Úc, có thể dễ dàng quan sát được bằng cách xem xét một vấn đề gần đây của Bria (2007) Một số các nghiên cứu quan tâm đến quá trình nhận thức của cá nhân (ví dụ như Joe 2003) Một số khác liên quan đến chuẩn mực, đạo đức và văn hóa, thường được nghiên cứu bằng cách xem xét các hành vi của các cá nhân trong sự cô lập Việc sử dụng thị trường thực nghiệm để
Trang 14nghiên cứu hành vi vĩ mô của nhà đầu tư trong điều kiện đặc biệt dường như là một lĩnh vực đang nổi (Moser, 1998)
Nhóm tác giả Collins, Maydaw và Weiss (1997) trên cơ sở đánh giá hồi quy
trong giai đoạn từ 1953 đến 1993 nhận thấy: sự kết hợp giữa giá trị phù hợp của lợi nhuận và giá trị ghi sổ của tài sản không bị suy giảm trong 40 năm qua, thậm chí còn tăng lên một ít, hơn nữa các tác giả Fransis và Schipper (1996), Eley và Waymire (1996) nói chung đều đồng tình rằng mối liên hệ giữa các biến số của thông tin vốn và các dữ liệu tài chính cũng nhận được sự quan tâm đáng kể Nhóm tác giả Baruch Lev và Paul Zarowin (1998) của Đại học Newyork thì có quan điểm ngược lại Theo đó, liên kết chéo giữa cổ tức và lợi nhuận báo cáo và liên quan đến sự hữu ích của thông tin về lợi nhuận đối với các nhà đầu tư đã suy giảm trong hơn hai mươi năm qua và tính nhất quán giữa thông tin được chuyển tải trong báo cáo lợi nhuận và thông tin phù hợp với các nhà đầu tư đã sụt giảm, bất chấp chất lượng của các dự báo của các nhà phân tích Thậm chí, cho dù theo Collins thì sự liên kết giữa giá trị thị trường và lợi nhuận cùng gía trị ghi sổ có thể ổn định trong bốn mươi năm qua, nhưng những bằng chứng thu thập được cho thấy sự liên kết ấy bị giảm sút trong nửa giai đoạn sau Lý giải về sự việc trên, Lev và Zarowin cho rằng hệ thống đo lường và báo cáo kế toán không đối phó tốt với sự thay đổi đang tác động sâu sắc đến hoạt động kinh doanh và giá trị thông tin của doanh nghiệp và chính tốc độ thay đổi quá nhanh của doanh nghiệp cùng với sự kém hiệu quả của hệ thống kế toán trong xử lý các hậu quả của sự thay đổi là những nguyên nhân chính được viện dẫn cho sự suy giảm về tính hữu ích của thông tin kế toán Lev và Zarowin đặt ra vấn đề là làm sao để ngăn chăn
sự suy giảm về tính hữu ích của thông tin kế toán và từ đó đưa ra hai đề xuất để nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán, gồm vốn hoá các khoản đầu tư vô hình và trình bày lại một cách có hệ thống các BCTC hiện hành (Jacob G Birnberg, 2009)
Trang 151.6 Nhận xét tổng quan về các nghiên cứu liên quan trên thế giới và liên hệ tại Việt Nam
Nhìn chung, nghiên cứu về kết toán hành vi trên thế giới nói chung và mối liên
hệ giữa thông tin kế toán với nhà đầu tư giành được sự quan tâm đáng kể và có những kết quả nghiên cứu có giá trị nền tảng
Tại Việt Nam, báo cáo tài chính công ty và tính hũu ích của nó đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu trước đây Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã tiếp cận với các luận điểm về hệ thống BCTC doanh nghiệp của IASB, FASB nhằm đưa ra giải pháp nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc (2009) đã nhận định lại về khung pháp lý cho việc lập và trình bày BCTC doanh nghiệp, tương thích với quy mô và cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hùng (2010) đề cập đến việc kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam Các nghiên cứu của Võ Thị Ánh Hồng (2008), Phạm Đức Tân (2009)… đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán phục vụ việc ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (2010) mô tả sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế và ảnh hưởng của nó đến thông tin trình bày trên BCTC và quyết định của nhà đầu tư Bên cạnh đó, Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2009) đã
đề nghị áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng, ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm Tăng Thị Thu Thủy (2009) đề xuất hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo thông lệ quốc tế trên cơ sở những đặc điểm của Việt Nam
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về hành vi sử dụng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, đó cũng chính là khe hổng cho các nghiên cứu sau này
Trang 161.7 Tính mới và đóng góp của luận văn
Nghiên cứu hành vi sử dụng thông tin trên BCTC của nhà đầu tư ra đời đáp ứng nhu cầu cấp thiết về thông tin qua lại cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, cung cấp thông tin kế toán đến việc ra quyết định đầu tư hợp lý trong thị trường chứng khoán đầy biến động như hiện nay
Nghiên cứu này xây dựng một mô hình hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu
tư, mối tương tác của các khía cạnh tâm lý nhận thức và hành vi của nhà đầu tư
1.8 Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận, kiến nghị và hướng nghiên cứu trong tương lai
xác định các nhân tố tâm lý nhận thức ảnh hưởng đến hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua khảo sát, mẫu được chọn phi ngẫu nhiên từ các nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân trên TTCK
TP HCM
Trang 17CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết về thông tin trên BCTC và nhà đầu tư
2.1.1 Báo cáo tài chính, đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC
- Khái niệm: BCTC là hệ thống báo cáo tổng hợp từ các số liệu kế toán của
doanh nghiệp, được lập theo những mẫu biểu đã được quy định, nó phản ánh tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, và dòng tiền của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người
sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
Trang 18- Hệ thống BCTC doanh nghiệp và thông tin trình bày trên BCTC
Tại Việt Nam, Thông tư số 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014 về chế độ kế toán DN quy định hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp và Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính như sau:
Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ
- Báo cáo tài chính năm gồm:
- Báo cáo tài chính giữa niên độ:
- Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02a – DN
- Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02b – DN
- Các yêu cầu đối với chất lượng thông tin kế toán
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” ban hành năm
2002 bởi Bộ tài chính, quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán
Trang 19cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh
nghiệp:
- Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo
- Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót
- Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ
- Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh
- Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán
và trình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch
Yêu cầu kế toán quy định nói trên phải được thực hiện đồng thời
- Yêu cầu đối với thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính
(1) Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp
lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Để đảm
Trang 20bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót
- Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục
- Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính
- Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và
áp dụng Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác Việc trình bày một ước tính được coi
là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính
(2) Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế
(3) Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể
Trang 21(4) Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu
(5) Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau
- Tính hữu ích của báo cáo tài chính
Mục tiêu của BCTC là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế Tuy nhiên, theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ FASB khi các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn lập và trình bày BCTC không rõ ràng và đầy đủ, thiếu đồng bộ hay khó áp dụng
sẽ không đảm bảo được các tính chất đáng tin cậy, có thể hiểu, so sánh được,… Trong hệ thống các tính chất kế toán thì sự phù hợp và đáng tin cậy là những khái niệm trung tâm của kế toán Để phù hợp (relevant) thông tin kế toán phải có năng lực tạo ra sự khác biệt trong một quyết định qua việc giúp người sử dụng thông tin thực hiện thiết lập các dự báo kết quả của các sự kiện trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, xác nhân hoặc hiệu chỉnh các kỳ vọng (CON2, đoạn 47) Một mặt, tính phù hợp của thông tin tài chính bao gồm hai thành tố là giá trị dự báo (predichtive) và giá trị phản hồi (feedback value), vì không nhận thức được quá khứ thì không đủ cơ sở để dự báo, không có lợi ích trong tương lai thì nhận thức về quá khứ cũng vô dụng (CON2, đoạn 51), điều này thể hiện rất rõ trong các báo cáo giữa niên độ để thể hiện thành quả quá khứ lẫn dự báo thu nhập thường niên trước khi kết thúc niên độ Bên cạnh đó, tính kịp thời cũng được xem là một khía cạnh lệ thuộc của tính phù hợp vì nếu thông tin không sẵn có khi cần hoặc chỉ có sau khi các sự kiện đã được báo cáo rất lâu thì thông tin sẽ thiếu tính phù hợp và ít được sử dụng
Tính tin cậy (reliability) cũng rất quan trọng để làm sáng tỏ các yêu cầu để có được số liệu kế toán mô tả một cách xác thực (CÒN, đoạn 58) Thông tin kế toán đáng tin cậy khi người sử dụng thông tin có thể đặt niềm tin vào đó để ra quyết định, dựa trên hai đặc trưng quan trọng là trình bày trung thực (representational faithfulness) và có thể kiểm tra (verifiability), ngoài ra tính trung thực (neutrality) của thông tin cũng có quan hệ tương tác với hai đặc trưng để tác động lên tính
Trang 22hữu ích của thông tin (CÒN, đoạn 62) Thông tin tài chính của doanh nghiệp sẽ mang lại sự hữu ích to lớn nếu được so sánh với những thông tin tương tự với các doanh nghiệp khác hoặc so sánh với các thông tin qua các thời kỳ, thời điểm tại cùng một doanh nghiệp Điều này càng được thể hiện rõ trong các quyết định đầu
tư bởi chúng được dựa trên sự ước tính lượng các cơ hội thay thế Theo quan điểm của Hôi đồng Chuẩn mực kế toán tài chính quốc tế (IASB) Khuôn mẫu lý thuyết (framework) (được IASC phê chuẩn năm 1989 và tiếp tục được IASB kế thừa từ năm 2001), tại đoạn 24 đã xác định 4 đặc tính chủ yếu làm cho thông tin trên BCTC trở nên hữu ích đối với nhà đầu tư, cho vay và các đối tượng khác gồm: tính có thể hiểu, tính phù hợp, tính đáng tin cậy và tính có thể
so sánh Chúng được đặt trong ngữ cảnh ba câp độ khuôn mẫu về khái niệm cho việc soạn thảo
Nhìn chung, các tính chất của thông tin tài chính theo Framework khá tương đồng với quan điểm của FASB
+ Các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: Nhà đầu tư, người cho vay, nhà phân tích/tư vấn, cơ quan quản lý nhà nước, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, công chúng…
BCTC cung cấp những thông tin chung cho các đối tượng trên, trong đó các nhà đầu tư là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp và gánh chịu rủi ro Vì vậy,
có thể nói nhà đầu tư là một đối tượng quan trọng trong các đối tượng sử dụng BCTC
Trang 23- Nhà đầu tư và mục tiêu của nhà đầu tư
+ Khái niệm nhà đầu tư:
Theo luật hợp nhất chứng khoán số 27/VBHN-VPQH ngày 18/12/2013 định nghĩa nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán; Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán Đối tượng được lựa chọn trong nghiên cứu này là các nhà đầu tư cổ phiếu cá nhân mua, bán cổ phiếu trên thị trường với mục đích nhằm tạo ra lợi nhuận
+ Mục tiêu của nhà đầu tư
Nhà đầu tư có thể có nhiều mục tiêu khác nhau khi ra quyết định đầu tư Tuy nhiên, có 3 mục tiêu chính mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng quan tâm, đó là: cổ tức, an toàn vốn, và sự tăng trưởng của vốn đầu tư Trong đó:
- Cổ tức: Là thu nhập trong đầu tư, đây chính là điểm thu hút đối với nhà đầu tư
- Sự tăng trưởng của vốn đầu tư: Tăng trưởng vốn được xác định khi chứng khoán được bán với giá cao hơn giá mua ban đầu Nhà đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởng vốn đầu tư không phải là những người mong muốn thu nhập cố định, thường xuyên từ khoản đầu tư, mục tiêu chủ yếu của họ là tìm kiếm khả năng tăng trưởng dài hạn Họ tìm mua cổ phiếu của những công ty phát triển nhanh hoặc mua đi bán lại liên tục để thu đươc mức lợi tức tối đa
- An toàn vốn: Khi đầu tư với mục tiêu an toàn vốn thì nên chọn các loại chứng khoán ít rủi ro, độ an toàn cao, loại này có lãi suất thấp, muốn nâng cao mức thu nhập thì phải hy sinh một mức độ an toàn
2.1.2 Quy định công bố thông tin trên TTCK Việt Nam
Thông tư 52/2012/TT-BTC quy định về công bố thông tin trên TTCK tại Việt Nam hướng dẫn chi tiết như sau:
Trang 24+ Công ty đại chúng phải công bố thông tin về BCTC năm đã được kiểm toán chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán độc lập ký báo cáo kiểm toán Thời hạn công bố thông tin BCTC năm không quá chín mươi ngày, kể
từ ngày kết thúc năm tài chính
+ Công ty đại chúng phải lập báo cáo thường niên theo quy định và công bố thông tin về báo cáo thường niên chậm nhất là hai mươi ngày sau khi công bố BCTC năm được kiểm toán Thông tin tài chính trong báo cáo thường niên phải phù hợp với BCTC năm được kiểm toán
+ Công ty đại chúng phải thực hiện công bố thông tin về tình hình quản trị định kỳ sáu tháng và năm, thời hạn báo cáo và công bố thông tin chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo
+ Ngoài ra, công ty đại chúng phải công bố thông tin về Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên và thông tin về việc chào bán chứng khoán cũng như tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán
+ Đối với tổ chức niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn, quy định về công bố thông tin định kỳ tương tự như công ty đại chúng, đồng thời bổ sung thêm một số quy định sau:
+ BCTC năm được công bố phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận
+ Tổ chức niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn phải lập và công bố thông tin về BCTC bán niên (06 tháng đầu năm tài chính) đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo chuẩn mực kiểm toán về công tác soát xét BCTC trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức kiểm toán được chấp thuận ký báo cáo soát xét Thời hạn công bố thông tin BCTC bán niên đã được soát xét không quá bốn mươi lăm ngày kể từ ngày kết thúc sáu tháng đầu năm tài chính
+ Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn công bố thông tin về BCTC quý trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày kết thúc quý
Trang 252.2 Lý thuyết hành vi trong kế toán
Nghiên cứu hành vi trong kế toán (Behavioral research in accounting/ Behavioural accounting research – BAR) là: Các nghiên cứu về hành vi của
người kế toán và những đối tượng khác khi họ chịu ảnh hưởng bởi các chức năng
và báo cáo của kế toán (T Hofstedt và J.Kinard, 1970) Nghiên cứu hành vi trong
kế toán xuất phát từ các khoa học về tâm lý học, xã hội học và lý thuyết tổ chức,
nó tập trung vào quan sát con người (cá nhân hoặc nhóm người) trong lĩnh vực
kế toán, bao gồm kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán, vì vậy nó ứng dụng trên một phạm vi rất rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của kế toán Mục đích là để giải thích, dự đoán hành vi và cải thiện việc ra quyết định Nó khám phá cách mà con người sử dụng và xử lý thông tin kế toán như thế nào và tại sao
họ làm như vậy
Nghiên cứu HJT bắt đầu vào năm 1954 và 30 sau năm đã chứng kiến một sự bùng nổ trong BAR đặc biệt là lĩnh vực kiểm toán Các loại chính của nghiên cứ hành vi trong kế toán bao gồm: Lý thuyết phán đoán của con người (human judgement theory – HJT) hoặc xử lý thông tin của con người (human information processing – HIP) Tổng kết về phương pháp tiếp cận có ba cách tiếp cận nghiên cứu chính: Mô hình thấu kính Brunswik (Brunswik lens model), Mô hình lần theo dấu vết (process tracing) và Mô hình phán đoán xác suất (probabilistic judgement) Trong đó, mô hình thấu kính Brunswik là cách tiếp cận chủ đạo Mô hình lần theo dấu vết xây dựng một cây quyết định trình bày những xét đoán của con người, với mô hình phán đoán xác suất, quá trình ra quyết định được trình bày qua những báo cáo xác suất dựa trên định lý Bayes Ba mô hình này sẽ được thảo luận chi tiết dưới đây:
- Mô hình thấu kính Brunswik
Mô hình thấu kính Brunswik bắt đầu được sử dụng từ giữa thập niên 1970 như một cơ sở để nghiên cứu về xét đoán bao gồm dự đoán hoặc đánh giá Nhà nghiên cứu sử dụng mô hình này để tìm hiểu mối quan hệ giữa các dấu hiệu với
Trang 26các quyết định, xét đoán hay dự đoán thông qua tìm kiếm quy luật của các phản ứng đối với những tín hiệu Trong mô hình này, người ra quyết định được giả định rằng sẽ dựa trên thấu kính của các tín hiệu có quan hệ xác suất với sự kiện,
từ đó rút ra kết luận về sự kiện Ví dụ, nhà đầu tư (người ra quyết định) dựa trên một loạt các tỷ số tài chính (tín hiệu) để dự đoán khả năng phá sản của doanh nghiệp (sự kiện)
Để xây dựng một mô hình thấu kính cụ thể, các đối tượng khảo sát sẽ được yêu cầu thực hiện xét đoán trên một số lượng lớn các tình huống dựa trên một bộ các tín hiệu Sau đó, một mô hình tuyến tính mô tả quan hệ hàm số giữa tín hiệu
và xét đoán được xây dựng để diễn đạt về cách thức thông tin được xử lý bởi các
cá nhân Phân tích hồi quy được thực hiện với biến phụ thuộc là xét đoán/phản ứng của các đối tượng và các tín hiệu là những biến độc lập giải thích cho xét đoán của người ra quyết định Những trọng số beta trong mô hình hồi quy đại diện cho mức độ quan trọng tương đối của tín hiệu thông tin đối với người ra quyết định Phương trình xét đoán này giúp những người không chuyên nghiệp cũng có thể làm được những quyết định tốt một cách nhanh chóng, qua đó họ nhận thức được thông tin nào thật sự hữu dụng cho phán đoán của họ
Chính vì vậy, mô hình thấu kính Brunswik được xem là một công cụ đắc lực giúp chúng ta hiểu được cách mà người ra quyết định sử dụng những tín hiệu thông tin kế toán và mức độ quan trọng mà họ gán cho mỗi tín hiệu trong từng tình huống cụ thể Nó còn giúp cho người ra quyết định thay đổi mức quan trọng
mà họ gán cho những tín hiệu khác nhau để cải thiện độ chính xác của các phán đoán Ngoài ra, bằng mô hình này, chúng ta cũng có thể khám phá ra những thông tin kế toán hữu ích mà người ra quyết định hiện chưa sử dụng Và những thông tin này có thể được sử dụng để nâng cao năng lực của người ra quyết định
Mô hình thấu kính Brunswik được nhận thấy là một mô hình có khả năng dự đoán rất tốt vì theo thống kê thì mô hình này có thể loại trừ các sai số ngẫu nhiên trong xét đoán của con người do các nguyên nhân như mệt mỏi, bệnh tật, hoặc thiếu tập trung Tuy nhiên, một hạn chế quan trọng trong mô hình thấu kính
Trang 27Brunswik là nó không mô tả tốt việc con người đã làm quyết định như thế nào Việc sử dụng dạng phương trình trong mô hình cũng đồng nghĩa với việc ngầm giả định rằng con người có thể xử lý đồng thời tất cả các thông tin, trong khi đó,
đa số những người ra quyết định lại nói rằng họ phân tích những vấn đề từng bước một, đánh giá lần lượt từng thông tin cho đến khi đi đến quyết định Do đó, bên cạnh việc dự đoán tốt của mô hình thì vấn đề giải thích việc quyết định được thực hiện như thế nào được nhiều nhà nghiên cứu và những chuyên gia rất quan tâm Điều này là do việc giải thích này có thể giúp phát hiện các yếu điểm trong quá trình ra quyết định, từ đó chất lượng của việc phán đoán được cải tiến tốt hơn Chính vì vậy, những nhà nghiên cứu về lý thuyết phán đoán của con người
đã sử dụng những phương pháp tiếp cận khác để mô hình hoá quá trình ra quyết định, hai phương pháp phổ biến được sử dụng là phương pháp “lần theo dấu vết”
và phương pháp “phán đoán xác suất”
- Mô hình lần theo dấu vết
Trong mô hình này, người ra quyết định sẽ phân tích những trường hợp và họ
sẽ mô tả lại bằng lời nói những bước thực hiện để ra quyết định Những mô tả này được ghi lại bởi nhà nghiên cứu và sau đó được phân tích thành một sơ đồ cây quyết định trình bày quá trình xử lý thông tin để ra quyết định của con người Mỗi nút trong cây quyết định sẽ chứa một câu hỏi liên quan đến một bước trong quá trình ra quyết định, tùy thuộc vào câu trả lời mà đi đến quyết định hay là đến bước tiếp theo Mô hình cây quyết định xuất phát từ phương pháp lần theo dấu vết: Công cụ mô tả một cách trực quan về quá trình ra quyết định của con người Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng dự đoán tốt về các sự kiện Nguyên nhân là người ra quyết định thường gặp khó khăn khi giải thích tất cả những bước mà họ đã thực hiện Khi người ra quyết định thực hiện một cách thường xuyên thì nó trở nên quen thuộc và quá trình ra quyết định diễn ra một cách ngầm định và vô thức trong tâm trí của người ra quyết định
- Mô hình phán đoán xác suất
Trang 28Mô hình phán đoán xác suất hữu dụng trong các tình huống khi niềm tin ban đầu về dự đoán hoặc đánh giá cần được xem xét lại do phát sinh một vấn đề mới
có liên quan Ví dụ như nhà đầu tư xem xét lại quyết định đầu tư khi có bằng chứng mới về kết quả của một vụ kiện liên quan đến công ty Mô hình này lập luận rằng cách chuẩn xác để xem xét lại niềm tin ban đầu, được gọi là xác suất chủ quan, áp dụng định lý của Bayes, một nguyên lý cơ bản của lý thuyết xác suất có điều kiện Định lý Bayes nói rằng xác suất của cơ hội sau (được điều chỉnh lại do những bằng chứng bổ sung) sẽ bằng chỉ số hợp lý nhân cơ hội trước
2.3 Mô hình hành vi tích hợp (Integrated behavioral model – IBM)
Mô hình hành vi tích hợp được mở rộng từ hai mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) và lý thuyết hành vi dự định (Theory
of Planned Behavior – TPB) Hai mô hình TRA và TPB đều giả định rằng yếu tố
dự báo tốt nhất của một hành vi là ý định về hành vi đó Ý định này lần lượt được
xác định bởi thái độ đối với hành vi (Attitude) và nhận thức những chuẩn mực xã hội liên quan đến hành vi hay còn gọi là chuẩn chủ quan (Subjective norm) TPB
đã mở rộng mô hình TRA bằng việc bổ sung thêm nhân tố nhận thức kiểm soát
vi ệc thực hiện hành vi (Perceived control) Những năm gần đây, TRA và TPB
được mở rộng và được đề xuất sử dụng một mô hình hành vi tích hợp (Integrated Behavioral Model – IBM) (hình 2.1) (Montano and Kasprzyk, 2008)
Trang 29Hình 2.1 Mô hình hành vi tích hợp – Integarated Behavioral Model (IBM)
Nguồn: Montano and Kasprzyk, 2008, tr 77
Theo mô hình IBM có năm thành phần trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi, trong đó:
Tương tự như mô hình TRA/TPB, nhân tố quan trọng quyết định hành vi trong IBM là ý định thực hiện hành vi đó Không có ý định làm như vậy, con người sẽ không có khả năng thực hiện một hành vi Ý định hành vi được xác định bởi thái độ, chuẩn nhận thức, và động cơ cá nhân
Sự nổi bật của hành vi
Ý định thực hiện hành vi
Rào cản môi trường
Trang 30Trong đó, Thái độ đối của một cá nhân, được đo bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó Tiếp đến là chuẩn nhận thức (perceived norm)
là áp lực xã hội khiến cho người đó cảm thấy phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi, bao gồm: Chuẩn bắt buộc (injunctive norm) là niềm tin quy chuẩn về những gì người khác nghĩ một người nên làm hoặc động lực để thực hiện và Chuẩn mô tả (descriptive norm) nhận thức về những gì mà người khác trong xã hội đang làm Cuối cùng là động cơ cá nhân (personal agency), yếu tố chính dẫn đến hành vi Nó bao gồm tự hiệu quả (self-efficacy) là mức độ tự tin của một người vào khả năng thực hiện hành vi và nhận thức kiểm soát (perceived control) là mức độ kiểm soát theo nhận thức của một người về việc thực hiện hành vi, được xác định bởi nhận thức về mức độ mà những nhân tố môi trường khác nhau làm cho việc thực hiện hành vi dễ dàng hoặc khó khăn
Bốn thành phần khác ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi được bổ sung thêm so với mô hình TRA/TPB, và ba trong số chúng giữ vai trò quan trọng trong việc biến ý định về hành vi thành việc thực hiện hành vi đó Đầu tiên, dù một người
có ý định mạnh mẽ về thực hiện hành vi, họ vẫn cần phải có những kiến thức và
k ỹ năng cần thiết để thực hiện chúng (knowledge and skill to perform the behavior) Thứ hai, không có hoặc ít cản trở từ môi trường (environmental
phải là nổi bật đối với cá nhân đó (có nghĩa được cảm nhận là quan trọng và đi
đầu trong suy nghĩ của người đó) Và cuối cùng, kinh nghiệm thực hiện hành vi
có thể dẫn đến thói quen về nó (habit) Vì vậy, một hành vi cụ thể có khả năng xảy ra cao khi: Một người có ý định về hành vi đó và có những kiến thức và kỹ năng để thực hiện, không có những rào cản môi trường đáng kể ngăn cản việc thực hiện, hành vi thì nổi trội, quan trọng đối với họ, và họ đã từng thực hiện nó trước đây (kinh nghiệm)
Trang 312.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
- Mô hình nghiên cứu
Mô hình thấu kính Brunswik cho ta thấy cách mà con người thực hiện các xét đoán dựa vào các tín hiệu trong khi mô hình IBM đưa ra những nhân tố từ tâm lý đến môi trường tác động đến hành vi của con người Nghiên cứu hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư vừa thuộc nghiên cứu hành vi con người vừa là nghiên cứu
kế toán hành vi nên chịu ảnh hưởng đồng thời của yếu tố tâm lý và các tín hiệu liên quan đến sự kiện Vì vậy, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu kết hợp mô hình thấu kính Brunswik và IBM làm mô hình nghiên cứu cho luận văn này Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả được trình bày trong hình 2.4
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu hành vi sử dụng BCTC
( Đề xuất của tác giả)
Trong mô hình trên, các nhân tố nhận thức sự hữu ích BCTC, kiến thức và kỹ năng, rào cản thông tin, môi trường xã hội, kinh nghiệm (thói quen) được tác giả
đề xuất dựa trên sự tham khảo các nhân tố tương ứng trong mô hình IBM Đây cũng chính là những tín hiệu mà nhà đầu tư sẽ dựa vào để xét đoán ra quyết định cho hành vi sử dụng BCTC Các yếu tố nhân khẩu học là nhân tố định tính, được
H6
H3 -
H1+
Hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư
Cảm nhận sự hữu ích của BCTC
Kiến thức & kỹ năng về BCTC
(nhận thức kiểm soát hành vi)
Rào cản thông tin
Môi trường xã hội (Chuẩn nhận thức) Kinh nghiệm (thói quen)
Yếu tố về nhân khẩu học
H2+
H4+
H5 +
Trang 32tác giả đề xuất dựa trên cơ sở tham khảo các ý kiến chuyên gia theo đặc điểm của nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam
2.5 Giả thuyết nghiên cứu
- H1: Nhận thức sự hữu ích của BCTC có tác động đồng biến đến hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư
- H2: Kiến thức & kỹ năng về BCTC có tác động đồng biến đến hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư
- H3: Rào cản môi trường thông tin có tác động nghịch biến đến hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư
- H4: Môi trường xã hội có tác động đồng biến đến hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư
- H5: Kinh nghiệm (thói quen) có tác động đồng biến đến hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư
- H6: Yếu tố về nhân khẩu học có tác động đến hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư
Tóm tắt chương 2
Tóm l ại, chương 2 trình bày những cơ sở lý thuyết và giới thiệu mô hình nghiên cứu được sử dụng trong luận văn Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên 2 mô hình chủ đạo đó là mô hình thấu kính Brunswik và mô hình hành
vi tích hợp, đồng thời kết hợp với các yếu tố khác phù hợp với điều kiện Việt Nam Có 6 nhân tố được hình thành từ cở sở lý thuyết, đó là Cảm nhận sự hữu ích của BCTC, kiến thức và kỹ năng, rào cản thông tin, Môi trường xã hội và kinh nghiệm (thói quen) đối với hành vi sử dụng BCTC và cuối cùng là yếu tố nhân khẩu học của nhà đầu tư Mô hình nghiên cứu có một biến phụ thuộc là hành vi sử dụng BCTC của NĐT Trong 5 giả thuyết đưa ra chỉ có giả thuyết về mối quan hệ giữa rào cản thông tin là nghịch biến với hành vi sử dụng BCTC của NĐT, 4 giả thuyết còn lại đều có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc
Trang 33CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát, thu thập dữ liệu, số lượng mẫu, khái quát về phân tích nhân tố và phân tích dữ liệu
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của đề tài được trình bày ở hình 3.1
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tham khảo Nguyễn Đình Thọ, 2012, tr.152 Trước hết, từ lý thuyết và những tồn tại thực tế trên thị trường xác định khe hổng, vấn đề cần nghiên cứu Tiếp đến là tổng kết cơ sở lý thuyết và các nghiên
Khe hổng → vấn đề nghiên cứu
Xây dựng thang đo
Kiểm định mô hình, giả thuyết
Cơ sở lý thuyết, nghiên cứu trước
→ mô hình, giả thuyết
Kiểm định thang đo
Kết luận
Trang 34cứu có liên quan làm nền tảng, để từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đi kèm Dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước để thiết kế các thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu Công việc tiếp theo là sử dụng các công cụ phù hợp Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA đánh giá
độ tin cậy của thang đo Dùng kỹ thuật phân tích thống kê kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề ra Cuối cùng là phân tích dữ liệu, giải thích kết quả nghiên cứu và viết báo cáo
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp chính: Nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng Nghiên cứu sơ
bộ định tính nhằm khám phá, điều chỉnh, các nhân tố ảnh hưởng hành vi, biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm theo điều kiện phù hợp tại Việt Nam Nghiên cứu định tính sơ bộ sử dụng kỹ thuật dựa vào ý kiến chuyên gia là giảng viên hướng dẫn luận văn và một số thầy cô nghiên cứu, giảng dạy và chuyên gia
về đầu tư chứng khoán Danh sách các chuyên gia trong phụ lục 9
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, điều tra thực nghiệm thông qua bảng câu hỏi Đây là phương pháp thường được dùng để kiểm định lý thuyết khoa học, nhằm vào mục đích thu thập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học được suy diễn từ lý thuyết đã có (Nguyễn Đình Thọ, 2012)
- Công cụ nghiên cứu: Công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu là bảng câu hỏi, được trả lời thông qua khảo sát Phương pháp khảo sát là dạng thiết kế để thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng, cho phép chúng ta thu thập được nhiều dạng dữ liệu khác nhau phù hợp cho từng dự án nghiên cứu cụ thể (Nguyễn Đình Thọ, 2012) Bảng câu hỏi khảo sát được phát trực tiếp các sàn giao dịch chứng khoán tại TP HCM: CHOLONSC, DAS, ACBS, PNS,… Bảng câu hỏi cũng được thiết kế trên trang Google docs tại địa chỉ
thập được từ những người tham gia hợp lệ được xử lý, tiến hành các phân tích
Trang 35cần thiết bằng công cụ thống kê SPSS 22 để đánh giá nhân tố tâm lý nhà đầu tư đối với hành vi sử dụng thông tin trên BCTC ở thị trường chứng khoán HCM (HOSE)
3.3 Thiết kế thang đo từng nhân tố trong mô hình
3.3.1 Mô hình nghiên cứu đã đề xuất trong chương II gồm các biến như sau
+ Biến phụ thuộc: Hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư
+ Biến độc lập:
1 Cảm nhận sự hữu ích của BCTC
2 Kiến thức và kỹ năng về BCTC
3 Rào cản thông tin về việc sử dụng BCTC
4 Môi trường xã hội về việc sử dụng BCTC
5 Kinh nghiệm (thói quen) sử dụng BCTC
6. Yếu tố về nhân khẩu học
- Phương trình trong phân tích hồi quy như sau: (Các biến số định
lượng)
HV = f(HI, KT, RC, MT, KN) + e
Trong đó:
• HV: Hành vi sử dụng thông tin trên BCTC của NĐT (biến phụ thuộc)
• HI: Cảm nhận của NĐT về sự hữu ích của BCTC (biến độc lập 1)
• KT: Kiến thức và kỹ năng về BCTC (biến độc lập 2)
• RC: Rào cản môi trường trong việc sử dụng BCTC (biến độc lập 3)
• MT: Môi trường xã hội về việc sử dụng BCTC (biến độc lập 4)
• KN: Kinh nghiệm (thói quen) sử dụng BCTC
• e: sai số
- Yếu tố nhân khẩu học (Biến số định tính): Độ tuổi, giới tính, trình độ,
chuyên môn, số năm thực hiện đầu tư là các biến định tính, được quy ước mã hoá
và sử dụng thang đo định danh dùng để xếp loại, không có ý nghĩa về lượng
Trang 36(Nguyễn Đình Thọ, 2012), tác giả thực hiện thống kê mô tả để xem xét sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, chuyên môn, trình độ, số năm thực hiện đầu tư đối với hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư cá nhân
3.3.2 Thiết kế thang đo từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất
Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất về hành vi sử dụng thông tin trên BCTC của nhà đầu tư được xây dựng tương ứng như sau: Đối với biến phụ thuộc Hành vi sử dụng thông tin trên BCTC: được đo lường qua việc sử dụng thông tin trên BCTC của nhà đầu tư trong việc ra quyết định mua/bán, nắm giữ chứng khoán Tác giả đề xuất thang đo cho biến phụ thuộc này
có tham khảo nghiên cứu của Borith, L., Kasem, C.&Takashi, N., (2010): đo lường bằng nhiều câu nhận định nhằm khẳng định tính nhất quán và độ tin cậy của biến phụ thuộc
Bảng 3.1 Thang đo biến hành vi sử dụng BCTC
HV1 Tôi có sử dụng BCTC trong quá trình ra quyết
định mua khoản đầu tư
I instend to use Lucas to travel to work when it opens
Borith, L., Kasem, C.&Takashi, N.,
2010
HV2 Tôi có sử dụng BCTC trong quá trình nắm
giữ khoản đầu tư
HV3 Tôi có sử dụng BCTC trong quá trình quyết
định thanh lý khoản đầu tư
HV4 Tôi có sử dụng bảng cân đối kế toán trong
việc ra quyết định
HV5 Tôi có sử dụng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh trong việc ra quyết định
HV6 Tôi có sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
trong việc ra quyết định
Trang 37HV7 Tôi có sử dụng bản thuyết minh báo cáo tài
chính trong việc ra quyết định
Với các biến độc lập tác giả lần lượt xây dựng thang đo cho từng biến như sau:
- Biến cảm nhận sự hữu ích của BCTC: được đo lường bằng niềm tin và
sự đánh giá của NĐT về thông tin trên BCTC là hữu ích, nghĩa là được NĐT cảm nhận là quan trọng cho việc ra quyết định Theo quan điểm của hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính quốc tế (IASB), Khuôn mẫu lý thuyết (Framework) (được IASC phê chuẩn năm 1989 và tiếp tục được IASB kế thừa 2001), tại đoạn 24 đã xác định 4 đặc tính chủ yếu làm cho thông tin trên BCTC trở nên hữu ích đối với nhà đầu tư gồm: Tính có thể hiểu, tính phù hợp, tính đáng tin cậy và tính có thể
so sánh Dựa trên cở sở lý thuyết tác giả xây dựng thang đo biến cảm nhận sữ hữu ích của BCTC như sau
Bảng 3.2 Thang đo biến cảm nhận sự hữu ích của BCTC
HI1 Tôi tin rằng BCTC cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định
đầu tư
HI2 Tôi cảm thấy việc sử dụng thông tin trên BCTC thì quan trọng cho việc
ra quyết định đầu tư HI3 Theo tôi, BCTC cung cấp thông tin phù hợp cho việc ra quyết định
HI4 Theo tôi, BCTC là nguồn thông tin đáng tin cậy cho việc ra quyết định
đầu tư HI5 Theo tôi, thông tin kế toán trình bày trên BCTC là có thể hiểu được
HI6 Theo tôi, BCTC cung cấp thông tin có thể so sánh giữa các doanh nghiệp
để ra quyết định đâu tư HI7 Tôi cảm thấy BCTC là nguồn thông tin quan trọng để thiết lập các dự báo
về kết quả của các sự kiện cho việc ra quyết định đầu tư
Trang 38HI8 Tôi xét thấy sử dụng BCTC giúp hạn chế rủi ro đầu tư
- Biến kiến thức và kỹ năng về BCTC: Là nhận thức kiểm soát hành vi,
niềm tin vào khả năng và sự hiệu quả của cá nhân nhà đầu tư trong việc sử dụng BCTC Kiến thức và kỹ năng của nhà đầu tư để thực hiện hành vi sử dụng thông tin trên BCTC cho việc ra quyết định đầu tư Tham khảo các nghiên cứu trước tác giả đề xuất các thang đo như sau:
Bảng 3.3 Thang đo kiến thức và kỹ năng về BCTC
với tôi là dễ dàng
For me to take the KMRT to commute is easy
Chen, C.F., & Chao,W.H., 2010
Francis và các cộng sự, 2004
KT3
Việc sử dụng hay không sử
dụng BCTC hoàn toàn tùy
thuộc vào quyết định của tôi
Whether I refer for ray or not is entirely
x-up to me
Francis và các cộng sự, 2004
- Biến rào cản thông tin: Những rào cản môi trường thông tin đáng kể
ngăn cản việc thực hiện hành vi của nhà đầu tư khi sử dụng thông tin trên BCTC
để ra quyết định Tham khảo nghiên cứu của Abdulkareem Alzarouni và các cộng sự (2011), tác giả xây dựng thang đo cho biến rào cản môi trường thông tin
như sau:
Trang 39Bảng 3.4 Thang đo biến rào cản môi trường thông tin
RC3 Lời khuyên từ bạn bè, người thân về chứng khoán ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư của tôi
RC4 Các ý kiến, phân tích của chuyên gia về chứng khoán quan trọng đối với
quyết định đầu tư của tôi
RC5 Thông tin từ việc liên hệ trực tiếp với công ty tôi đầu tư thì quan trọng với tôi
trong việc ra quyết định
RC6 Thông tin về những thay đổi nhân sự chủ chốt thì quan trọng đối với tôi trong
việc ra quyết định
- Biến môi trường xã hội: là áp lực xã hội khiến cho nhà đầu tư cảm
thấy phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi sử dụng thông tin BCTC, bao gồm: sự ảnh hưởng về niềm tin, suy nghĩ và hành động mà các nhà đầu tư khác trong xã hội đang làm Tham khảo từ các nghiên cứu của Borith, L., Kasem,
C & Takashi, N., 2010 và Chen, CF., & Chao, W.H., 2010 tác giả đề xuất thang
đo cho biến môi trường xã hội như sau:
Bảng 3.5 Thang đo biến môi trường xã hội
XH1 Mọi người khuyên tôi nên sử dụng BCTC và điều đó có ảnh
hưởng đến sự lựa chọn của tôi
My friend or my family think that I should use future
Borith, L., Kasem, C
&Takashi, N.,
Trang 40urban rail transit 2010
XH2 Những nhà đầu tư khác sử dụng BCTC và nó ảnh hưởng đến sự
lựa chọn sử dụng BCTC của tôi
XH3 Các chuyên gia sử dụng BCTC và nó ảnh hưởng đến sự lựa chọn
Chen, CF., & Chao, W.H.,
2010
XH6 Tôi cảm thấy có áp lực phải sử dụng BCTC vì lời khuyên và
hành động sử dụng BCTC của họ
- Biến kinh nghiệm: Sự ảnh hưởng của hành vi thường xuyên trong quá
khứ (thói quen) đối với hành vi trong tương lai đã được chứng minh và kiểm nghiệm trong nhiều nghiên cứu (Azjien, 1991; Bagozzi, 1981) Kinh nghiệm (thói quen) sử dụng BCTC hoặc đã từng sử dụng nó trước đây có thể dẫn đến về việc sử dụng BCTC cho việc ra quyết định đầu tư Tham khảo nghiên cứu của Chen, CF., & Chao, W.H., 2010 tác giả đề xuất thang đo như sau:
Bảng 3.6 Thang đo biến kinh nghiệm